Ở giai đoạn 1 có 8 BN trong tổng số 16 BN tái
khám và có đáp ứng với thuốc điều trị RLLPH,
chiếm 50,0%. Việc tuân thủ điều trị, chế độ ăn
uống, sinh hoạt ảnh hưởng đến chỉ số LDL-C. Vì
vậy, cần thiết phải có sự tư vấn, giáo dục BN để
nâng cao hiệu quả điều trị. Sau khi tiến hành tư
vấn cho BN về chế độ không dùng thuốc: ăn
uống, vận động thể lực, kiểm soát cân nặng, bỏ
hút thuốc, tuân thủ điều trị thì tỷ lệ BN ở giai
đoạn 2 có đáp ứng với statin là 70,0%, cao hơn
giai đoạn 1 là 50,0%, sự khác biệt chưa đủ để có ý
nghĩa thống kê (p = 0,221). Điều này có thể do cỡ
mẫu giai đoạn tái khám nhỏ (giai đoạn 1 có 16
BN, giai đoạn 2 có 20 BN) nên kết quả chưa
mang tính đại diện. Cần phải tiến hành nghiên
cứu với cỡ mẫu lớn hơn, kiểm soát tốt hơn BN tái
khám để đánh giá chính xác hơn đáp ứng của
BN sau can thiệp. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy khuynh hướng tích cực về đáp
ứng với thuốc điều trị RLLPH ở giai đoạn sau
can thiệp, chính vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động
tư vấn, giáo dục BN.
Có những BN điều trị nội trú tại khoa Nội
tiết, bệnh viện Thống Nhất nhưng không có bảo
hiểm tại bệnh viện nên khi tái khám không quay
lại bệnh viện mà điều trị tại cơ sở y tế địa
phương hoặc BN quay lại bệnh viện tái khám
nhưng khám ở khoa khác do mắc nhiều bệnh lý
k m theo. Do đó việc theo dõi và đánh giá BN
sau điều trị ở lần tái khám khó thực hiện, chỉ 1 số
ít BN tái khám sau 2 tháng tại Bệnh viện Thống
Nhất với đầy đủ xét nghiệm lipid huyết, do vậy
việc đánh giá đáp ứng của BN gặp khó khăn, cỡ
mẫu thu được nhỏ. Tuy vậy kết quả thu được
cũng chỉ ra mặt tích cực, lợi ích của việc tư vấn,
giáo dục cho BN về chế độ không dùng thuốc,
góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho BN.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 37 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá vai trò của dược sĩ trong việc kê đơn thuốc điều trị rối loạn Lipid huyết ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 131
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA DƢỢC S TRONG VIỆC KÊ ĐƠN
THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID HUYẾT Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Bùi Thị Hương Quỳnh*, Mai Thị Quỳnh Phương*, Phạm Thị Thu Hiền**, Lê Đình Thanh***
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh lý tim mạch, một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn tới tử vong trên toàn cầu, có nguyên
nhân chủ yếu là rối loạn lipid huyết. Dược sĩ đóng vai tr quan trọng trong việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn
cho bệnh nhân rối loạn lipid huyết.
Mục tiêu: Đ{nh gi{ vai tr của dược sĩ trong việc chỉ định hợp lý thuốc điều trị rối loạn lipid huyết trên
bệnh nh}n đ{i th{o đường týp 2.
Đối tượng và phương pháp Chúng tôi chọn tất cả hồ sơ bệnh án của bệnh nh}n đ{i th{o đường týp 2 điều
trị nội trú tại khoa Nội tiết, bệnh viện Thống Nhất. Nghiên cứu gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 – không có sự can
thiệp của dược sĩ; giai đoạn 2 – dược sĩ thực hiện can thiệp tư vấn cho b{c sĩ về chỉ định hợp lý thuốc điều trị rối
loạn lipid huyết theo khuyến cáo của ACC/AHA 2013 v| tư vấn cho bệnh nhân về chế độ không dùng thuốc. Hiệu
quả can thiệp được đ{nh gi{ thông qua so s{nh tỷ lệ bệnh nh}n được sử dụng hợp lý thuốc, liều thuốc giữa hai
giai đoạn và tỷ lệ bệnh nh}n đ{p ứng với điều trị.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn 2 được chỉ định hợp lý thuốc, liều thuốc điều trị rối loạn lipid huyết là
82,6%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn 1 là 69,0% (p = 0,019). Tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn 2 có đ{p
ứng với statin l| 70,0%, cao hơn giai đoạn 1 là 50,0%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p >
0,05).
Kết luận: Dược sĩ đóng vai tr quan trọng trong việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid huyết. Cần phải
tăng cường hoạt động dược l}m s|ng để nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Từ khóa: đ{i th{o đường týp 2, rối loạn lipid huyết, dược sĩ, can thiệp.
ABSTRACT
EVALUATION OF THE PHARMACISTS’ ROLE IN PRESCRIBING DISLIPIDEMIA DRUGS
IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES AT THONG NHAT HOSPITAL
Bui Thi Huong Quynh, Mai Thi Quynh Phuong, Pham Thi Thu Hien, Le Dinh Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 131 - 136
Background: Cardiovascular disease, which is the most common factor of death globally, is mainly caused by
dyslipidemia. Pharmacists play important role in rational use of drugs to limit adverse events, as well as
maximize benefits in patients with dyslipidemia.
Objectives: The aim of this study was to evaluate the role of pharmacists on prescribing dislipidemia drugs
in patients with type 2 diabetes mellitus.
Method: We selected all inpatients with type 2 diabetes mellitus, at Department of Endocrinology, Thong
Nhat Hospital. The study had two phases, phase 1 without pharmacists’ intervention; phase 2 – interference with
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
**Khoa Dược, Bênh viện Thống Nhất
***Khoa Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Bùi Thị Hương Quỳnh ĐT: 0912261353 Email: huongquynhtn@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 132
the intervention of pharmacist about dyslipidemia drug by providing 2013 ACC/AHA on dislipidemia drug and
advising patients about lifestyle changes. Evaluation the effect of pharmacists’ intervention was conducted by
comparing the percentage of rational dislipidemia drug indicated in patients and the percentage of patient
reaching the treatment goal.
Results: The percentage of patients in phase 2 indicated dislipidemia drug reasonably was 82,6%, and
significantly higher than that in phase 1 (69,0%), p = 0,019. The percentage of patients in phase 2 responding to
statins was 70,0%, higher than that in phase 1 (50,0%), but the difference was not statistically significant
(p > 0,05).
Conclusion: Pharmacist plays an important role on prescribing dislipidemia drugs. Clinical pharmacy
activities should be enhanced to improve the effectiveness of treatment for patients.
Keywords: type 2 diabetes mellitus, dislipidemia, pharmacist, and intervention.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim mạch (BTM) là một trong những
nguyên nhân chính gây tử vong ở cả nam giới và
nữ giới mắc bệnh đ{i th{o đường (ĐTĐ)(5). Rối
loạn lipid huyết (RLLPH) là một trong những
yếu tố nguy cơ chính g}y BTM(7). Ph{c đồ mới
nhất về điều trị RLLPH của Hiệp hội tim mạch
Hoa Kỳ ACC/AHA 2013 chủ yếu nhấn mạnh
tầm quan trọng của statin trong việc phòng ngừa
biến cố tim mạch(8). Việc sử dụng thuốc RLLPH
trên bệnh nh}n (BN) ĐTĐ, đặc biệt là nhóm
thuốc statin cần phải hợp lý, an to|n. Dược sĩ
đóng vai trò quan trọng trong qu{ trình tư vấn
sử dụng thuốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiện nay
vẫn có rất ít những nghiên cứu đ{nh gi{ vai trò
của dược sĩ trong sử dụng thuốc RLLPH ở BN có
nguy cơ cao như ĐTĐ. Trên cơ sở đó, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này nhằm đ{nh gi{ vai trò
của dược sĩ trong việc chỉ định hợp lý thuốc điều
trị RLLPH trên BN ĐTĐ týp 2.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
BN ĐTĐ týp 2 điều trị nội trú tại khoa Nội
tiết, bệnh viện Thống Nhất từ ngày 01 tháng 11
năm 2015 đến ng|y 07 th{ng 5 năm 2016.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Tuổi đủ 18 trở lên.
- Được chẩn đo{n bệnh ĐTĐ týp 2.
- Điều trị nội trú tại khoa Nội tiết, bệnh viện
Thống Nhất.
- Có đủ c{c thông tin để tính nguy cơ tim
mạch 10 năm theo Pooled cohort equations theo
khuyến cáo của ACC/AHA 2013: tuổi, giới,
chủng tộc, HDL-C, Cholesterol toàn phần (TC),
huyết áp tâm thu (HATT), tình trạng THA, hút
thuốc lá; chỉ số LDL-C và thông tin về bệnh tim
mạch do sơ vữa (ASCVD - Artherosclerotic
cardiovascular disease) trên lâm sàng.
Tiêu chuẩn loại trừ
- BN ĐTĐ thứ ph{t như hội chứng Cushing,
hội chứng Conn (tăng tiết aldosteron tiên phát
vỏ thượng thận), u tủy thượng thận, bệnh to đầu
chi, Basedow, hội chứng thận hư.
- Phụ nữ có thai.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu trước-sau, gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ ng|y 01 th{ng 11 năm 2015
đến ng|y 31 th{ng 12 năm 2015, hồi cứu số liệu
và chỉ thu thập thông tin BN từ hồ sơ bệnh án,
dược sĩ không thực hiện can thiệp.
Giai đoạn 2: từ ng|y 07 th{ng 3 năm 2016 đến
ng|y 07 th{ng 5 năm 2016, tiến cứu có can thiệp
của dược sĩ đối với b{c sĩ trong chỉ định thuốc và
với BN trong chế độ sinh hoạt, lối sống.
Dược sĩ can thiệp bằng cách:
- Tổ chức 1 buổi sinh hoạt cập nhật việc sử
dụng thuốc điều trị RLLPH ở BN ĐTĐ týp 2
- Cung cấp tài liệu cho b{c sĩ về cập nhật việc
sử dụng thuốc điều trị RLLPH ở BN ĐTĐ
týp 2.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 133
- Đính bảng hướng dẫn sử dụng thuốc điều
trị RLLPH theo khuyến cáo ACC/AHA 2013
và phân loại statin theo cường độ vào bảng
thông báo của khoa để b{c sĩ tiện theo dõi
và tham khảo.
- Soạn thảo tờ thông tin hướng dẫn BN về chế
độ thay đổi lối sống v| tư vấn cho BN về
cách sử dụng thuốc.
- Sau khi tiến hành can thiệp, thu thập thông
tin về mức LDL-C ở lần t{i kh{m sau khi đã
can thiệp (thu thập thông tin về mức LDL-C
ở lần tái khám sau can thiệp 2 tháng).
Thu thập số liệu về BN như tuổi, giới, tình
trạng hút thuốc lá, bệnh chính, bệnh kèm, các xét
nghiệm cận lâm sàng (chỉ số lipid huyết (TC,
LDL-C, TG, HDL-C), đường huyết đói, HbA1c,
creatinin, eGFR, huyết áp (HATT, huyết áp tâm
trương - HATTr).
X{c định tỷ lệ BN được chỉ định hợp lý
thuốc, liều thuốc điều trị RLLPH theo khuyến
cáo, tỷ lệ BN đ{p ứng với thuốc điều trị RLLPH.
Đ{nh gi{ hiệu quả của việc can thiệp trên BN
bằng cách so sánh nhóm BN không can thiệp ở
giai đoạn 1 và nhóm BN can thiệp ở giai đoạn 2
các chỉ số, tỷ lệ bệnh nhân chỉ định hợp lý thuốc,
liều thuốc điều trị RLLPH và tỷ lệ BN đ{p ứng
với thuốc điều trị RLLPH.
Một số định nghĩa trong nghiên cứu:
- Chỉ định thuốc, liều dùng “hợp lý” l| khi
tuân theo khuyến cáo ACC/AHA 2013.
- Bệnh nh}n được cho l| có đ{p ứng với điều
trị bằng statin khi có mức độ giảm LDL-C
phù hợp với mức liều BN sử dụng theo
khuyến cáo ACC/AHA 2013.
Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được phân tích bằng phần
mềm Excel và SPSS 20.0. Thống kê mô tả được
sử dụng để thống kê phân bố BN theo tuổi, giới,
tình trạng hút thuốc lá, bệnh chính, bệnh kèm,
các xét nghiệm cận lâm sàng (chỉ số lipid huyết
(TC, LDL-C, TG, HDL-C), đường huyết đói,
HbA1c, creatinin, eGFR, huyết áp (HATT,
HATTr). Phép kiểm chi-square được sử dụng để
so sánh các tỷ lệ giữa hai nhóm bệnh nhân ở hai
giai đoạn nghiên cứu. Kiểm định được coi là có ý
nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của BN ở 2 giai đoạn
Đặc điểm nền của BN, giá trị của các chỉ số
xét nghiệm cận l}m s|ng ban đầu của BN ở 2
giai đoạn nghiên cứu được trình bày trong
bảng 1 và 2.
B ng 1: c đi m nền c a BN 2 gi i đo n
c đi m
iai đoạn 1
(n = 113)
iai đoạn
2(n = 109)
Giá trị p
Giới tính
Nam 46,9% 46,8%
0,986
Nữ 53,1% 53,2%
Tuổi
≤ 40 1,8% 1,8%
0,867
40-49 2,7% 2,8%
50-59 10,6% 13,8%
60-69 22,1% 20,2%
70-79 36,3% 41,3%
≥ 0 26,6% 20,2%
Tuổi trung bình 71,8 ± 11,6 70,1 ± 11,4 0,226
Hút thuốc 11,5% 11,9% 0,916
Bệnh lý
THA 80,5% 79,8% 0,894
RLLPH 77,9% 81,7% 0,484
ASCVD lâm sàng 51,3% 36,7% 0,058
Bệnh khác 56,7% 55,1% 0,456
B ng 2: Giá trị huyết áp và các chỉ s xét nghiệm
cận lâm sàng 2 gi i đo n
Chỉ số
iai đoạn 1
(n = 113)
iai đoạn 2
(n = 109)
Giá trị p
HATT 131,0 ± 19,1 130,8 ± 16,9 0,445
HATTr 78,8 ± 8,6 77,8 ± 7,1 0,123
Đ đói 12,3 ± 7,0 14,9 ± 10,4 0,179
HbA1c 9,1 ± 2,4 9,7 ± 2,6 0,108
TC 4,2 ± 1,4 4,5 ± 1,5 0,231
LDL-C 2,4 ± 1,1 2,7 ± 1,2 0,107
Triglycerid 2,2 ± 1,6 2,4 ± 2,0 0,426
HDL-C 1,0 ± 0,3 1,0 ± 0,3 0,785
Creatinin 114,6 ± 68,7 103,5 ± 66,5 0,139
eGFR 60,3 ± 21,4 68,8 ± 29,9 0,180
Hiệu quả can thiệp của dƣợc sĩ
Hiệu quả can thiệp tư vấn của dược sĩ được
đ{nh gi{ thông qua so s{nh tỷ lệ BN được chỉ
định đúng thuốc v| đúng liều thuốc giữa 2 giai
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 134
đoạn (bảng 3) và tỷ lệ BN có đ{p ứng điều trị với
thuốc (bảng 4).
B ng 3: Sự hợp lý về chỉ định thu c và liều thu c
điều trị RLLPH 2 gi i đo n
Chỉ định
iai đoạn 1
(N = 113)
iai đoạn 2
(N = 109)
Giá
trị (p)
Thuốc điều trị
RLLPH
Hợp lý 69,0% 82,6%
0,019
Không hợp lý 31,0% 17,4%
Liều thuốc
điều trị
RLLPH
Hợp lý 69,0% 82,6%
0,019
Không hợp lý 31,0% 17,4%
Bảng 4: Đ{p ứng điều trị của BN ở 2 giai đoạn
áp ứng
iai đoạn 1
(n = 16)
iai đoạn 2
(n = 20)
Giá trị p
Statin
Có đáp ứng 50,0% 70,0%
0,221 Kh ng đáp
ứng
50,0% 30,0%
BÀN LUẬN
Tỷ lệ nữ giới trong nghiên cứu ở 2 giai đoạn
lần lượt l| 53,1% v| 53,2%, kh{ tương đồng với
tỷ lệ nam giới. Tuổi trung bình của các BN trong
nghiên cứu kh{ cao. Điều này có thể giải thích
do BN điều trị tại bệnh viện Thống Nhất đa
phần là cán bộ hưu trí lớn tuổi. Tỷ lệ BN hút
thuốc của nghiên cứu chúng tôi cao hơn kết quả
nghiên cứu của Đỗ Minh Quang và cộng sự
(8,7%)(4) do trong nghiên cứu của Đỗ Minh
Quang chỉ tính c{c BN đang hút thuốc, nghiên
cứu của chúng tôi định nghĩa hút thuốc l| đang
hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc trong thời gian dưới
hơn 5 năm. Trong nghiên cứu của Oliveira và
cộng sự, tỷ lệ BN hút thuốc l{ l| 30,6%, điều này
có thể do sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia
khi Brazil là một trong những nước sản xuất và
tiêu thụ thuốc l{ h|ng đầu thế giới(8). Hút thuốc
lá là một trong những nguyên nhân có thể điều
chỉnh được của BTM, mối quan hệ giữa hút
thuốc v| nguy cơ tim mạch đã được kh ng định
trong nhiều nghiên cứu. Việc bỏ hút thuốc giúp
giảm nguy cơ đ{ng kể nguy cơ biến cố tim mạch.
Nghiên cứu INTERHEART đã chỉ ra rằng ngưng
hút thuốc l{ giúp giảm 60% nguy cơ bệnh mạch
v|nh trong vòng 3 năm với khoảng 50% lợi ích
n|y đạt được trong vòng 3-6 th{ng đầu sau
ngưng thuốc l{(10,11). Chính vì vậy, việc tư vấn BN
bỏ hút thuốc lá là việc làm cần thiết.
Bệnh kèm phổ biến nhất của BN là THA với
tỷ lệ 80,5% và 79,8% BN lần lượt ở 2 giai đoạn.
Kết quả n|y tương tự với kết quả trong nghiên
cứu của Đỗ Minh Quang(4) và cộng sự (80,8%)
nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu của Huỳnh
Hữu Bốn và cộng sự (74,9%)(6). Tỷ lệ BN có kèm
RLLPH l| 77,9%, cao hơn kết quả trong nghiên
cứu của Đỗ Minh Quang và cộng sự (75,5%)(4)
nhưng thấp hơn kết quả của Huỳnh Hữu Bốn và
cộng sự (85,9%)(6).
Tỷ lệ BN có ASCVD lâm sàng của nghiên
cứu chúng tôi l| 51,3% cao hơn kết quả trong
nghiên cứu của Đỗ Minh Quang và cộng sự
(5,4%)(4). Sự khác biệt này do tiêu chuẩn chọn
mẫu khác nhau, nghiên cứu của Đỗ Minh Quang
và cộng sự loại các BN có tiền căn nhồi m{u cơ
tim, có dấu nhồi m{u cơ tim cũ trên ECG; những
BN ASCVD lâm sàng chỉ bao gồm những BN có
tai biến mạch máu não nên tỷ lệ sẽ thấp hơn
nghiên cứu của chúng tôi(4). Bên cạnh đó, tuổi
trung bình trong nghiên cứu chúng tôi cao trong
khi đó tuổi trung bình trong nghiên cứu của Đỗ
Minh Quang thấp hơn - 62,2 ± 9,7. Tuổi cao là
một yếu tố nguy cơ ASCVD l}m s|ng.
HATT trung bình và HATTr trung bình của
BN trong nghiên cứu là 131,0 ± 19,1/78,8 ± 8,6
mmHg ở giai đoạn 1 và 130,8 ± 16,9/77,8 ± 7,1
mmHg ở giai đoạn 2. Kết quả n|y cao hơn kết
quả nghiên cứu của Đỗ Minh Quang và cộng sự
(HATT = 123,7 ± 17,4 mmHg; HATTr = 76,4 ± 9,2
mmHg)(4) nhưng thấp hơn kết quả nghiên cứu
của Oliveira và cộng sự (HATT = 139,9 ± 26,6
mmHg; HATTr = 83,2 ± 16,2 mmHg)(8). Có thể do
tuổi trung bình của BN trong nghiên cứu này cao
hơn tuổi trung bình trong nghiên cứu của Đỗ
Minh Quang dẫn đến huyết áp trung bình cao
hơn. Tỷ lệ BN đạt HA mục tiêu trong nghiên cứu
của chúng tôi (nhỏ hơn 140/90 mmHg theo ADA
2015(2)) l| 75,2%. THA thúc đẩy sự tổn thương
các thành mạch v| gia tăng nguy cơ xảy ra các
biến cố tim mạch(1). Do đó kiểm soát huyết áp là
mục tiêu quan trọng cho BN ĐTĐ. Tỷ lệ BN
kiểm so{t đường huyết tốt còn thấp (HbA1c <
7%: 24,8%; ĐH đói 4,4-7,2 mmol/l). Nồng độ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 135
glucose huyết trung bình cao hơn so với kết quả
nghiên cứu của Đỗ Minh Quang (9,0 ± 2,8
mmol/l)(4), Oliveira (9,2 ± 4,0)(8) v| cao hơn nhiều
so với glucose huyết đói mục tiêu theo khuyến
cáo của ADA 2015 (4,4 – 7,2 mmol/l)(2). Điều này
có thể do tuổi trung bình của nghiên cứu chúng
tôi cao hơn nghiên cứu của Đỗ Minh Quang,
nghiên cứu của Oliveira. Tuổi càng cao, khả
năng kiểm sát glucose huyết càng khó. Vì vậy,
bên cạnh việc chẩn đo{n v| điều trị bằng chế độ
dùng thuốc cho BN, việc giáo dục, tư vấn cho BN
l| điều cần thiết. C{c đặc điểm đặc trưng của
RLLPH ở BN ĐTĐ l| nồng độ triglycerid cao,
nồng độ HDL-C thấp v| tăng nồng độ của các
hạt LDL-C nhỏ đậm đặc trong huyết tương(5).
Việc kiểm soát các chỉ số lipid huyết trên BN
ĐTĐ týp 2 l| cần thiết để giảm nguy cơ tim mạch
cho BN. Đa số BN trong nghiên cứu có suy giảm
chức năng thận. BN ĐTĐ, tuổi cao và bệnh THA
là yếu tố nguy cơ cao dẫn tới suy giảm chức
năng thận. Sử dụng thuốc cho người suy giảm
chức năng thận cần hết sức lưu ý, đặc biệt là vấn
đề hiệu chỉnh liều thuốc và theo dõi chức năng
thận khi điều trị.
Trên 113 BN ở giai đoạn 1, có 69,0% BN được
chỉ định hợp lý thuốc, liều thuốc điều trị RLLPH.
Tất cả statin được sử dụng l| statin cường độ
trung bình. Phân tích gộp CTT được thực hiện
lần đầu tiên v|o năm 2005 và lần thứ hai vào
năm 2010 gồm 26 thử nghiệm lâm sàng với trên
170.000 BN, đã chứng minh rằng giảm được 1
mmol/L LDL-C sẽ làm giảm 23% biến cố mạch
vành và 21% các biến cố tim mạch chính. Phân
tích n|y cũng đã cung cấp thêm bằng chứng ủng
hộ cho quan điểm điều trị "càng thấp, càng tốt"
đối với thông số LDL-C v| đã kh ng định hiệu
quả cao của statin trong việc giảm LDL-C xuống
thấp đồng thời cũng cho thấy tính an toàn cao
ngay cả với các statin có hoạt tính mạnh hoặc sử
dụng ở liều cao như rosuvastatin, atorvastatin(3).
Nghiên cứu INTERHEART cho kết quả giảm
mỗi 1 mmol/l LDL-C sẽ l|m giảm 21% biến cố
tim mạch(11). Như vậy, cần phải có sự can thiệp
vào chế độ sử dụng thuốc để BN được chỉ định
hợp lý thuốc và liều thuốc điều trị RLLPH, giúp
BN được hưởng lợi ích cụ thể là giảm các biến cố
tim mạch. Tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn 2 được
chỉ định hợp lý thuốc, liều thuốc điều trị RLLPH
l| 82,6%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với giai
đoạn 1 (69,0%), p = 0,019. Sự can thiệp của dược
sĩ ở giai đoạn 2 đã t{c động được vào sự lựa
chọn thuốc, liều thuốc điều trị RLLPH, tăng tỷ lệ
BN được chỉ định hợp lý thuốc, liều thuốc điều
trị RLLPH.
Ở giai đoạn 1 có 8 BN trong tổng số 16 BN tái
kh{m v| có đ{p ứng với thuốc điều trị RLLPH,
chiếm 50,0%. Việc tuân thủ điều trị, chế độ ăn
uống, sinh hoạt ảnh hưởng đến chỉ số LDL-C. Vì
vậy, cần thiết phải có sự tư vấn, giáo dục BN để
nâng cao hiệu quả điều trị. Sau khi tiến h|nh tư
vấn cho BN về chế độ không dùng thuốc: ăn
uống, vận động thể lực, kiểm soát cân nặng, bỏ
hút thuốc, tuân thủ điều trị thì tỷ lệ BN ở giai
đoạn 2 có đ{p ứng với statin l| 70,0%, cao hơn
giai đoạn 1 là 50,0%, sự khác biệt chưa đủ để có ý
nghĩa thống kê (p = 0,221). Điều này có thể do cỡ
mẫu giai đoạn tái khám nhỏ (giai đoạn 1 có 16
BN, giai đoạn 2 có 20 BN) nên kết quả chưa
mang tính đại diện. Cần phải tiến hành nghiên
cứu với cỡ mẫu lớn hơn, kiểm soát tốt hơn BN t{i
kh{m để đ{nh gi{ chính x{c hơn đ{p ứng của
BN sau can thiệp. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy khuynh hướng tích cực về đ{p
ứng với thuốc điều trị RLLPH ở giai đoạn sau
can thiệp, chính vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động
tư vấn, giáo dục BN.
Có những BN điều trị nội trú tại khoa Nội
tiết, bệnh viện Thống Nhất nhưng không có bảo
hiểm tại bệnh viện nên khi tái khám không quay
lại bệnh viện m| điều trị tại cơ sở y tế địa
phương hoặc BN quay lại bệnh viện tái khám
nhưng kh{m ở khoa khác do mắc nhiều bệnh lý
k m theo. Do đó việc theo dõi v| đ{nh gi{ BN
sau điều trị ở lần tái khám khó thực hiện, chỉ 1 số
ít BN tái khám sau 2 tháng tại Bệnh viện Thống
Nhất với đầy đủ xét nghiệm lipid huyết, do vậy
việc đ{nh gi{ đ{p ứng của BN gặp khó khăn, cỡ
mẫu thu được nhỏ. Tuy vậy kết quả thu được
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 136
cũng chỉ ra mặt tích cực, lợi ích của việc tư vấn,
giáo dục cho BN về chế độ không dùng thuốc,
góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho BN.
KẾT LUẬN
Dược sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc
sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid huyết. Cần
phải tăng cường hoạt động dược l}m s|ng để
nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Tuy
nhiên, vẫn còn có BN chưa được chỉ định hợp lý
thuốc và liều thuốc điều trị RLLPH. Cần có thêm
những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, theo dõi
trong thời gian đủ d|i để đ{nh gi{ một cách
khách quan vai trò của dược sĩ trong việc nâng
cao hiệu quả v| đ{p ứng điều trị bằng thuốc
RLLPH trên BN ĐTĐ týp 2.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amarenco P, Bogousslavsky J, Callahan A. (2006). High-dose
atorvastatin after stroke or transient ischemic attack. N Engl J
Med, 355(6):549-59.
2. American Diabetes Association (2015). Standards of Medical
Care in Diabetes – 2015. Diabetes care, 1:38
3. Cholesterol Treatment Trialists' (CTT) Collaborators (2005).
Efficacy and safety of cholesterol-lowering treatment:
prospective meta-analysis of data from 90 056 participants in 14
randomised trials of statins. The Lancet, 366:1267-78.
4. Đỗ Minh Quang, Trịnh Thanh Minh, Ngô Văn Sinh, et al. (2013).
Dự đo{n nguy cơ tim mạch theo thang điểm Framingham ở BN
ĐTĐ týp 2. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Đa khoa Thống
Nhất Đồng Nai, 108-113.
5. Grunfeld C, Feingold K (2015), Role of Glucose and Lipids in the
Cardiovascular Disease of Patients with Diabetes.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK278947/ 3
6. Huỳnh Hữu Bốn, Bùi Tùng Hiệp (2014). Khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả điều trị ĐTĐ týp 2 tại khoa Nội tiết bệnh
viện cấp cứu Trưng Vương Th|nh phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y
học TP. Hồ Chí Minh, 18(3):23-26.
7. Mooradian AD (2009). Dyslipidemia in type 2 diabetes mellitus.
International Research Journal of Medical Sciences, 3(1):23-28.
8. Oliveira DS, Tannus LR, Matheus AS et al (2007). Evaluation of
cardiovascular risk according to Framingham criteria in patients
with type 2 diabetes. Arq Bras Endocrinol Metabol, 51(2):268-74.
9. Stone NJ et al (2013). 2013 ACC/AHA Guideline on the
Treatment of Blood Cholesterol to Reduce Atherosclerotic
Cardiovascular Risk in Adults. Circulation, published online.
10. Teo KK, Ounpuu S, Hawken S. (2006). Tobacco use and risk of
myocardial infarction in 52 countries in the INTERHEART
study: a case-control study. Lancet. 368(9536):647-58.
11. Yusuf S, Hawken S, Ounpuu S et al (2004). Effect of potentially
modifiable risk factors associated with myocardial infarction in
52 countries (the INTERHEART study): case-control study”.
Lancet, 364(9438):937-52.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017
Ng|y b|i b{o được đăng 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_vai_tro_cua_duoc_si_trong_viec_ke_don_thuoc_dieu_tr.pdf