Cải tiến được tầm nhìn
Nội soi qua mũi cho phép quan sát trực diện,
cận cảnh và phóng đại những vùng phẫu trường
kín như vùng họng mũi mà không thể hoặc thấy
không rõ bằng đèn Clar hoặc gương trán thậm
chí là nội soi qua miệng.
Ít mất máu
Coblator cũng là hệ thống phẫu thuật điện
nên nó vừa cắt vừa cầm máu nên không gây mất
máu nhiều như trường hợp nạo bằng Moure,
Laforce, microdebrider (Elluru RG 2002; Koltai
PJ 2002; Stanislaw P Jr 2000)(1,2,8).
Ít tổn thương mô lành xung quanh
Hệ thống coblator cắt đốt ở nhiệt độ thấp
nên không gây tổn thương mô lành xung quanh
như dao cắt đơn cực. Do đặc điểm cấu tạo của
điện cực coblator có hệ thống tưới nước và hút
đồng thời nên khi mô VA bị phân cắt ra sẽ được
hút đi ngay cùng với nước tạo hiệu quả giống
như cắt bằng microdebrider nhưng không gây
mất nhiều máu. Và cũng không gây tắc ống như
trong trường hợp dùng ống hút điện đơn cực.
Phẫu thuật viên chủ động vừa cắt, vừa hút
không phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng
của người phụ.
Tuy nhiên do cấu tạo của điện cực Evac 70
thẳng và to nên nếu đưa qua đường miệng thì
không thể đưa đầu điện cực đến tất cả các vùng
VA cần nạo nhất là đối với những trường hợp có
eo họng hẹp, khẩu cái mềm dài. Còn nếu đưa
qua đường mũi thì khó đưa thậm chí không thể
đối với trường hợp trẻ nhỏ, hố mũi bé. Tầm di
chuyển của điện cực bị hạn chế và mặt cắt của
điện cực không áp trực vào mô VA được. Nên
chúng tôi đã nghiên cứu cải tiến điện cực như
sau: bẻ cong 30-450 một đoạn đầu điện cực dài
khoảng 3-4cm sao cho không làm dập đường
ống hút trong điện cực, không làm đứt các mạch
điện trong đó.
17 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình trạng sức khỏe sản phụ và thai nhi trong giảm đau chuyển dạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cụ gây tê dùng một lần,
catheter bằng vật liệu sinh tổng hợp có thể để lại
lâu trong cơ thể Công nghệ dược phẩm, dược
liệu phát triển cho phép tổng hợp các thuốc tê,
thuốc giảm đau đáp ứng nhu cầu giảm đau tăng,
kéo dài mà ít gây ra các tác dụng phụ. Cùng với
sự hiểu biết sâu sắc hơn về giải phẫu, sinh lý
bệnh của quá trình dẫn truyền và điều khiển
đau, các cơ chế về “mở cửa” các kênh ion và cơ
chế gắn protein G của các thụ thể đau, các
opioids(2)
Tuy nhiên, cũng như bất kỳ các thủ thuật can
thiệp y khoa khác, phương pháp này còn tồn tại
các tai biến, biến chứng và những hạn chế nhất
là tác động của kỹ thuật này lên sức khỏe sản
phụ và cuộc chuyển dạ. Đây là vấn đề được
nhiều thầy thuốc và sản phụ quan tâm và chưa
có nhiều nghiên cứu đề cập đến. Chính vì những
lý do đó, chúng tôi nghiên cứu về những tác
động trên tình trạng sức khỏe sản phụ và thai
nhi của phương pháp giảm đau trong chuyển dạ
bằng gây tê ngoài màng cứng.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tình trạng sức khỏe sản phụ và thai
nhi trong và sau khi tiến hành phương pháp
giảm đau.
Khảo sát hiệu quả trong cuộc sanh và xác
định tỉ lệ các tai biến, biến chứng của phương
pháp giảm đau trong quá trình chuyển dạ.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu, can thiệp lâm
sàng có nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Là những sản phụ (SP) đến sanh tại Bệnh
Viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Quận
Thủ Đức TPHCM trong thời gian từ 4/ 2010
đến 04/ 2011.
Kỹ thuật chọn mẫu
Tiêu chuẩn nhận
SP có khả năng sanh được ngã âm đạo
SP có yêu cầu được làm giảm đau chuyển dạ
Tiêu chuẩn loại
SP đang nhiễm trùng toàn thân, tình trạng
sốc, hay thiếu khối lượng tuần hoàn.
Không thực hiện được chọc dò ngoài màng
cứng.
Có chống chỉ định GTNMC: Tiền sử dị ứng
thuốc tê hoặc thuốc họ Morphin; có dị dạng,
bệnh lý cột sống; rối loạn đông máu; nhiễm
trùng tại chỗ chọc kim; có bệnh của hệ thần kinh
trung ương, tăng áp lực nội sọ.
SP không giao tiếp được.
Thu thập thiếu số liệu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 103
Phương tiện và trang thiết bị
Phương tiện theo dõi và hồi sức: nguồn
dưỡng khí, ống nghe tim phổi, máy đo HA động
mạch, nhiệt độ, kim luồn 20G, 18G Máy đo độ
bão hòa oxy (pulse oximeter), máy monitor theo
dõi tim thai và cơn gò
Dụng cụ: bộ GTNMC, hộp đựng dụng cụ
gây tê đã vô khuẩn, bơm tiêm điện liên tục, găng
tay vô trùng.
Thuốc và dịch truyền: Lidocaine 2% 2ml,
Bupivacain (Marcain) 0,5%, 20ml; Fentanyl 100
mcg (2ml). Thuốc sát trùng, cấp cứu, dịch
truyền:
Phương thức tiến hành
Chọn bệnh theo yêu cầu tiêu chuẩn nhận và
tiêu chuẩn loại. Hội chẩn sản khoa về khả năng
sanh đường dưới, những bất thường trong cuộc
sanh, thời điểm GTNMC để giảm đau là chuyển
dạ giai đoạn hoạt động.
140 sản phụ được chọn ngẫu nhiên và chia
thành 2 nhóm
+ Nhóm 1 gồm 70 sản phụ là nhóm chứng,
không áp dụng phương pháp giảm đau trong
chuyển dạ.
+ Nhóm 2 gồm 70 sản phụ còn lại được áp
dụng kỹ thuật giảm đau trong chuyển dạ bằng
GTNMC với thuốc tê là Bupivacain phối hợp với
thuốc giảm đau trung ương là Fentanyl.
Giải thích cho SP ký phiếu yêu cầu được làm
giảm đau chuyển dạ.
Thăm khám, giải thích và chuẩn bị bệnh
nhân như một cuộc gây mê bình thường: thăm
khám tiền mê, đặc biệt vùng lưng, cột sống, các
chức năng vận động kiểm tra các xét nghiệm
thường qui, các yếu tố đông máu, điện tâm đồ
Đánh giá, phân loại nguy cơ theo ASA, kiểm
tra những chỉ định và chống chỉ định của
GTNMC.
Thực hiện phương pháp GTNMC cho những
sản phụ nhóm 2
Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên.
Đo mạch, HA, nhịp thở, gắn monitor sản
khoa theo dõi cơn gò, tim thai. Gắn monitor theo
dõi sinh hiệu, cho SP thở oxy 2-3 lít/ phút.
Đặt tư thế sản phụ, người thực hiện rửa tay,
mang găng, sát trùng vùng chọc bằng Betadin,
trải khăn lỗ.
Tê tại chỗ TL 3-4 hoặc TL 2-3 với Lidocaine
2% 2ml hay Marcain 0,5% 1ml (5mg). Tê NMC
TL 3-4 hoặc TL 2-3 với độ sâu khoang NMC tuỳ
theo SP. Xác định khoang ngoài màng cứng bằng
kỹ thuật “Mất sức cản”, luồn catheter vào
khoang NMC với độ sâu 2,5 - 3 cm. Bơm liều test
Bupivacain 0,5% 2ml (10mg). Sau khi mạch, HA
của sản phụ ổn định và giơ hai chân lên cao
được bình thường thì bơm liều bolus 8-10ml
dung dịch gồm: Bupivacain 0,125% + 50 mcg
Fentanyl. Sau liều bolus 10 phút, dùng dụng cụ
bơm tiêm điện truyền Bupivacain 0,1% +
Fentanyl 1 mcg/ 1ml với vận tốc 6-10 ml/giờ.
Sau khi GTNMC, các sản phụ được theo dõi
liên tục dấu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở
và tim thai tại các thời điểm: trước GTNMC, sau
GTNMC 1 phút, 5 phút, 10 phút, 15 phút, 20
phút, 25 phút, 30 phút, 60 phút và > 1 giờ.
Tại phòng sanh: Tim thai và cơn gò tử cung
được theo dõi liên tục cho đến lúc sanh. Về SP
sau khi gây tê theo dõi: mạch, HA, nhịp thở, tri
giác, điểm đau mỗi 2 phút/ lần trong 15 phút
đầu tiên, sau đó theo dõi mỗi 5 phút/ lần cho đến
khi kết thúc cuộc sanh. Ghi nhận và đánh giá các
yếu tố cần nghiên cứu.
Sau sanh: khi bệnh nhân về trại, thăm khám
mỗi ngày/ lần cho đến khi ra viện để ghi nhận
cảm tưởng của SP và các biến chứng muộn như
bí tiểu, đau lưng, đau đầu
Thu thập và xử lý số liệu
Tất cả các số liệu đều được ghi lại trong
phiếu theo dõi nghiên cứu và nhập vào máy vi
tính để phân tích và xử lý số liệu. Quản lý và xử
lý tất cả các số liệu theo chương trình SPSS 13.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ 04/ 2010 đến 04/ 2011 tại Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Quận Thủ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 104
Đức TPHCM, chúng tôi đã thực hiện và theo dõi
140 trường hợp thuộc nhóm 1 và nhóm 2. Kết
quả thu thập và phân tích như sau:
Đặc điểm chung
Bảng 1
Nhóm
Thông số
NHÓM 1 NHÓM 2 P value
Tuổi 26,4±2,8 25,7±1,9
> 0,05 Cân nặng (kg) 52,6±3,9 55,7±4,1
Chiều cao (cm) 155,6±12,7 153,3±11,3
Con
So 31 (44,3) 46 (65,7)
< 0,05
Rạ 39 (55,7) 24 (34,3)
Giới tính
con
Trai 33 (47,1) 40 (57,1)
> 0,05
Gái 37 (52,9) 30 (42,9)
P Cân
nặng
con(kg)
< 2,5 3 (4,3) 6 (8,6)
> 0,05 2,5-3,5 61 (87,1) 59 (84,3)
>3,5 6 (8,6) 5 (7,1)
N 70 (100) 70 (100)
Hiệu quả trong cuộc sanh
Bảng 2
Thông số NHÓM 1 NHÓM 2 P value
Cách sanh
Thường 51 (72,9) 48 (68,6)
> 0,05 Dụng cụ 5 (7,1) 9 (12,8)
Mổ 14 (20) 13 (18,6)
Đau khi
sanh
Nhiều 65 (92,9) 0
< 0,01 Ít 5 (7,1) 4 (5,7)
Không đau 0 66 (94,3)
Cảm giác
mắc rặn
Có 55 (98,2) 52 (91,2)
< 0,05
Không 1 (1,8) 5 (8,8)
Giãn TSM
lúc sổ thai
Tốt 50 (89,3) 53 (93)
> 0,05
Không tốt 6 (10,7) 4 (7)
Cắt và
khâu TSM
Không đau 0 48 (97,9)
< 0,01
Đau 45 (100) 1 (2,1)
Thay đổi tim thai và sinh hiệu Sản phụ trước và sau bơm thuốc giảm đau
0
20
40
60
80
100
120
140
160
5
ph
út
10
p
hú
t
15
p
hú
t
20
p
hú
t
25
p
hú
t
30
p
hú
t
Mach HA max HA min
Nhip tho Tim thai
Biểu đồ 1:- Thay đổi tim thai và sinh hiệu sản phụ trước và sau bơm thuốc giảm đau
Tình trạng sức khỏe trẻ sơ sinh
Bảng 3
Nhóm
Thông số
NHÓM 1 NHÓM 2 P value
Nhịp thở
< 30 1 (1,4) 3 (4,3)
> 0,05 30-50 69 (98,6) 66 (94,3)
> 50 0 1 (1,4)
Nhịp tim
< 120 1 (1,4) 2 (2,9)
> 0,05 120-160 68 (97,2) 65 (92,8)
> 160 1 (1,4) 3 (4,3)
Apgar
1 phút
< 7 1 (1,4) 6 (8,6)
< 0,05
≥ 7 69 (98,6) 64 (91,4)
Apgar 0,05
Nhóm
Thông số
NHÓM 1 NHÓM 2 P value
5 phút ≥ 7 70 (100) 69 (98,6)
Hồi sức
sau sanh
Có 1 (1,4) 5 (7,2)
< 0,05
Không 69 (98,6) 65(92,8)
N 70 (100) 70 (100)
Tai biến - biến chứng
Bảng 4
Biến chứng NHÓM 1 NHÓM 2 P value
Tụt huyết áp 1 (1,4) 2 (2,9)
> 0,05
Lạnh run 0 3 (4,3)
Nôn 0 1 (1,4)
Đau đầu 1 (1,4) 2 (2,9)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 105
Biến chứng NHÓM 1 NHÓM 2 P value
Đau lưng 3 (4,3) 6 (8,6)
Tiểu khó, bí tiểu 2 (2,9) 4 (5,7)
NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm chung (bảng 1)
- Bệnh viện Hùng Vương là bệnh viện đầu
tiên ở Việt Nam thực hiện phương pháp gây tê
ngoài màng cứng (GTNMC) để giảm đau trong
chuyển dạ từ năm 1988. Ngay từ những ngày
đầu thực hiện đã gặp rất nhiều khó khăn như
không có catheter ngoài màng cứng, kinh
nghiệm gây tê chưa có, thuốc men không đủ,
thiếu phương tiện theo dõi mẹ và con, phải phân
công riêng 1 kỹ thuật viên GMHS túc trực bên
cạnh sản phụ (SP). Chính vì vậy, sau khi thực hiện
được 30 trường hợp phải tạm ngưng do không đủ
phương tiện, dụng cụ. Năm 1991, bệnh viện tiếp
tục thực hiện thêm 60 trường hợp, tiến hành sơ
kết và bắt đầu áp dụng thường xuyên hơn(11). Kể
từ đó, phương pháp GTNMC để giảm đau trong
chuyển dạ dần dần được củng cố và cải thiện rất
nhiều, từ khâu kỹ thuật, trang thiết bị cho đến
thuốc men sử dụng cùng với đội ngũ y bác sĩ lành
nghề đã nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc
cho các SP, đặc biệt là các SP có bệnh lý kèm theo.
Hiện nay, GTNMC giảm đau trong chuyển dạ đã
được áp dụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện, được sự
quan tâm của cộng đồng. Số SP được giảm đau
trong chuyển dạ bằng GTNMC ngày càng tăng
dần theo thời gian. Tại TPHCM, theo báo cáo tổng
kết 5 năm thực hiện gần đây của bệnh viện Hùng
Vương và bệnh viện Từ Dũ cho thấy trung bình
hiện nay mỗi năm bệnh viện Hùng Vương thực
hiện GTNMC giảm đau trong chuyển dạ cho hơn
7000 trường hợp và bệnh viện Từ Dũ thực hiện
gần 4000 trường hợp(6). Từ đó cho thấy nhu cầu
thực tế về việc triển khai kỹ thuật này là rất cao và
nhiều nghiên cứu đã và đang được thực hiện,
nghiên cứu của chúng tôi cũng không ngoài mục
đích trên khi tiến hành ở 2 bệnh viện chưa từng
áp dụng kỹ thuật này trước đây đó là bệnh viện
Nguyễn Tri Phương và bệnh viện Quận Thủ Đức
thành phố Hồ Chí Minh.
- Đa số các sản phụ (SP) ở 2 nhóm đều nằm
trong tuổi sanh đẻ, chiếm trên 90% từ 20 – 35
tuổi, tuổi trung bình của nhóm 1: 26,4 tuổi ± 2,8
tuổi và của nhóm 2: 25,7 tuổi ± 1,9 tuổi. Tuổi thấp
nhất là 17 tuổi, tuổi cao nhất là 40 tuổi.
- Cân nặng SP phù hợp với thể tạng SP người
Việt Nam, chiếm 90% cân nặng từ 50 đến 70kg.
Cân nặng trung bình của nhóm 1: 52,6 kg ± 3,9
kg và của nhóm 2: 55,7 kg ± 4,1 kg. Cân nặng cao
nhất 80kg, thấp nhất 41kg. Chúng tôi nhận thấy
ở các SP béo phì, không chỉ là những nguy cơ
chọc dò khó khăn mà còn những vấn đề hô hấp,
tuần hoàn và bệnh lý đi kèm ở người mẹ sẽ ảnh
hưởng nhiều đến con. Thông thường ở SP béo
phì, chúng tôi chọn tư thế ngồi khi làm thủ thuật
GTNMC, tư thế này giúp cho việc thực hiện chọc
dò dễ dàng hơn. Tuy nhiên tư thế ngồi làm cho
SP không thoải mái nhất là khi có cơn gò tử
cung(8).
- Chiều cao chiếm đa số là 150 – 160 cm, cao
nhất 165 cm, thấp nhất 140 cm. Chiều cao trung
bình của nhóm 1: 155,6 cm ± 12,7 cm và của
nhóm 2: 153,3 cm ± 11,3 cm. Một số tác giả
nghiên cứu cho thấy yếu tố chiều cao ít ảnh
hưởng đến mức lan rộng của thuốc tê và trong
việc tính liều lượng thuốc tê trong gây tê ngoài
màng cứng(5,9).
- Tỷ lệ sanh con so và con rạ gần tương
đương nhau ở nhóm 1 nhưng chênh lệch nhiều ở
nhóm 2 và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2
nhóm. Với những SP sanh con so, do quá trình
chuyển dạ lâu hơn, cảm giác đau nhiều hơn.
Hơn nữa tâm lý ít ổn định: lo lắng, mệt mỏi,
chuyển dạ kéo dài, và nhiều những yếu tố
khác làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
chuyển dạ. Có lẽ vì thế mà nhiều sản phụ sanh
con so yêu cầu được làm giảm đau hơn. Mặc
khác, phương pháp giảm đau này hiện nay khá
phổ biến trong cộng đồng nên được nhiều người
biết đến nhất là sản phụ sanh con đầu lòng. Tỷ lệ
giới tính trẻ sơ sinh gần như tương đương nhau
ở cả 2 nhóm nghiên cứu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 106
- Cân nặng của trẻ trung bình 2 nhóm: 3,1 kg
± 0,24 kg, trẻ nặng nhất 4,5 kg gặp SP bị bệnh
tiểu đường, trẻ nhẹ nhất 2,3 kg. Tuy nhiên chúng
tôi ghi nhận trẻ sinh < 2,5 kg ở nhóm 1 là 4,3% và
ở nhóm 2 là 8,6% nên kéo theo tỷ lệ trẻ sơ sinh ở
nhóm 2 có chỉ số Apgar thấp và hồi sức sau sanh
cao hơn so với ở nhóm 1. Ngoài ra, với những SP
sanh con > 4 kg thì nhiều nguy cơ có bệnh tiểu
đường đi kèm và như vậy kéo theo một loạt các
nguy cơ khác từ bệnh lý này.
Hiệu quả trong cuộc sanh (bảng 2)
- Cách sanh thường chiếm đa số ở 2 nhóm
với 72,9% ở nhóm 1 và 68,6% ở nhóm 2, tỷ lệ
sanh bằng dụng cụ ở nhóm 1 là 7,1% và nhóm 2
là 12,8% tuy có chênh lệch nhưng khác biệt
không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ sanh mổ là 20%
ở nhóm 1 và 18,6% ở nhóm 2 cũng khác biệt
không có ý nghĩa. Như vậy, GTNMC để giảm
đau cho các sản phụ không làm tăng tỷ lệ sanh
can thiệp, sanh mổ. So với một số nghiên cứu
khác có làm tăng tỷ lệ sanh can thiệp là do đã áp
dụng gần như thường qui phương pháp giảm
đau trong chuyển dạ cho các SP có bệnh lý kèm
theo nhằm giảm đau tối đa trong quá trình
chuyển dạ(11). Do đó tỉ lệ can thiệp sanh mổ hay
sanh dụng cụ tăng lên. Mặc khác, các chỉ định
can thiệp như thế này còn xuất phát từ các chỉ
định sản khoa như: thai suy, dây rốn quấn cổ,
cơn gò cường tính, bất xứng đầu chậu.
- Để đánh giá chất lượng và hiệu quả giảm
đau giữa 2 nhóm, chúng tôi dùng thang điểm
đánh giá đau VAS và nhờ SP nhận xét đau đã
được giảm nhẹ như thế nào và kiểm tra lại bằng
châm kim, sờ, hoặc cảm giác nóng lạnh ở các
phân đoạn thần kinh ngoài da giúp ước lượng
mức tê trên và dưới của GTNMC cũng như bên
phải hay bên trái (sự không đối xứng) và mức
tê theo thời gian. Điều này giúp phát hiện tê
không đủ, chủ yếu là do catheter di chuyển, với
mức tê trên không tăng thêm mặc dù đã tiêm
lập lại liều thuốc tê. Cũng có thể phát hiện quá
liều do giảm đau vùng xương cùng quá sâu lúc
bắt đầu chuyển dạ làm ảnh hưởng đến diễn
tiến của chuyển dạ. Chúng tôi nhận thấy khác
biệt rất có ý nghĩa ở 2 nhóm nghiên cứu về hiệu
quả giảm đau trong cuộc sanh (p<0,01) với
nhóm 1 có 92,9% SP đau khi sanh so với 94,3%
SP không đau khi sanh. Theo Norris và cộng
sự, khi so sánh giữa hai nhóm: một nhóm sử
dụng Bupivacaine đơn thuần và một nhóm sử
dụng phối hợp Bupivacaine và Sufentanil. Kết
quả ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về đánh giá thang điểm đau VAS giữa hai
nhóm. Sự khác biệt bắt đầu ngay từ phút thứ 5
và khác biệt rõ hơn kể từ sau phút thứ 15.
Ngoài ra Norris đã ghi nhận rằng: sự giảm đau
hữu hiệu ngay lúc bắt đầu chuyển dạ (T10 – L2)
có tương quan với sự giảm đau ở cổ tử cung và
điều này có thể kiểm nghiệm được bằng cách
khám âm đạo(3).
- Hiệu quả khác trong quá trình chuyển dạ
được đánh giá bao gồm những yếu tố: cảm giác
mắc rặn, hiệu quả lúc sổ thai như mức độ giãn
nỡ tầng sinh môn (TSM) hay mức độ đau khi cắt
và khâu TSM. Kết quả cho thấy GTNMC không
ảnh hưởng đến cảm giác mắc rặn của SP với
91,2% SP không mất cảm giác rặn ở nhóm 2 so
với 98,2% ở nhóm 1 và 93% giãn TSM tốt khi sổ
thai ở nhóm 2 so với 89,3% ở nhóm 1. So sánh các
tỷ lệ này với nghiên cứu của nhóm tác giả:
Nguyễn Vỹ, Phạm Đông An, Trương Thị Thùy
Anh, Phạm Nguyễn Thị Thanh Vân năm 2009,
các tác giả này nghiên cứu trên 30 trường hợp
giảm đau trong chuyển dạ với kỷ thuật CSE cho
kết quả 90% SP không mất cảm giác rặn và 93,3%
giãn TSM tốt khi sổ thai(7).
Ngoài ra, ở 45 SP ở nhóm 1 và 49 SP ở nhóm
2 có cắt TSM khi sanh đường dưới, có 97,9% SP
không đau khi cắt và khâu lại TSM ở nhóm 2 là
nhóm được gây tê giảm đau, trong khi 100% các
SP nhóm 1 đều bị đau khi cắt và khâu TSM, khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Đây
chính là ưu thế của GTNMC liên tục vì qua
catheter NMC sẽ tiếp tục giảm đau cho các thủ
thuật thực hiện sau đó như sanh dụng cụ, cắt và
khâu TSM, bóc nhau, kiểm tra tử cung,và ngay
cả giảm đau sau sinh mổ. Ngoài ra, cần chẩn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 107
đoán phân biệt với các trường hợp giảm đau
không đủ như
Đau trên xương vệ và đau ở góc hai đùi:
tương ứng với đau phản chiếu do giảm đau
không đủ ở mức trên (T4 - T8) hoặc đau sâu do
bàng quang bị căng.
Đau ở âm đạo với mỗi cơn gò: do giảm đau
không đủ ở mức dưới.
Đau trực tràng: tương ứng với đau phản
chiếu liên quan đến các rễ thần kinh TL – cùng bị
trì kéo nhưng cũng có thể đau sâu liên quan đến
sự chèn ép trực tràng của đầu thai nhi(10).
Thay đổi tim thai và sinh hiệu sản phụ trước
và sau bơm thuốc giảm đau (Biểu đồ 1)
- Sau khi tiến hành xong gây tê ngoài màng
cứng, luồn và cố định catheter, bơm thuốc tê và
thuốc giảm đau trung ương, chúng tôi theo dõi
sát các yếu tố cần khảo sát ở nhóm 2, nhận thấy
Sinh hiệu sản phụ bao gồm: mạch, huyết áp
(HA), nhịp thở thay đổi không có ý nghĩa thống
kê, có một số trường hợp có tụt huyết áp nhưng
rất ít và thường có cảm giác khó chịu, nôn và ói
kèm theo hoặc xảy ra trước khi tụt HA. Xử trí
bằng truyền dịch nhanh, thở Oxy, không có
trường hợp nào phải dùng thuốc Ephedrin.
Tim thai thay đổi có ý nghĩa trong khoảng 20
phút đầu sau chích thuốc tê và thuốc giảm đau
nhưng đa số tự hồi phục. Theo nghiên cứu của
các tác giả khác thì sự suy giảm nhịp tim thai đã
được ghi nhận vài phút sau khi bắt đầu GTNMC
dùng lidocaine do sự ngấm thuốc tê của cơ tim
thai. Nhưng gần đây trong một nghiên cứu mù
đôi – với cỡ mẫu ở 60 SP, người ta không thấy sự
thay đổi đáng kể nhịp tim thai sau khi GTNMC
dùng bupivacaine hoặc lidocaine có pha
adrenaline 1/200.000(8).
Ngoài ra, trong thực tế cần lưu ý vấn đề
chậm nhịp tim thai đi kèm theo tụt huyết áp vì
lúc đó lưu lượng máu tử cung – nhau giảm và
ảnh hưởng trên thai liên quan đến thời gian tụt
HA: nhịp tim thai chậm sau 5 phút, thiếu oxy
huyết và toan chuyển hóa sau 10 phút. Chúng tôi
nhận thấy nguyên nhân thường gặp là do nằm
ngửa, gây hội chứng chèn ép động tĩnh mạch
chủ, phong bế giao cảm và nhất là khi nó xảy ra
đột ngột. Các điều kiện thuận lợi thường kết hợp
với nhau và sự cộng hưởng các yếu tố nguyên
nhân gây ra trụy mạch trầm trọng như trong
trường hợp có kèm theo hạ khối lượng tuần
hoàn do bất kỳ nguyên nhân nào hay rối loạn hệ
thần kinh thực vật, béo phì. Sự đáp ứng của
người mẹ khi có tụt HA bao gồm kích thích hệ
giao cảm tạo ra nhịp tim nhanh và co thắt các
tĩnh mạch chủ yếu ở phần trên thân thể. Chính
vì vậy, sau khi bơm thuốc tê và thuốc giảm đau
phải theo dõi kỹ nhịp tim thai và phải phân biệt
rõ chậm nhịp tim thai do thuốc, do chèn ép tĩnh
mạch chủ dưới, do suy thai hay nguyên nhân
nào khác(4).
Tình trạng sức khỏe trẻ sơ sinh (Bảng 3)
- Theo dõi trẻ sơ sinh lúc mới sanh ra của cả 2
nhóm, chúng tôi nhận thấy nhịp thở, nhịp tim
thai nhi thay đổi không có ý nghĩa thống kê.
Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên so sánh tiêm
ngoài màng cứng (NMC) 75µg fentanyl với tiêm
dung dịch sinh lý ở SP không tìm thấy sự khác
biệt về sự biến đổi tim thai(8). Trong một nghiên
cứu khác so sánh hiệu quả của 3 loại thuốc họ
morphine dùng bằng đường NMC (fentanyl
50µg, sufentanil 15 µg và butorphanol 2 mg) với
nhóm chứng, cũng không tìm thấy sự khác biệt
về biến đổi nhịp tim thai(2). Tóm lại, tác dụng trực
tiếp của thuốc họ morphine quanh tủy sống tùy
thuộc nồng độ huyết tương của người mẹ, liều
thuốc dùng đường NMC làm cho nồng độ trong
máu gần với nồng độ đo được sau khi tiêm bắp.
Vấn đề dùng thuốc họ morphine đơn thuần liều
thấp không có tác dụng làm thay đổi huyết động
học. Theo một số nghiên cứu cho rằng sự phối
hợp thuốc họ morphine với thuốc tê dường như
không làm tăng tần suất tụt HA ở người mẹ(9).
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ
hồi sức sơ sinh của nhóm 2 là 7,2% cao hơn
nhóm 1 là 1,4% (bảng 4). Khác biệt này rất có ý
nghĩa trên lâm sàng nhất là khi bắt đầu triển
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 108
khai thực hiện rộng rãi phương pháp giảm đau
trong chuyển dạ.
- Đánh giá chỉ số Apgar trẻ sơ sinh của 2
nhóm khác biệt nhau có ý nghĩa trong phút đầu
tiên. Điểm số Apgar < 7 trong nhóm 2 là 8,6% cao
hơn nhóm 1 là 1,4% ở thời điểm 1 phút sau sanh
nhưng gần tương đương nhau trong thời điểm 5
phút (98,6% và 100%). Giải thích hiện tượng ngạt
thoáng qua này có thể do sự ức chế hô hấp tạm
thời từ việc dùng thuốc tê và thuốc giảm đau ở
người mẹ bằng đường ngoài màng cứng(2, 5).
Tai biến - biến chứng (Bảng 4)
- Tỷ lệ các tai biến – biến chứng thấp, khác
biệt không có ý nghĩa giữa 2 nhóm. Chúng tôi
không ghi nhận những tai biến biến chứng nặng
như: máu tụ ngoài màng cứng, ngộ độ thuốc tê,
thủng màng cứng, tê tủy sống toàn bộChúng
tôi xử trí các tai biến biến chứng như sau
Tụt huyết áp: cho SP thở oxy, làm đầy lòng
mạch, đẩy tử cung về phía trái hoặc cho SP nằm
nghiêng trái, có thể dùng thuốc Ephedrine, vận
mạch...
Lạnh run: 5,29%, xử trí cho SP thở oxy, sưởi
ấm, hoặc có thể dùng 30mg Pethidine (Dolargan)
tiêm TM nhưng phải chú ý hô hấp của trẻ sơ
sinh.
Buồn nôn và nôn: cho SP hít thở sâu và cho
thở dưỡng khí. Nếu buồn nôn, nôn kèm theo tức
ngực, khó thở thì cho SP nằm đầu cao, giảm liều
Bupivacaine, kiểm tra huyết áp, mức vô cảm.
Đau đầu: đa số là đau đầu thông thường:
nhức nửa bên đầu, căng thẳng, ở mức độ nhẹ,
không điển hình. Sau sinh, tỉ lệ SP bị đau đầu
thông thường chiếm 10%.
Đau lưng: các nghiên cứu ngẫu nhiên có
so sánh đã chứng minh không có sự tương
quan giữa GTNMC với nồng độ thuốc tê thấp
và có thuốc nghiện tan trong lipid và đau
lưng sau sinh.
Tiểu khó, bí tiểu: dùng các biện pháp xoa,
day trên xương mu, chườm nóng, cho SP ngồi
dậy, ngồi vào bệ tiểu, mở vòi nước chảy để SP
nghe âm thanh nước chảy nếu không tự tiểu
được thì có thể dùng thuốc hoặc có thể đặt thông
tiểu. Thông thường sau ít giờ, SP ngồi dậy và đi
lại được sẽ hết bí tiểu.
KẾT LUẬN
Ngày nay, phương pháp giảm đau trong
chuyển dạ bằng GTNMC với sự phối hợp thuốc
tê và thuốc giảm đau trung ương được ứng
dụng rộng rãi trên thế giới và phát triển không
chỉ bó gọn trong giảm đau cho người mẹ mà còn
nhằm mục đích mang lại sự kiểm soát tốt và sự
hài lòng cho sản phụ và trẻ sơ sinh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp
giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài
màng cứng đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho
sản phụ và thai nhi trong suốt quá trình chuyển
dạ. Tuy nhiên, cũng như các loại thủ thuật khác
trong y khoa, chúng tôi khuyến cáo khi áp dụng
phương pháp này phải chuẩn bị đầy đủ nhân lực
và trang thiết bị nhất là các dụng cụ theo dõi tim
thai, cơn gò, độ bão hòa Oxy mao mạch, và sẵn
sàng các phương án hồi sức cho sản phụ và trẻ
sơ sinh khi cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bonica J (1972). Principles And Practice Of Obstetric
Anesthesia And Analgesia. Epidural analgesia, pp. 532 - 560
2. Birnbach DI (2003). Advances in Labor Analgesia. American
Society of Anesthesiologists, Annual Meeting Refresher
Course Lectures, San Francisco, California, October 11-15, 233:
1- 4.
3. Dezshitz M, Hosow CE (2008). Pharmacology of Opioid
Analgesics. Anesthesiology. Volume 1, Chapter 41, Medical
Books, pp. 869 – 896. McGraw – Hill, New York.
4. Đỗ Văn Lợi, Nguyễn Hoàng Ngọc, Trần Đình Tú, Bùi Ích Kim
(2009). Nghiên cứu hiệu quả giảm đau trong đẻ bằng phương
pháp gây tê ngoài màng cứng tại bệnh viện Phụ Sản Trung
Ương. Tài liệu hội nghị GMHS chuyên đề sản phụ khoa, Hà
Nội, tr. 51 – 58.
5. Heavner JE (2008). “Pharmacology of Local Anesthetics”,
Anesthesiology. Volume 1, Chapter 44, Medical Books, pp.
954 – 973. McGraw – Hill, New York.
6. Nguyễn Văn Chinh, Nguyễn Văn Chừng (2009). Tổng quan
về các phương pháp giảm đau trong chuyển dạ. Y học Thành
Phố Hồ Chí Minh, 13(5), tr. 1 - 10.
7. Nguyễn Vỹ, Phạm Đông An, Trương Thị Thùy Anh, Phạm
Nguyễn Thị Thanh Vân (2009). Bước đầu đánh giá hiệu quả
gây tê tủy sống – gây tê ngoài màng cứng phối hợp trong
giảm đau sản khoa tại bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn từ
tháng 3/2009 đến 9/2009. Tài liệu hội nghị GMHS chuyên đề
sản phụ khoa, Hà Nội, tr. 41 – 50.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 109
8. Renault F, Steghens A, Koeberlé P, Bachour K, Laplaza D,
Brugie H, Samain E, Boillot A (2005). Comparaison des effets
de la périrachianalgésie à l’analgésie péridurale sur la durée
du travail en obstétrique. Obstétrique ge1neralites / Annules
Francaises d’Anesthésie et de Réanimation 24, pp. 1222-1225.
9. Sanjay D (2006). Drug Interactions and Obstetric Anesthesia.
Obstetric Anesthesia Handbook, Fourth Edition, pp. 38 – 58.
Springer, USA.
10. Sanjay D (2006). Physiology of Labor and Delivery. Obstetric
Anesthesia Handbook, Fourth Edition, pp. 72 – 78. Springer,
USA.
11. Tô Văn Thình, Nguyễn Văn Chinh, Nguyễn Văn Chừng
(2004). Gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong chuyển dạ.
Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 8(1), tr. 23 - 29.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 110
SO SÁNH NẠO VA BẰNG KỸ THUẬT COBLATION KẾT HỢP NỘI SOI
QUA MŨI VÀ NẠO VA KINH ĐIỂN
Trần Anh Tuấn*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Coblation là một phương pháp (pp) phẫu thuật dùng điện mới được thế giới đưa vào áp dụng
trong phẫu thuật tai mũi họng từ năm 1998 với nhiều ưu điểm như hệ thống cắt đốt lưỡng cực (bipolar) sử dụng
đầu đốt lạnh, nhiệt độ cắt đốt thấp nên ít tổn thương mô lành xung quanh. Tại Việt Nam từ năm 2003 Bệnh viện
Đại học Y Dược TPHCM (cơ sở 2) là đơn vị đầu tiên trong cả nước đưa phương pháp này vào phẫu thuật trong
một số bệnh lý vùng tai mũi họng: cắt amiđan, đốt cuốn mũi dưới và điều trị ngủ ngáy, nạo VA.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả và các ưu khuyết điểm của phương pháp (PP) nạo VA bằng
Coblation kết hợp với nội soi ống cứng qua đường mũi có so sánh với phương pháp nạo VA bằng Moure, La Force
kinh điển.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngẫu nhiên tiến cứu có can thiệp lâm sàng. 113 bệnh nhân tuổi từ 1
đến 20 có viêm VA mạn tính tái đi tái lại nhiều lần, VA quá phát gây tắc nghẽn hoặc viêm tai giữa tràn dịch được
chỉ định nạo VA bằng hệ thống Coblator II (61bệnh nhân) và bằng La forte, Moure (52 bệnh nhân). Thực hiện tại
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 2. Tất cả bệnh nhân được gây mê nội khí quản. thời gian phẫu thuật
được tính từ lúc đặt banh miệng cho đến lúc tháo banh miệng. ghi nhận số lượng máu mất trên mỗi bệnh nhân.
Sau mổ cho kháng sinh (Augmentine), giảm đau (Efferalgan). Theo dõi tình trạng bệnh nhân sau mổ dựa vào tái
khám định kỳ và bảng trả lời câu hỏi của bệnh nhân.
Kết quả: lượng máu mất trong mổ trung bình nhóm Coblator: 4,34 ml (2 - 10ml; SD 1,353), nhóm La Force
mù: 36,94 ml (30 - 60ml; SD 6,427); Thời gian phẫu thuật trung bình nhóm Coblator: 10,62 phút (6-18phút; độ
lệch chuẩn 2,62) nhóm La Force mù: 6,58 phút (4 - 10phút; độ lệch chuẩn 1,433); tỷ lệ chảy máu sớm phải can
thiệp: Nhóm Coblator: 0% (0/61), Nhóm La Force: 1,9% (1/52); tỷ lệ chảy máu muộn sau mổ phải can thiệp cả hai
nhóm là 0%; Thời gian ăn uống bình thường (như trước khi phẫu thuật): Nhóm nạo bằng coblator: trung bình là
2,26 (1-5 ngày, SD 1,069). Nhóm nạo bằng La Force mù: trung bình là 2,48 (1-6, SD 1,111) ; Thời gian trở lại
làm việc bình thường: Nhóm nạo bằng coblator: 1,31 ngày (1-3; SD 0,614), nhóm nạo bằng La Force mù: 1,76
ngày (1-4; SD 0,951) ; Và tình trạng bỏ sót mô VA nhóm nạo bằng coblator: 0%, nhóm nạo bằng La Force mù:
96,2%
Kết luận: Nạo VA bằng phương pháp coblation kết hợp với nội soi ống cứng qua mũi an toàn, hiệu quả với
thời gian cắt nhanh, không bỏ sót bệnh tích, ít mất máu trong mổ, ít đau sau mổ, thời gian lành thương nhanh và
ít chăm sóc hậu phẫu.
Từ khóa: Nạo VA bằng Coblation kết hợp với nội soi, nạo VA kinh điển.
ABSTRACT
ENDOSCOPIC TRANSNASAL ADENOID ABLATION (COBLATION) COMPARED WITH
TRADITIONAL ADENOIDECTOMY
Tran Anh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 110 - 117
* Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. BS.Trần Anh Tuấn ĐT: 0903731120 Email: tuantranent@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 111
Introduction: Coblation is a rather new electrosurgical technique that has applied to ORL surgery since
1998 in the world. This method have many high technologies such as bipolar probe systems, cool probe (Plasma
Wand) with a low temperature molecular disintegration. The result is volumetric tissue removal with minimal
collateral tissue necrosis. In Việt-Nam, the University Medical Center 2 is the first unit which has applied
coblation to some ORL surgical procedures such as tonsillectomy, inferior turbinate interventions to treat mucosal
hypertrophy, UVPP soft palate interventions for snoring and adenoidectomy.
Objective: To assess the morbidity and efficacy of radiofrequency thermal ablation adenoidectomy (coblation)
compared with traditional adenoidectomy
Study design and setting: Prospective, randomized, controlled clinical study of 113 patients aged 1 to 20
years admitted for adenoidectomy therein 61 patients by Coblator II system and 52 patients by La Force, all with
recurrent or chronic adenoiditis, obstructive adenoid hypertrophy or otitis media with effusion. This operation
were carried out in University Medical Center 2. All of them used a general anesthetic technique. Operative time
was recorded as the number of minute from insertion of the mouth gag to removal of the mouth gag. Estimated
blood loss was recorded for each patient. After operation, all patients took antibiotics (Augmentin®) and analgesic
(Efferalgan®). All patients were asked to fill out a postoperative diary.
Results: Intraoperative blood loss: Group of Coblator 4.34 ml (2 - 10ml; SD 1.353), group of La Force: 36.94
ml (30 - 60ml; SD 6.427); Operating time: Group of Coblator:10.62 minute (6-18; SD 2.62) group of La Force:
6.58 minute (4 - 10; SD 1.433). Rate of primary bleeding need to manage: Group of Coblator: 0% (0/61), group of
La Force: 1.9% (1/52). Rates of secondary bleeding after the first 24 hours postoperatively with need to manage in
the two groups 0%. Time of return to a normal diet (as the preoperation): Group of Coblator 2.26 (1-5 ngày, SD
1.069). group of La Force 2.48 (1-6, SD 1.111). the day each patient return to work normaly: Group of Coblator:
1.31 ngày (1-3; SD 0.614), group of La Force: 1.76 ngày (1-4; SD 0.951); And Rates of omission VA tissue:
Group of Coblator: 0%, group of La Force: 96.2%.
Conclusion: Endoscopic transnasal adenoid ablation by coblation is a safe and effective method, with short
surgery time, decrease in blood loss, have not omission VA tissue, less postoperative pain, faster healing and
reduced home care.
Key words: Endoscopic transnasal adenoid ablation by coblation, traditional adenoidectomy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật nạo VA rất thường được áp dụng
trong tai mũi họng. Có nhiều phương pháp nạo
VA khác nhau đã được áp dụng trên thế giới
trong đó có 4 phương pháp chính đang được
dùng phổ biến là dùng currette hoặc LaForce,
dao điện đơn cực, microdebrider và coblation
(Walner 2007)(10).
Nạo VA bằng Currette hoặc LaForce là
những phương pháp được sử dụng sớm nhất và
đến nay vẫn còn được dùng nhưng do lượng
mất máu trong mổ khá nhiều và có thể làm tổn
thương một số cấu trúc kế cận (Shambaugh,
1945; Talbot, 1965)(5,9). nên xu hướng hiện nay
đang giảm nhanh, từ 19% cách nay 15 năm, nay
chỉ còn 4,3% sử dụng (Walner 2007)(10).
Dao điện đơn cực đang được sử dụng phổ
biến với tỷ lệ sử dụng là 25,9%. Lý do cho sự lựa
chọn phương pháp là thời gian mổ nhanh, ít mất
máu và giá thành rẻ. (Walner 2007)(10) nhưng vì
nhiệt độ cắt đốt cao nên gây tổn thương nhiều
đến mô lành xung quanh.
Microdebrider cũng là một phương pháp
phổ biến với 19,8% sử dụng nhưng một biến
chứng thường gặp đó là mất máu nhiều (Walner
2007, Rodriguez 2002)(10,4).
Từ năm 1998, trên thế giới đã đưa vào áp
dụng một phương pháp phẫu thuật mới gọi là
phương pháp Coblation. Với những ưu điểm về
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 112
nhiệt độ cắt đốt thấp (40-70oC) nó đang thu hút
được sự quan tâm của giới y học nói chung và tai
mũi họng nói riêng. Phương pháp phẫu thuật
này hiện nay đã được áp dụng trong nhiều
chuyên khoa khác nhau như tai mũi họng, tim
mạch, thần kinh, da liễu, thẩm mỹ, vv.. Trong tai
mũi họng, người ta có thể dùng nó để cắt
amiđan, đốt cuốn mũi dưới, điều trị ngủ ngáy,
nạo VA.
Về nguyên tắc, phẫu thuật Coblation cũng là
một dạng phẫu thuật điện lưỡng cực nên về
nguyên lý hoạt động cơ bản giống như các
phương pháp phẫu thuật điện trước đây, nhưng
do hệ thống Coblation có sử dụng đầu đốt lạnh
(dùng nước lưu thông trong điện cực để làm mát
và làm môi trường đệm truyền dẫn nhiệt) nên
điện áp và nhiệt độ cắt đốt của chúng khá thấp
(40-70oC) từ đó giảm thiểu được hiện tượng tổn
thương mô lành xung quanh do nhiệt và điện.
Cơ chế hoạt động đó là nước trong điện cực
sẽ tạo một lớp dịch nằm giữa điện cực và mô,
qua trung gian lớp dịch này dưới tác dụng của
điện trường. Các nguyên tử trong lớp dịch này
biến đổi thành các ion (sự ion hóa) tạo thành một
lớp plasma
Hạt tích điện trong lớp plasma được gia tốc
dưới tác dụng của điện trường và đạt được đủ
năng lượng để bẻ gãy cầu nối phân tử của tế bào.
Sản phẩm phụ của quá trình này là các phân tử
cấu thành và khí nhẹ thay vì những mô bị cháy.
Từ năm 2003 Bệnh viện đại học Y Dược Cơ
sở 2 là đơn vị đầu tiên trong cả nước đã đưa kỹ
thuật Coblation vào phẫu thuật tai mũi họng.
Sau một thời gian sử dụng chúng tôi nhận thấy
đây là một phương pháp phẫu thuật an toàn,
hiệu quả. Bệnh nhân ít mất máu, ít đau sau mổ
và thời gian lành nhanh.
PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả, có can thiệp từng
ca theo một quy trình định sẵn cho từng nhóm
nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Cỡ mẫu: 61ca nạo bằng pp Coblator; 52 ca nạo
bằng pp kinh điển được chọn ngẫu nhiên trong số
bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đại học Y
Dược Cơ sở 2 từ 10/2004 đến 4/2009 có chỉ định
nạo VA không hạn chế tuổi và giới. Chỉ định nạo
VA giống như chỉ định trong các phương pháp
nạo VA khác theo AAO-HNS 2000.
Phương tiện nghiên cứu
Hệ thống coblator II của hãng ArthroCare
Mỹ, đầu đốt Evac 70 cải tiến, hệ thống gây mê
nội khí quản
Thiết kế nghiên cứu
Đánh giá tình trạng bệnh nhân trước mổ
Đánh giá lâm sàng: hỏi kỹ bệnh sử và thăm
khám lâm sàng tổng quát. Đánh giá VA qua nội
soi mũi và hoặc X quang sọ nghiêng.
Đánh giá cận lâm sàng: làm các xét nghiệm
trước mổ đánh giá tình trạng tổng quát của bệnh
nhân (công thức máu, chức năng đông máu,
chức năng gan, thận, đường huyết, tổng phân
tích nước tiểu); chụp phim phổi, đo điện tim.
Phương pháp vô cảm: gây mê toàn thân
đường nội khí quản đặt qua miệng.
Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân nằm ngửa,
phẫu thuật viên đứng bên phải bệnh nhân.
Tư thế bệnh nhân và phẫu thuật viên (hình
trái); mô hình phương pháp nạo VA bằng
Coblation (cải tiến) kết hợp nội soi qua mũi (hình
phải)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 113
Chuẩn bị thiết bị
Hệ thống nội soi: sử dụng hệ thống nội soi
ống cứng, loại 4x180mm, 0o hoặc 2.7x180mm, 0o
đặt monitor phía đầu bệnh nhân mặt đối mặt với
phẫu thuật viên.
Hệ thống coblator: lắp chai dịch Nacl 9‰,
gắn điện cực vào hệ thống (sử dụng loại đầu
điện cực Evac70 cải tiến) máy tự động đặt ở chế
độ cắt 7, đốt 3 (chế độ mặc định), gắn hệ thống
hút và dây dịch truyền vào điện cực, vận hành
thử xem tình trạng điện cực, máy hút, tưới nước.
Cải tiến đầu điện cực Evac70: Bẻ cong điện
cực tại điểm cách đầu điện cực khoảng 3cm tạo
một góc 45 độ so với trục điện cực sao cho diện
mặt cắt hướng theo hướng bẻ cong.
Phương pháp phẫu thuật
* Kỹ thuật nạo VA bằng Coblator cải tiến dưới nội soi
qua mũi
Bệnh nhân nằm ngửa, đặt mỗi bên hốc mũi 1
đoạn mèche có tẩm Otrivin 0,05% (trẻ em) hoặc
Rhinex 0,5% (người lớn) trong 5 phút để làm co
niêm mạc mũi giúp đưa ống nội soi qua hốc mũi
dễ dàng cho tới họng mũi.
Tay trái cầm ống soi đưa vào từng bên mũi
của bệnh nhân để kiểm tra khối VA, hút sạch
dịch nếu có để phẫu trường sạch và rõ ràng. Mở
miệng bệnh nhân bằng banh miệng David, đưa
điện cực nạo VA cải tiến qua đường miệng
hướng đầu điện cực lên nóc vòm. Đưa ống soi
qua mũi sao cho thấy rõ khối VA và đầu điện
cực. Bắt đầu cắt VA từ dưới lên, áp nhẹ mặt cắt
của đầu điện cực vào khối VA bắt đầu từ rìa khối
VA, đạp pedal cắt (pedal màu vàng). Mô VA bị
phân cắt và hút vào điện cực. Cắt dần từ ngoài
vào trong, từ dưới lên trên theo từng lớp cho tới
khi hết khối VA mà ta thấy được. Nạo VA vòi
nếu có. Chuyển ống soi sang hốc mũi kế bên nạo
tương tự. Trong khi cắt nếu có điểm chảy máu
thì đốt cầm máu ngay để tạo phẫu trường sạch
và giảm mất máu.
* Kỹ thuật nạo VA bằng La Force
* Nạo VA vòm và VA vòi theo lối kinh điển (nạo mù)
Bệnh nhân nằm ngửa, đầu để thẳng. Dùng
banh miệng David mở miệng; Dùng La Force
đưa thẳng dọc vào miệng, xoay ngang khi qua
eo họng và hướng dọc lên vùng họng mũi; đè La
Force áp sát vào nóc vòm và bờ sau cửa mũi sau;
mở lưỡi La Force để VA chui vào; bóp mạnh để
lưỡi La Force cắt đứt VA vòm. Đưa chếch La
Force sang 2 bên một góc khoảng 15°, làm tương
tự để nạo VA vòi. Chèn 1 cục bông cầu lên nóc
vòm cầm máu trong 3-5 phút.
Nạo VA vòm, vòi còn sót bằng La Force và
Moure dưới sự hướng dẫn của nội soi.
Chăm sóc hậu phẫu (chung cho cả hai phương
pháp)
Sau khi hồi tỉnh đặt bệnh nhân nằm ngửa,
đầu nghiêng sang một bên, đùa dịch nếu có
trong họng ra ngoài để theo đi. Khi bệnh nhân
nhả nước bọt trong và tỉnh táo hoàn toàn có thể
cho bệnh nhân uống sữa lạnh. Theo dõi tình
trạng bệnh nhân (đau, chảy máu, nhiễm trùng,
ăn uống, mất nước,).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 114
Bệnh nhân xuất viện vào ngày hôm sau.
Cung cấp và hướng dẫn hoàn thành bảng theo
dõi đánh giá sau mổ theo mẫu. Yêu cầu bệnh
nhân tái khám sau mỗi tuần trong tháng đầu và
3 tháng sau mổ.
Các tham số cần đánh giá
Thời gian phẫu thuật (tính từ lúc bắt đầu đặt
banh miệng cho đến khi tháo banh miệng).
Lượng máu mất (thể tích dung dịch máu
trong bình trừ đi thể tích dịch truyền).
Ghi nhận các biến chứng trong phẫu thuật
nếu có.
Tỷ lệ chảy máu sớm sau mổ (trong vòng 24
giờ sau mổ).
Tỷ lệ chảy máu muộn sau mổ (sau 24 giờ).
Tình trạng giả mạc và bong giả mạc.
Tình trạng còn sót mô VA: đánh giá qua nội
soi mũi, và hoặc x quang sọ nghiêng.
Ngày bệnh nhân trở lại ăn uống bình
thường.
Ngày trở lại sinh hoạt học tập bình thường.
Sự lành thương vết mổ sau 1 tuần, 2 tuần, 3
tuần, 1 tháng và 3 tháng sau mổ.
KẾT QUẢ
Với 61 bệnh nhân nạo bằng coblator và 52
bệnh nhân nạo bằng La Force. Tất cả các bệnh
nhân đó được tiến hành theo một quy trình đã
trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, tôi
thu được những kết quả sau.
Theo tuổi
Nhóm Coblator tuổi trung bình là 7,56 (1-19
tuổi, SD 4,295); nhóm La Force tuổi trung bình là
7,40 (2-20 tuổi, SD 4,001). Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (phép kiểm student, P>0,05).
Thời gian phẫu thuật
Nhóm coblator: 10,62 phút (6 - 18phút; SD
2,32); nhóm La Force: 6,58 phút (4 - 10phút; SD
1,433). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (phép
kiểm Student, P<0,05).
Lượng máu mất trong mổ
Nhóm Coblator: 4,34 ml (2 - 10ml; SD 1,353);
nhóm La Force mù: 36,94 ml (30 - 60ml; SD
6,427). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Phép
kiểm Student, P<0,05).
Tỷ lệ chảy máu sớm (trong vòng 24 giờ sau
mổ)
Nhóm Coblator: 0% (0/61); nhóm La Force:
1,9% (1/52).
Tỷ lệ chảy máu muộn (sau 24 giờ sau mổ)
Cả hai nhóm là 0%.
Giả mạc hố mổ
Nhóm Coblator: 92,3% số bệnh nhân hết giả
mạc vào ngày 14; nhóm La Force: 78,8% số bệnh
nhân hết giả mạc vào ngày 14.
Tình trạng còn sót mô VA
- Nhóm nạo bằng coblator: 100% số ca sau
nạo không còn sót mô VA. Kiểm chứng sau 1
tháng và 3 tháng không ghi nhận bệnh nhân nào
còn sót mô VA.
- Nhóm nạo bằng La Force mù: tất cả các ca
có VA to độ 2 trở lên, phương pháp nạo VA
bằng La Force, 100% trường hợp còn bỏ sót mô
VA viêm, chủ yếu là phần VA ở phía cửa mũi
sau, gờ vòi và hố Rosselmuler. Đối với trường
hợp VA to độ 1 vẫn có tới 50% số ca còn bỏ sót
mô VA.
Tình trạng ăn uống
Ngày bệnh nhân trở lại ăn uống bình
thường.
- Nhóm nạo bằng coblator: trung bình là 2,26
(1-5 ngày, SD 1,069).
- Nhóm nạo bằng La Force mù: trung bình là
2,48 (1-6, SD 1,111).
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(Phép kiểm Student, P> 0,05).
Tình trạng toàn thân
Ngày trở lại sinh hoạt, học tập bình thường
- Nhóm nạo bằng coblator: 1,31 ngày (1-3; SD
0,614).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 115
- Nhóm nạo bằng La Force mù: 1,76 ngày (1-
4; SD 0,951)
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(Phép kiểm Student, P> 0,05).
Tình trạng lành thương hố mổ
BÀN LUẬN
So sánh phương pháp nạo VA bằng
coblator (cải tiến) đưa qua miệng kết hợp
nội soi qua mũi và các phương pháp kinh
điển
Thời gian phẫu thuật: 10,62 phút ± 2,32
Nếu chỉ so sánh giữa phương pháp coblator
và nạo bằng La Force kinh điển (6,58 phút ±
1,433) thì thời gian của phương pháp coblator
dài hơn nhưng nếu tính cả thời gian để lấy sạch
khối VA sau khi nạo mù bằng La Force thì thời
gian của phương pháp coblator ngắn hơn.
So với một số phương pháp của các tác giả
nước ngoài như phương pháp dùng điện tần số
radio đơn cực là 8,56±1,54 và dùng Moure thông
thường là 9,10±1,74 phút (Shehata 2005)(6). Thời
gian nạo VA bằng coblator dài hơn. Tương đương
với phương pháp dùng ống hút đơn cực kết hợp
nội soi đường mũi: 10-15 phút (Shin 2003)(7).
Lượng máu mất trong mổ: 4,34±1,353ml
So sánh với lượng máu mất của phương
pháp nạo VA bằng La Force mù (36,94ml ± 6,427)
thì phương pháp coblator ít mất máu hơn một
cách có ý nghĩa (phép kiểm student, P<0,05). Còn
nếu tính cả lượng máu mất khi nạo bổ sung dưới
nội soi sau nạo mù thì lượng máu mất của
phương pháp coblator càng ít hơn.
Lượng máu mất qua nghiên cứu của chúng
tôi thấp hơn phương pháp kinh điển nạo bằng
Moure (Shehata 34,33±15,08 ml)(6). Tương đương
với lượng máu mất trung bình của phương pháp
dùng điện cực sóng radio kết hợp nội soi của
Shehata(6) là 3,76±2,03ml.
Tình trạng lành thương hố mổ
Trong nhóm nạo bằng Coblator và nội soi
không có ca nào gây tổn thương các cấu trúc
lành xung quanh như gờ vòi, bờ sau vách ngăn
mũi hay trợt rách niêm mạc vùng họng mũi. Đạt
được kết quả này là do phẫu thuật được thực
hiện dưới nội soi qua mũi giúp phẫu thuật viên
quan sát rõ ràng, trực diện, và coblator phân cắt
từng lớp, nhiệt độ cắt đốt thấp nên không gây
tổn thương nhiệt mô lành xung quanh.
Tình trạng bỏ sót mô VA viêm sau mổ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm
nạo bằng coblator không có trường hợp nào
còn sót mô VA sau mổ. Ngược lại nhóm nạo
bằng La Force và Moure có tới 96,2% trường
hợp còn bỏ sót mô VA kể cả khi nạo dưới sự
hướng dẫn của nội soi. Đó là do đầu nạo La
Force và Moure không thể đưa lên nạo VA ở
phía trên cửa mũi sau.
Nạo VA bằng la force hoặc moure theo
phương pháp kinh điển (nạo mù) không triệt để
và phần lớn trường hợp còn bỏ sót mô VA, thậm
chí nạo dưới nội soi, các dụng cụ này cũng
không thể lấy hết được mô VA. Trong nghiên
cứu của chúng tôi 96,2% trường hợp còn sót mô
VA. Phần VA còn sót thường là phần nằm ở phía
trên cửa mũi sau và bờ sau vách ngăn mũi. Chỉ
có 3,8% trường hợp nạo triệt để bằng phương
pháp này là đối với các trường hợp VA nhỏ (to
độ 1) nằm gọn ở vùng vòm không lấn lên gờ vòi
và phía trên cửa mũi sau. Một khó khăn khác khi
nạo VA bằng La Force hoặc Moure là đối với
những bệnh nhi hoặc thiếu niên, bị viêm VA tái
đi tái lại nhiều lần mô VA dai việc cắt mô VA
bằng La Force hoặc Moure là rất khó thậm chí
không thể.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 116
Theo Wan và cộng sự)(11). thì phương pháp
này chỉ lấy được bó chính của VA, còn theo Shin
và cộng sự (Shin 2003)(7) quan sát trên 200 bệnh
nhân bằng nội soi qua mũi sau khi nạo VA bằng
phương pháp thông thường qua miệng vẫn còn
nguyên phần VA ở phần họng mũi trên.
Trước đây các tài liệu trong y văn ít đề cập
đến việc còn sót mô VA có thể do lúc đó nội soi
chưa phát triển nên việc phát hiện mô VA còn
sót qua khám bằng đèn Clar là rất khó.
Những ưu điểm của phương pháp nạo VA
bằng Coblator (điện cực cải tiến) kết hợp
nội soi qua mũi so với các phương pháp
kinh điển khác
Cải tiến được tầm nhìn
Nội soi qua mũi cho phép quan sát trực diện,
cận cảnh và phóng đại những vùng phẫu trường
kín như vùng họng mũi mà không thể hoặc thấy
không rõ bằng đèn Clar hoặc gương trán thậm
chí là nội soi qua miệng.
Ít mất máu
Coblator cũng là hệ thống phẫu thuật điện
nên nó vừa cắt vừa cầm máu nên không gây mất
máu nhiều như trường hợp nạo bằng Moure,
Laforce, microdebrider (Elluru RG 2002; Koltai
PJ 2002; Stanislaw P Jr 2000)(1,2,8).
Ít tổn thương mô lành xung quanh
Hệ thống coblator cắt đốt ở nhiệt độ thấp
nên không gây tổn thương mô lành xung quanh
như dao cắt đơn cực. Do đặc điểm cấu tạo của
điện cực coblator có hệ thống tưới nước và hút
đồng thời nên khi mô VA bị phân cắt ra sẽ được
hút đi ngay cùng với nước tạo hiệu quả giống
như cắt bằng microdebrider nhưng không gây
mất nhiều máu. Và cũng không gây tắc ống như
trong trường hợp dùng ống hút điện đơn cực.
Phẫu thuật viên chủ động vừa cắt, vừa hút
không phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng
của người phụ.
Tuy nhiên do cấu tạo của điện cực Evac 70
thẳng và to nên nếu đưa qua đường miệng thì
không thể đưa đầu điện cực đến tất cả các vùng
VA cần nạo nhất là đối với những trường hợp có
eo họng hẹp, khẩu cái mềm dài. Còn nếu đưa
qua đường mũi thì khó đưa thậm chí không thể
đối với trường hợp trẻ nhỏ, hố mũi bé. Tầm di
chuyển của điện cực bị hạn chế và mặt cắt của
điện cực không áp trực vào mô VA được. Nên
chúng tôi đã nghiên cứu cải tiến điện cực như
sau: bẻ cong 30-450 một đoạn đầu điện cực dài
khoảng 3-4cm sao cho không làm dập đường
ống hút trong điện cực, không làm đứt các mạch
điện trong đó.
Điện cực Evac 70 của hãng ArthroCare Mỹ
Điện cực Evac 70 cải tiến
Điện cực coblator cải tiến có những ưu điểm
sau: (1) cho phép đưa điện cực qua đường miệng
dễ dàng đến tất cả các vùng VA cần nạo kể cả
những bệnh nhân có eo họng hẹp, dài, há miệng
hạn chế, hạn chế cử động cột sống cổ; (2) khắc
phục được hạn chế của phương pháp cùng đưa
ống soi và điện cực qua 1 hốc mũi làm hạn chế
tầm di chuyển của điện cực, dễ gây trầy niêm
mạc hốc mũi và có thể không dùng được trong
nhưng trường hợp hốc mũi nhỏ (Ku)(3) ; (3)
không cản trở tầm nhìn của nội soi, không cần
vén khẩu cái mềm.
Nạo VA với điện cực
thẳng
Nạo VA với điện cực cải
tiến
Qua những ưu điểm nêu trên chúng tôi có
thể kết luận: Coblator với điện cực cải tiến kết
hợp với nội soi qua mũi là phương pháp rất tốt
để nạo VA. Nó có thể kiểm soát tất cả các vấn đề
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 117
cần kiểm soát cho một cuộc mổ nạo VA (tầm
nhìn rõ, cầm máu tốt, ít tổn thương, nạo triệt để)
từ đó khắc phục được một số hạn chế của các
phương pháp kinh điển khác.
KẾT LUẬN
Nạo VA bằng coblation (với điện cực cải
tiến) kết hợp với nội soi ống cứng qua đường
mũi là phương pháp phẫu thuật an toàn, dễ thực
hiện và cho kết quả ngoạn mục (nạo triệt để,
không bỏ sót, ít mất máu, không tổn thương các
cấu trúc xung quanh, mau lành thương) với ưu
điểm hơn hẳn phương pháp kinh điển trước đây
là không bỏ sót bệnh tích.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Elluru RG, Johnson L, Myer CM 3rd (2002). Electrocautery
adenoidectomy compared with curettage and power-assisted
methods. Laryngoscope 2002;112:23-25.
2. Koltai PJ, Chan J, Younes A (2002). Power-assisted
adenoidectomy: total and partial resection. Laryngoscope
2002;112:29-31.
3. Ku PK, Pak MW, Van Hasselt CA (2002). Combined tranoral
and transnasal power-assisted endoscopic adenoidectomy by
StraitShot microdebrider and Endoscrub device. Annal of
college of surgery in Hongkong 2002; 6: 83-86.
4. Rodriguez K, Murray N, Guarisco JL (2002). Power-assisted
partial adenoidectomy. Laryngoscope 2002;112:26-28.
5. Shambaugh. G. E.Jr (1945). Diseases of the nose, throat and
ear. Philadelphia.W.B. Saunders Company, 1945.
6. Shehata et al (2005): Radiofrequency Adenoidectomy
Laryngoscope 115: January 2005. 162-166
7. Shin JJ, Hartnick CJ (2003). Ann otol rhinol laryngol 112; 2003:
511-514.
8. Stanislaw P Jr, Koltai PJ, Feustel PJ (2000). Comparison of
powerassisted adenoidectomy vs adenoid curette
adenoidectomy. Arch Otolaryngol Head Neck Surg 2000; 126:
845- 850.
9. Talbot. H (1965): Adenotonsillectomy, technique and
postoperative care. Laryngoscope 75 1965:1877-1892.
10. Walner DL, Parker NP, and Miller RP, et al (2007) Past and
present instrument use in pediatric adenotonsillectomy
Otolaryngology-Head and Neck Surgery (2007) 137, 49-53.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tinh_trang_suc_khoe_san_phu_va_thai_nhi_trong_giam.pdf