Đau bụng cấp tính trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue: Báo cáo một trường hợp

Đau bụng trong sốt Dengue rất thường gặp, một nghiên cứu tại New Delhi, Ấn Độ ghi nhận tỉ lệ đau bụng trong sốt xuất huyết Dengue đến 40%(5). Triệu chứng đau bụng cấp ở hạ sườn và hố chậu phải với phản ứng thành bụng trên bệnh nhân sốt xuất huyết có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm với các bệnh ngoại khoa cần can thiệp phẫu thuật như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng, viêm túi mật hoặc viêm tụy cấp(3,2). Nếu chỉ định phẫu thuật trong trường hợp này với tình trạng tiểu cầu thấp đến mức 5 G/L như trên, nguy cơ chảy máu cao, có thể đưa đến tử vong. Hỏi kỹ bệnh sử, thăm khám lâm sàng cẩn thận, và xét nghiệm công thức máu vào ngày thứ 3 hoặc thứ tư của bệnh có thể giúp phân biệt sốt xuất huyết Dengue và viêm ruột thừa cấp do nhiễm trùng(4). Theo dõi sát diễn tiến lâm sàng, chỉ định những xét nghiệm như siêu âm bụng, x quang tim phổi, nhất là chụp CT scan bụng cho phép chẩn đoán xác định và loại trừ bụng ngoại khoa. Trường hợp này kết quả CT scan bụng cho thấy có tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng gan to, và ruột thừa bình thường hoàn toàn phù hợp với cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết là thoát dịch, thoát huyết tương vào các khoang của cơ thể, trong đó tràn dịch màng phổi, màng bụng, mô kẽ các cơ, tạng phủ . Tình trạng sung huyết, thoát dịch và có thể xuất huyết trong mô gan, bao gan gây triệu chứng đau bụng cấp trên lâm sàng dễ nhầm với bụng ngoại khoa. Đau bụng hố chậu và sau đó là hạ sườn P trong trường hợp này đã giảm và hết sau thời gian gần 3 ngày theo dõi diễn tiến từ khi bắt đấu xuất hiện triệu chứng đau bụng, trong một báo cáo trên 12 bệnh nhân sốt Dengue có bệnh cảnh giống viêm ruột thừa thì thời gian trung bình của triệu chứng và dấu hiệu đau bụng này là 1,8 (±1,3) ngày(4). Điều trị hợp lý trong trường hợp này là bảo đảm khối lượng tuần hoàn trong lòng mạch, truyền dịch Lactate ringer, Natri chlorur 0,9%, truyền tiểu cầu, huyết tương, dùng thuốc vận mạch và có thể sử dụng dung dịch cao phân tử để duy trì huyết áp, tái hấp thu dịch vào lòng mạch. Kháng sinh có thể được chỉ định trong bệnh cảnh nặng phòng ngừa nhiễm trùng bội nhiễm nhất là trong trường hợp có chỉ định hô hấp hỗ trợ. Việc xử trí đúng thích hợp sẽ hạn chế và ngăn chặn được tình trạng thoát dịch, sự tái hấp thu dịch vào lại hệ tuần hoàn giúp cải thiện và hồi phục tình trạng bệnh nhân nhanh chóng.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đau bụng cấp tính trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue: Báo cáo một trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 287 ĐAU BỤNG CẤP TÍNH TRÊN BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE: BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP Trần Quang Bính*, Đỗ Thị Ngọc Khánh** TÓM TẮT Sốt xuất huyết Dengue có thể biểu hiện lâm sàng là một đau bụng cấp. Chúng tôi báo cáo một trường hợp nhập viện được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue ngày N3. Bệnh tiến triển 2 ngày sau đó với sốt cao, xuất huyết da niêm, đau bụng cấp vùng hố chậu và hạ sườn P, được theo dõi viêm ruột thừa cấp trên bệnh nhân sốt xuất huyết. Khai thác kỹ bệnh sử, khám lâm sàng, lượng tiểu cầu giảm nhanh, và huyết thanh chẩn đoán sốt xuất huyết dương tính lần 2 đã xác định chẩn đoán sốt xuất huyết. Tất cả các nguyên nhân gây sốt có bệnh cảnh tương tự như sốt rét, thương hàn, nhiễm virus cúm đã được loại trừ. Theo dõi diễn tiến lâm sàng chặt chẽ, các xét nghiệm huyết học, sinh hóa, CT scan bụng giúp chẩn đoán phân biệt sốt xuất huyết Dengue với bệnh lý bụng ngoại khoa cấp tính. Chẩn đoán sớm và điều trị bảo tồn sốt xuất huyết Dengue giúp bệnh nhân cải thiện về lâm sàng, và phòng ngừa được những can thiệp phẫu thuật không cần thiết có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Từ khóa: Sốt xuất huyết Dengue, đau bụng cấp. ABSTRACT ACUTE ABDOMINAL PAIN IN PATIENT WITH DENGUE HAEMORRAGIC FEVER: A CASE REPORT Tran Quang Binh, Do Thi Ngoc Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 287 - 291 Dengue haemorragic fever (DHF) may present acute abdomen. We report a case admitted with diagnosis of DHF on day 3. Disease developed two day later with high fever, haemorrage of skin and mucosa, acute abdominal pain at right iliac fossa and then right subcostal margin and patient was follow up acute appendicitis on DHF. A carefully obtained history, clinical examination, reduced platelet count and serology tested positive for Dengue 2nd time confirmed DHF. All other cauces for fever with abdominal pain, such as malaria, typhoid, influenza were rule out by relevant investigations. Strictly follow up clinical progress, hematological and biochemical tests and abdominal CT scan may help to differentiate DHF from acute surgical abdominal pain. Early diagnosis and prompt conservative management of dengue can help to improve the clinical status and prevent unnecessary surgical intervention which could be harm to the patient. Key words: Dengue haemorragic fever (DHF), acute abdominal pain. ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt Dengue (SD) và sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes aegypti. Bệnh xảy ra quanh năm thường gia tăng vào các tháng mùa mưa, có thể gây thành dịch lớn ở nước ta. Sốt Dengue cũng phân bố khá rộng ở nhiều nước ở Đông Nam Á, Nam Á, Trung và Nam Mỹ, vùng Tây Thái Bình Dương. Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh cảnh nặng của nhiễm virus Dengue với đặc điểm sốt, xuất huyết và thoát huyết tương ra ngoài mạch. Bệnh có thể tiến triển nặng dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. * Khoa Bệnh Nhiệt đới, BV Chợ Rẫy, **Khoa Bệnh Nhiệt Đới BV Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: TS.BS. Trần Quang Bính ĐT: (8) 38554137 - 441 email: binhtq@hcm.vnn.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 288 Đau bụng cấp là một triệu chứng lâm sàng có thể gặp trong bệnh cảnh nặng của sốt xuất huyết Dengue. Muhammad Shamin trong một nghiên cứu hàng loạt ca tại Karachi, Pakistan từ 01-06 -2005 đến 31-12-2008 ghi nhận tỉ lệ đau bụng cấp trên 357 ca sốt Dengue là 12,04%(3). Đau bụng cấp trên bệnh nhân sốt Dengue dễ chẩn đoán nhầm với một bụng ngoại khoa như viêm túi mật cấp, viêm tụy cấp, viêm phúc mạc, viêm ruột thừa cấp(3,4,1). Trong báo cáo này chúng tôi giới thiệu một trường hợp lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue có triệu chứng đau bụng cấp tính được chẩn đoán xác định, theo dõi diễn tiến lâm sàng cẩn thận và điều trị hợp lý, tránh được những sai lầm khi chẩn đoán là bụng ngoại khoa có thể dẫn đến can thiệp phẫu thuật không cần thiết gây nguy hiểm cho bệnh nhân. TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG Bệnh nhân Mai Minh T., sinh 1972, giới tính nam. Nghề nghiệp: thợ sửa xe. Địa chỉ: Long Thành Bắc, Hòa Bình, Tây Ninh. Vào viện: 20/12/2009. Lý do nhập viện: sốt. Bệnh sử Bệnh 03 ngày trước vào viện với các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, đau mỏi cơ toàn thân, tự điều trị với thuốc cảm. Bệnh không giảm, vẫn sốt, mệt, nhức đầu, không ho, không sổ mũi. Bệnh nhân đến nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR). Tiền sử Loạn dưỡng cơ, không rõ thời gian được chẩn đoán và trị liệu. Nhập viện khoa cấp cứu BVCR trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc tốt. Sinh hiệu: mạch 72lần/phút, huyết áp 100/70mmHg, nhiệt độ To 38oC, niêm hồng, kết mạc mắt không vàng, không chảy máu tự nhiên, không xuất huyết dưới da, tim đều, phổi: âm phế bào thô, ít ran nổ, bụng mềm, gan, lách không sờ chạm, không đau, không phản ứng thành bụng. Yếu 02 chi dưới. Chẩn đoán vào khoa cấp cứu: Sốt ngày 3 / Loạn dưỡng cơ. Xét nghiệm cận lâm sàng tại khoa cấp cứu Công thức máu: RBC 4,98T/L (Hb: 154g/l, WBC 6,05G/L (N: 82%, L: 10,3%); HcKJt: 45.0%, PLT 51G/L, PT 13,5; INR 1,05; APTT 28,0; LW 12 phút. Widal (-), Ký sinh trùng sốt rét (-), huyết thanh chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) lần 1(-). X quang phổi: bình thường. Bệnh nhân được xử trí: truyền tĩnh mạch Lactate Ringer 500ml, Natri Chlorur 0,9% 500ml, được làm thêm xét nghiệm PCR chẩn đoán cúm A/H1N1. Nhập viện khoa Bệnh Nhiệt Đới lúc 07h30 20/12/2009 với chẩn đoán: Viêm phổi ngày thứ 3 chưa loại trừ cúm A/H1N1 /Loạn dưỡng cơ, cho. Diễn Tiến lâm sàng và xét nghiệm tại khoa Bệnh Nhiệt Đới – Bệnh Viện Chợ Rẫy Tại khoa Bệnh Nhiệt Đới: tri giác tỉnh, thở đều, than đau đầu, không biểu hiện xuất huyết da niêm sốt 39oC, huyết áp 110/80 mmHg. Chẩn đoán tại khoa Bệnh Nhiệt Đới: Sốt xuất huyết Dengue N3. Chẩn đoán phân biệt: sốt do nguyên nhân khác. Bệnh nhân được cho làm thêm xét nghiệm NS1 Ag, Hct và PLT (17h00 20/12), đông máu toàn bộ, BUN, creatinin, ALT, AST, Ion đồ. 20/12/2009 Xét nghiệm: PCR A/H1N1 âm tính, công thức máu (17h00 20/12) Hct: 48,5%); PLT 20 G/L, BUN: 21mg%, creatinin: 0,9mg%, Ion đồ: Na+138, K+:2,8; Cl: 98 mEq/l, AST 149U/L, ALT 86 U/L; Chẩn đoán nhiễm cúm A/H1N1 được loại và tiếp tục theo dõi diễn tiến lâm sàng của sốt xuất huyết. Bệnh nhân được xứ trí: Panadol 0,5g 1viên x 2 uống, vitamin C 1g 1viên uống, lau mát. Làm thêm xét nghiệm đông máu toàn bộ và huyết thanh chẩn đoán sốt xuất huyết. 21/12/09 (9h30- 20h) Công thức máu (5h00 21/12/2009) WBC 3,0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 289 G/L; Hct: 48%); PLT 23 G/L. Lâm sàng: bệnh nhân tỉnh, vẻ mệt, thở đều, bầm da nơi tiêm chích tay, chảy máu chân răng ít, khạc đàm có ít máu đỏ bầm. Bụng mềm, ấn đau hạ sườn (P) và (T). Da mát, không sốt. Huyết áp 120/80 mmHg; mạch 80lần/phút. Công thức máu (17h00 21/12/2009) WBC 3,66 G/L; Hct: 48,2%); PLT 5 G/L. Bệnh nhân được xử trí: truyền tĩnh mạch Lactate ringer 500ml, 10 khối tiểu cầu cùng nhóm, Panadol 0,5g 1viên x 2 uống, Vitamin C 1g 1 viên uống, Phosphalugel 1 gói uống. 22/12 (4h30) 4h30 bệnh nhân than mệt HA: 115/95 mmHg, M: 67l/p, SpO2: 100%, Procalcitonin lần 1: <0,5mg/ml, kết quả NS1 Ag âm tính, công thức máu: WBC 4,9 G/L; Hct: 51,3%; PLT 18 G/L. Chẩn đoán lâm sàng: Sốt xuất huyết độ III tiền sốc, xử trí: thở Oxy qua mũi 3l/p, truyền tĩnh mạch Lactate Ringer 650ml /giờ, theo dõi sát sinh hiệu. 5h30: HA: 115/85mmHG, SpO2: 100%, LR 500ml TTM /1h. 6h30- 7h30 tỉnh, thở đều, niêm hồng, ăn uống được, huyết áp: 110/80 mmHg. Xử trí truyền tĩnh mạch Lactater ringer 350ml /giờ, sau đó: Lactate ringer 500ml x 2 150ml/giờ. 9h00 Tỉnh, tiếp xúc được, thở Oxy qua mũi 3l/p, huyết áp 115/95 mmHg, mạch 67l/p, SpO2: 100%, ăn uống được, đi cầu phân đen 01 lần,lượng trung bình kèm đau bụng. 10h00 công thức máu: RBC 5.62 T/L, WBC 4,9 G/L; Hct: 50,4%; PLT 13 G/L, xử trí panadol 0,5g 1viên x3 uống, vitamin C 1g 1viên x 2 uống, phosphalugel 1gói x3 uống, và Lomac 40mg 1ống x 2 tiêm tĩnh mạch chậm. 11h15 bệnh nhân tỉnh, đừ, mệt than đau bụng nhiều, huyết áp: 110/90 mmHg, Phổi : âm phế bào giảm ở đáy phổi T> P, bụng chướng, ấn đau nhẹ khắp bụng, tăng ở HC (P), Macburney (+), phản ứng dội(+). Chẩn đoán: Theo dõi Viêm ruột thừa/ Sốt xuất huyết độ III tái sốc. Xử trí: xét nghiệm công thức máu, siêu âm bụng, truyền tĩnh mạch dung dịch cao phân tử Gelafuldin 40% 10ml/giờ. HA: 120/90 mmHg. 12h00-16h00 Sau hội chẩn chuyên khoa ngọai tổng quát, thống nhất ý kiến: tiếp tục theo dõi diễn tiến lâm sàng tình trạng bụng và tình trạng xuất huyết. 12h30-13h15: Tỉnh, thở đều, niêm hồng, bụng chướng, huyết áp: 120/80 mmHg. Vị trí đau bụng di chuyển từ hố chậu lên hạ sườn (P). Bệnh nhân chưa được làm siêu âm bụng vì lâm sàng diễn tiến nặng không an toàn vì tụt huyết áp khi di chuyển. Xử trí truyền tĩnh mạch Lactate ringer, theo dõi sát sinh hiệu, tình trạng bụng. 14h15 – 15h45: tri giác tỉnh, huyết áp: 120/90 mmHg, chi ấm, Hct: 50,4%, TC:13G/L Xử trí: truyền tĩnh mạch Lactate ringer 150 ml/giờ(# 3ml/kg/giờ), Tiểu cầu cùng nhóm 10 khối. 17h30 22/12 - 7h00 23/12: bệnh nhân tỉnh, tự thở đều, khỏe hơn, tiểu được, huyết áp: 120/90 mmHg, Mạch: 80lần/phút, bụng mềm chướng nhiều, ấn đau hạ sườn (P), gan to dưới bờ sườn, chi ấm. 23/12/2009 Kết quả công thức máu (18h00 23/12): RBC 5.18 T/L, WBC 6,3 G/L; Hct: 47,7%; PLT 30 G/L. Kết quả chụp CT scan bụng khẩn: tràn dịch màng phổi 02 bên, tràn dịch ổ bụng, gan to. Xử trí Glucose 20% 250ml, Lactat ringer 500ml. Lâm sàng: tri giác tỉnh, vẫn đau bụng, bụng chướng. Ý kiến của chuyên khoa ngoại tổng quát: theo dõi viêm gan/ sốt xuất huyết độ III, chẩn đoán phân biệt: viêm phúc mạc do thủng dạ dày. 8h00 23/12 - 7h00 24/12: tri giác bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, huyết áp 120/90 đến 160/100 mmHg, mạch: 86 lần/phút, bầm máu rải rác nơi tiêm chích, bụng mềm, chướng nhiều, ấn đau nhẹ. Thể tích nước tiểu 1600ml, thể tích dịch nhập 1600ml. Xét nghiệm công thức máu lúc 10h, 14h, 20h, huyết thanh chẩn đoán SXH, ký sinh trùng sốt rét, procalcitonin lần 2. - Kết quả: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 290 lúc 16h: Hct: 45%, PLT: 11G/L. Xử trí truyền tĩnh mạch Lactate ringer 70ml/giờ sau đó giảm xuống 50ml/giờ, truyền tĩnh mạch Dobutamin 3ml/ giờ duy trì huyết áp và sau đó giảm liều còn1ml/giờ, truyền tĩnh mạch 10 khối tiểu cầu. 24/12/2009 Công thức máu Hct:39,4%, PLT: 23G/L, tri giác tỉnh, tự thở đều, khỏe hơn, tiểu được, huyết áp: 120/70 mmHg, mạch: 80l/p, bụng mềm, ấn đau nhẹ. 25/12/2009 Công thức máu Hct: 39,6%, PLT: 63G/L, huyết thanh chẩn đoán sốt xuất huyết lần 2: IgG (+), procalcitonin lần 2: 0,36mg/ml Tri giác tỉnh, tiếp xúc tốt, ăn uống được, tiểu được, huyết áp 130/90 mmHg, mạch 80 lần/phút, bụng mềm, hết đau bụng. Xử trí: Lomac 40mg 1 ốngx 2 tĩnh mạch chậm, phosphalugel 1 gói x 2 uống, Giảm liều Dobutamin truyền tĩnh mạch 0,5 ml/giờ, ceftriaxone 1g 2 lọ tĩnh mạch. Tiếp tục theo dõi sinh hiệu. 26/12/2009 – 28/12/2009 Công thức máu (26/12): PLT: 74G/L, Hct: 40,3%. Công thức máu (28/12): PLT: 131G/L, Hct: 43,4%. Xử trí: Omez 20mg 1viên x 2 uống, Cezil 10mg 1viên uống, Enervon C 1viên uống. Tình trạng lâm sàng bệnh nhân cải thiện nhiều, ổn định, hết sốt, hết dau bụng. 29/12/2009 Tình trạng lâm sàng ổn định. Cho bệnh nhân xuất viện. BÀN LUẬN Đây là một trường hợp không hiếm gặp trong lâm sàng, bệnh nhân vào viện với các triệu chứng sốt, nhức đầu, ho khan, đau mỏi cơ là chủ yếu, công thức máu ban đầu gợi ý một tình trạng nhiễm virus với lượng bạch cầu trong giới hạn bình thường, lượng tiểu cầu (PLT) ban đầu giảm là dấu hiệu chỉ điểm giúp các bác sĩ lâm sàng chú ý đến nhiễm virus Dengue, đặc biệt ở môi trường nước nhiệt đới như nước ta, bệnh xẩy ra quanh năm, và tăng lên trong mùa dịch. Tuy vậy cùng với biểu hiện lâm sàng và công thức máu ban đầu như trên, ở nước ta cần chẩn đoán phân biệt với ba bệnh thường gặp đó là sốt rét, thương hàn và nhiễm virus cúm. Kết quả xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét và widal âm tính cho phép ít nghĩ đến sốt rét và thương hàn. Kết quả PCR cúm A/H1N1 âm tính cũng cho phép loại trừ nhiễm virus cúm A trong trường hợp này. Chẩn đoán nhiễm virus Dengue có tiêu chuẩn vàng là cấy phân lập được virus Dengue hoặc xét nghiệm PCR của Dengue dương tính, nhưng các xét nghiệm này hiện tại không khả thi, chỉ được thực hiện được ở một số cơ sở có điều kiện hoặc thực hiện trong một số nghiên cứu. Kết quả xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán sốt xuất huyết với IgG, IgM lần 1 và xét nghiệm bổ sung NS1Ag đều âm tính trong trường hợp này chưa thể loại bỏ hoàn toàn chẩn đoán sốt xuất huyết. Kết quả huyết thanh chẩn đoán sốt xuất huyết lần 2 với IgG chuyển +, diễn tiến lâm sàng với các biểu hiện xuất huyết dưới da, niêm mạc, nội tạng kết hợp với lượng tiểu cầu tiếp tục giảm đến 5G/L, bệnh chuyển nặng ở ngày thứ 5 của bệnh (hai ngày sau khi nhập viện), phù hợp với chẩn đoán sốt xuất huyết trong trường hợp này. Bệnh cảnh lâm sàng nặng xuất huyết da niêm, nội tạng với lượng tiểu cầu giảm thấp cũng cần phải chẩn đoán phân biệt với nhiễm trùng huyết do vi trùng, đặc biệt là vi trùng Gram âm, gây tổn thương đa tạng. Trường hợp này kết quả xét nghiệm Procalcitonin trong giới hạn bình thường giúp ít nghĩ đến nguyên nhân do vi trùng. Bệnh nhân được theo dõi, điều trị và hồi sức như một trường hợp sốt xuất huyết nặng độ 3, 4 (theo phân độ truyền thống) với thuốc hạ sốt panadol, ức chế bơm proton (PPI), truyền dịch Lactate ringer, Natri chlorur 0,9%, dung dịch cao phân tử và tiểu cầu tùy từng giai đoạn lâm sàng theo phác đồ qui ước. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 291 Đau bụng trong sốt Dengue rất thường gặp, một nghiên cứu tại New Delhi, Ấn Độ ghi nhận tỉ lệ đau bụng trong sốt xuất huyết Dengue đến 40%(5). Triệu chứng đau bụng cấp ở hạ sườn và hố chậu phải với phản ứng thành bụng trên bệnh nhân sốt xuất huyết có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm với các bệnh ngoại khoa cần can thiệp phẫu thuật như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng, viêm túi mật hoặc viêm tụy cấp(3,2). Nếu chỉ định phẫu thuật trong trường hợp này với tình trạng tiểu cầu thấp đến mức 5 G/L như trên, nguy cơ chảy máu cao, có thể đưa đến tử vong. Hỏi kỹ bệnh sử, thăm khám lâm sàng cẩn thận, và xét nghiệm công thức máu vào ngày thứ 3 hoặc thứ tư của bệnh có thể giúp phân biệt sốt xuất huyết Dengue và viêm ruột thừa cấp do nhiễm trùng(4). Theo dõi sát diễn tiến lâm sàng, chỉ định những xét nghiệm như siêu âm bụng, x quang tim phổi, nhất là chụp CT scan bụng cho phép chẩn đoán xác định và loại trừ bụng ngoại khoa. Trường hợp này kết quả CT scan bụng cho thấy có tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng gan to, và ruột thừa bình thường hoàn toàn phù hợp với cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết là thoát dịch, thoát huyết tương vào các khoang của cơ thể, trong đó tràn dịch màng phổi, màng bụng, mô kẽ các cơ, tạng phủ. Tình trạng sung huyết, thoát dịch và có thể xuất huyết trong mô gan, bao gan gây triệu chứng đau bụng cấp trên lâm sàng dễ nhầm với bụng ngoại khoa. Đau bụng hố chậu và sau đó là hạ sườn P trong trường hợp này đã giảm và hết sau thời gian gần 3 ngày theo dõi diễn tiến từ khi bắt đấu xuất hiện triệu chứng đau bụng, trong một báo cáo trên 12 bệnh nhân sốt Dengue có bệnh cảnh giống viêm ruột thừa thì thời gian trung bình của triệu chứng và dấu hiệu đau bụng này là 1,8 (±1,3) ngày(4). Điều trị hợp lý trong trường hợp này là bảo đảm khối lượng tuần hoàn trong lòng mạch, truyền dịch Lactate ringer, Natri chlorur 0,9%, truyền tiểu cầu, huyết tương, dùng thuốc vận mạch và có thể sử dụng dung dịch cao phân tử để duy trì huyết áp, tái hấp thu dịch vào lòng mạch. Kháng sinh có thể được chỉ định trong bệnh cảnh nặng phòng ngừa nhiễm trùng bội nhiễm nhất là trong trường hợp có chỉ định hô hấp hỗ trợ. Việc xử trí đúng thích hợp sẽ hạn chế và ngăn chặn được tình trạng thoát dịch, sự tái hấp thu dịch vào lại hệ tuần hoàn giúp cải thiện và hồi phục tình trạng bệnh nhân nhanh chóng. KẾT LUẬN Xuất huyết da niêm, nội tạng, sốc là những bệnh cảnh nặng thường gặp trong sốt xuất huyết. Đau bụng cấp vùng hạ sườn và hố chậu phải cũng là triệu chứng thường gặp trong sốt xuất huyết dễ chẩn đoán nhầm với viêm ruột thừa, viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng, việm túi mật hay viêm tụy cấp. Nhận biết sớm sốt xuất huyết Dengue có bệnh cảnh giống viêm ruột thừa rất quan trọng để phòng tránh những can thiệp ngoại khoa không cần thiết. Việc theo dõi đánh giá tình trạng đau bụng cấp trên những bệnh nhân được chẩn đoán sốt xuất huyết cần chặt chẽ và thận trọng và có những biện pháp chẩn đoán phân biệt và điều trị thích hợp, tránh những sai lầm chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp như trên sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc mà phần lớn những bệnh nhân đều tử vong do phẫu thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Boon Siang Khor, Jien Wei Liu, Ing kit Lee, et al (2006). Dengue haemorragic fever patients with acute abdomen; clinical experience of 14 cases – Am J. Trop. Med Hyg 74(5) 2006, pp 901-904 2. Kang YJ, Choy SY, Kang IJ, Lee JE et al (2009). Dengue fever mimicking acute appendicitis: a case report – Infection and Chemotherapy; vol 41, No 4, 2009, pp 236-239. 3. Muhammad Shamin. Frequency, pattern and management of acute abdomen in Dengue fever in Karachi, Pakistan. Asian Journal of Surgery, volume 33, issue 3, pp107-113. 4. Premaratna R., Bailey M.S, Ratnasena B.G.N. et al (2007). Dengue fever mimicking acute appendicitis – The transaction of the Royal Society of Tropical Medicine& Hygiene Vol 101, issue 7- 2007, pp 683-685. 5. Khanna S., Vij J.C., Kumar A. et al (2005). Etiology of abdominal pain in dengue fever – Dengue bulletin – Vol 29, 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdau_bung_cap_tinh_tren_benh_nhan_sot_xuat_huyet_dengue_bao_c.pdf