Đánh giá sự phát triển kỹ thuật của đội tuyển nữ cầu mây Đồng Nai sau một năm tập luyện

Kết quả test tấn công (lần): Giá trị trung bình x1 = 7±1.28; x2 = 8.08±0.90 kết quả trung bình ban đầu và sau một năm có sự thay đổi với độ tăng trưởng W% =14.36%; với t= 3.021>t0.05, p=0.012 có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê. Kết quả test phát cầu (lần): Giá trị trung bình x1 = 6.50±1.0; x2 = 7.83±0.83 kết quả trung bình ban đầu và sau một năm có sự thay đổi với độ tăng trưởng W% =18.60%; với t= 4.304>t0.05, p=0.001 có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê. Mặt khác, bảng 3 cũng làm rõ hơn về kết quả sau một năm tập luyện thông qua nhịp độ phát triển (W%), kết quả về nhịp độ phát thể lực cho VĐV Cầu mây tỉnh Đồng Nai được minh họa qua biểu đồ 1. KEÁT LUAÄN Qua đánh giá về sự phát triển kỹ thuật qua một năm tập luyện cho thấy, nhìn chung các test kỹ thuật trình độ của VĐV đều có sự tăng trưởng tốt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Kết quả điểm kỹ thuật cho thấy 6/8 nội dung kiểm tra VĐV đều có sự thay đổi theo hướng tốt lên. Điều này chứng tỏ ban huấn luyện đã rất quan tâm huấn luyện kỹ thuật cho các VĐV Cầu mây. Dù vậy, so với tổng điểm thì VĐV vẫn chưa có sự biến đổi trong phân loại lên vị trí cao hơn.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự phát triển kỹ thuật của đội tuyển nữ cầu mây Đồng Nai sau một năm tập luyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BµI B¸O KHOA HäC 266 ÑAÙNH GIAÙ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN KYÕ THUAÄT CUÛA ÑOÄI TUYEÅN NÖÕ CAÀU MAÂY ÑOÀNG NAI SAU MOÄT NAÊM TAÄP LUYEÄN Tóm tắt: Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy chúng tôi đã lựa chọn được 8 test đánh giá sự phát triển kỹ thuật của Đội tuyển nữ Cầu Mây Đồng Nai sau 1 năm tập luyện, kết quả cho thấy, điểm kỹ thuật của 6/8 test đã có sự thay đổi theo hướng tốt lên và có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê. Từ khoá: Kỹ thuật, Cầu Mây nữ, Đồng Nai. Evaluate the technical development of the Dong Nai Women Rattan Volleyball Team after one-year practicing Summary: Using regular scientific research methods, we have selected 8 technical tests to evaluate the development of the Dong Nai Women Rattan Volleyball Team. After 1 year of practice, the results showed that the technical score of 6/8 test has changed for the better and there are statistically clear differences. Keywords: Technology, Women rattan volleyball, Dong Nai, after one-year practicing. *TS, Trường Đại học TDTT Thành phố Hồ Chí Minh **ThS. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Đồng Nai ***ThS, Sở VH,TT và Du lịch Đồng Nai Lê Thị Mỹ Hạnh* Huỳnh Trúc Phương** Nguyễn Xuân Thanh*** ÑAËT VAÁN ÑEÀ Tại các giải Vô địch thế giới, Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD), vị trí vô địch – huy chương vàng (HCV) luôn thay đổi giữa các đội đã cho thấy sự ganh đua giữa các đội tuyển của các nước diễn ra rất quyết liệt. Nó đòi hỏi các đội phải chuẩn bị tốt kỹ - chiến thuật, thể lực và tâm lý thi đấu. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, thành tích thi đấu của VĐV Cầu Mây Việt Nam về nhịp độ có phần chững lại, tại các Đại hội thể thao Châu Á và Đông Nam Á, các VĐV Cầu mây Việt Nam không vượt qua được Thái Lan. Nguyên nhân của tình trạng trên là do sau nhiều năm, Cầu mây Việt Nam còn thiếu một hệ thống đào tạo VĐV hoàn chỉnh, từ thấp đến cao. Đến thời điểm này chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào đánh giá về kỹ thuật cho VĐV Cầu mây nữ tuyến tỉnh ở nước ta, mà chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của HLV. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đánh giá sự phát triển kỹ thuật đội tuyển nữ Cầu Mây Đồng Nai sau một năm tập luyện. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp chuyên gia; phương pháp kiểm tra sư phạm và phương pháp toán học thống kê. Khách thể nghiên cứu: 12 nữ VĐV Đội tuyển nữ Cầu mây tỉnh Đồng Nai có chiều cao trung bình 167.17 ± 5.25 cm và cân nặng 56.38 ± 6.13 kg; 20 Chuyên gia, HLV, giảng viên, trọng tài đang công tác, giảng dạy và hoạt động môn Cầu mây trên toàn quốc. KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Xác định các test đánh giá trình độ kỹ thuật của vận động viên Đội tuyển nữ Cầu mây Đồng Nai 1.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn hệ thống test đánh giá trình độ kỹ thuật của VĐV Đội tuyển nữ Cầu mây Đồng Nai 267 Sè §ÆC BIÖT / 2020 Qua tham khảo tài liệu và thực tiễn công tác huấn luyện, chúng tôi đã tổng hợp được 12 test đánh giá kỹ thuật Cầu mây. Nhằm lựa chọn được các test phù hợp, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, HLV, cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy lâu năm có kinh nghiệm trong Cầu mây. Tổng số phiếu phát ra: 20, tổng số phiếu thu về: 20. Các bảng hỏi được sử dụng định tính theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất phù hợp: 5 điểm; Phù hợp: 4 điểm; Không ý kiến hoặc phân vân: 3 điểm; Không phù hợp: 2 điểm; Hoàn toàn không phù hợp: 1 điểm. Quy ước lựa chọn test: Nhóm nghiên cứu quy ước lựa chọn các test đạt điểm trung bình từ 4 điểm trở lên (tương đương từ mức đánh giá từ “Phù hợp” đến “rất phù hợp”). Kết quả cụ thể sau phỏng vấn được xử lý theo từng chỉ tiêu thành phần. Kết quả phỏng vấn được trình bày qua bảng 1. Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá trình độ kỹ thuật của VĐV Đội tuyển nữ Cầu mây Đồng Nai (n=20) Qua bảng 1 cho thấy: Có 8 test kỹ thuật được lựa chọn với tiêu chí đặt ra là trên 4 điểm (với mức đánh giá là phù hợp và rất phù hợp) gồm các test sau: Tâng lòng (lần); Tâng mu (lần); Tâng đầu (lần); Tâng đùi (lần); Phát cầu 10 quả vào ô 3m bên phải (quả); Tấn công bên phải 10 quả vào ô 3m dọc sân (quả); Kỹ thuật bắt bước một vị trí 10 quả, cao, vào sân (quả); Kỹ thuật chuyền hai 10 quả vào ô 2m sát lưới ngang sân (quả). 1.2. Kiểm nghiệm độ tin cậy của test qua hai lần kiểm tra Việc kiểm nghiệm được tiến hành trên 12 nữ VĐV Cầu mây Đồng Nai. Nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra 02 đợt, thời gian kiểm tra giữa 2 lần cách nhau 07 ngày, các điều kiện kiểm tra giữa hai lần là như nhau. Để kiểm tra độ tin cậy của test tiến hành tính hệ số tương quan cặp của từng test giữa kết quả lần 1 và lần 2, đã trình bày ở bảng 2. Nếu hệ số tương quan r ≥ 0.8 thì test có đủ độ tin cậy và cho phép sử dụng. Qua bảng cho thấy: Tất cả 8/8 test kỹ thuật (Tâng lòng (lần); Tâng mu (lần); Tâng đầu (lần); Tâng đùi (lần); Bắt bước 1 (lần); Chuyền 2 (lần); Tấn công (lần); Phát cầu (lần)) đều có hệ số tương quan rất mạnh từ 0.828 đến 0.989, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng p<0.05, nên đủ điều TT Test Kỹ thuật x δ Min Max 1 Tâng lòng (lần) 4.63 0.49 4 5 2 Tâng mu (lần) 4.46 0.51 4 5 3 Tâng đầu (lần) 4.37 0.49 4 5 4 Tâng đùi (lần) 4.26 0.44 4 5 5 Phát cầu 10 quả vào ô 3m bên phải (quả) 4.51 0.51 4 5 6 Phát cầu 10 quả vào ô 3m bên trái (quả) 3.69 0.72 3 5 7 Tấn công bên phải 10 quả vào ô 3m dọc sân (quả) 4.17 0.38 4 5 8 Tấn công bên trái 10 quả vào ô 3m dọc sân (quả) 3.69 0.87 3 5 9 Kỹ thuật bắt bước một vị trí 10 quả, cao, vào sân(quả) 4.40 0.50 4 5 10 Kỹ thuật chuyền hai 10 quả vào ô 2m sát lưới ngangsân (quả) 4.49 0.51 4 5 11 Chân trái cầu thấp - chân phải cầu cao (2 bên 1điểm) 3.86 0.77 3 5 12 Chân phải cầu thấp - chân trái cầu cao (2 bên 1điểm) 4.37 0.49 4 5 BµI B¸O KHOA HäC 268 kiện đưa vào kiểm tra đánh giá VĐV đội tuyển nữ Cầu mây Đồng Nai. Kết quả kiểm tra đã lựa chọn được các test đánh giá kỹ thuật của VĐV Đội tuyển nữ Cầu mây là các test đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học TDTT, nên đề tài bỏ qua khâu xác định tính thông báo của các test, mà ứng dụng vào đánh giá thực trạng trình độ kỹ thuật trên khách thể nghiên cứu là VĐV Đội tuyển nữ Cầu mây Đồng Nai. Trong Cầu mây có những kỹ thuật cơ bản đòi hỏi VĐV phải nhuần nhuyễn trước khi thực hiện những kỹ thuật phức tạp hơn. Các kỹ thuật cơ bản này đều xoay quanh khả năng kiểm soát cầu một cách tốt nhất, chuẩn xác nhất có thể. Hầu hết các bộ phận trên cơ thể VĐV đều có thể sử dụng để kiểm soát cầu trừ cánh tay và bàn tay, do đó các kỹ thuật kiểm soát cầu trên các bộ phận đều rất khó. Kỹ thuật kiểm soát cầu bằng lòng trong bàn chân; Kỹ thuật cứu cầu bằng mũi giày; Kỹ thuật sử dụng đầu; Kỹ thuật sử dụng đầu gối và đùi; Kỹ thuật dứt điểm và Các kỹ thuật khác.. Do đó, việc kiểm soát tốt phần thân dưới giúp cho khả năng hoạt động trong môn Cầu mây linh hoạt hơn. Các test đánh giá xây dựng được rất phù hợp với đặc điểm vận động trong môn Cầu mây. Hơn nữa, độ tuổi của đối tượng khảo sát nằm trong giai đoạn phát triển kỹ năng cơ bản nên các test có thể sử dụng chung cho tất cả các VĐV. 2. Đánh giá sự phát triển kỹ thuật của VĐV Đội tuyển nữ Cầu mây tỉnh Đồng Nai sau 1 năm tập luyện Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 3. Kết quả kiểm tra các test về kỹ thuật của nữ VĐV Cầu mây tỉnh Đồng Nai ở bảng 3 cho thấy: Kết quả test tâng lòng (lần): Giá trị trung bình x1 = 712.75±124.12; x2 = 721.50±237.13 kết quả trung bình ban đầu và sau một năm có Bảng 2. Hệ số tin cậy của các test đánh giá kỹ thuật của VĐV Đội tuyển nữ Cầu mây Đồng Nai TT Test Lần 1 (x ± δ) Lần 2 (x ± δ) r p 1 Tâng lòng (lần) 719.75±119.76 712.75±124.12 0.995 < 0.05 2 Tâng mu (lần) 300.42±51.96 298.33±53.53 0.999 < 0.05 3 Tâng đầu (lần) 190.83±46.71 188.42±48.02 0.998 < 0.05 4 Tâng đùi (lần) 325.75±47.32 323.00±49.01 0.999 < 0.05 5 Bắt bước 1 (lần) 6.75±0.97 6.67±1.23 0.842 < 0.05 6 Chuyền 2 (lần) 6.17±1.40 6.25±1.86 0.921 < 0.05 7 Tấn công (lần) 7.17±1.03 7.00±1.28 0.828 < 0.05 8 Phát cầu (lần) 6.42±0.90 6.50±1.00 0.858 < 0.05 Được đầu tư và phát triển đồng bộ, tỉnh Đồng Nai đã cung cấp cho đội tuyển Cầu mây quốc gia nhiều VĐV ưu tú 269 Sè §ÆC BIÖT / 2020 Bảng 3. Kết quả kiểm tra kỹ thuật của vận động viên Đội tuyển nữ Cầu mây tỉnh Đồng Nai TT Test Ban đầu (x ± δ) Sau 1 năm (x ± δ) W% t p 1 Tâng lòng (lần) 712.75±124.12 721.50±237.13 1.22 0.144 0.888 2 Tâng mu (lần) 298.33±53.53 341.42±101.07 13.47 1.526 0.155 3 Tâng đầu (lần) 188.42±48.02 224.58±66.81 17.51 2.816 0.017 4 Tâng đùi (lần) 323.00±49.01 376.83±84.43 15.38 2.98 0.013 5 Bắt bước 1 (lần) 6.67±1.23 8.25±0.97 21.23 6.092 0.001 6 Chuyền 2 (lần) 6.25±1.86 8.42±0.79 29.55 3.532 0.005 7 Tấn công (lần) 7.00±1.28 8.08±0.90 14.36 3.026 0.012 8 Phát cầu (lần) 6.50±1.00 7.83±0.83 18.6 4.304 0.001 sự thay đổi với độ tăng trưởng W% =1.22%; không có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê. Kết quả test tâng mu (lần): Giá trị trung bình x1 = 298.33±53.53; x2 = 341.42±101.07 kết quả trung bình ban đầu và sau một năm có sự thay đổi với độ tăng trưởng W% =13.47%; không có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê. Kết quả test tâng đầu (lần): Giá trị trung bình x1 = 188.42±48.02; x2 = 224.58±66.81 kết quả trung bình ban đầu và sau một năm có sự thay đổi với độ tăng trưởng W% =17.51%; có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê. Kết quả test tâng đùi (lần): Giá trị trung bình x1 = 323±49.01; x2 = 376.83±84.43 kết quả trung bình ban đầu và sau một năm có sự thay đổi với độ tăng trưởng W% =15.38%; có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê. Kết quả test bắt bước 1 (lần): Giá trị trung bình x1 = 6.67±48.02; x2 = 8.25±0.97 kết quả trung bình ban đầu và sau một năm có sự thay đổi với độ tăng trưởng W% =21.23%; có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê. Kết quả test chuyền 2 (lần): Giá trị trung bình x1 = 6.25±1.86; x2 = 8.42±0.79 kết quả trung bình ban đầu và sau một năm có sự thay đổi với độ tăng trưởng W% =29.55%; với t= 3.532>t0.05, p=0.005 có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê. Phát triển kỹ thuật là yếu tố quan trọng giúp các VĐV Cầu mây đạt được thành tích thể thao cao BµI B¸O KHOA HäC 270 Biểu đồ 1. Nhịp tăng trưởng trình độ kỹ thuật của VĐV Đội tuyển nữ Cầu mây tỉnh Đồng Nai qua một năm tập luyện Kết quả test tấn công (lần): Giá trị trung bình x1 = 7±1.28; x2 = 8.08±0.90 kết quả trung bình ban đầu và sau một năm có sự thay đổi với độ tăng trưởng W% =14.36%; với t= 3.021>t0.05, p=0.012 có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê. Kết quả test phát cầu (lần): Giá trị trung bình x1 = 6.50±1.0; x2 = 7.83±0.83 kết quả trung bình ban đầu và sau một năm có sự thay đổi với độ tăng trưởng W% =18.60%; với t= 4.304>t0.05, p=0.001 có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê. Mặt khác, bảng 3 cũng làm rõ hơn về kết quả sau một năm tập luyện thông qua nhịp độ phát triển (W%), kết quả về nhịp độ phát thể lực cho VĐV Cầu mây tỉnh Đồng Nai được minh họa qua biểu đồ 1. KEÁT LUAÄN Qua đánh giá về sự phát triển kỹ thuật qua một năm tập luyện cho thấy, nhìn chung các test kỹ thuật trình độ của VĐV đều có sự tăng trưởng tốt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Kết quả điểm kỹ thuật cho thấy 6/8 nội dung kiểm tra VĐV đều có sự thay đổi theo hướng tốt lên. Điều này chứng tỏ ban huấn luyện đã rất quan tâm huấn luyện kỹ thuật cho các VĐV Cầu mây. Dù vậy, so với tổng điểm thì VĐV vẫn chưa có sự biến đổi trong phân loại lên vị trí cao hơn. TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Nguyễn Hùng Cường (2014), “Nghiên cứu diễn biến trình độ tập luyện của vận động viên Cầu Mây trẻ trường Đại học TDTT Bắc Ninh theo các thời kỳ trong chu kỳ huấn luyện năm 2014”, Đề tài cấp cơ sở, Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh. 2. Nguyễn Thành Lâm (2013), “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trong công tác tuyển chọn và giám định huấn luyện một số môn thể thao trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh”, Đề tài Sở Khoa học Công nghệ TPHCM. 3. Hà Khả Luân (1999), “Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên các môn Bóng đá, Wushu, Cầu lông, Bắn súng và Cầu Mây thông qua tuổi xương chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 22 – 2003”, Đề tài NCKH cấp Thành phố Hà Nội. 4. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Thống kê, tr. 134 – 143, 170 – 172. (Bài nộp ngày 27/10/2020, phản biện ngày 6/11/2020, duyệt in ngày 4/12/2020 Chịu trách nhiệm chính: Lê Thị Mỹ Hạnh, Email: myhanh120983@gmail.com)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_su_phat_trien_ky_thuat_cua_doi_tuyen_nu_cau_may_don.pdf
Tài liệu liên quan