TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng khô mắt ở bệnh nhân sau phẫu thuật LASIK.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiền cứu cắt dọc này thực hiện trên 140 mắt của 73 bệnh nhân trưởng thành đã phẫu thuật LASIK từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008 tại bệnh viện Mắt Sài Gòn. Tiến hành đánh giá khô mắt tại thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau mổ.
Kết quả:
1. Cảm giác giác mạc: tỉ lệ mất cảm giác giác mạc ở thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau mổ lần lượt là 90,7%, 27,9% và 2,1%.
2. Nhuộm màu fluorescein giác mạc: tỉ lệ nhuộm màu giác mạc ở thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau mổ lần lượt là 66,4%, 55,7%, 27,1%, và 14,3% dựa theo thang điểm Baylor. 3. BUT: (+) ở thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau mổ lần lượt là 52,9%, 26,4%, và 13,6%. 4. Schirmer I test: (+) ở thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau mổ lần lượt là 70%, 61,4%, 21,4%, và 12,4%.
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHÔ MẮT SAU PHẪU THUẬT LASIK
20 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2535 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình trạng khô mắt sau phẫu thuật lasik, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHÔ MẮT SAU PHẪU THUẬT LASIK
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng khô mắt ở bệnh nhân sau phẫu thuật LASIK.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiền cứu cắt dọc này thực hiện trên 140 mắt
của 73 bệnh nhân trưởng thành đã phẫu thuật LASIK từ tháng 3 năm 2007 đến
tháng 4 năm 2008 tại bệnh viện Mắt Sài Gòn. Tiến hành đánh giá khô mắt tại
thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau mổ.
Kết quả: 1. Cảm giác giác mạc: tỉ lệ mất cảm giác giác mạc ở thời điểm 1 tuần,
1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau mổ lần lượt là 90,7%, 27,9% và 2,1%. 2.
Nhuộm màu fluorescein giác mạc: tỉ lệ nhuộm màu giác mạc ở thời điểm 1
tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau mổ lần lượt là 66,4%, 55,7%, 27,1%, và
14,3% dựa theo thang điểm Baylor. 3. BUT: (+) ở thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3
tháng và 6 tháng sau mổ lần lượt là 52,9%, 26,4%, và 13,6%. 4. Schirmer I test:
(+) ở thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau mổ lần lượt là 70%,
61,4%, 21,4%, và 12,4%.
Kết luận: tình trạng khô mắt xảy ra ở phần lớn bệnh nhân sau phẫu thuật
LASIK, tỉ lệ cao nhất ở tuần đầu sau mổ và giảm dần trong thời gian 6 tháng
theo dõi sau mổ.
ABSTRACT
INVESTIGATION FOR DRY EYE AFTER LASIK
Truong Cong Minh, Tran Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 41 - 47
Objective: To investigate dry eye on patients after LASIK.
Methods: This descriptive, prospective and longitudinal analysis included 140
eyes of 73 adult patients undergoing LASIK from March 2007 to April 2008 at
Saigon eye hospital. Investigating dry eye is done at 1 week, 1 month, 3 months
and 6 months postoperatively.
Results: 1. Corneal sensation: prevalence of corneal sensation loss at one week,
one month, three months and six months after LASIK is 90.7%, 27.9% and
2.1%, respectively. 2. Corneal fluorescein staining: prevalence of dry eye at one
week, one month, three months and six months after LASIK is 66.4%, 55.7%,
27.1% and 14.3%, respectively. We used Baylor score for analyzing the result. 3.
Break-up time: prevalence of BUT (+) at one month, three months, six months
after LASIK is 52.9%, 26.4% and 13.6%, respectively. 4. Schimer I test:
prevalence of Schimer I test (+) at one week, one month, three months, six
months after LAIK is 70%, 61.4%, 21.4% and 12.4%.
Conclusion: Dry eye occur on most of patients undergoing LASIK.The rate of
dry eye is highest at the first week then gradually reduced with time within 6
month follow-ups postoperatively.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật Lasik (Laser in situ keratomileusis) là một phẫu thuật dùng điều
chỉnh tật khúc xạ, phẫu thuật Lasik ngày nay đã trở nên phổ biến trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng. Phẫu thuật lasik có hiệu quả cao, an toàn,
chính xác, hồi phục nhanh, có nhiều ưu điểm hơn các loại phẫu thuật khúc xạ
khác, tỷ lệ biến chứng rất ít. Tuy nhiên khô mắt là một trong những biến chứng
thường gặp nhất sau phẫu thuật lasik(Error! Reference source not found.,Error! Reference source
not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.)... Mặc dù khô mắt chỉ là
tạm thời, nhưng bệnh nhân cảm giác khó chịu, không thoải mái, đôi khi lại ảnh
hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng khô mắt sau phẫu
thuật lasik của các bác sĩ như: Mohamed Ali Marzouk(Error! Reference source not found.),
Cintia S De Paiva(Error! Reference source not found.), Ikuko Toda(Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.), Wan-Soo-Kim(Error! Reference source not found.), Julie M
Albietz(Error! Reference source not found.),... nhưng trong nước hiện chưa có công trình
nghiên cứu về vấn đề này. Do đó chúng tôi quyết định tiến hành đề tài "Nghiên
cứu đánh giá tình trạng khô mắt sau phẫu thuật lasik".
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Llà các bệnh nhân cận thị và/hoặc loạn thị đến phẫu thuật lasik trong thời gian
từ tháng 3/2007 đến 4/2008.
Các test thử nghiệm trên mắt trước phẫu thuật phải ở giới hạn bình thường:
- Test BUT: > 15 giây
- Test Schirmer: > 10mm/5 phút
- Test nhuộm Fluorescei: không bắt màu
- Test nhuộm Rose Bengal: không bắt màu
- Test đánh giá độ nhạy cảm của giác mạc: bình thường
- Tái khám đủ đến 6 tháng
Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi chọn sử dụng test BUT, nhuộm Fluorescein, nhuộm Rose Bengal,
test Schirmer I (từ đây trở đi thống nhất gọi là test Schirmer) và test đánh độ
nhạy cảm của giác mạc.
Thiết kế nghiên cứu
Quan sát mô tả, tiến cứu, phân tích theo chiều dọc.
Xác định cỡ mẫu
Chúng tôi tính được n > 138,29. Để tiện cho nghiên cứu chọn cỡ mẫu là: n =
140 (n là số mắt bệnh nhân).
Phương tiện nghiên cứu
Giấy thử Whatman 41, giấy thử Fluorescein, giấy thử Rose Bengal, đồng hồ
bấm giây, sinh hiển vi, bông, gạc vô trùng, dung dịch chloraxin rửa mắt.
Phương pháp tiến hành và tiêu chuẩn đánh giá các test
- Tiến hành ghi nhận triệu chứng cơ năng của khô mắt
- Tiêu chuẩn đánh giá của test BUT
Test
BUT
Tiêu
chuẩn
Chẩn đoán
BUT (+) < 10 giây Suy giảm nước mắt và
mucin
BUT (-) ≥ 15 giây Bình thường
Tiêu chuẩn đánh giá của test Schirmer
Nếu mức thấm trên 10mm là bình thường; Dưới 10mm là kém, chắc chắn chẩn
đoán khô mắt do thiếu nước.
Test Rose Bengal(Error! Reference source not found.):
Tùy theo tình trạng bắt màu mà đánh giá tổn thương theo 3 mức độ:
+ Nặng (A - pattern): bắt màu, tụ tập thành đám rõ ở kết mạc nhãn cầu khe mi
và trên mặt giác mạc.
+ Vừa (B - pattern): bắt màu toàn bộ vùng khe mi.
+ Nhẹ (C - pattern): bắt màu rải rác từng chấm ở vùng kết mạc khe mi và rất ít
phần dưới kết mạc.
- Test cảm giác giác mạc
Test đánh giá độ nhạy cảm của giác mạc(Error! Reference source not found.) căn cứ vào
phản xạ nhắm mi mắt của bệnh nhân khi ta chạm một vật gì vào mặt giác mạc,
dùng một mãnh bong thấm ướt xe vón lại thật mãnh rồi chạm nhẹ vào mặt giác
mạc, bệnh nhân chớp liền sau khi chạm vào giác mạc thì cảm giác giác mạc
bình thường, nếu không chớp mắt hay chớp chậm thì cảm giác giác mạc giảm.
- Theo dõi sau mổ: 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau mổ.
Thu thập số liệu: tuổi, giới, mắt mổ, ngày mổ, thị lực tối đa khi đã chỉnh kính
tốt nhất, tính theo hệ thị lực thập phân, độ khúc xạ phẫu thuật, chiều sâu lấy mô
(micron), vị trí bản lề vạt giác mạc, kết quả của test BUT, test nhuộn
fluorescein, test Schirmer, test Rose Bengal, test cảm giác của giác mạc (sau
mổ 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng).
Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 12.0.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu được thực hiện trên 140 mắt của 73 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn.
Tuổi của nhóm nghiên cứu nằm trong khoảng 19 - 41, tuổi trung bình là
24 (± 5, 34). Tuổi thường gặp nhất là 24. Trong đó có 30 bệnh nhân nam
(41%) và 43 bệnh nhân nữ (59%).
Phân bố thị lực trước phẫu thuật (sau chỉnh kính): là 10/10 (75 mắt,
53,6%), kế đến là 9/10 (35 mắt, 25%), và có 8 mắt (5,7%) có thị lực thấp
nhất là 6/10.
Độ khúc xạ trước phẫu thuật: khoảng (-1D-> -10D), trung bình -4,8 D (± -
2,3D), thường gặp nhất -3,50 D (12 mắt, 8,6%).
Tình trạng khô mắt sau phẫu thuật lasik:
Bảng 1. Tần suất các triệu chứng khô mắt.
Sau phẫu thuật (N=140) Triệu
chứng
khô mắt
1 tuần 1
tháng
3
tháng
6
tháng
Không
triệu
chứng
22
(15,7)
55
(39,3)
106
(75,7)
122
(87,1)
Mức độ
nhẹ
51
(36,4)
38
(27,2)
15
(10,7)
7 (5,0)
Mức độ
vừa
42
(30,0)
31
(22,1)
11
(7,9)
4 (2,9)
Mức độ
nặng
25
(17,9)
16
(11,4)
8 (5,7) 7 (5,0)
Sau phẫu thuật, các triệu chứng khô mắt thường gặp ở mức độ nhẹ và vừa;
cụ thể là sau 1 tuần mức độ nhẹ 51 mắt (36,4%), mức độ vừa 42 mắt
(30%). Sau 1 tháng mức độ nhẹ 38 mắt (27,2%), mức độ vừa 31 mắt
(22,1%). Sau 3 tháng mức độ nhẹ 15 mắt (10,7%), mức độ vừa 11 mắt
(7,9%).
Bảng 2. Diễn biến tầng suất khô mắt dựa trên các test.
Thời điểm khảo sát N(%)
Test 1 tuần 1
tháng
3
tháng
6
tháng
BUT
89
(63,6)
74
(52,9)
37
(26,4)
19
(13,6)
Fluorescein
93
(66,4)
78
(55,7)
38
(27,1)
20
(14,3)
Schirmer
97
(70,0)
86
(61,4)
30
(21,4)
17
(12,1)
Bảng 3. Tương quan với độ sâu lát cắt.
Tương quan giữa độ
sâu lát cắt và khô mắt
(6 tháng)
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Lệch
chuẩn
Độ
sâu lát
cắt
(µm)
13 116 62,1 24,5
Spearman
R=0,587
P=0,000
Bảng 4. Tương quan với vị trí bản lề vạt.
Khô mắt
(6tháng)
Có Không
Tổng 2
Vị trí Phía 12 83 95
trên Bản lề
vạt
Phía
mũi
8 37 45
Tổng 20 120 140
P=0,416
BÀN LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện trên 140 mắt của 73 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn.
Tuổi của nhóm nghiên cứu nằm trong khoảng 19 - 41, tuổi trung bình là 24 (±
5, 34). Tuổi thường gặp nhất là 24. Trong đó có 30 bệnh nhân nam (41%) và 43
bệnh nhân nữ (59%).
Khảo sát các yếu tố nguy cơ tham gia khô mắt sau phẫu thuật lasik
Trong các y văn trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu báo cáo về tình trạng
khô mắt sau phẫu thuật lasik và những yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến
khô mắt sau phẫu thuật lasik(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Tại Việt Nam, trong
nghiên cứu của tác giả Trần Anh Tuấn(Error! Reference source not found.) cũng đã có kết
luận: khô mắt là triệu chứng chủ yếu sau phẫu thuật laser excimer.
Tình trạng khô mắt sau phẫu thuật lasik là sự thay đổi cả số lượng và chất
lượng của nước mắt do những nguyên nhân chính sau:
- Trong phẫu thuật lasik khi tạo vạt giác đã cắt đứt các nhánh thần kinh cảm
giác giác mạc nên đã làm giảm cảm giac giác mạc, dẫn đến giảm phản chớp
mắt đưa đến tình trạng giảm tiết nước mắt (do mất mất sự phân bố thần kinh ở
giác mạc khi tạo vạt giác mạc có thể ảnh hưởng đến cung phản xạ tuyến lệ -
giác mạc). Mà lớp nước được tiết chủ yếu qua tuyến lệ chính 95% và tuyến lệ
phụ 5% (tuyến Krause và tuyến Wolfring). Chúng tôi đánh giá giảm tiết nước
mắt chủ yếu dựa vào test Schirmer.
- Khi chiếu laser để điều trị tật khúc xạ, laser đã cắt đi một phần bề dày của nhu
mô giác mạc đã làm thay đổi độ cong giác mạc so với trước khi chiếu laser. Đã
làm thay đổ bề mặt giác mạc(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.), do đó làm thay đổi tính ổn định của màng phim
nước mắt nên dể bị khô mắt do dể bị bốc hơi. Chúng tôi dựa vào test BUT.
- Khi đặt vòng hút (suction ring) để tạo vạt giác mạc dưới áp lực cao đã làm tổn
thương các tế bào đài kết mạc(Error! Reference source not found.) nên làm giảm tiết
mucin, ảnh hưởng đến tính ổn định của phim nước mắt. Chúng tôi dựa vào test
BUT.
Triệu chứng khô mắt sau phẫu thuật
Đây là triệu chứng chủ quan được ghi nhận hoàn toàn qua lời khai của bệnh
nhân vào thời điểm được nhận vào nhóm nghiên cứu, 140 mắt không có triệu
chứng khô mắt trước khi phẫu thuật lasik.
Sau phẫu thuật triệu chứng khô mắt xuất hiện càng nhiều, đặc biệt là trong tuần
đầu tiên, sau đó các tiệu chứng này giảm dần sau 1 tháng. Các triệu chứng và
dấu chứng kéo dài ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật lasik. Mặc dù cơ chế của khô
mắt sau lasik vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn nhưng có thể do sự mất sự phân
bố thần kinh ở giác mạc do tạo vạt có thể ảnh hưởng tới cung phản xạ tuyến lệ -
giác mạc, giác mạc - nháy mắt, nháy mắt - tuyến meibomian dẫn tới làm giảm
tiết nước mắt và lipid và mucin(Error! Reference source not found.).
Cảm giác giác mạc
Cảm giác giác mạc trước phẫu thuật bình thường nhưng sau phẫu thuật cảm
giác giác mạc giảm 100% trường hợp được ghi nhận tại thời điểm 1 tuần sau
phẫu thuật, là do khi tạo vạt giác mạc đã cắt đứt các nhánh thần kinh cảm giác
của giác mạc, điều này cũng có liên quan tới tình trạng khô mắt sau phẫu thuật
lasik, sau 1 tháng phẫu thuật thì giảm cảm giác giác mạc (90,7%), sau 3 tháng
giảm cảm giác giác mạc (27,9%), các sợi thần kinh trong giác mạc được tái tạo
lại và phục hồi trong vòng 3 đến 6 tháng (2,1%).
Cảm giác giác mạc được điều khiển bởi thần kinh mi dài xuất phát từ thần kinh
mắt, nhánh đầu tiên của thần kinh V. Nó phân ra 12 - 16 nhánh nhỏ đi về trung
tâm giác mạc và đi tới 1/3 giữa nhu mô. Khi các sợi này phân nhánh ngang dọc
và tạo thành đám rối dưới biểu mô dưới màng Bowman, chúng mất bao
Schwann. Tại biểu mô, các đầu tận sợi trục đi vào trung tâm giác mạc để chi
phối cho hầu hết lớp này. Thần kinh mi ngắn và thần kinh lệ chi phối cho khu
vực quanh giác mạc(Error! Reference source not found.).
Sau khi tạo vạt, chỉ còn lại bó sợi thần kinh ở lớp nhu mô sâu nhất, phần lớn
các sợi thần kinh ở biểu mô, dưới biểu mô và lớp bề mặt nhu mô đều bị mất.
Sau 3 - 5 ngày vài sợi thần kinh tái sinh bắt đầu từ nhánh thần kinh bị cắt ở nhu
mô, tái tạo phân bố thần kinh ở lớp biểu mô/dưới biểu mô và lớp trước nhu mô
đạt được mật độ và cấu trúc bình thường sau 5 tháng(Error! Reference source not found.).
Vài nghiên cứu báo cáo cảm giác giác mạc phục hồi sau 6 tháng(Error! Reference
source not found.). Đôi khi có nghiên cứu cho rằng cảm giác giác mạc sau 1
năm(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.) phục hồi lại như trước phẫu thuật.
Nhuộm Fluorescein giác mạc
Kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ khô mắt sau phẫu thuật lasik dựa trên
nhuộm fluorescein giác mạc dựa theo tiêu chuẩn đánh giá thang điểm Baylor,
đây là một trong những test đánh giá khô mắt nhưng test này đánh giá tương
đối khách quan, khô mắt gặp nhiều nhất 1 tuần (93 mắt: 66,4%). 1 tháng (78
mắt: 55,7%) và giảm dần đến khi 3 tháng (38 mắt: 27,1%), 6 tháng (20 mắt:
14,3%).
So với nghiên cứu khác
- Của tác giả Ikudo Toda tình trạng khô mắt sau phẫu thuật lasik sau 1 tuần
50%, 1 tháng 40% và 6 tháng 20%(Error! Reference source not found.).
- Của tác giả Mohamed Ali thì khô mắt sau phẫu thuật 1 tuần 58%, 1 tháng
36,7%, 3 tháng 26,7%, 6 tháng 10,6%(Error! Reference source not found.).
Tác giả Tỷ lệ khô mắt sau phẫu
thuật Lasik
Mohamed
Ali
58% 36,7% 26,7% 10,6%
Ikudo Toda 50% 40% Không
tính
20%
Trương
Công Minh
66,4% 55,7% 27,1% 14,3%
Nhận thấy rằng kết quả của chúng tôi tỷ lệ khô mắt sau phẫu thuật lasik 1 tuần
và 1 tháng cao hơn so với 2 tác giả trên; nhưng sau 6 tháng, nghiên cứu chúng
tôi thấp hơn tác giả Ikudo Toda nhưng cao hơn tác giả Mohamed Ali. Điều này
theo tôi do nhiều yếu tố khác nhau như: địa lý, chủng tộc, môi trường làm việc,
điều kiện sống, độ khúc xạ phẫu thuật, độ sâu lát cắt laser của các loại máy
khác nhau,... tác động vào làm cho kết quả có sự khác biệt. Nhưng tất cả các
nghiên cứu này đều có những kết luận chung như nhau là: khô mắt xuất hiện
sau phẫu thuật lasik và chiếm tỷ lệ cao sau 1 tuần, 1 tháng và sau đó tỷ lệ khô
mắt này giảm dần ở thời điểm 3 tháng, 6 tháng.
Biến đổi của test BUT
Ở thời điểm 1 tuần sau phẫu thuật có 89 mắt (63,6%) có test BUT (+) điều này
có ý nghĩa là tính ổn định của phim nước mắt đã bị phá vở, chứng tỏ có sự suy
giảm sản xuất nước mắt và suy giảm mucin.
Theo chúng tôi thì nguyên nhân là do:
- Khi tạo vạt giác mạc đã cắt đứt thần kinh giác mạc nên làm giảm cung
phản xạ tiết nước mắt.
- Khi đặt vòng hút (suction ring) dưới áp lực cao và do tác động của vành mi đã
làm tổn thương tuyến lệ phụ và các tế bào đài kết mạc, nên làm giảm tiết
mucin.
- Mặt khác sau phẫu thuật đã làm thay đổi bề mặt giác mạc nên phim nước mắt
trải trên bề mặt giác mạc không còn đều nữa làm mất tính ổn định của phim
nước mắt.
Ở thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật test BUT (+) 74 mắt (52,9%) điều này
cũng chứng tỏ phim nước mắt vẫn chưa ổn định.
Ở thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật test BUT (+) 37 mắt (26,4%).
Ở thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật test BUT (+) 19 mắt (13,6%).
Test BUT biến đổi nhiều sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng và ổn định dần
sau 3 tháng và 6 tháng.
Biến đổi test Schirmer
Ở thời điểm 1 tuần sau phẫu thuật có 97 mắt (70%) có test Schirmer (+) điều
này có ý nghĩa là tính ổn định của phim nước mắt đã bị phá vở, chứng tỏ có sự
suy giảm sản xuất nước mắt do khi tạo vạt giác mạc đã cắt đứt thần kinh giác
mạc làm giảm cung phản xạ tiết nước mắt của tuyến lệ nên giảm tiết nước mắt.
Ở thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật test Schirmer (+) 86 mắt (61,4%) điều này
cũng chứng tỏ sau 1 tháng mà sự sản xuất tiết nước mắt của tuyến lệ vẫn còn
giảm.
Ở thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật test Schirmer (+) 30 mắt (21,4%).
Ở thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật test Schirmer (+) 17 mắt (12,4%).
Qua diễn tiến trên ta thấy tình trạng giảm sản xuất nước mắt xảy ra nhiều sau
phẫu thuật 1 tuần và 1 tháng và sau đó phục hồi dần sau 3 tháng và 6 tháng
điều này nó phù hợp với quá trình tái hồi phục lại thần kinh cảm giác giác
mạc.
Tóm lại, sau phẫu thuật có sự biến đổi của các test Fluorescein, BUT và
Schimer rất lớn sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng và sau đó ổn định dần lúc 3
tháng, 6 tháng. Điều này cũng chứng tỏ rằng có sự thay đổi rỏ rệt phim nước
mắt sau phẫu thuật lasik.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khô mắt
Tiếp tục khảo sát sự liên hệ giữa đường đường kính vạt và tình trạng khô mắt
(thời điểm đánh giá 6 tháng) bằng phép kiểm 2, chúng tôi thấy rằng không có
sự liên hệ giữa đường kính vạt giác mạc với tình trạng khô mắt sau 6 tháng (với
p = 0,587 > 0,05).
Vị trí bản lề vạt:
Trong 140 mắt nghiên cứu của chúng tôi, có phía trên 95 mắt (67,9%); phía
mũi 45 mắt (32,1%). Kết quả của chúng tôi giống với nhiều tác giả như:
Ghoreishi(Error! Reference source not found.) ở Bệnh viện Mắt Farabi của Iran, đã nghiên
cứu năm 2005 trong 212 mắt trên 106 bệnh nhân, đã kết luận rằng không có sự
khác biệt giữa khô mắt và vị trí bản lề vạt giác mạc và ngoài ra cũng có nhiều
tác giả khác có cùng kết luận như: De Paiva(Error! Reference source not found.), Vroman
D.T(Error! Reference source not found.), Mian S.I(Error! Reference source not found.).
Độ sâu lát cắt laser (µm) (độ dày nhu mô giác mạc mất đi cho chiếu laser)
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng độ sâu lát cắt tương quan thuận chặc chẻ
với độ khúc xạ phẫu thuật (Pearson: R=0,973; p=0,000), nghĩa là độ khúc xạ
càng cao thì độ sâu lát cắt càng lớn.
Độ sâu lát cắt laser mỏng nhất là 13µm, dày nhất là 116µm và trung bình là
62,1 ± 24,5.
Khảo sát mối tương quan gữa độ sâu lát cắt và tình trạng khô mắt sau 6 tháng
phẫu thuật, bằng phép kiểm Spearman ta có R=0,587 và P=0,000, chứng tỏ tình
trạng khô mắt có liên quan đến độ sâu lát cắt (độ dày cắt bỏ mô bằng laser) do
đó khi cắt bỏ mô nhiều thì khô mắt càng nhiều. Điều này cũng phù hợp với kết
quả nghiên cứu của tác giả De Paiva(Error! Reference source not found.) và tác giả Wan
Soo Kim(Error! Reference source not found.). Là do các yếu tố đó ảnh hưởng đến các sợi
thần kinh cảm giác giác mạc. Các sợi thần kinh cảm giác đi vào giác mạc ở
vùng chu biên, nằm giữa chiều dày giác mạc, chạy vào trung tâm rồi chia ra các
nhánh nhỏ chạy ra trước và tận cùng ở biểu mô giác mạc. Khi cắt bỏ mô càng
nhiều thì thân sợi thần kinh bị cắt cụt càng nhiều nên làm giảm cảm giác giác
mạc càng nhiều, do đó tình trạng khô mắt càng nặng. Tuy nhiên, tình trạng khô
mắt sẽ ngày càng giảm do các đoạn thân thần kinh này sẽ tái sinh và tái phân
bố thần kinh cho biểu mô giác mạc(Error! Reference source not found.).
KẾT LUẬN
- Khô mắt là một biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật Lasik.
- Khô mắt nhiều sau phẫu thuật và sau đó giảm dần (1 tuần 66,4%, 1 tháng
55,7%, 3 tháng 27,1% và 6 tháng 14,3%) nên nhỏ nước mắt nhân tạo sớm sau
phẫu thuật ít nhất từ 1 đến 3 tháng.
- Khô mắt tỷ lệ thuật với độ sâu lát cắt (độ sâu lát cắt càng lớn thì khô mắt càng
nhiều).
- Khô mắt không liên quan đến vị trí bản lề vạt giác mạc.
- Nguyên nhân khô mắt chủ yếu là giảm cảm giác giác mạc do cắt đứt các sợi
thần kinh bằng microkeratome và cắt bỏ các sợi thần kinh ở nhu mô giác mạc
bị phá hủy bằng laser, làm giảm đường dẫn truyền thần kinh hướng tâm đến
thân não, vì vậy sẽ làm giảm tín hiệu ly tâm từ thân não đến tuyến lệ để tiết
nước mắt. ngoài ra còn do nhũng nguyên nhân khác: áp lực cao của vòng hút
(suction ring) có thể làm tổn thương tế bào đài kết mạc làm ảnh hưởng đến lớp
mucin của phim nước mắt. Độ cong giác mạc thay đổi đáng kể sau phẫu thuật
Lasik làm thay đổi bề mặt nhãn cầu nên làm ảnh hưởng tới mối tương tác qua
lại giữa bề mặt nhãn cầu và mi mắt và Độ khúc xạ càng cao thì độ dày nhu mô
giác mạc mất đi càng nhiều.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 48_4102.pdf