Đánh giá sự phục hồi giải phẫu sau nội soi treo sàn chậu vào mỏm nhô xương cùng bằng hệ thống POPQ

KẾT LUẬN Sau bài viết giới thiệu vai trò của hệ thống POPQ trong việc chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị POP với cộng đồng các bác sĩ Niệu khoa Việt Nam trong hội nghị VUNA lần thứ 8 (2014), đây là nghiên cứu đầu tiên chúng tôi báo cáo kết quả áp dụng hệ thống POPQ để đo chi tiết các cấu trúc của ngăn trước, ngăn giữa và ngăn sau trước và sau phẫu thuật nội soi treo sàn chậu vào mỏm nhô xương cùng (LSC). Nghiên cứu này cho thấy phương pháp LSC có hiệu quả trong việc điều trị sa cả 3 ngăn ở những trường hợp POP mức độ nặng trong giai đoạn ngắn và trung hạn. Việc phổ biến hệ thống POPQ, vốn đã và đang được sử dụng phổ biến trong y văn, sẽ giúp các nhà niệu khoa có cái nhìn chung về việc đánh giá hiệu quả phục hồi giải phẫu vùng đáy chậu sau phẫu thuật LSC nói riêng và các loại phẫu thuật điều trị sa cơ quan đáy chậu nói chung. Dù sao, chúng ta cần có thêm những nghiên cứu khác kết hợp sự phục hồi giải phẫu với sự thay đổi triệu chứng cơ năng và chất lượng sống của BN trước và sau phẫu thuật, với thời gian theo dõi dài hơn và cỡ mẫu lớn hơn.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự phục hồi giải phẫu sau nội soi treo sàn chậu vào mỏm nhô xương cùng bằng hệ thống POPQ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Thận – Niệu 68 ĐÁNH GIÁ SỰ PHỤC HỒI GIẢI PHẪU SAU NỘI SOI TREO SÀN CHẬU VÀO MỎM NHÔ XƯƠNG CÙNG BẰNG HỆ THỐNG POPQ Nguyễn Văn Ân*, Võ Trọng Thanh Phong*, Huỳnh Đoàn Phương Mai** TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá chi tiết sự thay đổi cấu trúc giải phẫu của cả 3 ngăn âm đạo trước và sau phẫu thuật nội soi cố định sàn chậu vào mỏm nhô bằng Hệ Thống Định Lượng Sa Cơ Quan Đáy Chậu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt các trường hợp sa cơ quan đáy chậu được nội soi cố định sàn chậu vào mỏm nhô tại đơn vị Niệu Nữ bệnh viện Bình Dân từ tháng 8/2013 đến tháng 6/2015. Kết quả: 32 trường hợp đều có sa đa ngăn, 100% sa ngăn giữa kèm sa ngăn trước và 87,5 % kèm sa ngăn sau. Phẫu thuật nội soi treo sàn chậu vào mỏm nhô có thể phục hồi tình trạng sa của cả 3 ngăn mà không làm ảnh hưởng chiều dài âm đạo, kích thước âm hộ, tầng sinh môn và kết quả không khác nhau giữa 2 nhóm còn tử cung và đã cắt tử cung. Sau phẫu thuật 3 tháng có 81,25% (26/32) và sau 12 tháng 75% (15/20) các trường hợp có cả 3 ngăn đều trở về độ 0. Kết luận: nội soi cố định sàn chậu vào mỏm nhô là phương pháp an toàn và hiệu quả cao trong vấn đề khôi phục cấu trúc giải phẫu đáy chậu, có thể thực hiện đối với các trường hợp sa đa ngăn, sau khi điều trị thất bại với các phương pháp khác. Cần kết hợp thêm với đánh giá cải thiện triệu chứng cơ năng. Từ khóa: Sa cơ quan đáy chậu, hệ thống POPQ, kết quả giải phẫu. ABSTRACT EVALUATION OF THE ANATOMIC RESULTS AFTER LAPAROSCOPIC SACROCOLPOPEXY BY USING POPQ SYSTEM Nguyen Van An, Vo Trong Thanh Phong, Huynh Doan Phuong Mai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 68 - 74 Objective: Our study evaluates laparoscopic sacrocolpopexy for female patients with pelvic organ prolapse focusing on anatomical results and using the pelvic organ prolapse quantification system. Methods: An observational study enrolling the patients was conducted to evaluate laparoscopic sacrocolpopexy as a treatment for pelvic organ prolapse from 8/2013 to 6/2015 at Unit of Female Urology – Binh Dan Hospital. Results: We studied on 32 patients who have multicompartmental pelvic organ prolapse. In our study, apical compartments were always associated with anterior vaginal and 87.5% associated with posterior vaginal. The present results show that laparoscopic sacrocolpopexy has good anatomic results in all 3 compartments and does not influence on the size of vaginal, vulva, perineal body. The outcomes were no significant difference between 2 groups having uterine or not, 81.25% patients weren’t recurrence prolapse in any compartment (stage 0) after 3 months. 75% patients had stage 0 after 12 months. Conclusions: This prospective study provides further evidence that laparoscopic sacrocolpopexyfor pelvic floor prolapse is a safe and effective surgical treatment in vaginal vault prolapse. * Khoa Niệu, Bệnh viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh ** Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Văn Ân ĐT: 0908163284 Email: vanan63@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 69 Key words: Pelvic organ prolapse; POPQ system, anatomic result. ĐẶT VẤN ĐỀ Nội soi treo sàn chậu vào mỏm nhô xương cùng (LSC – Laparoscopic Sacral Colpopexy) là một trong những phương pháp điều trị sa cơ quan đáy chậu (POP – Pelvic Organs Prolapsus) phổ biến nhất nay. Nhưng chỉ định LSC thay đổi tùy theo từng khu vực. Tại Châu Âu và đặc biệt là tại Pháp, LSC được chỉ định cho những trường hợp (TH) sa nhiều ngăn cùng lúc, POP có triệu chứng ở những phụ nữ trẻ (<60 tuổi), và sa tái phát sau khi đã thất bại với những phương pháp điều trị khác. Trong khi đó tại Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, LSC được sử dụng chủ yếu cho những trường hợp sa mỏm cắt âm đạo(1). Phẫu thuật nội soi treo sàn chậu vào mỏm nhô được thực hiện lần đầu tiên tại VN vào năm 2004. Sau hơn 10 năm, LSC đã được nhiều trung tâm ứng dụng, tuy nhiên chỉ định điều trị của chúng ta vẫn chưa thống nhất và chưa có tiêu chuẩn chung để đánh giá hiệu quả điều trị.Các nghiên cứu trong nước vẫn chỉ là báo cáo kinh nghiệm bước đầu của các tác giả. Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích áp dụng Hệ Thống Định Lượng Sa Cơ Quan Đáy Chậu (POPQ - Pelvic Organ Prolapsed Quantification system) để đánh giá chi tiết sự thay đổi cấu trúc giải phẫu của cả 3 ngăn âm đạo trước và sau phẫu thuật LSC. Đây là thang đo được Hội Tự Chủ Quốc Tế (ICS) chấp nhận và nhiều tác giả trên thế giới sử dụng để đánh giá tỷ lệ thành công về mặt giải phẫu của các phương pháp điều trị POP(2). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là nghiên cứu tiến cứu, hàng loạt trường hợp, được thực hiện từ 8/2013 đến 6/2015 (22 tháng), tại đơn vị Niệu Nữ Bệnh viện Bình Dân. Đối tượng nghiên cứu là những BN nữ được chẩn đoán POP có sa ngăn giữa (sa tử cung hoặc mỏm cắt âm đạo) mức độ nặng (độ 3 hoặc 4), có thể có kèm theo sa ngăn trước hoặc ngăn sau, được chỉ định nội soi cố định sàn chậu vào mỏm nhô xương cùng. Tiêu chuẩn loại trừ là những BN phải chuyển mổ mở do quá trình thao tác mổ nội soi khó khăn, không thể thực hiện được và BN bỏ theo dõi sau mổ. Trước khi mổ, bệnh nhân được khám âm đạo để đo 9 thông số theo hệ thống POPQ với sự hỗ trợ của mỏ vịt, van âm đạo và thước đo âm đạo. Cách đo POPQ như sau(2): - Điểm Aa: là điểm nằm ở đường giữa của thành trước âm đạo, cách lỗ niệu đạo ngoài 3 cm. Đây là điểm tương ứng với vị trí của nếp niệu đạo - bàng quang. Khoảng giới hạn của điểm Aa là từ -3 đến 3 cm. - Điểm Ba: là điểm tương ứng với vị trí xa nhất của phần thành trước âm đạo nằm trong khoảng từ điểm Aa đến túi cùng trước âm đạo hoặc mỏm cắt âm đạo. Giá trị của điểm Ba phụ thuộc nhiều nhất vào độ sa của thành trước. - Điểm Ap: là điểm nằm ở đường giữa của thành sau âm đạo, cách màng trinh 3 cm, khoảng giới hạn vị trí của khoảng Ap là -3 đến 3 cm. - Điểm Bp: là điểm tương ứng cho vị trí xa nhất của thành sau âm đạo nằm trong khoảng từ điểm Ap đến túi cùng sau âm đạo hoặc mỏm cắt âm đạo. Giá trị của điểm Bp phụ thuộc nhiều nhất vào độ sa của thành sau. - Điểm C: là điểm thấp nhất của cổ tử cung.Trong trường hợp đã cắt tử cung, điểm C tương ứng với mỏm cắt âm đạo. - Điểm D: là điểm thuộc vòm sau âm đạo ở người phụ nữ vẫn còn tử cung.Nó đại diện cho mức bám của dây chằng tử cung cùng vào mặt sau cổ tử cung.Điểm D được xem là điểm để đánh giá độ suy yếu trong việc treo tử cung của dây chằng tử cung cùng.Điểm D không thể xác định nếu đã cắt bỏ tử cung. -Khoảng gh (genital hiatus - âm hộ): khoảng cách từ điểm giữa của lỗ niệu đạo ngoài đến mép sau màng trinh. -Khoảng pb (perineal boby – thể đáy chậu): khoảng cách từ mép sau màng trinh đến trung Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Thận – Niệu 70 điểm của lỗ hậu môn. -Chiều dài âm đạo (total vaginal length): là độ sâu lớn nhất của âm đạo trong cm khi điểm C được đưa về vị trí giải phẫu bình thường. Quy trình phẫu thuật LSC gồm các bước chính như sau: Rạch phúc mạc tìm dây chằng phía trước mỏm nhô xương cùng, xẻ phúc mạc từ mỏm nhô đến túi cùng Douglas. Bóc tách phúc mạc thành sau âm đạo ra khỏi thành trước trực tràng đền vị trí cơ nâng hậu môn 2 bên. Đưa lưới polyprolene hình chữ Y khâu đính vào các vị trí cơ nâng hậu môn hai bên, thành sau âm đạo, cổ tử cung, dây chằng tử cung cùng bằng chỉ Prolene 2.0. Rạch phúc mạc và bóc tách thành trước âm đạo ra khỏi bàng quang đến gần tam giác bàng quang. Đưa lưới polyrolene hình chữ U (nếu đã cắt tử cung thì cắt lưới hình chữ nhật) khâu cố định vào thành trước âm đạo bằng 6 mũi chỉ Prolene 2.0, đưa lưới qua lỗ bóc tách ở đáy dây chằng rộng ra phía sau tử cung. Khâu cố định chân lưới chữ Y và 2 đầu lưới chữa U vào mỏm nhô xương cùng bằng 1 mũi chữ X và 1 mũi đơn chỉ Prolene 1.0. Khâu lại phúc mạc bằng chỉ Chromic 3.0. Bệnh nhân sẽ được tái khám sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Khi tái khám bệnh nhân sẽ được chính tác giả đề tài khám lại âm đạo ghi nhận sự thay đổi cấu trúc giải phẫu các thành âm đạo theo hệ thống POPQ và các biến chứng liên quan đến phẫu thuật. KẾT QUẢ Tổng cộng 32 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi treo sàn chậu vào mỏm nhô xương cùng được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 63,84 tuổi (từ 36 đến 83 tuổi), tập trung chủ yếu ở nhóm từ 60 đến 80 tuổi (65%). Số lần sinh con trung bình 4,34 con (84,37% sinh ≥ 3 lần). Đặc biệt ghi nhận có 2 TH chưa từng mang thai lần nào. Chỉ số BMI trung bình là 24,6kg/m2 (min = 19,56; max =31,11). Mẫu nghiên cứu có 12 TH đã phẫu thuật điều trị POP trước đó: 2 TH được nâng đỡ thành trước âm đạo bằng mảnh ghép prolene 4 nhánh đặt ngả âm đạo xuyên lỗ bịt và 10 TH cắt tử cung vì sa sinh dục. Trong đó có 3 TH (30%) sa mỏm cắt âm đạo tái phát trong thời gian < 12 tháng sau mổ cắt tử cung. Ngoài ra có 4 TH cắt tử cung vì u xơ tử cung.Trong số các TH cắt tử cung, có 7 TH phẫu thuật ngả bụng, 2 TH có sẹo mổ dọc giữa. Thời gian phẫu thuật trung bình là 218,76 phút (min = 180 phút, max = 265 phút). Lượng máu mất trung bình 35,93 ml (min = 20 ml, max = 50 ml). Tất cả các trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi đều có sa ngăn giữa độ 3 hoặc độ 4. Trong đó, 6,25% kèm sa ngăn trước độ 2 (2/32 TH); 28,13% kèm sa ngăn trước độ 3 (9/32 TH); 65,63% kèm sa ngăn trước độ 4 (21/32 TH); 18,75% kèm sa ngăn sau độ 1 (6/32 TH); 15,63% kèm sa ngăn sau độ 2 (5/32 TH), 21,87% kèm sa ngăn sau độ 3 (7/32 TH); 31,25% kèm sa ngăn sau độ 4 (10/32 TH). Sự thay đổi các điểm số Aa, Ba, Ap, Bp, C, D trước và sau phẫu thuật 3 tháng đều có ý nghĩa thống kê. Sự thay đổi tvl, pb, gh trước và sau mổ không có ý nghĩa thống kê (bảng 1). Bảng 1. Sự thay đổi cấu trúc thành âm đạo trước và sau phẫu thuật 3 tháng (N = 32) POPQ Trước PT Sau PT 3 tháng Giá trị p Phép kiểm Aa 2,66 + 1,125 -2,5 + 0,672 < 0,001 So sánh trung bình 2 mẫu độc lập- Kiểm định Mann-Whitney (kiểm định U) Ba 4,62 + 1,561 -2,47 + 0,671 < 0,001 Ap 0,75 + 2,423 -2,81 + 0,471 < 0,001 Bp 3,31 + 1,533 -2,97 + 0,454 < 0,001 C 5,78 + 0,823 -4,41 + 1,214 < 0,001 D 5,28 + 0,888 -4,75 + 1,481 < 0,001 tvl 7,94 + 0,716 7,88 + 0,751 0,708 gh 4,63 + 0,285 4,58 + 0,109 0.837 pb 3,25 + 0,189 3,18 + 0,205 0,821 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 71 So sánh tại thời điểm 3 tháng và 12 tháng sau phẫu thuật: sự thay đổi các điểm số Aa, Ba, Ap, Bp, C, D, tvl không có ý nghĩa thống kê (xem bảng 2). Cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh các chỉ số Aa, Ba, Ap, Bp, C, tvl giữa 2 nhóm đã cắt và chưa cắt tử cung. Bảng 2. Sự thay đổi cấu trúc thành âm đạo sau phẫu thuật 3 tháng và 12 tháng (N=20) POPQ Sau PT 3 tháng Sau PT 12 tháng Giá trị p Phép kiểm Aa -2,5 + 0,68 -2,35 + 0,87 0,868 So sánh trung bình 2 mẫu độc lập- Kiểm định Mann-Whitney (kiểm định U) Ba -2,65 + 0,68 -2,45 + 0,86 0,858 Ap -2,8 + 0,52 -2,55+ 0,96 0,948 Bp -2,8 + 0,52 -2,65 + 0,96 0,948 C -4,25 + 1,20 -3,85 + 0,36 0,702 D -4,55 + 1,57 -3,9 + 0,38 0,967 tvl 5,75 + 0,78 5,6 + 0,78 0,982 Bảng 3. So sánh sự phục hồi các cấu trúc giải phẫu thành âm đạo tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật giữa 2 nhóm đã cắt và chưa cắt tử cung (N=32). POPQ Trước PT Sau PT 3 tháng Giá trị p Phép kiểm Aa 2,65 + 1,125 -2,47 + 0,672 < 0,001 So sánh trung bình 2 mẫu độc lập- Kiểm định Mann-Whitney (kiểm định U) Ba 4,62 + 1,561 -2,56 + 0,671 < 0,001 Ap 0,75 + 2,423 -2,81 + 0,471 < 0,001 Bp 3,31 + 1,533 -2,97 + 0,454 < 0,001 C 5,78 + 0,823 -4,41 + 1,214 < 0,001 D 5,28 + 0,888 -4,75 + 1,481 < 0,001 tvl 6,94 + 0,716 5,88 + 0,751 0,608 gh 4,63 + 0,285 4,58 + 0,109 0,837 pb 3,25 + 0,189 3,18 + 0,205 0,821 Khi so sánh kết quả phục hồi giải phẫu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm đã cắt tử cung và chưa cắt tử cung (bảng 3). Dựa trên POPQ, chúng tôi đánh giá sự cải thiện về giải phẫu sau mổ LSC tại các thời điểm 3 tháng và 12 tháng như sau: Bảng 4. Phân độ tình trạng sa cơ quan đáy chậu bằng hệ thống POPQ tại thời điểm sau phẫu thuật 3 tháng (n=32) Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Ngăn trước 26 3 3 0 Ngăn giữa 28 3 1 0 Ngăn sau 27 4 1 0 Chung 26 3 3 0 Bảng 5. Phân độ tình trạng sa cơ quan đáy chậu bằng hệ thống POPQ tại thời điểm sau phẫu thuật 12 tháng (n=20) Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Ngăn trước 15 3 1 1 Ngăn giữa 16 2 1 1 Ngăn sau 17 3 0 0 Cả 3 ngăn 15 3 1 1 BÀN LUẬN Điểm số POPQ trước mổ trong nghiên cứu trong loạt bệnh nhân của chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu nước ngoài rất nhiều (xem bảng 6). Bảng 6. Điểm số POPQ trước mổ Tác giả Aa Ba C D Ap Bp Dimitri (3) -1 (1,8) +1 (2,8) -1 (3,4) -2 (4,8) -2 (1,3) -3 (3,1) Natalia (8) -0,8 (1,8) +1 (2,4) +2 (3,5) - -2 (2,8) -1,3(1,6) Frédéric (4) - +0,7 (1,6) -0,1 (2,5) - - +0,7 (1,6) Chúng tôi +2,66 (1,1) +4,62 (1,6) +5,78 (0,8) +5,28 (0,89) +0,75 (2,4) +3,31 (1,5) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Thận – Niệu 72 Xem xét lại thì thấy chỉ định mổ LSC của chúng tôi chủ yếu cho những bệnh nhân sa sinh dục nặng: 28,13% sa độ 3, 71,87% sa độ 4. Trong khi nhiều báo cáo của tác giả nước ngoài cho chỉ định sớm hơn từ dộ 2 trở lên.Số liệu trước mổ của Natalia gồm có 84 TH sa mỏm cắt âm đạo, trong đó có 36 TH sa độ 2 (43%), 42 TH sa độ 3 (50%) và 8 TH sa độ 4 (8%). Tất cả các BN của chúng tôi đều đến khám bệnh khi đã nhìn thấy khối phồng ở âm đạo sa ra ngoài màng trinh, thời gian từ lúc phát hiện triệu chứng đến khi khám bệnh trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 8 tháng. Chúng tôi nhận xét rằng phụ nữ Việt Nam thường đến khám trễ do có tâm lý xấu hổ khi đi khám bệnh lý hệ tiết niệu, sinh dục và thường chịu đựng bệnh tật cho đến khi hết chịu nổi mới chịu đi điều trị. Số liệu phân tích của chúng tôi cho thấy LSC có thể phục hồi tình trạng sa của cả 3 ngăn mà không làm ảnh hưởng chiều dài âm đạo, kích thước âm hộ và tầng sinh môn. Hiện tại chỉ có một số nhỏ các nghiên cứu đưa sa ngăn trước và ngăn sau vào tiêu chí đánh giá hiệu quả của LSC. Khảo sát thành trước âm đạo tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật, điểm Aa, Ba trung bình của chúng tôi là -2,5 và -2,47 (xem bảng 3). Kết quả khảo sát của 963 thành viên Hội Niệu Phụ khoa Hoa Kỳ, hầu hết đều cho rằng là mảnh ghép thành trước âm đạo đã đủ để giải quyết tình trạng sa bàng quang(10). Trong một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu so sánh kết quả cho 170 TH treo sàn chậu vào mỏm nhô có và không kèm theo phẫu thuật khác ngả âm đạo đồng thời để điều trị sa bàng quang, Shippey không phát hiện được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tái phát của sa thành trước giữa các nhóm(11). Khảo sát thành sau âm đạo tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật cho kết quả hồi phục tốt, điểm Ap và Bp trung bình của chúng tôi là -2,8 và -2,8 (xem bảng 3). Guiahi đánh giá sự phục hồi thành sau giữa 2 nhóm BN được treo sàn chậu vào mỏm nhô có và không có kèm theo phẫu thuật sửa chữa thành sau. Kết quả ghi nhận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thay đổi cấu trúc giải phẫu giữa 2 nhóm. Tuy nhiên ở nhóm có kèm phẫu thuật sửa chữa ngả âm đạo có thể có 1 vài bất lợi như giao hợp đau mới xuất hiện sau phẫu thuật cao hơn 7%(5). Theo số liệu của chúng tôi, kết quả phục hồi giải phẫu của tất cả các ngăn tại thời điểm ngắn và trung hạn không khác nhau giữa 2 nhóm còn tử cung và đã cắt tử cung. Trước đây có 1 số tác giả thực hiện cắt tử cung thường quy khi thực hiện treo sàn chậu vào mỏm nhô. Gần đây, phẫu thuật bảo tồn tử cung đã trở nên phổ biến, đặc biệt là ở những BN còn trẻ, còn muốn giữ khả năng sinh sản. Đặc biệt việc cắt bỏ tử cung có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của BN, gây ảnh hưởng đến hoạt động tình dục và gây cho BN cảm giác bản thân bị khiếm khuyết. Đồng thời cắt tử cung làm tăng thêm nguy cơ mắc tai biến và kéo dài thời gian của cuộc phẫu thuật một cách không cần thiết. Việc cắt tử cung không giúp cải thiện vấn đề sinh lý bệnh cơ bản của POP là suy yếu mô liên kết hỗ trợ nâng đỡ đáy chậu. Gutman và Maher đã khuyến cáo không nên để lại tử cung trong những trường hợp có POP kèm với các bệnh lý sau sau: u xơ tử cung, adenomyosis, bệnh lý nội mạc tử cung hoặc cổ tử cung, xuất hiện xuất huyết tử cung bất thường, tiền căn gia đình có người mắc bệnh ung thư(6). Sau khi các yếu tố trên được loại trừ, tử cung nên được bảo tồn bởi vì nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ xói mòn âm đạo ở nhóm có cắt tử cung cùng lúc với treo sàn chậu vào mỏm nhô là 8,6%, tăng gấp 4 lần nếu không cắt tử cung (2,2%) do tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại vị trí mỏm cắt âm đạo(6). Về kết quả phẫu thuật LSC sau 12 tháng Nếu quy ước điều trị thành công là sau phẫu thuật đưa cả 3 ngăn về độ 0 thì tỷ lệ thành công của chúng tôi sau 3 tháng là 81,25% (26/32) và sau 12 tháng là 75% (15/20) (xem bảng 4). Tỷ lệ thành công sau 12 tháng trong nghiên cứu của Dimitri là 91,9% (6,1% còn sa ngăn trước, 1% còn sa ngăn sau), của Natalia là 88% (8% còn sa ngăn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 73 sau, 5,4% còn sa ngăn sau). Còn nếu quy ước điều trị thành công là sau phẫu thuật đưa cả 3 ngăn về độ 0 hoặc 1 thì tỷ lệ thành công sau 3 tháng của chúng tôi là 90,63% (29/32), có 3 TH vẫn còn sa độ 2 nhưng đều có điểm thấp nhất của 3 ngăn nằm trên màng trinh. Vào thời điểm 12 tháng, tỷ lệ thành công của chúng tôi là 18/20 (90%), trong đó có 1 TH sa ngăn trước độ 2, sa ngăn giữa và ngăn sau độ 1 (Ba = 0, C = -2, Bp = - 2) và 1 TH sa ngăn trước độ 3, sa ngăn giữa độ 2, sa ngăn sau độ 1 (Ba = 2, C = 0, Bp = -2). Tỷ lệ thành công trong nghiên cứu của Manodoro(7) sau 3 tháng là 94,7 % (1 TH có Ba> -1, 6 TH có Bp > -1) và của Thomas là 94,1%(13). Năm 2001 Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health - NIH) đã đề ra các thuật ngữ để định nghĩa “điều trị thành công” đối với bệnh lý POP(14). Trong đó, định nghĩa "kết quả giải phẫu tối ưu" (optimal anatomic outcome), được xem là đã chữa lành bệnh, yêu cầu sau phẫu thuật sàn chậu phải được nâng đỡ hoàn hảo về giải phẫu (Đánh giá POPQ giai đoạn 0) và "kết quả giải phẫu hài lòng" (satisfactory anatomic outcome”) đòi hỏi nâng sàn chậu cao hơn 1 cm so với màng trinh. Tuy nhiên, khoảng 75% phụ nữ khám phụ khoa hàng năm không có triệu chứng của POP nhưng không đáp ứng định nghĩa "kết quả giải phẫu tối ưu" và gần 40 % không đáp ứng định nghĩa " kết quả giải phẫu hài lòng"(12). Vì thế kết quả phục hồi giải phẫu không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn thành công của phẫu thuật mà cần kết hợp thêm với sự thay đổi các triệu chứng rối loạn sàn chậu và chất lượng sống của BN, đây là vấn đề vẫn chưa được quan tâm nhiều tại Việt Nam. KẾT LUẬN Sau bài viết giới thiệu vai trò của hệ thống POPQ trong việc chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị POP với cộng đồng các bác sĩ Niệu khoa Việt Nam trong hội nghị VUNA lần thứ 8 (2014), đây là nghiên cứu đầu tiên chúng tôi báo cáo kết quả áp dụng hệ thống POPQ để đo chi tiết các cấu trúc của ngăn trước, ngăn giữa và ngăn sau trước và sau phẫu thuật nội soi treo sàn chậu vào mỏm nhô xương cùng (LSC). Nghiên cứu này cho thấy phương pháp LSC có hiệu quả trong việc điều trị sa cả 3 ngăn ở những trường hợp POP mức độ nặng trong giai đoạn ngắn và trung hạn. Việc phổ biến hệ thống POPQ, vốn đã và đang được sử dụng phổ biến trong y văn, sẽ giúp các nhà niệu khoa có cái nhìn chung về việc đánh giá hiệu quả phục hồi giải phẫu vùng đáy chậu sau phẫu thuật LSC nói riêng và các loại phẫu thuật điều trị sa cơ quan đáy chậu nói chung. Dù sao, chúng ta cần có thêm những nghiên cứu khác kết hợp sự phục hồi giải phẫu với sự thay đổi triệu chứng cơ năng và chất lượng sống của BN trước và sau phẫu thuật, với thời gian theo dõi dài hơn và cỡ mẫu lớn hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ganatra AM, Rozet F, Sanchez-Salas R, Barret E, Galiano M (2009). The Current Status of Laparoscopic Sacrocolpopexy: A Review. European Urology 55, 1089 – 1105. 2. Bland DR, Earle BB, Vitolins MZ, et al (1999). Use of the pelvic organ prolapse staging system of the International Continence Society, American Urogynecologic Society and Society of Gynecologic Surgeons in perimenopausal women. Am J Obstret Gynecol, 181: 1324-1328. 3. Sarlos D, Brandner S, LaVonne K, Gygax N, Schaer G (2008), Laparoscopic sacrocolpopexy for uterine and post- hysterectomy prolapse: anatomical results, quality of life and perioperative outcome - a prospective study with 101 cases, Int Urogynecol J DOI 10.1007/s00192-008-0657-0. 4. Thibault F, Costa P, Thanigasalam R, Seni G, Brouzyine M et al (2013), Impact of laparoscopic sacrocolpopexy on symptoms, health-related quality of life and sexuality: a medium-term analysis, BJU International doi:10.1111/bju.12286. 5. Guiahi M, Kenton K, Brubaker L (2008). Sacrocolpopexy without concomitant posterior repair improves posterior compartment defects. Int Urogynecol J Pelvic Floor. 6. Gutman R, Maher C (2013), Uterine-preserving POP surgery, Int Urogynecol J, 24, 1803-1813. 7. Manodoro S, Werbrouck E, Veldman J et al, (2011), Laparoscopic Sacrocolpopexy, ObGyn, 2011, 3 (3): 151-158. 8. Price N, Slack A, Jackson SR (2010), Laparoscopic sacrocolpopexy: an observational study of functional and anatomical outcomes, Int Urogynecol J DOI 10.1007/s00192- 010-1241-y. 9. Nygaard IE, McCreery R, Brubaker L et al (2004), Abdominal sacrocolpopexy: a comprehensive review. Obstet Gynecol; 104(4):805-23. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Thận – Niệu 74 10. Shippey S, Gutman RE, Quiroz LH, Handa VL (2008). Contemporary approaches to cystocele repair: a survey of AUGS members. J Reprod Med; 53(11):832-6. 11. Shippey SH, Quiroz LH, Sanses TV, Knoepp LR, Cundiff GW, Handa VL (2010). Anatomic outcomes of abdominal sacrocolpopexy with or without paravaginal repair. Urogynecol J; 21(3):279-83. 12. Swift SE (2000). The distribution of pelvic organ support in a population of female subjects seen for routine gynecologic health care. Am J Obstet Gynecol. 183(2):277-85. 13. Perez T, Crochet P, Descargues G, Tribondeau P (2011), Laparoscopic Sacrocolpopexy for Management of Pelvic Organ Prolapse Enhances Quality of Life at One Year: A Prospective Observational Study, Journal of Minimally Invasive Gynecology, Vol 18, No 6, PP 747-754.. 14. Weber AM, Abrams P, Brubaker L, Cundiff G, Davis G, Dmochowski RR, et al (2001). The standardization of terminology for researchers in female pelvic floor disorders. Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct;12:178–86. [PubMed: 11451006]. Ngày nhận bài báo: 10/05/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2015 Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_su_phuc_hoi_giai_phau_sau_noi_soi_treo_san_chau_vao.pdf
Tài liệu liên quan