Việc phỏng vấn các hộ dân đã được thực
hiện tại tất cả 8 thôn/8 thôn của xã, tuy nhiên
phân bố không đều do đặc điểm các thôn có
những đối tượng đi rừng, rẫy nhiều, ít khác
nhau. Trong số 204 hộ được phỏng vấn nằm
trong đối tượng đi rừng, rẫy thì dân tộc kinh
chiếm số đông (53,4%), tiếp đến là dân tộc
Stieng (41,7%) cho thấy mặc dù là dân tộc bản
địa song dân tộc Stieng không còn chiếm số
đông trong đối tượng nguy cơ cao phơi nhiễm
với sốt rét do việc đi rừng, rẫy.
Trình độ học vấn của người được phỏng vấn
cũng rất khác nhau; 61,3% có trình độ trung học
cơ sở và tiểu học, 18,1% có trình độ phổ thông
trung học, 0,5% trình độ sau phổ thông trung
học, tuy nhiên con số mù chữ khá cao 20,1%
(41/204) và con số mù chữ tập trung chủ yếu ở
dân tộc Sieng 82,9% (34/41) cho thấy đây vẫn là
đối tượng có nhận thức còn hạn chế cần có biện
pháp phù hợp trong truyền thông phòng chống
sốt rét nói chung.
Trong 204 người được hỏi thì có tới 74,0%
trả lời đúng ít nhất 1 triệu chứng của bệnh sốt
rét cho thấy nhận biết về triệu chứng bệnh sốt
rét trong các đối tượng đi rừng, rẫy khá cao,
tuy hiên cũng còn 19,6% nói họ không biết bất
kỳ triệu chứng nào của bệnh sốt rét là điều
đáng lo ngại.
Trong 109 người nói thường đi rừng, rẫy thì
84,4% nói rằng mang màn hoặc mang kem
chống muỗi để sử dụng, tuy nhiên 15,6% trả lời
không mang theo phương tiện gì chống muỗi
đốt là điều đáng lo ngại.
Trong số 109 gia đình có đi rừng, rẫy chỉ có
31,2% (34/109) gia đình nói họ từng nhận thuốc
sốt rét cho tự điều trị cho thấy việc nhận thuốc
sốt rét cho việc tự điều trị còn thấp, tuy nhiên 34
hộ gia đình có nhận thuốc tự điều trị thì chỉ có
26,5% (9/34) trong số họ nói có mang theo thuốc
khi có ngủ lại trong rừng-rẫy, điều này cho thấy
nếu người dân bị sốt trong rừng thì việc cấp
phát thuốc cho tự điều trị chưa phát huy được
vai trò như mong muốn.
Qua kiểm tra thực tế kiến thức về cách dùng
thuốc đối với những trường hợp được hướng
dẫn bằng lời nói thì có đến 25,9% (7/27) trả lời
sai về liều dùng của thuốc cho thấy khả năng
dùng đúng liều của người được hướng dẫn là
rất hạn chế nếu hướng dẫn bằng lời nói, trong
khi 26,5% (9/34) người được nhận thuốc trả lời
sai về số ngày điều trị cũng là tỷ lệ cao đáng lo
ngại.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá việc sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét ở xã Đăk Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 1
ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TỰ ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT
Ở XÃ ĐĂK Ơ, HUYỆN BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC
Lê Thành Đồng*, Mai Anh Lợi*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Biện pháp cấp thuốc tự điều trị sốt rét cho đối tượng đi rừng, rẫy đã được thực hiện nhiều năm
nay. Tuy nhiên, việc cấp, đối tượng cấp, việc sử dụng, hiệu quả sử dụng như thế nào còn có nhiều vấn đề cần
phải xem xét lại. Đề tài này nhằm đánh giá tình hình đi rừng, rẫy, việc cấp, sử dụng thuốc tự điều trị.
Đối tượng và phương pháp: Đối tượng là nhân viên chuyên trách sốt rét (y tế xã, y tế thôn bản) và người
thường xuyên đi rừng, rẫy. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng, đồng thời kiểm tra sổ sách, báo cáo về
công tác cấp phát thuốc tự điều trị tại Trạm Y tế xã Đăk Ơ (Bình Phước).
Kết quả: Phỏng vấn 204 đối tượng tại xã, tỷ lệ mù chữ 20,1%, trong đó ở dân tộc Stieng 82,9% (34/41). Tỷ
lệ biết ít nhất 1 triệu chứng bệnh sốt rét là 74,0%, không biết triệu chứng nào 19,6%. Trong số thường xuyên đi
rừng, rẫy có 31,2% (34/109) từng nhận thuốc tự điều trị sốt rét, trong đó có 26,5% (9/34) có mang theo thuốc
khi ngủ lại trong rừng, rẫy. 27 trường hợp được hướng dẫn cách dùng thuốc bằng lời nói thì có đến 25,9%
(7/27) trả lời sai cách dùng.
Kết luận: Việc cấp thuốc tự điều trị khi bị sốt rét cho người đi rừng, rẫy ở Xã Đăk Ơ không đạt hiệu quả.
Từ khóa: Thuốc tự điều trị khi bị sốt rét, Đăk Ơ.
ABSTRACT
ASSESSMENT ON DISTRIBUTION AND USING OF ANTI-MALARIA DRUG FOR SELF-
TREATMENT IN DAK O COMMUNE, BU GIA MAP DISTRICT, BINH PHUOC PROVINCE
Le Thanh Dong, Mai Anh Loi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 1 - 6
Backgrounds: Over the years, malarial prevention program have applied various measures to prevent
Malaria effectively, including the supply medicines of self-treatment for inhabitant go to sleep in the forest.
However, the use of self-treatment on the side if allocation and use are not fully implemented and seriously, so it is
necessary to evaluate this work.
Subjects and methods: The interviews is conducted with officials in charge of malaria (including staff of
health station and health volunteers) and inhabitants often go to sleep in the forest with two standard
questionnaires, audit and report on the allocation of medicines of self-treatment in Dak O health station, Bu Gia
Map district, Binh Phuoc province.
Result: Representative of 204 households was interviewed in the 8/8 of the village, the high illiteracy rate of
20.1% (41/204) and the number of illiterate concentrated mainly in Stieng ethnic group 82.9% (34/41).
Percentage of people know at least one of the malaria symptoms was 74.0% (151/204), but some people do not
know any malaria symptoms is high; 19.6% (40/204). Among those who regularly sleep in the forest for
cultivation only 31.2% (34/109) had received anti-malarial medicines for self-treatment, but in only 26.5% (9/34)
of them carrying medicines when go to sleep in the forest. In 27 cases are instructed through oral on how to use
the medicines, up to 25.9% (7/27) gave the wrong answer on how to use the medicine correctly.
* Viện Sốt rét-Ký sinh trùng- Côn trùng TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Lê Thành Đồng, ĐT: 0912009217, Email: lethanhdong@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 2
Conclusions: Do not use the provision of anti-malarial medicines for self-treatment as a means to malaria
prevention due to the risk of drug resistance from the lack of control in drug use.
Key words: Anti-malaria drug, self-treatment, Dak O.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua chúng ta đã đạt được
nhiều thành tích quan trọng, đã đẩy lùi được sốt
rét trên phạm vi toàn quốc. Các biện pháp
phòng chống sốt rét được triển khai rất hiệu quả
cho cộng đồng các vùng sốt rét lưu hành, các
đối tượng tại chỗ(1,3,5). Tuy nhiên, đối với các đối
tượng di biến động như đi rừng, rẫy thì biện
pháp nào cho nhóm đối tượng này là thích
hợp(1,4,5), qua nghiên cứu, chúng ta đã đưa biện
pháp cấp thuốc tự điều trị khi bị sốt rét vào
chương trình như là biện pháp bổ sung. Biện
pháp này đã được thực hiện nhiều năm nay.
Tuy nhiên, việc cấp, đối tượng cấp, việc sử
dụng, hiệu quả sử dụng như thế nào còn có
nhiều vấn đề cần phải xem xét lại.
Khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng trong những
năm qua, tỷ lệ điều trị bệnh nhân sốt rét so với
tổng liều điều trị (trong đó chủ yếu là cấp thuốc
tự điều trị) chiếm tỷ trọng thấp, như năm 2010
chiếm 15,8% (6.924/58.565), năm 2011 là 15,0%
(6.448/42.981) và 5 tháng đầu năm 2012 chiếm
17,4% (2.599/14.909). Thêm vào đó trước tình
hình sốt rét đã giảm thấp trên phạm vi cả nước,
vấn đề đặt ra cho tương lai là cấp thuốc tự điều
trị như thế nào mang lại hiệu quả cao nhất hoặc
có nên hay không tiếp tục thực hiện biện pháp
cấp thuốc tự điều trị như là một biện pháp
phòng chống sốt rét trong khi chúng ta dần
chuyển sang giai đoạn loại trừ sốt rét như chiến
lược phòng chống sốt rét đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030 mà chương trình mục tiêu
quốc gia phòng chống sốt rét đã đề ra. Chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá việc
sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét ở xã Đăk Ơ,
huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước”.
Mục tiêu của đề tài: Đánh giá tình hình cấp,
sử dụng thuốc sốt rét tự điều trị của một xã có
sốt rét lưu hành nặng và có nhiều đối tượng đi
rừng, rẫy.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian và địa điểm
Thời gian
Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2012
Địa điểm
Xã Đăk Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình
Phước.
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng: Nhân viên y tế chuyên trách về
phòng chống sốt rét (y tễ xã, y tế thôn bản);
Người dân được cấp thuốc sốt rét tự điều trị
trong thời gian từ năm 2010 đến tháng 9 năm
2012.
Địa điểm xã Đăk Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh
Bình Phước.
Phương pháp nghiên cứu và kỹ thật thu
thập số liệu
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp
quan sát mô tả, mô tả thực trạng tình hình cấp,
phát thuốc, việc bảo quản, sử dụng, đồng thời
tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng
thuốc tự điều trị khi bị sốt rét.
Kỹ thuật thu thập số liệu: Phỏng vấn trực
tiếp đối tượng nghiên cứu bằng 02 bộ câu hỏi (in
sẵn), một bộ cho đối tượng là cán bộ y tế và một
bộ cho đối tượng là người dân được cấp thuốc
sốt rét tự điều trị. Quan sát, thu thập số liệu về
danh sách những người được cấp thuốc và sổ
sách báo cáo liên quan việc cấp thuốc tự điều trị.
Chọn mẫu
Chọn toàn bộ những người được cấp thuốc
sốt rét cho tự điều trị trong khoảng thời gian từ
2010 đến tháng 9 năm 2012 tại xã Đăk Ơ huyện
Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước (theo danh sách
lưu tại cơ sở y tế).
Chọn tất cả các nhân viên y tế chuyên trách
sốt rét của xã và toàn bộ sổ sách, báo cáo liên
quan tới việc cấp thuốc tự điều trị sốt rét tại cơ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 3
sở y tế.
Xử lý dữ liệu
Xử lý số liệu bằng EpiData 3.1, Microsoft
Excel.
KẾT QUẢ
Điều tra phỏng vấn hộ gia đình
Phân bố theo đơn vị hành chính
Tổng số chủ hộ/người chủ chốt trong gia
đình có người đi rừng, rẫy được phỏng vấn là
204. Trong đó, phân bố cụ thể ở các thôn như
sau: (Bảng 1).
Bảng 1. Phân bố số hộ có người đi rừng, rẫy ở các
thôn, xã Bù Gia Mập, năm 2012.
Tên Thôn Số hộ được điều tra
Thôn 1 1
Thôn 2 5
Thôn 3 1
Thôn 4 46
Thôn 6 35
Thôn 9 61
Thôn Bù Khơn 1
Thôn Bù Xia 20
Thôn Đăk Côn 1
Thôn Đăk Lim 33
Tổng cộng 204
Đối tượng đi rừng, rẫy phân bố rải rác trong
10/10 thôn, nhiều nhất là thôn 9 (61/204), thôn 4
(46/204), thôn 6 (35/204), tuổi trung bình là 34,82
± 11,21 (18 - 60).
Phân bố theo dân tộc, giới, học vấn
Bảng 2: Dân tộc, giới tính, trình độ học vấn, nghề
nghiệp ở các đối tượng được phỏng vấn.
Biến số Tần suất (%)
Dân tộc Kinh 109 (53,4)
Stiêng 85 (41,7)
Tày 7 (3,4)
Khác 3 (1,5)
Cộng 204 (100,0)
Giới Nam 134 (65,7)
Nữ 70 (34,3)
Cộng 204 (100,0)
Trình độ học vấn Mù chữ 41 (20,1)
Tiểu học, PTCS 125 (61,3)
PTTH 37 (18,1)
Sau PTTH 1 (0,5)
Biến số Tần suất (%)
Cộng 204 (100,0)
Nghề nghiệp Làm rẫy 202 (99,0)
Thợ rừng 1 (0,5)
Khác 1 (0,5)
Cộng (100,0)
Trong 204 người được phỏng vấn tuổi từ 18
đến 60, dân tộc Kinh chiếm 53,4%, dân tộc
Stieng 41,7%, dân tộc Tày 3,4%, dân tộc khác
1,5%. Đa số có trình độ học vấn thấp, trong đó
mù chữ 20,1% (41/204).
Hiểu biết về các triệu chứng của bệnh sốt rét.
Bảng 3. Hiểu biết của các đối tượng về bệnh sốt rét
(n=204).
Các triệu chứng Tần suất (%)
Nóng sốt 149 (73,0)
Rét run 151 (74,0)
Vã mồ hôi 65 (31,9)
Đau đầu 106 (52,0)
Đau người 73 (35,8)
Không biết 40 (19,6)
Trong 204 người được hỏi thì có 151 người
(74,0%) trả lời đúng ít nhất 1 triệu chứng của
bệnh sốt rét, có 40 người/204 người (19,6%)
không biết về triệu chứng của bệnh sốt rét.
Nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh sốt
rét
Bảng 4. Nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh sốt rét
(n=204).
Sự nguy hiểm của sốt rét Tần suất (%)
Chết người 184 (90,2)
Ảnh hưởng sức khỏe 16 (7,8)
Không ảnh hưởng sức khỏe 3 (1,5)
Không chắc đã ảnh hưởng sức khỏe 1 (0,5)
Tổng 204 (100,0)
Thái độ và thực hành phòng chống sốt rét
và sử dụng thuốc sốt rét
Bảng 5. Tỷ lệ người đi rừng, ngủ rẫy ở các đối
tượng được cấp thuốc tự điều trị sốt rét (n=204).
Các chỉ số Tần suất (%)
Người thường xuyên đi rừng, rẫy 109 (53,4)
Người không thường xuyên đi
rừng, rẫy
95 (46,6)
Tổng 204 (100,0)
Số thường xuyên đi rừng rẫy chiếm (53,4%),
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 4
số còn lại có đi rừng, rẫy nhưng không thường
xuyên (46,6%).
Bảng 6. Tỷ lệ mang màn, kem xua muỗi ở những
người thường xuyên ngủ rừng ngủ rẫy (n=109).
Các chỉ số Tần suất (%)
Có mang màn chống muỗi khi ngủ
rừng, ngủ rẫy
90 (82,6)
Có mang kem chống muỗi khi ngủ
rừng, ngủ rẫy 2 (1,8)
Không mang phương tiện chống muỗi
khi ngủ rừng, ngủ rẫy
17 (15,6)
Tổng 109 (100,0)
Trong số những người thường xuyên đi
rừng, rẫy (n=109) thì số người có mang theo
phương tiện phòng chống muỗi đốt (màn hoặc
kem chống muỗi đốt) chiếm 84,4%, số không có
biện pháp nào phòng chống muỗi 15,6%.
Bảng 7. Tỷ lệ ngủ lại ở rừng, ngủ rẫy qua đêm ở
những hộ thường xuyên đi rừng, đi rẫy (n=109).
Các chỉ số Tần suất (%)
Thường xuyên ngủ trong rừng trong rẫy 9 (8,3)
Có ngủ rừng, rẫy nhưng đi theo mùa vụ 100 (91,7)
Tổng 109 (100,0)
Đi rừng, rẫy thường theo mùa vụ, thời gian
đi và ngủ trong rừng, rẫy khác nhau, 8,3%
(9/109) thường xuyên ngủ lại rẫy, 91,7%
(100/109) đi rừng, rẫy theo mùa vụ.
Bảng 8. Tỷ lệ người nhận thuốc sốt rét tự điều trị ở
những hộ thường xuyên đi rừng, đi rẫy (n=109).
Các chỉ số Tần suất (%)
Đã từng nhận thuốc sốt rét 34 (31,2)
Chưa từng nhận thuốc sốt rét 75 (68,8)
Tổng 109 (100,0)
Trong 109 gia đình có thường xuyên đi
rừng, rẫy có 31,2% (34/109) người đã từng nhận
thuốc sốt rét tự điều trị, 68,8% chưa được cấp
thuốc tự điều trị.
Bảng 9 Tỷ lệ người mang thuốc sốt rét theo khi ngủ
rừng, rẫy (n=34).
Các chỉ số Tần suất (%)
Có mang thuốc sốt rét khi ngủ rừng, rẫy 9 (26,5)
Không mang thuốc sốt rét khi ngủ rừng, rẫy 25 (73,5)
Tổng 34 (100,0)
Có 9/34 (26,5%) trong có mang theo thuốc
khi đi rừng, rẫy, không mang theo thuốc 73,5%.
Bảng 10. Số người được hướng dẫn cách dùng khi
nhận thuốc (n=34).
Các chỉ số Tần suất (%)
Được hướng dẫn bằng lời nói 27 (79,4)
Được hướng dẫn bằng lời đơn thuốc 7 (20,6)
Tổng 34 (100,0)
34 người được nhận thuốc sốt rét đều được
hướng dẫn sử dụng, trong đó bằng lời nói 79%,
bằng đơn thuốc in sẵn trong hộp thuốc 20,6%.
Bảng 11. Hiểu biết của người được hướng dẫn cách
dùng về số ngày dùng của thuốc (n=347).
Các chỉ số Tần suất (%)
Dùng đúng liều quy định (3 ngày) 25 (73,5)
Dùng sai liều quy định (1 ngày) 3 (8,8)
Dùng sai liều quy định (2 ngày) 1 (2,9)
Dùng sai liều quy định (4 ngày) 3 (8,8)
Dùng sai liều quy định (6 ngày) 1 (2,9)
Dùng sai liều quy định (7 ngày) 1 (2,9)
Tổng 34 (100,0)
Có 26,5% (9/34) người được hỏi trả lời sai về
số ngày điều trị; 5,9% (2/34) gia đình đang cất
trữ thuốc sốt rét trong nhà.
Bảng 12. Tỷ lệ biết điều trị đúng ở người được
hướng dẫn bằng lời nói về liều dùng của thuốc
(n=27).
Các chỉ số Tần suất (%)
Dùng đúng về liều lượng của các ngày
điều trị
20 (74,1)
Dùng sai về liều lượng của các ngày điều
trị 7 (25,9)
Tổng (100,0)
Có 25,9% trả lời sai về liều dùng, 74,1% trả
lời đúng liều dùng của thuốc.
Phỏng vấn cán bộ làm công tác phòng
chống sốt rét
Kết quả phỏng vấn 9 nhân viên y tế chuyên
trách sốt rét, kết quả thấy:
Có 08 nhân viên y tế thôn, 3 nam, 6 nữ, tuổi
trung bình 40,9 ± 2,8.
Có 6 người dân tộc Kinh, 1 dân tộc Nùng, 02
dân tộc Stieng. Có 01 người là bác sỹ (trưởng
trạm).
Có 5 người kiêm nhiệm công tác khác, 4
người chỉ làm chuyên trách sốt rét.
Có 5 người từng cấp thuốc tự điều trị cho
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 5
dân, 4/5 có ghi chép, 01 người không ghi chép,
5/5 người có hướng dẫn cách dùng thuốc cho
người nhận, trong đó hướng dẫn bằng lời nói
3/5 trường hợp, bằng đơn (có sẵn trong hộp
thuốc) 2/5 trường hợp.
Có 33,3% (3/9) người cho rằng dân sẽ không
dùng thuốc đúng như hướng dẫn.
BÀN LUẬN
Việc phỏng vấn các hộ dân đã được thực
hiện tại tất cả 8 thôn/8 thôn của xã, tuy nhiên
phân bố không đều do đặc điểm các thôn có
những đối tượng đi rừng, rẫy nhiều, ít khác
nhau. Trong số 204 hộ được phỏng vấn nằm
trong đối tượng đi rừng, rẫy thì dân tộc kinh
chiếm số đông (53,4%), tiếp đến là dân tộc
Stieng (41,7%) cho thấy mặc dù là dân tộc bản
địa song dân tộc Stieng không còn chiếm số
đông trong đối tượng nguy cơ cao phơi nhiễm
với sốt rét do việc đi rừng, rẫy.
Trình độ học vấn của người được phỏng vấn
cũng rất khác nhau; 61,3% có trình độ trung học
cơ sở và tiểu học, 18,1% có trình độ phổ thông
trung học, 0,5% trình độ sau phổ thông trung
học, tuy nhiên con số mù chữ khá cao 20,1%
(41/204) và con số mù chữ tập trung chủ yếu ở
dân tộc Sieng 82,9% (34/41) cho thấy đây vẫn là
đối tượng có nhận thức còn hạn chế cần có biện
pháp phù hợp trong truyền thông phòng chống
sốt rét nói chung.
Trong 204 người được hỏi thì có tới 74,0%
trả lời đúng ít nhất 1 triệu chứng của bệnh sốt
rét cho thấy nhận biết về triệu chứng bệnh sốt
rét trong các đối tượng đi rừng, rẫy khá cao,
tuy hiên cũng còn 19,6% nói họ không biết bất
kỳ triệu chứng nào của bệnh sốt rét là điều
đáng lo ngại.
Trong 109 người nói thường đi rừng, rẫy thì
84,4% nói rằng mang màn hoặc mang kem
chống muỗi để sử dụng, tuy nhiên 15,6% trả lời
không mang theo phương tiện gì chống muỗi
đốt là điều đáng lo ngại.
Trong số 109 gia đình có đi rừng, rẫy chỉ có
31,2% (34/109) gia đình nói họ từng nhận thuốc
sốt rét cho tự điều trị cho thấy việc nhận thuốc
sốt rét cho việc tự điều trị còn thấp, tuy nhiên 34
hộ gia đình có nhận thuốc tự điều trị thì chỉ có
26,5% (9/34) trong số họ nói có mang theo thuốc
khi có ngủ lại trong rừng-rẫy, điều này cho thấy
nếu người dân bị sốt trong rừng thì việc cấp
phát thuốc cho tự điều trị chưa phát huy được
vai trò như mong muốn.
Qua kiểm tra thực tế kiến thức về cách dùng
thuốc đối với những trường hợp được hướng
dẫn bằng lời nói thì có đến 25,9% (7/27) trả lời
sai về liều dùng của thuốc cho thấy khả năng
dùng đúng liều của người được hướng dẫn là
rất hạn chế nếu hướng dẫn bằng lời nói, trong
khi 26,5% (9/34) người được nhận thuốc trả lời
sai về số ngày điều trị cũng là tỷ lệ cao đáng lo
ngại.
Trong 9 người được phỏng vấn là cán bộ
chuyên trách sốt rét thì 8/9 là y tế thôn bản, còn
lại là cán bộ của trạm Y tế, trong số đó có 5/9 trả
lời phải kiêm nhiệm công tác khác ngoài công
tác phòng chống sốt rét, số còn lại 4/9 người chỉ
có làm chuyên trách sốt rét. Trong đó 5/9 người
nói họ có trong tay tài liệu hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị sốt rét do Bộ Y tế ban hành năm
2009 và 8/9 trong số họ được tập huấn điều trị
sốt rét là điều đáng mừng vì công tác này đã
triển khai mạnh xuống đến Y tế thôn bản.
Khi hỏi về khả năng tăng nguy cơ sốt rét
kháng thuốc từ việc cấp thuốc tự điều trị thì
88,9% (8/9) người cho rằng nguy cơ đó là có thật
và 100% cho rằng nếu cấp thuốc tự điều trị thì
cấp thẳng cho đối tượng đi rừng, rẫy mà không
nên cấp cho bất cứ ai trong hộ gia đình có người
đi rừng, rẫy là những ý kiến mang tính thực tế.
Về công tác tổ chức thực hiện nhằm tăng
tính hiệu quả trong cấp phát thuốc tự điều trị thì
8/9 cán bộ chuyên trách sốt rét cho rằng việc cấp
phát nên giao cho Trạm y tế xã là phù hợp với
chủ trương của chương trình quốc gia phòng
chống sốt rét và 9/9 người (100%) cán bộ chuyên
trách sốt rét cho rằng cần duy trì việc cấp phát
thuốc tự điều trị vì 8/9 trong số họ cho rằng việc
cấp phát thuốc hiện nay không bị lạm dụng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 6
KẾT LUẬN
Có 15,6% người đi rừng, rẫy không áp dụng
biện pháp phòng chống sốt rét.
Có 26,5% (9/34) có mang theo thuốc sốt rét
khi đi rừng, ngủ rẫy.
Có 25,9% (7/27) người đi rừng, rẫy điều trị
sai liều; 26,5% (9/34) điều trị sai ngày.
ĐỀ NGHỊ
Không áp dụng biện pháp cấp thuốc tự điều
trị khi bị sốt rét.
Tập trung truyền thông về việc cấp thuốc tự
điều trị cho đối tượng đi rừng, rẫy nếu vẫn duy
trì biện pháp cấp thuốc tự điều trị khi bị sốt rét.
Tiếp tục nghiên cứu tìm kiếm biện pháp
phòng chống sốt rét phù hợp với các đối tượng
đi rừng, rẫy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Hạnh Nhân, Nông Thị Tiến và cộng sự (2007), “Một số yếu
tố xã hội học liên quan đến lan truyền sốt rét dai dẳng tại huyện
Đăkrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”. Tạp chí phòng chống
bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng số 4, năm 2007. Viện Sốt rét
- Ký sinh trùng - Côn trùng Trung Ương.
2. Hoàng Hà (2007), "Nghiên cứu tình hình sốt rét và các yếu tố liên
quan đến sốt rét tại xã Thanh, huyện Hướng Hóa năm 2004 và
hiệu quả của các biện pháp tác động phòng chống sốt rét", Kỷ yếu
công trình nghiên cứu khoa học 2001 - 2006, Nhà xuất bản Y học,
tr. 84-92.
3. Lê Xuân Hợi và cộng sự (2008), “Đánh giá thực trạng công tác
giám sát vector và biện pháp phòng chống vector sốt rét khu vực
Nam Bộ - Lâm Đồng từ năm 2002 - 2008”. Tạp chí phòng chống
bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng số 6, năm 2008. Viện Sốt rét
- Ký sinh trùng - Côn trùng Trung Ương.
4. Nguyễn Võ Hinh (2007), "Nghiên cứu hình thái giao lưu và hành
vi phòng, chống sốt rét của các đối tượng nguy cơ mắc bệnh tại
huyện vùng cao biên giới A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2005
- 2007". Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh
trùng, 4, tr. 17 - 26.
5. Vũ Thị Phan (1996), “Dịch tễ học bệnh sốt rét và phòng chống sốt
rét ở Việt nam” Nhà xuất bản y học - Hà nội 1996; tr. 176-180
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_viec_su_dung_thuoc_tu_dieu_tri_sot_ret_o_xa_dak_o_h.pdf