Từ khi đất nước ta thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước định hướng XHCN, đã và đang giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tạo cơ sở nền móng cho việc thực hiện CNH- HĐH đất nước. Hệ thống thuế có sự đóng góp không nhỏ vào thực hiện việc cải cách, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế để sử dụng công cụ điều tiết này một cách có hiệu quả.
Cho đến nay Luật thuế GTGT đã từng bước khẳng định chỗ đứng và vai trò của một sắc thuế tiến bộ, công bằng, là công cụ điều tiết vĩ mô Tuy còn một số bất cập không thể tránh khỏi trong việc đưa ra áp dụng một chính sách thuế mới có tác động rộng rãi đến tất cả các thành phần kinh tế từ các doanh nghiệp lớn đến các hộ sản xuất cá thể.
Chúng ta có thể tin rằng trong những năm tới với những nghiên cứu và sửa đổi Luật thuế GTGT của Chính phủ, Luật thuế GTGT sẽ ngày càng hoàn thiện và thể hiện rõ vai trò của một sắc thuế tiến bộ trong nền kinh tế của nước ta.
37 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Giải pháp hoàn thiện thuế GTGT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o phương thức trả góp, tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kì.
Đối với gia công hàng hoá, giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế, bao gồm: Tiền công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công.
Đối với hoạt động xậy dựng và lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng (không phân biệt có bao thầu hay không bao thầu vật tư, nguyên liệu) giá tính thuế GTGT là giá xây dựng lắp đặt chưa có thuế GTGT.
Trường hợp xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện thanh toán theo đơn giá và tiến độ hạng mục công trình, phần việc công trình hoàn thành bàn giao thì thuế GTGT tính trên phần giá trị hoàn thành bàn giao.
- Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng như đại lí mua, bán hàng hoá, đại lí tầu biển, dịch vụ môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu hưởng hoa hồng, giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa trừ một khoản phí tổn nào mà cơ sở thu được từ hoạt động này. Hàng hoá do đại lí bán ra vẫn phải tính thuế GTGT trên giá bán ra.
- Đối với hoạt động kinh doanh vận tải bốc xếp thì giá tính thuế TGT là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT.
- Hoạt động vận tải bao gồm: Vận tải hành khách, hàng hoá bằng các phương tiện đường sắt, đường bộ, đường hàng không.
- Đối với hoạt động vận tải hàng không, đường biển, . Có hoạt động vận tải quốc tế (doanh thu thu được từ hoạt động vận tải ở nước ngoài và từ Việt Nam đi nước ngoài) Khong chịu thuế GTGT.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ được dùng các chứng từ như tem thư bưu chính, vé cước vận tải
- Giá tính thuế đối với các loại hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh dược hưởng.
- Các khoản phụ thu mà cơ sở kinh doanh thu theo chế độ của nhà nước không tính vào doanh thu của cơ sở kinh doanh thi thuế GTGT không tính với các khoản phụ thu này.
2. Thuế suất thuế GTGT:
Thuế xuất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu.
Hàng hoá xuất khẩu bao gồm cả hàng hoá gia công xuất khẩu. Xuất khẩu bao gồm xuất ra nước ngoài, xuất vào khu chế suất.
Các trường hợp đưa hàng hoá ra nước ngoài để bản giớ thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lám nếu có đủ căn cứ xác định là hàng hoá xuất khẩu cũng được áp dụng thuế xuất 0%.
Hàng hoá của cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất khẩu ra nước ngoài, được áp dụng thuế xuất 0% pahỉ có hồ sơ, chứng từ chứng minh hàng hoá thực tế đã xuất khẩu, cụ thể sau đây:
+ Hợp đồng bán hàng hoá hoặc hợp đồng sản xuất, gia công hàng xuất khẩu với nước ngoài.
+ Hoá đơn bán hàng hoặc xuất trả hàng gia công cho nước ngoài, doanh nghiệp chế xuất.
+ Tờ khai hải quan về hàng xuất khẩu có kiểm tra, xác nhận đã xuất khẩu của cơ quan hải quan.
Thuế xuất 5% đối với hàng hoá dịch vụ:
+ Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt do các cơ sở sản xuất, kinh doang nước khai thác từ nguồn nước tự nhiên cung cấp cho các đối tượng sử dụng nước (trừ nước sạch do các cơ sở khai thác từ nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa để phục vụ vho sản xuất và sinh hoạt ở vùng đó không thuộc diện chịu thuế và các loại nước thuộc nhóm thuế suất).
+ Thiết bị máy móc và cụng cụ chuyên dùng cho y tế như các loại máy soi, chiếu, chụp, dùng để khám chữa bệnh, các thiết bị chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương
+ Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh bao gồm các loại thuốc dùng cho người và vật nuôi
+ Giáo cụ dùng để giảng dạy để học tập bao gồm giáo cụ trực quan, thước kẻ bảng phấn
+ Đồ chơi cho trẻ em sách giáo khoa kỹ thuật, sách văn học nghệ thuật, sách phục vụ thiếu nhi trừ sách văn bản pháp luận là sach in văn bản pháp luật, chỉ thị, nghị định, nghị quyết của Đảng, nhà nước thuộc diện không chịu thuế quy định tại khoản 13 điều 14 luật thuế GTGT.
+ Kinh doanh các mặt hàng là sản phẩm trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi
+ Sản phăm bằng đay, cói, tre, lứa, lá như: Thảm đay, bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay
+ Bông sơ chế từ bông trồng trong nước là bông đã được bỏ vỏ, hạt và phân loại.
+ Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho động vật nuôi khác bao gồm loại thức ăn đã hoặc chưa được chế biến tổng hợp như cám bã, khô lạc, bột cá
+ Dịch vụ khoa học, kỹ thuật bao gồm các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng hướng dẫn về khoa học ky thuật.
+ Dịch vụ trực tiếp phcụ vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm các hoạt động như cày, bừa đất sản xuất nông nghiệp; đào, đắp, lạo
+ Xây dựng, lắp đặt
+ Vận tải, bốc xếp
Mức thuế suất 10% đối với hàng hoá dịch vụ :
+ Sảm phẩm khai khoáng dầu mỏ, khí đốt, quặng kim loại. Phi kinh loại và các sản phẩm khai khoáng khác.
+ Điện thương phẩm do các cơ sở sản xuất, kinh doanh điện bán ra không phân biệt nguồn điện sản xuất là thuỷ điện, nhiệt điện
+ Sản phẩm điện tử, đồ điện, cơ khí
+ Sản phản hoá chất, mỹ phẩm
Mức thuế suất 20% đối với hàng hoá dịch vụ: Vàng, bạc, đá quy do cơ sở kinh doanh mua vào bán ra; xổ số kiếm thiết và các loại hình xổ số khác; đại lí tàu biển; dịch vụ môi giới
Phương pháp tính thuế GTGT: Có 2 phương pháp tính thuế GTGT
- Phương pháp khâu trừ thuế:
a. Đối tượng áp dụng: Là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phẩn hợp tác xã và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT tại điểm 2 dưới đây.
b. Xác định thuế GTGT phải nộp như sau:
Số thuế GTGT thuế GTGT thuế GTGT
phải nộp = đầu ra - đầu vào
Trong đó:
Thuế GTGT giá tính thuế thuế suất
đầu ra = hàng hoá, dịch vụ x thuế GTGT
chịu thuế bán ra của hàng hoá
dịch vụ
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tược tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Khi nộp hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh phải nghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp chỉ nghi giá thanh toán không nghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGt của hàng hoá, dịch vụ bán ra, tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn chứng từ.
Thuế GTGT đầu vào cơ sở kinh doanh được tính khấu trừ quy định như sau:
+ Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụchịu thuế GTGT thì được khấu trừ.
+ Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khầu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó không phân biệt đã xuất dùng hay để trong kho.
Trường hợp cơ sở kinh doanh mua vật tư, hang hóa không có hoá đơn chứng từ hoặc có hoá đơn, chứng từ không phải là hoá đơn GTGT nhung không ghi riêng số thuế GTGT ngoài ra bán thì không được khấu trừ thuế đầu vào, trừ các trường hợp có quy định riêng sau:
-> Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ khi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
-> Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến nguyên nhiên liệu làm nông sản, lâm sản , thuỷ sản chưa qua chế biếncủa người sản xuất bán ra không có hoá đơn sẽ được tính khấu trừ thuế đầu vào theo tỉ lệ phần trăm tính trên giá trih hàng hoá mua vào:
5% đối với sản phẩm trồng trọt thuộc các cây lấy nhựa, lấy mủ, lấy dầu, mía cây, chè bút tươi, lúa, ngô, khoai,
3% đối với các laọi sản phẩm là nông sản, nông sản có quy định trong nhóm được khấu trừ theo 5% trên đây.
Việc tính khấu trừ thuế đầu vào đối với nguyên liệu mua vào là nông sản, lâm sản, thuỷ sản trên đây không áp dụng đối với các cơ sở mua để sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh thương nghiệp, kinh doanh ăn uống.
-> Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào cùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chiu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịhc vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Cở sở sản xuất kinh doanh hoạch toán riêng thuế đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hộ không hoạch toán riêng được thì được khấu trừ theo tỉ lệ % giữa doanh số chịu thuế GTGT so với tông doanh thu.
Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh cả hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT nhưng không hoạch toán riêng được thuế đầu vào được khấu trừ thì thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỉ lệ phần trăm doanh số hàng hoá, dịch vụ bán ra.
Thuế đầu vào của tài sản cố định được khấu trừ như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh có số thuế đầu vào của tải sản cố định được khấu trừ thì kê khai khấu trừ như đối với vận tư, hàng hoá khác, .
Truờng hợp số thuế đầu vào của tài sản cố định lớn thì cơ sở được khấu trừ dần, nếu đã khấu trừ 3 tháng mà số thuế còn lại chưa được khấu trừ vẫn còn thì doanh nghiệp làm thủ tục yêu cầu cơ quan thuế xét hoàn lại số thuế được khấu trừ.
Riêng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng đã dăng kí nộp thuế GTGT nhưng là cơ sở đầu tư mới, chưa phát sinh doanh thu bán hàng, chưa có thuế đầu ra để khấu trừ thuế đầu vào của tài sản cố định mới đầu tư, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên được xem xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm và tính theo năm dương lịch.
Trường hợp số thuế GTGT phat sinh lớn, cơ sở có thể đề nghị hoàn thuế theo từng quy.
Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT:
a) Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:
+ Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam;
+ Tổ chức, cá nhân người nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện các diều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ
+ Cơ sở kinh doanh, mua bán vàng bạc, đá quy, ngoại tệ.
b) Xác định thuế GTGT phải nộp là:
Số thuế GTGT của thuế suất thuế
GTGT = hàng hoá, dịch vụ x GTGT của hàng
phải nộp chịu thuế bán ra hoá dịch vụ đó
Căn cứ tính thuế ở đây là phần GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được xác định theo công thức:
GTGT Giá thanh toán Giá thanh toán
của hàng hoá = của hàng hoá - của hàng hoá,
dịch cụ bán ra dịch vụ bán ra dịch vụ mua
vào tương ứng
c) Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh như sau:
+ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ.
+ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá dịch vụ xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân với tỉ lệ phần trăm GTGT tính trên doanh thu.
+ Đối với cá nhân hộ kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đợn chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế; GTGT được xác định bằng doanh thu ấn định nhân với tỉ lệ phần trăm GTGT tính trên doanh thu. Thuế GTGT mà cơ sở này phải nộp được tính như sau:
Thuế GTGT Doanh thu tỉ lệ (%) Thuế suất
phải nộp = tính thuế x GTGT x GTGT của
(ấn định) (ấn định) hàng hoá, dịch
vụ tương ứng
Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.
1. Cở sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế phải sủ dụng hoá đơn GTGT (trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT)
Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ cơ sỏ kinh doanh phải ghi đầy đủ đúng các yêu tố quy định trên hoá đơn và ghi rõ: Giá bán chưa có thuế, phụ phí phụ thu thêm, thu ngoài giá bán nêu có, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế.
Nếu cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ không ghi tách riêng doanh số bán và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên già thanh toán
2. Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế trực tiếp trên GTGT và các cơ sở kinh doanh hang hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT sử dụng hoá đơn thông thường. Giá bán hàng hoá, dịch vụ ghi trên hoá đơn là giá thực đã thanh toán có thuê GTGT.
Cơ sở kinh doanh muốn sư dụng hoá đơn, chứng từ khác với mẫu quy định chung phải đăng kí với tổng cục thuế và chỉ được sử dụng khi đã được thông báo bằng văn bản cho phép sử dụng. Mọi trường hợp danh nghiệp đăng kí sử dụng hoá đơn, chứng từ in phải đảm bảm các nội dung, chi tiêu ghi trong hoá đơn theo mẫu quy định.
Cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá cung ứng dịch vụ cho người tiêu dung hàng hoá, dịch vụ có giá trị thâp dười mức quy định phải lập hoá đơn thì có thể không phải lập hoá đơn. Nếu cơ sở không lập hoá đơn thì phải lập bản kê bán lẻ theo mẫu số 05/GTGT để làm căn cứ tính thuế GTGT; trường hợp người mua yêu cầu lập hoá đơn bán hàng thì phải lập hoá đơn theo đúng quy định.
Cơ sở kinh doanh mua các mặt hàng là nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người sản xuất trực tiếp bán ra hoặc người không kinh doanh bán, nếu không có hoá đơn theo chế độ quy định thì phải lập bảng kê hàng hoá mua vào theo mâu số 04/GTGT.
Cơ sở kinh doanh phải thực hiện được quản lí, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy đinh về chế độ hoá đơn, chứng từ doanh thu của bộ tài chính ban hành.
Hoàn thuế GTGT:
a) Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT.
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong những trường hợp sau:
+ Có số thuế đầu vào được khấu trừ bao gồm số thuế đầu vào phát sinh trong tháng và số thuế đầu vào được khấu trừ của thuế trước chuyển sang lớn hơn số thuế đầu ra phát sinh trong 3 tháng liên tiếp.
+ Cơ sở kinh doanh hàng xuất khẩu cso số thuế GTGT đầu vào được hoàn lớn hơn do xuất khẩu các mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng lần xuất khẩu có giá trị, số lượng lớn thì được xét hoàn thuế GTGT theo từng tháng hoặc từng chuyến hàng, số thuê được hoàn lớn được xác định từ 300 triệu trở lên.
- Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT có đầu tư mua sắm tài sản cố định, có số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn được hoàn thuế như sau:
+ Đối với cơ sở đầu tư mới đã đăng kí nộp thuế GTGT nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tinh thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Trương hợp cơ sở có số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn lớn thì được xét hoàn theo từng quy.
+ Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế GTGT đầu vào của tài sản đã khấu trừ trong ba tháng mà chưa được khấu trừ hết thì được hoàn lại số thuế trưa được khấu trừ này.
+ Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có số thuế GTGT nộp thừa, nếu cơ sở đề nghị hoàn trả, thì được hoàn thuế
Cơ sở kinh doanh phải có hồ sơ sau:
Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT nộp thừa vào ngân sách nhá nước.
Quyết định sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản của cấp có thẩm quyền.
Quyết toán thuế GTGT đến thời điểm sát nhập, giải thể.
b. Đối tượng được hoàn thuế GTGT có trách nhiệm:
- Để có căn cứ giải quyết hoàn thuế, cơ sở phải lập hố sơ đề nghị sét hoàn lại tiền thuế GTGT đã nộp, hồ sơ gồm có:
+ Bản kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp, số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại.
+ Bản kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra trong kì liên quan đến việc xác định thuế GTGT đầu vào, đầu ra.
- Nếu việc kê khai thuế hàng tháng này đẫ đầy đủ và chính xác, cơ sở chỉ cần tổng hợp số liệu đã kê khai các tháng để xác định số thuế đề nghị hoàn trả
- Nếu hồ sơ không rõ ràng hoặc không đầy đủ, cơ sở phải cung cấp hồ sơ bổ sung hặc giải trình theo yêu cầu của cơ quan thuế
- Doanh nghiệp đề nghị được hoàn thuế phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu kê khai liên quan đến việc xác định số thếu được hoàn trả. Mọi trường hợp sai sót, nếu kiểm tra phát hiện đều bị sử lí truy thu về thuế. Tuỳ theo nghuyên nhân và mức độ vi phạm còn bị phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.
2.2.5. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế
a. Đăng ký nộp thuế
- Các cơ sở kinh doanh, kể cả các đơn vị, chi nhánh, cửa hàng trực thuộc cơ sở kinh doanh chính phải đăng ký nộp thuế với Cục thuế (hoặc Chi cục thuế nếu là cá nhân kinh doanh) về địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan khác theo mẫu đăng ký nộp thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế.
Đối với cơ sở mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất 10 ngày kể từ ngày cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, cơ sở vẫn phải đăng ký nộp thuế theo quy định.
Các cơ sở đã đăng ký nộp thuế nếu có thay đổi ngành kinh doanh, sáp nhập, giải thể, phá sản, hợp nhất, chia tách hay có tổ chức cửa hàng, chi nhánh phải đăng ký bổ sung với cơ quan thuế chậm nhất 5 ngày trước khi có sự thay đổi.
- Cơ sở hoạt động sản xuất ở một số địa phương (tỉnh, thành phố thuộc Trung ương) nhưng có trụ sở, văn phòng giao dịch làm thủ tục bán hàng ở một số địa phương khác thì cơ sở bán hàng cũng phải đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng ****
- Những cơ sở kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ có chi nhánh cửa hàng ở các địa phương khác nhau thì từng chi nhánh, cửa hàng phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đặt chi nhánh của hàng.
- Cơ sở kinh doanh xây dựng phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở, đồng thời phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương nơi đặt công trình.
- Cơ sở kinh doanh thực hiện cơ cơ chế khoán cho tập thể, cá nhân nhận khoán phải trực tiếp đăng ký kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nơi kinh doanh.
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, nếu thực hiện được đúng, đủ các điều kiện mua, bán hàng hoá, dịch vụ, có đầy đủ hoá đơn, chứng từ, ghi chép hạch toán sổ kế toán đúng chế độ, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng đung chế độ và tự nguyện đăng ký thực hiện hình thức nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp đúng chế độ và tự nguyện đăng ký thực hiện hình thức nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu tù thuế thì được áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế. Cơ sở này phải lập và gửi Bảng đăng ký nộp thuế theo quy định cho cơ quan thuế nơi đăng ký nộp thuế trong thời hạn chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ sở. Cơ quan thuế phải thông báo cho cơ sở về việc có áp dụng phương pháp khấu trừ thuế hay không. Cơ sở chỉ được thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ khi được cơ quan thuế thông báo cho áp dụng.
- Các cơ sở kinh doanh đã thực hiện đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế cho cơ sở kinh doanh theo đúng chế độ quy định.
b. Kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp ngân sách Nhà nước
Các cơ sở sản xuất kinh doanh và người nhập khẩu hàng hoá phải có trách nhiệm kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định như sau:
* Các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng phải lập và gửi cho cơ quan thuế, chậm nhất trong 10 ngày đầu tháng tiếp theo, tờ khai tính thuế giá trị gia tăng từng tháng kèm theo Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định.
Trong trường hợp không phát sinh doanh số bán hàng hoá, dịch vụ thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế, chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế, chịu trách nhiệm về tính chính xác số liệu kê khai, cơ sở phải thông báo cho cơ quan thuế biết đồng thời lập lại tờ khai thay cho tờ khai không đúng hoặc ghi điều chỉnh vào tờ khai tháng tiếp theo (nếu phát hiện sai sót sau khi cơ quan thuế đã ra thông báo nộp thuế).
Việc kê khai số thuế phải nộp đối với một số trường hợp được quy định như sau:
- Cơ sở nhận thầu xây dựng kéo dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, thì cơ sở phải kê khai xác định thuế tạm nộp phát sinh hàng tháng tính theo số tiền tạm thanh toán. Khi lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao cũng phải xác định rõ phần doanh thu chưa có thuế và thuế giá trị gia tăng. Nếu hoá đơn lập để thanh toán không xác định rõ giá thanh toán chưa có thuế giá trị gia tăng và thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra tính trên tổng doanh thu thanh toán.
- Cơ sở xuất bán thông qua đại lý, ký gửi phải lập hoá đơn ghi rõ giá giao và thuế giá trị gia tăng, hàng giao cho các đại lý, ký gửi làm cơ sở tính thuế đầu ra và thuế phải nộp của tháng (coi như làm nộp). Khi kết thúc hợp đồng hoặc kết thúc năm tài chính, cơ sở thực hiện kê khai quyết toán hàng thực tế đã bán để xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp theo thực tế.
- Cơ sở bán hàng đại lý, ký gửi kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp tính trên doanh thu của hoạt động đại lý, ký gửi theo phương pháp tính thuế áp dụng đối với cơ sở.
- Các trường hợp làm đại lý dưới đây không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng đối với tiền hoa hồng thu được từ hoạt động đại lý.
+ Đại lý bán hàng hoá theo phương thức bán đúng giá bên chủ hàng quy định. Bên đại lý chỉ hưởng tiền hoa hồng, chủ hàng sẽ thực hiện việc kê khai số bán hàng và thuế giá trị gia tăng phải nộp tính trên hàng hoá bans ra.
+ Đại lý bán xổ số kiến thiết hưởng hoa hồng thì thuế giá trị gia tăng do các công ty xổ số kiến thiết kê khai nộp tập trung tại công ty.
- Công ty có các đơn vị trực thuộc, việc kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp thực hiện như sau:
+ Các đơn vị hạch toán độc lập và các đơn vị hạch toán phụ thuộc xác định được thuế giá trị gia tăng đầu ra và thuế giá trị gia tăng đầu vào phải kê khai. Nộp thuế giá trị gia tăng tại địa phương nơi cơ sở kinh doanh.
+ Các đơn vị hạch toán phụ thuộc, thực hiện hạch toán giá mua, bán hàng hoá, dịch vụ theo giá điều chuyển nội bộ, không xác định được doanh thu và thuế giá trị gia tăng phải nộp thì do công ty hoặc tổng công ty kê khai, nộp thuế tập trung thay cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
+ Các văn phòng công ty nếu trực tiếp kinh doanh thì được tính khấu trừ hay hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh tại văn phòng. Nếu không trực tiếp kinh doanh thì không được khấu trừ hay hoàn thuế giá trị gia tăng.
+ Các đơn vị trực thuộc tổng công ty như: bệnh viện, trạm xá, nhà nghỉ điều dưỡng, viện trưởng không trực tiếp hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng và không được tính khấu trừ hay hoàn trả thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ do cơ sở mua để dùng cho hoạt động của mình. Nếu các đơn vị này có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì phải hạch toán riêng và kê khai nộp thuế đối với hàng hoá dịch vụ chịu thuế.
Các tổng công ty, công ty căn cứ vào tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của đơn vị mình, xác định đăng ký cụ thể đối tượng thuộc diện phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng khác với hướng dẫn trên đây thì tổng công ty, công ty báo cáo với Bộ Tài chính để có hướng dẫn cụ thể.
* Các tổ chức kinh tế cá nhân nước ngoài hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tại Việt Nam nhưng khong có văn phòng hay trụ sở điều hành ở Việt Nam thì tổ chức cá nhân ỏ Việt Nam trực tiếp ký hợp đồng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ với tổ chức cá nhân nước ngoài phải thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài trước khi thanh toán tiền tả cho phía nước ngoài.
* Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với hải quan.
* Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng, trước khi vận chuyển hàng đi. Số thuế phải nộp đối với hàng hoá buôn chuyến tính theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
* Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế giá trị gia tăng khác nhau, phải kê khai thuế giá trị gia tăng theo từng mức thuế suất quy định với từng loại hàng hoá, dịch vụ. Nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu không gửi tờ khai thuế, hoặc kê khai không đầy đủ, không đúng quy định, cơ quan thuế có quyền căn cứ vào tình hình kinh doanh của cơ sở và các số liệu điều tra để ấn định doanh thu và tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp, phải thông báo cho cơ sở được biết. Nếu cơ sở kinh doanh không đồng ý với mức thuế suất do cơ quan thuế ấn định, có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong khi chờ giải quyết vẫn phải nộp thuế theo mức thuế đã được ấn định của cơ quan thuế.
c. Nộp thuế giá trị gia tăng
Các cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu thuộc đối tượng phải kê khai thuế như quy định trên và các cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng tính theo mức ấn định doanh thu để tính giá trị gia tăng và số thuế phải nộp thuế giá trị gia tăng đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách Nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
Trình tự, thủ tục nộp thuế thực hiện như sau:
-. Đối với cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế hàng tháng theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế, thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá 25 ngày của tháng tiếp theo.
Khi nhận được thông báo nộp thuế, căn cứ vào số thuế phải nộp ghi trên thông báo, cơ sở thực hiện mở tài khoản tại ngân hàng, có thể làm thủ tục đề nghị ngân hàng trích chuyển tiền từ tài khoản của cơ sở kinh doanh nộp vào ngân sách Nhà nước, thời gian nộp thuế vào ngân sách Nhà nước được tính từ ngày ngân hàng trích chuyển tiền từ tài khoản của cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp đã đến thời hạn nộp thuế mà cơ sở chưa nhận được thông báo nộp thuế thì cơ sở căn cứ vào số thuế phải nộp theo kê khai của cơ sở để chủ động nộp vào ngân sách Nhà nước.
Đối với những cơ sở có số thuế phải nộp hàng tháng lớn thì thực hiện tạm nộp số thuế phát sinh trong tháng theo định kỳ 10 ngày hoặc 15 ngày một lần, khi kê khai số thuế phải nộp của cả tháng, trừ số thuế đã tạm nộp, cơ sở sẽ nộp số thuế còn thiếu. Kỳ nộp thuế do cơ quan thuế xác định và thông báo cho cơ sở thực hiện.
Đối với những cá nhân (hộ) kinh doanh nộp thuế tính theo mức ấn định trên doanh thu, cơ quan thuế căn cứ vào mức thuế đã được xác định để ra thông báo nộp thuế. Thời gian thông báo nộp thuế của tháng đối với hộ kinh doanh do cơ quan thuế xác định phù hựp với từng ngành nghề và địa bàn nhưng chậm nhất không quá 25 ngày của tháng tiếp theo.
Đối với những cá nhân (hộ) kinh doanh (trừ đối tượng nộp thuế theo kê khai) ở địa àn xa Kho bạc Nhà nước hoặc kinh doanh lưu động, không thường xuyên thì cơ quan thuế tổ chức thu thuế và nộp vào ngân sách nhà nước.
- Cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu hàng hoá phải nộp thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo nộp thuế nhập khẩu.
Đối với hàng hoá không phải nộp thuế nhập khẩu hoặc nhập khẩu bằng 0% thì thời hạn phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thực hiện như qui định đối với hàng hoá phải nộp thuế nhập khẩu.
Đối với hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch, nhập khẩu tiểu ngạch biên giới không áp dụng hình thức thông báo nộp thuế mà sẽ kê khai, nộp thuế giá trị gia tưng ngay khi nhập khẩu.
Đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng như: nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, quà biếu, quà tặng, hàng viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại nếu đem bán hoặc xuất dùng vào mục đích khác phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở như quy định đối với hàng hoá do cơ sở kinh doanh.
- Cơ sở kinh doanh cố định, đi mua nguyên vật liệu, hàng hoá, vận chuyển hàng của cơ sở đi bán hoặc trao đổi với cơ sở khác, vận chuyển trong nội bộ cơ sở phải có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định chế độ hoá đơn chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường. Nếu không có đủ chứng từ theo quy định, cơ sở ngoài việc phải nộp thuế giá trị gia tăng tính trên giá trị hàng hoá, hàng nhập khẩu còn phải truy thu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu.
Trong trường hợp thuê thuế, cơ quan thu thuế phải cấp lai thu thuế hoặc chứng từ xác nhận việc thu thuế bằng biên lai, chứng từ do Bộ tài chính thống nhất phát hành. Cơ quan thuế có trách nihệm hướng dẫn kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ sổ sách, ghi chép kế toán hạch toán rõ ràng số thuế giá trị gia tăng trên hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính số thuế giá trị gia tăng phải nộp và số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
Trong kỳ tính thuế, nếu cơ sở kinh doanh có số thuế nộp thừa kỳ trước thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ trước nộp thiếu thì phải nộp đủ số kỳ trước còn thiếu. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định.
Thuế giá trị gia tăng nộp vào Ngân hàng Nhà nước bằng đồng Việt Nam. Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu hoặc mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh hoạt động mau, bán hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ để xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp.
d. Quyết toán thuế giá trị gia tăng.
Tất cả các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế (trừ hộ kinh doanh vừa nhỏ nộp thuế theo mức ấn định doanh thu, hộ kinh doanh buôn chuyến nộp thuế từng chuyến hàng) đều phải quyết toán thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế.
Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch, thời hạn cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán thuế chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày 31 tháng 12 của năm quyết toán thuế.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh sáp nhập, hợp nhất chia tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản.
Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán tài chính theo chế độ Nhà nước quy định; trên cơ sở quyết toán thuế tài chính, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai toàn bộ số thuế phải nộp, số thuế đã nộp của năm hoặc thời hạn quyết toán, số còn thiếu hay nộp thừa tính đến thời điểm quyết toán thuế. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo quyết toán thuế và gửi bản quyết toán thuế đến địa phương nơi cơ sở đăng ký nộp thuế theo thời gian quy định.
Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm nộp số thuế giá trị gia tăng còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước sau 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán thuế, nếu nộp thừa được trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp sau, hoặc được hoàn thuế nếu cơ sở thuộc trường hợp và đối tượng được hoàn thuế.
Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu quyết toán thuế; nếu cơ sở kinh doanh báo cáo sai, để trốn, lậu thuế sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
e. Miễn giảm thuế giá trị gia tăng
- Đối tượng được xét miễn, giảm thuế giá trị gia tăng là các cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động sản xuất, kinh doanh bị lỗ do nguyên nhân số thuế giá trị gia tăng phải nộp của các hoạt động này lớn hơn số thuế tính theo mức thuế doanh thu trước đây.
- Mức xét giảm thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng trên thực hiện theo quy định sau:
+ Số thuế giá trị gia tăng xin miễn giảm không quá số lỗ phát sinh của năm xin miễn do nguyên nhân số thuế giá trị gia tăng phải nộp lớn hơn số thuế doanh Luật thuế giá trị gia tăng trước đây.
+ Số thuế giá trị gia tăng xin miễn giảm không quá 50% số thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh trong năm xin giảm thuế.
+ Số thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với các cơ sở áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xác định bằng số đầu ra trừ (-) số thuế đầu vào được khấu trừ và số thuế được hoàn lại của năm xin giảm thuế (trừ trường hợp do đầu tư tài sản cố định có số thuế GTGT được khấu trừ lớn).
+ Thời gian được xét miễn, giảm thuế GTGT theo quy định trên đây được xét từng năm và chỉ thực hiện trong 3 tháng đầu năm kẻe từ năm 1999 đến hết năm 2001.
+ Đối tượng được giảm thuế GTGT phải lập hồ sơ xin giảm thuế theo quy định.
2.3. Những thành công bước đầu sau khi thực hiện luật thuế GTGT
2.3.1. Về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng trong năm 1999 là 4,7% và năm 2000 là 6,7%. Nhiều ngành mũi nhọn như điện, xi măng, bưu điện, viễn thông, hàng không, ngân hàng đã phát triển khá mạnh. Một tác động rõ nhất là với thuế suất 0% việc hoàn thuế GTGT đã thiết thực hỗ trdợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc giảm bớt được giá thành, tạo điều kiện cạnh tranh thuận lợi trên trường quốc tế. Thuế GTGT đánh vào hàng nhập khẩu đã tích cực góp phần bảo vệ sản xuất nội địa và phát triển tiềm năng của nội lực kinh tế. Việc thuế GTGT không đánh vào vốn đầu tư và thuế TNDN có các mức miễn giảm thuế phải nộp khác nhau trong thời gian đầu cơ sở sản xuất mới được thành lập đã góp phần khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực ngành nghề, vùng kinh tế được ưu đãi đầu ư. Tổng mức đầu tư xã hội năm 1999 bằng 114,1% năm 1998 và năm 2000 bằng 112% năm 1999 và góp phần bảo đảm sự tăng trưởng về kinh tế.
2.3.2. Về tài chính
Trong 2 năm 1999-2000 cơ quan thuế đã phải hoàn trên 9.000 tỷ đồng tiền thuế GTGT nhưng ngành thuế vẫn bảo đảm hoàn thành vượt mức dự toán thu được giao (năm 1999 đạt 106,8%; năm 2000 ước đạt 109% và tăng 102% so với năm 1999), góp phần bảo đảm tỷ lệ tích luỹ trong nước tăng gấp đôi sau 10 năm, từ 14% GDP năm 1991 lên 27-28% GDP vào năm 2000, duy trì được tỷ lệ động viên về thuế, phí, lệ phí trong 10 năm qua là 19,4%. Những con số đó có ý nghĩa rất lớn, vừa góp phần trực tiếp tạo ra tốc độ tăng trưởng, vừa tạo ra một cách nhìn mới về cách thức và khả năng huy động nguồn lực phát triển đất nước trong tương lai.
2.3.3. Về giá cả, đời sống
Trước khi triển khai các luật thuế mới, đặc biệt là thuế GTGT, dư luận xã hội rất lo lắng, sợ sẽ có biến động lớn về giá cả. Tuy nhiên, nhờ triển khai tuyên truyền vận động các cơ sở kinh doanh không lợi dụng thuế GTGT để nâng giá hàng hoá dịch vụ, thực hiện tốt chế độ niêm yết giá và bán theo giá niêm yết cùng với nhiều biện pháp khác về kinh tế, kích cầu, quản lý giá cả tình hình giá cả hàng hoá về cơ bản được ổn định, không có biến động lớn, đặc biệt đối với vật tư hàng hoá thiết yếu cho sản xuất và đời sống. Đó là thắng lợi rất đáng phấn khởi, hoàn toàn khác với tình trạng chung trên thế giới là ngay sau khi triển khai thuế GTGT, giá cả thường tăng lên dến 5-7%, thậm chí đến 10%.
2.3.4. Về quản lý
Nguyên tắc thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sau khi tính thuế đầu ra đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện chế độ hoá đơn, kế toán ngày càng nhiều hơn. Ngoài số lượng trên 6000 DNNN, trên 2400 xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trên 30.000 công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân đã quen với việcthực hiện chế độ hoá đơn để được nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và có căn cứ để thực hiện chế độ tự kiểm tra, tự tính thuế, tự kê khai và tự nộp thuế vào kho bạc nhà nước, nâng dần được trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh, từng bước khắc phục tình trạng cán bộ quản lý cơ sở ở nhiều nơi đã làm thay công việc tính thuế, kê khai, nộp thuế của cơ sở kinh doanh. Qua đó, cơ quan có thuế có thêm điều kiện để quản lý hoạt động kinh doanh tính thuế qua hệ thống máy vi tính để tập trung được cán bộ cho công tác đôn đốc, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Tuy thời gian chưa dài nhưng đã có căn cứ để khẳng định thành công bước đầu của việc triển khai các luật thuế và đó cũng chính là nhờ sự quan tâm lãnh đạo của Bộ chính trị, Quốc hội, Chính phủ, nhờ sự chỉ đạo của các tổ chức Đảng và Chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành thuế với các ngành có liên quan, gắn nội dung triển khai các luật thuế mới với công tác quản lý kinh tế, xã hội trên từng địa bàn lãnh thổ
2.4. Những tồn tại và việc xử lý những vướng mắc về thuế GTGT
Đến nay, mặc dầu đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần, các luật thuế mới đặc biệt là thuế GTGT, còn bộc lộ khá nhiều tồn tại. Đây cũng là lẽ đương nhiên vì thuế GTGT là loại thuế tiến bộ nhưng cũng rất phức tạp nên ở nhiều nước, thuế GTGT thường được hoàn thiện sau 5-7 năm triển khai thực hiện, thậm chí có nơi đã qua chục năm vẫn thường xuyên sửa đổi bổ sung.
* Đối với thuế GTGT: Tồn tại nổi lên trước tiên là ảnh hưởng của việc chuyển từ 11 thuế suất thuế doanh thu sang hệ thống thuế GTGT chỉ còn 4 thuế suất. Một hậu quả rất rõ là có nhiều ngành được nộp thuế GTGT thấp hơn thuế doanh thu. Việc giảm 50% thuế GTGT phải nộp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT cao một cách tràn lan, thiếu căn cứ đã tạo nên tâm lý chờ đợi của nhiều doanh nghiệp, có quá nhiều khiếu nại kêu ca, khiến cho cơ quan chức năng lúng túng bị động. Ví dụ: thuế suất 5%-10% vừa phân biệt theo nguyên vật liệu trong kết cấu hàng hoá, vừa theo công dụng đã gây nhiều khó khăn trong giải thích vận dụng, điển hình là hàng cơ khí tiêu dùng (10%) và cơ khí dùng cho sản xuất (5%).
Ưu điểm nổi bật của thuế GTGT là khắc phục được việc thu thuế trùng lắp. Thế nhưng trên thực tế việc khong cho khấu trừ thuế đầu vào (hoặc cho khấu trừ thuế khoán theo tỷ lệ cố định là 3%) đối với trường hợp chỉ có hoá đơn bình thường mà thực chất là hàng đã được nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, là còn duy trì chế độ nộp thuế trùng lắp, cao hơn thuế doanh thu vì thuế suất thuế GTGT cao. Ngược lại, việc khấu trừ "khống" đối với nông, lâm, thuỷ sản mua của cơ sở sản xuất, khai thác trực tiếp, đã tạo nên nhiều sơ hở để cơ sở kinh doanh lợi dụng thông đồng trốn lậu thuế (cả đối với hàng tiêu thụ nội địa và hàng xuất khẩu), không tạo được lợi ích cho nông dân, ngư dân. Từ việc quy định có nhiều trường hợp được giảm thuế và nhiều tỷ lệ khấu trừ khác nhau, luật thuế đã bị xói mòn với nhiều mức thuế suất mới, thêm nhiều phức tạp, khó khăn cho công tác quản lý. Hàng hoá thuộc diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuế GTGT cũng đã gây trở ngại cho việc khấu trừ đầu vào ở khâu lưu thông.
Thuế GTGT được sửa đổi, bổ sung qua nhiều văn bản (2 nghị quyết của UBTVQH, 4 nghị định của chính phủ và hàng chục thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thi hành) cũng gây khó khăn cho việc tra cứu của cán bộ thuế và nhà doanh nghiệp khi xác định thuế xuất. Chế độ hoá đơn chưa được thi hành nghiêm chỉnh với nhiều thủ đoạn trốn lậu thuế tinh vi từ hoá đơn giả đến hoá đơn "đen" (mua của cơ quan thuế về bán lại cho cơ sở kinh doanh khác sử dụng để hợp pháp hoá việc mua bán hàng trốn lậu thuế), ghi doanh thu trên liên hoá đơn lưu tại cơ sở và trên liên giao cho khách chênh lệch đến hàng chục, hàng trăm lần đang trở thành con dao 2 lưỡi trong công tác quản lý thu thuế. Theo tài liệu thống kê sơ bộ, từ 9/1999 đến 9/2000, chỉ riêng ở 15 tỉnh, thành phố đã kiểm tra phát hiện 1.278 tờ hoá đơn giả các loại có tổng số tiền hàng ghi hoá đơn trên 22,5 tỷ đồng với số thuế gian lần là 82,9 triệu đồng. Ngoài việc đề cao tinh thần tự giác của các doanh nghiệp, giải pháp ngăn chặn gian lận thuế qua hoá đơn và thực hiện các chế độ "hậu kiểm" đang là vấn đề nhức nhối, khó khăn, bất cập đối với ngành thuế vì số lượng hoá đơn cần kiểm tra quá lớn.
Xử lý những vướng mắc
Thuế GTGT là nguồn thu quan trọng và đảm bảo khoảng 20%-25% trong cơ cấu thu của ngân sách nhà nước. Việc tăng về tỷ trọng thuế gián thu và đặc biệt là thuế GTGT là phù hợp với tình hình cắt giảm thuế nhập khẩu trong quá trình Việt Nam tham gia hội nhập khu vực và thế giới.
Thuế GTGT đảm bảo khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là khuyến khích xuất khẩu. Loại thuế này đơn giản hoá chính sách và tăng cường tính trung lập của thuế
Trong quá trình triển khai, chúng ta đã có nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung, song Luật thuế GTGT vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cho sát thực tế và phù hợp thông lệ quốc tế.
Vừa qua, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các ngành, địa phương và các doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ tiếp tục giải quyết vướng mắc:
- Bổ sung đối tượng chịu thuế GTGT
+ Đưa dịch vụ xuất khẩu phần mềm máy tính; sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho nước ngoài; dịch vụ xuất khẩu lao động vào đối tượng chịu thuế và áp dụng thuế suất 0% để doanh nghiệp được khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào, nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm, dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
+ Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trước mắt bổ sung hàng hoá TTĐB xuất khẩu vào đối tượng chịu thuế GTGT nhằm khuyến khích xuất khẩu hàng hoá chịu thuế TTĐB. Về lâu dài, đối với hàng hoá, dịch vụ đặc biệt đều phải chịu cả thuế GTGT và thuế TTĐB.
+ Đưa ngành khai thác than đá xuất khẩu vào đối tượng chịu thuế GTGT để áp dụng thuế suất 0% cho mặt hàng than đá, doanh nghiệp được khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào nhằm giảm bớt khó khăn trong khai thác than xuất khẩu, giải quyết các vấn đề xã hội, việc làm cho hàng ngàn công nhân lao động ở các mỏ than.
- Đưa hoạt động kinh doanh chứng khoán vào danh mục hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc phát hành và kinh doanh chứng khoán, khuyến khích huy động các nguồn vốn trung và dài hạn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.
- Bổ sung các loại quà biế, quà tặng của người nước ngoài tặng cá nhân ở Việt Nam theo mức quy định vào đối tượng không chịu thuế GTGT cho phù hợp với luật thuế suất, nhập khẩu
Về thuế suất thuế GTGT
- Một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đã được Chính phủ xử lý cho tạm giảm thuế GTGT nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp. Để ổn định Luật thuế có thể điều chỉnh mức thuế suất từ 10% xuống 5% đối với hàng hoá, dịch vụ là các sản phẩm thuộc tư liệu sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất tiếp theo để sản xuất ra sản phẩm khác và một số sản phẩm tiêu dùng mang tính cần thiết như phương tiện cho người tàn tật
- Ngoài những sản phẩm trên, đề nghị tiếp tục giảm mức thuế suất cho các mặt hàng là tư liệu sản xuất phục vụ quá trình sản xuất tiếp theo để sản xuất ra các sản phẩm khác như đá mài, cao su sơ chế, ống thuỷ tinh trung tính, giấy in báo, bình bơm thuốc trừ sâu trước đây áp dụng thuế doanh thu đều ở mức thuế suất thấp 1%, 2%..
Khấu trừ thuế, hoàn thuế
- Nghị định 102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 và Nghị định số 78/1999/NĐ-CP ngày 20-8-1999 của Chính phủ đã cho phép mở rộng diện khấu trừ thuế cho các hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản, phế liệu, hàng hoá chịu thuế TTĐB của sơ sở thương mại mua trực tiếp của người sản xuất thực chất là khuyến khích sản xuất, chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh để các doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT cao hơn thuế doanh thu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã nảy sinh các mâu thuẫn mới:
+ Có quá nhiều tỉ lệ khấu trừ, gây phức tạp cho quá trình thực hiện và không khuyến khích thực hiện hoá đơn, chứng từ. Việc cho phép khấu trừ khống, dựa vào bảng kê đã tạo khe hở cho việc kê khai không trung thực để được khấu trừ hoặc hoàn thuế, gây thất thu cho NSNN.
+ Doanh nghiệp kinh doanh trong nước các mặt hàng nông, lâm, thải sản thì được khấu trừ, doanh nghiệp xuất khẩu thì không được khấu trừ hoặc hoàn thuế. Điều này đã không khuyến khích được xuất khẩu.
+ Chính sách thuế chưa thống nhất, chưa công bằng giữa các đối tượng nộp thuế như chưa cho khấu trừ thuế đối với dịch vụ chịu thuế GTGT có hoá đơn bán hàng thông thường như: vận tải, bốc xếp, sửa chữa trong khi các hàng hoá, dịch vụ khác được khấu trừ hoặc hoàn thuế.
- Công tác hoàn thuế: Cơ quan thuế tiếp tục cải tiến và đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục hoàn thuế cũng như tăng cường công tác kiểm tra sau hoàn thuế. Năm 2000, thoe kế hoạch, ngành thuế sẽ tiến hành hoàn thuế khoảng 3.260 tỷ đồng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo ước tính đến hết năm 2000, thực tế số thuế được hoàn sẽ lên tới khoảng 4000 tỷ đồng, tăng 740 tỷ đồng so kế hoạch.
Chương III
Giải pháp hoàn thiện thuế GTGT
Để thực hiện mục tiêu hoàn thiện hệ thống thuế GTGT ở Việt Nam, các giải pháp cần tập trung vào 3 vấn đề chính sau:
3.1. Hoàn thiện về cơ chế chính sách
- Về đối tượng chịu thuế
Mở rộng các đối tượng chịu thuế GTGT, giảm bớt tối đa hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế. áp dụng thuế GTGT đối với cả hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB cho phù hợp với nguyên tắc chung của thuế GTGT (thuế đánh trên tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ).
- Về thuế suất thuế GTGT
Giảm số lượng tối đa còn 2 mức thuế suất. Điều chinh các mức thuế suất để đảm bảo nguồn thu cho NSNN trong khi thực hiện lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu khi Việt Nam tham gia AFTA. Mức thuế suất dự kiến là 8% à 10% (vào năm 2005). Trong đó, sắp xếp lại để hạn chế các sản phẩm, dịch vụ thuộc nhóm thuế suất 8%, còn lại là nhóm thuế suất 10%, tiến tới áp dụng một mức thuế suất là 10%.
- Về phương pháp tính thuế:
+ Thực hiện thống nhất một phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ thuế.
+ Phân loại các hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, thu nhập thấp đưa ra khỏi diện phải nộp thuế GTGT do chi phí quản lý cao so với lượng thuế thu được. Quy định mức doanh số xác định đối tượng là hộ kinh doanh nhỏ để chuyển sang áp dụng nộp thuế theo mức tỷ lệ % ấn định trên doanh thu.
+ Đẩy mạnh thực hiện chế độ kế toán đối với các hộ kinh doanh có quy mô lớn để chuyển những đối tượng này sang áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
+ Đối với các đối tượng khác như HTX, công ty trách nhiệm hữu hạn bắt buộc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ là căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Về ưu đãi miễn giảm thuế:
Giảm bớt, tiến tới việc xoá bỏ việc ưu đãi miễn giảm thuế cho tất cả các đối tượng, đảm bảo tính công bằng và bình đẳng cho các đối tượng nộp thuế.
- Về hoàn thuế GTGT
Đẩy nhanh hơn nữa tốc độ hoàn thuế cho các doanh nghiệp, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
3.2. Cải cách hành chính thuế
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật về thuế, đặc biệt là thuế GTGT. Hệ thống văn bản pháp luật sẽ được tách riêng ra thành hệ thống văn bản thuế và hệ thống văn bản hành chính đảm bảo các mục tiêu đơn giản, công bằng và không làm thiệt hại cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự tính, tự kê khai và nộp thuế tại kho bạc nhà nước. Cơ quan thuế chỉ có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế.
- Hoàn chỉnh chế độ xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế, đảm bảo tính nghiêm minh trong thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Cải cách hệ thống kế toán thuế GTGT cho đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện.
- Nâng cao tính hiệu quả trong công tác quản lý sử dụng hoá đơn, chứng từ. Hiện nay, cho phép các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ sử dụng hoá đơn thuế GTGT. Đối với hộ kinh doanh lớn tính thuế theo phương pháp trực tiếp, hộ kinh doanh nhỏ nộp thuế theo phương pháp ấn định, sử dụng hoá đơn bán hàng không ghi thuế GTGT. Trong thời gian tới, có thể thực hiện quy định doanh nghiệp tự in hoá đơn. Hoá đơn do các doanh nghiệp tự in phải đảm bảo nội dung theo quy định thống nhất của Bộ Tài chính. Đẩy nhanh nối mạng phần mềm quản lý thuế trong phạm vi toàn quốc nhằm quản lý chặt chẽ hơn việc phát hành và sử dụng hoá đơn chứng từ của các đối tượng nộp thuế.
3.3. Củng cố bộ máy tổ chức ngành thuế
- Cần củng cố tổ chức bộ máy ngành thuế theo hướng thống nhất về mặt hành chính trong quản lý thu thuế. Bộ máy hành thu phải bao gồm cả hệ thống thuế nội địa và hệ thống thuế xuất nhập khẩu.
- Hình thành chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra thuế một cách độc lập trong thực thi luật, pháp lệnh về thuế. Tách riêng tổ chức dịch vụ về thuế để hình thành các công ty; dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kê khai thuế.
Kết luận
Từ khi đất nước ta thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước định hướng XHCN, đã và đang giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tạo cơ sở nền móng cho việc thực hiện CNH- HĐH đất nước. Hệ thống thuế có sự đóng góp không nhỏ vào thực hiện việc cải cách, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế để sử dụng công cụ điều tiết này một cách có hiệu quả.
Cho đến nay Luật thuế GTGT đã từng bước khẳng định chỗ đứng và vai trò của một sắc thuế tiến bộ, công bằng, là công cụ điều tiết vĩ mô Tuy còn một số bất cập không thể tránh khỏi trong việc đưa ra áp dụng một chính sách thuế mới có tác động rộng rãi đến tất cả các thành phần kinh tế từ các doanh nghiệp lớn đến các hộ sản xuất cá thể.
Chúng ta có thể tin rằng trong những năm tới với những nghiên cứu và sửa đổi Luật thuế GTGT của Chính phủ, Luật thuế GTGT sẽ ngày càng hoàn thiện và thể hiện rõ vai trò của một sắc thuế tiến bộ trong nền kinh tế của nước ta.
Danh mục tài liệu tham khảo
Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thuế GTGT - Bộ Tài chính 1998
Tạp chí Thuế nhà nước tháng 2-2002
Tạp chí Tài chính tháng 9, 11 năm 2000, tháng 3 và 5 năm 2001.
Dự báo một số tác động có thể phát sinh khi áp dụng thuế GTGT và những giải pháp - Hội thảo về thuế GTGT từ 15-16/12 năm 1998.
Nghiên cứu Tài chính kế toán số 52
Website - www.worldbank.org.vn
Mục lục
A. Lời nói đầu 1
B. Nội dung 2
Chương I: Đại cương về thuế và thuế GTGT 2
1.1. Khái niệm và đặc điểm về thuế 2
1.2. Khái niệm về thuế GTGT 2
Chương II: Thực trạng và vai trò luật thuế GTGT ở Việt Nam 5
2.1. Sự cần thiết khi ban hành luật thuế GTGT 5
2.2. Nội dung cụ thể của luật thuế GTGT 5
2.2.1. Đối tượng chịu thuế GTGT 5
2.2.2. Đối tượng nộp thuế gTGT 6
2.2.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế 6
2.2.4. Hoàn thuế GTGT 15
2.2.5. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế 17
2.3. Những thành công bước đầu sau khi thực hiện luật thuế GTGT 24
2.3.1. Về kinh tế 24
2.3.2. Về tài chính 25
2.3.3. Về giá cả, đời sống 25
2.3.4. Về quản lý 25
2.4. Những tồn tại và việc xử lý những vướng mắc về thuế GTGT 26
Chương III: Giải pháp hoàn thiện thuế GTGT 31
C. Kết luận 34
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV403.doc