Tác dụng an thần, giải lo âu của cao cồn Lạc
tiên tây
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khảo
sát tác dụng an thần của Lạc tiên tây, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát tác dụng hiệp đồng
thiopental (40 mg/kg, IV), một barbituric có thời
gian bán thải ngắn thường được dùng để khảo
sát tác dụng hiệp lực kéo dài thời gian ngủ của
các thuốc an thần gây ngủ. Kết quả nghiên cứu
cho thấy cao cồn Lạc tiên tây liều 300 mg/kg sau
uống 60 phút đã kéo dài thời gian ngủ mê của
chuột có ý nghĩa thống kê so với lô chứng.
Với mục tiêu nghiên cứu tác dụng an thần
giải lo âu, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm
trên mô hình chữ thập nâng cao, đây là mô hình
khá đơn giản và được áp dụng trong nhiều
nghiên cứu trong nước và ngoài nước (3,4) với
thuốc đối chiếu là Diazepam (2 mg/kg, uống).
Kết quả cho thấy số lần ra nhánh mở và lưu lại
nhánh mở của chuột uống diazepam khá tương
đồng với những công bố trước đây. Đồng thời,
cả 2 liều nghiên cứu 150 và 300 mg/kg, cao Lạc
tiên tây đều làm tăng số lần ra nhánh mở và tăng
thời gian lưu lại tại nhánh mở của chuột thử
nghiệm có ý nghĩa thống kê. Đây là cơ sở bước
đầu cho thấy tiềm năng giải lo âu của cao chiết
từ Lạc tiên tây trồng tại Việt Nam.
Để có thêm cơ sở chứng minh tác dụng an
thần giải lo âu, chúng tôi tiếp tục thử nghiệm
trên mô hình hai ngăn sáng tối với thuốc đối
chiếu là diazepam (2 mg/kg, uống). Đây cũng là
một mô hình thường quy dùng để khảo sát tác
dụng giải lo âu của thuốc. Kết quả cho thấy, số
lần chuột ra ngăn sáng tăng nhưng không có ý
nghĩa thống kê so với lô chứng (p > 0,05) và thời
gian chuột lưu lại ngăn sáng của lô diazepam
tăng 16,52 % tương tự với các nghiên cứu
trước(3,4). Trong khi đó, thời gian chuột lưu tại
ngăn sáng của lô uống cao Lạc tiên tây tăng
19,58 % có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p <
0,05) và tương đương với nhóm đối chứng
(DZP). Kết quả này là một cơ sở đáng tin cậy để
chứng minh tác dụng an thần giải lo âu của cao
chiết từ Lạc tiên tây.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác dụng an thần giải lo âu của cao chiết cồn lạc tiên tây (Passiflora Incarrnata L.) trên chuột nhắt trắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 123
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG AN THẦN GIẢI LO ÂU
CỦA CAO CHIẾT CỒN LẠC TIÊN TÂY (PASSIFLORA INCARRNATA L.)
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Vũ Thị Hiệp*, Nguyễn Phương Dung*
TÓM TẮT
Mở đầu: Lạc tiên tây (Passiflora incarnata L.) là một dược liệu an thần, giải lo âu đã được ghi nhận trong
Dược điển Châu Âu và hiện nay đã được trồng thành công ở Việt Nam theo tiêu chuẩn VietGap. Cho đến nay,
chưa có công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý và độc tính của Lạc tiên tây trồng tại Việt Nam.
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng an thần giải lo âu và độc tính của cao chiết Lạc tiên tây trên chuột nhắt trắng.
Phương pháp: Nghiên cứu độc tính cấp (xác định LD50, D max) và độc tính bán trường diễn của cao chiết Lạc
tiên tây trên chuột nhắt trắng. Đánh giá tác dụng an thần, giải lo âu của chuột nhắt trắng bằng mô hình chữ thập
nâng cao, mô hình hai ngăn sáng tối và tác dụng hiệp đồng với thiopental.
Kết quả: Cao cồn Lạc tiên tây không thể hiện độc tính cấp ở liều 3,2 g/kg. Ở liều 150 mg /kg, cao Lạc Tiên
tây thể hiện tác dụng an thần giải lo âu trên mô hình hai ngăn sáng tối. Trên mô hình kéo dài thời gian ngủ của
thiopental và chữ thập nâng cao, liều 300 mg/kg có tác dụng an thần, giải lo âu. Nghiên cứu độc tính bán trường
diễn cho thấy cao cồn Lạc tiên tây không làm thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, Hb, AST, ALT. Nhưng, làm
thay đổi chỉ số ure, creatinin và hình ảnh mô học gan thận.
Kết luận: Cao cồn Lạc tiên tây có tác dụng an thần giải lo âu trên chuột nhắt trắng ở liều 300 mg/kg trên mô
hình kéo dài thời gian ngủ thiopental. Cả hai liều 150 mg/kg và 300 mg/kg đều thể hiện tác dụng giải lo âu trên
mô hình hai ngăn sáng tối. Trên mô hình chữ thập nâng cao chỉ có liều 150 mg/kg thể hiện tác dụng giải lo âu.
Từ khóa: Passiflora incarnata L., an thần, giải lo âu, thiopental, hộp hai ngăn sáng tối, chuột nhắt trắng.
ABSTRACT
EVALUATE THE SEDATIVE AND ANXIOLYTIC EFECTS
OF THE ALCOHOLIC EXTRACT FROM THE PLANT PASSIFLORA INCARNATA L. IN MICE
Vu Thi Hiep, Nguyen Phuong Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2013: 123 - 129
Background: Passiflora incarnata L., listed in European Pharmacopoeia as a sedative and anxiolytic herb,
has been grown successfully in Vietnam by VietGap standards. However, there has no research so far done on the
toxicity and pharmacological effects of this herb grown in Vietnam.
Objective: To evaluate the toxicity, sedative and anxiolytic effects of Passiflora incarnata L. on mice.
Method: Acute toxicity (LD50, Dmax value) and subacute toxicity of P. incarnata ethanol-extract were
determined. The sedative and anxiolytic effects of Passiflora incarnata L. on mice were examined by 3 model:
synergistic effect with thiopental in increasing mice’s sleeping time, advanced cross and light- dark test box model.
Result: P. incarnata expressed no acute toxicity at the dose of 3.2 g / kg. In light- dark test box model, after
taking 30 minutes, P. incarnata had the effects of sedative and anxiolytic at the dose of 150 mg/ kg. P. incarnata
has also shown the sedative and anxiolytic effects at the dose of 300 mg/kg in synergistic effect with thiopental in
∗ Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Phương Dung ĐT: 0988202625 Email: phuongdung463@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 124
increasing mice’s sleeping time and advanced cross models. On subacute toxicity study, P. incarnate did not
change the number of red blood cells, white blood cells, Hb, AST, ALT. but changes of urea, creatinine and
microscopic structure of liver and kidney were noted.
Conclusion: Passiflora incarnata L. exhibited the sedative and anxiolytic effects on mice at the doses of 150
mg / kg and 300 mg/kg in various trials.
Key words: Passiflora incarnata L., sedative, anxiolytic, thiopental, mice, light- dark test box.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngọn non và lá của Lạc tiên tây (Passiflora
incarnata L., họ Lạc tiên - Passifloraceae) đã
được ghi nhận trong Dược điển Châu Âu về
tác dụng an thần giải lo âu. Các tác giả nước
ngoài đã công bố một số kết quả nghiên cứu
về tác dụng an thần giải lo âu của dược liệu
này (1,2) . Hiện nay, Lạc tiên tây đã di thực
thành công và trồng theo tiêu chuẩn VietGAP
tại Tuy Hòa, Việt Nam. Trong phạm vi nghiên
cứu này chúng tôi tiến hành khảo sát một số
tiêu chuẩn lý hóa của dược liệu và cao cồn Lạc
tiên tây và thử nghiệm tác dụng an thần giải lo
âu trên chuột nhắt trắng của cao cồn Lạc tiên
tây trồng trại Việt Nam để làm tiền đề cho
những nghiên cứu triển khai tiếp theo.
NGUYÊN LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu
Cao cồn 60% Lạc tiên tây (Passiflora incarnate
L.) có độ ẩm 17,67%, tro toàn phần 0,22%,
flavonoid toàn phần 2,88%, flavonoid tính theo
vitexin 2,09%.
Hóa chất
Thiopental (Rotexmedica, Germany) liều
tiêm tĩnh mạch 40 mg/kg, thể tích 0,1 ml/10 g thể
trọng.
Diazepam (V pharma) liều uống 2 mg/kg,
thể tích 0,2 ml/10 g thể trọng.
Súc vật thử nghiệm
Chuột nhắt trắng chủng Swiss albino, 6 - 7
tuần tuổi, trọng lượng trung bình 20 ± 2 g
được cung cấp bởi Viện Paster Tp. HCM.
Chuột được nuôi ổn định ít nhất 1 tuần trước
khi tiến hành thử nghiệm. Chuột nuôi từng
nhóm 8 - 10 con trong lồng nhựa trắng đục có
kích thước 22 × 34 ×25 cm. Thực phẩm nuôi
chuột cám viên tổng hợp (Viện Pasteur Tp.
HCM) bổ sung giá đậu xanh, nước uống tự do.
Chuột được mã hóa bằng chữ và số để thuận
tiện việc phân tích kết quả.
Phương pháp khảo sát độc tính cấp
đường uống (6)
Chia chuột nhắt thành các lô tương tự, mỗi lô
6 – 10 chuột. Những chuột trong cùng một lô sẽ
nhận cùng một liều chất khảo sát. Sự đánh giá
dựa vào phản ứng toàn ứng hay bất ứng (sống
hay chết) nhận thấy ở mỗi chuột trong nhóm sau
72 giờ. Chuột được tiếp tục theo dõi sau 14 ngày
uống để ghi nhận những triệu chứng bất thường
(nếu có).
Xác định liều gây chết 50% súc vật thử
nghiệm (LD50) theo công thức Karber – Behrens,
hoặc liều dưới liều chết (D0), hoặc liều tương đối
an toàn (Ds), liều lớn nhất đã thử (Dmax) để làm
cơ sở tính liều cho các thử nghiệm dược lý tiếp
theo.
Phương pháp khảo sát độc tính bán
trường diễn(6)
Chuột được chia ngẫu nhiên thành 3 lô,
mỗi lô 10 chuột:
- Lô chứng: Uống nước cất 0,2 ml/10g
chuột.
- Lô thử 1 (LTT150): Uống cao chiết Lạc
tiên tây liều 150 mg/kg (tương đương 1/20
Dmax).
- Lô thử 2 (LTT300): Uống cao chiết Lạc
tiên tây liều 300 mg/kg (tương đương 1/10
Dmax).
Thời gian dùng thuốc 60 ngày. Cuối thử
nghiệm, lấy máu xác định các thông số.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 125
- Huyết học: Số lượng hồng cầu, số lượng
bạch cầu, Hct, Hb.
- Chức năng gan: Transaminase (AST,
ALT).
- Chức năng thận: Creatinin và ure trong
máu.
Giải phẫu chuột, quan sát sự thay đổi về
hình thái đại thể các cơ quan nội tạng và vi thể
gan, thận.
Mô hình đánh giá tính hợp đồng với
thiopental (3,4,5)
Chuột được chia ngẫu nhiên thành 3 lô,
mỗi lô 10 chuột:
- Lô chứng: Uống nước cất (0,2 ml/10 g
chuột).
- Lô thử 1 (LTT150): Uống cao cồn Lạc
tiên tây liều 150 mg/kg chuột
- Lô thử 2 (LTT300): Uống cao cồn Lạc
tiên tây liều 300 mg/kg chuột.
Sau 60 phút, tiêm tĩnh mạch thiopental liều
40 mg/kg cho cả 3 lô chuột. Theo dõi và so
sánh thời gian ngủ mê của chuột trong 2 lô thử
với lô chứng.
Thời gian chuột ngủ mê được tính từ lúc
chuột mất phản xạ thăng bằng cho tới khi chuột
có lại phản xạ thăng bằng.
Mô hình hai ngăn sáng tối (3,4,5)
Bộ dụng cụ gồm 1 hộp bằng plexiglas, có 2
ngăn, mỗi ngăn có kích thước 40 × 20 cm. Trong
đó 1 ngăn được chiếu sáng với cường độ 400 lux,
gọi là ngăn sáng. Ngăn còn lại được sơn đen để
giữ tối với cường độ ánh sáng không quá 5 lux,
gọi là ngăn tối. Hai ngăn này thông với nhau
bằng một cửa có kích thước 8 × 8cm.
Chuột thử nghiệm được cho uống 60 phút
trước khi tiến hành thử nghiệm. Chuột được
đặt ở cửa ngăn vùng sáng, tối, hướng ra ngăn
sáng. Sau đó chuột được tự do khám phá
trong 5 phút, được ghi lại bằng một camera
gắn bên trong.
Ghi nhận số lần ra vùng sáng của chuột và
thời gian ở vùng sáng. Chuột được xem là ra
vùng sáng khi cả 4 chân vượt qua lằn phân cách
giữa 2 vùng.
Chuột được chia làm 4 lô, mỗi lô 10 chuột:
- Lô chứng: Uống nước cất 0,2 ml/10 g
chuột.
- Lô đối chiếu (DZP): Uống Diazepam
liều 2 mg/kg chuột.
- Lô thử LTT150: Uống cao chiết Lạc tiên
tây liều 150 mg/kg chuột.
- Lô thử LTT300: Uống cao chiết Lạc tiên
tây liều 300 mg/kg chuột.
Mô hình chữ thập nâng cao (3,4,5)
Mô hình chữ thập nâng cao gồm hai nhánh
mở (25 ×5 cm) vuông góc với hai nhánh đóng (25
× 5 × 10 cm) được nối với nhau bằng một vùng
trung tâm (5×5 cm) và nâng cao 80 cm so với mặt
đất và được chiếu sáng 100 lux. Ngoài rìa của
nhánh mở có gờ cao 0,25cm để giảm khả năng
chuột rơi khỏi mô hình.
Chuột được chia ngẫu nhiên 4 lô, mỗi lô 10
chuột:
- Lô chứng: Uống nước cất 0,2 ml/10 g
chuột.
- Lô đối chiếu: Uống Diazepam liều 2
mg/kg chuột.
- Lô thử 1 (LTT150): Uống cao chiết Lạc
tiên tây liều 150 mg/kg chuột
- Lô thử 2 (LTT300): Uống cao chiết Lạc
tiên tây liều 300 mg/kg chuột
30 phút hoặc 60 phút sau khi cho uống thuốc,
chuột được đặt nhẹ nhàng vào trung tâm mô
hình hướng đầu vào cánh tay mở trong 5 phút
để theo dõi thời gian chuột ở từng ngăn. So sánh
số lần chuột ra cánh tay mở, cánh tay đóng và
tổng thời gian chuột ở cánh tay mở, cánh tay
đóng. Sau mỗi thử nghiệm, mô hình được lau
chùi sạch và 5 phút sau tiếp tục thử tiếp.
Xử lý số liệu thực nghiệm
Số liệu thực nghiệm được biểu diễn dưới
dạng trung bình ± sai số chuẩn (M ± SD).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 126
Dùng phép kiểm T-test và anova một yếu tố
với phần mềm Minitab 15.0 để so sánh ý nghĩa
thống kê. Vẽ đồ thị bằng chương trình
Microsoft Excel 2007.
KẾT QUẢ
Độc tính cấp đường uống
Theo dõi sau 72 giờ thử nghiệm, với liều tối
đa có thể cho uống cao Lạc tiên tây trên chuột
nhắt trắng là 3,2 g cao/kg thể trọng chuột, phân
suất tử vong là 0%. Do đó, không thể xác định
được LD50 đường uống.
Dựa vào liều lớn nhất đã thử, chúng tôi xác
định Dmax = 3,2 g cao/kg. Dựa vào Dmax, chúng tôi
chọn 2 liều cao Lạc tiên tây cho các thử nghiệm
dược lý tiếp theo là 150 mg/kg (tương đương
1/20 Dmax, ký hiệu LT150) và 300 mg/kg (tương
đương 1/10 Dmax, ký hiệu LT300).
Tác dụng hợp đồng với thiopental
Bảng 1: Thời gian ngủ mê của chuột nhắt
Lô Chất thử Thời gian ngủ mê (phút) % so với lô chứng
Chứng Nước cất + thiopental 4,4 ± 5,3 100%
LTT 150 LTT150 + thiopental 5,46 ± 2,5 124,09 %
LTT 300 LTT300 + thipental 8,13 ± 9,7* 184,72%
* Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (P < 0,05).
Nhận xét:
Ở liều uống 150 mg/kg, cao cồn Lạc tiên tây
kéo dài thời gian ngủ mê của chuột nhắt 24,09 so
với lô chứng (chỉ tiêm liều duy nhất thiopental
40 mg/kg), chưa đạt ý nghĩ thống kê (P > 0,05). Ở
liều cao gấp đôi (300 mg/kg), cao cồn Lạc tiên
kéo dài thời gian ngủ mê đến 84,72% khác biệt có
ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Kết quả thực
nghiệm này cho thấy cao cồn Lạc tiên tây thể
hiện khuynh hướng hợp đồng với thiopental ở
liều thấp (150 mg/kg) và tác dụng hợp đồng với
thiopental ở liều cao (300 mg/kg). Như vậy, Lạc
tiên tây trồng ở Việt Nam có tác dụng an thần
trên chuột nhắt thực nghiệm.
Kết quả thử nghiệm trên mô hình hai ngăn sáng tối
Bảng 2: Số lần chuột ra ngăn sáng và thời gian chuột lưu tại ngăn sáng
Lô
Số lần chuột ra ngăn
sáng (lần)
Tỷ lệ số lần chuột ra
ngăn sáng (%)
Thời gian chuột lưu lại
ngăn sáng (giây)
Tỷ lệ thời gian chuột lưu lại
ngăn sáng (%)
Chứng 5,77 ± 1,09 32,22% ± 1,68 105 ±0,02 35,11% ± 11
DZPP 8,37 ± 3,9 * 33,38 % ± 3,5 154 ± 0,02* 51,63 % ± 8,25
LTT150 7,28 ± 3,7 33,64% ± 2,7 164 ± 0,03* 54,69 % ± 13,9
LTT300 6,17 ± 1,73 32,72% ± 9,5 126 ±0,03 42% ± 18,6
* Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (P < 0,05).
Nhận xét:
Thử nghiệm mô hình hai ngăn sáng tối
dựa trên đặc tính của loài gặm nhấm có xu
hướng ở vùng tối hơn là ra ngăn sáng. Do vậy,
thời gian ở vùng sáng và số lần ra vùng sáng
của chuột nhắt tỉ lệ thuận với mức độ giải lo
âu của thuốc nghiên cứu. Những thuốc có tác
dụng giải lo âu có khả năng làm tăng số lần ra
vùng sáng và thời gian chuột lưu tại vùng
sáng của động vật thí nghiệm. Ở lô đối chiếu
(uống diazepam 2 mg/kg), số lần chuột ra
ngăn sáng tăng 45,06% và thời gian chuột lưu
tại ngăn sáng tăng 46,67% so với lô chứng (P <
0,05). Kết quả này tương tự với các nghiên cứu
trước đây và phù hợp với tác dụng dược lý
vốn có của diazepam (Holbrook, 2000). Trong
khi đó, cả 2 liều thử nghiệm của cao Lạc tiên
tây (150 mg/kg và 300 mg/kg) số lần chuột ra
ngăn sáng mặc dù có tăng (19,58% và 6,89%)
nhưng không đạt ý nghĩa thống kê so với lô
chứng (P > 0,05). Thời gian lưu lại ngăn sáng
của chuột uống cao Lạc tiên tây liều 150 mg/kg
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 127
và 300 mg/kg đều tăng (56,19% và 20%) so với
lô chứng, nhưng không tỉ lệ thuận với liều
dùng. Sự gia tăng thời gian lưu lại ngăn sáng
của chuột uống cao Lạc tiên liều 150 mg/kg
tăng khác biệt ý nghĩa thống kê so với lô
chứng (P < 0,05). Như vậy, cao cồn Lạc tiên tây
thể hiện tác dụng giải lo âu trên chuột nhắt ở
liều uống 150 mg/kg.
Kết quả thử nghiệm trên mô hình chữ thập
nâng cao
Bảng 3: Số lần chuột ra nhánh mở và thời gian chuột
lưu lại nhánh mở
Lô
Sau 30 phút uống thuốc Sau 60 phút uống thuốc
Số lần ra
nhánh mở
(lần)
Thời gian
lưu lại
nhánh mở
(phút)
Số lần ra
nhánh mở (
lần )
Thời gian
lưu lại
nhánh mở
(phút)
Chứng 0,38 ± 0,37 0,27 ± 0,06 0,37 ± 0,26 0,23 ± 0,06
DZP 2 ± 0,46* 0,63 ± 0,14 1,75 ± 0,45* 0,61 ± 0,14
LTT150 3,38±0,62** 0,32 ± 0,15 2,25 ± 0,49* 0,55 ± 0,25
LTT300 2,5 ± 0,57* 0,32 ± 0,05 3,88±0,64** 1,67 ± 0,36
* Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (P < 0,05). **
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (P < 0,01).
Nhận xét:
Mô hình chữ thập nâng cao được xây dựng
trên sự tương phản nhu cầu khám phá vùng
lãnh thổ mới của chuột và bản năng tránh xa
vùng có nguy cơ (không gian mở và độ cao so
với nền nhà của cánh tay mở). Số lần ra vùng
cánh tay mở và thời gian ở vùng cánh tay mở
của động vật được xem là hành vi thể hiện
mức độ lo âu của chúng ở môi trường mới.
Những thuốc có tác dụng giải lo âu có khả
năng làm tăng thời gian và số lần ra cánh tay
mở của động vật. Kết quả thực nghiệm cho
thấy cả 2 nhóm uống cao Lạc tiên tây (liều 150
mg/kg và 300 mg/kg) đều có số lần chuột ra
nhánh mở và thời gian lưu tại nhánh mở tăng
có ý nghĩa thống kê so với lô chứng và tương
đương với nhóm đối chứng (uống diazepam 2
mg/kg). Kết quả này cho thấy, cao cồn Lạc tiên
tây liều 150 mg/kg và 300 mg/kg đều thể hiện
tác dụng giải lo âu trên mô hình chữ thập
nâng cao tương tự diazepam 2 mg/kg.
Độc tính bán trường diễn
Bảng 4: Chỉ số huyết học, sinh hóa của chuột nhắt sau 60 ngày dùng cao Lạc tiên tây
Chỉ số Lô chứng Lô LTT150 Lô LTT300
Hồng cầu (triệu/mm3) 9,19 ± 2,1 6,99 ± 2,7 (76,06%) 7,46 ±2,4 (81,17%)
Bạch cầu (triệu/mm3) 9,55 ± 0,4 9,41 ± 2,0 (98,53%) 9,46 ± 2,0 (99,05%)
Hb (%) 152 ± 11,2 146,56 ± 32,4 (96,42%) 142,11 ± 32,8 (93,49%)
Ure (mg/dL) 11,64 ±2,0 13,99 ± 2,4* (120,2%) 14,54 ± 2,4* (124,9%)
Creatin (mg/dL) 67,0 ± 4,3 74,67 ± 8* (111,4%) 68,11 ± 3,9 (101,6%)
AST (U/L) 132,67± 41,5 113,22 ± 17,0 (85,33%) 117,33 ± 23,0 (88,43%)
ALT (U/L) 94,11 ± 38,9 76,00 ± 12,0 (80,76%) 77,67 ± 16,0 (82,53%)
* Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (P < 0,05).
Nhận xét:
Trong suốt thời gian thí nghiệm, chuột cả 3 lô
đều hoạt động bình thường, nhanh nhẹn, lông
mượt, mắt sáng, ăn uống tốt, phân khô, không
thấy bất kỳ biểu hiện gì đặc biệt ở cả 3 lô chuột
trong suốt 8 tuần nghiên cứu.
Sau 8 tuần uống cao chiết Lạc tiên tây 2 liều
150 mg/kg chuột và 300 mg/kg chuột, tất cả các
xét nghiệm đánh giá chức năng tạo máu (số
lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, số
lượng bạch cầu) không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê so với lô chứng và giữa các thời điểm
trước và sau khi uống thuốc (p > 0,05). Quan sát
đại thể sau 8 tuần uống cao chiết Lạc tiên tây liều
300mg/kg chuột và liều 600mg/kg chuột: Giải
phẫu tất cả các lô để quan sát đại thể các tạng
phủ của chuột, không thấy bất kỳ thay đổi bệnh
lý nào về hình thái đại thể của các cơ quan tim,
gan, thận, bàng quang và hệ tiêu hóa.
Chỉ số ure và creatin của lô uống 150
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 128
mg/kg và 300 mg/kg tăng có ý nghĩa so với lô
chứng. Có 1/5 mẫu thận của chuột uống cao
Lạc tiên tây có biểu hiện viêm thận kẽ mạn ở
cả hai liều thử nghiệm.
BÀN LUẬN
Độc tính của cao cồn Lạc tiên tây
Trong thử nghiệm độc tính cấp, liều cao nhất
có thể đưa thuốc qua kim đầu tù là 3,2 g cao/kg
chuột (tương đương liều dùng trên người là
14,88 g/kg, khoảng 44,4 g dược liệu), chuột vẫn
ăn uống, hoạt động và bài tiết bình thường,
không có biểu hiện ngộ độc ở chuột và không có
chuột nào chết trong vòng 72 giờ và suốt 2 tuần
tiếp theo sau khi uống thuốc. Mặc dù chưa xác
định được độc tính cấp và chưa tính được LD50
của cao Lạc tiên tâu, từ liều Dmax = 3,2 g/kg đã cho
chúng cơ sở để chọn được 2 liều cho các thử
nghiệm dược lý về tác dụng an thần giải lo âu là
150 mg/kg (tương dương 1/20 Dmax) và 300
mg/kg (tương đương 1/10 Dmax).
Sau 2 tháng uống cao chiết Lạc tiên tây hai
liều 150 và 300 mg/kg, các chỉ số hồng cầu, bạch
cầu, Hb, AST, ALT, cấu trúc vi thể gan của chuột
không khác biệt so với nhóm uống nước cất. Tuy
nhiên, chỉ số ure tăng 20,2 %, creatinin tăng
11,14% và có 1/5 chuột ở cả hai lô thử nghiệm có
hiện tượng viêm thận kẽ mạn. Cần có những
nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để đánh giá về tính an
toàn với chức năng thận của dược liệu này.
Trong đó, cần chú trọng những nghiên cứu về
liều dùng tối ưu của Lạc tiên tây.
Tác dụng an thần, giải lo âu của cao cồn Lạc
tiên tây
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khảo
sát tác dụng an thần của Lạc tiên tây, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát tác dụng hiệp đồng
thiopental (40 mg/kg, IV), một barbituric có thời
gian bán thải ngắn thường được dùng để khảo
sát tác dụng hiệp lực kéo dài thời gian ngủ của
các thuốc an thần gây ngủ. Kết quả nghiên cứu
cho thấy cao cồn Lạc tiên tây liều 300 mg/kg sau
uống 60 phút đã kéo dài thời gian ngủ mê của
chuột có ý nghĩa thống kê so với lô chứng.
Với mục tiêu nghiên cứu tác dụng an thần
giải lo âu, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm
trên mô hình chữ thập nâng cao, đây là mô hình
khá đơn giản và được áp dụng trong nhiều
nghiên cứu trong nước và ngoài nước (3,4) với
thuốc đối chiếu là Diazepam (2 mg/kg, uống).
Kết quả cho thấy số lần ra nhánh mở và lưu lại
nhánh mở của chuột uống diazepam khá tương
đồng với những công bố trước đây. Đồng thời,
cả 2 liều nghiên cứu 150 và 300 mg/kg, cao Lạc
tiên tây đều làm tăng số lần ra nhánh mở và tăng
thời gian lưu lại tại nhánh mở của chuột thử
nghiệm có ý nghĩa thống kê. Đây là cơ sở bước
đầu cho thấy tiềm năng giải lo âu của cao chiết
từ Lạc tiên tây trồng tại Việt Nam.
Để có thêm cơ sở chứng minh tác dụng an
thần giải lo âu, chúng tôi tiếp tục thử nghiệm
trên mô hình hai ngăn sáng tối với thuốc đối
chiếu là diazepam (2 mg/kg, uống). Đây cũng là
một mô hình thường quy dùng để khảo sát tác
dụng giải lo âu của thuốc. Kết quả cho thấy, số
lần chuột ra ngăn sáng tăng nhưng không có ý
nghĩa thống kê so với lô chứng (p > 0,05) và thời
gian chuột lưu lại ngăn sáng của lô diazepam
tăng 16,52 % tương tự với các nghiên cứu
trước(3,4). Trong khi đó, thời gian chuột lưu tại
ngăn sáng của lô uống cao Lạc tiên tây tăng
19,58 % có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p <
0,05) và tương đương với nhóm đối chứng
(DZP). Kết quả này là một cơ sở đáng tin cậy để
chứng minh tác dụng an thần giải lo âu của cao
chiết từ Lạc tiên tây.
KẾT LUẬN
Kết quả thực nghiệm trên các mô hình kéo
dài thời gian ngủ của thiopental, mô hình chữ
thập nâng cao, mô hình hai ngăn sáng tối cho
thấy cao cồn Lạc tiên tây liều uống 150 mg/kg và
300 mg/kg có tác dụng an thần, giải lo âu trên
chuột nhắt trắng. Kết quả này chứng tỏ Lạc tiên
tây trồng tại Việt Nam có nhiều triển vọng ứng
dụng trong điều chế sản phẩm an thần giải lo âu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AKhon DS, Naghavi HR, Vazirian M, et al, (2000). Passiflora in
the treatment of generalize anxiety: a pilot double blind
randomized controlled trial with oaepam J Clin Pharm Ther.
Oct 2000; 26 (5) , pp. 363 - 367.
2. Elsas SM, Rossi DJ, Raber J, et al, (2010). Passiflora incarnate L
(Passionflower) extract elicit GABA currents in hippocxampal
neurons in vitro and show anxiogenic and anticonvulsant effects
on vivo, vary with extraction method. Phytomedicine. 2010
Oct;17(12), pp. 940 - 949.
3. Nguyễn Lan Thùy Ty, Võ Phùng Nguyên, Nguyễn Hữu Đức
(2008). Đánh giá tác dụng an thần – gây ngủ của hai chế phẩm
có nguồn gốc dược liệu. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 12
(2) , tr.106 - 111.
4. Nguyễn Sơn Tùng, Nguyễn Ngọc Khôi (2008). Khảo sát mô
hình và nghiên cứu tác dụng giải lo âu của một số phối hợp
dược liệu. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 14, số 1, tr. 80 -
85.
5. Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Tích Huyền (1989). Đánh giá tác
dụng an thần của cao lá sen, tâm sen, lá vông và củ bình vôi trên
súc vật thử nghiệm”. Tạp chí Y học thực hành, Số 5 (tập 282), tr.
28.- 29.
6. Viện Dược liệu (nhóm tác giả) (2006). Phương pháp nghiên cứu
tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo-. NXB Khoa học và
Kỹ thuật, tr. 209 - 213, 385 - 386.
Ngày nhận bài báo: 28/09/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/10/2013,
15/10/2013
Ngày bài báo được đăng: 02/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tac_dung_an_than_giai_lo_au_cua_cao_chiet_con_lac_t.pdf