Based on the statistic data of social-economic present and development planning to 2020 of
Thua Thien Hue province, land-base pollution load from development activities has been calculated by using
the rapid assessment of the marine coastal environment method. The calculating results shown that, each year,
development activities in Thua Thien Hue province create about 128 thousand tons of COD, 73 thousand tons
of BOD, 25 thousand tons of Nitrogen, 10 thousand tons of Phosphorous and 875 thousand tons of TSS from
living activities, aquaculture, industry, farming and land washing. Until 2020, this amount of waste will be
increased 1.3 - 1.4 times, even double compare to present. There is 50% to 60% of the waste discharged into
the Tam Giang - Cau Hai lagoon. The main pollution sources are from domestic ones included residents and
tourists, and livestock farms. Therefore, treatment of waste from those sources is very necessary to minimize
the amount of waste into the lagoon.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tải lượng ô nhiễm đưa vào hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và dự báo đến năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
276
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 3; 2013: 276-283
ISSN: 1859-3097
ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM ĐƯA VÀO HỆ ĐẦM PHÁ
TAM GIANG - CẦU HAI VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2020
Cao Thị Thu Trang*, Trần Đức Thạnh, Lê Xuân Sinh
Viện Tài nguyên và Môi trường Biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
246 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
*E-mail: trangct@imer.ac.vn
Ngày nhận bài: 19-3-2013
TÓM TẮT: Trên cơ sở các số liệu hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Thừa Thiên
Huế tới năm 2020, tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các họat động phát triển đã tính toán bằng phương pháp đánh
giá nhanh môi trường. Kết quả tính toán cho thấy, mỗi năm tỉnh Thừa Thiên Huế phát sinh khoảng 128 nghìn tấn
COD, 73 nghìn tấn BOD, 25 nghìn tấn Nitơ, 10 nghìn tấn P, 875 nghìn tấn TSS từ các nguồn sinh hoạt, du lịch,
nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, chăn nuôi và rửa trôi đất. Tới năm 2020, lượng chất thải này sẽ tăng lên
khoảng 1,3 - 1,4 lần, thậm chí gấp đôi. Có khoảng 50 - 60% lượng chất thải của toàn tỉnh được đưa vào đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai. Các nguồn ô nhiễm chính là từ sinh hoạt (dân cư và khách du lịch) và chăn nuôi. Vì vậy,
việc xử lý chất thải từ các nguồn này là rất cần thiết để giảm thiểu lượng chất thải đưa vào vùng đầm phá.
Từ khóa: tải lượng thải, nguồn ô nhiễm, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải...
MỞ ĐẦU
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG-CH) thuộc
tỉnh Thừa Thiên - Huế (TTH) (hình 1) là đầm phá
lớn nhất ở Việt Nam, có tọa độ địa lý: 16o15’00’’ -
16o42’00’’B, 107o22’00’’ - 107057’00’’Đ, diện tích
mặt nước 216km2, chiều dài: 68km, chiều rộng 2 -
10km, độ sâu trung bình 1,6m và sâu nhất 4,2m. Hệ
đầm phá có hai cửa: Thuận An ở phía Bắc và Tư
Hiền ở phía Nam, thuộc loại thủy vực gần kín, nước
lợ và lợ - nhạt và có tính phân tầng mạnh [5].
Hệ có tài nguyên thiên nhiên phong phú và các
hoạt động kinh tế - xã hội tại đây đang diễn ra hết
sức sôi động, bao gồm nông nghiệp, nghề cá và khai
thác biển, giao thông - cảng và du lịch - dịch vụ.
Dân số ven đầm phá khoảng 591 nghìn người thuộc
về 5 huyện và thị xã là Phong Điền, Quảng Điền,
Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc. Ngoài lượng
chất thải từ dân cư, đầm phá còn tiếp nhận một
lượng lớn nước thải đô thị từ du lịch, công nghiệp
và chất thải nông nghiệp như nuôi trồng thủy sản,
chăn nuôi. Hệ đầm phá là nơi tiếp nhận các nguồn
thải ven bờ không những của các huyện giáp ranh
đầm phá mà còn cả của các đô thị và khu vực miền
núi trên lưu vực. Khả năng suy thoái chất lượng môi
trường, cạn kiệt nguồn giống sẽ xảy ra nếu không có
những biện pháp quản lý hệ thống đầm phá.
Hình 1. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
(Ảnh vệ tinh Spot ngày 27/5/2008)
Đánh giá tải lượng ô nhiễm đưa vào hệ đầm
277
Bài báo này trình bày kết quả tính toán tải lượng
thải ô nhiễm phát sinh từ các nguồn dân cư, công
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, rửa trôi đất
của năm 2010 và dự báo năm 2020 trên cơ sở tình
hình phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch
phát triển của tỉnh TTH. Từ đó, ước tính lượng chất
ô nhiễm được đưa vào đầm phá hàng năm. Các kết
quả tính toán của đề tài có thể dùng làm cơ sở để
tính toán khả năng tự làm sạch và sức tải môi trường
của thủy vực.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Tài liệu phục vụ cho việc tính toán bao gồm các
tài liệu, báo cáo về hoạt động của các ngành nuôi
trồng thủy sản (NTTS), chăn nuôi, du lịch và quy
hoạch phát triển của các ngành đến năm 2020:
Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐND của Hội
đồng Nhân dân tỉnh TTH, 2012 về việc thông qua
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và sử dụng đất
5 năm (2011-2015) tỉnh TTH.
Các quyết định của Ủy ban Nhân dân (UBND)
tỉnh TTH: Quyết định số 2971 năm 2006 phê duyệt
Quy hoạch tổng thể các cụm công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2006 - 2015;
Quyết định số 803 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch
phát triển chăn nuôi tỉnh TTH đến năm 2015; Quyết
định số 2298 năm 2008 phê duyệt Quy hoạch tổng
thể thu gom, xử lý chất thải rắn của tỉnh TTH đến
năm 2010 định hướng đến năm 2020; Quyết định số
235 năm 2009 phê duyệt Quy hoạch xây dựng tỉnh
TTH đến năm 2025; Quyết định số 1402 năm 2009
phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch của tỉnh TTH đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020; Quyết định số 621 năm 2011 phê
duyệt Điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh
TTH đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 1519 năm 2011 phê duyệt Đề án Phát
triển hạ tầng đô thị TTH giai đoạn 2011- 2015, định
hướng đến năm 2020.
Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
Quyết định Số 86/2009/QĐ-TTg năm 2009 Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh TTH đến năm 2020; Quyết định 1955/QĐ-TTg
năm 2009 phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã
hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh TTH
đến năm 2020.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp đánh giá
nhanh môi trường, tính toán tải lượng thải phát sinh
trên cơ sở các hệ số phát thải theo UNEP [8], San
Diego-McGlone [3], Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga
[2] và số lượng dân cư, khách du lịch, vật nuôi, sản
lượng công nghiệp. Phương pháp này đã được sử
dụng để đánh giá tải lượng ô nhiễm đưa vào vịnh Hạ
Long - Bái Tử Long [6]. Ước tính lượng chất ô
nhiễm đưa vào khu vực đầm phá TG-CH trên cơ sở
phân tích khả năng đưa chất ô nhiễm vào đầm phá,
khả năng xử lý chất thải tại khu vực.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tải lượng ô nhiễm phát sinh trong lưu vực hiện
tại và dự báo đến năm 2020
Các ngành, lĩnh vực có phát sinh chất thải chủ
yếu của tỉnh bao gồm du lịch - dân cư, NTTS, nông
nghiệp (chủ yếu là chăn nuôi gia súc, gia cầm), công
nghiệp và do rửa trôi đất. Dưới đây sẽ tính toán chi
tiết cho từng nguồn.
Nguồn từ sinh hoạt (dân cư và khách du lịch)
Theo số liệu thống kê 2011, dân số của tỉnh
TTH năm 2010 là 1,09 triệu người, trong đó khu
vực ven đầm phá TG-CH có 591.482 người [7]. Dự
báo quy mô dân số tỉnh TTH vào năm 2020 là
1.356,6 nghìn người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm
xuống 1,1 - 1,2%. Năm 2020, đô thị trung tâm là
thành phố Huế, đô thị vệ tinh là thành phố mới Chân
Mây - Lăng Cô, các thị xã Hương Thủy, Hương Trà,
Thuận An, Phong Điền và các thị trấn gắn với các
điểm dân cư tập trung của các huyện, các khu công
nghiệp và khu du lịch. Dự báo dân số khu vực ven
đầm phá năm 2020 sẽ là 793.207 người.
Năm 2010, tỉnh TTH đón 1.486.512 khách du
lịch, trong đó khách quốc tế là 612.498 người và
khách nội địa là 874.014 người, thời gian khách lưu
trú trung bình là 2 ngày [7]. Theo định hướng phát
triển du lịch TTH, đến năm 2020 lượng khách du
lịch dự báo là 6,07 triệu khách, trong đó khách quốc
tế là 2.516.000 người và khách nội địa là 3.554.000
người với số ngày lưu trú của khách quốc tế là 2,5
ngày và khách nội địa là 2,1 ngày. Lượng khách du
lịch này chủ yếu lưu trú tại thành phố Huế và các
điểm du lịch ven biển.
Tải lượng ô nhiễm năm 2010 và dự báo cho
năm 2020 từ nguồn sinh hoạt của tỉnh TTH và khu
vực đầm phá TG-CH được trình bày trong bảng 1.
Cao Thị Thu Trang, Trần Đức Thạnh,
278
Bảng 1. Tải lượng ô nhiễm phát sinh năm 2010 và dự báo cho năm 2020 từ nguồn sinh hoạt
của tỉnh Thừa Thiên - Huế
Thông số Hệ số phát thải (kg/người/năm)2
Tải lượng hiện tại Tải lượng dự báo
Khu vực TG-CH Toàn tỉnh Khu vực TG-CH Toàn tỉnh
COD 55 32.983,2 60.450,1 45.563,2 76.549,9
BOD 25 14.992,4 27.477,3 20.710,5 34.795,4
N-T 4 2398,8 4.396,4 3.313,7 5.567,3
P-T 0,8 657,2 1.206,5 900,7 1.520,4
NO3-+NO2- (1) 0,04 24,0 44,0 33,1 55,7
NH4+ (1) 2,2 1.319,3 2.418,0 1.822,5 3.062,0
PO43- (1) 0,549 329,2 603,4 454,8 764,1
TSS 30 17.990,9 32.972,8 24.852,7 41.754,5
1Số liệu tính theo San Diego-McGlone, M. L., S. V. Smith and V. Nicolas [3]
2Theo UNEP [8]
Nguồn từ công nghiệp
Hiện nay, tại tỉnh TTH có 4 khu công nghiệp
(KCN) đang họat động là KCN Phú Bài (800ha),
KCN Phong Điền (400ha), KCN Tứ Hạ (250ha),
KCN Chân Mây (ha). Ngoài ra, theo Công văn số
1286/TTg-KTN ngày 29/7/2009 về việc điều chỉnh,
bổ sung Quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh TTH thì
các KCN thành lập bổ sung mới gồm KCN La Sơn
(300ha), KCN Phú Đa (250ha), KCN Quảng Vinh
(150ha). Đến tháng 6/2012, các KCN tỉnh TTH đã
thu hút được 77 dự án đầu tư trong đó có 41 dự án
đầu tư trong KCN Phú Bài. Trong số 41 dự án, hiện
đã có 23 dự án đi vào hoạt động, giải quyết việc làm
cho hơn 3.500 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao
động gián tiếp khác cho cư dân quanh vùng.
Bảng 2. Tải lượng ô nhiễm phát sinh năm 2010 và dự báo cho năm 2020 từ nguồn công nghiệp
của tỉnh Thừa Thiên Huế (tấn/năm)
Thông
số
2010 2020
Bia,
rượu
Chế biển
thủy sản
Sợi tổng
hợp Xi măng Tổng
Bia,
rượu
Chế biển
thủy sản
Sợi tổng
hợp Xi măng Tổng
Khu
vực TP. Huế
Hương
Thủy
TP. Huế +
Hương Trà TP. Huế
Hương
Thủy
TP. Huế +
Hương Trà
COD 299,3 1.090,8 4.005 47,5 5.443,0 508,8 1.854,3 6.809,2 80,8 9.253,1
BOD 173,6 839,0 2.315 6,7 3.334,2 295,1 1.426,4 3.935,4 11,3 5.668,2
N-T 86,8 50,3 - - 137,1 147,6 85,6 - - 233,1
P-T 7,3 35,2 - - 42,5 12,4 59,9 - - 72,3
NO3-+
NO2-
0,9 0,5 - - 1,4 1,5 0,9 - - 2,3
NH4+ 33,0 19,1 - - 52,1 56,1 32,5 - - 88,6
PO43- 3,6 17,6 - - 21,3 6,2 30,0 - - 36,1
TDS - - 2.961 - 2.960,9 - - 5.033,7 - 5.033,7
TSS 59,9 47,5 1.653 380,2 2.140,4 101,8 80,8 2.809,7 646,3 3.638,6
Dầu mỡ - - - - 0,21 - - - 0,36 0,36
Công nghiệp không phải là thế mạnh của tỉnh
TTH. Hiện trên địa bàn có nhiều loại hình sản xuất
công nghiệp như sản xuất quặng, khai thác đá, thủy
sản xuất khẩu, bánh kẹo, rượu bia, dệt may, xi
măng, giấy ... Tại Huế có nhà máy bia Huda Huế và
nhà máy rượu Sake, Công ty cổ phần Phát triển thuỷ
sản Huế (Fideco), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu
thủy sản Sông Hương (đều nằm trong thành phố
Huế), công ty sợi Phú Bài (KCN Phú Bài), cơ sở xi
măng Long Thọ (thuộc Thành phố Huế), Nhà máy
sản xuất xi măng Luks (Hương Trà). Sản lượng một
số ngành công nghiệp chính của tỉnh năm 2010 như
sau: 1.228 tấn thủy sản xuất khẩu; 4,6 triệu lít nước
mắm; 181,4 triệu lít bia các loại; 26,9 nghìn tấn sợi
tổng hợp và 1,77 triệu tấn xi măng [7].
Đánh giá tải lượng ô nhiễm đưa vào hệ đầm
279
Theo quy hoạch, đến năm 2020, trên địa bàn
tỉnh TTH sẽ hình thành 8 KCN, khu công nghệ cao
với tổng diện tích khoảng 8.000ha, bao gồm KCN
Chân Mây thuộc Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô
(Phú lộc); KCN Phú Bài (Hương Thủy); KCN Tứ
Hạ (Hương Trà); KCN Phong Điền (Phong Điền);
KCN Phú Đa (Phú Vang); KCN La Sơn (Phú Lộc);
KCN Quảng Vinh (Quảng Điền); hình thành 1 khu
công nghệ cao tổng hợp với quy mô diện tích trên
100ha tại địa điểm thích hợp. Tốc độ tăng trưởng
công nghiệp giai đoạn từ 2008-2020 tăng bình quân
từ 18-19%. Trong đó giai đoạn 2011- 2020: tăng
bình quân 17-18%/năm. Các ngành công nghiệp ưu
tiên phát triển: sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác
và chế biến khoáng sản; chế biến nông, lâm, thuỷ
sản, thực phẩm đồ uống; dệt may và giày; sản xuất
và phân phối điện; cơ khí chế tạo, sản xuất kim loại;
công nghệ cao và công nghệ thông tin.
Trên cơ sở tình hình phát triển công nghiệp hiện
tại và dự báo, đã tính được tải lượng ô nhiễm phát
sinh trên địa bàn tỉnh TTH và khu vực đầm phá TG-
CH (bảng 2).
Lượng chất ô nhiễm phát sinh do hoạt động công
nghiệp tại TTH dự báo tăng 1,7 lần so với hiện tại.
Nguồn từ chăn nuôi
Năm 2010, tỉnh TTH có đàn trâu bò trên 51,2
nghìn con, lợn và dê khoảng trên 270 nghìn và hơn
3,4 triệu con gà, vịt [7]. Đối với 5 huyện, thị xã tiếp
giáp với đầm phá, số lượng đàn trâu bò là 31,1
nghìn (chiếm 60,63% so với toàn tỉnh), đàn lợn là
199 nghìn (73,48%) và đàn gà, vịt là 2,6 triệu con
(chiếm 76,06%). Theo quy hoạch phát triển ngành
chăn nuôi giai đoạn 2010-2015 của tỉnh, tốc độ tăng
trưởng bình quân đối với đàn trâu là 1,3%, bò 7,3%,
gia cầm 10,8% và dê 10,7%. Với tốc độ tăng này,
dự báo số lượng gia súc của tỉnh TTH đến năm 2020
sẽ là 79,4 nghìn con trâu bò; 410 nghìn lợn, dê và
5,7 triệu gia cầm. Tải lượng ô nhiễm phát sinh từ
nguồn chăn nuôi được trình bày trong bảng 3.
Bảng 3. Tải lượng ô nhiễm phát sinh năm 2010 và dự báo cho năm 2020 từ nguồn chăn nuôi
của tỉnh Thừa Thiên Huế (tấn/năm)
Thông số Tải lượng hiện tại Tải lượng dự báo
Khu vực TG-CH Toàn tỉnh Khu vực TG-CH Toàn tỉnh
COD 28.892 41.083 44.861 64.096
BOD 17.485 25.434 26.614 39.282
N-T 7.497 11.090 11.422 17.253
P-T 2.790 3.942 4.295 6.085
NO3-+NO2- 75 111 114 172
NH4+ 1.799 2.661 2.741 4.140
PO43- 1.194 1.693 1.829 2.604
TSS 84.880 125.321 127.058 191.743
Lượng chất thải trong chăn nuôi tại TTH dự báo
tăng 1,56 lần so với năm 2010.
Nguồn từ nuôi trồng thủy sản
Năm 2010, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh
là 5.754 ha trong đó 3.884 ha là nuôi mặn, lợ, còn lại
là nuôi nước ngọt [7]. Sản lượng tôm đạt 3.558 tấn,
sản lượng cá đạt 5.344 tấn, trong đó hầu hết tập trung
tại các xã ven đầm phá. Theo quy hoạch phát triển
thủy sản thì năm 2015, sản lượng thủy sản sẽ đạt
19.516 tấn (tôm: 12.016 tấn, cua, cá, nhuyễn thể:
2.500 tấn, thủy sản nước ngọt: 5.000 tấn) và năm
2020 sản lượng thủy sản đạt 24.116 tấn (tôm: 15.116
tấn, cua, cá, nhuyễn thể: 3.000 tấn, thủy sản nước
ngọt: 6.000 tấn). Tải lượng ô nhiễm phát sinh năm
2010 và dự báo 2020 được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4. Tải lượng ô nhiễm phát sinh năm 2010 và dự báo cho năm 2020 từ nguồn nuôi trồng thủy sản
của tỉnh Thừa Thiên Huế (tấn/năm)
Thông số Tải lượng hiện tại
Tải lượng dự báo
Khu vực TG-CH Toàn tỉnh Khu vực TG-CH Toàn tỉnh
COD 153,1 186,0 477,0 572,4
BOD 43,5 52,9 135,9 162,9
N-T 28,0 34,0 87,3 104,7
P-T 25,2 30,6 78,8 94,4
NO3-+NO2- 0,3 0,3 0,8 1,0
NH4+ 6,7 8,2 21,0 25,2
PO43- 11,4 13,8 35,6 42,6
Cao Thị Thu Trang, Trần Đức Thạnh,
280
So với năm 2010, lượng chất thải trong nuôi thủy
sản năm 2020 trong toàn tỉnh sẽ tăng khoảng 3 lần.
Nguồn từ rửa trôi đất
Tải lượng ô nhiễm do rửa trôi đất được tính dựa
trên số liệu về diện tích sử dụng đất các loại, số
ngày mưa trung bình năm trong khu vực và đơn vị
tải lượng ô nhiễm do rửa trôi từ các kiểu sử dụng
đất. TTH là nơi có lượng mưa khá cao, tổng lượng
mưa đạt trung bình 3.615mm trong 5 năm 2006-
2010. Số ngày mưa tại Huế là khoảng 200-220 ngày
ở vùng núi và 150 - 170 ngày ở vùng đồng bằng ven
biển. Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là
382.814,4ha trong đó đất lâm nghiệp là 317.333,9
ha, đất ở và chuyên dùng là 46.508,1 ha và đất trống
là 73.998,1ha. Đến năm 2020, diện tích đất nông
nghiệp sẽ tăng 2.737,58ha (chủ yếu là đất rừng), đất
phi nông nghiệp tăng 18.973,26 ha và diện tích đất
chưa sử dụng sẽ giảm đi còn 10.445,58ha. Dựa trên
các số liệu này, tải lượng ô nhiễm phát sinh do rửa
trôi đất của tỉnh được tính toán và trình bày trong
bảng 5.
Bảng 5. Tải lượng ô nhiễm phát sinh năm 2010 và
dự báo cho năm 2020 từ rửa trôi đất
của tỉnh Thừa Thiên Huế (tấn/năm)
Thông
số
Tải lượng hiện tại Tải lượng dự báo
Khu vực TG-CH Toàn tỉnh Toàn tỉnh
COD 10.673 21.294 23.311
BOD 10.673 17.148 16.994
N-T 8.848 19.469 15.782
P-T 2.567 4.899 5.446
TSS 487.494 715.079 666.907
Do có sự thay đổi về sử dụng đất nên so với
năm 2010, dự báo tải lượng thải phát sinh từ rửa trôi
đất sẽ tăng lên 1,1 lần ở một số nhóm thông số
COD, P-T và giảm 1,2 lần đối với N-T, và giảm 1,1
lần với TSS, không thay đổi nhiều đối với BOD.
Tổng tải lượng ô nhiễm phát sinh trong khu vực
Tổng hợp các nguồn thải khác nhau, đã tính
được tổng tải lượng ô nhiễm phát sinh trên toàn địa
bàn tỉnh TTH (bảng 6).
Bảng 6. Tổng tải lượng ô nhiễm phát sinh năm 2010 và dự báo cho năm 2020 từ các nguồn
của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực Tam Giang - Cầu Hai (tấn/năm)
Thông số
2010 2020
TG-CH Toàn tỉnh TG-CH Toàn tỉnh
COD 72.748,7 128.455,8 111.838,1 173.781,9
BOD 43.200,8 73.446,8 63.705,5 96.902,3
N-T 18.771,2 35.126,4 22.228,8 38.940,5
P-T 6.039,6 10.120,8 8.200,5 13.217,8
NO3-+NO2- 99,2 156,573 150,5 231,6
NH4+ 3.125,2 5.139,9 4.673,5 7.316,6
PO43- 1.534,9 2.331,4 2.355,3 3.446,2
TDS 2.961,0 5.033,7 5.033,7
TSS 590.745,0 875.512,9 610.202,6 904.042,5
Dầu mỡ 0,2 0,2 0,4 0,4
Từ bảng 6 nhận thấy rằng, hàng năm các nguồn
nước thải ở ven đầm phá phát sinh khoảng 72,7
nghìn tấn COD; 43,2 nghìn tấn BOD; 18,7 nghìn tấn
N-T (khoảng 3,2 nghìn tấn các dạng dinh dưỡng niơ
dễ tiêu); 6,0 nghìn tấn P-T (khoảng 1,5 nghìn tấn
dinh dưỡng phốtpho dễ tiêu) và 590 nghìn tấn TSS.
Trong đó, các chất hữu cơ chủ yếu phát sinh từ
nguồn nước thải sinh hoạt (45,34%) và chăn nuôi
(39,71%), các chất thải dinh dưỡng chủ yếu là từ
chăn nuôi, rửa trôi đất, sinh hoạt chỉ chiếm khoảng
10-12%. Riêng N-T và P-T được bổ sung đáng kể từ
nguồn rửa trôi đất (42-47%). Lượng các chất rắn lơ
lửng phát sinh nhiều nhất từ nguồn rửa trôi đất
(82,52%), tiếp theo là từ nước thải chăn nuôi
(14,37%) và sinh hoạt (3,05%). Lượng dầu mỡ phát
sinh khoảng 0,2 tấn/năm chủ yếu là từ nước thải
công nghiệp sản xuất xi măng.
So với năm 2010, lượng chất thải phát sinh
trong toàn tỉnh TTH sẽ tăng khoảng 1,3 - 1,4 lần,
đặc biệt đối với các chất phát thải từ nguồn công
nghiệp thì lượng chất thải sẽ tăng 1,7 lần.
Tải lượng ô nhiễm đưa vào đầm phá Tam Giang
- Cầu Hai
Đánh giá tải lượng ô nhiễm đưa vào hệ đầm
281
Để ước tính được lượng chất thải đổ vào đầm
phá TG-CH, có thể chấp nhận một số giả thiết sau:
Theo các nguồn phát sinh chất ô nhiễm, gồm
có: sinh hoạt - du lịch, công nghiệp, chăn nuôi, thủy
sản và rửa trôi đất thì thấy rằng chỉ có nguồn sinh
hoạt - du lịch và công nghiệp là nước thải được xử
lý, còn các nguồn thải từ NTTS, nguồn thải do rửa
trôi đất thì được thải trực tiếp vào các hệ thống
sông, hồ, ao gần cạnh và được đưa ra biển mà không
qua xử lý.
Vì vậy, đối với nguồn thải sinh hoạt - du lịch tại
thành phố Huế, tạm chấp nhận 70% lượng chất thải
hữu cơ đổ vào khu vực đầm phá, còn 30% lượng chất
thải hữu cơ được phân hủy trong các bể tự hoại [1].
Nguồn thải sinh hoạt tại các huyện ven biển và miền
núi do không có hệ thống xử lý tự hoại nên nước thải
sinh họat được thải hoàn toàn ra ngoài.
Đối với nguồn thải công nghiệp, tạm chấp
nhận 50% lượng chất thải công nghiệp trên địa bàn
thành phố Huế được xử lý tại các nhà máy sản xuất,
còn lại 50% sẽ được phát thải ra ngoài.
Đối với nguồn chăn nuôi, với việc xây dựng
các công trình khí sinh học thì cũng xử lý được một
phần chất thải trong chăn nuôi. Tính đến 2010, Tại
Huế có khoảng 3.000 công trình khí sinh học [4],
chiếm khoảng 30% số hộ chăn nuôi tại tỉnh. Số hộ
còn lại sử dụng phương pháp ủ phân trong chuồng
trại, ủ phân ngoài trời, thải ra cống rãnh chung ... Vì
vậy, tạm tính 70% lượng chất thải phát sinh từ chăn
nuôi của tỉnh không được xử lý.
Theo đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu
thì đối với các huyện tiếp giáp đầm phá, sẽ có
khoảng 90% lượng chất thải phát sinh được đưa vào
đầm phá. Riêng huyện Phú Lộc, tổng lượng thải của
huyện Phú Lộc được phân định 65% cho lưu vực
TG - CH và 35% được phân chia cho lưu vực của
Chân Mây - Lăng Cô. Các huyện A Lưới và Nam
Đông ở khá xa khu vực đầm phá nên chỉ khoảng
20% lượng chất thải từ các nguồn sinh hoạt, chăn
nuôi, NTTS được đưa vào đầm phá. Ước tính lượng
chất thải đưa vào đầm phá của huyện Hương Thủy
và Tp. Huế bằng khoảng 70% lượng chất thải phát
sinh. Nguồn chất thải do rửa trôi đất tại các huyện
cũng được tính theo đặc điểm địa hình như vậy.
Với các giả thiết như trên, có thể ước tính lượng
chất thải được đưa vào đầm phá mỗi năm như sau
(bảng 7).
Bảng 7. Tổng tải lượng ô nhiễm đưa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai năm 2010
và dự báo cho năm 2020 (tấn/năm)
Thông số Tải lượng phát sinh toàn tỉnh Tải lượng đổ trực tiếp vào đầm phá
Năm 2010 Năm 2020 Thay đổi (%) Năm 2010 Năm 2020 Thay đổi (%)
COD 128.455,8 173.781,9 35,29 77.292,6 96433,8 24,76
BOD 73.446,8 96.902,3 31,94 41.268,6 50419,8 22,17
N-T 35.126,4 38.940,5 10,86 18.017,5 19321,0 7,23
P-T 10.120,8 13.217,8 30,60 5.785,0 7111,7 22,93
NO3+NO2 156,57 231,56 47,89 87,4 118,00 34,98
NH4 5.139,9 7.316,6 42,35 3.115,3 4007,8 28,65
PO4 2.331,4 3.446,2 47,82 1.329,7 1764,7 32,72
TDS 2.961,0 5.033,7 70,00 1.480,5 2516,8 70,00
TSS 875.512,9 904.042,5 3,26 562.001,7 558145,0 -0,69
Dầu mỡ 0,2 0,4 100,00 0,10 0,18 70,00
Tới năm 2020, nhóm tải lượng hữu cơ phát sinh
trong toàn TTH sẽ tăng từ 31-35%, nhóm tải lượng
dinh dưỡng tăng từ 10-47%, TSS tăng 3,26%, dầu
mỡ tăng gấp đôi so với năm 2010 (bảng 7). Tải
lượng chất đưa vào đầm phá vì thế cũng tăng lên,
trong khoảng 22-24% đối với nhóm chất hữu cơ, 7-
34% đối với nhóm chất dinh dưỡng, 70% đối với
nhóm dầu mỡ, 70% đối với TDS (chủ yếu là nguồn
công nghiệp). Đáng chú ý là lượng TSS đưa vào
đầm phá sẽ không tăng vì TSS chủ yếu bắt nguồn từ
rửa trôi đất, do đó tới năm 2010, có sự thay đổi sử
dụng đất, lượng đất trống giảm nên mặc dù tải lượng
phát sinh tăng lên nhưng dự báo lượng TSS đưa vào
đầm phá không tăng.
KẾT LUẬN
Qua các nghiên cứu và tính toán ở trên, có thể
rút ra một số kết luận sau:
1. Mỗi năm tỉnh TTH phát sinh khoảng 128
nghìn tấn COD, 73 nghìn tấn BOD, 25 nghìn tấn
Nitơ, 10 nghìn tấn P, 875 nghìn tấn TSS từ các
Cao Thị Thu Trang, Trần Đức Thạnh,
282
nguồn sinh hoạt - du lịch, chăn nuôi, NTTS, công
nghiệp và rửa trôi đất. Cụ thể:
Nguồn sinh hoạt - du lịch đóng góp từ 37%
đến 47% lượng chất hữu cơ, khoảng 11-12% lượng
chất dinh dưỡng của nitơ và phopsho, khoảng 4%
lượng TSS.
Nguồn chăn nuôi đóng góp từ 32% đến 35%
lượng chất hữu cơ, từ 32% đến 39% lượng chất dinh
dưỡng của nitơ và phốtpho, và khoảng 14% lượng
TSS.
Nguồn công nghiệp đóng góp khoảng 4%
lượng chất hữu cơ, dưới 1% lượng chất dinh dưỡng,
100% lượng chất rắn hòa tan và dầu mỡ.
Nguồn NTTS đóng góp lượng chất thải dưới
1%, tuy nhiên đây là nguồn trực tiếp vào đầm phá.
Nguồn rửa trôi đất đóng góp từ 16% đến 23%
lượng chất hữu cơ, từ 48% đến 55% lượng chất dinh
dưỡng, và khoảng 82% lượng TSS đến từ nguồn này.
Trong các nguồn kể trên thì chỉ có nước thải từ
sinh hoạt - du lịch, chăn nuôi, công nghiệp là được xử
lý, nhưng không đáng kể, còn các nguồn từ NTTS,
rửa trôi đất thì được thải trực tiếp ra môi trường.
2. Tới năm 2020, lượng chất thải này sẽ tăng lên
khoảng 1,3 đến 1,4 lần, thậm chí gấp đôi. Với đặc
điểm địa hình và tình hình xử lý nước thải như hiện
nay thì sẽ có khoảng 50 - 60% lượng chất ô nhiễm
được đưa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
3. Trước xu hướng gia tăng lượng chất thải đổ
vào đầm phá, cần có các biện pháp để giảm thiểu
lượng chất thải đưa vào lưu vực. Các nhóm giải
pháp cần tập trung vào việc xử lý chất thải tại
nguồn, đặc biệt là các nguồn nước thải sinh hoạt -
du lịch, chăn nuôi.
Đối với nguồn nước thải sinh hoạt, cần có biện
pháp thu gom nước thải tập trung và xử lý triệt để tại
các trạm xử lý nước thải sinh hoạt, bên cạnh đó cần
cải thiện điều kiện vệ sinh tại các khu vực nông thôn,
miền núi, vùng ven biển. Ưu tiên và hỗ trợ kinh phí
lắp đặt các bể tự hoại cho các hộ gia đình ở khu vực
này, đảm bảo 100% hộ gia đình có bể tự hoại.
Đối với nguồn nước thải từ chăn nuôi gia súc,
gia cầm, cần có biện pháp khuyến khích việc lắp đặt
các công trình khí sinh học, tăng tỷ lệ hộ gia đình có
sử dụng công trình này. Ngoài ra, cần tập trung
nghiên cứu để nâng cao chất lượng công trình khí
sinh học, đảm bảo lượng nước thải ra môi trường
không vi phạm tiêu chuẩn thải.
Đối với nguồn nước thải công nghiệp, cần giám
sát triệt để việc xả thải tại các đơn vị sản xuất, dán
nhãn sinh thái đối với các nhà máy, xí nghiệp thực
hiện nghiêm túc chương trình bảo vệ môi trường.
Đối với nguồn nước thải từ NTTS, cần có các
hướng nghiên cứu xử lý nước thải ao nuôi, kiểm
soát dịch bệnh trước khi thải ra các vùng lân cận.
Bên cạnh đó, cần tăng cường nhân lực cho các
đơn vị quản lý môi trường, cảnh sát môi trường để
có thể giám sát môi trường hiệu quả. Ngoài ra, việc
tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường tại các khu vực ven biển là rất quan trọng
trong việc duy trì các chức năng vốn có của đầm
phá Tam Giang - Cầu Hai.
Lời cảm ơn: Bài báo này được viết trên cơ sở
nguồn tài liệu của đề tài “Đánh giá sức tải môi
trường vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và đề
xuất các giải pháp phát triển bền vững” do Viện Tài
nguyên và Môi trường Biển thực hiện với nguồn
kinh phí của tỉnh TTH. Các tác giả xin cảm ơn đề tài
đã cho phép công bố các số liệu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Hợp, Hoàng Thái Long, Nguyễn
Hải Phong, Thủy Châu Tờ, 2005. Chất lượng
nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai: Hiện
trạng, lo lắng và giải pháp kiểm soát. Kỷ yếu
Hội thảo quốc gia về đầm phá Thừa Thiên Huế.
Tr. 306-323.
2. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, 2002. Giáo trình
công nghệ xử lý nước thải. Nxb. Khoa học và
Kỹ thuật. Hà Nội.
3. San Diego-McGlone, M,L,, S,V, Smith and V,
Nicolas, 2000. Stoichiometric interpretations of
C:N:P ratios in organic waste materials. Marine
Pollution Bulletin, 40: 325-330.
4. Phạm Tài, 2010. Triển khai dự án khí sinh học
cho ngành chăn nuôi năm 2009 ở Thừa Thiên
Huế,
ws&caid=18&naid=493 (Ngày cập nhật:
4/1/2010).
5. Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử
và Đinh Văn Huy, 2010. Tiến hoá và động lực hệ
Đánh giá tải lượng ô nhiễm đưa vào hệ đầm
283
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Nxb. Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ. Hà Nội. 225 tr.
6. Trần Đức Thạnh, Trần Văn Minh, Cao Thị Thu
Trang, Vũ Duy Vĩnh, Trần Anh Tú, 2012. Sức
tải môi trường Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long.
Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà
Nội. 294 tr.
7. Nguyễn Trung Tiến, 2011. Niên giám thống kê
Thừa Thiên Huế 2010. Cục Thống kê Thừa
Thiên Huế xuất bản năm 2011.
8. UNEP, 1984. Pollutants from land-based
resources in the Mediterranean. UNEP Regional
Seas Reports and Studies No. 32.
ASSESSMENT OF POLLUTION LOAD INTO TAM GIANG -
CAU HAI LAGOON AND A PREDICTION TO 2020
Cao Thu Trang, Tran Duc Thanh, Le Xuan Sinh
Institute of Marine Environment and Resources-VAST
ABSTRACT: Based on the statistic data of social-economic present and development planning to 2020 of
Thua Thien Hue province, land-base pollution load from development activities has been calculated by using
the rapid assessment of the marine coastal environment method. The calculating results shown that, each year,
development activities in Thua Thien Hue province create about 128 thousand tons of COD, 73 thousand tons
of BOD, 25 thousand tons of Nitrogen, 10 thousand tons of Phosphorous and 875 thousand tons of TSS from
living activities, aquaculture, industry, farming and land washing. Until 2020, this amount of waste will be
increased 1.3 - 1.4 times, even double compare to present. There is 50% to 60% of the waste discharged into
the Tam Giang - Cau Hai lagoon. The main pollution sources are from domestic ones included residents and
tourists, and livestock farms. Therefore, treatment of waste from those sources is very necessary to minimize
the amount of waste into the lagoon.
Keywords: Pollution load, pollution sources, aquacuture, indutry, domestic wastewater, wastewater...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3534_11953_1_pb_9862_2079596.pdf