Đào tạo Tiếng Anh chuyên ngành cho hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Kết luận Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế ASEAN nói chung. Theo Tổ chức Du lịch thế giới, trong thế kỷ 21 du lịch trở thành hoạt động kinh tế quan trọng nhất trên phạm vi toàn cầu. Với vai trò ngày càng tăng của ngành du lịch, nhiều quốc gia đã coi du lịch là động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, để lao động du lịch Việt Nam nói chung và lao động làm việc trong ngành du lịch Thanh Hóa nói riêng, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có thể đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của du khách trong bối cảnh hiện nay, thì vấn đề đào tạo, nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cần được quan tâm thường xuyên và có giải pháp cụ thể triển khai trong thời gian tới. Từ việc phân tích cơ sở lý luận và kết quả thu được qua khảo sát về nhận thức, năng lực tiếng Anh của hướng dẫn viên du lịch, chúng tôi đề xuất những giải pháp về việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá và bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội về sử dụng tiếng Anh chuyên ngành lĩnh vực du lịch một cách hiệu quả.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo Tiếng Anh chuyên ngành cho hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 16 ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY TS. Lê Thanh Hà 1 Tóm tắt: Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ nhân lực du lịch nói chung và hướng dẫn viên du lịch nói riêng của Thanh Hóa vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, đặc biệt là ngoại ngữ. Bài viết đi sâu phân tích thực trạng năng lực sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất một số giải pháp đào tạo nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành cho đội ngũ này trong thời gian tới. Từ khóa: Tiếng Anh chuyên ngành du lịch, hướng dẫn viên du lịch, nguồn nhân lực du lịch. 1. Mở đầu Tiếng Anh chuyên ngành du lịch là tiếng Anh mang đặc thù chuyên môn ở lĩnh vực hẹp. Hệ thống chủ điểm của tiếng Anh chuyên ngành du lịch gắn với các nội dung chuyên sâu của chuyên ngành, mang tính đặc thù riêng của ngành du lịch và rất cần thiết cho công việc của hướng dẫn viên du lịch. Như vậy, để hiểu được thế nào là tiếng Anh chuyên ngành du lịch, chúng ta cần phải nắm được các khía cạnh công việc đòi hỏi người hướng dẫn viên du lịch sử dụng tiếng Anh. Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí English for Specific Purposes World, Nittaya Sanguanngarm (2011) đã tổng hợp hai nhiệm vụ chính của hướng dẫn viên cần sử dụng tiếng Anh: - Dẫn chương trình du lịch (đón khách tại điểm; cung cấp thông tin cần thiết cho khách; thuyết minh tuyến điểm và giới thiệu các kiến thức văn hóa, lịch sử, xã hội liên quan; trả lời câu hỏi và thắc mắc của khách; tiễn khách). - Lên và mô tả lịch trình chương trình du lịch. Tiếng Anh chuyên ngành du lịch cũng không nằm ngoài bối cảnh chung của việc học và sử dụng tiếng Anh phổ thông (GE) và tiếng Anh chuyên ngành (ESP). Muốn sử dụng được tiếng Anh chuyên ngành du lịch, người học phải tương đối thông thạo ESP để có cơ sở về kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng diễn đạt và kỹ năng nhận thức hỗ trợ cho tiếng Anh hướng dẫn du lịch hình thành và phát triển. Do đặc thù công việc, các hướng dẫn viên du lịch cần có khả năng giao tiếp tốt không chỉ liên quan đến giao tiếp thông thường hay tiếng Anh để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể mà còn cần vốn tiếng Anh sâu rộng về mọi lĩnh vực, đặc biệt là các kiến thức văn hóa. Như vậy, tiếng Anh chuyên ngành du lịch được xem là một yếu tố cơ bản hình thành nguồn nhân lực có năng lực nghề nghiệp cao, thích nghi với đòi hỏi khắt khe của thị trường sức lao động. Trình độ hiểu biết và sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành du 1 Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 17 lịch rõ ràng đóng vai trò có tính xung lực trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tỉnh Thanh Hóa theo những chuẩn mực quốc tế. 2. Năng lực sử dụng tiếng Anh của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay Trong những năm qua, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch được ngành du lịch Thanh Hóa hết sức quan tâm. Tuy nhiên trên thực tế, đội ngũ này đang vừa thiếu về số lượng vừa hạn chế về chất lượng, có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động du lịch trên địa bàn. Về số lượng, theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đến hết tháng 6/2017, toàn tỉnh có hơn 70 thuyết minh viên và 270 hướng dẫn viên được cấp thẻ (hơn 220 hướng dẫn viên nội địa và 50 hướng dẫn viên quốc tế). Trong đó, có 4 hướng dẫn viên trình độ thạc sĩ, 180 hướng dẫn viên trình độ đại học, còn lại là trình độ cao đẳng và trung cấp. Về chất lượng, trình độ chuyên môn của một số hướng dẫn viên chưa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của khách du lịch, biểu hiện ở nội dung thông tin thuyết minh còn sơ sài, chưa phong phú, hấp dẫn; kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn của các thuyết minh viên (TMV) còn hạn chế, nhất là giọng nói và phong cách hướng dẫn. Đáng chú ý là vẫn còn nhiều hướng dẫn viên không biết ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng hoặc sử dụng chưa được tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. Qua khảo sát 50 hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tác giả bài viết đưa ra một số kết quả khảo sát và phân tích năng lực sử dụng tiếng Anh của khách thể nghiên cứu như sau: Đa số hướng dẫn viên cho rằng tiếng Anh có vai trò quan trọng đối với nghề nghiệp của họ (chiếm 90%). Có 10% số hướng dẫn viên đánh giá tiếng Anh du lịch ở mức rất quan trọng. Như vậy, tất cả hướng dẫn viên du lịch tham gia nghiên cứu đều nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của tiếng Anh đối với ngành nghề của mình. Điều này phản ánh thực tế nhu cầu phát triển du lịch trong thời kỳ hội nhập thế giới mà tiếng Anh trở thành phương tiện giao tiếp chính. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy năng lực sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch còn khá hạn chế. Cụ thể, có đến 70% đánh giá năng lực tiếng Anh ở mức trung bình và kém, 8% số hướng dẫn viên tự nhận ở mức khá. Như vậy, có thể thấy, năng lực sử dụng tiếng Anh của đa số đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn Thanh Hóa còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động chuyên môn. Du lịch là ngành có nhân lực sử dụng được ngoại ngữ khá cao, chiếm 60% tổng số nhân lực; nhân lực biết ngoại ngữ nhiều nhất là tiếng Anh, chiếm khoảng 42% nhân lực toàn ngành; tuy nhiên, đặc thù của ngành du lịch đòi hỏi tỷ lệ này phải nâng cao hơn nữa. Trong Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 - 2020, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã ban hành Quyết định số 3066/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011 khẳng định tầm quan trọng của tiếng Anh trong ngành du lịch. Theo đó, việc đào tạo, nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là một vấn đề cấp thiết hiện nay. QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 18 3. Một số giải pháp trong đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 3.1. Xây dựng chương trình đào tạo Các cơ sở đào tạo chương trình tiếng Anh chuyên ngành du lịch nên phối hợp với nhau trong thiết kế và xây dựng chương trình đủ năng lực, đảm trách tốt việc xây dựng chương trình nhằm đảm bảo hiệu quả giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho người học. Trong việc xây dựng chương trình phải chú ý đến tính liên tục và tính kế thừa để nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh chuyên ngành cho đội ngũ hướng dẫn viên đang công tác trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho nghề hướng dẫn du lịch theo hướng chuẩn hóa và thống nhất. Đổi mới cơ bản việc xây dựng chương trình đào tạo dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong các thang chuẩn đánh giá năng lực tiếng Anh quốc gia và quốc tế hiện hành. 3.2. Phát triển tài liệu dạy học Phát triển tài liệu dạy học là một trong những kỹ năng quan trọng của người dạy. Với sự trợ giúp của những tổ chức nước ngoài, tài liệu mẫu về tiếng Anh du lịch, các đơn vị đào tạo cần phối hợp để thống nhất biên soạn bộ giáo trình chuẩn, cập nhật và phù hợp với nhu cầu đào tạo mới. Phát triển tài liệu dạy học tiếng Anh chuyên ngành du lịch cho nghề hướng dẫn du lịch phù hợp với thực tế hoạt động nghiệp vụ ở địa bàn tỉnh; cập nhật phù hợp với nhu cầu đào tạo mới và dùng thống nhất trên toàn quốc. Đẩy mạnh việc triển khai xây dựng ngân hàng đề thi trên cơ sở quy chuẩn cho lĩnh vực hướng dẫn du lịch dựa trên các chương trình, giáo trình và tài liệu tham khảo chung đã được thống nhất. Để dạy học tiếng Anh du lịch theo nhu cầu xã hội, trước hết cần vạch ra các mục tiêu cần đạt được của học phần, từ đó xây dựng các bài học và lựa chọn tài liệu phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều tài liệu dạy học tiếng Anh du lịch phổ biến. Tuy nhiên, lựa chọn một, hai hoặc ba giáo trình đáp ứng đủ các mục tiêu đặt ra là điều khó khả thi. Vì vậy, cần thiết phải biên soạn một bộ giáo trình phù hợp bằng việc lựa chọn các bài dạy đáp ứng mục tiêu dạy học từ các bộ giáo trình có sẵn kết hợp sử dụng tài liệu thực tế và các bài do giảng viên tự biên soạn. Bên cạnh đó, việc kết hợp sử dụng tài liệu thực tế cũng là một giải pháp cần thiết. Ngoài các bài học có trong giáo trình đã xuất bản, việc dạy học tiếng Anh cho hướng dẫn viên du lịch cần phải theo hướng tiếp cận tài liệu hiện đại. Vì vậy, cập nhật các thông tin du lịch trên mạng Internet về thực tế công việc của một hướng dẫn viên du lịch để đưa vào bài học là một phần quan trọng trong dạy học tiếng Anh chuyên ngành du lịch cho người học. 3.3. Hình thức tổ chức dạy học Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ cho hướng dẫn viên ngành du lịch. Thứ nhất, dạy học tiếng Anh theo định hướng giao tiếp: Xuất phát từ mục đích sử dụng ngôn ngữ, việc dạy học tiếng Anh du lịch chủ yếu nhằm phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống du lịch. Dạy học tiếng Anh du lịch theo phương pháp dạy giao tiếp qua đối thoại đòi hỏi người học phải biết cách sử dụng tiếng Anh để tham gia vào các cuộc thảo luận, đàm thoại về các vấn đề liên quan đến du lịch. QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 19 Thứ hai, dạy học tiếng Anh du lịch theo định hướng phát triển tính tự chủ cho người học: Sử dụng bài tập lớn cá nhân, bài tập lớn theo nhóm giúp người học chủ động tự nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn các vấn đề về văn hóa du lịch của một vùng miền cụ thể theo sở thích cá nhân và nhu cầu công việc. Thứ ba, dạy học tiếng Anh du lịch theo chủ đề: Tổ chức các hoạt động dạy học (nghe, nói, đọc, viết, thuyết trình) xoay quanh các vấn đề liên quan đến văn hóa du lịch như ẩm thực, phong tục tập quán, làng nghề, lễ hội, di tích lịch sử Các chủ đề mà các hướng dẫn viên thường gặp trong công việc thực tế. Thứ tư, dạy học tiếng Anh du lịch theo tình huống: Người học đóng vai nhân viên công ty lữ hành, hướng dẫn viên du lịch ở các địa điểm du lịch. Ở mỗi vai, người học phải biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có thái độ ứng xử lịch sự, thể hiện tính chuyên nghiệp. Các tình huống tương tác với khách du lịch thực tế được lồng vào trong bài học nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, khả năng phản xạ tiếng Anh cho hướng dẫn viên du lịch và thuyết minh viên. 3.4. Hình thức kiểm tra, đánh giá - Đa dạng hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Cụ thể, ngoài hình thức bài kiểm tra viết truyền thống, có thể sử dụng các hình thức đánh giá thông qua thuyết trình, bài tập lớn cá nhân và nhóm, đóng vai trong các tình huống du lịch. - Đánh giá bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trên thực tế ở phần lớn các khóa học, vì một số điều kiện khách quan, hình thức đánh giá chủ yếu thông qua bài kiểm tra đọc - viết trên giấy. Tuy nhiên, đối với các lớp bồi dưỡng tiếng Anh cho hướng dẫn viên du lịch và thuyết minh viên, các bài kiểm tra cần được thiết kế đặc thù, chú trọng vào kiểm tra năng lực giao tiếp, kỹ năng nghe nói và xử lý các tình huống du lịch mà họ gặp phải. 3.5. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên giảng dạy Theo nhu cầu xã hội, việc dạy học tiếng Anh du lịch không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh cho người học, mà điều quan trọng hơn là phát triển kỹ năng giao tiếp, khả năng sử dụng kiến thức chuyên ngành hiệu quả trong quá trình làm việc phục vụ khách du lịch nước ngoài. Vì vậy, giáo viên giảng dạy tiếng Anh cho hướng dẫn viên phải là giáo viên tiếng Anh. Với kỹ năng tổ chức các hoạt động ngôn ngữ trong và ngoài lớp học, giáo viên tiếng Anh có khả năng biến quá trình tiếp thụ kiến thức chuyên ngành bị động của sinh viên thành quá trình học tập chủ động, tích cực. Hơn nữa, để đạt được chất lượng đào tạo theo yêu cầu, việc đào tạo giáo viên chuyên ngành nói chung và tiếng Anh du lịch nói riêng là một yếu tố rất quan trọng vì ngoài kiến thức ngôn ngữ và văn hóa nói chung, giáo viên cần có kiến thức chuyên ngành chuyên sâu nhất định. Để đáp ứng yêu cầu này, giáo viên tiếng Anh du lịch cần phải tham gia các khóa bồi dưỡng, các hội thảo chuyên ngành, đồng thời làm việc trực tiếp với giáo viên chuyên ngành để có kiến thức sâu hơn về lĩnh vực này. Với vai trò của người giáo viên tiếng Anh chuyên ngành, ngoài việc nắm vững mục tiêu của học phần, hiểu rõ nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học, và kiểm tra đánh giá, còn phải linh hoạt để nắm bắt những thay đổi trong ngành, nhằm đáp ứng việc dạy học hướng tới QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 20 nâng cao năng lực người học, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của nguời học và nhu cầu của xã hội vốn không ngừng phát triển và thay đổi. Điều này yêu cầu người giáo viên tiếng Anh chuyên ngành phải luôn cập nhật thông tin, tự học hỏi để theo kịp sự phát triển của ngành. 4. Kết luận Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế ASEAN nói chung. Theo Tổ chức Du lịch thế giới, trong thế kỷ 21 du lịch trở thành hoạt động kinh tế quan trọng nhất trên phạm vi toàn cầu. Với vai trò ngày càng tăng của ngành du lịch, nhiều quốc gia đã coi du lịch là động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, để lao động du lịch Việt Nam nói chung và lao động làm việc trong ngành du lịch Thanh Hóa nói riêng, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có thể đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của du khách trong bối cảnh hiện nay, thì vấn đề đào tạo, nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cần được quan tâm thường xuyên và có giải pháp cụ thể triển khai trong thời gian tới. Từ việc phân tích cơ sở lý luận và kết quả thu được qua khảo sát về nhận thức, năng lực tiếng Anh của hướng dẫn viên du lịch, chúng tôi đề xuất những giải pháp về việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá và bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội về sử dụng tiếng Anh chuyên ngành lĩnh vực du lịch một cách hiệu quả. Tài liệu tham khảo [1]. Hoài Anh (2019), Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên. Nguồn dẫn: vien-thuyet-minh-vien.html [2]. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 - 2020. [3]. Hutchinson, Tom & Waters, Alan (1987). English for Specific Purposes: A learner- centered approach. Cambridge University Press. [4]. Hutchinson, T. & Waters, A. (1993). English for specific purposes, Target needs. Cambridge: Cambridge University Press. [5]. Johns, A. (1991). English for Specific Purposes: Its History and Contribution. Teaching English as a Second or Foreign Language. Boston: Heinle and Heinle Publishers. QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 21 TRAINING ENGLISH FOR TOURISM TO TOURIST GUIDES IN THANH HOA NOWADAYS Le Thanh Ha, Ph.D Abstract: Human resources play a very important role in tourism development. However, there exist many limitations in professional qualifications, vocational skills, especially foreign languages among the tourism staff in general and tourist guides in particular in Thanh Hoa. The article analyzes the current situation of tourist guides’ competence of English for Tourism, thereby proposing some solutions to improve their proficiency of specialized English. Key words: English for Tourism, tourist guide, tourism human resource Người phản biện: TS. Vũ Văn Tuyến (ngày nhận bài 28/02/2019; ngày gửi phản biện 28/02/2019; ngày duyệt đăng 02/4/2019).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdao_tao_tieng_anh_chuyen_nganh_cho_huong_dan_vien_du_lich_tr.pdf