Đề án Chiến lược phát triển của Toyota tại thị trường Việt Nam

Thực tế trong thời gian qua đã cho thấy ảnh hưởng rất lớn của chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng. Để có thể mở rộng thị trươngm ngoài cố gắng nỗ lực của các công ty liên doanh ô tô, còn cần đến các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước. Vì vậy các công ty liên doanh ô tô cần thông qua Hiệp hội ô tô Việt nam, Bộ công nghiệp, Bộ thương mại đề nghị với chính phủ nhằm có được một số chính sách quản lý vĩ mô hữu hiệu của Nhà nươc, cụ thể là: - Nên xem xét đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ lãnh đạo phía Việt Nam là liên doanh, trong đó không thể thiếu được tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ và chuyên môn nhằm vừa đảm bảo cho quyền lợi phía Việt Nam, vừa có thể đóng góp có hiệu qủ cho hoạt động của liên doanh. - Khuyến khích các liên doanh đầu tư lắp ráp các xe chuyên dụng( Xe ép rác, xe thu gom rác, xe cứu hoả, xe cứu thương ) thông qua việc không đánh thuế nhập khẩu linh kiện và được hưởng các khoản thuế ưu đãi khác.

doc43 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Chiến lược phát triển của Toyota tại thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c dẫn đầu về thị phần ô tô cả nước. Nhìn chung những mẫu xe mới của các hãng đều có những thay đổi đáng kể về hình thức, kiểu dáng, các dòng xe đều được nhiệt đới hoá với những đường nét tinh tế hơn các mẫu xe trước đây. Và điều quan trọng hơn mẫu mã, sản phẩm xe mới tiếp tục tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Đây là dấu hiệu cho sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong chiến lược chiếm lĩnh thị phần và tăng sức cạnh tranh. Từ năm 2001, cơ cấu khách hàng đã có thay đổi lớn. Số tư nhân mua xe vẫn tăng, các doanh nghiệp nhà nước chỉ còn chiếm 30-40% ty trọng thương mại, lượng mua của nhóm doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên 50-60%. Thống kê của Toyota cho hay, năm 2001, 43% khách hàng là cơ quan, tổ chức nhà nước, 50% là cá nhân thì đến năm 2002, cơ quan nhà nước chỉ còn chiếm 38,2% khối tư nhân tăng lên 56%. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các liên doanh khác như Vinastar, VMC, Mercerdes, FordVới Mercerdes thì khách hàng là cá nhân có thu nhập cao và các công ty tư nhân đang chiếm gần 70% số khách hàng. Vào thời điểm hiện nay việc sắm một chiếc xe xịn của Mercerdes, Toyota hay Ford không còn là giấc mơ xa vời đối với người Việt Nam. Đây là một thay đổi quan trọng mà các liên doanh ô tô đều thấy rõ, họ sẽ có những nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để có kế hoạch phát triển sản phẩm của mình. Theo số liệu thống kê của Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều , mỗi năm người Việt ở nước ngoài (2,7-3 triệu người) gửi về trong nước gần 3 tỷ USD. Như vậy, sẽ có không nhỏ số tiền này được dùng để mua ô tô. Mới đây. chính phủ đã cho phép người Việt Kiều được mua nhà ở Việt Nam. Các chuyên gia ước tính, 5 năm tới sẽ có 400.000-600.000 người được sở hữu nhà. Họ chính là khách hàng tiềm năng của các đại lý xe hơi. Theo qui định hiện hành, xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu(NK), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hoặc thuế giá trị gia tăng(GTGT). Mức thuế suất qui định cụ thể như sau: Bảng mức thuế suất qui định đối với các loại xe ôtô nhập khẩu STT Loại xe ô tô nhập khẩu Mức thuế suất Thuế NK (%) Mức thuế suất Thuế TTĐB (%) Mức thuế suất Thuế GTGT (%) 1 đến 5 chỗ ngồi 100 100 - 2 Trên 5 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi, kể cả xe chở người thiết kế có khoang chở hành lý 100 60 - 3 Trên 15 chỗ ngồi đến dưới 24 chỗ ngồi 100 30 - 4 Trên 24 chỗ ngồi đến 50 chỗ ngồi 100 - 5 5 Trên 50 chỗ ngồi 60 - 5 6 Xe tải có tổng trọng tải đến 5 100 - 5 7 Xe tải có tổng trọng tải trên 5 tấn nhưng không quá 10 tấn 60 - 5 8 Xe tải có tổng trọng trên 10 tấn nhưng không quá 20 tấn 30 - 5 9 Xe tải có tổng trọng tải trên 20 tấn nhưng không quá 50 tấn 10 - 5 10 Xe tải có tổng trọng tải trên 50 tấn 0 - 5 11 Xe cứu thương, xe chở tù nhân, xe chở khách trong sân bay, xe tang lễ, xe chở cần cẩu, xe cứu hoả, xe trộn bê tông, xe chở rác. 0 - 5 12 Xe thiết kế chở hàng đông lạnh, xe xi téc, xe thiết kế chở a xit, xe chở bê tông ướt 10 - 5 ( “Nguồn: Bộ tài chính 2000”) Xe ô tô sản xuất trong nướcphải chịu thuế TTĐB hoặc thuế GTGT. Mức thuế suất TTĐB, thuế GTGT đối với ô tô sản xuất trong nước được quy định như sau: Bảng mức thuế suất qui định đối với các loại xe ôtô sản xuất trong nước STT Loại xe ôtô sản xuất trong nước Mức thuế suất Thuế TTĐB(%) Mức thuế suất Thuế GTGT(%) 1 đến 5 chỗ ngồi 100 - 2 Trên chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi, kể cả xe chở người thiết kế có khoang chở hành lý 60 - 3 Trên 15 chỗ ngồi đến dưới 24 chỗ ngồi 30 - 4 Trên 24 chỗ ngồi - 5 5 Xe tải các loại - 5 (“Nguồn: Bộ tài chính 2000”) Mặc dù quy định như trên nhưng mức thuế suất thuế TTĐB áp dụng đối với ô tô sản xuất trong nước thực tế thu nộp đối với ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống chỉ là 5% ; Ô tô trên 5 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi 3%; Ô tô trên 15 đến dưới 24 chỗ ngồi 1,5% ( giảm 95% so với mức thuế suất quy định tại luật ). -Đối với phụ tùng, linh kiện ô tô: Theo quy định hiện hành, phụ tùng, linh kiện ô tô có thuế suất thuế GTGT 5% và không phải chịu thuế TTĐB cả khâu sản xuất và nhập khẩu. Về thuế NK, phụ tùng ô tô có mức thuế NK từ 0% đến 50% tuỳ loại ( ví dụ vòng bi 0%, lốp xe 50% ); linh kiện rời ô tô có mức thuế NK từ 1% đến 45% tuỳ loại, cụ thể là: Bảng mức thuế suất qui định đối với các linh kiện, phụ tùng xe ôtô nhập khẩu Loại xe/ dạng linh kiện Mức thuế suất Thuế NK hiện hành(%) Ôtô 15 chỗ ngồi trở xuống + Dạng CKD1 đã sơn lót tĩnh điện + Dạng CKD1 chưa sơn lót tĩnh điện + Dạng CKD2 + Dạng IKD 45 40 20 5 Ôtô trên 15 chỗ ngồi đến dưới 24 chỗ ngồi +Dạng CKD1 đã sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD1 chưa sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD2 +Dạng IKD 30 25 10 3 Ôtô 24 chỗ ngồi trở lên +Dạng CKD1 đã sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD1 chưa sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD2 đã sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD2 chưa sơn lót tĩnh điện +Dạng IKD 18 12 7 5 3 Ôtô tải có tổng trọng tải không quá 5 tấn +Dạng CKD1 đã sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD1 chưa sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD2 đã sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD2 chưa sơn lót tĩnh điện +Dạng IKD 20 15 10 7 3 Ôtô tải có tổng trọng tải trên 5 tấn nhưng không quá 20 tấn +Dạng CKD1 đã sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD1 chưa sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD2 đã sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD2 chưa sơn lót tĩnh điện +Dạng IKD 12 7 5 3 1 (“Nguồn: Bộ tài chính 2000”) So sánh chính sách thuế hiện hành giữa hàng sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu cho thấy hiện nhà nước đang bảo hộ quá cao đối với ô tô sản xuất trong nước( mức bảo hộ danh nghĩa bằng thuế – bao gồm cả thuế TTĐB đối với ô tô 5 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là 300% / giá CIF; Ngoài bảo hộ bằng thuế, chính phủ cấm nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, cấm nhập khẩu xe cũ có chất lượng dưới 80% và có tuổi đời quá 5 năm, bắt buộc các đơn vị thụ hưởng vốn ngân sách Nhà nước, nếu có nhu cầu, phải mua xe lắp ráp trong nước). Theo cam kết với ASEAN, mặt hàng ô tô từ 50 chỗ ngồi trở xuống thuộc Danh mục loại trừ hoàn toàn không phải cắt giảm thuế nhập khẩu để thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung giữa các nước ASEAN( viết tắt CEPT), các loại ôtô khác và phụ tùng ô tô sẽ được đưa vào danh mục cắt giảm thuế để đến năm 2006 đạt mức 0%- 5% theo đúng cam kết. Đối với Hiệp định thương mại Việt –Mỹ, trong 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiểu( hiệu lực từ 1/10/2001), Việt Nam phải thực hiên: Xoá bỏ các ưu đãi về thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá. Xoá bỏ cơ chế áp dụng giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu, Xoá bỏ phân biệt đối xử quốc gia về thuế TTĐB giữa ô tô sản xuất với ôtô nhập khẩu Ngày 1 tháng 9 năm 2003 chính phủ đã quyết định tăng thuế nhập khẩu linh kiện xe ô tô bị nâng lên 5% (từ 15% lên đến 20%) và sang năm , khi lộ trình thuế tiêu thụ đặc biệt của chính phủ có hiệu lực, mức thuế đối với loại xe dưới 6 chỗ ngồi( loại xe phổ biến nhất trên thị trường) sẽ từ mức 5% hiện nay lên 24%. Với sự kiện này chắc chắn các loại ôtô lắp ráp trong nước sẽ bị tăng giá bán tương ứng. 2.1.2. Đối thủ cạnh tranh chính. Trong số các liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam, Ford Việt Nam là công ty chuyên sản xuất và lắp ráp các loại xe hai cầu, xe ô tô du lịch hạng trung. Đây là một đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Toyota tại thị trường Việt Nam. Trong bài viết này chỉ tập chung nghiên cứu về Ford Việt Nam – một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Toyota Việt Nam. 2.1.3.1. Đánh giá chung về Ford Việt Nam. Ngày 5 tháng 9 năm 1995, liên doanh Ford Việt Nam được cấp giấy phép đầu tư, cho phép sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 102 triệu USD. Hợp đồng liên doanh được kỹ kết giữ Ford Motor – Hãng sản xuất ô tô lớn thứ 2 thế giới và Công ty Diesel Sông Công để thành lập Công ty trách nhiệm Hữu hạn Ford Việt Nam- liên doanh ô tô có vốn đầu tư lớn nhất Việt Nam(102 triệu USD), trong đó Ford Motor góp 75% và Sông Công Diesel góp 25%. Tháng 10 năm 1995 nhà máy lắp ráp ô tô Ford được khởi công xây dựng tại xã Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Sau 2 năm xây dựng, nhà máy đã đưa vào hoạt động, công ty đã đầu tư 70 triệu USD vào trụ sở làm việc và trang thiết bị nhà máy với quy trình sản xuất hiện đại nhằm chế tạo ra những chiếc xe chất lượng cao. Với chỉ tiêu toàn cầu hoá hoạt động chế tạo, sản xuất ô tô và phát triển sản phẩm, Ford đã đưa vào áp dụng tại Việt Nam những công nghệ thuộc đẳng cấp thế giới, được thiết kế để đảm bảo sản xuất ra xe có chất lượng cao nhất và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống sơn tĩnh điện với công nghệ hiện đại nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam á( công nghệ sơn nhúng). Là nhà sản xuất duy nhất ở Việt Nam sử dụng máy đo toạ độ không gian 3 chiều để kiểm tra kích thước của thân vỏ xe. Hệ thống kiểm tra xe thành phẩm mang tính công nghệ cao, đạt mọi yêu cầu kỹ thuật công nghiệp trong nước và quốc tế. Hệ thống chất lượng thoả mãn tất cả các yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn IS9001, được định hướng đáp ứng các yêu cầu bổ xung của QS9000( Bộ tiêu chuẩn dùng cho hệ thống chất lượng của các nhà sản xuất ô tô). Công ty Ford Việt nam có một đội ngũ nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn và nhiệt tình trong công việc, luôn cống hiến hết mình cho sự phát triển của Ford tại Việt Nam. Ford Việt Nam xác định con người luôn là tài sản giá trị nhất của công ty, nhân viên của Ford Việt Nam được trang bị đầy đủ những kiến thức nghiệp vụ cần thiết, được tham gia các khoá đào tạo chuyển giao công nghệ được tổ chức tại nhà máy Ford trên toàn thế giới. Công ty đánh giá rất cao đội ngũ nhân viên và luôn dành cho họ những cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt nhất, đồng thời tạo điều kiện để họ có thể chăm sóc gia đình và đóng góp cho công ty và xã hội. Tính đến tháng 9 năm 2003 Ford đã đưa ra thị trường Việt Nam 7 loại xe: Laser LX 1.6L; Ghia 1.8L; Mondeo 2.0L; Mondeo 2.5L V6; Escape XLS 2.0L MT; Escape XLT 3.0L AT; Ranger XL. Hầu hết những loại xe mà Ford đưa ra tại thị trường Việt Nam đều có kiểu dáng đẹp, nhỏ gọn và tương đối phù hợp với điều kiện địa hình cũng như điều kiện giao thông tại Việt Nam. Giá của các loại xe kể trên là tương đối cạnh tranh so với các liên doanh ô tô khác ở thị trường Việt Nam. 2.1.3.3. Chiến lược phát triển của Ford Việt Nam. Quan điểm của Ford tại thị trường Việt Nam là : Đạt được thị phần cao hơn – nâng cao về lợi nhuận Dẫn đầu về sự hài lòng của khách hàng theo quan điểm của khách hàng Kinh doanh luân là những thử thách và Ford Việt Nam luôn cố gắng thoả mãn cao nhất nhu cầu và mong của khách hàng. Là một phần của Công ty Ford toàn cầu Ford Việt Nam đã thực hiện tôn chỉ này ngay từ khi đi vào hoạt động và họ cũng luôn thể hiện những nỗ lực và cam kết để đi đến thành công. Kể từ khi đặt nền móng kinh doanh tại Việt Nam, Ford đã trải qua không ít thử thách và cũng gặp khá nhiều cở hội để nắm lấy và từng bước đi đến thành công. Kể từ khi đưa ra thị trường loại xe đầu tiên, đến nay Ford Việt Nam góp 7 sản phẩm của mình vào thị trường. Các sản phẩm đã thu hút sự quan tâm cũng như thoả mãn được những mong đợi của khách hàng. Mặc dù chỉ qua một thời gian ngắn hoạt động, nhưng ford đã là một trong ba liên doanh dẫn đầu về doanh số bán và thị phần trong số 11 liên doanh sản sản xuất ô tô tại Việt Nam. Có được những thành công này, trước hết là nhờ việc nghiên cứu đưa ra những loại xe có chất lượng cao, đúng thị hiếu của người tiêu dùng. Những kiểu xe mới liên tục được giới thiệu trên thị trường Việt Nam, mới đây ngày 9 tháng 5 năm 2003 Ford Viêt Nam đã tung ra thị trường mẫu xe Pick- up Ranger 2003. Mẫu xe này đã có sự thay đổi rất đáng kể về hình thức, với những đường nét khoẻ khoắn và tinh tế hơn các mẫu xe trước đây. Việc giảm giá sản phẩm cũng được Ford rất quan tâm. Ngay khi Toyota Việt Nam thực hiện chiến dịch giảm giá các sản phẩm của mình( tháng 10 năm 2002), Ford không bỏ qua động thái của đối thủ, nhân kỷ niệm 5 năm nhà máy đi vào hoạt động, Ford Việt Nam cũng công bố một mức giá bán lẻ mới khá hấp dẫn. Theo đó, Ford Laser 1.6 XL và Ford Laser 1.8 Ghia cũng được giảm 2.000 USD, chỉ còn 21.580 và 25.400 USD / chiếc. Một trong những mục tiêu mang tính chiến lược của Ford đặt ra là kinh doanh luôn gắn liền với việc bảo vệ môi trường và các hoạt động cộng đồng. Ngay từ khi vào hoạt động tại Việt Nam, Ford đã đầu tư rất nhiều vào các trang thiết bị để bảo vệ môi trường như hệ thống kiểm tra khí thải, hệ thống xử lý nước thải Cam kết tuân thủ mọi quy định của pháp luật về bảo vệ môi trườngm giảm thiểu chất thải.. Trong tháng 4 năm 2001, Ford đã khai trương dự án Làng an toàn giao thông cho trẻ em tại Công viên Lê Nin Hà Nội. Dự án được thiết kế trong một khu vực vui chơi cho trẻ em và thanh niên có độ tuổi từ 5- 15. Qua các trò chơi tự lái xe, trẻ em được hướng dẫn về an toàn giao thông, các quy tắc tham gia giao thông, các tình huống nguy cấp, cách sử lý , qua đó xây dựng sự tôn trọng và hành động tôn trọng khi tham gia giao thông. Cùng với dự án này, ford Việt Nam còn có các chương trình bảo vệ môi trường và hỗ trợ kỹ thuật, như hỗ trợ việc phát triển hệ thống chứng nhận chất lượng và tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật ô tô, loại bỏ nhiên liệu pha chì, dự án đội mũ bảo hiểm và các chương trình giữ gìn di sản văn hoá. Ford Việt Nam đã rất quan tâm tới việc phát triển nguồn nhân lực, trong vòng 3 năm 1999, 2000, 2001 công ty đã đầu tư hơn 8 triệu USD để đầu tư cho đào tạo và phát triển tổ chức. Trong xu thế phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ giữa các hãng ô tô trong nước hiện nay, có lẽ Ford đã tìm ra cho mình một cách đi riêng, đó cũng chính là yếu tố quan trọng để Ford tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường Việt Nam. 2.2 Nội dung chiến lược. Ngày 11 tháng 10 năm 2002 Toyota việt nam thông báo chiến lược tiếp tục phát triển của Toyota tại việt nam. Kể từ khi được thành lập năm 1995, Toyota tại Việt Nam đã đạt được những thành công mà chưa một cơ sở nào của Toyota trên thế giới có được. Toyota đã lần lược giới thiệu được 5 model xe, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cả về sản xuất và số xe bán là 45%/năm(trong giai đoạn1996- 2001), luôn ở vị trí dẫn đầu trong thị trường ô tô ở Việt Nam. Kể từ năm 2000, thị trường ô tô nói chung có những bước tăng trưởng rõ rệt. Nhờ đó mà Toyota Việt Nam đã mở rộng được sản xuất và tăng doanh số bán hàng. Với nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời với việc giảm chi phí sản xuất, Toyota đã đạt được mức kỷ lục 38 tháng liên tục doanh số bán hàng trong tháng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. “Toyota sẽ không thể thực hiện được điều này nếu không có những đóng góp nỗ lực tuyệt vời từ phía đội ngũ nhân viên giầu kinh nghiệm, lành nghề và đầy sáng tạo”, Ông Ono, Tổng Giám đốc TMV cho biết. “ Và với những thành công đã đạt được trong thời gian qua cũng như những kết quả chúng tôi mong muốn có được trong tương lai, Toyota xin thông báo các chương trình lớn chúng tôi sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu cho sự phát triển của Việt Nam và của nền công nghiệp ô tô cũng như để chứng tỏ thiện ý của chúng tôi đối với con nguời Việt Nam”. “Thông qua những hoạt động trênm chúng tôi muốn chia sẻ thành công với đất nước Viêt Nam, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và với khách hàng Toyota”, ông nói. Nội dung 4 chương trình mục tiêu trong chiến lược phát triển của Toyota tại Việt Nam là: 1. Là nhà sản xuất ô tô thực sự tại Việt Nam. 2. Dẫn đầu về phát triển hoạt động sản xuất phụ tùng tại Việt Nam 3. Tính đến cuối năm 2002 Toyota chiếm 28.5% thi phần ô tô việt nam mục tiêu mà công ty đặt ra là trong tương lai không xa sẽ nắm được 30% thi phần trên thị trường ô tô việt nam. 4. trở thành một công dân tốt. Để đạt được những mục tiêu đó Toyota đã thực hiện đông thời rất nhiều những biện pháp . TMV tái đầu tư vào cơ sở sản xuất với việc xây dựng nhà máy sản xuất thân xe chi tiết tại Mê Linh – Vĩnh Phúc vào ngày 22 tháng 3 năm 2003, với số vốn đầu tư 7 triệu USD cho model đầu tiên( Corolla), và 3 triệu USD cho mỗi model tiếp theo. Diện tích sử dụng 1.500m2 cho giai đoạn 1, và tổng diện tích cho các giai đoạn là 4.750m2, số nhân viên cho giai đoạn 1 là 14 người. Dự án này một lần nữa khẳng định cam kết làm ăn lâu dài của công ty nhằm đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Việc thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất chi tiết thân xe đánh dấu bước khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới của Toyota Việt Nam – giai đoạn phát triển sản xuất kinh doanh đầy cơ hội và thách thức. Một nhà máy sản xuất ô tô theo tiêu chuẩn cần bốn quy trình cơ bản là dập, hàn, sơn và lắp ráp. Hiện nay, các liên doanh ô tô đang hoạt động tại Việt Nam mới chỉ áp dụng ba trong số bốn quy trình này, đó là hàn, sơn và lắp ráp. Toyota là nhà tiên phong trong việc giới thiệu bốn quy trình dập chi tiết thân xe tại Việt Nam, góp phần thiết thực phát triển ngành công nghiệp chế tạo ô tô đất nước. Dự án với giá trị đầu tư ban đầu 7 triệu USD cho một loại model( Corolla) bao gồm việc xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị máy dập cỡ A0 có lực dập tương đương 1.200 tấn. Dự án không những yêu cầu thực hiện những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe trong việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy, bảo dưỡng các khuân dập, gia tăng thêm khối lượng công việc hàn, quản lý chất lượng sản phẩm mà còn đòi hỏi một đội ngũ kỹ sư bảo dưỡng máy dập, khuôn dập và đồ gá có tay nghề cao.Toyota hy vọng trong tương lai sẽ đào tạo được một đội ngũ kỹ sư chế tạo khuôn dập và đồ gá - những người sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc áp dụng những công nghệ ô tô tiên tiến tại Việt Nam. Theo truyền thống, công nghệ dập đòi hỏi quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên, với lịch sử phát triển lâu dài, Toyota quyết định thực hiện dự án này thông qua việc sử dụng những công nghệ và thiết bị có thể mang lại hiệu quả cao ngay trong điều kiện quy mô sản xuất nhỏ như ở Toyota Việt Nam. Với quy mô sản xuất như tại nhà máy Toyota Việt Nam, việc đưa quy trình dập vào hoạt động không đem lại nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, Toyota Nhật Bản và Toyota Việt Nam vẫn quyết định giới thiệu quy trình này. “ Đây là một thách thức đối với chúng tôi trong giai đoạn phát triển này. Chúng tôi phải nỗ lực hết sức hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn trước mát để đảm bảo hoạt động tốt và hoàn toàn làm chủ công nghệ mới này. Chúng tôi hy vọng dự án này thực sự đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thông qua việc tăng giá trị nội địa hoá, tạo thêm công ăn việc làm và thúc đẩy chuyển giao công nghệ mới tại Việt Nam”, ông Makoto Sasagawa, Tổng giám đốcTMV phát biểu. Bên cạnh việc xây dựng nhà máy sản xuất thân xe chi tiết tháng 9 năm 2002 Tại Nagoya ( Nhật) Toyota Việt Nam và tập đoàn đã tổ chức Hội thảo về công nghệ sản xuất phụ tùng ô tô tại Việt Nam. Tham dự diễn đàn có hơn 70 nhà cung cấp phụ tùng ô tô Nhật Bản. Với mục đích kêu gọi sự tham gia của các nhà sản xuất phụ tùng ô tô Nhật vào Việt Nam sản xuất, hội thảo giới thiệu thị trường và chủ chương khuyến khích đầu tư nước ngoài của Chính phủ Việt Nam. Trong hội nghị, Toyota Việt nam và Yazaki ( nhà cung cấp phụ tùng của Toyota) đã trình bầy những kinh nghiệm thực tế tại thị trường tiềm năng này. Sáng kiến của Toyota là một bước trong kế hoạch mời nhà sản xuất Denso vào Việt Nam. Song song với việc mở rộng sản xuất và tăng tỉ lệ nội địa hoá Toyota cũng tích cực cải tiến và giảm giá các sản phẩm. Đây là bước mở rộng thị trường trong chiến lược phát triển mà Toyota đã công bố. Kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2002 Corolla Altis 1.8G và Corolla J được bán với giá mới là 25.500 USD và 20.500 USD ( giảm 2.000 USD so với giá cũ ). Chiếc Zace GL hạ giá 1.000 USD so với mức cũ là 23.000 USD. Các mẫu xe khác được cải tiến đôi chút và bán thấp hơn biểu giá cũ 200 – 500 USD, riêng chiếc Land Cruiser được trang bị thêm một số tiện nghi nội ngaọi thất và bán đắt hơn 2.100 USD so với model trước ( giá 54.000 USD ). Các mẫu Camry 3.0V và 2.4G không có thay đổi nào về thiết bị và giá bán so với mẫu giới thiệu ngày 7/8/2002. Đại diện Toyota tuyên bố không có áp lực bên ngoài nào dẫn tới việc giảm giá bán. Đây chỉ là một bước trong chiến lược phát triển chung nhằm mở rộng thị trường cà chuẩn bị cho giai đoạn Việt Nam gia nhập AFTA. Lường trước phản ứng từ phía Hiệp hội Ôtô Xe máy và 10 liên doanh sản xuất ô tô còn lại, Toyota đã kết hợp việc giảm giá xe với một số thay đổi nhỏ trên sản phẩm và gọi chương trình của minh là Cải tiến xe cùng điều chỉnh gía bán. Hầu hết các loại xe mà Toyota đưa ra thị trường đều đã được cải tiến cho phù hợp với điều kiện địa hình và giao thông ở Việt Nam nhưng vẫn đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, Toyota liên tục đưa ra các mầu sắc mới cho các kiểu xe của mình và chú ý hơn tới việc trang trí nội thất cho các kiểu xe. Loại xe Giá bán trước 11/10/2002 Giá bán sau 11/10/2002 Lancuriser* **54.000 56.500 Corolla Altis 1.8G 27.500 25.500 Corolla J 22.500 20.500 Zace GL 23.000 22.000 Zace DX 20.500 20.000 Hiace Super Wagon* **28.500 28.000 Hiace Computer* **25.500 25.000 Hiace Glass Van* **21.000 20.800 (“Nguồn:(T.H)”) Bên cạnh việc nâng cấp các kiểu xe đã đưa ra thị trường, Toyota cũng đã giới thiệu một mẫu xe mới – Vios vào ngày 6 tháng 8 năm 2003, đay là mẫu xe du lịch hạng nhỏ và có giá bán thấp nhất trong các sản phẩm Toyota Việt Nam- tương đương 19.800 USD. Mặc dù đang có thị phần lớn nhất trong 11 liên doanh sản xuất ô tô tại Việt Nam, nhưng với việc giới thiệu mẫu xe này, Toyota tỏ ra không thờ ơ với phân khúc thị trưỡng hạng nhỏ vốn đang bị GM- Daewoo thống trị. Với mức giá 19.800 USD Toyota đang nhằm vào những khách hàng có thu nhập không cao trong thị trường ô tô Việt Nam . Toyota tỏ ra rất tin tưởng rằng Vios sẽ đem lại thành công cho họ như chiếc Camry một năm trước đây. Toyota dự tính có thể bán được khoảng 200 chiếc Vios một tháng. Các nhà thiết kế của Toyota đã thành công khi không chỉ xoá bỏ được cảm giác dễ dãi thường thấy trong các kiểu xe dành cho khách hàng giới hạn về ngân sách, mà còn phần nào tạo được ấn tượng sành điệu trong một chiếc xe kích thước nhỏ. Cụm đèn pha trước và lưới tản nhiệt trông khá bắt mắt, có nhiều cải tiến so với xe Camry hay Corolla Altis. Đuôi xe không được thiết kế bằng phẳng mà tạo thành một đường lượn mềm mại chạy từ cụm đèn hậu xuống thanh cản sau, toát lên dáng vẻ trẻ trung. Buồng lái rộng rãi. Điểm độc đáo của nội thất xe là bảng đồng hồ thay vì đặt thẳng với vô- lăng thì được chuyển ra chính giữa, ngay phía trên bảng điều khiển trung tâ. Mặt bảng đồng hồ được quay nghiêng góc về phía người lái, cung chiều với các phím điều khiển của dàn CD. Sự tiện dụng cho người sử dụng xe cũng rất được chú ý, ít nhất ở chỗ có khá nhiều khoang đựng đồ và những cách tân trong bố trí taplo. Vios được trang bị động cơ VVT-I(Variable valve timing with intelligence). Dung tích 1.5 lít sản sinh ra công suất 107 mã lực ở mức 6.000 vòng/ phút, hệ thống phun xăng điện tử. Để đạy được sự phát triển bền vững lâu dài, Toyota Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ mật thiết với các đại lý. Hiện nay, Toyota tại Việt Nam có mạng lưới gồm 9 đại lý và hai chi nhánh và hai trạm dịch vụ uỷ quyền Toyota ( TASS ). Mạng lưới đại lý/ TASS trên toàn quốc của chúng tôi có trạm dịch vụ đáng tin cậy đáp ứng tiêu chuẩn Toyota. Mạng lưới đại lý / TASS của Toyota Việt Nam có thể mang lại dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng với đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao, trang thiết bị xưởng dịch vụ hiện đại và hệ thống cung cấp phụ tùng chính hiệu. Chính sách bảo hành của Toyota đảm bảo mang lại niềm tin cho khách hàng khi mua xe Toyota. TMV luôn hiểu tầm quan trọng của dịch vụ sau bán hàng và luôn nỗ lực để phát triển hơn nữa chất lượng của hệ thống dịch vụ cũng như không ngừng nâng cấp trang thiết bị để mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng. Chế độ bảo hành của Toyota bắt đầu từ khi xe được giao cho chủ xe đầu tiên. Trong vòng 12 tháng hay 20.000km tuỳ thuộc điều kiện nào đến trước, Toyota đảm bảo sẽ sủa chữa hoặc thay thế bất kỳ phụ tùng nào của xe Toyota mới bị hỏng hóc, trong điều kiện hoạt động bình thường, do nguyên liệu không tốt hay do lỗi lắp rắp, trừ những điều ghi trong mục “ Những gì không được bảo hành “ . Bảo hành vẫn áp dụng khi xe được chuyển nhượng cho những chủ xe khác. Và trong thời gian qua, chiến dịch maketting của Toyota cũng tạo cho khách hàng ấn tượng về một chiếc xe hiện đại dành cho những người trẻ tuổi , năng động , có đường nét khí động học, nhìn rất cool và stylish. Rất nhiều những chương trình quản cáo với nhiều khẩu hiệu đã được đưa ra cho các mẫu xe của Toyota: “ Giá trị mới về phong cách”, mạnh mẽ, đầy cảm xúc, Vios thu hút mọi ánh mắt từ cái nhìn đầu tiên. Từ kiểu dáng thời trang, đường nét quyến rũ, cho đến từng chi tiết nhỏ đều được thiết kế thật ấn tượng. Kích thước xe lớn tạo dáng bề thế. Tất cả thiết lập nên một giá trị hoàn toàn mới về phong cách: “ Vios trẻ trung và đầy cá tính”. Camry hoàn toàn mới – kết tinh từ ý chí tìm đến sự hoàn hảo của Toyota- nay đạt tới đỉnh cao mới của dòng xe du lịch sang trọng. Chiếc xe mở ra tầm nhìn mới. phương tiện vận chuyển thích hợp là yêu cầu quan trọng nhất của người đứng đầu. Cùng với Land Cruiser , những người đứng đầu sẽ vượt qua bất cứ trở ngại nào. Những người đứng đầu luôn đánh giá cao và tận dụng sức mạnh khả năng của bản thân và mọi phương tiện có trong tay. Đó chính là lý do tại sao Land Cruiser là loại xe cho người đứng đầu. Quý vị quan tâm đến những gì khi mua xe?. + Một chiếc xe đời mới với kiểu dáng thanh lich phù hợp cho gia đình và công việc. + Tiện nghi sang trọng và nội thất rộng rãi, thoải mái như chính ngôi nhà của quý vị.Rong ruổi mọi nẻo đường, trong thành phố hoặc chốn đồng quê. + Mạnh mẽ và bền bỉ, an toàn và thật tinh tế Dù quý vị có liệt kê gì đi chăng nữa, chỉ có một loại xe hội tụ tất cả những điểm này. Zace mới – sang trọng và tiện nghi hơn bao giờ hết sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của quý vị. Đó chính là lý do chúng tôi gọi Zace Mới- Một cho tất cả. Sự kết hợp hoàn hảo giữa sức mạnh, sự thoải mái và hiệu quả vận chuyển. Không phải ngẫu nhiên trở nên loại xe thương mại quen thuộc nhất tại Việt Nam. Với chất lượng, sự bền bỉ và độ tin cậy được công nhận toàn cầu, Hiace hội tụ mọi khả năng cần có để là sự đầu tư hiệu quả nhất cho nhiều loại hình kinh doanh. Bởi Hiace có chủng loại đa dạng thích ứng với nhu cầu riêng của bạn. Bởi Hiace được chế tạo bằng tay nghề ưu việt của Toyota. Bởi Hiace giờ đây được cải tiến mọi mặt, là sự kết hợp hoàn hảo của sức mạnh, sự thoải mái và hiệu quả vận chuyển – Tất cả tạo nên giá trị của Hiace. Đó chính là giải pháp toàn diện của bạn. Những khẩu hiệu mà Toyota đưa ra vừa giới thiệu cho khách hàng thấy được những ưu việt và sự tiện lợi mà một chiếc xe Toyota có được. Bên cạnh việc phát triển sản xuất nguồn nhân lực cũng đã được Toyota Việt nam rất quan tâm . Tại Toyota, nhân viên được đào tạo những kiến thức kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời khuyến khích tính sáng tạo cá nhân và đề cao tinh thần làm việc tập thể. Chìa khoá cho sự thành công của Toyota là phát triển nguồn nhân lực. Với việc thành lập Trung tâm đào tạo, Toyota hàng năm đào tạo khoảng 500 kỹ thuật viên trên nhiều lĩnh vực kỹ thuật ô tô tiên tiến. Bên cạnh đó, nhiều nhân viên cũng được cử đi đào tạo tại nước ngoài. Ngoài ra, công ty đã đón 240 chuyên gia từ Nhật, úc và các nước khác cho hoạt động chuyển giao công nghệ. Toyota Việt Nam đầu tư 500.000 USD thành lập Trung tâm đào tạo vào tháng 4 năm 1997. Trung tâm có khả năng đào tạo tối đa 500 học viên/ năm. Tháng 9 năm 2000, Toyota Việt Nam mở rộng Trung tâm đào tạo với Trung tâm Đào tạo sơn và sữa chữa thân xe (B/P). Trung tâm Đào tạo sữa chữa thân xe và sơn này là một trong những trung tâm được trang bị những thiết bị hiện đại nhất trong các nước Châu á và việc sử dụng tối đa trung tâm này đã cải thiện các hoạt động đào tạo. Trung tâm được trang bị đầy đủ những thiết bị tiên tiến như máy hàn, thiết bị kéo nắn khung và buồng sơn. Đặc biệt thiết bị kéo nắn khung với các dụng cụ đo đạc chính xác là một thiết bị hiện đại trên thế giới và đây sẽ là chìa khoá để tiến hành các khoá đào tạo một cách chuyên nghiệp và hiệu quả cho các kỹ thuật viên sữa chữa thân vỏ và Sơn. Tính đến cuối năm 2002, Trung tâm đào tạo đã thực hiện 87 khoá đào tạo với tổng số 802 học viên bao gồm 43 khoá giành cho 222 kỹ thuật viên sơn và sữa chữa thân xe và 30 khoá cho 220 cố vấn dịch vụ. Ngoài ra, trung tâm còn thực hiện 55 khoá đào tạo cho 729 học viên đặc biệt trong các dịp giới thiệu xe mới. Bên cạnh đó , trung tâm cũng hợp tác với các nhà cung cấp phụ tùng của Toyota đào tạo về riêng từng loại phụ tùng. Dự kiến trong năm 2003, nhằm đáp ứngnhu cầu càng tăng về các vấn đề làm dịch vụ phức tạp cũng như nắm bắt kiến thức về công nghệ cao, Toyota Việt Nam quyết định thực hiện một hệ thôntgs đào tạo mới của Toyota có tên là TEAM 21( hệ thống đào tạo cho thế kỷ 21). Với hệ thống đào tạo mới này tay nghề của kỹ thuật viên sẽ được đào tạo phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Những nhân tố nào để khẳng định vị trí số 1 của Tôyôta tại thi trường Việt Nam? Trở thành một công dân tốt là một trong những mục tiêu hàng đầu của Toyota. Và phát triển hài hoà tại cộng đồng sở tại là điều mà Toyota quan tâm. Với mục tiêu “ Là một công dân tốt”, Toyota Việt Nam không chỉ chú tâm đến việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ đạt tiêu chuẩ Toyota mà còn có những đóng góp tích cực về mặt xã hội tại Việt Nam. Toyota Việt Nam và Tập đoàn Toyota Nhật Bản đã thực hiện nhiều hoạt động phong phú đóng góp trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, văn hoá, thể thao, môi trường Về giáo dục: Trong 2 năm 2002 và 2003 Toyota đã phối hợp với Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia thực hiện cuộc thi viết về An toàn giao thông nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Cuộc thi đã thu hút được nhiều người tham gia thực hiện, nhiều lĩnh vực, nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau, từ các giám đốc doanh nghiệp, các em học sinh cấp 3, kỹ sư, sĩ quan, các bác hưu trí, các nhà báo khắp mọi miền của đất nước. Tài trợ chính cho cuộc thi Robocon. Nhằm hỗ trợ và phát triển tài năng trẻ, Toyota Việt Nam đã tài trợ cho vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo ROBOT Việt Nam năm 2002”. Đội tuyển thắng cuộc đã đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Châu á - Thái Bình Dương đã giành chức vô địch mang vinh dự và niềm tự hào cho tri thức trẻ Việt Nam. Chương trình hiện đã tiếp tục được thực hiên trong năm 2003 dưới sự tài trợ của Toyota Việt Nam. Về môi trường Trong giai đoạn 2001 – 2003 , Toyota đã giành khoảng 670.000 USD để tài trợ cho các dự án môi trường Việt Nam. Một loạt các hội thảo đã và sẽ được tổ chức với mục đích giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng các dự án bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Riêng trong năm 2003, Toyota Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với quỹ Toyota đóng góp 225.000 USD cho dự án khí sinh học.Dự án nhằm áp dụng công nghệ mới để chuyển đổi phân chuồng thành khí sinh học sử dụng làm chất đốt cho sinh hoạt hàng ngày. Dự án này không những cải thiện cuộc sống của người nông dân mà cũng gián tiếp bảo vệ rừng khi giảm nhu cầu lấy củi đốt và là nguồn cung cấp phân hữu cơ phong phú tăng năng suất nông nghiệp. 2.3. Đánh giá khái quát tình hình thực hiện chiến lược. Với việc thực hiện các biện pháp đã đề ra, Toyota đã đạt được những thành quả rất to lớn mà bất cứ một liên doanh sản xuất ô tô nào tại Việt Nam cũng mơ ước. Tính cho đến thời điểm hiện nay Toyota mới chỉ vào Việt Nam chưa đầy 8 năm nhưng họ đã có những thành công ngoài dự đoán, số lượng xe tiêu thụ tăng lên nhanh chóng qua các năm ( năm 1996 bán được 201 xe, năm 97 bán được 1277 xe, năm98 bán được 1.836 xe, cho đến năm 2002 Toyota đã bán được 7.335 chiếc xe các loại và nhà máy Toyota ở Mê Linh , Vĩnh Phúc, với công suất 30 chiếc/ ngày không đủ cung cấp cho thị trường trong dịp cuối năm, kể từ tháng12 năm 2002 tất cả những người mua xe của công ty đểu phải chờ sang tháng 2 năm 2002 mới nhận được hàng. Các cửa hàng của Toyota Việt Nam tại các đại lý trên toàn quốc hầu như không còn một chiếc xe nào, xe mẫu cũng bày bán hết). Họ liên tục duy trì vị trí dẫn đầu về doanh số bán và thị phần ôtô ở Việt Nam, tính đến tháng 9 năm 2002 Toyota chiếm 25,8% thị phần. Hình ảnh của Toyota ở Việt Nam ngày càng được nâng cao, giờ đây tên tuổi của Toyota đã được nhắc đến như một nhà sản xuất ô tô chất lượng cao, với các mẫu xe khá bắt mắt và tương đối phù hợp với điều kiện địa hình và hệ thống giao thông ở Việt Nam. Những chiếc xe mang nhãn hiệu Toyota đã trở nên khá phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một chiếc xe của Toyota ở sự sang trọng từ kiểu dáng, mầu sắc cho đến cách trang trí nội thất bên trong xe. Với chiến dịch nâng cấp và giảm giá sản phẩm, cùng với những chiến dịch quảng cáo rầm rộ bước đầu đã mạng lại những hiệu quả nhất định. Toyota đã bán được 7.335 chiếc xe trong năm 2002. Với việc hạ giá bán của hầu hết các loại sản phẩm giá bán mà Toyota đưa ra đã mang tính cạnh tranh hơn so với các liên doanh sản xuất ô tô khác, những cải tiến từ các sản phẩm giúp cho các mẫu xe của Toyota phù hợp hơn với điều kiện địa hình, hệ thống giao thông cũng như thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Những chiếc Toyota được cải tiến trở nên sang trọng hơn, hiện đại hơn và tạo cho khách hàng một cảm giác là họ đang được sử dụng một trong những chiếc xe sang trọng và hiện đại nhất trên thế giới. Chiêc Vios mà Toyota đã giới thiệu có lẽ sẽ mang lại cho họ một thị phần cao hơn, với giá 19.800 USD Toyota đang muốn hướng vào đối tượng khách hàng là những người có thu nhập có ngân sách giới hạn, thực tế cho thấy chỉ trong vòng 3 tuần, tính từ ngày 12/7/2003, khi Toyota bắt đầu thông báo tới các đại lý về sự xuất hiện của Vios, tại 10 đại lý độc quyền, đã có hơn 200 khách hàng đến đặt cọc để được nhận xe trong thời gian sớm nhất. Toyota đã trở thành nhà tiên phong trong sản xuất ô tô ở Việt Nam.Với việc đưa dây chuyền sản xuất chi tiết thân xe vào hoạt động từ tháng 3 năm 2003, Toyota là công ty đầu tiên trong cac liên doanh ô tô Việt Nam áp dụng tất cả 4 quy trình sản xuất tiêu chuẩn cho một nhà máy sản xuất ô tô bao gồm dập, hàn, sơn, và lắp ráp. Qua việc nâng cao năng lực sản xuất tại Việt Nam, Toyota thể hiện sự tin tưởng vào khả năng sản xuất những chiếc xe có chất lượng tốt nhất. Việc sản xuất thân xe tại chỗ không chỉ giúp Toyota giảm được giá thành sản phẩm, bước đi này của họ còn thich ứng với chiến lược tăng thuế nhập khâu linh kiện ô tô của chính phủ Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010. Các chi tiết thân xe chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong bộ phụ tùng nhập khẩu . Việc nội địa hoá nhóm hàng này sẽ giúp cho Toyota giảm đáng kể khoản thuế phải nộp. Dự án này giúp cho Toyota tăng được tỷ lệ nội địa hoá của Toyota tăng thêm khoảng 10% từ đó nâng tỷ lệ nội địa hoá của họ ở Việt Nam lên con số hơn 20%. Điều này cũng có nghĩa rằng Toyota cũng là liên doanh dẫn đầu về tỷ lệ nội địa hóa ở Việt Nam và là liên doanh sản xuất ô tô duy nhất ở Việt Nam thực hiện đúng cam kết nội địa hoá. Toyota đã tích cực phát triển mạng lưới trong nước của mình. Tính đến nay, Toyota đã có hơn 10 nhà cung cấp phụ tùng trong nước và hiện đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa. Bên cạnh việc khai trương nhà máy sản xuất chi tiết thân xe ô tô đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 3 năm 2003, Toyota Việt Nam đã giới thiệu dự án 100% vốn nước ngoài Denso Việt Nam sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô để xuất khẩu tại khu công nghiệp Thăng Long- Hà Nội. Điều này thể hiện nỗ lực của Toyota trong việc thực hiện quá trình nội địa hoá tại Việt Nam. Với phương châm” tăng trưởng, thách thức và phát triển”, Công ty ô tô Toyota Việt Nam luôn phấn đấu để tiến xa vươn tới thành công và phát triển hơn nữa, kể từ khi thanh lập, Toyota Việt Nam luôn giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường Việt Nam, Tuy vậy, Toyota luôn tự đặt mình trên con đường tìm kiếm chất lượng tốt hơn năng suất cao hơn với năng suất cao hơn.Chính vì vậy, trang thiết bị cũng như công nghệ của Toyota luôn được đổi mới và cải tiến để phát triển một dây chuyền sản xuất tốt hơn. Tại Toyota Việt Nam, họ hiểu rằng một giải pháp toàn diện cho việc bảo vệ môi trường là cần thiết và Toyota Việt Nam là công ty đầu tiên trong ngành sản xuất xe hơi tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 14001. Những nỗ lực cũng như thành công của Toyota Việt Nam đã được công nhận với nhiều giải thưởng và bằng khen của chính phủ Việt Nam cũng như nhiều tổ chức. Toyota Việt Nam vịnh dự được nhận giải thưởng Rồng Vàng ( giải thưởng của báo Thời báo kinh tế Việt Nam) cho sản phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng trong 2 năm liên tiếp 2001- 2002. Bộ văn hoá thông tin tặng bằng khen cho Toyota Việt Nam và Toyota Nhật Bản vì đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp văn hoá của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cũng đã tặng bằng khen cho Toyota Việt Nam vì đã có thành tích trong sự nghiệp phát triển ngành ô tô Việt Nam và những đóng góp cho sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội Việt Nam. Bên cạnh những thành công đã đạt được thông qua việc thực hiện một cách có hiệu quả chiến lược phát triển, Toyota cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định trên thị trường Việt Nam. Do chính sách nâng thuế nhập khẩu linh kiện thêm 5% thì chính sách giảm giá sản phẩm của Toyota đã không được duy trì, ngày 2 tháng 9 năm 2003 Toyota đã phải chính thức tuyến bố mức tăng giá mới đối với các sản phẩm của mình. So với giá bán cũ, giá mới của xe Toyota Việt Nam cao hơn khoảng từ 2,5% đến trên 3%. Lờy ví dụ, xe Camry 2.4 của Toyota sẽ được bán với giá 37.500 USD, tức là tăng thêm 1.200 USD ( tương đương 3,3% ). Xe Camry 3.0 nay có giá 47.500 USD, tăng 1.500 USD (3,2%). Vì linh kiện nhập khẩu chiếm khoảng 50-60% các bộ phận một chiếc xe sau khi lắp ráp hoàn chỉnh, nên khi tăng thuế nhập khẩu linh kiện thêm 5% thì giá toàn bộ xe tăng khoảng 3-3,5% là hợp lý. Trong những nhãn xe của Toyota Việt Nam, tăng nhiều nhất là chiếc Land Cruiser, từ 56.500 USD lên 59.000 USD, tức là cao hơn trước 4,4%. Riêng có chiếc Vios , chiếc xe mới của Toyota, là vẫn giữ nguyên giá 19.800 USD. Mặc dù tăng giá nhưng giá mới của Toyota cũng chỉ xấp xỉ mức giá trước khi hãng tung ra đợt giảm giá vào tháng 10 năm 2002. Hiện nay giá bán cho các đối tượng là khách hàng đã mua xe của công ty chưa được thực hiện theo chính sách ưu đãi riêng, đặc biệt, mà vẫn áp dụng bình quân đại trà theo mức giá công bố. Sang năm 2004, khi lộ trình thuế tiêu thụ đặc biệt của Chính phủ có hiệu lực, mức thuế đối với loại xe dưới 6 chỗ ngồi( loại xe phổ biến nhất trên thị trường) sẽ từ mức 5% hiện nay lên 24%. Theo dự đoán của Toyota năm 2004 mức giá sẽ tăng thêm 25%, và nếu chính phủ thực hiện đúng lộ trình thuế đã được Quốc hội Việt Nam thông qua, giá xe năm 2007 sẽ tăng bằng 180% so với năm 2003 này. Mức tăng giá này sẽ khiến cho doanh số bán của Toyota tại thị trương Việt Nam sẽ giảm đi đáng kể. Với Toyota, khi sức mua giảm, thị trường thu hẹp, Toyota sẽ không thể tiếp tục các dự án đầu tư và kế hoach nội địa hoá của mình. Mặt khác, điều này ảnh hưởng đến ngay chiến lược kinh doanh dài hạn của Toyota và tạo hình ảnh xấu đến môi trường đầu tư. Trước nhứng khó khăn sẽ đến với các nhà sản xuất ô tô do sự thay đổi chính sách thuế của nhà nước, lãnh đạo cao nhất, Tổng Giám đốc của Toyota Việt Nam than vãn:” Chúng tôi sẽ xoay xở để tồn tại chứ không phải để phát triển”. Các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm mặc dù đã đem lại cho khách hàng những chiếc xe có chất lượng cao hơn nhưng mới đây đã có một vài chiếc xe mang nhãn hiệu Toyota đã bị gẫy cầu cũng với những trục trặc từ phía động cơ, và đã gây ra những thiệt hại đáng tiếc về người và của cho khách hàng. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng công tác dự báo nhu cầu của Toyota cũng chưa thật sự hiệu quả, có những thời điểm mà ở hầu hết các đại lý của họ tồn rất nhiều xe, nhưng cũng có những thời điểm( cuối năm 2002) ở các đại lý của Toyota Việt Nam đã không còn một chiếc xe nào để bán thậm chí còn phải bán cả những chiếc xe mẫu, khách hàng phải đặt tiền trước khi muốn có một chiếc xe của Toyota và phải chờ hơn một tháng sau với nhận được xe. Các sản phẩm ô tô sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam được đưa ra thị trường chưa có kiểu dáng riêng phù hợp với điều kiện đường xá Việt Nam. Hầu hết là thiết kế sẵn có của chính hãng sau đó điều chỉnh một số thông số kỹ thuật, thiết bị trên xe cho phù hợp hơn. Hơn nữa mức giá bán của Toyota tại thị trường Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới do quy mô sản xuất nhỏ, Toyota sản xuất ra những chiếc xe chỉ với mục đích duy nhất là đáp ứng nhu cầu trong nước, chứ chưa có thị trường để xuất khẩu. ChươngIII: bài học kinh nghiệm và giải pháp cho việc hoàn thiện chiến lược của Toyota tại thị trường việt nam. 3.1. Bài học kinh nghiệm. Từ việc nghiên cứu quá trình hình thành chiến lược của Toyota tại thị trường Việt Nam chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh, và thực hiện thành công các chiến lược kinh doanh đó trong các doanh nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế nói riêng. Nghiên cứu môi trường kinh doanh, bao gồm việc nghiên cứu môi trường kinh tế, môi trường cạnh tranh, môi trường luật phápToyota đã nghiên cứu rất rõ môi trường việt nam cũng như các đối thủ cạnh tranh trước khi đưa ra chiến lược phát triển. Phân bổ nguồn lực hợp lý. Việc hoạch định chiến lược đòi hỏi tổ chức phải có đủ nguồn lực cần thiết để cải tiến những lĩnh vực hoạt động có vai trò quyết định đối với việc tạo ưu thế cạnh tranh. Tuỳ theo mức độ ưu tiên , nguồn lực cần phải được phân bổ hợp lý để có thể tạo ra sự khác biệt thực sự về việc chú trọng vào từng lĩnh vực cần cải tiến. Ngoài những biện pháp đo lường sự thoả nãn của khách hàng và tài chính truyền thống, các công ty cần xây dựng các biện pháp thích hợp tại các bộ phận chức năng để thực hiện thành công chiến lược đã đề ra. Các biện pháp này góp phần hướng dẫn các nhân viên làm việc nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược, xác định phạm vi thay đổi chiến lược và cải tiến. Để tránh những sai lầm khi thực hiện chiến lược, lãnh đạo các doanh nghiệp cần phải hiểu rằng nếu chỉ xây dựng và thông báo về chiến lược kinh doanh thôi là chưa đủ mà phải phân quyền cho các nhân viên để họ có thể chủ động thực hiện công việc. Nói cách khác họ cần phải xác định rõ các quá trình chính trong việc tạo ra và cung cấp gias trị cho khách hàng, nhận biết được những khía cạnh nào của các quá trình góp phần đáng kể vào việc đạt được những mục tiêu chiến lược, đồng thời khuyến khích nhân viên thực hiện những thay đổi và cải tiến các quá trình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các tổ chức cần đạt được độ tuyệt hảo trong những lĩnh vực hoạt động của mình và các lĩnh vực này phải luôn gắn với mục tiêu chiến lược đã đề ra. Một kế hoạch chiến lược có hiệu quả tập chung vào việc tạo ra bước cải tiến quan trọng đối với doanh nghiệp và khách hàng và hầu hết được gắn với hoạt động của thị trường. Kế hoạch này đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý về nguồn lực, việc chọn lựa những quá trình cần cải tiến, các biện pháp đo lường sự thành công của những nỗ lực đó và người chịu trách nhiệm thực hiện cải tiến quá trình. Chú trọng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhằm nâng cao trình độ của cán bộ quản lý cũng như người lao động trong công ty. 3.2. Giải pháp cho việc hoàn thiện chiến lược phát triển của Toyota tại thị Việt Nam. Nâng cao công tác nghiên cứu và dự báo thị trường .Công tác dự báo nhu cầu thị trường của Toyota Việt Nam cần được coi là hoạt động hàng đầu trong các hoạt động bán hàng và tiếp thị. Mặt khác, công việc nghiên cứu thị trường không thể được coi là công việc kiêm nhiệm của một số người làm công tác tiếp thị và bán hàng. Hơn nữa khi chuẩn bị lắp ráp một loại sản phẩm mới thì Toyota cần phải thực hiện nghiêm túc hơn công tác nghiên cứu thị trường, dự báo chính xác nhu cầu theo từng loại xe để có chính sách sản phẩm đúng, kéo dài nhất tuổi đời sản phẩm, cũng như đem lại hiểu quả lâu dài trên thị trường . Toyota đã thực hiện khá trong thời gian qua, nhưng việc nghiên cứu và dự báo này cũng chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, mà chỉ chủ yếu tập trung vào giai đoạn đầu, khi chuẩn bị cho ra thị trường một loại xe mới. Chính vì vậy đã xẩy ra tình trạng khi thì xe tồn đọng quá nhiều, khi thì lại khan hiếm một loại sản phẩm, gây rất nhiều khó khăn cho công tác bán và tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư chiều sâu cho nhân viên bán hàng và kỹ thuật trong Công ty một cách thường xuyên. Hầu hết các nhân viên không có cơ hội được đào tạo lần thứ hai sau đợt đầu tiên được tuyển dụng. Quy trình đạo tạo lại được tổ chức bởi các chuyên gia nước ngoài, các chuyên gia này thường thiếu kinh nghiệm bán hàng trên thị trường Việt Nam. Vì vậy hiệu quả các đợt đào tạo này còn thấp, chủ yếu trang bị cho nhân viên các kiến thức cơ bản về tính năng kỹ thuật của xe, nguyên tắc giao tiếp với khách hàng. Lực lượng nhân viên bán hàng thường xuyên thay đổi theo mức độ tiêu thụ sản phẩm, các liên doanh xa thải và tuyển thêm người. Do đó chất lượng của đội ngũ bán hàng cũng thường xuyên thay đổi, gâykhó khăn cho người quản lý trực tiếp. Ngoài ra, việc thay đổi thường xuyên đội ngũ bán hàng và tiếp thị dẫn đến tình trạng bỏ ngỏ thị trường, mất đi những mối quan hệ mà các nhân viên cũ đã tạo lập được. Cần vận dụng linh hoạt các chính sách, chiến lược chủ yếu của các công ty và hướng tới khách hàng hơn. Toyota cần xây dựng một cách tỉ mỉ hơn những chính sách, chiến lược sản phẩm, bán hàng, dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng nhằm đạt hiệu qủa trong điều kiện biến động của thị trường, khác phục được các khiếm khuyết không thể tránh khỏi trong công tác dự báo nhu cầu thị trường. Việc thực hiện các chính sách này về thời gian cần được rút ngắn và vận dụng đan xen linh hoạt, đúng thời cơ trong thực tiễn đầy biến động hàng ngày. Toyota nên áp dụng hình thức giảm giá đặc biệt( mức giá đặc biệt đó sẽ kích thích làm nảy sinh nhu cầu của khách hàng cũ) công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cho các khách hàng đã từng mua xe và hiện đang sử dụng xe của công ty bán ra, nhằm lôi kéo và nắm giữ của khách hàng củ của công ty, như vậy sẽ gây được tâm lý tốt đối với các khách hàng đã mua xe và sẽ mua xe của công ty. Đầu tư hơn nữa công tác quản lý , kiểm tra chất lượng xe lắp ráp.Tăng cường hơn nữa công tác quản lý chất lượng để lấy được uy tín của khách hàng trong nước và chứng minh sản phẩm của mình không hề thua kém hàng ngoại nhập. Muốn vậy, Toyota cần phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm với đội ngũ chuyên gia giầu kinh nghiệm cùng với các thiết bị kiêmt tra hiện đại nhằm phát triển và khắc phục kịp thời các lỗi để sau khi xuất xưởng đảm bảo 100% chất lượng sản phẩm theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Tăng cường hơn nữa việc cải tiến sản phẩm, cho phù hợp với điều kiện địa hình và hệ thống giao thông ở Việt Nam, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá nhằm giảm giá thành sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua xuất khẩu. Trước hết cần phải quan tâm đến thị trường các nước trong khu vực, tập trung vào các nước như: Lào ; Campuchia; Trung quốc. Muốn xuất khẩu sang các thị trường này, Toyota cần phải có sự nghiên cứu thị trường tại các nước đó, thiết lập các quan hệ với các nhà nhập khẩu ô tô nước sở tại, từ đó tìm ra các giải pháp cho việc sản xuất, lắp ráp các sản phẩm phù hợp với thị trường đó. Giá xuất khẩu cũng là một vấn đề lớn đặt ra đối với mỗi liên doanh, để có thể xuất khẩu được thì giá xuất khẩu phải có tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại, thậm chí ngay với giá do chính hãng sản xuất. Đây là một chiến lược lâu dài nên khi xem xét, nghiên cứu đến thị trường xuất khẩu Toyota phải có các bước đi chắc chắn, xem xét khả năng thời điểm để thực hiện mở rộng thị trường xuất khẩu. Thực tế trong thời gian qua đã cho thấy ảnh hưởng rất lớn của chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng. Để có thể mở rộng thị trươngm ngoài cố gắng nỗ lực của các công ty liên doanh ô tô, còn cần đến các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước. Vì vậy các công ty liên doanh ô tô cần thông qua Hiệp hội ô tô Việt nam, Bộ công nghiệp, Bộ thương mại đề nghị với chính phủ nhằm có được một số chính sách quản lý vĩ mô hữu hiệu của Nhà nươc, cụ thể là: Nên xem xét đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ lãnh đạo phía Việt Nam là liên doanh, trong đó không thể thiếu được tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ và chuyên môn nhằm vừa đảm bảo cho quyền lợi phía Việt Nam, vừa có thể đóng góp có hiệu qủ cho hoạt động của liên doanh. Khuyến khích các liên doanh đầu tư lắp ráp các xe chuyên dụng( Xe ép rác, xe thu gom rác, xe cứu hoả, xe cứu thương) thông qua việc không đánh thuế nhập khẩu linh kiện và được hưởng các khoản thuế ưu đãi khác. Khuyến khích các công ty liên doanh nâng cao tỷ lệ nội điạ hoá sản phâm thông qua các chính sách điều tiết vĩ mô như thuế nhập khẩu linh kiện. đồng thời giảm giá thành sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Có thể miễn giảm thuế xuất khẩu cho liên doanh khi họ tìm được người nhậo khẩu. Nhà nước nên đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô to cho các liên doanh trong nước. Mức thuế được giảm, lệ thuộc vào tỷ lệ nội địa hoá linh kiện, tiến tới quy định bắt buộc tỷ lệ nội địa hoá cho các liên doanh theo từng giai đoạn có thể là 3 năm, hoặc 5 năm thay đổi tỷ lệ bắt buộc 1 lần. được như vậy mới có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này trong tương lai nhằm từng bước củng cố và phất triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong thế kỷ 21. Phụ lục Trang Lời nói đầu 2 Chương I: Mô tả chiến lược 3 ChươngII: phân tích chiến lược 6 2.1. Cơ sở hình thành chiến lược 6 2.1.1. phân tích doanh nghiệp. 6 2.1.1.1. Giới thiệu chung về Toyota Việt Nam. 6 2.1.1.2. Đường lối phát triển của Toyota tại Việt Nam 7 2.1.1.3.Năng lự sản xuất của Toyota Việt Nam 8 2.1.1.4. Hệ thống phân phối 11 2.1.2. Thị trường ô tô Việt Nam 13 2.1.3. Đối thủ cạnh tranh chính 21 2.1.3.1. Đánh giá chung về Ford Việt Nam 21 2.1.3.2. Chiến lược phát triển vủa Ford tại thị trường Việt Nam 23 2.2. Nội dung chiến lược 24 2.3. Đánh giá khái quát tình hình thực hiện chiến lược 33 Chương III: Bài học kinh nghiêm và giải pháp cho việc hoàn thiện chiến lược phát triển của Toyota tại thị trường Việt Nam 38 3.1. bàI HọC KINH NGHIệM 38 3.2. mộT Số GIảI PHáP CHO VIệC HOàN THIệN CHIếN LƯơc phát triển của Toyota tại thị trường việt nam 39

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV212.doc
Tài liệu liên quan