Đề án Huy động vốn trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn

Nông nghiệp, nông thôn từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Để đẩy nhanh sự phát triển trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn nói riêng Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tiến hành Công nghiệp hoá nông nghiệp ,nông thôn. Đây là một bước đi dúng đắn nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ,nông thôn thúc đẩy quá trình CNH HĐH đất nước. Lời nói đầu Để có thể thành công trong quá trình này thì sự tích tụ và tập trung là yêu cầu bắt buộc. Vốn được xem như yếu tố đầu vào quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của mọi quá trình phát triển kinh tế. Để đảm bảo đủ nguồn vốn cho quá trình CNH nông nghiệp nông thôn ở nước ta trong giai đoan tới đoì hỏi phải có một chính sách huy động vốn đúng đắn. Trước yêu cầu đó nghiên cứu về vốn và chính sách huy động vốn là điều rất cần thiết. Trong bài viết nhỏ này em chỉ xin đề cập một cách khái quát về vấn đề vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực tai vấn đè vốn ,tín dụng và đầu tư ở Việt Nam và từ đó đề ra các chính sách, giải phát nhằm huy động tối đa các nguồn vốn cho quá trình CNH nông nghiệp ,nông thôn ở nước ta. Vấn đề vốn nói riêng vốn cho nông nghiệp, nông thôn nói chung là một vấn đề kinh tế rộng ,chính vì vậy mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng đề án này chắc không thể đề cập được đầy đủ mọi khía cạnh của vấn đề

docx41 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Huy động vốn trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghiệp, nông thôn. Chu kỳ vốn rất đa dạng và mang tính mùa vụ : Chúng ta biết rằng hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ rất cao do đó vốn đầu tư vào lĩnh vực này cũng phải theo chu kỳ của cây trồng vật nuôi. Chu kỳ sản xuất của các loại cây trồng vật nuôi rất khác nhau, thêm vào đó sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp làm cho chu kỳ vốn của nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta rất đa dạng . Chu kỳ vốn cũng phải linh hoạt thay đổi cho phù hợp với đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta. Trong giai đoạn hiện nay nhu cầu vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp,nông thôn yêu cầu nhiều vốn trung và dài hạn. Các đường dẫn vốn cho nông nghiệp, nông thôn bao gồm: Ngân sách nhà nước nguồn vốn đầu tư quan trọng vào nông nghiệp, nông thôn : Vốn ngân sách được sử dụng để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, đường giao thông nông thôn... Vốn ngân sách cũng là nguồn vốn chủ yếu để triển khai các chương trình kinh tế xã hội quan trọng như chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, hay mới đây là chương trình 135 của chính phủ trợ giúp các xã đặc biệt khó khăn... Các tổ chức tài chính trung gian : Các NHTM , Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) là các kênh dẫn vốn chính cho nông nghiệp, nông thôn. Các trung gian tài chính có chức năng huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư cho vay ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề đặt ra là Chính phủ cần phải có cơ chế phù hợp để khuyến khích các trung gian tài chính tham gia tích cực hơn trong việc cung cấp vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Tài chính trực tiếp : Đây là con đường đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy hiện nay luồng vốn qua con đường này không lớn nhưng nó cũng đóng góp một phần và làm đa dạng các hình thức huy động vốn cho nông nghiệp, nông thôn. Với sự ra đời của thị trường chứng khoán giờ đây người dân có thêm nhiều cơ hội để đầu tư . Hơn nữa nông dân và khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn có nhiều khả năng để tiếp cận với các luồng vốn và dịch vụ tài chính hơn. Vốn đầu tư nước ngoài : Các luồng vốn này được các nước sử dụng như “cú hích “ để thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. Vốn đầu tư nước ngoài gồm hai bộ phận chính là ODA và FDI. ODA là viện trợ phát triển chính thức của các nước và các tổ chức tài chình quốc tế cho các nước đang phát triển vay không hoàn lại hoặc với lãi suất ưu đãi .Chính phủ các nước thường sử dụng luồng vốn này cho xây dựng cơ bản và để thực hiện một số chương trình kinh tế mang tính cộng đồng cao. FDI là vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp , nông thôn. Hiện luồng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở nước ta còn hạn chế, các nhà đầu tư vẫn e ngại bỏ vốn đầu tư do sợ rủi ro và tình trạng đối sử không công bằng của Chính phủ đối với các doanh nghiệp Nhà nước và các Ngân hàng quốc doanh. 2.2 . Chính sách huy động vốn. Dự thảo văn kiện Đại hội IX của Đảng về phương hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2010 và kế hoạch 5 năm 2001-2005 đã xác định các mục tiêu chiến lược: Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng khoảng 4% năm,trong 5 năm đầu và 4,5 % năm trong 10 năm; tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần còn 20-21% năm2005 và 16-17% năm 2010... Theo kinh nghiệm quốc tế để tăng sản lượng thu hoạch phải bỏ vốn đầu tư với hệ số từ 3,3 đến 3,5 lần, trong nông nghiệp, nông thôn có thể còn phải lớn hơn nữa ,tức là vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn phải tăng từ 15-20% năm để ít nhất trong 5 năm tới phải tăng đầu tư tín dụng gấp đôi so với cuối thập niên 90. Để có đủ vốn đầu tư cho cnông nghiệp, nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới đòi hỏi Chính phủ phải có một chính sách huy động vốn toàn diện và hiệu quả cao. Có hai loại chính sách huy động vốn được các nước trên thế giới sử dụng trong quá trình phát triển kinh tế ,đó là huy động vốn hướng nội và huy động vốn hướng ngoại . Chính sách huy động hướng nội: Nội dung chính của chính sách này là tạo dựng vốn chủ yếu bằng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Để có thể tích luỹ được vốn lớn các nước theo theo chính sách này thực hiện 3 hướng tạo vốn cơ bản là :Phát triển thương mại, xây dựng các ngân hàng kinh doanh hiện đại và xây dựng một cơ cấu nhà nước thực quyền để đảm bảo cho các chính sách có thể được thực thi. Chính sách huy động vốn hướng nội giúp cho Chính phủ có thể chủ động trong việc huy động vốn theo đúng các mục tiêu và định hướng đã chọn, không chịu sức ép của nước ngoài. Tuy nhiên chính sách này rất khó thực hiện được đối với các nước đang phát triển như Việt Nam ,có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế rất nhỏ bé. Chính sách huy động vốn hướng ngoại: Các nước theo nhóm này thông qua kêu gọi vốn đầu tư của tư bản nước ngoài và tích cực vay vốn nước ngoài với mục đích cơ bản là để tạo ra “cú hích” từ bên ngoài để đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Chính sách huy động vốn hướng ngoại phù hợp với các nước phát triển kinh tế sau. Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đã tạo ra những tiền đề và cơ hội mới cho các nước đi sau có thể huy động được các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế nước mình. Tuy nhiên do những mục đích khác nhau mà các khoản vay vốn nước ngoài thường kèm theo những điều kiện không có lợi cho các nước đi vay. Bên cạnh đó các nguồn vốn nước ngoài thường không ổn định, chúng chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị...Điều này đã làm giảm tính chủ động của các Chính phủ trong việc thực thi các chính sách kinh tế của mình và do đó hạn chế tính tích cực của chính sách huy động vốn hướng ngoại. Hướng tiếp cận của Việt Nam: Kinh nghiệm lịch sử của các nước đi trước cho chúng ta những gợi ý tham khảo về chiến lược tạo vốn ở Việt Nam, trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại ,kết hợp giữa chiến lược tạo dựng vốn hướng nội với chiến lược chiến lược tạo dựng vốn hướng ngoại. Một chính sách huy động vốn như vậy giúp chúng ta có thể huy động được những nguồn vốn lớn, rất phong phú. Đó là con đường “rút ngắn” lịch sử phát triển kinh tế và phù hợp với thời đại mới. Thực hiện chính sách này chúng ta cần phải phát triển thương mại, tạo dựng một môi trường tài chính tín dụng thích hợp , cần có một chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài hấp dẫn, chú trọng và nâng cao hiệu quả các nguồn vốn vay nợ. Hiện tại ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng về vốn chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả. Theo nhiều chuyên gia thì hiện tiềm năng về vốn tín dụng trong dân cư là khá lớn, khoảng 7-10 tỷ USD. Tuy nhiên chúng thường được tích tụ dưới dạng tiền ,vàng, ngoại tệ mà chưa được đưa vào lưu thông trong nền kinh tế. Điều này gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách cần có chính sách phù hợp để huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đưa chúng vào hệ thống tài chính, tín dụng phục vụ cho phát triển kinh tế. Phải khẳng định rằng huy động vốn cho cnông nghiệp nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược huy động vốn quốc gia . CNH nông nghiệp, nông thôn cần nhiều vốn ,và vốn cho nông nghiệp, nông thôn có những đặc trưng riêng nên việc huy động và đầu tư vốn vào khu vực này cũng phải có những chính sách thích hợp.Trước mắt huy động vốn thông qua thị trường tài chính, đặc biệt qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng là một hướng đi chủ yếu. Cần chú trọng huy động vốn trung và dài hạn , trong thời gian tới phấn đấu huy động được khoảng 40- 50% tổng nguồn vốn huy động là vốn trung dài hạn. Sử dụng linh hoạt các chính sách huy động như chính sách lãi suất, chính sách ưu đãi tín dụng..., cũng như các công cụ của chính sách để thúc đẩy nhanh quá trình huy động vốn. Hệ thồng các công cụ của chính sách huy động vốn rất phong phú, đa dạng. Hệ thống các công cụ của chính sách huy động vốn + Lãi suất: Lãi suất được xem như là yếu tố “cầu nối” giữa ngân hàng với khách hàng . Là giá cả của vốn lãi suất có tác động rất lớn đến quy mô, thời hạn của các nguồn vốn huy động. Lãi suất phải có khoảng cách phù hợp giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay,tạo điều kiện để khách hàng chấp nhận được. Cần phải xem lãi suất là giá cả duy nhất trên thị trường tài chính- tiền tệ,bắt đầu từ lãi suất trên thị trường tiền tệ và phải mang tính định hướng thị trường. Việc hoạch địng lãi suất phải tính toán đến các yếu tố lạm phát ,tỷ giá để đảm bảo và khuyến khích khách hàng đến gửi tiền. Việc điều hành lãi suất thuôc về Ngân hàng Nhà nước thông qua 4 loại : lãi suất tái chiết khấu,lãi suất thị trường mở, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất tái cấp vốn. Lãi suất là yếu tố lúc cao,lúc hạ theo sự biến động của cung và cầu về vốn trên thị trường. Do đó không thể có một chiến lược dài hạn cho vấn đè này. Trái lại nó là vấn đề mang tính chiến thuật thúc đẩy quá trình huy động vốn cho phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn. + Các công cụ thị trường tài chính : Như các công cụ vay nợ ngắn hạn ,trung hạn và dài hạn,các chứng chỉ tiền gửi và đặc biệt là các trái phiếu, tín phiếu . Đây là những phương tiện huy động vốn chủ yếu trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, với đặc điểm tình hình chính trị ổn định cao thì huy động vốn bằng con đường phát hành trái phiêú Chính phủ tỏ ra là ưu thế nhất. Bên cạnh đó cần đa dạng hoá các hình thức huy động vốn thông qua các kênh và các hình thức huy động vốn khác nhau theo cơ chế thị trường như phát hành các chứng chỉ tiền gửi có thể trao đổi được. Thiết kế các công cụ phải dựa trên đặc điểm của khu vực huy động, của lĩnh vực và đối tượng huy động cũng như cho vay. + Ưu đãi tín dụng : Được Chính phủ sử dụng như là các biện pháp nhằm khuyến khích các nhà đầu tư, các NHTM và các tổ chức tín dụng khác tham gia vào việc huy động và cung cấp tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Thông thường Chính phủ hay sử dụng lãi suất ưu đãi, các ưu tiên trong các chương trình tín dụng chỉ định hay các biện pháp bảo hiểm hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư. 2.3- Kinh nghiệm tạo dựng vốn các nước. Nhìn vào lịch sử phát triển các nước trên thế giới, hầu như tất cả các nước trước khi bước vào quá trình cnông nghiệp và phát triển kinh tế đều trải qua một giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết, trong đó trước hết là vốn cho quá trình đó. Tuy nhiên, mỗi nước tuỳ vào lựa chọn lợi thế so sánh , chiến lược phát triển kinh tế và thời đại để tìm ra con đường đi phù hợp. Như đã trình bày ở trên thì có hai chiến lược chủ yếu được các nước sử dụng trong qúa trình huy động vốn cho cnông nghiệp nông nghiệp, nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Đó là chiến lược huy động vốn hướng nội và huy động vốn hướng ngoại. Đài Loan là một quốc gia đã tiến hành CNH, HĐH và phát triển kinh tế bằng con đường phát triển nông nghiệp. Việt Nam và Đài Loan có rất nhiều điểm tương đồng về vị trí địa lý ,điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Đài Loan cũng bắt đầu quá trình phát triển kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu như Việt Nam. Những kinh nghiệm tạo dựng vốn cho nông nghiệp, nông thôn của Đài Loan sẽ rất có ý nghĩa đối với quá trình huy động vốn của nước ta hiện nay. Là một nước phát triển kinh tế sau Đài Loan đã chọn chiến lược huy động vốn hướng ngoại . Để tạo ra những tiềm lực cần thiết cho quá trình cnông nghiệp nông nghiệp, nông thôn Đài Loan đã đi tìm “ cú hích” từ bên ngoài kết hợp với tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Từ năm 1950-1965 Mỹ đã viện trợ cho Đài Loan theo kiểu cho vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại mỗi năm khoảng 108 triệu USD. Khoản viện trợ này mãi đến năm 1968 mới rút hẳn. Cũng trong thời gian trên đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Đài Loan là trên 2 tỷ USD ,ngay từ những năm 1950 Chính phủ Đài Loan đã có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài rất linh hoạt. Ngân sách của Chính phủ và phần lớn nguồn vốn viện trợ nước ngoài được dành cho phát triển nông nghiệp,nông thôn. Hơn 2/3 viện trợ của Mỹ được đầu tư cho xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, trong khi đó công nghiệp chỉ nhận được ít hơn 1/5. Đài Loan đã thực sự thành công trong việc biến nguồn vốn bên ngoài thành nội lực của nền kinh tế. Việc đầu tư có trọng điểm và hợp lý bằng vốn tài trợ đã làm cho nguồn ngoại lực thực sự trở thành “cú hích” hiệu quả thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh. Đồng thời với chính sách khuyến khích tiết kiệm có hiệu quả, số dư tiết kiệm trong nông nghiệp đã tạo ra một lượng tiền vốn cần thiết cho đầu tư sản xuất quy mô nhỏ.Với tư cách là người thực sự thu ngoại tệ từ sản phẩm xuất khẩu, nông nghiệp đã tạo điều kiện nhập khẩu công nghệ hoặc vật tư đầu vào phục vụ cho ngành nông nghiệp. Chính nhờ chính sách này mà Đài Loan đã đảm bảo có sẵn vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời tích luỹ được một lượng ngoại tệ lớn, ngày nay Đài Loan là nước có thặng dư vốn đứng thứ hai trên thế giới với khoảng 72 tỷ USD và trở thành một nước xuất khẩu tư bản hàng đầu ở Châu á. Trong chiến lược huy động vốn của các nước ASEAN các nguồn vốn được phân biệt rõ thành hai loại nguồn vốn: Nguồn vồn huy động cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và nguồn vốn đầu tư cho sản xuất của các ngành kinh tế nông thôn. Đối với nguồn vốn đầu cho phát triển, các nước đều sử dụng vốn ngân sách là chủ yếu. Quy mô vốn đầu tư từ ngân sách dành cho nông nghiệp, nông thôn thường khác nhau trong mỗi thời kỳ phát triển và khác nhau theo mỗi nước , nhưng nhìn chung các nước đều dành tỷ lệ thấp nhất là khoảng 10% tổng số đầu tư từ ngân sách trung ương hàng năm. Các nguồn vốn ngoài ngân sách chủ yếu gồm vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước trong ngành nông,lâm,ngư ,vốn của các hộ gia đình và tư nhân, nguồn vốn tín dụng đầu tư Nhà nước và các nguồn vốn vay và tài trợ của các ngân hàng và các tổ chức nước ngoài như SIDA, UNDP, PAM, WB, ADB... Đối với nguồn vốn đầu tư cho sản suất của các ngành kinh tế nông thôn, chủ yếu thực hiện theo phương thức cho vay tín dụng từ nhiều nguồn: Tín dụng từ các chương trình tín dụng nông thôn của Chính phủ, từ các ngân hàng thương mại trong đó đặc biệt quan trọng là Ngân hàng Nông nghiệp và từ các quỹ khác. Trong số các nước ASEAN Thailand được xem như là thành công hơn cả trong việc huy động vốn cho đầu tư sản xuất của các ngành kinh tế nông thôn. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu Thailand lại bị các nhà kinh tế phê phán là ít chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tâng cho nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ Indonesia mới đây cũng đã chỉ thị cho 9 NHTM nước này hỗ trợ tín dụng cho nông dân trong năm 2001 theo kế hoạch cải thiện lương thực (KKP). Trong năm tài chính 1999-2000 Chính phủ Indonesia đã cung cấp khoảng 8,6 ngàn tỷ Rupiah để hỗ trợ kế hoạch tín dụng nông trại cho nông dân. Năm tài chính 2000-2001 các NHTM Indonesia dự kiến sẽ cung cấp khoảng 8 ngàn tỷ Rupiah cho kế hoạch KKP. Nông dân Indonesia sử dụng các nguồn tín dụng được vay chủ yếu để đầu tư cho phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống nhằm nâng cao năng suất cây trồng, gia tăng sản lượng. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Indonesia , các chương trình hỗ trợ tín dụng cho nông dân là một trong những nhân tố quan trọng đưa sản lượng lương thực của Indonesia tăng nhanh từ 47,5 triệu tấn năm 1998 lên 50,7 triệu nấn năm 2000 và dự đoán sẽ tăng lên 53,5 triệu tấn năm 2001. (5) CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CHO CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. I - Thực trạng về vốn và tín dụng trong nông nghiệp , nông thôn ở nước ta hiện nay. Quá trình CNH, HĐH ở nước ta cần một lượng vốn rất lớn,đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế vĩ mô , vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 1996-2000 là khoảng 40 tỷ USD, riêng khu vực nông nghiệp, nông thôn cần khoảng 8 tỷ USD, chiếm 20% (khoảng 112 ngàn tỷ VND ). Trong giai đoạn 2001-2010 để đẩy nhanh quá trình cnông nghiệp nông nghiệp, nông thôn thì nhu cầu về đầu tư vốn cho khu vực này là rất lớn. Mức đầu tư mỗi năm dự tính vào khoảng 3 đến 3,5 tỷ USD. Để có thể đáp ứng được nguồn vốn này Chính phủ cần động viên tất cả các thành phần kinh tế đầu tư vào nông ,lâm ,ngư nghiệp, nâng cao tỷ trọng vốn đầu tư xã hội vào nông nghiệp, nông thôn ,tạo thêm nguồn lực phát triển, thực hiện cnông nghiệp. Trong vài năm gần đây Chính phủ đã cố gắng cải thiện tình hình huy động vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính , tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Năm 1999 mặc dù NHNôNG NGHIệP đã liên tục hạ lãi suất ( 5 lần trong năm) nhưng tổng tiền gửi vẫn tăng 34% so với năm 1998.Tiền gửi bằng ngoại tệ tăng mạnh ( 54,5 % ), cao hơn mức tăng năm 1998 (33,4 %) . Tính đến cuối năm 1999, tổng nguồn vốn huy động trong nước của ngành Ngân hàng Việt Nam đạt trên 170 ngàn tỷ đồng, gấp 80 trên lần so với 1990. Số dư nợ tín dụng ngân hàng trong nông nghiệp, nông thôn đã chiếm trên 30 % tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế. Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng ngân hàng là khá cao , góp phần tích cực phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn .(6) Nếu diễn biến lãi suất trong năm 1999 có xu hướng giảm dần, nguồn vốn ứ đọng , thì quan hệ lãi suất, cung- cầu vốn năm 2000 có chiều hướng khác. Lãi suất VND tiếp tục giảm trong 2/3 thời gian của năm nhưng đã tăng trong những tháng cuối năm, vốn VND ứ đọng đã được giải toả, lãi suất huy động bằng USD tăng cao trong khi đó lãi suất cho vay lại giảm xuống. Mặc dù có những biến động phức tạp nhưng chỉ têu huy động vốn tăng 20-22%, tăng trưởng tín dụng 15-16% của ngành Ngân hàng năm 2000 vẫn thực hiện được. Đã chuyển từ cơ chế điều hành lãi suất trần cho vay sang cơ chế điều hành bằng lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng VND và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý của Nhà nước đối với các khoản vay bằng ngoại tệ. Sau Khoán 10 và Nghị định 14 của chính phủ năm 1993 , ngày 30/3/ 1999 Chính phủ ban hành Quyết định 67 /1999/ QĐ- TTg về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phat triển nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng có thể coi là một bước tiến mạnh mẽ, cấp thiết và đúng đắn của Đảng và Nhà nước sau khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực đã tác động đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta chững lại, không hấp thụ được vốn. Quyết định này góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thực tế khảo sát hệ thống NHNôNG NGHIệP&PTNôNG THôN trên cả nước, kể từ khi có QĐ 67 của Chính phủ đến tháng 7/2000, về huy động vốn tăng thêm 107 tỷ đồng, sử dụng vốn cho vay tăng lên đến 209 tỷ đồng. Cho nên, có thể nói QĐ 67 như cái chà khoá mở thị trường cho tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp tiến một bước xa,đến được với hàng chục triệu hộ nông dân đang thiếu vốn để phát triển kinh tế. Trong vài năm trở lại đây Chính phủ đã thực hiên cải cách hệ thống tài chính,công cuộc cải cách đã tạo ra những tiền đề cho việc huy động vốn và cung cấp tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Sự ra đời của các định chế tài chính mới như hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ( QTDND ), Ngân hàng phục vụ người nghèo và sự đổi mới hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cộng với sự ra đời của các thị trường tài chính mới , đặc biệt là thị trường chứng khoán đã góp phần cải thiện khả năng tiếp cận với các dịch vụ tín dụng. Mặc dù đã đạt, thậm chí vượt các chỉ tiêu về huy động vốn và tăng trưởng tín dụng trong những năm qua nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại đòi hỏi Chính phủ phải có biện pháp khắc phục. Thứ nhất: Dù huy động vốn có tăng nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ và hiệu quả nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trong tổng vốn toàn xã hội vẫn còn ở mức thấp mới chỉ vào khoảng 12%. Bên cạnh đó vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thiếu đồng bộ,còn dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp, chiến lược đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa rõ ràng, dẫn đến đầu tư chệch hướng, đầu tư ồ ạt vào một số ngành, lĩnh vực mà không tính đén hiệu quả kinh tế lâu dài. Sự thất bại trong việc phát triển ồ ạt ngành mía đường đã để lại những bài học đáng nhớ. Thứ hai : Thực hiện đầu tư bằng vốn ngân sách còn thấp. Tốc độ giải ngân chậm, hiện tượng thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay là khá phổ biến. Hàng năm có khoảng 40 % vốn xây dựng cơ bản bị thất thoát. Phần lớn vốn đầu tư được đầu tư cho các công trình lớn, cho các DNôNG NGHIệPN tỏ ra kém hiệu quả thì vốn đầu tư cho phát triển kinh tế hộ lại mang lại nhẽng kết quả khă quan. Thứ ba: Sự chênh lêch về cung cầu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là rất lớn. Theo các nhà kinh tế thì luôn tồn tại một khoảng cách như vậy trong việc cung cập vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Trong khi hàng triệu hộ nông dân đang thiếu vốn thì các NHTM lại không muôn đầu tư vào khu vực này. Hiên nay ở nước ta không những nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn đã bị hạn chế mà nó lại còn bị phân tán vàkhông có một kênh dẫn vốn thực sự hiệu quả cho khu vực này. Cơ chế hoạt động của thị trường tài chính nước ta ,mà trước tiên là thị trường liên ngân hàng chưa thực sự theo đúng cơ chế thị trường. Lãi suất trên thị trường vốn chưa mang tính thương mại. Do đó việc huy động và cung cấp vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Thứ tư : Sự can thiệp của Chính phủ trong việc cung cấp tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn là rất lớn. Phải khẳng định rằng đôi khi vai trò trợ giúp của chính phủ là rất quan trọng .Tuy nhiên điều đó không đông nghĩa với việc Chính phủ bao cấp ,bù lỗ cho những doanh nghiệp Nhà nước những NHTM quốc doanh và đặc biệt là sự tham gia khá sâu của Chính phủ trong các chương trình tín dụng chỉ định và trong việc cung cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo. Do những lý do đó đã hạn chế khu vực tư nhân tham gia vào việc cung cấp tín dụng và các dịch vụ tài chính cho nông nghiệp, nông thôn. Thứ năm: Một vấn đề nữa đòi hỏi Chính phủ phải quan tâm xem xét đó là chúng ta nên chọn tăng nhanh quy mô vốn đầu tư hay nâng cao hiệu quả vốn. Có nhiều phương án định lượng nguồn vốn cho CNH, HĐH trong 10 năm tới. Đáng chú ý là phương án cần phải có khoảng 150 tỷ USD vốn đầu tư toàn xã hội. Nếu như phương án này là đúng thì tỷ lệ tiết kiệm phải đạt tới xấp xỉ 1/3 GDP,và tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội phải vượt trên 1/3 GDP. Điều này có thể sẽ làm hạn chế tiêu dùng và do đó chưa chắc đã kích thích được tổng cầu, sản lượng và việc làm và thu nhập. Như vậy việc sử dụng quy mô lớn chưa phải là một hướng đi hiệu quả để huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế. Thay vào đó nếu chúng ta tiếp tục nâng cao hiệu quả vốn đầu tư ,nâng cao tỷ lệ vốn hoá thay kết hợp với quy mô vốn hợp lý trong từng thời kỳ. Để đấnh giá hiệu quả vốn đầu tư giữa các thời kỳ lý thuyết kinh tế hiện đại thường sử dụng hệ số ICOR để kiểm tra xem muốn tăng được 1% GDP thì cần (và đã) đầu tư tăng thêm bao nhiêu % vốn đầu tư. Hệ số ICOR của Việt Nam bình quân trong 3 năm 1996-1998 là 3,035. Tức là cần giữ ở mức tăng thêm hơn 3% vốn đầu tư bỏ ra để tạo ra mức tăng của1% GDP. Đây là mức trung bình của các nước mới bước vào thời kỳ cnông nghiệp. Hệ số này hoàn toàn có thể được cải thiện bằng các biện pháp quản lý đầu tư nghiêm ngặt và hiệu quả. Đối với Việt Nam hiện nay sự buông lỏng quản lý là nguyên nhân chính gây ra sự kém hiệu quả của chính sách đầu tư thì việc cải thiện hệ số này là hoàn toàn có thể. Như vậy chính sách huy động phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với chính sách đầu tư, tín dụng. Cần phải biết kết hợp giữa khối lượng vốn huy động và chất lượng, hiệu quả của các khoản tín dụng, đầu tư .Có như vậy chúng ta mới tạo ra được một cơ chế huy động vốn và đầu tư có hiệu quả, đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế. II - Các nguồn vốn và hình thức huy động . 2.1-Vốn ngân sách. Đây là nguồn vốn quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của CNH nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn này chiếm khoảng 40 % tổng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp , nông thôn. Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp ,nông thôn như hệ thống đường xá,hệ thống điện,và đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi. Ngân sách nhà nước tài trợ cho các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, các chương trình nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ hiện đại cho sản xuất nông nghiệp, và phát triển kinh tế nông thôn. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách có tác động lan toả, tạo dựng môi trường để thu hút tư nhân tham gia vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo “ Việt Nam Đánh giá chi tiêu công” thì mức chi tiêu công cho nông nghiệp vẫn còn ở mức thấp, vào khoảng 5-6 % ngân sách nhà nước (6,3% năm 1998). Mức này thấp hơn một số nước châu Á như Trung Quốc, Ân Độ và Thailand nơi tỷ trọng ngân sách cho nông nghiệp là khoảng 8 đến 16% trong giai đoan 1990-1993. Tính theo tỷ lệ trong GDP, chi của Nhà nước trong nông nghiệp chỉ chiếm 1,3% GDP năm 1998. Tuy nhiên nếu tính cả vốn đầu tư vào khu vực nông thôn thông qua các ngành Y tế , giáo dục và giao thông vận tải ,thì nguồn vốn ngân sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn lớn hơn một chút. Lĩnh vực thuỷ lợi chiếm khoảng 50 % ngân sách nông nghiệp. Hai chương trình quốc gia về trồng rừng và khai hoang chiếm tương ứng 14% và 17 % , các dịch vụ lâm nghiệp và trồng rừng chiếm khoảng10%. Chi cho khuyến nông và nghiên cứu khoa học vẫn ở mức thấp chỉ ở mức khoảng 80 tỷ đồng một năm tương đương với 1,7 % ngân sach nông nghiệp cho nghiên cứu, trong khi chi của các nước khác cho các chương trình này rất đáng kể. Trung Quốc chi khoảng 6% ngân sách nông nghiệp cho nghiên cứu, Malaysia và Thailand khoảng 10%,các nước Châu á khác ít nhất cũng khoảng 3%. Về các dịch vụ khuyến nông mỗi năm ngân sách chi khoảng 405 tỷ đồng năm 1998 ,tương đương với 8,8% (7) Như vậy có thể thấy trong thời gian qua tỷ lệ vốn ngân sách dành cho nông nghiệp, nông thôn còn rất hạn chế. Bên cạnh đó cơ cấu chi tiêu cũng không phù hợp. Đơn cử như ,lợi suất chi cho nghiên cứu và các dịch vụ khến nông được biết là rất cao trên thế giới , nó góp phần tích cực giúp nâng cao năng saúut , cẩi thiện đời sống dân cư nhưng mức độ chi cho hai hoạt động này còn thấp. Trong những năm tới để có thể đẩy nhanh quá trình cnông nghiệp nông nghiệp, nông thôn thì yêu cầu phải tăng tỷ lệ đầu tư vốn ngân sách hơn nữa vào khu vực này. Đồng thời phải có một cơ cấu chi tiêu hợp lý hơn . Và để làm được điều này chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau: + Thực hiện nghiêm ngặt chính sách thuế ,nguồn thu chính của ngân sách nhà nước. Cần phải xem xét và hoàn thiện chính sách thuế ,phí để đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách, từ đó giúp Chính phủ chủ động hơn trong các chương trình chi tiêu của mình. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chính sách thuế cần có những điều chỉnh cho phù hợp. Nên để lại 100 % thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp để đầu tư xây dựng và duy trì hoạt động cho các công trình thuỷ lợi, xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng. + Phát hành trái phiếu, tín phiếu kho bạc , công trái xây dựng tổ quốc để huy động mọi nguòn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Với tình hình nước ta hiện nay thì phát hành trái phiếu là con đường có ưu thế hơn cả trong việc huy động vốn. Vơi sự ra đời của thị trường chứng khoán thì việc phát hành trái phiếu lại càng thuận tiện hơn. Công trái xây dựng tổ quốc cần được thiết kế sao cho có mệnh giá đa dạng, lãi suất cần tính toán hợp lý. Trong việc này lấy đòn bẩy là lãi suất công trái để khuyến khích dân cư mua, tuyệt đối tôn trọng tính tự nguyện của nhân dân, không thúc ép ,chạy theo thành tích như đã từng diễn ra. + Ngoài ra để tạo dựng vốn ngân sách còn có các biện pháp khác như thu thông qua xổ số kiến thiết, qua các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả... 2.2-Vốn tín dụng. Trong những năm qua cùng với sự cải thiên của hệ thống tài chính, ngân hàng hoạt động huy động vốn và cung cấp tín dụng cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có những chuyển biến đáng mừng. Mạng lưới ngân hàng , các tổ chức tín dụng được mở rộng và hoạt động rộng đã tạo điều kiện cho người nông dân có thêm nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức, hạn chế một phần sự phát triển đang có xu hướng ra tưng của các hoật động tài chính phi chính thức. Nguồn vốn tín dụng đóng vai trò tích cực trong phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại , nó cũng đóng góp một phần đáng kể trong việc giảm đói nghèo. Nguồn vốn tín dụng được đánh giá là có tiềm năng rất lớn khá lớn để có thể khai thác . Ở nước ta dân cư nông thôn vẫn còn thói quen nắm giữ tiền mặt, bới thực sự tiếp cận của họ đối với hệ thống ngân hàng ,tài chính bị hạn chế. Nếu giải quyết được vấn đề này thì việc khai thác vốn tín dụng từ chính khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ đạt được bước tăng trưởng đáng kể. Tham gia vào thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay có rất nhiều định chế tài chính như các NHTM, các QTDND, các Quỹ hỗ trợ phát triển và các tổ chức tài chính bán chính thức và không chính thức. Mỗi một định chế có những ưu thế riêng và họ đều tham gia vào việc cung cấp tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên sự cạnh tranh giưa các tổ chức này là chưa cao , sự can thiệp của Chính phủ vẫn còn khá nặng làm cho việc cung cấp tín dụng và do đó việc huy động vốn không đạt được hiệu quả cao nhất. Các hình thức huy động và cung cấp vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay thông qua các định chế tài chính sau: Các NHTM : Hệ thống các NHTM hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn còn hạn chế. Chúng được thành lập trên cơ sở các ngân hàng chuyên ngành, mỗi một ngân hàng thường bị giới hạn hoạt động chỉ trong lĩnh vực của mình. Giữa các NHTM Quốc doanh gần như có sự phân chia thị trường rất rõ rệt. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là định chế tài chính quan trọng nhất cung cấp các dịch vụ tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn còn có các Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn . Trong toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tính đến thời điểm cuối năm 2000, tổng nguồn vốn huy động trong nước đạt 48.000 tỷ đồng, tăng 33%; tổng dư nợ đạt 48.500 tỷ đồng (kể cả vốn uỷ thác) tăng 36%,so với năm 1999. Trong đó riêng vay hộ nghèo đạt 4.400 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn còn trên 1% ;nếu tính cả nợ khoanh thì tỷ lệ nợ xấu là 5,5 %, giảm 2% so với năm trước. Đã trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro đạt được 493 tỷ đồng, gấp 4 lần năm trước. Với các lợi thế và uy tín của mình có thể nói Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài với số lượng các dự án và khôí lượng vốn lớn nhất trong các NHTM hiện nay. Từ chỗ chỉ có 1 dự án với số vốn 20 triệu USD do Cộng đồng Châu Âu tài trợ năm 1991, đến nay NHNo & PTNT đã tiếp nhận , triển khai và quản lý 46 dự án nước ngoài với tổng số vốn là 1,2 tỷ USD trong đó vốn qua NHNo & PTNT đạt 729 triệu USD, đã giải ngân được 403 triệu USD. Theo tính chất , đặc điểm dự án có thể phân ra thành 5 nhóm dự án : Nhóm các dự án uỷ thác vốn 21 dự án với tổng số tiền qua hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam là 445 triệu USD; Nhóm các dự án nâng cao năng lực 7 dự án với tổng số tiền qua nông nghiệpn Việt Nam 20 triệu USD; Nhóm các dự án tài trợ kỹ thuật 7 dự án với 3,5 triệu USD; Nhóm các dự án dịch vụ 7 dự án với 255 triệu USD; Nhóm các dự án uỷ nhiệm với 4,8 triệu USD.(8) Trong 5 nhóm trên ,nhóm các dự án uỷ thác có vai trò và ý nghĩa quan trọng nhất và cũng là lớn nhất cả về số lượng dự án cũng như số tiền qua hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Thông qua các dự án này (phần lớn có thời hạn dài trên dưới 20 năm), NHNo & PTNT Việt Nam có được nguồn vốn lớn, ổn định để mở rộng đầu tư cho các hộ gia đình vay để phát triển kinh tế ,trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế trang trại , dự án nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt xa bờ. Tích cực đầu tư cho phát triển công nghiêp nông thôn , trong đó đặc biệt là phát triển công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp , phát triển các làng nghề truyền thống. Bên cạnh hệ thống NHNo & PTNT ở nước ta còn có các Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Ngân hàng phát triển nhà ở Đồng Bằng Sông Cửu Long... Sự ra đời và hoạt động của các ngân hàng này đã góp phần đa dạng các hình thức huy động vốn và cung cấp tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên sự hoạt động của các ngân hàng này chủ yếu còn mang tính trợ giúp nhiều hơn. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất ít , tính độc quyến của NHNo & PTNT còn lớn. Mặc dù mới ra đời và phạm vi hoạt động còn hạn hẹp nhưng các NHTMCP Nông thôn là những kênh quan trọng chuyển vốn từ các khu vực khác cho nông nghiệp. - Ngân hàng phục vụ người nghèo.(NHNg) Ngân hàng phục vụ người nghèo là kênh dẫn vốn quan trọng nhất của Chính phủ trong việc cung cấp tín dụng cho nghười nghèo , chủ yếu ở khu vực nông thôn. Một trong những nhiêm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm tới là xoá đói giảm nghèo, trong việc thực hiện mục tiêu này NHNg sẽ đóng góp một vai trò đáng kể. Tính đến ngày 30/9/2000 , NHNg đã huy động được tổng nguồn vốn là 4.659 tỷ đồng, so với nguồn từ khi thành lập và chuyển giao từ Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo sang là 521 tỷ đồng thì nguồn vốn đã tăng 4238 tỷ đồng. Kết cấu vốn chủ yếu là nguồn vay từ các Ngân hàng thương mại quốc doanh 2.602 tỷ đồng, chiếm 55,9% tổng nguồn vốn. Vốn điều lệ là 700 tỷ đồng ( do Chính phủ cấp ban đầu là 500 tỷ, sau bổ sung thêm 200 tỷ) . NHNg cũng được ngân sách các tỉnh trich cho vay uỷ thác là 338tỷ đồng ,chiếm 7,2 % tổng nguồn vốn.(9) Hệ thống NHNg cũng nhận được một nguồn vốn đáng kể từ các dự án viện trợ chính thức và vốn uỷ thác cho vay hộ nghèo của các tổ héc Quốc tế. Tổng số tiền này là 80 tỷ đồng ,trong đó dự án IFAD 49 tỷ; Dư án OPEC 10 triệu USD đã rút vốn đợt 1 là 2 triệu USD (tương đương với khoảng 29 tỷ đồng).(10) Cùng với sự thành công của chương trình xoá đói giảm nghèo ,uy tín của Việt Nam đã đợc cộng đồng quốc tế đánh giá cao đã tạo điều kiện thu hút thêm nhiều nguồn vốn viện trợ quốc tế hơn nữa giúp cung cấp tín dụng cho người nghèo nông thôn. Sự ra đời của NHNg đã góp phần quan trọng vào việc cung cấp tín dụng và cải thiện phần nào khả năng tiếp cận của người nghèo đôí với các dịch vụ tín dụng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển nông nghiệpvà xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Mặt khác Chính phủ Việt Nam vẫn còn can thiệp quá sâu vào việc cung cấp tín dụng cho người nghèo như việc ấn định lãi suất , thực hiện cho vay ưu đãi với người nghèo, tạo ra các kênh dẫn vốn riêng cho người nghèo không trên cơ sở thương mại... Do vậy, mặc dù sự tiếp cận của người nghèo với tín dụng đã được cải thện nhiều , nhưng cho tới nay vẫn chưa có tổ chức tín dụng nào (kể cả NHNg) cung cấptín dụng cho người nghèo một cách hiệu quả và bền vững. Phần lớn người nghèo ở nông thôn vẫn phải tìm vay của các tổ chức tài chính bán chính thức và phi chính thức. - Hệ thống các Quỹ tín dụng nhân dân. (QTDND) Hệ thông Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập từ cuối năm 1993 sau sự sụp đổ của các HTX tín dụng đầu những năm 1990 với mục đích thay thế các HTX tín dụng tiếp tục cung cấp các dịch vụ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Trải qua 6 năm hoạt động thí điểm đến cuối năm 1999 ,đã có 971 QTD cơ sở, 21 QTD khu vực và QTD TW được thành lập và đang hoạt động gồm trên 704 ngàn thành viên hoạt động trên địa bàn 11,16 % số xã,phường tại 53/61 tỉnh, thành phố, đã có tổng nguồn vốn huy động là 2.182 tỷ đồng . Vốn huy động tại chỗ đạt 69% tổng nguồn vốn , cho 2.857.557 lượt thành viên vay vốn , tổng dư nợ 1.845 tỷ đồng. Các QTDND có ưu thế là tiếp cận trực típ với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Quy mô hoạt động nhỏ, khả năng giám sát luồng vốn cho vay cao hơn ... Các ưu thế đó đã tạo điều kiện cho QTDND có hể mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động huy động vón và cho vay. Quy mô nhỏ của các QTDND tỏ ra thích hợp với đặc điểm của nền nông nghiệp, và khu vực kinh tế nông thôn nước ta. Tuy nhiên các QTDND cũng còn một số hạn chế như năng lực, kỹ năng , nghiệp vụ của đội ngũ quản lý và nhân viên chưa cao. Phạm huy hoạt động và quy mô nhỏ nhưng rủi ro trong sản suất nông nghiệp là rất lớn do đó hệ thống QTDND tỏ ra chưa đủ mạnh để có thể chống đỡ lại nhẽng rủi ro lớn . Trong thời gian tới cần cần có các biện pháp khắc phục những hạn chế của hệ thống này đẻ cho chúng hoạt động hiệu quả hơn. Cần có sự trợ giúp của nhà nước về đào tạo đội ngũ nhân lực, các cơ chế liên kết hoạt động giữa các QTD cơ sở với QTD khu vực và QTD TW, cũng như giữa các QTDND với các NHTM nông thôn , đặc biệt là NHNo&PTNT. 2.2.5 - Các tổ chức tài chính phi chính thức Khi mà việc cung cấp tín dụng của các tổ chức tài chính chính thức như các NHTM, các QTD không bao phủ hết được khu vực nông nghiệp, nông thôn thì các tổ chức tài phi chính thức ra đời để đáp ứng nhữg như cầu còn thiếu đó. Các tổ chức này cung cấp các khoản vay với lãi suất cao và thời hạn thường ngẵn (chúng ta thường gọi là các khoản vay lóng). Hiện tượng này là một tất yếu khi mà cầu về tín dụng trong nông nghiệp, nông thôn vượt xa khả năng cung ứng của các tổ chức tài chính chính thức. Mặc dù việc đi vay nặng lãi gây ra những chi phí lớn về vốn cho các khoản vay nhưng nó vẫn là các khoản vay thường xuyên của người dân nông thôn. Do thói quen ở nông thôn là thường vay họ hàng , bạn bè hơn là đến vay ngân hàng với thủ tục rườm rà và các khoản vay thường bị giới hạn bởi các tài sản thế chấp. Để có thể khắc phục tình trạng này Chính phủ cần có các biện pháp mở rộng tín dụng hơn nữa đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Không nên dùng các biện pháp hành chính để áp đặt và gò ép các tổ chức tài chính phi chính thức mà cần có cơ chế phù hợp chuyển đổi họ thành các tổ chức chính thức . Thừa nhận vao trò và sự hoạt động của các tổ chức tài chính phi chính thức là một biện pháp mở rộng cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính, tín dụng của dân cư nông thôn. Các luồng vốn nước ngoài. Luồng vốn từ nước ngoài được Chính phủ sử dụng với mục địch để tạo ra cú hích giúp cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. Nguồn vốn này bao gồm hai bộ phận là vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp, nông thôn. Vốn ODA: Phần lớn vốn ODA cho nông nghiệp được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và cung cấp các dự án tín dụng chỉ định. Mỗi năm Các nhà tài trợ cam kết cho chúng ta vay khoảng 2,5 tỷ USD, trong đó phần lớn là cho vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại. Có thể thấy nguồn vốn này là rất lớn. Tuy nhiên tiến độ giải ngân rất chậm, công tác lập và quản lý dự án đầu tư còn kém đã hạn chế rất nhiều trong việc đưa các nguồn vốn này vào hoạt động. Một phần đáng kể của ODA được chính phủ đầu tư cho việc phát triển nông nghiệp,nông thôn. Hiện tại vốn ODA cho nông nghiệp, nông thôn hiên nay là trên 1tỷ USD. Các nhà tài trợ chính cung cấp ODA cho Việt Nam là WB, ADB, UNDP,SIDA ,Chính phủ một số nước như Nhật Bản, Australia Anh, Pháp ,Ha Lan, Thuỵ Điển ...Trước mắt là dự án tín dụng nông thôn giai đoạn 2 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) . Dự án tài chính doanh nghiệp nông thôn ADB có tổng vốn là 80 triệu USD. Dự án phát triển cây chè và cây ăn quả ADB với tổng nguồn vốn 40,2 triệu USD, dự án này đã kết thúc đàm phán và dự kiến ký kêt và triển khai trong quý 1/2001 sẽ cung cấp tín dụng cho vay trên 13 tỉnh. Dự án tài chính nông thôn II WB . Căn cứ vào kết quả thực hiện dự án tài chính nông thôn I ,WB đang xem xét chuẩn bị dự án tài chính nông thôn II dành cho Việt Nam. Dự kiến dự án có tổng số vốn khoảng 80 đến 100 triệu USD. Đến nay WB cho Việt Nam vay 2,7 tỷ USD cho tổng số 26 dự án chưa kể các khoản trợ giúp kỹ thuật. Vốn FDI: Đây là luồng vốn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Hiện nay nguồn vốn này cón rất hạn chế ,chỉ chiếm 10% số dự án với số vốn đầu tư khoảng 6% số vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tương đương 2 tỷ USD. Phần lớn vốn FDI được đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến nông , lâm hải sản, phát triển một số ngành nghề thủ công ... Nhìn chung nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài còn rất hạn chế. Mờy năm qua sự phát triển chững lại của nền kinh tế nước ta đã không khuyến khích được các nhà đâu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, và vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hiện chúng ta đang phải đối mặt với sự giảm sút nhanh chóng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều đó đòi hỏi Chính phủ phải có biện pháp thúc đẩy mạnh hơn để kéo các nhà đầu tư quay trở lại. Các nguồn vốn khác Ngoài các nguồn vốn trên thì vốn đàu tư vào nông nghiệp,nông thôn còn bao gồm các nguồn các nguồn vốn khác mà chúng ta có thể kahi thác sử dụng. + Đất đai, tài nguyên rừng, biển : Đây làmột nguồn lực lớn mà chúng ta chưa khai thác triệt để. Cả nước ta có háng trục triệu ha đát canh tác không được sử dụng, nhiều nơi thiếu nước tưới cho cây trông...Các nguồn tài nguyên này cần được xem như là những nguồn vốn quan trọng cho quá trình cnông nghiệp, nông nghiệp, nông thôn. Quá trình tập trung hoá ruộng đất là một trong những đặc trưng của cnông nghiệp,nông nghiệp, nông thôn. Quá trình này ở nước ta diễn ra chậm làm hạn chế việc tăng quy mô sản suất, hạn chế việc cơ giới hoá và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. + Vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp. Nguồn vốn này chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực như khai thác,chế biến nông, lâm sản, thuỷ hải sản...Các ngành công nghiệp cế biến như mía đường,bông vải sợi ...cũng đầu tư vốn giúp đỡ nông dân. Hiện nay có khoảng 490 doanh nghiệp Nhà nước do trung ương sở hưu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn . Đó là các nông trường, lâm trường quốc doanh, các xí nghiệp chế biến chè, mía đường, các xí nghiệp xay sát ,thu mua và xuất khẩu gạo ( trong lĩnh vực này các doanh nghiệp Nhà nước được ưu tiên và đóng một vai trò lớn). Hàng năm vốn đầu tư của các doanh nghiệp ( cả trong và ngoài quốc doanh ) lên tới hàng trăm tỷ đồng. Các doanh nghiệp công ích hoạt động cung cấp các dịch vụ kinh tế cho nông nghiệp, nông thôn với giá cả ưu đãi và tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đã góp phần không nhỏ trong sự phát triênông thôn của nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn . + Một nguồn vốn nữa là vốn từ các Quỹ hỗ trợ phát triển cung cấp cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Theo kế hoạch , năm 2001, Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ thực hiện 25.000 tỷ đồng , trong đó đàu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo một số dự án như: Dự án kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn 500 tỷ đồng; Chương trình 5 triệu ha rừng 150 tỷ đồng, chương trình đánh bắt xa bờ 250 tỷ đồng. Đây là những nguồn vốn ưu đãi đặc biệt phục vụ cho cnông nghiệp nông nghiệp, nông thôn . CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. 1 - Thiết lập một hệ thống cơ chế chính sách tín dụng ,đầu tư linh hoạt và hiệu quả. Để đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ cho cnông nghiệp nông nghiệp, nông thôn thì một hệ thống cơ chế chính sách tín dụng và đầu tư hiệu quả là một yêu cầu cấp thiết. Thực trạng hoạt động tín dụng và đầu tư ở Vệt Nam trong những năm vừa qua đã bộc lộ nhiều điểm báat hợp lý. Hiệu quả của chương trình tín dụng và đầu tư thấp. Kết quả đó suất phát từ nhiều lý do trong đó cơ bản nhất vẫn là từ cơ chế . Trước mắt cần xem xét lại toàn bộ hoạt động tín dụng và đầu tư trong thời gian qua đẻ tìm ra những tồn tại cần giải quyết. Theo em có 2 điểm cơ bản cần phải làm là: Thứ nhất: Phải xác định được các ngành, các lĩnh vực trọng điểm cần phát triển, các ngành ưu tiên.. Từ đó lên kế hoach về vốn, cần phải có một đội ngũ các nhà lập dự án và tham gia quản lý dự án đầu tư giỏi. Chúng ta biết rằng quy mô và hiệu quả của hoạt động đầu tư sẽ có vai trò quyết định trong việc huy động vốn. Để giải quyết tình trạng trì trệ trong đầu tư thời gian gần đây đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp mạnh mẽ và thiết thực nhằm kích cầu đầu tư. Trong đó mở rộng và phát triển tín dụng thương mại như mua trả góp các yếu tố đầu vào như phân bón, giống.. hay trong mua xi măng ,sắt thép phục vụ chương trình kiên cố hoá kênh mường. Thứ hai : Xác định rõ và có cơ chế phù hợp khuyến khích tư nhân tham gia vào việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn . Giảm thiểu những can thiệp quá mức của nhà nước trong việc cung cấp tín dụng nông thôn. Nâng cao quản lý nhà nước trong các hoạt động đầu tư ,đặc biệt là các dự án có vốn từ ngân sách. Trong việc này tăng cường giám sát và monh bạch, công khai hoá tài chính là những việc chúng ta còn chưa làm được một cách hiệu quả. Chính vì vậy càn thiết lập một cơ chế giám sát và yêu cầu công khai tài chính với tát cả các khoanr đầu tư là việc mà các nhà quản lý phải thực hiên ngay. 2- Xây dựng thị trường tài chính cho nông nghiệp, nông thôn. Với sự bùng nổ của các định chế tài chính cung cấp tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng như yêu cầu cấp thiết về vốn cho khu vực này đói hỏi Chính phủ phải nghiên cứu để thành lập thị trường tài chính cho nông nghiệp, nông thôn. Sự ra đời của thị trường tài chính nông thôn sẽ tạo thêm nhiều cơ hội mở rộng tín dụng, khắc phục hiện tượng dư cầu tín dụng qúa lớn như hiện nay. Việc có một thị trường như vậy Chính phủ có thể thể chế hoá được hoạt động của các tổ chức tài chính phi chính thức, đưa nguồn vồn này thành các luồng vồn chính thức để đầu tư cho cnông nghiệp nông nghiệp, nông thôn. 3 - Thực hiện nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm. Đây là một nguyên tắc hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Thực tế cho thấy sự cùng tham gia của dân cư địa phương trong các chương trình đầu tư của Chính phủ tỏ ra hiệu quả cao hơn. Ví dụ như chương trình kiên cố hoá kênh mương ,sự tham gia của nhân dân trong việc thực hiện chương trình bằng sức lao đông ,vốn góp... đã làm cho chương trình được thực hiện đúng tiến độ. Hay ở Chương trình 135 đầu tư hỗ trợ cho những xã đặc biệy khó khăn đã khuyến khích sự tham gia của nhân dân theo phương châm “ dân biết , dân bàn, dân làm,dân kiểm tra” . Việc tham gia của người dân sẽ góp phần hạn chế sự thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản, tạo ra sự minh bạch về tài chính trong hoạt động đầu tư. Chủ trương cũng đề cập đến việc cần phải mở rộng hơn nữa sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Sự đối sử công bằng và một cơ chế khuyến khích thích hợp sẽ là động lực thúc đẩy đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ nên giao cho tư nhân đảm nhiệm những dịch vụ mà Chính phủ cung cấp kém hiệc quả. Vai trò của Chính phủ chỉ nên giới hạn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, và tạo dựng thể chế, chấm dứt tình trạng bao cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ thường xuyên. -Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp ,nông thôn. Để giải quyết tình trạng giảm sút đầu tư nước ngoài trong thời gian vừa qua đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp kích thích mạnh. Các biện pháp có thể thực hiên được có hạ giá thuê đất, có chính sách thuế khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và thực hiện cơ chế một giá không phân biệt đối với người nước ngoài. Cải cách thủ tục hành chính , tiếp tục cải thiện cơ thủ tục đăng ký , tăng vốn nhanh chóng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư . Cố gắng cải thiện và nâng cao tốc độ giải ngân các nguồn vốn vay và vốn viện trợ. Thực hiên đúng những cam kết đã ký với nước ngoài , tạo uy tin trên trương quốc tế đẻ kêu gọi các nước viện trợ cho chúng ta. Chính phủ cần chú trọng và hướng các nguồn vốn nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn góp phần phát triển khu vực này. KẾT LUẬN Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận của quá trình CNH- HĐH đất nước. Quá trình này sẽ tạo ra những tiền đề cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong thế kỷ tới. Tiến hành quá trình này đòi hoỉ một lượng vốn đầu tư rất lớn. Trong khi mà tích luỹ từ nội bộ nông nghiệp, nông thôn còn nhỏ bé thì việc huy động các nguồn vốn ở các lĩnh vực khác cho phát triển kinh tế nông nghiệp ,nông thôn là hết sức cần thiết. Phải khẳng định rằng vốn là một yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn. Quá trình huy động vốn là một quá trình tất yếu phải thực hiện. Tuy nhiên nhìn vào thực trạng vấn đề vốn và huy động vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta những năm qua cho thấy sự hạn chế trong việc cung cấp các dịch vụ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn . Cung và cầu về vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn còn chênh lệch khá lớn . Hệ thống huy động vốn và cung cấp tín dụng chưa thực sự hiệu quả. Đầu tư nhà nước trong nông nghiệp còn nhiều bất cập . Trước tình trạng đó đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp thiết thực nhằm giải quyết nhu cầu về vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.Với đề án này em xin góp một ý kiến cá nhân về vấn đề vốn và các giải pháp nhằm huy động mọi nguồn vốn cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn nói riêng và nền kinh tế nói chung. CHÚ THÍCH (1). Nguyễn Điền - CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn các nước Châu á và Việt Nam NXB chính trị quốc gia 1996 - trang 9 (2). Tạp chí kinh tế và phát triển số 39/2000 - trang 7 (3). Tạp chí kinh tế và phát triển số 43 - tháng 1/2001 - trang 15 (4). Tạp chí kinh tế và phát triển số 40 - năm 2000 - trang 26 (5). Thời báo kinh tế Việt Nam số 9(731) 19/1/2001 (6). Báo cáo thường niên NHNôNG NGHIệPVN năm 1999 - trang 20 (7). Việt Nam đánh giá chi tiêu công trang 30 (8). Tạp chí ngân hàng số 1/2001 (9) (10). Tạp chí ngân hàng số 12/2000 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạp chí Ngân hàng các số : 5,12/97; 6,17/ 98;14,16/99; 3,10,12/00; 1/2001. Tạp chí Kinh tế và Phát triển các số : Tháng 7/1998; 39,40,41/2000; 43/2001. Tạp chí Cộng sản các số : 1,4,10,12/1999. Tạp chí Tài chính các số: Tháng 3, 10/ 2000. Tạp chí Thông tin thị trường tài chính số: 3/1998. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số: 12/2000. Thời báo kinh tế Việt Nam các số : 9 (731) ,19/1/2001. Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 1998-2000 của QTDND xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ , Hà Tây, ngày 12/1/20013,10,12/2000;. Báo cáo thường niên của NHNôNG NGHIệP năm 1998,1999. Việt Nam Đánh giá chi tiêu công. Văn kiên Đại hội Đảng VII, VIII; Dự thảo văn kiện Đại hội IX. Nguyễn Điền : CNH nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam, NXB Chính trị QG,1996. Frederic S . Mishkin : Tiền tệ ,Ngân hàng & Thị trường tài chính , NXB Khoa học kỹ thuật ,1995.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKTCT20.docx
Tài liệu liên quan