Chúng tôi đã PTNS cắt kén khí cho 8 trường
hợp (24,3%) kén khí phổi chưa vỡ và 25 trường
hợp (75,7%) kén khí vỡ gây tràn khí màng phổi.
Những trường hợp tràn khí màng phổi do
kén khí vỡ thường dính thành ngực, nhất là
những trường hợp thời gian sau khi đặt dẫn lưu
màng phổi kéo dài, trong nghiên cứu có 36,6%
kén khí vỡ gây dính ít thành ngực khi phẫu
thuật chúng tôi đã bóc tách khá dễ dàng. Có
15,1% dính thành ngực nhiều bóc tách khó khăn
dễ tổn thương màng phổi, đây cũng là một
nguyên nhân gây nên tình trạng dò khí dai dẳng
sau mổ làm thời gian rút ống dẫn lưu kéo dài.
Kẹp cắt kén khí và khâu bằng vicryl có 6
trường hợp (18,1%), sử dụng stapler 19 trường
hợp (57,5%), kết hợp stapler và khâu vicryl (8
trường hợp) cho những trường hợp stapler kẹp
chưa hết đáy kén khí hoặc khâu vicryl cho
những bóng khí nhỏ (bleb) khác. Sử dụng stapler
cắt kén khí làm rút ngắn thời gian phẫu thuật và
phổi được khâu kín hơn, ít gây tình trạng dò khí
sau mổ hơn.
Nghiên cứu của tác giả Sakamoto cho thấy
không có trường hợp nào gây dò khí sau khi cắt
bằng stapler, còn cắt và khâu kén khí bằng tay
cho tỉ lệ 6,3% dò khí sau mổ.(11)
Tuy nhiên hiện nay giá thành cho stapler còn
cao, nên việc sử dụng stapler cũng còn có giới
hạn.
Sau phẫu thuật, dựa theo những kết quả đã
đạt được cho bệnh nhân và những biến chứng
trong thời gian hậu phẫu (bảng 9) chúng tôi có
75,75 trường hợp đạt kết quả tốt, có 21,2%
trường hợp có biến chứng sau mổ hoặc thời gian
giữ dẫn lưu màng phổi kéo dài hơn 5 ngày, chỉ
có 01 trường hợp phải mổ cắt lại kén khí do còn
1 kén khí nhỏ ở mặt sau vùng thùy trên phổi đã
không được phát hiện.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá vai trò của phẫu thuật nội soi trong điều trị kén khí phổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 278
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI
TRONG ĐIỀU TRỊ KÉN KHÍ PHỔI
Châu Phú Thi*, Nguyễn Văn Khôi**, Lê Nữ Thị Hòa Hiệp**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Phẫu thuật cắt kén khí là lựa chọn hàng đầu cho việc điều trị bệnh lý kén khí
phổi. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm đánh giá vai trò của phẫu thuật nội soi cắt kén khí để điều trị bệnh
lý kén khí phổi.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả hàng loạt ca lâm sàng. Các trường hợp kén khí phổi
được chẩn đoán qua lâm sàng, X quang phổi và CT scan ngực. Phẫu thuật nội soi lồng ngực để cắt bỏ kén khí
dưới gây mê nội phế quản chọn lọc. Phổi được khâu với Stapler hoặc bằng chỉ vicryl.
Kết quả: Trong 1 năm (3/2012- 3/2013), tại bệnh viện Chợ Rẫy, có 33 bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi, tuổi trung bình 39,2 (từ 16 – 72 tuổi). 08 bệnh nhân phát hiện kén khí chưa vỡ bằng CT scan ngực, 25
bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát thứ phát. Có 6 trường hợp cắt kén khí phổi và khâu lại bằng vicryl, 19
trường hợp cắt kén khí bằng stapler, 8 trường hợp cắt kén khí bằng stapler và khâu vicryl các bóng khí nhỏ. Biến
chứng: 5 trường hợp dò khí dai dẳng trên 5 ngày, 1 trường hợp xẹp phổi và 1 trường hợp phải mổ lại.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi lồng ngực kết hợp mở ngực nhỏ nên được coi như là lựa chọn ngoại khoa trong
điều trị cắt kén khí phổi, trong hầu hết các trường hợp, nó an toàn và hiệu quả.
Từ khóa: tràn khí màng phổi tự phát, kén khí, bóng khí nhỏ, phẫu thuật nội soi lồng ngực hỗ trợ video
ABSTRACT
RESECTION OF PULMONARY BULLEA BY VIDEO - ASSISTED THORACIC SURGERY (VATS)
Chau Phu Thi, Nguyen Van Khoi, Le Nu Hoa Hiep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 278-283
Objective: Bullectomy is the surgical removal of a bulla, which has become the first choice method for
treatment of bullous emphysema. Our purpose of study is to evaluate role of Video assisted thoracoscopic surgery
(VATS) in bullectomy.
Methods: The prospective cohort study. Diagnosis is based on clinical finding, chest X-ray and CT scan.
VATS for bullectomy. The lung was sutured by stappler or running Vicryl suture with conventional instrument.
Results: 3/2012 to 3/2013, at Cho Ray hospital, there were 33 patients in our study, mean age was 39.2
(range, 16 – 72). Operative indications included: 8 patients were diagnosed bullous emphysema by chest CT scan,
spontaneous pneumothorax in 25 patients. 6 patients bullectomy and the lung was sutured by Vicryl 4-0, 19
patients bullectomy by stapler, 8 patients bullectomy by stapler and suture blebs by Vycryl 4-0. Postoperative
complications: 5 patients with prolong air leaks which required 5 days of chest tube placed in situ, 1 patients with
postoperative atalectasis.
Conclusions: Pulmonary bullectomy by Video-assisted thoracoscopic surgery is fiseable and effective.
Keywords: spontaneous pneumothorax, Blebs, Bullae, Video-assisted thoracoscopic surgery (VATS )
* Khoa Ngoại Lồng Ngực bệnh viện Chợ Rẫy
** Bộ môn Ngoại LồngNgực Mạch Máu ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: BS.CKII Châu Phú Thi, ĐT: 0978097286, Email: chauphuthibvcr05@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 279
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kén khí phổi được định nghĩa là sự giãn nở
bất thường và vĩnh viễn của các khoảng không
khí cuối cùng của tiểu phế quản tận cùng kèm
theo sự phá hủy thành và không có tạo xơ làm
các khoảng giãn nở mất đi sự đồng nhất, là một
trong những dạng đặc biệt của khí phế thũng, có
đặc điểm khu trú và nó là những khoảng chứa
khí có kích thước trên 1cm đường kính(3,2).
Bệnh kén khí phổi có ảnh hưởng nhiều
đến sức khoẻ và đời sống của người bệnh do
bệnh lý là một tình trạng hủy hoại nhu mô
phổi. Khi kén khí phổi còn nhỏ thì không biểu
hiện triệu chứng trên lâm sàng, tuy nhiên nó
lại rất dễ xảy ra các biến chứng như tràn khí
màng phổi, nhiễm trùng kén khí, gây ảnh
hưởng chức năng hô hấp khi kén khí phát
triển lớn đè ép phần phổi lành(5,7).
Phẫu thuật cắt kén khí là phương thức điều
trị triệt để với nguyên tắc chung là cải thiện chức
năng hô hấp cho người bệnh đã mang lại nhiều
kết quả tốt.
Trong đó phẫu thuật nội soi có video hỗ trợ
để cắt kén khí, là phương pháp điều trị xâm
nhập tối thiểu đã ngày càng phát triển và có vai
trò quan trọng trong phẫu thuật điều trị bệnh
kén khí phổi(4,6)
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá vai trò của phẫu thuật nội soi trong
điều trị bệnh lý kén khí phổi.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Đoàn hệ tiền cứu
Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 3/2012 đến 03/2013 tại bệnh viện
Chợ Rẫy
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt
kén khí phổi.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bao gồm những trường hợp kén khí nhiễm
trùng, kén khí chảy máu trong kén, các kén
khí có chỉ định mổ hoặc kén khí đã vỡ gây tình
trạng tràn khí hoặc tràn khí và tràn máu màng
phổi tự phát.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những trường hợp kén khí không có chỉ
định phẫu thuật, những trường hợp tràn khí
màng phổi do chấn thương, do lao hoặc do
COPD.
Phương pháp nghiên cứu
Trước khi phẫu thuật bệnh nhân được chụp
X quang phổi và CT scan ngực để chẩn đoán
bệnh kén khí phổi, cùng với đánh giá tiền sử, các
triệu chứng lâm sàng, đo chức năng hô hấp, khí
máu động mạch và các xét nghiệm tiền phẫu
thường qui khác.
Sau phẫu thuật bệnh nhân được đánh giá các
triệu chứng lâm sàng, chức năng hô hấp, khí
máu động mạch, chụp Xquang phổi kiểm tra,
theo dõi dẫn lưu màng phổi và xác định các biến
chứng như dò khí dai dẳng, xẹp phổi, nhiễm
trùng, mổ cắt kén khí lại.
Phương pháp phẫu thuật
Bệnh nhân được gây mê bằng ống nội khí
quản hai nòng, kê tư thế nghiêng về phía đối
diện phổi tổn thương.
Đặt trocar 10mm ở liên sườn VI đường nách
giữa hoặc qua lỗ ống dẫn lưu trong những
trường hợp bệnh nhân đã được dẫn lưu màng
phổi, đưa camera nội soi lồng ngực xác định tổn
thương mức độ dính vào thành ngực, vị trí dính
của phổi để xác định chỗ đặt 2 trocar 5mm và
10mm để đưa dụng cụ thao tác thuận tiện nhất.
Khi phát hiện kén khí tiến hành cắt và
khâu cột kén khí bằng chỉ vicryl hay sử dụng
stapler cắt kén khí hoặc phối hợp stapler và
khâu chỉ vicryl.
Sau mổ đặt ống dẫn lưu màng phổi để theo
dõi hậu phẫu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 280
Đánh giá kết quả
Tốt khi cắt bỏ được kén khí qua nội soi và
không có biến chứng sau mổ.
Trung bình khi cắt bỏ được kén khí qua nội
soi nhưng có biến chứng sau mổ hoặc thời gian
giữ dẫn lưu màng phổi kéo dài hơn 5 ngày.
Xấu khi phải mổ lại.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2013, trong một
năm nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy có 33
trường hợp bệnh nhân được phẫu thuật nội soi
cắt kén khí phổi
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân
GIỚI Số lượng Tỉ lệ
Nam 29 87,8%
Nữ 4 12,2%
Tuổi trung bình 39,2 (16-72)
Bảng 2: Tiền sử bệnh
TIỀN SỬ BỆNH Số lượng Tỉ lệ
Lao 2 6,06%
COPD 7 21,2%
Tràn khí màng phổi 13 39,3%
Hút thuốc lá 17 51,5%
Bệnh nhân được đánh giá các triệu chứng
lâm sàng như: đau ngực, khó thở, ho khan, ho
khạc đàm, tràn khí màng phổi đang dẫn lưu.
Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng
Triệu Chứng Lâm Sàng Số lượng Tỉ lệ
Đau ngực 19 57,5%
Khó thở 22 66,7%
Ho khan 12 36,3%
Khạc đàm 1 3,03%
Tràn khí MP 25 75,7%
Tất cả bệnh nhân đều được chụp X quang
phổi và CT scan ngực, các tổn thương được mô
tả qua các bảng sau:
Bảng 4: Xquang phổi
XQuang Phổi Số lượng Tỉ lệ
Tràn khí MP 22 66,7%
Phát hiện kén khí 5 15,1%
Không phát hiện kén khí 28 84,8%
Có 96,9% bệnh nhân được phát hiện kén khí
qua hình ảnh CT scan ngực, chỉ có 21,2% bệnh
nhân phát hiện kén khí khi chụp X quang phổi,
cho thấy giá trị của CTscan ngực trong chẩn
đoán bệnh.
Bảng 5: CT scan ngực
CT Scan ngực Số lượng Tỉ lệ
Phát hiện kén 32 96,9%
Không phát hiện kén khí 1 3,1%
Kén khí phổi P 17 51,5%
Kén khí phổi T 10 30,3%
Kén khí cả 2 phổi 6 18,2%
Trong khi tiến hành phẫu thuật, chúng tôi
quan sát và mô tả các dạng tổn thương kén khí
phổi của bệnh nhân
Bảng 6: các loại tổn thương của kén khí
Loại tổn thương Số lượng Tỉ lệ
Một kén khí 17 51,5%
Nhiều kén khí 16 48,5%
Kén khí thùy trên 30 90,9%
Kén khí thùy giữa 2 6,06%
Kén khí thùy dưới 3 9,09%
Kén khí ở nhiều thùy 4 12,1%
Kén khí có đáy rộng lan tỏa 7 21,2%
Kén khí dính ít bóc tách dễ dàng 12 36,6%
Kén khí dính nhiều bóc tách khó 5 15,1%
Kén khí vỡ có giả mạc nhiễm
trùng
2 6,06%
Chúng tôi tiến hành cắt kén khí bằng tay và
khâu lại bằng chỉ vicryl, hoặc tiến hành cắt bằng
stapler, hoặc phối hợp cả hai phương pháp.
Bảng 7: Các phương pháp xử trí kén khí
PT nội soi Số lượng Tỉ lệ
Cắt & khâu kén khí 6 18,1%
Stapler 19 57,5%
Stapler + khâu bóng khí nhỏ 8 244%
Bảng8: Theo dõi hậu phẫu
Hậu phẫu Số lượng Tỉ lệ
Rút dẫn lưu MP < 5ngày 28 84,8%
Rút dẫn lưu MP > 5 ngày 5 15,2%
Dò khí dai dẳng 5 15,2%
Xẹp phổi 1 3,03%
Ho khạc đàm 2 6,06%
Sốt 1 3,03%
Tràn khí dưới da 2 6,06%
Đau ngực nhẹ 7 21,2%
Không đau ngực 26 78,8%
Khó thở nhẹ 5 15,1%
Khó thở nặng 0 0%
Không khó thở 28 84,8%
Mổ cắt kén khí lại 1 3,03%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 281
Sau phẫu thuật chúng tôi tiến hành theo dõi
đánh giá bệnh nhân qua các triệu chứng lâm
sàng, theo dõi ống dẫn lưu màng phổi.
Bảng 9: Đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả Số lượng Tỉ lệ
Tốt 25 75,7%
Trung bình 7 21,2%
Xấu 1 3,1%
BÀN LUẬN
Bệnh kén khí phổi có ảnh hưởng nhiều đến
sức khoẻ và đời sống của người bệnh do có tình
trạng hủy hoại nhu mô phổi, kết hợp với sự gia
tăng hoạt động của trung tâm hô hấp làm tăng
tải cơ hô hấp, gây bất cân xứng giữa thông khí và
tưới máu của phổi, từ đó làm giảm chức năng hô
hấp của bệnh nhân.
Cơ chế hình thành kén khí vẫn còn có nhiều
giả thiết, phần lớn các tác giả chia thành hai loại:
bẩm sinh (tiên phát) và mắc phải (thứ phát), trên
lâm sàng việc xếp loại kén khí chỉ có thể dựa vào
một số đặc điểm như độ tuổi phát bệnh, tiền sử
bệnh, hay chính xác hơn cả là khi có kết quả mô
học của kén khí.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam giới
chiếm 87,8% và nữ giới 12,2%, cho thấy phần lớn
kén khí phổi xuất hiện ở nam giới.
Tỷ lệ này cũng tương đương với các tác giả
khác như :
- O'Brien-CJ trong nghiên cứu của mình có
nam giới chiếm 75% và nữ giới là 25%(10)
- Tác giả Samir S.Shah có nam giới chiếm
77,6% và nữ giới chiếm 22,4% trong nghiên cứu
của mình(13)
Độ tuổi trung bình là 39,2 trong đó nhỏ nhất
là 16 tuổi và lớn nhất là 72 tuổi, cho thấy bệnh
thường xuất hiện ở những bệnh nhân nam giới
còn trẻ tuổi, một số tác giả còn cho thấy bệnh
thường xuất hiện ở những thanh niên trẻ cao,
gầy.
Phần lớn tiền sử bệnh có hút thuốc lá (trong
nghiên cứu có 51,5%), theo hiệp hội lồng ngực
Mỹ có 15% bệnh nhân hút thuốc lá có tình trạng
khí phế thủng(8).
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân không
rõ ràng cho chẩn đoán, khi kén khí chưa có biến
chứng các triệu chứng biểu hiện tiềm ẩn hoặc
giống như bệnh viêm đường hô hấp khác như
ho khan (36,3%), ho khạc đàm (3,03%), đau ngực
(chiếm 57,5%), khó thở (66,7%).
Phần lớn các trường hợp xác định kén khí
khi giải quyết các biến chứng của nó, khi đó lại
biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau như kén khí
vỡ gây tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi,
kén khí nhiễm trùng hay kén khí chảy máu trong
kén gây ho khạc ra máu. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi có 25 trường hợp (75,7%) xác định kén
khí khi kén khí vỡ gây tràn khí màng phổi, các
trường hợp này được xử trí dẫn lưu màng phổi
khi vào viện, sau đó còn tình trạng dò khí liên
tục theo dẫn lưu, được tiến hành X quang phổi
và CT scan ngực tìm nguyên nhân, trong đó X
quang phổi thường không phát hiện kén khí chỉ
có rất ít trường hợp phát hiện khi kén khí to (có 5
trường hợp chiếm 15,1%). Tuy nhiên, quan sát
hình ảnh mở cửa sổ phổi trong CT scan ngực đã
phát hiện hình ảnh kén khí dễ dàng hơn (96,9%
phát hiện kén khí), cho thấy CT scan ngực là một
phương pháp chẩn đoán kén khí phổi với độ
nhạy cao, có thể phát hiện những kén khí nhỏ từ
10mm trở lên, thấy sự phân bố mạch máu trong
phần phổi lân cận, thấy mức độ chèn ép của kén
khí từ đó cho phép tiên lượng chính xác cuộc
mổ, nhất là trong phẫu thuật nội soi lồng
ngực(12,9).
Phẫu thuật cắt bỏ kén khí để cải thiện chức
năng hô hấp cho bệnh nhân hoặc để giải quyết
các biến chứng của kén khí đã được tiến hành
trong nhiều năm, trong những năm gần đây
phẫu thuật nội soi để cắt kén khí đã được ứng
dụng nhiều hơn, trong 1 năm qua chúng tôi đã
tiến hành PTNS cho 33 trường hợp kén khí phổi.
Qua đó, chúng tôi đã xác định vị trí thường gặp,
hình dạng kén, hoặc tình trạng dày dính thành
ngực khi kén khí vỡ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 282
Trong nghiên cứu có 30 trường hợp (90,9%)
kén khí ở thùy trên vùng đỉnh phổi, do vùng
đỉnh phổi áp lực âm hơn vùng đáy, phù hợp với
nghiên cứu của nhiều tác giả khác như Bostanci
có 82% kén khí vùng thùy trên phổi(1).
Khi tiến hành cắt kén khí chúng tôi thường
đánh giá độ rộng của đáy kén khí để xem mức
độ tổn thương của kén khí và nhu mô phổi
dưới vùng kén khí, kẹp cắt kén khí đến giới
hạn của phần nhu mô phổi lành và nhu mô
phổi bị hủy hoại sẽ tránh cho tình trạng dò khí
sau khi phẫu thuật.
Chúng tôi đã PTNS cắt kén khí cho 8 trường
hợp (24,3%) kén khí phổi chưa vỡ và 25 trường
hợp (75,7%) kén khí vỡ gây tràn khí màng phổi.
Những trường hợp tràn khí màng phổi do
kén khí vỡ thường dính thành ngực, nhất là
những trường hợp thời gian sau khi đặt dẫn lưu
màng phổi kéo dài, trong nghiên cứu có 36,6%
kén khí vỡ gây dính ít thành ngực khi phẫu
thuật chúng tôi đã bóc tách khá dễ dàng. Có
15,1% dính thành ngực nhiều bóc tách khó khăn
dễ tổn thương màng phổi, đây cũng là một
nguyên nhân gây nên tình trạng dò khí dai dẳng
sau mổ làm thời gian rút ống dẫn lưu kéo dài.
Kẹp cắt kén khí và khâu bằng vicryl có 6
trường hợp (18,1%), sử dụng stapler 19 trường
hợp (57,5%), kết hợp stapler và khâu vicryl (8
trường hợp) cho những trường hợp stapler kẹp
chưa hết đáy kén khí hoặc khâu vicryl cho
những bóng khí nhỏ (bleb) khác. Sử dụng stapler
cắt kén khí làm rút ngắn thời gian phẫu thuật và
phổi được khâu kín hơn, ít gây tình trạng dò khí
sau mổ hơn.
Nghiên cứu của tác giả Sakamoto cho thấy
không có trường hợp nào gây dò khí sau khi cắt
bằng stapler, còn cắt và khâu kén khí bằng tay
cho tỉ lệ 6,3% dò khí sau mổ.(11)
Tuy nhiên hiện nay giá thành cho stapler còn
cao, nên việc sử dụng stapler cũng còn có giới
hạn.
Sau phẫu thuật, dựa theo những kết quả đã
đạt được cho bệnh nhân và những biến chứng
trong thời gian hậu phẫu (bảng 9) chúng tôi có
75,75 trường hợp đạt kết quả tốt, có 21,2%
trường hợp có biến chứng sau mổ hoặc thời gian
giữ dẫn lưu màng phổi kéo dài hơn 5 ngày, chỉ
có 01 trường hợp phải mổ cắt lại kén khí do còn
1 kén khí nhỏ ở mặt sau vùng thùy trên phổi đã
không được phát hiện.
KẾT LUẬN
Bệnh lý kén khí phổi gây ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống sức khoẻ của người bệnh, đặc
biệt bệnh cảnh lại thường xuất hiện ở nam giới
trẻ tuổi, thuộc lứa tuổi lao động. Phẫu thuật cắt
kén khí phổi đã giải quyết được những ảnh
hưởng cũng như những biến chứng của kén khí
gây ra cho người bệnh.
Trong đó phẫu thuật nội soi cắt kén khí phổi
với những kết quả khả quan đạt được cho thấy
đây là phương pháp phẫu thuật an toàn và có
hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bostanci K. et al. (2005). Bullous lung disease and cigarette
smoking: a postmortem study. Marmara Medical J. 18 (3): 123-
8
2. Conolly JE (1996). Surgical treatment of bullous emphysema,
Glenn’s thracic and cardiovascular surgery. p 247 – 257.
3. Crofton J and Douglas A. (1996). Large emphysematous
bullae, Chronic bronchitis and emphysema, respiratory
disease. p 329 – 331.
4. De Giacomo T et al. (2002). Bullectomy is comparable to lung
volume reduction in patients with end-stage emphysema.
Eur.J.Cardiothorac Surg.; 357-62.
5. Đỗ Kim Quế (2010). Điều trị kén khí phổi bằng phẫu thuật nội
soi lồng ngực. Y học TP Hồ Chí Minh. Vol 14.: 80-84.
6. Hazelrigg SR. (1994). Thoracoscopic management of
spontaneous pneumothorax and bullous disease. Atlas of
video-assisted thoracic surgery, WB Saunders .p 195 – 200.)(
Tiziano De Giacomo and Giorgio Furio Coloni. Video- assited
thoracoscopic treatment of giant bullae associated with
emphysema, Eur J Cardiothorac Surg. 1999; 15: 753 – 757.)
7. Lê Thị Tuyết Lan (1998). – Sinh lý bệnh học của bệnh phổi
tắc nghẽn mãn tính. Báo cáo khoa học kỹ thuật tập 5.
Trung tâm lao và bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch thực hiện
1998. Trang 21 - 30.
8. Nguyễn Công Minh (2008). Đánh giá kết quả điều trị ngoại
khoa bệnh kén khí phổi tại bệnh viện Chợ Rẫy trong 10 năm
1999-2008
9. Phí Ích Nghị (người dịch), tác giả F. A. Burgener – M.
Kormano (1998). Phổi, Ngực, X quang cắt lớp điện toán chẩn
đoán phân biệt thưc hiện. Trang 184 – 214.
10. Sabiston DC., Spencer FC. (1996). Emphhysema and
associated conditions, Congenital lesions of the lung and
emphysema. Surgery of the chest., p.871 – 879.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 283
11. Sakamoto K et al.(2004). Staple line coverage with absorbable
mesh after thoracoscopic bullectomy for spontaneous
pneumothorax. Surg Endosc 2004; 18(3) 478-481.
12. Sihoe AD, Yim AP, Lee TW, Wan S, Yuen EH, Wan IY,
Arifi AA (2000). Can CT Scanning to be used to select patients
with unilateral primary spontaneous pneumothorax for
bilateral surgery, Chest; 118: 380 – 383.
13. Wex-P; Ebner-H; Dragojevic-D (1983). Funcional surgery of
bullous emphysema, Thora-Cardiovasc-Surg. 31(6): 346 – 351.
Ngày nhận bài: 16/02/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/08/2013
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_vai_tro_cua_phau_thuat_noi_soi_trong_dieu_tri_ken_k.pdf