MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1. Cầu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng 2
2. Phân tích mặt hàng dự báo : 4
PHẦN II : PHÂN TÍCH SỐ LIỆU, LỰA CHỌN MÔ HÌNH, DỰ BÁO 9
1. Thực trạng tiêu thụ, xu hướng biến động xăng trên địa bàn thành phố Hà Nội: 9
2. Tiếp cận các phương pháp dự báo: 9
3. Thu thập, xử lý sơ bộ thông tin dữ kiệu cho mô hình: 12
4. Mô phỏng và Dự Báo 22
KẾT LUẬN 28
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bất kỳ nền kinh tế phát triển ở trình độ nào thì xăng luôn được coi là mặt hàng chiến lược, mặt hàng thiết yếu. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện nay thì con người đã tìm ra nhiều nguồn nhiên liệu mới tuy nhiên chưa có nhiên liệu nào có khả năg thay thế xăng dầu do có trữ lượng lớn va đem lại hiệu quả sử dụng cao. Trong nền kinh tế Việt Nam nói chung, thành Phố Hà Nội nói riêng xăng dâu la măt hàng co vị trí rất quan trọng . việc đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu xăng dầu cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt không chỉ co ý nghĩa về kinh tế mà còn đảm bảo sự ổn định về mặt chính trị. Việt Nam hiện nay đang xuất khẩu dầu thô và phải nhập khẩu lượng rất lớn xăng dầu từ thị trường bên ngoài do thiếu vốn và công nghệ. Trước những diễn biến phức tạp của thị trường xăng dầu trên thế giới đã có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng trong nước, điều này càng thể hiện tầm quan trọng của nguồn nhiên liệu này. Vì vậy, dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của thành phố Hà Nội không chỉ cần thiết đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố mà còn định hướng được kế hoạch nhập khẩu và dự trữ xăng dầu của các công ty nhập khẩu đầu mối nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, và đây cũng là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách có thể điều chỉnh những chính sách vĩ mô cho phù hợp để ổn định kinh tế chính trị.
Chính những lý do trên đây em đã lựa chọn đề tài dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do sự hạn chế về mặt thời gian và số liệu nên đề án chỉ dự báo trên địa bàn thành phố Hà Nội cũ (khi chưa có sự mở rộng ).Đây cũng là măt hàng rất nhạy cảm, biến động rất phức tạp theo thị trường thế giới nên thời gian dự báo chỉ tới Năm 2008_2009.
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nhu cầu tiêu thụ Xăng dầu thành phố Hà Nội 2008 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bất kỳ nền kinh tế phát triển ở trình độ nào thì xăng luôn được coi là mặt hàng chiến lược, mặt hàng thiết yếu. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện nay thì con người đã tìm ra nhiều nguồn nhiên liệu mới tuy nhiên chưa có nhiên liệu nào có khả năg thay thế xăng dầu do có trữ lượng lớn va đem lại hiệu quả sử dụng cao. Trong nền kinh tế Việt Nam nói chung, thành Phố Hà Nội nói riêng xăng dâu la măt hàng co vị trí rất quan trọng . việc đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu xăng dầu cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt không chỉ co ý nghĩa về kinh tế mà còn đảm bảo sự ổn định về mặt chính trị. Việt Nam hiện nay đang xuất khẩu dầu thô và phải nhập khẩu lượng rất lớn xăng dầu từ thị trường bên ngoài do thiếu vốn và công nghệ. Trước những diễn biến phức tạp của thị trường xăng dầu trên thế giới đã có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng trong nước, điều này càng thể hiện tầm quan trọng của nguồn nhiên liệu này. Vì vậy, dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của thành phố Hà Nội không chỉ cần thiết đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố mà còn định hướng được kế hoạch nhập khẩu và dự trữ xăng dầu của các công ty nhập khẩu đầu mối nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, và đây cũng là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách có thể điều chỉnh những chính sách vĩ mô cho phù hợp để ổn định kinh tế chính trị.
Chính những lý do trên đây em đã lựa chọn đề tài dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do sự hạn chế về mặt thời gian và số liệu nên đề án chỉ dự báo trên địa bàn thành phố Hà Nội cũ (khi chưa có sự mở rộng ).Đây cũng là măt hàng rất nhạy cảm, biến động rất phức tạp theo thị trường thế giới nên thời gian dự báo chỉ tới Năm 2008_2009.
Do thời gian và trình độ có hạn nên đề án của em không thể tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong được sự góp ý chân tình của thầy giáo.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo môn học PGS.TS Lê Huy Đức, người đã hết sức tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua.
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cầu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng
Cầu thị trường:
Cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định (tất cả các yếu tố khác là không đổi). Như vậy, khi nói đến cầu chúng ta phảI hiểu hai yếu tố cơ bản là khả năng mua và ý muôn sẵn sàng mua hàng hoá và dịch cụ thể đó.
Cầu khác với nhu cầu. Nhu cầu là sự mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người. Sự khan hiếm làm cho hầu hết các nhu cầu không được thoả mãn.
Một khái niệm quan trọng nữa đó là lượng cầu. Lượng cầu là lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua sẵn sàng hoặc có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.
Như vậy, ta nhận thấy cầu là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cầu và giá.
* Cầu là khả năng và nguyện vọng hàng hoá hoặc dịch vụ của người tiêu dùng. Nó chỉ số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn có ở mức giá hiện hành. Cầu sinh ra do nguyện vọng hưởng thụ vật chất của con người và bị hạn chế bởi khả năng mua nhất định, do đó cầu là sự thống nhất giữa khả năng và nguyện vọng. Cần phân biệt các khái niệm cầu sau đây:
* Cầu đối với hàng hoá mà người tiêu dùng mong muốn và có khả năng trả tiền mua gọi là cầu hữu hiệu hay cầu thực sự. Nừu cầu chỉ là ý muốn có hàng hoá và dịch vụ mà không có khả năng trả tiền gọi là cầu mong ước (nhu cầu).
* Cầu đối với hàng hoá mà có thể tăng lên hay giảm xuống theo sự thay đổi giá cả của hàng hoá đó gọi là cầu co giãn. Ngược lại, cầu đối với một hàng hoá không thể hoặc rất khó tăng lên hay giảm xuống khi giá cả hàng hoá hạ xuống hay tăng lên gọi là cầu không co giãn.
* Cầu đối với một hàng hoá không phải vì trực tiếp cần nó mà để qua nó có được hàng hoá khác mà người ta cần gọi là cầu gián tiếp .
Cầu đối với hai hàng hoá cần đươc sử dụng liền với nhau gọi là cầu liên kết. Cầu đối với hai hay nhiều hàng hóa hoặc đối với những yếu tố sản xuất có thể thay thế nhau được gọi là cầu thay thế.
* Cầu độc lập và cầu phụ thuộc. Cầu độc lập về một hàng hoá hay dịch vụ nào đó mà nó xảy ra một cách riêng rẽ với cầu về hàng hoá và dịch vụ khác . Ngược lại, cầu về hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà có liên hệ với cầu của hàng hoá hay dịch vụ khác thì được gọi là cầu phụ thuộc .
Sự phụ thuộc có thể xảy ra khi cầu về hàng hoá này được nảy sinh từ một hàng hoá khác (sự phụ thuộc dọc),hay khi hàng hoá này có liên quan theo một cách nào đó tới hàng hoá khác (sự phụ thuộc ngang) . Chỉ có những cầu độc lập thì mới cần đến dự báo, còn cầu phụ thuộc có thể tính toán được từ cầu độc lập mà cầu phụ thuộc có quan hệ .
Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu thị trường :
Lượng cầu hàng hoá hoặc dịc vụ mà người tiêu dùng muốn và có khả năng mua phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:
* Giá hàng hoá đó: hầu hết đối với các loại hàng hoá thì đây là yếu tố tác động trực tiếp tới lượng tiêu dùng hang hoá. Giá cả tỷ lệ nghịch vớilương hàng hoá được tiêu thụ. Khi giá tăng sẽ lam hạn chế mức tiêu dùng của người dân và ngược lại giá giảm sẽ làm gia tăng mức tiêu dùng hàng hoá đó hơn.
* Thu nhập của người tiêu dùng: thu nhập là yếu tố quan trọng xác định cầu. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng.
Khi thu nhập tăng thì người tiêu dùng cần nhiều hàng hoáhơn và ngược lại. Tuy nhiên phụ thuộc vào từng loại hàng hoá cụ thể mà mức độ thay đổi của cầu hàng hoá sẽ khác nhau. Những hàng hoá có cầu tăng lên khi thu nhập tăng lên được gọi là các hàng hoá thông thường, còn các hàng hoá mà cầu giảm đi khi thu nhập tăng lên được gọi là hàng hoá thứ cấp.
*Giá cả của hàng hoá có liên quan:
Cầu đối với hàng hoá không chỉ phu thuộc vào giá của bản thân hàng hoá. Nó còn phụ thuộc vào giá của hàng hoá có liên quan gồm hai loại là hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung.
Hàng hoá thay thế là hàng hoá có thể sử dụng thay cho hàng hoá khác, hàng hoá bổ sung là hàng hoá sử dụng đồng thời với hàng hoá khác.
*Dân số :với mặt hàng mà hầu hết được người dân sử dụng rộng rãi thì quy mô dân số tác động không nhỏ tới cầu thị trường của hàng hoá đó. Cầu hàng hoá tăng khi dân số tăng.
*Thị hiếu: thị hiếu có ảnh hưởng lớn tới cầu của người tiêu dùng. thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hoá hoặc dịch vụ. Không thể quan sát thị hiếu được , các nhà kinh tế thường giả định rằng thị hiếu không thay đổi hoặc rất chậm chạp và thị hiếu độc lập với các yếu tố khác của cầu .
*Các kỳ vọng: cầu đối với hàng hoá, dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự mong đợi ) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng rằng giá cả của hàng hoá nào đó sẽ giảm trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hoá của họ sẽ giảm xuống và ngược lại….các kỳ vọng cũng có thể về thu nhập, về thị hiếu, về số lượng người tiêu dùng….đều tác động tới cầu đối với hàng hoá.
2. Phân tích mặt hàng dự báo :
Đặc điểm của măt hàng xăng dầu :
Xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết yếu mang tính chiến lược đối với sự phát triển của đất nước, thuộc độc quyền nhà nước. Nhà nước Việt Nam thực hiện độc quyền của mình thông qua quản lý quyền trực tiếp xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và quy định hạn ngạch nhập khẩu. Trên cơ sở cân đối nhu cầu hàng năm của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước giao hạn ngạch nhập khẩu cho 10 doanh nghiệp đầu mối; trong đó petrolimex được giao với khối lượng tương ứng với thị phần 55-60%. Như vậy, petrolimex giữ vị trí thống lĩnh thị trường xăng dầu nội địa. Vị trí quan trọng này do Nhà nước xác lập tương ứng với vai trò chủ đạo của petrolimex trong việc bảo đảm xăng dầu cho sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bình ổn giá cả xăng dầu trên thị trường nội địa và phục vụ đắc lực, có hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước .
Xăng hiện nay chủ yếu được dùng làm nhiên liệu cho hầu hết các phương tiện giao thông vận tải như ôtô, xe máy, máy bay, tàu thuyền, ngoài ra xăng còn là nhiên liệu cho máy móc thiết bị trong hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp .
Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu mặt hàng xăng trên thị trường Hà Nội và biến động của những nhân tố này trong thời gian vừa qua :
* Giá xăng: cũng như bất kỳ một mặt hàng nào thì giá cả của nó luôn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng. khoản tiền chi tiêu cho xăng dầu của mỗi gia đình là không nhỏ trong tổng chi tiêu của họ. chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn mà sự tăng giá của xăng là rất lớn ,đỉnh điểm trong thời gian qua có lúc lên tới 19000đ/lít (do giá dầu trên thế giới tăng cao ). Chính phủ cũng đã giảm thuế nhập khẩu xăng xuống 0% và không thể tiếp tục bù lỗ cho mặt hàng xăng đồng thời đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nên đã cho phép tăng giá xăng như quyết định của bộ Thương Mại .Việc này có ảnh hưởng tới đời sống nhân dân và các hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo theo sự tăng giá của rất nhiều mặt hàng khác và có thể dẫn tới tình trạng lạm phát. Điều này cho thấy hệ thống cung cấp các nhiên liệu khác thay thế xăng chưa phát triển ,hơn nữa đây là mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, việc tăng giá chỉ làm cho người dân sử dung tiết kiệm hơn va họ phải chi tiêu nhiều hơn cho tiền xăng chứ không tác động nhiều tới cầu xăng dầu .
* Tổng thu nhập GDP của thành phố :
Thu nhập là yếu tố quyết định tới khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Ta có thể sử dụng chỉ tiêu tỏng thu nhập GDP để đánh giá thu nhập cũng như mức sống của người dân có ảnh hưởng như thế nào tới cầu thị trường.
Năm
Dân số (1000 người)
GDP(triệu đồng)
Thu nhập/người
1995
2230.1
12021365
5390.905
1996
2285.4
13581920
5942.907
1997
2356.5
15291945
6489.262
1998
2553.7
17128332
6707.261
1999
2688.0
18287510
6803.389
2000
2737.3
19999181
7306.171
2001
2790.8
22003990
7884.474
2002
2847.1
24653815
8659.273
2003
3055.3
27390900
8965.044
2004
3101.0
30436768
9815.146
2005
3199.2
33571755
10493.797
2006
3261.9
37318363
11440.683
2007
3400.0
41609975
12238.228
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội)
Với vai trò trung tâm kinh tế chính trị văn hoá xã hội của cả nước, Hà Nội đã đạt
Được những thành tựu quan trọng , kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao. So với năm 1995 thì GDP Năm 2007 tăng gấp 3,46 lần, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Theo chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hà Nội thì phấn đấu năm 2008 đạt tốc độ tăng GDP là khoảng từ 12,5 – 13% , hứa hẹn năm 2008 này là năm kinh tế tăng trưởng cao.Thu nhập thực tế của người dân đều đảm bảo các nhu cầu thiết yếu, có khả năng mua sắm các tài sản lâu bền có giá trị lớn như: ôtô, xe máy. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới cầu mặt hàng xăng tăng bởi đây là đối tượng tiêu thụ chủ yếu xăng trên địa bàn thành phố. Như vậy thu nhập tăng sẽ làm tăng cầu thị trường về mặt hàng xăng bởi nó không những tác động trực tiếp làm tăng chi phí trung bình của người tiêu dùng trên một xe mà còn tác động gián tiếp làm gia tăng số lượng các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố .
* Số lượng các loại phương tiện giao thông sử dụng xăng
Cùng với sự tăng nhanh về thu nhập và dân số trên địa bàn thành phố những năm qua dẫn tới nhu cầu đi lại và tốc độ gia tăng về số lượng giao thông cá nhân và công cộng tăng theo .
Bên cạnh thông tư 01 vừa nới lỏng, thời gian gần đây, các hãng xe có chương trình khuyến mãi giảm giá bán ,thuế nhập khẩu xe giảm khiến cho thị trường xe máy ngày càng sôi động hơn. Dự báo, thị trường xe máy và đăng ký xe mới còn tiếp tục tăng trong thời gian gần đây do thông tư 01 mới ban hành nên nhiều người chưa biết. Bên cạnh đó, không chỉ tính người ngoại tỉnh thường trú tại Hà Nội có nhu cầu sở hữu xe chính chủ mà lượng người sẽ trụ lại thủ đô làm việc rất nhiều, tác động tới lượng xe mới đăng ký biển Hà Thành .
Hiện nay, xe máy vẫn là phương tiện giao thông chủ yếu chưa có phương tiện thay thế phù hợp bởi sự linh động của nó : tốc độ nhanh, di chuyển thuận tiện, rất cơ động. Với mức thu nhập hiện nay người dân chưa có khả năng mua ôtô riêng nhiều , taxi thì rất tốn kém, xe đạp tuy gọn nhẹ nhưng tốc độ di chuyển chậm, còn hệ thống xe buýt mặc dù đã phát triển khá hiện đại tuy nhiên mất nhiều thời gian chờ đợi và không thuận tiện khi phải di chuyển nhiều. Vì vậy, trong nhừng năm tới đây xe máy vẫn sẽ là phương tiện chủ yếu, là đối tượng tiêu thụ xăng chủ yếu. Tốc độ tăng về mặt hàng xăng sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ tăng của phương tiện giao thông này. Như vây, ôtô xe máy sẽ là các nhân tố được đưa vào mô hình để dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong những năm tới đây .
* Về các loại nhiên liệu thay thế :
Hiện nay, trên thế giới có hai loại nhiên liệu thay thế xăng phổ biến đó là: diezen và các loại nhiên liệu sạch. Diezen là loại nhiên liệu đang được sử dụng phổ biến , có mạng lưới cung cấp thuận tiện trong tất cả cửa hàng xăng dầu nào cũng đều có cả hai sản phẩm này. Ngoài ra, các loại nhiên liệu sạch hiện đang rất được quan tâm của các cơ quan quản lý cũng như các đơn vị kinh doanh .Các loại nhiên liệu sạch được sử dụng chủ yếu hiện nay là: khí hoá lỏng LPG, metanol, etanol, diezen sinh học, khí tự nhiên. Trong đó, khí hoá lỏng LPG là nhiên liệu đốt sạch, rẻ và sẵn có ở nhiều nơi trên thế giới hiện đang rất được quan tâm sử dụng tại các đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội . Trong tương lai không xa thì hệ thống xe buýt Hà Nội cũng sẽ chuyển sang sử dụng loại nhiên liệu này .Hạn chế của loại nhiên liệu LPG này là hệ thống cung cấp nhiên liệu, sự xuất hiện của loại nhiên liệu này sẽ chưa có tác động đáng kể tới nhu cầ về xăng. Việc dự báo xăng trong tương lai phải xem xét tới mức độ ưa thích và sử dụng LPG của những người sử dụng ôtô .
* Ngoài ra, còn các yêu tố khác tác động tới cầu xăng dầu :
+) Sự phát triển của dịch vụ vận tải hành khách công cộng :
Năm 1998, chính phủ đã quyết định đầu tư cho vân tải hành khách công cộng ở thành phố Hà Nội. Có thể thấy phương tiện văn minh này đang chiếm được lòng tin của khách hàng. Xe buýt phát triển tốt sẽ dẫn tới sự giảm bớt tốc độ tăng các phương tiện giao thông cá nhân , tác động tới nhu cầu mua xe củ những người chưa có xe. Hệ thống xe buýt hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng nhiên liệu diezen nên không làm tăng cầu xăng trên thị trường ,tuy nhiên nó lại tác động tới lương lưu thông xe máy nên sẽ giảm tốc độ tăng lượng xăng tiêu thụ trên thị trường .
+) Các phương tiện qua lại trên địa bàn thành phố Hà Nội:
Hàng ngày, có một lưu lượng xe cộ qua lại trên địa bàn. Việc dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn Hà Nội phải tính tới cả tiêu thụ nhiên liệu của các phương tiện vãng lai .Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, số liệu không thể thống kê hết lưu lượng qua lại của các phương tiện giao thông ngoại tỉnh nên trong bài sẽ không đề cập tới và coi đó là yếu tố cố định .
+) Sự phát triển mạng lưới giao thông thành phố
Trong những năm gần đây, kết cấu hạ tầng và quản lý đô thị trên địa bàn thành phố có một số tiến bộ, bộ mặt thủ đô đã có những thay đổi khang trang hiện đại hơn. Bên cạnh cơ sở hạ tầng nội đô, rất nhiều đường cao tốc ,đường quốc lộ lớn hướng từ thành phố tới các tỉnh lân cận dã được xây dựng. Điều này đã tác động không nhỏ tới lưu lượng hoạt động của các loại phương tiện giao thông. Tư đó làm tăng cầu xăng dầu trên địa bàn thành phố .
Tóm lại, có rất nhiều nhân tố tác động tới cầu thị trường xăng dầu Hà Nội. Có những nhân tác động trực tiếp hoặc gián tiếp ở các khía cạnh khác nhau cũng như ở các mức độ khác nhau. Nhận thấy các nhân tố ảnh hưởng lớn tới cầu xăng dầu là: giá xăng, thu nhập cua người tiêu dùng (GDP) và số lượng ôtô xe máy .
PHẦN II : PHÂN TÍCH SỐ LIỆU, LỰA CHỌN MÔ HÌNH, DỰ BÁO
1. Thực trạng tiêu thụ, xu hướng biến động xăng trên địa bàn thành phố Hà Nội:
Lượng tiêu thụ xăng của thành phố Hà Nội từ Năm 1990 _ 2007
(Đơn vị: triệu lít)
Năm
Lượng tiêu thụ
Năm
Lượng tiêu thụ
1990
113,520
1999
144,848
1991
114,758
2000
172,472
1992
119,143
2001
187,797
1993
124,010
2002
212,158
1994
124,083
2003
226,954
1995
135,040
2004
227.832
1996
144,684
2005
239.311
1997
159,845
2006
246.899
1998
151,754
2007
250.818
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, lượng tiêu thụ xăng trên địa bàn Hà Nội đều tăng qua các năm ,tuy nhiên năm 1998, 1999 do xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nên lượng tiêu thụ xăng co phần giảm đi. Tốc độ tăng qua các năm là không đều: thời kì 1990_1997 tốc độ tăng bình quân là 5,08 %. Thời kì 2000_2003 tốc độ tăng là 7,1 %, thời kì những năm gần đây 2004_2007 tốc độ tăng là 2.41 %.
Với nền kinh tế ổn định, không có biến động thì trong những năm tới đây xu thế cầu xăng sẽ tiếp tục tăng lên .
2. Tiếp cận các phương pháp dự báo:
Trên cơ sở cầu thị trường, chính phủ và các nhà sản xuất kinh doanh tính toán khả năng sản xuất của nền kinh tế, của doanh nghiệp và chi phí sản xuất kinh doanh tương ứng, để lựa chọn và quyết định sản xuất và cung ứng cái mà thị trường cần để có thể đạt được lợi nhuận tối đa.
Chính vì vậy, các nhà kinh tế rất quan tâm đến cầu về sản phẩm của mình trên thị trường để lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cũng như hoạch định các giải pháp và phương hướng phát triển.
Cầu thị trường thường được tính toán dựa trên các phương pháp sau:
Kỹ thuật định tính: phân tích định tính là dựa vào khái niệm, phạm trù và qui luật kinh tế thông qua phép trừu tượng hoá khoa học để làm rõ bản chất kinh tế của đối tượng dự báo.
Các mô hình định tính thường rất khó xác định, khó định nghĩa bởi vì không có mô hình nào hoặc phương pháp cụ thể nào để mô tả. Nguồn gốc của nó rất khó thấy được, mà phần lớn mang tính chủ quan. Thông thường phương pháp định tính dựa vào việc lấy ý kiến của các chuyên gia có chuyên môn sâu trong lĩnh vực dự báo và có một kiến thức liên nghành rất tổng hợp. Người tham gia dự báo sẽ xem xét số liêụ sẵn có, thu thập lời khuyên của các chuyên gia và sau đó phân tích, tổng hợp, đánh giá để đưa ra ý kiến dự báo.
Nội dung của phương pháp dự báo định tính bao gồm những vấn đề chủ yếu sau:
Thu thập các thông tin số liệu. Người làm dự báo cần thu thập thông tin số liệu về mối liên hệ giữa lượng bán của đơn vị với sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhất định nào đó theo thời gian .
Phân tích các số liệu đã thu thập được. Cần phải phân tích các số liệu đã thu thập đươc để tìm ra những mối quan hệ giữa lượng bán ra với các yếu tố khác. các tác nhân này sẽ được đánh số theo thứ tự quan trọng củu nó đối với cầu.
Sử dụng lời khuyên của chuyên gia về xu hướng tác động của các nhân tố đã tìm ra ở trên tới cầu về hàng hoá của đơn vị.
Tổng hợp và đưa ra các đánh giá dự báo.
Nhìn chung phương pháp này phức tạp, tốn kém vì vậy kỹ thuật dự báo định tính cần đươc kết hợp và bổ sung bằng các phương pháp phân tích định lượng phù hợp với các vấn đề tổng hợp mang tính chất liên nghành hơn.
Dự báo bằng phương pháp định mức ( áp dụng cho từng nhóm hàng)
Các định mức về tiêu dùng cũng như về nhu cầu có thể phản ánh chính xác tình trạng tiêu dùng của dân cư. Người ta thường chia ra hai loại: Định mức tiêu dùng hàng thực phẩm và định mức tiêu dùng hàng hoá có giá trị hoặc lâu bền. Các định mức tiêu dùng thực tế được điều tra xác định một cách thực tế trên những mẫu điều tra ngẫu nhiên có tính đại diện cao.
Công thức đơn giản để dự báo là:
Số lượng cầu = Định mức tiêu dùng* Số lượng đối tượng tiêu dùng.
Theo công thức này để dự báo được lượng cầu cần dự báo định mức tiêu dùng và số lượng đối tượng tiêu dùng trong tương lai. Trong trường hợp này số lượng đối tượng tiêu dùng cần dự báo là số lượng phương tiện giao thông có sử dụng xăng làm nhiên liệu gồm hai loại chủ yếu là ôtô và xe máy. Đối tượng này chúng ta có thể dự báo được, còn chỉ tiêu định mức tiêu dùng hiện nay chưa có số liệu thống kê nên nếu chúng ta sử dụng phương pháp này thì cần tiến hành điều tra định mức tiêu thụ nhiên liệu của ôtô và xe máy. Nhưng do hạn chế về tài chính, nguồn nhân lực và thời gian nên sử dụng phương pháp này la không hợp lý.
Dự báo cầu bằng hệ số co dãn
Một trong những đặc trưng quan trọng của cầu là tính co dãn của nó. Để lượng hoá tính co dãn người ta đưa vào khái niệm hệ số co dãn của cầu theo các nhân tố ảnh hưởng ( giá, thu nhập và giá cả hàng hoá có liên quan ) . Hệ số co giãn cho biết cầu sẽ thay đổi bao nhiêu phần trăm khi có 1 % thay đổi của một yếu tố nào đó trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Lợi dụng ý nghĩa của hệ số co dãn có thể dự báo cầu trong tương lai theo sự thay đổi của nhân tố .
Trình tự dự báo cầu bằng hệ số co dãn có thể mô tả đơn giản theo các bước sau:
Bước 1: Thu thập số liệu thống kê về cầu (Y) và nhân tố ảnh hưởng (Xi) chẳng hạn như giá, thu nhập hay giá cả của hàng hoá liên quan theo thời gian.
Bước 2: Tính hệ số co dãn của cầu theo các yếu tố.
Bước 3: Xác định xu hướng biến động của hệ số co dãn trong thời kỳ dự báo và tính giá trị hệ số co dãn ở năm dự báo .
Bước 4: Dự báo cầu trên cơ sở hệ số co dãn đã dự báo và mức thay đổi của nhân tố .
Tính hệ số co dãn theo công thức :
e = d(Q)/d(Y) * Y/Q
Xu thế của hệ số co dãn có dạng:
Et =a + b*t
Xây dựng mô hình đa nhân tố bằng phương pháp hồi quy: Phân tích hồi quy là việc nghiên cứu mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với một hay nhiều biến độc lập.
Vấn đề mấu chốt trong phân tích hồi quy là sự phụ thuộc thống kê của biến phụ thuộc vào một hay nhiều biến giải thích . Biến phụ thuộc là đại lượng ngẫu nhiên, có phân bố xác suất. Các biến giải thích thì giá trị của chúng đã biết. Biến phụ thuộc là ngẫu nhiên vì có vô vàn nhân tố tác đọng đến nó mà trong mô hình ta không đề cập được. Xong với mỗi giá trị đã biết của biến độc lập có thể có nhiều giá trị khác nhau của biến phụ thuộc. Trong quan hệ hàm số các biến không phải là ngẫu nhiên, ứng với mỗi giá trị của biến độc lập có một giá trị của biến phụ thuộc, phân tích hồi quy không quan tâm đến quan hệ hàm số .
Để mô tả hàm cầu có thể chọn dạng tuyến tính hoặc phi tuyến tính. Phương pháp phân tích hồi quy có thể được sử dụng vào ước lượng hàm cầu về một hàng hoá, dịch vụ nào đó hay tổng cầu của nền kinh tế nói chung ( Cỗu hàng hoá và dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giá cả của hàng hoá đó, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả của hàng hoá liên quan, giá cả tương lai, thị hiếu tiêu dùng….) Việc ước lượng hàm cầu dựa vào số liệu thống kê điều tra được từ lượng bán hàng theo thời gian.
Ngoài các phương pháp đặc thù trên đây, có thể tiến hành dự báo cầu về hàng hoá và dịch vụ theo một số phương pháp khác như là: dự báo băng ngoại suy xu thế, mô hình san mũ, mô hình biến động mùa, dự báo bằng mô hình kinh tế lượng….
3. Thu thập, xử lý sơ bộ thông tin dữ kiệu cho mô hình:
Xây dựng mô hình dự báo (Sử dụng mô hình đa nhân tố)
Dạng mô hình nhân tố dơn giản và khá thông dụng là mô hình tuyến tính có dạng sau:
Y= a + b.X1 + c.X2 +d.X3 +…. + Ut
Công việc đầu tiên là đánh giá, phân tích và xác định nhân tố ảnh hưởng sẽ đưa vào mô hình dự báo: theo phân tích mặt hàng xăng trên, ta có thể thấy các nhân tố chủ yếu tác động tới thị trường xăng là :giá xăng, GDP, số lượng ôtô, xe máy.
Về giá xăng, đây là yếu tố tác động trực tiếp tơí lượng cầu xăng dầu (giá tăng thì cầu giảm xuống và ngược lại ). Nhưng trên thực tế, xăng là mặt hàng thiết yếu, trong khi chưa tìm được một loại nhiên liệu thay thế rẻ tiền hơn và người tiêu dùng cũng chưa tìm được phương tiện giao thông cá nhân nào thuận tiện hơn, nên khi có sự thay đổi về giá thi họ chỉ tìm cách tiết kiệm hơn hoăc tiêu dùng nhiều lên không đáng kể , vì vậy yếu tố giá cả này tác động không đáng kể tới lương tiêu thụ thực tế trên thị trường. Thế nên yếu tố giá sẽ không được đưa vào mô hình dự báo.
GDP của thành phố Hà Nội: GDP tăng sẽ tác động làm thu nhập của người dân thành phố tăng lên làm tăng lượng ôtô, xe máy trên địa bàn thành phố . Như vậy, GDP có tác động cả trực tiếp cả gián tiếp tới tổng cầu xăng. tuy nhiên mức độ ảnh hưởng trực tiếp chỉ chiếm một phần nhỏ, do đó ảnh hưởng của GDP tới cầu thị trường sẽ được dự báo thông qua số lượng tăng lên của hai loại phương tiện là ôtô và xe máy trên thời kì dự báo để tránh được hiện tượng đa cộng tuyển trong mô hình dự báo, đảm bảo độ chính xác của dự báo.
Ôtô, xe máy là hai nhân tố ảnh hưởng sẽ được đưa vào mô hình dự báo.
Vậy dạng hàm mô tả mối quan hệ giữa đối tượng dự báo với các nhân tố ảnh hưởng có dạng:
Y= a + b.X1 + c.X2
Trong đó :
Y : lượng xăng tiêu thụ trên thị trường (đơn vị :triệu lít)
X1 : số lượng ô tô (đơn vị :triệu chiếc)
X2 : số lượng xe máy (đơn vị :triệu chiếc)
Tiến hành thu thập số liệu
Số lượng ôtô xe máy và lượng tiêu thụ xăng trên địa bàn thành phố Hà Nội (số liệu từ Năm 1995_2007)
Năm
Lượng xăng tiêu thụ toàn thị trường (triệu lít)
Ôtô (xe)
Xe máy (xe)
1995
135.040
70670
472104
1996
144.684
75350
521760
1997
159.845
80460
588285
1998
151.753
84967
643657
1999
144.848
89011
701334
2000
172.472
96697
785969
2001
187.797
103050
938180
2002
212.158
112858
1083583
2003
226.954
122818
1180151
2004
227.832
129870
1203643
2005
239.311
140139
1291500
2006
246.899
149204
1345703
2007
250.818
163389
1360000
( Nguồn: Số lượng ôtô, xe máy: sở giao thông công cộng Hà Nội).
Lượng xăng tiêu thụ trên địa bàn thành phố dựa vào kết quả tiêu thụ mặt hàng xăng của công ty xăng dầu khu vực I, hiện nay công ty này là chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường Hà Nội . Từ việc xác định sản lượng cung ứng cho thị trường và thị phần của công ty ta có thể xác định lượng tiêu thụ của cả thị trường theo công thức :
Lượng cung ứng xăng trên thị trường Hà Nội
Tổng lượng xăng tiêu =
thụ toàn thị trường thị phần của công ty
+) Ngoài ra, để dự báo số lượng ôtô, xe máy trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm 2008_2009 ta cần phải thu thập số liệu thống kê của một số yếu tố khác như là: GDP và Dân số thành phố Hà Nội qua các năm.
Ta có bảng kết quả thu thập số liệu GDP và Dân số qua các năm như sau:
Năm
Dân số (1000 người)
GDP(triệu đồng)
1995
2230.1
12021365
1996
2285.4
13581920
1997
2356.5
15291945
1998
2553.7
17128332
1999
2688.0
18287510
2000
2737.3
19999181
2001
2790.8
22003990
2002
2847.1
24653815
2003
3055.3
27390900
2004
3101.0
30436768
2005
3199.2
33571755
2006
3261.9
37318363
2007
3400.0
41609975
( Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội )
Xử lý sơ bộ số liệu:
+) Dự Báo dân số TP Hà Nội năm 2008_2009:
Dựa vào bảng số liệu ta thấy đối tượng dự báo (dân số) phát triển một cách ổn định theo thời gian.và do tính chất dự báo ngắn hạn. nên dân số co thể được dự báo bằng phương pháp ngoại suy xu thế với dạng hàm tuyến tính:
Xt = a0 + a1 .t
Trong đó:
t: là thời kì dự báo
X: dân số Hà Nội
a0 .a1 là các hệ số được ước lượng bằn phương pháp bình phương nhỏ nhất với hệ phương trình chuẩn:
n. a0 + a1. ∑ t = ∑X
a0. ∑t + a1. t2 = ∑ X. t
Bảng kết quả dự báo dân số Hà Nội
(Đơn vị 1000 người)
Năm
t
Dân số (X)
t2
X. t
1995
1
2230.1
1
2230.1
1996
2
2285.4
4
4570.8
1997
3
2356.5
9
7069.5
1998
4
2553.7
16
10214.8
1999
5
2688.0
25
13440.0
2000
6
2737.3
36
16423.8
2001
7
2790.8
49
19535.6
2002
8
2847.1
64
22776.8
2003
9
3055.3
81
27497.7
2004
10
3101.0
100
31010.0
2005
11
3199.2
121
35191.2
2006
12
3261.9
144
39142.8
2007
13
3400.0
169
44200.0
Tổng
91
36506.3
819
273303.1
Thay số ta có hệ phương trình:
13 a0 +91 a1 =36506.3
91 a0 +819 a1 =273303.1
Giải hệ ta được : a0 = 2125,138
a1 =97,577
Hàm xu thế có dạng:
Xt = 2125,138 + 97,577.t
Như vậy, dự báo dân số Năm 2008 là: X2008 =3491,216 (nghìn người)
Năm 2009 là: X2009 =3588,793 (nghìn người)
+) Dự báo GDP Thành Phố Hà Nội Năm 2008_2009
Dựa vào bảng số liệu trên về GDP của TP Hà Nội từ năm 1995_2007 ta có thể nhận thấy GDP đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không đều, không thể hiện một xu hướng cũng như không có giao động thời vụ, do đó ta có thể sử dụng mô hình bất biến san mũ để dự báo tốc độ tăng GDP vơíi hệ số san ỏ được sử dụng để điều chỉnh trọng số của các quan sát riêng biệt của chuỗi thời gian. Một giá trị lớn hay nhỏ của ỏ đều ảnh hưởng tới kết quả của dự báo. Vì vậy khi chọn lựa ỏ sao cho vừa phải đảm bảo tính ổn định (tức là dự báo sẽ gần với các quan sát thực tế) vừa phải đảm bảo tính linh hoạt( có nghĩa là nhanh nhạy với các thay đổi ở gần hiện tại).Trên đây ta có thể nhận thấy sự thay đổi rất cơ bản của chuỗi thời gian nên có thể chon hệ số ỏ = 0.8 ,tức la trọng số của các mức giảm nhanh về quá khứ.
Kết quả dự báo tốc độ tăng trương kinh tế của TP Hà Nội
Năm
GDP (triệu đồng)
t
g (%)
g-bar
e2
1995
12021365
1996
13581920
1
12.9815
12.9815
0
1997
15291945
2
12.5905
12.9815
0.15288
1998
17128332
3
12.0089
12.6687
0.43534
1999
18287510
4
6. 7676
12.1409
28.87235
2000
19999181
5
9. 3598
7.8432
2.30000
2001
22003990
6
10.0245
9.0563
0.93741
2002
24653815
7
12.0425
9.8307
4.89205
2003
27390900
8
11.1021
11.6001
0.24800
2004
30436768
9
11.1200
11.2017
0.00675
2005
33571755
10
10.3000
10.4803
0.03250
2006
37318363
11
11.1600
11.0241
0.01847
2007
41609975
12
11.5000
11.4048
0.00906
2008
46632299
13
12.0700
11.9370
0.01769
2009
14
12.3874
Như vậy, GDP Năm 2008 đạt là: 46632299 (triệu đồng)
Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 là: 12,3874%
GDP Năm 2009 đạt là: 46632299*1.123874 =52408828 (triệu đồng)
+) Dự báo số lượng xe máy:
Ta có bảng số liệu như sau:
Năm
Xe máy (chiếc)
Dân số (100 người)
tỉ lệ xe máy
1995
472104
22301
21. 1696
1996
521760
22854
22. 8039
1997
588285
23565
24. 5400
1998
643657
25537
24. 0301
1999
701334
26880
24. 2312
2000
785969
27373
26. 8867
2001
938180
27908
33. 6169
2002
1083583
28471
38. 0592
2003
1180151
30553
38. 6264
2004
1203643
31010
38.8147
2005
1291500
31992
38.9274
2006
1345703
32619
39.4728
2007
1360000
34000
40.0000
Như vậy. hiện nay số lượng xe máy đã đạt trên mức 1 triệu xe. với tỉ lệ là 40 xe/100 người. Sự tăng nhanh quá mức vê loại hình giao thông này đã lam quá tải về khả năng phục vụ của hệ thống giao thông đô thị. trước tình hình đó chính quyền cung với các cơ quan quản lý giao thông của thành phố đã phải có nhưng biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng của loại phương tiện này (chẳng hạn như ra quyết định ngừng đăng kí xe máy ở 4 quận nội thành trong năm 2004. Và tiếp tục ngưng đăng kí xe máy ở 3 quận khác trong năm 2005 ) Theo các cơ quan quản lý thì các biện pháp này đã phát huy hiệu quả. giảm bớt tình trạng ách tắc giao thông do đó nó sẽ tiếp tụcđược duy trì đồng thời với kế hoạch phát triển hơn nữa mạng lưới xe buýt. tàu điện để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thành phố. Do đó có thể dự báo tỉ lệ xe máy/100 ngươì sẽ đạt mức bão hoà la 50 xe máy /100 người. Ta có thể dự báo số lượng xe máy dựa vao Mô hình tăng trưởng và bão hoà. sử dụng hàm Logistic với mức bão hoà S =50 .
Hàm Logistic dựa trên một giả thiết cơ sở như sau:
Sự gia tăng dx/dt của chuỗi thời gian x(t) tỷ lệ với mức đạt được x(t) và với khoảng cách giữa mức đạt được x(t) và mức bão hoà tuyệt đối S.
Cũng giống như mô hình hàm mũ. trong mô hình có tồn tại một thành phần khuyến khích nó tăng trưởng và cả một thành phần kìm hãm. vì khoảng cách (S-x(t)) sẽ giảm khi mức x tăng.
Hàm logictic có dạng là:
X(t) = S/1+e-ast-C (*)
Các tham số as và C được ước lượng bằng phương pháp OLS
Năm
STT(t)
T2
Xe máy
(Chiếc)
Dân số (100 người)
tỉ lệ xe máy/100 người (Xt)
x/(S-x)
ln x/(S-x)
t*ln x/(S-x)
1995
1
1
472104
22301
21. 1696
0.7343
-0.3089
-0.3089
1996
2
4
521160
22854
22. 8039
0.8385
-0.1761
-0.3522
1997
3
9
578285
23565
24. 5400
0.9639
-0.0368
-0.1104
1998
4
16
613657
25537
24. 0301
0.9253
-0.0776
-0.3104
1999
5
25
651334
26880
24. 2312
0.9403
-0.0615
-0.3075
2000
6
36
735969
27373
26. 8867
1.1633
0.1512
0.9072
2001
7
49
938180
27908
33. 6169
2.0519
0.7188
5.0316
2002
8
64
1083583
28471
38. 0592
3.1873
1.1592
9.2736
2003
9
81
1180151
30553
38. 6264
3.3961
1.2226
11.0034
2004
10
100
1203643
31010
38.8147
3.4701
1.2442
12.4420
2005
11
121
1291500
31992
38.9247
3.5156
1.2572
13.8292
2006
12
144
1345703
32619
39.4728
3.7496
1.3216
15.8592
2007
13
169
1360000
34000
40.0000
4.0000
1.3863
18.0219
Tổng
91
819
7.8002
84.9787
Từ phương trình (*) ta có thể rút ra: S/x= 1+ e-ast-C , và bằng phép lấy loga tự nhiên ta có:
Ln(x/S-x) =C+ast (**)
Như vậy bằng viêc biết trước mức bão hoà S = 50, ta có thể ước lượng các tham số a và c theo phương trình (**). Các giá trị thu được là:
as = 0,1669 Và C = (- 0,568)
Phương trình dự báo sẽ là:
Xt = 50/1+e-0,1669.t + 0,568 (***)
Thay t=14 vào (***) ta có kết quả là: 42,735 đây chính là tỉ lệ xe máy/100 người năm 2008. kết hợp với số dân dự báo năm 2008 là: 3491,216 nghìn người, ta có dự báo số lượng xe máy năm 2008 là: 1491971( xe máy)
Tương tự: t=15 thì tỷ lệ xe máy/100 người năm 2009 là: 43,6929 với số dân dự báo năm 2009 là: 3588,793 nghìn người, ta dự báo số lượng xe máy năm 2009 là: 1568048 (xe máy)
+) Dự báo số lượng ôtô trên địa bàn TP Hà Nội năm 2008_2009
Do thu nhập của người dân cũng như quy mô dân số Hà Nội ngày một tăng đã tác động mạnh tới số lượng ô tô được đăng ký mới hàng năm. số lượng ô tô của cá nhân cũng như của các công ty vận tải tăng lên nhanh chóng, làm tăng thêm nhu cầu tiêu thụ xăng một lượng lớn, do đó việc dự báo số lượng ô tô có trên địa bàn Hà Nội có ý nghĩa quan trọng tới việc dự báo lượng tiêu thụ xăng dầu trên thị trường Hà Nội. áp dụng mô hình đa nhân tố ta có phương trình dự báo như sau:
Y= a + b. X1 + c. X2
Trong đó :
Y :số lượng ô tô (đơn vị : 1000 chiếc)
X1 : GDP thành phố Hà Nội (đơn vị : 1000 tỉ)
X2 : dân số Hà Nội (đơn vị : 1000 người)
Ơ
Năm
STT
ôtô(Y)
Dân số (X1)
GDP(X2)
X12
X22
X1.X2
X1.Y
X2.Y
1995
1
70.670
2230. 1
12. 021
4973346
144. 513
26809
157601
850
1996
2
75.350
2285. 4
13. 582
5223053
184. 469
31040
172205
1023
1997
3
80.460
2356. 5
15. 292
5553092
233. 844
36035
189604
1230
1998
4
84.967
2553. 7
17. 128
6521384
293. 380
43741
216980
1455
1999
5
89.011
2688. 0
18. 288
7225344
334. 433
49157
239262
1628
2000
6
96.697
2737. 3
19. 999
7492811
399. 967
54744
264689
1934
2001
7
103.050
2790. 8
22. 004
7788565
484. 176
61409
287592
2268
2002
8
112.858
2847. 1
24. 654
8105978
607. 811
70192
321318
2782
2003
9
122.818
3055. 3
27. 391
9334858
750. 261
83687
375246
3364
2004
10
129.870
3101.0
30.437
9616201
926.397
94384
402727
3953
2005
11
140.139
3199.2
33.572
10234881
1127.063
107403
448333
4705
2006
12
149.204
3261.9
37.318
10639992
1392.660
121729
486688
5568
2007
13
163.389
3400.0
41.610
11560000
1731.39
141474
555523
6799
Tổng
91
1418.483
12962.1
142.937
104269505
5177.51
921804
4117768
37559
Các tham số a, b, c được xác định qua hệ phương trình chuẩn sau:
n.a + b ∑X1 + c. ∑X2 = ∑Y
a. ∑X1 + b. ∑X12 + c. ∑X1.X2 =∑Y.X1
a. ∑X2 + b. ∑X1.X2 + c. ∑X22 =∑Y.X2
Thay số ta có hệ phương trình :
13.a + 12692,1.b +142,937.c = 1418,483
12692,1.a + 104269505.b +921804.c = 4117768
142,937.a +921804.b +5177,51.c = 37559
Giải hệ ta đươc: a = 78,704
b =0,0265
c =0,362
Phương trình dự báo: Y = 78,704 + 0,0265*X1 + 0,362*X2
Dựa vào số dân Năm 2008 là : X1=3491,216 (nghìn người) và GDP Năm 2008 là:
X2= 46,632299 (nghìn tỉ) ta có thể Dự báo số lượng ôtô Năm 2008 là: 188,102 (nghìn chiếc)
Tương tự, Năm 2009 với số dân X1= 3588,79(nghìn người) và GDP là:
X2 = 52,408828 (nghìn tỉ) thì dự báo số lượng ôtô Năm 2009 là: 192,779 (nghìn chiếc)
4. Mô phỏng và Dự Báo
Kết quả dự báo:
Kết quả dự báo số lượng Xăng tiêu thụ trên thị trường TP Hà Nội Năm 2008_2009
Mô hình được sử dụng để dự báo là mô hình đa nhân tố dạng tuyến tính :
Y = a + b. X1 + c. X2
Trong đó :
Y : lượng xăng tiêu thụ trên thị trường (đơn vị :triệu lít)
X1 : số lượng ô tô (đơn vị :triệu chiếc)
X2 : số lượng xe máy (đơn vị :triệu chiếc)
Năm
STT
Lượng Xăng
Ôtô
(X1)
Xe máy
(X2)
X12
X22
X1.X2
X1.Y
X2.Y
1995
1
135.040
0.071
0.472
0.005
0.223
0.033
9.543
63.753
1996
2
144.684
0.075
0.522
0.006
0.272
0.039
10.902
75.490
1997
3
159.845
0.080
0.588
0.006
0.346
0.047
12.861
94.034
1998
4
151.753
0.085
0.644
0.007
0.415
0.055
12.899
97.723
1999
5
144.848
0.089
0.701
0.008
0.491
0.062
12.891
105.538
2000
6
172.472
0.097
0.786
0.009
0.618
0.076
16.678
135.558
2001
7
187.797
0.103
0.938
0.011
0.880
0.097
19.352
176.187
2002
8
212.158
0.113
1.084
0.013
1.174
0.122
23.944
229.891
2003
9
226.954
0.123
1.180
0.015
1.392
0.145
27.874
267.840
2004
10
227.832
0.130
1.204
0.017
1.450
0.156
29.588
274.228
2005
11
239.311
0.140
1.291
0.020
1.667
0.181
33.537
309.070
2006
12
246.899
0.149
1.346
0.022
1.812
0.200
36.838
332.253
2007
13
250.818
0.163
1.360
0.026
1.850
0.222
40.980
341.112
Tổng
91
2500.411
1.418
12.116
0.165
12.59
1.435
287.887
2502.677
Các tham số a, b, c trong phương trình được ước lượng qua hệ phương trình chuẩn:
n.a + b ∑X1 + c. ∑X2 = ∑Y
a. ∑X1 + b. ∑X12 + c. ∑X1.X2 =∑Y.X1
a. ∑X2 + b. ∑X1.X2 + c. ∑X22 =∑Y.X2
Thay số ta được:
13a + 1,418.b +12,116.c =2500,411
1,418.a +1,165.b +1.435.c =287,887
12,116.a +1,435.b +12,59.c =2502,677
Giải hệ phương trình ta được: a =62,458
b = 222,927
c =113,2676
Phương trình dự báo: Y =62,458 + 222,927 * X1 + 113,2676 * X2 (****)
Theo trên, Năm 2008: với số lượng ôtô,xe máy đã dự báo là : X1 =0,188102(triệu xe ôtô) và X2= 1,491971(triệu xe máy) thay vào phương trình (****) ta được Y2008 = 273,384(triệu lít) .
Tương Tự, Năm 2009: X1 =0,192703 (triẹu ôtô) và X2 =1,568048(triệu xe máy) thay vào phương trình(****) ta được Y2009 = 283,026 (triiêụ lít) .
Như vậy : Dự báo số lượng tiêu thụ xăng trên thị trường TP Hà Nội:
Năm 2008 là: 273,384 (triệu lít)
Năm 2009 là: 283,026 (triệu lít)
Đánh giá độ tin cậy của dự báo
+) Tính sai số dự báo
Các tính toán để ước lượng sai số
Năm
Ut
Ut2
X1 -X1tb
X2-X2tb
(X1 -X1tb)2
(X2-X2tb)2
(X1 -X1tb) *(X2-X2tb)
1995
3.354
11.25
-0.038
-0.46
0.00140
0.212
0.0175
1996
6.400
40.96
-0.034
-0.41
0.00160
0.168
0.0140
1997
12.817
164.275
-0.029
-0.344
0.00080
0.118
0.0100
1998
-2.550
6.5025
-0.024
-0.288
0.00060
0.083
0.0070
1999
-16.891
285.306
-0.02
-0.231
0.00040
0.053
0.0050
2000
-0.567
0.3215
-0.012
-0.146
0.00014
0.021
0.0200
2001
-3.899
15.202
-0.006
0.006
0.00004
0.00004
-0.0004
2002
1.806
3.262
0.004
0.152
0.00002
0.023
0.0006
2003
3.444
11.861
0.014
0.248
0.00020
0.062
0.0035
2004
0.088
0.0077
0.021
0.272
0.00040
0.074
0.0060
2005
-1.965
3.861
0.031
0.359
0.00090
0.129
0.0110
2006
-1.246
1.5525
0.040
0.414
0.00160
0.171
0.0166
2007
-2.108
4.444
0.054
0.428
0.00290
0.183
0.0230
Tổng
548.8052
0.000
0.000
0.01100
1.29704
0.1338
Ta lần lượt tính các chỉ tiêu :
Su2 /(n-1) = 548,8052/1245,734 =0,44
1 10 0,11
l 11 = ∑ (X1j -X1tb) 2 = = 0, 0085
n j=1 13
1 10 1,29704
l 22 = ∑ (X2j -X2tb) 2 = = 0, 0998
n j=1 13
1 10 0, 1338
l 12 = ∑ (X1j -X1tb) (X2j -X2tb) = = 0, 01
n j=1 10
L = 0, 0075
(Xq(tp) - Xq)*(Xu(tp) - Xu)
∑ Lqu =
q, u det L
0,0998* (0,188102- 0,109)2 +0,0085*(1,491971- 0,932)2 +2*0,01*(0,188100,109)*(1,491971-0,932)
=
0.0075
= 5,56
Ä =1,17
Khoảng dự báo là : 272,214 <= Y2008 <= 274,554
Các phương pháp dự báo khác:
Ta cũng có thể dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu bằng mô hình san mũ xu thế với hệ số ỏ= 0,5
Phương pháp này được sử dụng để tính giá trị dự báo trong ngắn hạn cho chuỗi thời gian khi dãy số liệu có thể hiện một xu thế tuyến tính.
Để có thể vận dụng nguyên tắc san mũ cho chuỗi thời gian có xu thế trước hết có thể mô tả chuỗi thời gian bằng một xu thế tuyến tính kết hợp với một biến ngẫu nhiên có dạng như sau:
Xt-i = a – bi + Ut-i
Trong đó:
a – giá trị cơ sở
b – giá trị xu thế
Dấu âm của giá trị xu thế được sử dụng ở đây dựa vào những lập luận thuần tuý về mặt lý thuyết để diễn tả về quá khứ.
Kết quả dự báo lượng tiêu thụ xăng dầu bằng phương pháp san mũ xu thế của TP Hà Nội
Năm
Y
s1
s2
a
b
Ydự báo
e2
115,752
106,108
1995
135,040
125,396
115,752
135,040
9,644
1996
144,684
135,040
125,396
144,684
9,644
144,684
0,000
1997
159,845
147,442
136,419
158,465
11,023
154,328
30,107
1998
151,753
149,598
143,009
156,187
6,589
169,488
314,530
1999
144,848
147,223
145,116
149,330
2,107
162,776
321,413
2000
172,470
159,846
152,481
167,211
7,365
151,437
442,387
2001
187,797
173,822
163,152
184,492
10,670
174,576
174,795
2002
212,158
192,990
178,071
207,909
14,919
195,162
288,864
2003
226,954
209,972
194,072
225,872
15,900
222,828
17,024
2004
227,832
218,902
206,487
231,317
12,415
241,772
194,324
2005
239,311
229,106
217,797
240,415
11,309
243,732
19,545
2006
246,899
238,002
227,899
248,105
10,103
251,724
23,281
2007
250,818
244,410
236,155
252,665
8,255
258,208
54,620
1880,89
Hàm dự báo là: Y = 252,665 + 8,255*t (với t = 1,2,3…….)
Theo mô hình dự báo lượng tiêu thụ Xăng dầu TP Hà Nội là:
Năm 2008: thay t=1 vào phương trình trên ta được Y2008= 260,920(triệu lít)
Năm 2009: thay t=2 vào phương trình trên ta được Y2009= 269,175(triệu lít).
Ta nhận thấy, kết quả dự báo theo hai phương pháp có sự chênh lệch tương đối. Dự báo theo mô hình đa nhân tố cho kết quả cầu xăng dầu thị trường Hà Nội trong năm 2008_2009 la lớn hơn .Xét trên tình hình thực tế, trong những năm gần đây sự gia tăng về số lương các loại hình phương tiện giao thông ôtô, xe máy là rất nhanh, bộ công an vừa ban hành thông tư mới về việc cấp đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, theo đó bãi bỏ quy định “mỗi người chỉ được đăng ký 01 xe môtô hoặc xe gắn máy”. Điều này có tác động trực tiếp tới lượng cầu xăng dầu trên thành phố. Vì vậy, dự báo cầu thị trường xăng trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể sử dụng kết quả dự báo theo mô hình đa nhân tố. (Đây là một công cụ thích hợp để đo các quan hệ nhân quả giữa các biến và qua đó cho phép dự báo chuỗi thời gian này thông qua dự báo chuỗi thời gian khác một cách dễ dàng ,phương pháp này có cơ sở toán học,lý thuyết rất vững chắc. Các vấn đề xuất hiện trong giả thiết như đa cộng tuyến và tự hồi quy đều có thể phát hiện và khắc phục một cách tương đối dễ dàng. Hơn nữa phương pháp này còn được sử dụng rộng rãi và thông dụng bởi nó có thể chương trình hoá trên máy tính ).
KẾT LUẬN
Dự báo có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định quản lý, đây là sự tác động liên tục có tổ chức, có chủ đích vào đối tượng quản lý bằng các hệ thống biện pháp kinh tế, xã hội, các biện pháp hành chính,….nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển sản xuất,tiến bộ xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, công tác dự báo cung cấp thông tin cần thiết nhằm phát hiện và bố trí sử và dụng các nguồn lực trong tương laimột cách có căn cứ thực tế. Với các thông tin mà dự báo đưa ra cho phép các nhà hoạch định chính sách có những quyết định về đầu tư, các quyết định về sản xuất, về tiết kiệm và tiêu dùng, các chính sách tài chính, chính sách kinh tế vĩ mô. dự báo không chỉ tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, cho việc xây dựng chiến lược phát triển, cho các quy hoạch tổng thể mà còn cho phép xem xét khả năng thực hiện kế hoạch và hiệu chỉnh kế hoạch. Một trong những công việc mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu là dự báo cầu thi trường. Lựa chọn đề tài dự báo là mặt hàng xăng dầu xuất phát từ tính chất thiết yếu của nó, trước những biến động rất phức tạp trên thi trường xăng dầu thế giới, nhất là trong khi Việt Nam đang phải nhập khẩu một lượng lớn xăng dầu từ thị trường thế giới. Các doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối phải có kế hoạch nhập khẩu và dự trữ dựa trên dự báo về nhu cầu thi trường, còn các đơn vị kinh doanh xăng dầu phải căn cứ vào kết quả dự báo để vạch ra những chiến lược kinh doanh cho mình, để có kế hoạch mua lại xăng từ các doanh nghiệp đầu mối và cạnh tranh với các đối thủ của mình trong việc chiếm lĩnh thị trường.
Dự báo cầu thị trường mặt hàng xăng trên địa bàn Hà Nội (một thị trường tiêu thụ xăng rất lớn )có ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp để có kế hoạc kinh doanh hiệu quả nhăm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường và đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cho mình. Các nhà quản lý cũng đề ra những chính sách vĩ mô ổn định nền kinh tế chính trị .
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình dự báo phát triển kinh tế - xã hội
Tư liệu kinh tế - xã hội Việt Nam
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam
Niên giám thống kê Hà Nội
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu khu vực I – Hà Nội
Tạp chí đăng kiểm
http:// www.petrolimex.com.vn
http:// www.vietnamnet.vn/kinhte/
http:// www.vnn.vn/xahoi/doisong/2005/
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A6391.DOC