Tiềm năng nước nhạt dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế

Kết luận: Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có thể rút ra kết luận: -Tầng chứa nước Holocen: Trữ lượng khai thác tiềm năng QKTTN =733502m3/ng, trong đó trữ lượng động tự nhiên Qtn = 702696m3/ng., chiếm 95,80% trữ lượng khai thác tiềm năng và trữ lượng tĩnh trọng lực Vtn = 30806m3/ng., chiếm 4,20% trữ lượng khai thác tiềm năng. Mođuyn trữ lượng khai thác tiềm năng biến đổi MKTTN = 10,97l/s.km2  20,81l/s.km2. - Tầng chứa nước Pleistocen: Trữ lượng khai thác tiềm năng QKTTN = 340900m3/ng., trong đó trữ lượng động tự nhiên Qtn = 229303m3/ng., chiếm 67,26% trữ lượng khai thác tiềm năng, trữ lượng tĩnh trọng lực Vtl = 59697m3/ng., chiếm 17,51% trữ lượng khai thác tiềm năng và trữ lượng tĩnh đàn hồi Vđh = 51900m3/ng., chiếm 15,23% trữ lượng khai thác tiềm năng. Mođuyn trữ lượng khai thác tiềm năng biến đổi MKTTN = 10,88l/s.km2  20,54l/s.km2 đối với nước không có áp lực và MKTTN = 0,57l/s.km2  3,85l/s.km2 đối với nước có áp lực. - Tầng chứa nước Neogen: Trữ lượng khai thác tiềm năng QKTTN = 21500m3/ng., trong đó trữ lượng tĩnh trọng lực Vtl = 9000m3/ng., chiếm 41,86% trữ lượng khai thác tiềm năng và trữ lượng tĩnh đàn hồi Vđh = 12500m3/ng., chiếm 58,14% trữ lượng khai thác tiềm năng. Mođuyn trữ lượng khai thác tiềm năng MKTTN = 4,98l/s.km2.

doc9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng nước nhạt dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 17, 2003 TIỀM NĂNG NƯỚC NHẠT DƯỚI ĐẤT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ Nguyễn Đình Tiến Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Mở đầu Nước dưới đất là một tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người ở mọi nơi và mọi miền đất nước. Do đó, để hạn chế các tác hại gây ra do khai thác nước dưới đất không hợp lý, sử dụng chúng có hiệu quả hơn trong phát triển kinh tế, cần thiết phải đánh giá chính xác trữ lượng khai thác tiềm năng của chúng (Trữ lượng khai thác tiềm năng của nước dưới đất là phần trữ lượng có khả năng khai thác). * Việc đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp như thủy động lực, thủy lực, cân bằng, tương tự địa chất thủy văn... hoặc áp dụng đồng thời các phương pháp. Việc chọn lựa một hoặc một số phương pháp nào đó là do điều kiện địa chất thủy văn và mức độ nghiên cứu chúng quyết định. Trong công trình này để làm rõ trữ lượng khai thác tiềm năng của một số đơn vị chứa nước có triển vọng, chúng tôi sử dụng phương pháp cân bằng để đánh giá cho từng đơn vị chứa nước. 1. Phương pháp tính: Đánh giá trữ lượng khai thác bằng phương pháp cân bằng bao gồm việc xác định lưu lượng của nước dưới đất có thể nhận được nhờ các công trình khai thác trong phạm vi một vùng nào đó trong một thời hạn khai thác nhất định, bằng cách thu hút nước từ một số nguồn hình thành trữ lượng. Khi đó mỗi nguồn hình thành trữ lượng được đánh giá riêng rồi cộng các kết quả nhận được lại. Chúng được biểu diễn như sau: 1.1. Đối với tầng chứa nước không có áp lực: * Trữ lượng khai thác tiềm năng: Trong đó: QKTTN: Trữ lượng khai thác tiềm năng (m3/ng.). Vtn: Trữ lượng tĩnh trọng lực (m3). Qtn: Trữ lượng động tự nhiên (m3/ng.). tKT: Thời gian khai thác (ngày). a: Hệ số sử dụng trữ lượng tĩnh, với a = 0,3. * Trữ lượng động tự nhiên: Trong đó: X: Lượng mưa trung bình năm (m). F: Diện tích phân bố của tầng chứa nước (m2). a1: Hệ số thấm xuyên của nước mưa (lấy theo G.Weder.). * Trữ lượng tĩnh trọng lực: Vtn = m . h . F (3) Trong đó: m: Hệ số nhả nước trọng lực. h: Chiều dày trung bình của tầng chứa nước (m). F: Diện tích phân bố của tầng chứa nước (m2). 1.2. Đối với tầng chứa nước có áp lực: * Trữ lượng khai thác tiềm năng: Trong đó: QKTTN: Trữ lượng khai thác tiềm năng (m3/ng.). Qtn: Trữ lượng động tự nhiên (m3/ng.). Vdh: Trữ lượng tĩnh đàn hồi (m3). Vtn: Trữ lượng tĩnh trọng lực (m3). tKT: Thời gian khai thác (ngày). a: Hệ số sử dụng trữ lượng tĩnh, với a = 0,3. * Trữ lượng động tự nhiên: Trong đó: X: Lượng mưa trung bình năm (m). w: Diện tích phân bố lộ ra của tầng chứa nước (m2), với w = F - f . a1: Hệ số thấm xuyên của nước mưa (được lấy theo bảng 1). Bảng 1: Bảng xác định hệ số thấm xuyên của nước mưa trên cơ sở % thành phần các hạt d<0,06mm trong đất đá gần mặt ở độ sâu đến 2m, theo G.Weder. Loại đất đá Thành phần hạt d<0,06mm, % Hệ số thấm xuyên Cực đại Trung bình Sỏi và cát < 10 0,60 - 0,30 0,55 - 0,40 Cát pha bột 10 - 25 0,45 - 0,10 0,40 - 0,20 Sét pha cát 25 - 30 0,30 - 0,08 0,20 - 0,12 Sét pha, đất hoàng thổ 30 - 80 0,25 - 0,0 0,12 - 0,03 Bột kết, sét > 80 0,05 - 0,0 0,03 - 0,0 * Trữ lượng tĩnh trọng lực: Vtn = m .m . F (6) Trong đó: m: Hệ số nhả nước trọng lực. m: Chiều dày của tầng chứa nước áp lực (m). F: Diện tích phân bố của tầng chứa nước (cả phần lộ không áp lẫn phần kín có áp lực) (m2). * Trữ lượng tĩnh đàn hồi: Vdh = m* . DH . f (7) Trong đó: m*: Hệ số nhả nước đàn hồi. DH: áp lực trên mái của tầng chứa nước có áp lực (m). f: Diện tích phân bố áp lực của tầng chứa nước (m2). 1.3. Mođuyn trữ lượng khai thác tiềm năng: Để dễ so sánh sự biến đổi trữ lượng khai thác tiềm năng theo không gian, chúng tôi đã biễu diễn nó dưới dạng Mođuyn trữ lượng khai thác tiềm năng. Đó là giá trị khả năng khai thác tiềm năng (l/s) cho tầng chứa nước trên 1 đơn vị diện tích phân bố (km2): Trong đó: MKTTN: Mođuyn trữ lượng khai thác tiềm năng (l/s.km2). QKTTN: Trữ lượng khai thác tiềm năng (m3/ng.). F : Diện tích phân bố của tầng chứa nước (km2). 2. Tính toán trữ lượng khai thác tiềm năng: Qua nghiên cứu đặc điểm địa chất thủy văn, khả năng khai thác cũng như điều kiện phân bố của các đơn vị chứa nước có mặt trong khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế cho thấy: Trong khu vực có ba tầng chứa nước thuộc trầm tích Kainozoi là có triển vọng cho khai thác với quy mô vừa đến lớn, cũng như có ý nghĩa cho việc phát triển kinh tế - dân sinh của vùng đó là tầng chứa nước Holocen, Pleistocen, Neogen. Do đó, chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá trữ lượng khai thác tiềm năng của nước nhạt đối với ba tầng chứa nước nói trên. - Tầng chứa nước Holocen lộ ra trên mặt với diện tích phân bố 849Km2, nước không có áp lực, trong đó phần nước nhạt chiếm diện tích phân bố 605Km2 và phần nước mặn chiếm diện tích phân bố 244Km2. Bao gồm các trầm tích mvQIV3, mvQIV1-2, amQIV1-2 phần trên, amQIV3 và aQIV3. Thành phần thạch học của chúng khá đa dạng phụ thuộc vào nguồn gốc với thành phần từ hạt thô đến hạt mịn chủ yếu là cuội, sỏi, cát, sét... Tổng chiều dày chung của tầng của khu vực biến đổi từ 3m đến 32m, trung bình 12m - 22m.. - Tầng chứa nước Pleistocen với diện tích phân bố 1192km2, tuy nhiên chúng chỉ lộ ra ở khu vực phía tây của vùng với diện lộ 206 km2 nước thuộc loại không có áp lực (trong đó phần nước nhạt 195km2, phần bị nhiễm mặn 11km2), còn lại bị phủ bởi các trầm tích Holocen và nước có áp lực với diện tích 986km2 (trong đó phần nước nhạt 634km2, phần bị nhiễm mặn 352km2). Bao gồm các trầm tích aQI, aQIII2, mQIII2, aQII - III1, adQII - III1 và amQII - III1. Thành phần thạch học của chúng khá đa dạng phụ thuộc vào nguồn gốc với thành phần từ hạt thô đến hạt mịn chủ yếu là cuội, sỏi, cát, sét... Tổng chiều dày chung của tầng biến đổi từ 2m đến 63,30m trung bình 15m - 35m. - Tầng chứa nước Neogen toàn bộ diện tích phân bố đều bị che phủ bởi các trầm tích Đệ Tứ, chúng phân bố toàn bộ nửa phía đông (phía biển) của đồng bằng, từ độ sâu từ 42m đến 163m so với mặt đất, độ dày của tầng chứa nước tăng nhanh từ trung tâm về phía đông. Tuy nhiên hầu hết bị nhiễm mặn chỉ có 50Km2 ở khu vực huyện Phong Điền là nước nhạt. Nước có áp lực. Bề dày của tầng chứa nước biến đổi từ 20m - 150m, trung bình = 50m. Thành phần thạch học chủ yếu là cuội kết, sỏi kết, cát kết, bột kết, sét kết, mức độ gắng kết yếu và có tính phân nhịp với quy luật các nhịp dưới hạt thô, nhịp trên hạt mịn. - Các thông số địa chất thủy văn cơ bản dùng để đánh giá trữ lượng khai thác tiềm năng được lấy theo giá trị trung bình đối với từng loại đất đá dựa theo nguồn gốc trầm tích và kết quả thí nghiệm thấm của các tài liệu đã và đang nghiên cứu từ trước đến nay. - Lượng mưa trung bình năm được lấy theo tài liệu tổng hợp quan trắc của trạm dự báo và phục vụ Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên - Huế theo 4 vùng được phân chia với X = 2,80m/năm, 2,90m/năm, 3,10m/năm, 3,20m/năm. 2.1. Tầng chứa nước Holocen: * Điều kiện ban đầu và điều kiện biên giới: Tầng chứa nước Holocen là tầng chứa nước không có áp lực với tổng diện tích phần nước nhạt của tầng là F = 605Km2, các trầm tích có nguồn gốc sông (a), sông - biển (am) và biển - gió (mv). Hệ số thấm xuyên của nước mưa cho nước dưới đất được chọn với các trầm tích lớp phủ lộ ra trên mặt, với nguồn gốc sông và sông - biển (am) là a1 = 0,12, nguồn gốc biển - gió (mv) là a1 = 0,2. Hệ số nhả nước trọng lực được chọn với nguồn gốc sông và sông - biển (am) là m = 0,18, nguồn gốc biển - gió (mv) là m = 0,15. Chiều dày trung bình của tầng chứa nước được tính theo các cấp chiều dày là h = 22m, 12m, 5m. Giá trị nước mưa trung bình năm theo các khu vực có x = 2,80m, 2,90m, 3,10m, 3,20m. Thời gian tính toán khai thác là tKT = 104ngày. * Tính toán trữ lượng khai thác tiềm năng: Để tính toán chính xác trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng chứa nước Holocen, chúng tôi đã chia khu vực phân bố của tầng chứa nước ra làm 16 vùng có mức độ tương đồng về lượng mưa trung bình năm, bề dày trung bình của tầng chứa nước và trầm tích lớp phủ có nguồn gốc khác nhau (tương đồng về hệ số thấm xuyên của nước mưa cho nước dưới đất và hệ số nhả nước trọng lực). Kết quả tính toán dựa theo các điều kiện ban đầu và các công thức (1), (2), (3) và (8) cho từng khu vực. Chúng tôi đã đánh giá được trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng chứa nước Holocen là QKTTN = 733502m3/ng., trong đó trữ lượng động tự nhiên Qtn = 702696m3/ng., chiếm 95,80% trữ lượng khai thác tiềm năng và trữ lượng tĩnh trọng lực Vtn = 30806m3/ng., chiếm 4,20% trữ lượng khai thác tiềm năng. Mođuyn trữ lượng khai thác tiềm năng biến đổi MKTTN = 10,97l/s.km2 ¸ 20,81l/s.km2. 2.2. Tầng chứa nước Pleistocen: * Điều kiện ban đầu và điều kiện biên giới: Tầng chứa nước Pleisstocen phân bố rộng khắp vùng nghiên cứu với diện tích 1192km2. Tuy nhiên chúng chỉ lộ ra ở khu vực phía tây của vùng với diện lộ 206 km2 (trong đó phần nước nhạt 195km2, phần bị nhiễm mặn 11km2) nước thuộc loại không có áp lực, bao gồm các trầm tích lộ trên mặt có nguồn gốc sông - sườn (ad) và biển (m). Còn lại bị phủ bởi các trầm tích Holocen với diện tích 986km2( trong đó phần nước nhạt 634km2, phần bị nhiễm mặn 352km2) nước thuộc loại có áp lực. Hệ số thấm xuyên của nước mưa cho nước dưới đất vùng lộ được chọn với các trầm tích lớp phủ lộ ra trên mặt, với nguồn gốc sông - sườn (ad) là a1 = 0,12, nguồn gốc biển (m) là a1 = 0,2. Hệ số nhả nước trọng lực được chọn với nguồn gốc sông - sườn (ad) là m = 0,13, nguồn gốc biển (m) là m = 0,14. Hệ số nhả nước đàn hồi m* = 0,05. Chiều dày trung bình của tầng chứa nước vùng lộ không áp được tính theo các cấp chiều dày là h = 22m, 12m, 5m. Vùng phủ có áp lực chiều dày trung bình của tầng chứa nước được tính theo các cấp m = 32m, 22m, 12m, 5m. Còn áp lực trên mái của tầng chứa nước có áp được tính theo các cấp DH = 32m, 22m, 12m, 5m.Giá trị nước mưa trung bình năm theo các khu vực có x = 2,80m, 2,90m, 3,10m, 3,20m. Thời gian tính toán khai thác là tKT = 104ngày. * Tính toán trữ lượng khai thác tiềm năng: Để tính toán chính xác trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng chứa nước Pléitocen, chúng tôi đã chia diện phân bố của tầng chứa nước ra làm 2 khu vực là: Khu vực lộ ra của tầng chứa nước, nước thuộc loại không áp và được chia ra 11 vùng có mức độ tương đồng về lượng mưa trung bình năm, bề dày trung bình của tầng chứa nước và trầm tích lớp phủ có nguồn gốc khác nhau (tương đồng về hệ số thấm xuyên của nước mưa cho nước dưới đất và hệ số nhả nước trọng lực). Khu vực bị phủ của tầng chứa nước, nước thuộc loại có áp lực và được chia ra 9 vùng có mức độ tương đồng về bề dày trung bình của tầng chứa nước, chiều dày áp lực trên mái của tầng chứa nước và hệ số nhả nước trọng lực. Kết quả tính toán dựa theo các điều kiện ban đầu và các công thức (4), (5), (6), (7) và (8) cho từng khu vực. Chúng tôi đã đánh giá được trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng chứa nước Pleistocen là QKTTN = 340900m3/ng., trong đó trữ lượng động tự nhiên Qtn = 229303m3/ng., chiếm 67,26% trữ lượng khai thác tiềm năng, trữ lượng tĩnh trọng lực Vtl = 59697m3/ng., chiếm 17,51% trữ lượng khai thác tiềm năng và trữ lượng tĩnh đàn hồi Vđh = 51900m3/ng., chiếm 15,23% trữ lượng khai thác tiềm năng. Mođuyn trữ lượng khai thác tiềm năng biến đổi MKTTN = 10,88l/s.km2 ¸ 20,54l/s.km2 đối với nước không có áp lực và MKTTN = 0,57l/s.km2 ¸ 3,85l/s.km2 đối với nước có áp lực. 2.3. Tầng chứa nước Neogen: * Điều kiện ban đầu và điều kiện biên giới: Tầng chứa nước Neogen đều bị che phủ bởi các trầm tích Đệ Tứ và không lộ ra trên mặt, chúng phân bố toàn bộ nữa phía đông (phía biển) của đồng bằng và hầu hết nước của tầng đều bị nhiễm mặn, chỉ còn lại diện tích khoảng 50km2 là thuộc loại nước nhạt chúng phân bố chủ yếu ở huyện Phong Điền (Phong Chương, Phong Bình), nước thuộc loại có áp lực. Hệ số nhả nước trọng lực được chọn với m = 0,12. Hệ số nhả nước đàn hồi m* = 0,05. Chiều dày trung bình của tầng chứa nước m = 50m. Còn áp lực trên mái của tầng chứa nước có áp DH = 50m. Thời gian tính toán khai thác là tKT = 104ngày. * Tính toán trữ lượng khai thác tiềm năng: Để tính toán trữ lượng khai thác tiềm năng của nước nhạt của tầng chứa nước Neogen, chúng tôi chỉ tính theo 1 khu vực. Kết quả tính toán dựa theo các điều kiện ban đầu và các công thức (4), (6), (7) và (8). Chúng tôi đã đánh giá được trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng chứa nước Neogen là QKTTN = 21500m3/ng., trong đó trữ lượng tĩnh trọng lực Vtl = 9000m3/ng., chiếm 41,86% trữ lượng khai thác tiềm năng và trữ lượng tĩnh đàn hồi Vđh = 12500m3/ng., chiếm 58,14% trữ lượng khai thác tiềm năng. Mođuyn trữ lượng khai thác tiềm năng MKTTN = 4,98l/s.km2. Bảng 2: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng khai thác tiềm năng Đơn vị chứa nước Trữ lượng động Qtn (m3/ng) Trữ lượng tĩnh trọng lực Vtl (m3/ng) Trữ lượng tĩnh đàn hồi Vđh (m3/ng) Trữ lượng khai thác tiềm năng QKTTN (m3/ng) Holocen 702696 30806 733502 Pleistocen 229303 59697 51900 340900 Neogen 9000 12500 21500 Tổng 931999 99503 64400 1095902 3. Kết luận: Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có thể rút ra kết luận: -Tầng chứa nước Holocen: Trữ lượng khai thác tiềm năng QKTTN =733502m3/ng, trong đó trữ lượng động tự nhiên Qtn = 702696m3/ng., chiếm 95,80% trữ lượng khai thác tiềm năng và trữ lượng tĩnh trọng lực Vtn = 30806m3/ng., chiếm 4,20% trữ lượng khai thác tiềm năng. Mođuyn trữ lượng khai thác tiềm năng biến đổi MKTTN = 10,97l/s.km2 ¸ 20,81l/s.km2. - Tầng chứa nước Pleistocen: Trữ lượng khai thác tiềm năng QKTTN = 340900m3/ng., trong đó trữ lượng động tự nhiên Qtn = 229303m3/ng., chiếm 67,26% trữ lượng khai thác tiềm năng, trữ lượng tĩnh trọng lực Vtl = 59697m3/ng., chiếm 17,51% trữ lượng khai thác tiềm năng và trữ lượng tĩnh đàn hồi Vđh = 51900m3/ng., chiếm 15,23% trữ lượng khai thác tiềm năng. Mođuyn trữ lượng khai thác tiềm năng biến đổi MKTTN = 10,88l/s.km2 ¸ 20,54l/s.km2 đối với nước không có áp lực và MKTTN = 0,57l/s.km2 ¸ 3,85l/s.km2 đối với nước có áp lực. - Tầng chứa nước Neogen: Trữ lượng khai thác tiềm năng QKTTN = 21500m3/ng., trong đó trữ lượng tĩnh trọng lực Vtl = 9000m3/ng., chiếm 41,86% trữ lượng khai thác tiềm năng và trữ lượng tĩnh đàn hồi Vđh = 12500m3/ng., chiếm 58,14% trữ lượng khai thác tiềm năng. Mođuyn trữ lượng khai thác tiềm năng MKTTN = 4,98l/s.km2. TÀI LIỆU THAM KHẢO N.N. Binđeman, L.X. Iadvin. Đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất. M.Nhedra, 214 trang (1970). Hoàng Trọng Diễn và Nguyễn Hồng ánh. Phương án tìm kiếm, thăm dò nước dưới đất vùng Huế. Lưu Cục Địa chất và khoáng sản Việt nam, Hà nội (1990) Nguyễn Trường Đỉu và nnc. Báo cáo Tìm kiếm đánh giá nước dưới đất vùng Phú Bài tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lưu Cục Địa chất và khoáng sản Việt nam, Hà nội (1997) Nguyễn Trường Giang và nnc, Đề án lập bản đồ Địa chất thuỷ Văn tỷ lệ 1:200.000. Vùng Huế - Đông Hà. Lưu Cục Địa chất và Khoáng sản Việt nam, Hà Nội (2000) Vũ Quang Lân. Tiến hoá của trầm tích Đệ Tứ vùng đồng bằng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Tạp chí Địa chất loạt A, số 270 (2002) 8 - 16. Cung Đình Nghĩa và nnc. Báo cáo Tìm kiếm nước dưới đất vùng Hương Điền tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lưu cục Địa chất và khoáng sản Việt nam, Hà nội (1989) Nguyễn Đình Tiến. Đặc điểm địa tầng và magma khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tạp chí Nghiên Cứu và Phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế, số 2 (36), (2002) 74 - 87. Nguyễn Đình Tiến. Đặc điểm địa chất thuỷ văn đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tạp chí Nghiên Cứu và Phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế, số 3 (37), (2002) 14 - 24. Ngô Quang Toàn, Nguyễn Thành Vạn và nnc. Vỏ phong hoá và trầm tích Đệ Tứ Việt Nam. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà nội (2000) Nguyễn Văn Trang và nnc. Địa chất và Khoáng sản tờ Hương Hoá - Huế - Đà Nẵng. Tỷ lệ 1:200.000. Cục Địa chất Việt nam, Hà nội (1996) Tổng cục Địa chất. Hướng dẫn phương pháp thăm dò và đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất để cung cấp nước. Hà Nội (1979) TÓM TẮT Để góp phần trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế và để bảo vệ nguồn nước dưới đất trong khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tác giả đã đánh giá trữ lượng khai thác tiềm năng của các đơn vị chứa nước có triển vọng trong khu vực. Kết quả đã đánh giá được: - Tầng chứa nước Holocen có trữ lượng khai thác tiềm năng 733502m3/ng, trong đó trữ lượng động tự nhiên 702696m3/ng,trữ lượng tĩnh trọng lực 30806m3/ng và Mođuyn trữ lượng khai thác tiềm năng 10,97l/s.km2 ¸ 20,81l/s.km2. - Tầng chứa nước Pleistocen có trữ lượng khai thác tiềm năng 340900m3/ng, trong đó trữ lượng động tự nhiên 229303m3/ng, trữ lượng tĩnh trọng lực 59697m3/ng, trữ lượng tĩnh đàn hồi 51900m3/ng và Mođuyn trữ lượng khai thác tiềm năng 10,88l/s.km2 ¸ 20,54l/s.km2 đối với nước không có áp lực và 0,57l/s.km2 ¸ 3,85l/s.km2 đối với nước có áp lực. Tầng chứa nước Neogen có trữ lượng khai thác tiềm năng 21500m3/ng, trong đó trữ lượng tĩnh trọng lực 9000m3/ng, trữ lượng tĩnh đàn hồi 12500m3/ng và Mođuyn trữ lượng khai thác tiềm năng 4,98l/s.km2. POTENTIAL OF THE TASTELESS GROUND WATER IN COASTAL PLAIN IN THUA THIEN - HUE PROVINCE Nguyen Dinh Tien College of Sciences, Hue University SUMMARY To take part in the project and develop national economy and to protect water resources of ground water in coastal plain in Thua Thien - Hue province, the author appreciated potential exploitation reserve of the aquifers have promise exploitation in area. Result, the author could be conclusion: - Potential exploitation reserve of aquifer Holocene is 733502m3/day, which include nature move reserve is 702696m3/day and gravity quiet reserve is 30806m3/day, Moduyn of potential exploitation reserve is 10,97l/s.km2 ¸ 20,81l/s.km2. - Potential exploitation reserve of aquifer Plestocene is 340900m3/day, which include nature move reserve is 229303m3/day and gravity quiet reserve is 59697m3/day and resilient quiet reserve is 51900m3/day , Moduyn of potential exploitation reserve is 10,88l/s.km2 ¸ 20,54l/s.km2 with water have pressure and 0,57l/s.km2 ¸ 3,85l/s.km2 with water haven't pressure. - Potential exploitation reserve of aquifer Neogene is 21500m3/day, which include gravity quiet reserve is 9000m3/day and resilient quiet reserve is 12500m3/day , Moduyn of potential exploitation reserve is 4,98l/s.km2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiem_nang_nuoc_nhat_duoi_dat_khu_vuc_dong_bang_ven_bien_tinh.doc
Tài liệu liên quan