Đề án Khủng hoảng tài chính châu Á và những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

Năm 1997 thực sự là một năm kinh hoàng đối với các nước Châu á .Không kinh hoàng sao được khi chỉ một buổi sáng tỉnh dậy ,cơn lốc tiền tệ đã tràn tới không gì ngăn nổi .Nó cuốn phăng tất cả những gì trên đường đi và mọi cố gắng để hòng cứu lại , giành giật lại những gì từ cơn bão đều trở nên vô vọng . Những cơn lốc tiền tệ đã làm bay biến đi những gì được gọi là thành tựu "thần kỳ " của các nước Châu á trong suốt mấy chục năm qua và làm cho các con hổ Châu á giờ đây không còn gầm lên được nữa .Thế rồi cơn lốc còn nhanh chóng lan toả ra khắp thế giới ,làm cả thế giới chao đảo trong một "hiệu ứng Domino " mà trong đó các quân bài Domino đã đứng quá sát bên nhau .Cho đến đầu năm 1998 ,cơn lốc đã qua nhưng tàn tích mà nó để lại thực sự là cho những nhà tái thiết phải đau đầu : lạm phát ,thất nghiệp ,tăng trưởng kém . rồi biết bao vấn đề khác nữa . Đã có rất nhiều các cây bút ,các nhà báo ,nhà bình luận viết về cuộc khủng hoảng này .Những lời lẽ ,những quan điểm lần lượt đưa ra với những lời bình luận sắc bén và mang tính thời sự cao .Những bài viết đó ,thực sự đã đưa lại một cái nhìn tổng quan cho đến chi tiết ,từ diễn biến cho đến nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng . Bài viết nhỏ này của em thực sự cũng muốn đóng góp một tiếng nói nhỏ vào một trong những sự kiện lớn nhất của năm 1997 . Em hi vọng rằng với bài viết này cũng như những kiến thức thu được trong quá trình thực hiện đề án em có thể đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình trong việc đưa nước ta vượt qua những cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai có thể xảy ra . Điều đó thực sự hữu ích trong điều kiện Việt Nam đang tiến nhanh trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới ,cùng toàn cầu bước vào thế kỷ 21 bằng một sự vững vàng và tự tin .

doc27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Khủng hoảng tài chính châu Á và những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiêm trọng và khó chặn đứng .Là một cuộc khủng hoảng tiền tệ nhưng tác động của nó được ghi nhận là toàn diện ,sâu sắc bao trùm lên mọi lĩnh vực đời sống xã hội ở các nước Châu á .Nếu như đến đến cuối năm 1997 Thái Lan là nơi khởi đầu và là điểm nóng nhất của cuộc khủng hoảng thì chỉ một thời gian ngắn sau đó đã có nhiều điểm nóng khác thậm chí còn nóng hơn với đồng tiền mất giá tới một vaì trăm phần trăm như ở Inđônêxia ,Hàn Quốc ( Kinh tế Châu á -Thái Bình Dương số 1/ 18 ) .Sau đây là một số diễn biến chính của cuộc khủng hoảng thể hiện qua các cuộc tấn công vào các đồng tiền ở các nước Đông Nam á . *Cuộc tấn công thứ nhất : vào đồng tiền Đông Nam á được đánh dấu bằng ngày 2/7/1997,chính phủ Thái Lan quyết định thả nổi đồng Bath .Ngay lập tức đồng Bath sụt giá 18% so với đồng USD từ 26 Bath/USD xuống 30,36 Bath/USD .Biến động này đã dẫn đến hàng loạt các ngân hàng và công ty tài chính phải đóng cửa ( tính đến 10 / 8 / 97 gần 64% tổng số các ngân hàng thương mại và công ty tài chính đóng cửa ).Số lượng tiền rút ra khỏi khu vực tài chính phi ngân hàng lên đến hơn chục tỉ Bath ,nền tài chính yếu kém lung lay đổ vỡ . Ngày 11/7 Philippin thực hiện thả nổi đồng Peso ,giá đồng Peso sụt 11,5% từ 26,41 Peso xuống còn 29,45 Peso/USD ,ngân hàng trung ương Philippin đã tăng lãi suất lên 32% .Theo đó ngân hàng Trung ương Indonexia tăng lãi suất từ 8% lên 12%,ngân hàng Malayxia tăng lãi suất đồng Ringit lên mức cao nhất trong vòng mười năm trở lại đây nhằm bảo vệ đồng tiền *Cuộc tấn công thứ hai vào đồng tiền Đông Nam á được đánh dấu bằng sự kiện ngày 14/8 , Indonexia quyết định thả nổi đồng Rupi trong vòng 24 giờ từ 2648 Rupi/USD xuống 2750 Rupi /USD ( giảm giá khoảng 5% ) .Đến ngày 18/8 là 2900-2960 Rupi/USD mất giá khoảng 19% so với năm 97.Cùng lúc đồng Ringit của Malaixia xuống mức 2,825 Ringit/USD là mức giá thấp nhất trong vòng 24 năm qua .Đôla Singapore ,một đồng tiền mạnh của Châu á cũng bị ảnh hưởng giảm xuống mức 1,524SD ăn 1 USD ( giảm 1,5 %). Những cố gắng của chính phủ Thái Lan chi hàng tỷ USD trước đó để cứu đồng Bath đã không thành .Malayxia cũng đã chi 12 tỷ USD để bảo vệ đồng tiền nước mình sau khi Indonexia phá giá đồng Rupi. Có thể nói cuộc tấn công vào các đồng tiền trên đã buộc các nước Đông Nam á thả nổi đồng tiền của mình và lâm vào tình thế rất khó khăn trong việc ổn định tiền tệ .Và điều đáng nói là cuộc khủng hoảng này đã không chỉ dừng lại ở đây mà nó còn kéo dài ,lây lan sang nhiều nước khác trong khu vực và trên toàn thế giới . Trên đây là một số diễn biến chính của "cơn bão tiền tệ " đổ bộ vào khu vực Đông Nam á .Vậy phải chăng chính xu hướng toàn cầu hoá là nguyên nhân sâu xa gây nên sự sụp đổ toàn diện đồng tiền của các nước và theo đó gây ra những ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế giới . Trước hết chúng ta đã thấy được rằng những diễn biến của cuộc khủng hoảng diễn ra chủ yếu ở các nước Đông Nam á nhưng ảnh hưởng của nó thì lan rộng ra toàn thế giới .Hiệu ứng liên hoàn này thể hiện rõ nhất trên thị trường chứng khoán của các nước trên thế giới với một sự chao đảo khủng khiếp của các trung tâm giao dịch .Sự chao đảo này làm ta nhớ đến "Ngày thứ hai đen tối " 19 / 10 / 87 .Vào hôm đó ,tất cả các sở giao dịch chứng khoán từ Mỹ sang châu Âu ,Châu á đều sụp đổ ,kéo theo một sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán thế giới .Đúng 10 năm sau ,lịch sử lặp lại .Đó là ngày 27 / 10 /97 ,thị trường chứng khoán Wall Street ,chiếc phong vũ biểu của nền kinh tế Mỹ suy giảm một mức chưa từng có kể từ "Ngày thứ hai đen tối " đó .Chỉ số Down Jones tại thời điểm đóng cửa là 7176 giảm 554,26 điểm tức là 7,2% .Sự sụt giảm mạnh đến mức giao dịch của toàn bộ Sở giao dịch đã bị ngừng trệ hai lần ,mỗi lần 30 phút .Nhiều công ty Mỹ trong ngày 27 / 10 đã bị điêu đứng vì bỗng dưng bị mất không hàng chục tỷ USD,điển hình là các tập đoàn Compaq ,Boeing, Inter, Microsoft ... vì các nhà doanh nghiệp này sở hữu một lượng lớn tài sản dưới dạng chứng khoán . "Hiệu ứng Wall Street " nhanh chóng lan sang thị trường thế giới .Ngay từ sau khi chỉ số Dow Jones sụt giảm ,hầu hết các thị trường chứng khoán từ Châu Âu sang châu Mỹ ,Châu á đều nằm trong trạng thái rơi tự do .Thị trường chứng khoán Mỹ la tinh chứng kiến những giờ phút tồi tệ trong lịch sử với chỉ số Govespa (Braxin) giảm sút 15% ,chỉ số chứng khoán Achentina cũng giảm hơn 10% ,ở châu á,thị trường chứng khoán Hồng Kông suốt từ 23 / 10 đến 27 / 10 đã chứng kiến một sự xuống dốc chưa từng có.Chỉ số Hang Seng đã giảm xuống mức thấp nhất ,dưới 7000 điểm trong ngày 27 / 10 .Sau đó tại thời điểm cuối ngày 28 / 10 chưa kịp hồi phục đã giảm 13,7% xuống còn 9059,89 điểm. Một số thị trường chứng khoán của các nước tưởng như không liên quan gì đến cuộc khủng hoảng cũng bị giảm tương ứng .New Zealand,Australia,Singapore cũng giảm tới mức tương ứng là 12,4% ; 7,2% ; 7,6% .ở Nhật bản chỉ số Nikkei của thị trường nước này giảm 725,67 điểm tức là 4,26%. Các thị trường chứng khoán châu Âu cũng suy sụp ,tuy nhiên các nhà quan sát cho rằng sự suy sụp này sẽ không tác động quá lớn đến nền kinh tế của các nước. Tại Frankfut ,chỉ số chứng khoán DAX giảm 13% trong khi mức giảm ở Luân đôn là 9% và ở Paris là 7% .Còn ở Milan ,chỉ số Mibtel của thị trường chứng khoán nước này giảm 6,03%. Đó là những diễn biến khá tồi tệ trên thị trường chứng khoán thế giới ,nơi được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế .Những gì xảy ra trên thị trường chứng khoán phản ánh một cái gì đó bất bình thường xảy ra trong nền kinh tế của các nước .Vậy đó là những gì ? Do nền kinh tế thế giới có sự phụ thuộc chặt chẽ với nhau nên cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng trực tiếp tới hầu hết các quốc gia trên hành tinh với những hiệu ứng trực tiếp và gián tiếp .Tại thời điểm đó theo dự báo của tổ chức hợp tác kinh tế OECD thì khủng hoảng tài chính ở châu á sẽ làm giảm 1% tốc độ tăng trưởng chung của thế giới năm 1998 .Còn theo dự báo của cố vấn kinh tế của ngân hàng thế giới WB thì mức tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm từ 2,1% đến 3% .Điều này chứng tỏ ngay khi cuộc khủng hoảng mới bắt đầu các nhà kinh tế đã thấy được những hậu quả nặng nề mà nó gây ra cho nền kinh tế thế giới .Đến đây em xin được tiếp tục đề cập đến những ảnh hưởng sâu rộng của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế thế giới trong phần tiếp theo của đề án . 1.2.Những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính châu á tới nền kinh tế thế giới Có thể nói rằng đã một thời gian dài thế giới không phải chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nặng nề đến vậy .Để thấy được những sự ảnh hưởng sâu rộng của cuộc khủng hoảng này em xin điểm qua sự ảnh hưởng của nó đến từng khu vực kinh tế trên thế giới . 1.2.1.Đối với các nước châu á Chúng ta đều biết rằng nơi khởi nguồn của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ này là châu á ,vì vậy châu á cũng là nơi phải hứng chịu những hậu quả nặng nề nhất . Trước hết ta phải kể đến Thái Lan ,một nền kinh tế từng có thời kì phát triển nhanh nhất Châu á nay đã trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính do đồng tiền bị mất giá mạnh ,thị trường chứng khoán giảm sút ,các vụ phá sản ngày càng lan nhanh đặc biệt là phá sản của các ngân hàng .Hầu như tất cả các ngân hàng và công ty tài chính Thái Lan đều bị tổn thương .Những khoản tiền cho vay khó đòi lên đến 12,5% tổng số tiền cho vay năm ngoái và sẽ còn tiếp tục tăng lên đến 25% ,những vụ phá sản kinh doanh bất động sản rồi sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán đã kéo 56 trên tổng số 58 ngân hàng và công ty tài chính phải đóng cửa .Những ngân hàng sống sót thì phải đương đầu với một tương lai cực kỳ không sáng sủa . Tiếp theo ,ngay sau khi đồng Rupi phá giá ,phần lớn trong tổng số 239 ngân hàng và công ty tài chính của Indonexia đứng trên bờ vực của sự phá sản .ở Malaixia thủ tướng M.Mohamet cay đắng thú nhận rằng chỉ sau một đêm ,Malaixia đã mất trắng 150 tỷ USD .Tỷ lệ lạm phát của Indonexia đã lên đến hơn 10% ,giá cả tăng cao ,thất nghiệp xảy ra chưa từng có ,đời sống nhân dân vô cùng bấp bênh . Sang đến khu vực khác của Châu á ta thấy đối với Trung Quốc mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng song có thể nó làm gián đoạn các cuộc cải cách các ngân hàng Nhà nước và các ngành công nghiệp .Dự đoán mức tăng trưởng của Trung Quốc sẽ là 8% thay vì 9% trong năm 97 . Đối với Nhật Bản , một nước láng giềng lân cận của Đông Nam á có quan hệ gắn bó mật thiết với khu vực này từ rất sớm và đã trở thành bạn hàng lớn thứ hai ( sau Mỹ ) của Đông Nam á thì việc phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này là không thể tránh khỏi .ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất đó là Đông Nam á là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật nên việc các đồng tiền Đông Nam á bị mất giá và sự sa sút kinh tế ở khu vực này đã hạn chế một cách đáng kể lượng xuất khẩu của Nhật vào khu vực này .Các số liệu thống kê cho thấy lượng ô tô Nhật bán ra thị trường Đông Nam á quý I năm 98 chỉ bằng 1/4 cùng kỳ năm trước . Mặt khác việc phá giá đồng nội tệ ở các nước Đông Nam á lại phần nào tạo lợi thế cho các nước này trong việc xuất khẩu hàng hoá .Điều này đồng nghĩa với việc các công ty xuất khẩu Nhật Bản sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới và hậu quả tất yếu là lợi nhuận của những công ty này sẽ bị thu hẹp một cách đáng kể .Hơn nữa , khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam á đã đẩy các ngân hàng Nhật Bản vào tình cảnh khó khăn chưa từng có .Gần 1/3 tổng số tiền cho vay ra nước ngoài của Nhật là vào khu vực Đông Nam á và Đông á . Do vậy ,các ngân hàng Nhật cũng đang rối tung lên vì các khoản nợ khó đòi đối với các nước châu á và có thể gây ra một cuộc khủng hoảng các ngân hàng .Rồi sau đó là sự xuống giá của thị trường chứng khoán Tôkyô,sự phá sản của các ngân hàng và các doanh nghiệp có tên tuổi đã kéo theo hàng loạt những hậu quả to lớn : giá cả ( nhất là của các tài sản có về tài chính )giảm sút ,các tác nhân mất sức chi trả ,các ngân hàng đình chỉ cho vay , nợ nần trở thành nguy kịch .Nhân dân đua nhau bán tống bán tháo các các tài sản có làm cho thị trường chứng khoán đã tồi tệ lại càng trượt dốc trong vòng xoáy .Ngân hàng thế giới ( WB ) đã thông báo dự đoán về mức tăng trưởng của Nhật Bản sẽ giảm từ 3% xuống còn 1% và năm 1998 sẽ không tốt lành đối với nền kinh tế Nhật Bản. 1.2.2.Đối với các nước châu Mỹ Đối với khu vực này có lẽ đầu tiên ta phải xét đến nước Mỹ , một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và có những lợi ích chiến lược gắn bó chặt chẽ với khu vực Đông Nam á và Đông á . Trong hơn hai thập kỷ qua ,các nước ở Đông Nam á và Đông á đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao ,trở thành một khu vực phát triển năng động nhất thế giới ,hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài trong đó Mỹ luôn ở vị trí hàng đầu .Do vậy cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ trầm trọng diễn ra ở Đông Nam á đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ .Tác động đầu tiên đối với nước Mỹ chính là sự sụt giảm nặng nề đến thị trường chứng khoán New York đã trình bày ở phần trên .Mặt khác , việc mất giá tiền tệ ở Châu á so với đô la Mỹ có nghĩa là xuất khẩu của Mỹ giảm và lợi nhuận của công ty Mỹ thêm sức ép . Đồng USD lên giá làm cho hàng hoá của Mỹ ở nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn .Nhập khẩu từ châu á vào Mỹ sẽ tăng mạnh .Các công ty Mỹ phải cạnh tranh khốc liệt hơn với nước ngoài ,nhập siêu của Mỹ tăng ,năm 1998 cao hơn năm 1997 tới 50% ,có thể lên tới 300 tỷ USD .Theo đánh giá của Viện kinh tế thế giới ( ở Washington ) ước tính Mỹ sẽ mất từ 75 - 100 tỷ USD trong năm 1998 vì sụt giảm đáng kể kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Châu á .Các nhà máy của Mỹ nhiều khi không bán được hoặc phải giảm giá một số mặt hàng .Do vậy khó mà tiếp tục đầu tư để nâng cao sản lượng thêm nữa .Và nếu cả đầu tư ( chiếm 10% GDP ) lẫn xuất khẩu đều giảm ,Mỹ sẽ phải chịu một ảnh hưởng kép về suy giảm .Ngay từ giữa tháng 6 / 1998 ,cổ phiếu bán ra đã giảm hơn 100 điểm theo chỉ số DowJones Industrial .Và khi giảm 2 %thì dự tính đã có 60 triệu cổ đông ở Mỹ bị thiệt hại . Cũng vào thời điểm này các ngành xuất khẩu tạo việc làm cho 11 triệu người Mỹ và các công ty Mỹ cũng đã bắt đầu thấy có ít lợi nhuận hơn .Sự chậm trễ các đơn đặt hàng từ châu á đã góp phần làm giãn thợ ồ ạt và tăng nhanh khoảng cách thương mại .Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng lên đạt mức tồi tệ nhất kể từ năm 1992 .Thâm hụt tài khoản vãng lai cũng ở mức kỷ lục 47,2 tỷ USD trong quý I năm 1998 ,tăng 4,8% so với quý trước .Chỉ tính tháng 4 /1998 thâm hụt thương mại với các nước bên bờ Thái Bình Dương ,kể cả Trung Quốc ,Nhật Bản ,Hàn Quốc ,Indonexia đã lên đến 46,7 tỷ USD ,cao hơn cùng kỳ năm 1997 .Ngày càng nhiều khu vực kinh tế và địa lý của Mỹ chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu á .Riêng trong năm 1997 ,Mỹ đã phải rút khoảng 3 tỷ USD khỏi các quỹ tương hỗ của Châu á và các hợp đồng mới về đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đã giảm 39% .Mỹ đang giảm được sức ép lạm phát ,duy trì được đồng USD mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác .Tuy nhiên , nhịp độ phát triển kinh tế Mỹ sẽ không mấy sáng sủa một khi đồng USD yếu đi nếu các nước châu á tăng cường nhập khẩu trong thời gian tới .Lúc này , hàng hoá của Mỹ bán sang cá nước châu á trở nên đắt đỏ hơn do đồng USD tăng giá cao so với các đồng tiền các nước châu á ,làm cho hàng hoá Mỹ giảm sức cạnh tranh dẫn đến xuất khẩu của Mỹ giảm đi .Nhìn chung ,triển vọng kinh tế Mỹ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 2,4% năm 1998 và 1,9% vào năm 1999 so với 3,8% của năm 1997 .Tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 4,7% ,giảm 0,3% so với năm 1997 .Theo báo cáo của chính phủ Mỹ ,quý I _1998 ,sản lượng của Mỹ tăng 6% so với 4,.9% quý IV năm 1997 ,số giờ lao động tăng 4,8 % so với 3,5% ,giá lao động tăng 3,1% ,năng suất lao động tăng ,1,1% .Trong tháng 4/ 1998 ,tỷ lệ lạm phát của Mỹ là 4,3% ,thấp nhất trong vòng 28 năm qua . Tuy nhiên các ngân hàng của Mỹ không bị ảnh hưởng lắm do cuộc khủng hoảng nhờ có một hệ thống ngăn ngừa hoàn hảo và nhờ vào việc Mỹ không cho vay các thị trường non trẻ của châu á những số tiền lớn . Các nước Mỹ La tinh ,trước đó nhiều năm đã từng gánh chịu một cuộc khủng hoảng tương tự ,cũng bị ảnh hưởng khá lớn .Cuối năm 1997 quĩ tiền tệ quốc tế IMF ước tính cuộc khủng hoảng ở châu á sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn bộ khu vực này giảm khoảng 1% năm nay và năm 98 là 3,5% .Tại Brazil ,AFP dự đoán rằng năm 98 sẽ là năm khô hạn đối với Brazil với việc GDP sẽ giảm 3-4% thay vì 2% như dự đoán trước đây ,lãi suất cao cũng ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động kinh tế .Trong khi đó tại URugoay so phụ thuộc vào nền kinh tế Brazil nên thành công hay thất bại của khu vực công nghiệp nước này trong năm 98 sẽ phụ thuộc vào chương trình cải cách về cơ cấu của Brazil .Tại Achentina ,cuộc khủng hoảng ĐNA đang gây ra những mối lo ngại rằng xuất khẩu nước này sẽ mất khả năng cạnh tranh trong khu vực và đặc biệt là Brazil sẽ giảm bớt việc mua bán các sản phẩm của Achentina .Tại Mêhi co ,thống đốc ngân hàng trung ương Guillermo ortiz cho biết ,tốc độ tăng trưởng kinh tế dự tính sẽ giảm xuống trong năm do những sức ép giảm phát và lãi suất tăng . Tại Peru ,nhìn chung các quan chức ở đây không lo ngại lắm về cuộc khủng hoảng do sức mạnh của nền kinh tế Pêru ,tuy nhiên ảnh hưởng cũng sẽ có ở một số ngành công nghiệp đặc biệt là dệt vì các mặt hàng dệt xuất khẩu của châu á đang làm cho các mặt hàng dệt trong nước mất giá .Tại Vênêzuela,các chính sách của chính phủ gần đây đã bị ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng .Các nhà phân tích cho biết ,cuộc khủng hoảng đã làm cho nhu cầu của châu á về dầu lửa của Vênêzuela giảm khoảng 500 triệu thùng mỗi ngày ,khiến cho giá dầu nước này giảm . 1.2.3.Đối với các nước châu Âu Châu Âu cũng chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á song mức độ có thể nhẹ hơn so với Nhật và Mỹ .Hoạt động xuất khẩu và hoạt động của các ngân hàng khu vực bị ảnh hưởng lớn ,tình trạng thất nghiệp cũng gia tăng .CHLB Đức là nước phải chịu tác động mạnh nhất vì nước này thường xuất khẩu nhiều máy móc thiết bị có hàm lượng vốn cao ,đặc biệt là những hàng hoá được sử dụng trong những dự án phát triển lớn của chính phủ .Những dự án lớn này đang bị trì hoãn hoặc loại bỏ do hầu hết các nước Châu á phải tập trung vốn đối phó với khủng hoảng .Các hợp đồng mua bán từ châu á giảm liên tục từ 2-3% trong những tháng diễn ra khủng hoảng .Hãng chế tạo máy bay khổng lồ thì còn vấp phải các khó khăn trong việc thu hồi tiền bán máy bay qua Đông á .Các hãng ở châu Âu phải liên tục điều chỉnh kế hoạch đầu tư do sự sút giảm trong doanh thu và điều này có quan hệ mật thiết với vấn đề việc làm ở đây .Pháp và Đức là hai nước có tỷ lệ thất nghiệp tăng cao ( tính đến cuối tháng 2 năm 1998 đã gấp đôi tỷ lệ ở Mỹ ) .Tại Anh ,một thị trường đầu tư đầu tư được ưa chuộng nhất ở châu Âu của các công ty Châu á -các khoản đầu tư vào nước này đã từng là một nguồn thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm cho quan trọng cho khu vực này- nay giảm sút một cách đáng lo ngại ,một số dự án đầu tư phải đình hoãn .Thêm vào đó ,các công ty con trực thuộc các các tập đoàn lớn của châu á đang làm ăn và sử dụng nhân công ở các nước EU cũng buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động ,cắt giảm việc làm và đẩy công nhân nước sở tại lâm vào tình trạng thất nghiệp .Các ngân hàng châu Âu cũng bị suy yếu lây .Người ta đang phân tích xem liệu các ngân hàng có phải lập ra những khoản dự trữ mới hay không để đương đầu với những khoản vay không trả được của khách hàng .Tính đến thời điểm nổ ra khủng hoảng ,các nước Châu á nợ các ngân hàng quốc tế 389 tỷ USD ,trong đó 44% là nợ các ngân hàng châu Âu .Đầu tư nhiều nhất vào "những con rồng Châu á " là các ngân hàng Đức ( gần 43 tỷ USD ) ,Anh ( 32 tỷ USD ) ,Hà Lan ( 17 tỷ USD ) và các ngân hàng Pháp .Đa số các khoản vay mới dành cho Thái Lan và Hàn Quốc đều là các khoản vay ngắn hạn ,phải thanh toán tối đa trong vòng một năm .Ngày nay ,cũng giống như đối với các ngân hàng Nhật Bản hay Mỹ thì chúng cũng trở thành " nợ khó đòi" khiến các ngân hang châu Âu mất đi một khoản tiền lớn .Công ty Standard and Poor ( S & P ) đánh giá ,các ngân hàng châu Âu nói trên có thể chịu một khoản thua lỗ lên tới 20 tỷ USD từ các khoản cho vay sang Châu á. Tổng số vốn các ngân hàng cho vay sang các nước Indonexia ,Malaixia ,Hàn Quốc ,Thái Lan là từ 110 tỷ USD tới 130 tỷ USD ,nhiều khoản cho vay này sẽ trở thành khó đòi .Trong đó khoảng 30% vốn cho Thái Lan ,50% số vốn Indonexia vay bị liệt vào loại khó đòi trong năm 1998 .Xét trên tổng thể ,tuy thương mại và khu vực tài chính ngân hàng có bị ảnh hưởng bởi hậu quả từ châu á thì 15 nước thành viên EU vẫn đạt mức tăng trưởng GDP bình quân trong 6 tháng đầu năm 1998 là 2,7% . Cao nhất là CHLB Đức với mức 3,0% so với 2,4% năm 97 ,của Pháp là 3% so với 2,3% năm 1997 ,Anh có tỷ lệ tăng trưởng 2,2% so với 3,45% trong năm 97 .Tỷ lệ thất nghiệp như trên đã đề cập là có gia tăng ở một số ngành song xét một cách toàn diện thì có giảm đôi chút ,10,5% năm 1998 so với mức 11,3% trong năm 1997 .Tuy ảnh hưởng tiêu cực lan truyền ở nhiều khu vực ,nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn châu lục này sẽ đạt 3% trong năm 1998 ,cao hơn 0,5% so với năm 1997 và cũng là mức tăng cao nhất từ năm 1990 đến nay . 1.2.4.Đối với các nước Châu úc Australia cũng phải chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi có mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế với các nước trong khu vực .Đồng đôla nước này đã tụt giá xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua do cuộc khủng hoảng tiền tệ từ châu á lan sang .Cuối tháng 6 /1997 ,tỷ giá 1AU$ / 0,73USD thì ngày 10/6/1998 chỉ còn 1 AU$ / 0,59USD .Điều này có nghĩa chỉ trong vòng 8 ngày đầu tháng 6 ,thị trường chứng khoán Australia đã mất khoảng 25,5 tỷ USD hoặc tính từ giữa tháng 4/1998 đến nay thì giá trị chứng khoán tại Australia đã bị thiệt hại 52,5 tỷ USD .Dầu mỏ, kim loại , vàng ,kẽm ,nhôm xuất khẩu bị giảm giá và lượng mà các hãng nhập khẩu lại tăng ,buôn bán mậu dịch với các nước châu á của Australia ngày càng trầm trọng .Chính phủ phải hạ tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đến 0,75% so với mức dự tính trước đây ,nạn lạm phát và thất nghiệp sẽ gia tăng ,đồng AU$ sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà chuyên đầu tư vào thị trường tài chính quốc tế .Một loạt các ngân hàng Australia đã phải tăng lãi suất đối với các khoản tiền vay mua nhà theo lãi suất cố định ,tất nhiên sẽ kéo theo sự gia tăng lãi suất các khoản vay khác .Cho đến cuối tháng 6 / 1998 ,khối lượng hàng hoá xuất khẩu của nước này vẫn đang có chiều hướng đi xuống trong khi ngành chế biến cũng đang trong tình trạng suy giảm .Có thể trong 2 năm tới đây nền kinh tế nước này còn đứng trước nguy cơ suy thoái . Newzealand cũng đang lâm vào khủng hoảng kinh tế đầu tiên kể từ năm 1992 do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á ,lãi suất tăng đã làm giảm sút chi tiêu tiêu dùng và nhu cầu xuất khẩu .Nền kinh tế đã bị chững lại trong quý 1 và tiếp tục trì trệ trong quý 2 năm 1998 .Hiện nay lãi suất ở Newzealand vào hàng cao nhất thế giới ,làm khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn sản xuất cũng như hạn chế mức tiêu dùng xã hội .Tỷ giá đồng tiền nước này đang ở mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua .Tính đến hết năm tài chính ,tức ngày 31/3/1999 ,nhịp độ phát triển kinh tế có lẽ cũng chỉ tăng 2,5%. 1.2.5.Đối với các nước châu Phi Nền kinh tế châu Phi cũng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng lan truyền từ châu á .Điều này thể hiện ở giá nguyên liệu xuất khẩu giảm mạnh song tốc độ tăng trưởng GDP năm 1998 vẫn có thể đạt 4,5% so với 3,7% của năm 1997 ,bất chấp khủng hoảng ở châu á .Tuy vậy tích luỹ kém và nợ nước ngoài cao vẫn là căn bệnh của khu vực này . Qua phần trên có thể thấy kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 1998 khá ảm đạm .Ai lạc quan nhất cũng chỉ dám đánh giá sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chỉ diễn ra vào cuối năm 1999 .Hiện giờ người ta phải hết sức thận trọng với vấn đề cơ cấu kinh tế .Thế giới đã thành công bước đầu trong việc tránh đổ vỡ hàng loạt và hạn chế phần nào sự lây lan rộng ra của khủng hoảng ,nhưng cú sốc châu á lại thổi bùng lên những mâu thuẫn về thương mại .Những rối loạn về tài chính tiền tệ ,nhất là tỷ giá hối đoái sẽ làm suy yếu quá trình toàn cầu hoá về tài chính ,buộc người ta tìm ra những biện pháp hữu ích hơn để can thiệp vào thị trường chứng khoán toàn cầu ... Nói tóm lại ,cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á với những hậu quả ảnh hưởng lan toả ra toàn cầu càng chứng tỏ nhận định tiên đoán đúng đắn của C.Mac và F. Angghen ,lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới ghi trong " tuyên ngôn của Đảng Cộng sản " cách đây hơn 150 năm rằng tư bản với đầy khuyết tật của nó theo chu kỳ sẽ tàn phá nền kinh tế thế giới ,mỗi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ lần sau sẽ lại nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng lần trước .Chính các lực lượng thị trường được hệ thống thị trường tự do khuyến khích là nguồn gốc chủ yếu của cuộc khủng hoảng đã diễn ra ở châu á ( thu hút tư bản quá mức ,tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu quá mức và tự do hoá tài chính cũng quá mức ) ,nó bắt Phương Đông lệ thuộc vào phương Tây .Và rút cuộc ,theo đúng chu kỳ phát triển tư bản thì cuộc khủng hoảng này - dù đang làm gia tăng lạm phát ở các nước khu vực bị lâm vào khủng hoảng - đang báo hiệu một áp lực về hiện tượng thiểu phát trên toàn cầu . Chương 2 Những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng tài chính tiền tệ châu á năm1997 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng thì có nhiều . Song ở đây chúng ta hãy xem xét đến các nguyên nhân thuộc về một nền kinh tế "hướng ngoại " yếu kém của các nước Đông Nam á .Từ đó rút ra những bài học về một nền kinh tế vững vàng trong xu hướng toàn cầu hoá cao độ như hiện nay ,có thể hội nhập tốt đẹp với thế giới .Vậy ta cùng tìm hiểu một số nguyên nhân sau : 2.1.Đó là sự đánh giá quá cao đồng USD Nguyên nhân đầu tiên được các nhà kinh tế nhất trí , đó là việc các nước Đông Nam á đã neo tỷ giá của mình quá chặt vào đồng USD.Các nhà hoạch định chính sách của các nước này đã quá tin tưởng vào sự ổn định của đồng USD mà quên đi một quy luật tỷ giá quan trọng ,đó là quy luật tỷ giá thực .Tất cả các đồng tiền đều có tỷ giá riêng của mình do chính những điều kiện của đất nước đó quy định .Thế nhưng việc neo chặt tỷ giá của mình vào đồng USD đã làm cho tỷ giá thực tế bị kéo rất xa so với tỷ giá thực .Điều này được thấy rõ ở Thái Lan ,khi chưa xảy ra khủng hoảng ,tỷ giá thực của đồng Bath là 30,27Bath/ USD ,thế nhưng chính phủ Thái Lan đã không lắng nghe ý kiến của các chuyên gia phát ra rằng đồng Bath bị đánh giá quá cao so với tỷ giá danh nghĩa .Do đó đã kéo đồng Bath lên giá 27,16 Bath / USD rồi tiếp tục lên 25,29 Bath / USD và cuối cùng giữ ổn định ở mức hơn 25,5Bath/USD trong suốt 13 năm mặc cho tỷ giá thực lên đến 30,27 Bath/ USD. Có thể nói việc chính phủ duy trì một quan hệ tỷ giá cứng nhắc trong một thời gian dài và gắn chặt với đồng đôla Mỹ mà không tính đến những thay đổi của mối quan hệ giá trị thực tế của đồng tiền nội địa là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng .Thật vậy ,sự can thiệp của nhà nước để duy trì tỷ giá hối đoái ổn định trước áp lực tăng giá USD của thị trường đã tạo môi trường đầu tư ổn định giả tạo thu hút đầu tư nước ngoài .Chính sách này ban đầu phát huy được hiệu quả khi nó tạo lòng tin cho các nhà đầu tư vào sự ổn định tiền tệ ,do đó ,nguồn vốn nước ngoài tiếp tục gia tăng khiến cho những tổn thất của việc nâng giá đồng bản tệ bị che lấp và làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn cao theo sự gia tăng của luồng vốn này ,Nhưng về lâu dài ,chính sách này sẽ khoét sâu lỗ thủng thâm hụt tài khoản vãng lai vì nhập khẩu sẽ tăng nhanh hơn xuất khẩu do xuất khẩu mất dần tính cạnh tranh và đồng thời lại khuyến khích nhập khẩu những hàng hoá đắt tiền như ô tô ,hàng điện tử .Như vậy lãi của các dự án đầu tư trong nước chảy ra ngày càng nhiều và nó gây ra những vết nứt ngầm trong nền kinh tế .Thêm vào đó nhờ sự ổn định này mà các nước Đông Nam á đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng cao nhất thế giới ,và chính tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã che mờ những nguy cơ tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng này . 2.2. Đó là do việc tự do hoá thị trường tài chính một cách quá mức Vào những năm 90 ,các nước Đông Nam á đã có những những nỗ lực lớn nhằm mở cửa thị trường tài chính đối với vốn nước ngoài .Các thị trường tài chính trong nước được hình thành và thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn từ bên ngoài ,được khuyến khích thông qua tỷ lệ lãi suất cao ở thị trường trong nước .Đồng thời với những nỗ lực này là quá trình tự do hoá thị trường tài chính ,bao gồm cả tự do hoá tỷ lệ lãi suất ,nới lỏng các quy định về số lượng các giao dịch tài chính ,tự do hoá các hạng mục kinh doanh tài chính .Cả hai quá trình này đều khuyến khích nguồn vốn nước ngoài ,tạo khả năng duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ở mức cao .Tuy nhiên ở một khía cạnh khác ,hệ thống quản lý các tổ chức tài chính chưa phát triển đủ mạnh và việc cung cấp các thông tin cũng chưa đáp ứng phù hợp với các quá trình này .Thật vậy ,việc này cộng với việc đánh giá quá cao đồng USD đã tạo điều kiện cho giới đầu tư vay đồng USD với lãi suất thấp ,cho vay lại bằng đồng nội tệ cao ăn chênh lệch mà không lo sợ rủi ro bị phá giá đồng nội tệ .Tuy nhiên ,cho đến năm 1995 ,đồng USD đã tăng giá khoảng 20% so với đồng DM và đồng Yen ,điều đó dẫn đến xuất khẩu của các nước Đông Nam á bị chậm lại ,hệ thống tài chính ngân hàng bắt đầu bộc lộ yếu kém ,tăng trưởng chung có dấu hiệu giảm sút .Đây thực sự là một điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu cơ bắt đầu hoạt động .Nạn đầu cơ có thể nói là một cú đẩy khủng khiếp vào một nền kinh tế vốn đã cực kỳ chông chênh và nó thực sự lật nhào tất cả . Xung quanh việc đầu cơ tiền tệ ,có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc nó có phải là nguyên nhân trực tiếp làm cho các đồng tiền Đông Nam á bị giảm giá hay không .Vậy trước hết chúng ta hãy xem xét cơ chế của hành động đầu cơ tiền tệ .Đó thực chất là việc kiếm lời phi rủi ro bằng phương pháp bán khống tiền tệ .Nguyên tắc bán khống khá đơn giản ,khi ta dự đoán một đồng tiền nào đó sắp sửa bị hạ giá ,ta đầu cơ bằng cách mua bằng nội tệ các hợp đồng tỷ giá tương lai (FRA), rồi sau đó ,với các hợp đồng này ,ta có thể bán ra một khối lượng nội tệ gấp 100 lần giá trị của hợp đồng .Điều này ngay lập tức sẽ làm cho giá trị bản tệ sụt xuống ,USD tăng lên do cầu về USD đã bị kích lên giả tạo đến 100 lần .Như vậy chỉ với một số lượng nội tệban đầu để mua FRA ,ta đã có lãi gấp nhiều lần do giá USD tăng lên một cách giả tạo .Đây quả là một mức siêu lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn .ở Thái Lan và các nước Đông Nam á ,bán khống lại được luật pháp cho phép nên các nhà đầu cơ tiền tệ đã tha hồ làm mưa làm gió trên thị trường tiền tệ .Sức mạnh đầu cơ đã nâng số cầu USD lên một cách giả tạo và đẩy tỷ giá vượt xa tỷ giá thực .Chỉ một ngân hàng nước ngoài Bacrley ở Thái Lan trong ngày 19/5/97 đã bán khống ra 51 tỷ Bath để mua 2 tỷ USD .Theo ước tính ở Thái Lan các nhà đầu cơ tiền tệ đã bán khống và tạo được một cầu về USD lên tới 10 tỷ .Điều này đã làm cho các con nợ và nhân dân đua nhau mua USD để tránh mất giá nội tệ và tình hình cũng ngày càng trầm trọng thêm .Những cố gắng vô ích của chính phủ Thái Lan bỏ ra 5 tỷ USD để hòng đáp ứng được số cầu này từ tháng 5/97 đã không cứu vãn nổi tình hình và đành buông tay thả nổi đồng Bath vào ngày 2/9/97.Kết quả là hàng loạt đồng tiền của các nước Đông Nam á bị mất giá một cách nghiêm trọng . Việc tự do hoá thị trường tài chính một cách thái quá đã dẫn các nước Đông Nam á đến một cuộc khủng hoảng nợ đồng USD một cách trầm trọng .Vào những năm 90,các thị trường tài chính Đông Nam á nổi lên như là những thị trường hấp dẫn nhất thế giới .Các ngân hàng ,các nhà đầu tư ở Mỹ và Châu âu ,nơi mà thị trường đã quá bão hoà và thất vọng ,đã tìm thấy những thị trường mới nổi ở châu á cực kỳ hấp dẫn với mức lợi nhuận cao ,lãi suất cao và đặc biệt là rủi ro thấp ( do các đồng tiền đã bị neo giá chặt vào đồng USD ) .Và thế là vào giữa những năm 93-96,các nhà cho vay của Mỹ ,châu Âu và Nhật đã đổ các khoản tín dụng ngắn hạn vào châu á ,làm cho nền kinh tế của Thái Lan,Inđonexia ,Malaixia trở nên "nóng " như lên cơn sốt .Theo tính toán ,tín dụng ngắn hạn nước ngoài của Thái Lan đã lên tới 7-10% GDP mỗi năm trong giai đoạn 94-96 ,tổng nợ nước ngoài của Thái Lan -cả khu vực tư nhân và nhà nước -đã tăng từ 38,3% GDP năm 90 lên đến 50,9% sáu năm sau đó . Các ngân hàng nước ngoài cho vay một cách mù quáng ,và với việc "mở cửa" một cách tự do không kiểm soát ,các ngân hàng nội địa cũng vay một cách rất "mạnh tay ".Theo số liệu của IMF ,cuối năm 96 ,các ngân hàng châu Âu đã cho vay tổng cộng là 318 tỷ USD ,các đồng nghiệp của họ là Nhật và Mỹ cũng cho vay tới 260 tỷ USD và 46 tỷ USD ,phần lớn trong số đó lại là cho vay ngắn hạn .Nước vay lớn nhất là Hàn Quốc 100 tỷ USD ,đứng thứ hai là Thái Lan 70,2 tỷ USD .ở Thái Lan ,công ty xi măng Siam là một công ty tư nhân và nợ nước ngoài của nó lên tới 4 tỷ USD ,cao nhất trong số các công ty tư nhân ở Thái Lan Cuối cùng ,tự do hoá tài chính và mở cửa thị trường đối với vốn nước ngoài là những nhân tố góp phần vào việc hình thành nên một bong bóng kinh tế ở các nước Đông Nam á .Hiện tượng bong bóng kinh tế rất phức tạp và có liên quan đến nhiều vấn đề mà trong đó cơ bản nhất là nhân tố tỷ giá hối đoái thực tế tăng .Các nước Đông Nam á ,là những nước có phát triển gắn liền với đầu tư và tăng trưởng xuất khẩu với việc hoạt động tích cực của vốn nước ngoài . Có thể thấy, các khoản tín dụng ngắn hạn tuồn vào các nước Đông Nam á nhanh và nhiều như trên nhưng việc sử dụng chúng lại bị sai mục đích một cách trầm trọng .Phần lớn các khoản vay này dùng để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và địa ốc .Các toà nhà cao tầng đua nhau mọc lên ,cung lớn hơn cầu đã dẫn tới tình trạng thừa " địa ốc " làm cho các nhà đầu tư bắt đầu khó khăn trong việc thu hồi vốn trả nợ ,và những khoản nợ ngắn hạn này bắt đầu chuyển thành những khoản nợ khó đòi .Người ta ví những khoản nợ này như những " bong bóng " phập phùng trong nền kinh tế .Đến một lúc nào đó ,những bong bóng này sẽ nổ tung hàng loạt .Tại Hàn Quốc ,với tổng vay nợ nước ngoài lên tới 153 tỷ USD trong đó 2/3 là nợ ngắn hạn ,8 trong số 50 chaebol hàng đầu đã ngay lập tức bị phá sản ,số còn lại thì đương đầu với vấn đề trả nợ không dễ giải quyết . Như vậy ,qua đây ta có thể thấy việc mở cửa thị trường tài chính là chủ yếu nhằm mục đích khuyến khích vốn nước ngoài hơn là nhằm vào việc xây dựng một hệ thống tài chính có hiệu quả hơn . Do đó ,nó cũng chính là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước này. 2.3.Chính sách kinh tế "hướng ngoại"chưa hợp lý của các nước Đông Nam á Đối với nền kinh tế Đông Nam á về chiến lược phát triển người ta dễ dàng nhận thấy rằng các nền kinh tế này đã đi theo mô hình tăng trưởng hướng về xuất khẩu của Đông á và nhờ đó đã đạt được những thành tựu rất xuất sắc liên tục trong suốt gần 2 thập kỷ qua .Song đối với tình trạng khủng hoảng tài chính đã diễn ra ở khu vực này ,các nhà kinh tế học cũng đề cập đến những nguyên nhân chủ yếu có liên quan với những chính sách nhằm thực thi chiến lược này .Vậy ta hãy cùng xem xét .Có thể thấy mô hình tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam á về cơ bản là dựa trên việc tập trung ưu tiên cho một số ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực mà quốc gia có lợi thế so sánh .Các nước Đông Nam á không chỉ giống với các Nies Đông á trước đây ở lợi thế so sánh có nguồn lao động dồi dào và giá rẻ mà còn khác ở chỗ có thêm lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới .Nhìn vào cơ cấu kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước Đông Nam á thời gian qua người ta thấy khá rõ rằng ,về cơ bản các nước này đã đi đúng theo hướng khai thác được các lợi thế này và đã đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao .Nhưng các chính sách này đã tạo nên một cơ cấu kinh tế rất không cân đối ở các nước này cùng với sự cứng nhắc và không thích nghi nhanh với những thay đổi trên thị trường thế giới đã làm cho nó không những không còn tác dụng như trước mà còn ngược lại .Điều này thể hiện rất rõ ở mặt hàng điện tử bán dẫn .Trong một thời gian dài ,tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực có sự đóng góp lớn của việc xuất khẩu sản phẩm điện tử bán dẫn .Cũng cần phải nói rằng cầu về mặt hàng này trên thị trường thế giới khá ổn định trong một thời gian dài và thực sự nó đã góp phần duy trì mức tăng trưởng cao của khu vực .Tuy nhiên , trong thời gian này Trung Quốc lại nổi lên như một đối thủ cạnh tranh mạnh nhất về mặt hàng này mà thị trường thế giới lại không được mở rộng tương ứng do vào khoảng năm 95-96 nhu cầu về mặt hàng này trên thị trường Mỹ và Châu Âu giảm mạnh theo chu kỳ .Vì thế tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của các nước Đông Nam á ,đặc biệt là Thái Lan suy giảm đột ngột ,từ mức tăng bình quân 25% năm thời kỳ 1985-1995 xuống còn 4% năm 1996 .Nói cách khác với một tỷ lệ 40% trong kim ngạch xuất khẩu của khu vực ,đây thực sự là một cú sốc lớn cho cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam á . Chương 3 Những ảnh hưởng đối với Việt Nam Và bài học kinh nghiệm 3.1.Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến Việt Nam Trên đây chúng ta đã phân tích những nguyên nhân cũng như ảnh hưởng to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 đến các nước trong khu vực cũng như trên thế giới .Qua đó ta có thể thấy một điều rất rõ là sự sụt giảm của các quốc gia trên thế giới đều bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ cuộc khủng hoảng tiền tệ .Những quốc gia bị ảnh hưởng đó đều có những đặc điểm chung trong nền kinh tế như : sự sụt giảm của chỉ số chứng khoán ,sự phá sản đóng cửa một số hay hàng loạt các ngân hàng và công ty tài chính và những ảnh hưởng nhiều hay ít đến cán cân xuất nhập khẩu .Song điều đáng nói là trong cơn lốc tiền tệ đó ,Việt Nam gần như đứng ngoài bán kính tâm bão ,những ảnh hưởng trực tiếp là không xảy ra . Vậy phải chăng nền kinh tế nước ta đã cực kỳ "vững chắc " đến mức có thể ngăn ngừa mọi sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ? Điều này là không thể bởi nước ta vẫn là một trong những nước đang phát triển và không thể gọi là có được một nền kinh tế mạnh .Vậy ta cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao nước ta lại tránh được cuộc khủng hoảng trên. Thứ nhất , đồng tiền nước ta không phải là một đồng tiền được chuyển đổi tự do ra ngoại tệ .Không phải hễ có VND là chúng ta có thể dễ dàng chuyển đổi ra USD như các đồng tiền Bath ,Rupi của các nước khác trong Đông Nam á .Quy mô giao dịch của ta còn quá ít do thị trường vốn còn quá sơ khai và đóng cửa ,những giao dịch lớn đều chịu sự kiểm soát của Ngân hàng Trung ương .Luồng chảy ngoại tệ vào và ra vùng biên giới bị kiểm soát rất chặt chẽ bởi các chứng từ nhập khẩu ,xuất khẩu .Nhờ đó nạn đầu cơ tiền tệ được xem như là không thể xảy ra ở nước ta . Thứ hai ,chúng ta hoàn toàn chưa có hoạt động đầu tư gián tiếp .Đó là việc các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư bằng cách mua cổ phiếu trái phiếu của các công ty trong nước .Việc chuyển vốn vào và ra của phương thức này đơn giản hơn rất nhiều so với hoạt động đầu tư gián tiếp ,nếu như có một điều gì bất thường có dấu hiệu xảy ra trong nền kinh tế bất lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài thì họ bắt đầu bán các trái phiếu cổ phiếu đó trên thị trường chứng khoán ,việc bán đổ bán tháo đó lập tức tạo nên một dòng xoáy của việc chuyển vốn ồ ạt ra nước ngoài .Trong thời điểm này chúng ta vẫn chưa có thị trường chứng khoán nên hình thức đầu tư này cũng như việc tìm kiếm các cơ hội bán để đầu cơ là không thể xảy ra .Đầu tư nước ngoài của chúng ta tại thời điểm đó mới chỉ là đầu tư trực tiếp ( FDI ) bằng việc lập ra các doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ ,việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bị kiểm soát rất chặt chẽ bằng các hình thức đánh thuế cũng như việc kiểm soát bằng tài khoản ngoại tệ . Đó là hai nguyên nhân chính làm cho Việt Nam có thể có một sự tách biệt tương đối trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua .Nhưng cũng chính hai nguyên nhân này lại làm nảy sinh một số suy nghĩ tiêu cực cho rằng việc " đóng cửa " đối với thế giới bên ngoài có thể là một giải pháp cho Việt Nam trong việc ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai .Nói cách khác ,việc chúng ta chưa mở cửa thị trường vốn ,chưa đa dạng các hình thức đầu tư quốc tế ,tức là chưa tham gia vào quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đã giúp ta ngăn ngừa được những tác động xấu của chúng . Đây hoàn toàn là một suy nghĩ sai lầm và mang nặng tính bao cấp của chế độ cũ ,đi ngược lại với tiến trình hội nhập của Đảng và Nhà nước ta . Thực tế đã chứng minh toàn cầu hoá cũng như mọi sự vật khác đều có hai mặt của nó . Một mặt nó gây ra tính nhạy cảm "dễ vỡ "của nền kinh tế thế giới .Tuy nhiên mặt khác nó đã đưa lại những lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế toàn cầu và của từng quốc gia .Nói như tiến sĩ Peter Sullivan ,phó chủ tịch ADB : " Xu hướng toàn cầu hoá ban thưởng cho những sách tốt nhưng lại trừng phạt những chính sách và thiết chế yếu kém ,toàn cầu hoá không phải là nguyên nhân của khủng hoảng hiện nay ,sự yếu kém của các thiết chế điều hành mới là điều đáng trách ".Nhận thức rõ được điều này nước ta tuy chưa thật sự "hội nhập" với nền kinh tế thế giới nhưng những cố gắng trong giai đoạn cải cách kinh tế vừa qua đã chứng tỏ được tính tất yếu của việc gia nhập vào " ngôi nhà chung " thế giới .Trước năm 1985 ,chúng ta thực hiện cơ chế quan liêu bao cấp ,đóng cửa với thế giới bên ngoài ,triệt để thi hành tư duy " tự lực cánh sinh " một cách sai lầm nên đã đưa nền kinh tế lúc đó đi vào khủng hoảng .Từ sau năm 1986 , thực hiện chủ trương mở cửa nền kiinh tế theo cơ chế thị trường ,chúng ta đã đạt được những thành tựu rất đáng kể và đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng ,từng bước hoà nhập với cộng đồng thế giới .Đặc biệt với việc gia nhập khối ASEAN vào năm 1995 , là thành viên chính thức của APEC vào năm 1998 rồi tham gia vào WTO một ngày không xa ,Việt Nam sẽ hội nhập ngày càng mạnh vào đời sống kinh tế thế giới . 3.2 Những bài học kinh nghiệm Như trên ta đã thấy cuộc khủng hoảng từ một nước đã lan rộng nhanh chóng và đã trở thành một cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu ,cuốn phăng đi nền kinh tế của các nước thành viên trong đó .Sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế là một điều kiện cho hiệu ứng "Domino" hoành hành .Chỉ cần một quân bài Domino sụp đổ ở đâu đó sẽ kéo theo hàng loạt các quân bài Domino khác sụp đổ đồng thời .Thực tế chúng ta đã thấy rằng chỉ cần một cái " hắt hơi sổ mũi " của Thái Lan ( thả nổi đồng Bath vào 2/7/1997) đã làm cho ngay lập tức các quân bài Domino đứng cạnh nó như Philipin ,Indonexia, Malaixia , đổ theo ,và chỉ trong một thời gian ngắn ,toàn thế giới đã bị cuốn theo cơn lốc ,làm giảm hẳn 1% mức tăng trưởng toàn cầu .Tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận mặt tích cực của xu hướng này và có thể nói việc thự hiện tiến trình hội nhập với xu hướng toàn cầu hoá với thế giới hiện nay của nước ta là một tất yếu khách quan không thể phủ nhận .Nhưng tham gia vào quá trình này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải đối mặt với hiệu ứng Domino như đã nói ở trên .Có thể thấy rằng cuộc khủng hoảng vừa qua ở các nước Đông Nam á là một điển hình và do đó với tư cách là nước đi sau ,chúng ta phải biết rút ra những bài học quý giá và không phạm phải những sai lầm của các nước đi trước đã mắc phải . Một là , phải có một chính sách ngoại hối thích hợp và uyển chuyển .Biểu hiện rõ nhất ở đây là vấn đề tỷ giá .Tỷ giá thế nào là thích hợp và là một tỷ giá đúng ? Rõ ràng đây là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm và rất khó đưa ra một công thức cứng nhắc .Bài học của Thái Lan về việc neo cố định tỷ giá một cách chủ quan ,máy móc vào đồng USD đã thực sự trở thành đắt giá cho chúng ta .Một tỷ giá đúng ,thích hợp là một tỷ giá do cung cầu trên thị trường quyết định và có sự can thiệp một cách uyển chuyển của Nhà nước sao cho nó không biến độngtheo những chiều hướng xấu của thị trường ,đồng thời cũng không kìm hãm những phát triển tốt do thị trường quyết định .Chính sáh tỷ giá của nước ta trong cuộc khủng hoảng tiền tệ vừa rồi có thể nói là khá hợp lý và uyển chuyển .Bắt đầu từ khoảng tháng 5/1997 chúng ta đã có chủ trương nhích giá USD lên và giữ cho việc lên giá đó ở trong vòng kiểm soát ,nhờ đó tránh được nạn đầu cơ trên thị trường chợ đen .Tiếp đó đến tháng 7 ,cuộc khủng hoảng bắt đầu nổ ra ,do biến động tâm lý về việc ngân hàng Nhà nước có thể phá giá đồng Việt Nam ,tỉ giá của ta bắt đầu biến động mạnh và cao điểm lên tới 14000 VND/ USD .Trước tình hình đó đến khoảng trung tuần tháng 10 bằng quyết định số 342QĐ - NH3 ngày 13 / 10 ,Thống đốc ngân hàng Nhà nước đã chính thức cho phép nâng biên độ kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại lên 10% so với tỷ giá công bố chính thức của Ngân hàng Nhà nước .Tuy nhiên sau đó thì tỷ giá chính thức vẫn khá cao so với giá trên thị trường chợ đen và cho đến ngày 14/2 ,thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 37 QĐ/Ttg về một số biện pháp quản lí ngoại tệ và tỷ giá ,sau đó ngân hàng Nhà nước đã cho phép nâng tỷ giá hối đoái lên 5% từ 11.175 lên đến 11.800 VND / USD và biên độ là + - 10% ,như vậy tỷ giá chính thức tối đa tại thời điểm này là 12.980 VND / USD gần sát với tỷ giá của thị trường tự do .Với hàng loạt các biện pháp như vậy ,có thể nói chúng ta khá thành công trong việc điều chỉnh tỷ giá .Tuy nhiên ,chúng ta cũng phải đề phòng một cuộc khủng hoảng tương tự sẽ xảy ra .Do đó trong thời gian tới cần có những đối sách hiệu quả và thận trọng ,ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nắm sát tình hình ngoại hối hàng ngày của từng ngân hàng thương mại ,trạng thái đồng Việt Nam của từng ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ,đảm bảo đúng theo quy định về mức tiền gửi của các doanh nghiệp ,có biện pháp hiệu quả chống tình trạng đầu cơ ,găm giữ ngoại tệ của các ngân hàng thương mại và của các doanh nghiệp . Hai là phải có một chính sách "mở " một cách hợp lý để các luồng vốn ra và vào nằm trong tầm kiểm soát và giúp cho nền kinh tế tăng trưởng .Đây là hai mục tiêu mà việc thực hiện được cả hai là khá khó khăn . Nền kinh tế Thái Lan đã vấp phải vấn đề này .Việc mở cửa tự do thị trường vốn quá mức để các luồng tiền tự do đi vào nền kinh tế ,một mặt thực sự nó đã là động lực cho nền kinh tế tăng trưởng ,các doanh nghiệp cả tư nhân và Nhà nước đều dễ dàng vay vốn của Ngân hàng nước ngoài để đầu tư vào những lĩnh vực Nhà nước không kiểm soát nổi ,điều này đã làm nền kinh tế tăng trưởng rất nhanh nhưng sự thực là sự tăng nhanh đó dựa quá nhiều vào vốn nước ngoài ,tạo ra một nền kinh tế " bong bóng" dễ vỡ và nó đã vỡ tan trong cuộc khủng hoảng .Bên cạnh đó ,việc kêu gọi đầu tư nước ngoài một cách ồ ạt cũng là một nguyên nhân làm cho nền kinh tế trở nên phát triển một cách " phập phùng " .Chính vì vậy ,chúng ta cần tránh vết xe đổ này của Thái Lan ,cần có một chính sách thu hút đầu tư nước ngoài một cách hợp lý ,đồng thời kiểm soát chặt chẽ các nguồn ngoại tệ ra vào ,không cho các doanh nghiệp được sử dụng tự do tài khoản ngoại tệ của mình mà phải có sự kiểm soát tương ứng của ngân hàng .Trong tương lai ,nhu cầu tất yếu của việc mở cửa sẽ dẫn đến phải đa dạng hoá cá hình thức đầu tư như đầu tư gián tiếp ,do đó chúng ta phải chủ động ngăn ngừa các hoạt động đầu tư gián tiếp không kiểm soát nổi gây ra đầu cơ trên thị trường chứng khoán .Xu hướng tự do hoá nhập khẩu cũng được ngăn chặn bằng cách nâng cao chất lượng mẫu mã hàng hoá trong nước ,có chính sách tăng mạnh xuất khẩu hạn chế nhập khẩu . Ba là , với những sự cần thiết phải hạn chế việc tự do hoá quá mức các nguồn vốn nước ngoài như trên , cách tốt nhất là chúng ta cần phải có chính sách hợp lý và thoả đáng nhằm huy động nguồn tiền tiết kiệm trong nước để một mặt phát huy tối đa nguồn vốn này mặt khác có thể giảm bớt gánh nặng và sự phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài .Và trong nguồn vốn trong nước thì nguồn tiết kiệm trong dân là một nguồn vô cùng quan trọng có nhiều tiềm năng cần khai thác .Do đó cần khai thác tốt khu vực này để có nội lực mạnh tạo khả năng phát triển đi lên bằng tự lực cánh sinh là chủ yếu . Bốn là ,tăng cường hợp tác về tiền tệ và kinh tế để đáp ứng với xu hướng khu vực hoá , toàn cầu hoá ngày càng tăng về các quan hệ hối đoái . Việt Nam đã gia nhập ASEAN , AFTA và đang xúc tiến gia nhập WTO ,đây sẽ là một điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể lấy được nhiều kinh nghiệm trong việc tăng khả năng tự vệ với các đợt sóng ngầm về đầu cơ và hoà nhập tốt hơn với xu hướng chung . Năm là , nạn đầu cơ và những lý thuyết bùng bể ( burst ) là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 .Vì vậy ,chúng ta cần có những chính sách kiểm soát hữu hiệu nạn đầu cơ nhất là đầu cơ tiền tệ .Năm 2000 vừa qua chúng ta đã khai trương thị trường chứng khoán ,nơi các dòng vốn có thể ra vào rất nhanh ,vì vậy chúng ta có điều kiện để ghi vào luật kinh doanh chứng khoán việc cấm bán khống ,cấm những hợp đồng khống gây ra những cú sốc về cung cầu tiền tệ một cách giả tạo .Bên cạnh đó cần phải nâng cao cảnh giác về những thế lực thù địch bên ngoài luôn rình rập phá hoại công cuộc đổi mới của nước ta ,mà trong đó ,lĩnh vực kinh tế là nơi nhạy cảm trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay .Do đó ta cần có những biện pháp uyển chuyển để tránh những thế lực phản động đồng thời vẫn " mở cửa " để thu hút những yếu tố tích cực từ bên ngoài . Những biến động dữ dội ,những " bong bóng " bùng vỡ đã biến năm 1997 thành một năm kinh hoàng đối với nền kinh tế châu á nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung .Và rồi trong tương lai gần hay xa ,không ai dám chắc được rằng sẽ không có những cuộc khủng hoảng tương tự xảy ra nơi này nơi kia trong tổng thể nền kinh tế toàn cầu vốn đã phụ thuộc vào nhau quá nhiều .Chính vì vậy ,những bài học kinh nghiệm trên là vô cùng quý giá với Việt Nam nói riêng và tất cả những quốc gia đã đang và sẽ tham gia vào quá trình hội nhập để có được những bước đi thận trọng hợp lí trong tiến trình này và tránh được vết xe đổ của các nước đi trước .Đối với riêng Việt Nam ,điều đó lại càng quan trọng trong bối cảnh nước ta tuy đã ý thức được rằng quá trình hội nhập là tất yếu nhưng vẫn chưa đủ một "nội lực " mạnh để ngăn ngừa những ảnh hưởng to lớn của các cuộc khủng hoảng tương tự có thể xảy ra sau này khi Việt Nam có sự hội nhập nhất định với nền kinh tế khu vực cũng như thế giới .Trên đây là một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ các nước đã lâm vào tình trạng khủng hoảng mà nước ta có thể vận dụng trong quá trình phát triển của mình để có thể chủ động đón bắt cơ hội đối phó với những thách thức và vươn lên với chính sức lực của mình ,đưa đất nước hoà nhập với một nền kinh tế thế giới cùng nhau bước vào thế kỷ 21. Kết luận Năm 1997 thực sự là một năm kinh hoàng đối với các nước Châu á .Không kinh hoàng sao được khi chỉ một buổi sáng tỉnh dậy ,cơn lốc tiền tệ đã tràn tới không gì ngăn nổi .Nó cuốn phăng tất cả những gì trên đường đi và mọi cố gắng để hòng cứu lại , giành giật lại những gì từ cơn bão đều trở nên vô vọng . Những cơn lốc tiền tệ đã làm bay biến đi những gì được gọi là thành tựu "thần kỳ " của các nước Châu á trong suốt mấy chục năm qua và làm cho các con hổ Châu á giờ đây không còn gầm lên được nữa .Thế rồi cơn lốc còn nhanh chóng lan toả ra khắp thế giới ,làm cả thế giới chao đảo trong một "hiệu ứng Domino " mà trong đó các quân bài Domino đã đứng quá sát bên nhau .Cho đến đầu năm 1998 ,cơn lốc đã qua nhưng tàn tích mà nó để lại thực sự là cho những nhà tái thiết phải đau đầu : lạm phát ,thất nghiệp ,tăng trưởng kém ... rồi biết bao vấn đề khác nữa . Đã có rất nhiều các cây bút ,các nhà báo ,nhà bình luận viết về cuộc khủng hoảng này .Những lời lẽ ,những quan điểm lần lượt đưa ra với những lời bình luận sắc bén và mang tính thời sự cao .Những bài viết đó ,thực sự đã đưa lại một cái nhìn tổng quan cho đến chi tiết ,từ diễn biến cho đến nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng . Bài viết nhỏ này của em thực sự cũng muốn đóng góp một tiếng nói nhỏ vào một trong những sự kiện lớn nhất của năm 1997 . Em hi vọng rằng với bài viết này cũng như những kiến thức thu được trong quá trình thực hiện đề án em có thể đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình trong việc đưa nước ta vượt qua những cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai có thể xảy ra . Điều đó thực sự hữu ích trong điều kiện Việt Nam đang tiến nhanh trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới ,cùng toàn cầu bước vào thế kỷ 21 bằng một sự vững vàng và tự tin . Tài liệu tham khảo - Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới - Tạp chí nghiên cứu kinh tế - Thời báo kinh tế Việt Nam - Thời báo ngân hàng ,tài chính đầu tư - Tạp chí kinh tế Châu á _ Thái Bình Dương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29604.doc
Tài liệu liên quan