Từ kết quả nghiên cứu cho thấy khu du
lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư có rất
nhiều tiềm năng du lịch cần khai thác và
phát triển để làm hài lòng du khách. Năm
nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng
của du khách là: Nét đặc trưng khu du
lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, ẩm thực,
cơ sở vật chất, an toàn và chi phí hợp lí.
Yếu tố chiếm được sự hài lòng cao nhất
của du khách là Lòng mến khách, tiếp
đến là An toàn và chi phí hợp lí. Có lẽ bản
chất con người miền Tây Nam Bộ và nét
văn hóa riêng của vùng đất An Giang
(mến khách, nhiệt tình,.) đã chiếm được
sự hài lòng tuyệt đối của du khách. Đến
đây du khách sẽ được thưởng thức những
phong cảnh đẹp và tham gia các hoạt
động du lịch với chi phí phải chăng và
đảm bảo tính an toàn cao trong môi
trường ngập nước.
Mặc dù thiên nhiên ở Trà Sư rất đẹp
với hệ sinh thái ngập nước rộng lớn và hệ
động vật phong phú, nhưng du khách vẫn
ngại vì đường đến rừng tràm Trà Sư khá
xa. Ban quản lý RTTS cần phát huy thế
mạnh tiềm năng thiên nhiên có sẵn của
mình, mở rộng diện tích tham quan, tăng
cường chăm sóc bảo tồn thiên nhiên, mở
thêm các khu trò chơi dân gian và nơi lưu
trú nghỉ chân cho du khách. Nhìn chung
cần cải thiện các điểm yếu, nâng cao hơn
thế mạnh trên cơ sở nghiên cứu này để
tăng mức hài lòng của du khách, góp
phần phát triển hơn cho khu du lịch sinh
thái RTTS.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
84
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI KHU DU LỊCH
SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ
Nguyễn Ngọc Minh1, Ngô Thị Ngọc Thảo2,
Trần Quang Vy2, Châu Xuân Quỳnh2 và Đặng Huỳnh Anh2
1Ban Giám hiệu, Trường Đại học Tây Đô
2Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Đô
(Email: nnminh@tdu.edu.vn)
Ngày nhận: 11/11/2018
Ngày phản biện: 15/12/2018
Ngày duyệt đăng: 14/01/2019
TÓM TẮT
Được thiên nhiên ưu đãi, rừng tràm Trà Sư (RTTS) thuộc tỉnh An Giang là một trong những
khu rừng trồng đặc dụng với đầy đủ hệ sinh vật và cảnh quan phong phú, với hệ sinh thái
ngập nước tạo nên một bầu không khí trong lành và yên bình. Đây là một địa điểm tuyệt vời
để phát triển du lịch sinh thái của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu được
thực hiện nhằm đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với khu du lịch sinh thái RTTS.
Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao mức độ hài lòng của khách du
lịch về điểm du lịch này. Kết quả đánh giá cho thấy yếu tố được sự hài lòng cao nhất của du
khách là “Lòng mến khách”, kế đến là “An toàn và chi phí hợp lý. Cần thực hiện năm giải
pháp để có thể tăng sự hài lòng của du khách.
Từ khóa: Rừng tràm Trà Sư, khu du lịch sinh thái, hệ sinh thái ngập nước.
Trích dẫn: Nguyễn Ngọc Minh, Ngô Thị Ngọc Thảo, Trần Quang Vy, Châu Xuân Quỳnh và
Đặng Huỳnh Anh, 2019. Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với khu du lịch
sinh thái rừng tràm Trà Sư. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế,
Trường Đại học Tây Đô. Số Chuyên đề: 84-93.
*Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Minh – Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Tây Đô
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
85
1. GIỚI THIỆU
Du lịch là một nền kinh tế tổng hợp
quan trọng góp phần nâng cao dân trí tạo
việc làm và phát triển kinh tế xã hội và
phát triển du lịch được coi là một hướng
chiến lược quan trọng trong đường lối
phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước nói chung với mỗi địa phương
nói riêng. Với vẻ đẹp thiên nhiên có sẵn,
các nét đặc trưng riêng của khu du lịch
sinh thái Rừng tràm Trà Sư (RTTS) đã thu
hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Trà Sư là khu rừng ngập nước tiêu biểu
của vùng Tây sông Hậu là một khu du lịch
sinh thái trọng điểm của tỉnh An Giang.
Rừng Tràm Trà Sư có diện tích 850 ha,
phần lớn loài cây ở (RTTS) là tram (trên
10 tuổi cao 5m đến 8m). (Theo Wikipedia
– (RTTS) An Giang).
Về hệ động vật và thực vật. Theo thông
tin trên website Du lịch Việt Nam thì ở
đây hiện có:
- 70 loài chim gồm 13 bộ và 31 họ,
trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được
ghi trong sách Đỏ Việt Nam là giang sen
(Mycteria leucocepphala) và điêng điểng
(Anhinga melanogaster)
- 11 loài thú thuộc 4 bộ và 6 họ. Các
bộ có số loài nhiều nhất là gặm nhấm (4
loài) và dơi (15 loài), trong đó có loài dơi
chó tai ngắn quý hiếm cũng được ghi vào
sách Đỏ Việt Nam.
- 25 loài bò sát và ếch nhái, gồm 2 bộ,
10 họ, trong đó có cả rắn hổ mang, rắn
cạp nong.
- 10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13
loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ.
- 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102
chi (trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài
cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài
thủy sinh, 11 loài sinh cảnh, 78 loài thuốc
và 22 loài cây cảnh,).
Về ẩm thực:
Trung tâm (RTTS) là khu vực nhà hàng
với các chòi lá nhỏ nằm men theo bờ
kênh, phục vụ các món ăn đặc sản mùa
nước nổi như: Chuột nướng lu, cá chạch
nướng, cá lóc nướng trui, gỏi sầu đâu cá
sặc, cá nàng hai chiên giòn...
Ngoài ra, (RTTS) có một đài quan sát
cao 30m, du khách có thể quan sát toàn
cảnh bằng kính viễn vọng (tầm nhìn xa
25km), với bức tranh rừng tràm rộng
mênh mông, bất tận. Quanh khu vực rừng
tràm có khá nhiều ngôi làng của đồng bào
Khmer và Kinh sinh sống, nổi tiếng với
những làng nghề thủ công mỹ nghệ đặc
sắc như dệt lụa Khmer siêu, thổ cẩm, làng
nuôi ong mật, khu tinh cất tinh dầu tràm.
Theo kết quả khảo sát của BirdLife
International và Viện Sinh thái và tài
nguyên sinh vật, (RTTS) được đánh giá
là nơi có tầm quan trọng quốc tế trong
công tác bảo tồn đất ngập nước tại đồng
bằng sông Cửu Long. Năm 1999, cả hai
tổ chức ấy đều đã đề xuất chính quyền địa
phương xây dựng khu bảo vệ tại khu vực
này. Ngày 27 tháng 5 năm 2003, chính
quyền tỉnh An Giang đã ra quyết định phê
duyệt thành lập khu bảo vệ cảnh quan
(RTTS), để đáp ứng nhu cầu du lịch sinh
thái và phục vụ công tác nghiên cứu bảo
tồn môi trường.
Nhìn chung, chính sự đa dạng và
phong phú về tài nguyên khiến rừng tràm
Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
86
với các nhà nghiên cứu và những người
ham mê khám phá thiên nhiên hoang dã.
Mùa nước nổi (khoảng tháng 8 đến tháng
10 âm lịch) là khoảng thời gian thích hợp
nhất để đến với rừng tràm. Hiện ngành du
lịch An Giang đang khai thác điểm tham
quan du lịch sinh thái hấp dẫn này.
Tuy nhiên nơi đây vẫn còn nhiều khó
khăn như chưa khai thác hết tiềm năng
vốn có , thiếu chuyên môn nghiệp vụ ,
thiếu hướng dẫn viên vì thế đánh giá
mức độ hài lòng của du khách đối với khu
du lịch sinh thái (RTTS) là rất cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh
giá mức độ hài lòng của du khách đối với
khu du lịch sinh thái RTTS, từ đó đưa ra
giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của
khách du lịch góp phần phát triển du lịch
của khu du lịch sinh thái này.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đánh giá sự hài lòng của du khách
trong nước cũng như du khách quốc tế về
Khu du lịch Rừng tràm Trà Sư, nghiên
cứu này được dựa trên cơ sở nghiên cứu
định lượng và định tính. Đối tượng tham
gia nghiên cứu này là 60 khách du lịch đã
đi đến khu du lịch sinh thái RTTS. Qua
các bảng câu hỏi để thu thập thông tin về
sự hài lòng của họ về khu du lịch sinh thái
rừng tràm Trà Sư.
Nghiên cứu định tính được thực hiện
thông qua việc quan sát và phỏng vấn một
nhóm du khách. Kết quả nghiên cứu định
tính là cơ sở cho nhóm tác giả xây dựng
bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện
thông qua việc thu thập thông tin trực tiếp
bằng bảng câu hỏi khảo sát in soạn sẵn
dùng thang đo mức độ từ “Hoàn toàn
không đồng ý” cho đến “Hoàn toàn đồng
ý” để đánh giá được 4 nhóm nhân tố lớn
“Lòng mến khách”, “Tính an toàn và chi
phí hợp lý”, “Cơ sở vật chất của
KDLSTRTTS”, “Nội dung tham quan”
và 2 nhân tố nhỏ từ “Nội dung tham
quan” gồm “Ẩm thực” và “Nét đặc trưng
về KDLSTRTTS”.
Bên cạnh những nghiên cứu về sự hài
lòng của du khách đối với các khu du lịch
sinh thái của các tác giả từ các trường đại
học khác nhau như: Lê Quốc Thái, Lê
Hồng Vân, Nguyễn Trọng Nhân, Đào
Hữu Cảnh và Nguyễn Thị Huỳnh
Phương, đã dùng các phương pháp
nghiên cứu về mức độ tin cậy thông qua
sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và
phương pháp phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory Factor Analysis) của phần
mềm SPSS 16.0. Ngoài các phần mềm
phân tích nghiên cứu trên, nhóm nghiên
cứu cũng sử dụng phần mềm SPSS 22.0
với phương pháp phân tích mô tả
(Descriptive Statistics). Mẫu nghiên cứu
bao gồm 60 du khách từ các tỉnh thành
khác và các du khách quốc tế tại rừng
tràm Trà Sư cùng đánh giá mức độ hài
lòng theo 5 mức độ: 1. Không hoàn toàn
đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Bình thường,
4. Đồng ý, 5. Hoàn toàn đông ý
Với 23 biến (câu hỏi) từ 5 nhân tố
chính “Nét đặc trưng của RTTS”, “Lòng
mến khách”, “Tính an toàn và chi phí hợp
lí”, “Ẩm thực” và “Cơ sở vật chất”. Mỗi
biến và biểu đồ của từng nhân tố sẽ cho
giá trị lệch chuẩn riêng.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
87
Hình 1. Sơ đồ về các nhân tố chính về sự hài lòng khách du lịch của rừng tràm Trà Sư
Bảng 1. Mô hình nghiên cứu
Nhân tố ảnh
hưởng
Biến nghiên cứu
Lòng mến
khách
Nhân viên quản lí và người dân địa phương có thái độ thân thiện nhiệt
tình đối với du khách (LMK1)
Nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ và giúp đỡ khi khách cần (LMK2)
Nhân viên sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và sự am hiểu của mình về
RTTS cho du khách (LMK3
Nhân viên phục vụ tận tình và tôn trọng du khách (LMK4)
Tính an toàn
và chi phí hợp
lí
Không có tình trạng bắt chẹt du khách (CP1)
Không có tình trạng ăn xin (CP2)
Không có tình trạng bán hàng rong và chèo kéo du khách (CP3)
Giá cả và dịch vụ phải chăng (CP4)
Cơ sở vật chất
Thiết kế nơi ăn uống và mua sắm quà lưu niệm phù hợp với quang cảnh
(CSVC1)
Đài quan sát có thể ngắm toàn cảnh (CSVC2)
Nhà vệ sinh sạch sẽ (CSVC3)
Phương tiện đi lại mới và an toàn (CSVC4)
Ẩm thực
Phục vụ các món ăn đặc sản sông nước (AT1)
Các món ăn ngon (AT2)
Cách trang trí thức ăn đẹp, lạ mắt (AT3)
Nhân viên phục vụ nhiệt tình (AT4)
Không gian thoáng mát, sạch sẽ (AT5)
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (AT6)
Giá cả món ăn hợp lí (AT7)
Nét đặc trưng
của
KDLRTTS
Đường đến RTTS dễ đi (ĐT1)
Rừng tràm được bảo tồn nguyên sinh (ĐT2)
Du khách sẽ thỏa mãn sự hiểu biết về hệ sinh thái ngập nước (ĐT3)
KDLTS có diện tích khá rộng với hệ động thực vật phong phú (ĐT4)
Nét đặc trưng của RTTS
Sự hài lòng
của của du
khách tràm
Cơ sở vật chất
Lòng mến khách
Tính an toàn và chi phí hợp
lí
Ẩm thực
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
88
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Qua phỏng vấn 60 du khách từ các tỉnh
thành khác và các du khách quốc tế tại
RTTS, có 75% du khách chọn nơi này là
điểm đến trong các kì nghỉ. Điều này nói
lên sự thu hút của rừng tràm Trà Sư đối
với du khách trong nước và ngoài nước.
Các yếu tố hấp dẫn du khách ở rừng
tràm Trà Sư bao gồm nét đặc trưng về
KDLSTTS bao gồm đường đến RTTS dễ
đi (41.6%), KDLRTTS có diện tích khá
rộng với hệ động – thực vật phong phú
(81.6%), rừng tràm được ban tồn nguyên
sinh (75%), du khách sẽ thỏa mãn hiểu
biết về hệ sinh thái ngập nước (76.6%),
Lòng mến khách của người dân địa
phương đối với du khách (95%). Tính an
toàn và chi phí hợp lí bao gồm không có
tình trạng bắt chẹt khách (88,3%), không
có tình trạng chèo kéo khách (81,6%) và
giá cả phải chăng (85%). Cơ sở vật chất
của khu du lịch về phương tiện đi lại mới
và an toàn (73,3%), thiết kế nơi ăn uống
và mua sắm quà lưu niệm phù hợp với
quan cảnh KDLST (80%), nhà vệ sinh
sạch sẽ (76,6%) và đài quan sát có thể
ngắm toàn cảnh RTTS (78.3%). Ẩm thực
bao gồm phục vụ các món ăn đặc sản của
miền sông nước (80%), các món ăn ngon
(82%), nhân viên phục vụ nhiệt tình
(80%), đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm (80%)...
Sau đây là kết quả đánh giá sự hài lòng
của du khách qua từng nhân tố.
3.1. Sự hài lòng của du khách về
nhân tố “Nét đặc trưng của rừng tràm
Trà Sư”
Nét đặc trưng của KDLTTRS là yếu tố
quan trọng nhất. Để nhận được sự hài
lòng của du khách, RTTS phải đảm bảo
được các yếu tố đường đi, rừng nguyên
sinh, sự thỏa mãn của du khách, diện tích
và hệ động thực vật. Đây là nhân tố quyết
định sự thành công của một khu du lịch
sinh thái trong việc thu hút khách du lịch.
Bảng 2. Đánh giá sự hài lòng của du khách về nhân tố
“Nét đặc trưng của rừng tràm Trà Sư”
Nét đặc trưng
của rừng tràm
Trà Sư
N Minimum Maximum Mean
Std.
Deviation
ĐT1 60 1,00 5,00 3,0667 1,21943
ĐT2 60 2,00 5,00 3,7833 1,09066
ĐT3 60 1,00 5,00 4,0167 ,91117
ĐT4 60 3,00 5,00 4,2833 ,66617
(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu)
Kết quả đánh giá cho thấy (ĐT1) và
(ĐT2) nhận được đánh giá khá hài lòng
lần lượt là mean = 3,0667 và 3,7833.
(ĐT4) đa phần nhận được ý kiến đồng
nhất. Đối với (ĐT3) và (ĐT4), sự nhiệt
tình của các nhân viên và dân địa
phương cùng với hệ động thực vật đa
dạng nơi đây đã làm du khách cảm thấy
thỏa mãn về sự hiểu biết với đánh giá
tương đương trên trung bình là mean =
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
89
4,0167 và mean = 4,2833. Điều này cho
thấy du khách rất quan tâm đến vần đề
này. Chính quyền địa phương cần cải
thiện đường đi và tăng cường bảo tồn
rừng để thu hút du khách.
3.2. Đánh giá sự hài lòng của du
khách về nhân tố “Lòng mến khách”
Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư
không những có phong cảnh đẹp mà
lòng mến khách của con người nơi đây
với khách du lịch cũng rất được chú
trọng. Với sự đón tiếp nhiệt tình, thân
thiện, phục vụ tận tình chuyên nghiệp,
sẵn sàng chia sẻ giải đáp thắc mắc để du
khách hiểu sâu hơn về RTTS, đã tạo nên
sự hài lòng của du khách đối với nơi đây.
Sự hài lòng đó đã làm du khách cởi mở
hơn trong việc khám phá vùng đất sông
nước này.
Bảng 3. Đánh giá sự hài lòng của du khách về nhân tố “Lòng mến khách”
Descriptive Statistics
Lòng mến khách N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
LMK1 60 2,00 5,00 4,2000 ,77678
LMK2 60 1,00 5,00 4,3500 ,93564
LMK3 60 1,00 5,00 4,3500 ,93564
LMK4 60 1,00 5,00 4,2833 ,90370
Qua kết quả bảng đánh giá 4 biến quan
sát của nhân tố “Lòng mến khách”, mỗi
biến đều rất cao >4, trung bình của 4 biến
là 4,35, điều này cho thấy du khách rất hài
lòng về “lòng mến khách” của con người
nơi đây. rừng tràm Trà Sư nên tiếp tục
phát huy điểm mạnh của mình để du
khách luôn có ấn tượng tốt về RTTS cũng
như người dân nơi đây.
3.3. Đánh giá sự hài lòng của du
khách về nhân tố “cơ sở vật chất”
Cơ sở vật chất được xây dựng để tiếp
nhận, phục vụ du khách có hiệu quả tạo
nên sự tiện nghi, thoải mái và an toàn
cho du khách. Cơ sở vật chất nên xây
dựng kết hợp hài hòa với tài nguyên du
lịch. Mặc dù cơ sở vật chất rừng tràm
Trà Sư rất được quan tâm xây dựng phù
hợp với đặc thù vùng sông nước nhưng
vẫn chưa làm hài lòng khách du lịch.
Bảng 4. Đánh giá sự hài lòng của du khách về nhân tố “cơ sở vật chất”
Descriptive Statistics
Cơ sở vật chất N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
CSVC1 60 1,00 5,00 3,9500 1,12634
CSVC2 60 1,00 5,00 3,9167 1,13931
CSVC3 60 1,00 5,00 3,8000 1,29928
CSVC4 60 3,00 5,00 3,7000 ,67145
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
90
Qua bảng kết quả đánh giá gồm 4 biến
trong nhân tố cơ sở vật chất khu du lịch
sinh thái Rừng Tràm Trà Sư, các biến dao
động từ 3,7 đến 3,9 tương đương với
(CSVC4) đén (CSVC1). Điều này cho
thấy mức độ hài lòng của du khách ở mức
khá. Nhân tố cơ sở vật chất cần được cải
tiến tạo bộ mặt mới cho KDLSTRTTS,
nhất là (CSVC4), phương tiện đi lại cần
khắc phục ngay để tạo lòng tin và an toàn
cho du khách khi tham quan. Bên cạnh
đó, (CSVC1), (CSVC2), (CSVC3) nên
sửa lại hiện đại hơn để tạo sự thoải mái.
Ngoài ra, có thể xây thêm nơi lưu trú cho
khách nghỉ ngơi tham quan và ăn uống.
3.4. Đánh giá về sự hài lòng của du
khách về nhân tố “Ẩm thực”
Nghiên cứu chỉ ra rằng món ăn ngon
có ảnh hưởng tich cực đến sự hài lòng của
du khách. Mặc dù cơ sở vật chất chưa đầy
đủ, tuy nhiên ẩm thực ở rừng tràm Trà Sư
đã thực sự chinh phục được các du khách
trong và ngoài nước với các món ăn đặc
sản tại địa phương.
Bảng 5. Đánh giá về sự hài lòng của du khách về nhân tố “Ẩm thực”
Descriptive Statistics
Ẩm thực N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
AT1 60 2,00 5,00 3,9500 ,85222
AT2 60 1,00 5,00 4,1000 1,08456
AT3 60 1,00 5,00 3,9667 1,00788
AT4 60 2,00 5,00 4,0000 ,82339
AT5 60 1,00 5,00 3,9167 1,18310
AT6 60 2,00 5,00 3,9167 ,99646
AT7 60 1,00 5,00 3,5167 1,28210
Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 7 nhân
tố ẩm thực đều đươc đánh giá rất cao,
dao động từ 3,5 đến 4,0, đặc biệt là 2
nhân tố (AT2) và (AT4) với mức đánh
giá tương đương 4,1000 và 4,000 cho
thấy du khách rất hài lòng với ẩm thực
nói chung và cách phục vụ, món ăn ngon
nói riêng. Chính vì thế, khu du lịch cần
phát huy thế mạnh này vì ẩm thực là yếu
tố rất quan trọng đối với một khu du lịch
như rừng tràm Trà Sư.
3.5. Đánh giá sự hài lòng của du
khách về “tính an toàn và chi phí hợp
lí”
Tính an toàn và chi phí đi lại là một
trong những yếu tố quan trọng đối với
một khu du lịch. Giá cả quá cao hay quá
thấp cũng đều ảnh hưởng đến tâm lí du
khách. Mặt khác việc không đảm bảo an
toàn cũng sẽ khó níu chân du khách cho
lần trở lại sau. Vì vậy, giá cả hợp lí và
tính an toàn được đảm bảo sẽ thu hút
khách du lịch rất nhiều.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
91
Bảng 6. Đánh giá sự hài lòng của du khách về “tính an toàn và chi phí hợp lí”
Tính an toàn và
chi phí hợp lí
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
CP1 60 4,00 5,00 4,4333 ,49972
CP2 60 3,00 5,00 4,2333 ,62073
CP3 60 4,00 5,00 4,2167 ,41545
CP4 60 2,00 5,00 4,2500 ,95002
Valid N
(listwise)
60
(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu)
Kết quả đánh giá của biến quan sát
nhân tố “tính an toàn và chi phí đi lại”
hầu hết đều nằm ở mức >4 , nổi bật nhất
là (CP1) với mean= 4,4333. Đây là điểm
khác biệt lớn giữa RTTS với các khu du
lịch khác. Du khách cực kì hài lòng với
điểm này ở RTTS và nó là một trong
những yếu tố quan trọng để thu hút
khách du lịch.
4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ
HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH
Căn cứ vào kết quả phân tích mức độ
chung về sự hài lòng của du khách khi
đến rừng tràm Trà Sư và các nhân tố ảnh
hưởng, một số giải pháp cần chú trọng
nhằm nâng cao sự thu hút với RTTS như
sau:
- Đối với vệ sinh môi trường được
đánh giá dưới mức độ chung. Trong khi
sự thu hút của KDLRTTS được tổng hợp
từ những yếu tố chính bao gồm lòng mến
khách, tính an toàn - chi phí hợp lí, cơ sở
vật chất, ẩm thực và nét đặc trưng. Cần
bố trí thêm nơi để rác công cộng và các
biển hướng dẫn bảo vệ và giữ gìn môi
trường xanh – sạch - đẹp.
- Đối với an toàn vệ sinh thực phẩm
được đánh giá dưới mức độ chung. Ngoài
vẻ đẹp thiên nhiên thu hút khách du lịch
và lòng mến khách của đội ngũ nhân viên.
Doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề chất
lượng đi đôi với dịch vụ.
- Đối với phương tiện đi lại tại RTTTS
được đánh giá với mức độ trung bình.
Doanh nghiệp cần bảo trì phương tiện
(xuồng và tắc ráng) thường xuyên, cần bố
trí thêm áo phao để đảm bảo sự an toàn
cho du khách khi tham quan.
- Đối với tính an toàn và đi lại cần tăng
cường công tác đào tạo thêm về nghiệp
vụ cứu hộ cho du khách để tránh xảy ra
những vấn đề đáng tiếc.
- Đối với cơ sở vật chất nhằm tăng
cường mức độ hài lòng của du khách, ban
quản lí rừng tràm cần xem xét những vấn
đề như bố trí xe đạp cho du khách và xe
điện để thuận tiện cho việc tham quan của
người lớn tuổi và trẻ em.
- Cần tăng cường các hoạt động cũng
như khu vui chơi giải trí nhằm thu hút
thêm du khách đến với RTTS.
Descriptive Statistics
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
92
5. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy khu du
lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư có rất
nhiều tiềm năng du lịch cần khai thác và
phát triển để làm hài lòng du khách. Năm
nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng
của du khách là: Nét đặc trưng khu du
lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, ẩm thực,
cơ sở vật chất, an toàn và chi phí hợp lí.
Yếu tố chiếm được sự hài lòng cao nhất
của du khách là Lòng mến khách, tiếp
đến là An toàn và chi phí hợp lí. Có lẽ bản
chất con người miền Tây Nam Bộ và nét
văn hóa riêng của vùng đất An Giang
(mến khách, nhiệt tình,...) đã chiếm được
sự hài lòng tuyệt đối của du khách. Đến
đây du khách sẽ được thưởng thức những
phong cảnh đẹp và tham gia các hoạt
động du lịch với chi phí phải chăng và
đảm bảo tính an toàn cao trong môi
trường ngập nước.
Mặc dù thiên nhiên ở Trà Sư rất đẹp
với hệ sinh thái ngập nước rộng lớn và hệ
động vật phong phú, nhưng du khách vẫn
ngại vì đường đến rừng tràm Trà Sư khá
xa. Ban quản lý RTTS cần phát huy thế
mạnh tiềm năng thiên nhiên có sẵn của
mình, mở rộng diện tích tham quan, tăng
cường chăm sóc bảo tồn thiên nhiên, mở
thêm các khu trò chơi dân gian và nơi lưu
trú nghỉ chân cho du khách. Nhìn chung
cần cải thiện các điểm yếu, nâng cao hơn
thế mạnh trên cơ sở nghiên cứu này để
tăng mức hài lòng của du khách, góp
phần phát triển hơn cho khu du lịch sinh
thái RTTS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Trọng Tuân, 2015. Các yếu
tố ảnh hưởng sự hài lòng của khách du
lịch tại các điểm đến du lịch ở thành phố
Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học ĐHSP
TPHCM.
2. Lê Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Anh
Trụ, 2014. Nghiên cứu sự hài lòng của
du khách nội địa từ chất lượng dịch vụ
tại làng cổ Đường Lâm. Tạp chí Khoa
học và Phát triển tập 12.
3. Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn
Hồng Giang, 2011. Phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du
khách khi đến du lịch ở Kiên Giang. Tạp
chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ.
3. Mai Ngọc Hương, Nguyễn Thị
Hồng An và Nguyễn Thị Mai Uyên,
2015. Các nhân tố trực tiếp và gián tiếp
ảnh hưởng sự hài lòng về điểm đến của
du khách quốc tế: Trường hợp Vịnh Hạ
Long. Journal of Buisiness and
Economics.
4. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương
pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh, Hà Nội. Nhà xuất bản Lao động
– Xã hội.
5. Nguyễn Trọng Nhân, 2013. Đánh
giá của du khách về du lịch sinh thái ở
khu du lịch Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh
tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí khoa học
trường đại hoc Cần Thơ. Tạp chí khoa
học Trường đại học Cần Thơ. Khoa
Khoa học xã hội và nhân văn.
6. Nguyễn Trọng Nhân, Đào Ngọc
Cảnh và Nguyễn Thị Huỳnh Phượng,
2014, Đánh giá mức độ hài lòng của du
khách quốc tế đối với du lịch chợ nổi ở
thành phố Cần Thơ và vùng Phụ Cận.
Khoa Khoa học Chính Trị, Kinh tế và
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
93
Pháp luật. Tạp chí Khoa học trường Đại
học Cần Thơ.
7. Nguyễn Trọng Nhân và Phan
Thành Khởi, 2015. Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh
thái khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà
Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Tạp chí Khoa học Trường đại học An
Giang.
8. Phạm Trung Lương (chủ biên),
Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh,
Nguyễn Văn Lanh và Đỗ Quốc Thông,
2002, Du lịch sinh thái – Những vấn đề
lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt
Nam, Hà Nội. Nhà xuất bản giáo dục.
EVALUATION TOURIST’S SATISFACTION LEVEL OF
ECOTOURISM IN TRA SU FOREST
Nguyen Ngoc Minh1, Ngo Thi Ngoc Thao2, Tran Quang Vy2,
Chau Xuan Quynh2 and Dang Huynh Anh2
1The Rectorate Board, Tay Do University
2Faculty of Linguistics and Literature, Tay Do University
(Email: ngocthao0211@gmail.com)
ABSTRACT
Favored by nature, Tra Su is the special-use forest in An Giang Province with its rich
ecosystems and landscapes of wetland ecosystems, creating fresh and peaceful atmosphere.
This is a great place to develop ecotourism in Mekong Delta. This study is aimed to evaluate
tourist’s satisfaction of ecotourism in Tra Su forest. Besides, some solutions were suggested
to improve the satisfaction of tourists with this destination. The findings highlight the first
significant factor affecting tourist satisfaction was the “hospitality”; the following factors
are “safety and reasonable cost”. Five solutions needed to be carried out in order to increase
tourist’s satisfaction at Tra Su forest.
Keywords: e-co tourism, Tra Su Eucalyptus forest, wetland ecosystems.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_su_hai_long_cua_du_khach_doi_voi_khu_du_lich_sinh_t.pdf