Đề án Một số vấn đề về phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và còn là nguồn xuất khẩu có giá trị. theo giá trị sử dụng, cây trồng được phân thành các nhóm: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau đậu Ở Việt Nam, ngành trồng trọt có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng ngày nay khi đất nước đang trên đà hội nhập, là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) nền kinh tế nói chung ngành trồng trọt nói riêng phải đối mặt với không ít thách thức. Điều đó đòi hỏi Nhà nước và các cơ sở sản xuất kinh doanh trồng trọt phải có đánh giá sâu sắc, toàn diện và cái nhìn chính xác về hiện trạng của ngành trồng trọt. Từ đó ngành trồng trọt đề ra được những giải pháp, chiến lược phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chế thách thức, khó khăn, đưa toàn ngành chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa nâng cao sức cạnh tranh hội nhập kinh tế. Đề án của em có tên là: “ Một số vấn đề về phát triển SX trồng trọt theo hướng SX hàng hóa ở nước ta hiện nay” được sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Văn Khôi, là giảng viên của Khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời em có tham khảo, tiếp thu có chọn lọc những thông tin, kiến thức từ các trang web, báo điện tử, các ấn phẩm thống kê v.v Nội dung đề án của em gồm 3 phần: Phần 1 trình bày cơ sở lý luận chung về vấn đề phát triển ngành trồng trọt. Phần 2 trình bày khái quát về tình hình sản xuất trồng trọt ở nước ta hiện nay. Phần 3 là một số phương hướng và giải phát phát triển ngành trồng trọt nước ta hiện nay.

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số vấn đề về phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diện tích trồng trọt. + Giá thành đơn vị sản phẩm. + Năng suất lao động ( tính bằng hiện vật và giá trị ). + Lợi nhuận tính trên một đơn vị sản phẩm, một đơn vị diện tích trồng trọt, một người lao động, một đồng chi phí. - Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung của cơ sở sản xuất kinh doanh trồng trọt bao gồm: + Giá trị sản lượng, giá trị sản lượng hàng hóa ngành trồng trọt trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt, một người lao động, một đồng chi phí. + Lợi nhuận ngành trồng trọt tính trên một đơn vị diện tích trồng trọt, một người lao động, một đồng chi phí. Khi đánh giá hiệu quả sản xuất trồng trọt, để việc đánh giá có cơ sở khoa học cần lưu ý những vấn đề sau: - Khi đánh giá nên sử dụng số liệu về kết quả sản xuất trồng trọt nhiều năm của cơ sở sản xuất kinh doanh. - Khi phân tích các chỉ tiêu phải gắn với việc xem xét các điều kiện ruộng đất ( xấu, tốt…), điều kiện khí hậu thời tiết, ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị truờng vật tư sản xuất cũng như ảnh hưởng của các chính sách kinh tế… tới kết quả sản xuất kinh doanh. IV. Xây dựng các vùng chuyên môn hóa những cây trồng chủ yếu. Để phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước, phát triển trồng trọt theo hướng đa canh là hợp lý và đúng đắn. Nhưng đa canh phải dựa trên cơ sở sản xuất lớn gắn liền với việc xây dựng vùng chuyên môn hóa sản xuất. Vùng chuyên môn hóa phải là những vùng có khối lượng sản phẩm và sản phẩm hàng háo lớn, tỷ suất hàng hóa cao, có khả năng ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuất và chế biến sản phẩm. Đồng thời việc sản xuất của vùng phải luôn gắn với thị trường. Nhất là phải kể đến thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Điều kiện thị trường ở đây được xem xét cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong việc phát triển các loại cây dài ngày, bên cạnh việc phân tích hiện trạng thị trường thì việc dự báo thị trường tương lai là vô cùng quan trọng. ngoài ra lhi xây dựng vùng chuyên môn hóa các cây trồng cần phải có sự phân tích, đnáh giá điều kiện xã hội của từng vùng như : tình hình dan số, lao động, phong tục tập quán… Những cây chuyên môn hóa của vùng phải là những cây có giá trị kinh tế cao, cây xuất khẩu phải là cây phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên, kinh tế của vùng, cho phép lợi dụng năng suất tự nhiên và thu về địa tô chênh lệch cao và có điều kiện phát triển với quy mô lớn. Các vùng chuyên môn hóa cần kết hợp phát triển tổng hợp, ngoài cây trồng chính (cây trồng chuyên môn hóa ), còn lựa chọn cây trồng bổ sung và cây trồng phụ nhằm sử dụng đầy đủ và hợp lý các yếu tố nguồn lực đất đai, sức lao động, tiền vốn… Nhằm đạt được năng suất cao, giá thành hạ đối với cả cây trồng chính và cây trồng phụ, đòi hỏi phải có sự đầu tư đúng mức để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp phù hợp với phương hướng phát triển của cơ sở sản xuất kinh doanh và của cả vùng. 1.Đặc điểm chung của vùng chuyên môn hóa các loại cây trồng. Từ những vấn đề đã trình báy ở trên có thể khái quát những đặc điểm chung của vùng chuyên môn hóa các loại cây trồng chủ yếu như sau: - Vùng chuyên môn hóa cây trồng chủ yếu phải có khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao và đồng đều. - Vùng chuyên môn hóa các loại cây trồng phải có tỷ suất hàng hóa cao. - Sản xuất đi liền với cơ sở chế biến và luôn gắn với thị trường. Việc sản xuất của vùng phải nhạy cảm với các yếu tố thị trường và các chúnh sách kinh tế của Nhà nước. 2. Các vùng sản xuất chuyên môn hóa. a.Xây dựng vùng chuyên môn hóa sản xuất cây lương thực. Đó là việc xây dựng những vùng chuyên môn hóa các cây lương thực bao gômg: lúa, ngô, sắn v.v…nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và tỷ suất hàng hóa cao. Ngoài những vùng sản xuất lúa tập trung có khối lượng hàng hóa lớn cần mở rộng thêm các vùng chuyên canh trọng điểm có quy mô nhỏ phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Xây dựng những vùng chuyên canh ngô có năng suất cao cần coi trọng các biện pháp thâm canh như: giống, phân bón, hệ thống tưới tiêu…còn đối với vùng chuyên canh sản xuất sắn cần phải thực hiện thâm canh năng suất gắn với công nghiệp chế biến vừa hạn chế tổn thất vừa nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. b. Xây dựng vùng sản xuất chuyên môn hóa cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau đậu. Xây dựng vùng chuyên môn hóa cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau đậu nhằm cung cấp nhu cầu tiêu dùng trong nước, làm nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu như: cây cao su là cây công nghiệp, trông cây cao su khai thác mủ cao su để cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất săm lốp, sản xuất đệm mút…., còn các loại cây ăn quả và cây rau đậu phục vụ nhu cầu dinh dưỡng thường xuyên cho con người…Bên cạnh việc phát triển nâng cao khối lượng và chất lượng nông sản, nguyên liệu càn coi trọng xây dựng và hiện đại hóa công nghiệp chế biến nông sản, áp dụng tiến bộ công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ đó mở rộng được thị trường và nâng cao thu nhập cho người lao động. Phần II Tình hình sản xuất trồng trọt ở nước ta hiện nay. I. Bố trí sản xuất ngành trồng trọt theo các loại cây gắn với các vùng. 1. Bố trí sản xuất cây lương thực. Việc bố trí đúng đắn sản xuất lương thực theo vùng trong cả nước và việc biến đổi cơ cấu sản xuất lương thực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng, từng địa phương là điều kiện quan trọng để tăng cường và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất lương thực và cũng là để góp phần đảm bảo an ninh lương thực của cả nước. Sản xuất lương thực ở nước ta được bố trí rộng khắp ở các vùng trong nước. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên, kinh tế và quá trình lịch sử đã hình thành những vùng sản xuất lương thực lớn như đồng bằng sông Cửu Long , đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng châu thổ lớn nhất cả nước, có tổng diện tích chiếm tới 58% diện tích cây lương thực cả nước năm 1998. Tronh đó vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 13,7%; vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 44,4%. Đến năm 2004 tổng diện tích cây lương thực của hai vùng chiếm 60,2% diện tích cây lương thực cả nước, trong đó đồng bằng sông Hồng chiếm 14,7%, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 45,5%. Đây là hai vùng lương thực cung cấp nhiều lương thực hàng hóa cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra các vùng khác có diện tích lương thực không lớn so với vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long nhưng nó cũng là nơi sản xuất, đóng góp phần lương thực quan trọng cho nền kinh tế quốc dân mà chúng ta cũng phải chú ý khi đầu tư sản xuất kinh doanh trồng trọt. a. Bố trí sản xuất lúa Lúa gạo là cây lương thực của miền nhiệt đới, đang nuôi sống hơn 50% số dân thế giới, chiếm trên 28% sản lượng lương thực. Cây lúa ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước và cần nhiều công chăm sóc. Vùng trồng lúa gạo chủ yếu hiện nay là khu vực châu Á gió mùa với trên 9/10 sản lượng lúa gạo của thế giới. Tuy nhiên, do các nước trong khu vực này đều rất đông dân với tập quán lâu đời dùng lúa gạo, nên lúa gạo sản xuất ra chủ yếu để sử dụng trong nước. Lượng gạo xuất khẩu hàng năm chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng sản lượng trên 580 triệu tấn (gần 4% - khoảng trên 20 triệu tấn). Thái Lan, Việt Nam và Hoa Kì…là các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới. Ở nước ta cây lúa được bố trí tập trung chủ yếu ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Với tổng diện tích lúa của hai vùng này bình quân mỗi năm từ năm 1995 đến 1998 chiếm 63,33% tổng diện tích lúa cả nước, trong đó đồng bằng sông Hồng bình quân chiếm 14,72%, đồng bằng sông Cửu Long bình quan chiếm 49,1%. Đó là hai vùng lúa lớn nhất và có nhiều sản phẩm hàng hóa nhất của cả nước. Ngoài ra lúa còn được bố trí rộng rãi trên khắp các vùng, các địa phượng trong cả nước phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, tưới tiêu, tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lúa gạo hàng ngày của nhân dân cả nước. b. Bố trí sản xuất ngô. Ngô là cây trồng của miền nhiệt đới, nhưng hiện nay ngô còn được trồng phổ biến ở miền cận nhiệt đới và một phần ôn đới. Sản lượng ngô của thế giới hiện nay chiếm 29% sản lượng lương thực và dao động ở mức 600 triệu tấn/năm. Chỉ riêng Hoa Kì đã cung cấp trên 2/5 sản lượng ngô toàn thế giới. Các nước trồng nhiều ngô khác là Trung Quốc, Bra-xin, Mê-hi-cô, Pháp, Ác-hen-ti-na… Sản xuất ngô được bố trí rộng trên khắp cả nước song diện tích được bố trí tập trung nhiều ở hai vùng Đông Bắc và Đông Nam Bộ. Bình quân diện tích hàng năm thời kì 1995- 1998, vùng Đông Bắc đạt 183,9 ngàn ha chiếm 29,6% diện tích cả nước, vùng Đông Nam Bộ đạt 120 ngàn ha chiếm 19,3% diện tích cả nước. Các địa phương có diện tích ngô nhiều nhất từ 30 ngàn ha trở lên là: Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Daklak và Đồng Nai. c. Bố trí sản xuất đậu đỗ các loại (không kể đậu tương ) Đậu đỗ là cây lương thực có hạt và chứa nhiều chất dinh dưỡng cao, nhất là giàu chất đạm là thức ăn quý cho con người và là nguyên liệu để chế biến ra các loại thực phẩm khác có giá trị. Chúng đều là cây ngắn ngày nên có thể bố trí trồng chính hay trồng xen với các loại cây khác. Gần đây hàng năm diện tích đậu đỗ ở nước ta khoảng 20 vạn ha với sản lượng khoảng trên 10 vạn tấn. Đậu đỗ được trồng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh, song trồng tập trung nhiều vẫn là các tỉnh: Đồng Nai, An Giang, Daklak, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Ninh… Việc bố trí hợp lý cây lương thực quý có năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế ở từng vùng cho phép cải thiện cơ cấu cây lương thực và tăng nhanh sản lượng lương thực. Việc xác định cơ cấu sản xuất cây lương thực hợp lý, đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển một cách toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lợi tự nhiên, kinh tế của đất nước. Cơ cấu sản xuất lương thực nước ta những năm gần đây còn có nhiều bất hợp lý, sự chuyển biến tiến bộ còn chậm. Lúa còn chiếm tỷ trọng quá lớn cả về diện tích và sản lượng, màu còn chiếm tỷ lệ ít và có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Điều đó đặt ra sự cần thiết và nhanh chóng biến đổi cơ cấu lương thực hợp lý để tạo điều kiện thúc đẩy việc phát triển nhanh một nền nông nghiệp toàn diện có nhiều sản phẩm hàng hóa. 2. Bố trí sản xuất cây công nghiệp Trước khi thống nhất đất nước sản xuát cây công nghiệp ở nước ta vẫn ở tình trạng nhỏ bé, phân tán, sản phẩm hàng hóa ít. Từ sau khi đất nước thống nhất sản xuất cây công nghiệp có bước chuyển biến lớn. Diện tích tăng nhanh từ 474,3 ngàn ha năm 1976 lên 6227,7 ngàn ha năm 1980 và 1.212,9 ngàn ha năm 1988. Trong vòng 12 năm diện tích cây công nghiệp đã tăng hơn 2,6 lần. Trong thời gian đó, diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng gần 2,1 lần và diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng gần 3,3 lần. nhìn chung các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: bông, đay, cói, dâu tằm, đậu tương, vừng đều được chú ý phát triển…cả về diện tích và sản lượng. Sự phát triển nhanh chóng về diện tích và sản lượng cây công nghiệp đã thúc đẩy sản lượng hàng hóa xuất khẩu tăng. Cây công nghiệp được sản xuất rộng khắp trên cả nước,Tuy nhiên vùng sản xuất chuyên môn hóa tập trung chủ yếu là: vùng cà phê Tây Nguyên, cao su Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, chè ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Cây công nghiệp ngắn ngày cũng hình thành những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn ở nhiều địa phương trong cả nước. Nhìn chung các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có tỷ suất hàng hóa cao, chất lượng hàng hóa ngày càng tiến gần với thị trường trong nước và ngoài nước, đặc biệt là một số sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới như: cà phê, cao su, chè, hạt điều… 3. Bố trí sản xuất cây ăn quả Hoa quả là sản phẩm nông ngiệp cần thiết cho sức khỏe của con người, nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể con người như: đường, axít, các vitamin, muối khoáng và nhiều chất bổ khác. Mỗi loại hoa quả đều có hương vị khác nhau và được sử dụng dưới dạng tươi sống rất giàu vitamin hoặc dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm để chế biến rượu quả, nứoc giải khát, bánh kẹo, đồ hộp… rất có giá trị. Phát triển cây ăn quả góp phần tăng sản phẩm có giá trị cao để xuất khẩu tăng thu nhập, năng cao đời sống cho nhân dân. Ngoài ra cây ăn quả còn có tác dụng làm gỗ, cành củi, chất đốt trong nông thôn, làm rừng phòng hộ và phát triển chăn nuôi nhất là nuôi ong… Nước ta có điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới có pha lẫn ôn đới rất thuận lợi cho nhiều loại cây ăn quả phát triển. Hiện nay tập đoàn cây ăn quả nước ta rất phong phú, trong đó có nhiều loại cây ăn quả quý không chỉ có ý nghĩa tiêu dùng trong nước, mà còn có giá trị xuất khẩu cao như: cam, thuốc, nhãn, vải, dứa, sầu riêng, xoài, thanh long, mít tiên nữ… Vì những lý do trên việc bố trí sản xuất cây ăn quả trong nước rất quan trọng. Ngoài việc bố trí trồng rải rác trên tất cả các vùng, các địa phương có điều kiện thuận lợi, chúng ta còn phải xây dụng các vùng trồng cây ăn quả tập trung với quy mô lớn ( 70% diện tích nằm ở phía Nam) như: vùng cây ăn quả tập trung Nam Bộ nổi tiếng với những miệt vườn, miền núi phía Bắc nổi tiếng với mận Bắc Hà, táo mèo…Ngoài ra những loại quả nổi tiếng cũng được trồng ở một số địa phương như: vải thiều ở Thanh Hà (Hải Dương ), nhãn nồng ở Hưng Yên… 4. Bố trí sản xuất cây rau, đậu Cây rau, đậu cũng có vị trí quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân nước ta. Rau cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tiền vitamin, chất khoáng, axít hữu cơ và nhiều chất bổ khác cần thiết cho con người. Trước Cách mạng Tháng Tám, rau chỉ được trồng manh mún ở các mảnh vườn gia đình, mang tính chất tự cung tự cấp. sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, sản xuất rau từng bước được phát triển với cơ cấu và chủng loại phong phú. Diện tích rau cả nước năm 1990 là 249,9 ngàn ha tăng lên 369 ngàn ha năm 1995 và 445 ngàn ha năm 2000. Sản lượng rau tử 3,17 triệu tấn rau các loại vào năm 1990 tăng lên 5,95 triệu tấn năm 2000. Tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6,5%. Sản lượng rau tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp, năm 1995 đạt 58,1 kg bằng 6% của thế giới (thế giới 85 kg) năm 2000 tăng lên 76,6%/ người. Vùng sản xuất rau tập trung được tiến hành sản xuất rải rác trên khắp cả nước, các vùng, các địa phương có điệu kiện đất đai, khí hậu ... phù hợp như ở Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội), Đà Lạt, Đông Nam Bộ…. Đặc biệt việc sản xuất rau hiện nay còn thu hút được khá nhiều dự án đầu tư nước ngoài với nhiều hình thức sở hữu khác nhau hoặc nhận gia công sản xuất như : huyện Vĩnh Lạc - Vĩnh Phúc nhận gia công trồng dưa chuột cho Nhật Bản… II. Các hình thức tổ chức sản xuất trong sản xuất kinh doanh trồng trọt Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nôn nghiệp nói chung trong trồng trọt nói riêng rất phong phú. Tùy theo mục đích nghiên cứu và tiêu thức phân loại chúng được phân thành các loại hình với tên gọi khác nhau. Dựa vào hình thức sở hữu, tổ chức sản xuất kinh doanh trồng trọt được phân thành các loại hình chủ yếu sau: 1. Hộ gia đình Hộ gia đình là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các nước đang phát triển thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây là hình thức kinh tế có quy mô gia đình mà các thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về huyết thống cũng như về kinh tế, cùng sống chung trong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung một nguồn thu nhập. Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình là: về mục đích sản xuất: chủ yếu nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của gia đình; về quy mô đất đai: nhỏ bé, biểu hiện rõ nét tính chất tiểu nông, ít vốn; về trình độ kỹ thuật: mang tính truyền thống; về cách thức tổ chức sản xuất: sử dụng chủ yếu lao động trong gia đình. Đối với các nước đang phát triển, hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ lên một trình độ cao hơn. Ở nước ta hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình trong sản xuất trồng trọt từ năm 1994 đến nay thực sự là tự chủ. Hộ gia đình đã và đang được tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển, vì vậy năng lực sản xuất của hộ nông dân được nâng lên. Trong sản xuất trồng trọt các hộ nông dân tự cấp tự túc chiếm khoảng 25% trong số tổng số hộ nông dân sản xuất trồng trọt. Họ là các hộ sống ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, những hộ sống ở vùng đồng bằng, trung du nhưng thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn …Đây là những hộ cần được giúp đỡ trên nhiều phương diện.Các hộ nông dân sản xuất hàng hóa nhỏ có số lượng nhỉnh hơn chút ít. Đây là những hộ khá ở nông thôn có điều kiện sản xuất nhất định, sản xuất đủ ăn, có sản phẩm dư thừa đem bán. Số khác là những hộ nằm trong vùng chuyên môn hóa. Đây là những hộ có tỷ suất hàng hóa cao trong sản suất trồng trọt, nhưng quy mô đất đai nhỏ chưa đủ điều kiện trở thành trang trại, là những hộ nông dân cần tạo điều kiện về nguồn lực nhất là đất đai để chuyển hộ sang sản xuất hàng hóa theo mô hình trang trại. 2. Trang trại Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hộ gia đình, được hình thành và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, thay thế cho kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc. Trang trại xuất hiện lần đầu tiên ở các nước Tây Âu gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, sau đó phổ biến ở tất cả các nước công nghiệp châu Âu, Bắc Mĩ, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc và hiện nay xuất hiện ở nhiều nước đang thực hiện công nghiệp hoá thuộc khu vực Nam Á, Đông Nam Á. Ở Việt Nam, hình thức này phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây. Trang trại có những đặc điểm khác biệt với hộ gia đình. Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hoá, quy mô đất đai và tiền vốn khá lớn, có cách thức tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên chuyên môn hoá và thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, các trang trại đều sử dụng lao động làm thuê. Là một hình thức sản xuất cơ sở, trang trại có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Ở các nước phát triển, phần lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất ra trong các trang trại. Còn tại các nước đang phát triển như ở nước ta, vai trò tích cực và quan trọng của trang trại thể hiện rõ nét ở cả ba mặt: kinh tế (phát triển cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, tạo nên vùng chuyên môn hoá, tập trung hàng hoá…), xã hội (tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động) và môi trường (sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, trồng rừng, bảo vệ rừng, cải tạo và bảo vệ môi trường. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất kinh doanh trồng trọt nói riêng, nhiều nước cũng đang dần ổn định mô hình sản xuất phổ biến là trang trại theo hướng hàng hóa. ở nước ta, sau 7 năm thực hiện nghị quyết (03/2000/QN-CP) của Chính Phủ về phát triển kinh tế trang trại, hình thái sản xuất này cũng đã bắt đầu định hình và, phát huy tác dụng, lấy sản xuất hàng hóa lớn làm mục tiêu, xứng đáng là nhân tố đi đầu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng hội nhập. Theo xu hướng này các trang trại sản xuất kinh doang trồng trọt tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm như Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Đông bằng sông Hồng, Tây Nguyên. . . Theo thông tư liên tịch (Số 69/2000/TTLT/BNN_TCTK) về quy mô sản xuất của trang trại sản xuất kinh doanh trồng trọt phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ, tương ứng với từng ngành sản xuất và từng vùng: Biểu đồ 2: Quy mô trang trại sản xuất khinh doanh trồng trọt nước ta hiện nay Đơn vị: ha Vùng Loại cây Các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải miền Trung Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam Cây hàng năm Từ 2 ha trở lên Từ 3 ha trở lên Cây lâu năm Từ 3 ha trở lên Từ 5 ha trở lên Cây lâm nghiệp Từ 10 ha trở lên Từ 10 ha trở lên Nguồn: Thông tư liên tịch (Số 69/2000/TTLT/BNN_TCTK) Theo tổng cục thống kế tính đến 2006 cả nước ta có 113730 trang trại, trong đó số trang trại trồng cây lâu năm là: 18206trang trại,số trang trại trồng cây hàng năm là: 32611 trang trại còn lại là các trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Biểu đồ 3: Số lượng trang trại sản xuất kinh doanh trồng trọt hàng năm Đơn vị: trang trại Loại cây Vùng Trang trại trồng cây hàng năm Trang trại trồng cây lâu năm ĐBSH 305 22 Đông Bắc 98 127 Tây Bắc 38 44 Bắc Trung Bộ 1881 1115 Duyên hải Nam Trung Bộ 3003 878 Tây Nguyên 1073 6986 Đông Nam Bộ 1788 8859 ĐBSCL 24425 175 Nguồn: Tổng cục thống kê Ngày nay nhân dân cả nước...không ai lạ gì kinh tế trang trại. Trang trại không những đã thay đổi dần tư duy và cung cách làm ăn từ tự cung, tự cấp, sang sản xuất hàng hóa, mà đã trở thành ham muốn, trở thành điều kiện cho ước muốn làm giàu, ước mơ đổi đời của nông dân. Nhưng một thực tế cho thấy, các trang trại sản xuất với quy mô lớn, mà không có được những hợp đồng tiêu thụ, hoặc am hiểu thị trường, không có nhà máy chế biến tại chỗ, thì dễ dẫn đến tình trạng thua lỗ, hoặc hiệu quả thấp do thường "được mùa-rớt giá". Cũng cần nói thêm, hiệu quả kinh tế trang trại trong sản xuất hàng hóa đã rõ, nhưng còn thiếu sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, với sự hỗ trợ của nhà nước trong “đầu ra" của sản phẩm. 3. Hợp tác xã Hợp tác xã (HTX) trong sản xuất trồng trọt là hình thức kinh tế tập thể của nông dân, vì vậy hoạt động của HTX có tác động ta lớn, tích cực đến hoạt động của hộ nông dân. Nhờ có hoạt động của HTX các yếu tố đầu vào và các khâu dịc vụ cho hoạt động của sản xuất trồng trọt được cung cấp kịp thời và đầy đủ, đảm bảo chất lượng, các khâu sản xuất tiếp theo được tiến hành, làm cho hiệu quả sản xuất của hộ nông dân được nâng lên. Thông qua hoạt động dịch vụ vai trò điều tiết sản xuất của HTX được thực hiện theo hướng tập trung, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn. Ví dụ: dịch vụ làm đất, dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ bảo vệ thực vật…đòi hỏi sản xuất của hộ nông dân phải thực hiện thống nhất về chủng loại, về thời vụ gieo trồng và chăm sóc. HTX còn là nơi tiếp nhận những trợ giúp của nhà nước tới hộ nông dân, vì vậy hoạt động của HTX trồng trọt có vai trò cầu nối giữa nhà nước với hộ nông dân một cách hiệu quả. Ở những vùng chuyên môn hóa HTX còn là hình thức thể hiện mối liên minh công nông, đặc biệt là khâu sản xuất nguyên liệu và chế biến nông sản. Ví dụ: các HTX ở vùng trông mía Lam Sơn (Thanh Hóa) gắn kết hộ nông dân với các nhà máy đường. Các HTX trồng trọt có 2 hình thức - HTX làm dịch vụ, bao gồm: + Dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất trồng trọt (các HTX cung ứng vật tư, giống, phân bón, thuốc trừ sâu). + Dịch vụ các khâu cho sản xuất trồng trọt (HTX làm đất, tưới nước, bảo vệ thực vật…). - HTX sản xuất kết hợp dịch vụ: các HTX loại này thườn dưới dạng chuyên môn hóa theo sản phẩm, là HTX gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ trong đó trực tiếp sản xuất là hộ nông dân. Ví dụ: các HTX sản xuất rau an toàn… Thực tế cho thấy, kinh tế HTX trong những năm qua đã đạt những kết quả khả quan bước đầu. Tuy nhiên, đánh giá toàn diện và tổng thể sự vận động và phát triển của các loại hình kinh tế này cho thấy còn bộc lộ nhiều yếu kém. Cụ thể là: Năng lực nội tại hạn chế, quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ sản xuất cũ kỹ và lạc hậu. Hơn nữa vốn cố định của các loại hình kinh tế này còn quá nhỏ so với yêu cầu của sản xuất đặt ra; vốn cố định bình quân của các HTX, chỉ đạt 300 triệu đồng/1HTX; trong khi đó ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung và Tây nguyên chỉ đạt 200 triệu đồng. Thiếu vốn, dẫn đến các HTX, không có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Hiện tại tỷ lệ về cơ khí hoá công nghệ thiết bị sản xuất của các loại hình kinh tế HTX chỉ đạt hơn 12%; trong khi đó tỉ lệ này ở khu vực DN nhà nuớc là trên 37%; tỷ lệ thủ công trong dây chuyền sản xuất của các HTX là hơn 42% thì ở khu vực các DN nhà nước là 19%... Do vậy năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá thấp, sức cạnh tranh yếu, thị trường bị bó h‹p và tất yếu giá trị và hiệu quả thấp. III. Trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay 1. Sự cần thiết của thâm canh trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp là quá trình đầu tư phụ thêm tư liệu sản xuất và sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn thiện khong ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, nhằm thu hút được nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích, với chi phí thấp trên một đơn vị sản phẩm. Lịch sử phát triển của sản xuất nông nghiệp trong nhiều thập kỉ đã chứng minh phương thức quảng canh tái sản xuất mở rộng đã chiếm ưu thế, thậm chí đến nửa đầu thế kỉ XX, nông nghiệp trên thế giới chủ yếu được tiến hành bằng phương thức quảng canh. Sản lượng lương thực có hạt của thế giới từ 510 triệu tấn năm 1901 tăng lên 771 triệu tấn năm 1950, trong đó chủ yếu là do mở rộng diện tích từ 508 triệu ha lên 723 triệu ha cùng thời gian tương ứng. Tức là diện tích tăng lên 41,76% trong lúc đó năng suất tăng 5,68%. Với sự phát triển của xã hội nhu cầu đòi hỏi về lượng nông sản ngày càng lớn, song do khả năng mở rộng diện tích bị hạn chế, con người phải chuyển sang việc nâng cao chất lượng canh tác thông qua việc đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động để thu được nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích. Ở Việt Nam, với điều kiện dân số ngày càng tăng do đó nhu cầu về nông sản phẩm cũng tăng lên tương ứng. Điều đó mâu thuẫn với việc mở rộng diện tích đất đai có hạn, quỹ đất dành cho xây dựng nhà ở ngày càng tăng trong khi đó diện tích ruộng đất dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm.Theo đó việc chuyển quảng canh sang thâm canh là tất yếu khách quan, thâm canh ngày càng có ý nghĩa to lớn, đóng vai trò quan trọng quyết định trong sự phát triển của nông nghiệp. Rõ ràng thâm canh nông nghiệp trở thành khuynh hướng chung có tính quy luật, gắn liền hữu cơ với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật. là phương thức chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, là con đường kinh doanh chủ yếu, là giải pháp chính để tăng sản lượng trồng trọt ở nước ta. Ngày nay thâm canh phải phục vụ đắc lực cho mục tiêu kinh tế do Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên đơn vị diện tích, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ thực hiện thâm canh nông nghiệp nhằm góp phần xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, từng bước phân bố lại lao động trong nông nghiệp. Thâm canh phải đi đôi với mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, tăng nhanh sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của kinh tấ quốc dân, trọng tâm là lương thực, thực phẩm. 2. Trình độ thâm canh trồng trọt của nước ta Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã nhận thức đúng đắn về việc chuyển đối phương thức từ quảng canh sang thâm canh. Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư vốn cho nông nghiệp, từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ thâm canh. Tỷ trọng vốn đầu tư nông nghiệp so với tổng vốn đầu tư ngân sách có xu hướng tăng trong những năm gần đây, từ 16,32% năm 1995 tăng lên 18,42% năm 1998, lên 19,56% năm 1999 và chiếm 8,5% năn 2004. Tính bình quân 1 ha năm 1990 đạt 0,058 triệu đồng tăng lên 0,3012 triệu đồng năm 1995 và 0,5227 triệu đồng vốn đầu tư cơ bản cho 1 ha đất nông nghiệp năm 1998. Trong đó vốn đầu tư cho thủy lợi đạt 0,042 triệu đồng năm 1990 tăng lên 0,263 triệu đồng năm 1995 và lên 0,338 triệu đồng năm 1998. Trong tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp phần lớn dành cho thủy lợi, năm 1990 vốn đầu tư thủy lợi chiếm 73,27%, năm 1995 tỷ trọng này là 87,40% và năm 1999 là 80,35%. Năng lực tưới, tiêu hàng năm tăng lên, năm 1995 năng lực tưới đạt 134,4 ngàn ha, năm 1997 tăng thêm 564,9 ngàn ha, năm 1999 tăng thêm 386 ngàn ha. Tương tự năng lực tiêu nước tăng thêm 46,0 ngàn ha năm 1995, 386,2 ngàn ha năm 1997 và 106,4 ngàn ha năm 1999. Ngoài vốn đầu tư ngân sách, vốn tín dụng nhà nước cho nông dân vay để đầu tư phát triển nông nghiệp rất lớn. Đén cuối năm 1999 số dư bợ của các hộ lên tới 21.148 tỷ đồng, bình quân 1 ha gieo trồng có số dư nợ 1,744 triệu đồng. Số lượng đầu máy kéo đầu tư cho nông nghiệp tăng nhanh. Năm 1990 cả nước có 25.086 đầu máy kéo, trong đó máy kéo lớn chiếm 28,73%, đã tăng lên 97.817 đầu máy kéo năm 1995 trong đó máy kéo lớn chiếm 26,65% và lên 122.958 đầu máy kéo năm 1998 trong đó máy kéo lớn chiếm 29,97%. Tốc độ tăng trưởng hàng năm số đầu máy kéo khá nhanh, thời kì 1991-1998 bình quân hàng năm trang bị máy kéo lớn tăng 22,62% . Lượng phân bón hóa học tăng đáng kể, từ 1.419,4 ngàn tấn đạm (quy chuẩn) năm 1985 tăng lên 2.109,7 ngàn tấn năm 1990, tăng lên 2.755,8 ngàn tấn năm 1997 và lên 2.856,0 ngàn tấn năm 1998. Nếu tính trên 1 ha diện tích gieo trồng năm 1985 đạt 165,88 kg/ha tăng lên 233,37 kg/ha năm 1990, năm 1995 giảm xuống 216,13 kg/ha và lên 244 kg/ha năm 1998. Cùng với việc đầu tư vốn, củng cố, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ thâm canh nông nghiệp Nhà nước đã hỗ trợ tạo điều kiện để các chủ trang trại, hộ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất trước hết là khâu giống cây trồng. Nhà nước không những quann tâm khâu chọn lọc, bình tuyển, lai tạo mà còn rất quan tâm đến việc chuyển giao các giống tốt đến tay nông dân. Nhờ vậy mà tỷ lệ giống tốt được sử dụng tăng lên. Năm 2000 cả nước đã cấy trên 450 ngàn ha giống lúa lai…Các quy trình kỹ thuật thâm canh lúa, màu, rau các loại, cây công nghiệp lâu năm và hàng năm, cây ăn quả….không ngừng hoàn thiện. Công tác khuyến nông được tăng cường đến từng tay hộ nông dân. Nhờ vậy mà ngành trồng trọt nước ta có bước phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Giá trị nông sản xuất khẩu tưng lên nhanh từ 1.745,8 triệu USD năm 1995 tăng lên 2.398,0 triệu USD năm 1997 và 3.394,0 triệu USD năm 1998; tính trên 1 ha diện tích gieo trồng đạt 166,32 USD năm 1995 lên 210,14 USD năm 1997 273,27 và lên 289,09 USD năm 1998. Giá trị xuất khẩu nông sản tính cho 1 lao động nông nghiệp năm 1995 đạt 72,62 USD tăng lên 96,21 USD năm 1997 và lên 134,14 USD năm 1998. Theo Bộ NN-PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản tháng 3/2006 chỉ đạt 362 triệu USD, giảm 1,8% Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong tháng 3/2006, như gạo, rau quả, lạc nhân giảm tương ứng là 2,3%, 17% và 90% so với cùng kỳ. Trong những năm đổi mới, trình độ thâm canh nông nghiệp của Việt Nam có bước tiến đáng kể và đem lại hiệu quả to lớn. Ngành trồng trọt nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, trở thành nước xuất khẩu gạo, cà phê đứng thứ hai thế giới, một số nông sản khác cũng có vị thế cao trên thị trường quốc tế như: hạt điều, chè, rau quả v.v…góp phần đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. IV. Kết quả sản xuất trồng trọt của một số cây chủ yếu qua các năm ở nước ta 1. Cây lương thực a. Lúa gạo Lúa là cây lương thực rất quan trọng, chủ yếu của nước ta, là cây lương thực không thể thiếu đối với người Việt Nam, xuất hiện từ rất lâu đời. Từ năm 1990 đến năm 1998 diện tích sản xuất lúa trong cả nước chiếm tới trên 85% tổng diện tích cây lương thực và trên dưới 90% giá trị sản lượng lương thực. Cây lúa được bố trí tập trung chủ yếu ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Biểu đồ 4: Diện tích lúa cả năm ở một số địa phương. Đơn vị: Nghìn ha Năm Vùng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 7666,3 7492,7 7504,3 7452,2 7445,3 7329,2 7324,4 ĐBSH 1212,6 1202,5 1196,6 1183,5 1161,6 1138,9 1124,0 Đông Bắc 550,3 558,0 562,4 566,1 557,2 555,6 553,8 Tây Bắc 136,8 139,6 140,1 139,5 151,1 152,8 154,4 Tây Nguyên 176,8 180,8 186,6 193,9 197,9 192,2 207,6 ĐBSCL 3945,8 3792,0 3834,8 3787,3 3815,7 3826,3 3773,2 Nguồn: Tổng cục thống kê Theo số liệu thống kê việc gieo cấy lúa mùa: Tính đến ngày 15/7/2007, cả nước gieo cấy 1098,1 nghìn ha lúa mùa, bằng 94,4% cùng kỳ năm 2006, trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy 1010,8 nghìn ha, bằng 98,9% (riêng các tỉnh Đồng bằng sông Hồng gieo cấy được 519,9 nghìn ha, bằng 103%); các địa phương phía Nam gieo sạ 87,3 nghìn ha, bằng 62,1 %. Cũng tính đến trung tuần tháng 7, việc gieo cấy lúa hè thu ở các địa phương phía Nam đã gieo được 1831,3 nghìn ha, bằng 90,6% cùng kỳ năm trước, trong đó các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 1547,7 nghìn ha, bằng 88,2% năm trước. Sản lượng lúa của cả nước năm 2000 là 32.529,5 nghìn tấn, đến 20004 tăng lên đạt 36.148,9 nghìng tấn. Đến 2006 đạt 35.826,8 nghìn tấn. Tính đến nay các địa phương đã thu hoạch xong lúa hè thu với sản lượng ước đạt 10,147 triệu tấn, tăng 430.000 tấn so với năm 2006. Các địa phương ở miền Bắc cũng cơ bản thu hoạch xong lúa mùa với sản lượng 8,63 triệu tấn, tăng 45.000 tấn so với năm 2006. Như vậy, sản lượng lúa cả nước năm 2007 đạt khoảng 35,9 triệu tấn, tương đương năm 2006. Năng suất lúa cả nước năm 2000 đạt 42,4 tạ/ha tăng lên đạt 46,4 tạ/ha năm 2003 và tiếp tục tăng đến năm 2006 đạt 48,9 tạ/ha. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 4-11-2007 cho biết, trong những ngày đầu tháng 11, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đã xuất khẩu thêm được 200.000 tấn gạo, nâng tổng số gạo xuất khẩu của cả nước lên 4,5 triệu tấn, hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu gạo năm 2007. Tổng giá trị gạo xuất khẩu ước đạt gần 1,5 tỷ USD. b. Ngô Ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa, là nguồn thức ăn chủ yếu và giàu chất dinh dưỡng cho vật nuôi. Năm 1985 diện tích ngô cả nước là 397,3 ngàn ha, tăng lên 556,8 ngàn ha năm 1995 và 714,0 ngàn ha năm 2000. Năm 2004 diện tích ngô đạt 991,1 ngàn ha. Trong những năm gần đây diện tích trồng ngô có xu hướng tăng lên rõ rệt. Tính đến trung tuần tháng 7 năm nay cả nước đã gieo trồng 825,3 nghìn ha ngô, bằng 102,2% cùng kỳ năm trước Biểu đồ 5: Diện tích trồng ngô ở một số địa phương. Đơn vị:Nghìn ha Năm Vùng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 730,2 729,5 816,0 912,7 991,1 1052,6 1031,6 ĐBSH 92,9 68,2 70,0 80,5 84,0 81,9 79,2 Tây Bắc 104,2 109,1 122,5 129,4 138,1 156,2 158,4 Tây Nguyên 86,8 103,1 149,2 184,0 209,2 236,6 224,9 Đông Nam Bộ 111,6 122,8 128,9 134,3 131,2 131,6 125.0 Nguồn: Tổng cục thống kê Sản lượng ngô cả nước năm 1995 đạt 1,2 triệu tấn và tăng lên 1,9 triệu tấn năm 2000 và tăng lên đạt 2,5 triệu tấn năm 2002.Năm 2003 đạt 3,1 triệu tấn tiếp tục tăng lên 3,45 triệu tấn năm 2004 và đến năm 2006 đạt 3,8 triệu tấn. Năng suất ngô của cả nước cũng không ngừng tăng lên. Nếu như năm 2000 chỉ đạt mức 27,5 tạ/ha thì năm 2002 tăng lên đạt 30,8 tạ/ha. Năm 2004 đạt 40,9 tạ/ha tăng lên đến 41,0 năm 2006. 2. Cây công nghiệp a. Cây chè Trong 10 năm qua (1995-2005), diện tích trồng chè đã tăng gấp 2 lần, năm 1995 diện tích trồng chè 66,7 nghìn ha tăng lên đạt 87,7 nghìn ha năm 2000. Năm 2002 đạt 109,3 nghìn ha, năm 2002 là 120,8 nghìn ha đến năm 2006 đạt 112,7 nghìn ha. Tính đến thời điểm tháng 8/2007, cả nước có 630 cơ sở, nhà máy chế biến của 34 tỉnh, thành phố tham gia vào trồng chè trên diện tích 125 nghìn ha. Sản lượng năm 1995 chỉ đạt 180,9 nghìn tấn chè búp tươi, năm 2000 đạt 314,7 nghìn tấn tăng lên đạt 423,6 nghìn tấn năm 2002, tiếp tục tăng năm 2004 đạt 513,8 nghìn tấn, năm 2006 đạt 612,1 nghìn tấn chè búp tươi. Năng suất tăng 2 lần, đạt 50 tạ/ha. Diện tích nhân giống chè mới năng suất cao, chất lượng tốt đạt 32.5% tổng diện tích. Quỹ gien chè, kể cả trong nước và nhập nội, có gần 150 dòng. Chỉ với một thời gian ngắn, do mở rộng đầu tư, hợp tác với nước ngoài, Việt Nam đã nhập hơn 50 giống mới, trong đó có 8 giống mới được phép nhân rộng trong các dự án phát triển ở các tỉnh, thành phố góp phần năng cao năng suất, nâng cao chất lượng chè. Đến nay, cả nước có khoảng 400.000 hộ sản xuất chè, hơn 600 doanh nghiệp chế biến ở quy mô công nghiệp, hàng năm thu hút khoảng 2 triệu lao động tham gia vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, thương mại và dịch vụ. Việt Nam được đánh giá là nước có ngành sản xuất chè truyền thống với nhiều vùng chè đặc sản nổi tiếng. Chè Việt Nam đã được xuất sang 107 thị trường trên thế giới, trong đó có 68 thị trường thuộc các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu là chè bán thành phẩm với chất lượng ở mức trung bình. Thị trường chè trong nước đã trở lại ổn định sau cơn bão chè vàng diễn ra từ những tháng đầu năm 2007. Do các địa phương và ngành chức năng đã khống chế được giá chè xuất ngoại nên giá chè đã giảm xuống và giữ mức ổn định. Tính đến tháng 9/2007, giá chè búp khô và tươi đã trở lại ổn định do không có sự tranh mua, tranh bán của các tư thương xuất sang Trung Quốc. Giá chè các tỉnh không chênh lệch nhiều, và giá loại chè xanh búp khô thường được bán với giá cao gấp đôi chè đen cùng loại, với giá bán lẻ phổ biến ở mức 14.000-16.000 đ/kg đối với chè đen búp khô, 28.000-32.000 đ/kg đối với chè xanh búp khô. Còn giá các loại chè búp tươi thì không chênh lệch nhiều, mức giá bán lẻ phổ biến ở mức 2.000 đ/kg-3.000 đ/kg. Biểu đồ 6: Diện tích và sản lượng chè Việt Nam Nguồn: CIEM, 2007 b. Cây cà phê Trong những năm gần đây sản lượng cà phê đạt 31,3 nghìn tấn năm 1988 lên tới 252 nghìn tấn năm 1996. còn diện tích cà phê cũng không ngừng tăng lên từ năm 1990 đến nay. Năm 1990 chỉ có 119,3 nghìn ha đến năm 1995 đạt 186,4 nghìn ha, năm 2000 đạt 561,9 nghìn ha, năm 2001 đạt 565,3 nghìn ha cao nhất từ trước đến nay và đến năm 2004 còn 496,8 nghìn ha và giảm dần còn 488,6 nghìn ha năm 2006. Sản lượng cà phê cũng tăng rất nhanh từ năm 1990 đến nay. Năm 1990 sản lượng cà phê nhân mới chỉ đạt 92 nghìn tấn, đến năm 1995 tăng lên 218 nghìn tấn và năm 2000 đạt 802,5 nghìn tấn. Năm 2004 mặc dù diện tích trồng cà phê giảm song sản lượng cà phê năm 2004 vẫn vượt năm 2000 và đạt 836,0 nghìn tấn và tiếp tục tăng lên đạt 853,5 nghìn tấn năm 2006. Trong 10 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 972,65 ngàn tấn, với trị giá 1,467 tỷ USD, tăng 44,58% về lượng và tăng 86,71% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. V. Những tồn tại và những vấn đề cần giải quyết để phát triển ngành trồng trọt ở nước ta hiện nay 1.Tiêu thụ nông sản khó khăn - Một số nông sản chủ lực hiện nay cung đã vượt cầu, tiêu thụ khó như cà phê, cao su, chè, gạo, đường. Đây cũng chính là các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu hiện nay trong nông nghiệp. - Chất lượng nông sản còn thấp, giá thành cao nên sức cạnh tranh còn kém cả ở thị trường trong nước và nước ngoài: Chất lượng gạo không ngon bằng gạo của các nước xuất khẩu gạo. Chè có chất lượng kém, hiện vẫn được xuất chủ yếu sang Irắc, nếu lệnh cấm vận của Liên hiệp quốc được huỷ bỏ thì thị trường xuất khẩu chè sẽ khó khăn. Giá xuất khẩu chè chỉ đạt hơn 1000 USD/tấn, trong khi các nước khác xuất với giá 2000-4000 USD/tấn. Cà phê chủ yếu là cà phê vối, giá thấp hơn cà phê chè, giá xuất khẩu thường thấp hơn các nước 100-150 USD/tấn. Sản phẩm chăn nuôi chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, chất lượng thịt thấp, cạnh tranh kém (giá bán của thịt lợn Mỹ ở Nga chỉ 800 USD/tấn, trong khi Việt Nam xuất cho Nga thường 1700 USD/tấn). Đường hiện xuất khẩu với giá 275 USD/tấn trong khi giá thành sản xuất trong nước hơn 300 USD/tấn. Các loại rau, quả chất lượng thấp. - Việc tham  gia các tổ chức quốc tế, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ... ngành trồng trọt sẽ có thêm nhiều thuận lợi để phát triển nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức, chủ yếu là khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp, giá thành cao, trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn kém,  nên nguy cơ mất thị trường cả ở trong và ngoài nước là không nhỏ.   2. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt còn rất kém - Các công trình thuỷ lợi mới huy động được khoảng 60-65% công suất, đảm bảo tưới được cho 6,6 - 7,6 triệu ha gieo trồng lúa (87%) và 900 nghìn ha rau màu và cây công nghiệp. Hệ thống các công trình phòng chống lũ, bão và giảm nhẹ thiên tai còn nhiều vấn đề bất cập. - Vấn đề giao thông ( giao thông nông thôn và giao thông nội đồng) còn nhiều thiếu sót: Đến năm 2000 vẫn còn cả nước còn 515 xã chưa có đường ô tô tới trung tâm xã (khoảng 5,8% số xã cả nước). Các tuyến đường giao thông  nông thôn, nhất là ở các tỉnh miền núi còn rất khó khăn. Còn hơn 1850 xã chưa có điện (chiếm khoảng 21% số xã). Nhiều xã vẫn chưa có điện thoại đến trung tâm xã, chưa được nghe Đài tiếng nói và xem truyền hình Việt Nam. - Công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản lạc hậu, phần lớn máy móc, công nghệ cũ. Là một nước nông nghiệp nhưng cơ sở vật chất của khoa học công nghệ nông nghiệp rất lạc hậu, yếu kém, không tương xứng với yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. 3.Trình độ lao động của người nông dân còn nhiều hạn chế Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có những truyền thống, kinh nghiệm sản xuất, nhất là trong nông, lâm, ngư nghiệp nói chung và trong sản xuất trồng trọt nói riêng. Được tích luỹ qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật. Chất lượng nguồn lao động ngày càng cao do đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật là gần 5 triệu người, chiếm hơn 13% tổng lực lượng lao động, trong đó số người có trình độ đại học và cao đẳng trở lên chiếmkhoảng23%. Tuy nhiên, từ một nước nông nghiệp đi lên, trình độ văn hóa của người nông dân nhìn chung chưa cao, điều đó hạn chế rất nhiều trong việc tiếp thu áp dụng công nghệ khoa học vào sản xuất trồng trọt. Hơn nữa người lao động nước ta nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao vẫn còn mỏng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhất là trong khi nước ta bắt đầu công cuộc hội nhập càng đòi hỏi người lao động trong ngành không chỉ cần có trình độ tay nghề cao mà còn phải hiểu biết pháp luật và những quy định trong xuất nhập khẩu ... 4. Công tác tổ chức, quản lý và cơ chế chính sách còn yếu và thiếu Công tác tổ chức và quản lý trong ngành còn lỏng lẻo, chưa khoa học gây nhiều lãng phí về công sức và tiền của. Trình độ quản lý và kinh nghiệm kinh doanh của cán bộ chưa nhiều, khả năng tiếp thị, tiếp cận với thị trường và thời cuộc còn non yếu. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách đổi mới và khuyến khích phát triển nông nghiệp, trồng trọt nhưng vẫn còn một số điểm yếu, một số tư tưởng vẫn chưa giải phóng triệt để như vấn đề giao đất, giao rừng cho mọi người làm trang trại, vấn đề bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước… Phần III Phương hướng, giải pháp phát triển ngành trồng trọt ở nước ta hiện nay I. Phương hướng phát triển ngành trồng trọt 1.Phát triển ngành trồng trọt theo hướng chuyên môn hóa kết hợp với đa dạng hóa sản xuất Chuyên môn hóa nhằm lợi dụng triệt để lợi thế so sánh của các vùng và cả nước để phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô lớn thỏa mãn nhu cầu trong nước và xuất khẩu ngày càng nhiều. Đa dạng hóa là nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh để taoh ra cơ cấu sane xuất hợp lya trên cơ sở chuyên môn hóa để thỏa mãn nhu cầu đa dạnh của thị trường và khai thác tối đa tiềm năng sãn có về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Phát triển ngành trồng trọt theo hướng thâm canh ngày càng cao trên cơ sở cân bằng sinh thái Ai cũng biết những mặt tích cực mà thâm canh đem lại nhưng chúng ta không thể không quan tâm đến các mặt trái của nó: đó là những mâu thuẫn bên trong quá trình này mà bản thân nó có thể đưa lại những hậu quả về sinh học, sinh thái và xã hội.   Có nhiều số liệu thống kê chỉ ra rằng quá trình thực hiện việc nâng cao năng suất cây trồng gắn liền với sự tiêu hao ngày càng lớn năng lượng nhân tạo dưới dạng phân bón, thuốc trừ sâu, thuỷ lợi, các công cụ cơ giới hóa... Nếu như vào những năm 30, cả thế giới sử dụng khoảng 3,5 triệu tấn phân bón, thì đến những năm 90 con số này phải lên đến hàng trăm triệu tấn. Nhờ phân bón mà năng suất cây trồng có thể tăng từ 30 - 50%, nhưng để sản lượng tăng lên gấp đôi thì chi phí phân bón, thuốc trừ sâu và kỹ thuật phải tăng gấp 10 lần. Sự thiếu hoàn thiện trong kỹ thuật canh tác cây nông nghiệp là một trong những nguyên nhân làm tăng hao phí năng lượng "nhân tạo". Sự thất thoát 50 - 60% nước tưới và phân bón không những dẫn đến thất thoát năng lượng mà còn gây ô nhiễm môi trường sống. Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đã và đang góp phần làm ô nhiễm môi trường. Điều này không chỉ do việc sử dụng rộng rãi một số lượng lớn thuốc trừ sâu, phân bón, các chất có hoạt tính sinh học, mà còn do việc nhập nội thuốc trừ sâu thiếu chọn lọc, từ đó mà các thành phần thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại  tập trung trong cơ thể con người được tìm thấy ngày càng tăng, cũng từ đó cân bằng sinh thái học trong hệ sinh thái nông nghiệp có chiều hướng bị phá vỡ. Điều đó buộc chúng ta phải nhìn nhận lại vai trò của những phương pháp truyền thống trong trồng trọt thâm canh. Vì vậy bên cạnh việc đẩy mạnh thâm canh nhất thiết phải chú ý đến cân bằng sinh thái để phát triển ngành trồng trọt theo hướng bền vững, cạnh tranh tốt trong điều kiện hội nhập. 3. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt trên cơ sở nâng cao năng suất cây lương thực để giảm diện tích cây lương thực một cách hợp lý nhằm mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả và các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. 4. Phát triển và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ Việc phát triển và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất ngành trồng trọt để tăng năng suất, sản lương, chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường. II.Các giải pháp chủ yếu phát triển ngành trồng trọt 1. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến sản phẩm ngành trồng trọt - Thủy lợi: trên cơ sở quy hoạch, phát triển và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đồng bộ, nâng cao diện tích chủ động tưới và chủ động tiêu tiến tới tưới tiêu theo yêu cầu phát triển của các loại cây trồng, trước hết là đối với vùng có trình độ chuyên môn hóa cao. Đi liền với thủy lợi phải thực hiện tốt công tác dự báo khí tượng, thủy văn, thực hiện phòng chống lụt bõa có hiệu quả. - Mở rộng diện tích gieo trồng với cơ cấu hợp lý. - Phân bón – yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng, cần phải đẩy mạnh sản xuất phân bón, nhất là phân hữu cơ, phân vi sinh đồng thời sử dụng hợp lý phân bón. - Phát triển hệ thồng giao thông bao gồm cả hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ giới hóa và vận chuyển hàng hóa. - Coi trọng công nghệ chế biến bảo quản sản phẩm thu hoạch để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. - Làm tốt công tác giống: Giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản, nhất là trong bối cảnh hội nhập như ngày nay. Phương pháp tạo chọn giống truyền thống và phổ biến nhất là lai tạo, các phương pháp tạo giống lúa khác, như đột biến tạo giống lúa lai ba và hai dòng, nuôi cấy túi phấn đã có giống đưa ra phục vụ sản xuất, nhưng còn ở thế tiềm năng và vị trí bổ sung. Ngày nay nước ta cần đẩy mạnh công tác tạo giống bằng công nghệ sinh học hiện đại, bao gồm kỹ thuật di truyền, nuôi cấy túi phấn... việc phát triển giống cây trồng chuyển nạp gien (GM) hiện có ý nghĩa thương mại rộng rãi trong áp dụng công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại. Ở Việt Nam, nhiều cơ quan khoa học đã tiếp cận và thực thi dự án thuộc loại này, trong đó có bộ môn Công nghệ Sinh học Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đang thực thi dự án Bin Ghết, trước đấy là Rockerfeller Foundation. Giống của loại cây trồng đang được nghiên cứu là lúa, bông, đậu tương (đậu nành). Ðã có giống lúa GM đưa về An Giang và Trà Vinh khảo nghiệm và sản xuất thử, tỏ ra có nhiều triển vọng. Ðây là công việc mới và khó, nhưng khi làm được thì có ý nghĩa rất lớn. Vừa giảm nhập thuốc trừ sâu tốn ngoại tệ, vừa tăng sản lượng để giảm nhập khẩu bông sợi, hạt bắp, hạt đậu nành, nhất là vừa bảo vệ nông dân khỏi nhiễm. 2. Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh chú ý biện pháp thủy lợi, giống, phân bón, đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu. 3. Làm tốt công tác khuyến nông, nhằm chuyển giao kỹ thuất công nghệ mới cho người sản xuất. 4. Hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, khuyến khích phát triển ngành trồng trọt như: chính sách giá cả, thị trường chính sách vốn, chính sách đất đai… 5.Hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, hộ gia đình, và trang trại, liên kết chặt chẽ các hình thức tổ chức sản xuất để đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hóa trong ngành trồng trọt. KẾT LUẬN Trong thời đại ngày nay, khi Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Nông nghiệp nói chung ngành trồng trọt nói riêng muốn nhạy bén trong thời cuộc, muốn cạnh tranh được với các nước bạn thì phải tự thân tạo cho mình có bước chuyển mới, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa trên cơ sở chuyên môn hóa gắn với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương. Muốn làm được điều đó không phải trong một ngày, hai ngày, không phải chỉ một ngành trồng trọt. Mà đó là cả một quá trình có giai đoạn, chiến lược, phương hướng, là sự liên kết của các ngành trong nền kinh tế nói chung. Giữa các ngành phải có sự hỗ trợ, tạo đà cho nhau phát triển. Bên cạnh đó Nhà nước cũng phải có cái nhìn chính xác về hiện trạng của ngành trồng trọt, tìm ra điểm mạnh và điểm yếu từ đó có những chính sách, hoạch định hỗ trợ cho ngành trồng trọt phát triển tốt hơn cả về chất cũng như về lượng. Góp phần năng cao đời sống người nông dân, thúc đẩy sự phát triển của ngành trồng trọt, đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên ngày càng vững mạnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO www.pso.hochiminhcity.gov.vn www.nongthon.net www.thongtindubao.gov.vn www.ncseif.gov.vn www.onthi.com www.khoaho.com.vn www.dalatrose.com www.chuyencuanhanong.com.vn www.gso.gov.vn www.vietnamnet.vn www.asianstockvn.net Giáo trình Kinh tế nông nghiệp – PGS.TS. Vũ Đình Thắng chủ biên. Nhà xuất bản đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội – 2006. Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp - PGS.TS. Trần Quốc Khánh chủ biên. Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội – 2005. Một số tài liệu khác. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14.doc