Nhìn chung, dịch bệnh có tác động lớn
và phức tạp đến kinh tế nước ta cả theo
hướng giảm cung và cầu xã hội; đòi hỏi các
cấp lãnh đạo và cơ quan chức năng đề cao
tinh thần trách nhiệm theo tinh thần tuyệt đối
không chủ quan, lơ là, nhưng cũng không
được hoang mang, dao động; hết sức thận
trọng, nhưng cũng không bi quan, chủ động
và linh hoạt đề xuất và triển khai những giải
pháp cụ thể, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện
mục tiêu kép phòng, chống dịch bệnh và
thúc đẩy phát triển kinh tế, phải chống cả
viruts Corona và cả “viruts trì trệ” như yêu
cầu mà Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần
nhấn mạnh.
Về trung và dài hạn, Việt Nam cần
nhiều hơn các đột phá thực chất về nâng cao
năng lực nội tại của nền kinh tế; đổi mới mô
hình tăng trưởng, gia tăng các động lực tăng
trưởng mới; đẩy nhanh quá trình cải cách thể
chế và cải thiện môi trường; phát triển của
khu vực tư nhân; phát triển khoa học công
nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất
lao động; chú trọng phát triển công nghiệp
chế biến chế tạo theo chiều sâu và tận dụng
tối đa các lợi ích, cơ hội từ hội nhập quốc tế
và xu hướng CMCN 4.0
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2020 và giai đoạn tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Những thuận lợi và thách thức trong
năm 2020
Năm 2020, Việt Nam có nhiều thuận
lợi và cả những thách thức không nhỏ.
Về thuận lợi: Việt Nam đang và sẽ tiếp
tục có đà tăng trưởng ấn tượng và khá vững
chắc của cả quá trình đổi mới nói chung và
cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng
lực cạnh tranh thời gian qua nói riêng. Theo
đó, tăng trưởng GDP phục hồi rõ nét sau giai
đoạn 2011 - 2015, duy trì được tốc độ cao,
đặc biệt là trong các năm 2017 - 2019; tính
chung giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng
GDP dự kiến khoảng 6,84%/năm (đạt mục
tiêu 6,5 - 7% của Kế hoạch 2016 - 2020 đã
đề ra); đóng góp của khu vực Công nghiệp
xây dựng vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2016 - 2020 đã tăng lên hơn 44% (so với
mức tương ứng 39,9% giai đoạn 2011 -
2015). Trong đó, ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo mặc dù có dấu hiệu tăng trưởng
chậm lại do sức cầu bên ngoài giảm sút,
nhưng vẫn có mức tăng khá, trung bình
12,8%/năm trong giai đoạn 2016 - 2019,
đóng góp 32% vào tăng trưởng GDP toàn
Số 2+3(402+403) - T1+2/202076 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
triỂn vỌng KinH tẾ việt nam năm 2020 và giai đoạn tới
Nguyễn Minh Phong*
Nguyễn Trần Minh Trí**
* TS. Phó Vụ trưởng - Phó Ban tuyên truyền lý luận - Báo Nhân Dân.
**ThS. Viện Kinh tế & Chính trị thế giới - Viện HLKHXHVN.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Triển vọng kinh tế Việt Nam;
phân tích thị trường.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 31/12/2019
Biên tập : 06/01/2020
Duyệt bài : 09/01/2020
Article Infomation:
Keywords: Vietnam economics
prospects; market analysis.
Article History:
Received : 31 Dec. 2019
Edited : 06 Jan. 2020
Approved : 09 Jan. 2020
Tóm tắt:
Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối cùng thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và
chuẩn bị và tạo đà cho kế hoạch 5 năm 2021-2025 và Chiến lược
10 năm 2021-2030, kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, 75 năm
thành lập nước, đồng thời là năm tiến hành đại hội đảng bộ các
cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào
năm 2021. Bài viết phân tích những thuận lợi, thách thức trong
năm 2020, mục tiêu, kế hoạch và dự báo thị trường.
Abstract:
The year of 2020 is particularly an important year, the last year
implementing the 5-year socio-economic development plan of
2016-2020 and preparing and making momentum for the 5-year
plan of 2021-2025 and 10-year strategy of 2021-2030; the 90th
anniversary of the founding of the Communist Party; 75 years of
founding the nation; and the year of conducting progressive party
congresses to the 13th National Party Meeting in 2021. This
article provides analysis of the conveniences, challenges in 2020,
goals, plans and market forecasts.
nền kinh tế; năng suất lao động giai đoạn này
tăng trung bình 5,8%/năm (so với mức tăng
tương ứng 4,3%/năm của giai đoạn 2011 -
2015) ; theo báo cáo của U.S. News &
World Report, Việt Nam đứng vị trí thứ 8
(tăng 15 bậc, từ vị trí 23 năm 2018) trong
bảng xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất thế
giới để đầu tư năm 2019; Việt Nam đang có
sự ổn định tích cực cả môi trường chính trị
và kinh tế vĩ mô, những tiến bộ về duy trì tốc
độ tăng trưởng cao GDP (2 năm 2018 và
2019 đều tăng trên 7%), kiểm soát lạm phát,
thâm hụt ngân sách, cải thiện dự trữ ngoại
hối, nợ xấu và hệ số tín nhiệm quốc gia; năm
2019, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ của
ngành vận tải và viễn thông không ngừng
được cải tiến và giúp cộng hưởng được cả
những động lực tăng trưởng từ xuất khẩu và
khai thác tổng cầu thị trường nội địa của nền
kinh tế gần 100 triệu dân.
Năm 2019, Việt Nam tiếp tục duy trì
thành tích xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp, với
mức xuất siêu khoảng 9,9 tỷ USD (dù nhập
siêu dịch vụ 2,5 tỷ USD); nhiều mặt hàng
xuất khẩu của ta giữ được vị trí quan trọng
trong xếp hạng thành tích xuất khẩu của thế
giới, như: dệt may (đứng thứ 7 thế giới về
xuất khẩu với kim ngạch vào khoảng 33 tỉ
USD); da giày (thứ 3 thế giới về sản xuất và
thứ 2 về xuất khẩu với kim ngạch vào
khoảng 17 tỷ USD); điện tử (đứng thứ 12 thế
giới về xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện
thoại di động đứng thứ 2 thế giới với kim
ngạch vào khoảng khoảng 50 tỷ USD); thủy
sản (đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu với
kim ngạch vào khoảng 9 tỷ USD); đồ gỗ
(đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu với kim
ngạch vào khoảng 9 tỷ USD) và một số mặt
hàng nông sản khác như cà phê, hồ tiêu,
gạoluôn đứng ở trong nhóm các quốc gia
xuất khẩu lớn nhất thế giới; nhiều mặt hàng
của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng như
cá basa, tôm... tiếp tục được xuất khẩu sang
các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU với
thuế suất bằng 0% hoặc ở mức rất thấp.
Đồng thời, thu nhập của người dân
được cải thiện với bình quân GDP đầu người
năm 2019 đạt gần 2.800 USD, tỷ lệ hộ nghèo
giảm còn 1,45%; trong 10 năm qua, thị
trường trong nước luôn giữ vững được đà
tăng trưởng cao, ổn định với tốc độ tăng của
tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và
dịch vụ xã hội đạt xấp xỉ 17,5%, cao hơn 3
lần so với mức tăng trưởng GDP. Việt Nam
trở thành một trong những thị trường bán lẻ
hấp dẫn nhất toàn cầu (đứng vị trí thứ 6 trong
nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ
hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu
theo Công ty tư vấn A.T Kearney). Các
thương hiệu bán lẻ của doanh nghiệp trong
nước cũng đã và đang phát triển mạnh mẽ
với một số thương hiệu lớn có tốc độ phát
rất nhanh. Việt Nam đã tạo ra một câu
chuyện huyền thoại trong công cuộc giảm
nghèo khi nằm trong nhóm các nước có tốc
độ tăng trưởng chỉ số HDI cao nhất trên thế
giới (năm 2019 là 0,63, Việt Nam xếp thứ
118 trong tổng số 189 nước). Việt Nam cũng
đang ở gần mức trần của nhóm các nước có
HDI ở mức trung bình và chỉ cần thêm 0,007
điểm để vào được nhóm các nước có HDI ở
mức cao.
Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0
lan rộng và sự “góp mặt” của các FTA như
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp
định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên
minh châu Âu (EVFTA) được kỳ vọng sẽ
mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh
tế Việt Nam thông qua việc mở rộng xuất
khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học công
nghệ, giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt
Nam. Bên cạnh đó, các FTA này tác động
tích cực tới lao động, trong đó những ngành
thâm dụng lao động như dệt may, da giày...
dự báo sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Ngoài
ra, tác động từ CPTPP và EVFTA còn có thể
đến từ việc tạo sức ép cải thiện thể chế và
77Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
môi trường kinh doanh, tác động tích cực
trong trung và dài hạn. Riêng EVFTA và
CPTPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng
thêm lần lượt 4,3% và 1,3% vào năm 2030.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU
đến năm 2030 dự kiến sẽ tăng thêm 44,4%;
xuất khẩu sang các nước CPTPP đến năm
2035 tăng 14,3%. Giai đoạn 2020-2030,
thông qua các hiệp định thương mại RCEP,
CPTPP và EVFTA, Việt Nam có thêm cơ hội
đa dạng hóa quan hệ hợp tác, bổ sung động
lực tăng trưởng và giảm phụ thuộc quá nhiều
vào các nền kinh tế lớn. Cơ hội sẽ nằm ở
những ngành có lợi thế so sánh truyền thống
(như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử, nông
sản và thủy sản); lĩnh vực phục vụ tiêu dùng
(phân phối bán lẻ, du lịch, giải trí, giáo dục,
y tế); các hỗ trợ mạng sản xuất, gia tăng
chuỗi giá trị (dịch vụ hỗ trợ, logistics, công
nghiệp hỗ trợ). Tiềm năng cũng nằm ở
những lĩnh vực mới nổi (kinh tế xanh, kinh
tế sáng tạo, kinh tế số, phát triển đô thị thông
minh). Lĩnh vực kết cấu hạ tầng và bất động
sản (nhà ở, văn phòng, bất động sản du lịch,
bán lẻ, logistics, khu công nghiệp)... cũng có
nhiều cơ hội cho giới đầu tư trong và ngoài
nước khai phá
Về thách thức: Với một nền kinh tế có
độ mở cao, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ xu thế tăng trưởng chậm của nền kinh
tế thế giới và nới lỏng tiền tệ của nhiều nước
lớn trong thập niên tới, gắn với chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung, mâu thuẫn địa chính
trị, chính sách tiền tệ khó dự đoán của các
nước, nợ công các nước tăng cao... Đồng
thời, Việt nam cũng tiếp tục chịu tác động
của các xu thế đa cực địa chính trị, xu thế
già hóa của dân số, cách mạng công nghệ
4.0, xu thế hình thành các mega-FTA và gia
tăng tính kết nối khu vực, xu thế dịch chuyển
dữ liệu xuyên biên giới, tác động của biến
đổi khí hậu, sự nổi lên của châu Á với 2 quốc
gia Trung Quốc, Ấn Độ trong khi đồng USD
sẽ giảm dần sức mạnh vốn có. Bên cạnh đó,
việc tăng trưởng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào
vốn (tỷ lệ vốn đầu tư/GDP vẫn ở mức cao,
trung bình 33,5%), đóng góp của nhân tố
vốn trong tăng trưởng vẫn chiếm tỷ lệ lớn
(trên 55%). Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế có
sự chuyển dịch quá nhanh sang khu vực dịch
vụ, trong khi nền tảng công nghiệp còn yếu.
Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao
đóng góp còn thấp, chi phí dịch vụ logistic
còn cao. Đặc biệt, XK vẫn phụ thuộc vào
nhóm hàng do doanh nghiệp (DN) FDI dẫn
dắt. Kim ngạch XK tăng, nhưng hàm lượng
nội địa trong XK không tăng tương ứng. Các
DN trong nước đặc biệt là DN nhỏ và vừa
chưa tham gia nhiều vào chuỗi giá trị toàn
cầu. Năng lực đổi mới sáng tạo chưa được
cải thiện nhiều và vẫn là điểm nghẽn trong
phát triển kinh tế của Việt Nam khi cách
mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang
diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Ngoài ra, trong
phát triển kinh tế, Việt Nam đã, đang và sẽ
còn tiếp tục đối diện với nhiều áp lực về
chống tham nhũng, lợi ích nhóm; kiểm soát
độc quyền kinh tế (nhà nước và tư nhân); bảo
vệ quyền lợi người lao động; tăng cường bảo
vệ môi trường và an sinh xã hôi; sự gia tăng
tình trạng chuyển giá, giả mạo xuất xứ hàng
hóa để né và trốn thuế; sản xuất hàng giả,
nhái, kém chất lượng; tội phạm buôn lậu núp
bóng công ty trong cho vay nặng lãi và buôn
ma túy, động vật quý hiếm
Đặc biệt, dịch COVID-19 khởi nguồn
từ Trung Quốc đã và đang bùng phát ở trên
100 quốc gia, vùng lãnh thổ, làm hơn 100
nghìn người nhiễm bệnh và làm chết trên
3500 người và sẽ còn để lại tác động đa diện
về kinh tế-xã hội, không chỉ cho Trung
Quốc, mà còn cả thế giới, trong đó có Việt
Nam. Đồng thời, đây còn là phép thử lớn đối
với năng lực phản ứng chính sách và phản
ứng thị trường trước dịch bệnh toàn cầu của
hệ thống chính trị và doanh nghiệp cả nước.
Dịch bệnh Covid-19 đang và sẽ ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp tiêu cực đến hoạt
Số 2+3(402+403) - T1+2/202078 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
động kinh doanh du lịch, việc thông thương,
đi lại tại các cửa khẩu, cũng như nhu cầu sản
phẩm nông sản và việc vận chuyển giao
nhận hàng hóa giữa các tỉnh, thành của
Trung Quốc với Việt Nam; làm chậm lại tiến
trình thúc đẩy đàm phán mở cửa thị trường
và tháo gỡ khó khăn đối với một số sản
phẩm có thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu
sang thị trường Trung Quốc.
Việt Nam cũng chịu những tác động
xã hội, như học sinh nghỉ học, tạm dừng
hoặc thu hẹp các hoạt động lễ hội, tụ tập
đông người; sự tăng giá một số vật tư y tế;
suy giảm hoạt động du lịch, vận tải, bán lẻ,
ngoại thương, đầu tư, và cả tài chính - ngân
hàng. Thu NSNN cũng giảm sút, trong khi
nhiệm vụ chi đột xuất cho chống dịch bệnh
này có thể tăng lên.
Theo ước tính của các cơ quan chức
năng, dịch bệnh có thể làm giảm số thu ngân
sách nhà nước năm 2020 từ 18.000
đến 42.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách
Trung ương giảm thu khoảng 9.000
đến 23.000 tỷ đồng; làm giảm tăng trưởng
0,55- 0,84% GDP năm 2020; là ngành du
lịch thiệt hại trên 7 tỷ USD do giảm du
khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và du
khách Việt Nam sang các nước trong khu
vực, cũng như các hoạt động du lịch nội
địa Doanh thu và lợi nhuận của ngành vận
tải, nhất là hàng không, đang và sẽ thiệt hại
hàng trăm triệu USD.
Dịch bệnh còn làm sụt giảm hàng tỷ
USD kim ngạch xuất khẩu nông sản và làm
rớt giá nhiều mặt hàng nông sản, như dưa
hấu, thanh long, xoài... tạo áp lực lên thị
trường chứng khoán, lao động, việc làm, đời
sống, sinh hoạt và tâm lý của người dân.
Mục tiêu duy trì tăng trưởng GDP 6,8% và
kiểm soát lạm phát chung khoảng 4% trong
năm 2020 là thách thức rất lớn.
Không chỉ thu hẹp tiêu dùng của cá
nhân và hộ gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến
một số ngành nghề dịch vụ và bán lẻ tiêu
dùng, dịch bệnh còn tác động tiêu cực tới
hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp.
Hệ thống ngân hàng chịu tác động gián
tiếp chủ yếu do sự thu hẹp các hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, khách
hàng và bản thân ngân hàng, nhất là làm
giảm cầu tín dụng giảm, tiềm ẩn nợ xấu tăng
và giảm giao dịch trực tiếp tại quầy giao dịch,
trong khi có sự gia tăng giao dịch qua ngân
hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt.
Dịch Covid-19 còn có thể làm đứt gãy
một số chuỗi cung ứng về cung ứng nguyên
liêu đầu vào và tiêu thụ đầu ra sản phẩm của
doanh nghiệp, như dệt may và da giầy,
ngành nông sản; ngành dịch vụ du lịch và
bán lẻ phụ thuộc thị trường Trung Quốc;
làm gia tăng yêu cầu và lùi thời hạn đàm
phán và ký kết các biện pháp thúc đẩy mở
cửa thị trường giữa Việt Nam và các nước
cũng như gia tăng các biện pháp bảo hộ thị
trường phi thuế quan do lo ngại bùng nổ và
tái phát dịch bệnh gắn với chất lượng hàng
hóa, dịch vụ và yêu cầu vệ sinh an toàn thực
phẩm; Khả năng tăng tranh chấp các hoạt
động thực hiện hợp đồng kinh doanh trong
nước và quốc tế gắn với nguyên nhân gián
đoạn do dịch bệnh. Ngoài ra, một số hệ lụy
khác sẽ đậm nét hơn nếu dịch bệnh kéo dài.
2. Mục tiêu kế hoạch và dự báo thị trường
Theo Nghị quyết về kế hoạch phát
triển kinh tế năm 2020 được thông qua tại
kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Việt Nam
sẽ phấn đấu đạt 12 chỉ tiêu chủ yếu gồm:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng
khoảng 6,8%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình
quân (CPI) dưới 4%; Tổng kim ngạch xuất
khẩu tăng khoảng 7%; Tỉ lệ nhập siêu so với
tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; Tổng
vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng
33-34% GDP; Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng
các huyện nghèo giảm 4%; Tỉ lệ thất nghiệp
của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành
thị dưới 4%; Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt
79Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
khoảng 65%, trong đó tỉ lệ lao động qua đào
tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%; Số
giường bệnh trên một vạn dân (không tính
giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh; Tỉ
lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7%;
Tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang
hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập
trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 90%; Tỉ
lệ che phủ rừng đạt 42%.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, nợ
công năm 2020 khoảng 54,3% GDP, thấp
hơn nhiều mức 63,7% GDP cách đó 4 năm.
Dù vậy, điều hành ngân sách còn tiếp tục gặp
khó khăn, khi tỷ lệ huy động thuế, phí giảm
dần và chưa đạt mục tiêu 21% GDP giai đoạn
2019-2020. Nguyên nhân là nguồn đóng góp
từ dầu thô, xuất nhập khẩu giảm nhanh trong
vài năm qua, từ mức 7,3% GDP năm 2015,
xuống 4,5% năm 2016, dự kiến còn 4,2%
2019 và giảm tốc về 3,6% năm 2020. Thu từ
một số lĩnh vực tăng trưởng cao trước đây
đều giảm, trong đó thu từ nhà máy Lọc hoá
dầu Dung Quất giảm tới 19%, còn thu từ
ngành than chỉ 8,2%... Mặt khác, thu nội địa
một số thành phố lớn có điều tiết về ngân
sách trung ương đều giảm, như Hà Nội năm
2020 giảm gần 10% so với 2017; TP HCM
giảm hơn 3%, Bình Dương gần 8%1...
Theo dự báo của Trung tâm Thông tin
và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF),
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng kinh tế
giai đoạn 2021-2025 có thể diễn ra với 2
kịch bản:
Kịch bản 1, tốc độ tăng trưởng GDP
Việt Nam sẽ đạt khoảng 7%/năm; kinh tế vĩ
mô cơ bản ổn định, lạm phát ở mức 3,5-
4,5%/năm. Năng suất lao động được cải
thiện hơn với tốc độ tăng trưởng khoảng
6,3%/năm. Với kết quả này, đến năm 2025,
GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt
khoảng 4.688 USD, đưa Việt Nam gia nhập
nhóm nước có thu nhập trung bình cao.
Kịch bản 2, nếu Việt Nam có thể tận
dụng được công nghệ trong CMCN 4.0 và
thu hút đầu tư có sự cải thiện chất lượng,
phát triển tốt nền tảng kinh tế hiện tại thì kỳ
vọng GDP tăng trưởng có thể lên tới
7,5%/năm2.
Các tổ chức và chuyên gia quốc tế thì
thận trọng hơn khi dự báo tốc độ tăng trưởng
GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ thấp hơn so
với năm 2019, tương ứng 6,5% (theo WB)
hoặc 6,7% (theo ADB).
Theo Báo cáo cập nhật tình hình kinh
tế bán thường niên của WB công bố
17/12/2019, triển vọng kinh tế Việt Nam
trước mắt và trong trung hạn là tích cực và
dự báo GDP tăng trưởng quanh mức 6,5%
trong những năm tới. Các yếu tố căn bản của
nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng, Chính
phủ đã tạo được dư địa tài khóa nhất định
thông qua chính sách tài khóa thận trọng.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn
miễn dịch với các cú sốc bên ngoài, với
minh chứng là tăng trưởng xuất khẩu giảm
từ 21% xuống còn 8% từ năm 2017 đến năm
2019. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
các cơ sở sản xuất kinh doanh mới cũng tăng
chậm lại 30% so với hai năm trước đó, kể cả
sau khi đã tính đến sự tăng trưởng trong đầu
Số 2+3(402+403) - T1+2/202080 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
1 https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/r/o/ttsk/ttsk_chitiet;jsessionid=tXtd9diUfdBmub8oJqSwx_
m h q 3 b m b g i — 6 9 w J B 9 x t b 8 w t C y Q B X z X ! 1 3 2 2 4 7 7 4 5 8 ! 1 3 6 7 6 2 6 9 6 4 ? d D o c N a m e
=MOFUCM166147&dID=173196&_afrLoop =92210993532011115!%40%40%3FdID%3D173196%26 _afr-
Loop%3D92210993532011115%26dDocName%3DMOFUCM166147%26_adf.ctrl-state%3Dkpzv7qe3e_4.
2
tư qua kênh mua bán sát nhập (M&A). Bởi
vậy, nếu Việt Nam muốn tiếp tục quỹ đạo
tăng trưởng nhanh và bao trùm hướng tới trở
thành quốc gia thu nhập cao trong những
thập kỷ tới thì Việt Nam cần ưu tiên phát
triển khu vực tư nhân vững mạnh và năng
động, cải thiện khả năng huy động tài chính
cho doanh nghiệp thông qua đẩy mạnh sự
phát triển của các thị trường vốn, bao gồm:
hiện đại hóa nền tảng quy phạm pháp luật về
thị trường vốn; cải thiện quản trị và công bố
thông tin; mở rộng mạng lưới các nhà đầu tư;
phát triển các sản phẩm sáng tạo; tăng cường
vai trò của Chính phủ trong phát triển các
nguồn huy động tài chính dài hạn. Việt Nam
còn cần thay đổi ngành nông nghiệp, đa dạng
hóa ngành này, đồng thời tận dụng FDI và kết
nối tốt hơn với đầu cuối của xuất khẩu; nâng
tầm trong chuỗi cung ứng, tăng hàm lượng
giá trị gia tăng và nâng cao khả năng cạnh
tranh trong lĩnh vực dịch vụ, trong đó có tài
chính, bảo hiểm, ngân hàng. Dòng vốn FDI
cần được hướng vào chế biến chế tạo; Việt
Nam cần có chiến lược vực dậy khu vực kinh
tế trong nước và tăng đầu tư ra thế giới...
Theo Báo cáo cập nhật Triển vọng
Phát triển châu Á 2019 của Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB), dự báo tăng trưởng
GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,8% trong năm
2020 và có nhiều cơ sở để tin tưởng vào triển
vọng phát triển kinh tế của Việt Nam trong
ngắn hạn và trung hạn. Đó là, sự tăng trưởng
của tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và đầu tư;
sự nâng bậc về năng lực cạnh tranh và cải
thiện mạnh mẽ của môi trường kinh doanh
và xu hướng các đầu tư nước ngoài đang dần
rút ra khỏi Trung Quốc để tìm kiếm một thị
trường bù đắp rủi ro, nhất là trong bối cảnh
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mà Việt
Nam thực sự là điểm đến hấp dẫn thu hút
mối quan tâm của họ. Môi trường kinh tế vĩ
mô của Việt Nam cũng tương đối ổn định
với điều kiện lạm phát thấp do Ngân hàng
Nhà nước áp dụng các chính sách tiền tệ khá
phù hợp và linh hoạt có thể hỗ trợ tốt cho sự
tăng trưởng. Việc giải ngân đầu tư công vẫn
có thể chậm, nhưng đã có một số biện pháp
đột phá được các cơ quan có thẩm quyền đưa
ra nhằm gỡ nút thắt và thúc đẩy tiến độ giải
ngân đầu tư công sẽ tích cực hơn. Điều này
có thể tạo điều kiện nới rộng hơn tín dụng
cho nền kinh tế. Tất nhiên, ở một số lĩnh vực,
Việt Nam cần tiếp tục các biện pháp mạnh
hơn nữa, như cải tổ doanh nghiệp nhà nước,
xử lý nợ...
Theo ông Eric Sidgwick, Giám đốc
Quốc gia của ADB, 5 lĩnh vực Việt Nam cần
tập trung trong chu kỳ phát triển kinh tế mới:
Cải thiện cơ sở hạ tầng quốc gia, không chỉ
về mặt số lượng những công trình mà còn
trong cả những yếu tố “mềm” hơn như các
dịch vụ hậu cần và tính hiệu quả của những
dịch vụ đó; Phát triển nguồn lực con người,
tăng cường giáo dục thực chất từ các cấp độ
để đào tạo kỹ năng mà các thị trường yêu
cầu, trong đó đặc biệt là kỹ năng về sử dụng
công nghệ; Tạo thêm nguồn lực tăng trưởng
cho khu vực tư nhân, đặc biệt là khối doanh
nghiệp trong nước; Nâng cao năng lực và
hiệu quả quản lý nhà nước và thể chế; Tạo
ra các động lực tăng trưởng kinh tế có khả
năng kháng chịu với tình trạng biến đổi khí
hậu đang diễn biến ngày một nghiêm trọng3.
Đặc biệt, hệ thống ngân hàng của Việt Nam
81Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
3 https://thoibaonganhang.vn/giam-doc-quoc-gia-adb-tai-viet-nam-nen-kinh-te-dang-co-da-tang-truong-tich-
cuc-93145.html.
cần phải đạt chuẩn quốc tế của Hiệp ước
Basel II vào đầu năm tới, bởi đây là chuẩn
mực quốc tế về quản trị rủi ro mà hệ thống
các ngân hàng thương mại Việt Nam đang
hướng đến từng bước áp dụng, nhằm tăng
cường năng lực quản trị rủi ro và nâng cao
hiệu quả hoạt động. Hiện nay, mới chỉ có
khoảng 1/3 số ngân hàng của Việt Nam đáp
ứng được các tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel
II và một số trong đó còn gặp vướng mắc về
vấn đề vốn sở hữu nước ngoài hay thanh
khoản4. Việt Nam cần nhận thức và quan tâm
đến thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa,
tránh để đất nước rơi vào trường hợp bị đánh
giá là đang lợi dụng những căng thẳng
thương mại trên thế giới để cạnh tranh không
công bằng. Những sản phẩm có giá trị gia
tăng sản xuất tại Việt Nam phải được gắn
mác rõ ràng để đề phòng trường hợp tái xuất
bất hợp pháp; Các cuộc thanh kiểm tra tại
các cảng hàng hóa xuất - nhập khẩu, sự phối
hợp giữa các bộ, ban, ngành cũng là rất cần
thiết để đảm bảo rằng sẽ không có hàng hóa
của một nước thứ ba nào được “đội lốt” một
cách trái phép và rời khỏi Việt Nam. Ngoài
ra, các chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam (SBV) hiện mới tập trung
chủ yếu vào việc kiểm soát định lượng, như
đặt ra các mục tiêu tín dụng về tổng thể của
nền kinh tế hoặc của từng ngân hàng. Đây là
công cụ trực tiếp tác động đến nền kinh tế.
Thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh việc
áp dụng những công cụ gián tiếp hơn thông
qua cơ chế giá cả thị trường và các chính
sách lãi suất về tổng thể, lãi suất của từng
ngân hàng và liên ngân hàng đối với hoạt
động kinh tế, để tạo điều kiện cho cơ chế giá
cả thị trường hoạt động hiệu quả.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng về các
thị trường ASEAN của HSBC, Việt Nam sẽ
có tốc độ tăng trưởng GDP 6,5% vào năm
2020. Đồng thời, Việt Nam còn đang đối mặt
với 4 thách thức về cải thiện cơ cấu xuất -
nhập khẩu, giảm nhập khẩu quá nhiều từ thị
trường Trung Quốc; kiểm soát lạm phát, với
mức dự báo CPI lần lượt ở mức 2,7% và 3%
trong năm 2019 và 2020; kiểm soát những
rủi ro tài chính, nhất là nợ tiêu dùng tăng
nhanh và thúc đẩy dịch chuyển dòng vốn vay
chảy từ bất động sản sang những ngành công
nghiệp, trong khi kiểm soát tăng trưởng tín
dụng. Tỉ lệ nợ công ở mức 61,3% GDP trong
năm 2019 và 2020. Cán cân thanh toán
dương cho phép Ngân hàng Nhà nước gia
tăng dự trữ ngoại hối, nhờ đó tỉ giá sẽ giữ ổn
định trong năm 2020.
Báo cáo khảo sát được Ngân hàng
Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) công bố
hồi cuối tháng 11/2019 cho thấy, giới doanh
nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam là một
trong những địa điểm đầu tư rất hứa hẹn
trong trung và dài hạn, với tỷ lệ bình chọn
Việt Nam là điểm đầu tư hứa hẹn đạt 36,4%,
tăng 2,5 điểm phần trăm so với năm 2018,
qua đó đưa Việt Nam từ vị trí thứ 4 lên vị trí
thứ 3 trong danh sách xếp hạng của JBIC5.
Trong số 10 thị trường đầu tư hàng đầu đối
với doanh nghiệp Nhật Bản Việt Nam là
nước có tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng nhất. Về
triển vọng trong thời gian 10 năm tiếp theo,
Việt Nam cũng đứng ở vị trí thứ 3 với
34,8%, đứng sau Ấn Độ và Trung Quốc với
Số 2+3(402+403) - T1+2/202082 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
4 https://thoibaonganhang.vn/giam-doc-quoc-gia-adb-tai-viet-nam-nen-kinh-te-dang-co-da-tang-truong-tich-
cuc-93145.html.
5 ht tps : / /v ie tnambiz .vn/ jb ic-v ie t -nam-la-d iem-dau- tu-hua-hen- t rong- t rung-va-dai -han-
2019112907360497.htm.
tỷ lệ phiếu bầu lần lượt là 52,4% và 40,2%6.
Tỷ lệ đánh giá tiềm năng tăng trưởng trong
tương lai của thị trường Việt Nam đạt 63,6%,
đứng đầu về chỉ số này7. Ngoài ra, Việt Nam
cũng nhận được sự tin tưởng của giới doanh
nghiệp Nhật Bản vì có lực lượng lao động
giá rẻ và nguồn nhân lực có chất lượng, dù
ở Việt Nam sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa
các công ty, giá nhân công có xu hướng tăng,
khó thu hút nhân lực cấp quản lý...
Nhìn chung, năm 2020 và thời gian tới
sẽ tiếp tục ghi nhận các động thái thị trường
nổi bật là: Dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục tăng nhờ
sự ổn định chính trị-xã hội và kinh tế vĩ mô,
lợi thế giá nhân công rẻ; đồng thời, sự căng
thẳng thương mại Mỹ - Trung, cùng cơ hội từ
những FTA mà Việt Nam đã và sẽ ký kết như
CPTPP, EVFTA..., khiến Việt Nam được xem
là một đích đến của các nhà đầu tư nước ngoài.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục
đóng vai trò là động lực quan trọng của tăng
trưởng kinh tế, nhất là xuất khẩu.
Cơ cấu kinh tế sẽ có sự chuyển dịch
sâu sắc hơn theo hướng phát triển tỷ trọng
các ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành
công nghệ cao và tham gia chuỗi cung ứng
quốc tế, trước hết với các nước thành viên
tham gia FTA với Việt Nam. Các ngành du
lịch, nông nghiệp, thủy, hải sản sẽ tiếp tục
tăng trưởng thuận lợi. Các nhóm hàng chủ
lực xuất khẩu của Việt Nam sẽ đa dạng hơn,
nhóm ngành dệt may, giày dép và gạo có khả
năng cạnh tranh nhờ giảm hàng rào thuế
quan và mua được nguyên liệu giá rẻ, giúp
giảm chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp
cũng có thêm cơ hội tham gia đấu thầu mua
sắm công.
Quá trình tái cơ cấu các DNNN và các
ngân hàng thương mại sẽ đẩy mạnh hơn. Các
hoạt động M&A cũng được thúc đẩy cả bề
rộng và bề sâu, nhất là trong lĩnh vực bất động
sản; sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng;
ngân hàng và cả dệt may, chế tạo cơ khí
Thị trường các hàng tiêu dùng sẽ có cải
thiện với cơ cấu hàng hóa phong phú hơn, giá
rẻ hơn và chất lượng từng bước được cải
thiện. Hàng công nghệ thông tin tiếp tục đa
dạng hóa và giảm giá nhanh do cạnh tranh và
sự phát triển khoa học công nghệ.
Thị trường xuất khẩu lao động sẽ tiếp
tục tăng mạnh và là một trọng tâm cải thiện
việc làm và an sinh xã hội cho các vùng, đối
tượng liên quan.
Thị trường bất động sản sẽ hình thành
một chu kỳ đầu tư mới, với những điều chỉnh
sâu về định hướng, quy mô, tốc độ, cân bằng
và hiệu quả hơn, với tiêu điểm nóng vẫn là
phân khúc nhà ở xã hội và các căn hộ chung
cư, mặt bằng kinh doanh giá hợp lý, ở vị trí
thuận lợi, đủ cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội,
được tiêu thụ theo phương thức cho thuê,
“thuê-mua” và “mua-cho thuê” và được
quản lý bởi các công ty ủy thác, khai thác
chuyên nghiệp có trách nhiệm cao.
Thị trường chứng khoán năm 2020
không nhiều dư địa để tăng điểm, sau khi
mức vốn hóa trên thị trường đã đạt 76,4%
GDP vào cuối năm 2018 (về đích trước hạn
2 năm so với mục tiêu ban đầu ước chiếm
70% GDP vào năm 2020) và cuối quý
III/2019, vốn hóa thị trường cho riêng nhóm
cổ phiếu niêm yết đã đạt khoảng 195 tỉ USD,
chiếm hơn 80% GDP8. Động lực chủ yếu và
kỳ vọng vốn hóa thị trường chứng khoán
83Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
6 https://vietnambiz.vn/jbic-viet-nam-la-diem-dau-tu-hua-hen-trong-trung-va-dai-han2019112907360497.htm
7 ht tps : / /v ie tnambiz .vn/ jb ic-v ie t -nam-la-d iem-dau- tu-hua-hen- t rong- t rung-va-dai -han-
2019112907360497.htm.
8 https://tbck.vn/von-hoa-thi-truong-chung-khoan-khoang-195-ti-usd-52224.html.
Việt Nam có thể đạt mốc 100% GDP năm
2020 là nỗ lực đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái
vốn ở khối doanh nghiệp nhà nước và phát
hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các
doanh nghiệp tư nhân lớn (dự kiến các doanh
nghiệp lớn Mobifone, VNPT, Agribank,
VICEM sẽ IPO và niêm yết trên sàn
chứng khoán với giá trị lên tới 8 tỉ USD)9.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng kỳ vọng thị trường
chứng khoán Việt Nam sẽ được MSCI nâng
hạng, từ thị trường cận biên lên thị trường
mới nổi. Khi đó, các quỹ ETF sẽ dễ dàng
tham gia vào thị trường chứng khoán Việt
Nam. Theo dự đoán của VDSC, các ETF
dựa trên các chỉ số mới như VN Diamond,
VNFin Select và VNFin Lead hứa hẹn sẽ thu
hút dòng tiền của khối ngoại10. Dù vậy, nút
thắt về sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài
vẫn là yếu tố trở ngại cho việc nâng hạng.
Ngoài ra, thị trường chứng khoán năm 2020
có thể đối diện với những rủi ro từ xu hướng
tăng nhẹ lãi suất trung và dài hạn. Đồng thời,
triển vọng chung còn phụ thuộc vào kết quản
triển khai Luật Chứng khoán (sửa đổi), trong
đó có việc nới room, bổ sung công cụ chứng
khoán phái sinh, tăng cường minh bạch, tăng
cung cho thị trường trái phiếu, đặc biệt là
khả năng chuyển đổi tiền tệ...
Năm 2020, tái cấu trúc ngân hàng sẽ
có bước tiến tích cực (nợ xấu toàn ngành đến
tháng 8 năm 2019 ở dưới 2%, tính cả tại
VAMC là dưới 5%)11; nhiều ngân hàng bước
vào chuyển đổi số, nhưng dòng vốn cho
doanh nghiệp đang bị siết lại từ phía các tổ
chức tín dụng do thách thức đặt ra trong
quản trị theo yêu cầu Basel II ở nhiều ngân
hàng và xử lý một số ngân hàng yếu kém với
nợ xấu nhóm 4-5 còn cao12.
Bối cảnh đó tạo áp lực buộc một số
doanh nghiệp Việt tìm kiếm nguồn huy động
vốn khác qua phát hành trái phiếu doanh
nghiệp, kể cả phát hành trái phiếu quốc tế.
Theo Asia Bond Monitor, thị trường trái
phiếu doanh nghiệp bằng VND của Việt
Nam đã đạt 4,3 tỉ USD vào năm 2018, tăng
trưởng kép 66%/năm, giai đoạn 2014-201813.
Trong đó, 30 doanh nghiệp như Vingroup,
Masan, ACB, CII, BIDV, VPBank,
Techcombank, REE, PAN... đã chiếm 85%
giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang lưu
hành. Để phát hành trái phiếu quốc tế, các
doanh nghiệp phải được xếp hạng tín dụng,
hiểu biết pháp lý và trình tự thủ tục để chuẩn
bị hồ sơ, đợi phê duyệt thủ tục, tổ chức
quảng bá, xúc tiến đầu tư, công bố, dựng sổ,
định ra thị trường thứ cấp. Trong đó, quảng
bá marketing rất quan trọng.
Trước mắt, Việt Nam cần tập trung nỗ
lực triển khai các biện pháp phòng, chống
dịch theo Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm, gồm: Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc
gia phòng, chống dịch; khai báo, báo cáo
dịch; tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa
bệnh; tổ chức cách ly y tế; vệ sinh, diệt
trùng, tẩy uế trong vùng có dịch; các biện
pháp bảo vệ cá nhân; kiểm soát ra, vào vùng
có dịch; huy động, trưng dụng các nguồn lực
cho hoạt động chống dịch; hợp tác quốc tế
trong hoạt động chống dịch; cần ghi nhận và
khẳng định Việt Nam đã có thành công bước
Số 2+3(402+403) - T1+2/202084 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
9 https://vietnambiz.vn/von-hoa-thi-truong-co-phieu-tien-sat-muc-tieu-100-gdp-nam-cua-2020-
2019110520483 8256.htm.
10 https://vietnambiz.vn/von-hoa-thi-truong-co-phieu-tien-sat-muc-tieu-100-gdp-nam-cua-2020-
20191105204838 256.htm.
11
12
13 https://nhipcaudautu.vn/chuyen-de/kinh-te-viet-nam-2020—2030-suy-thoai-hay-hung-thinh-3331302/.
đầu trong ngăn chặn dịch bệnh Covid-19
xâm nhập vào nội địa; đồng thời, đã chữa
khỏi nhiều trường hợp nhiễm bệnh Covid-19.
Đặc biệt, Việt Nam đã chế thử thành công bộ
sinh phẩm (bộ kít) phát hiện virus SARS-
CoV-2, được sản xuất trên dây chuyền đạt
tiêu chuẩn ISO 13485, phòng thí nghiệm
(Labo) thực hiện nghiên cứu đạt tiêu chuẩn
ISO Class 8. Kết quả cho thấy, các tiêu chí
tương đương bộ sinh phẩm do US CDC và
WHO sản xuất. Ngày 4/3/2020, Bộ Y tế đã
có Quyết định số 774/QĐ-BTY về việc ban
hành danh mục 2 sinh phẩm chẩn đoán
invitro xét nghiệm virus Corona (SARS-CoV-2)
được cấp số đăng ký do Học viện Quân y và
Công ty cổ phần công nghệ Việt Á sản xuất
để phục vụ kịp thời công tác phòng chống
dịch bệnh COVID-19, đáp ứng nhu cầu
trong nước và quốc tế.
Mặt khác, các cấp, ngành và địa
phương, cùng cộng đồng doanh nghiệp cần
nỗ lực tìm giải pháp chủ động tháo gỡ khó
khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, duy trì
và đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2020,
tạo đà phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
Theo đó, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện và
giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA; tận
dụng tốt cơ hội của các hiệp định thương mại
tự do mà Việt Nam đã ký kết; tiếp tục miễn,
giảm lệ phí, kéo dài thời hạn visa du lịch;
kiểm soát mặt bằng giá cả, nhất là mặt hàng
thịt lợn và các mặt hàng thiết yếu Các cơ
quan chức năng cần xem xét hỗ trợ doanh
nghiệp được hoãn, miễn giảm nghĩa vụ và
chi phí về tài chính với NSNN. Các tổ chức
tín dụng (TCTD) cần có phương án tổ chức
kinh doanh phù hợp, không ảnh hưởng đến
khách hàng, xem xét giảm lãi suất, giãn nợ
cho các doanh nghiệp, hộ gia đình chịu
nhiều ảnh hưởng, thúc đẩy thanh toán không
dùng tiền mặt, tăng cường các gói hỗ trợ tín
dụng, hoạt động tư vấn, thông tin đến khách
hàng về điều kiện tiếp cận vốn vay và trả nợ
tín dụng ngân hàng.
Đặc biệt, thời gian trước mắt cần tập
trung giải quyết nút thắt thiếu đồng bộ trong
chuỗi cung ứng giá trị của nhiều ngành hàng
theo hướng: Tăng tổ chức lại sản xuất, tái cơ
cấu thị trường, mở rộng thị trường quốc tế,
coi trọng thị trường nội địa; đa dạng hóa
nguồn nguyên liệu đầu vào, phát triển công
nghiệp hỗ trợ, nâng cao hàm lượng chế biến
và giá trị tăng sản phẩm; đẩy mạnh tổ chức
xúc tiến thương mại, đưa hàng hóa nông sản
Việt vào tiêu thụ trong các hệ thống, chuỗi
siêu thị lớn; khuyến khích các doanh nghiệp
nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến nông
sản; điều chỉnh cơ cấu một số đối tượng cây
trồng, vật nuôi cho phù hợp với nhu cầu của
thị trường tiêu thụ và lợi thế so sánh của từng
địa phương.
Nhìn chung, dịch bệnh có tác động lớn
và phức tạp đến kinh tế nước ta cả theo
hướng giảm cung và cầu xã hội; đòi hỏi các
cấp lãnh đạo và cơ quan chức năng đề cao
tinh thần trách nhiệm theo tinh thần tuyệt đối
không chủ quan, lơ là, nhưng cũng không
được hoang mang, dao động; hết sức thận
trọng, nhưng cũng không bi quan, chủ động
và linh hoạt đề xuất và triển khai những giải
pháp cụ thể, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện
mục tiêu kép phòng, chống dịch bệnh và
thúc đẩy phát triển kinh tế, phải chống cả
viruts Corona và cả “viruts trì trệ” như yêu
cầu mà Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần
nhấn mạnh.
Về trung và dài hạn, Việt Nam cần
nhiều hơn các đột phá thực chất về nâng cao
năng lực nội tại của nền kinh tế; đổi mới mô
hình tăng trưởng, gia tăng các động lực tăng
trưởng mới; đẩy nhanh quá trình cải cách thể
chế và cải thiện môi trường; phát triển của
khu vực tư nhân; phát triển khoa học công
nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất
lao động; chú trọng phát triển công nghiệp
chế biến chế tạo theo chiều sâu và tận dụng
tối đa các lợi ích, cơ hội từ hội nhập quốc tế
và xu hướng CMCN 4.0 n
85Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trien_vong_kinh_te_viet_nam_nam_2020_va_giai_doan_toi.pdf