Lòng yêu nghề tạo nên khát vọng tìm kiếm
các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
của người thầy và thúc đẩy sự nỗ lực, sáng tạo
trong học tập, rèn luyện của người học. Phải có
lòng yêu nghề mới có động lực thật sự để nâng
cao năng lực chuyên môn. Nếu không có tình
yêu nghề thực sự, sẽ không bao giờ thành công
vì chỉ có lòng yêu nghề mới giúp mỗi người
bước qua những khó khăn, chinh phục mọi thử
thách và đạt được những thành công không thể
ngờ tới. Không có lòng yêu nghề thì không có
thầy giỏi, thầy tốt. Không có thầy tốt, thầy giỏi
thì không có học trò giỏi, học trò tốt. Bản thân
người thầy tốt, tận tâm với nghề là tấm gương
để học trò học tập, phấn đấu noi theo. Như vậy,
lòng yêu nghề của người thầy là yếu tố đặc biệt
quan trọng quyết
định chất lượng
giáo dục. Nhà
trường, trước hết là
các thày, cô giáo
cần phải thắp sáng
ngọn lửa tình yêu
nghề nghiệp từ trái
tim mình và truyền
ngọn lửa ấy đến
người học thông
qua trí tuệ, năng
lực chuyên môn,
tình cảm, và sự tận
tụy trong từng giờ
học và trong suốt
quá trình đào tạo.
Tích cực đổi
mới phương thức đào tạo thông qua các hoạt
động nghiên cứu nhu cầu của thị trường TDTT;
Thông qua sự phối hợp nghiên cứu, chuyển giao
công nghệ TDTT, thu hút nguồn lực xã hội tham
gia vào quá trình bồi dưỡng nhân lực TDTT theo
các hình thức mềm dẻo và thiết thực tại trường
và liên kết với các địa phương; Thu hút và đăng
cai tổ chức các giải thi đấu thể thao, huấn luyện
thể thao; Tổ chức các hoạt động nghiên cứu
khoa học và dịch vụ TDTT trong quá trình đào
tạo để có môi trường cho sinh viên học tập,
nghiên cứu, thực tập, định hướng nghề nghiệp
và bồi dưỡng lòng yêu nghề; khơi dậy sự ham
học hỏi, lòng say mê và lao động sáng tạo của
người dạy và người học. Những điều đó chính
là những việc cần làm ngay để nâng cao chất
lượng sản phẩm đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của thị trường TDTT nước ta.
Cơ sở đào tạo nhân lực TDTT muốn tồn tại
và phát triển bền vững trong thời kỳ phát triển
mới của đất nước cần phải có một tư duy mới,
một hành động mới và một phương thức làm
việc mới khác với thái độ làm việc thụ động,
trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực thể dục thể thao trong thời kỳ mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25
- Sè 1/2020
ÑAØO TAÏO NGUOÀN NHAÂN LÖÏC THEÅ DUÏC THEÅ THAO
TRONG THÔØI KYØ MÔÙI
*TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Thành tựu của công cuộc đổi mới, đặc biệt
là kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và
XII của Đảng đã đưa nền kinh tế nước ta dần ổn
định và phát triển. Theo đánh giá của Ngân hàng
thế giới (Worlbank), đổi mới kinh tế và chính trị
trong 30 năm qua (1986-2018) đã thúc đẩy phát
triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một
trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới
trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp, tỉ
lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn
dưới 6%. GDP đầu người đạt trên 2.500 USD
(năm 2018). Cùng với sự phát triển của kinh tế,
các lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến quá trình
chuẩn bị và bồi dưỡng nguồn nhân lực như: giáo
dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá,
xã hội, y tế, TDTT cũng có bước phát triển đáng
khích lệ. An sinh xã hội được quan tâm nhiều
hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống của nhân
dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị - xã hội ổn
định; quốc phòng, an ninh được tăng cường;
Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng, hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của
nước ta tiếp tục được nâng cao.Trong bối cảnh
đó, TDTT nước ta không những cần góp phần
tích cực chăm sóc sức khỏe, phát triển thể lực,
bồi dưỡng ý chí của con người phục vụ nhiệm
vụ đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất
lượng cao của đất nước mà TDTT còn là nhịp
cầu nối liền các nền văn hóa thể chất của các
dân tộc trên thế giới để thích ứng với những yêu
cầu mới, với những mối liên hệ mới, nhịp sống
mới để cùng tồn tại và phát triển trong một thế
giới hòa bình.Đây là giá trị nhân văn to lớn của
TDTT, khẳng định sự tồn tại vĩnh viễn của
TDTT trong đời sống của nhân loại.
Để phát triển bền vững nước ta trong thời kỳ
mới, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-
2020 của Chính phủ đã xác định ba khâu đột
phá, gồm: Một là, Hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm
là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và
cải cách hành chính; hai là, Phát triển nhanh
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản
nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát
triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng
khoa học, công nghệ; và, Xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện
đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng
đô thị lớn.
Trong ba khâu đột phá chiến lược nói trên, có
thể nói nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân
tố trung tâm. Vì xét đến cùng, đây là khâu quan
trọng nhất trong ba khâu đột phá, có vai trò chi
phối việc thực hiện các đột phá khác. Bởi chính
con người tạo ra và thực thi thể chế, xây dựng
bộ máy, quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng.
Thực hiện tốt đột phá này sẽ làm tăng sức mạnh
mềm của quốc gia, tạo ra sức mạnh tổng hợp, có
ảnh hưởng quyết định đến việc xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều
kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề nhân lực có trình
độ đào tạo cao không tìm được việc làm trong
hầu hết các ngành, nghề ở nước ta có xu hướng
tăng lên đã và đang trở thành một trong những
vấn đề nóng của xã hội, đồng thời là thách thức
sống còn đối với không ít trường đại học, cao
đẳng, trong đó có các cơ sở đào tạo nhân lực
TDTT. Thực tế này cho thấy, đào tạo nguồn
nhân lực vốn mang nặng tính bao cấp từ đầu vào
đến đầu ra đã không còn phù hợp với yêu cầu
phát triển đất nước trong thời kỳ mới theo định
hướng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng kèm
theo sự giao lưu và tiếp biến văn hóa nói chung
Trương Anh Tuấn*
Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao
26
và văn hóa thể chất (TDTT) nói riêng đã phát
triển và thúc đẩy nhu cầu hoạt động và hưởng
thụ các giá trị TDTT của nhân dân. Nhân lực
TDTT vì vậy có vai trò quan đặc biệt quan
trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc
sức khỏe, thể lực và nâng cao chất lượng sống
của nhân dân; góp phần tích cực chuẩn bị
nguồn nhân lực có chất lượng cao phục sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhu cầu khách quan này đã tạo nên một thị
trường TDTT mới và rộng lớn để có thể trao
đổi các sản phẩm TDTT, trong đó có nhân lực
TDTT. Tuy nhiên khác với cơ chế bao cấp
trước đây, nhân lực TDTT hiện tại và trong
tương phải tự tìm kiếm viêc làm và phải có
năng lực thích ứng với các yêu cầu của vị trí
việc làm lựa chọn, với nhu cầu TDTT của xã
hội. Nếu không họ sẽ thất nghiệp. Như vậy, chỉ
những ai có phẩm chất tốt và năng lực chuyên
môn cao và có năng lực thích ứng với yêu cầu
nghề nghiệp mới có cơ hội tìm được việc làm,
cho dù họ được đào tạo trong các trường
chuyên về TDTT hay không.
Thị trường TDTT nước ta, chủ yếu là thể
thao chuyên nghiệp và các loại hình dịch vụ
TDTT với hình thức sở hữu đa dạng chắc chắn
sẽ có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu, về số
lượng và chất lượng.
Hiện nay dân số nước ta gần 97 triệu, trong
đó 70% có độ tuổi dưới 35. Điều kiện sống được
cải thiện và quá trình hội nhập quốc tế về văn
hóa nói chung và văn hóa thể chất nói riêng đã
tác động mạnh mẽ đến nhận thức, hứng thú và
nhu cầu tập luyện TDTT nhằm nâng cao sức
khỏe, thể lực và nâng cao chất lượng sống của
nhân dân. Nhu cầu này ngày càng cao, ngày
càng đa dạng và phong phú. Nhiều nội dung,
hình thức rèn luyện thân thể mới được tiếp thu
và phát triển nhanh chóng như: Các hình thức
và phương pháp dưỡng sinh (Khí công, Yoga,
các bài quyền dưỡng sinh), chạy tự do (Free
Running, Parkour), tập luyện sức mạnh bằng
cách khắc phục trọng lượng cơ thể (Bodywight
Training), du lịch kết hợp với các môn thể thao
mạo hiểm (như: Marathon, Ô tô địa hình, Dù
lượn, Chèo thuyền...), các môn TDTT giải trí
như Vũ đạo giải trí, Esport... Các hình thức tổ
chức tập luyện và thi đấu TDTT quần chúng
cũng phát triển nhanh, đa dạng với các hình thức
dịch vụ có sở hữu khác nhau ngày càng thu hút
người tập, nhất là thanh thiếu niên
Bên cạnh đó một số lĩnh vực khác như:
Truyền thông TDTT, Tổ chức biểu diễn nghệ
thuật kết hợp với TDTT, Kinh tế TDTT, Du lịch
kết hợp với các hoạt động TDTTcòn rất thiếu,
thậm chí chưa có nhân lực được đào tạo về
Mặc dù các ngành nghề mới trong lĩnh vực TDTT phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây
nhưng các ngành nghề truyền thống thuộc ngành Giáo dục thể chất và Huấn luyện thể thao vẫn
không ngừng được mở rộng
27
- Sè 1/2020
TDTT. Đáng tiếc, hiện nay hầu như các trường
Đại học TDTT còn chưa quan tâm nghiên cứu
và chưa có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng nhu cầu của các lĩnh vực và các đối tượng
tập luyện nói trên. Có thể nói thực tế trên vừa là
thời cơ vừa là thách thức đối với các cơ sở đào
tạo nhân lực TDTT.
Cho đến nay hầu hết các cơ sở đào tạo nhân
lực TDTT ở nước ta (lực lượng chính là 3
trường Đại học TDTT thuộc Ngành văn hóa,
Thể thao và Du lịch; Hai trường Đại học Sư
phạm TDTT và các khoa Giáo dục thể chất
thuộc các trường Đại học Sư phạm) chủ yếu đào
tạo nguồn nhân lực TDTT công với phương
thức vận hành theo cơ chế bao cấp. Theo đó
nhân lực TDTT công có thể chia thành hai loại:
Công chức và Viên chức. Hai loại nhân lực này
đảm nhiệm những công việc khác nhau.
Công chức là những người thực thi chính
sách và pháp luật TDTT. Những người này
không có quyền ban hành chính sách và pháp
luật TDTT, nhưng thiếu họ, chính sách pháp luật
TDTT không thể đi vào cuộc sống. Tức là khi
chính sách nói chung và chính sáchTDTT đã
được ban hành thì họ thực thi ngay và cần phải
thực thi một cách hiệu quả nhất. Hoạt động có
hiệu quả của đội ngũ công chức TDTT sẽ bảo
đảm cho chính sách, pháp luật TDTT thật sự đi
vào cuộc sống.
Nhân lực công thứ hai cũng rất quan trọng là
viên chức TDTT (các cán bộ khoa học TDTT, y
sinh học TDTT, báo chí TDTT, giáo viên TDTT,
huấn luyện viên, hướng dẫn viên TDTT...), họ
là những người giúp Nhà nước cung cấp dịch vụ
TDTT công cho người dân (các công trình
TDTT, cơ sở vật chất TDTT như nhà tập, sân
tập, nhà thi đấu, dụng cụ tập luyện TDTT, huấn
luyện viên, hướng dẫn viên TDTT...) để phát
triển sự nghiệp TDTT và để bảo đảm công bằng
xã hội trong hoạt động và hưởng thụ các giá trị
TDTT. Lực lượng viên chức TDTT nhiều hay ít
cùng tùy thuộc vào việc các dịch vụ do tư nhân
cung cấp nhiều hơn hay Nhà nước cung cấp
nhiều hơn.
Thực tiễn đổi mới tổ chức bộ máy hành chính
công ở nước ta cho thấy nhu cầu nguồn nhân lực
công nói chung và nguồn nhân lực TDTT công
nói riêng ngày càng thu hẹp và yêu cầu về phẩm
chất và năng lực đối với đội ngũ này ngày càng
cao. Như vậy việc tìm kiếm công việc ở khu vực
này của sinh viên TDTT sau tốt nghiệp ngày
càng khó khăn. Các công trình nghiên cứu gần
đây về việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp ở
các ngành nghề, trong đó có Ngành TDTT cũng
cho thấy xu hướng trên, đồng thời các kết quả
nghiên cứu cũng chỉ rõ một thực tế là đào tạo
nguồn nhân lực hiện nay còn chưa đáp ứng nhu
cầu xã hội nên số lượng sinh viên sau khi ra
trường không tìm được việc làm có xu hướng
ngày càng tăng, nguồn nhân lực TDTT trong
hiện tại và tương lai chủ yếu làm việc ở các khu
vực dịch vụ ngoài Nhà nước và chịu sự chi phối
của thị trường TDTT.
Thị trường TDTT phát triển đa dạng và
phong phú sẽ có sức hút mạnh mẽ nguồn nhân
lực TDTT kèm theo những yêu cầu và đòi hỏi
ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực.
Muốn trao đổi sản phẩm trên thị trường TDTT
đã hình thành và đang có xu hướng phát triển
mạnh, các cơ sở đào tạo nhân lực TDTT cần
hiểu rõ thị trường và phải có năng lực đáp ứng
nhu cầu TDTT của xã hội. Nói một cách khác,
nhà trường phải gắn nhiệm vụ đào tạo với thực
tiễn thị trường TDTT thông qua việc thường
xuyên nghiên cứu, đổi mới đào tạo để đáp ứng
các nhu cầu của thị trường TDTT. Đây là một
yêu cầu bức thiết từ thực tiễn sử dụng nguồn
nhân lực nói chung và nhân lực TDTT nói riêng
của nước ta.
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực
TDTT trong thời kỳ phát triển mới của đất nước,
chúng tôi xin có một số ý kiến đề xuất sau:
- Một là, Cần nhanh chóng tập trung
nghiên cứu về nhu cầu của thị trường TDTT
nước ta
Kết quả nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau:
Nên duy trì các Ngành đào tạo nào (hiện đang
đào tạo 4 ngành học: Giáo dục thể chất, Huấn
luyện thể thao, Quản lý TDTT và Y sinh học
TDTT) ?, Nếu duy trì việc đào tạo ngành học
cần đổi mới nội dung chương trình và phương
thức đào tạo như thế nào?; Nên dừng đào tạo
ngành học nào?; Nên mở ngành đào tạo mới hay
điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình đào
tạo? Trong tương lai sẽ đào tạo ngành học nào?
Cần tập trung vào bậc đào tạo nào (cử nhân, thạc
Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao
28
sĩ hay tiến sĩ)? Mô hình nguồn nhân lực đào tạo
TDTT và mục tiêu đào tạo cần phải đạt được
Trả lời câu hỏi trên là cơ sở để xác định “đầu
vào” và “đầu ra” của sản phẩm đào tạo và là cơ
sở để xác định các hình thức và phương thức
đào tạo .
- Hai là, Cần tập trung nâng cao chất lượng
đội ngũ giảng viên
Giảng viên là những người trực tiếp giảng dạy,
giáo dục, hướng dẫn và truyền thụ kiến thức, kỹ
năng, kinh nghiệm cho sinh viên. Không có thầy
giỏi về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo
đức tốt thì không thể có nền giáo dục chất lượng.
Trong thời đại khoa học phát triển nhanh chóng,
mạnh mẽ, kiến thức của nhân loại ngày càng
nhiều thì vai trò định hướng, dẫn dắt, giáo dục
của người thầy đối với học trò lại càng có ý nghĩa
quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo. Bởi vậy,
xây dựng được đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất
và năng lực là yếu tố then chốt quyết định sự
thành công của giáo dục và đào tạo.
Trong những năm qua đội ngũ giảng viên của
các trường đại học TDTT được quan tâm bồi
dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực chuyên
môn. Số lượng giảng viên có trình độ đào tạo
bậc thạc sĩ, tiến sĩ, có học hàm PGS, GS tăng
lên rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên thực tiễn cũng cho thấy, không ít
người chỉ tập trung vào mục tiêu “bằng cấp” mà
chưa quan tâm đầy đủ đến việc nâng cao năng
lực nghề nghiệp, giữa bằng cấp đào tạo và năng
lực nghề nghiệp của họ còn rất bất cập. Do vậy
có thể nói nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
trước hết cần nâng cao nhận thức và hành động
của từng giáo viên và cần hướng vào mục tiêu
nâng cao đạo đức và năng lực nghề nghiệp.Tấm
gương sáng về nhân cách, về lòng ham học, tinh
thần tự học, đam mê nghiên cứu khoa học... của
người thầy sẽ truyền cho sinh viên ngọn lửa đam
mê nghiên cứu khoa học và tinh thần học tập
suốt đời.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cần
gắn với việc rà soát, xếp sắp, tổ chức đội ngũ
này một cách khoa học nhằm phát huy tinh thần
trách nhiệm, phát huy năng lực sáng tạo và phát
huy sở trường của mỗi cá nhân.
Ba là, Gắn kết đào tạo với hoạt động thực
tiễn TDTT
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, hiện nay
đào tạo đại học nước ta còn nặng về lý thuyết,
“học chưa đi đôi với hành” nhất là việc tổ chức
hoạt động thực tập nghề nghiệp của sinh viên
đại học nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém,
chưa được nhà trường, giảng viên và sinh viên
nhận thức đúng và đầy đủ.Việc học không đi đôi
với hành, học một đằng thực tập một nẻo không
thể đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sinh viên ra trường không có kinh nghiệm thực
tiễn mà chỉ có lý thuyết rất khó xin việc và bắt
kịp guồng quay của xã hội.
Thực tập là cơ hội rèn nghề, củng cố và phát
triển lòng yêu nghề nghiệp cũng như tìm kiếm
cơ hội việc làm trong tương lai của sinh viên.
Kết quả thực tập không chỉ giúp sinh viên đánh
giá đúng năng lực của họ, giúp họ thấy rõ cần
phải học gì và làm việc như thế nào mà còn giúp
nhà trường nhận thức đúng sản phẩm đào tạo và
nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội.
Như vậy, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp
ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực TDTT của
xã hội cần được nghiên cứu đổi mới theo hướng
“học đi đôi với hành”, cần đẩy mạnh thực hành,
thực tế trong suốt quá trình học tập của sinh viên.
Nhà trường cần tạo điều kiện cho sinh viên làm
quen và rèn luyện nghề nghiệp ngay trong quá
trình học tập tại trường thông qua các hoạt động
ngoại khóa để làm quen và học các tập các môn
thể thao, các loại hình TDTT mới; tham quan thi
đấu, trọng tài; tham gia tổ chức các cuộc thi đấu,
trọng tài với quy mô và yêu cầu phù hợp. Cần
làm cho giảng viên và sinh viên thức đúng và đầy
đủ về tầm quan trọng và giá trị thực tiễn của hoạt
động thực tập. Cần lựa chọn và bố trí những
giảng viên có trình độ và giàu kinh nghiệm thực
tiễn hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động thực tập của
sinh viên. Chủ động phối hợp, liên kết và gắn bó
với các tổ chức nhà nước và tổ chức xã hội về
TDTT, với các doanh nghiệp, các cơ sở dịch vụ
TDTT ở Trung ương và địa phương, các tổ chức
TDTT ở cơ sở để các tổ chức này tham gia hỗ trợ
hoạt động thực tập nghề nghiệp của sinh viên,
phối hợp đào tạo theo kế hoạch chặt chẽ để triển
khai thực hiện hiệu quả, kiểm tra, đánh giá kết
quả thực tập nghiêm túc và chính xác.
Bốn là, Quan tâm giáo dục lòng yêu nghề
nghiệp
29
- Sè 1/2020
Thực tiễn đào tạo của các cơ sở đào tạo nhân
lực TDTT nước ta cho thấy, số lượng sinh viên,
học viên cao học say mê học tập, nghiên cứu
ngày càng giảm. Số đông người học chỉ tập
trung tìm cách có được chứng chỉ, bằng cấp.
Điều này dễ dàng nhận biết thông qua tinh thần
và thái độ của họ trong học tập rèn luyện và
nghiên cứu khoa học.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên,
nhưng có một nguyên nhân, một yếu tố đặc biệt
quan trọng vừa là tiền đề vừa là động lực thúc đẩy
hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập, đó là
lòng yêu nghề thì lâu nay trong lĩnh vực TDTT ít
được quan tâm nghiên cứu và giáo dục.
Lòng yêu nghề tạo nên khát vọng tìm kiếm
các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
của người thầy và thúc đẩy sự nỗ lực, sáng tạo
trong học tập, rèn luyện của người học. Phải có
lòng yêu nghề mới có động lực thật sự để nâng
cao năng lực chuyên môn. Nếu không có tình
yêu nghề thực sự, sẽ không bao giờ thành công
vì chỉ có lòng yêu nghề mới giúp mỗi người
bước qua những khó khăn, chinh phục mọi thử
thách và đạt được những thành công không thể
ngờ tới. Không có lòng yêu nghề thì không có
thầy giỏi, thầy tốt. Không có thầy tốt, thầy giỏi
thì không có học trò giỏi, học trò tốt. Bản thân
người thầy tốt, tận tâm với nghề là tấm gương
để học trò học tập, phấn đấu noi theo. Như vậy,
lòng yêu nghề của người thầy là yếu tố đặc biệt
quan trọng quyết
định chất lượng
giáo dục. Nhà
trường, trước hết là
các thày, cô giáo
cần phải thắp sáng
ngọn lửa tình yêu
nghề nghiệp từ trái
tim mình và truyền
ngọn lửa ấy đến
người học thông
qua trí tuệ, năng
lực chuyên môn,
tình cảm, và sự tận
tụy trong từng giờ
học và trong suốt
quá trình đào tạo.
Tích cực đổi
mới phương thức đào tạo thông qua các hoạt
động nghiên cứu nhu cầu của thị trường TDTT;
Thông qua sự phối hợp nghiên cứu, chuyển giao
công nghệ TDTT, thu hút nguồn lực xã hội tham
gia vào quá trình bồi dưỡng nhân lực TDTT theo
các hình thức mềm dẻo và thiết thực tại trường
và liên kết với các địa phương; Thu hút và đăng
cai tổ chức các giải thi đấu thể thao, huấn luyện
thể thao; Tổ chức các hoạt động nghiên cứu
khoa học và dịch vụ TDTT trong quá trình đào
tạo để có môi trường cho sinh viên học tập,
nghiên cứu, thực tập, định hướng nghề nghiệp
và bồi dưỡng lòng yêu nghề; khơi dậy sự ham
học hỏi, lòng say mê và lao động sáng tạo của
người dạy và người học. Những điều đó chính
là những việc cần làm ngay để nâng cao chất
lượng sản phẩm đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của thị trường TDTT nước ta.
Cơ sở đào tạo nhân lực TDTT muốn tồn tại
và phát triển bền vững trong thời kỳ phát triển
mới của đất nước cần phải có một tư duy mới,
một hành động mới và một phương thức làm
việc mới khác với thái độ làm việc thụ động,
trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước.
Bên cạnh sự phát triển của các ngành nghề TDTT truyền thống, các ngành
nghề thuộc khối dịch vụ TDTT ngày càng phát triển mạnh mẽ, đa dạng
(Ảnh: CLB Yoga fly)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dao_tao_nguon_nhan_luc_the_duc_the_thao_trong_thoi_ky_moi.pdf