ĐỀ ÁN:
QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ
Bộ môn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Tiến Dũng
Nhóm : 8 - Kế hoạch A
Khoa : Kế hoạch và phát triển
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8
1. Mai Thị Hiếu
2. Lê Thị Thanh
3. Nguyễn Thị Đào
4. Dương Hoàng
5. Hoàng Vân Hà
6. Nguyễn Thị Thu
7. Trịnh Văn Mạnh
LỜI NÓI ĐẦU
Quy hoạch mạng lưới đô thị ở nước ta hiện nay đang là một vấn đề cấp thiết, vì theo thống kê của bộ xây dựng nước ta hiện có 656 đô thị ,trong đó có 4 thành phố trực thuộc trung ương, 78 thành phố, thị xã thuộc tỉnh và 570 thị trấn. Cả nước có 2 loại đô thị đặc biệt, 2 loại đô thị loại 1,10 đô thị loại 2; 13 đô thị loại 3; 59 đô thị loại 4 và 570 đô thị loại 5.
Những phân tích của các nhà chuyên môn cho thấy thực trạng quy hoạch của nước ta hiện nay rất lôn xộn. Các đô thị đang đòi hỏi được cải tạo, xây dựng và phát triển theo hương văn minh hiện đại, đẹp và có bản sắc. chính vì vậy,cần có quy hoạch mạng lưới đô thị để phát triển không gian cho ngắn hạn và dài hạn.
Nhóm 8 sẽ phân tích các vấn đề chung trong quy hoạch mạng lưới đô thị và liên hệ trực tiếp về mạng lưới đô thị tỉnh Thái Bình.
Nhóm 8 xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn và thầy
Nguyễn Tiến Dũng
NHÓM 8_KẾ HOẠCH 47A
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Quy hoạch mạng lưới đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g được chú trọng nâng cao hơn. Cơ cấu sử dụng lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng sử dụng lao động có kỹ thuật. Các ngành trang phục, giày dép, sản xuất cơ khí, chế biến nông lâm thuỷ sản thu hút được nhiều lao động nhất. Tỷ trọng lao động của một số ngành công nghiệp cơ bản tăng như sản xuất cơ khí, hoá chất. Năng suất lao động công nghiệp đã tăng đáng kể, nhất là khu vực chú trọng vào đầu tư công nghệ thiết bị.
- Đặc biệt trong năm năm gần đây (giai đoạn 2001 - 2005), có thể nói, về cơ bản, công nghiệp Hà Nội đã thực hiện thành công những bước đi ban đầu trong chiến lược CNH, HĐH hướng về xuất khẩu, khác về cơ bản so với đường lối công nghiệp trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra theo xu thế tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dich vụ trong GDP của Thành phố. Quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp được đẩy nhanh theo hướng ngày càng hợp lý và có hiệu quả hơn. Một số ngành công nghiệp chủ lực đã chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành. Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng thu hút nhiều lao động có tốc độ tăng trưởng cao, sản xuất được nhiều mặt hàng đa dạng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Thành phố và của cả nước về số lượng, chất lượng, và đang có khả năng thay thế dần hàng nhập ngoại .
- Đã hình thành 5 KCN tập trung ( là KCN Nội Bài-Sóc Sơn, KCN Sài Đồng A, KCN Sài Đồng B, KCN Đài Tư) với diện tích 784 ha và số vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở khoảng trên 250 triệu USD. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Hà Nội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hình thành cơ cấu kinh tế: thương mại - công nghiệp - nông nghiệp 2004.
Giải pháp :
- Ưu tiên phát triển các ngành tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao như: công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Tập trung phát triển các ngành lợi thế, có thương hiệu và có thể đứng ở hàng đầu cả nước, giữ vai trò đầu tàu, dẫn dắt như: các sản phẩm công nghiệp điện, điện tử (máy tính, máy văn phòng, điện tử công nghịêp, điện tử y tế...), công nghệ thông tin, sản phẩm kim cơ khí, chế tạo máy công cụ và động lực, lắp ráp chế tạo ô tô, xe máy, máy biến thế, hàng tiêu dùng cao cấp, nội thất, dược phẩm...
- Hướng mạnh công nghiệp vào xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như: điện tử, công nghệ thông tin, tự động hoá, công nghệ sinh học. Phát triển các Khu, Cụm công nghiệp bao gồm cả các Khu công nghiệp vừa và nhỏ mới được hình thành. Khuyến khích phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn vốn tư nhân, tạo ra một mạng lưới các vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty lớn.
- Để thực hiện được phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng CNH, HĐH, cần tiến hành các giải pháp và chính sách như: hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ lực của Thủ đô phát triển; đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp chủ lực; phát triển tiềm lực khoa học công nghệ; hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ.
- Trong xu thế hội nhập, ngành Công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của đất nước nói chung và của Thủ đô nói riêng. Trong thời gian 10 năm tới, nếu chúng ta quyết tâm cao, tập trung coi trọng chất lượng phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển đồng bộ các loại thị trường, chủ động hội nhập quốc tế, tận dụng tốt cơ hội và lợi thế là nước đi sau để có được nền công nghệ tiên tiến với tốc độ nhanh hơn; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực cho công cuộc CNH, HĐH, tạo đà bứt phá cho 5 năm tiếp theo thì đến 2015, Hà Nội sẽ có thể được coi là cơ bản hoàn thành công cuộc CNH, HĐH, đi trước 5 năm, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.
- Công nghiệp Hà Nội sẽ lựa chọn, cơ cấu lại để phát triển mạnh mẽ, vững chắc, bền vững lâu dài 5 nhóm ngành chủ lực là: Điện tử - công nghệ thông tin; Cơ kim khí; Dệt may, da giày; Chế biến lượng thực - thực phẩm; Vật liệu xây dựng, trang trí nội thất cao cấp. Trong đó, chú trọng phát triển nhanh ngành công nghiệp điện tử để đến năm 2010 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và công nghệ chủ lực của Thủ đô. Trong tương lai, các nhóm ngành công nghiệp chủ lực là: Điện tử - công nghệ thông tin - công nghệ phần mềm; Cơ kim khí; Sản xuất vật liệu xây dựng
- Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp toả theo các hướng với các cụm công nghiệp có chuyên môn hoá khác nhau. Đó là hướng Hải Phòng – thành phố Hạ Long - Cẩm Phả (khai thác than, cơ khí) ; Đáp Cầu - Bắc Giang (phân hoá học, vật liệu xây dựng) ; Đông Anh – Thái Nguyên (luyện kim, cơ khí) ; Việt Trì – Lâm Thao – Phú Thọ (hoá chất, giấy) ; Hà Đông – Hoà Bình (thuỷ điện) ; Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá (dệt, xi măng, điện).
- Các khu công nghiệp hiện có được cải tạo, sắp xếplại phù hợp với quy hoạch xây dựng thành phố; đồng thời phát triển các khucông nghiệp mới như Sóc Sơn, Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Sài Đồng A và B,Đông Anh cải tạo, mở rộng các khu công nghiệp Cầu Diễn, Cầu Bươu, PhápVân, Đức Giang. Ngoài ra, trong các khu dân cư có thể bố trí xen kẽ các xínghiệp nhỏ, sạch, kỹ thuật cao.
NÔNG NGHIỆP :
Những năm gần đây nông nghiệp và nông thôn ngoại thành phát triển khá nhanh, nhất là sau khi thực hiện Nghị quyết 15/NQ - TW và Chương trình 12 của Thành uỷ Hà Nội. Cho đến nay giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đã đạt 47 triệu đồng, tăng gần 10 triệu đồng/ha so với những năm 1996 - 1997. Có những địa phương như Từ Liêm đạt tới 67,7 triệu/ha. Chuyển mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi thuỷ sản đã có sự thay đổi theo hướng tích cực: Chăn nuôi, thuỷ sản tăng, chiếm khoảng 46%, trồng trọt giảm chỉ còn khoảng 52% trong cơ cấu nông nghiệp chung của thành phố.
- Riêng về trồng trọt, với quan điểm "giảm nhanh cây lương thực, tăng rau, hoa quả và cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao", đến hết năm 2003 gần 3000 ha trồng cây lương thực đã được chuyển sang trồng các loại cây khác, đặc biệt là rau an toàn (3.272ha) và hoa (1.653ha), tăng 12% so với năm trước. Điều này chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của nông nghiệp Thủ đô đã và đang hướng tới nhu cầu nông sản, thực phẩm chất lượng cao, thể hiện rõ đặc trưng của nông nghiệp đô thị. Nhiều vùng sản xuất tập trung như Hoa (Tây Tựu - Từ Liêm), Rau (Văn đức - Gia Lâm), cây ăn quả (Phú Diễn, Minh Khai)... đã được hình thành, khẳng định sự phát triển đúng hướng về quy mô sản xuất của nông dân tại các vùng ven đô.
- Về chăn nuôi đó sự phát triển của việc chăn nuôi bò sữa, lợn nạc cũng các giống gia cầm mới, năng suất, hiệu quả cao đã mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế, tạo công ăn việc làm ổn định cho người nông dân ngoại thành. Đặc biệt là sự quyết tâm của một số địa phương (Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn...) trong việc chuyển mạnh một số diện tích vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản, hoặc thâm canh theo mô hình "1 cá, 1 lúa", đã tạo ra một nguồn thuỷ sản đáng kể cho thị trường.
- Một điều dễ nhận thấy là, tuy nông nghiệp Hà Nội đang tăng trưởng (khoảng 3,5%/năm), nhưng chưa ổn định : Sản xuất hàng hoá còn phân tán, manh mún, chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh yếu; Các vùng sản xuất tập trung mới được hình thành, nhưng chưa rõ ràng, chưa tiêu biểu cho nền kinh tế của Thủ đô. Ngoài ra, mặc dù cơ sở vật chất, kỹ thuật của nông nghiệp Hà Nội đã được Thành phố quan tâm tăng cường, nhưng vẫn thiếu đồng bộ, quy mô phân tán. Đặc biệt là chưa hình thành được các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, các làng nghề truyền thống chậm được khôi phục và còn mang nặng tính sản xuất nhỏ, lẻ, tự sản, tự tiêu, chưa hình thành được những đầu mối tiêu thụ lớn...
- Vẫn biết sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào những điều kiện khách quan như : Thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, thị trường..., nhưng không phải là không có nguyên nhân chủ quan mà chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được: Đó là còn chưa có sự thống nhất về nhận thức trong việc đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là vấn đề phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái vốn đang rất cần cho Hà Nội trong bối cảnh đô thị hoá nhanh và hội nhập kinh tế như hiện nay. Công tác quy hoạch ngành, vùng sản xuất, quy hoạch chi tiết cho các vùng kinh tế dưới cơ sở còn chậm, chưa thực sự tạo điều kiện cho các dự án nông nghiệp, nông thôn phát triển. Ngoài ra, việc phối hợp giữa các ngành, các cấp trong một số lĩnh vực chưa chặt chẽ, các chính sách đầu tư, bảo trợ, khuyến khích sản xuất, đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn chưa đồng bộ... cũng đã ảnh hưởng quá trình HĐH, CNH nông nghiệp và nông thôn .
Giải pháp :
- Đó là phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị - sinh thái. Thủ đô Hà Nội phải đi đầu trong CNH, HDH nông nghiệp nông thôn, cố gắng nâng cao các sản phẩm nông nghiệp. Trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng vành đai xanh, sản xuất thực phẩm sạch để phục vụ nhu cầu của cuộc sống đô thị, nhưng lại phải đảm bảo môi trường trong sạch và bền vững. Ngoài ra, cần phát triển nhanh một số nghề và làng nghề truyền thống, có thể tạo ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị xuất khẩu, đồng thời chú trọng công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch, cũng như giải quyết tốt thị trường nông sản.
- tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nhằm tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại dịch vụ, góp phần tăng thu nhập bình quân cho các hộ gia đình nông dân; Phát triển kết cấu hạ tầng xã hội nông thôn, tăng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho nông nghiệp, phát triển mạnh nông nghiệp kỹ thuật cao nhằm tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Ngoài ra cần quan tâm tới sự phát triển những hạ tầng xã hội như y tế, văn hoá, giáo dục, duy trì hệ thống chính trị vững mạnh, an ninh trật tự ổn định nhằm xây dựng nông thôn mới ngoại thành.
- quy hoạch chi tiết cho các cơ sở nông nghiệp nông thônđồng thời sớm ban hành, sửa đổi một số chính sách trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn như: chính sách chuyển đổi sử dùng đất đai, một số chính sách về tài chính, chính sách ưu tiên phát triển những cơ sở chế biến xuất khẩu nông lâm sản .
DỊCH VỤ :
Thực trạng
- Thành phố đã đón trên 1,2 triệu khách du lịch, giá trị tăng thêm của dịch vụ tài chính , ngân hàng cũng ở mức kỷ lục: hơn 20%. Các ngành dịch vụ, du lịch và bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố .
- Trong 5 năm 2001- 2005, tốc độ tăng giá trị gia tăng của các ngành dịch vụ đạt 10,5%/năm. Khu vực đã đóng góp 57,42% GDP toàn thành phố; trong đó, thương mại và bưu chính- viễn thông là 2 ngành có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành dịch vụ (tương ứng với 22% và 17%). Một số ngành, lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao đã hình thành như: chứng khoán; phát hành và thanh toán thẻ, điện tử- ngân hàng… Sự phát triển mạnh của dịch vụ bưu chính- viễn thông và công nghệ thông tin đã thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác…
- Tuy nhiên, một số dịch vụ trình độ cao, có giá trị tăng thêm lớn còn chậm phát triển và chiếm tỉ trọng thấp trong tổng doanh thu các ngành dịch vụ (tài chính (6%), y tế (2,7%), khoa học- công nghệ (2,6%)). Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất- kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân như tư vấn pháp lí, sở hữu trí tuệ, chứng khoán, bảo hiểm… chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế và nhu cầu người dân. Các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao trong giai đoạn 2006- 2010 phát triển là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng, tốc độ phát triển kinh tế- xã hội và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô.
- Dich vu hanh chinh cong là lĩnh vực bị người dân phàn nàn, kêu ca nhiều nhất, sự nhũng nhiễu, phiền hà là nguyên nhân gây cản trở cho môi trường đầu tư. Cải thiện lĩnh vực dịch vụ hành chính công thành lĩnh vực dịch vụ trình độ, chất lượng cao là tháo gỡ cho những ngành khác, lĩnh vực khác. Một số dự án bị ách tắc kéo dài 5- 6 năm nếu có thể rút xuống chỉ còn 1 năm, vốn đầu tư nước ngoài đăng kí vào Hà Nội lên đến hàng tỉ USD mỗi năm nhưng số vốn được giải ngân chỉ chiếm chưa đầy 30%. Nếu như các dịch vụ hành chính công được cải thiện và có chất lượng cao thì chắc chắn, vốn thực hiện FDI không chỉ dừng lại ở tỉ lệ ấy!
Giải pháp :
- Trong giai đoạn phát triển kinh tế 2006- 2010 tập trung đầu tư phát triển: du lịch; thương mại; bưu chính- viễn thông- công nghệ thông tin; khoa học- công nghệ; y tế; tài chính; ngân hàng; giáo dục- đào tạo; vận tải công cộng và tư vấn sẽ được xây dựng thành các ngành và lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, tạo động lực cho phát triển kinh tế- xã hội và công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô.
- Ngoai ra can cai tao dich vu hanh chinh cong voi chat luong cao hon .
- Cần tập trung vào những ngành, lĩnh vực như công nghệ thông tin, tài chính- ngân hàng để tạo nên sức lan toả với các ngành khác. Cần xác định thứ tự ưu tiên trong các ngành, lĩnh vực để tránh sự đầu tư dàn trải.
- Trong giáo dục, chỉ muốn nhấn đến việc giáo dục dạy nghề. Trước nhất là nâng cao trình độ tay nghề, đổi mới trang thiết bị dạy nghề (không thể dạy nghề bây giờ bằng phương tiện của những năm 1960, 1970) và phải có chế độ chính sách cho cả người dạy lẫn người học. Đặc biệt là phải dự kiến được “cầu” lao động lành nghề trong tương lai để chuẩn bị qui mô đào tạo nhằm đáp ứng “cung” từ bây giờ trong từng khu vực kinh tế.
- Ngoài ra, TP hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm y tế của khu vực. Rất nhiều bệnh nhân của ta phải qua nuoc ngoai chữa trị, tốn kém hơn nhiều. cần xác định rõ các lĩnh vực y tế chuyên sâu và việc khám chữa bệnh cho người nghèo thì để Nhà nước tập trung đầu tư, còn lại nên xã hội hóa.
XUẤT KHẨU (XK) – NHẬP KHẨU (NK):
Thực trạng :
- Với giá trị xuất khẩu ước đạt 413,6 triệu USD trong tháng 12, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 của thành phố Hà Nội đã đạt hơn 4,35 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2006. Trong đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước chiếm 2,25 tỷ USD, tăng 18,3%, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,69 tỷ USD, tăng 28,2% và khu vực doanh nghiệp tư nhân chiếm gần 413 triệu USD, tăng 19,1%.
- Trong các mặt hàng xuất khẩu của thành phố thì mặt hàng máy in phun vẫn đứng đầu về trị giá với kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 960,377 triệu USD và đạt tốc độ tăng cao nhất là 40,5%, đây cũng là tiếp tục ngành hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố trong những năm tới. Hàng nông sản cũng là một trong những nhóm hàng xuất khẩu đứng đầu về trị giá, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước với mặt hàng chủ yếu là gạo (chiếm tỷ trọng 60%), sau đó đến cà phê, hạt tiêu, hạt điều...
- Mặt hàng dệt may cũng đạt trị giá cao trong năm của thành phố, tăng 14% so với năm trước, thị trường xuất khẩu chủ yếu mặt hàng này là Hoa Kỳ và EU. Các nhóm hàng khác xuất khẩu trong năm cũng tăng so với năm trước, như: giầy dép và sản phẩm da tăng 11,3%. Riêng ngành hàng điện tử xuất khẩu giảm 13,5% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu là do giá cả thị trường nhóm hàng này có xu hướng giảm nhẹ, thị trường xuất khẩu không được mở rộng.
- Năm 2007 thành phố Hà Nội đã nhập khẩu một lượng hàng hoá trị giá hơn 14,94 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó nhập khẩu địa phương trên 5,11 tỷ đồng, tăng 20,2% (chiếm 34% tổng kim ngạch nhập khẩu). Trong các mặt hàng nhập khẩu, xăng dầu vẫn chiếm tỷ trọng lớn với kim ngạch nhập khẩu hơn 4,9 tỷ USD, tăng 20,6%, máy móc thiết bị phụ tùng hơn 4,19 tỷ USD, tăng 22,1%, vật tư nguyên liệu chủ yếu chiếm 3,26tỷ USD, tăng 23,4% và hàng tiêu dùng đạt trên 2,2 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước .
- Tháng 3.2008, kim ngạch XK trên địa bàn thành phố tăng 3,4% so với tháng trước
- Trong đó, XK địa phương tăng 3,2%. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn thành phố tăng 3% trong đó nhập khẩu địa phương tăng 3,6%. Dự kiến quý I/2008, kim ngạch XK đạt 1.226,3 triệu USD - tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước.
- Trong đó XK địa phương tăng 711,5 triệu USD - tăng 37,3%. Các mặt hàng XK chủ yếu gồm: Hàng nông sản tăng 5,6%, hàng dệt may tăng 17,4%, giày dép tăng 2,7%, điện tử tăng 13%, máy in phun tăng 51,7%... XK của HN tăng khá là do khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có những đợt hàng XK khá lớn so với năm trước, nhiều mặt hàng XK của VN khai thông được thị trường...
- Kim ngạch nhập khẩu quý I/2008 trên địa bàn HN đạt 4.368,5 triệu USD - tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó nhập khẩu địa phương đạt 1.479,9 triệu USD - tăng 30,6%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị phụ tùng tăng 35,9%, vật tư nguyên liệu tăng 32,2%, xăng dầu tăng 39,9%, hàng tiêu dùng tăng 17,8%. Nguyên nhân làm kinh ngạch nhập khẩu tăng nhiều là do giá cả thị trường thế giới tăng cao và nhu cầu về các hàng hoá nhập khẩu vẫn cao hơn so với năm trước.
Giải pháp :
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP :
Thực trạng :
- Tính đến nay, thành phố Hà Nội đã có 771 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 9,65 tỷ usd
- Trong đó, vốn thực hiện đạt 4,6 tỷ USD, chiếm 47,9% tổng vốn đăng ký. Ngành dịch vụ thu hút đầu tư FDI nhiều nhất, chiếm 70,3% cơ cấu vốn.
- Với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 1,5 tỷ USD, các doanh nghiệp FDI đã tạo ra 78.000 việc làm, đóng góp 10% thu ngân sách cho thành phố, chiếm 16% GDP của thành phố.
- Tính riêng từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã thu hút được 1,12 tỷ USD, đứng thứ hai của cả nước với tổng dự án là 236. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoài, số dự án FDI vào Hà Nội năm nay đã tăng 80% và số vốn đầu tư đã tăng tới 40%.
- Một số dự án lớn vẫn đang gấp rút được thương thảo và dự kiến, hết năm nay, Hà Nội sẽ đạt 1,5 tỷ USD thu hút vốn FDI.
- Trong các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư (ĐT) nước ngoài trên địa bàn TP Hà Nội năm 2007 phải kể đến việc ưu tiên ĐT phát triển các khu đô thị mới Bắc sông Hồng (10.000 ha); phát triển các trung tâm văn phòng - thương mại - triển lãm, trung tâm đào tạo - nghiên cứu - phát triển tại Bắc sông Hồng. Thành phố cũng ưu tiên ĐT và hợp tác phát triển khu công nghệ cao tại Hà Nội; phát triển các khu công viên giải trí tại Yên Sở, Cổ Loa, Sóc Sơn; xây dựng 2 bệnh viện quy mô từ 500 - 1.000 giường tại Gia Lâm, Đông Anh; ưu tiên phát triển các trung tâm tài chính - ngân hàng. Một số lĩnh vực ưu tiên quan trọng là phát triển các ngành công nghiệp điện tử - tin học - thiết bị điện, cơ kim khí, vật liệu xây dựng cao cấp, trang phục thời trang và thể thao, dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thịt gia súc - gia cầm. Thành phố cũng chủ trương thu hút vốn ĐT để khai thác khu vực hai bờ sông Hồng; cải tạo và phát triển các khu tập thể cũ thành các khu đô thị mới hiện đại với hạ tầng hoàn chỉnh. Năm nay thành phố cũng sẽ tập trung ĐT xây dựng hoàn chỉnh 3 tuyến đường vành đai, 3 cầu qua sông Hồng; đẩy nhanh tiến độ ĐT các hạ tầng kỹ thuật - xã hội quan trọng để phục vụ các điều kiện cơ bản cho các nhà ĐT. Một số khu công nghiệp tập trung được xây dựng và mở rộng đáp ứng mặt bằng cho các nhà ĐT như khu công nghệ cao Sài Đồng A, khu công nghiệp tại Đông Anh, Phù Đổng.
Giải pháp :
- Cai tao thu tuc dau tu ro rang , nhanh , gon hon .
- Trước tiên chính quyền và các sở ngành sẽ tập trung vào công tác quy hoạch, cụ thể là phối hợp với các bộ chức năng xây dựng quy hoạch vùng thủ đô, quy hoạch xây dựng chi tiết để có cơ sở xác định rõ địa điểm, lĩnh vực cụ thể mời gọi ĐT.
- Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến ĐT, tạo điều kiện để mọi tổ chức, nhà ĐT trong và ngoài nước cũng như người dân có thể dễ dàng tìm hiểu, khai thác thông tin trên mạng .
- Cố gắng kịp thời cung cấp thông tin, quảng bá môi trường ĐT và dự án xúc tiến ĐT, tăng cường hoạt động của tổ công tác ĐT nước ngoài để đảm bảo kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho các nhà ĐT trong cả quá trình triển khai dự án , thành lập Trung tâm xúc tiến ĐT, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến ĐT - thương mại - du lịch theo một kế hoạch thống nhất, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng để các nhà ĐT trong và ngoài nước cũng như người dân được biết .
IV.Kết cấu hạ tầng, thực trạnh phát triển đô thị.
Phân tích đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương cần làm rõ thực trạng hiện nay , trình độ phát triển đến đâu ? những thuận lơi và nhũng vấn đề cần đặt ra cho thời kỳ quy hoạch tới là gì ?
1.1. Giao thông.
a. thực trạng.
Giao thông luôn là vấn đề được quan tâm trong quy hoạch mạng lưới đô thị ở Việt nam. Với tốc độ phát triển chóng mặt của cuộc sống hiện đại,các khu đô thị, các điểm dân cư liên tục được hình thành và không tuân theo bản quy hoạch chung. Quy hoạch mạng lưới đô thị, các điểm dân cư chưa có mối liên kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông.Dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông ở các thành phố lớn. Đây là vấn đề nghịch lí trong quy hoạch mạng lưới đô thị ở nước ta. Chung ta tiến hành quy hoạch từ điểm ngọn của vấn đề. Trong khi với các nước trên thế giới họ tiến hành quy hoạch mạng lưới giao thông trước sau đó mới quy hoạch mạng lưới đô thị sau. Như vậy đối với quy hoạch mạng lưới đô thị ,giao thông phải là yếu tố hạ tầng được quan tâm đầu tiên. Các nhà quy hoạch cần phải có hững nghiên cứu chính xác về thực trạng và đưa ra định hướng phát triển đối với mạng lưới giao thông đô thị:.
- Mạng lưới giao thông đô thị bao gồm bao nhiêu tuyến đường chính, chiều dài, hiện trạng.
-Bao nhiêu tuyến đường liên kết các tỉnh, liên kết các khu đô thị.
- Bao nhiêu tuyến đường cao tốc, quốc lộ…
- Bao nhiêu tuyến đường hư hỏng, chưa đạt tiêu chuẩn, cần được cải tạo, xây dựng mới..
- Bao nhiêu tuyến đường đê..
- Giao thông đường bộ, sắt, biển, hàng không ( các đàu mối giao thông quan trọng như: bến xe,ga tầu, cảng biển,sân bay…)
b. giải pháp.
Sau khi đã đánh giá chính xác về hiện trạng của mạng lưới đô thị, các nhà quy hoạch cần có những giải pháp và định hướng cụ thể cho giai đoạn tương lai. Càn cải tạo năng cáp những tuyến đường hư hỏng, mở rộng nhưng tuyến đường hẹp, xây dựng những tuyến đường mới xứng với tiêm năng phát triển của từng vùng, phát triển cầu đường ,bến cảng,các đầu mối giao thông quan trọng để giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị với các đô thị khác trong cùng mang lưới đô thị…
Liên hệ Hà nội
Về qui hoạch giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Đất xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm cả hệ thống giao thông động và hệ thống giao thông tĩnh phải đạt tỷ lệ bình quân 25% đất đô thị.
Ưu tiên cho việc xây dựng hệ thống đường sắt đô thị để tạo nên những trục chính của mạng lưới vận tải hành khách công cộng của Thủ đô, bao gồm cả các tuyến đi trên cao và đi ngầm.
Mở rộng và xây dựng hoàn chỉnh sân bay Nội Bài theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tích cực nạo vét, chỉnh trị tiến tới kênh hoá Sông Hồng, nâng cấp các cảng Hà Nội tại Phà Đen, Khuyến Lương, đồng thời mở thêm các cảng Vạn Kiếp, Thượng Cát.
Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, bao gồm các trạm bơm và mạng lưới cống và kênh tiêu hoá, bảo đảm mật độ 0,6 đến 0,8 km/km2.
Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt đến năm 2001 là 150-180 lít/người/ngày, với 90-95% dân số đô thị được cấp nước và đến năm 2002 là 180-200 lít/người/ngày với 95-100% dân số đô thị được cấp nước.
Đến năm 2020, bảo đảm 100% khối lượng chất thải rắn của Thành phố được thu gom, vận chuyển, xử lý bằng công nghệ thích hợp.
Cải tạo và xây dựng các nghĩa địa, nghĩa trang tập trung, kết hợp với việc xây dựng nghĩa địa, nghĩa trang nhỏ bố trí phân tán, phù hợp với điều kiện từng địa phương.
Đến 2020 Hà nội có thêm 4 tuyến đường sắt đô thị. Ngoài việc mở các tuyến đường sắt hướng tâm (Yên Viên - Lạng Sơn; Yên Viên - Bãi Cháy; Cổ Bi - Hải Phòng; Ngọc Hồi - TP.HCM; Bắc Hồng - Lào Cai; Đông Anh - Thái Nguyên) thành đường sắt đôi sau năm 2010, Hà Nội sẽ có thêm 4 tuyến đường sắt đô thị gắn kết các khu đô thị, trung tâm thương mại, công nghiệp lớn
Trong những năm qua, nhiều tuyến đường giao thông được ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp, nhưng nhìn chung hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vẫn có quy mô nhỏ bé, hầu hết chưa đạt cấp kỹ thuật, năng lực hạn chế, chưa tạo được sự liên kết liên hoàn. Vì sao có sự yếu kém này?
Hiệu quả đầu tư thấp
Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, trong mười năm gần đây, Nhà nước đã đầu tư gần 85 nghìn tỷ đồng cho đầu tư cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó ngân sách Nhà nước hơn 49 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn có tính chất ngân sách gần 33 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn tín dụng gần 9.000 tỷ đồng, vốn đặc biệt hơn 5.000 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ 17 nghìn tỷ đồng và ứng vốn đầu tư bán quyền thu phí 1.500 tỷ đồng.
Nhờ được quan tâm đầu tư, nâng cấp, chất lượng đường giao thông được nâng lên một bước. Hiện mạng lưới đường bộ cả nước có 223 nghìn km, trong đó có 17 nghìn km đường quốc lộ, chiếm 7,63%; tỉnh lộ 23 nghìn km, chiếm 10,37%, còn lại là đường đô thị, đường chuyên dụng và đường xã.
Mặc dù có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhưng thực tế thời gian qua cho thấy, kết cấu hạ tầng giao thông vẫn còn trong tình trạng yếu kém. Việc triển khai xây dựng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chậm, chất lượng chưa cao. Trong xây dựng chiến lược, quy hoạch còn thiếu đồng bộ giữa phát triển kết cấu hạ tầng với quy hoạch phát triển đô thị, giữa kết cấu hạ tầng giao thông với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Việc phối hợp giữa các ban, ngành ở địa phương trong quy hoạch đô thị và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị chưa tốt dẫn đến quy hoạch đô thị nói chung và quy hoạch giao thông đô thị nói riêng thiếu ổn định và thời gian chưa đủ dài, không bố trí đủ quỹ đất cho kết cấu hạ tầng đường bộ đô thị.
Ðề án "Từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh" do Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ, quỹ đất dành cho giao thông đô thị tại Hà Nội có từ 2% đến 3%, tại TP Hồ Chí Minh là 4,5%, trong khi bình quân các nước trong khu vực là 22% đến 24%. Việc không quản lý chặt chẽ theo quy hoạch dẫn đến phá vỡ quy hoạch.
Tình trạng không tách riêng được khu vực dân cư, các cơ quan, tổ chức xã hội... tạo ra sự tập trung, đan xen nhau trong nội thành, nội thị, nhất là ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh làm cho công tác phục vụ xã hội và đi lại của nhân dân không hợp lý, mất thời gian, tốn kém và làm cho kết cấu hạ tầng đường bộ đã yếu lại càng yếu.
Trong khi nạn ùn tắc giao thông đang xảy ra hằng ngày thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vẫn tiếp tục cấp phép cho mở rộng các cơ sở giáo dục, đào tạo, các bệnh viện, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại ở trung tâm thành phố, mà không thấy hậu quả tất yếu của việc tập trung cao độ người và phương tiện sẽ dẫn đến bài toán ùn tắc giao thông càng nan giải.
Trên các tuyến quốc lộ, nhiều công trình vừa cải tạo nâng cấp hoặc mới xây dựng xong đã bị các địa phương tận dụng để quy hoạch xây dựng trụ sở cơ quan, tổ chức... biến dần thành đường đô thị, trong đó có những trục chính bị đô thị hóa hoàn toàn như quốc lộ 5, quốc lộ 51, hoặc một phần như quốc lộ 1. Một số địa phương thậm chí còn giao đất, cho thuê đất, xây dựng công trình trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ.
Việc đấu nối vào các tuyến đường giao thông cũng rất tùy tiện. Theo thống kê của các khu quản lý đường bộ và Cục đường bộ Việt Nam, quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2.300 km có tới gần 6.000 công trình xây dựng trên đất hành lang an toàn đường bộ. Quốc lộ 51 và quốc lộ 55 đi qua tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu dài 97 km đã có 2.000 công trình vi phạm với 28 nghìn m2 đất, riêng quốc lộ 51 dài 73 km có 543 điểm đấu nối. Quốc lộ 5 dài 106 km đi qua bốn tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng có 346 điểm đấu nối...
ình trạng đường bộ bị lấn chiếm trái phép không kiểm soát được làm cho con đường vốn sinh ra chỉ làm nhiệm vụ vận tải, đi lại, nay thêm chức năng phục vụ các sinh hoạt khác của con người, dẫn đến vai trò chính yếu là vận tải hàng hóa và hành khách bị hạn chế, còn tai nạn giao thông thì gia tăng.
Mặc dù đã có hơn 200 nghìn km đường, nhưng chưa có tuyến đường nào đạt tiêu chuẩn đường cao tốc. Hiện nay, ngành giao thông mới đang triển khai một số đoạn của dự án đường cao tốc bắc-nam như Cầu Giẽ - Ninh Bình, Sài Gòn - Trung Lương, nhưng tiến độ rất chậm.
Việc xây dựng, nâng cấp, cải tạo đường bộ lại dàn trải, không đồng bộ giữa cầu và đường dẫn đến cuộc "chạy đua ngầm" giữa các ban quản lý để có dự án. Có tuyến chỉ cải tạo nâng cấp cầu, chưa cải tạo đường, hoặc ngược lại, làm cho tải trọng khai thác đường không được nâng cao, hiệu quả đầu tư thấp.
Trong tổng số hơn 4.200 cầu trên các tuyến quốc lộ vẫn còn hơn 700 cầu yếu, nguy hiểm. Cầu yếu, đường đạt tiêu chuẩn từ cấp ba trở lên mới chiếm 41% chiều dài, trong khi đó vận tải tăng bình quân từ năm 2001 đến nay là 9% về hàng hóa và 12% về hành khách.
Qua khảo sát tại trạm đếm xe Tiền Trung tại km 55, quốc lộ 5, năm 2001 lưu lượng xe nặng bình quân 1.366 xe/ngày đêm thì đến năm 2006 tăng lên 2.565 xe/ngày đêm, bình quân tăng 17%/năm. Xe tải nặng gây hư hỏng cầu, đường nhanh chóng, nhưng việc quản lý tải trọng xe trên đường hầu như không thực hiện.
Các kiểu, loại xe nhập khẩu, sản xuất trong nước hầu như không quan tâm đến quy định về tải trọng của cầu đường; các trạm cân kiểm tra tải trọng xe của ngành giao thông thì đầu tư xây dựng cho vui, ngại hoạt động, còn lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông thì thiếu phương tiện nên không thực hiện nhiệm vụ này, dẫn đến tình trạng xe quá tải cầu, đường ngang nhiên hoạt động phá hỏng hạ tầng giao thông.
Trong khi đó nguồn vốn dành cho công tác bảo trì đường bộ thiếu. Năm 2007 vừa qua được coi là năm "sung túc" nhất cũng chỉ được cấp 1.537 tỷ đồng, đạt 51,9% nhu cầu vốn đã được Thủ tướng chấp thuận. Thiếu vốn, việc thực hiện bảo dưỡng thường xuyên không làm đủ các phần việc theo quy định, chủ yếu tập trung vào các phần quản lý, an toàn giao thông, sửa chữa định kỳ mang tính chất chắp vá những điểm hư hỏng nặng. Thậm chí sửa chữa đột xuất do thiệt hại thiên tai cũng chỉ ưu tiên làm bước 1 bảo đảm giao thông... dẫn đến cầu đường hư hỏng xuống cấp nhanh hơn.
Nguồn vốn cấp cho công tác bảo trì đối với đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị đã khó khăn, nhưng việc áp dụng cơ chế chính sách quản lý bảo trì cũng có nhiều vấn đề chưa hợp lý, nhất là việc áp dụng cơ chế thanh quyết toán vốn sửa chữa thường xuyên giống như sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất, xây dựng cơ bản, nên không khuyến khích được tính tự chủ và nâng cao trách nhiệm với đoạn đường được giao của người lao động, không cải thiện được công việc giám sát của chủ đầu tư.
Giải pháp khắc phục
Thực trạng hạ tầng giao thông đang bộc lộ nhiều yếu kém bất cập, đòi hỏi sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành, địa phương để phát triển hạ tầng giao thông vận tải đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển xã hội:
Một là, cần tạo sự thống nhất trong công tác xây dựng và quản lý quy hoạch, đồng thời thường xuyên rà soát điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ, nhất là nhanh chóng xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng rất nhanh tại các thành phố lớn, giải quyết tình trạng ách tắc giao thông.
Trước mắt tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Ðẩy nhanh việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải khối lượng lớn như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm tại các thành phố lớn.
Hai là, cùng với việc ưu tiên tăng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển giao thông, cần đa dạng hóa và mở rộng các phương thức đầu tư, tạo cơ chế thông thoáng để thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, như phát hành trái phiếu; áp dụng các hình thức đầu tư: xây dựng - chuyển giao - khai thác; xây dựng - khai thác - sở hữu; xây dựng - chuyển giao; xây dựng - chuyển giao - cho thuê; đổi đất lấy kết cấu hạ tầng giao thông... Có chính sách miễn giảm các loại thuế cho các dự án cơ sở hạ tầng giao thông.
Ba là, dự án cơ sở hạ tầng giao thông yêu cầu nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài nên cần có những ưu đãi cụ thể, trước hết bảo đảm vốn cho công tác bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông. Có thể nghiên cứu lập quỹ bảo trì và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trước hết là quỹ bảo trì đường bộ, hoặc quỹ đường bộ. Xây dựng chính sách giải phóng mặt bằng và tái định cư hợp lý bảo đảm công bằng xã hội.
Bốn là, Nhà nước tiếp tục nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách, và khung pháp lý tạo điều kiện cho việc thực hiện xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng. Có các biện pháp đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác thông tin để mọi tổ chức, cá nhân dễ dàng và bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin về xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng.
Bộ Trưởng Bộ GTVT Lê Ngọc Hoàn đã chủ trì hội nghị báo cáo về quy hoạch chi tiết mạng lưới giao thông đô thị Hà Nội nhằm giải quyết cơ bản vấn đề giao thông cho một thành phố hiện đại vào năm 2020. Kế hoạch này ước tính lên tới 52 ngàn tỷ đồng.
Theo đó, các hạng mục công trình dự kiến xây dựng gồm: 14 tuyến đường quốc lộ và cao tốc hướng tâm, 14 tuyến đường vành đai 2 và 2,5; 16 tuyến đường vành đai 3 và 4; 14 đường trục chính đô thị liên kết các đường vành đai có mặt cắt ngang từ 4-6 làn xe. Cũng nằm trong kế hoạch trên, tổng số vốn đầu tư cho mạng lưới đường sắt Hà Nội (Đường sắt quốc gia, đường sắt vành đai, Đường sắt đô thị) dự kiến là hơn 20.600 tỷ đồng và đầu tư cho đường thuỷ (chỉnh trị sông Đuống và sông Hồng được chia làm 3 giai đoạn) ước tính hơn 4.110 tỷ đồng.Hà Nội dự kiến xây dựng 14 tuyến đường Quốc lộ (QL) và cao tốc (CT) hướng tâm. Cụ thể:Tuyến Hà Nội - Bắc Ninh: Quốc lộ (QL) 1A cũ (đoạn Cầu Chui - cầu Đường) có mặt cắt ngang hiện tại 2 làn xe được quy hoạch (quy hoạch) thành QL có mặt cắt ngang 4 làn xe, thời điểm hoàn thành quy hoạch từ năm 2003-2005; QL 1A mới (đoạn Hà Nội - Bắc Ninh) đang xây dựng thành đường 4 làn xe được quy hoạch thành đường cao tốc 6 làn xe, thời điểm hoàn thành quy hoạch 2006-2010. Tuyến Hà Nội - Hải Dương QL 5 hiện tại có 4 làn xe (đoạn Hà Nội-Trâu Quỳ 6 làn xe) được quy hoạch thành đường QL 4 làn xe; QL 5 cao tốc được quy hoạch thành đường cao tốc 6-8 làn xe, thời điểm quy hoạch 2006-2010, cần xây dựng đường cao tốc song song.Tuyến Hà Nội - Ninh Bình: QL 1A cũ có mặt cắt ngang hiện tại 2 làn xe được quy hoạch thành QL 2 làn xe, thời điểm quy hoạch năm 2003, riêng đoạn Ngọc Hồi - Văn Điển đảm bảo mặt cắt 4 làn xe; QL lA mới mặt cắt ngang hiện tại 4 làn xe (đoạn Giẽ - Pháp Vân) được quy hoạch thành đường cao tốc 6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2007.Tuyến Hà Nội - Hoà Bình: QL 6 mặt cắt ngang hiện tại 2 làn (đoạn Hà Nội - Ba La 6 làn xe) được quy hoạch thành đường QL có 4-6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2006-2010.Tuyến Hà Nội - Trung Hà: Trục Láng - Hoà Lạc mặt cắt ngang hiện tại 2 làn xe được quy hoạch thành QL 6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2007, mặt cắt ngang gồm 6 làn xe cao tốc và đường đô thị 2 bên, QL 32 mặt cắt ngang hiện tại 2 làn (đoạn Hà Nội - Mai Dịch 4 làn xe) được quy hoạch thành QL 4 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2005, riêng đoạn Mai Dịch - Cầu Diễn quy hoạch năm 2003.Tuyến Hà Nội - Việt Trì: QL 2 mặt cắt ngang hiện tại 2 làn xe được quy hoạch thành QL 2 làn xe; QL 2 mới được quy hoạch thành đường cao tốc 4 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2006, cần xây dựng đường cao tốc song song.Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên: QL 3 mặt cắt ngang hiện tại 2 làn xe được quy hoạch thành QL 2 làn xe; QL 3 mới được quy hoạch thành đường cao tốc 6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2007, cần xây dựng đường cao tốc song song.Tuyến Nội Bài - Hạ Long: Mặt cắt ngang hiện tại Nội Bài - Bắc Ninh 4 làn xe được quy hoạch thành đường cao tốc 6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2007.14 tuyến đường vành đai 2 và 2,5 dự kiến được xây dựng với tổng vốn đầu tư hơn 498 tỷ đồng. Cụ thể:Vành đai 2 (tổng chiều dài 38 375 km)Tuyến Minh Khai - Bưởi có mặt cắt ngang hiện tại 2 làn được quy hoạch thành đường 4 làn xe, thời điểm hoàn thành quy hoạch từ năm 2003-2005; Bưởi - Nhật Tân: có mặt cắt ngang hiện tại 2 làn xe được quy hoạch thành đường 4 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2005; Nhật Tân - Vĩnh Ngọc hiện tại chưa có đường được quy hoạch thành đường 8 làn xe, thời điểm hoàn thành quy hoạch từ năm 2006-2010; Vĩnh Ngọc - Đông Trù 2 làn được quy hoạch thành đường 6 làn, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2005; Đông Trù - Cầu Chui hiện tại là đường địa phương 2 làn được quy hoạch thành đường 6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2005; Cầu Chui - Sài Đồng hiện là đường địa phương 2 làn xe được quy hoạch thành đường 6 làn xe; Sài Đồng - Minh Khai hiện chưa có đường được quy hoạch thành đường 4 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2005-2010.Vàn đai 2,5 (tổng chiều dài 19.875 km)Nguyễn Tam Trinh - Kim Đồng hiện tại mới xây dựng 4 làn dài 1 ,5 km được quy hoạch thành đường 4 làn, thời điểm quy hoạch từ năm 2006-2010; Kim Đồng - Chợ Xanh ( Thanh Xuân) hiện chưa có đường được quy hoạch thành đường 4 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2007; Trung Kính - Dịch Vọng hiện là đường nhỏ được quy hoạch thành đường 4 làn xe, thời điềm quy hoạch từ năm 2003-2007; Dịch Vọng - Hoàng Quốc Việt hiện là đường nhỏ được quy hoạch thành đường 4 làn xe, thời điểm quy hoạch từ 2003-2007; Hoàng Quốc Việt - Xuân La hiện chưa có đường được quy hoạch thành đường 4 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2007; Xuân La - Kè Phú Gia hiện đường nhỏ được quy hoạch thành đường 4 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2003-2007.16 tuyến đường vành đai 3 và 4 dự kiến được xây dựng với tổng vốn đầu tư khoảng 10.700 tỷ đồng. Cụ thể,Vành đai 3 (là cao tốc liên tỉnh kết hợp với đường đô thị tổng chiều dài 7.377 km, quy mô 6-8 làn xe):Km 10+700 (Bắc Thăng Long Nội Bài - Mai Dịch) mặt cắt ngang hiện tại 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ được quy hoạch thành cao tốc kết hợp đường đô thị 4 làn xe cao tốc và 4 làn xe đô thị, thời điểm hoàn thành quy hoạch từ năm 2003-2005; Mai Dịch - pháp Vân, đang xây dựng 4 làn đô thị 2 bên được quy hoạch thành đường cao tốc kết hợp đường đô thị 4 làn xe cao tốc và 41àn xe đô thị, thời điểm hoàn thành quy hoạch từ năm 2003-2005; Pháp Vân - Nam Thanh Trì hiện xây dựng đường 4 làn xe cao tốc được quy hoạch thành đường cao tốc kết hợp đường đô thị 6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ 2002-2006; Cầu Thanh Trì đang xây dựng đường 4 làn xe cao tốc được quy hoạch thành đường cao tốc kết hợp đường đô thị 6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2002-2006 (cầu Thanh Trì đến 2006 hoàn thành); Bắc Thanh Trì - Sài Đồng hiện xây dựng 4 làn xe cao tốc được quy hoạch thành đường cao tốc 6 làn xe, thời điểm hoàn thành quy hoạch từ năm 2002-2006; Ninh Hiệp - Đường Yên hiện chưa có đường được quy hoạch thành đường cao tốc 6 làn xe, hoàn thành quy hoạch trong năm 2003-2005; Đường Yên - Nội Bài hiện chưa có đường được quy hoạch thành đường cao tốc 6 làn xe, thời điểm hoàn thành quy hoạch từ năm 2003-2005.Vành đai 4 (là đường vành đai cao tốc, tổng chiều dài 125 km, dự kiến xây dựng từ năm 2011-2020 ):Nam thị xã Phúc Yên - Mê Linh, Mê Linh - Thượng Cát, Thượng Cát - Kim Trinh (giao QL 32), Kim Trung - An Khánh (giao Láng - Hoà Lạc), An Khánh - Ga Hà Đông, Ga Hà Đông - nam Ga Ngọc Hồi, Ga Ngọc Hồi - Như Quỳnh - Tiên Sơn - Yên Phong. Các tuyến đường nêu trên hiện chưa có đường được quy hoạch thành đường vành đai 4-6 làn xe, thời điểm quy hoạch từ năm 2005-2012.Liên kết các đường vành đai được quy hoạch đến 2020 là đường trục chính đô thị có mặt cắt ngang từ 4-6 làn xe, gồm các tuyến: Nguyễn Tam Trinh (nút Yên Sở - Vĩnh Tuy), Pháp Vân - Ngã Tư Vọng, Thanh Xuân - Ngã Tư Sở, Hoàng Quốc Việt - Phú Diễn, Cổ Nhuế - Xuân La, Nam Thăng Long - Nhật Tân, Kim Chung - Vĩnh Ngọc, Nguyên Khê - Vĩnh Ngọc, Đa Hội - Đông Hội, Lĩnh Nam - Vĩnh Tuy. Các tuyến đường này được đầu tư xây dựng từ năm 2003-2015Tổng vốn đầu tư cho mạng lưới đường sắt Hà Nội dự kiến là 20.600 tỷ đồng. Cụ thể:Đường sắt quốc gia: đường sắt xuyên tâm Yên Viên - Ngọc Hồi dài 23,1 km. thời điểm hoàn thành 2003-2009 (giai đoạn đầu đi chung đường sắt đô thị đến khoảng năm 2015 tách tuyến riêng).Đường sắt vành đai: Vành đai phía Đông gồm đoạn tránh Cổ Loa - Đông Anh - Yên Viên, xây dựng hoàn chỉnh vành đai phía Đông Yên Viên - Cổ Bi - Thanh Trì - Ngọc Hồi, đoạn cải tạo Lạc Đạo - Cổ Bi và nối vào ga Gia Lâm.Đường sắt đô thị: Tuyến Yên Viên-Ngọc Hồi, Ga Hà Nội-Nội Bài, Ga Hà Nội-Hà Đông, Ô Đông Mác-ga Phú Diễn.Việc chỉnh trị sông Đuống và sông Hồng chia làm 3 giai đoạn, tổng vốn đầu tư ước tính là hơn 4.110 tỷ đồng. Giai đoạn l: điều chỉnh thế sông trên mặt bằng về thế sông quy hoạch mong muốn, xây dựng công trình khống chế tỷ lệ phân lưu, ổn định quy hoạch. Giai đoạn 2: xây dựng mới và nâng cấp các công trình bảo vệ bờ. Giai đoạn 3: xây dựng công trình bảo vệ các đoạn bờ còn lại.
Hà Nội năm 2020, tăng đất cho giao thông lên 15-20%
TP -Theo báo cáo thẩm định quy hoạch giao thông Hà Nội đến năm 2020 (Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ), diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tại khu vực các quận phải đạt 20% đến 25% so với diện tích đất xây dựng đô thị.
Cũng theo tính toán, đến năm 2020 quỹ đất cho giao thông đường bộ sẽ là 11.550 ha; riêng hệ thống đường đô thị các quận nội thành, khu đô thị của các huyện ngoại thành cũng phải đạt 20% diện tích đất đô thị theo đúng quy hoạch chi tiết các quận huyện đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt.
Cùng với việc tăng quỹ đất, Hà Nội sẽ phải cải tạo, xây dựng mới 46 nút giao lập thể trên các đường vành đai, đường trục chính; mở rộng 150 nút giao bằng trong nội đô như Cửa Nam - Nguyễn Khuyến, Tây Sơn - Chùa Bộc, Ô Đống Mác...
Về giao thông tĩnh, Bộ Xây dựng đề nghị bố trí 4 trung tâm vận tải liên hợp - liên tỉnh tại các khu vực vành đai như Trâu Quỳ, Đông Anh, Ngọc Hồi, Phú Diễn; xây dựng 7 bến xe tải và 5 bến xe khách liên tỉnh.
Năm 2020, cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ có công suất 15 -20 triệu lượt hành khách và hơn 80.000 tấn hàng hóa/năm; vận tải hành khách công cộng đạt từ 35% - 45% tổng nhu cầu đi lại toàn thành phố
2. Hệ thống năng lượng.
Xã hội ngày càng phát triển hiện đại hơn, vì thế nhu cầu về nguồn năng lường cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng lớn.với nước ta cung vế điện chua đáp ứng được nhu cầu,xăng dầu thì còn phải nhập ngoại. khi quy hoạch mạng lưới đô thị cần nghiên cứu rõ về mạng lưới điện, hệ thống phân phối xăng dầu phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nhu cầu đời sống:
Tổng lượng điện cung cấp mỗi năm
Số lượng tram biến thế
Nhà cung cấp, giá cả.
Có bao nhiêu điểm kinh doanh xăng dầu, mật độ..
Đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu…
Đánh giá về hiệu quả hoạt động…
Hệ thống cấp thoát nước.
Nước là nguồn tài nguyên quan trọng trong sản xuất và đời sống sinh hoạt, vì thế khi tiến hành quy hoạch mạng lưới đô thị các nhà quy hoạch cần có những nghiên cứu và định hướng cụ thể trong quy hoạch.
Nhà cung cấp
Mạng lưới đường ống cấp nước
Sản lượng nước cung cấp
Những hệ thống đạt tiêu chuẩn, hệ thống xuống cấp
Hệ thống xử lí nước thải.
Cần có sự liên kết hợp lí trong quy hoạch mạng lưới nước và quy hoạch mạng lưới đô thị .“Các ngành liên quan của Thành phố đã thống nhất phương án điều chỉnh giá nước sinh hoạt để trình UBND TP. Hà Nội. Cơ sở của việc tăng giá nước cũng như những vấn đề liên quan sẽ được thông tin vào cuối tuần tới”, Phó giám đốc Sở Giao thông Công chính (GTCC), ông Lê Văn Dục cho biết như vậy vào chiều 14/3.
Cấp nước tăng, dù thiếu điện!
Hiện thành phố có 14 nhà máy và 10 trạm sản xuất nước. Mùa hè năm nay, các nhà máy và các trạm này đảm bảo cung cấp lượng nước từ 570-590 m3/ngày đêm.
Dự báo, nhiều khu vực mức độ dịch vụ cấp nước tiếp tục ổn định và có khả năng tăng nhiều hơn so với năm trước như: quận Hoàn Kiếm, phần lớn quận Ba Đình, quận Hai Bà Trưng, phía bắc quận Đống Đa, các khu vực được cấp nước thuộc quận Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh.
Tuy vậy, một vài khu vực nhỏ vẫn sẽ xảy ra tình trạng nước yếu do các nguyên nhân khác nhau như khu vực đường Hoàng Hoa Thám, khu vực La Thành - Ô Chợ Dừa. Cụ thể, sẽ giải quyết 9 điểm bằng các công trình sử dụng nguồn vốn chống úng ngập cục bộ, 7 điểm bằng nguồn vốn giải quyết bức xúc dân sinh về thoát nước, trong khi 19 điểm còn lại được giảm thiểu bằng các biện pháp nạo vét duy trì.
Riêng việc xử lí nước thải của thành phố, ông Dục cho biết, mới chỉ đạt 5 - 7%. Hiện một nhà máy nước thải đang được xúc tiến xây dựng để có thể thu gom khoảng 200 ngàn/m3 nước thải của các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình vào năm 2010.
Đối với lượng nước thải tương tự của các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Đống Đa hiện phải chờ đợi một nhà máy được khởi công vào năm 2010. “Chúng ta phải chờ đợi đến 2010”, ông Dục cho biết.
“Tới đây, ngành GTCC sẽ đóng để không thải nước về sông Nhuệ, ảnh hưởng đến Hà Tây, Hà Nam. Nguồn nước thải sẽ được đổ ra sông Hồng và theo tính toán tỉ lệ nước thải nhỏ so với lượng nước của sông Hồng nên sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể” - ông Dục cho biết.Hơn một năm qua, những người dân ở một số ngõ phố thuộc phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã phải "kêu trời không thấu" về chuyện Công ty Kinh doanh nước sạch (KDNS) Hà Nội cung cấp nước bẩn cho dân nhưng vẫn cứ đều đều thu tiền theo giá nước sạch.
Đơn thư khiếu nại, ý kiến phản ánh của người dân khu vực trên đã gửi khắp nơi, từ UBND phường, quận đến ông chấp nhận nổi. Cứ dùng nước kiểu này thì chúng tôi sẽ ung thư và mắc bệnh đường ruột cả lượt!".
Chị Đỗ Thị Thơm, ở nhà số 64, ngõ 47, phố Khương Trung phản ánh: "Chúng tôi đã phải dùng nước bẩn kéo dài đến hơn 1 năm rồi, nước vàng khè, nhiều khi phát hiện thấy có cả giun sán. Chúng tôi nhờ người mang mẫu nước đi thử thì kết quả cho thấy có nhiều tạp chất bẩn, có khi hóa chất làm sạch nước thì ít mà hóa chất độc hại thì nhiều, lắm khi nước có váng đen phủ đầy cả miệng bể chứa. Ông Giám đốc Xí nghiệp KSNS có lần xuống tận nơi, mắt nhìn thấy trong nước đục ngầu có cả giun. Ông ta hứa hẹn giải quyết nhưng rồi đâu vẫn vào đấy".
Được biết, cách đây hơn một năm, người dân ở đây vẫn được "ăn nước" của Nhà máy Hạ Đình theo tuyến ống phân phối cũ; nước trong vắt, không mùi vị nhưng khổ nỗi, nước chỉ chảy tí tách về đêm. Rồi Nhà máy Nước Khương Trung được thành phố đầu tư xây dựng cả chục tỉ đồng được đưa vào sử dụng, người dân khu vực hy vọng sẽ thoát cảnh "khát nước" triền miên.
Nhưng cũng từ đó, "đoạn trường khổ ải vì nước" bắt đầu kéo dài, hành hạ người dân ở đây (ngay tại thời điểm đó, không ít người đã cho rằng đây là một trong những dự án "lãng phí " tiền bạc của Công ty KDNS, vì tuyến ống cũ bằng kẽm vẫn còn khá tốt, thậm chí tốt hơn tuyến ống mới bằng chất liệu cao su - nhựa, chỉ cần đấu "ống chủ" vào mạng ống sẵn có là có thể tận dụng được).
Chúng tôi kiến nghị ông Giám đốc Công ty KSNS Hà Nội cần làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với những cán bộ có trách nhiệm trong vụ việc này. Vì trong hơn một năm qua, họ đã bất chấp sự phản ánh của dư luận, không có những biện pháp hiệu quả trong việc cung cấp nước sạch, buông lỏng quản lý, để tình trạng sản xuất và cung cấp nước bẩn kéo dài ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe lâu dài của người dân.
Giám đốc Công ty KDNS Hà Nội Bùi Văn Mật, rồi ông Giám đốc Xí nghiệp KDNS Cầu Giấy Nguyễn Bảo Vinh... nhưng đâu vẫn hoàn đó. Nước thì bẩn nhưng dân vẫn cứ phải "cắn răng, bấm bụng" mà dùng, vì chỉ có duy nhất đường ống phân phối nước ở khu vực này.
Sáng 15/2, xuống khu dân cư trên, phóng viên Thanh Niên đã tận mắt nhìn thấy cảnh nước trong vòi chảy ra đục ngầu như nước phù sa sông Hồng. Nhiều nhà dân ở khu vực này có lúc phải xúc vét đi hàng tạ đất bùn vàng ệch lắng lại trong bể nước ăn.
Khi chúng tôi vào nhà số 45, tổ 7, phường Khương Trung, gặp cụ Vũ Thị Nguyệt, 76 tuổi đang còng lưng ngồi lọc nước ăn. Cụ phàn nàn: "Nước bẩn lắm, lọc đến ba bốn lượt khăn mà vẫn đục, nhất là mấy ngày Tết vừa qua lại có mùi tanh tưởi, thật không thể
Bưu chính viễn thông.
Bưu chính viễn thông cũng là một lĩnh vực thuộc về kết cấu hạ tầng, là ngành kinh tế tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội, cần phát triển đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội góp phần phát triển các ngành kinh tế khác, phục vụ nhu cầu của dân cư tạo động lực phát trển mạng lưới đô thị . Vì thế nhà quy hoạch cần có những thông tin chính xáctrong quy hoạch :
Hệ thống cáp quang
Tổng số điện thoại
Số các bưu điện, vị trí
Nhà cung cấp…
Mật độ : số máy/đầu người…
5. Công trình nhà ở.
Hiện nay ở nước ta, dân cư tạp trung đông đúc ở các thành phố lớn,gây bất hợp lí trong phân bố dân cư,vì thế cần các nhà quy hoạch cần quan tâm giải quyết vấn đề này,và phải có những giải pháp hợp lí,cụ thể với từng đô thị.
Cần có những thống kê về số lượng dân cư,mật độ dân số ,khả năng đáp ứng nhu cầu nhà ở của mạng lưới đô thị .
Ngày 6/3, Bộ Xây dựng đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Bộ Xây dựng vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chủ động rà soát, lập tiêu chí, đánh giá các khu đô thị mới tại địa phương có chất lượng tốt để xem xét và công nhận danh hiệu Khu đô thị kiểu mẫu. Bộ Xây dựng vừa có công văn hướng dẫn giải quyết một số vướng mắc đối với các dự án kinh doanh bất động sản và dự án phát triển nhà ở trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội: Phải lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho dự án phát triển nhà ở Theo đó, chủ đầu tư cấp I muốn đầu tư dự án phát triển nhà ở trên địa bàn Hà Nội trước tiên phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về trình tự, sau khi có quy hoạch được duyệt, chủ đầu tư lập dự án đầu tư, trong đó có đề xuất cơ chế đầu tư. Sau khi cơ chế đầu tư được chấp thuận thì việc quyết định bỏ tiền đầu tư thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư. Cũng theo công văn này, Bộ Xây dựng đồng ý với kiến nghị của UBND thành phố Hà Nội đối với các dự án phát triển nhà ở sử dụng vốn ngoài ngân sách thì UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và chấp thuận cơ chế đầu tư, còn việc quyết định đầu tư thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư.
6.Thực trang môi trường.
Một đô thị, một mạng lưới đô thị muốn phát triển bền vững cần quan tâm đến các vấn đề về môi trường. Sự phát triển đô thị, các điểm dân cư, các khu công nghiệp sẽ tác động tới môi trườngvề vấn đề ô nhiễm nguồn nước, không khí,rác thải, nguồn thải… bên cạnh đó cũng cần xác định các yếu tố thân thiện với môi trường như số lượng các công viên, diên tích cây xanh…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA4.docx