Đề cương ôn tập Dẫn luận ngôn ngữ

4. Câu. - Câu là đơn vị nhỏ nhất của hđ NN do các từ, các cụm từ kết hợp vs nhau theo những quy tắc NP nhất định của 1 NN được phát ra với 1 kiểu ngữ điệu kết thúc nhất định, nhằm thể hiện 1 nội dung thông báo tương đối trọn vẹn, kèm theo thái độ, tình cảm nào đó của người nói & người viết. - Đơn vị nhỏ nhất của hđ NN là câu. - Đặc điểm: (4) + Có tính cấu tạo NP cơ bản (C –V). + Có tính thông báo. + Có tính ngữ điệu. + Có tính tình thái. - Phân loại câu: + Theo mục đích thông báo: trần thuật; nghi vấn; mệnh lệnh; cảm thán. + Theo cấu tạo NP cơ bản: câu đơn; câu phức; câu ghép. + Theo quan hệ của người nói vs hiện thực mà câu biểu thị: câu khẳng định, phủ định. * VB đầy đủ gồm 4 thành tố: tiêu đề, mở bài, thân bài, kết bài.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Dẫn luận ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặng Thị Thu Trang 5A13 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP DẪN LUẬN NGÔN NGỮ I. Giới thiệu khái quát về ngôn ngữ và ngôn ngữ học. 1. Ngôn ngữ là gì?  LAO ĐỘNG quyết định sự ra đời của ngôn ngữ. Một mặt lao động làm cho con người thấy cần thiết phải có ngôn ngữ để nói với nhau, mặt khác lđ làm cho người ta cần phải có ngôn ngữ để tiến hành tư duy, hình thành tư tưởng. Bản thân con người cùng với tư duy trừu tượng. Bản thân con người cùng với tư duy trừu tượng, ngôn ngữ ra đời cùng một lúc dưới sự tác động của lao động. Nguồn gốc hình thành nên ngôn ngữ: do nhu cầu trao đổi thông tin trong quá trình lao động. - Khái niệm ngôn ngữ: Ngôn ngữ là tập hợp tất cả các vật liệu, quy tắc do một cộng đồng quy định, mà nhờ đó các thành viên của của cộng đồng có thể sản sinh ra và hiểu được các ngôn phẩm của nhau. - Phân loại loại hình ngôn ngữ: + Biến hình (Đức, Nga,...) + Chắp dính (Nhật, Hàn,...) + Đơn lập + Đa tổng hợp (lập khuôn) - Một vài nhận xét về ngôn ngữ: + Ngôn ngữ chỉ có ở loài người và chỉ có con người mới có ngôn ngữ. + Để có được ngôn ngữ, ngoài tư duy ra phải có môi trường xã hội nhì ngôn ngữ mới được hình thành. + Ngôn ngữ là một loại kí hiệu có tính khế ước xã hội. Vì mọi người phải quy ước thực hiện theo những quy tắc mới có thể tạo ra được ngôn ngữ, có thể hiểu được nhau. 2. Ngôn ngữ học là gì? - Khái niệm NNH: Ngôn ngữ học là ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ, nó nghiên cứu các sản phẩm của ngôn ngữ là âm thanh và chữ viết hay lời nói và văn bản. Trong mỗi thành viên của cộng đồng ngôn ngữ tồn tại 1 cơ chế cho phép họ không ngừng sản sinh và hiểu được những sản phẩm mới. Cơ chế đó trở thành thuộc tính ngôn ngữ của con người.  Thuộc tính ngôn ngữ của con người là thuộc tính mà mỗi con người trong xã hội thể hiện ở việc có khả năng tham gia tích cực vào các hoạt động giao tiếp ngôn ngữ với tư cách là người sản sinh hay tiếp thu các ngôn phẩm. Thuộc tính ngôn ngữ được thể hiện ở 2 khả năng: + Thứ nhất: nghe, đọc, nhận diện được âm thanh, lời nói hoặc chữ viết của người khác. + Thứ hai: nhớ được những quy tắc mang tính bắt buộc mà cộng đồng ngôn ngữ tạo ra.  Do vậy, muốn hiểu được ngôn ngữ, phải nghiên cứu các ngôn phẩm và các cách thức truyền đạt các ngôn phẩm ấy, cụ thể là: + Thứ nhất: nghiên cứu tất cả các ngôn phẩm mà một cộng đồng ngôn ngữ sinh sản ra trong quá trình giao tiếp. + Thứ hai: nghiên cứu tất cả các thành viên của cộng đồng ngôn ngữ trong tất cả các hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. - Mục đích: tìm ra các đơn vị, các quy tắc cho phép con người có thể tạo ra và tiếp thu các sản phẩm ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp. - Nhiệm vụ: (5) + Miêu tả đúng tình trạng của ngôn ngữ, tức là xác định các đơn vị của ngôn ngữ, các mqh giữa chúng cũng như các quy luật hoạt động và phát triển của ngôn ngữ. Đặng Thị Thu Trang 5A13 2 + Ngôn ngữ học phải xác định được nguồn gốc của ngôn ngữ loài người, giải thích cho mọi người hiểu rõ ngôn ngữ từ đâu mà có, nó được hình thành ntn, đồng thời xđ lịch sử phát triển của những ngôn ngữ cụ thể. + Xây dựng chữ viết cho những ngôn ngữ chưa có chữ viết. + Chuẩn hóa ngôn ngữ dân tộc, xây dựng một hệ thống ngữ pháp chuẩn trong ngôn ngữ dân tộc, xây dựng một hệ thống thuật ngữ khoa học của các ngành chuyên môn cũng như biên soạn các loại từ điển. + Ngôn ngữ học có nhiệm vụ giúp các ngành KH khác như sử học, khảo cổ học, dân tộc học, tâm lí học, xã hội học,... và nhất là ngành giảng dạy ngoại ngữ giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ. - Các ngành nghiên cứu & các bộ môn của NNH: + Ngữ âm học + Ngữ pháp học + Từ vựng học + Phong cách học - Quá trình hình thành NNH: (4) Thời kì cổ đại  trung cổ  phục hưng  hiện đại. 3. Một số vấn đề về bản chất & chức năng của ngôn ngữ. * Bản chất: - Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội và là hiện tượng xã hội đặc biệt. Bản chất XH thể hiện ở: + Nó phục vụ XH với tư cách là phương tiện giao tiếp. + Nó thể hiện ý thức XH. + Sự tồn tại & phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại & phát triển của xã hội.  NN là hiện tượng XH có nghĩa là nó tồn tại & phát triển theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của mỗi cá nhân. NN là hiện tượng XH đặc biệt vì nó k thuộc CSHT cũng k thuộc KTTT: biến đổi liên tục, k quan tâm đến tình trạng của CSHT; không có tính giai cấp; đặc thù của NN là phục vụ XH. - Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu và là một hệ thống kí hiệu đặc biệt. Kí hiệu: là đối tượng của cảm giác những là 1 vật thể, 1 thuộc tính, 1 hiện tượng vật chất đại diện (hình thức của kí hiệu), thay thế cho 1 vật thể, 1 hiện tượng, 1 mảng hiện thực khác (nội dung ý nghĩa của kí hiệu) với chính nó và có khả năng gợi ra biểu tượng và ấn tượng về hiện thực đó trong người nhận. Ngoài hình thức & nội dung, kí hiệu còn mang tính chất khái quát, ước lệ & hệ thống. Hệ thống: là một chỉnh thể của các yếu tố có quan hệ phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau, nhằm thực hiện một mục đích, một chức năng nào đó. Hệ thống có tính gián đoạn, tính cấu trúc & tính toàn vẹn. Ngôn ngữ là HT kí hiệu đặc biệt: (5 lí do) + Biểu hiện của kí hiệu ngôn ngữ do các cơ quan trong cơ thể con người đkhiển, tạo ra & thu nhận. + Mqh giữa cái biểu hiện & cái được hiểu hiện trong ngôn ngữ k phải bao giờ cnxg có sự tương ứng 1/1 như trong các hệ thống kí hiệu khác. Bằng chứng trong ngôn ngữ óc các từ đa nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa. + Khả năng sinh sản của các kí hiệu của NN: từ một số lượng kí hiệu ban đầu tương đối hạn chế có thể tạo ra vô số kí hiệu khác bằng các phương thức cấu tạo từ, tạo câu, hay biến đổi ý nghĩa. + HT ngôn ngữ có nguồn gốc lâu đời, tồn tại lâu dài & rất khó bị tiêu diệt. Tuy nhiên NN luôn thay đổi phù hợp vs sự phát triển của XH. Ta nói ngôn ngữ có tính bất biến và tính khả biến. + HT kí hiệu NN rất phức tạp về cấu trúc & quy luật hoạt động, không những có quan hệ hình tuyến mà còn có quan hệ liên tưởng & quan hệ tôn ti, tầng bậc. Do vậy NN là 1 HT vừa đồng loại vừa khác loại. * Chức năng: - Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. (3) + NN là sợi dây tập hợp, liên kết nhiều người thành 1 cộng đồng xã hội. Không có ngôn ngữ thì không thể có xã hội & hoạt động xã hội. Trong đó, hđ nhận thức là 1 hđ đặc thù. + NN là phương tiện gốc; hoạt động NN diễn ra nhanh, chính xác & rõ ràng hơn; các phương tiện khác chỉ giữ vai trò phụ trợ & bổ sung thêm cho ngôn ngữ. + Giao tiếp bằng ngôn ngữ rất quen thuộc và tự nhiên. Người ta có thể vừa nói vừa tiến hành song song các hđ khác. Tuy nhiên giao tiếp bằng NN cũng có hạn chế nhất định: Đặng Thị Thu Trang 5A13 3  Hai ng cách xa nhau về không gian rất khó giao tiếp với nhau.  Lời nói diễn ra với tốc độ nhanh nên dễ gây hiểu lầm trong quá trình giao tiếp. - Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Tư duy của con ng là một hđ đặc biệt của bộ óc – cơ quan thần kinh trung ương cao nhất có tổ chức tinh tế, hoàn hảo. Những tài liệu gồm hình ảnh, đặc điểm, mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được bộ óc phân tích, so sánh, tổng hợp,... cho kết quả cuối cùng là các phán đoán, gọi chung là những tư tưởng. Quá trình tư duy mang nặng đặc tính chủ quan cá nhân rất trừu tượng, khó nắm bắt, thể hiện ra bên ngoài có tính chất gián tiếp. Nhờ có NN ghi lại ngay từ đầu, trực tiếp ngay từ trong óc, cho nên những tư tưởng mới được bộc lộ thông qua các phương tiện, các dạng thức của NN. Hiện thực khách quan phản ánh vào trong tư duy  tư duy thể hiện ra ngoài bằng NN. + MQH giữa NN và tư duy: NN & tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất. Thống nhất: - Cấu tạo: đều do não chỉ huy - Xã hội: Lúc mới sinh, con người chưa có NN và tư duy, chúng được hình trong các hoạt động XH và hđ khác. NN là tập hợp của thói quen, tư duy là tập hợp tích tụ của kiến thức, chúng chịu ảnh hưởng của XH. XH biến đổi  tư duy thay đổi  NN thay đổi. Mục đích: phục vụ đời sống con người tốt hơn. NN  thông tin; tư duy  của cải Không đồng nhất: Ngôn ngữ Tư duy Mang tính cụ thể Trừu tượng, khó nắm bắt Hình thức Nội dung Đơn vị là từ, câu, đoạn văn, văn bản Khái niệm, phán đoán, suy lí Mang tính dân tộc Tính nhân loại NN & tư duy không đồng nhất vs nhau thể hiện ở chức năng của nó. Chức năng quan trọng nhất của tư duy là phản ánh thế giới khách quan, nhận thức, gián tiếp nhằm đi sâu vào bản chất của sự vật hiện tượng & mối liên hệ giữa chúng. Chức năng của NN là phương tiện giao tiếp, tức là thông báo, truyền đạt tin tức, tư tưởng tình cảm, trong đó NN có chức năng ghi nhận, phản ánh hiện thực khách quan thông qua hđ tư duy. Tư duy còn điều hành mọi hđ của con người trong đó có NN. Kết quả của tư duy: các phân tích, so sánh, tổng hợp,... để hình thành các k/n.  Kết quả của NN: các câu, các khái niệm. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy: thống nhất nhưng có điểm khác biệt. * Mối quan hệ biện chứng giữa NN & tư duy: NN là hiện thực trực tiếp của tư duy. Ngôn ngữ là gì: - Ngôn ngữ là tập hợp các loại vật liệu và những quy tắc sử dụng các loại vật liệu đó để biểu đạt những ý nghĩa nhất định tạo nên một hệ thống kí hiệu dùng làm công cụ giao tiếp. - Bản chất: NN là hiện tượng XH và là hiện tượng XH đặc biệt. - Chức năng: NN là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Chức năng quan trọng nhất của tư duy là phản ánh thế giới khách quan. Chức năng quan trọng nhất của NN là giao tiếp. II. Ngữ âm học. - Ngữ âm là âm thanh của ngôn ngữ & là âm thanh của tiếng nói con người. - Tính chất: Vật lí; Sinh học; Xã hội. * T/c vật lí, âm học: Âm thanh của lời nói được truyền trong môi trường không khí. + Cao độ: do tần số dao động của vật thể quyết định. Dây thanh chấn động nhanh (so vs tư thế nghỉ ngơi) cho chúng ta âm thanh cao, chấn động chậm choc húng ta âm thấp. Tần số là chu kì thực hiện được trong 1s. Tần số lớn thì âm cao. Đặng Thị Thu Trang 5A13 4 + Cường độ: là độ mạnh của âm thanh do biên độ dao động của vật thể quyết định. Dây thanh chấn động mạnh so vs tư thế nghỉ ngơi thì âm phát ra lớn, ngược lại thì âm phát ra nhỏ. + Âm sắc: là sắc thái của âm thanh, là mối tương quan giữa âm cơ bản & các họa âm về cao độ & cường độ. Âm cơ bản là âm trầm nhất, có tần số thấp nhất. Họa âm là 1 loại âm cao hơn có tần số = bội số tần số âm cơ bản. + Trường độ: hay gọi là độ dài của âm thanh, tạo nên sự tương phản giữa các bộ phận của lời nói. Nó là yếu tố tạo nên trọng âm, tạo nên sự đối lập giữa nguyên âm này với nguyên âm khác trong 1 số ngôn ngữ. * Tính chất sinh học: + Dây thanh: là 2 cơ mỏng nằm sóng nhau theo chiều dọc trong 1 hộp bằng sụn gọi là thanh hầu nằm phía trên của khí quản. + Các hộp cộng hưởng phía trên thanh hầu: miện và mũi được ngăn ra bởi vòm miệng, phía trc gọi là “ngạc” (ngạc cứng), phía sau gọi là “mạc” (ngạc mềm), trong miệng khi lưỡi nâng lên tạo ra 2 khoang: khoang miệng ở phía trước & khoang yết hầu ở phía sau. Trong các khoang tham gia vào quá trình phát âm, khoang miệng quan trọng nhất. * T/c XH: + Chỉ có ở âm thanh lời nói của con người. + Thể hiện: Phương thức hđ của các cơ quan phát âm; cách thức nhận biết âm cũng mang tính XH ; quy trình hình thành âm thanh, lời nói cả con người. - Ngữ âm học: là phân ngành của ngôn ngữ nghiên cứu về ngữ âm; trong đó có 2 cấp độ: + Ngữ âm học: là bộ môn có nhiệm vụ nghiên cứu những âm cụ thể của lời nói. Tức là nghiên cứu về mặt vật lí & sinh học của các âm trong ngôn ngữ. + Âm vị học: là bộ môn nghiên cứu chức năng của các âm, tức là nghiên cứu mặt xã hội của các âm trong những ngôn ngữ cụ thể. 1. Các đặc trưng mặt vật lí và sinh học của ngữ âm học. * Âm tố: - Khái niệm: âm tố là đơn vị nhỏ nhất của âm thanh lời nói được dùng để cấu tạo nên mọi đơn vị NN khác nhau. Âm tố là 1 hđ phát âm cụ thể  Có bao nhiêu lần phát âm, có bấy nhiêu âm tố. - Phân loại: + Nguyên âm: là những âm tố khi thể hiện, luồng hơi đi ra không bị cản trở bởi các cơ quan phát âm, đồng thời dây thanh rung động mạnh & đều đặn, nên ta nghe được chủ yếu là tiếng thanh. Đặc điểm: âm vang, dễ nghe, có thể tự tạo thành 1 âm tố.  Phân loại nguyên âm (3 tiêu chí): độ mở của miệng (4 - nguyên âm rộng, thấp “a”; hẹp, cao ”i, u”; hơi rộng, hơi thấp ơ; hơi hẹp, hơi cao “e, o”); theo vị trí của lưỡi (3 - nguyên âm hàng trước “i, e, y”; hàng giữa; hàng sau “u, o, a”); theo hình dáng môi (2 - tròn môi “y, u, o”; không tròn môi “i, e, a, ae”). Ngoài ra: theo tính mũi hóa (nguyên âm không mũi & nguyên âm mũi); theo trường độ (nguyên âm ngắn & nguyên âm dài) Nguyên âm đôi: không phải NN nào cũng có nguyên âm đôi. TV có 3 nguyên âm đôi: “ie, uo, w8”, tiếng Anh có 9 nguyên âm đôi “ei, ai, oi, au,...”, tiếng Nga không có nguyên âm đôi. Nguyên âm là âm khi phát luồng hơi đi ra hoàn toàn tự do, hai dây thanh rung đều đặn. + Phụ âm: là những âm tố khi thể hiện luồng hơi đi ra bị cản trở bởi các cơ quan phát âm theo 1 cách thức nào đấy, phải tập trung năng lượng, thắng sức cản & thoát ra ngoài, đồng thời dây thanh rung động ít hoặc không rung, do đó ta nghe được chủ yếu là tiếng động. Đặc điểm: khó nghe, ít khi trở thành âm tiết.  Phân loại (2 tiêu chí): phương thức cấu tạo âm – cách thức mà luồng hơi thắng sức cản để thoát ra ngoài (phụ âm tắc/nổ m, b, p, t, đ, g, k, c; phụ âm xát , v, f, s, x, z, l; phụ âm tắc xát pl, ts, dz...; phụ âm rung r,...); vị trí cấu âm – nơi luồng hơi đi ra bị cản trở (phụ âm môi (môi môi; môi răng); phụ âm đầu lưỡi (lưỡi răng, lưỡi lợi, lưỡi môi); phụ âm mặt lưỡi; phụ âm cuối lưỡi/gốc lưỡi); sự hđ của dây thanh: khi phát âm dây thanh rung hay không rung, ít rung (vô thanh, hữu thanh (rung nhưng ít), vang) Đặng Thị Thu Trang 5A13 5 Phụ âm tắc: phụ âm tắc vang (m, n, ng), phụ âm tắc ồn, phụ âm bật hơi (p’, t’, k’). Phụ âm vang: là phụ âm khi phát ra hai dây thanh rung đều đặn nhưng không bằng nguyên âm. Phụ âm xát: khi phát luồng hơi không bị cản trở hoàn toàn mà 1 có khe hở để luồng hơi cọ xát vào các bộ phận của cơ quan phát âm thoát ra ngoài. + Bán nguyên âm: một số âm tố vừa mang tính chất của nguyên âm vừa mang tính chất của phụ âm, được phát âm lướt, không được dùng làm đỉnh của âm tiết. Ví dụ: “i” trong tay, mai; “u” trong loan, đào, mau. Sự kết hợp giữa bán nguyên âm & nguyên âm nhiều khi có tính chất giống như nguyên âm đôi, do đó cùng 1 âm nhưng số này thì cho là bán nguyên âm còn số kia lại cho là bộ phận của nguyên âm đôi. Phương thức cấu âm: là cách thức luồng hơi thắng sức cản để vượt ra ngoài. Vị trí cấu âm: là bộ phận gây ra sự cản trở luồng hơi. 2. Âm vị học: đặc trưng về mặt xã hội của âm. - Âm vị: là tổng thể các nét khu biệt được thể hiện đồng thời của cùng một loại âm tố & có chức năng phân biệt các đơn vị ngôn ngữ. Âm vị là một loại âm trừu tượng bao gồm những đặc trưng chung về phát âm và vật lí âm học được thể hiện đồng thời với vai trò cấu tạo vè phân biệt nghĩa các đơn vị ngôn ngữ. Âm tố & âm vị là đơn vị tận cùng của lời nói có thể phân biệt được. Âm vị Âm tố Khái niệm Là tổng thể các nét khu biệt được thể hiện đồng thời của cùng một loại âm tố & có chức năng phân biệt các đơn vị ngôn ngữ. Là đơn vị nhỏ nhất của âm thanh lời nói được dùng để cấu tạo nên mọi đơn vị NN khác nhau. Tính chất - Tính khái quát, trừu tượng, phải được khu biệt, tri giác mới nhận ra được. - Là quy ước của các nhà nghiên cứu. Tính cụ thể, cảm nhận bằng thính giác dựa vào 3 đặc trưng: vật lí, sinh học, sinh lí cấu âm. - Là cái có thực. - Có tính chất xã hội. - Có tính chất cá nhân Số lượng & phạm vi Hữu hạn và đặc trưng riêng cho hệ thống âm vị của từng ngôn ngữ. VD: có 1 âm vị /t/ Vô hạn, những đặc trưng không có tác dụng khu biệt, phổ biến cho mọi ngôn ngữ. VD: qua cách phát âm của mỗi người có thể phát ra những âm tố [t] khác nhau Mối quan hệ Âm vị được thể hiện bằng âm tố, là đại diện cho các âm tố. Âm tố chứa âm vị. * Phân loại âm vị: - Âm vị đoạn tính: có thể phân chia thành khúc đoạn trên dòng thời gian. (nguyên âm, phụ âm, bán âm) - Âm vị siêu đoạn tính: không có tính khúc, đoạn trên dòng thời gian. (bao gồm: trọng âm, thanh điệu và ngữ điệu - còn gọi là các “hiện tượng ngôn điệu”) + Trọng âm: là biện pháp âm học nhằm nêu bật một đơn vị ngữ âm so với các đơn vị ngữ âm khác trong chuỗi âm thanh lời nói để làm nỏi bật 1 yếu tố trong từ hoặc 1 từ nào đó trong câu. 3 biện pháp tạo trọng âm: tăng cường lực âm học (trọng âm nhấn); thay đổi độ cao (nhạc tính); thay đổi trường độ (trọng âm lượng). + Thanh điệu: là sự thay đổi độ cao về giọng kèm theo sự thay đổi về nghĩa của các ngôn ngữ. + Ngữ điệu: là sự thay đổi độ cao của giọng nói để thể hiện các mục đích, ý nghĩa khác nhau của câu nói. Đặng Thị Thu Trang 5A13 6 Phân loại: ngữ điệu thăng (lên giọng ở cuối câu – câu nghi vấn); ngữ điệu giáng (đường nét âm điệu đi xuống – câu cảm thán); ngữ điệu thăng giáng (cả 2 giai đoạn lên giọng & xuống giọng – câu trần thuật) - Biến thể âm vị: Các âm tố với những nét rườm khác nhau nhưng có cùng những nét khu biệt, tức là cùng thể hiện một âm vị, ta gọi là những biến thể của âm vị. + Nét rườm: những đặc trưng được thể hiện không có tác dụng tạo ra những đơn vị ngôn ngữ với những ý nghĩa khác. Nét rườm có thể được bổ sung từ 2 nguồn: bản thân & bối cảnh ngữ âm.  Phân loại: + Biến thể kết hợp/bắt buộc: là loại biến thể mà các nét rườm được bổ sung từ bối cảnh ngữ âm. Các nét rườm này không phụ thuộc vào cá nhân. + Biến thể tự do: là loại biến thể mà các nét rườm được bổ sung từ bản thân người nói.  Việc phân biệt âm vị & biến thể âm vị rất quan trọng, giúp gạt bỏ những hiện tượng không có tác dụng khi biệt, xác định chính xác số lượng âm vị của ngôn ngữ. Biến thể âm vị là sự thể hiện khác đi của một âm vị nào đó. - Âm tiết: là một đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất. + Xét theo cách tổ chức (cấu trúc) thì âm tiết là sự kết hợp giữa các âm tố. Đỉnh âm tiết thường là một nguyên âm (đơn hoặc đôi). Một số ít thứ tiếng đỉnh âm tiết là các phụ âm vang như [l], [r], [m], [n]. Nếu c là phụ âm, v là nguyên âm thì có các cấu trúc: v, vc, cv, cvc, vcc, cvcc, ccvc, ccv, cccv, cccvc, cccvcc,... + Âm tiết mở là âm tiết kết thúc bằng nguyên âm; âm tiết khép là âm tiết kết thúc bằng phụ âm. + Chức năng quan trọng nhất của âm tiết: làm cơ sở nhịp điệu cho chuỗi âm thanh của lời nói. Nhịp điệu là sự tuần hoàn đặc trưng âm học của lời nói.  Cơ sở cho âm vị siêu đoạn tính tồn tại. * Văn tự (Chữ viết): là một hệ thống kí hiệu dùng đường nét, hình khối để ghi lại ngôn ngữ thành tiếng. - Các loại chữ viết: + Văn tự ghi hình: dùng hình khối, đường nét vẽ lại hay họa lại hình dáng của sự vật hay hình tượng, tức là dùng hình thức của ký hiệu để biểu thị một khái niệm, một nội dung thông báo nào đó. Loại chữ tượng hình sớm nhất là chữ viết Ai Cập cổ. Chia làm 2 loại: ghi bằng nét vẽ thuần túy (Ai Cập cổ, Hán cổ, chữ viết của bộ lạc Anhđiêng Bắc Mỹ); chữ hình nêm (Xu-me-rơ, Ba Tư cổ, Babilon,...) Hạn chế: chỉ chú ý mặt nội dung mà không tính mặt chất liệu biểu đạt (kết cấu âm thanh) của ngôn ngữ; chỉ ghi lại những nd cụ thể, phần lớn nd trừu tượng thì nó tỏ ra bất lực. + Văn tự ghi ý: sd đường nét & hình khối nhưng mang tính chất tượng trưng, ước lệ chữ k có lý do rõ rệt như chữ ghi hình. Chia làm 3 loại: ghi ý bằng hình vẽ thuần túy, tức là ghi lại sự vật hay hiện tượng bằng toàn bộ hình dáng bên ngoài của chúng (Ai Cập cổ, Hán cổ); ghi ý bằng hình vẽ hay đường nét tượng trưng, tức là chỉ lấy một số đường nét hình dáng bề ngoài để biểu thị toàn bộ sự vật hay hiện tượng; ghi ý bằng chữ số, tức là dùng các ký hiệu toán học theo quy ước để ghi số lượng & các khái niệm về sự vật hay hiện tượng (chữ số Ả Rập – 1, 2, 3, +, -, x, :; chữ số La Mã – I, II, V, C, M...). + Văn tự ghi âm: sử dụng các kí hiệu – thường gọi là các con chữ hay chữ cái – và tổ hợp kí hiệu để ghi các âm tố - âm vị, âm tiết & những đặc điểm ngữ âm của lời nói, tức là ghi lại mặt vật chất của ngôn ngữ. Dùng hệ thống chữ viết này có thể ghi lại khá đầy đủ & chính xác các nội dung cụ thể & trừu tượng, những sắc thái tình cảm, những kết cấu hình thức – chức năng & những ý nghĩa cụ thể mà ngôn ngữ biểu đạt; đảm bảo nguyên tắc “nói thế nào viết thế ấy”. Chữ ghi âm gồm 2 loại: chữ ghi âm tiết (dùng 1 con chữ để biểu thị 1 âm tiết của từ: tiếng Nhật, Triều Tiên, Ấn Độ); loại ghi âm rời (âm tố hoặc âm vị): dùng chữ cái hay tổ hợp chữ cái để ghi từng âm một: Ả Rập, Hi Lạp, chữ Latinh) Hạn chế: tuy có nhiều ưu điểm song vẫn chưa thật chính xác & hoàn hảo vì nguyên tắc “nói thế nào viết thế ấy” không phải bao giờ cũng được đảm bảo một cách nhất quán. Đặng Thị Thu Trang 5A13 7 * Hệ thống kí hiệu phiên âm quốc tế: gồm những kí hiệu đặc biệt: các chữ cái Latinh, Hi Lạp & các dấu phụ. Phạm vị sd hạn chế, chủ yếu trong nghiên cứu, học tập & giảng dạy.  Âm và chữ không phải hai dạng khác nhau của cùng 1 hiện tượng (ngôn ngữ) mà là 2 hiện tượng có liên quan chặt chẽ vs nhau, nhưng tương đối độc lập vs nhau. III. Từ vựng. 1. Nghĩa của từ. a. Từ vựng – ngữ nghĩa. - Toàn bộ vốn từ & các đơn vị tương đương vs từ làm thành vốn từ của 1 ngôn ngữ. - Từ vựng của 1 NN là tập hợp tất cả những đơn vị NN nào đó có cấu trúc hình thức bền vững, có nghĩa hoàn chỉnh, lớn nhất về tính bắt buộc ghi nhớ đối vs các thành viên của cộng đồng để tạo thành các đơn vị thông báo. - Nghĩa của từ là quan hệ của từ vs những thứ nằm ngoài bản thân nó. + Sở chỉ: là đối tượng mà từ biểu thị hay gọi tên. Sở chỉ có thể gồm những đối tượng ngoài NN và những đối tượng trong NN. + Sở biểu: là sự phản ánh của đối tượng trong nhận thức của con người. - Từ vựng học là phân ngành của NN học nghiên cứu về từ vựng của NN. - Ngữ nghĩa học là phân ngành của NN nghiên cứu về nghĩa của từ. b. Nghĩa của từ. (4 thành phần ý nghĩa) - Ý nghĩa biểu vật: là hình ảnh chung nhất của tất cả các sự vật, hiện tượng cùng loại mà từ có thể gọi tên hay gợi ra. - Ý nghĩa biểu niệm: nội dung, khái niệm về sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị. - Ý nghĩa ngữ dụng: là thái độ, tình cảm mà 1 từ có thể gợi ra. - Ý nghĩa cấu trúc: là thông tin được mã hóa trong từ mà dựa vào đó ta có thể tạo lập các mqh giữa các từ để tạo ra những đơn vị lớn hơn. Trong 4 thành phần này có thể khái quát thành 2 loại: + Ý nghĩa từ vựng: (biểu vật, biểu niệm, ngữ dụng). + Ý nghĩa ngữ pháp: gồm từ pháp (biểu thị cấu tạo của từ) & cú pháp (biểu thị quan hệ giữa từ vs các đơn vị để tổ chức thành cụm từ hoặc câu). - Khái niệm: Nghĩa của từ là 1 tập hợp của những thành phần ý nghĩa khác nhau ứng vs các chức năng khác nhau của từ, đó là: chức năng biểu vật, biểu niệm, ngữ dụng & cấu trúc. 2. Đặc trưng cơ bản của từ. - Từ là 1 cấu trúc âm thanh có thể tách rời khỏi chuỗi lời nói 1 cách dễ dàng & hiển nhiên nhờ vào các yếu tố siêu đoạn tính. - Từ có 1 cấu trúc hình thức tương đối chặt chẽ, không cho phép ta dễ dàng phá vỡ nó bằng những cách thưc như chêm xen vào các yếu tố giữa các bộ phận của chúng. - Từ có nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh bao gồm cả thực từ & hư từ. Đối với những từ hư, nd ý nghĩa là chức năng ngữ pháp được quy định chặt chẽ cho từng hệ thống ngôn ngữ. - Từ là 1 loại đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ, được tạo ra, được chấp nhận và được lưu giữ trong toàn thể cộng đồng ngôn ngữ, không phụ thuộc vào cá nhân những người sử dụng. Muốn sử dụng ngôn ngữ cần phải ghi nhớ và tái hiện chúng. Đặng Thị Thu Trang 5A13 8  Khái niêm: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể dễ dàng tách khỏi chuỗi âm thanh lời nói, có cấu trúc hình thức chặt chẽ, có nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh & được sử dụng như những vật liệu có sẵn để tạo ra những đơn vị thông báo. * Các đơn vị tương đương vs từ: Trong ngôn ngữ, bên cạnh các từ, ta có thể nhận thấy những đơn vị không phải là từ nhưng có tính chất và chức năng giống như từ gọi là những đơn vị tương đương vs từ hay “cụm từ cố định”. - K/n: CTCĐ là 1 tổ hợp từ trong đó từng từ riêng lẻ đã mất đi ý nghĩa vốn có của nó. Nghĩa của CTCĐ là nghĩa chung của toàn bộ tổ hợp chứ không phải là nghĩa của các từ cộng lại. CTCĐ có kết cấu chặt chẽ, ý nghĩa hoàn chỉnh nên khi sd ta không thể tùy tiện thay đổi tổ chức của chúng. - Chức năng: tương đương vs từ. Nghĩa của chúng tương đương vs nghĩa của từ. Vì vậy có thể dùng chúng như từ bình thường. Chúng được ghi nhớ như từ & không mất đi sau khi hđ giao tiếp kết thúc. - Phân loại: Ngữ định danh, quán ngữ, thành ngữ Ngữ định danh: gọi tên sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm nào đó của thực tế. Quán ngữ: dùng lặp đi lặp lại trong các câu thuộc các phong cách chức năng khác nhau. Có chức năng đưa đẩy, rào đón, liên kết. Thành ngữ: là CTCĐ hoàn chỉnh về cấu trúc & ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc gợi cảm. Tính chất của thành ngữ (3): + Tính cố định: các yếu tố kết hợp chặt chẽ, không thể tùy tiện thay đổi vị trí. + Tính thành ngữ: ý nghĩa chung của nó là 1 ý nghĩa mới khác với tổng số ý nghĩa của các bộ phận tạo thành. + Tính dân tộc: phản ánh đặc trưng VH dân tộc ở đó. + Phân loại: so sánh (khỏe như voi); miêu tả, ẩn dụ (mồm năm miệng mười); điển cố, điển tích (há miệng chờ sung, đẽo cày giữa đường, thầy bói xem voi) 3. Các nhóm từ: đa nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm, trường nghĩa,... a. Từ đa nghĩa. - K/n: 1 từ có thể có 1 hoặc nhiều nghĩa. Từ đa nghĩa là 1 từ có nhiều nghĩa, được sắp xếp theo cơ cấu tổ chức nhất định, biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của cùng 1 đối tượng hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại. * Trong 1 ngữ cảnh chỉ xuất hiện 1 nét nghĩa. (ngữ cảnh: cảnh huống, bối cảnh NN trong đó từ xuất hiện vs 1 ý nghĩa cụ thể của nó). - Các loại nghĩa: + Nghĩa cơ bản: nghĩa gốc, nội dung khái niệm nguyên thủy mà từ biểu thị, trên cơ sở đó xây dụng các nghĩa khác. (không có lí do) + Nghĩa mở rộng: được bổ sung thêm vào từ bằng cách mở rộng nghĩa cơ bản. (có lí do)  Ranh giới k rõ rệt, có thể chuyển hóa + Nghĩa đen & nghĩa bóng: tính chất là nghĩa cơ bản & nghĩa mở rộng. K/n nghĩa bóng có nội hàm hẹp hơn nghĩa mở rộng, sử dụng trong trường hợp gợi ra sự liên tưởng nc đôi hay hiệu quả văn học. + Nghĩa gốc & nghĩa phái sinh: xét mqh giữa các loại nghĩa mang tính tầng bậc. - Phương thức biến đổi: (3) Phương thức BĐ nghĩa của từ là cách thức tạo ra nghĩa mới cho từ mà không kèm theo sự biến đổi về ngữ âm, làm cho từ trở thành từ nhiều nghĩa hay từ đa nghĩa. + Thu hẹp, mở rộng. + Hoán dụ: lấy tên gọi sv, ht này để gọi tên sv, ht khác sựa vào mqh trực tiếp giữa các sv, ht. (Qh bộ phận vs toàn thể & ngc lại; Qh giữa nguyên liệu & thành phần; Qh giữa vật chứa đựng và vật được chứa đựng) + Ẩn dụ: lấy tên gọi của sv, ht này gọi tên cho sv, ht khác dựa trên mqh gián tiếp giữa các sv, ht. (Qh giữa cái cụ thể vs cái trừu tượng; Qh lấy bộ phận cơ thể, hành vi, tính chất, đồ dùng của con người để chỉ cho vật; Qh giữa vật vs người) Từ vựng học: xh cố dịnh trong từ điển. Tu từ học: chỉ xuất hiện trong văn cảnh, ngữ cảnh. Đặng Thị Thu Trang 5A13 9 b. Từ đồng âm. - K/n: là từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nhau về mặt ý nghĩa. Hiện tượng đồng âm thường không có lí do. Phát âm giống nhau, viết khác nhau là đồng âm đơn thuần. VD: quốc/cuốc; sun/son,... Từ đa nghĩa Từ đồng âm Nghĩa Các nét nghĩa có liên quan đến nhau Các nét nghĩa không có liên quan Số lượng 1 từ Nhiều từ Nguồn gốc Do sáng tạo, do sd các cách thức khác nhau của ng bản ngữ Do ngẫu nhiên tình cờ mà có c. Từ đồng nghĩa. - K/n: là những từ tương đồng vs nhau về nghĩa nhưng khác nhau về âm thanh, có phân biệt vs nhau về một vài sắc thái ngữ âm hoặc sắc thái phong cách nào đó hoặc đồng thời cả hai. - Các từ đồng nghĩa tập hợp vs nhau thành 1 nhóm từ gọi là nhóm từ đồng nghĩa. Trong nhóm sẽ có 1 từ trung tâm, mang sắc thái trung hòa về phong cách. - Đây là hiện tượng phổ biến trong các NN, biểu hiện những nét nghĩa tinh tế trong từng từ, có khả năng bộc lộ 1 cách chính xác, gợi cảm, gợi hình nhưng rất hàm xúc. d. Từ trái nghĩa. - K/n: là những từ có ý nghĩa đối lập nhau nhưng nằm trong mqh tương liên, phản ánh những khái niệm tương phản về mặt logic. Từ trái nghĩa là từ đồng nghĩa đặc biệt. - Các từ trái nghĩa thường có 2 từ tạo thành 1 cặp từ trái nghĩa. *Cấu tạo từ: là sự tổ chức, kết hợp, cách biến đổi các đơn vị nhỏ hơn để tạo nên từ. - Đơn vị cấu tạo từ: hình vị, từ tố. - Phương thức cấu tạo từ: + Phương thức phụ tố (phụ gia)  tập hợp từ phái sinh. E.g: comfortable  uncomfortable; happy  unhappy + Phương thức ghép: đẳng lập; chính phụ Nghĩa định danh: boyfriend; schoolboy... + Phương thức láy: láy hoàn toàn; láy bộ phần  mô tả đặc điểm sv, ht, đặc biệt sắc thái biểu cảm của con người,... So sáng từ ghép & từ láy Từ ghép Từ láy Giống Hai từ trở lên Khác Cấu tạo Phương thức ghép Phương thức láy: Hòa phối về ngữ âm Ý nghĩa Các yếu tố tạo nên nó có nghĩa Chỉ 1 hoặc cả 2 yếu tố không rõ nghĩa Nghĩa Định danh (dễ nắm bắt, tính sản sinh cao) Miêu tả đặc điểm sv, ht, (khó nắm bắt, tính sản sinh thấp) Sử dụng Dùng trong các văn bản Thơ ca, nghệ thuật 4. Các lớp từ. - K/n: là tập hợp của những từ ngữ, nhóm từ nghĩa cùng biểu thị 1 phạm vi hiện thực rộng lớn. - Phân loại: + Theo không gian: LTV toàn dân; LTV địa phương + Theo thời gian: LTV cũ; lớp TV mới + Theo phạm vi XH sử dụng: LTV khoa học (thuật ngữ); nghề nghiệp; biệt ngữ (tiếng lóng) + Theo nguồn gốc hình thành: LTV bản địa, LTV ngoại lai IV. Ngữ pháp học. Đặc trưng cơ bản của NP: - NP có tính khái quát cao: bao hàm hàng loạt các hiện tượng của NP & các quy tắc của NP đúng vs tất cả các hiện tượng của NP ấy. Đặng Thị Thu Trang 5A13 10 - Tính bền vững và ổn định. 1. Các khái niệm cơ bản. a. Ý nghĩa ngữ pháp. - Là ý nghĩa bao trùm lên 1 loạt từ, là cách thức phân loại sự vật, hiện tượng, khái niệm vì mục đích riêng của NN, kết hợp vs nhau thành những đơn vị thông báo lớn hơn. - Phân loại: + Ý nghĩa từ pháp (hình thái): phản ánh kiểu cấu tạo từ & hệ biến đổi hình thái hay còn gọi là hệ biến thái. + Ý nghĩa chức năng: phản ánh chức năng của từ (đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ hay bổ ngữ trong câu...) NN đơn lập dựa vào khả năng kết hợp vs các từ khác & vị trí của nó trong các đơn vị lớn hơn; NN biến hình dựa vào hình thái của từ. b. Hình thức. - Ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện ra bằng những hình thức nhất định được gọi là hình thức ngữ pháp hoặc dạng thức ngữ pháp. c. Phạm trù. - Các loại ý nghĩa NP có thể khái quát thành phạm trù, gọi là phạm trù NP. - Để 1 ý nghĩa NP thành phạm trù NP thì có 3 tiêu chí: + Loại YNNP đó bao gồm ít nhất 2 yếu tố đối lập nhau. + Loại YNNP đó phải được thể hiện ra bằng 1 hình vị nhất định, dùng chung trong 1 loạt từ có cùng ý nghĩa NP. + Loại YNNP đó phải có giá trị trong việc kết hợp từ. Nó phải ảnh hưởng tới hoặc chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác trên dòng lời nói xét về mặt biến thái. - Một số phạm trù NP chủ yếu cơ bản: (8) + Phạm trù giống: gọi tên sv, ht & các mđ kết hợp từ (đực, cái, trung). + Phạm trù số: chỉ sự khái quát ý nghĩa số của các từ dùng để phân biệt số lượng khác nhau của sv, ht nhằm các mđ kết hợp từ. (số ít, số nhiều) + Phạm trù cách: thể hiện chức năng NP của mỗi từ, được quy định bởi mqh của nó vs các từ khác. + Phạm trù ngôi: thể hiện mqh giữa chủ thể hđ & hđ. + Phạm trù thời: phạm trù NP của động từ, thể hiện mqh giữa thời gian hđ & thời điểm nói. + Phạm trù thức: phạm trù NP của động từ, thể hiện mqh giữa người nói & nội dung câu nói (cầu khiến, mệnh lệnh,...) + Phạm trù thể: biểu thị tính chất hay quá trình của hđ (hoàn thành & chưa hoàn thành) + Phạm trù dạng: mqh giữa chủ thể hđ và hđ thông qua các dạng thức khác nhau của đtừ (chủ động; bị động).  Tiếng Anh có các phạm trù: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. d. Phương thức. - PTNP là cách thức sử dụng các phương tiện NN dùng để thể hiện các ý nghĩa NP: + Phương thức phụ tố (phụ gia): dùng hình vị NP ghép vs từ căn. (go + es = goes; work + er = worker) + PT biến hình bên trong từ căn. (man  men; foot  feet) + PT thay căn. (to be  is/am/are...) + PT trọng âm (`record (n)  re`cord (v)...) + PT ngữ điệu (trong TV dùng cách kéo dài giọng) + PT hư từ: sử dụng hư từ & mqh NP giữa các từ. ( “ed”, “ing”, “đã”, “đang”, “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé”,...) + PT trật tự từ: là phương thức sắp xếp các từ theo những trật tự khác nhau làm thay đổi ý nghĩa NP của chúng. (đặc trưng NN đơn lập) (to gan; gan to) + PT láy: lặp lại 1 bộ phận hoặc toàn bộ để thể hiện YNNP (người người, nhà nhà  thể hiện số nhiều) + PT láy trong cấu tạo từ: láy trong NP  ý nghĩa NP mới về số lượng. Láy trong cấu tạo từ  tạo ra từ mới, có sắc thái về nghĩa cho từ, k có ý nghĩa ngữ pháp mới. e. Quan hệ. - QHNP là mqh giữa các đơn vị NP trong lòng các kết cấu NP. - 2 loại: Đặng Thị Thu Trang 5A13 11 + QHNP trong từ: từ pháp + QHNP trong cụm từ & câu: cú pháp - Có 2 loại QH cú pháp: + đẳng lập + chính phụ + chủ - vị  Sau khi kết hợp QH này mới có thể tạo thành câu f. Đơn vị NP. - NP của 1 ngôn ngữ là 1 hệ thống. Trong hệ thống đó có những đơn vị vs những mqh chế định lẫn nhau. Theo quan niệm của truyền thống, đơn vị NP được hiểu là các yếu tố như hình vị, từ, cụm từ, câu & văn bản. 2. Từ pháp. - Từ là đối tượng của từ vựng vừa là đối tượng của NP. - Trong hđ lời nói, từ là đv có khả năng hđ độc lập nhỏ nhất. Nhờ đặc điểm này ta có thể phân biệt từ vs đv thấp hơn là hình vị. Ngoài ra còn có cụm từ & câu có khả năng hđ độc lập. - Từ pháp học (hình thái học) của 1 NN cần phải xác định những YNNP, những hình thức NP của 1 từ. Những YNNP & hình thức NP này chung cho tất cả các từ thuộc về cùng 1 loại hoặc 1 tiểu loại. - Từ đảm nhiệm 2 chức năng: + Biểu thị sv, ht trong thực tế khách quan ở bên ngoài NN. + Xác định mqh của chúng vs các thành phần khác nhau trong câu. - Từ loại là những lớp khái niệm khái quát nhất của các từ có lq đến các chức năng cú pháp nhất định của chúng. Phân loại theo 2 tiêu chí: - Ngữ nghĩa: + Thực từ (có ý nghĩa từ vựng) + Hư từ (có ý nghĩa NP) - Cú pháp: dựa vào khả năng kết hợp của từ trong các phát ngôn  biết được từ loại là có thể biết được từ đảm nhiệm chức năng NP nào trong phát ngôn. 3. Cú pháp. - Cú pháp học là đơn vị nghiên cứu của NP. - Đối tượng của cú pháo là đv NN được thiết lập trên mqh về cú phát như cụm từ & câu. - Cụm từ: là 1 tổ hợp gồm 2 từ trở lên, trong đó có út nhất 1 thực từ được kết hợp vs nhau theo 1 quan hệ nhất định nhằm diễn đạt 1 thành phần thông báo nào đó. - Cụm từ là đv có cấu tạo cú pháp. - Ý nghĩa ngang vs từ. - Chức năng: giống từ, biểu thị thành phần của thông báo. - Là đơn vị từ vựng – NP có ý nghĩa thống nhất, có cấu tạo theo từng thứ tiếng. + là đơn vị trung gian giữa từ & câu, có đặc trưng giống như từ cũng giống như câu. - Dựa vào tính ổn tinh hay không ổn định mà chia làm 2 loại: Đặng Thị Thu Trang 5A13 12 Cụm từ cố định Cụm từ tự do - CTCĐ là loại cụm từ có tính chất ổn định về ý nghĩa & cấu tạo, có sẵn trong NN, sử dụng trong 1 hình thức nhất định có thể có giá trị tương đương vs 1 từ. - CTTD là cụm từ được sản sinh 1 cách tức thời & tồn tại nhất thời; tùy theo nhu cầu giao tiếp người ta kết hợp các từ vs nhau 1 cách tự do theo những quy tắc kết hợp từ nhất định. Cấu tạo chặt chẽ Cấu tạo lỏng lẻo Ý nghĩa NP ổn định, hiểu theo nghĩa bóng Ý nghĩa thường được hiểu theo nghĩa từng từ - 3 loại: + Ngữ định danh + Quán ngữ + Thành ngữ - 3 loại: + Đẳng lập + Chính phụ + Chủ vị - Số lượng: hạn chế - Số lượng: vô hạn - Là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học - Là đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp học Giống nhau: được tạo lập từ tổ hợp các từ mà thành. 4. Câu. - Câu là đơn vị nhỏ nhất của hđ NN do các từ, các cụm từ kết hợp vs nhau theo những quy tắc NP nhất định của 1 NN được phát ra với 1 kiểu ngữ điệu kết thúc nhất định, nhằm thể hiện 1 nội dung thông báo tương đối trọn vẹn, kèm theo thái độ, tình cảm nào đó của người nói & người viết. - Đơn vị nhỏ nhất của hđ NN là câu. - Đặc điểm: (4) + Có tính cấu tạo NP cơ bản (C –V). + Có tính thông báo. + Có tính ngữ điệu. + Có tính tình thái. - Phân loại câu: + Theo mục đích thông báo: trần thuật; nghi vấn; mệnh lệnh; cảm thán. + Theo cấu tạo NP cơ bản: câu đơn; câu phức; câu ghép. + Theo quan hệ của người nói vs hiện thực mà câu biểu thị: câu khẳng định, phủ định. * VB đầy đủ gồm 4 thành tố: tiêu đề, mở bài, thân bài, kết bài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_cuong_on_tap_dan_luan_ngon_ngu.pdf
Tài liệu liên quan