Đề án Nâng cao năng lực trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, nó không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt, mà còn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay của nước ta, với sức ép về dân số và tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá, sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng mà quỹ đất thì có hạn. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng đất chúng ta cần phải khai thác, bảo vệ và cải tạo đất đai sao cho đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của xã hội. Để sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này được lâu dài thì công tác quản lý đất đai là rất cần thiết. Nó đòi hỏi phải có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương. Kể từ năm 1986 đến nay, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai không ngừng được củng cố và kiện toàn đã góp phần đắc lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, đưa công tác quản lý đất đai đi vào nền nếp; Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý đất đai vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như tình trạng chồng chéo trong quản lý, nạn tham nhũng . mà một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là hệ thống cơ quan quản lý đất đai được tổ chức chưa hợp lý, cồng kềnh, hoạt động chưa hiệu quả. Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đất đai trong điều kiện tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đặc biệt là khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là lý do để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống cơ quan quản lý đất đai; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm củng cố và hoàn thiện để hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà đất nước đã giao phó. Với ý nghĩa đó, em lựa chọn đề tài: "Nâng cao năng lực trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay" làm đề án môn học; 2. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta bao gồm: Hệ thống cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền chung, đó là: Chính phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã; Hệ thống cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền riêng (còn được gọi là hệ thống cơ quan quản lý có thẩm quyền chuyên ngành hoặc thẩm quyền chuyên môn), gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ địa chính cấp xã, phường, thị trấn. Trong khuôn khổ của bản đề án này, em chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu các quy định về cơ cấu, tổ chức; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền riêng. 3. Mục đích nghiên cứu Đề án này theo đuổi những mục đích nghiên cứu cơ bản sau đây : (I) Nghiên cứu cơ sở lý luận và sự cần thiết của việc thành lập hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta ; khái quát quá trình hình thành và phát triển hệ thống cơ quan quản lý đất đai qua các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước; (II) Nghiên cứu, đánh giá pháp luật hiện hành về cơ cấu, tổ chức; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta; (III) Đánh giá hiệu quả thực trạng hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý đất đai nhằm chỉ ra những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này; (IV) Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta; 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục đích mà đề tài đặt ra, đề án đã dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lenin; quan điểm lý luận, đường lối của Đảng; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước và pháp quyền trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, đề án đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, đánh giá, bình luận; phương pháp so sánh luật học; phương pháp tổng hợp; phương pháp lịch sử v.v trong quá trình nghiên cứu đề tài. 5. Kết cấu của đề án: Bố cục của đề tài gồm 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong đó phần nội dung là phần quan trọng nhất chứa đựng các vấn đề cơ bản của đề án được chia làm 3 chương Chương I: Tổng quan những vấn đề lý luận về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta. Chương II: Hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta Chương III: Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nâng cao năng lực trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý hà nước về tài nguyên môi trường Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có chức năng quản lý nhà nước tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND cấp huyện giao phó; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của UBND cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Theo quy định của Thông tư Liên tịch số 01/2003/TTCT-BTNMT-BNV, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: - Trình UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là UBND cấp huyện) các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; - Trình UBND cấp huyện quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường và tổ chức thực hiện sau khi được xét duyệt; - Giúp UBND cấp huyện lập quy hoạch SDĐ, kế hoạch SDĐ hàng năm; điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ và tổ chức kiểm tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt; - Thẩm định và trình UBND cấp huyện xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ của xã, phường, thị trấn; kiểm tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt; - Trinh UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ, chuyển QSDĐ, cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện và tổ chức thực hiện; - Quản lý và theo dõi sự biến động về đất đai, cập nhật, chỉnh lý các tài liệu về đất đai và bản đồ phù hợp với hiện trạng SDĐ theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường; - Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai; lập và quản lý hồ sơ địa chính; xây dựng hệ thống thông tin đất đai; - Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường; phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên tai; - Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai và hiện trạng môi trường theo định kỳ; thu thập, quản lý lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường; - Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; giúp UBND cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; - Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường; - Báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường; - Quản lý cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn. Tham gia với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn; 4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ địa chính cấp xã 4.1. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ địa chính xã Điều 65 Luật đất đai năm 2003 quy định: "1. Xã, phường, thị trấn có cán bộ địa chính; 2. Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp UBND xã, phường, thị trấn trong việc quản lý đất đai tại địa phương; 3. Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn do UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm". Tiếp đó, Thông tư Liên tịch số 01/2003/TTCT-BTNMT-BNV đề cập về vấn đề này như sau: Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) giúp UBND cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; 4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ địa chính xã Cán bộ địa chính xã có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Lập văn bản để UBND cấp xã trình UBND cấp huyện về quy hoạch SDĐ, kế hoạch SDĐ hàng năm, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển QSDĐ, chuyển mục đích SDĐ, cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định của pháp luật; - Trình UBND cấp xã kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ được xét duyệt và theo dõi kiểm tra việc thực hiện; - Thẩm định, xác nhận hồ sơ để UBND cấp xã cho thuê đất, chuyển đổi QSDĐ, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với QSDĐ, tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật; - Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi, quản lý biến động đất đai; chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai; - Tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường, kiến nghị với UBND cấp xã và các cơ quan có thẩm quyền xử lý; - Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường; tổ chức các hoạt động về vệ sinh môi trường trên địa bàn; - Quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới; bảo quản tư liệu về đất đai, đo đạc và bản đồ; - Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Như vậy, vai trò quản lý đất đai của cán bộ địa chính xã là rất quan trọng, bởi đây là cấp quản lý trực tiếp theo dõi mọi biến động về đất đai của người SDĐ ở cơ sở. Nếu cấp cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ thì việc quản lý đât đai sẽ đi vào nề nếp và không còn tình trạng đẩy việc lên cơ quan hành chính cấp trên gây ách tắc ở nhiều khâu quản lý. Tuy nhiên hiện nay, đội ngũ cán bộ địa chính xã còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, nghiệp vụ và luôn biến động. Theo thống kê hiện trạng nguồn nhân lực thực hiện cuối năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì số cán bộ địa chính xã là 11.302 người trên tổng số 10.731 xã, phường, thị trấn. Như vậy, bình quân mỗi xã chỉ có hơn 1 cán bộ địa chính; trong đó có rất nhiều trường hợp sau một thời gian làm việc được điều động sang đảm nhiệm công tác khác (902 trường hợp). Vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai từ cấp cơ sở, thì cần có cơ chế sử dụng hợp lý và ổn định đội ngũ cán bộ này tránh sự biến động, xáo trộn. 5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống cơ quan dịch vụ về đất đai 5.1. Văn phòng đăng ký QSDĐ Văn phòng đăng ký QSDĐ được thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện là cơ quan dịch vụ công hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định hiện hành với chức năng tổ chức thực hiện đăng ký SDĐ và biến động về SDĐ, quản lý hồ sơ địa chính và giúp cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý và SDĐ theo quy định của pháp luật; 5.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp tỉnh Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp tỉnh được thành lập với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: - Giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận QSDĐ, đăng ký QSDĐ và chỉnh lý biến động về SDĐ trên địa bàn tỉnh đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; - Lập và quản lý bộ hồ sơ địa chính gốc đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh, cấp bản sao hồ sơ địa chính từ bản gốc hồ sơ địa chính cho Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện và UBND xã, phường, thị trấn; - Chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc khi có biến động về SDĐ theo thông báo của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện; chuyển trích hồ sơ địa chính gốc đã chỉnh lý cho Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện và UBND xã, phường thị trấn để chỉnh lý bản sao hồ sơ địa chính; - Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan có chức năng xác định mức thu tiền SDĐ, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai đối với người SDĐ là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; - Lưu trữ, quản lý bản sao giấy chứng nhận QSDĐ và các giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính khi thực hiện việc đăng ký QSDĐ, cấp giấy chứng nhận QSDĐ; - Thực hiện các thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng SDĐ cấp tỉnh; - Xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống thông tin đất đai; cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, các thông tin khác về đất đai phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước và nhu cầu cộng đồng; - Thực hiện việc thu phí, lệ phí trong quản lý và SDĐ; thực hiện các dịch vụ có thu về cung cấp thông tin đất đai; - Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường; - Quản lý viên chức, người lao động và tài chính, tài sản thuộc Văn phòng theo quy định của Pháp luật 5.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện được thành lập do nhu cầu thực tế của từng địa phương. Khi thấy cần thiết, Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định thành lập Văn phòng đăng ký QSDĐ. Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện được thành lập thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: - Giúp Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thực hiện đăng ký QSDĐ và chỉnh lý biến động về SDĐ theo quy định trên địa bàn huyện đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư; - Lưu trữ quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính huyện theo hồ sơ địa chính gốc đã chỉnh lý do Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp tỉnh gửi tới; hướng dẫn kiểm tra việc lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính của UBND xã, phường, thị trấn; - Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan chức năng, xác định mức thu tiền SDĐ, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai đối với người SDĐ là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư; - Lưu trữ, quản lý bản sao Giấy chứng nhận QSDĐ và các giấy tờ khác trong quá trình thực hiện thủ tục theo quy định; - Thực hiện trích đo địa chính thửa đất: thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng SDĐ cấp huyện; - Cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về đất đai phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước và yêu cầu của cộng đồng; - Thực hiện thu phí, lệ phí trong quản lý, SDĐ đai theo quy định của pháp luật, thực hiện các dịch vụ có thu về cung cấp thông tin đất đai, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; - Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về tình hỡnh thực hiện nhiệm vụ, các lĩnh vực công tác được giao đối với cấp trên; - Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài chính, tài sản thuộc Văn phòng theo quy định của Pháp luật Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện từ năm 1987. Trong thời gian qua các địa phương đã và đang tập trung thực hiện theo Nghị quyết số 07/2007/QH12, đến năm 2009, thực hiện Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ngành Quản lý đất đai tổ chức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Việc thống nhất cấp một loại Giấy chứng nhận đã tạo thuận lợi cho việc chuyển nhượng nhà đất, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và hoạt động lành mạnh. Đến nay,cả nước đã cấp được 30.248.000 Giấy chứng nhận với diện tích 16.976.000ha. Trong đó:đất sản xuất nông nghiệp đã được cấp GCN đạt 86,0 % (14.428.824 giấy/7.635.913 ha);đất lâm nghiệp đạt 72,0% (1.212.832 giấy/8.841.606 ha); đất nuôi trồng thuỷ sản đạt 74,8 % (963.052 giấy/500.786 ha); đất ở nông thôn đạt 81,0% (11.145.566 giấy/409.374 ha); đất ở đô thị đạt 71,5 % (3.448.199 giấy/79.916 ha);đất chuyên dùng đạt 39,6 % (114.319 giấy/213.061 ha); đất cơ sở tôn giáo đạt 42,4 % (14.315 giấy/5.572 ha) 5.2. Tổ chức phát triển quỹ đất Tổ chức phát triển quỹ đất lần đầu tiên được thành lập theo quy định của Luật Đất đai 2003 ( khoản 1 Điều 41) nhằm chuyển công tác đền bù giải phóng mặt bằng từ cơ chế hành chính sang cơ chế kinh tế, và nhằm phúc đáp các yêu cầu của việc quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường; Tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu hoặc doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp Nhà nước thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch SDĐ được xét duyệt và quản lý quỹ đất thuộc khu vực đô thị và khu vực có quy hoạch phát triển đô thị mà Nhà nước đã thu hồi nhưng chưa giao, chưa cho thuê đất. 5.2.1. Nhiệm vụ của tổ chức phát triển quỹ đất a. Về tạo quỹ đất Phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư để giải phóng mặt bằng theo quy định của UBND cấp tỉnh đối với khu đất đã có quy hoạch, kế hoạch SDĐ được duyệt, công bố mà chưa có dự án đầu tư, và các công trình; Nhận chuyển nhượng QSDĐ trong khu vực có quy hoạch phải thu hồi đất mà người SDĐ có nhu cầu chuyển đi nơi khác và tự nguyện chuyển nhượng trước khi Nhà nước quyết định thu hồi đất. b. Về quản lý quỹ đất Trung tâm phỏt triển quỹ đất chịu trỏch nhiệm tổ chức quản lý quỹ đất đã có quyết định thu hồi của UBND cấp tỉnh đó là: - Quỹ đất được thu hồi là các khu đất đã có quy hoạch, kế hoạch SDĐ được công bố, được phờ duyệt nhưng chưa có công trình hoặc dự án đầu tư triển khai thực hiện; - Quỹ đất do Nhà nước thu hồi theo quy định tại cỏc khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, và 12 Điều 38 Luật Đất đai 2003 thuộc khu vực đô thị và khu vực đã có quy hoạch; (iii) Quỹ đất do chủ đầu tư bàn giao cho Nhà nước sau khi được giao đất để làm dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà có nghĩa vụ chuyển nhượng theo chỉ đạo của UBND cấp tỉnh. c. Về đầu tư Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện việc đầu tư các dự án tái định cư do UBND cấp tỉnh giao cho để phục vụ giải phóng mặt bằng; các khu đất có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước cú thẩm quyền và giao cho Tổ chức phỏt triển quỹ đất quản lý; Giới thiệu địa điểm đầu tư, vận động đầu tư vào các khu đất được giao theo đúng quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được phê duyệt; Bàn giao đất đang quản lý theo quyết định của UBND cấp tỉnh và theo đúng trình tự, thủ tục quy định cho người được giao đất, cho thuê đất hoặc trúng thầu giá QSDĐ; Thực hiện công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, lập quy hoạch, kế hoạch và nghiệm thu, thanh quyết toán theo đúng các trình tự, thủ tục về đầu tư hiện hành. d. Những nhiệm vụ khác Sử dụng quỹ đất được giao quản lý làm quỹ đất dự trữ để điều tiết các nhu cầu về đất đai theo quyết định của UBND cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được xét duyệt; Tổ chức đấu giá QSDĐ theo quyết định của UBND cấp tỉnh đối với đất được giao quản lý; Báo cáo hoạt động cho UBND cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định; Quản lý, sử dụng viên chức, người lao động và tài chính, tài sản của Tổ chức theo đúng quy định của pháp luật; 5.2.2. Quyền hạn của Tổ chức phát triển quỹ đất Phối hợp với các sở, ngành thuộc UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện tổ chức việc thu hồi các khu đất theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Đất đai 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về thi hành Luật Đất đai; Được Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp tỉnh và Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện cung cấp, trích lục bản đồ địa chính mới nhất đã được pháp lý hoá (hoặc được trích đo địa chính khu vực đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, lập bản đồ trích đo ranh bao đối với khu đất không nằm trọn thửa đất trên bản đồ địa chính do đơn vị có chức năng thực hiện) và trích sao hồ sơ địa chính khu đất có quyết định thu hồi để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng; Ký kết các hợp đồng điều tra, khảo sát, đo đạc, cắm mốc địa chính và các công việc có liên quan theo quy định hiện hành; Tổ chức đấu thầu, ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua sắm và hợp đồng khác có liên quan theo đúng định mức, đơn giá, trình tự và thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán của Nhà nước và nguồn kinh phí được duyệt; Như vậy, với các nhiệm vụ nêu trên, Tổ chức phát triển quỹ đất sẽ bóc tách dần chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng kinh doanh trong lĩnh vực đất đai. Việc ra đời Tổ chức phát triển quỹ đất tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án đầu tư trong và ngoài nước sớm đi vào hoạt động trong thời gian ngắn nhất. Bởi lẽ, hiện nay phần lớn các dự án triển khai chậm tiến độ do gặp phải khú khăn, vướng mắc trong công tác thường, giải phóng mặt bằng. Người bị thu hồi đất đai tiền bồi thường quá cao so với tổng định mức vốn được Nhà nước phê duyệt sử dụng để bồi thường. Để khắc phục bất cập này, việc thành lập một tổ chức chuyên trách về giải phóng mặt bằng, quản lý quỹ đất sau thu hồi là một giải pháp hợp lý trong quá trình cải cách hành chính và là một phương thức hữu hiệu để khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất. 5.3. Tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và SDĐ Tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và SDĐ là tổ chức sự nghiệp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và được cấp phép hoạt động tư vấn trong lĩnh vực đất đai. Hoạt động tư vấn bao gồm những lĩnh vực sau: 5.3.1. Tư vấn về giá đất Tổ chức thực hiện tư vấn giá đất trong việc xây dựng giá đất tại các địa phương, tư vấn giá đất khởi điểm để đấu giá QSDĐ theo yêu cầu của hội đồng đấu giá QSDĐ hoặc của Toà án nhân dân, tư vấn giá đất cho người SDĐ, cho các tổ chức tài chính, tín dụng trong việc thực hiện các giao dịch bảo đảm về QSDĐ; Khi hoạt động tư vấn giá đất, các tổ chức tư vấn sẽ đàm phán ký kết hợp đồng; yêu cầu tổ chức, cá nhân đã ký hợp đồng tư vấn về giá đất cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc xác định giá đất; thu tiền tư vấn giá đất; thuê chuyên gia tư vấn hợp đồng; tham gia các hiệp hội nghề nghiệp tư vấn về giỏ đất trong nước và quốc tế. 5.3.2. Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ Hoạt động dịch vụ tư vấn về quy hoạch, kế hoạch SDĐ thực hiện cho các Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp xã. Khi địa phương có các dự án đầu tư hoặc cần một bản quy hoạch hợp lý nhằm khai thác triệt để diện tích đất trên địa bàn; đồng thời xây dựng hạ tầng cơ sở thì cần đến sự tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ; Các tổ chức thực hiện dịch vụ này được thành lập khi thỏa món cỏc điều kiện do pháp luật quy định về năng lực, trình độ, đội ngũ cán bộ chuyên môn có chứng chỉ hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ; 5.3.3. Hoạt động dịch vụ và tư vấn về đo đạc, lập bản đồ địa chính Hoạt động dịch vụ tư vấn về đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện cho Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường. Đây là một hoạt động mang tính chất nghiệp vụ và chuyên môn cao đòi hỏi máy móc thiết bị hiện đại, chuẩn xác. Việc ra đời tổ chức tư vấn về lĩnh vực này chính là xã hội hóa công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. 5.3.4. Hoạt động dịch vụ về thông tin đất đai Tổ chức hoạt động dịch vụ thông tin đất đai thực hiện các yêu cầu của tổ chức, cá nhân có nhu cầu nắm bắt những thông tin về quy hoạch, kế hoạch SDĐ, về trích lục bản đồ địa chính ...; Đây là một hình thức dịch vụ nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân trong thực hiện thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tục liên quan đến lĩnh vực đất đai. 5.3.5. Trách nhiệm quy định điều kiện và thủ tục cấp phép Trách nhiệm quy định điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động, đăng ký hoạt động dịch vụ trong quản lý và SDĐ được pháp luật đất đai quy định cụ thể như sau: - Bộ Tài chính quy định điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động, đăng ký hoạt động tư vấn giá đất; - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện hoạt động, đăng ký hoạt động tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ, dịch vụ về thông tin đất đai; điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động, đăng ký hoạt động dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính; Tóm lại: Việc thành lập các loại hình tổ chức dịch vụ trong quản lý và SDĐ đai đã làm giảm áp lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện các quyền của người SDĐ theo hướng đơn giản, tiện lợi, dân chủ, công khai và minh bạch. Đây là một điểm “sáng” của Luật Đất đai 2003 và của quá trình cải cách hành chính của nước ta. 6. Thực trạng hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta 6.1. Những ưu điểm Trong quá trình vừa xây dựng vừa phát triển, ngành Quản lý đất đai Việt Nam từng bước trưởng thành và có những đóng góp to lớn, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ. Ngành Quản lý đất đai Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng và tác động mạnh mẽ, tích cực đến mọi mặt về kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng và môi trường: 6.1.1. Đối với việc thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế Thông qua hoạt động đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, Ngành đã có những đóng góp đáng kể cho việc thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, trong đó đất đai đã tham gia trực tiếp như một nguồn vốn nội lực thông qua thị trường bất động sản và gián tiếp thông qua các chính sách pháp luật đất đai làm tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành như công nghiệp và xây dựng, sản xuất nông nghiệp, thương mại dịch vụ,...   Từ năm 1994, nguồn thu từ đất chủ yếu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất và thuế chuyển quyền sử dụng đất, tổng thu chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm. Tổng thu từ đất năm 1999 là 3.641 tỷ đồng, trong đó từ thuế sử dụng đất nông nghiệp là 1.286 tỷ đồng, từ thuế nhà đất 295 tỷ đồng, từ thuế chuyển quyền sử dụng đất 327 tỷ đồng, từ tiền sử dụng đất 376 tỷ đồng, từ tiền thuê đất 339 tỷ đồng, từ bán nhà sở hữu Nhà nước 478 tỷ đồng.Từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, các khoản thu từ đất có rất nhiều thay đổi. Tổng thu từ đất năm 2004 là 17.594 tỷ đồng, trong đó: thuế sử dụng đất nông nghiệp là 130 tỷ đồng; thuế nhà đất 438 tỷ đồng; thuế chuyển quyền sử dụng đất 640 tỷ đồng; tiền sử dụng đất 14.202 tỷ đồng; tiền thuê đất 846 tỷ đồng; bán nhà sở hữu Nhà nước 1.338 tỷ đồng. Lúc này nguồn thu chính là tiền sử dụng đất, chiếm tới 80% tổng thu từ đất. Hiện nay, hàng năm nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất chiếm khoảng 7,25% tổng thu ngân sách. Năm 2009,thu khoảng 32.905 tỷ đồng, trong đó: thuế sử dụng đất nông nghiệp 67 tỷ đồng; lệ phí trước bạ 1.337 tỷ đồng; thuế nhà đất 1.203 tỷ đồng; thuế chuyển quyền sử dụng đất 262 tỷ đồng; tiền sử dụng đất 36.304 tỷ đồng; tiền thuê đất 2.625 tỷ đồng; bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước 1.471 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất 1.083 tỷ đồng; thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất 1.053 tỷ đồng. Với chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường, nguồn lực đất đai đang và sẽ là một trong những nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phấn đấu đến năm 2020 mức thu đạt 20 - 22% tổng thu ngân sách. 6.1.2. Đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội Từ năm 1979, Chính phủ có quyết định về việc tận dụng đất nông nghiệp, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 100/CT-TW và đến Đại hội Đảng VI, Đại hội của đổi mới (tháng 12/1986) đã giải quyết được những vấn đề cơ bản về quan hệ đất đai thời gian trước đó. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, đất đai đã góp phần đáng kể vào sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế đất nước. Sau Khoán 10, chính sách đất đai không chỉ là mệnh lệnh hành chính mà còn được xem xét dưới góc độ kinh tế đã tạo ra nguồn nội lực to lớn thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả với trên 3/4 diện tích đất tự nhiên của cả nước đã được giao cho các đối tượng sử dụng là thành tựu lớn nhất của ngành Quản lý đất đai đạt được trong những năm qua. Bước chuyển biến rõ nét nhất là từ một nước thiếu lương thực, nước ta đã sản xuất đảm bảo đủ lương thực tiêu dùng trong nước,có dự trữ chiến lược và xuất khẩu, đưa nước ta lên vị trí hàng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới.  - Góp phần xoá đói giảm nghèo: Phần lớn các hộ nghèo hiện nay ở nông thôn là những hộ có ít đất hoặc không có đất sản xuất do chuyển nhượng, “gán nợ”, hoặc bỏ hoang hóa, sử dụng kém hiệu quả do thiếu vốn đầu tư ... Chính vì vậy, chính sách quản lý đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc xoá đói giảm nghèo không chỉ trước mắt mà còn cả lâu dài.Nâng cao an toàn pháp lý về quyền sử dụng đất thông qua việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong các giải pháp quan trọng trong việc tạo vốn từ đất đai; người sử dụng đất có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn đầu tư cho sản xuất, tạo việc làm, nâng cao đời sống. - Góp phần đảm bảo an ninh lương thực: Hiện nay, cả nước có khoảng 75% số dân sống ở vùng nông thôn, sản xuất lương thực là chủ yếu (chiếm tỷ trọng 63,9% trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt). Nếu như trong các năm từ 1976 - 1980, Nhà nước phải nhập 5,6 triệu tấn gạo thì năm 2005, nước ta đã xuất khẩu được 5 triệu tấn, có tổng tích lượng dự trữ quốc gia khoảng 605.430 tấn và năm 2009 số lượng gạo xuất khẩu là khoảng 6 triệu tấn. Đếnnăm 2010, với diện tích đất ruộng lúa của nước ta có trên 3,86 triệu ha, sản lượng thóc sẽ đạt 38,6 triệu tấn, đảm bảo mức dự trữ cần thiết. Thông qua hệ thống quản lý ngành từ Trung ương tới địa phương, việcquản lý chặt chẽ diện tích đất trồng lúa nước ở mức trên dưới 4 triệu ha, ngành Quản lý đất đai Việt Nam đang tiếp tục góp phần đảm bảo vững chắc chiến lược an ninh lương thực quốc gia trong thời kỳ 2010 - 2020 và những thập niên tiếp theo. 6.2. Những nhược điểm, tồn tại Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai còn bộc lộ những tồn tại, bất cấp ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai. Những tồn tại, bất cập này được biểu hiện trên các khía cạnh cơ bản sau đây: Thứ nhất, về nhiệm vụ, quyền hạn + Về nhiệm vụ, quyền hạn đã được xác định - Cần làm rõ nội dung, nhiệm vụ chủ trì quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông, dải ven biển với nhiệm vụ quản lý môi trường theo lưu vực sông và dải ven biển; - Cần làm rõ nội dung, thẩm quyền, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường với quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên nước; - Cần làm rõ nội dung, nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động quan trắc, điều tra cơ bản các số liệu về hiện trạng môi trường (bao gồm cả môi trường biển) với điều tra cơ bản về số lượng và chất lượng tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản; + Về nhiệm vụ cần bổ sung Cuối năm 2005, Thủ tướng Chính phủ có phân công Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về dự báo, cảnh báo động đất và sóng thần. Như vậy, khi sửa đổi Nghị định số 91/2002/NĐ-CP cũng phải bổ sung thêm các nội dung này. Tuy nhiên, vấn đề này thực chất chỉ mang bản chất của một dịch vụ mà Nhà nước cần gánh vác hơn là một nhiệm vụ quản lý nhà nước và phải được tính đến một cách đầy đủ trong mối quan hệ với các nhiệm vụ về dự báo, cảnh báo các thảm họa khác như cháy rừng, cháy nổ, lũ lụt, sạt lở đất v.v có liên quan đến trách nhiệm của một số bộ như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an v.v. Như vậy, nếu không xác định rõ nội dung các nhiệm vụ quản lý nhà nước này thì cũng có thể có những nguy cơ tiếp tục chồng chéo khác nếu một bộ muốn đứng ra giữ vai trò chủ trì, phối hợp thực hiện tất cả các nhiệm vụ này; Thứ hai, về cơ cấu, tổ chức + Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhiều tổ chức, cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là trùng lặp nhau mặc dù nguyên tắc “một việc chỉ giao cho một tổ chức, cơ quan thực hiện” đã được thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống, lý do là việc thành lập nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị trong một thời gian ngắn vì vậy việc sắp xếp còn nhiều bất cập, đơn cử chỉ hoạt động thống kê mà có vài cơ quan cùng đồng thời thực hiện. Hơn nữa do các cơ quan quản lý đất đai phải quản lý nhiều ngành, đa lĩnh vực nên cũng gặp khó khăn trong điều hành nội bộ, chỉ đạo, hướng dẫn địa phương; + Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhiều cơ quan sau quá trình hoạt động bộc lộ nhiều nội dung chưa hợp lý, cần được nghiên cứu để sửa đổi và bổ sung. Nguyên nhân là do các cơ quan soạn thảo có quá ít thời gian để nắm rõ tình hình thực tiễn để đề ra những quy định phù hợp cho từng cơ quan ở những vị trí và nhiệm vụ khác nhau; + Cơ cấu tổ chức từ trung ương đến địa phương chưa thật hoàn chỉnh và ổn định vẫn còn mang dáng dấp “lắp ghép”. Ngay Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập dựa trên sát nhập của Tổng cục Địa chính, Cục Khoáng sản, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, Cục Môi trường ...; Thứ ba, trình độ của cán bộ, công chức còn chưa theo kịp công tác quản lý, chưa đáp ứng nhu cầu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước. Theo thống kê, ở tất cả các cấp quản lý đều xảy ra hiện tượng thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là lực lượng cán bộ địa chính cấp xã, điều này cần thời gian để khắc phục. Hơn nữa cán bộ, công chức trong các đơn vị này làm nhiều việc, thu nhập lại thấp, tiền lương không đủ sống dễ dẫn đến tiêu cực; Thứ tư, cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc của các cơ quan còn thiếu và chưa đồng bộ cũng là một hạn chế đến việc thực hiện nhiệm vụ. Nguồn tài chính để thực hiện việc hiện đại hoá, ứng dụng khoa học kỹ thuật lại đang rất thiếu; Thứ năm, do có nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị được thành lập dẫn đến việc lựa chọn lãnh đạo một số đơn vị gặp nhiều khó khăn. Có nhiều lãnh đạo còn thiếu kinh nghiệm, một số bộ phận còn thiếu quyết tâm trong công cuộc cải cách hành chính; CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Những định hướng chủ yếu hoàn thiện pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay Cải cách hành chính là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm từng bước "lành mạnh hoá" các quan hệ xã hội, bảo đảm cho quá trình kinh tế- xã hội của đất nước phát triển vững chắc. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, thời gian qua Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với các cơ quan quản lý đất đai đã triển khai nhiều chương trình hành động cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai. Bộ đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch để thực hiện; đồng thời rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, hiện đại hóa công nghệ quản lý, đổi mới thái độ, phương thức quản lý với tinh thần “phục vụ dân, công khai, minh bạch và dân chủ” ... Quá trình hoàn thiện pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta dựa trên những định hướng chủ yếu sau đây: 1.1. Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý đất đai đặt trong tổng thể quá trình cải cách bộ máy hành chính; xác định rõ chức năng, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai Thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước cho thấy việc đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới bộ máy cơ quan công quyền chưa theo kịp với tiến trình đổi mới kinh tế - xã hội. Bộ máy nhà nước cồng kềnh, hiệu lực quản lý thấp, các thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà ... đang cản trở quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy việc đổi mới, cải cách bộ máy hành chính đang là yêu cầu vô cùng cần thiết. Bộ máy cơ quan quản lý đất đai cũng không "nằm ngoài" quá trình này: "Tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã hội đối với việc quản lý và sử dụng đất ... Bảo đảm sự quản lý nhà nước thống nhất của trung ương, đồng thời phân cấp cho địa phương, có chế tài nghiêm trong thực thi chính sách, pháp luật đất đai"; Việc hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai đặt trong tổng thể của quá trình cải cách hành chính; đồng thời xác lập những giải pháp cụ thể của quá trình hoàn thiện bộ máy các cơ quan này theo hướng: - Xây dựng hệ thống cơ quan quản lý đất đai thành một thể thống nhất trên cả nước từ trung ương đến địa phương, có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau trong quá trình hoạt động; - Mỗi cơ quan cần được quy định rõ trách nhiệm theo "chiều dọc" và sự phụ thuộc theo "chiều ngang". Việc phân định rõ như vậy mới đảm bảo hiệu quả trong quá trình hoạt động của từng cơ quan, tránh tình trạng các cơ quan không biết mình ở vị trí nào, cần phải làm theo sự chỉ đạo, và kiểm soát của các cơ quan nào trong từng trường hợp cụ thể; - Kiên quyết thực hiện việc giảm sự chồng chéo trong hoạt động giữa các cơ quan, bằng việc thực thi đúng chủ trương “một công việc chỉ giao cho một cơ quan giải quyết”. 1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý đất đai dựa trên nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của cấp trung ương; đồng thời phân cấp cho địa phương trong quản lý đất đai Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai phải bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động quả lý đất đai theo hướng tăng cường tính chủ động của các cơ quan. Hiện nay tình trạng thụ động trong công việc diễn ra khá phổ biến và thường xuyên mà nguyên nhân là do sự thiếu minh bạch trong hoạt động quản lý dẫn đến lo sợ bị liên luỵ về trách nhiệm. Trong những năm tới đây, cải cách hành chính sẽ chú ý tới việc nâng cao tính chủ động của các cơ quan quản lý đất đai mà trước mắt là việc thực hiện cơ chế “một cửa” trong giải quyết thủ tục về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan quản lý các cấp đang quyết tâm xây dựng mô hình này trên toàn quốc sau khi đã thí điểm thành công ở một số tỉnh, thành; Công khai, minh bạch trong mọi hoạt động của cơ quan quản lý như lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ, điều chỉnh quy hoạch; công bố quy hoạch SDĐ; cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích SDĐ, thu hồi và cấp giấy chứng nhận QSDĐ .... Công khai, minh bạch cũn thể hiện ở việc cơ quan quản lý đất đai cụng khai những thông tin đầy đủ về địa chỉ, số điện thoại liên lạc của mình để người dân dễ dàng tiếp cận, phát hiện và tố cáo về những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, các hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực về đất đai ...; Ở khía cạnh khác, việc công khai các quy trình, thủ tục hành chính về đất đai sẽ làm giảm các hiện tượng tham nhũng, "chạy chọt", tiêu cực nảy sinh; Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai cần quán triệt sâu sắc định hướng phân cấp nội dung quản lý đất đai cho cấp địa phương để địa phương chủ động và đề cao trách nhiệm trong quản lý đất đai; đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý đất đai ở cấp trung ương giảm sức ép từ phía các đối tượng chịu sự quản lý đất đai. Mặt khác, để tránh hiện tượng hoạt động quản lý đất đai ở các địa phương nằm ngoài quỹ đạo quản lý của Nhà nước phải tăng cường sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước trong quản lý đất đai. 1.3. Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai dựa trên cơ sở nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai Hiệu quả của hệ thống cơ quan quản lý đất đai phụ thuộc chủ yếu vào ý thức, thái độ, năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của ®éi ngò c¸n bé, c«ng chøc làm công tác quản lý đất đai. Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý đất đai cần nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và xác định ý thức, thái độ đúng đắn của đội ngũ cán bộ này theo hướng: - Xây dựng chiến lược dài hạn, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai; - Xây dựng ý thức, thái độ đúng đắn vì nhân dân phục vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai; - Cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai để họ yên tâm công tác; - Cung cấp đầy đủ các điều kiện vật chất đáng ứng yêu cầu công việc của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai; - Thường xuyên đánh giá về năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và ý thức, thái độ của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý đất đai dựa vào tiêu chí sự hài lòng của dân khi sử dụng các dịch vụ công về đất đai; 1.4. Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai phải dựa trên việc đáp ứng các yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đòi hỏi phải xác lập cơ chế quản lý thích hợp nhằm biến đất đai trở thành tư bản, thành nguồn vốn to lớn để phát triển đất nước. Đây là mục tiêu chủ đạo xuyên suốt quá trình đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động và kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; Vấn đề đất đai cũng tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai dựa trên các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm hỗ trợ đắc lực các doanh nghiệp trong cuộc canh tranh gay gắt khi hội nhập vào "sân chơi" chung của thế giới. 2. Một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao năng lực quản lý hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay Trên cơ sở những định hướng chủ yếu được đề cập trên đây, chúng tôi cho rằng việc hoàn thiện pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây: 2.1. Hoàn thiện các quy định về cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý Những nghiên cứu ở trên cho thấy, vấn đề đối với cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay chính là sự chồng chéo, trùng lặp về nhiệm vụ quyền hạn giữa các tổ chức cơ quan trong hệ thống. Điều này cú nguyờn nhõn từ cỏc quy định về vấn đề này khụng cụ thể, rừ ràng. Để khắc phục những tồn tại này, cần sửa đổi, bổ sung cỏc quy định hiện hành theo cỏc giải pháp cụ thể sau: 2.1.1. Giải pháp thứ nhất Thực hiện nguyên tắc: “ Một việc chỉ giao cho một tổ chức”. Nhưng thực tế cho thấy nguyên tắc này chưa được thực hiện triệt để, mà rõ nhất là còn rất nhiều những công việc được chia nhỏ ra giao cho nhiều cơ quan khác nhau: như việc lập các bản quy hoạch SDĐ, thống kê đất đai,.... Để thực hiện triệt để nguyên tắc này cần phải có những giải pháp phụ đi kèm đó là: Thứ nhất, đối với những cơ quan, tổ chức đã được thành lập và đang đi vào hoạt động thì cần phải rà soát lại quyền hạn và nhiệm vụ của cỏc cơ quan này; từ đó khắc phục những điểm còn chồng chéo, trùng lặp. Quá trình rà soát ở đây không chỉ đơn thuần là rà soát đối với các cơ quan quản lý đất đai mà đồng thời còn ra soát, so sánh đối với một số các cơ quan liên quan đặc biệt đến hoạt động quản lý đất đó là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải,….; không chỉ rà soát đối với các cơ quan ở trung ương mà phải tiến hành đồng bộ ở mỗi địa phương; Thứ hai, trong suốt quá trình soạn thảo và ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc thì những cơ quan ra quyết định phải rà soát liên tục việc thực hiện nguyên tắc trên. 2.1.2. Giải pháp thứ hai Hiện nay, sau 9 năm, kể từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập và 7 năm Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, hệ thống cơ quan quản lý đất đai đã được hình thành khá đồ sộ. Tuy nhiên do được thành lập chỉ trong thời gian ngắn nên còn mang tính chắp vá và nhiều cơ quan, trách nhiệm, quyền hạn được quy định không rõ ràng; Giải pháp được đưa ra ở đây là cần thu nhỏ hệ thống cơ quan quản lý đất đai, thông qua hình thức sát nhập một số cơ quan, tổ chức có quyền hạn và nhiệm vụ gần giống nhau. Việc sát nhập sẽ tạo ra những khó khăn nhất định khi đụng chạm đến quyền và lợi ích nhất định của đội ngũ cán bộ và đặt ra một nhiệm vụ nặng nề hơn rất nhiều cho tổ chức, cơ quan được sát nhập. Tuy nhiên ưu điểm lớn của giải pháp này là tinh giản hệ thống cơ quan, tổ chức; người dân và nhà quản lý đều dễ dàng khi thực hiện công việc của mình; không còn sự chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức nữa, hoạt động quản lý sẽ diễn ra trôi chảy và suôn sẻ hơn. 2.1.3. Giải pháp thứ ba Cơ quan quản lý đất đai luôn có xu hướng xây dựng một hệ thống cơ quan thống nhất trong cả nước và bước đầu đã có kết quả. ở trung ương, là Bộ, Vụ, Cục và các phòng giúp việc; ở địa phương là Sở, Phòng Tài nguyên và Môi trường kèm theo đó các các phòng ban chuyên môn giúp việc. Có thể thấy về mặt hình thức là khá thống nhất nhưng nội dung bên trong còn nhiều bất ổn. Cụ thể ở trung ương từng Vụ, từng Cục lại có những cơ cấu tổ chức khác nhau; ở địa phương thì các phòng, ban chuyên môn được quy định khá tuỳ tiện. Giải pháp được đặt ra đó là xây dựng các cơ quan, tổ chức theo cơ cấu “cứng” và cơ cấu “mềm”. Trong hoạt động thực tiễn các cơ quan thường có điểm chung gần giống nhau đó là thực hiện các nhiệm vụ hành chính, quản trị, kế hoạch, đầu tư, tổ chức, cán bộ,... Vì vậy cơ cấu “cứng” quy định cụ thể những phòng, ban cần phải có trong một tổ chức, cơ quan quản lý; quy định này được thống nhất áp dụng trên cả nước. Thực tiễn cũng cho thấy không thể áp dụng một mô hình cơ cấu tổ chức cho tất các cơ quan quản lý vì mỗi cơ quan lại có những đặc điểm riêng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng. Cơ cấu “mềm” sẽ giải quyết vấn đề này, đó là các các tổ chức sẽ thành lập các cơ quan, tổ chức chuyên ngành mà chỉ tổ chức đó mới có. Ví dụ như Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam thành lập Phòng Khoáng sản, Phòng Địa chất; Cục Bảo vệ môi trường thành lập Phòng Bảo tồn thiên nhiên, Phòng Quản lý chất thải và Hoá chất độc hại,...; 2.1.4. Giải pháp thứ tư Vấn đề thông tin liên lạc giữa các cơ quan, tổ chức quản lý đất đai hiện nay còn rất yếu kém, mặc dù mạng Internet đã được lắp ở hầu hết các cơ quan, tuy nhiên một kênh thông tin riêng của ngành là chưa có. Từ năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lên kế hoạch hoàn thiện, nâng cấp và triển khai áp dụng phần mềm ViLIS trong lĩnh vực quản lý đất đai. Sau thời gian triển khai ở một vài địa phương, phần mềm ViLIS đang ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý và chứng tỏ là một công cụ thực sự hiệu quả trong quá trình xây dựng dữ liệu đất đai và tạo ra một môi trường mới, hiện đại cho các hoạt động của công tác quản lý. Để giải pháp này nhanh chóng được áp dụng trên cả nước, cơ quan quản lý đất đai cần có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, mà ở đây cụ thể là hệ thống máy vi tính văn phòng, hệ thống mạng liên kết trên cả nước 2.1.5. Giải pháp thứ năm Khả năng liên kết trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của hệ thống cơ quan quản lý là một vấn đề phức tạp mà nguyên nhân đến từ nhiều phía, do hệ thống thông tin liên lạc còn kém, do mỗi cơ quan lại có phương thức hoạt động khác nhau, hay vì chính tính thụ động của đội ngũ cán bộ,…. Giải pháp được đưa ra để tạo được một mối liên kết bền chặt giữa cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới, giữa các cơ quan cùng cấp đó là phối kết hợp giải pháp thứ 3 và giải pháp thứ 4, đồng thời thường xuyên định kỳ báo cáo công tác hoạt động của cơ quan mình. Giải pháp thứ 3 và giải pháp thứ 4 sẽ khắc phục những khó khăn khách quan cản trở liên kết của hệ thống; hoạt động báo cáo tạo nên một luồng thông tin liên tục trên toàn hệ thống cơ quan quản lý đất đai. 2.2. Hoàn thiện các quy định về nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của cơ quan quản lý đất đai Hoạt động của cơ quan quản lý đất đai trong thời gian gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực; tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc, đó là các thủ tục hành chính còn rườm rà gây khó khăn cho người dân khi phải thực hiện các hoạt động pháp lý liên quan đến đất đai. Nguyên nhân là rất rõ ràng nhưng khó khăn là đưa ra những giải pháp để khắc phục những nguyên nhân đó. Nâng cao được hiệu quả hoạt động chính là hoàn thiện hơn nữa hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta. Để thực hiện mục tiờu này, việc sửa đổi, bổ sung cỏc quy định về nõng cao tớnh hiệu quả trong hoạt động quản lý đất đai cần dựa trờn cỏc giải phỏp sau: 2.2.1. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý đất đai Nhiều năm sống và làm việc trong chế độ bao cấp, một thế hệ người dân Việt Nam đã bị ảnh hưởng phần nào lối làm việc và tư duy khép kín mà ở đó cơ chế "Xin- Cho" rất phổ biến. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai trong một thời gian dài.; Giải pháp đề ra là công khai, minh bạch mọi hoạt động quản lý đất đai mà quan trọng nhất là quy hoạch, kế hoạch SDĐ, hoạt động giao đất, cho thuê đất, chuyển QSDĐ, thu hồi đất. Đây là những hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Bên cạnh đó cơ quan quản lý nên xây dựng một mối liên hệ thông tin hai chiều với người dân, thông qua mối liên hệ này cơ quan quản lý sẽ kịp thời phát hiện những yếu kém trong công tác quản lý, những trường hợp cán bộ nhũng nhiễu dân để kịp thời xử lý, đồng thời cũng tạo điều kiện cho người dân giải toả được vướng mắc và bức xúc. 2.3. Hoàn thiện các quy định về đổi mới và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường Sau hơn 8 năm đi vào hoạt động, vấn đề nguồn nhân lực vẫn làm cho các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai phải đau đầu. Đội ngũ cán bộ vừa thiếu lại yếu, không ít cán bộ tha hoá biến chất dẫn đến việc nhiều chủ trương chính sách đúng đắn không thể thực thi do không có đủ người để triển khai. Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực cũng là một hình thức hữu hiệu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý đất đai; Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có hai hướng đi. Thứ nhất, là nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ hiện có; thứ hai, tạo ra những chính sách cơ chế mới nhằm thu hút đội ngũ lao động có trình độ. Cỏc quy định liền quan về vấn đề này cần được sửa đổi, bổ sung theo các giải pháp sau: 2.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ hiện có Theo thống kê hiện trạng nguồn nhân lực gần đây của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì số lượng cán bộ có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ là rất ít ỏi và chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành trọng yếu trong cả nước như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh. Đa số cán bộ công chức có trình độ Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp.Không những thế ở nhiều địa phương do thiếu cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đất đai nên đã chuyển cán bộ ở các lĩnh vực khác sang làm. Điều này cho thấy được chất lượng cán bộ quản lý đất đai hiện nay chưa đỏp ứng được yêu cầu của cụng tỏc quản lý đất đai trong tình hình mới; Giải pháp đưa ra là cần phải lập tức mở các khoá đào tạo, huấn luyện công tác nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành tài nguyờn và mụi trường. Công tác này không chỉ thực hiện một vài lần mà cần phải trở thành một hoạt động thường xuyên, liên tục và định kỳ. Các cơ quan quản lý phải trích một khoản tài chính nhất định trong năm để cử cán bộ đi học, nâng cao trình độ; thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để từ đó tìm ra phương pháp làm việc hiệu quả nhất cho mình; Vấn đề tham nhũng trong đội ngũ cán bộ quản lý đất đai cũng rất nhức nhối, để giải quyết tình trạng này các cơ quan phải có giải pháp hợp lý. Đầu tiên là nâng mức thu nhập cho cán bộ, thường xuyên giáo dục về đạo đức cách mạng, chỉ ra những trường hợp, những nguy cơ mà cán bộ có thể rơi vào vòng xoáy tham nhũng. Đồng thời cơ quan quản lý cùng với nhân dân tiến hành hoạt động thanh tra, giám sát và xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm 2.3.2. Giải pháp thu hút nguồn nhân lực Hàng năm ở Việt Nam có hàng triệu sinh viên ra trường và trong một quốc gia với dân số hơn 80 triệu người, thật khó tin là hệ thống cơ quan quản lý đất đai vẫn đang rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ. Nguyên nhân của vấn đề này chính là chế độ chính sách dành cho cán bộ quá thấp, lương bổng ít, khối lượng công việc nhiều, đa số muốn ở lại làm việc tại các thành phố lớn. Hơn nữa, hoạt động quản lý đất đai luôn tạo một áp lực không nhỏ lên cán bộ, công chức bởi ranh giới giữa tham nhũng và không tham nhũng là rất mong manh; Giải pháp đưa ra là: cơ quan quản lý phải xây dựng một chế độ, chính sách mới dành cho cán bộ, công chức mà phương châm đặt ra là “ Người lao động phải đủ sống bằng đồng lương của mình”. Không nên cào bằng mức lương, mà ở mỗi một công việc, một nhiệm vụ khác nhau thì người lao động được hưởng mức lương khác nhau tương xứng với công sức và hiệu quả trong quá trình làm việc. Tạo cho họ một môi trường làm việc lành mạnh mà ở đó họ có thể phát huy tốt nhất khả năng, đồng thời có một chế độ khen thưởng, kỷ luật phù hợp; KẾT LUẬN Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai hiện nay là một nhu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và SDĐ trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai dựa trên những định hướng cơ bản nào, theo mô hình nào và cách thức cụ thể như thế nào lại là vấn đề không hề đơn giản và phải có sự đánh giá thực trạng về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống các cơ quan này cũng như tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về mô hình hệ thống cơ quan quản lý đất đai của các nước trên thế giới để tìm ra những giải pháp hoàn thiện thích hợp; Để trả lời cho các câu hỏi trên đây, đề án” Nâng cao năng lực trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai" ở Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống các cơ quan quản lý đất đai từ trung ương đến địa phương; từ đó chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống các cơ quan này và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta; MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111983.doc