Đánh giá thực trạng tình hình học tập nhóm cho sinh viên ngành giáo dục thể chất tại trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng

Kết quả điều tra mức độ quan tâm của giảng viên tới việc rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm trong sinh viên Các thầy cô giáo cũng chưa thường xuyên trao đổi, hướng dẫn, cung cấp cho SV những kỹ năng và phương pháp học tập nhóm cho SV. SV chỉ biết nhận nhiệm vụ là hoàn thành bài tập bằng cách học tập nhóm mà chưa biết phải làm việc nhóm như thế nào để hoàn thành bài tập một cách tốt nhất. Kết quả điều tra cụ thể được thể hiện ở Bảng 7. Phương pháp học tập nhóm được áp dụng ở hầu hết các môn. Vì thế nhiều khi SV phải học tập nhóm quá nhiều trong cùng một thời gian. Điều đó gây nên tâm lý mệt mỏi, nhàm chán trong sinh viên. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc nhóm. Cán bộ các lớp chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong việc tham mưu cho giảng viên thiết kế nhóm, tự quản và thúc đẩy các hoạt động nhóm

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng tình hình học tập nhóm cho sinh viên ngành giáo dục thể chất tại trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 09 - 9/2019) 23 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HỌC TẬP NHÓM CHO SINH VIÊN NGÀNH GDTC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ThS. Bùi Đăng Toản Trường Đại học TDTT Đà Nẵng ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, học tập theo nhóm vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng rộng rãi, nhất là đối với sinh viên. Trong xu thế hội nhập của đất nước, vai trò của phương pháp học này càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Phương pháp học tập này đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của mình và đã đem lại những đóng góp to lớn với những thành tựu đáng kể, giúp sinh viên tìm thấy niềm đam mê, hứng thú và chủ động hơn trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhưng nó vẫn còn mang tính chung chung hoặc chỉ có thể áp dụng cho những đối tượng cụ thể, với những môn học riêng lẻ. Sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng nói chung và sinh viên ngành GDTC nói riêng cũng đã được làm quen với phương pháp học này. Những mặt tích cực của học tập theo nhóm là không thể phủ nhận, nhưng không phải nhóm sinh viên nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số sinh viên cảm thấy nó còn mang nhiều tính hình thức và nhiều khi đạt được ít hiệu quả hơn so với làm việc theo cá nhân. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phương pháp học tập này được thực hiện rộng rãi, thực sự phát huy được hiệu quả trong sinh viên, giúp sinh viên nhanh chóng lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, có được kết quả học tập tốt nhất. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, bài viết tiến hành: “Đánh giá thực trạng tình hình học tập nhóm cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng”. Trong quá trình nghiên cứu, bài viết sử dụng các phương pháp: Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn tọa đàm, quan sát sư phạm, thực nghiệm sư phạm, toán học thống kê. Tóm tắt: Thông qua điều tra thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến học tập theo nhóm, nghiên cứu xây dựng ra mô hình nhằm nâng cao hiệu quả học tập nhóm cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất (GDTC) tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng, qua đó phát triển các kỹ năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện góp phần nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu đào tạo của Nhà trường. Từ khóa: Thực trạng; yếu tố ảnh hưởng; mô hình; học tập nhóm; Sinh viên GDTC. Abstract: Through surveys of the status and affect factors group learning, the topic of building model to improve group learning efficiency for students of Physical Education at Danang Sport University, thereby developing the skills of cooperation, sharing, critical thinking... contribute to improving the quality of learning for students, meeting the training requirements of the University. Keywords: Reality; affect factors; model; group learning; Physical education students. 24 BÀI BÁO KHOA HỌC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Khái quát về các phương pháp học tập được sử dụng trong SV ngành GDTC trường Đại học TDTT Đà Nẵng Qua quá trình quan sát, nghiên cứu và phân tích, chúng ta nhận thấy có nhiều phương pháp được SV vận dụng vào việc học tập, các phương pháp đó đã mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, không có phương pháp học tập (PPHT) nào là vạn năng khi để lĩnh hội được tri thức còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Có thể tổng quát lại thành hai PPHT cơ bản mà SV ngành GDTC tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã và đang sử dụng chủ yếu là phương pháp tự học và PPHT theo nhóm. 2. Thực trạng học tập theo nhóm của SV ngành GDTC trường Đại học TDTT Đà Nẵng Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 100 SV xem bản thân họ thấy mức độ hiệu quả đang hoạt động học tập theo nhóm và được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Mức độ hiệu quả của học tập theo nhóm (n = 100) Hiệu quả học tập theo nhóm Số lượng Phần trăm Thấp 39 39% Bình thường 31 31% Cao 20 20% Rất cao 10 10% Có đến hơn 20% SV cho rằng hiệu quả làm việc nhóm của mình là cao, nhưng trong đó chỉ có 10% cho rằng hiệu quả làm nhóm là rất cao. Số SV có hiệu quả làm việc nhóm bình thường chiếm đến 31% và 39% còn lại là số SV cho rằng hiệu quả làm nhóm của mình thấp. Kết hợp số liệu điều tra trên cùng với những nhận xét của các giảng viên trong trường, đặc biệt là các giảng viên ở các bộ môn thường xuyên phải làm việc nhóm thì chúng tôi cho rằng hiệu quả làm việc nhóm của SV trường thấp, đa số các SV làm việc nhóm chưa hiệu quả. Những số liệu này cho thấy, PPHT theo nhóm chưa phát huy hết ưu thế của nó trong SV ngành GDTC. 3. Thực trạng mức độ nhận thức, quan niệm của SV trường Đại học TDTT Đà Nẵng về hoạt động học tập theo nhóm Để đánh giá thực trạng, tác giả tiến hành khảo sát SV về mức độ yêu thích học tập nhóm trong sinh viên ngành GDTC tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng thể hiện ở Bảng 2 như sau: Bảng 2. Mức độ ưa thích làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng (n = 300) Khóa học Tổng số sinh viên Mức độ yêu thích làm việc nhóm Rất thích Thích Bình thường Không hứng thú Không thích SL % SL % SL % SL % SL % Năm nhất 100 17 17 19 19 20 20 21 21 23 23 Năm thứ hai 100 15 15 17 17 19 19 22 22 27 27 Năm thứ ba 100 10 10 14 14 22 22 24 24 30 30 Tổng cộng 300 42 14 50 16,6 61 20,4 67 22,3 80 26,7 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 09 - 9/2019) 25 Trên thực tế, thông qua điều tra quan niệm của các bạn sinh viên (SV) trường Đại học TDTT Đà Nẵng về mức độ yêu thích làm việc theo nhóm, có 92 ý kiến chiếm tỷ lệ 30,6% các SV cho rằng yêu thích, thích học tập theo nhóm là sự đóng góp ý kiến để giải quyết công việc chung. Có 61 ý kiến chiếm tỷ lệ 20,4% SV cho rằng học tập nhóm là bình thường, có tới 147 ý kiến chiếm tỷ lệ 49% sinh viên rằng không hứng thú và yêu thích học tập nhóm. Điều này chứng tỏ rằng sinh viên vẫn còn tư duy học tập theo cách truyền thống, chưa tìm hiểu các phương pháp học tập theo học chế tín chỉ. 4. Thực trạng đội ngũ nhóm trưởng Nhóm trưởng là người có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của nhóm. Chúng tôi tiến hành quan sát và lấy ý kiến từ 100 SV về mức độ hài lòng về nhóm trưởng. Kết quả được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Mức độ hài lòng hoạt động nhóm trưởng (n=100) Mức độ Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Nhóm trưởng 40% 27% 13% 10% 10% Qua Bảng 3 cho thấy có 40% SV rất hài lòng và 27% hài lòng đây là một con số đáng vui, nhiều ý kiến nhất trí rằng nhiệm vụ lớn nhất của người trưởng nhóm là điều hành và tổ chức công việc cho cả nhóm. Và để thực hiện được nhiệm vụ này người nhóm trưởng cần rất nhiều kỹ năng. 5. Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm Để tìm hiểu vấn đề này, tác giả tiến hành xin ý kiến 100 cán bộ, giảng viên, kết quả khảo sát được minh họa qua bảng số liệu, cụ thể: Bảng 4. Bảng tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng SV trường Đại học TDTT Đà Nẵng (Đơn vị: %) TT Các kỹ năng Mức độ thực hiện các kỹ năng Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 1 Lập kế hoạch hoạt động nhóm 10 40 36 14 2 Xây dựng nội quy hoạt động nhóm 7 30 42 21 3 Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý 15 54 29 2 4 Thảo luận, trao đổi 20 60 17 3 5 Nghiên cứu tài liệu 19 50 25 8 6 Lắng nghe một cách chủ động, tích cực 17 37 40 6 7 Chia sẻ thông tin 18 50 30 2 8 Giải quyết xung đột 3 25 52 20 9 Tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm 5 38 42 15 Tóm lại, qua bảng đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng của SV trường Đại học TDTT Đà Nẵng và sự phân tích ở trên, chúng tôi thấy rằng SV trường Đại học TDTT Đà Nẵng còn hạn chế về nhiều kỹ năng học tập theo nhóm, đặc biệt là kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng chia sẻ trách nhiệm, kỹ năng xây dựng nội quy hoạt động nhóm, kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá..., do đó hoạt động học tập theo nhóm chưa thu được hiệu quả cao. 26 BÀI BÁO KHOA HỌC 6. Thực trạng phương pháp tiến hành hoạt động nhóm Phương pháp tiến hành hoạt động nhóm có một vị trí vô cùng quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả của hoạt động học tập nhóm. Qua điều tra chúng tôi tổng kết được bảng 5 dưới đây: Bảng 5. Mức độ cách thức tiến hành hoạt động nhóm (n = 100) Cách tiến hành Xây dựng hợp lý Không xây dựng Phương pháp 42% 58% Nội dung 52% 48% Việc phân công nhiệm vụ trong nhóm còn chưa phù hợp, các nhóm chủ yếu phân công theo cách “trải đều cho các thành viên” (chiếm 12%), hay “mỗi người một việc rồi tập hợp lại” (chiếm 12%), “tập trung vào cá nhân xuất sắc” (chiếm 40%); chỉ có 36% ý kiến khác là phân chia nhiệm vụ dựa trên năng lực và điều kiện của từng thành viên. Bảng 6. Mức độ đánh giá phương pháp phân công và thống nhất ý kiến (n = 100) ND thực hiện Mức độ đánh giá Phương pháp phân công nhiệm vụ Trải đều Chia nhỏ Cá nhân xuất sắc Dựa trên năng lực SL % SL % SL % SL % 12 12 12 12 40 40 36 36 Phương pháp thống nhất ý kiến Đa số Đồng ý Không ai phản đối Nhóm trưởng SL % SL % SL % SL % 40 40 15 15 15 15 30 30 Phần lớn các nhóm đều chọn phương pháp thống nhất ý kiến “theo đa số” chiếm 40%, trong khi chỉ 15% chọn phương pháp “tất cả đồng ý”, 15% chọn phương pháp “không ai phản đối” và 30% chọn phương pháp “nhóm trưởng quyết định”. Tất nhiên phương pháp thống nhất ý kiến theo đa số là phổ biến và dễ thực hiện nhưng đó chưa hẳn là đúng trong mọi trường hợp vì chân lý khoa học đôi khi không thuộc về số đông. 7. Kết quả điều tra mức độ quan tâm của giảng viên tới việc rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm trong sinh viên Các thầy cô giáo cũng chưa thường xuyên trao đổi, hướng dẫn, cung cấp cho SV những kỹ năng và phương pháp học tập nhóm cho SV. SV chỉ biết nhận nhiệm vụ là hoàn thành bài tập bằng cách học tập nhóm mà chưa biết phải làm việc nhóm như thế nào để hoàn thành bài tập một cách tốt nhất. Kết quả điều tra cụ thể được thể hiện ở Bảng 7. Phương pháp học tập nhóm được áp dụng ở hầu hết các môn. Vì thế nhiều khi SV phải học tập nhóm quá nhiều trong cùng một thời gian. Điều đó gây nên tâm lý mệt mỏi, nhàm chán trong sinh viên. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc nhóm. Cán bộ các lớp chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong việc tham mưu cho giảng viên thiết kế nhóm, tự quản và thúc đẩy các hoạt động nhóm TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 09 - 9/2019) 27 Bảng 7. Bảng tổng hợp kết quả điều tra mức độ quan tâm của giảng viên tới việc rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm trong sinh viên (n = 100) STT Nội dung Mức độ thực hiện Có thực hiện Không thực hiện Thường xuyên Vào thời điểm cần thiết 1 Lập kế hoạch hoạt động nhóm 16 63 11 2 Xây dựng nội quy hoạt động nhóm 11 51 38 3 Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý 24 53 23 4 Thảo luận, trao đổi 37 44 19 5 Nghiên cứu tài liệu 39 57 4 6 Chia sẻ trách nhiệm 18 60 22 7 Lắng nghe một cách chủ động, tích cực 26 63 11 8 Chia sẻ thông tin 39 52 9 9 Giải quyết xung đột 17 69 14 10 Tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm 25 50 25 KẾT LUẬN Hoạt động học tập nhóm của SV đang trên đà phát triển, thu hút được sinh viên tham gia, tuy nhiên còn nhiều hạn chế. Hiệu quả làm nhóm chưa thực sự cao, SV chưa thực sự hiểu rõ về lợi ích của làm nhóm, phần nhiều còn quá thụ động trong mọi hoàn cảnh. Qua nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng, thực trạng, điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và bám sát vào nhu cầu và sự phát triển của thế giới, nhằm khai thác điểm mạnh, bồi bổ chất xám và nâng cao hiệu quả học tập nhóm, tinh thần tự học, đoàn kết và sáng tạo ở trong mỗi SV. Từ đó tiến hành xây dựng và ứng dụng mô hình học tập nhóm cho sinh viên ngành GDTC tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thiên An (2008), Làm nhóm hiệu quả, tr. 46. [2] Nguyễn Kỳ (Chủ biên) (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo dục, Hà Nội. [3] Đặng Vũ Hoạt (2006), Lý luận dạy học Đại học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [4] Bí quyết làm việc - học tập theo nhóm, [5] Đặng Danh Ngọc, Phương pháp làm việc nhóm dưới góp nhìn của sinh viên, Bài nộp ngày 13/5/2019, phản biện ngày 05/9/2019, duyệt in ngày 16/9/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_tinh_hinh_hoc_tap_nhom_cho_sinh_vien_nga.pdf
Tài liệu liên quan