BÀN LUẬN
Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng
của cao chiết nước và cao chiết metanol
của cây Cà gai leo đến tổn thương gan
do PAR gây ra.
Cơ sở tính toán liều thử độc tính cấp
của dược liệu Cà gai leo dựa theo phương
pháp ngoại suy của Đỗ Trung Đàm. Liều thử
độc tính cấp bằng đường uống trên chuột
nhắt trắng tối đa 240 g dược liệu/kg thể
trọng chuột gấp 12 lần liều sử dụng điều trị
thông thường của Cà gai leo trên người.
Với mức liều từ 20 - 240 g dược liệu
khô/kg thể trọng chuột chưa xác định
được LD50 của Cà gai leo trên chuột nhắt
trắng theo đường uống ở mức liều cao
nhất có thể cho chuột uống trong 24 giờ,
cho thấy sử dụng Cà gai leo theo liều
Y học Cổ truyền để điều trị các bệnh về
gan (100 g dược liệu khô/người/ngày)
tương đối an toàn theo hướng dẫn nghiên
cứu thuốc mới của WHO và Bộ Y tế [5].
Kết quả nghiên cứu tác dụng bảo vệ
gan của cao methanol và cao nước Cà
gai leo lên hoạt tính enzym ALT, AST và
nồng độ cholesterol toàn phần cho thấy lô
chuột không uống hoạt chất bảo vệ (lô đối
chứng bệnh lý) có hoạt tính AST, ALT
trong huyết thanh tăng cao và thể hiện
tổn thương gan rõ rệt (quan sát đại thể
và vi thể so với lô chứng sinh lý không
sử dụng paracetamol). Các lô chuột uống
chế phẩm cao methanol SP1 và cao nước
SP2 cây của Cà gai leo ở liều 10 g dược
liệu khô/kg thể trọng trong vòng 8 ngày
trước khi gây độc gan đã làm giảm hoạt
tính AST, ALT trong huyết thanh, giảm hàm
lượng cholesterol toàn phần, giảm trọng
lượng gan tương đối và tổn thương gan
so với lô đối chứng bệnh lý. Đặc biệt,
lô chuột uống cao methanol 10 g/kg thể
trọng có tác dụng ngăn cản rõ độc tính
của paracetamol đối với gan, tương đương
với đối chứng tham khảo (silymarin liều
50 mg/kg thể trọng).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cây cà gai leo (solanum procumbens lour.) trên mô hình gây tổn thương gan bằng paracetamol ở chuột nhắt trắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
14
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA CÂY CÀ GAI LEO
(Solanum procumbens Lour.) TRÊN MÔ HÌNH GÂY
TỔN THƯƠNG GAN BẰNG PARACETAMOL Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG
Trương Thị Thu Hiền*; Hoàng Anh Tuấn*
Ngô Thị Tuyết Mai*; Hoàng Đắc Thăng*; Hà Văn Quang*
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cây Cà gai leo. Đối tượng và
phương pháp: xác định độc tính cấp đường uống và tác dụng bảo vệ gan trên chuột nhắt trắng
dòng Swiss theo mô hình gây tổn thương gan chuột thực nghiệm bằng paracetamol. Kết quả:
cao chiết nước (SP1) và cao chiết metanol (SP2) của Cà gai leo ở liều 10 g dược liệu khô/kg
thể trọng đều làm giảm hoạt độ hoạt độ enzym aspartate transaminase (AST), alanine
transaminase (ALT), cholesterol huyết thanh toàn phần và giảm một phần tổn thương gan ở
chuột thực nghiệm do paracetamol liều 400 mg/kg thể trọng. Cao chiết metanol có tác dụng
bảo vệ gan tương tự so với chuột thí nghiệm uống silymarin ở mức liều 50 mg/kg thể trọng.
Kết luận: kết quả phân tích đại thể và vi thể gan chuột cho thấy cao chiết metanol của Cà gai
leo và silymarin có tác dụng giảm tổn thương gan.
* Từ khóa: Cà gai leo; Tác dụng bảo vệ gan; Tổn thương gan; Paracetamol; Chuột nhắt trắng.
Hepatoprotective Activities of Solanum Procumbens Lour. in Mice
Model with Liver Injury Induced by Paracetamol
Summary
Objectives: To evaluate the liver protection effect of the extracts of Solanum procumbens
Lour. Subjects and methods: Determination of oral toxicity and protective effect enhancing
hepatic function in Swiss mice following the model of experimental mice's liver damage with
paracetamol. Results: Both aqueous (SP1) and methanol (SP2) extracts of Solanum
procumbens Lour. at a dose of 10 g dried herbal powder/kg body weight reduced serum AST,
ALT activities, and total cholesterol reduced partial liver histopathological injuries in
paracetamol-poisoned mice at dose 400 mg/kg. The methanol extract (SP2) at the dose of 10 g
dried herbal powder/kg body weight had the same protective effect as the experimental mice
receiving silymarin at a dose of 50 mg/kg body weight. Conclusion: Micro- and macro-analysis
of liver also showed positive effects methanol extract of Solanum procumbens Lour. and silymarin
in liver protection.
* Keywords: Solanum procumbens Lour.; Hepatoprotective activities; Liver injury;
Paracetamol; Mice.
* Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Trương Thị Thu Hiền (truonghientruong@gmail.com)
Ngày nhận bài: 04/05/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/06/2018
Ngày bài báo được đăng: 16/07/2018
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
15
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gan là một cơ quan có vai trò quan
trọng trong quá trình giải độc và đảm
nhận nhiều chức năng khác nhau để duy
trì sự sống. Chức năng chủ yếu của gan
là tham gia vào quá trình chuyển hóa các
chất. Hầu hết các độc tố xâm nhập vào
cơ thể đều được tế bào gan xử lý, chuyển
thành dạng liên hợp hoặc sẽ làm biến đổi
cấu trúc không độc hại và đào thải ra bên
ngoài. Vì vậy, khi gan suy yếu, khả năng
giải độc giảm, nồng độ các chất độc trong
cơ thể tăng lên rõ rệt... [6]. Hiện nay,
bệnh gan là một trong những vấn đề phổ
biến trong cộng đồng. Có nhiều loại bệnh
gan, trong đó thường gặp là tổn thương
gây viêm gan dẫn đến xơ và ung thư gan,
cuối cùng gây tử vong, với nguyên nhân
chủ yếu do virut và nhiễm độc.
Trong số các loài thực vật có tác dụng
bảo vệ chức năng gan, Cà gai leo
(Solanum procumbers Lour.) là một trong
những cây thuốc nam được đánh giá cao
trong hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm
gan, chống xơ gan, giải độc gan và làm
giảm hoạt độ enzym ALT, AST. Cho đến
nay, Cà gai leo là loại cây duy nhất được
thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân
viêm gan B mạn tính thể hoạt động tại
các viện có uy tín như: Viện Dược liệu
Trung ương, Bệnh viện TWQĐ 108,
Bệnh viện Quân y 103 cho kết quả rất
đáng khích lệ [1, 2]. Tuy là một loại dược
liệu có tiềm năng trong điều trị các bệnh
về gan, nhưng phân bố hẹp, chỉ có ở
Việt Nam và một số nước châu Á khác,
nên nghiên cứu về tác dụng của loài thảo
dược này vẫn chưa được công bố quốc
tế rộng rãi. Để đánh giá tác dụng của cây
thuốc này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
tác dụng tăng cường và bảo vệ chức
năng gan trên mô hình gây tổn thương
gan chuột nhắt trắng bằng paracetamol.
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu.
Phần trên mặt đất cây Cà gai leo
(Solanum procumbens Lour.) được thu hái
vào tháng 9 - 2017 tại Tiền Hải, Thái Bình.
Mẫu nghiên cứu đã giám định tên khoa học.
Mẫu tiêu bản (TB01-2017-17) lưu giữ tại
Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu Độc học
và Phóng xạ, Học viên Quân y. Mẫu sau
khi thu hái được phơi, sấy khô, xay nhỏ,
cho vào túi hàn kín, để nơi khô ráo.
Các chế phẩm thử: cao nước (SP1),
cao chiết metanol (SP2) chuẩn bị tại
Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Độc
học và Phóng xạ, Học viện Quân y: SP1
thu bằng cách đun bột dược liệu trong
nước ở 1000C trong 1 giờ (3 lần), dịch
chiết thu được để nguội, lọc và loại nước
bằng thiết bị cất quay chân không áp suất
giảm. SP2 thu được bằng chiết bột dược
liệu khô với metanol (3 lần) có sử dụng
thiết bị siêu âm gia nhiệt, dịch chiết thu
được loại dung môi bằng thiết bị cất quay
áp suất giảm.
Chế phẩm thử SP1 và SP2 trước khi
cho chuột uống được hòa trong nước cất
thành các nồng độ khác nhau để phù hợp
với yêu cầu thí nghiệm.
* Động vật nghiên cứu:
Chuột nhắt trắng dòng Swiss khỏe
mạnh, không phân biệt giới tính, trọng
lượng 20 - 25 g/con do Ban Cung cấp
Động vật thí nghiệm, Học viện Quân y
cung cấp, nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
16
động vật thí nghiệm, đầy đủ thức ăn nước
uống theo tiêu chuẩn trước khi nghiên cứu
7 ngày và trong suốt thời gian thí nghiệm
tại phòng thí nghiệm của Trung tâm
Nghiên cứu, Đào tạo Độc học và Phóng xạ,
Học viện Quân y.
* Thiết bị và hóa chất nghiên cứu:
- Máy xét nghiệm huyết học tự động
Coulter AU640, máy xét nghiệm sinh hóa
tự động AU5800 (Hãng Beckman Coulter);
kính hiển vi.
- Các hóa chất dùng trong nghiên cứu:
sylimarin (biệt dược legalon) dạng viên
nén hàm lượng 50 mg (Hãng Madaus,
Hàn Quốc); paracetamol 800 mg (PAR)
(Pháp); carboxymethylcellulosse (CMC)
(Thụy Điển).
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Nghiên cứu độc tính cấp: theo phương
pháp Litchfield - Wilcoxon [3, 7]:
Cách tiến hành: chia ngẫu nhiên chuột
thành 6 lô, mỗi lô 8 con. Chuột cùng một
lô sẽ nhận cùng một liều chất khảo sát.
Trước khi tiến hành thí nghiệm, cho chuột
nhịn ăn 12 giờ, nước uống tự do. Lô đối
chứng uống nước cất, các lô thử uống
chế phẩm thử SP1 với mức liều từ 20 đến
liều cao nhất tương đương với 240 g bột
dược liệu khô/kg thể trọng (20; 80; 120;
160; 240 g bột dược liệu khô/kg thể trọng).
Mỗi chuột uống 3 giờ/lần x 3 lần. Nước cất
và thuốc thử đưa thẳng vào dạ dày chuột
bằng kim cong đầu tù với thể tích tối đa
10 ml/kg thể trọng chuột.
Theo dõi tình trạng chung của chuột và
số lượng chuột chết ở mỗi lô trong vòng
72 giờ sau khi uống thuốc lần cuối. Tìm
liều cao nhất không gây chết chuột (0%),
liều thấp nhất gây chết chuột hoàn toàn
(100%) và liều trung gian. Từ đó xây dựng
đồ thị tuyến tính để xác định LD50 của
thuốc thử (nếu có). Tiếp tục theo dõi tình
trạng chung của chuột (hoạt động, ăn uống,
bài tiết) ở mỗi lô cho đến hết 7 ngày
sau uống thuốc.
Tiến hành phẫu tích, quan sát tình trạng
các tạng ngay khi có chuột chết để đánh
giá tổn thương mô bênh học các cơ quan,
xác định nguyên nhân gây độc.
* Đánh giá tác dụng bảo vệ và tăng
cường chức năng gan của cao chiết trên
mô hình chuột gây độc bằng paracetamol
[4, 8]:
Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của
cao chiết Cà gai leo thực hiện như sau:
30 chuột không phân biệt giới tính chia
thành 5 lô (6 chuột/lô):
- Lô 1 (lô đối chứng sinh học): uống
nước cất 0,2 ml/chuột/ngày.
- Lô 2 (lô đối chứng bệnh lý): uống nước
cất và PAR.
- Lô 3 (lô thử SP1): uống SP1 10 g bột
dược liệu khô/kg thể trọng/ngày và PAR
(tương đương với liều sử dụng trên người).
- Lô 4 (lô thử SP2): uống SP2 liều 10 g
bột dược liệu khô/kg thể trọng/ngày và PAR
(tương đương với liều sử dụng trên người).
- Lô 5 (lô đối chứng tham khảo): uống
silymarin liều 50 mg/kg thể trọng/ngày
và PAR.
Chuột ở tất cả các lô được uống nước
hoặc thuốc thử trong khoảng 8 - 9 giờ
sáng liên tục 8 ngày. Ngày thứ 8, chuột nhịn
đói 16 - 18 giờ trước đó, sau uống thuốc
3 giờ, gây tổn thương gan chuột ở các lô
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
17
từ 2 đến 5 bằng cách cho chuột uống
paracetamol một liều duy nhất 400 mg/kg
thể trọng. Sau 1 giờ, cho chuột ăn uống
trở lại bình thường. Sau 48 giờ, lấy máu
động mạch cảnh chuột để định lượng
enzym AST, ALT và cholesterol toàn
phần trong huyết thanh chuột. Đồng thời
mổ lấy gan chuột để quan sát đại thể nhu
mô gan, cân trọng lượng gan và làm tiêu
bản mô bệnh học (đại thể, vi thể).
* Phương pháp xử lý số liệu:
Xử lý số liệu theo phương pháp thống
kê y sinh học sử dụng phần mềm SPSS
16.0, so sánh bằng phương pháp phân
tích phương sai một nhân tố ngẫu nhiên
(one way ANOVA). Các số liệu được biểu
thị bằng chỉ số trung bình (M) ± độ lệch
chuẩn (SD). Khác biệt được coi có ý
nghĩa thống kê giữa các lô thí nghiệm khi
p < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp đường uống.
Chuột thực nghiệm được uống chế phẩm SP1 với liều tăng dần từ 20 - 240 g dược
liệu khô/kg thể trọng chuột. Quan sát hành vi của chuột ngay sau uống các chế phẩm
thấy chuột giảm vận động, hơi lờ đờ. Sau đó, chuột hoạt động, ăn uống bài tiết bình
thường, di chuyển linh hoạt, không có chuột nào chết trong vòng 72 giờ sau uống chế
phẩm lần cuối cùng. Tiếp tục theo dõi trong 7 ngày sau uống thấy chuột không có hành
vi bất thường, các hoạt động sinh hoạt, ăn uống và phát triển bình thường như nhóm
đối chứng.
2. Kết quả nghiên cứu tác dụng của cao chiết Cà gai leo lên hoạt độ AST, ALT
và cholesterol toàn phần trong huyết thanh chuột.
Bảng 1: Hoạt độ enzym AST, ALT và nồng độ cholesterol toàn phần trong huyết
thanh chuột.
Lô thí nghiệm (n = 6) AST (UI/L) ALT (UI/L) Cholesterol toàn phần (mmol/l)
Lô 1: đối chứng sinh học (1) 185,25 ± 1,29 116,75 ± 2,19 2,54 ± 0,58
Lô 2: đối chứng bệnh lý (2) 915,75 ± 133,94 708,25 ± 196,54 3,43 ± 0,54
Lô 3: lô thử SP1 (3) 596,50 ± 54,65 481,25 ± 8,59 2,78 ± 0,49
Lô 4: lô thử SP2 (4) 406,05 ± 136,92 223,25 ± 27,41 3,23 ± 0,30
Lô 5: đối chứng tham khảo (5) 391,33 ± 43,03 254,67 ± 24,14 2,80 ± 0,44
Khi chuột uống SP1 (3), SP2 (4) và silymarin (5), chỉ số cholesterol toàn phần giảm
gần bằng so với lô đối chứng sinh lý (p < 0,05) và thấp hơn so với lô đối chứng bệnh lý
(p < 0,05).
Chỉ số cholesterol toàn phần ở lô uống SP2 (4) giảm hơn so với lô uống SP1 (3),
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Chỉ số cholesterol toàn phần ở lô chuột uống
SP2 (4) liều 10 g/kg thể trọng có tác dụng tương đương với lô chứng tham khảo (5)
uống silymarin liều 50 mg/kg thể trọng/ngày.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
18
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại chế phẩm SP1 và SP2 của Cà gai leo
cho thấy: hoạt độ AST và ALT ở lô đối chứng bệnh lý (2) tăng rõ rệt so với lô đối
chứng sinh học (1) (p < 0,05).
Các lô chuột uống chế phẩm nghiên cứu SP1 (2), SP2 (3) và lô đối chứng tham
khảo uống silymarin (5) có các chỉ số AST và ALT đều thấp hơn so với lô đối chứng
bệnh lý là lô chuột uống PAR và không được sử dụng hoạt chất bảo vệ gan (2) có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05). Như vậy, các chế phẩm SP1 và SP2 đều có tác dụng ổn định
hoạt độ enzym chức năng gan chuột.
Kết quả cũng cho thấy, lô chuột được uống chế phẩm SP2 (4) làm giảm chỉ số hoạt
độ enzym AST và ALT tương đương so với đối chứng tham khảo (5), không khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như vậy, chế phẩm SP2 (4) có tác dụng bảo vệ và
phục hồi chức năng gan sau gây tổn thương gan chuột bằng PAR tương đương với lô
đối chứng tham khảo uống silymarin liều 50 mg/kg thể trọng/ngày.
Tuy nhiên khi so sánh giữa lô uống chế phẩm SP1 (3) và lô uống chế phẩm SP2 (4)
thấy chế phẩm SP1 làm giảm hoạt độ enzym AST kém hơn lô uống SP2 (p > 0,05).
Kết quả này cho thấy ở cùng liều can thiệp 10 g bột dược liệu khô Cà gai leo/kg
thể trọng/ngày, chế phẩm cao chiết nước (SP1) của cây Cà gai leo thể hiện khả năng
bảo vệ gan kém hơn so với với chế phẩm cao chiết metanol (SP2).
3. Trọng lượng gan tương đối.
Bảng 2: Trọng lượng gan tương đối của chuột thí nghiệm.
(% trọng lượng gan/trọng lượng cơ thể chuột thí nghiệm)
Lô thí nghiệm (n = 6) Trọng lượng gan tương đối p so sánh
Lô 1: đối chứng sinh học (1) 4,23 ± 0,57
Lô 2: đối chứng bệnh lý (2) 6,14 ± 0,43
Lô 3: lô thử SP1 (3) 5,23 ± 0,56
Lô 4: lô thử SP2 (4) 5,74 ± 0,93
Lô 5: đối chứng tham khảo (5) 5,15 ± 0,65
p2-1 < 0,05
p3-1 0,05; p3-4 < 0,05; p3-5 < 0,05
p4-1 0,05; p4-5 < 0,05
P5-1 0,05
Sau quá trình thí nghiệm, thu nhận gan chuột và xác định trọng lượng gan tương đối.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trọng lượng gan tương đối ở lô đối chứng bệnh lý (2)
tăng rõ rệt so với lô chứng sinh học (1) (p < 0,05). Các lô uống chế phẩm nghiên cứu
(3), (4) và silymarin (5), trọng lượng gan tương đối đều giảm so với lô đối chứng
bệnh lý (2) nhưng khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
19
4. Kết quả kiểm tra đại thể và vi thể gan chuột.
* Ảnh hưởng của chế phẩm đến đại thể gan chuột:
Hình 1: Hình ảnh tổng thể của gan chuột trong các nhóm thử nghiệm.
(1: Lô đối chứng sinh học: Gan hồng mịn, nhu mô đồng nhất, không phù nề, không
xung huyết; 2: Lô đối chứng bệnh lý: Gan màu đỏ thẫm, phù nề, xung huyết, bề mặt
sần sùi, có các chấm xuất huyết, có chỗ bị hoại tử và bạc màu; 3: Lô thử SP1: Gan
hống mịn, bề mặt hơi sần sùi, có các điểm tổn thương và xung huyết nhẹ; 4: Lô thử
SP2: Gan hống mịn, bề mặt nhẵn, có một vài điểm tổn thương và xung huyết nhẹ;
5: Lô đối chứng tham khảo: Gan hống mịn, bề mặt nhẵn, có một vài điểm tổn thương,
xung huyết nhẹ)
Kiểm tra đại thể gan chuột giữa các lô thí nghiệm cho thấy lô chuột uống chế phẩm
SP1 (3), SP2 (4) và lô đối chứng tham khảo uống silymarin (5) có biểu hiện tổn thương
gan giảm so với lô chứng bệnh lý (2).
Đặc biệt, lô chuột uống SP2 (4) và lô đối chứng tham khảo (5), hình thái bên ngoài
và màu sắc gan đã phục hồi, biểu hiện gan sáng hồng, bề mặt nhẵn, gần như không
quan sát thấy biểu hiện tổn thương gan.
Như vậy, khi quan sát đại thể hình thái gan cho thấy cả hai chế phẩm SP1, SP2 có
tác dụng tốt đến khả năng bảo vệ gan trên mô hình gây độc gan chuột bằng paracetamol.
* Ảnh hưởng của chất thử đến cấu trúc vi thể gan chuột thí nghiệm:
Hình 2: Hình ảnh tiêu bản vi thể tế bào gan chuột.
(1: Tế bào gan bình thường; 2: Toàn bộ tế bào gan bị thoái hóa hạt, thoái hóa nước,
có các ổ tế bào gan bị hoại tử. Mạch máu xung huyết; 3: Một số tế bào gan bị thoái hóa nhẹ.
Khoảng cửa xâm nhiễm, ít tế bào viêm lympho. Các xoang mạch xung huyết; 4: Một số
tế bào gan bị thoái hóa nhẹ. Các xoang mạch xung huyết; 5: Một số tế bào gan thoái
hóa nhẹ. Khoảng cửa xâm nhiễm, ít tế bào viêm lympho. Các xoang mạch xung huyết)
1 2
3 4
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
20
Kết quả kiểm tra thông qua tiêu bản
vi thể tế bào gan cho thấy: ở lô đối
chứng sinh lý (1), các tế bào gan bình
thường. Ở lô đối chứng bệnh lý (2), tế
bào gan bị thoái hóa hạt, thoái hóa nước,
có ổ tế bào gan bị hoại tử, mạch máu
xung huyết.
Đối với lô chuột uống SP1 (3), SP2 (4)
và lô đối chứng tham khảo (5), biểu hiện
tổn thương gan giảm so với lô chứng
bệnh lý (2). Lô uống SP1 có hiện tượng
một số ổ tế bào gan bị thoái hóa nhẹ,
khoảng cửa xâm nhiễm ít tế bào viêm
lympho. Các xoang mạch xung huyết.
Ở lô uống SP2 (4) và sylimarin (5), quan
sát tổ chức gan thấy rõ các tiểu thùy,
nhưng vẫn có tổn thương nhỏ trong tế
bào gan và mạch máu xung huyết ở mức
độ nhẹ.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng
của cao chiết nước và cao chiết metanol
của cây Cà gai leo đến tổn thương gan
do PAR gây ra.
Cơ sở tính toán liều thử độc tính cấp
của dược liệu Cà gai leo dựa theo phương
pháp ngoại suy của Đỗ Trung Đàm. Liều thử
độc tính cấp bằng đường uống trên chuột
nhắt trắng tối đa 240 g dược liệu/kg thể
trọng chuột gấp 12 lần liều sử dụng điều trị
thông thường của Cà gai leo trên người.
Với mức liều từ 20 - 240 g dược liệu
khô/kg thể trọng chuột chưa xác định
được LD50 của Cà gai leo trên chuột nhắt
trắng theo đường uống ở mức liều cao
nhất có thể cho chuột uống trong 24 giờ,
cho thấy sử dụng Cà gai leo theo liều
Y học Cổ truyền để điều trị các bệnh về
gan (100 g dược liệu khô/người/ngày)
tương đối an toàn theo hướng dẫn nghiên
cứu thuốc mới của WHO và Bộ Y tế [5].
Kết quả nghiên cứu tác dụng bảo vệ
gan của cao methanol và cao nước Cà
gai leo lên hoạt tính enzym ALT, AST và
nồng độ cholesterol toàn phần cho thấy lô
chuột không uống hoạt chất bảo vệ (lô đối
chứng bệnh lý) có hoạt tính AST, ALT
trong huyết thanh tăng cao và thể hiện
tổn thương gan rõ rệt (quan sát đại thể
và vi thể so với lô chứng sinh lý không
sử dụng paracetamol). Các lô chuột uống
chế phẩm cao methanol SP1 và cao nước
SP2 cây của Cà gai leo ở liều 10 g dược
liệu khô/kg thể trọng trong vòng 8 ngày
trước khi gây độc gan đã làm giảm hoạt
tính AST, ALT trong huyết thanh, giảm hàm
lượng cholesterol toàn phần, giảm trọng
lượng gan tương đối và tổn thương gan
so với lô đối chứng bệnh lý. Đặc biệt,
lô chuột uống cao methanol 10 g/kg thể
trọng có tác dụng ngăn cản rõ độc tính
của paracetamol đối với gan, tương đương
với đối chứng tham khảo (silymarin liều
50 mg/kg thể trọng).
Kết quả nghiên cứu hình thái đại thể
gan chuột, ở cả hai lô chuột thực nghiệm
uống chế phẩm Cà gai leo cho thấy kích
thước, màu sắc, mật độ nhu mô không có
biểu hiện khác biệt so với lô chứng.
Nghiên cứu cấu trúc vi thể thấy ở cả 2 lô
uống chế phẩm Cà gai leo, các thùy gan
và bè gan không thay đổi về cấu trúc.
Tế bào gan không có tổn thương thoái
hóa. Tĩnh mạch trung tâm không giãn,
không xung huyết, khoảng cửa không có
xâm nhập viêm.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
21
Như vậy, Cây Cà gai leo ở liều 10 g
dược liệu khô/kg thể trọng/ngày có tác
dụng bảo vệ gan thông qua tác dụng làm
giảm hoạt tính AST, ALT và hạn chế một
phần tổn thương gan gây ra do paracetamol
trên mô hình chuột nhắt trắng, Trong đó,
cao methanol của cây Cà gai leo ở liều
10 g/kg thể trọng chuột có tác dụng bảo
vệ gan tốt tương đương so với chất đối
chứng tham khảo (silymarin liều 50 mg/kg
thể trọng.
KẾT LUẬN
Chế phẩm cao nước (SP1) Cà gai leo
có độc tính thấp. Liều uống cao nhất trên
mô hình gây độc gan chuột thực nghiệm
240,0 g dược liệu/kg thể trọng không xác
định được LD50.
Các chế phẩm cao nước (SP1) và cao
methanol (SP2) cây Cà gai leo ở liều 10 g
bột dược liệu khô/kg thể trọng/ngày có
tác dụng bảo vệ gan thông qua giảm hoạt
độ AST, ALT và cholesterol toàn phần
trong huyết thanh trên mô hình gây độc
gan chuột thực nghiệm bằng paracetamol.
Trong đó, chế phẩm SP2 có tác dụng bảo
vệ gan chuột thực nghiệm tốt hơn chế
phẩm SP1.
Đặc biệt, chế phẩm SP2 có tác dụng
bảo vệ gan chuột thực nghiệm tương
đương với lô đối chứng tham khảo uống
silymarin liều 50 mg/kg thể trọng/ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Kim Mãn, Nguyễn Bích Thu,
Trần Văn Hanh. Tác dụng chống ung thư của
Cà gai leo. Tạp chí Dược liệu. 1999, 3 (4),
tr.126.
2. Nguyễn Bích Thu, Nguyễn Minh Khai,
Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu. Nghiên cứu
tác dụng của Cà gai leo (Solanum hainanense
Hance) trên collagenase. Tạp chí Dược liệu.
2000, 5 (5), tr.149-152.
3. Đỗ Trung Đàm. Phương pháp xác định
độc tính của thuốc. Nhà xuất bản Y học. 2014.
4. Viện Dược liệu. Phương pháp nghiên
cứu tác dụng dược lý của thuốc từ thảo dược.
NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2006.
5. Bộ Y tế. Quy chế đánh giá tính an toàn
và hiệu lực thuốc cổ truyền. Quyết định số
371/BYT-QĐ ngày 12/3/1996.
6. Pratt D.S. Liver chemistry and function
in gastrointestinal and liver disease. Feldman
M, Friedman LS, and Brandt LJ, Editors.
2016, Elsevier Saunders, Philadelphia.
7. World Health Organization/ Working
group on the safety and efficacy of herbal
medicine. Report of regional office for the
Western Pacific of the World Health Organization.
2000.
8. Girish C, Koner B.C, Jayanthi S.
Hepatoprotective activity of six polyherbal
formulations in paracetamol induced liver
toxicity in mice. Indian Journal Medical Research.
2009, 126. pp.569-578.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tac_dung_bao_ve_gan_cua_cay_ca_gai_leo_solanum_proc.pdf