Đề tài Ảnh hưởng của trình độ Học vấn đến mức sinh ở nông thôn Việt Nam

Học vấn không ảnh hưởng trực tiếp đến mức sinh mà gián tiếp tác động đến mức sinh thông qua các yếu tố khác (các nhân tố quyết định gần và các nhân tố trung gian). Học vấn là một nhân tố ảnh hưởng bao trùm nhất. Học vấn ảnh hưởng đến mức sinh và ngược lại mức sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến học vấn, mức sinh cao làm cho dân số tăng nhanh gây sức ép lên hệ thống giáo dục làm giáo dục xuống cấp về mặt số lượng và chất lượng.

doc82 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của trình độ Học vấn đến mức sinh ở nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là không có được quyền tự chủ của mình. Nâng cao trình độ giáo dục cho phụ nữ nông thôn trong điều kiện này là vô cùng cấp bách. b.Số con mong muốn và số con thực tế Kiến thức học hành ảnh hưởng đến nhiều mặt của tính cách con người, hành vi của con người. Nó chính là chiếc chìa khoá vàng làm thay đổi quan niệm, tập quán của mỗi người, cộng đồng và xã hội. Với người phụ nữ bao gồm cả thái độ với việc sinh đẻ, như ta đã biết mọi hành vi của con người đều xuất phát từ nhận thức và suy nghĩ của họ. Trong thái độ đối với sinh đẻ cũng vậy, số con thực tế phụ thuộc phần lớn vào số con mong muốn bởi nói được đặt trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Trong tâm lý của những người bước vào tuổi làm cha, làm mẹ nhìn chung quan niệm về đứa con đang ngày càng bị chi phối bởi ý thức, trách nhiệm đối với lợi ích chung của toàn xã hội, của gia đình và bản thân họ. Người ta đã hiểu được rằng đứa con sinh ra phải được nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo và được dạy bảo học hành đến nơi đến chốn. Người ta cũng hiểu được ít nhiều rằng sự xuất hiện nhiều đứa con sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự tiến bộ của xã hội và ảnh hưởng đến mọi người xung quanh mình. Hành vi dân số của mỗi cá nhân nếu không đáp ứng những đòi hỏi của kế hoạch sẽ có những cản trở cho chiến lược kinh tế xã hội chung. Đó chính là những dấu chuyển biến rất đáng mừng của nước ta hiện nay, những điều đó có được là do: Về khách quan mà nói: đó là công tác tuyên truyền vận động và chính sách xã hội đã được ban hành. Về chủ quan: đó là những diễn biến theo những xu hướng tích cực trong các quan niệm cá nhân của các cặp vợ chồng với trình độ nhận thức và trình độ giáo dục ngày càng được nâng cao họ đã hiểu rằng lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân bắt nguồn từ việc sinh đẻ có kế hoạch. Bên cạnh hiện tượng đáng mừng trên đây của nước ta về vấn đề dân số. Chúng ta cũng không khỏi băn khoăn, lo ngại trước tình hình giảm dân số với tiến bộ rất chậm chạp. Đặc biệt ở nông thôn nước ta hiện nay với tốc độ tăng hàng năm là 2% và với 3/4 dân số của cả nước, tỷ lệ đến trường và đáp ứng các tiêu chuẩn của giáo dục còn thấp, kết hôn sớm, dân số trẻ ngày càng tăng nhu cầu về số con còn lớn hơn thì chương trình công tác dân số của nước ta sẽ đi đến đâu. Qua nghiên cứu của Ban Giáo dục Dân số và Kế hoạch hoá gia đình thuộc Viện Nghiên cứu Giáo dục với 300 phụ nữ nông thôn thì ở độ tuổi 25-30 có tới 25% số người được hỏi là có từ 3- 4 con, độ tuổi 31-35 có 36% số người trả lời có từ 3-4 con, và đặc biệt là 38% số người trả lời họ có 5-6 con. Điều gì đã khiến cho người phụ nữ nông dân đẻ nhiều đến như vậy. Khi mà sống vật chất tinh thần còn rất nhiều khó khăn, thêm một nhân khẩu thì phải thêm bao nhiêu chi phí về vật chất, thời gian để nuôi dưỡng chăm sóc. Đây chính là nguyên nhân đói nghèo ở nhiều vùng nông thôn nước ta hiện nay. Người phụ nữ nông thôn nhìn nhận hành vi sinh đẻ của mình rất quan trọng để khẳng định vị trí và vai trò của mình đối với gia đình nhà chồng, họ hàng và làng xóm. Đó là phương cách ứng xử cốt yếu của người phụ nữ trong xã hội nông thôn, đề cao giá trị nam giới và đông con. Ta sẽ thấy rõ điều này hơn qua nhu cầu về số con mong muốn và số con thực tế của người phụ nữ. Biểu 2.4. Nhu cầu về số con mong muốn và số con thực tế So sánh giữa nam và nữ Đơn vị tính: % Số con mong muốn Nam Nữ < = 1con 2 con > = 3 con < = 1con 2 con > = 3 con 1 con 2 con 3 con 4con 6con Không biết 10,5 84,2 5,3 0,0 0,0 0,0 2,5 75,0 20,0 2,5 0,0 0,0 0,0 30,8 56,4 10,3 0,0 2,6 0,0 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,8 69,4 22,2 5,6 0,0 0,0 0,0 39,4 33,3 24,2 3,0 0,0 Nguồn: Dân số đồng bằng Bắc bộ. Những nghiên cứu từ góc độ xã hội Nhà xuất bản KHXH. HN 1996 Bảng trên cho ta thấy trên thực tế đối với phụ nữ mặc dù về sinh đẻ mang lại cho họ nhiều vất vả, nặng nhọc, nhiều khi còn là nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng. Nhưng về tâm lý họ vẫn muốn sinh đẻ nhiều với mong muốn đáp lại sự trông đợi của chồng, gia đình nhà chồng và họ hàng. Một sức ép khá gay gắt trong tâm lý sinh đẻ vẫn đang tác động mạnh mẽ tới hành vi sinh đẻ của người phụ nữ nông thôn. Để thay đổi sự tác động này thì giáo dục và công tác Giáo dục dân số được xem là có hiệu quả hơn hết, đó chính là sự tác động theo cơ chế nhân quả. Kiến thức tạo ra cho mỗi cá nhân những cái nhìn mới trên cơ sở khoa học cơ bản nhất, những tiến bộ của tri thức làm cho người phụ nữ độc lập hơn, đồng thời người nam giới cũng chia xẻ với vụ nữ những gánh nặng của họ trong sinh đẻ bởi việc sinh con đâu phải chỉ do người phụ nữ mà còn do chính ở trong đầu của người đàn ông. Biểu 2.5. Phân bố tỷ lệ số con mong muốn theo trình độ học vấn Đơn vị tính: % Trình độ học vấn Số con mong muốn Số con TB 1 2 3 4 Cá biệt Chưa đi học Chưa TN tiểu học TN tiểu học TN trung học bậc I TN trung học trở lên 1,07 3,16 2,38 2,44 8,99 36,46 37,36 65,98 78,26 81,81 17,26 17,01 16,38 12,15 7,06 33,12 18,45 13,25 5,73 1,74 12,10 4,02 2,01 1,41 0,41 3,02 2,57 2,43 2,22 2,01 Nguồn: Kết quả chủ yếu 1995 - ĐTNKHGK 1994. Qua biểu trên ta nhận thấy phần lớn phụ nữ của nước ta có mong muốn có 2 con. Cá biệt một số vẫn mong muốn có 3 con. Số con mong muốn và trình độ học vấn tỷ lệ nghịch với nhau. Khi học vấn được nâng cao thì cơ hội tìm kiếm được việc làm nhiều hơn, các quan điểm tiến bộ được tiếp nhận một cách nhanh chóng. Số con mong muốn của người phụ nữ có học bao giờ cũng được đặt trong hoàn cảnh cụ thể bao hàm cả chất lượng và số lượng, số con mà họ muốn là phải phù hợp với điều kiện vật chất của họ, họ phải xem xét điều kiện sống của họ có đảm bảo hay không. Nhu cầu về số con hợp lý sẽ tác động trực tiếp đến mức sinh. ở thành thị thì con cái sinh ra được cân nhắc bao nhiêu thì ở nông thôn lại khác. Người ta quan niệm rằng có con đông thì người lao động trong nhà sẽ không thiếu, con trai có đi lấy vợ, con gái gả chồng thì đã có em lớn lên để thay thế. Vẫn theo số liệu điều tra của Ban Giáo dục DS và KHHGĐ thuộc Viện Nghiên cứu Giáo dục thì ở độ tuổi 41-50 có 17% số người cho rằng đông con sẽ có nhiều sức lao động, kinh tế gia đình sẽ khấm khá lên, đời sống vật chất sẽ phong lưu sung túc. Đây quả thực là một điều đáng buồn. Thực tế, nông thôn nước ta ngày nay đối với một số người còn lạc hậu, nhu cầu đẻ được con trai và cưới vợ để có sức lao động cho gia đình cũng một phần lớn bắt nguồn từ động cơ và mục đích kinh tế nói trên. Biểu 2.6. Số con đã sinh của phụ nữ có chồng tuổi 15-49 tại thời điểm 1/6/1996 Đơn vị tính: 1000 Nhóm tuổi Số phụ nữ có chồng Tổng số con đã sinh Số con bình quân/1 phụ nữ 15 - 19 20 - 24 25 - 29 30- 34 35 - 39 40 - 44 45 - 49 5.236 28.220 37.747 39.446 35.559 26.139 17.240 2.722 32.346 71.281 106.982 122.326 109.892 82.104 0,52 1,14 1,89 2,71 3,44 4,20 4,76 Tổng cộng 189.648 527.732 2,78 Thành thị Nông thôn 35.110 154.537 77.819 449.914 2,22 2,91 Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra nhiều vòng 1/10/1996 Số con trung bình của phụ nữ ở nông thôn gấp 1,3 lần so với thành thị, đặc biệt ở nhóm lứa tuổi 40-49. Số con trung bình chung của cả nước rất cao, từ đó ta cũng có thể đưa ra nhận xét rằng ở lứa tuổi này thì ở nông thôn sẽ còn cao hơn nữa, bởi những ảnh hưởng của những điều kiện kinh tế xã hội mà ta phân tích ở trên. Vậy đằng sau những hiện tượng muốn đẻ nhiều, muốn có đông con, nhiều cháu của những người nông dân, đặc biệt là những người già ít học ẩn chứa điều gì? Cái đó phải chăng là cái cơ sở, cốt lõi bản chất của hành vi sinh đẻ còn mang tính tự nhiên. Biểu 2.7. Số con đã sinh trung bình của phụ nữ có chồng chia theo trình độ học vấn và nghề nghiệp. Việt Nam 1996 Đơn vị tính: 1000 Chỉ tiêu Số phụ nữ có chồng Tổng số con đã sinh Số con bình quân 1 phụ nữ Chia theo trình độ học vấn: Chưa đi học Chưa tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Trung học cơ sở Phổ thông trung học trở lên Theo nghề nghiệp: Lao động trí óc Lao động phi nông nghiệp Lao động nông nghiệp Lao động dự trữ 13.610 35.022 62.958 53.497 24.651 9.768 29.981 122.409 27.49 52.348 125.585 171.527 131.284 46.989 19.438 70.455 366.003 71.749 3,84 3,58 2,72 2,45 1,91 1,99 2,35 2,99 2,61 Tổng cộng 189.648 527.732 2,78 Nguồn: Báo cáo kết quả ĐTNKHNV năm 1996 Biểu trên cho ta thấy càng ít học bao nhiêu thì người phụ nữ có số con đã sinh càng cao. Ngành nông nghiệp là một ngành mà người phụ nữ có số con cao nhất. Và sự chênh lệch ở hai khía cạnh nghiên cứu này là khá lớn. Trong một xã hội khi mà học vấn thấp, còn chịu ảnh hưởng của những tập quán phong kiến để lại, đặc biệt là lao động trong nông nghiệp thì quan niệm chi phí cho việc nuôi nấng, chăm sóc con cái không phải là lớn và có thể sớm sử dụng sức lao động của trẻ em từ 5,7 tuổi thì vẫn còn tồn tại những quan niệm tự nhiên, mộc mạc về sinh đẻ. Không ít người còn cho rằng hành vi sinh đẻ của họ không hề ảnh hưởng gì đến xã hội và các hoạt động khác của nó. Đây chính là nguyên nhân khiến cho TFR ở nông thôn bao giờ cũng cao hơn thành thị rất nhiều. Biểu 2.8. Tỷ suất sinh đặc trưng theo nhóm tuổi chia theo thành thị, nông thônViệt nam 1995-1996 Đơn vị: % Nhóm tuổi Cả nước Thành thị Nông thôn 15 - 19 20 - 24 24 - 29 30 - 34 35 - 39 40 - 44 45 - 49 40,2 175,7 152,7 99,2 49,0 21,7 6,3 23,1 109,3 120,2 77,1 33,6 11,3 1,6 43,0 194,0 162,2 96,6 54,7 24,4 7,4 TFR 2,7 1,9 2,9 Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra biến động DS & KHHGĐ 1/10/1996 Nhà xuất bản Thống kê 1998. Phụ nữ thành thị bao giờ cũng sinh con muộn hơn so với phụ nữ ở nông thôn, tuổi trung bình khi sinh con của phụ nữ thành thị trong năm 1996 là 27,6 tuổi, phụ nữ ở nông thôn là 26,8 tuổi sớm hơn gần 1 năm. ở nông thôn mức độ sinh cao nhất xảy ra ở tuổi 20-24 (194,0 phần nghìn) trong khi đó ở thành thị mức độ cực đại xảy ra ở nhóm tuổi 25-29 (120,2 phần nghìn). Qua tất cả các phân tích ở trên ta có thể kết luận rằng có một mối quan hệ xu hướng bộc lộ rất rõ ràng trong nghiên cứu về mức sinh khi mà học vấn càng ít, càng nghèo khổ thiếu thốn thì lại càng có nhiều con. Ngược lại, học vấn càng cao, điều kiện vật chất khá thì lại có ít con. Một giải pháp xoá bỏ sự trái ngược này là nâng cao trình độ nhận thức của cả cộng đồng nói chung và đặc biệt là nông thôn. c. Lựa chọn giới tính của con cái Chế độ phụ quyền gia trưởng ở Việt Nam đã xuất hiện ít nhất từ đầu thời đại Hùng Vương dựng nước. Từ đó tới nay đã hàng mấy nghìn năm, chế độ phụ quyền gia trưởng đã có đủ thời gian hình thành truyền thống, tập quán của mình. Nó đã trở thành một bộ luật bất thành văn tồn tại cho tới tận ngày nay, đặc biệt là ở nông thôn. Sự thực, dưới chế độ phong kiến phân biệt nam nữ là một phổ biến lịch sử. Người phụ nữ là người bị áp bức, bóc lột nhiều nhất có trong gia đình và xã hội. Khổng Tử - người sáng lập ra nho giáo - quan niệm rằng phụ nữ là đối tượng khó nuôi, khó dạy, tâm tính hèn mọn, tri thức nông cạn .v.v... (Bất bình đẳng nam nữ - nhìn từ góc độ lịch sử. PTS Lê Thị Quý, Trung tâm nghiên cứu của GĐ&PN). Vì vậy, Khổng Tử và các thế hệ nhà nho đều đã ra sức tìm cách để đưa phụ nữ vào khuôn phép. Chức năng đáng giá nhất của người phụ nữ là sinh con, mà phải là con trai để nối dõi tông đường của gia trưởng. Bởi lẽ một quan niệm trước đây được nhiều người thừa nhận: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, nghĩa là sinh một con trai là đủ, dẫu sinh 10 con gái cũng là không và thuyết Tam tòng của Nho giáo “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” tạm dịch là: ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con. Chỉ với 12 chữ mà thuyết này qua đời này sang đời khác đẩy người phụ nữ vào vị trí thấp kém và chịu áp lực nặng nề. Cho dù vất vả phục vụ chồng con họ phải bắt buộc có con trai để nối dõi, còn nếu không thì như cách dây hai ba thập kỷ họ phải tự cưới vợ cho chồng để có con trai. Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội điều bất công này đã được xã hội xoá bỏ. Tuy nhiên ở nhiều vùng nông thôn nước ta dân trí còn thấp kém, những tư tưởng nặng nề như đã nói ở trên còn bám rễ sâu trong tâm tưởng của nhiều người. Việc người phụ nữ bắt buộc phải có con trai là một thực tế cần được xem xét và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân quyết định nhất trả lời câu hỏi tại sao người phụ nữ nông dân đẻ nhiều. Biểu 2.9. Mục đích của việc có con giữa nam và nữ giới Đơn vị tính: % Mục đích Nam Nữ Chung Nông dân Khác Nông dân Khác - Bản thân muốn có - Giúp việc nhà - Chăm sóc lúc già - Nối dõi tông đường - Vinh dự vì con - Thực hiện điều mình chưa làm được - Vui vẻ, đỡ buồn - Mọi người đều có - Vì hạnh phúc gia đình - Phục vụ xã hội - Tạo thêm sức mạnh gia đình - Không ý kiến 58,4 14,3 37,7 58,4 7,8 15,6 18,2 48,1 2,6 1,3 0,0 0,0 53,8 15,4 42,3 42,3 7,7 30,8 30,8 34,6 11,5 0,0 3,8 3,8 71,5 22,1 34,3 59,9 5,8 19,2 19,2 39,5 1,7 1,2 0,0 0,0 48,3 20,7 41,4 44,8 10,3 31,0 27,6 37,9 13,8 0,0 3,4 3,4 Nguồn: Dân số đồng bằng Bắc bộ - những nghiên cứu từ góc độ xã hội Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội 1996 Trong những mục đích của việc sinh con thì việc sinh con trai để nối dõi tông đường ở hàng ưu tiên thứ hai đối với nữ giới, còn nam giới đặt ưu tiên này lên hàng thứ nhất 58,4%. Khi chưa đủ số con trai, con gái như mong muốn thì một tình trạng ngược lại trong việc đánh giá của nam giới và nữ giới. Biểu 2.10. Nếu chưa có đủ con trai, con gái thì có đẻ tiếp nữa không Đơn vị tính: % Giới Có Không Không ý kiến Nữ 82,0 18,0 0,0 Nam 59,0 36,5 4,5 Nguồn: Dân số Đồng bằng Bắc bộ - những nghiên cứu từ góc độ xã hội Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội 1996 Vậy là khi chưa đủ số con trai như mong muốn, người phụ nữ lại quyết tâm đẻ cho bằng được con trai, quyết tâm này cao hơn nam giới 82% với 59% của nam giới. Điều này chứng tỏ rằng người phụ nữ nhìn nhận hành vi sinh đẻ của mình rất quan trọng để khẳng định vị trí, vai trò của mình đối với chồng, gia đình nhà chồng và với làng xóm. Đó là cách ứng xử của người phụ nữ trong xã hội nông thôn, đề cao giá trị của nam giới và đông con. Đây cũng chính là một yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh, trình độ nhận thức còn kém nhiều vùng nông thôn còn tồn tại các quan niệm, tập tục cổ hủ rất nặng nề. Thật là day dứt và đáng thương không có được một cậu con trai trong gia đình, làng xã họ phải hứng chịu búa rìu của dư luận, không có sự kế tục và tiếp nối. Biểu 2.11. Phân bố ý kiến nhất thiết phải sinh con trai theo vùng và trình độ học vấn Đơn vị tính: % Khu vực Nữ Nam Có Không Có Không Thành thị Nông thôn 30,9 66,7 69,1 33,3 34,8 67,0 65,2 83,0 Trình độ học vấn: Dưới cấp II Trên cấp II 80,5 57,0 19,5 43,0 79,7 59,1 20,3 40,9 Nguồn: Kết quả điều tra DS & KHHGĐ. 1992 Ta nhận thấy ở nông thôn quan niệm nhất thiết phải có con trai ở cả nam nữ đều cao gấp đôi ở thành thị. ở thành thị tỷ lệ trả lời không nhất thiết phải có là rất lớn. Nhận xét ở khía cạnh học vấn cũng vậy, học vấn càng cao thì quan niệm không nhất thiết phải có con trai càng lớn, cụ thể: nữ học vấn cao thì tỷ lệ này là 43% trong khi đó ở nông thôn với học vấn thấp hơn thì tỷ lệ trả lời là 19,5%. Tóm lại khi mà trình độ văn hoá còn thấp thì các hành vi ứng xử luôn bị các tập tục, tập quán chi phối, đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn. Mặc dù cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, công cuộc Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông thôn đã đem lại cho các làng quê ánh sáng của văn hóa mới. Tuy nhiên, những gì đã trở thành phong tục tập quán thì việc phá bỏ nó là điều không đơn giản, cần phải có thời gian và hoạt động triệt để. d. Lựa chọn quy mô gia đình Gia đình xét theo phương diện quy mô: Có gia đình hạt nhân (mối quan hệ vợ chồng, con cái), gia đình mở rộng bao gồm cả những thành viên có quan hệ thân tộc, huyết thống. Nếu ta giả sử sự biến đổi quy mô của gia đình không phụ thuộc vào sự gia nhập của các đối tượng có quan hệ thân tộc thì nó phụ thuộc vào mức sinh. Cơ hội học tập và những nỗ lực để có được công ăn việc làm, có cuộc sống chất lượng cao hơn chính là một động lực làm giảm mức sinh. Biểu 2.12. ảnh hưởng của học vấn đến quy mô gia đình Đơn vị: % Trình độ học vấn Quy mô 1 - 2 con 3 con > 3 con Biết đọc, biết viết Cấp I Cấp II Cấp III PTTH (chuyên nghiệp) Cao đẳng, Đại học Trên đại học 15,42 2,5 28,1 51,89 64,26 75,30 73,58 17,76 17,26 18,95 20,34 13,91 16,04 12,26 63,81 57,73 53,02 27,75 21,82 8,64 14,15 Nguồn:Báo cáo kết quả điều tra biến động DS & KHHGĐ 1/10/1996 Nhà xuất bản Thống kê năm 1998 Qua trên ta nhận thấy khi học vấn được nâng lên thì tỷ lệ chấp nhận quy mô gia đình nhỏ: 1-2 con tăng lên, cụ thể: 15,42% ở mức học vấn là chỉ biết đọc biết viết và 75,3% đối với mức học vấn Cao đẳng và Đại học, 63,81% chấp nhận quy mô gia đình có từ 3 con trở lên đối với phụ nữ chỉ biết đọc biết viết và 8,64% đối với những phụ nữ ở mức học Cao đẳng và Đại học. Hiện nay, thế hệ trẻ ngày càng nhận thức rõ tác hại của có nhiều con, một phần do những hiểu biết của cá nhân được nâng lên, một phần là do chương trình giáo dục truyền thông đại chúng về công tác DS & KHHGĐ đem lại. Theo kết quả của một công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo dục năm 1992 tại 4 tỉnh với 900 hộ ở thành thị và 3.600 hộ ở nông thôn tại 45 xã, phường thì ta có biểu 2.13. Biểu 2.13. Sự chấp nhận quy mô gia đình quy mô nhỏ (1-2 con) theo nhóm tuổi Đơn vị: % Nhóm tuổi Tỷ lệ % 15 - 19 20 - 24 25 - 29 30 - 34 35 - 39 40 - 44 45+ 63,33 62,55 54,02 46,7 32,77 26,94 24,28 Chung 21,21 Nguồn: Những yếu tố xã hội - tâm lý ảnh hưởng đến việc thực hiện DS & KHHGĐ tại 4 tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Điều này dễ hiểu vì lớn trẻ hiện nay có trình độ hiểu biết chung cao hơn thế hệ bà và mẹ họ. Họ được tiếp cân thông tin mới nhiều hơn. Mặt khác, thế hệ trẻ muốn vươn tới một cuộc sống có chất lượng ngày càng cao, muốn có một gia đình hạnh phúc với đứa con được nuôi dạy tốt. Họ lại ít bị ràng buộc bởi những tập quán cổ hủ “trọng nam khinh nữ” .v.v... Đó chính là những yếu tố tâm lý thuận lợi cho việc chấp nhận quy mô gia đình nhỏ. Tuy nhiên số liệu trên cũng cho thấy nhìn chung mới chỉ có 11,2%, ngay cả các nhóm trẻ tuổi cũng chỉ có hơn 60% chấp nhận có ít con. Điều này cũng cho chúng ta thấy một số lượng rất lớn số hộ gia đình ở nông thôn còn chấp nhận gia đình quy mô lớn hơn. Biểu 2.14. Số quy mô mong muốn xét theo địa bàn sinh sống Đơn vị: % Số con mong muốn Thành thị Nông thôn 1 - 2 con 3 con 3 con trở lên 59,4 13,11 27,5 36,2 20,0 43,7 Nguồn: Những yếu tố tâm lý - xã hội ảnh hưởng đến công tác DS & KHHGĐ tại 4 tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. UBQG DS, Bộ giáo dục đào tạo năm 1992. ở nông thôn có 63,7% phụ nữ mong muốn có 3 con trở lên, ở nông thôn có thêm nhân khẩu là có thêm ruộng khoán, có thêm lao động mà họ cho rằng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho họ hơn. Điều này đòi hỏi công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục DS & KHHGĐ cần phải rộng khắp và triệt để hơn. Khi lựa chọn quy mô gia đình lớn, điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao mức sinh và ngược lại, khi lựa chọn quy mô gia đình nhỏ nghĩa là hạ mức sinh. Muốn đạt được điều đó thì trước hết là phải nâng cao trình độ nhận thức cho người phụ nữ. Khi nâng cao trình độ giáo dục cho phụ nữ thì kết quả đạt được không chỉ là hạ mức sinh mà cuộc sống của gia đình được nâng cao hơn về chất lượng, con cái được đầu tư cho nuôi dạy và học hành tốt hơn. Kết quả là một xã hội sẽ văn minh tiến bộ hơn. 3. Trình độ học vấn với sự am hiểu và sử dụng các biện pháp tránh thai a. Am hiểu Các kiến thức do học vấn mang lại có ảnh hưởng đến nhiều mặt của tính cách con người, đặc biệt đối với phụ nữ nói riêng và các cặp vợ chồng nói chung. Đặc biệt là thái độ đối với việc sinh đẻ. ở nước ta nội dung chính sách của các chương trình DS & KHHGĐ được thông tin tuyên truyền mạnh mẽ chính là hạ thấp mức sinh từ nay cho tới năm 2000, phấn đấu sao cho mức gia tăng dân số là dưới mức 1,8%. Với nguồn lực có hạn việc đầu tư cho con cái, thế hệ làm chủ của đất nước sau này được đảm bảo chất lượng tốt hơn, không có cách gì tốt hơn là làm giảm mức sinh của các cặp vợ chồng. Việc hạ mức sinh có nhiều cách tác động như đã phân tích ở trên song có một cách tác động trực tiếp nhất mà khi nói đến việc hạ mức sinh không thể không nhắc đến đó là sự am hiểu và sử dụng các biện pháp tránh thai. Với nhiều biện pháp tránh thai lâm sàng và phi lâm sàng, việc áp dụng có biện pháp khó, biện pháp dễ và tuỳ từng đối tượng với các ngành nghề hoạt động khác nhau thì khác nhau. Để sử dụng các biện pháp có hiệu quả đòi hỏi phải có một sự am hiểu nhất định, sự am hiểu về các biện pháp tránh thai có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Điều này cũng dễ hiểu bởi ở thành thị sự tiếp cận về các thông tin đại chúng thường xuyên hơn, các dịch vụ cung cấp các biện pháp nhiều hơn, đa dạng và phong phú hơn, tạo điều kiện cho sự lựa chọn tốt hơn. Thêm vào đó tạo nên một lợi thế hơn trong việc áp dụng các biện pháp tránh thai ở thành thị cao hơn ở nông thôn là do trình độ hiểu biết, trình độ nhận thức cao hơn. Đối với phụ nữ ở nông thôn việc thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình, mà cụ thể là áp dụng các biện pháp tránh thai theo như biểu 2.1 về các định hướng trong sinh đẻ của người nông dân thì có tới 20,2% phụ nữ cho rằng kế hoạch hoá gia đình gây bất hoà trong gia đình. Điều này cho thấy việc thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình ở nông thôn đang vấp phải một lực cản lớn. Biểu 3.1. Tỷ lệ phụ nữ có chồng biết về các biện pháp tránh thai theo một số đặc tính cơ bản Đơn vị:% Các biện pháp Khu vực Học vấn Thành thị Nông thôn Mù chữ Biết đọc biết viết PTCS PTTH Bất kỳ Vòng tránh thai Thuốc tránh thai Bao cao su Triệt sản nữ Triệt sản nam Tính lịch Xuất tinh ngoài Các biện pháp khác 10. Điều hoà 11. Nạo phá thai 98,63 96,15 76,37 75,69 82,14 74,86 68,27 64,70 6,04 68,27 80,91 93,06 90,82 40,07 37,95 55,55 43,82 37,69 35,16 6,88 44,24 65,42 80,97 73,88 30,60 22,06 48,51 35,45 20,15 14,93 4,48 26,87 41,79 94,17 91,23 44,92 38,27 55,54 43,76 31,51 31,16 6,07 42,47 60,09 94,39 92,35 42,33 41,79 58,46 47,07 42,62 39,67 6,74 48,65 69,84 97,98 97,98 70,40 72,43 77,73 70,40 69,31 65,58 8,57 67,29 83,18 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam - Kiến thức sử dụng CBPTT Ta nhận thấy ở khu vực nông thôn việc am hiểu tất cả các biện pháp đều thấp hơn ở thành thị. Hai biện pháp thông dụng nhất là thuốc tránh thai và bao cao su ở nông thôn hiểu biết chỉ bằng một nửa so với ở thành thị (Viên tránh thai thành thị gấp 1,9 lần nông thôn, bao cao su gấp 1,99 lần). Tỷ lệ am hiểu các biện pháp cũng tăng dần theo trình độ học vấn, mức độ am hiểu trung bình cả 11 biện pháp trên tăng từ 36,28% với số mù chữ lên đối với phụ nữ ở bậc đại học vẫn là PTCS và với những phụ nữ tốt nghiệp PTTH. Điều đó chỉ ra cho ta hướng đi trong việc nâng cao chất lượng của công tác DS & KHHGĐ đối với cả nước và nông thôn nói riêng, đó là nâng cao trình độ học vấn, nhất là cho phụ nữ ở nông thôn. b. Trình độ học vấn với việc áp dụng các biện pháp tránh thai Đã có câu nói rằng khoảng cách từ lý thuyết đến thực hành cách nhau 500 dặm. Việc am hiểu các biện pháp kế hoạch hoá gia đình được coi là một yếu tố quan trọng trong việc hạ thấp mức sinh, song mang tính chất quyết định chính là việc thực hiện các biện pháp này. Có một sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn về việc áp dụng các biện pháp này. Bởi đó là hai khu vực có nhiều chênh lệch với nhau về tốc độ phát triển kinh tế, xã hội cũng như trình độ văn hoá, nguồn cung cấp cũng khác nhau khá nhiều. Biểu 3.2. Tỷ lệ phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai chia theo nguồn cung cấp và vùng Đơn vị: % Nguồn cung cấp Tổng các biện pháp Vùng Thành thị Nông thôn Bệnh viện Trung tâm KHHGĐ Trạm y tế xã, phường Cán bộ KHHGĐ Đội KHHGĐ Cộng tác viên Hiệu thuốc tư Thầy thuốc tư Bạn bè 10.Nơi khác 11. Không biết 21,4 4,15 34,27 3,94 6,84 4,53 3,28 3,40 14,85 1,83 1,48 30,40 7,10 13,22 3,15 1,99 4,52 7,94 4,35 22,02 3,47 1,82 19,19 3,42 39,44 4,11 8,06 4,53 2,13 3,17 13,09 1,43 1,4 Cộng 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Báo cáo kết quả biến động DS & KHHGĐ 1/10/1996 Nhà xuất bản Thống kê 1998 ở nông thôn nguồn cung cấp chủ yếu là các trạm y tế xã phường, các đội KHHGĐ, còn ở thành thị thì ở bệnh việc và các hiệu thuốc, thầy thuốc tư. Hiện nay tại các cơ sở y tế xã phường ngày càng được chú trọng hơn, chính vì vậy mà công tác DS & KHHGĐ đã đạt được nhiều bước tiến rất đáng phấn khởi. Các biện pháp tránh thai hiện đại ngày càng được sử dụng nhiều hơn và chênh lệch giữa nhóm tuổi sử dụng nhiều nhất (35-39) và nhóm sử dụng ít nhất (15-19) ngày càng giảm đi. Đối với tất cả các biện pháp nếu như năm 1988 sự chênh lệch này lên tới 13 lần thì đến năm 1994 còn 7 lần, 1996 chưa đầy 5 lần. Về biện pháp hiện đại thì chênh lệch giữa hai nhóm tuổi này còn ít hơn nữa. Xem biểu 3.3. Biểu 3.3. Tỷ lệ phụ nữ có chồng sử dụng các biện pháp tránh thai chia theo nhóm tuổi, Việt Nam 1988-1996 Đơn vị: % Nhóm tuổi Tất cả các biện pháp Biện pháp hiện đại 1988 1994 1996 1988 1994 1996 15 - 19 20 - 24 25 - 29 30 - 34 35 - 39 40 - 44 45 - 49 Cộng 5,3 31,7 52,2 59,8 68,9 65,4 47,1 53,2 11,1 44,7 63,9 76,5 77,8 73,0 53,0 56,0 18,1 45,7 68,0 79,1 82,9 76,4 54,0 68,3 5,3 19,7 36,4 42,5 49,9 46,8 36,6 37,7 6,8 31,4 45,4 52,8 50,7 45,5 33,6 43,7 14,6 37,1 53,1 61,9 63,8 57,4 40,9 52,0 Nguồn: - 1988: Vietnam Demographic and Health Survey, Hanoi 1990 - 1994: ĐTNKHGK 1994, Kết quả chủ yếu. NXBTK Hà Nội 1995 Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hoá, xã hội và các chương trình thông tin DS & KHHGĐ, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng cao, đặc biệt là nhóm phụ nữ trẻ. Sau độ tuổi 35, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai giảm theo độ tuổi, nguyên nhân là bước vào tuổi mãn kinh và khó thụ thai tăng lên. Một yếu tố quan trọng cần làm rõ trong phần này là trình độ học vấn và nghề nghiệp của người phụ nữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai khác nhau. Đó chính là nguyên nhân số con sinh ra của phụ nữ không biết chữ nhiều gấp hai lần số con của phụ nữ đã tốt nghiệp tiểu học và PTCS. Phụ nữ lao động nông nghiệp có số con cao gấp 1,5 lần so với lao động trí óc, 1,3 lần so với lao động phi nông nghiệp (điều tra nhân khẩu học nhiều vòng và KHHGĐ 1/10/1996). Biểu 3.4. Tỷ lệ phụ nữ có chồng sử dụng các biện pháp tránh thai chia theo trình độ học vấn và nghề nghiệp, Việt Nam 1996 Đơn vị: % Các chỉ tiêu Tất cả các biện pháp tránh thai Trong đó biện pháp hiện đại Chia theo trình độ học vấn: Chưa bao giờ đến trường Chưa TN PTCS Tốt nghiệp PTCS Tốt nghiệp THCS TN PTTH trở lên 43,0 64,3 68,2 74,0 75,6 36,5 47,3 52,7 59,9 55,2 Chia theo nghề nghiệp: Lao động trí óc Lao động phi nông nghiệp Lao động nông nghiệp Lao động dự trữ 78,0 72,3 67,5 64,2 54,3 51,6 54,9 44,8 Tổng cộng 68,3 52,0 Nguồn: Báo cáo kết quả điều điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình 1/10/1996. NXB thống kê năm 1998 Số liệu trong biểu 3.4 cho thấy: tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai có mối quan hệ chặt chẽ với trình độ học vấn của phụ nữ. Trình độ học vấn của phụ nữ càng cao, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai càng lớn. Nếu như chỉ có 43% phụ nữ có chồng chưa bao giờ đến trường sử dụng các biện pháp tránh thai thì đối với những phụ nữ có trình độ học vấn từ tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên thì tỷ lệ này lên tới 75,6%. Xét ở góc độ nghề nghiệp ta cũng nhận thấy rằng phụ nữ làm nhiều nghề khác nhau, tương ứng nhận thức và sử dụng các biên pháp KHHGĐ cũng khác nhau. Về tất cả các biện pháp đang sử dụng, trong số phụ nữ đang có chồng, những người lao động trí óc sử dụng biện pháp tránh thai nhiều nhất (78%), tiếp theo là lao động phi nông nghiệp (72,3%) và nông nghiệp (67,5%). Đối với các biện pháp tránh thai hiện đại, có sự khác biệt đôi chút. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại cao nhất là của phụ nữ thuộc nhóm lao động nông nghiệp (54,9%), thấp hơn một chút là phụ nữ lao động trí óc (54,3%). Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của phụ nữ lao động trí óc thấp là do họ sử dụng nhiều các biện pháp: tính vòng kinh và xuất tinh ngoài - Những biện pháp đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhiều hơn. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của phụ nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp cao hơn chủ yếu là do sử dụng vòng tránh thai, một biện pháp được coi là phù hợp với họ, những người lao động chân tay với nghề đồng áng, trình độ học vấn còn thấp, nguồn cung cấp các biện pháp còn hạn chế, chưa phong phú như ở khu vực thành thị, nơi tập trung nhiều lao động trí óc. Đó cũng chính là sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa học vấn thấp và học vấn khá đối với việc sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. c. Lý do không sử dụng các biện pháp tránh thai Với đối tượng nghiên cứu của chúng ta là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) và phạm vi là cả nước. Theo như kết quả điều tra gần đây nhất - Điều tra nhân khẩu học nhiều vòng và kế hoạch hoá gia đình 1/10/1996 cho thấy tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở Việt Nam tại thời điểm 1/10/1996 khá cao (68,3%) trong đó các biện pháp hiện đại là 52%. Tỷ lệ này thấp hơn các nước đang phát triển (1994 là 72%). Với mức sinh còn cao và tỷ lệ này giảm xuống thì việc nâng cao tỷ lệ sử dụng các biện pháp KHHGĐ là đem lại hiệu quả nhanh nhất tuy nhiên cũng cần phải xét đến lý do không sử dụng các biện pháp tránh thai. Đây là một việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chính sách và chương trình kế hoạch hoá gia đình cho từng vùng, từng đối tượng sao cho phù hợp và hiệu quả. Biểu 3.5. Lý do không sử dụng CBPTT chia theo độ tuổi, Việt Nam 1996 Đơn vị: % Nhóm tuổi Đang mang thai Muốn có con Chồng/người khác phản đối Giá đắt ảnh hưởng phụ Khó tìm kiếm/ tiếp cận Khó thụ thai Mãn kinh Phiền phức Nguyên nhân khác Không xác định 15-19 20-24 25-29 33-34 35-39 40-44 45-49 34,6 30,0 25,5 21,2 11,6 3,2 0,3 47,3 52,5 37,8 29,1 21,1 9,4 3,2 0,5 1,7 3,1 4,6 5,5 3,8 1,6 - 0,0 0,0 0,1 0,1 0,1 0,0 1,6 3,8 8,2 14,3 22,1 22,6 11,3 - 0,1 0,3 0,4 0,7 0,6 0,3 0,7 1,4 2,3 4,3 12,0 19,2 15,0 0,0 0,0 0,0 0,1 1,8 19,4 57,9 0,3 0,7 1,7 2,7 4,6 4,0 1,7 14,4 18,7 19,6 20,5 17,4 14,5 6,9 0,5 1,0 1,5 2,6 3,3 3,1 1,7 Cộng 19,7 29,3 2,9 0,0 10,8 0,3 6,6 9,8 2,0 16,7 1,8 Nguồn:Báo cáo kết quả điều tra DS - KHHGĐ 1/10/1996 . NXB Thống kê năm 1998. Nhìn chung tỷ lệ phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) hiện không sử dụng các biện pháp tránh thai là 31,7%, trong số này có tới 82% phụ nữ dưới 25 tuổi không sử dụng BPTT nào do đang mang thai hoặc muốn sinh con. Để thấy rõ sự khác biệt về việc không sử dụng các BPTT giữa khu vực thành thị và nông thôn ta có Biểu 3.6. Biểu 3.6. Lý do không sử dụng các BPTT chia theo một số đặc trưng kinh tế xã hội, Việt Nam 1996 (Đơn vị: %) Các đặc trưng KTXH đang mang thai Muốn có con Chồng/ người khác ngăn cản Giá đắt ảnh hưởng phụ Khó tìm kiếm/ tiếp cận Khó thụ thai đã mãn kinh Phiền phức Nguyên nhân khác Không xác định Trình độ học vấn: Chưa bao giờ đến trường Chưa TN PTCS TN PTCS TN THCS PTTH trở lên 14,7 15,2 21,4 22,5 23,1 30,7 25,2 31,4 29,4 28,9 9,3 3,2 1,9 1,3 0,7 0,0 0,1 0,0 0,0 0,0 9,5 11,1 10,4 12,0 9,9 0,9 0,3 0,2 0,2 0,1 5,6 10,4 6,0 5,3 5,9 10,1 15,9 8,7 7,0 7,3 1,7 2,7 2,0 1,7 1,9 13,4 14,2 16,5 19,3 20,9 4,1 1,9 1,4 1,3 1,3 Nghề nghiệp: Lao động trí óc Lao động phi nông nghiệp Lao động nông nghiệp Lao động dự trữ 21,3 19,4 20,0 18,2 28,7 30,2 29,7 27,1 0,9 1,4 3,6 1,8 0,1 0,1 0,0 0,0 8,7 8,8 11,8 8,8 0,1 0,2 0,3 0,2 7,2 8,8 5,9 7,8 9,8 10,5 9,1 12,3 1,9 2,3 1,7 2,9 20,5 16,4 16,0 19,2 0,7 1,9 1,9 1,6 Cộng 19,7 29,3 2,9 0,0 10,8 0,3 6,6 9,8 2,0 16,7 1,8 Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra biến động DS - KHHGĐ 1/10/1996. NXB Thống kê năm 1998. ở đây ta thấy một mối quan hệ khá rõ, những người phụ nữ chưa bao giờ đến trường lý do không sử dụng BPTT do bị chồng/người khác phản đối 9,3% so với phụ nữ đã tốt nghiệp trung học trở lên là 0,7%, điều này nói lên rằng khi mà trình độ học vấn càng thấp thì người phụ nữ càng bị nhiều áp lực và thụ động trong việc tự điều chỉnh hành vi sinh đẻ của mình. Ngược lại, học vấn càng cao thì càng độc lập và chủ động hơn, hơn thế nữa khi học vấn được nâng lên thì người phụ nữ có đầy đủ thông tin và nhận thức nên tạo cho việc tìm kiếm cho mình một biện pháp KHHGĐ một cách dễ dàng (0,1% so với 0,9% của phụ nữ chưa bao giờ đến trường). Xem xét ở khía cạnh nghề nghiệp ta cũng nhận thấy rằng đối với phụ nữ lao động trí óc, không sử dụng BPTT do bị phản đối chỉ là 0,9% so với 3,6% phụ nữ ở trong nhành nông nghiệp và việc không sử dụng vì khó tìm kiếm tiếp cận cả phụ nữ lao động trí óc cũng thấp hơn (0,1% so với 0,3%) đối vói phụ nữ hoạt động lao động nông nghiệp. Như vậy ta có thể rút ra một kết luận rằng công tác DS & KHHGĐ ở nông thôn mà mục tiêu chiến lược của nó là hạ thấp mức sinh đang đứng trước một trở ngại lớn đó là trình độ giáo dục thấp, những quan niệm gia trưởng, trọng nam khinh nữ còn tác động mạnh lên các hành vi ứng xử của người phụ nữ, nhất là trong việc sinh đẻ con cái. 4. Học vấn với địa vị phụ nữ. Theo như đánh giá của các nhà nghiên cứu thì địa vị của phụ nữ là một nhân tố rất quan trọng trong quyết định mức sinh thông qua tuổi kết hôn, lựa chọn sinh con trong hôn nhân, sự tham gia vào các hoạt động xã hội, sự quyết định trong gia đình .v.v... ở các quốc gia Nho giáo còn có những ảnh hưởng sâu sắc thì địa vị người phụ nữ với mức sinh có mối quan hệ rõ nét hơn hết. ở nước ta cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội, nhiều tập tục cổ hủ đã được bỏ đi thay vào đó là những quan niệm mới tiến bộ hơn. Tuy nhiên, ở nông thôn phần lớn tính gia trưởng vẫn còn tồn tại dai dẳng, người cha, người chồng quyết định hầu hết mọi vấn đề trong gia đình, kể cả trong sinh đẻ. Quan niệm sinh con trai được họ đặt lên ưu tiên hàng đầu trong các mục đích của việc sinh con. Biết đẻ và tận tuỵ phục vụ chồng con suốt đời đó là một quan niệm rất phổ biến ở nông thôn hiện nay; trong khi đó ở thành thị thì trình độ học vấn được nâng cao, người phụ nữ tham gia vào các ngành lao động trí óc, phi nông nghiệp với thu nhập được nâng lên, cuộc sống vật chất được cải thiện, đồng thời sự bình đẳng, dân chủ trong gia đình được xây dựng và thừa nhận, các hành vi sinh đẻ được cân nhắc lựa chọn sao cho cuộc sống hiện tại và tương lai đảm bảo chất lượng cao hơn. Trái lại, ở nông thôn với địa vị trong gia đình và ngoài xã hội còn thấp kém, những áp lực từ phía bên ngoài mang lại biến họ trở thành thụ động trong sinh đẻ, thực hiện các biện pháp KHHGĐ, từ đó vô tình lại tự đẩy mình vào cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và đông con. Các số liệu đã được phân tích ở các phần trước luôn chỉ ra cho ta thấy rằng học vấn mà càng cao thì số con sinh ra càng ít, lao động trong ngành nghề trí óc bao giờ cũng ít con hơn lao động trong nông nghiệp. Đấy chính là một thực tế chứng minh rằng địa vị của người phụ nữ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức sinh của họ. 5. Đánh giá chung Qua các phân tích ở trên, một mối quan hệ xu hướng nghịch giữa Học vấn và Mức sinh thông qua các yếu tố quyết định gần và các yếu tố quyết định trung gian đã phần nào được làm sáng tỏ. Mối quan hệ này thể hiện rõ nét nhất là ở khu vực nông thôn, bởi đây là nơi mà điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn và mức độ phát triển còn thấp. Cuối cùng thì ta đã thấy được những nội dung nổi bật nhất của phần này như sau. Nhà nước đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng và số lượng của ngành giáo dục vì vậy đã có những chuyển biến rõ rệt trong trình độ học vấn của dân cư nói chung, đã quan tâm nhiều đến khu vực nông thôn đặc biệt là phụ nữ thể hiện ở các mặt sau. Thứ nhất: Tỷ lệ học sinh đến trường của nước ta thuộc dạng cao, tuy nhiên trình độ học vấn vẫn thấp (thể hiện ở số năm đi học trung bình thấp). Trình độ học vấn giữa nam và nữ chưa tương xứng đặc biệt là ở nông thôn. Thứ hai: Mức sinh đã giảm song vẫn còn cao so với mức quy định, tiêu biểu nhất và rõ nét nhất là ở khu vực nông thôn và chủ yếu mức sinh cao tập trung vào những đối tượng mùchữ, học vấn thấp vì vậy việc điều chỉnh mức sinh của Việt Nam cần tập trung vào khu vực nông thôn và hiệu quả nhất là thông qua giáo dục và nâng cao trình độ học vấn cho dân cư, đây là một biện pháp vừa có tính lâu dài và phát huy tác dụng ngay. Thứ ba: Trình độ học vấn cao ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến các quá trình dân số trong đó tiêu biểu nhất là mức sinh. Như vậy mục tiêu phát triển bền vững của nước ta có thực hiện được thì việc giảm sinh là một việc làm hết sức cấp bách. Giáo dục hay nói cách khác đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà Quốc hội Nhà nước CHXHCN Việt Nam khoá X đã thông qua Bộ luật giáo dục vào ngày 28/6/1998 nhấn mạnh: Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát huy mọi tiềm lực phát triển của đất nước. Phần III Khuyến nghị I/ Các biện pháp nhằm làm giảm mức sinh ở nông thôn việt nam trong thời gian tới 1. Đưa giáo dục Dân Số vào trong nhà trường Ngành Giáo dục là ngành có nhiều thế mạnh nhất trong công tác tuyên truyền, truyền thông. Là ngành mà từng ngày, từng giờ tác động vào mỗi cá nhân làm thay đổi và nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân. Một cán bộ giáo viên hàng ngày đứng trước một số lượng lớn học sinh với các bài giảng, khi giáo dục Dân số vào trong nhà trường thì các thông tin cần thiết này sẽ có một số lượng lớn đối tượng bị tác động. Sự tác động này không chỉ tác động vào các em gái mà trong đó có cả các em trai, là người mà trong một tương lai gần sẽ là một trong những nhân tố quyết định ý thức và hành vi sinh đẻ của người phụ nữ. Đặc biệt là ở nông thôn, việc đưa giáo dục dân số vào trong nhà trường sẽ mở ra cho họ một cách nhìn nhận mới về hành vi sinh đẻ, về các quan niệm sinh con. Những tập quán cũ sẽ được làm sáng tỏ khi khoa học về sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em được lý giải rõ ràng. Hơn thế nữa, trong nhà trường các cán bộ công nhân viên đều được đánh giá là những người có trình độ học vấn cao hơn mức chung của toàn xã hội. Việc thu hút lực lượng này vào công tác giáo dục dân số sẽ phát huy rất mạnh mẽ tác dụng của chương trình này. ở bất kỳ nơi đâu, đặc biệt là ở nông thôn người thầy giáo, cô giáo bao giờ cũng rất được kính trọng, lời nói của họ bao giờ cũng rất có giá trị trong cộng đồng. 2. Nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ ở nông thôn Như các kết quả phân tích ở phần thực trạng, một xu hướng rất rõ ràng và quan hệ chặt chẽ đó là học vấn càng thấp thì mức sinh càng cao, các mối liên hệ đã được phân tích rõ. Giáo dục chính là điều kiện để họ tự giải phóng mình, bởi những phong tục tập quán lạc hậu còn rất nặng nề ở nông thôn, làm cho người phụ nữ ở đây có khả năng tiếp thu thông tin và ra quyết định đúng đắn. Để làm được điều này trước hết phải tăng cường công tác xoá nạn mù chữ, đặc biệt là những vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh. Hiện nay chương trình phổ cập tiểu học đã được triển khai rộng khắp, đó là một điều đáng mừng song cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đồng bộ từ trên xuống từng cơ sở. Lương của giáo viên tiểu học và phổ thông đã được cải thiện, bắt đầu từ năm 1997. Mức lương của hai cấp bậc giáo viên này tăng tương ứng là 70% và 35% ở các vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, điều kiện về cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn và không đảm bảo chất lượng. Điều đó đòi hỏi phải đầu tư hơn nữa các cơ sở vật chất và các thiết bị trường học trong cả nước nói chung và đặc biệt là nông thôn nói riêng - Nơi mà bối cảnh kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho giáo dục ở đây không những phát huy tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo mà còn thu hút được các em học sinh tới trường đông hơn, tránh được tình trạng bỏ học sớm vì chán nản. Hơn nữa, giáo dục dù ở bất kỳ quốc gia nào cũng là vấn đề được quan tâm và coi trọng. Giáo dục quyết định chất lượng nguồn nhân lực của đất nước và một nền kinh tế văn hoá xã hội phát triển bền vững. 3. Tăng cường công tác giáo dục truyền thông dân số ở nông thôn Xây dựng các thông điệp truyền thông đến từng khu vực nông thôn, đến các hộ gia đình, đặc biệt là thanh thiếu niên, đối tượng chuẩn bị xây dựng gia đình. Để chương trình này được đồng bộ và hiệu quả cần phải đầu tư vào đây nhiều công sức và vật chất, kết hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương tổ chức các buổi nói chuyện về sức khoẻ sinh sản, về sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Chúng ta đều biết rằng đối tượng truyền thông ở đây phần lớn là nông dân, trình độ văn hoá còn thấp vì vậy khi tuyên truyền phải đi kèm với lý giải, phân tích một cách hệ thống, toàn diện. Nên tăng cường bằng tranh vẽ dễ hiểu, các buổi văn nghệ quần chúng .v.v... để nâng cao sự hấp dẫn đến các đối tượng. Có thể kết hợp phân phát, tuyên truyền các dụng cụ tránh thai trong các đợt điều tra, khám chữa bệnh cho nhân dân, vừa tiện lợi vừa có tính thuyết phục cao, gắn liền sinh đẻ có kế hoạch với sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, hạnh phúc gia đình, tương lai con cái để người dân thực sự nhận thức được lợi ích của chương trình KHHGĐ từ đó mà họ tự giác thực hiện. Đối tượng của chúng ta ở đây là phụ nữ ở nông thôn, các công việc đồng áng, nhà của luôn cuốn hết họ vào đó, vì vậy cần phải lựa chọn thời gian trong ngày, trong tháng và trong năm để tổ chức các đợt truyền thông. Xây dựng các thông điệp phong phú và đa dạng, tránh sự nhàm chán, tẻ nhạt. Các tài liệu tuyên truyền phải là miễn phí. Đối với các gia đình ở nơi xa xôi hẻo lánh thông tin khó đến với họ thì nên có những tuyên truyền viên đến tận nhà để hướng dẫn và giải thích cách dùng các biện pháp tránh thai. 4. Tạo việc làm, tăng thu nhập nâng cao địa vị người phụ nữ ở nông thôn Công việc hiện nay của người phụ nữ ở nông thôn chủ yếu là ngành chăn nuôi và trồng trọt, chiếm 71,5% thời gian lao động của họ, song thu nhập rất thấp. Điều mà chúng ta quan tâm nhất hiện nay là nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình để họ có quyết định riêng của họ trong hành vi sinh sản của mình, để họ nhận thức được việc nâng cao chất lượng của con cái. Vì vậy cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước về vốn vay, đối với nông thôn vốn vay này cần phải có ưu đãi là lãi xuất thấp, các chương trình xoá đói giảm nghèo. Hiện nay đang có chương trình của Đoàn thanh niên tình nguyện đi xây dựng nông thôn mới, đó là một việc làm hết sức tích cực và cần được phát huy hơn nữa và đảm bảo các chế độ đãi ngộ đối với họ. Cùng với chương trình này cần có các lớn học ngắn hạn, các tài liệu của các tổ chức như: hội nông dân, hội phụ nữ... tổ chức hướng dẫn làm kinh tế và được vay vốn. Hơn thế nữa, hiện nay đã có nhiều vùng nông thôn đã vay vốn và đã thực hiện đến khi sản phẩm của họ làm ra không có ai để thu mua, bán ra ngoài thị trường với giá rất rẻ mạt như: mận tam hoa, đào, mơ, mía .v.v... điều đó đòi hỏi nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền phải có các giải pháp hợp lý. Việc làm và thu nhập tạo cho người phụ nữ có đóng góp thu nhập vào gia đình, tạo cho họ có được tiếng nói trọng lượng trong gia đình và xã hội, vị thế được nâng lên, mức sinh sẽ được giảm xuống. 5. Các biện pháp hành chính pháp lý Các biện pháp hành chính pháp lý bản thân nó năm trong kiến trúc thượng tầng của Nhà nước, vì vậy nó có sự áp đặt mạnh mẽ với những người thực hiện, ở đây là các điều khoản thoả thuận về hôn nhân và KHHGĐ. Bằng các biện pháp quản lý và pháp lý như kiểm tra, giám sát, cưỡng chế, thuyết phục các tổ chức ở địa phương nói riêng và các cơ quan đoàn thể trong cả nước nhằm hạ mức sinh. Các chính sách khen thưởng và xử phạt hợp lý đối với các đối tượng thực hiện đúng và vi phạm. II/ Các biện pháp nâng cao trình độ học vấn 1. Đầu tư cho giáo dục nông thôn, miền núi và hải đảo Thực tế hiện nay tại các khu vực này trình độ dân trí còn rất thấp và cơ sở hạ tầng còn rất nghèo nàn, nhiều trường học được làm bằng tre nứa, lúc nắng thì không sao nhưng khi mưa thì phải nghỉ học, bàn ghế thiếu, phòng học và các trang thiết bị dạy học còn thiếu. Trong khi đó ở khu vực này tỷ lệ học sinh đến trường ngày càng tăng. Hơn nữa đây là khu vực có mức sinh rất cao, dẫn tới tỷ lệ trẻ em đến trường ngày càng tăng, gây sức ép lớn đối với ngành giáo dục và nâng cao trình độ học vấn của dân cư nói chung. Cho nên, để nâng cao trình độ dân trí ở khu vực này cần phải: + Tăng cường đầu tư cho giáo dục ở các tỉnh miền núi, hải đảo, các khu vực nông thôn, tăng cường nguồn ngân sách cho giáo dục nhằm đưa ra một chế độ đãi ngộ thoả đáng cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc giảng dạy tốt hơn. + Tăng cường đội ngũ giáo viên, động viên những người bỏ học đi học trở lại để tránh tình trạng bỏ học dở dang, triển khai thực hiện các chương trình xoá mù chữ, phổ cập tiểu học đến từng cơ sở nhằm nâng cao chất lượng và số lượng cho ngành giáo dục theo kịp đà tăng của dân số học đường. + Kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế trợ giúp cho giáo dục miền núi, hải đảo, như tổ chức UNESCO, các tổ chức phi chính phủ, các chương trình hợp tác hỗ trợ của chính phủ các nước... 2. Xây dựng và ban hành một số chính sách nhằm thu hút nhân tài tham gia vào lĩnh vực giáo dục. Chúng ta thấy rằng, một thực tế tưởng như rất vô lý song đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta đó là các học sinh yếu kém thì chỉ dám thi vào các trường sư phạm, các học sinh khá giỏi thì đua nhau vào các ngành mà đầu ra có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm ở nhiều nơi, trong nhiều ngành. Điều đó dẫn đến kết quả là những người thầy, người cô là những người có khả năng và có trí tuệ kém hơn, trong khi đó rất nhiều người giỏi và thông minh thì trôi nổi trong các công ty liên doanh, các công ty nước ngoài. Đây là một hiện tượng “chảy máu chất xám” của chúng ta hiện nay vì vậy cần phải có một hệ thống chính sách và các quy định ưu đãi và thu hút những người tài và sàng lọc đối tượng tuyển sinh nhằm tạo cho thế hệ trẻ em hiện nay sẽ có được một đội ngũ thầy cô giáo giỏi và tâm huyết với nghề nghiệp. 3. Xây dựng một chế độ chính sách ưu đãi thoả đáng đối với giáo viên ở nông thôn Giáo dục là một ngành cao quý nhất, những người hoạt động trong ngành sẽ phát huy hết mọi khả năng của mình khi mà cuộc sống vật chất và tinh thần được đảm bảo. Sự đầu tư của Nhà nước mạnh mẽ vào ngân sách của giáo dục sẽ thực sự mang lại hiệu quả to lớn. Hiện nay, giáo viên ở các trường tiểu học ở các vùng sâu, vùng xa đã được khuyến khích bằng việc tăng lương, song cần bổ sung thêm một số khoản trợ cấp cho các trường hợp đặc biệt khó khăn như giáo viên ở những nơi tập trung đông dân tộc ít người, những nơi cơ sở hạ tầng còn quá thấp kém, xa trung tâm kinh tế văn hoá xã hội... bởi đây là khu vực mà ánh sáng văn hoá sẽ làm thay đổi căn bản đời sống văn hoá xã hội ở đây. Kết luận Trong những năm gần đây nhất, mức sinh của nước ta đã giảm đáng kể. Tuy nhiên mức sinh ở nông thôn vẫn còn rất cao so với mục tiêu hạ mức sinh mà Nhà nước đề ra là dưới 1,8. Đã có nhiều cuộc nghiên cứu được tiến hành, nhiều biện pháp nhằm hạ thấp mức sinh được đề cập đến. ở đây trình độ học vấn ảnh hưởng quan trọng đến sự gia tăng dân số làm tăng hiệu quả độc lập về kinh tế, làm giảm mức sinh khi mà trình độ học vấn được nâng cao. Đặc biệt là đối với phụ nữ ở nông thôn. Giáo dục có liên quan chặt chẽ với số con mong muốn sở thích con trai, tỷ lệ sinh và chết của trẻ em, việc làm và thu nhập, địa vị của người phụ nữ ... Trình độ học vấn nâng cao ý thức của mỗi cá nhân đối với hành vi của mình, họ sẽ độc lập đưa ra các quyết định độc lập đúng đắn. Bên cạnh đối tượng quan trọng nhất là nữ cần phải đề cập tới một đối tượng thứ hai là nam giới. Học vấn không ảnh hưởng trực tiếp đến mức sinh mà gián tiếp tác động đến mức sinh thông qua các yếu tố khác (các nhân tố quyết định gần và các nhân tố trung gian). Học vấn là một nhân tố ảnh hưởng bao trùm nhất. Học vấn ảnh hưởng đến mức sinh và ngược lại mức sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến học vấn, mức sinh cao làm cho dân số tăng nhanh gây sức ép lên hệ thống giáo dục làm giáo dục xuống cấp về mặt số lượng và chất lượng. Tài liệu tham khảo 1. Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994 Cấu trúc dân số và cơ cấu hộ gia đình. NXB Thống kê - Hà Nội 1/97 2. Báo cáo kết quả điều tra nhân khẩu học nhiều vòng 1/1996. NXB Thống kê năm 1997. 3. Phụ nữ và nam giới Việt Nam. NXB Thống kê 12/1995 4. Kết quả chủ yếu năm 1994 5. Báo cáo kết quả điều tra biến động DS - KHHGĐ 1/10/96. NXB Thống kê năm 1998. 6. Đánh giá số liệu điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994. NXB Thống kê 1/1997. 7. Nâng cao vai trò của phụ nữ Việt Nam trong chương trình DS -KHHGĐ và phát triển xã hội. UBQGDS Hà Nội năm 1997. 8. Số liệu chọn lọc phụ nữ Việt Nam năm 1994 9. Đánh giá mức sinh của các vùng, tỉnh, quận, huyện. NXB Khoa học xã hội - Hà Nội năm 1993. 10. Pháp luật dân số Việt Nam - Giới thiệu và bình luận. Viện thông tin KHXH. Hà Nội năm 1995. 11. Khoảng cách sinh và tử vong của trẻ em ở Việt Nam. NXB Thống kê tháng 5/1996. 12.Ước lượng mức độ sinh và chết cho các tỉnh và nhóm dân tộc Việt Nam năm 1989. NXB Thống kê năm 1994. 13. Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội. Lê Minh. NXB Lao động năm 1997. 14. Chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn - Quy trình và thực hiện. PTS. Lê Thị Vinh Thi. NXB KHXH năm 1998. 15. Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Giáo sư Lê Thi. NXB KHXH năm 1998. 16. Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường. PTS. Đỗ Thị Bình. Lê Ngọc Hân Hà Nội tháng 1/1996. 17. Vấn đề tạo việc làm và tăng thu nhập nâng cao địa vị người phụ nữ hiện nay 18. Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ: Kiến thức và sử dụng CBPTT, các loại hình và sự khác biệt - NXB Thống kê - Hà Nội 1996 19. Các tạp chí: - Phụ nữ và tiến bộ các số năm 1994 - 1999 - Giáo dục DS -KHHGĐ các số 1995 - 1999. - Thông tin dân số các số từ 1994 - 1999 - Nông thôn đổi mới các số từ 1997- 1999 - Khoa học về phụ nữ các số từ năm 1995 - 1999 - Dân số và gia đình các số từ 1995 - 1997. - Tạp chí xã hội học các số năm 1997 – 1998

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0016.doc
Tài liệu liên quan