Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai

Định hướng khai thác theo tuyến du lịch: Tuy tập trung nghiên cứu về tài nguyên DLTN, nhưng khi định hướng các tuyến DL, có lưu ý đến sự kết hợp với tài nguyên du lịch nhân văn và các cơ sở phục vụ nên một số định hướng tổ chức khai thác tài nguyên theo tuyến DL như sau: * Tuyến 1: Núi Một - Chùa Bửu Minh, Đồi chè Biển Hồ - Đập Tân Sơn - Núi lửa Chư Đang Ya (tham quan dã ngoại, nghỉ dưỡng, leo núi, tâm linh<). * Tuyến 2: Hồ Ialy - Thác Công Chúa - Làng Kép (xã Ia Mơnông) (tham quan dã ngoại, nghỉ dưỡng, gắn với DL văn hóa). * Tuyến 3: Quảng trường Đại Đoàn Kết - Biển Hồ - Đồi chè Biển Hồ - Hàng thông Nghĩa Hưng - Núi lửa Chư Đang Ya (tham quan dã ngoại, nghỉ dưỡng, leo núi<). * Tuyến 4: Đại Đoàn Kết - Biển Hồ - Hàng thông Nghĩa Hưng - Đồi chè Biển Hồ - Thủy điện Yaly (tham quan dã ngoại, nghỉ dưỡng, gắn với DL văn hóa, DL sinh thái). * Tuyến 5: Quảng trường Đại Đoàn Kết - Biển Hồ - Đồi chè Biển Hồ - Hàng thông Nghĩa Hưng - Nhà thờ gỗ Kom Tum (tham quan dã ngoại, nghỉ dưỡng, gắn với DL văn hóa).

pdf14 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 209 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN Ở HUYỆN CHƢ PĂH, TỈNH GIA LAI Bùi Thị Thu*, Hoàng Thị Thanh Tú Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế *Email : buithithu@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 14/7/2020; ngày hoàn thành phản biện: 15/7/2020; ngày duyệt đăng: 15/7/2020 TÓM TẮT Chư Păh là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Gia Lai với nhiều thắng cảnh rất đẹp và hùng vĩ. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị giúp huyện Chư Păh có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình DL gắn với môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Dựa vào hệ thống các tiêu chí được lựa chọn và bằng phương pháp thang điểm tổng hợp, nhóm tác giả đã đánh giá 8 điểm du lịch tự nhiên. Trong đó, có 6 điểm du lịch tự nhiên được xếp hạng ở mức độ rất thuận lợi và khá thuận lợi cho khai thác. Kết quả đánh giá là một trong những cơ sở để đề xuất một số định hướng khai thác tài nguyên DLTN ở huyện Chư Păh một cách hiệu quả. Từ khóa: Du lịch, đánh giá tài nguyên, tài nguyên du lịch, Gia Lai. 1. MỞ ĐẦU Ngày nay, du lịch (DL) được xem là một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người, một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội. Mỗi địa phương đều có những tài nguyên đặc trưng để phát triển DL. Huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình DL gắn với tài nguyên tự nhiên. Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng do công tác đánh giá chưa đầy đủ nên vấn đề khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên (DLTN) c n nhiều hạn chế. Vì vậy, dựa vào phương pháp đánh giá theo thang điểm tổng hợp, bài báo tập trung vào đánh giá một số điểm DLTN nhằm đề xuất định hướng khai thác tài nguyên một cách hiệu quả và hợp lý. Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai 210 2. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu a. Dữ liệu thứ cấp - Các báo cáo về điều kiện tự nhiên, tình hình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, niên giám thống kê huyện Chư Păh... - Bản đồ nền hành chính (tỷ lệ 1/50.000) đã được sử dụng làm để phân tích thông tin và xây dựng bản đồ phân bố các điểm DLTN huyện Chư Păh. b. Dữ liệu sơ cấp Các dữ liệu thu được từ quá trình khảo sát thực địa nhằm xem xét khả năng tiếp cận tham quan, cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT),< của từng điểm du lịch, từ đó, lựa chọn các tiêu chí phân tích, đánh giá tài nguyên DLTN. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập từ Ph ng Văn hóa Thông tin, Ph ng Tài nguyên và Môi trường, Ph ng Thống kê huyện Chư Păh... để có được những thông tin ban đầu về lãnh thổ và định hướng nội dung nghiên cứu. b. Phương pháp bản đồ và GIS: Việc xây dựng bản đồ phân bố các điểm DLTN huyện Chư Păh (tỷ lệ 1/50.000) được thực hiện trên MapInfo và ArcGIS để cập nhật và bổ sung thông tin các điểm du lịch, trình bày dữ liệu dưới dạng bản đồ chuyên đề. c. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tài nguyên DLTN bằng thang điểm tổng hợp theo các bước sau đây: - Lựa chọn và phân cấp các tiêu chí đánh giá theo 4 bậc. - Xác định hệ số (Kj) cho mỗi tiêu chí dựa vào ma trận xiên theo công thức: (1) [2] Trong đó: rj là số lần lặp lại của tiêu chí j trong ma trận và ∑ - Lập thang đánh giá thành phần 4 bậc với số điểm tương ứng ở mỗi bậc từ thấp đến cao là 1, 2, 3, 4 và thang đánh giá tổng hợp được phân bậc theo khoảng cách đều từ điểm đánh giá thấp nhất (1,0 điểm) đến cao nhất (4,0 điểm). - Đánh giá tổng hợp theo bài toán cộng và phân hạng mức độ thuận lợi của các điểm DLTN để làm cơ sở thiết kế tuyến du lịch. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 211 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về các điểm du lịch tự nhiên huyện Chƣ Păh Huyện Chư Păh có diện tích 980,3965 km2 [1], nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Gia Lai với địa hình đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau có độ cao trung bình 600 - 700 m so với mực nước biển. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm có sự phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 280C. Độ ẩm không khí trung bình khoảng 80 - 83%. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.100 - 2.200 mm/ năm [6]. Hệ thống sông suối khá phong phú, có nhiều hồ nước tự nhiên và nhân tạo. Tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú ngoài giá trị về tự nhiên còn có ý nghĩa trong du lịch. Sự phân hoá đa dạng của tự nhiên huyện Chư Păh đã tạo nên nhiều địa điểm [4], [6] có thể khai thác phục vụ du lịch. Trên cơ sở phân tích tiềm năng và thực trạng điều kiện khai thác, tác giả đã lựa chọn 8 điểm DL để đưa vào đánh giá nằm ở các địa bàn như ở hình 1. a. Núi lửa Chư Đăng Ya: thuộc địa phận xã Chư Đăng Ya, cách trung tâm phố núi Gia Lai khoảng 30 km về hướng Đông Bắc. Đây là một trong những ngọn núi lửa đã từng hoạt động dữ dội ở vùng đất Tây Nguyên cách đây hàng triệu năm. Từ trên cao nhìn xuống, ngọn núi tựa như một cái phễu khổng lồ, miệng núi tr n rỗng mang sắc đỏ của những lớp nham thạch tạo nên. Cây trồng ở đây quanh năm xanh tốt mà không cần tưới nước. Sự h a quyện của những loài hoa, cỏ dại chính là điểm nhấn của Chư Đăng Ya. Mỗi mùa, ngọn núi sẽ có những nét đặc sắc riêng, nếu sắc đỏ của hoa dong riềng báo hiệu mùa mưa thì sắc vàng của hoa dã quỳ báo mùa đông đến. Ở đây thuận lợi cho phát triển DL cuối tuần, DL tham quan và DL khám phá. Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai 212 Hình 1. Sơ đồ phân bố các điểm du lịch tự nhiên huyện Chư Păh b. Thác Công Chúa: thuộc xã Ia Mơ Nông, cách thành phố Pleiku 45 km về phía Tây Bắc. Đây là thác nước tự nhiên có độ cao khoảng 6 m, có địa hình rất đẹp. Từ trên cao nhìn xuống, thác như một d ng suối uốn lượn nhẹ nhàng qua các triền đá phẳng lặng. Khu vực thác này có thể kết hợp khai thác loại hình DL sinh thái. Đối với những người thích khám phá, thác Công Chúa là một địa điểm khá thú vị cho một chuyến dã ngoại cuối tuần vì ở đây có khí hậu trong lành, mát mẻ, phong cảnh hữu tình. c. Đồi chè Biển Hồ: nằm ở phía Bắc của Biển Hồ, nơi có sự kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và nương chè bạt ngàn. Đây là địa điểm nằm cách thành phố Pleiku khoảng 13 km thuộc xã Nghĩa Hưng và được hình thành từ khi người Pháp đến Gia Lai những năm 20 thế kỷ XX. Những đồi chè nối tiếp nhau trên diện tích khoảng 300 ha trải dài tạo nên khung cảnh thơ mộng. Đồi chè Biển Hồ với ưu điểm gần trung tâm thành phố, gần đường quốc lộ<, giao thông khá thuận lợi, phong cảnh đẹp, diện tích rộng. Đây là địa điểm thuận lợi cho phát triển loại hình DL cuối tuần, DL tham quan. Khi nền kinh tế càng phát triển, con người càng chịu nhiều sức ép của công việc, của ô nhiễm môi trường thì nhu cầu đến những địa điểm tự nhiên ngày càng cao. d. Hàng thông Nghĩa Hưng: Hàng thông đi qua thôn 1, xã Nghĩa Hưng dài khoảng 800 mét, rộng khoảng 8 mét, nhưng dọc hai bên đường là hàng cây thông cổ trên 100 tuổi. Con đường thông xã Nghĩa Hưng được coi là con đường đẹp nhất phố núi Gia Lai ngày nay. Ở đây có hàng thông mát rượi kết hợp với những đồi chè xanh mướt, nương, ruộng, đồn điền cà phê mọc xen dã quỳ đang mùa ra trái tạo nên một khung cảnh hết sức lãng mạn. Đến đây du khách được h a mình vào thiên nhiên, TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 213 trong khung cảnh tuyệt đẹp, không khí trong lành, có thể xua tan những âu lo, phiền muộn của cuộc sống. e. Hồ Ia ly: nằm cách thành phố Pleiku khoảng 40 km về phía Tây Bắc. Hồ Ia ly có diện tích bề mặt rộng 64,5 km2 và dung tích 1,03 tỷ m3. Trong hồ có nhiều đảo nhỏ. Cảnh quan khu vực hồ Ia ly đẹp, hệ sinh thái động thực vật khá phong phú với nhiều loài chim, thú quí hiếm phù hợp với nhiều loại hình DL. f. Đập Tân Sơn: thuộc địa phận xã Nghĩa Hưng, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 25 km về hướng Bắc. Có thể nói, đập Tân Sơn là một điểm đến hoang sơ với cảnh vật hai bên đường dẫn đến đập nước cả 4 mùa đều đẹp như tranh vẽ. Đây là những mảng màu tuyệt đẹp từ sự h a phối của tự nhiên. Nhờ vào vẻ đẹp thanh bình mà nơi này trở thành điểm đến nổi tiếng của Gia Lai. Đập Tân Sơn không chỉ thu hút các tín đồ có đam mê chinh phục và thưởng ngoạn vẻ đẹp của những cánh rừng Tây Nguyên hùng vĩ mà c n là sự lựa chọn của nhiều cặp đôi để lưu lại khoảnh khắc hạnh phúc của cuộc đời. g. Cổng trời Ia Kreng: thuộc xã Ia kreng, nằm cách thành phố Pleiku khoảng 60 km. Phong cảnh núi non hùng vĩ, bạt ngàn mênh mông, một bên là vách núi, một bên là vực thẳm trải dài. Đi lên trên đỉnh núi, du khách bắt gặp rừng thông xanh ngút ngàn rung rinh trong gió, thấy d ng suối Ya Trang uốn lượn quanh co, phía dưới thung lũng là thị trấn Yaly, xã Ia Mơ Nông, xã Ia Ka và d ng sông Sê San hiền h a. Nơi cao nhất của dãy núi ở độ cao khoảng 800 m so với mực nước biển thì lớp lớp mây trắng như bông, bồng bềnh phủ mờ, ôm trọn núi non hùng vĩ, trên đỉnh núi mây, núi, đất trời tất cả như h a quyện, không khí trong lành nên được người dân gọi là “Cổng trời” Ia Kreng. Đến đây du khách có cảm giác như đang lạc vào chốn tiên cảnh. h. Suối Đak Pơ Ke: thuộc địa phận làng Kon Hơ Nglẽk xã Hà Tây, huyện Chư Păh, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 70 km. Có thể nói, suối Đak Pơ Ke là một điểm đến hoang sơ nhưng những hình ảnh để lại ấn tượng khó phai với ai đã từng ghé thăm suối. Nước suối trong vắt chảy uốn lượn quanh làng Kon Hơ Nglẽk, bên cạnh là những dãy núi sừng sững, có rất nhiều d ng thác nhỏ đổ từ trên cao xuống như mái tóc của cô gái Ba na mới lớn. Bờ suối bằng phẳng, nhiều cây cổ thụ râm mát, không khí trong lành và đặc biệt dưới suối rất nhiều cá. 2.2. Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên huyện Chƣ Păh a. Lựa chọn và phân cấp tiêu chí đánh giá Tài nguyên DLTN ở huyện Chư Păh được đánh giá theo 6 tiêu chí được phân cấp như sau: - Độ hấp dẫn + Rất hẫp dẫn: Có phong cảnh rất đẹp, có thể phát triển trên 3 loại hình DL. Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai 214 + Khá hẫp dẫn: Có phong cảnh khá đẹp, có thể phát triển 2 - 3 loại hình DL. + Trung bình: Có phong cảnh đẹp trung bình, có thể phát triển từ 1 đến 2 loại hình DL. + Ít hấp dẫn: Có phong cảnh đơn điệu, chỉ có thể phát triển 1 loại hình DL. - Khả năng tiếp cận + Rất thuận lợi: khoảng cách dưới 50 km, thời gian đi đường ô tô ít hơn 1,0 giờ. + Khá thuận lợi: khoảng cách từ 50 đến dưới 100 km, thời gian đi đường ô tô khoảng 1 - 2 giờ. + Trung bình: khoảng cách từ 100 đến dưới 150 km, thời gian đi đường 2 - 3 giờ bằng ô tô. + Ít thuận lợi: khoảng cách trên 150 km, thời gian đi đường trên 3 giờ bằng ô tô. - Sức chứa + Rất lớn: có sức chứa trung bình từ 1000 người/ngày trở lên + Lớn: có sức chứa trung bình từ 500 - 1000 người /ngày + Trung bình: có sức chứa trung bình 100 - 500 người/ngày + Nhỏ: có sức chứa dưới trung bình 100 người/ngày [5]. - Thời gian khai thác + Rất dài: có hơn 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động DL. + Dài: có 150 - 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động DL. + Trung bình: có 100 đến dưới 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động DL. + Ngắn: có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động DL. - Độ bền vững + Rất bền vững: Không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại, khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái của môi trường nhanh hoạt động DL diễn ra liên tục. + Bền vững: Có từ 1 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại nhưng ở mức độ không đáng kể, có khả năng tự phục hồi tương đối nhanh; hoạt động DL diễn ra thường xuyên. + Trung bình: Có từ 2 thành phần tự hoặc bộ phận tự nhiên, KT-XH bị phá hoại đáng kể, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi nhanh được; hoạt động DL có thể bị hạn chế. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 215 + Kém bền vững: Điểm DL có từ 3 thành phần tự nhiên bị phá hoại nặng, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi được nhưng rất chậm; hoạt động DL bị gián đoạn. - Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (CSHT - CSVCKT DL) + Rất tốt: có CSHT, CSVCKT DL đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc tế. + Tốt: Có CSHT, CSVCKT đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia. + Trung bình: Có một số CSHT CSVCKT DL nhưng chưa đồng bộ, tiện nghi. + Kém: C n yếu về CSHT, CSVCKT DL. Nếu đã có thì chất lượng thấp và có tính chất tạm thời [3]. b. Xác định hệ số đánh giá cho các tiêu chí Hệ số đánh giá (Kj) phản ánh tầm quan trọng của mỗi tiêu chí. Trong bài báo này đã sử dụng mô hình ma trận xiên để tiến hành so sánh từng cặp tiêu chí theo tầm quan trọng của chúng đối với DL. Tiêu chí được xác định là quan trọng hơn thì sẽ được ghi vào ô tương ứng [2]. Bảng 1. Ma trận tam giác để xác định trọng số Tiêu chí Độ hấp dẫn Khả năng tiếp cận Sức chứa Thời gian khai thác Độ bền vững CSHT- CSVCKT DL Số lần lặp rj Hệ số kj Độ hấp dẫn Độ hấp dẫn Độ hấp dẫn Độ hấp dẫn Độ hấp dẫn CSHT- CSVCKT DL 4 0,27 Khả năng tiếp cận Khả năng tiếp cận Khả năng tiếp cận Khả năng tiếp cận CSHT- CSVCKT DL 3 0,20 Sức chứa Thời gian khai thác Sức chứa CSHT- CSVCKT DL 1 0,07 Thời gian khai thác Độ bền vững CSHT- CSVCKT DL 1 0,07 Độ bền vững CSHT- CSVCKT DL 1 0,07 CSHT- CSVCKT DL 5 0,32 Tổng cộng 15 1,0 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai 216 c. Thang đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên Với 6 tiêu chí lựa chọn đánh giá, mỗi tiêu chí được phân thành 4 bậc, điểm của mỗi bậc tương ứng với điểm của các tiêu chí từ cao đến thấp là 4, 3, 2, 1. Điểm đánh giá này sau khi nhân với hệ số tương ứng của mỗi tiêu chí sẽ có thang điểm đánh giá của các tiêu chí thành phần. Bảng 2. Thang đánh giá thành phần của điểm du lịch tự nhiên STT Tiêu chí Bậc đánh giá Điểm của bậc Hệ số Điểm đánh giá 1 Độ hấp dẫn Rất hấp dẫn 4 0,27 1,08 Hấp dẫn 3 0,81 Ít hấp dẫn 2 0,54 Không hấp dẫn 1 0,27 2 Khả năng tiếp cận Rất gần 4 0,20 0,8 Gần 3 0,6 Trung bình 2 0,4 Xa 1 0,2 3 Sức chứa Rất lớn 4 0,07 0,28 Lớn 3 0,21 Trung bình 2 0,14 Nhỏ 1 0,07 4 Thời gian khai thác Rất dài 4 0,07 0,28 Dài 3 0,21 Trung bình 2 0,14 Ngắn 1 0,07 5 Độ bền vững Rất bền vững 4 0,07 0,28 Bền vững 3 0,21 Trung bình 2 0,14 Không bền vững 1 0,07 6 CSHT và CSVCKT Rất tốt 4 0,32 1,28 Tốt 3 0,96 Trung bình 2 0,64 Kém 1 0,32 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả Điểm tổng hợp của một điểm DLTN sẽ là tổng số các điểm đánh giá thành phần. Thang đánh giá tổng hợp sẽ có 4 bậc với số điểm dao động từ 1,0 - 4,0 điểm và được phân chia theo khoảng cách đều (0,75 điểm) như ở bảng 3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 217 Bảng 3. Thang đánh giá tổng hợp STT Mức độ thuận lợi cho khai thác Thang điểm tổng hợp Phân hạng 1 Rất thuận lợi Từ 3,25 đến 4,00 I 2 Khá thuận lợi Từ 2,50 đến 3,24 II 3 Trung bình Từ 1,75 đến 2,49 III 4 Ít thuận lợi Từ 1,00 đến 1,74 IV d. Kết quả đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ở huyện Chư Păh Dựa vào thang đánh giá thành phần (bảng 2) và thang đánh giá tổng hợp (bảng 3), tiến hành so sánh những đặc điểm vốn có tài nguyên du lịch thì có kết quả đánh giá tổng hợp như ở bảng 4. Bảng 4. Kết quả đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ở huyện Chư Păh TT Điểm DL Tổng điểm Phân hạng 1 Núi lửa Chư Đang Ya 3,36 I 2 Thác công chúa 2,74 II 3 Đồi chè Biển Hồ 3,09 II 4 Hàng thông Nghĩa Hưng 3,02 II 5 Hồ Ialy 3,36 I 6 Đập Tân Sơn 3,09 II 7 Cổng trời Ia Kreng 2,15 III 8 Suối Đak Pơ Kei 1,48 IV Như vậy, các điểm du lịch đưa vào đánh giá được phân hạng ở 4 mức độ thuận lợi khác nhau để có thể khai thác và sử dụng cho mục đích du lịch. 2.2. Định hƣớng khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tự nhiên huyện Chƣ Păh a. Cơ sở đề xuất định hướng - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Chư Păh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030: Phát triển DL huyện Chư Păh luôn phải đặt trên quan điểm phát triển bền vững; đặt trong mối liên hệ với sự phát triển của DL Gia Lai; phát huy tiềm năng và lợi thế của huyện để khai thác có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn để phát triển các loại hình sản phẩm DL đáp ứng xu hướng. - Nguồn tài nguyên DL đa dạng: Chư Păh có nhiều khả năng và thế mạnh để phát triển và mở rộng thị trường sản phẩm DL với thành phố Pleiku,huyện Đăk Đoa, huyện Iagrai, cũng như tỉnh Kon Tum, Đăk Lăk, Đà Lạt, Bình Định< Nhận thức về DL của người dân trong huyện đang dần dần được cải thiện, tạo môi trường xã hội thuận lợi để phát triển DL theo đúng mục tiêu đề ra. - Thực trạng phát triển DL chưa tương xứng với tiềm năng và c n nhiều bất cập: CSHT, CSVCKT DL c n hạn chế (năm 2019, chỉ có 01 cơ sở lưu trú và ăn uống); Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai 218 việc quản lý và kiểm soát giá cả dịch vụ DL chưa chặt chẽ nên c n xảy ra tình trạng nâng giá bán cho khách DL cao hơn mức bình thường; rác thải ở các điểm DL chưa được thu gom, xử lý một cách có hiệu quả; sản phẩm DL c n đơn điệu, thô sơ, trùng lặp, chưa có nhiều hoạt động vui chơi giải trí, trải nghiệm, mua sắm; chất lượng nguồn nhân lực DL tuy đã có cải thiện so với trước nhưng chưa đáp ứng yêu cầu DL... - Kết quả đánh giá tài nguyên DLTN: Những điểm DLTN được xếp hạng I và II (Rất thuận lợi và thuận lợi cho khai thác) là núi lửa Chư Đang Ya và hồ Ialy; thác Công chúa, đồi chè Biển Hồ, hàng thông Nghĩa Hưng; một điểm du lịch được xếp hạng III (trung bình) là cổng trời Ia Kreng; một điểm du lịch được xếp hạng IV (ít thuận lợi) là suối Đak Pơ Kei. b. Định hướng khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tự nhiên - Định hướng tổng quát: Khai thác phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và của ngành DL; mở rộng địa bàn hoạt động DL; đa dạng hóa sản phẩm DL; gắn liền với việc nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và gắn liền với cộng đồng địa phương. - Định hướng khai thác theo điểm du lịch: Theo kết quả đánh giá các điểm DLTN của huyện Chư Păh thì các điểm DL rất thuận lợi cho khai thác là Núi lửa Chư Đang Ya, hồ Ialy cần được chú trọng đầu tư khai thác theo chiều sâu, hướng tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ và quảng bá để duy trì và gia tăng sức thu hút đối với nguồn khách đã có và nguồn khách mới. Đồng thời, hoạt động khai thác phải gắn liền với công tác bảo tồn, tôn tạo để đảm bảo sự phát triển lâu dài trong tương lai của ngành DL. Các tài nguyên được đánh giá ở mức độ khá thuận lợi cho khai thác như: Thác Công chúa, đồi chè Biển Hồ, hàng thông Nghĩa Hưng, đập Tân Sơn định hướng trở thành các điểm DL địa phương, tăng cường hoạt động khai thác, kết hợp đầu tư hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác. - Định hướng khai thác theo tuyến du lịch: Tuy tập trung nghiên cứu về tài nguyên DLTN, nhưng khi định hướng các tuyến DL, có lưu ý đến sự kết hợp với tài nguyên du lịch nhân văn và các cơ sở phục vụ nên một số định hướng tổ chức khai thác tài nguyên theo tuyến DL như sau: * Tuyến 1: Núi Một - Chùa Bửu Minh, Đồi chè Biển Hồ - Đập Tân Sơn - Núi lửa Chư Đang Ya (tham quan dã ngoại, nghỉ dưỡng, leo núi, tâm linh<). * Tuyến 2: Hồ Ialy - Thác Công Chúa - Làng Kép (xã Ia Mơnông) (tham quan dã ngoại, nghỉ dưỡng, gắn với DL văn hóa). * Tuyến 3: Quảng trường Đại Đoàn Kết - Biển Hồ - Đồi chè Biển Hồ - Hàng thông Nghĩa Hưng - Núi lửa Chư Đang Ya (tham quan dã ngoại, nghỉ dưỡng, leo núi<). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 219 * Tuyến 4: Đại Đoàn Kết - Biển Hồ - Hàng thông Nghĩa Hưng - Đồi chè Biển Hồ - Thủy điện Yaly (tham quan dã ngoại, nghỉ dưỡng, gắn với DL văn hóa, DL sinh thái). * Tuyến 5: Quảng trường Đại Đoàn Kết - Biển Hồ - Đồi chè Biển Hồ - Hàng thông Nghĩa Hưng - Nhà thờ gỗ Kom Tum (tham quan dã ngoại, nghỉ dưỡng, gắn với DL văn hóa). 3. KẾT LUẬN Chư Păh là một huyện miền núi đang trên đà phát triển mạnh mẽ về cả kinh tế và ổn định về đời sống chính trị - xã hội. Với lợi thế được thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh rất đẹp và hùng vĩ, Chư Păh có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình DL gắn với tài nguyên DLTN. Kết quả đánh giá 8 điểm DLTN cho thấy có 6 điểm xếp hạng ở mức độ rất thuận lợi và khá thuận lợi có thể đưa vào khai thác phục vụ DL. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2030, nguồn tài nguyên và kết quả đánh giá tài nguyên DLTN, thực trạng phát triển DL, một số định hướng phát triển du lịch đã được đề xuất nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch theo điểm và tuyến du lịch với sự đa dạng hóa sản phẩm DL hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chi cục Thống kê huyện Chư Păh (2019), Niên giám thống kê huyện Chư Păh năm 2019, Chư Păh. [2]. Lương Chi Lan (2016), Phân tích, đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. [3]. Trần Thị Bạch Mai (2008), Đánh giá tài nguyên DLTN phục vụ cho phát triển du lịch cuối tuần ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. [4]. Ph ng Văn hóa Thông tin huyện Chư Păh (2018), Một số điểm du lịch ở huyện Chư Păh, Chư Păh. [5]. Bùi Thị Thu (2012), Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho việc xác định các tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Trị, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, Mã số: B2010-ĐHH01-91, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. [6]. UBND huyện Chư Păh (2011), Quyết định số 1938 /QĐ-UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Chư Păh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Chư Păh. Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai 220 ASSESSMENT OF NATURAL TOURISM RESOURCES IN CHU PAH DISTRICT, GIA LAI PROVINCE Bui Thi Thu*, Hoang Thi Thanh Tu University of Sciences, Hue University *Email: buithithu@hueuni.edu.vn ABSTRACT Located in the Northwest of Gia Lai province, Chu Pah has many beautiful and majestic landscapes. These are valuable natural resources that help Chu Pah district to have favorable conditions to develop tourism types associated with natural environment. However, the tourism development is not commensurate with the existing potential. Based on the system of selected criteria, the authors evaluated 8 natural tourist destinations by using the aggregate scoring method. Research results show that there are 6 natural tourist destinations ranked at a very favorable level and quite favorable for exploitation. The evaluation result is one of the basis for some orientations for exploitation of natural tourism resources in Chu Pah district in a effective way. Keywords: assessment of natural resources, Gia Lai, tourism, tourism resources. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 221 Bùi Thị Thu sinh ngày 28/3/1970 tại TP. Huế. Năm 1993, bà tốt nghiệp cử nhân ngành Địa lý tại Trường Đại học Tổng hợp Huế. Năm 2002, bà tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Địa lý tự nhiên tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Năm 2014, bà nhận học vị Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ năm 1993 đến nay, bà công tác tại Trường Đại học Tổng hợp, nay là Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Tài nguyên du lịch, tài nguyên đất, kinh tế tài nguyên và một số vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hoàng Thị Thanh Tú sinh ngày 13/4/1987 tại H a Bình. Năm 2009, bà tốt nghiệp Cử nhân sư phạm Địa lý tại Trường Đại học Tây Bắc. Từ năm 2018, bà học cao học ngành Địa lý tài nguyên và môi trường tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Hiện bà công tác tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa lý, giảng dạy địa lý. Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai 222

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tai_nguyen_du_lich_tu_nhien_o_huyen_chu_pah_tinh_gi.pdf
Tài liệu liên quan