Đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Sơn La hiện nay

Năm lμ, triển khai có hiệu quả các chính sách thu hút nguồn nhân lực Điều chỉnh và ban hành kịp thời các chính sách về chế độ đãi ngộ cho phù hợp đối với nguồn nhân lực dân tộc thiểu số như hỗ trợ về nhà ở, phụ cấp ưu đãi, nhất là ở các địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, Tỉnh cần tiếp tục thực hiện việc đưa tri thức trẻ về tăng cường cho các xã hướng tới từng bước thay thế đội ngũ cán bộ chưa qua đào tạo. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tổng kết để kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp với từng địa bàn vùng dân tộc thiểu số. Để sớm đưa Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV (tháng 9 – 2015), một trong những yếu tố quyết định sự thành công là phải đào tạo, phát triển được nguồn nhân lực dân tộc thiểu số mạnh về số lượng, cao về chất lượng. Vì vậy, cần phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém về việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong những năm qua, đồng thời, thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp trên. Bởi đó không chỉ là việc thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số mà còn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH và hội nhập quốc tế của tỉnh Sơn La trong các giai đoạn tiếp theo.6

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Sơn La hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực tiễn - kinh nghiệm Tạp chí giáo dục lý luận - Số 261 (quý II/2017) 79 ĐμO TạO NGUồN NHÂN LựC DÂN TộC THIểU Số PHụC Vụ CHO PHáT TRIểN KINH Tế - Xã HộI ở TỉNH SƠN LA HIệN NAY Nguyễn Hồng Hải * Tóm tắt: Nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số đ−ợc xem lμ nhân tố trung tâm, có vai trò quan trọng đối với sự tăng tr−ởng vμ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La. Vì vậy, trong những năm qua, Tỉnh luôn quan tâm đến việc đμo tạo phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Do đ−ợc quan tâm đμo tạo nên nguồn nhân lực dân tộc thiểu số của Tỉnh tăng lên đáng kể cả về số l−ợng vμ chất l−ợng, nh−ng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, yếu kém nhất định. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém đó, nâng cao chất l−ợng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Sơn La cần tiến hμnh các giải pháp đμo tạo vμ phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện của Tỉnh trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Đμo tạo; nguồn nhân lực; dân tộc thiểu số; phát triển kinh tế - xã hội. ơn La là một tỉnh nằm ở khu vực Tây Bắc Tổ quốc, với diện tích tự nhiên 1.412.349 ha, có 250 km đ−ờng biên giới giáp Lào với 12 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 11 huyện và 01 thành phố), 204 đơn vị hành chính cấp xã với hơn 3 nghìn bản, tiểu khu, tổ dân phố. Theo số liệu năm 2015, dân số Sơn La có trên 1.160.000 ng−ời với 12 dân tộc khác nhau nh−: Thái, Kinh, Mông, M−ờng, Dao, Khơ Mú, Xín Mun, Kháng, La Ha, Lào, Tày, Hoa Trong những năm qua, đ−ợc sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng, Nhà n−ớc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã đạt đ−ợc những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, * Thạc sĩ, Học viện Dân tộc, ủy ban Dân tộc. “Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2015 −ớc đạt 22.126 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2010, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 10,93%/năm. GRDP bình quân đầu ng−ời đạt 1.257 USD (t−ơng đ−ơng 26,4 triệu đồng), gấp 2 lần năm 2010. Tỷ lệ nghèo giảm từ 39,84% năm 2010 xuống còn 22,44% năm 2015”(1). Đạt đ−ợc những kết quả đó, có phần đóng góp không nhỏ của nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực dân tộc thiểu số. Nhận thức đ−ợc vai trò quan trọng của nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nên nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sơn La đã có các chủ 1 - Tỉnh ủy Sơn La: Báo cáo Số 477-BC/TU – Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hμnh Đảng bộ tỉnh khóa XIII tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV, ngμy 14 tháng 9 năm 2015. Nhiệm kỳ 2015 – 2020. S thực tiễn - kinh nghiệm Tạp chí giáo dục lý luận - Số 261 (quý II/2017) 80 tr−ơng, chính sách, đề án để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số: Tỉnh đã tập trung đẩy mạnh phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo. Theo số liệu thống kê, hiện trên địa bàn Tỉnh có 10 cơ sở dạy nghề, hàng năm đào tạo đ−ợc 9.372 học viên, 4 tr−ờng cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, với gần 10.000 học viên, 1 tr−ờng đại học là Đại học Tây Bắc, hàng năm đào tạo đ−ợc 12.523 sinh viên. Ngoài ra, Sơn La còn có gần 600 tr−ờng học và các cơ sở giáo dục đào tạo các cấp, cùng hệ thống tr−ờng phổ thông dân tộc nội trú ở tất cả các huyện. Cùng với đó, trong những năm qua, nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong Tỉnh cũng phát triển đáng kể với nhiều hình thức đào tạo khác nhau, đóng vai trò quan trọng là đào tạo theo chính sách cử tuyển. Theo số liệu báo cáo của ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, "Từ năm 2011 – 2015, tổng số sinh viên đ−ợc cử đi đào tạo tại các tr−ờng đại học, cao đẳng theo chế độ cử tuyển là 363 sinh viên, trong đó có 355 em là học sinh dân ng−ời tộc thiểu số”(2), cụ thể: (xem bảng) Bảng: Số sinh viên cử tuyển của các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La từ năm 2011 – 2015 (Đvt: ng−ời) TT Dân tộc Số l−ợng (ng−ời) 1 Dân tộc thái 129 2 Dân tộc Mông 134 3 Dân tộc Kháng 05 4 Dân tộc Khơ mú 07 5 Dân tộc Dao 18 6 Dân tộc La Ha 05 7 Dân tộc Xinh Mun 04 8 Dân tộc M−ờng 51 9 Dân tộc Lào 02 Tổng số: 355 (Nguồn: Báo cáo số 261/BC-UBND ngμy 12/8/2015 của ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La) 2 - ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La: Báo cáo số 261/BC-UBND ngμy 12/8/2015 của ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về Tổng kết các ch−ơng trình, chính sách dân tọc giai đoạn 2011 – 2015 vμ đề xuất chính sách dân tộc giai đoạn 2016 – 2020, Sơn La. Ngoài ra, cùng thời gian này (2011 – 2015), “Đã có 950 em học sinh là ng−ời dân tộc thiểu số theo học tại các tr−ờng trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển, kinh phí chi cho đào tạo là 61.581,274 triệu đồng”(3). Nhờ có chủ tr−ơng, chính sách của Đảng, Nhà n−ớc cùng hệ thống giáo dục phát triển nên “Chất l−ợng đào tạo trong các tr−ờng trung cấp, cao đẳng, đại học đ−ợc nâng lên góp phần nâng cao chất l−ợng nguồn nhân lực của Tỉnh. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí đ−ợc quan tâm, chú trọng. Công tác phát triển và lựa chọn cán bộ ng−ời dân tộc thiểu số có năng lực cử đi đào tạo chuyên sâu, đào tạo trên đại học đ−ợc đẩy mạnh. Quan hệ hợp tác trong đào tạo, bồi d−ỡng nhằm phát triển nguồn nhân lực, cung cấp lao động có trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa ph−ơng đ−ợc mở rộng. Vì vậy, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của Tỉnh đã tăng từ 25% năm 2010 lên 36% năm 2015”(4). Do có b−ớc phát triển nguồn nhân lực nên tỷ lệ và chất l−ợng đội ngũ cán bộ ng−ời dân tộc thiểu số của Tỉnh cũng đ−ợc tăng lên cả về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị. Tính đến hết năm 2015 “Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số tham gia vào cấp ủy các cấp (tỉnh, huyện, xã), chiếm 43,6% tổng số cán bộ toàn tỉnh”(5). Theo đó, “Đối với cấp xã: tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học, sau đại học chiếm 18,2%, tăng 7,9% so với nhiệm kỳ tr−ớc; lý luận chính trị trung cấp trở lên 76,3%, tăng 20,7%. Đối với cấp uỷ cấp huyện: Trình độ chuyên môn đại học, trên đại học 95,2%, tăng 8,3% so với nhiệm kỳ tr−ớc; lý luận chính trị trung cấp trở lên 93,5%, tăng 1,2%. Cấp uỷ cấp tỉnh: 3 - ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La: Báo cáo số 261/BC-UBND, Tlđd. 4 - Tỉnh ủy Sơn La: Báo cáo số 477-BC/TU ngμy 14 tháng 9 năm 2015 của Ban Chấp hμnh Đảng bộ tỉnh Sơn La, khóa XIII (2010 – 2015). 5 - Nguyễn Văn Vỵ: Sơn La: Những điểm nhấn trong xây dựng đội ngũ cán bộ, .xaydungdang.org.vn/ Home/Magazine Story.aspx? mid=90&mzid=879&ID=2051 thực tiễn - kinh nghiệm Tạp chí giáo dục lý luận - Số 261 (quý II/2017) 81 100% có trình độ đại học, trong đó trình độ thạc sỹ, tiến sỹ 25,5%, tăng 11,8%; 100% cấp uỷ viên có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân”(6). Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đ−ợc, hiện nay, công tác đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số của Sơn La vẫn còn những hạn chế, yếu kém nhất định, theo đó chất l−ợng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số cũng còn những mặt ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong tình hình hiện nay dù “Các ngành nghề đào tạo chủ yếu nh− kỹ thuật trồng ngô th−ơng phẩm, kỹ thuật nề xây dựng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, sửa chữa xe máy, gò hàn, may công nghiệp”(7). Các ngành nghề đào tạo trên chủ yếu là lao động phổ thông, có tay nghề và trình độ thấp, trong khi nguồn lực chất l−ợng cao phục vụ cho các ngành nh− khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế - xã hội vẫn còn thiếu và yếu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, nhất là cấp cơ sở có trình độ rất hạn chế, thậm chí ch−a qua đào tạo, bồi d−ỡng. Chẳng hạn, “Tại huyện Bắc Yên, số cán bộ sơ cấp và ch−a qua đào tạo còn 77 ng−ời, 24 ng−ời mới tốt nghiệp tiểu học, có cán bộ đoàn thể xã chỉ biết ký tên. Nhìn rộng ra nhiều địa ph−ơng khác trong tỉnh, đây cũng là thách thức rất lớn trong công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt ở cơ sở”(8). Trong khi đó, từ năm 2011 - 2015, Tỉnh đã tiến hành đào tạo, bồi d−ỡng cho trên 6.000 l−ợt ng−ời là cán bộ xã, với nguồn kinh phí hơn 8.460 triệu đồng. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2020, “Số nhân lực qua đào tạo ở bậc sơ cấp nghề khoảng 29,48% tổng số nhân lực đã qua đào tạo của tỉnh; con số t−ơng ứng của bậc Trung cấp nghề khoảng 14,52%, Cao đẳng nghề khoảng 6 - Nguyễn Văn Vỵ: Sơn La: Những điểm nhấn trong xây dựng đội ngũ cán bộ, Tlđd. 7 - ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La: Báo cáo số 261/BC-UBND, Tlđd. 8 - Mậu Lân, Hồng Hμ vμ Đức Tuấn: Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Sơn La, com/xay-dung-doi-ngu-can-bo-co-so-o-son-la/c/139 75450.epi 12,78%, Trung cấp chuyên nghiệp khoảng 18,19%, Cao đẳng khoảng 13,63%, Đại học khoảng 10,54% và trên Đại học khoảng 0,86%”(9). Đồng thời, “Đến năm 2020, thu nhập bình quân đạt khoảng 2.000 USD/ng−ời (t−ơng đ−ơng 42,8 triệu đồng). Cơ cấu kinh tế: dịch vụ khoảng 48%; nông, lâm nghiệp khoảng 28%; công nghiệp, xây dựng khoảng 24%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 5.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu t− toàn xã hội 5 năm (2016-2020) đạt 80.000 tỷ đồng”(10). Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong thời gian tới ở tỉnh Sơn La, cần thực hiện tốt và đồng bộ một số giải pháp sau: Một lμ, tiếp tục triển khai các nghị quyết, quyết định vμ các đề án về phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Trong đó, Tỉnh cần đẩy mạnh triển khai có hiệu quả để đáp ứng đúng với mục tiêu, định h−ớng, tỷ lệ về nguồn nhân lực dân tộc thiểu số mà Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15 - 6 - 2016 của Chính phủ về Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2020, định h−ớng đến năm 2030; Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 12 – 12 - 2011 về Phát triển nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 – 2020; Quyết định số 2617/QĐ-UBND về Đề án tổ chức lại các tr−ờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông cấp huyện. Bên cạnh đó, cần đổi mới quản lý nhà n−ớc về đào tạo phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới ph−ơng pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực. Cải tiến và tăng c−ờng sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các chủ thể tham gia phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn 9 - Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La: Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngμy 12 – 12 – 2011 về Phát triển nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 – 2020. 10 - Tỉnh ủy Sơn La: Báo cáo số 477-BC/TU, Tlđd. thực tiễn - kinh nghiệm Tạp chí giáo dục lý luận - Số 261 (quý II/2017) 82 Tỉnh. Nghiên cứu và thành lập hội đồng đào tạo nguồn nhân lực cấp tỉnh. Hai lμ, thực hiện tốt vμ tiếp tục xây dựng, hoμn thiện hệ thống chính sách khuyến khích vμ thúc đẩy phát triển nhân lực Thực hiện đúng, đầy đủ, có hiệu quả các chế độ, chính sách −u tiên đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, nhất là thực hiện tốt Thông t− số 02/2014/TT-BNV- UBDT ngày 11 - 9 - 2014 của Bộ Nội vụ và ủy ban Dân tộc. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách có tính đặc thù trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Quy định chế độ, chính sách thu hút nhân tài, trọng dụng, đãi ngộ, chính sách tiền l−ơng, bảo hiểm xã hội phù hợp đối với ng−ời có tài năng trong hoạt động công vụ và hoạt động nghề nghiệp. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, chú trọng phát hiện, bồi d−ỡng đ−a vào quy hoạch những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc để làm hạt nhân cho phát triển nguồn nhân lực. Xác định trách nhiệm của ng−ời đứng đầu, tập thể cấp uỷ, tập thể lãnh đạo và th−ờng xuyên kiểm tra, giám sát công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Ba lμ, đẩy mạnh đầu t− vμ nâng cao chất l−ợng của hệ thống giáo dục, đμo tạo Cần sớm quy hoạch xây dựng mạng l−ới đào tạo và dạy nghề nội vùng, phát triển đa dạng các loại hình đào tạo nghề, tăng dần tỷ trọng đầu t− cho giáo dục. Đối với học sinh dân tộc thiểu số không phải tr−ờng chuyên, lớp chọn cần lồng ghép ch−ơng trình dạy nghề trong giáo dục phổ thông. Quan tâm đào tạo nghề tại chỗ cho các đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, lao động nông thôn, ng−ời nghèo và các đối t−ợng đặc thù. Tích cực tổ chức các ch−ơng trình đào tạo nghề ngắn hạn nh−: khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ Rà soát lại hệ thống đào tạo nghề, những nghề không có lợi thế đào tạo thì tăng c−ờng hợp tác; nghề có nhu cầu lớn và có lợi thế thì cần đầu t− mở rộng quy mô, đồng thời phải đổi mới nội dung, ch−ơng trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và khả năng vận hành, bảo trì công nghệ. Triển khai và thực hiện theo đúng lộ trình Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 12 - 12 - 2011 về xây dựng tr−ờng Đại học Tây Bắc nằm trong 50 tr−ờng Đại học hàng đầu của Việt Nam; Dự án xây dựng các Trung tâm dạy nghề cho cấp huyện trên địa bàn tỉnh; Dự án đầu t− nghề trọng điểm cấp Quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Sơn La; Dự án nâng cấp các tr−ờng: Trung cấp nghề thành tr−ờng cao đẳng nghề; tr−ờng Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Sơn La thành tr−ờng Cao đẳng Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch Sơn La; tr−ờng Cao đẳng Y tế Sơn La thành tr−ờng Đại học Y Tây Bắc; tr−ờng Cao đẳng Sơn La thành tr−ờng Đại học Sơn La; tr−ờng Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Sơn La thành tr−ờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Sơn La. Xây dựng mới 01 tr−ờng Trung cấp nghề tại Thành phố Sơn La và 01 tr−ờng Trung cấp nghề tại huyện Mộc Châu. Dự án chuẩn hoá cơ sở vật chất cho các tr−ờng: Dạy nghề, trung tâm, cơ sở dạy nghề, các tr−ờng trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Dự án chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dạy nghề cho các tr−ờng dạy nghề, trung tâm, cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Bồi d−ỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất l−ợng cao (tinh thông) bằng cách tăng c−ờng đội ngũ hiện có, đào tạo thêm lực l−ợng mới. Bốn lμ, tăng c−ờng liên kết, hợp tác với các cơ sở đμo tạo trong vμ ngoμi n−ớc Các cơ sở đào tạo trên địa bàn Tỉnh tăng c−ờng liên kết với các tr−ờng đại học trong vùng và cả n−ớc và ở n−ớc ngoài để mở thêm các ngành đào tạo mũi nhọn, cần thiết nh−: Y tế, giáo dục, xây dựng, kiến trúc, kinh tế, du lịch, nâng cao đào tạo lên trình độ thạc sỹ, tiến sỹ Chú trọng đào tạo theo địa chỉ, đào tạo gắn với việc sử dụng lao động: Cơ quan đ−ợc giao về đào tạo và phát triển nhân lực của Tỉnh tiến hành khảo sát nhu cầu các ngành nghề cần tuyển dụng tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp từ đó có kế hoạch đào tạo theo địa chỉ thực tiễn - kinh nghiệm Tạp chí giáo dục lý luận - Số 261 (quý II/2017) 83 và phù hợp với những tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đặt ra. Năm lμ, triển khai có hiệu quả các chính sách thu hút nguồn nhân lực Điều chỉnh và ban hành kịp thời các chính sách về chế độ đãi ngộ cho phù hợp đối với nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nh− hỗ trợ về nhà ở, phụ cấp −u đãi, nhất là ở các địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, Tỉnh cần tiếp tục thực hiện việc đ−a tri thức trẻ về tăng c−ờng cho các xã h−ớng tới từng b−ớc thay thế đội ngũ cán bộ ch−a qua đào tạo. Đồng thời, th−ờng xuyên kiểm tra, đánh giá, tổng kết để kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp với từng địa bàn vùng dân tộc thiểu số. Để sớm đ−a Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV (tháng 9 – 2015), một trong những yếu tố quyết định sự thành công là phải đào tạo, phát triển đ−ợc nguồn nhân lực dân tộc thiểu số mạnh về số l−ợng, cao về chất l−ợng. Vì vậy, cần phát huy những kết quả đạt đ−ợc, khắc phục những hạn chế, yếu kém về việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong những năm qua, đồng thời, thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp trên. Bởi đó không chỉ là việc thực hiện đúng chủ tr−ơng, đ−ờng lối của Đảng về phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số mà còn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH và hội nhập quốc tế của tỉnh Sơn La trong các giai đoạn tiếp theo.6 Tự HọC TậP, BồI DƯỡNG,... (tiếp trang 66) ...tự giác học tập, bồi d−ỡng, rèn luyện một cách nghiêm túc. Tránh tình trạng chỉ có giảng viên trẻ thì hăng hái, tích cực, còn cán bộ lãnh đạo các khoa, bộ môn và giảng viên đã có thâm niên giảng dạy thì tự bằng lòng với những gì đã có, dẫn đến không tích cực, tự giác học tập, bồi d−ỡng, rèn luyện. Đồng thời với việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy các khoa giáo viên đối với việc tự học tập, bồi d−ỡng, rèn luyện của đội ngũ giảng viên thì một biện pháp quan trọng, cần thiết là các cơ quan chức năng, khoa giáo viên cần phải làm tốt công tác chính sách đối với đội ngũ giảng viên. Các cơ quan chức năng và khoa giáo viên của Nhà tr−ờng cần phải quan tâm nhiều hơn đến tâm t−, tình cảm, nguyện vọng của giảng viên, đảm bảo và có chế độ thích đáng cả về vật chất lẫn tinh thần cho từng giảng viên trong điều động, bổ nhiệm, đi học, đi nghiên cứu thực tế, thăng quân hàm sĩ quan, tạo điều kiện về nhà ở, quan tâm đặc biệt đến những giảng viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để đội ngũ giảng viên có điều kiện phát huy hết khả năng trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thực sự yên tâm công tác, cống hiến và tr−ởng thành. Tự học tập, tự bồi d−ỡng, rèn luyện của đội ngũ giảng viên ở Tr−ờng Đại học Chính trị là một yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cũng nh− trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Do vậy, cần thực hiện đầy đủ, duy trì thành nền nếp, th−ờng xuyên liên tục các nội dung, biện pháp trên, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi trong tự học tập, tự bồi d−ỡng, rèn luyện của đội ngũ giảng viên ở Tr−ờng Đại học Chính trị, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất l−ợng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà tr−ờng trong thời kỳ mới.6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdao_tao_nguon_nhan_luc_dan_toc_thieu_so_phuc_vu_cho_phat_tri.pdf
Tài liệu liên quan