MỞ ĐẦU
I.1. MỤC ĐÍCH CỦA BÁO CÁO:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện nhằm phân tích và đánh giá những tác động có lợi, có hại từ những hoạt động sản xuất của Dự án Lò giết mổ gia súc đến các yếu tố môi trường khi Dự án được triển khai. Trên cơ sở đánh giá này, Dự án sẽ đề xuất các biện pháp khống chế và giảm nhẹ các tác động có hại đến môi trường.
I.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN BÁO CÁO:
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:"Các cơ quan nhà nước, công ty, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo môi trường sống".
2. Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và Chủ tịch nước đã ký lệnh ban hành ngày 10/01/1994 quy định tất cả các dự án sắp xây dựng và các cơ sở sản xuất đang tồn tại phải tiến hành đánh giá tác động môi trường (điều 17,18).
3. Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
4. Thông tư số 490/MTg ngày 29/04/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư.
I.3. NỘI DUNG BÁO CÁO:
- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực Dự án.
- Xem xét, phân tích, đánh giá các tác động do hoạt động của Dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội và đời sống dân cư khu vực xung quanh.
- Đề xuất biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tác động bất lợi, sự cố môi trường.
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường theo định kỳ để theo dõi việc xử lý các chất thải và bảo vệ môi trường khu vực.
Nội dung của báo cáo được xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
I.4. CÁC TÀI LIỆU, SỐ LIỆU LÀM CĂN CỨ CỦA BÁO CÁO:
Để xây dựng báo cáo ĐTM này, các tài liệu, số liệu được sử dụng như sau:
- Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường ban hành theo quyết định số 229-QĐ/TĐC ngày 25/03/1995 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Dự án khả thi đầu tư xây dựng Nhà máy giết mổ gia súc và đóng hộp thành phố Đà Nẵng.
- Các tài liệu, công văn, quyết định và bản vẽ kỹ thuật có liên quan.
- Đặc điểm khí hậu thủy văn thành phố Đà Nẵng.
- Method of Environmental Impact Assessment.
- World Health Organization, 1993 (WHO).
Số liệu sử dụng trong báo cáo gồm các kết quả khảo sát, đo đạc, lấy mẫu và kết quả phân tích mẫu môi trường trong và ngoài khu vực Dự án và các tài liệu khác liên quan đến điều kiện tự nhiên và môi trường khu vực.
I.5. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:
1. Khảo sát thực địa:
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước và hệ sinh thái ở khu vực dự án, chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích mẫu, đo đạc các thông số môi trường.
2. Phương pháp đánh giá tác động môi trường:
- Phương pháp phi thực nghiệm: so sánh tương đương trong đánh giá tác động môi trường; thống kê và xử lý số liệu về khí tượng, thủy văn, các số liệu phân tích môi trường; phương pháp đánh giá tác động nhanh dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO.
- Phương pháp thực nghiệm: kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
I.6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN BÁO CÁO:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Lò giết mổ gia súc tập trung thành phố Đà Nẵng do Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Đà Nẵng thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng.
Việc thu mẫu và phân tích do cán bộ Trạm quan trắc và phân tích môi trường Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng thực hiện.
Luận văn dài 46 trang,, chia làm 3 chương
43 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3156 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án lò giết mổ gia súc tập trung thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
MỞ ĐẦU
I.1. MỤC ĐÍCH CỦA BÁO CÁO:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện nhằm phân tích và đánh giá những tác động có lợi, có hại từ những hoạt động sản xuất của Dự án Lò giết mổ gia súc đến các yếu tố môi trường khi Dự án được triển khai. Trên cơ sở đánh giá này, Dự án sẽ đề xuất các biện pháp khống chế và giảm nhẹ các tác động có hại đến môi trường.
I.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN BÁO CÁO:
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:"Các cơ quan nhà nước, công ty, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo môi trường sống".
2. Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và Chủ tịch nước đã ký lệnh ban hành ngày 10/01/1994 quy định tất cả các dự án sắp xây dựng và các cơ sở sản xuất đang tồn tại phải tiến hành đánh giá tác động môi trường (điều 17,18).
3. Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
4. Thông tư số 490/MTg ngày 29/04/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư.
I.3. NỘI DUNG BÁO CÁO:
- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực Dự án.
- Xem xét, phân tích, đánh giá các tác động do hoạt động của Dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội và đời sống dân cư khu vực xung quanh.
- Đề xuất biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tác động bất lợi, sự cố môi trường.
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường theo định kỳ để theo dõi việc xử lý các chất thải và bảo vệ môi trường khu vực.
Nội dung của báo cáo được xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
I.4. CÁC TÀI LIỆU, SỐ LIỆU LÀM CĂN CỨ CỦA BÁO CÁO:
Để xây dựng báo cáo ĐTM này, các tài liệu, số liệu được sử dụng như sau:
- Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường ban hành theo quyết định số 229-QĐ/TĐC ngày 25/03/1995 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Dự án khả thi đầu tư xây dựng Nhà máy giết mổ gia súc và đóng hộp thành phố Đà Nẵng.
- Các tài liệu, công văn, quyết định và bản vẽ kỹ thuật có liên quan.
- Đặc điểm khí hậu thủy văn thành phố Đà Nẵng.
- Method of Environmental Impact Assessment.
- World Health Organization, 1993 (WHO).
Số liệu sử dụng trong báo cáo gồm các kết quả khảo sát, đo đạc, lấy mẫu và kết quả phân tích mẫu môi trường trong và ngoài khu vực Dự án và các tài liệu khác liên quan đến điều kiện tự nhiên và môi trường khu vực.
I.5. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:
1. Khảo sát thực địa:
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước và hệ sinh thái ở khu vực dự án, chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích mẫu, đo đạc các thông số môi trường.
2. Phương pháp đánh giá tác động môi trường:
- Phương pháp phi thực nghiệm: so sánh tương đương trong đánh giá tác động môi trường; thống kê và xử lý số liệu về khí tượng, thủy văn, các số liệu phân tích môi trường; phương pháp đánh giá tác động nhanh dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO.
- Phương pháp thực nghiệm: kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
I.6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN BÁO CÁO:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Lò giết mổ gia súc tập trung thành phố Đà Nẵng do Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Đà Nẵng thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng.
Việc thu mẫu và phân tích do cán bộ Trạm quan trắc và phân tích môi trường Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng thực hiện.
PHẦN II
MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN
II.1. TÊN DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LÒ GIẾT MỔ GIA SÚC TẬP TRUNG THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
II.2. TÊN CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN
THỰC PHẨM ĐÀ NẴNG
II.3. MỤC TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN:
Dự án đầu tư xây dựng Lò giết mổ gia súc tập trung thành phố Đà Nẵng được hình thành nhằm những mục tiêu:
- Xây dựng Lò giết mổ gia súc khép kín trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tạo các cơ sở kinh doanh giết mổ gia súc, mua bán động vật, sản phẩm động vật hợp pháp, đồng bộ, có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Xây dựng lò giết mổ gia súc xa trung tâm thành phố, đảm bảo không gây ra tác động xấu đến cảnh quan môi trường, nếp sống văn minh đô thị.
- Tổ chức quản lý tốt việc kinh doanh, giết mổ gia súc, mua bán động vật và sản phẩm động vật nhằm từng bước cải thiện điều kiện môi sinh, hạn chế ô nhiễm môi trường, giám sát và thực hiện tốt việc bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng chống dịch bệnh.
- Tạo nguồn thu cho ngân sách, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, nhất là lao động địa phương.
II.4. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN. LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI MÀ DỰ ÁN CÓ KHẢ NĂNG ĐEM LẠI:
II.4.1. Vị trí Dự án:
Địa điểm thực hiện dự án thuộc thôn Cẩm Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, nằm trên khu đất sản xuất nông nghiệp (trồng lúa) của nhân dân xã. Ranh giới của khu đất có 3 phía đều giáp với ruộng lúa đó là ranh giới phía Bắc, phía Nam và phía Đông, còn phía Tây giáp đường Quốc Lộ IA.
Khu đất Dự án nguyên là khu đất được sử dụng chủ yếu để trồng lúa và hoa màu của dân cư sống tại thôn Cẩm Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang.
II.4.2. Diện tích mặt bằng:
Tổng diện tích mặt bằng: 20.000 m2 (02 ha)
Tổng diện tích mặt bằng 02 ha này được dự định dùng để đầu tư xây dựng Nhà máy Giết mổ gia súc và Đóng hộp thành phố Đà Nẵng, gồm có Lò giết mổ gia súc và Xưởng đóng hộp. Trong đó, Lò giết mổ gia súc được xây dựng trong giai đoạn I, và Xưởng đóng hộp được xây dựng trong giai đoạn II.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường này được lập cho giai đoạn I của Dự án, tức chỉ tập trung vào dây chuyền giết mổ gia súc. Đối với Xưởng đóng hộp sẽ được tiến hành lập báo cáo môi trường khi triển khai giai đoạn II.
II.4.3. Hệ thống giao thông xung quanh khu vực Dự án
Hệ thống giao thông xung quanh khu vực Dự án gồm có một con đường nhựa rộng 6m, đường nhựa này một đầu thông với Quốc Lộ IA, đầu kia đi qua cầu Cẩm Lệ ra đường Cách Mạng Tháng 8. Với hệ thống giao thông như vậy khá thuận lợi cho quá trình hoạt động của Nhà máy như trong khâu vận chuyển gia súc đến và phân phối thịt đi các nơi trong thành phố.
II.4.4. Công suất hoạt động:
Công suất giết mổ của Lò trong một ngày khoảng 400 con heo và 100 con bò (hoạt động chủ yếu từ 24h hôm nay đến 6h sáng hôm sau). Công suất nhốt của chuồng trại tại Lò khoảng 400 con heo và 200 con bò.
Thời gian hoạt động : 300 ngày/năm.
II.4.5. Dây chuyền công nghệ sản xuất:
Tại Lò mổ có 2 dây chuyền giết mổ heo và bò như sau:
Sơ đồ dây chuyền giết mổ heo
Sơ đồ dây chuyền giết mổ bò
Thuyết minh dây chuyền mổ heo.
Heo từ chuồng nhốt đưa vào gian vệ sinh tắm sơ qua để tẩy bẩn. Sau đó gây mê bằng dùi điện. Tiếp đó treo heo lên dây chuyền giết mổ, chọc tiết và đưa vào bể nước nóng 60- 800C để trụng và cạo lông thủ công. Trong tương lai có thể trang bị thiết bị cạo lông cơ giới. Sau khi cạo lông, rửa sạch sẽ tiến hành tách bộ lòng, rả thịt. Đối với lòng heo sẽ được tháo bỏ phân vào những thùng đặc chủng bằng inox để chuyển ra bể phân bằng thủ công hoặc thiết bị riêng. Trước khi xuất hàng còn kiểm tra chất lượng thịt. Thịt đã rửa sạch cùng với bộ lòng được cho vào bao bì riêng để giao cho lại khách hàng. Đối với thịt của nhà máy đưa vào kho lạnh ở phân xưởng đóng hộp, hoặc đưa vào kho lạnh tạm lưu để đưa ra bán trên thị trường.
Thuyết minh dây chuyền mổ bò.
Đối với dây chuyền mổ bò: Giống như dây chuyền mổ heo, chỉ khác nhau là heo phải cạo lông còn bò thì lột da.
- Thịt bò và thịt heo được đưa vào kho lạnh -170C ( lưu giữ dài ngày) và kho lạnh tạm, tổng hợp có nhiệt độ +40C ( lưu giữ tạm).
II.4.6. Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng:
- Nguyên liệu vào Lò mổ là lượng heo bò sống do khách hàng trong khu vực đem tới hàng đêm để thuê mổ và do nhân viên của Lò đi thu mua về nhốt chuồng trại, heo bò nguyên liệu thường được thu mua chủ yếu tại Đà Nẵng, ngoài ra còn mua ở các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi. Lượng heo bò trung bình nhốt trong chuồng trại tại Lò mổ khoảng 400 con heo và 200 con bò.
- Nhiên liệu sử dụng tại Lò mổ chủ yếu là điện, điện được sử dụng để chạy các máy móc thiết bị như phòng làm lạnh, máy bơm nước và để thắp sáng. Nguồn điện này lấy từ hệ thống điện lưới thành phố. Ngoài ra, tại Lò mổ còn sử dụng nhiên liệu để vận hành lò hơi nấu nước trụng lông lợn trước khi cạo lông. Nhiên liệu này dự định là lượng gas thu từ hệ thống hầm biogas tại Lò mổ.
II.4.7. Phương thức vận chuyển, cung cấp nguyên nhiên liệu và sản phẩm
- Đối với heo bò do khách hàng tự đem tới bằng nhiều phương tiện khác nhau, có thể bằng xe mô tô, xe bagác, xe lam,…
- Đối với heo bò do nhân viên Lò mổ đi thu mua thường vận chuyển về Lò mổ bằng xe tải lớn, nhỏ tùy theo số lượng con.
Trong quá trình vận chuyển đến Lò, heo bò sống đều được nhốt trong các rọ lớn nhỏ khác nhau.
- Lượng thịt heo bò, lòng sau khi mổ và làm vệ sinh cũng được khách hàng đến lấy và mua bằng nhiều loại xe khác nhau: xe đạp, mô tô, xe bagác, xe lam,…
II.4.8. Danh mục các công trình tại Lò mổ:
Các hạng mục công trình của Lò mổ gồm có:
- Khu nhốt súc vật: 400 con heo và 200 con bò
- Phân xưởng giết mổ: gồm 01 dây chuyền công nghệ giết mổ heo và 01 dây chuyền công nghệ giết mổ bò.
- Hệ thống kho lạnh dự trữ thịt gồm có 02 kho đông lạnh với nhiệt độ thường xuyên - 200C đến - 170C, 01 kho lạnh với nhiệt độ 40C là kho tạm và đồng thời là phòng đệm cho kho đông lạnh.
- Nhà hành chính quản lý.
- Các công trình phụ trợ: lò hơi, trạm biến thế, khu xử lý nước thải, bể chứa phân, kho thức ăn gia súc, nhà để xe công nhân viên, tường rào cổng ngõ, sân vườn, đường nội bộ, nơi để xe ô tô…
II.4.9. Danh mục các thiết bị chính:
STT
Tên thiết bị
Đặc tính kỹ thuật
Số lượng
1
Kho lạnh dự trữ lâu
- 20 0C - - 170C
02
2
Kho lạnh dự trữ tạm
+ 4 0 C
01
2
Lò hơi
-
01
3
Trạm biến thế
-
01
II.4.10. Lợi ích kinh tế - xã hội mà Dự án có khả năng đem lại:
Dự án bước vào hoạt động sẽ có khả năng mang lại những lợi ích kinh tế - xã hội sau:
- Hoạt động của Lò giết mổ sẽ dần dần xóa bỏ các lò mổ nhỏ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện tình hình gây ô nhiễm môi trường từ các lò mổ nhỏ, hướng tới đảm bảo an toàn vệ sinh đối với lượng thịt heo bò tiêu thụ trên địa bàn thành phố, bảo vệ sức khỏe người dân.
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, nhất là lao động địa phương, tăng thu nhập cho người dân.
- Đóng thuế, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
II.5. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Dự án được bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2001, dự kiến tiến độ như sau:
- Quý I/2001: Lập dự án khả thi.
- Quý II, III/2001: Hoàn thành các thủ tục hành chính.
- Quý IV/2001 - Quý II/2002: Tiến hành xây dựng.
- Quý III/2002: Bước vào hoạt động chính thức.
II.6. CHI PHÍ CHO DỰ ÁN.
* Vốn đầu tư:
Tổng số vốn đầu tư là 9.985.000.000 đồng, Trong đó:
- Vốn cố định: 9.658.000.000 đồng.
- Vốn lưu động: 300.000.000 đồng.
* Nguồn vốn: Vốn vay ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
II.7. BỘ MÁY TỔ CHỨC, QUẢN LÝ SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY:
Sơ đồ tổ chức của Nhà máy giết mổ gia súc:
Tổng số CBCNV của Lò mổ là 60 người. Trong đó, lao động gián tiếp 10 người và lao động trực tiếp là 50 người.
PHẦN III
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
III.1. ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN TẠI KHU VỰC DỰ ÁN
III.1.1. Điều kiện khí tượng:
Thành phố Đà Nẵng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ mùa Đông hơi lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và vị trí kinh độ của vùng. Nhiệt độ mùa hè hơi nóng do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và địa hình dãy Trường Sơn.
a) Nhiệt độ:
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến quá trình bay hơi, phát tán các chất ô nhiễm và các quá trình khác.
Nhiệt độ bình quân năm : 25,6 oC
Nhiệt độ cao nhất (tháng 7) : 40,9 oC
Nhiệt độ thấp nhất (tháng 1) : 11,0 oC
Nhiệt độ tối cao trung bình : 28,0 - 34,5 oC
Nhiệt độ tối thấp trung bình : 21,0 - 25,0 oC
Biên độ dao động nhiệt độ ngày và đêm của không khí đạt lớn nhất trong mùa có gió Tây Nam, trung bình 9-10oC có lúc lên đến 12oC.
Diễn biến nhiệt độ đất bề mặt tương tự như diễn biến nhiệt độ không khí, cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 12, chênh lệch nhiệt độ giữa đất và không khí là 5 - 7oC, chênh lệch của nhiệt độ cao tuyệt đối từ 18 - 20oC, đối với nhiệt độ thấp tuyệt đối chênh lệch không đáng kể.
Bảng 3.1. Tần suất các cấp nhiệt độ trung bình ngày (%)
Tháng
Cấp nhiệt độ
Dưới 20
20-21,9
22-23,9
24-25,9
26-27,9
28-29,9
Trên 30
1
21,8
34,9
30,1
12.1
1.1
0
0
2
18,8
19,7
29,7
28.2
3.6
0
0
3
3,8
9,1
25,0
14.1
17.2
0.8
0
4
0,3
1,7
3,9
23.0
56.7
14.1
0.3
5
0
0
0
4.6
25.5
52.4
17.5
6
0
0
0
0.9
11.6
52.2
35.3
7
0
0
0
2.2
9.1
49.4
39.2
8
0
0
0
0
20.4
53.5
25.0
9
0
0
0,3
10.2
51.2
37.8
2.3
10
0
0
0,8
40.9
42.2
8.9
0
11
5,4
9,7
20,9
40.8
17.2
0
0
12
13,2
27,9
37,4
20.7
0.8
0
0
Năm
5,4
8,4
13,5
19.7
21.6
21.9
10.1
b) Nắõng:
Nắng làm ảnh hưởng đến bức xạ nhiệt và tăng nhiệt độ mặt đất, nước và không khí do đó làm ảnh hưởng đến thảm thực vật và khả năng tự làm sạch trong tự nhiên.
Số giờ nắng trung bình hàng năm trên 2.000 giờ, trung bình trong ngày là 6 giờ nắng. Có ít nhất là 5 giờ nắng/ngày vào tháng 2 - 10, tháng 1 có giờ nắng ít nhất là 3,7 giờ/ngày, tháng 5 - 8 số giờ nắng nhiều nhất là 8 giờ/ngày.
c) Độ ẩm không khí:
Độ ẩm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm và sức khỏe con người.
Độ ẩm trung bình hàng năm tại Đà Nẵng và khu vực dự án là 82%, độ ẩm trung bình lúc cao nhất là 85,8% vào tháng 12, độ ẩm trung bình thấp nhất là 75,2% vào tháng 7.
Trung bình các tháng mùa khô độ ẩm từ 75 - 80%, có lúc xuống đến 40%, trung bình vào mùa mưa độ ẩm là 80 - 85% có lúc lên đến 95%.
d) Mưa:
Mưa có tác dụng pha loãng nước và làm sạch không khí. Đà Nẵng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa, mùa mưa từ tháng 9-12, vào các tháng 3,4,5,6 ít mưa nhất. Hàng năm trung bình có 11 ngày có lượng mưa trên 50mm và 114 ngày có lượng mưa dưới 10mm. Lượng mưa lớn nhất phân bố như sau: trong 15 phút là 50mm, trong 30 phút là 90mm, trong 1 giờ là 140mm, trong 24 giờ là 418mm.
Bảng 3.2. Số ngày trung bình có lượng mưa theo các cấp
Tháng
Lượng mưa (mm/ngày)
0-9.9
10-29.9
30-49.9
50-99.9
>=100
1
13.4
1.9
0.3
0.2
0.2
2
0.2
0.6
0.2
0
0
3
6.1
2.1
0.8
0
0
4
7.3
0.6
0.1
0
0
5
8.8
1.5
0.4
0.3
0
6
8.4
1.7
0.4
0.3
0.2
7
8.4
1.7
0.6
0.2
0.1
8
11.0
1.7
0.9
0.4
0
9
9.4
3.6
1.2
0.9
0.9
10
11.7
4.3
2.1
2.6
1.3
11
13.8
4.9
2.0
1.6
0.7
12
15.2
3.9
0.9
0.5
0.2
Năm
114.0
28.5
9.9
7.0
3.6
Bảng 3.3. Lượng mưa lớn nhất ứng với các chu kỳ với suất bảo đảm 99%
Chu kỳ
Thời gian mưa
15 phút
45 phút
60 phút
90 phút
120 phút
24 giờ
10 năm
37
78
107
125
135
337
50 năm
45
95
133
154
166
398
100 năm
50
118
149
183
191
438
e) Gió:
Gió làm ảnh hưởng đến quá trình phát tán chất ô nhiễm. Hướng gió ở Đà Nẵng bị chi phối bởi điều kiện hoàn lưu và địa hình. Tần suất gió cao nhất vào mùa Đông là hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc, vào mùa khô là Đông, Đông Nam và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình năm là 3 - 4 m/s, tần suất khá cao từ 25 - 50%, vào mùa mưa gió mạnh nhất là hướng Bắc và Đông Bắc với tốc độ 25 m/s, trong bão có thể cao hơn 40 m/s.
Hàng năm trung bình có 50 - 55 ngày có gió Tây Nam hoạt động mạnh vào các tháng 6, 7, 8 làm nhiệt độ tăng và giảm độ ẩm tương đối không khí.
Bảng 3. 4. Tốc độ gió trung bình và gió mạnh nhất
Tháng
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Hướng gió mạnh nhất
N
NNW
N
N
N
N
NWE
NW
EN
NW
N
NE
Tốc độ lớn nhất
19
18
18
18
25
20
26
17
28
40
24
18
40
Tốc độ gió trung bình
3.4
3.4
3.4
3.3
3.4
3.0
3.0
3.0
3.3
3.6
3.5
3.2
f) Độ bền vững khí quyển:
Ở khu vực Đà Nẵng, do tốc độ gió trung bình là 3 m/s nên độ bền vững khí quyển thuộc loại A - B, không bền vững vào ban ngày, từ tháng 2 đến tháng 10 thuộc loại B, từ tháng 11 đến tháng 1 độ che phủ mây trung bình ban đêm > 4,8 nên khí quyển thuộc loại D (theo phân loại Pasquill).
Ở độ bền khí quyển loại D, E, F quá trình phát tán tốt hơn A, B, C. Khi đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như thiết kế các hệ thống xử lí chất thải cần tính toán các quá trình trong điều kiện khí quyển loại A.
III.1.2. Đặc điểm thủy văn (sông Cẩm Lệ):
Xung quanh khu vực Dự án có nhánh sông Cẩm Lệ chảy qua. Sông Cẩm Lệ là đoạn sông thuộc hạ lưu hệ thống sông Vu Gia. Dòng chảy trong sông bị ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh. Lượng dòng chảy trên đoạn sông này là do lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Vu Gia, Thu Bồn đổ về và một phần lượng nước biển do dòng triều đẩy lên.
Đặc điểm địa hình lòng sông: Sông Cẩm Lệ từ ngã ba Túy Loan đến cầu Nguyền Văn Trỗi có nhiều vùng bãi ven sông, địa hình 2 bên bờ sông thấp nên khi có lũ lớn, nước chảy tràn trên bãi và vùng thấp ven 2 bên bờ sông. Điều kiện này làm cho tốc độ dòng chảy đoạn sông này có phần bị giảm nhỏ, nhưng xuống đến cầu Nguyễn Văn Trỗi, mặt cắt cầu bị thu hẹp làm cho tốc độ dòng chảy lũ tại đây tăng lên đáng kể.
Dòng chảy trên sông Cẩm Lệ biến đổi theo 2 mùa rõ rệt. Mùa kiệt kéo dài từ tháng I đến tháng VIII, mùa lũ từ tháng IX đến tháng XII.
Trong mùa kiệt, lượng nước từ thượng nguồn đổ về không nhiều và tương đối ổn định, nên dòng chảy trên đoạn sông này nhỏ và ít biến đổi. Mực nước lên, xuống, dòng chảy xuôi, ngược là do tác động chủ yếu của thủy triều. Tuy nhiên, cũng cần chú ý trong thời gian từ giữa tháng V đến cuối tháng VI hàng năm dòng chảy trên đoạn sông này thường được bổ sung một lượng nước đáng kể (do mưa tiểu mãn). Có năm xảy ra lũ lớn như đợt lũ từ ngày 23-26/06/1989 do bão gây ra.
Mùa lũ, dòng chảy đoạn sông này biến đổi mạnh. Khi có lũ hầu như vùng bãi, vùng thấp ven sông đều bị ngập, hàng năm từ tháng IX đến tháng XII trung bình có từ 3-4 trận lũ, năm nhiều lũ có từ 6 đến 7 trận. Lũ lớn thường tập trung trong 2 tháng X và XI, gây nên ngập lụt nghiêm trọng trong khu vực này. Đặc trưng lũ lớn nhất năm biến động mạnh, đoạn sông này chỉ xuất hiện lũ lớn khi trên thượng nguồn lũ lên mạnh- tốc độ tập trung nước nhanh, thời gian lũ lớn kéo dài. Chính vì vậy, có nhiều năm mực nước đỉnh lũ cao nhất năm không lớn mặc dù các sông trên thượng nguồn cũng có lũ tương đối lớn.
Chế độ mực nước: Do không có số liệu thực đo về tốc độ dòng chảy nên chúng tôi chỉ đánh giá đặc điểm thủy văn trên đoạn sông này qua số liệu đo đạc về mực nước tại trạm thủy văn Cẩm Lệ.
Theo số liệu đo đạc từ năm 1976 đến 2000, các đặc trưng mực nước trung bình, max, min trung bình của nhiều năm như sau:
Bảng đặc trưng mực nước TB, Max, Min trung bình nhiều năm trong các tháng tại trạm Cẩm Lệ - sông Cẩm Lệ từ năm 1976-2000. Đơn vị: cm
TT
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
TB
1
-6
-11
-14
-14
-16
-18
-13
4
31
36
16
-1
Max (TB)
58
49
41
40
45
45
41
45
70
127
150
93
173
Max (TĐ)
77
68
68
67
91
77
77
96
150
261
428
250
428
Min (TB)
-67
-67
-62
-70
-77
-83
-83
-75
-57
-41
-43
-58
-86
Min (TĐ)
-83
-79
-81
-84
-87
-92
-93
-90
-78
-55
-70
-77
-93
Biên độ dao động mực nước trung bình hàng năm là 2,59m; lớn nhất là năm 1999: 5,09m và nhỏ nhất là năm 1979: 1,81m. Sự dao động mạnh chủ yếu xảy ra trong mùa mưa-lũ từ tháng IX-XII. Trong mùa khô từ tháng I-VIII, sự dao động của mực nước chủ yếu do chế độ triều vùng biển Đà Nẵng gây ra, biên độ dao động mực nước trong các tháng mùa cạn trung bình là 1,18m và trong mùa lũ là 1,61m.
Bảng ghi đặc trưng mực nước TB, Max, Min các năm 1976-2000 như sau:
Năm
TB (cm)
Max (cm)
Min (cm)
Biên độ
1976
-3
123
-90
213
1977
-6
101
-92
193
1978
0
96
-86
182
1979
-2
101
-80
181
1980
1
287
-84
371
1981
6
214
-82
296
1982
-6
132
-86
218
1983
-5
282
-83
365
1984
-2
183
-93
276
1985
-2
157
-83
240
1986
-1
165
-90
255
1987
-6
100
-90
190
1988
-3
142
-86
228
1989
1
100
-84
184
1990
4
248
-79
327
1991
-1
101
-83
184
1992
-1
168
-87
255
1993
-5
105
-92
197
1994
-1
113
-86
199
1995
2
171
-93
264
1996
8
228
-89
317
1997
0
122
-78
200
1998
0
331
-87
418
1999
11
428
-81
509
2000
7
120
-87
207
TB
0
173
-86
259
Max
11
428
-78
509
Min
-6
96
-93
181
* Chế độ triều:
Chế độ triều vùng sông Cẩm Lệ chủ yếu là chế độ bán nhật triều. Trung bình mỗi tháng có 3 ngày nhật triều; tháng nhiều nhất có 8 ngày; tháng ít nhất chỉ có 1 ngày.
Số ngày nhật triều trong tháng trung bình trong nhiều năm:
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Số ngày nhật triều TBNN
3,2
3,2
3,0
2,5
2,8
2,8
3,4
2,6
3,1
3,8
4,1
3,0
Triều vùng biển Đà Nẵng tác động đến chế độ mực nước sông Cẩm Lệ thuộc loại triều yếu, biên độ triều trung bình khoảng 0,8-1,2; lớn nhất 1,5m.
* Mực nước kiệt:
Theo số liệu thực đo tại Cẩm Lệ hàng năm, mực nước thường xuống thấp nhất vào tháng V-VIII, đặc biệt là 2 tháng VI và VII, khả năng xuất hiện mực nước thấp nhất năm trong 2 tháng này chiếm tới 80%. Mực nước thấp nhất từ 1976 - 1999 tại Cẩm Lệ là -93cm, xuất hiện vào tháng VII năm 1984 và 1995.
* Tốc độ dòng chảy:
Đặc điểm lòng sông Cẩm Lệ là có nhiều bãi tràn khá rộng, lòng sông không thể khống chế được toàn bộ dòng chảy khi có lũ lớn như lũ năm 1998, 1999 vừa qua, vì vậy khi có lũ phân bố lưu tốc trên mặt ngang khá phức tạp.
Trong mùa cạn, tốc độ dòng chảy chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ triều, dòng chảy có 2 chiều xuôi, ngược. Tốc độ dòng chảy khi triều xuống (dòng chảy xuôi) lớn hơn khi triều lên (dòng chảy ngược).
Trong mùa lũ tốc độ dòng chảy vừa chịu sự chi phối mạnh bởi chế độ lũ sông thượng nguồn, vừa chịu ảnh hưởng bởi chế độ triều nên tốc độ dòng chảy trên đoạn sông này cũng biến thiên khá phức tạp. Tốc độ dòng chảy khi có lũ biến thiên trong khoảng 1-2m/s, thậm chí có thể lên đến 2,5m/s khi lũ đang ở mức cao và triều rút mạnh.
(Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ)
III.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC DỰ ÁN.
III.2.1. Vị trí địa lý
Dự án lò giết mổ gia súc thuộc địa phận xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía Tây Nam.
Trong quá trình lập báo cáo, chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, môi trường của khu vực tại UBND xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Dưới đây là các số liệu và tình hình của khu vực mà chúng tôi đã điều tra được:
Tổng diện tích đất của xã khoảng 980 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp khoảng : 680 ha.
- Đất dân cư khoảng : 76,5 ha.
- Đất giao thông khoảng : 47,3 ha.
- Đất còn để trống khoảng : 51,3 ha.
- Đất chuyên dùng khác : 5,5 ha.
III.2.2. Dân cư, tôn giáo và ngành nghề chính.
Tổng số dân cư cả xã là 10.570 người tương ứng với 2.370 hộ gia đình, trong đó 4.966 nam, 5.604 nữ. Tỷ lệ phát triển dân số 1,22%. Số người ở độ tuổi lao động( 16-59 tuổi) là 5.631 người, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 226 người.
Thành phần kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập bình quân 117.000 đồng/người/tháng.
Vấn đề tôn giáo: Đạo phật:271 người; Tin lành:15 người; Cao đài: 87 người.
III.2.3. Y tế, vệ sinh môi trường, cơ sở hạ tầng.
Toàn xã có một trạm y tế. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em khá tốt. Tuy nhiên các điều kiện tối thiểu về vệ sinh cho dân cư trong xã còn chưa đảm bảo nhất là nước sinh hoạt và hố xí gia đình. Cả xã có 2.370 hộ, nhưng mới chỉ có 581 hộ dùng nước máy, có 1445 giếng nước, trong đó có 608 giếng khoan, 837 giếng đào. Toàn xã chỉ có 326 hố xí tự hoại hợp vệ sinh. Qua thống kê về y tế cho thấy số người mắc bệnh đường ruột là 125 người, bệnh hô hấp là 112 người, bệnh sốt xuất huyết là 1 người, số trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 280 người.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng như: cấp thoát nước, đường giao thông, công trình công cộng và dịch vụ còn chưa có hoặc còn thô sơ.
III.3. CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NỀN TẠI KHU VỰC DỰ ÁN:
Để có cơ sở đánh giá và phân tích hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực Dự án, chúng tôi tiến hành lấy mẫu nước, không khí để phân tích và đo đạc một số chỉ tiêu đặc trưng. Kết quả như sau:
III.3.1. Chất lượng không khí
Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực Dự án
Stt
Vị trí khảo sát
Các thông số
SO2
(mg/m3)
NO2
(mg/m3)
CO
(mg/m3)
NH3
(mg/m3)
H2S
(mg/m3)
Bụi tổng
(mg/m3)
1
Vị trí trong khu vực dự án, về phía Bắc (K1)
0.01
0.02
1.0
kph
kph
0.1
2
Vị trí trong khu vực dự án, về phía Nam (K2)
0.01
0.03
1.0
kph
kph
0.1
TCVN 5937-1995
TCVN 5938-1995
0,5
0,4
40
0,2
0,008
0,3
Ghi chú:
- TCVN 5937-1995: Tiêu chuẩn Chất lượng không khí xung quanh, Bộ KH, CN & MT.
- TCVN 5938-1995: Nồng độ tối đa cho phép các chất độc trong không khí xung quanh, Bộ KH, CN & MT.
- Thời gian khảo sát : 9h - 12h ngày 17/05/2001 (trời nắng yếu, gió nhẹ).
- Cơ quan khảo sát, lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Bảo vệû Môi trường Đà Nẵng.
- Phương pháp và thiết bị đo :
+ CO : Theo tiêu chuẩn ngành 52 TCVN 352-89
+ NO2 : Theo QĐ của Bộ Y Tế
+ SO2 : TCVN 5971 - 95
+ Bụi : Trọng lượng
+ H2S: Theo QĐ của Bộ Y Tế
+ NH3: TCVN 5293-95
Qua kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đo đạc trong môi trường không khí tại khu vực Dự án đều thấp hơn mức cho phép trong TCVN 5937-1995 và 5938-1995. Chất lượng môi trường nền tại khu vực chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Bảng 3.6. Kết quả đo điều kiện vi khí hậu tại khu vực dự án
]
Stt
Vị trí
khảo sát
Nhiệt độ
(o C)
Độ ẩm
(%)
Tiếng ồn
(dBA)
1
Vị trí trong khu vực dự án, phía Bắc (K1)
30
86
48 - 52
2
Vị trí trong khu vực dự án, phía Nam (K2)
30
87
50 - 55
TCVN 1949-1995
-
-
60 - 55 - 45
Ghi chú:
- TCVN 5949-1995: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư, mức ồn tối đa cho phép, Bộ KH, CN & MT.
Trong đó: Mức 60 dBA áp dụng cho thời gian từ 6h đến 18h.
Mức 55 dBA áp dụng cho thời gian từ 18h đến 22h.
Mức 45 dBA áp dụng cho thời gian từ 22h đến 6h.
- Thời gian khảo sát: 9 h - 11h00 ngày 17/05/2001 (trời nắng yếu, gió nhẹ).
- Cơ quan khảo sát, đo đạc : Trung tâm Bảo vệû Môi trường Đà Nẵng .
- Thiết bị đo:
+ Tiếng ồn : Máy LA-210
+ Nhiêt độ, độ ẩm : Âøm kế Assmann Model SK - RHG
Kết quả đo đạc ở bảng 3.6 cho thấy điều kiện vi khí hậu tại khu vực Dự án ở mức bình thường. Tất cả các chỉ tiêu đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.
III.3.2. Chất lượng nước:
Bảng 3.7. Chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực Dự án
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
M1
TCVN
5944-1995
M2
TCVN
5942-1995
1
pH
-
7,4
6,5 - 8,5
7,4
5,5 - 9,0
2
Màu
Pt Co APHA
1,0
5 - 50
-
-
3
Độ cứng
mg/l
270
300-500
-
-
4
TS
“
490
750-1500
250
80
5
Đồng
“
0,03
1,0
0,02
1,0
6
Chì
“
0,01
0,05
0,02
0,1
7
Kẽm
“
0,71
5,0
0,43
2,0
8
Cd
"
kph
0,01
kph
0,02
9
Fe tổng
"
0,1
1 - 5
-
2,0
10
Nitrat
"
3,0
45
0,6
0,05
11
Dầu mỡ
"
-
-
kph
0,3
12
BOD5
mg/l
-
-
120
< 25
13
COD
"
-
-
166
< 35
14
DO
"
-
-
4,6
( 2
15
NH3
"
-
-
0,34
1,0
16
Coliform
MNP/100ml
3
3
10.000
10.000
Ghi chú:
- Mẫu M1: Mẫu nước giếng nhà dân, cách khu vực Dự án 50 mét.
- Mẫu M2: Mẫu nước sông Cẩm Lệ cách khu vực Dự án 150 mét (gần Cầu Đỏ).
- TCVN 5942-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, Bộ KH, CN & MT.
- TCVN 5944-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm, Bộ KH, CN & MT.
- Kph: không phát hiện.
- Thời gian khảo sát, lấy mẫu: 10h - 11h ngày 17/05/2001.
- Cơ quan khảo sát, lấy mẫu, phân tích : Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng
Như vậy chất lượng nước giếng trong khu vực Dự án đã bị ô nhiễm vi sinh, lượng chất rắn tổng số cũng khá nhiều. Đối với loại nước giếng này, cần được khử trùng trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất.
III.4. DỰ BÁO DIỄN BIẾN CÁC ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC KHI KHÔNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
Như đã trình bày ở trên, xung quanh khu vực Dự án không có cơ sở công nghiệp nào hoạt động, hiện khu đất Dự án đang được sử dụng để trồng lúa và hoa màu của dân cư xã Cẩm Nam.
Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường nền tại khu vực thì nhìn chung môi trường ở đây chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Đánh giá theo cảm quan thì môi trường này thuộc loại khá sạch, khu vực yên tĩnh, dân cư thưa thớt.
Vì vậy nếu Dự án không được thực hiện tại khu vực thì diễn biến các điều kiện môi trường tại đây như sau:
- Về môi trường tự nhiên, chất lượng môi trường nền ở khu vực sẽ không có những biến động và không bị ô nhiễm do không có tác nhân gây ô nhiễm.
- Về môi trường kinh tế, xã hội tại khu vực:
+ Dự án không được thực hiện thì sẽ không có cơ hội cải thiện được tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm từ các nguồn thịt heo bò sống tại địa phương và trên toàn thành phố và vấn đè ô nhiễm môi trường của các cơ sở giết mổ tư nhân gây ra.
+ Dự án không thực hiện sẽ không tạo công ăn việc làm cho một số lao động địa phương, không có nguồn nộp ngân sách và không góp phần cải thiện kinh tế địa phương và tăng thu nhập cho người dân.
PHẦN IV
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN
CÁC YẾU TỐ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
IV.1. GIAI ĐOẠN CẢI TẠO MẶT BẰNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG
Trong giai đoạn này gồm có các công việc sau:
- San lấp, cải tạo mặt bằng.
- Xây dựng nhà xưởng.
- Lắp đặt máy móc, thiết bị.
- Xây dựng sân, vườn, hệ thống thoát nước và các hạng mục công trình khác.
Về mặt môi trường, thì các hoạt động này đều có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
IV.1.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí.
- Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi, bụi do gió cuốn lên.
- Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất, đá …), máy móc, thiết bị.
- Tiếng ồn, rung do các phương tiện vận tải và thi công cơ giới.
- Khói hàn có chứa bụi, CO, hydrocacbon, NOx.
- Khí thải của các phương tiện vận tải và các phương tiện thi công cơ giới có chứa bụi, SO2, NOx, COx, tổng hydrocacbon và hơi chì (Pb).
IV.1.2. Nguồn gốc gây ô nhiễm nước.
Trong quá trình thi công xây dựng nhà xưởng, nguồn gốc gây ô nhiễm nước chủ yếu từ các nguồn:
- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng, nguồn nước thải này chứa chủ yếu là các hợp chất hữu cơ, hợp chất nitơ, photpho và vi khuẩn.
- Nước mưa chảy tràn từ công trường xây dựng cuốn theo đất cát, đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
IV.1.3. Nguồn gốc chất thải rắn.
Chất thải rắn sinh ra trong giai đoạn xây dựng này gồm có:
- Các vật liệu xây dựng dư thừa như gạch vỡ, đất cát, gỗ, kim loại,…
- Chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
Ngoài ra, các tác nhân khác cũng làm ảnh hưởng và gây ra các tác động bất lợi cho sức khỏe công nhân và dân cư xung quanh như tiếng ồn, rung từ các loại phương tiện vận tải và các loại máy móc thi công cơ giới, các loại dầu mỡ rơi vãi và các loại chất thải sinh hoạt, các loại chất thải rắn như gạch, cát, gỗ, nylon…
Tuy nhiên, trong giai đoạn này các nguồn gây ô nhiễm chỉ mang tính chất tạm thời, không liên tục và sẽ chấm dứt hoàn toàn khi nhà xưởng được xây dựng và máy móc thiết bị được lắp đặt xong.
IV.2. GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
IV.2.1. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí:
- Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí dễ phát hiện nhất tại Lò mổ là mùi phân heo, bò từ chuồng trại và từ dây chuyền giết mổ. Lượng phân này tại Lò mổ khá lớn, khoảng 3,8 tấn/1 ngày đêm. Với lượng thải lớn như vậy, nếu không được thu gom xử lý hàng ngày thì đây là nguồn có khả năng gây ô nhiễm cao, là môi trường dễ sinh ra ruồi, muỗi, lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến môi trường không khí, nước, đất và sức khỏe con người.
- Toàn bộ hoạt động của Lò mổ hoàn toàn không có đốt một loại nhiên liệu nào. Nguồn năng lượng để vận hành máy móc, thiết bị chủ yếu là từ nguồn điện từ mạng lưới điện của thành phố. Lò hơi sử dụng nhiệt từ khí sinh học của hầm biogas. Vì vậy, hoạt động của Lò mổ hầu như chỉ sinh ra các khí CO2 và hơi nước. Khối lượng CO2 sinh ra khoảng 28-30kg/1 ngày, lượng hơi nước khoảng 55 - 60kg/1 ngày.
- SO2, NOx, CO và bụi khói chỉ có thể sinh ra từ hoạt động của các loại xe có động cơ vận chuyển heo bò, thịt ra vào Lò mổ. Tuy nhiên, khoảng thời gian hoạt động cao điểm nhất của Lò mổ trong ngày chủ yếu từ khuya đến rạng sáng ngày hôm sau, thời gian còn lại trong ngày rất ít hoạt động. Vì vậy, mức độ ô nhiễm từ các phương tiện giao thông có thể xem là không có tác động đáng kể.
IV.2.2. Tiếng ồn và vi khí hậu:
- Tiếng ồn từ hoạt động của Lò mổ có khả năng sinh ra từ các nguồn: tiếng kêu của heo bò khi bắt từ chuồng và khi treo chúng lên, tiếng ồn từ hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào Lò mổ, tiếng dao búa chặt xương heo bò, tiếng nói cười từ khâu trao đổi mua bán, khiêng vác của những người có tham gia hoạt động tại Lò mổ,…Mức ồn này thường không ổn định, có lúc chỉ khoảng 50 - 60 dBA, có lúc lên đến 75 - 85 dBA. Do tiếng ồn tại Lò mổ phát sinh trong thời gian cần yên tĩnh (từ 24h - 6h sáng), nên cần phải quan tâm khắc phục giảm tiếng ồn để đảm bảo giấc ngủ người dân lân cận.
- Về điều kiện vi khí hậu từ hoạt động của Lò mổ, do tại phân xưởng giết mổ nền bãi luôn ẩm ướt, phía trước phân xưởng có xây bể rửa có hóa chất để công nhân vệ sinh ủng trước khi vào và ra khỏi phân xưởng, đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, độ ẩm ở phân xưởng này khá cao, nếu không có biện pháp thông thoáng hợp lý thì sẽ có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe các công nhân làm việc lâu dài tại phân xưởng này.
IV.2.3. Môi trường nước:
a) Nguồn gây ô nhiễm:
Nước thải sinh ra từ hoạt động của Lò mổ gồm có các nguồn sau:
* Nước thải sản xuất: sinh ra từ dây chuyền giết mổ và vệ sinh chuồng trại. Thành phần nước thải này chứa chủ yếu các chất hữu cơ như phân, tiết heo bò, thức ăn gia súc rơi vãi, mỡ động vật,… Đây là loại nước thải dễ bị phân hủy sinh học gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí, nguồn nước tiếp nhận, môi trường đất và sức khỏe con người.
* Nước mưa chảy tràn: vào mùa mưa sẽ có một lượng nước mưa chảy tràn qua mặt bằng sân bãi. Do kết cấu phân xưởng Lò mổ có mái che kiên cố, có máng dẫn nước mưa mái, và mặt bằng đều được bê tông hóa và vệ sinh định kỳ, vì vậy nước mưa chảy tràn qua nền bãi này khá sạch, chủ yếu chứa cặn cát, rác rưởi.
* Nước thải sinh hoạt: từ hoạt động vệ sinh thân thể, rửa chân tay, vệ sinh toilet của đội ngũ công nhân làm việc tại Lò mổ có chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng N, P và các vi sinh vật.
b) Tải lượng:
* Nước thải sản xuất:
- Lượng nước thải từ dây chuyền giết mổ 400 con heo và 100 con bò tại Lò mổ khoảng gần 35m3/ngày đêm [12]. Theo [11], tải lượng các chất ô nhiễm ở các cơ sở giết mổ gia súc như sau:
Loại chất bẩn, g/kg trọng lượng/ngày
Lò mổ trâu bò
Lò mổ lợn
COD
32,3
27,3
BOD5
13,2
13,2
Tổng Nitơ
1,6
1,6
Chất lơ lửng
11,8
9,3
Từ đó, có thể xác định được tải lượng các chất bẩn trong nước thải tại Lò mổ của Dự án như sau:
Loại chất bẩn
Tải lượng (kg/ngày đêm)
COD
BOD5
Tổng Nitơ
Chất lơ lửng
1.301
580
70,4
459
- Lượng nước thải từ khâu vệ sinh chuồng trại nhốt 400 con heo và 200 con bò khoảng 12m3/ngày đêm [12]. Theo [11], tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải vệ sinh chuồng trại tại Lò mổ như sau:
Loại chất bẩn
Tải lượng (kg/ngày đêm)
COD
BOD5
Tổng Nitơ Keldal
240 - 400
80 - 160
14,4 - 28
Và nồng độ các chất bẩn trong nước thải trại chăn nuôi heo bò thường như sau:
Loại chất bẩn
Nồng độ (mg/l)
COD
BOD5
Tổng Nitơ Keldal
Chất lơ lửng
Tổng NH4+
Cl-
SO42-
pH
25000 - 60000
10000 - 30000
2000 - 5000
30000 -80000
3000 - 4000
800
1500 - 2000
7000 - 8000
So sánh với TCVN 5945-1995, thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chuồng trại vượt rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép thải loại B. Mức độ ô nhiễm rất lớn nếu không có biện pháp xử lý.
* Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh của đội ngũ công nhân chủ yếu chứa các cặn bã, chất hữu cơ dễ thối rữa, vi khuẩn dễ gây bệnh, cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Theo hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt do mỗi người thải ra hàng ngày khi chưa qua xử lý như sau:
Chất ô nhiễm
Khối lượng (g/người/ngày)
BOD5
45-54
COD
72-102
SS
70-145
Dầu mỡ
10-30
Tổng nitơ
6-12
Amoni
2,4-4,8
Tổng photpho
0,8-4,0
Với số lượng CBCNV và lao động của Lò mổ trong thời gian nhiều nhất là 50 người, nếu tính trung bình mỗi người sử dụng 35 lít nước sinh hoạt trong toilet/ngày thì lượng nước thải từ toilet là 1,75 m3/ngày và tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải chưa xử lý được tính như sau :
Chất ô nhiễm
Khối lượng(g/ngày)
Nồng độ (mg/l)
BOD5
2250-2700
1285.7-1542.9
COD
3600-5100
2057.1-2914.3
SS
3500-7250
2000-4142.9
Dầu mỡ
500-1500
285.7-857.1
Tổng Nitơ
300-600
171.4-342.9
Amoni
120-240
68.6-137.1
Tổng Phốt pho
40-200
22.9-114.3
So sánh với TCVN 5945-1995, thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt vượt nhiều lần đối với tiêu chuẩn cho phép thải loại B. Mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt này là rất cao và có tác động tiêu cực lớn đến môi trường xung quanh. Để khống chế tác động này, Dự án sẽ có biện pháp xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép (xin xem chi tiết ở phần IV).
IV.2.4. Chất thải rắn:
a) Nguồn phát sinh:
Chất thải rắn sinh ra từ hoạt động của Lò giết mổ chủ yếu là lượng phân heo bò sinh ra từ chuồng trại và từ dây chuyền giết mổ, ngoài ra cũng còn một ít chất thải khác như da bò, lông lợn và một phần lòng không sử dụng được...từ dây chuyền giết mổ. Thành phần các chất thải rắn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, và có xu hướng nhanh chóng bị axit hóa và lên men. Đây cũng là mầm mống dễ sinh ra ruồi muỗi, lan truyền dịch bệnh. Vì vậy, Dự án sẽ có biện pháp xử lý.
Rác thải sinh hoạt tại Lò mổ chủ yếu là các mảnh thức ăn thừa, bao bì, ny lon, giấy loại… từ hoạt động của con người. Thành phần rác thải này cũng chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.
b) Tải lượng:
- Tổng lượng chất thải rắn sản xuất tại Lò mổ khoảng gần 3,8 tấn/ngày. Trong đó, chủ yếu là lượng phân, chiếm khoảng 90%, còn lại là phần lòng lợn thải, lượng lông lợn,…
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt của công nhân lao động tại Lò mổ ước tính khoảng 6kg/ngày.
IV.2.5. Tác động đến nông nghiệp
Xung quanh khu vực Lò giết mổ chủ yếu là các ruộng lúa của dân địa phương. Với các loại chất thải tại Lò mổ có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ thì ít nhiều gì cũng có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống nông nghiệp này.
Chất hữu cơ rất cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, tuy nhiên chỉ với hàm lượng thích hợp. Nếu hàm lượng chất hữu cơ quá cao sẽ thúc đẩy phần thân và lá cây lúa phát triển nhanh, nhưng phần hạt lại chậm phát triển hoặc không ra hạt. Vì vậy dẫn đến không thu hoạch được, năng suất lúa giảm.
Đối với phần phân và nước thải của Lò mổ nếu không được xử lý mà thải thẳng ra ruộng lúa thì chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng lớn đến ruộng lúa chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, theo nội dung hoạt động của Lò mổ phần phân và nước thải này đều được xử lý triệt để, giảm thiểu ô nhiễm đến mức thấp nhất. Vì vậy, mức độ ảnh hưởng đến ruộng lúa cũng rất nhỏ.
Tuy nhiên, để đảm bảo sản xuất không gây phiền hà và ảnh hưởng đến năng suất lúa của các hộ nông dân xung quanh, Dự án sẽ có kế hoạch đền bù cho nông dân khi phát hiện phần ruộng lúa nào bị ảnh hưởng do hoạt động của Lò giết mổ.
IV.2.6. Các sự cố có khả năng xảy ra từ hoạt động của Lò giết mổ:
Sự cố có khả năng xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất của Lò mổ là sự cố cháy nổ. Nguyên nhân gây cháy nổ tại Lò mổ là do :
Do bất cẩn trong khi thao tác hệ thống điện.
Do không thường xuyên theo dõi, bảo dưỡng hệ thống điện nên không phát hiện kịp thời những chỗ bị chạm, chập điện, dẫn đến cháy.
Do bất cẩn khi thao tác hệ thống đốt khí gas sinh vật.
Trên thực tế đã chứng minh, sự cố cháy nổ thường mang rủi ro cao, một khi cháy nổ xảy ra thường mang đến hậu quả khôn lường về tính mạng con người, thiệt hại tài sản và tác động lớn đến môi trường xung quanh.
IV.3. DỰ BÁO DIỄN BIẾN CÁC ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN ĐƯỢC THỰC HIỆN
Qua phân tích đánh giá các tác động đến môi trường khi Dự án bước vào hoạt động, có thể dự báo diễn biến các điều kiện môi trường tại khu vực như sau:
- Về môi trường tự nhiên, do có các tác nhân gây ô nhiễm từ hoạt động của Lò mổ nên chất lượng môi trường ở khu vực sẽ có những biến động, cụ thể là:
+ Phát sinh mùi hôi từ phân và lòng ruột của heo bò.
+ Sinh ra nước thải từ các dây chuyền giết mổ.
+ Phát sinh tiếng ồn từ heo bò, từ dây chuyền giết mổ và từ các hoạt động khác của Lò mổ, ít nhiều làm thay đổi không gian vốn khá yên tĩnh của khu vực.
Tuy nhiên, đối với các tác nhân có khả năng tác động xấu đến môi trường này, Dự án cũng đã nghiên cứu đề xuất các biện pháp xử lý và giảm đến mức tối đa mức độ ảnh hưởng của chúng (ở phần V). Vì vậy, nếu các biện pháp đề ra được thực hiện đúng kỹ thuật, nghiêm túc và thường xuyên thì có thể đánh giá hoạt động của Lò mổ sẽ không có những biến động đáng kể về môi trường tự nhiên.
- Về môi trường kinh tế, xã hội tại khu vực, có thể nói là có tác động tích cực hơn, cụ thể như sau:
+ Dự án được thực hiện sẽ góp phần cải thiện được tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm từ các nguồn thịt heo bò sống tại địa phương nói riêng và trên toàn thành phố nói chung. Và việc tiêu thụ thịt heo bò sẽ có mức độ đảm bảo vệ sinh hơn, giảm nguy cơ gây bệnh và bảo vệ sức khỏe người dân.
+ Dự án thực hiện sẽ tạo công ăn việc làm cho một số lao động địa phương, có nguồn nộp ngân sách địa phương, góp phần cải thiện kinh tế địa phương và tăng thu nhập cho người dân.
PHẦN V
CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
V.1. Giảm thiểu tác động môi trường không khí:
V.1.1. Giảm thiểu mùi hôi từ phân heo bò và các phế phẩm:
Như đã trình bày ở trên, tác động lớn nhất đến môi trường không khí là mùi hôi từ phân heo bò, mà lượng phân này là nguồn có khả năng sinh ra năng lượng khá lớn. Vì vậy, để vừa hạn chế ảnh hưởng đến môi trường vừa có lợi về kinh tế, Dự án đề xuất biện pháp xử lý là toàn bộ lượng phân heo bò sinh ra tại các khâu của Lò mổ đều được thu gom gọn gàng hàng ngày tập trung vào các hầm biogas để xử lý và thu hồi khí sinh học.
+ Tại chuồng trại nhốt heo bò: dùng hệ thống thủy lực đẩy toàn bộ lượng phân trong chuồng theo mương dẫn vào hầm biogas đã thiết kế và xây dựng sẵn. Như vậy, cả lượng phân và lượng nước vệ sinh chuồng đều được thu vào hầm biogas. Do lượng phân sinh ra mỗi ngày khá lớn, vì vậy để giảm thiểu mùi hôi phát sinh từ lượng phân này mỗi ngày nên thực hiện 03 lần vệ sinh như vậy, 01 lần vào buổi sáng, 01 lần vào buổi trưa và 01 lần vào chiều tối.
+ Tại dây chuyền giết mổ: Khi tiến hành làm lòng heo bò, lượng phân thải từ lòng, bao tử sẽ được công nhân súc đổ vào các thùng đặc chủng bằng inox đặt tại các vị trí làm lòng. Sau khi thùng đầy sẽ có công nhân đẩy các thùng đến vị trí mương thu của hầm biogas và đổ xuống. Tại dây chuyền giết mổ còn có một lượng phân và tiết rơi vãi, sau khi chấm dứt ca hoạt động, công nhân vệ sinh tiến hành vệ sinh nhà xưởng bằng các vòi nước áp lực để tống hết lượng phân rơi vãi vào hầm biogas.
V.1.2. Giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động của các phương tiện giao thông
Ngoài ra, để giảm bớt ảnh hưởng của bụi và các khí độc từ các phương tiện giao thông vận chuyển ra vào Lò mổ, Dự án sẽ có biện pháp như sau:
- Đối với đội xe chuyên chở của Lò mổ, lái xe sẽ được học đầy đủ về các luật giao thông và sẽ được giao trách nhiệm quản lý, bảo quản xe cụ thể. Luôn chở đúng trọng tải của xe.
- Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của xe.
- Định kỳ kiểm tra kỹ thuật, bảo dưỡng xe theo đúng quy định, đảm bảo các thông số khí thải đạt yêu cầu về kỹ thuật và môi trường.
- Quy hoạch gara để xe hợp lý, đúng hướng ra vào.
IV.2. Khống chế tiếng ồn và điều kiện vi khí hậu:
Để khống chế tiếng ồn từ hoạt động của Lò mổ, Dự án đề xuất các biện pháp sau:
- Đối với tiếng ồn từ heo bò sống, khi bắt nhốt hoặc bắt ra để chuẩn bị giết mổ, người công nhân phải được tập luyện thao tác dứt khoát, không do dự để tránh trường hợp heo bò vùng vẫy, kêu hét nhiều.
- Đối với các máy móc thiết bị tại Lò mổ, thường xuyên kiểm tra, bôi trơn, lắp đệm cao su các trục quay để giảm phát sinh tiếng ồn.
Để phòng tránh các tác động tiêu cực do điều kiện vi khí hậu tại dây chuyền giết mổ, phân xưởng giết mổ sẽ được thông gió tự nhiên hợp lý nhằm tránh bức xạ nhiệt cũng như ẩm mốc ảnh hưởng sức khỏe công nhân.
IV.3. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải
IV.3.1. Nước thải sản xuất:
Như đã trình bày ở phần III, trong quá trình sản xuất chúng tôi sẽ tách riêng nguồn nước thải do giết mổ (cạo lông, nước rửa các thịt…) và nước vệ sinh nhà xưởng để đưa về hệ thống xử lý riêng, lưu lượng nước thải này là 35m3/ng.đêm.
Còn nước thải vệ sinh chuồng trại có chứa phân, cùng với phân trong gia súc khi giết mổ, phần dạ bò sẽ được tách riêng đem xử lý tại hệ thống hầm biogaz (trình bày trong phần xử lý chất thải rắn) và nước thải đầu ra hệ thống hầm biogaz cũng được đưa vào hệ thống xử lý nước thải chung, lưu lượng nước thải này là 12m3/ng.đ. Vậy, tổng lưu lượng nước thải cần được xử lý là 47m3/ngày đêm. Việc tách riêng các nguồn thải để xử lý sẽ làm tăng cường hiệu quả xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường, đồng thời tăng cường hiệu quả sử dụng cho hệ thống biogaz. Chúng tôi đưa ra 2 phương án xử lý nguồn nước thải này như sau:
I. Phương án 1:
+ Thuyết minh: nước thải từ quá trình giết mổ và nước thải sinh ra từ hệ thống các hầm biogas được tập trung về bể điều hòa và trung hòa. Sau đó, toàn bộ nước thải này được đưa vào bể aeroten để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ các vi sinh vật hiếu khí có trong bể. Hỗn hợp bùn và nước thải được đưa qua bể lắng đứng. Phần nước trong, được thu ở máng thu phía trên của bể lắng, chảy về bể tiếp xúc để khử trùng trước khi thải ra ngoài. Phần bùn lắng, một phần được tuần hoàn về bể aeroten, phần bùn dư được đưa về bể nén bùn và được hút định kỳ bởi Công ty MTĐT thành phố.
+ Ưu điểm:
- Hiệu quả xử lý cao
+ Nhược điểm:
- Chi phí vận hành cao do phải chạy máy sục khí.
- Có mùi hôi sinh ra từ bể aeroten.
+ Kinh phí xây dựng:
Dự kiến tổng kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo phương án này khoảng: 470 triệu đồng.
II. Phương án 2:
+ Thuyết minh: nước thải từ quá trình giết mổ và nước thải sinh ra từ hệ thống các hầm bogas được tập trung về bể điều hòa và trung hòa. Sau đó, toàn bộ nước thải này được đưa vào bể xử lý yếm khí có tầng cặn lơ lửng (UASB) để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ các vi sinh vật yếm khí thành khí (khoảng 70-80% khí metan và 20-30% khí CO2). Tại bể UASB, bọt khí sinh ra bám vào các hạt bùn cặn nổi lên trên làm xáo trộn và gây ra dòng tuần hòan cục bộ trong lớp cặn lơ lửng, khi hạt cặn nổi lên trên va phải tấm chắn làm hạt cặn bị vỡ ra, khí thoát lên trên và cặn rơi xuống dưới. Hổn hợp bùn nước đã tách hết khí đi vào ngăn lắng. Nước thải trong ngăn lắng tách bùn lắng xuống dưới đáy và tuần hòan lại vùng phản ứng yếm khí. Nước dâng lên trên được thu vào máng thu theo ống sang bể lọc sinh học với vật liệu lọc là đá sỏi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dtm_thuy_san_8816.doc