Đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế 2012 đến việc làm và thất nghiệp

Kết luận Tăng trưởng thực sự có tác động đến việc làm và thất nghiệp, Tăng trưởng kinh tế năm 2012 thấp hơn so với kỳ vọng và so với tốc độ tăng trưởng chung của cả giai đoạn 2000-2001 và của giai đoạn 2008-2011 đã làm mất đi từ 225.000 đến 500.000 việc làm và làm tỷ lệ thất nghiệp thành thị tăng thêm từ 0,43 đến 0,9 điểm phần trăm, Các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, khuyến khích sản xuất cảu các doanh nghiệp trong nền kinh tế của Chính phủ trong năm 2012 đã có tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu của Bộ LĐ-TB-XH, mặc dù tăng trưởng kinh tế không đạt được như kế hoạch, nhưng nền kinh tế vẫn tạo ra được 1,34 triệu việc làm (đưa được hơn 800,000 người đi lao động nước ngoài), tỷ lệ thất nghiệp thành thị nằm trong tầm kiểm soát ở mức 3,25% (trong khi kế hoạch là dưới 4%), Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đi sâu phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế đến việc làm và thất nghiệp theo từng ngành kinh tế và cũng chưa phân tích những tác động đến thu nhập của người lao động. Những vấn đề này sẽ được xem xét trong các nghiên cứu sau./.

pdf13 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế 2012 đến việc làm và thất nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 61 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2012 ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP Ths. Bùi Thái Quyên Trung tâm Thông tin phân tích và dự báo chiến lược Tóm tắt: Kinh tế Việt Nam năm 2012 chưa khởi sắc được như mong đợi. Tuy nhiên, nền kinh tế có sự cải thiện tích cực, tốc độ tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. So với năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP giảm và thấp hơn so với kế hoạch (kế hoạch GDP tăng từ 6% - 6,5% nhưng thực tế GDP chỉ đạt 5,03%). Nguyên nhân do những động lực tăng trưởng truyền thống bao gồm: vốn, tiêu dùng và sản xuất khu vực công nghiệp và xây dựng đang sa sút, các nhân tố hỗ trợ tăng trưởng chưa đủ mạnh. GDP tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tác động đến doanh nghiệp, lao động, việc làm và đời sống người dân. Do vậy bài viết này sẽ đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến việc làm và thất nghiệp và lượng hóa những tác động này. Từ khóa: Tăng trưởng, việc làm, thất nghiệp,tác động. Summary: Vietnam's economy in 2012 has not prospered as expected. However, the economy has a positive improvement, higher growth quarter after quarter. Compared to 2011, the GDP growth rate decreased and lower than planned (planned GDP increased from 6% to 6.5%, but the real GDP was only 5.03%). The main causes was that the traditional growth drivers include: capital, consumption and production of industrial and construction sector was deteriorating, the support factors to growth was not strong enough. Lower GDP growth rate has negative impact on business, labor, employment and people's lives. Therefore, this article will assess the impact of economic growth on employment and unemployment, and to quantify these effects. Key Words: economic growth, employment, unemployment, impact. I. Tổng quan kinh tế vĩ mô năm 2012 Tăng trưởng kinh tế thấp nhưng có dấu hiệu được cải thiện Trong điều kiện đang tiến hành khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lại chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ sự đi xuống của kinh tế thế giới, Năm 2012 là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 10 năm liên tiếp. Nhưng nếu nhìn riêng từng quý trong năm 2012 thì Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 62 thấy quý sau tăng trưởng hơn quý trước. Điều này cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu tự chuyển biến, quý I quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%, kéo nền kinh tế tăng trưởng cả năm đạt 5,03%. Mặc dù năm 2012 tăng trưởng kinh tế không phải là ưu tiên số 1 trong mục tiêu phát triển KT-XH Việt Nam 2012, nhưng với mức tăng trưởng 5,03% là quá thấp so với mục tiêu đề ra (6% - 6,5%). Hình 1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 2012 theo giá so sánh 1994 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012. Nhìn một cách tổng thể, nền kinh tế của chúng ta tuy những tháng đầu năm có trầm lắng, nhưng từ tháng 9 bắt đầu ấm lại. Tổng cầu của nền kinh tế từ thời điểm này đã được cải thiện đáng kể so với 2 quý đầu năm với mức độ gia tăng khả quan hơn. Ở từng nhân tố của tổng cầu đều thể hiện sự cải thiện: vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá mạnh so với những tháng đầu năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ từ tháng 7 liên tục tăng; xuất nhập khẩu tiếp tục có chuyển biến tích cực. Tăng trưởng khu vực Nông – lâm – ngư nghiệp (NLNN) và dịch vụ (DV) vẫn được duy trì, tăng trưởng công nghiệp suy giảm mạnh. Tuy nhiên, khu vực NLNN không thể trở thành yếu tố thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế được Tăng trưởng khu vực NLNN tiếp tục đạt mức ổn định, tốc độ tăng trưởng khu vực NLNN năm 2012 đạt khoảng 2,72% Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 63 (thấp hơn mức 4% năm 2011 nhưng cao hơn mức trung bình 5 năm trước đó) là một nỗ lực trong điều kiện nền kinh tế chung gặp nhiều khó khăn như năm 2012. Tuy vậy, khu vực NLNN không thể trở thành yếu tố thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế được khi khu vự này chỉ đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng khu vực DV hiện đang có những bứt phá về tốc độ. Từ năm 2008 trở lại đây, tăng trưởng khu vực dịch vụ khá ổn định, tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung và khu vực CN- XD. Tuy trong năm 2012, mức tăng trưởng của khu vực DV đạt 6,42% (thấp hơn so với mức 6,99% năm 2011 và trung bình 5 năm trước đó), nhưng tốc độ này vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng chung. Với tỷ trọng trong GDP khá lớn (khoảng 42%, ước 2012), tăng trưởng khu vực DV đang là nhân tố có tác động tích cực đến tăng trưởng chung. Đóng góp vào tăng trưởng chung của khu vực dịch vụ trong năm 2011-2012 đã vượt 50%26 (cao hơn mức đóng góp 37,6% 26 Năm 2012, khu vực DV đóng góp 2,7 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP (tương ứng 53,6%); trong khi khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 1,89 điểm phần trăm (tương ứng 37,6%). Khu vực NLNN đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào tăng trưởng (tương ứng 8,8%). tương ứng của khu vực CN-XD) và trở thành khu vực có ảnh hưởng thúc đẩy mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam vài năm trở lại đây. Tình hình sản xuất khu vực CN-XD 2012 không suôn sẻ. Chỉ số sản xuất công nghiệp theo tháng liên tục sụt giảm kể từ đầu năm. Mức tăng trưởng khu vực CN-XD năm 2012 chỉ đạt 4,52%, thấp hơn mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Tỷ lệ tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong GDP giảm mạnh, vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước được đẩy mạnh Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 2012 giảm, đạt 989 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6 % so với 2011 và bằng 33,5% GDP. Đây là năm có tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây. Nguyên nhân do đa số các nguồn vốn có tỷ trọng cao đều suy giảm, trong đó giảm mạnh nhất là vốn đầu tư từ NSNN và vốn đầu tư của DNNN (ước thực hiện năm 2012 chỉ bằng bằng 96,7 và 91,5% so với năm 201127). 27 Nguồn: Báo cáo Chính phủ “Tình hình KT-XH năm 2012 và kế hoạch phát triển KT-XH năm 2013” tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, ngày 19/11/2012. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 64 Hình 2. Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011-2012 Nguồn: Tổng cục thống kê 2012 So với năm 2011, tổng vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước trong năm 2012 tăng 24,4%, cao hơn mức tăng 9,5% của khu vưc nhà nước và 1,36% của khu vực đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng xuất khẩu tốt, cán cân thương mại được cải thiện28. Trong điều kiện tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và nợ công Châu Âu, thị trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam bị thu hẹp, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước gặp khó khăn phải thu hẹp quy mô sản xuất nhưng tăng trưởng xuất 28 GSO, Xuất khẩu đạt 114,6 tỷ đô la tăng 18,3% so với 2011; nhập khẩu đạt 114,3 tỷ đô la, tăng 7,1% so với năm 2011 khẩu năm 2012 vẫn đạt 18,9% (vượt mức 13-14% kế hoạch đề ra). Trong đó khối doanh nghiệp FDI đóng góp tới 17,7 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Nhập khẩu cả năm đạt 114,3 tỷ đô la Mỹ tăng 7,1% so với năm 2011, thấp hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã góp phần cải thiện cán cân thương mại. Trong cả năm 2012, chỉ có 5 tháng là nhập siêu, các tháng còn lại là xuất siêu ở mức cao. Kết quả là, cả năm Việt Nam đã xuất siêu được 300 triệu đô la Mỹ. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 65 Hình 3. Thặng dư thương mại của Việt Nam 2012 Nguồn: Bộ Công thương và tổng cục thống kê Lạm phát được kiềm chế nhưng biến động thất thường Trong suốt những tháng đầu năm, với việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng theo tháng tăng ở mức thấp, thậm chí có giá trị âm trong tháng 6 và 7. Tuy nhiên, ngay khi có những động thái nhằm nới lỏng hơn nhằm trợ giúp sản xuất cũng như khi một số mặt hàng thiết yếu và dịch vụ công tăng giá (tháng 8), CPI lập tức tăng vọt trở lại (tháng 9) ở mức rất cao, 2,2%. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm, điều này thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá. Trong năm có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0,5%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 6,81% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011. Giảm mạnh so với 18,13% năm 2011 (và cũng thấp hơn mục tiêu đề ra là 9 – 9,5%). Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 66 Hình 4. CPI qua các tháng năm 2012 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012 Nguyên nhân CPI tăng thấp hơn năm trước và thấp hơn mục tiêu đề ra cho cả năm không phải do các yếu tố tích cực, như hiệu quả đầu tư cao hơn, năng suất lao động cao hơn, cung hàng hoá, dịch vụ tăng cao hơn, v.v. mà là do sự sụt giảm của tổng cầu, cả về đầu tư, sản xuất, tiêu dùng. Tỷ lệ đầu tư/GDP giảm mạnh từ 41,9% năm 2010 xuống 34,6% năm 2011 và còn 33,5% năm 2012. Sản xuất của doanh nghiệp, làng nghề, các cơ sở cá thể bị suy giảm do ngừng hoạt động, thu hẹp sản xuất kinh doanh. Dự báo cả năm có khoảng 50,000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Như vậy, chỉ trong hai năm có 100.000 doanh nghiệp dừng hoạt động, bằng một nửa số doanh nghiệp bỏ “cuộc chơi” trong suốt 20 năm qua, kể từ ngày có Luật Doanh nghiệp đến nay29. Tốc độ tăng tồn kho của công nghiệp chế biến chậm lại, nhưng vẫn còn cao, trong khi tồn kho cao lan rộng ra nhiều ngành, lĩnh vực, từ chứng khoán, bất động sản, kể cả ngân hàng thương mại và đã kéo khá dài. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng sau khi đã loại trừ yếu tố tăng giá đã bị suy giảm trong năm 2011, năm nay vẫn thấp chỉ bằng một nửa tốc độ tăng của 2010 trở về trước. Bên cạnh đó, là tác động từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ từ sau Nghị quyết 13 của Chính phủ. 29 05P0C5/doanh-nghiep-dong-cua-hai-nam-bang- nua-20-nam.htm Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 67 Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã kiểm soát tốt tốc độ lạm phát từng ở mức cao nhất tại châu Á vào năm 2011. II. Tổng quan thị trường lao động 2012 Dân số Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011. Trong đó, nam chiếm 49,47% tổng dân số cả nước (khoảng 43,92 triệu người), tăng 1,09%; dân số nữ chiếm 50,53% (khoảng 44,86 triệu người), tăng 1,04%. Trong tổng dân số cả nước, dân số khu vực thành thị là 28,81 triệu người (chiếm 32,45%), tăng 3,3% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 59,97 triệu người (chiếm 67,55%), tăng 0,02%. Lực lượng lao động Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu người, tăng 2,3% so với năm 2011, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,95 triệu người, tăng 0,87%, trong đó nam chiếm 53,3%; nữ chiếm 46,7%. Việc làm Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 là 51,69 triệu người, tăng 2,7% so với năm 2011. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,4% năm 2011 xuống 47,5% năm 2012; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 21,3% xuống 21,1%; khu vực dịch vụ tăng từ 30,3% lên 31,4%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 khu vực Nhà nước chiếm 10,4% tổng lực lượng lao động; khu vực Ngoài Nhà nước chiếm 86,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,3%30. Thất nghiệp và thiếu việc làm Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động năm 2012 là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42% (Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,22%; 3,60%; 1,60%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35% (Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,96%; 1,58%; 3,56%). Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng của năm 2011 nhưng tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012. Điều này cho thấy mức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nên người lao động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài mà chấp nhận làm những công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh31. 30 Nguồn: Tổng cục thống kê 31 Nguồn: Tổng cục thống kê Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 68 III. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và việc làm, thất nghiệp Tăng trưởng và thất nghiệp – Định luật Okun Khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng 2% thì tỉ lệ thất nghiệp thực tế sẽ cao hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên là 1% (P.A. Samuelson). Trong đó: Ut là tỷ lệ thất nghiệp tại thời điểm t; Un là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế; Yp là sản lượng tiềm năng của nền kinh tế; Yt là sản lượng của nền kinh tế tại thời điểm t. Nếu Yt Un : 1%. Nếu Yt Un : (x/2)%. Hoặc, khi tốc độ tăng của sản lượng thực tế cao hơn tốc độ tăng của sản lượng tiềm năng 2,5% thì thất nghiệp thực tế sẽ giảm bớt 1% (S. Fisher). Trong đó: gt là tốc độ tăng sản lượng thực tế; gp là tốc độ tăng sản lượng tiềm năng; Ut-1 là tỷ lệ thất nghiệp tại thời điểm t-1. Nếu (gt –gp) = 2,5% thì Ut < Ut-1: 1%. Nếu (gt –gp) = x% thì Ut < Ut-1: (x/2,5)%. Định luật Okun nói đến mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa thất nghiệp và GDP thực. Người lao động có việc làm giúp tạo ra hàng hoá và dịch vụ trong khi người lao động thất nghiệp thì không. Do đó, tăng tỷ lệ thất nghiệp cao gắn liền với giảm GDP thực. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và việc làm Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm được rút ra từ các lý thuyết tăng trưởng kinh tế. Dân số và lao động là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới tăng trưởng của một nền kinh tế. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở cho việc tăng nhu cầu lao động nói chung. Tuy nhiên, mức tăng cầu lao động còn phụ thuộc vào phương thức tăng trưởng, với cơ cấu nhất định của các yếu tố đầu vào là vốn, công nghệ và lao động. Nếu như tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, trong phạm vi công nghệ sử dụng và tương quan giá cả của lao động và vốn đầu tư không thay đổi, thì tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo sự tăng cầu lao động nói chung. Nếu tăng trưởng theo chiều sâu, tức là gắn liền với việc sử dụng công nghệ cao thì nhu cầu về lao động nhìn chung sẽ không tăng. Nghiên cứu của Dewan and Hussein 2001 về các nền kinh tế thu nhập trung bình cho thấy 1% tăng lực lượng lao động dẫn đến 6% tăng GDP. Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là còn đang tăng trưởng theo chiều rộng, tức là sử dụng nhiều lao động. Do vậy, tăng trưởng kinh tế sẽ có tác động tích cực đến tạo việc làm. Các kênh tác động gián tiếp đến việc làm và thất nghiệp thông qua tăng trưởng %50* p tp nt Y YY UU − += )%(4,01 gpgtUU tt −−= − Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 69 Bên cạnh những mối quan hệ trực tiếp giữa tăng trưởng với việc làm và thất nghiệp ở trên, thì còn có những yếu tố tác động gián tiếp đến việc làm và thất nghiệp, bao gồm: yếu tố đầu tư, tỷ lệ đầu tư/GDP, lạm phát, XNK, các chính sách kích thích tăng trưởng, thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và ổn định kinh tế vĩ mô, v.v. IV. Đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế 2012 tới việc làm và thất nghiệp 1. Phương pháp luận Mục tiêu của chúng ta là đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến việc làm và thất nghiệp. Một trong những phương pháp thường hay được sử dụng đó là tìm ra sự khác biệt giữa việc làm và thất nghiệp trong các điều kiện kinh tế vĩ mô hiện tại với các chỉ số này trong các điều kiện bình thường không có đột biến xảy ra. Sự khác biệt này cho thấy tác động do các điều kiện vĩ mô thay đổi (đột biến), chẳng hạn, GDP tăng trưởng thấp, đầu tư/GDP thấp, CPI thấp, v.v. (1) Trong đó: L(1)2012 và L(0)2012 là số việc làm tại các thời điểm có sự thay đổi các yếu tố vĩ mô và tại thời điểm không có thay đổi của năm 2012. Tỷ lệ thất nghiệp (2) Trong đó: LF là tổng số người trong lực lượng lao động tại năm 2012, U(1)2012 và U(0)2012 là tỷ lệ thất nghiệp tại các thời điểm có sự thay đổi vĩ mô và tại thời điểm không có thay đổi vĩ mô trong năm 2012. Các chỉ số L(1)2012 và U(1)2012 đã được tổng cục thống kê công bố vào cuối năm 2012. Còn các chỉ số L(0)2012 và U(0)2012 sẽ được dự báo với các giả định và phương pháp cụ thể. Các phương pháp dự báo có thể là (1) phương pháp trung bình trượt, (2) phương pháp hồi quy và (3) phương pháp độ co giãn. Phương pháp trung bình trượt Với giả định tốc độ tăng trưởng của các chỉ số này bằng với tốc độ tăng bình quân của cả thời kỳ trước đó, trong nghiên cứu này sử dụng thời kỳ 2008- 2011. Đây là thời kỳ sau khung hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi. Do vậy tốc độ tăng trưởng không quá cao so với tốc độ tăng trưởng bình quân của thời kỳ trước đó. (4) (5) Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 70 Trong đó gL và gU là tốc độ tăng trưởng bình quân của thời kỳ 2008-2011 của các yếu tố việc làm và thất nghiệp. Và L2011; U2011 là các giá trị việc làm và thất nghiệp của năm 2011. Phương pháp hồi quy Phương pháp hồi quy được sử dụng để ước tính những tác động của thay đổi trong các chỉ số vĩ mô đến việc làm và thất nghiệp. Dựa trên mô hình tăng trưởng kinh tế Solow –Swan. Mô hình này có tính đến sự thay đổi giữa vốn và lao động cũng như tiến bộ công nghệ. Mô hình này chỉ ra các nhân tố chẳng hạn như nguồn vốn, nguồn lao động, sự gia tăng và tích lũy vốn (đặc biệt là sự tăng trưởng của tỷ suất vốn/lao động) quyết định sự tăng trưởng của các nhân tố khác, các biến nội sinh khác. Các giả định: - Giả định mức tăng trưởng dân số là ổn định. - Nhân tố thứ 3 có tác động đến tăng trưởng đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên được gộp vào nhân tố vốn (vì các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được vốn hóa). - Với trình độ công nghệ của nền kinh tế nói chung còn chưa tiên tiến, chưa có những phát minh lớn có tính chất cách mạng, do vậy giả sử rằng quy mô kinh tế thay đổi không làm thay đổi hiệu quả sản xuất. Các biến số trong mô hình, dựa vào hàm sản xuất ta có: Y = A LαKβ (6) Trong đó: α, β là độ co giãn của đầu ra theo mỗi yếu tố đầu vào tương ứng và α+β=1 Logarit 2 vế ta được LnY = LnA + αLnL + βLnK Ngược lại, ta có thể coi lao động như là một hàm của vốn và sản lượng đầu ra, ta có L = A1/αK-β/αY1/α (7) Logarit 2 vế ta được: LnL = a0 - β/αLnK + 1/αLnY (8) Với a0 = -1/α.LnA Hàm (7) và (8) cho thấy tăng trưởng kinh tế có tác động tới lao động (việc làm) Do yếu tố vốn có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, và hồi quy sử dụng số liệu chuỗi thời gian từ năm 1986-2012, do vậy mô hình tổng quát sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này sẽ là: Ln(E) = β0 + β1LnGDP + t + t 2 (9) Trong đó: E là hệ số việc làm, t là thời gian và sử dụng biến t2 để giảm sự tác động của yếu tố chu kỳ. Sau khi ước lượng, ta sẽ có được kết quả: Ln(E) = X hay Ln( = X Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 71  Số lượng việc làm = ex (GDP thực tế) Với tốc độ tăng GDP khác nhau, chúng ta sẽ có được số lượng việc làm khác nhau. Sự chênh lệch giữa số lượng việc làm của hai thời điểm có điều kiện kinh tế khác nhau sẽ cho ta kết quả của tác động kinh tế vĩ mô. Và ta tìm được giá trị của L(1)2012 và L(0)2012 . Tác động đến thất nghiệp sẽ là: Phương pháp độ co giãn Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm được thể hiện qua độ co giãn của việc làm theo tăng trưởng. Tuy nhiên, với giả định là hệ số co giãn của việc làm theo tăng trưởng không thay đổi quá nhiều trong ngắn hạn. = 2. Nguồn số liệu Để thực hiện theo phương pháp luận đã được trình bày ở trên, nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu là số liệu thống kê vĩ mô từ 1986-2012 bao gồm các chỉ số GDP, việc làm, vốn đầu tư chung toàn xã hội, tỷ lệ đầu tư/GDP; tỷ lệ vốn/lao động, Xuất khẩu, nhập khẩu, v.v. 3. Kết quả Tăng trưởng kinh tế của Việt nam năm 2012 đạt mức 5,03%, thấp hơn so với mức tăng trung bình của giai đoạn 2000-2011 (7,11%) và của giai đoạn 2008-2011 (6,07%). Con số này cũng thấp hơn cả mục tiêu tăng trưởng đã được Quốc hội thông qua hồi đầu năm là từ 6% đến 6,5%. Chính mức tăng trưởng thấp hơn kế hoạch này đã có tác động đến số lượng lao động có việc làm trên toàn quốc trong năm. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 72 Năm 2012, tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 51,69 triệu người tăng 2,7% so với 2011 (TCTK, 2012). Tốc độ tăng trưởng việc làm năm 2012 cao hơn bình quân giai đoạn 2000- 2011 nhưng lại thấp hơn tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008-2011. Tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước luôn giữ ở mức thấp, bình quân 2,3%/năm trong suốt giai đoạn 2001- 2011. Thành thị là khu vực cung cấp các thông tin về thất nghiệp chính xác hơn khu vực nông thôn. Ngược lại, khu vực nông thôn lại phản ánh bức tranh thiếu việc làm chính xác hơn khu vực thành thị. Do vậy, trong nghiên cứu này, tỷ lệ thất nghiệp thành thị được sử dụng thay cho tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2012 ở mức 3,25%, thấp nhất kể từ năm 2000 đến nay. Tỷ lệ này trong giai đoạn 2000- 2011 là 5,48% và của giai đoạn 2008- 2011 là 3,6%. Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng GDP, việc làm và tỷ lệ thất nghiệp Tốc độ tăng GDP (%) Tốc độ tăng trưởng việc làm (%) Tỷ lệ thất nghiệp thành thị (%) Đô co giãn việc làm theo GDP Bình quân giai đoạn 2000-2011 7,11 2,56 5,17 0,36 Bình quân giai đoạn 2008-2011 6,07 2,75 4,29 0,45 Kế hoạch được Quốc hội thông qua đầu năm 2012 6% - 6,5% 3,1%32 <4% Thực tế đạt được trong 2012 5,03 2,70 3,25 Nguồn: Tổng cục thống kê và báo cáo của Chính phủ Bảng 2. Số lượng việc làm bị mất do mức tăng trưởng GDP thấp theo phương pháp hồi quy TCTK công bố Số việc làm ước lượng (triệu người) Số việc làm bị mất (nghìn người) Tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm (điểm %) GDP (tỷ đồng giá 1994) Việc làm (triệu người) 2011 84,496 50,35 2012 613,896 51,69 52,17 475 0,9 Nguồn: tác giả tự tính toán 32 Tương đương với kế hoạch giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 73 Bảng 3. Kết quả việc làm và thất nghiệp theo phương pháp độ co giãn e = 0,36 e = 0,45 (nghìn người) 387 225-341 0,74 0,43-0,65 Nguồn: tác giả tự tính toán Theo phương pháp ước lượng, số việc làm bị mất do tăng trưởng kinh tế thấp sẽ vào khoảng 500.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị tăng thêm 0,9 điểm phần trăm. Theo phương pháp độ co giãn, độ co giãn của việc làm theo tăng trưởng trong giai đoạn 2008-2011 là 0,45. Nếu áp hệ số co giãn này cho năm 2012, thì số việc làm mất đi rơi vào khoảng từ 225.000 đến 340.000 việc làm. Thất nghiệp thành thị tăng thêm từ 0,43 điểm phần trăm đến 0,74 điểm phần trăm. IV. Kết luận Tăng trưởng thực sự có tác động đến việc làm và thất nghiệp, Tăng trưởng kinh tế năm 2012 thấp hơn so với kỳ vọng và so với tốc độ tăng trưởng chung của cả giai đoạn 2000-2001 và của giai đoạn 2008-2011 đã làm mất đi từ 225.000 đến 500.000 việc làm và làm tỷ lệ thất nghiệp thành thị tăng thêm từ 0,43 đến 0,9 điểm phần trăm, Các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, khuyến khích sản xuất cảu các doanh nghiệp trong nền kinh tế của Chính phủ trong năm 2012 đã có tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu của Bộ LĐ-TB-XH, mặc dù tăng trưởng kinh tế không đạt được như kế hoạch, nhưng nền kinh tế vẫn tạo ra được 1,34 triệu việc làm (đưa được hơn 800,000 người đi lao động nước ngoài), tỷ lệ thất nghiệp thành thị nằm trong tầm kiểm soát ở mức 3,25% (trong khi kế hoạch là dưới 4%), Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đi sâu phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế đến việc làm và thất nghiệp theo từng ngành kinh tế và cũng chưa phân tích những tác động đến thu nhập của người lao động. Những vấn đề này sẽ được xem xét trong các nghiên cứu sau./. Tài liệu tham khảo 1. Mankiw 2003, Nguyên lý kinh tế vĩ mô, South-western Cengage Learning, Mỹ, 2003 2. Dewan and Hussein 2001, Determinants of Economic Growth: Panel Data Approach, Working paper (Reserve Bank of Fiji, Economics Dept,), 2001 3. Tổng cục thống kê Việt Nam, số liệu thống kê các năm 2000-2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tac_dong_cua_tang_truong_kinh_te_2012_den_viec_lam.pdf
Tài liệu liên quan