MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC VÀ
HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC
Mối quan hệ giữa hiệu quả công việc và
năng lực của sử dụng lao động có tương quan
rõ ràng (Saeed, Grover & Hwang, 2005). Bên
cạnh, sự hài lòng của người lao động trong công
việc, đạo đức và tính cách của người lao động
thì năng lực của người lao động ảnh hưởng rất
Bảng 1: Các kỹ năng cần có của cử nhân quản trị kinh doanh
STT Kỹ năng STT Kỹ năng
1 - Tổ chức công việc 13 - Dịch vụ khách hàng
2 - Quản lý thời gian 14 - Giao tiếp trong kinh doanh
3 - Phân tích vấn đề 15 - Tự học tập và phát triển
4 - Giải quyết vấn đề sáng tạo 16 - Nghiên cứu
5 - Ra quyết định 17 - Phân tích định lượng
6 - Thích nghi nhanh 18 - Đọc và giao tiếp bằng ngoại ngữ
7 - Quản lý xung đột 19 - Tin học
8 - Những kỹ năng cụ thể của công ty 20 - Viết
9 - Tư duy sáng tạo 21 - Lắng nghe
10 - Dự báo 22 - Trình bày
11 - Lập kế hoạch 23 - Làm việc nhóm
12 - Đám phán
Nguồn: Trương Đình Hải Thụy (2010)
y Thái độ
(4) Những kỹ năng phát triển: tự trọng,
động viên và xác định mục tiêu, hoạch
định sự nghiệp.
(5) Những kỹ năng về hiệu quả của nhóm:
quan hệ qua lại giữa các cá nhân, làm
việc đồng đội, đàm phán.
(6) Những kỹ năng tác động, ảnh hưởng:
hiểu biết văn hóa tổ chức, lãnh đạo tập
thể.
Theo Trương Đình Hải Thụy (2010), cử
nhân quản trị kinh doanh cần có các kỹ năng
sau:
nhiều đến hiệu quả công việc của người lao động
(Ismail& Abidin, 2010).
Năng lực của cử nhân càng cao thì hiệu
quả công việc càng cao. Trong đó năng lực là
nguyên nhân và hiệu quả là kết quả (Musyafa,
2009). Việc hiểu được mối quan hệ này sẽ góp
phần quan trọng trong việc cải thiện được năng
lực và hiệu quả làm việc của cử nhân.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
101
Nghiên cứu - Trao đổi
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TRI THỨC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Phương Nam*
TÓM TẮT
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, giáo dục và đào tạo được coi là lợi thế,
là sự kiến lập nền tảng tốt nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của một đất
nước được xác định trước hết và chủ yếu là chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực
ngày càng trở thành một lợi thế so sánh có giá trị ngày càng cao. Đó là một xu hướng tất yếu trong
quá trình đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Do vậy, có thể nói, thực chất cuộc cạnh tranh quyết liệt
giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh trong giáo dục và đào tạo. Tại TP.HCM, trong số sinh viên
tốt nghiệp ra trường, có khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp là tìm được việc làm, còn 20% tìm
việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm, phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công
việc thấp hơn trình độ đào tạo. Trong tổng số sinh viên tìm được việc làm, chỉ có 50% là có việc làm
phù hợp năng lực và phát triển tốt, 50% vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp; việc làm
chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác (Anh Thư, 2019). Việc không tìm được việc
làm phù hợp hoặc làm việc ở trình độ thấp hơn do việc định hướng nghề nghiệp khi chọn ngành học
chưa phù hợp hoặc sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu năng lực của nhà tuyển dụng.
Bài viết nhằm tìm ra những năng lực của cử nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao
động, cũng như tìm ra những khoảng cách về năng lực của cử nhân và yêu cầu của thị trường lao
động cũng như nền kinh tế. Qua đó, đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhằm thỏa
mãn hơn cho người sử dụng lao động tại TP.HCM.
Từ khóa: nguồn nhân lực; giáo dục; đào tạo; chất lượng cao; kinh tế tri thức
TRAINING HUMAN RESOURCES TO MEET THE REQUIREMENTS FOR
DEVELOPING KNOWLEDGE ECONOMIC REGION IN HO CHI MINH CITY
ABSTRACT
In the context of globalization and international economic integration, education and training
are considered to be advantages and provide the best foundation for improving competitiveness. The
competitiveness of a country is first and foremost the quality of its human resources. The quality of
* ThS. NCS. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế ...
102
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Mục tiêu đào tạo bậc đại học là cung cấp
nguồn nhân lực có trình độ chất lượng cho xã
hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và
xã hội của đất nước. Chất lượng của đào tạo đại
học có thể được đánh giá qua mức độ đáp ứng
trong công việc của các cử nhân sau khi hoàn
thành chương trình đào tạo tại trường đại học.
Chất lượng đào tạo là vấn đề quan tâm của các
nhà quản lý, sinh viên và của toàn xã hội. Để
bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người
Việt Nam, tất yếu phải đổi mới và cải cách giáo
dục; phải xây dựng một nền giáo dục tiên tiến,
dân tộc, độc lập tự chủ. Đó chẳng những là yêu
cầu để phát huy nguồn lực con người Việt Nam
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, mà còn
là yêu cầu nội tại của giáo dục và đào tạo. Là
động lực của sự phát triển kinh tế tri thức, giáo
dục và đào tạo phải đáp ứng được nhu cầu đổi
mới, sáng tạo và sự chuyển hóa linh hoạt của
quá trình phát triển sản xuất. Muốn vậy, giáo
dục và đào tạo phải hướng vào việc phát huy
tính tích cực và năng lực sáng tạo của con người,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rập khuôn
máy móc. Sáng tạo là cơ sở để phát triển kinh
tế tri thức. Giáo dục và đào tạo phải hướng đến
việc tạo lập cơ sở đó. Thực tế cho thấy, mặc
dù các trường đại học đã rất nỗ lực và không
human resources is becoming an increasingly valuable and valuable comparative advantage. It is an
inevitable trend in the process of speeding up economic development. Therefore, it can be said that
the nature of the fierce competition between countries today is competition in education and training.
In Ho Chi Minh City, among graduates, about 80% of graduates find jobs, while 20% find jobs very
difficult or cannot find jobs, must change majors. or doing jobs lower than the training level. Among
the total number of students who find a job, only 50% have jobs that are suitable for their capacity
and develop well, 50% still have to work in a wrong career, with low income; The job is not really
stable and may have to transfer another job (Anh Thu, 2019). The inability to find a suitable job or
to work at a lower level due to career orientation when choosing an inappropriate field of study or
graduates do not meet the competency requirements of the employer. The paper aims to find out the
qualifications of bachelors who do not meet the requirements of employers, as well as to find gaps
in bachelor’s capacity and the requirements of the labor market as well as the economy. . Thereby,
offering solutions to improve the quality of training to better satisfy employers in Ho Chi Minh City.
Keywords: human resources; education; educate; high quality; knowledge economy
1. GIỚI THIỆU
ngừng cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo trong suốt thời gian qua nhưng thực tế cho
thấy rất nhiều sinh viên ra trường không có việc
làm và rất nhiều nhà tuyển dụng không tuyển
được nhân sự phù hợp với nhu cầu.
Sự hội nhập và chịu ảnh hưởng ngày càng
sâu sắc của quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế
nước ta đang chuyển dịch và có những bước
thay đổi to lớn đối với nhu cầu nguồn nhân lực
có kĩ năng. Tuy nhiên, trong bối cảnh gia tăng
nhanh về quy mô đào tạo nhưng chất lượng đào
tạo không theo kịp nhu cầu tuyển dụng của các
doanh nghiệp đã làm cho một bộ phận không
nhỏ sinh viên ra trường khó tiếp cận được thị
trường lao động. Trước tình hình đó, Đảng và
Chính phủ tiếp tục đòi hỏi hệ thống giáo dục
cần phải đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn.
Nghị quyết 29–NQ/TW ngày 04/01/2013 về
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá – hiện đại hoá
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ:
“Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn
thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học,
giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào
tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa
các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lí
103
thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với
nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và
nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng
đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ
năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi,
kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu
thực chất...”. Qua đó có thể phần nào thấy được
những điểm yếu cố hữu của hệ thống giáo dục
đại học nước ta.
2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC TẠI TP.HCM
Trong những năm gần đây, việc tuyển
dụng nhân sự tại các doanh nghiệp, cơ quan
và tổ chức khác trở nên khá rộng rãi và phổ
biến dưới nhiều hình thức: tuyển trực tiếp, trên
các báo, trên các trang website, trên các kênh
truyền hình và các ngày hội việc làm Các
ngày hội việc làm tổ chức thường xuyên và số
ứng viên tham gia ngày hội việc làm lên đến
hàng chục nghìn người. hiện nay TP.HCM là
đô thị đặc biệt, là trung tâm của cả nước và khu
vực về nhiều mặt, trong đó có GD&ĐT. Trên
địa bàn TP hiện có 54 trường ĐH, 52 trường
CĐ, 64 trường trung cấp, 82 trung tâm giáo dục
nghề nghiệp và 362 cơ sở hoạt động giáo dục
nghề nghiệp (Nguyễn Nguyên, 2019). Theo
thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong
số khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp chỉ có
khoảng 50% tìm được việc làm, trong số đó
khoảng 30% làm đúng ngành được đào tạo
(Phạm Ngọc Nam & Trần Văn Hưng, 2014).
Theo khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu
nhân lực và thông tin thị trường lao động
TP.HCM thuộc Sở lao động – thương binh và
xã hội TP.HCM về nhu cầu tìm việc làm của
trên 200.000 sinh viên từ năm 2010 - 2016, có
khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp là tìm
được việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn
hoặc không tìm được việc làm, phải chuyển đổi
ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn
trình độ đào tạo. Trong tổng số sinh viên tìm
được việc làm, chỉ có 50% là có việc làm phù
hợp năng lực và phát triển tốt, 50% vẫn phải
làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp; việc
làm chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển
việc làm khác. Nổi cộm nhất của thị trường lao
động hiện nay và những năm tới đó là nguồn
nhân lực có tay nghề cao, có trình độ chuyên
môn giỏi vẫn không đủ đáp ứng thị trường lao
động. Điều này cũng đồng nghĩa, một bộ phận
nhân lực phải thất nghiệp và khó tìm được việc
làm ổn định nếu chưa đủ điều kiện nghề nghiệp,
kỹ năng chuyên môn và khả năng thích nghi
thực tế thị trường lao động. Vấn đề nang giải
nhất của thị trường lao động hiện nay và những
năm tới đó là nguồn nhân lực có tay nghề cao,
có trình độ chuyên môn giỏi vẫn không đủ đáp
ứng thị trường lao động. Điều này cũng đồng
nghĩa, một bộ phận nhân lực phải thất nghiệp
và khó tìm được việc làm ổn định nếu chưa đủ
điều kiện nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn và
khả năng thích nghi thực tế thị trường lao động
(Anh Thư, 2019). Trong bối cảnh cuộc CMCN
4.0, số lượng công việc cần lao động chất
lượng cao ngày càng gia tăng, trong khi thứ
hạng chỉ số lao động có chất lượng của Việt
Nam còn đứng ở vị trí thấp. Ví dụ điển hình
là ngành Công nghệ thông tin. Ước tính mỗi
năm, nhu cầu tuyển dụng vẫn tăng đều đặn gần
50%, trong khi thực tế với 500.000 ứng viên
công nghệ thông tin ra trường chỉ có 8% đáp
ứng được nhu cầu này. Thực tế này cho thấy,
chất lượng nguồn lao động đặc biệt là ngành
Kỹ thuật hiện đang trở thành đòi hỏi bức thiết.
Theo các bản báo cáo của Vietnamworks, có
gần 15.000 nhân sự trong ngành Công nghệ
thông tin Việt Nam được tuyển dụng trong năm
2016; đến cuối năm 2018, ngành này thiếu hụt
khoảng 70.000 người và đến năm 2020 sẽ là
500.000 người. Bên cạnh đó, một trong những
thách thức đặt ra đối với các quốc gia đang
phát triển khi tiếp cận với kinh tế số chính là
nguồn nhân lực có tay nghề cao (Phạm Quang
Khánh, 2019).
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới
(World Bank), Việt Nam đang rất thiếu lao động
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế ...
104
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
có tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất
lượng nguồn nhân lượng rất thấp (đạt 3.79/ 10
điểm, xếp hạng 11/12 nước châu Á tham gia
xếp hạng, Hàn Quốc đạt 6.91; Ấn Độ đạt 5.76;
Malaysia đạt 5.59; Thái Lan 4.94) (Phạm Đức
Tiến, 2016). Theo số liệu trong Báo cáo về mức
độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai
2018 của World economic forum (WEF) 2018,
Việt Nam xếp hạng thuộc nhóm cuối trong
bảng thứ hạng về lao động có chuyên môn cao,
thứ 81/100 thậm chí xếp hạng sau Thái Lan và
Philippin trong nhóm các nước ASEAN. Và
cũng trong báo cáo này, thứ hạng về chất lượng
đào tạo nghề của Việt Nam chỉ ở thứ 80/100,
so với trong nhóm các nước ASEAN thì chỉ
đứng trước Campuchia (92/100) (Phạm Quang
Khánh, 2019). Qua đó cho thấy rằng nguồn
nhân lực đào tạo bậc cao chưa đáp ứng tốt được
yêu cầu của các doanh nghiệp, cần phải tìm cách
nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng được
thị trường lao động.
Trong nghiên cứu của Ngô Thị Thanh Tùng
(2009) về mức độ đáp ứng của sinh viên kinh tế
thông qua ý kiến người sử dụng lao động, tác
giả cho rằng “rất đáng báo động đối với trường
đại học khi mà kết quả đào tạo của trường khác
xa với với những đòi hỏi thực tế của doanh
nghiệp”. Thực trạng trên cho thấy khoảng cách
giữa năng lực của cử nhân và yêu cầu của người
sử dụng lao động” là khá chênh lệch. Theo Anh
Thư (2019), một thực trạng dễ thấy, các doanh
nghiệp rất cần đội ngũ nhân sự chất lượng cao,
nhưng ngược lại nhiều sinh viên tốt nghiệp chưa
đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt phần
kỹ năng. Nhìn nhận một cách thẳng thắn thì có
đến 70% sinh viên tốt nghiệp chưa trang bị tốt
về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm và
trình độ ngoại ngữ. Vì vậy các tổ chức Giáo dục
Đại học cần nghiên cứu tìm ra những khoảng
cách về năng lực của cử nhân và yêu cầu của
người sử dụng lao động. Qua đó, đưa ra những
giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhằm
thỏa mãn người sử dụng lao động tại Tp.HCM.
3. CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục đại
học quốc tế (INQAHE) đã đưa ra hai định nghĩa
về chất lượng giáo dục đại học là (i) Tuân theo
các chuẩn quy định; (ii) Đạt được các mục tiêu
đề ra. Theo định nghĩa thứ nhất, cần có Bộ tiêu
chí chuẩn cho giáo dục đại học về tất cả các lĩnh
vực và việc kiểm định chất lượng một trường
đại học sẽ dựa vào Bộ tiêu chí chuẩn đó. Khi
không có Bộ tiêu chí chuẩn việc thẩm định chất
lượng GDĐH sẽ dựa trên mục tiêu của từng lĩnh
vực để đánh giá. Những mục tiêu này sẽ được
xác lập trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước và những điều kiện đặc thù của
trường đó. Như vậy để đánh giá chất lượng đào
tạo của một trường cần dùng Bộ tiêu chí có sẵn;
hoặc dùng các chuẩn đã quy định; hoặc đánh giá
mức độ thực hiện các mục tiêu đã định sẵn từ
đầu của trường. Trên cơ sở kết quả đánh giá, các
trường đại học sẽ được xếp loại theo 3 cấp độ (1)
Chất lượng tốt; (2) Chất lượng đạt yêu cầu; (3)
Chất lượng không đạt yêu cầu. Cần chú ý là các
tiêu chí hay các chuẩn phải được lựa chọn phù
hợp với mục tiêu kiểm định.
Hiện nay các trường đã quan tâm hơn đến
chất lượng giáo dục và vấn đề gia nhập hệ thống
chất lượng. Thể hiện qua sự quan tâm và tham
gia hệ thống AUN-QA là chuẩn kiểm định chất
lượng dành cho hệ thống các trường đại học
thuộc khối ASEAN. Bộ tiêu chuẩn của AUN-
QA có 18 tiêu chuẩn với 74 tiêu chí. Mỗi tiêu
chí được đánh giá theo 7 mức là: 1 = không có
gì (không có tài liệu, kế hoạch, minh chứng ); 2
= chủ đề này của hệ thống đảm bảo chất lượng
bên trong mới chỉ nằm trong kế hoạch; 3 = có
tài liệu, nhưng không có minh chứng rõ ràng; 4
= có tài liệu và minh chứng; 5 = có minh chứng
rõ ràng về hiệu quả trong lĩnh vực xem xét; 6 =
chất lượng tốt; 7 = xuất sắc. Mỗi tiêu chí trong bộ
tiêu chuẩn đều có trọng số như nhau, điểm đánh
giá của toàn bộ chương trình là điểm trung bình
cộng của cả 74 tiêu chí. 4.0 là ngưỡng điểm đạt
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của AUN-QA.
105
4. NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC
Năng lực của cử nhân là khả năng làm được
việc sau khi tốt nghiệp đại học và đạt được
những tiêu chuẩn đầu ra cụ thể của chương trình
đào tạo. Trong suốt quá trình đào tạo năng lực
được kiểm tra qua các bài thi, các bài tập sinh
viên được giao. Các cử nhân thể hiện được năng
lực của mình khi đạt được các bằng cấp, chứng
nhận. Chất lượng của năng lực thường được
do bằng thang đo năm cấp độ từ thấp đến cao
(Musyafa, 2009).
“Năng lực hoạt động của con người biểu
hiện ở khả năng áp dụng những thành tựu khoa
học – công nghệ, sự nhạy bén thích nghi nhanh,
làm chủ được những công nghệ - kỹ thuật hiện
đại và khả năng sáng tạo, đổi mới khoa học –
công nghệ” (Chu Văn Cấp, 2012). Trong giáo
dục, sau khi tốt nghiệp khóa học, các cử nhân
phải sử dụng năng lực của mình vào công việc.
Thành công của các cử nhân trong công việc và
giao tiếp là hiệu quả sử dụng trình độ năng lực
của mình. Trình độ năng lực của sinh viên được
đánh giá bởi người sử dụng lao động, khách
hàng và cộng đồng nơi các cử nhân làm việc. Để
đo lường năng lực của các cử nhân phải sử dụng
thông tin từ người sử dụng lao động, khách hàng
của các cử nhân. Tuy nhiên, không có cách thống
nhất để kiểm tra hoặc đo lường năng lực của các
cử nhân trong công việc (Musyafa, 2009).
Tiếp cận dựa trên năng lực, các mô hình
năng lực và những năng lực được xác định đã và
đang được xây dựng, phát triển, và sử dụng như
là những công cụ cho việc phát triển rất nhiều
chương trình giáo dục, đào tạo và phát triển
khác nhau trên toàn thế giới (Paprock, 1996).
Hơn nữa, tiếp cận dựa trên năng lực còn tạo khả
năng cho việc xác định một cách rõ ràng những
gì cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo
lường các thành quả. Việc chú trọng vào kết quả
đầu ra và những tiêu chuẩn đo lường khách quan
của những năng lực cần thiết để tạo ra các kết
quả này là điểm được các nhà hoạch định chính
sách giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực đặc biệt quan tâm nhấn mạnh (Nguyễn Hữu
Lam, 2007).
Nhìn chung cách tiếp cận về năng lực như
trên đã được các trường học tại Việt Nam quan
tâm trong thời gian gần đây. Thể hiện qua các
tiêu chuẩn đầu ra của từng đề cương chi tiết của
các môn học.
Theo Hiệp hội Kỹ sư Úc, năng lực của kỹ sư
tốt nghiệp bao gồm 10 kỹ năng sau:
1. Khả năng áp dụng kiến thức khoa học và
kỹ thuật cơ bản.
2. Khả năng giao tiếp hiệu quả không chỉ với
các kỹ sư chuyên ngành mà còn với các
đối tượng khác.
3. Một kỹ năng chuyên sâu trong ít nhất một
khía cạnh kỹ thuật.
4. Khả năng xác định vấn đề, xây dựng và
giải pháp.
5. Khả năng tiếp cận hệ thống và hiệu quả
làm việc.
6. Khả năng hoạt động trong môi trường đa
ngành và đa văn hóa, cũng như khả năng
làm việc nhóm hoặc trở thành người lãnh
đạo hiệu quả trong tương lai.
7. Hiểu biết về xã hội, văn hóa, trách nhiệm
với môi trường và các vấn đề toàn cầu.
8. Hiểu biết về các nguyên tắc thiết kế và
phát triển bền vững.
9. Hiểu biết về trách nhiệm và đạo đức nghề
nghiệp.
10. Sự kỳ vọng về việc cần thiết học tập suốt
đời, khả năng để làm việc đó.
Các nhà giáo dục thường cố gắng thiết lập
các kỹ năng mà cử nhân cần nắm vững trong các
chương trình đào tạo. Theo đại học công nghệ
Curtin (Úc) thì sinh viên kỹ thuật tốt nghiệp cần
có 9 kỹ năng sau:
1. Áp dụng được kiến thức, các nguyên tắc
và khái niệm.
2. Suy nghĩ sáng tạo, biết đặt ra nghi ngờ và
phê bình.
3. Tiếp cận, đánh giá và tổng hợp thông tin.
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế ...
106
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
4. Giao tiếp tốt.
5. Sử dụng công nghệ hiệu quả.
6. Cần có kỹ năng học tập suốt đời.
7. Tiếp nhận và áp dụng các quan điểm quốc
tế.
8. Có sự nhận thức và hiểu biết về văn hóa.
9. Biết áp dụng các kỹ năng chuyên nghiệp.
Dựa trên các kỹ năng được đưa ra bởi Hiệp
hội kỹ sư Úc và trường Đại học công nghệ Curtin,
Musyafa (2009) đã chia năng lực của sinh viên
tốt nghiệp thành 3 nhân tố: kiến thức, kỹ năng và
thái độ. Quan điểm của Musyafa (2009) tương
đồng với nghiên cứu của (Hoffmann, 1999).
Trong đó mỗi nhân tố được chia thành 9 biến,
như vậy tổng cộng có 27 biến.
Năng lực của người lao động thể hiện thông
qua kiến thức, kỹ năng thực hiện và nhận thức
của người lao động trong quá trình làm việc
(Trần Kim Dung, 2011). Theo Musyafa (2009),
năng lực gồm nhiều mặt khác nhau, nhưng thể
hiện rõ nhất qua ba yếu tố quan trọng là kiến
thức, kỹ năng, thái độ.
Hình1. Mô hình năng lực
Nguồn: Musyafa, 2009
y Kiến thức: là việc hiểu được các lý thuyết
sau khi tốt nghiệp đại học và áp dụng được kiến
thức đó cho những công việc cụ thể. Thể hiện qua
việc phân tích, học hỏi, kết hợp, suy luận và truyền
đạt để giải quyết các vấn đề trong công việc.
y Kỹ năng: Theo Musyafa (2009), kỹ năng
là cách các cử nhân thực hiện các công việc xác
định trước với thời gian và năng lượng tối thiểu
Kỹ năng là khả năng thực hiện một công
việc nhất định trong một khoảng thời gian và
không gian nhất định. Kỹ năng là sự chuyển
biến những kiến thức và nhận thức của bản thân
con người thành hành động, là những kiến thức
thực tế kết hợp với khả năng. Kỹ năng có thể
được cải thiện thông qua thực tế và giáo dục đào
tạo (Thamhain, 1992).
Gồm 2 loại: kỹ năng cứng (hard skill) và kỹ
năng mềm (soft skill)
y Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các
kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người
như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc
nhóm, quản lý thời gian, thuyết trình, sáng tạo,
kỹ năng đổi mới, Kỹ năng mềm chủ yếu là
kỹ năng thuộc về tính cách con người, không
mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, phụ
thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người, chúng
quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, khả năng
bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, nhà thương
thuyết hay người hòa giải xung đột, là thước
đo hiệu quả trong công việc.
Theo Hewitt Sean (2008), nhóm kỹ năng
mềm gồm: (1) Thái độ lạc quan; (2) Biết làm việc
theo nhóm; (3) Giao tiếp hiệu quả; (4) Tự tin; (5)
Luyện kỹ năng sáng tạo; (6) Chấp nhận và học
hỏi từ những lời phê bình; (7) Thúc đẩy chính
mình và dẫn dắt người khác; (8) Đa năng và biết
ưu tiên công việc; (9) Biết nhìn nhận toàn diện.
y Kỹ năng cứng (hard skills)
Kỹ năng cứng thuộc nhóm kỹ năng về
chuyên môn, là những kiến thức đã học được từ
giảng đường. Kỹ năng cứng thường xuất hiện
trên bảng lý lịch, khả năng học vấn, kinh nghiệm
và sự thành thạo về chuyên môn. Kỹ năng cứng
tạo tiền đề, kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển.
Theo Overtoom (2000), có nhiều loại kỹ năng
khác nhau nhưng những kỹ năng quan trọng có
16 kỹ năng được phân thành 6 nhóm sau:
(1) Những kỹ năng về năng lực cơ bản: đọc,
viết, tính toán.
(2) Những kỹ năng truyền đạt: nói, nghe.
(3) Những kỹ năng về năng lực thích ứng:
giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo.
107
Thái độ là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành
động theo một hướng nào đó trước một vấn đề
hay một tình hình cụ thể trong công việc của các
cử nhân. Đó là kết quả của quá trình quan sát
học hỏi của các cử nhân trong môi trường làm
việc của họ. Thái độ hỗ trợ cho sự thành công
trong công việc (Musyafa, 2009).
Trong nghiên cứu này, các thành phần trong
năng lực được đánh giá bởi người sử dụng lao
động đối với cử nhân kinh doanh - quản lý.
5. MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC VÀ
HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC
Mối quan hệ giữa hiệu quả công việc và
năng lực của sử dụng lao động có tương quan
rõ ràng (Saeed, Grover & Hwang, 2005). Bên
cạnh, sự hài lòng của người lao động trong công
việc, đạo đức và tính cách của người lao động
thì năng lực của người lao động ảnh hưởng rất
Bảng 1: Các kỹ năng cần có của cử nhân quản trị kinh doanh
STT Kỹ năng STT Kỹ năng
1 - Tổ chức công việc 13 - Dịch vụ khách hàng
2 - Quản lý thời gian 14 - Giao tiếp trong kinh doanh
3 - Phân tích vấn đề 15 - Tự học tập và phát triển
4 - Giải quyết vấn đề sáng tạo 16 - Nghiên cứu
5 - Ra quyết định 17 - Phân tích định lượng
6 - Thích nghi nhanh 18 - Đọc và giao tiếp bằng ngoại ngữ
7 - Quản lý xung đột 19 - Tin học
8 - Những kỹ năng cụ thể của công ty 20 - Viết
9 - Tư duy sáng tạo 21 - Lắng nghe
10 - Dự báo 22 - Trình bày
11 - Lập kế hoạch 23 - Làm việc nhóm
12 - Đám phán
Nguồn: Trương Đình Hải Thụy (2010)
y Thái độ
(4) Những kỹ năng phát triển: tự trọng,
động viên và xác định mục tiêu, hoạch
định sự nghiệp.
(5) Những kỹ năng về hiệu quả của nhóm:
quan hệ qua lại giữa các cá nhân, làm
việc đồng đội, đàm phán.
(6) Những kỹ năng tác động, ảnh hưởng:
hiểu biết văn hóa tổ chức, lãnh đạo tập
thể.
Theo Trương Đình Hải Thụy (2010), cử
nhân quản trị kinh doanh cần có các kỹ năng
sau:
nhiều đến hiệu quả công việc của người lao động
(Ismail& Abidin, 2010).
Năng lực của cử nhân càng cao thì hiệu
quả công việc càng cao. Trong đó năng lực là
nguyên nhân và hiệu quả là kết quả (Musyafa,
2009). Việc hiểu được mối quan hệ này sẽ góp
phần quan trọng trong việc cải thiện được năng
lực và hiệu quả làm việc của cử nhân.
Giữa đào tạo và yêu cầu của doanh nghiệp
có khoảng cách về yêu cầu kỹ năng. Cụ thể, các
tân cử nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ
năng làm việc của doanh nghiệp (Trương Đình
Hải Thụy, 2010). Đào tạo các tân cử nhân vẫn
tồn tại một số điểm yếu chưa đáp ứng được
yêu cầu như trình độ ngoại ngữ và trình độ tin
học còn hạn chế, khả năng chịu áp lực và tính
chuyên nghiệp còn kém, phần lớn chưa được
trang bị về kỹ năng mềm hay thiếu hiểu biết
thực tế (Nguyễn Thanh Ngọc, 2012). Việc thiếu
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế ...
108
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Anh Thư, (2019). Tình trạng việc làm của
sinh viên sau khi tốt nghiệp. Báo khoa học
phổ thông, Liên hiệp các hội khoa học kỹ
thuật TP.HCM.
tinh-trang-viec-lam-cua-sinh-vien-sau-
khi-tot-nghiep-52119.html
[2]. Chu Văn Cấp, (2012). Giáo dục và đào tạo
với phát triển nguồn nhân lực Việt Nam.
Phát triển và hội nhập, 6 (10), 50-54. Đại
Học Quốc Gia Hà Nội.
[3]. Hà Nam, (2015). 60% số người đang tìm
việc làm là cử nhân và thạc sỹ. Đã truy lục
8 30, 2015, từ Báo Điện tử VOV: http://
vov.vn/xa-hoi/60-so-nguoi-dang-tim-viec-
lam-la-cu-nhan-va-thac-sy-427108.vov
[4]. Hoffmann, T, (1999). The meanings
of competency. Journal of European
Industrial, 275-285.
những kỹ năng thực tế ảnh hưởng đến việc thành
công hơn trong công việc sau này rất lớn (Ngô
Thị Thanh Tùng, 2009). Ngoài ra, các doanh
nghiệp cũng đánh giá chưa cao lắm đối với các
khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm
cũng như khả năng đàm phán của các tân cử
nhân (Quan Minh Nhựt, 2012).
Theo Ngô Thị Thanh Tùng (2009) phần lớn
những sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế khi
được tuyển dụng vào doanh nghiệp phải trải qua
thời gian tập sự là khá dài mới có thể đáp ứng
được yêu cầu của công việc và phần lớn đều
phải qua các khoá đào tạo lại do doanh nghiệp
tổ chức; trong quá trình làm việc, sinh viên tốt
nghiệp đại học kinh tế đáp ứng ở mức độ vừa
phải các yêu cầu của công việc, có thể vẫn làm
chủ doanh nghiệp hài lòng với chất lượng làm
việc của họ. Ta thấy, các nghiên cứu trong nước
đã cho thấy có khoảng cách giữa yêu cầu của
nhà tuyển dụng đối với các tân cử nhân. Nguồn
nhân lực được đào tạo tại các trường đại học và
yêu cầu của doanh nghiệp có khoảng cách ở một
số kỹ năng, năng lực như kiến thức và thái độ.
6. KẾT LUẬN
Trong điều kiện tiến hành công nghiệp hoá,
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhấn
mạnh nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao như là một phương hướng cụ thể của
phát triển con người. Về mặt giá trị, phát triển
con người là gia tăng giá trị nói chung của con
người, còn phát triển nguồn nhân lực là gia
tăng giá trị sử dụng của con người. Phát triển
nguồn nhân lực chủ yếu là phát triển mặt công
cụ ở con người, như một nguồn tài nguyên, một
nguồn vốn và một nguồn động lực trong quá
trình phát triển. Trên cơ sở tổng hợp một số
kết quả nghiên cứu trên, bài viết đề xuất một
số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo tại các trường đại học để giảm khoảng cách
giữa giảm khoảng cách về năng lực của cử nhân
khối ngành kinh tế và yêu cầu của thị trường và
nền kinh tế như sau:
- Cần tăng thời gian thực hành các môn kỹ
năng, sinh viên được thường xuyên tham gia
thực tế tại doanh nghiệp, lồng ghép rèn luyện kỹ
năng trong các môn học khác.
- Chương trình đào tạo cần chú trọng rèn
luyện thái độ của sinh, xem thái độ là yếu tố
quan trọng.
- Quan tâm đến các kỹ năng như lập kế
hoạch, tổ chức công việc; quản lý và làm việc
nhóm; kỹ năng ra quyết định.
- Hoàn thiện chương trình giảng dạy ngoại
ngữ và tin học tại các trường đại học.
- Cần nâng cao chất lượng khảo sát nhu cầu
thực tế tại doanh nghiệp làm căn cứ xây dựng
chương trình đào tạo.
- Trong quá trình xây dựng chương trình đào
tạo các trường cần mời doanh nghiệp sử dụng
lao động tham gia vào hội đồng xây dựng - thẩm
định chương trình đào tạo. Từ đó, trường mạnh
dạn cắt bỏ những nội dung kiến thức không cần
thiết, lạc hậu, bổ sung các chương trình - nội
dung cần thiết cho thị trường lao động.
109
[5]. Musyafa, A, (2009). Stakeholders
satisfaction with civil engineering
graduates. Thesis Ph.D of Curtin
University of Technology, School of
Engineering and Computing, Department
of Civil Engineerin.
[6]. Ngô Thị Thanh Tùng, (2009). Nghiên cứu
đánh giá mức độ đáp ứng với công việc
của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh
tế giai đoạn 2000-2005 thông qua ý kiến
người sử dụng lao động của một số doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Luận văn tốt
nghiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7]. Nguyễn Hữu Lam, (2007). Mô hình năng
lực trong giáo dục, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực. Trung tâm Nghiên cứu &
Phát triển Quản trị (CEMD) - Đại học Kinh
tế TP.HCM.
[8]. Nguyễn Nguyên, (2019), TP.HCM tập
trung đào tạo nhân lực có trình độ quốc
tế. Báo Pháp luật TP.HCM, trích từ
https://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/tphcm-tap-
trung-dao-tao-nhan-luc-co-trinh-do-quoc-
te-852279.html
[9]. Nguyễn Thanh Ngọc, (2012). Yêu cầu của
nhà tuyển dụng về những kĩ năng cơ bản đối
với sinh viên tốt nghiệp đại học. Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
[10]. Nguyễn Thị Thu Hằng, (2011). Các nhân
tố ảnh hưởng đến mối liên kết giữa doanh
nghiệp và trường đại học: một nghiên cứu
tại TP.HCM. Phát triển khoa học & công
nghệ, 14(2), 56-64.
[11]. Phạm Đức Tiến, (2016). Phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao trong quá trình
Việt Nam hội nhập quốc tế. LATS, Trường
Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
[12]. Phạm Quang Khánh, (2018). Giải pháp
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt
Nam trước yêu cầu số hóa nền kinh tế. Tạp
chí Công thương, tháng 8/2019.
phap-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-
luc-viet-nam-truoc-yeu-cau-so-hoa-nen-
kinh-te-64335.htm
[13]. Quan Minh Nhựt, Trần Thị Bạch Yến &
Phạm Lê Đông Hậu (2012). Đánh giá
mức độ đáp ứng chất lượng nguồn nhân
lực theo yêu cầu doanh nghiệp Đồng bằng
sông Cửu Long được đào tạo bậc đại học
trở lên. Tạp chí Khoa học Đại học Cần
Thơ, 23b, 273-282.
[14]. Trần Kim Dung, (2011). Quản trị nguồn
nhân lực. Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM.
[15]. Trương Đình Hải Thụy, (2010). Năng lực
của sinh viên mới tốt nghiệp ngành Quản trị
Kinh doanh và nhu cầu của doanh nghiệp.
Luận văn thạc sỹ Đại học Mở TP.HCM.
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế ...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dao_tao_nguon_nhan_luc_dap_ung_yeu_cau_phat_trien_nen_kinh_t.pdf