Tiếp tục cung cấp các luận cứ khoa
học về bản chất, xu hướng và tác động
hội nhập.
Tiếp tục làm rõ các nhân tố và cơ chế
tác động của quá trình gia nhập WTO đối
với các vấn đề lao động và xã hội; Làm
rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
- việc làm - thu nhập - nghèo đói tại cấp
doanh nghiệp và cấp ngành.
Xây dựng phương pháp và khuyến
nghị hệ thống chỉ số dự báo tác động của
WTO đối với việc làm, giá cả, thu nhập
và đời sống của người lao động trong bối
cảnh hội nhập
Giám sát biến động lao động của nền
kinh tế, phát hiện các nút cổ chai về nhu
cầu người nhân lực; Cung cấp các định
hướng và giải pháp đổi mới hệ thống đào
tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, công nhân
quyết định.
Tiến hành đánh giá hiệu quả của
chính sách đào tạo nguồn nhân lực đối
với phát triển kinh tế, chính sách chương
trình xóa đói giảm nghèo; đánh giá tác
động của các chính sách hỗ trợ lao động
dôi dư, tạo việc làm. đối với khả năng
tái hòa nhập của thị trường lao động.
Tiến hành phân tích và dự báo đều
đặn các chỉ số cơ bản về thị trường lao
động, gắn với các chỉ số kinh tế vĩ mô./.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác động 3 năm gia nhập WTO đến lao động và xã hội và các định hướng trong thời kỳ tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 22/Quý I- 2010
12
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 3 NĂM GIA NHẬP WTO
ĐẾN LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI VÀ CÁC ĐỊNH
HƯỚNG TRONG THỜI KỲ TỚI
TS. Nguyễn Thị Lan Hương - ThS. Nguyễn Thị Thu Hương
Viện Khoa học Lao động và Xã hội
ăm 2007 Việt nam chính
thức là thành viên thứ 150
của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO). Hội nhập đã tác động mạnh
mẽ đến tăng trưởng kinh tế và các lĩnh
vực lao động - xã hội của Việt Nam.
Phần 1: Tác động của hội nhập đến lao
động và xã hội thời kỳ 2007-2009
1. Lực lượng lao động
Thời kỳ 2007-2009 lực lượng lao
động vẫn tăng khá nhanh, bình quân mỗi
năm tăng gần 1,2 ngàn người (tuyệt đối),
cao hơn thời kỳ 5 năm trước1, tuy tốc độ
thấp hơn (2,59%/năm so với 2,66% của 5
năm trước).
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tiếp
tục xu hướng tăng, từ 70,27% năm 2006 lên
76,4% vào năm 2009, đặc biệt khu vực
nông thôn tỷ lệ tham gia lao động tăng 7
điểm phần trăm sau 3 năm, đạt 80,6% vào
năm 2009. Xu hướng trên phản ánh những
gì đã diễn ra trong thời kỳ 2007-2009. Theo
đó, sự gia tăng tham gia TTLĐ là một trong
những giải pháp đối phó với việc giảm thu
nhập do tác động của khủng hoảng kinh tế.
Hội nhập vẫn chưa tạo ra các tiền đề
đáng kể để chuyển dịch cơ cấu lao động
nông thôn. Trong 3 năm (2006-2009), tỷ
lệ dân cư nông thôn giảm nhẹ (từ mức
74,6% xuống còn 73,2%), tỷ lệ tham gia
1
Tại thời điểm điều tra 1/4/2009, cả nước có 49,1
triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao
động, chiếm 57,3% tổng dân số, bao gồm 47,6 triệu
người có việc làm và 1,5 triệu người thất nghiệp.
lao động nông thôn tăng lên một chút,
đạt 80,6% vào năm 20092. Tuy nhiên,
nhìn vào tỷ trọng của lao động nông
thôn/tổng số tăng lao động thời kỳ sau
2007, dự báo sẽ có sự biến chuyển lớn về
cơ cấu lực lượng lao động trong những
năm tiếp theo.
Phân bố lực lượng lao động theo
vùng có thách thức lớn3. Khu vực phía
nam (đặc biệt là vùng Đông nam bộ nơi
tập trung rất nhiều các khu công nghiệp
và khu chế xuất) có nguy cơ thiếu nguồn
lao động lâu dài (bao gồm cả kỹ năng và
không kỹ năng) do nguồn cung lao động
tại chỗ giảm và sự di chuyển của lao
động di cư trở lại nông thôn do tác động
khủng hoảng kinh tế trong năm 2008-
2009. Một trong những nguyên nhân là
do các mức tiền lương trong khu vực
phía nam thấp, không đủ sức hấp dẫn
người lao động. Tuy nhiên, các vùng đất
rộng tiếp tục chiếm tỷ trọng lao động
thấp4, phân bố lao động chưa tạo điều
kiện phát huy được lợi thế về đất đai, tạo
việc làm cho người lao động, tạo ra sự
dịch chuyển lao động ra thành thị để tìm
kiếm các cơ hội việc làm và thu nhập.
2
Sự gia tăng tham gia thị trường lao động, theo
nhiều nhà kinh tế là một trong những giải pháp đối
phó với việc giảm thu nhập do tác động của khủng
hoảng kinh tế.
3
Năm 2009, số liệu Tổng điều tra dân số; Số liệu
các năm trước từ điều tra LĐVL, MOLISA và GSO
4
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm
13,8% lực lượng lao động, Tây Nguyên chiếm
5,8% lực lượng lao động.
N
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 22/Quý I- 2010
13
Trình độ chuyên môn kỹ thuật được
cải thiện một bước. Năm 2006, tỷ lệ lao
động qua đào tạo là 31,9%, đến năm
2007, tỷ lệ này là 34,75%5. Đặc biệt, tỷ
lệ lao động có trình độ đào tạo từ cao
đẳng, đại học trở lên đã tăng nhẹ, từ
5,74% năm 2006 lên 6,84% năm 20096.
Nhìn chung, các diễn biến của 3 năm sau
khi gia nhập WTO càng khẳng định một
thách thức lớn về chất lượng nguồn nh
...
2. Việc làm
Trong mấy năm đầu gia nhập WTO,
đã tạo thêm việc làm mới dù chưa đạt
được kết quả mong đợi. Thời kỳ 2001-
2006, bình quân mỗi năm tăng trên 1,03
triệu việc làm, thời kỳ 3 năm hội nhập
mức tăng chỉ đạt 1,25 triệu một năm7.
Tốc độ tăng bình quân tương ứng là
1,86% và 1,82%. Đáng chú ý, trong năm
2009, do tác đông của khủng hoảng kinh
tế, mức tăng việc làm khá thấp, chỉ đạt
375 ngàn, so với 1,13 triệu năm 20088.
Chất lượng tăng trưởng từng bước
được cải thiện9, tuy nhiên khả năng tạo
5
Theo số của MOLISA đến năm năm 2006, tỷ lệ
lao động qua đào tạo là 31,9%, tăng lên 34,75%
vào năm 2007. Từ năm 2007, điều tra LĐVL do
GSO thực hiện, thì tỷ lệ lao động qua đào tạo lại
thấp đi, chỉ có 25% lao động có CMKT vào năm
2007. Một trong các nguyên nhân là định nghĩa và
cách phân tổ không thống nhất giữa 2 cơ quan này.
6
Điều
hội nhập, trong thời kỳ đầu hội nhập, nguồn lao
động kỹ thuật sẽ tăng lên nhanh chóng. Lao động
kỹ thuật cũng có những biến đổi,
7
Đây là số liệu mức tăng tuyệt đối của kinh tế thị
trường
8
Số liệu điều tra dân số 2009.
9
Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) tăng 22,6%
thời kỳ 1998-2002 lên 28,2% giai đoạn 2003 đến
nay nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu
vực. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng của của
việc làm chưa cao và có xu hư ng
giảm10, đặc biệt thấp so với các nước
khác trong khu vực11, hiệu suất tạo thêm
việc làm của nền kinh tế cũng có xu
hướng giảm12.
Mặc dù trên thị trường sức ép bố trí
việc làm vẫn còn cao, cầu thị trường lao
động có xu hướng giảm đi. Thời kỳ
2006-2009, tốc độ tăng lao động giảm từ
1,86% xuống 1,82% một năm. Trong
năm 2009, do khủng hoảng kinh tế, mức
tăng việc làm khá thấp, chỉ đạt 375 ngàn,
so với 1,13 triệu năm 200813. Thời kỳ
2007-2009, lao động nông thôn có bước
đột phá quan trọng, mỗi năm chỉ tăng
166 ngàn người so với mức 761 ngàn
một năm thời kỳ 2001-200614, đạt điểm
uốn thứ nhất (giảm số lượng việc làm cả
tuyệt đối và tương đối vào năm 2010).
Cơ cấu lao động theo 3 ngành kinh tế
chính tiếp tục ổn định15. Cho đến năm
Thái Lan và Đài Loan là khoảng 35-36%, của các
nước phát triển dao động trong khoảng 60-75%.
10
Hệ số co giãn việc làm theo GDP trong thời kỳ
2001-2007 ngày càng giảm, từ 0,37 năm 2001
xuống 0,23 năm 2007. Tuy nhiên thời kỳ 2008-
2009, hệ số này không tuân theo qui luật bình
thường. Do tốc độ tăng GDP giảm rất nhanh, hệ số
co giãn việc làm theo GDP năm 2008 là 0,46 và
năm 2009 là 0,47.
11
Theo Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Đề tài
cấp Bộ, Mã số CB2007-01-02, 2009: “Hệ số co
giãn việc làm trong thời kỳ 2000-2004 ở
Bangladesh là 0,82, ở Nepal là 0,76 và ở Pakistan
là 0,71; hay ở Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan
trong những năm 70 và 80 và Indonesia trong
những năm đầu 90 luôn duy trì trong khoảng 0,7
đến 0,8”.
12
Đây là kết quả của chính sách chuyển đổi mục
đích sử dụng đất nông nghiệp phục vụ chương trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển các khu
công nghiệp, khu chế xuất
13
Số liệu điều tra dân số 2009.
14
Năm 2008, việc làm nông thôn tăng 241 ngàn,
chiếm 22,1% số việc làm tăng thêm của cả nước,
mức tăng thêm năm 2009 rất thấp, chỉ đạt 90,0
ngàn, chiếm 24,2% việc làm tăng thêm.
15
Đến năm 2008, chuyển dịch cơ cấu lao động khá
thuận lợi. Lao động nông nghiệp đã giảm từ 54,7%
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 22/Quý I- 2010
14
2008, chuyển dịch cơ cấu lao động khá
thuận lợi. Lao động nông nghiệp đã giảm
từ 54,7% vào năm 2006, xuống 47,72%
vào năm 2008. Tuy nhiên, do tác động
của khủng hoảng kinh tế, năm 2009, tỷ lệ
lao động trong nông nghiệp tăng mạnh
trở lại, do tác động của việc cắt giảm lao
động rất mạnh của ngành công nghiệp
và xây dựng, và một phần của ngành
dịch vụ.
Theo nhóm nghề, gia nhập WTO mang
lại cơ hội cho nghề yêu cầu kỹ năng, đặc
biệt là lao động quản lý, dịch vụ và lao
động kỹ thuật. Năm 2009, các nghề lao
động giản đơn chỉ còn chiếm trên 40% lực
lượng lao động16, tuy nhiên, cung đào tạo
không theo kịp cầu đào tạo17.
Khu vực FDI đã dần thay thế khu vực
nhà nước trong tạo việc làm có chất
lượng kỹ thuật. Lộ trình cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước và các cam kết
của chính phủ, khiến cho số lượng doanh
nghiệp nhà nước bị thu hẹp lại18. Cùng
với dòng vốn chảy vào, khu vực đầu tư
nước ngoài có những đóng góp rất đáng
kể cho việc tạo việc làm. Tốc độ tăng
vào năm 2006, xuống 47,72% vào năm 2008, và
tăng lên trên 53% vào năm 2009 (tổng điều tra dân
số).
16
Nhóm nghề tăng nhanh thuộc nhóm kỹ thuật bậc
cao và bậc trung. Việc tiếp tục duy trì nhập siêu
yêu cầu có lao động kỹ thuật tương ứng. Xuất nhập
khẩu nông nghiệp tăng cũng làm gia tăng nhu cầu
nhóm nghề có lao động kỹ thuật bậc trung. Đặc
biệt, với việc mở cửa các ngành dịch vụ cá nhân
ngân hàng, bảo hiểm.. tỷ trọng của nhóm nhân viên
làm các nghề này đã tăng lên nhanh chóng.
17
Điều này hoàn toàn phù hợp với giả định về tác
động của hội nhập lên tiền lương khi nguồn cung
lao động kỹ thuật của quốc gia bị thiếu trong thời
kỳ ngắn hạn.
18
Số lượng lao động làm việc trong khu vực nhà
nước đã giảm tuyệt đối về số lượng kể từ năm
2009, từ 4,84 triệu người vào năm 2006 xuống còn
4,57 triệu người vào năm 2009. Kết quả, tỷ trọng
việc làm trong khu vực nhà nước có xu hướng thu
hẹp từ khi vào WTO, giảm từ 10,56% năm 2006
xuống còn 9,6% năm 2009.
việc làm của khu vực FDI rất cao, sau
khi vào WTO còn cao hơn (từ 13,98%
thời kỳ 2000-2006 lên mức 16,4% thời
kỳ hội nhập. Sự có mặt của khu vực này
đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao
động từ nông thôn ra thành thị, đặc biệt
là vào các khu chế xuất, khu công nghiệp
lớn. chiếm 3,4% trong tổng số việc làm
năm 2009.
Khu vực kinh tế tư nhân, tăng rất
chậm, đặc biệt nếu so với tốc độ tăng
trưởng kinh tế của khu vực này. Sau gần
10 năm, số lượng lao động làm việc
trong khu vực này không tăng lên đáng
kể, chỉ chiếm khoảng 6-8% việc làm. Dù
năm 2007 khu vực này phát triển nhanh
với gần 1 triệu việc làm mới được tạo ra,
tuy nhiên khủng hoảng tài chính năm
2008 đã khiến cho lao động bị giảm và
bước đầu phục hồi vào năm 2009. Do
đặc điểm nhỏ bé, khu vực kinh tế tư nhân
của Việt nam đặc biệt nhạy cảm với các
biến động bên ngoài.
Khu vực kinh tế phi chính thức, bao
gồm hộ gia đình không trả lương và tự
làm, vẫn chiếm một tỷ lệ rất cao và vẫn
tiếp tục tăng sau khi vào WTO, mặc dù
tăng chậm đi (1,31%/năm thời kỳ 2006-
2009 so với mức 2,46%/năm thời kỳ
2003-2006). Đặc biệt, khủng hoảng thời
gian qua cho thấy, đây chính là chỗ đệm
cho lao động trong khu vực chính thức,
làm tỷ lệ thất nghiệp của Việt nam chỉ
tăng rất chậm. Đến năm 2009, đa số lao
động (trên 80%) vẫn làm việc trong khu
vực này.
Tỷ trọng việc làm của lao động nữ
trong lực lượng lao động có xu hướng
giảm dần, phản ánh mô xu thế sinh của
Việt nam với tỷ lệ trẻ em gái giảm dần.
Năm 2009, cả nước có 22,876 ngàn lao
động nữ, chiếm 48%19. Tốc độ tăng việc
19
TCTK: Kết quả tổng điều tra dân số
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 22/Quý I- 2010
15
làm của nữ khá thấp và thấp hơn rất
nhiều so với trước khi hội nhập20.
Lao động nữ vẫn chiếm ưu thế trong
các nghề đơn giản21. Tỷ lệ lao động nữ
giảm dần theo nhóm nghề và đạt mức
thấp nhất ở nhóm lãnh đạo. Cơ hội việc
làm cho lao động nữ trong khu vực đầu
tư nước ngoài khá lớn, cho thấy khả năng
mở rộng việc làm cũng như tăng thu
nhập của phụ nữ tốt hơn so với nam giới.
3. Tiền lương và thu nhập22
Mặc dù có những biến động rất lớn
về kinh tế và việc làm thời kỳ 2007-
2009, mức sống của người dân ở cả nông
thôn và thành thị được cải thiện23. Thu
nhập bình quân lao động thời kỳ 2006-
2008 tăng rất nhanh (21,9%/năm so với
mức 11,2% thời kỳ 2002-2006), mặc dù
giảm nhẹ vào năm 200924. Tuy nhiên, do
tốc độ lạm phát khá cao, nên thu nhập
thực tế của người lao động được cải thiện
một phần, đặc biệt của nhóm lao động
làm công ăn lương
20
Số liệu chưa tin cậy, mặc dù từ tổng điều tra dân
số, 2009.
21
Có đến 44% làm các nghề giản đơn (so với
36,9% của nam giới)
22
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hội nhập tạo điều
kiện doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật dẫn đến tăng
tiền lương bình quân. Tuy nhiªn, do hệ thống đào
tạo kém linh hoạt, không có khả năng đáp ứng nhu
cầu lao động kỹ năng tăng nhanh, do vậy sẽ làm gia
tăng sự chênh lệch tiền lương giữa lao động có kỹ
năng và không có kỹ năng. Ngoài ra sự kém linh
hoạt của thị trường lao động sẽ dẫn đến gia tăng
tiền lương giữa các ngành, nghề, khu vực.
23
Nguyên nhân bao gồm: Các điều chỉnh tiền
lương tối thiểu (từ 180.000 đồng vào cuối năm
2000 lên 350 ngàn đồng năm 2005, 450 ngàn đồng
năm 2006, 630 ngàn đồng năm 2007) cũng như
việc triển khai các chương trình phát triển nông
nghiệp và nông thôn, chương trình tạo việc làm và
xóa đói giảm nghèo.
24
Thời kỳ 2002-2006, tốc độ tăng giá tiêu dùng/
năm đạt thấp (6%), so với năm 2007 (12,63%), năm
2008 (23%) và năm 2009 (9,5%).
.
12,6%. Mức độ chênh
lệch tiền lương tuyệt đối, tiền lương giữa
nhóm cao nhất (lao động quản lý) và lao
động phổ thông có xu hướng gia tăng25,
phản ánh sự thiếu hụt lao động có kỹ
năng của Việt nam, đặc biệt lao động
quản lý, chuyên gia cao cấp và công
nhân kỹ thuật.
Khoảng cách giới về tiền lương thu
hẹp đáng kể, tuy nhiên phụ nữ vẫn thu
nhập khá thấp.
CMKT cao hơn.
Khu vực nhà nước có mức tăng tiền
lương nhanh. Mức tiền lương của lao
động khu vực kinh tế tập thể và doanh
nghiệp nhà nước tăng cao, đạt mức
tương ứng 33,3%/năm và 23,3%/năm.
Khu vực tăng thấp nhất là FDI, phản ánh
một phần nguyên nhân đình công trong
khu vực này26.
25
2,16 lần năm 2002, giảm xuống còn 1,96 lần năm
2004 và tăng nhanh lên 2,3 lần năm 2006. Trong
đó, tiền lương của CNKT vẫn tăng với tốc độ cao
nhất, tiếp đó là nhóm quản lý và chuyên gia cao
cấp. Nhóm lao động phổ thông chỉ tăng mức
17%/năm. Kết quả, khoảng cách tiền lương giữa
các nhóm nghề có xu hướng gia tăng. Tiền lương
của nhóm lao động quản lý, chuyên gia cao cấp có
mức thu nhập bình quân gấp 2,7 lần so với nhóm
lao động phổ thông.
26
Về giá trị tuyệt đối, đến năm 2008, doanh nghiệp
nhà nước đã vượt khu vực FDI, đạt mức gần 2,2
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 22/Quý I- 2010
16
Thu nhập của lao động trong nông,
lâm nghiệp bị tụt hậu. Lao động ngành
nông, lâm nghiệp có thu nhập thấp nhất
và ngày càng có bị tụt hậu27 (ngoại trừ
ngành ngư nghiệp có mức thu nhập khá
và tốc độ tăng cũng khá cao). Các ngành
xã hội (giáo dục và y tế, quản lý nhà
nước, hoạt động xã hội..) có mức tăng
thấp so với các ngành sản xuất, chế tạo,
xây dựng.
4. Thất nghiệp28
4.1. Qui mô và thành phần người bị
thất nghiệp
Năm 2007, ngay sau khi gia nhập
WTO, số lượng người thất nghiệp là
1,031 ngàn, giảm 155 ngàn người so với
năm 2006. Tuy nhiên, trong các năm tiếp
theo, số lượng người thất nghiệp đã gia
tăng nhanh chóng: tăng thêm 59 ngàn
người (2008), thêm 420 ngàn/người
(2009). Tổng số có 1.509 ngàn người thất
nghiệp29. Số người bị mất việc chủ yếu
thuộc các doanh nghiệp làm hàng xuất
triệu/lao động/tháng, tăng 9,3 lần so với năm 2006.
Mức độ chêch lệch của tiền lương giữa khu vực này
với lao động làm việc hộ gia đình có xu hướng gia
tăng, đạt 1,82 lần.
27
Đến năm 2006, ngành có mức thu nhập cao nhất
(mỏ và khai thác) có mức thu nhập gấp 2,43 lần so
với lao động ngành nông, lâm ngư. Sau khi hội
nhập, thu nhập của ngành này tăng lên 2,91 lần.
28
Kết quả của các nước đi trước cho thấy, hội nhập
WTO có thể vừa làm mất việc làm vừa tạo ra việc
làm. Trong giai đoạn cải cách kinh tế, tốc độ mất
việc làm thường cao hơn so với tốc độ tạo việc làm,
vì vậy, sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Hơn nữa, việc
mở cửa tham gia vào thị trường quốc tế có thể làm
tăng mức độ các biến động kinh tế vĩ mô. Những
bất ổn về tỷ giá, và các luồng vốn đầu tư làm tăng tỉ
lệ thất nghiệp. Thậm chí nếu tỉ lệ thất nghiệp trung
bình không thay đổi trong suốt cả chu kỳ kinh
doanh thì tỉ lệ thay đổi nhân viên có thể tăng và
cùng với nó là cảm giác không bảo đảm về kinh tế.
Thanh niên rất dễ rơi vào vòng thất nghiệp do bản
thân họ không có kinh nghiệm và trình độ đào tạo
thấp.
29
Kết quả này phù hợp với dự báo của một số nhà
kinh tế năm 2008
khẩu như may, mặc, giày da, hàng thủ
công mỹ nghệ.
Thời kỳ 2007-2009, số người bị thất
nghiệp tăng 160 ngàn người, Năm đầu
tiên của hội nhập có tác động tốt đối với
phụ nữ khi số lao động nữ, số bị thất
nghiệp giảm trên 66,5 triệu người. Tuy
nhiên, trong thời kỳ 2008-2009, số lao
động nữ bị thất nghiệp tăng lên rất
nhanh, tăng trên 52 ngàn người năm
2008 và khoảng 56 ngàn người năm
2009. Nguyên nhân do lao động nữ
chiếm tỷ lệ cao trong các doanh nghiệp
xuất khẩu cao, bị tác động nhiều của
khủng hoảng kinh tế .
Đáng chú ý là số lượng lao động
nông thôn bị thất nghiệp đã tăng rất
nhanh, từ mức 47,7% năm 2006 lên đến
58% năm 2009; đặc biệt sau thời kỳ gia
nhập WTO do các tác động đồng thời
của việc giảm đất canh tác và mất việc
làm do tác động của khủng hoảng kinh
tế30 cũng như các khó khăn của lao động
nông thôn khi tìm việc làm tại hoặc tại
đô thị do trình độ tay nghề kém.
Thanh niên chiếm tỷ lệ cao trong số
những người thất nghiệp31. Đây là một
bài toán rất khó giải, đặc biệt đối với
nhóm thanh niên nông thôn không có
trình độ đào tạo.
Có tới trên 1/3 số người thất nghiệp
có trình độ từ trung học phổ thông trở
30
Xu hướng một bộ phận lao động bị mất việc làm
trong các nhà máy xí nghiệp đành quay về chia sẻ
việc làm trong nông nghiệp xuất hiện từ năm 2008,
song có xu hướng tăng lên trong năm 2009. Mặc
dù có thể đây chỉ là hiện tượng tạm thời, song sự
dồn nén lao động trong khu vực nông nghiệp đang
đặt ra nhiều vấn đề xã hội khác như thiếu việc làm
và nghèo đói.
31
Năm 2009, trong hơn 1,5 triệu lao động thất
nghiệp, số người thất nghiệp trẻ tuổi (từ 15-29 tuổi)
chiếm một nửa (49,3%), so với tỷ trong 37,5% của
nhóm dân số từ 15-29 trong tổng lực lượng lao
động cả nước.
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 22/Quý I- 2010
17
lên, cho thấy vấn đề quan trọng của kết
nối giữa giáo dục và việc làm. Tại Việt
Nam, xu hướng gần đây cho thấy, thanh
niên có trình độ học vấn càng cao thì
càng có xu hướng tìm một công việc phù
hợp càng nhiều, đặc biệt đối với những
người tốt nghiệp đại học.
4.2. Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước
có xu hướng tăng, đặc biệt là sau khi hội
nhập, đạt mức 2,91% vào năm 200932. Tỷ
lệ thất nghiệp của khu vực nông thôn tăng
lên rất nhanh, từ 1,49% năm 2006 lên đến
2,25% năm 2009, là những thách thức rất
lớn đối với bố trí việc làm cho lao động
nông thôn trong thời kỳ tiếp theo.
Tỷ lệ thất nghiệp chung của nữ cũng
tăng nhanh, từ 2,19% năm 2006 lên
2,93% năm 2009.
5. Nghèo đói và dễ bị tổn thương33
Số liệu thống kê cho thấy, thu nhập
bình quân đầu người đã tăng từ 416 USD
năm 2001 lên 1064 USD vào năm 2009,
cho thấy kinh tế Việt nam đã hướng vào
người nghèo34. Kết quả, tỷ lệ dân số sống
trong nghèo đói đã giảm từ 17,22% năm
2006, xuống còn 11,3% năm 200935 (đạt
kế hoạch Quốc hội, Chính phủ giao),
trong đó: Đông Bắc bộ 16,62%; Tây Bắc
bộ 24,75%; Đồng bằng Sông Hồng
32
Điều này hoàn toàn phù hợp với các dự báo về
tác động tiêu cực của quá trình gia nhập WTO và
phản ánh những biến động của thị trường lao động
trong năm 2009, khi có số lượng lớn người lao
động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế
xuất bị mất việc làm.
33
Tự do hóa thương mại tác động trực tiếp đến
nghèo đói thông qua 3 kênh khác nhau: a) thay đổi
giá hàng hóa và dịch vụ; b) ảnh hưởng đến lợi
nhuận và do đó tác động đến tiền lương và việc
làm; c) thay đổi vị thế tài khóa của chính phủ.
34
BCHTW Đảng, Báo cáo tổng kết tình hình kinh
tế xã hội 10 năm (2001-2010), 2010
35
Số liệu của Bộ LĐTBXH. Số liệu của TCTK có
chênh một chút song xu thế tương tự
6,46%; Bắc Trung bộ 18,08%; Duyên hải
Miền Trung 11,99%; Tây Nguyên
13,34%; Đông Nam bộ 3,59%; Đồng
bằng sông Cửu Long 8,7% .
Tình trạng dễ bị tổn thương có xu
hướng tăng lên. Theo dự kiến, gia nhập
WTO sẽ tăng cường cơ hội, song mở
rộng sự khác
36
D
bi
-
.
Đô thị hóa m
trư .
6. Quan hệ lao động
Tranh chấp và đình công có xu
hướng gia tăng mạnh trong thời gian kể
từ năm 2006, song đặc biệt tăng nhanh
trong 2 năm 2007 và 200837. Trong năm
2008, cả nước có 720 cuộc đình công,
gấp 4,7 lần so với năm 2005 và gấp hơn
10 lần so với năm 2000, chủ yếu trong
khu vực FDI và có xu hướng ng y một
36
ng , 2006
37
Nguồn số liệu đình công của Bộ LĐ-TB-XH,
năm 2000-2008.
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 22/Quý I- 2010
18
tăng. Tuy nhiên, đến năm 2009, thì số vụ
đình công giảm hẳn, chỉ còn 216 vụ.
Một trong những thách thức là tạo
lập môi trường lành mạnh, bảo vệ tốt
hơn cả lợi ích của người lao động và
người sử dụng lao động. Trong thực tế,
thoả ước tập thể không theo kịp với các
thay đổi nhanh chóng của thị trường lao
động. Các tổ chức công đoàn cơ sở gặp
nhiều khó khăn trong việc bảo đảm các
quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là
vấn đề thỏa thuận c c mức tiền lương và
các điều kiện lao động. Cơ chế thoả
thuận tiền lương, 2 bên tại cấp doanh
nghiệp và ngành, 3 bên cấp vĩ mô chưa
được hình thành (mặc dù đã có quyết
định của Chính phủ thành lập Uỷ ban 3
bên về quan hệ lao động đặt tại Bộ
LĐTBXH từ năm 2008)
Phần II: Tiếp tục nâng cao hiệu quả
của hội nhập và giảm thiểu các tác
động tiêu cực về lao động và xã hội
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, việc
tham gia sâu vào hội nhập kinh tế và quốc
tế trong thời gian qua đã tạo điều kiện để
Việt nam đạt được những thành thành quá
kinh tế và xã hội trong thời kỳ trước khi
hội nhập, và điều này tạo điều kiện cho các
quốc gia tăng trưởng cao hơn, thực hiện
các chính sách và mục tiêu xã hội tốt hơn.
Mở cửa càng cao, cơ hội càng lớn để giải
quyết các vấn đề kinh tế xã hội đối với các
nước đang phát triển.
Tuy nhiên, do tác động của khủng
hoảng kinh tế năm 2008 và 2009, các kết
quả khá mong manh, và đòi hỏi vào khả
năng của chính phủ trong việc đồng thời
tiếp tục cải cách thể chế kinh tế, xã hội,
cũng như nâng cao năng lực nhận biết và
thích ứng của các quốc gia.
Hơn nữa, Việt nam sẽ có nguy cơ cao
rơi vào “bẫy chi phí lao động thấp”, và ở
thứ bậc thấp trong chuỗi giá trị gia tăng
toàn cầu nếu tiếp tục phát triển dựa vào
xuất khẩu tập trung vào một số sản phẩm
của các ngành với trình độ công nghệ sử
dụng nhiều lao động, trình độ chuyên
môn kỹ thuật thấp.
1. Tiếp tục cải thiện thể chế thị
trường nói chung và hoàn thiện các
khung pháp lý thúc đẩy sự phát triển
của thị trường lao động, đặc biệt, các
chính sách về tiền lương, BHXH, hợp
đồng lao động...
Tiếp tục hoàn thiện các thể chế, chính
sách theo hướng tăng khả năng linh hoạt
của thị trường lao động; tiếp tục tập
trung phát triển thị trường lao động, hỗ
trợ chuyển dịch cơ cấu lao động nông
thôn sang các ngành, lĩnh vực có năng
suất cao hơn thông qua các chính sách
tạo việc làm, khuyến khích khả năng tạo
việc làm và việc làm tốt trong khu vực
FDI, khu vực ngoài nhà nước.
Tổ chức tốt các chương trình việc
làm tạm thời để hỗ trợ lao động bị mất
việc làm do khủng hoảng kinh tế, hoặc
mất việc làm hàng loạt.
Các chính sách hỗ trợ/khuyến khích
các ngành sử dụng nhiều lao động, đặc
biệt lao động kỹ năng thấp. Hỗ trợ kịp
thời cho các ngành sử dụng nhiều lao
động nữ, lao động di cư đến các khu
công nghiệp, khu chế xuất; hỗ trợ người
dân nông thôn di chuyển tìm việc làm,
xuất khẩu lao động và di chuyển thể
nhân tìm việc làm.
Điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo
mức tăng giá cả. Phấn đấu hội nhập tiền
lương tối thiểu giữa 2 khu vực trong
nước và nước ngoài vào năm 2020. Cải
thiện cơ bản quan hệ phân phối, đặc biệt
chính sách tiền lương trong khu vực nhà
nước và lao động có kỹ thuật cao.
2. Phát triển hệ thống thông tin về thị
trường lao động
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 22/Quý I- 2010
19
Tăng cường hệ thống đánh giá nhanh
nhu cầu TTLĐ làm căn c để đưa ra các
quyết định đào tạo; phát triển mạnh mẽ
hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm để
bảo đảm nối cung cầu lao động. Phát
triển hệ thống tư vấn hướng nghiệp để
nâng cao khả năng có việc làm cho lao
động trẻ, thực hiện thành công chính
sách phân luồng trong giáo dục.
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của
lao động Việt nam
Cần có các giải pháp chuyển dần từ
lợi thế lao động rẻ, sang lao động có
năng suất cao, điều kiện làm việc tốt hơn.
Tập trung nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực thông qua phát triển hệ thống
giáo dục phổ thông và đào tạo dạy nghề,
đặc biệt là nhân lực có kỹ năng cao trong
các ngành xuất, nhập khẩu, sản xuất,
dịch vụ mũi nhọn. Chú trọng hỗ trợ đào
tạo nghề cho nhóm lao động đặc thù: lao
động di cư, lao động làm việc trong nông
nghiệp, nông thôn bị mất đất, lao động
nghèo, thanh niên.
4. Nâng cao chính sách an sinh xã hội,
hỗ trợ kịp thời các nhóm yếu thế trên
thị trường lao động
Xây dựng hệ thống an sinh xã hội
toàn dân, nhiều tầng, linh hoạt và hiệu
quả. Phát triển các chương trình an sinh
xã hội đối với các đối tượng thu nhập
thấp, bị tác động tiêu cực.
Nâng cao tính an sinh việc làm, bảo
đảm các quyền lợi cơ bản của con người
trong cuộc sống và tại nơi làm việc. Bảo
vệ các nhóm yếu thế trong TTLĐ, đặc
biệt là nhóm nông dân bị mất đất, lao
động di cư, lao động nữ, người nghèo,
người tàn tật. Hỗ trợ người lao động tiếp
cận đến hệ thống an sinh xã hội.
Nâng cao hiệu quả sử dụng các quĩ
hỗ trợ dôi dư đối với lao động bị mất
việc làm trong khu vực nhà nước. Các
chính sách đào tạo và đào tạo lại cho lao
động bị dôi dư, lao động bị mất đất, mất
việc làm để tái hòa nhập vào thị trường
lao động.
5. Tiếp tục cung cấp các luận cứ khoa
học về bản chất, xu hướng và tác động
hội nhập.
Tiếp tục làm rõ các nhân tố và cơ chế
tác động của quá trình gia nhập WTO đối
với các vấn đề lao động và xã hội; Làm
rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
- việc làm - thu nhập - nghèo đói tại cấp
doanh nghiệp và cấp ngành.
Xây dựng phương pháp và khuyến
nghị hệ thống chỉ số dự báo tác động của
WTO đối với việc làm, giá cả, thu nhập
và đời sống của người lao động trong bối
cảnh hội nhập
Giám sát biến động lao động của nền
kinh tế, phát hiện các nút cổ chai về nhu
cầu người nhân lực; Cung cấp các định
hướng và giải pháp đổi mới hệ thống đào
tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, công nhân
quyết định.
Tiến hành đánh giá hiệu quả của
chính sách đào tạo nguồn nhân lực đối
với phát triển kinh tế, chính sách chương
trình xóa đói giảm nghèo; đánh giá tác
động của các chính sách hỗ trợ lao động
dôi dư, tạo việc làm... đối với khả năng
tái hòa nhập của thị trường lao động.
Tiến hành phân tích và dự báo đều
đặn các chỉ số cơ bản về thị trường lao
động, gắn với các chỉ số kinh tế vĩ mô./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tac_dong_3_nam_gia_nhap_wto_den_lao_dong_va_xa_hoi.pdf