Đánh giá sự thay đổi bề mặt ngà vách ống tủy sau khi sử dụng Laser Diode trong nội nha

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Wang (2005)(15) và Alfredo (2008)(1) về các thay đổi bề mặt ngà sau khi chiếu laser diode bước sóng 980 nm như các vết nứt và các vùng ngà kết tinh lại. Wang (2005)(15) sử dụng laser diode công suất 5W trong vòng 7 giây trên bề mặt ngà vách ống tủy chân răng được bơm rửa bằng 5% NaOCl và 3% H2O2. Wang (2005) cho thấy, trong nghiên cứu của mình, các ống ngà được bộc lộ rõ sau khi xử lý bằng các dung dịch bơm rửa và sử dụng laser diode bước sóng 980 nm, công suất 5W(15). Alfredo (2008)(1) dùng laser diode bước sóng 980 nm, công suất 1,5W, 3W chế độ phát xung và liên tục cho thấy, laser diode làm thay đổi cấu trúc bề mặt ngà răng như tạo ra các vết nứt trên bề mặt ngà ở nhóm chỉ dùng dung dịch 1% NaOCl để bơm rửa, còn đối với nhóm dùng 17% EDTA thì laser tạo ra các bề mặt ngà nóng chảy rồi kết tinh lại. Các tác giả này cho rằng, sở dĩ có sự khác biệt về cấu trúc bề mặt ngà giữa hai nhóm sau khi sử dụng laser diode bước sóng 980 nm là do đặc tính bề mặt ngà giữa hai nhóm xử lý bằng 1% NaOCl và 17% EDTA khác nhau. Nhóm được xử lý bằng NaOCl có lớp mùn bao phủ trên bề mặt, dính nhẹ vào bề mặt và có thành phần vô cơ chiếm đa số hấp thu một phần năng lượng laser truyền đến để tạo ra những thay đổi trên bề mặt như những vết nứt. Ngược lại, đối với nhóm được xử lý bằng EDTA, năng lượng laser được phân bố và chuyển thành dạng nhiệt năng trực tiếp trong khuôn ngà có thành phần vô cơ thấp hơn do tác dụng của EDTA trước đó. Kết quả là đối với nhóm được xử lý trước bằng 17% EDTA, laser diode công suất 3W làm tan chảy ngà quanh ống và ngà gian ống, làm giảm số lượng và kích thước của các ống ngà(1). Moritz (1997) cho thấy laser diode bước sóng 809 nm có khả năng làm sạch ống tủy, làm chảy bề mặt ngà và đóng kín hoàn toàn các ống ngà mở(8).

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự thay đổi bề mặt ngà vách ống tủy sau khi sử dụng Laser Diode trong nội nha, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 136 ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI BỀ MẶT NGÀ VÁCH ỐNG TỦY SAU KHI SỬ DỤNG LASER DIODE TRONG NỘI NHA Phạm Văn Khoa* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá lớp mùn và những thay đổi trên bề mặt ống tủy sau khi sử dụng laser diode công suất 3W, 4W và 5W, tần số 100Hz. Phương pháp: 40 răng cửa giữa hàm trên đã nhổ ở người trưởng thành được sửa soạn tới dụng cụ dũa K số 60 ISO bằng phương pháp bước lùi, chia làm 4 nhóm (1, 2, 3 và 4), mỗi nhóm 10 chân răng. Chiếu laser diode bước sóng 980 nm với 3 mức công suất 3 W, 4 W và 5 W, chế độ xung, 8 ms mở, tần số 100 Hz lần lượt cho 3 nhóm răng 2, 3 và 4. Cắt dọc răng. Khử nước và xử lý để xem dưới kính hiển vi điện tử quét. Chụp vi ảnh ở mức cách chóp 2 mm và 10 mm (về phía cổ răng). Hai người quan sát đánh giá lớp mùn và những sự thay đổi trên bề mặt ngà vách ống tủy chân răng độc lập trên các vi ảnh. Kết quả: Có khác biệt về điểm số lớp mùn giữa các nhóm thử nghiệm và có sự hình thành ngà kết tinh, các khối ngà hình cầu, các khối ngà dạng bong bóng sôi vỡ và các vết nứt trên bề mặt ngà răng. Kết luận: Có sự khác biệt giữa các nhóm thử nghiệm về khả năng làm sạch lớp mùn của laser diode khi sử dụng ở những mức công suất 3W, 4W và 5W; laser diode công suất 5W tạo ra những thay đổi bề mặt ngà vách ống tủy chân răng ở vùng phần ba giữa như các khối ngà kết tinh lại, các khối cầu ngà, các dạng bong bóng sôi vỡ; laser diode ở các mức công suất 3W, 4W và 5W đều tạo ra các vết nứt trên bề mặt ngà vách ống tủy chân răng ở vùng phần ba chóp. Từ khóa: laser diode, lớp mùn, nội nha. ABSTRACT EVALUATION OF MODIFICATIONS ON THE ROOT CANAL WALLS AFTER DIODE LASER IRRADIATION IN ENDODONTIC Pham Van Khoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 136 - 143 Objective: To assess the smear layer scores and modifications on the root canal walls after irradiation of diode laser at 3W, 4W and 5W, frequency 100Hz. Methods: 40 incisal roots, that were prepared to 60 ISO K-file by step-back technique, were divided into four groups (group 1, 2, 3 and 4), 10 for each group. Laser irradiation (potency 3W, 4W, 5W at 100Hz, 8ms on) was applied for 3 groups: 2, 3 and 4. Teeth were longitudinal sectioned. Then teeth were dehydrated and processed for evaluation using scanning electronic microscope. Microphotographs were taken at 2 mm and 10 mm (coronally) from the apex. Two observers evaluated the smear layer scores and modifications on the root canal walls using microphotographs independently. Results: There were significant differences about the smear layer scores among groups and there were formations of recrystalline dentin, globulars, ebullitions and cracks on the root canal walls. Conclusions: There were significant differences about the smear layer scores among groups; there were formations of recrystalline dentin, globulars, ebullitions on the root canal walls of groups applied using laser * Bộ Môn Chữa Răng – Nội Nha, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS. Phạm Văn Khoa ĐT: 0903342242 Email: khoapham1971@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 137 diode at 5W in middle third; there were formations of cracks on the root canal walls of groups applied using laser diode at 3W, 4W and 5W in apical third. Key words: laser diode, smear layer, endodontic. MỞ ĐẦU Loại bỏ toàn bộ các thành phần có trong ống tủy chân răng trước khi trám bít ống tủy là một trong những nguyên tắc quan trọng trong điều trị nội nha. Sử dụng các loại dụng cụ nội nha tạo ra lớp mùn trên bề mặt ống tủy gồm những thành phần như mảnh vụn ngà, các tác nhân gây bệnh. Ngày nay, việc lấy đi hay để lại lớp mùn vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi, tuy nhiên, loại bỏ hoàn toàn lớp mùn là quan điểm được nhiều tác giả ủng hộ hơn cả(12). Bên cạnh việc làm sạch lớp mùn, sự thay đổi cấu trúc bề mặt ngà ống tủy cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của giai đoạn trám bít. Có nhiều tác nhân được sử dụng để làm thay đổi bề mặt ngà ống tủy trong đó có các loại dung dịch khử khoáng (EDTA, acid citric) và mới đây, laser được sử dụng như là một tác nhân làm sạch và thay đổi bề mặt ngà răng(6,14). Laser diode có kích thước nhỏ, hiệu suất cao, giá thành hợp lý, có thể dùng được cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, sử dụng đầu dẫn quang nhỏ, mềm dẻo nên ngày càng được dùng nhiều trong lĩnh vực nội nha. Laser diode thường được sử dụng ở 2 bước sóng 810 nm và 980 nm. Mỗi bước sóng có một đặc tính khác nhau và được ứng dụng trong những lĩnh vực khác nhau trong nội nha nói chung và trong sửa soạn hệ thống ống tủy nói riêng. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá lớp mùn và sự thay đổi trên bề mặt ngà vách ống tủy chân răng sau khi dùng laser diode bước sóng 980 nm, công suất 3W, 4W và 5W, tần số 100Hz. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm in vitro. Thiết bị Kính hiển vi điện tử quét tại Phòng Thí Nghiệm Công Nghệ Nano, Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh. Các bước tiến hành 40 răng cửa giữa hàm trên đã nhổ ở người trưởng thành được chụp phim tia X, kiểm tra tình trạng ống tủy. Các răng không có vôi hóa, không có bất thường ống tủy, chân răng tương đối thẳng. Đo chiều dài của răng bằng cách đặt trâm dũa K số 15 (Dentsply, Maillefer, Switzerland) vào ống tủy cho đến khi xuất hiện đầu trâm ngay tại lỗ chóp. Chiều dài làm việc bằng chiều dài cây trâm lúc này trừ đi 1 mm. Sửa soạn ống tủy theo phương pháp bước lùi cho tới trâm dũa K số 60 ISO. Thấm khô ống tủy chân răng bằng côn giấy. Chia làm 4 nhóm (1, 2, 3, 4), mỗi nhóm 10 răng. Chiếu laser diode bước sóng 980 nm ở các mức công suất 3W, 4W và 5W, tần số 100Hz, thời gian tác động 8ms, lần lượt cho từng nhóm 2, 3 và 4. Nhóm 1 không sử dụng laser. Quy trình sử dụng laser Đưa sợi quang vào ống tủy đến mức ngắn hơn chiều dài làm việc 1 mm. Kích hoạt laser, rút ra theo đường xoắn ốc về phía thân răng với tốc độ 2 mm / giây. Thời gian kích hoạt cho mỗi chu kỳ: từ 5 tới 8 giây tùy thuộc vào chiều dài của chân răng. Số chu kỳ sử dụng laser cho mỗi răng: 5 chu kỳ. Thời gian nghỉ giữa hai chu kỳ: 20 giây. Sợi quang được cắt bỏ phần đầu 2 mm sau mỗi răng hay sau mỗi khi bị cháy. Trám tạm lối vào ống tủy bằng Cavit G (3M ESPE AG, Germany). Cắt dọc theo chiều ngoài trong của răng sao bằng đĩa cắt kim cương (đường cắt không phạm vào phần ống tủy chân răng). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 138 Tách hai nửa răng ra theo đường cắt ngoài trong bằng đục. Chọn một phần trong hai nửa phần răng một cách ngẫu nhiên. Ngâm các phần mẫu răng trong cồn lần lượt có nồng độ 50%, 70%, 90% và 99,97% trong 20 phút. Xử lý răng tiếp theo với các giai đoạn phủ vàng, xem và chụp vi ảnh dưới kính hiển vi điện tử quét. Quan sát và chụp vi ảnh ở hai vị trí cho mỗi phần mẫu răng (ở giữa ống tủy và dọc theo chiều dài chân răng): Vị trí đầu tiên cách lỗ chóp 2 mm về phía cổ răng. Vị trí thứ hai cách vị trí đầu tiên 10 mm về phía cổ răng. Độ phóng đại 1000 lần. Tổng cộng, có 80 vi ảnh có định dạng là *.jpg. Đánh số các vi ảnh. Rửa các vi ảnh thành các ảnh có kích thước 9cm x 16cm (Máy tráng rọi ảnh Fuji Minilab, Japan). GHI NHẬN KẾT QUẢ Hai bộ ảnh được gửi cho hai người quan sát. Đánh giá các vi ảnh được thực hiện độc lập, điểm được ghi vào các bảng đánh giá. Sử dụng các vi ảnh trong nghiên cứu của Hulsmann (1997)(4) làm mẫu. Lớp mùn được đánh giá bằng điểm số theo tiêu chuẩn của Hulsmann (1997)(4) (Hình 1). Các điểm số như sau: 1: Không có lớp mùn, các ống ngà mở. 2: Có ít mùn, các ống ngà bị che phủ một phần. 3: Lớp mùn đồng nhất che phủ vách ống tủy, chỉ còn một ít ống ngà mở. 4: Lớp mùn che phủ toàn bộ vách ống tủy, không còn ống ngà mở. 5: Lớp mùn dày nhưng không đồng nhất che phủ toàn bộ bề mặt vách ống tủy chân răng. Hình 1. Điểm số lớp mùn theo Hulsmann(4) A: Không có lớp mùn, các ống ngà mở: 1 điểm B: Có ít mùn, các ống ngà bị che phủ một phần: 2 điểm C: Lớp mùn đồng nhất che phủ vách ống tủy, chỉ còn một ít ống ngà mở: 3 điểm D: Lớp mùn che phủ toàn bộ vách ống tủy, không còn ống ngà mở: 4 điểm E: Lớp mùn dày nhưng không đồng nhất che phủ toàn bộ bề mặt vách ống tủy chân răng: 5 điểm Lập bảng kết quả bằng Excel (Microsoft Office 2007, Microsoft Corporation, USA). Xử lý Sử dụng phép kiểm định Kappa để đánh giá tính thống nhất giữa hai người quan sát. Tính trọng số theo cột và hàng trong bảng tính Kappa. Các phép tính Kappa, trọng số Kappa được thực hiện theo Jacobsson (2005)(5). Xử lý thống kê dùng phần mềm SPSS 16.0 (SPSS Incorporated, Chicago, Illinois, USA): Tìm sự khác biệt nếu có về điểm số lớp mùn giữa các nhóm thử nghiệm bằng kiểm định Kruskal-Wallis cho 8 nhóm độc lập. Nếu sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (phép kiểm định có giá trị p < 0,05), tiếp tục sử dụng kiểm định Mann-Whitney để so sánh sự khác Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 139 biệt về điểm số lớp mùn giữa từng cặp nhóm thử nghiệm. Quan sát các vi ảnh để tìm ra các thay đổi (nếu có) về mặt định tính trên bề mặt ngà vách ống tủy chân răng: Dạng khối kết tinh hình cầu, dạng bong bóng sôi vỡ (Hình 2); dạng mảng kết tinh lại (Hình 3), các vết nứt (Hình 4). Hình 2. A. Dạng khối cầu, C. Dạng bong bóng sôi vỡ theo Santos (10). Hình 3. B. Dạng mảng kết tinh lại theo Santos(10). Hình 4. Các vết nứt trên bề mặt ngà do laser diode 3W theo Alfredo(1). KẾT QUẢ So sánh giữa vùng phần ba chóp và vùng phần ba giữa ống tủy chân răng Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức làm sạch lớp mùn ở vùng phần ba chóp và phần ba giữa ống tủy chân răng ở nhóm dùng laser diode công suất 3W (p=0,280) (Bảng 1). Bảng 1. Kiểm Định Mann-Whitney cho 2 nhóm dùng laser diode công suất 3W vùng phần ba chóp và vùng phần ba giữa Biến số Nhóm Số lượng Trung bình hạng Tổng hạng Giá trị p Chóp, laser 3W 10 12,00 120,00 Điểm Số Giữa, laser 3W 10 9,00 90,00 0,280 Vùng phần ba giữa ống tủy chân răng có điểm số lớp mùn thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với vùng phần ba chóp ống tủy chân răng ở nhóm sử dụng laser diode công suất 4W (p=0,002). Như vậy, laser diode công suất 4W làm sạch lớp mùn ở vùng phần ba giữa hơn ở vùng phần ba chóp ống tủy chân răng (Bảng 2). Bảng 2. Kiểm Định Mann-Whitney cho 2 nhóm dùng laser diode công suất 4W vùng phần ba chóp và vùng phần ba giữa Biến số Nhóm Số lượng Trung bình hạng Tổng hạng Giá trị p Chóp, laser 4W 10 14,50 145,00 0,002Điểm Số Giữa, laser 4W 10 6,50 65,00 Vùng phần ba giữa ống tủy chân răng có điểm số lớp mùn thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với vùng phần ba chóp ống tủy chân răng ở nhóm sử dụng laser diode công suất 5W (p=0,005). Như vậy, laser diode công suất 5W làm sạch lớp mùn ở vùng phần ba giữa hơn ở vùng phần ba chóp ống tủy chân răng (Bảng 3). Bảng 3. Kiểm Định Mann-Whitney cho 2 nhóm dùng laser diode công suất 5W vùng phần ba chóp và vùng phần ba giữa Biến số Nhóm Số lượng Trung bình hạng Tổng hạng Giá trị p Chóp, laser 5W 10 14,10 141,00 Điểm Số Giữa, laser 5W 10 6,90 69,00 0,005 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 140 Các nhóm răng được sử dụng laser diode công suất 3W và 5W có điểm số lớp mùn ở vùng phần ba giữa ống tủy thấp hơn rõ rệt so với điểm số lớp mùn ở vùng phần ba chóp ống tủy của nhóm răng được sử dụng laser diode công suất 4W. Như vậy, laser diode công suất 3W và 5W giúp làm sạch vùng phần ba giữa ống tủy chân răng hơn so với tác dụng làm sạch của laser diode công suất 4W ở vùng phần ba chóp ống tủy chân răng (Bảng 4, 5). Bảng 4. Kiểm Định Mann-Whitney cho 2 nhóm dùng laser diode công suất 4W vùng phần ba chóp và công suất 3W vùng phần ba giữa Biến số Nhóm Số lượng Trung bình hạng Tổng hạng Giá trị p Chóp, laser 4W 10 14,45 144,50 Điểm Số Giữa, laser 3W 10 6,55 65,50 0,002 Bảng 5. Kiểm Định Mann-Whitney cho 2 nhóm dùng laser diode công suất 4W vùng phần ba chóp và công suất 5W vùng phần ba giữa Biến số Nhóm Số lượng Trung bình hạng Tổng hạng Giá trị p Chóp, laser 4W 10 14,45 144,50 0,002 Điểm Số Giữa, laser 5W 10 6,55 65,50 Tương tự như vậy, các nhóm răng được sử dụng laser diode công suất 3W và 4W có điểm số lớp mùn ở vùng phần ba giữa ống tủy thấp hơn rõ rệt so với điểm số lớp mùn ở vùng phần ba chóp ống tủy của nhóm răng được sử dụng laser diode công suất 5W. Như vậy, laser diode công suất 3W và 4W giúp làm sạch vùng phần ba giữa ống tủy chân răng hơn so với tác dụng làm sạch của laser diode công suất 5W ở vùng phần ba chóp ống tủy chân răng (Bảng 6, 7). Bảng 6. Kiểm Định Mann-Whitney cho 2 nhóm dùng laser diode công suất 5W vùng phần ba chóp và công suất 3W vùng phần ba giữa Biến số Nhóm Số lượng Trung bình hạng Tổng hạng Giá trị p Chóp, laser 5W 10 14,05 140,50 0,005 Điểm Số Giữa, laser 3W 10 6,95 69,50 Bảng 7. Kiểm Định Mann-Whitney cho 2 nhóm dùng laser diode công suất 5W vùng phần ba chóp và công suất 4W vùng phần ba giữa Biến số Nhóm Số lượng Trung bình hạng Tổng hạng Giá trị p Chóp, laser 5W 10 14,05 140,50 0,005 Điểm Số Giữa, laser 3W 10 6,95 69,50 Phân tích định tính Ở mức công suất cao 5W, tần số 100Hz, laser diode tạo ra các khối cầu ngà, ngà kết tinh lại, dạng bong bóng sôi vỡ như trong hình (Hình 5). Hình 5. Bề mặt ngà vách ống tủy chân răng vùng phần ba giữa, laser diode công suất 5W. Ngà kết tinh lại (vòng tròn trắng), Khối ngà hình cầu (mũi tên trắng), Dạng bong bóng sôi vỡ (mũi tên đen) Hình 6. Các vết nứt trên bề mặt ngà vách ống tủy chân răng ở vùng phần ba chóp, laser diode công suất 3W Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 141 Hình 7. Các vết nứt trên bề mặt ngà vách ống tủy chân răng vùng phần ba chóp, laser diode công suất 4W Hình 8. Các vết nứt trên bề mặt ngà vách ống tủy chân răng vùng phần ba chóp, laser diode công suất 5W Ở các mức công suất còn lại 3W và 4W, laser diode không tạo ra các thay đổi rõ rệt trên bề mặt ngà vách ống tủy chân răng. Sử dụng laser diode ở các mức công suất khác nhau tạo nên những vết nứt trên bề mặt ngà vách ống tủy chân răng (Hình 6, 7, 8). BÀN LUẬN Lớp mùn dường như trải qua một quá trình trước khi kết dính, đặc trưng bởi một lớp khuôn hữu cơ biến đổi với dạng vô định hình. Theo Santos (2005)(10), nhiệt lượng tích tụ trong mô nhận năng lượng laser làm khô và co bề mặt, góp phần tạo thành các rãnh nứt trên bề mặt ngà vách ống tủy chân răng. Khi công suất của laser tăng lên đến 5W, bề mặt ngà răng có nhiều vùng kết tinh lại (chảy ra rồi kết tinh lại) bộc lộ một phần các ống ngà. Quá trình kết tinh lại này là do quá trình nguội bề mặt ngà nhanh chóng và quá trình này làm thay đổi cấu trúc hydroxyapatite như hình thành tricalcium phosphate và các pha nhiệt độ cao khác của hydroxyapatite – Moriyama (2004)(9). Marchesan (2008) cũng đã nghiên cứu khả năng làm thay đổi lớp mùn, bề mặt ngà vách ống tủy chân răng của laser diode bước sóng 980 nm công suất 1,5W và 3W tần số 100Hz với kiểu chiếu laser song song và vuông góc với bề mặt ngà vách ống tủy chân răng(7). Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở mức công suất 1,5W tần số 100Hz, chiếu song song với vách ống tủy, laser diode chưa tạo ra được những thay đổi đáng kể trên bề mặt ngà vách ống tủy chân răng. Với công suất 1,5W phát liên tục và 3W tần số 100Hz, có sự biến đổi ở lớp khung hữu cơ dạng vô định hình cùng với sự hiện diện của một số lỗ ống ngà. Ở mức công suất 3W phát liên tục, laser diode làm xuất hiện rải rác dạng giống dung nham núi lửa trên bề mặt vách ngà với các ống ngà mở - Marchesan (2008)(7). Những thay đổi nhẹ trên bề mặt vách ngà được giải thích theo Schoop (2006): “Không giống như các loại laser có bước sóng dài hơn như laser Er:YAG và Er;Cr:YSGG, phát xạ của laser diode bước sóng 980 nm không được các mô cứng của răng hấp thu tốt vì vậy, năng lượng laser thường truyền qua, tán xạ, phân tán qua khỏi ngà răng”(11). Kết quả nghiên cứu của Marchesan (2008)(7) cũng cho thấy, hiệu quả của laser diode giảm rõ rệt khi sử dụng chiếu theo hướng song song khi so sánh với khi chiếu theo hướng vuông góc với bề mặt ngà vách ống tủy. Các tác giả cũng cho rằng, năng lượng laser phát ra hai bên bị hạn chế, phần lớn năng lượng laser truyền dọc theo trục dài của ống tủy do cách dẫn truyền ánh sáng laser bằng sợi quang thông thường vào bên trong ống tủy. Đến nay, vấn đề phát năng lượng laser theo hướng sang hai bên vẫn chưa được giải quyết triệt để và sản phẩm vẫn chưa được Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 142 thương mại hóa trong lĩnh vực nội nha. Shoji (2000) là một trong những người đầu tiên khởi xướng vấn đề phát năng lượng laser sang hai bên dùng trong nội nha(13). Thiết bị của Shoji có tác dụng tốt với laser Er:YAG sử dụng trong nghiên cứu năm 2000. Tuy nhiên, thiết bị chưa thương mại hóa được. Đến năm 2004, Stabholz cũng đã giới thiệu một thiết bị dẫn năng lượng laser vào trong ống tủy với rãnh chạy dọc theo chiều dài, giúp phân tán năng lượng laser sang bên(14). Thiết bị đã hoạt động tốt với laser Er:YAG, tuy nhiên vẫn chưa xuất hiện trên thị trường. Nghiên cứu của George (2009) trong việc cải tiến sợi quang thông thường bằng một phương pháp xử lý tương đối đơn giản, giúp sợi quang phát được năng lượng laser sang bên ở ngay tại đầu phát(2). Kết quả của nghiên cứu này rất có ích cho các nhà sản xuất trong việc ứng dụng các thiết bị laser trong điều trị nội nha trong cố gắng tiếp cận và đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào y khoa nói chung và nha khoa nói riêng, đặc biệt là lĩnh vực chuyên ngành hẹp nội nha. Trong những nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi hy vọng, việc sử dụng kết quả nghiên cứu của George (2009)(2) sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng của việc điều trị nội nha bằng laser diode nói riêng và các loại laser khác nói chung. Alfredo (2008)(1) nhấn mạnh tầm quan trọng của kết quả làm thay đổi bề mặt ngà răng trong nghiên cứu của chính các tác giả. Các tác giả cho rằng, những sự thay đổi trên bề mặt ngà răng có thể cản trở hoạt động của các vật liệu sử dụng trong nội nha. Những vùng ngà kết tinh lại do nóng chảy có thể làm thay đổi tính thấm bề mặt ngà và làm giảm khả năng dán dính của các vật liệu trám bít. Mặt khác, việc lớp mùn bị loại bỏ và bộc lộ các ống ngà có thể giúp tăng cường hiệu quả kháng khuẩn của các loại thuốc đặt trong ống tủy và giúp vật liệu nội nha tương hợp tốt hơn với vách ống tủy chân răng – Alfredo (2008)(1). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Wang (2005)(15) và Alfredo (2008)(1) về các thay đổi bề mặt ngà sau khi chiếu laser diode bước sóng 980 nm như các vết nứt và các vùng ngà kết tinh lại. Wang (2005)(15) sử dụng laser diode công suất 5W trong vòng 7 giây trên bề mặt ngà vách ống tủy chân răng được bơm rửa bằng 5% NaOCl và 3% H2O2. Wang (2005) cho thấy, trong nghiên cứu của mình, các ống ngà được bộc lộ rõ sau khi xử lý bằng các dung dịch bơm rửa và sử dụng laser diode bước sóng 980 nm, công suất 5W(15). Alfredo (2008)(1) dùng laser diode bước sóng 980 nm, công suất 1,5W, 3W chế độ phát xung và liên tục cho thấy, laser diode làm thay đổi cấu trúc bề mặt ngà răng như tạo ra các vết nứt trên bề mặt ngà ở nhóm chỉ dùng dung dịch 1% NaOCl để bơm rửa, còn đối với nhóm dùng 17% EDTA thì laser tạo ra các bề mặt ngà nóng chảy rồi kết tinh lại. Các tác giả này cho rằng, sở dĩ có sự khác biệt về cấu trúc bề mặt ngà giữa hai nhóm sau khi sử dụng laser diode bước sóng 980 nm là do đặc tính bề mặt ngà giữa hai nhóm xử lý bằng 1% NaOCl và 17% EDTA khác nhau. Nhóm được xử lý bằng NaOCl có lớp mùn bao phủ trên bề mặt, dính nhẹ vào bề mặt và có thành phần vô cơ chiếm đa số hấp thu một phần năng lượng laser truyền đến để tạo ra những thay đổi trên bề mặt như những vết nứt. Ngược lại, đối với nhóm được xử lý bằng EDTA, năng lượng laser được phân bố và chuyển thành dạng nhiệt năng trực tiếp trong khuôn ngà có thành phần vô cơ thấp hơn do tác dụng của EDTA trước đó. Kết quả là đối với nhóm được xử lý trước bằng 17% EDTA, laser diode công suất 3W làm tan chảy ngà quanh ống và ngà gian ống, làm giảm số lượng và kích thước của các ống ngà(1). Moritz (1997) cho thấy laser diode bước sóng 809 nm có khả năng làm sạch ống tủy, làm chảy bề mặt ngà và đóng kín hoàn toàn các ống ngà mở(8). KẾT LUẬN Trong điều kiện của thử nghiệm này: Có sự khác biệt giữa các nhóm thử nghiệm về khả năng làm sạch lớp mùn của laser diode khi sử dụng ở những mức công suất 3W, 4W và 5W. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 143 Laser diode công suất 5W tạo ra những thay đổi bề mặt ngà vách ống tủy chân răng ở vùng phần ba giữa như các khối ngà kết tinh lại, các khối cầu ngà, các dạng bong bóng sôi vỡ. Laser diode ở các mức công suất 3W, 4W và 5W đều tạo ra các vết nứt trên bề mặt ngà vách ống tủy chân răng ở vùng phần ba chóp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alfredo E, Souza-Gabriel A, Correa-Silva S, Sousa-Neto M, Brugnera-Junior A, Silva-Souza Y (2008), “Morphological Alterations of Radicular Dentine Pretreated With Different Irrigating Solutions and Irradiated With 980-nm Diode Laser”, Microscopy Research and Technique; 00, pp. 000-000. 2. George R and Walsh JL. (2009) “Performance Assessment of Novel Side Firing Flexible Optical Fibers for Dental Applications”. Lasers in Surgery and Medicine 41:214–221. 3. George R, Rutley E, Walsh LJ (2008), “Evaluation of smear layer: A comparison of automated image analysis versus expert observers”, J Endod; 34(8), pp. 999-1002. 4. Hulsmann M, Rummelin C, Schafers F (1997), “Root Canal Cleanliness After Preparation with Different Endodontic Handpieces and Hand Instruments: A Comparative SEM Investigation”, J Endod; 23(5), pp. 301-306. 5. Jacobsson U. and Westergren A. (2005), “Statistical methods for assessing agreement for ordinal data”, Scand J Caring Sci; 19; 427–431. 6. Kimura Y, Wilder-Smith P, Matsumoto K (2000), “Lasers in endodontics: a review”, Int Endod J; 33, pp. 173-185. 7. Marchesan M, Brugnera-Junior A, Souza GA, Correa SS, Sousa NM (2008), “Ultrastructural Analysis of Root Canal Dentine Irradiated with 980-nm Diode Laser Energy at Different Parameters”, Photomed Laser Surg; 26(3), pp. 235-240. 8. Moritz A, Gutknecht N, Goharkhay K, Schoop U, Wernisch J, Sperr W (1997), “In vitro irradiation of infected root canals with a diode laser: Results of microbiological, infrared spectrometric and stain penetration examinations”, Quintessence Int; 28:205–209. 9. Moriyama EH, Zangaro RA, Villaverde AB. (2004), “Dentin evaluation after Nd:YAG laser irradiation using short and long pulses”, J Clin Laser Med Surg, 22:43–50. 10. Santos C, Sousa-Neto MD, Alfredo E, Guerisoli DMZ, Pecora JD, Lia RC (2005), “Morphologic evaluation of the radicular dentine irradiated with Nd:YAG laser under different parameters and angles of incidence”, Photomed Laser Surg; 23, pp. 590–595. 11. Schoop U, Kluger W, Dervisbegovic S, Goharkhay K, Wernisch J, Sperr W, Moritz A (2006), “Innovative wavelengths in endodontic treatment”, Lasers Surg Med; 38, pp. 624–630.. 12. Shahravan A., Haghdoost A., Adl A. et al. (2007), “Effect of Smear Layer on Sealing Ability of Canal Obturation: A Systematic Review and Meta-analysis”, J Endod; 33, pp. 96– 105. 13. Shoji S, Hariu H, Horiuchi H (2000), “Canal enlargement by Er:YAG laser using a cone-shaped irradiation tip”, J Endod; 26(8), pp. 454-458. 14. Stabholz A, Sahar-Helft S, Moshonov J (2004), “Lasers in endodontics”, Dent Clin N Am; 48, pp. 809-832. 15. Wang X, Sun Y, Kimura Y, Kinoshita JI, Ishizaki NT, Matsumoto K (2005), “Effects of diode laser irradiation on smear layer removal from root canal walls and apical leakage after obturation”, Photomed Laser Surg; 23, pp. 575–581.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_su_thay_doi_be_mat_nga_vach_ong_tuy_sau_khi_su_dung.pdf
Tài liệu liên quan