1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có biên giới biển, có lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông với diện tích hơn 1 triệu km2, thêm vào đó là đặc điểm không phải quốc gia nào cũng có, đó là Biển Đông của nước ta là biển hở thông với đại dương. Vì thế, Việt Nam không những có nhiều thuận lợi để khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo phong phú, quan trọng do thiên nhiên mang lại, mà còn là cơ hội giao thương với thế giới để phát triển nền kinh tế hội nhập mang nhiều thách thức, trong đó phát triển ngành hàng hải, giao thông vận tải biển, các công trình ven biển, các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch và thương mại quốc tế.
Những năm gần đây, Việt Nam đang thúc đẩy xây dựng và cải cách pháp luật dân sự nói chung và pháp luật thương mại-dịch vụ nói riêng trong đú có pháp luật Hàng hải. Trong năm 2005 với hai kỳ họp, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự (từ đây xin viết tắt là BLDS) thay thế năm 1995 và Bộ luật Hàng hải (từ đây xin viết tắt là BLHH) thay thế năm 1990; một loạt đạo luật về tài sản và kinh doanh như Luật Thương mại (sửa đổi), Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Sở hữu Trí tuệ và Luật đầu tư (thống nhất). Đây là các luật hết sức cần thiết và quan trọng đối với mọi thể nhân và pháp nhân kinh doanh trong khu vực nhà nước và tư nhân.
Điều đó chứng tỏ việc đẩy nhanh quá trình xây dựng các thể chế kinh tế vi mô ở nước ta, là cơ sở tạo nên môi trường kinh doanh:
- Nhiều thể nhân và pháp nhân kinh doanh-dịch vụ;
- Hoạt động dựa trên cơ sở quyền tự do kinh doanh;
- Giao dịch dựa vào nguyên tắc thoả thuận, cùng có lợi và tự chịu trách nhiệm;
- Mở rộng hoạt động của chi nhánh và đại diện pháp nhân;
- Tiềm lực kinh tế bắt đầu tập trung vào các Công ty Trách nhiệm hữu hạn hay Cổ phần, các thực thể hợp danh (Patnerships), các thương nhân là chủ trang trại, hộ gia đình .
Các thể chế kinh tế vi mô như vậy đang tạo nên mạng lưới các vi mạch nuôi sống mọi tế bào xã hội, trong đó có mạng lưới các doanh nghiệp đóng tàu và dịch vụ sửa chữa tàu đang có nhiều tiềm năng hứa hẹn và nhiều thách thức, mà một trong những thách thức đó là môi trường giao dịch tài sản phi mua bán nhưng có bảo đảm giữa các chủ thể thị trường với doanh nghiệp hàng hải.
BLHH 1990 và BLDS 1995 là sự minh chứng cho việc đặt nền móng xây dựng hệ thống pháp luật dân sự - thương mại của Việt Nam ở những năm đầu 90. Cả hai Bộ luật sau thời gian thực thi, nay được thay thế bằng các Bộ luật mới năm 2005 trên quan điểm có định hướng, kế thừa, pháp điển hóa cỏc quy định hiện hành còn thích hợp, vận dụng kinh nghiệm xây dựng pháp luật của nước ngoài phù hợp với điều kiện của Việt Nam và từng bước nội luật hoá pháp luật quốc tế.
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong đó có chiến lược kinh tế biển những năm gần đây được xây dựng và hoàn thiện trong bối cảnh hội nhập, phát triển và đầy thách thức, nhất là việc thực hiện Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam-Koa Kỳ (BTA) và việc chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang tính từng ngày. Chiến lược kinh tế biển của Việt Nam dựa trên mục tiêu lớn mà Đảng ta đặt ra cho thiên kỷ mới là khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế vùng biển, ven biển, kết hợp an ninh quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế-xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển tổ quốc. Để đạt được mục tiêu đú thỡ một trong các biện pháp quan trọng nhất là xây dựng cơ cấu kinh tế vùng hướng mạnh về xuất khẩu, kết hợp khai thác kinh tế vùng ngập mặn và ven biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việc phát triển thương mại-hàng hải trong một chương trình liên kết các ngành kinh tế quan trọng như dầu khí, vận tải (đặc biệt là vận tải đa phương thức), kéo theo đó là công nghiệp đóng tàu, xây dựng cảng biển và dịch vụ cảng biển, tạo nên cơ cấu kinh tế công nghiệp ven biển hiện đại, nơi có số lượng và cường độ giao dịch thương mại-hàng hải diễn ra hết sức lớn.
Ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu, ngành vận tải biển trước yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra yêu cầu môi trường giao dịch tài sản phi mua bán trong đó có giao dịch bảo đảm (từ đây viết tắt là "GDBĐ") được an toàn, giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động thương mại-hàng hải của các doanh nghiệp. Môi trường GDBĐ an toàn đối với doanh nghiệp thương mại-hàng hải trong lĩnh vực vận tải, đóng tàu thể hiện ở các đặc điểm:
Thứ nhất, Doanh nghiệp có nhiều khả năng để có được khoản vay hoặc thanh toỏn/hoàn thành một phần hay toàn bộ nghĩa vụ đang gánh vác bằng cách đưa ra một bảo đảm nhất định bằng tài sản là con tàu của mình dưới hình thức thế chấp tàu, trong đó có tàu đang đóng;
Thứ hai, Khi thế chấp con tàu, quyền tài sản đối với tàu của chủ sở hữu tàu đó cú biến động, do đó sự biến động này buộc người thế chấp (hoặc người nhận thế chấp, hoặc cả hai người tuỳ pháp luật mỗi nước) phải thông báo công khai (hành vi đăng ký) việc thế chấp con tàu đó, nhằm đối kháng với người thứ ba (nếu có giao dịch khác hay tranh chấp về cùng con tàu đó);
Thứ ba, Các chủ nợ đối với con tàu đã thế chấp khi có được thông tin về tình trạng pháp lý của con tàu đó, sẽ đối kháng với nhau để giành quyền ưu tiên thanh toán (theo thứ tự) từ con tàu đó, theo nguyên tắc - ai đăng ký trước sẽ giành quyền ưu tiờn thanh toán trước.
Những vấn đề trên đặt yêu cầu cần tư duy thấu đáo hơn về GDBĐ bằng tàu biển, trên cơ sở đó đề xuất bổ sung chế định GDBĐ trong pháp luật dân sự của Việt Nam và áp dụng chế định này trong pháp luật thương mại-hàng hải trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề tài tập trung ở phạm vi GDBĐ bằng tàu biển.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích:
Làm rõ một số vấn đề tồn tại về mặt lý luận và những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật GDBĐ trong hàng hải; đề xuất một số kiến nghị về phương hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật GDBĐ trong hàng hải.
Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Góp phần thúc đẩy môi trường nghiên cứu về GDBĐ nói chung và bảo đảm trong pháp luật hàng hải nói riêng đối với giới lập pháp và giới hành pháp;
- Góp phần mở rộng cơ hội tăng cường nhận thức về biện pháp bảo đảm an toàn trong kinh doanh của giới doanh nghiệp;
- Mạnh dạn đưa ra khái niệm mới, thậm chí là chế định bảo đảm mới phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm gây ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến người và cơ quan soạn thảo các văn bản pháp luật hiện nay như: Nghị định GDBĐ, Pháp lệnh đăng ký GDBĐ, Luật đăng ký bất động sản, Nghị định bắt giữ tàu biển, Nghị định về thế chấp hành hải .
3. Phạm vi nghiờn cứu đề tài
Trong khuôn khổ luận văn tập trung vào các vấn đề:
3.1 Tham khảo một số học thuyết dân sự để làm cơ sở cho việc xem xét, nhìn nhận bước đầu về quá trình hình thành chế định GDBĐ nói chung, trong hàng hải nói riêng; khái niệm GDBĐ, các khái niệm về biện pháp GDBĐ; các đặc điểm và một số quan điểm lý luận về GDBĐ nói chung và thương mại - hàng hải nói riêng của Việt Nam;
3.2. Nêu và phân tích các bất cập về pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật hiện hành về GDBĐ trong hàng hải (nêu lên việc thiếu một số chế định bảo đảm bằng tàu biển) để rút ra một số nguyên nhân cơ bản và bước đầu đánh giá về thể chế GDBĐ trong hàng hải;
3.3. Bước đầu đưa ra một số kiến nghị phương hướng xây dựng và áp dụng chế định GDBĐ trong thương mại - hàng hải.
4. Ý nghĩa thực tiễn và sự đóng góp của đề tài
Luận văn là sự kết nối giữa tư duy và kinh nghiệm pháp lý về Dân sự nói chung với Thương mại - Hàng hải nói riêng trong lĩnh vực chuyờn sõu về GDBĐ. Một số quan điểm khảo cứu của tác giả đã có cơ hội chia sẻ với đồng nghiệp trong quá trình xây dựng BLDS 2005, BLHH 2005; các Dự thảo Pháp lệnh Đăng ký GDBĐ (mới), Dự thảo Luật Đăng ký bất động sản (mới), Dự thảo Nghị định về GDBĐ (thay thế) và Nghị định số 49 ban hành Quy chế Đăng ký Tàu biển và Thuyền viên (thay thế).
Một số đóng góp bước đầu của luận văn là:
- Chỉ ra thiếu sót cơ bản về lý luận của chế định GDBĐ trong pháp luật dân sự;
- Chỉ ra khoảng trống của chế định GDBĐ trong pháp luật dân sự và bất cập của việc áp dụng chế định GDBĐ trong pháp luật hàng hải;
- Đề xuất bổ sung chế định GDBĐ áp dụng trong pháp luật hàng hải.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Tác giả sử dụng phương pháp đối thoại, phỏng vấn đối tượng là các nhà hoạch định chính sách pháp luật, các nhà quản lý, các chuyên gia hoạt động thực tiễn; đồng thời sử dụng phương pháp Luật học so sánh xuyên suốt luận văn, trong đó chủ yếu đối chiếu pháp luật của một số quốc gia theo hệ luật Thành văn như Nhật Bản, Trung Quốc, đồng thời có so sánh với hệ Thông luật mà đại diện là Hoa Kỳ. Bên cạnh đó đặc biệt lưu ý các Điều ước quốc tế với tư cách là nguồn luật quốc gia cú tác động hiệu quả tới quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật về GDBĐ trong hàng hải. Sau cùng là việc sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, logic hình thức để xử lý tư liệu, thông tin.
6. Tình hình nghiên cứu đề tài
BLHH có từ năm 1990, thực chất nó "được Tổng cục đường biển (nay là Cục Hàng hải Việt Nam) khởi xướng xây dựng từ năm 1987 [1,3] ngay khi vẫn còn chế độ tập trung bao cấp nặng nề và có trước Hiến pháp 1992. Điều đó thể hiện những bước tiến mạnh hơn, dài hơn của BLHH 1990 so với BLDS 1995 vì lợi thế áp dụng và tham khảo các Điều ước quốc tế, trong đó có những Điều ước quốc tế công nhận và tham gia. Năm 2005, hai bộ luật này được sửa đổi, thay thế để tiếp tục tạo môi trường pháp lý cho quá trình tiếp tục đổi mới, hội nhập và phát triển.
Bên cạnh đó, việc tác giả được tiếp cận quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật trên và việc tham gia nhiều toạ đàm về GDBĐ của Việt Nam và của các quốc gia như Nhật, Pháp, Đức, Hoa Kỳ . là cơ hội thuận lợi cho việc nghiên cứu có tính hệ thống về lý luận xây dựng thể chế dân sự nói chung trong đó có chế định GDBĐ; đồng thời là cơ hội để tham khảo, so sánh pháp luật quốc tế và của các nước phát triển và đang phát triển thuộc hai hệ thống luật Lục địa và Thông luật về Dân sự, Thương mại và Hàng hải, để tác giả đi đến các đánh giá mang tính nghiên cứu khoa học và thực tiễn áp dụng hệ thống pháp luật GDBĐ của nước ta. Đề án bảo vệ Tiến sĩ Luật học của chị Nguyễn Thị Như Mai về pháp luật hàng hải và các bài viết đã đăng tạp chí, hay những bài nghiên cứu của Tiến sĩ Luật học Nguyễn Thuý Hiền về GDBĐ đã và đang hỗ trợ cho việc nghiên cứu của tác giả.
Đặc biệt, việc trực tiếp góp ý kiến của người hướng dẫn, giảng viên bộ môn, chuyên gia pháp luật hàng hải và biển quốc tế khiến tác giả tự tin hơn đưa ra quan điểm mới và đề xuất giải pháp.
Tuy nhiên, các tư liệu, thông tin về nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển chế định GDBĐ trong pháp luật dân sự nói chung và áp dụng trong pháp luật hàng hải nói riêng ở Việt Nam hầu như không có; chưa có một công bố nghiên cứu chính thức hay bài viết nào về lĩnh vực GDBĐ trong pháp luật dân sự được áp dụng thực thi trong pháp luật hàng hải; Cục Đăng ký Quốc gia Giao dịch bảo đảm của Bộ tư pháp, Cục Hàng hải Việt Nam và Cục hàng không dân dụng Việt Nam của Bộ Giao thụng-Vận tải chưa có đánh giá và đề xuất về giải pháp và mô hình thực thi pháp luật về GDBĐ nói chung và trong từng lĩnh vực chuyờn sõu nói riêng.
Luận văn đang trong quá trình tiếp cận bối cảnh trên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của chế định giao dịch bảo đảm trong pháp luật hàng hải Việt Nam
Chương 2: Áp dụng pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện chế định giao dịch bảo đảm trong pháp luật hàng hải Việt Nam
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước đã phát triển mạnh đóng được tàu có trọng tải trên 12.500 DWT. Hiện tại nước ta có 34 nhà máy và cơ sở đóng mới - sửa chữa tàu biển lớn nhỏ, với khả năng đóng được tàu trọng tải đến 15.000 DWT và sửa chữa tàu trọng tải đến đến 400.000 DWT. Năng lực đóng mới đạt 80 tàu/năm, sửa chữa 40 tàu/năm. Ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng và công nghệ để đóng tàu biển có trọng tải 100.000 DWT [41, tr. 1].
Trước hết phải kể đến là Doanh nghiệp dịch vụ tàu biển thuộc cả hai khu vực Nhà nước và tư nhân.
i) Doanh nghiệp Nhà nước:
Từ sau những năm đổi mới cho đến nhữg năm cuối 90, các Tổng Công ty hàng hải thuộc nhà nước vẫn là các đơn vị chủ lực trong ngành dịch vụ tàu biển, theo đó, "Ngành hàng hải đã đầu tư phát triển đội tàu biển với nhiều thiết bị máy móc hiện đại thuộc thế hệ mới, có khả năng hành hải trên tất cả các tuyến hàng hải quốc tế. Tàu biển treo cờ Việt Nam đã có mặt hầu hết các đại dương và cảng biển của thế giới" [15, tr. 1].
Có thể đơn cử về con đuờng phấn đấu của VINALINES - Tổng công ty hàng hải Việt Nam làm điển hình cho một mô hình doanh nghiệp Nhà nước về Hàng hải có địa vị pháp lý cao và như một số các tổng công ty khác được hưởng những ưu đãi trong kinh doanh thông qua chế định pháp lý riêng (chẳng hạn các ưu đãi về hoạt động vay vốn, mua bán tàu, thiết bị...) và được đánh giá là mô hình kinh tế "chủ lực" như:
Giữ vai trò là một trong những tổng công ty chủ lực của nhà nước, VINALINES trong hoạt động hàng hải đang gặp các bất cập về kinh doanh dịch vụ, cụ thể là hoạt động dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ vận tải tàu biển đang gặp phải phải những thách thức đến từ nhiều phía...Vấn đề cốt lõi đảm bảo sự phát triển bền vững và có thể vượt qua thử thách để hội nhập của VINALINES chính là năng lực đội tàu. Từ nhiều năm nay, sản lượng vận tải của VINALINES chủ yếu dựa trên các tuyến quốc tế (chiến trên dưới 90% doanh thu của khối vận tải). Nếu không nâng cao năng lực đội tàu cả về số lượng và đặc biệt là chất lượng, chắc chắn đội tàu của tổng công ty sẽ không đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của các chủ hàng. Và...Đội tàu của tổng công ty chỉ chiếm khoảng 60% tổng số tấn trọng tải của đội tàu quốc gia, tổng lượng hàng hoá thông qua khối cảng của VINALINES chỉ chiếm 28% tổng lượng hàng thông qua các cảng trên cả nước... [40, tr. 6].
Doanh nghiệp tư nhân về hàng hải họ đang gặp vướng mắc gì?
"...các khó khăn mà doanh nghiệp tư nhân gặp phải có nhiều khác biệt so với doanh nghiệp Nhà nước. Khó khăn lớn nhất mà 70% doanh nghiệp tư nhân gặp phải là hình thức thế chấp. Trong khi đó, chỉ 14% doanh nghiệp nhà nước coi đây là trở ngại chính trong vấn đề vay vốn." [25, 75].
Các nước có ngành công nghiệp đóng tàu và thương mại dịch vụ vận tải phát triển thì tàu biển là loại tài sản chủ yếu thuộc sở hữu tư nhân. Đó cũng là lý do trả lời vì sao GDBĐ bằng hình thức thế chấp tàu biển lại chưa phổ biến ở nước ta, và đội tàu tư nhân của nước ta phát triển kém, đặc biệt là đội tàu biển tư nhân thì lại càng hiếm.
Trước tình hình trên đây, Thủ tướng chính phủ đó cú Chỉ thị và định hướng: "Trong kế hoạch năm 2005 và các năm 2006 - 2010, cần đặt cao vị trí và vai trò của khu vực dịch vụ; xem ngành dịch vụ là một trong những ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước với các mục tiêu sau: - Tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng như du lịch, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, kho bãi, chuyển tải, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bưu chính viễn thông, xây dựng, xuất khẩu lao động..."
Về định hướng chung đầu tư phát triển dịch vụ được xác định là "mở cửa thị trường dịch vụ theo cam kết quốc tế" và định hướng đầu tư ngành dịch vụ chủ yếu trong đó có dịch vụ giao thông vận tải là: "Đầu tư đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống cảng biển. Hình thành một số cảng biển theo mô hình cảng mở, từng bước gia tăng dịch vụ chuyển tải. Phát triển đội tàu vận tải biển quốc gia theo hướng chuyên dùng, hiện đại. Trẻ hóa đội tàu, kết hợp việc đóng mới trong nước và mua tàu ở nước ngoài. Đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp dịch vụ hàng hải. Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp xuất khẩu dịch vụ vận tải và thuyền viên, chú trọng phát triển loại hình dịch vụ hàng hải trọn gói." [16, 4].
2.3. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC THI CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ LIấN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT GDBĐ TRONG HÀNG HẢI
2.3.1. Bối cảnh và kết quả thực thi công ước quốc tế liên quan
Cho đến nay, Việt Nam đã gia nhập 12 Công ước và Nghị định thư quốc tế về hàng hải (Phụ lục 2). Đã ký kết 17 Hiệp định hàng hải và một số thỏa thuận khác với các nước ASEAN và một số quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực hàng hải (Phụ lục 3). Trước năm 1993, Việt Nam chưa ký kết hoặc gia nhập bất kỳ Công ước quốc tế nào về hàng hải. Đõy là cơ sở pháp luật quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác về hàng hải giữa nước ta với các Quốc gia khu vực và thế giới.
Bộ luật hàng hải 1990 là một trong những văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh của Việt Nam sớm vận dụng quy định của nhiều điều ước và tập quán quốc tế để áp dụng vào thực tiễn nước ta, nên đã tạo điều kiện cho ngành Hàng hải sớm hội nhập với hoạt động hàng hải thế giới. Tuy nhiên, việc vận dụng điều ước và tập quán hàng hải quốc tế vào nội dung của Bộ luật Hàng hải 1990 mới chỉ là bước đầu, nên không tránh khỏi những hạn chế vì hiện nay nước ta chỉ mới ký kết hoặc gia nhập 12 trong số trên 60 công ước quốc tế về hàng hải. Phần lớn cỏc công ước này đều đã được sửa đổi, bổ sung và nhiều công ước chỉ có rất ít nước tham gia, nhưng lại được đa số các quốc gia vận dụng vào luật hàng hải của nước mình. Do đó, sự chủ động, tích cực của nước ta trong việc tổ chức thực hiện các điều ước hàng hải quốc tế đã góp phần thúc đẩy ngành Hàng hải phát triển theo hướng chính quy, hiện đại. Điều này đã góp phần nâng cao uy tín của Quốc gia trong cộng đồng hàng hải thế giới. Một số công ước liên quan đến việc bảo đảm tài sản trong hoạt động hàng hải được vận dụng và nội luật hoá trong Bộ luật hàng hải năm 2005 của nước ta. Chẳng hạn, trên cơ sở tham khảo Công ước quốc tế về cầm giữ và thế chấp hàng hải năm 1993, Bộ luật hàng hải năm 2005 quy định về thứ tự ưu tiên giải quyết các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải như sau:
1. ưu tiên giải quyết theo thứ tự các khiếu nại quy định tại Điều 37; khiếu nại tiền công cứu hộ tàu biển phát sinh sau thời điểm các khiếu nại khỏc thỡ xếp ưu tiên cao hơn;
2. xếp ngang nhau các khiếu nại trong cùng một khoản quy định tại Điều 37; giải quyết theo tỷ lệ giá trị giữa các khiếu nại đó;
3. các khiếu nại phát sinh trong cùng một thời điểm phải là từ cùng một sự kiện;
4. ưu tiên giải quyết trước các khiếu nại liên quan đến chuyến đi cuối cùng;
5. giải quyết các khiếu nại từ một hợp đồng lao động liên quan đến nhiều chuyến đi cùng với các khiếu nại liên quan đến chuyến đi cuối cùng;
6. khiếu nại về tiền công cứu hộ phát sinh sau được giải quyết trước các khiếu nại khác [2, tr. 14].
2.3.2. Từ vận dụng đến nội luật hoá Công ước quốc tế
Việc vận dụng quy định các Công ước quốc tế (CUQT) về thế chấp, cầm cố tàu biển năm 1929, 1967, 1993 trong đó có cả cầm giữ hàng hải của Bộ luật Hàng hải 1990, đến nay tiếp tục được cụ thể hơn trong Bộ luật Hàng hải 2005, đã chứng minh cho thực tiễn áp dụng pháp luật quốc tế là hiện thực trong giao dịch thương mại-hàng hải nước ta.
Thêm vào đó, đó cú những ảnh hưởng nhất định trong tư duy về chế định GDBĐ ở chỗ là không còn lệ thuộc vào các hình thức bảo đảm có tên gọi là gỡ (vỡ xu hướng giao dịch có bảo đảm gia tăng trong nền kinh tế thị trường) mà chỉ căn cứ vào giao dịch đú cú bất kỳ một bảo đảm tài sản nào dưới hình thái vật quyền hay trái quyền thì đều được pháp luật về GDBĐ bảo hộ (bằng chế định đăng ký để đối kháng bên thứ ba và giành quyền ưu tiên thanh toán), trong đó hai bảo đảm trái quyền có ảnh hưởng từ Bộ luật Hàng hải 2005 như: Quyền giữ hàng hải (Marientime Lien) và Thế chấp tàu đang đóng. Việc quy định cho áp dụng việc thế chấp tàu đang đóng như đối với Thế chấp tàu, đã củng cố niềm tin cho việc quy định hình thức bảo đảm tài sản hình thành tương lai khi xây dựng chế định GDBĐ của Bộ luật dân sự 2005.
Bộ luật Hàng hải 2005 tiếp tục còn tiến bước dài hơn trong việc nội luật hoá pháp luật quốc tế ở chỗ đã đưa chế định về quyền cầm giữ hàng hải, một đặc quyền ưu tiên thanh toán để thực hiện quyền khiếu nại.
1- Quyền giữ hàng hải (Marientime Lien) và từ quyền này phát sinh Quyền ưu tiên, đó là đặc quyền ưu tiên thanh toán trên con tàu dù tàu đú cú đi đến đâu hay tàu đã dịch chuyển quyền sở hữu hay chiếm hữu sang người khác (đặc điểm không phân chia); được thanh toán giá trị tài sản từ con tàu chứ không nhằm vào con tàu (đặc điểm thay thế tài sản). thực chất đây là quyền cầm giữ tài sản mà pháp luật dân sự các nước lục địa dưới ảnh hưởng của Luật dân sự Napoleon là luật pháp nước ngoài về chế định thế chấp tàu biển, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là minh chứng về xu thế phát triển luật hàng hải quốc tế và sát với thực tiễn hoạt động hàng hải của Việt Nam.
2- Thế chấp tàu đang đóng
3- Quyền ưu tiên (từ tàu biển- Ship Preferential Rights).
Quyền ưu tiên sẽ chuyển theo quyền giữ tàu để trở thành một thứ đặc quyền hàng hải do luật định dựa trên nguyên tắc công bằng (không phải nguyên tắc thoả thuận): quyền được giữ tàu cho đến khi chủ nợ (người có nghĩa vụ) thanh toán xong hoặc đáp ứng đủ yêu cầu của chủ nợ (người yêu cầu); chủ nợ này có quyền ưu tiên trước tất cả các chủ nợ khác cũng có quyền ưu tiên (ưu tiên chung như thanh toán khoản thuế cũng sau ưu tiên này (là loại ưu tiên riêng), đồng thời còn trước các chủ nợ thế chấp tàu có đăng ký trong khi chủ nợ có đặc quyền ưu tiên này lại không cần đăng ký.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH GIAO DỊCH BẢO ĐẢMTRONG PHÁP LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM
Ngay từ năm 2004, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020. Một trong những quan điểm phát triển về ngành vận tải nói chung trong đó có dịch vụ hàng hải và công nghiệp đóng tàu của Chính phủ đến năm 2020 là:
"Phát triển vận tải theo hướng hiện đại với chi phí hợp lý, an toàn, giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức; nhanh chóng đổi mới phương tiện vận tải; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đồng thời phát triển nhanh hệ thống dịch vụ vận tải đối ngoại, trước hết là vận tải hàng không và hàng hải nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế. ưu tiên cải tạo, nâng cấp đầu tư chiều sâu phát huy hiệu quả của các cơ sở công nghiệp giao thông vận tải hiện có, nhanh chóng đổi mới và tiếp cận công nghệ hiện đại, từng bước tăng tỷ lệ nội địa hóa và tiến tới tự sản xuất được các phương tiện vận tải, đặc biệt là trong lĩnh vực đóng tàu và chế tạo ụtụ để sử dụng trong nước và xuất khẩu ra các nước trong khu vực và thế giới." [15, tr. 2].
3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH GIAO DỊCH BẢO ĐẢM ÁP DỤNG TRONG PHÁP LUẬT HÀNG HẢI CỦA VIỆT NAM
3.1.1. Nguyên tắc hội nhập quốc tế
3.1.1.1. Nội luật hoá pháp luật quốc tế
Hoạt động hàng hải luụn cú mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của nền kinh tế quốc dân, nhất là việc lưu thông hàng hoá và hành khách trong nước cũng như ngoài nước. Do đó, xây dựng và hoàn thiện chế định GDBĐ được áp dụng trong giao dịch hàng hải dựa trên quy định và tinh thần đổi mới của BLHH 2005 không chỉ cú tác động đối với sự phát triển của ngành Hàng hải mà cả tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế-thương mại-dịch vụ quốc tế của nước ta.
Chế định GDBĐ trực tiếp có tác dụng thúc đẩy nhanh tăng trưởng năng lực của các doanh nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu và kinh doanh vận tải, thông qua việc có nhiều cơ hội vay tiền bằng thế chấp tàu để đóng tàu. Sở dĩ cú thờm nhiều cơ hội vay tiền là vì ngân hàng và chủ đầu tư tin cậy hơn do có được quyền bảo đảm bằng tài sản từ người vay là chủ tàu, hay người được uỷ quyền.
Theo nguyên tắc hội nhập này, để nội luật hoá pháp luật quốc tế mà ở đây cụ thể là: Công ước quốc tế về cầm cố, thế chấp và cầm giữ hàng hải năm 1993 (công ước này phù hợp hơn 2 công ước 1926 và 1967) nên được áp dụng trực tiếp trong giao thương vận tải có yếu tố nước ngoài thuộc lĩnh vực hàng hải liên quan tới tài sản là tàu biển. Bộ luật Hàng hải 2005 đã áp dụng Công ước 1993 quy định được hình thức bảo đảm vật quyền là thế chấp tàu biển và hình thức bảo trái quyền là thi hành quyền khiếu nại bằng quyền cầm giữ hàng hải (đặc quyền hay còn gọi là quyền ưu tiên). Thực ra, tinh thần nội luật hoá như vậy đã được BLHH 1990 trước đây mở đường thực hiện, tuy chưa được hoàn thiện lắm.
3.1.1.2. Tham khảo truyền thống pháp luật dân sự-thương mại thế giới vào việc xây dựng chế định GDBĐ áp dụng trong hàng hải
a. Bổ sung các bảo đảm bằng tài sản vào Bộ lụõt dân sự 2005
- Tham khảo chế định quyền giữ tài sản là một bảo đảm tài sản có bản chất vật quyền, để quy định bổ sung (có sửa đổi) tại mục 5, phần thứ III mà không đặt trong phần Hợp đồng.
- Tham khảo chế định quyền ưu tiên được phát sinh từ quyền khiếu nại (yêu cầu), là loại quyền bảo đảm hết sức phổ biến và truyền thống của hệ luật Lục địa hay (contnien Law) hay còn gọi là Luật Thành văn (Statuory Law), có bản chất trái quyền để chuyển hoá thành quy định bổ sung (mới) tại mục 5 phần thứ III;
b. Bổ sung các bảo đảm bằng tàu biển vào Bộ luật hàng hải 2005
- Tham khảo áp dụng chế định bảo đảm bằng vật quyền trong giao dịch hàng hải: quyền thế chấp tàu biển; quyền giữ tàu biển.
- Tham khảo áp dụng chế định bảo đảm bằng trái quyền trong giao dịch hàng hải: quyền ưu tiên cầm giữ hàng hải phát sinh từ quyền khiếu nại hàng hải.
Nên tham khảo hệ thống pháp luật dân sự-thương mại (trong đó có hàng hải) của Nhật Bản vì Nhật là quốc gia biển, cùng khu vực châu Á, cùng là nền văn minh lúa nước; đồng thời đó là quốc gia có hệ thống pháp luật hết sức mạnh mẽ và tiêu biểu [38, tr. 57] cho quá trình nội luật hoá pháp luật quốc tế, hội nhập pháp luật thế giới, mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc để đứng ở vị trí hàng đầu các nước cạnh tranh kinh tế thế giới liên tục từ giữa những năm thế kỷ 20 đến nay.
3.1.2. Đảm bảo tính thống nhất trong hoàn thiện và áp dụng hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm
Yêu cầu đảm bảo việc cụ thể hoá một số chế định GDBĐ trong pháp luật hàng hải của Việt Nam phải trên cơ sở áp dụng pháp luật GDBĐ được quy định trong Pháp luật dân sự
Pháp luật nội dung:
Pháp luật về GDBĐ (pháp luật nội dung) trong hàng hải phải trên cơ sở Pháp luật về GDBĐ (pháp luật nội dung) trong dân sự, theo đó những quy định về GDBĐ trong Bộ luật hàng hải, Pháp lệnh hay Nghị định về hàng hải liên quan đến GDBĐ không trái với các chế định GDBĐ do pháp luật dân sự quy định.
Trước mắt, Bộ luật hàng hải Việt Nam xác định đối tượng bảo đảm mới chỉ là Tàu biển, loại động sản đặc biệt được áp dụng tư cách pháp lý của bất động sản khi biến động, do đó áp dụng chế định thế chấp tựa biển và tàu biển đang đóng là phổ biến;
Nếu Bộ luật dân sự 2005 sau này được bổ sung biện pháp cầm giữ tài sản (vật quyền); bổ sung biện pháp bảo đảm là quyền ưu tiên (trái quyền) vào chế định GDBĐ, thì Bộ luật hàng hải cũng sẽ bổ sung biện pháp cầm giữ tàu biển và quyền ưu tiên đối với tàu biển.
Pháp luật thủ tục:
Pháp luật về GDBĐ (pháp luật thủ tục) trong hàng hải phải trên cơ sở Pháp luật về GDBĐ (pháp luật thủ tục) trong dân sự như: đăng ký, xin phép, lập chứng thư bảo đảm, sai áp tài sản liên quan đến quyền bảo đảm tài sản đang trong giao dịch Tuy nhiên, phương thức thực hiện có thể có đặc điểm riêng do tính đặc thù của lĩnh vực hàng hải.
3.1.3. Đảm bảo tính khoa học trong xây dựng và áp dụng pháp luật về GDBĐ trong hàng hải
3.1.3.1. Tham khảo pháp luật quốc tế và nước ngoài một cách cơ bản
Cơ bản trước hết là: cần tham khảo Pháp luật các nước hệ thống luật Dân sự Lục địa, bởi nguồn gốc của học thuyết về bảo đảm tài sản được định chế trong BLDS Napoleon của Pháp.
Cơ bản tiếp đến là: cần đối chiếu so sánh Luật dân sự về bảo đảm nói chung và trong thương mại-hàng hải nói riêng giữa các nước Luật Lục địa và Luật Thụng phỏp để rút ra tính tương đồng và đương đại để học tập. Qua đó có thể thấy nên tham khảo BLDS và BLTM của Nhật bản.
3.1.3.2. Tham khảo pháp luật quốc tế và nước ngoài một cách hệ thống
- Toàn bộ chế định GDBĐ được nghiên cứu để tham khảo
- Bộ luật dân sự: quy định bản chất GDBĐ, các biện pháp bảo đảm phổ biến, các quy tắc mở.
- Các Luật đơn hành: GDBĐ trong hàng hải của Việt Nam được quy định cơ bản trong Bộ luật hàng hải. Tuy nhiên sau này nếu phát triển giao dịch trong hàng hải bằng hình thái dịch chuyển quyền tài sản thì có thể tách ra để quy định bằng đạo luật riêng: "Luật về giao dịch hàng hải bằng bảo đảm tài sản".
3.1.3.3. Tham khảo pháp luật quốc tế và nước ngoài một cách tương thích
Hiện nay GDBĐ áp dụng trong giao dịch hàng hải cho thấy chưa có tính tương thích để đạt mục tiêu hội nhập. Tính tương thích trong áp dụng GDBĐ trong thương mại-hàng hải là: i) không chỉ định chế đối tượng GDBĐ là tàu biển mà còn cần mở rộng hơn các đối tượng tài sản, quyền tài sản khác trong hàng hải; ii) không chỉ định chế một biện pháp bảo đảm "thế chấp".
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH GDBĐ ÁP DỤNG TRONG PHÁP LUẬT HÀNG HẢI ĐỐI VỚI TÀU BIỂU CỦA VIỆT NAM
Một trong những giải pháp về hội nhập và cạnh tranh quốc tế là "áp dụng các luật lệ, chính sách khuyến khích vận tải đến và qua Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế."; và, "Xây dựng Luật Giao thông đường sắt; bổ sung, sửa đổi Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không và các văn bản quy phạm pháp luật khác tạo cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về giao thông vận tải." [15, tr. 15].
3.2.1. Áp dụng pháp luật về nội dung và pháp luật thủ tục đối với thế chấp tàu biển và tàu biển đang đóng
a. Áp dụng luật nội dung
Bờn dùng bảo đảm là thế chấp tàu hay tàu đang đóng phải trên cơ sở quy định luật nội dung gồm:
- Thực hiện Điều 33, Điều 34. Thế chấp tàu biển Việt Nam thuộc Bộ luật hàng hải năm 2005, nhằm tuân theo quy phạm về sở hữu tàu, chủ tàu, quyền được giữ tàu sau khi thế chấp; bảo hiểm đối với tàu thế chấp, thế chấp tàu có nhiều đồng sở hữu, quyền ưu tiên thanh toán và sổ đăng ký thế chấp tàu.
- Tuy nhiên, thế chấp tàu ra sao lại áp dụng chế định thế chấp tài sản quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Mục 5 về Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự-tiểu mục III về Thế chấp tài sản, từ Điều 317 đến Điều 331.
- Ngoài ra, còn áp dụng Nghi định thay thế Nghi định 165 quy định chi tiết về GDBĐ, trong đó có thế chấp.
b. Áp dụng luật thủ tục (hình thức)
- Việc đăng ký thế chấp tàu biển có tính nguyên tắc trước hết căn cứ Điều 35. Bộ luật hàng hải năm 2005.
- Tiờp đú, căn cứ Nghi định (thay thế Nghi định 91) về Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam;
- Trường hợp có điểm chưa rõ ở hai văn bản trên sẽ áp dụng quy định tại Pháp lệnh Đăng ký GDBĐ (đang soạn thảo).
3.2.2. Áp dụng pháp luật về quyền giữ tàu biển đang đóng và tàu biển sửa chữa
Đề xuất xây dựng chế định:
- Bổ sung trong Bộ luật hàng hải năm 2005;
- Xây dựng Nghi định về kinh doanh tàu biển (mới)
3.2.3. Áp dụng pháp luật về nội dung và thủ tục đối với quyền ưu tiên đối với tàu biển đang đóng và tàu biển sửa chữa
Đề xuất xây dựng chế định
- Bổ sung trong Bộ luật hàng hải năm 2005;
- Xây dựng Nghi định về giải quyết các thứ tự theo quyền ưu tiên, quyền giữ tài sản và thứ tự có đăng ký thế chấp (mới)
3.2.4. Phân định rõ đối tượng GDBĐ là tài sản, các quyền tài sản:
Trên cơ sở xác định đối tượng của các giao dịch dân sự-thương mại nói chung là tài sản và quyền tài sản, GDBĐ cũng được xác định đối tượng của nó cũng là tài sản và quyền tài sản. Điều 163 phần thứ hai Bộ luật dân sự 2005 mặc dù đã quy định rằng tài sản bao gồm cả quyền tài sản. Tuy nhiên, tài sản với tính cách vật thể hiện dưới hai hình thái động sản, bất động sản; và tài sản với tính cách quyền thể hiện dưới hai hình thái ra vật quyền và trái quyền, thì Bộ luật dân sự 2005 không quy định.
3.2.5 Phân định và cụ thể các hình thái biến động quyền tài sản
Những biến động pháp lý của hai loại Trái quyền và Vật quyền đã không đuợc quy định, do dó không đủ cơ sở pháp lý đầy đủ và khoa học để quy định chế định DGBĐ (dịch chuyển pháp lý đối với quyền tài sản).
3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT GDBĐ CỦA VIỆT NAM VÀ CHẾ ĐỊNH GDBĐ ÁP DỤNG TRONG HÀNG HẢI
3.3.1. Pháp luật dân sự Việt Nam cần được bổ sung, sửa đổi một số chế định cơ bản
Quá trình xây dựng BLDS cả giai đoạn 1995 (Bộ luật dân sự đầu tiên) và 2005 (Bộ luật dân sự thay thế) diễn ra trong xu thế đổi mới liên tục và toàn diện về thể chế kinh tế-thương mại ở nước ta. Việc tham khảo pháp luật của các quốc gia, nhất là các nước theo truyền thống luật Lục địa như Pháp, Đức, Nhật Bản; một số quốc gia láng giềng châu Á như Trung Quốc, Thái Lan; một số quốc gia theo truyền thống Thụng phỏp như Úc, Hoa Kỳ; một số nước châu Âu như Thuỵ Sỹ, Nga là hết sức cần thiết và bổ ích. Tuy nhiên, khi lựa chọn các quy phạm pháp luật cụ thể để đưa vào dự thảo BLDS, đó cú hiện tượng sao chép, cắt xén, góp nhặt các quy phạm có vẻ tương tự nên đã mất đi tính chỉnh thể, thống nhất của vấn đề, đã dẫn đến hệ quả là sự què quặt.
3.3.1.1. Chế định Vật quyền và Trái quyền
Đối tượng để giao dịch tài sản, để đưa ra các bảo đảm thường là tài sản (tính vật) và quyền tài sản (tính quyền). Nhưng điều quan trọng là các dịch chuyển (biến động) về tài sản, quyền tài sản thì lại không được tham khảo một cách cơ bản và hệ thống. Do đó, nếu BLDS quy định thành vật quyền, trong đó sẽ chứa đựng các vật quyền như: quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền khai thác, quyền thuê, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh v.v...Cỏc trỏi quyền sẽ được tập hợp trong tiêu đề Việt hoá là "quyền yêu cầu" trong đó quan trọng là quyền ưu tiên, đàm phán, v.v...
Trên cơ sở hai nhóm quyền ấy, quy định các biến động của dịch chuyển quyền, tức là các giao dịch có bảo đảm, dù là bảo đảm vật quyền hay trái quyền. Rất tiếc, BLDS 2005 chưa quy định bảo đảm trái quyền với đặc trưng là quyền yờu cầu. Vì thế, cần được sửa đổi, bổ sung về cơ bản các chế định này.
3.3.1.2 Chế định Tài sản và quyền tài sản
BLDS 2005 của nước ta mặc dù đã được sửa đổi khá cơ bản so với BLDS 1995, tuy nhiên các chế định tài sản, quyền tài sản chưa được làm rõ cả về khái niệm cũng như nội hàm. Điều này là gây ra khoảng trống lớn khi cần xác định đối tượng của GDBĐ, cũng được coi là nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng xé lẻ văn bản quy định về tài sản, quyền tài sản; đăng ký tài sản; đăng ký các dịch chuyển tài sản.
Trước hết, cần xác định rõ đối tượng GDBĐ là tài sản, các quyền tài sản. Từ nhu cầu này nhìn lại sẽ thấy quy định gốc tại BLDS 2005 về tài sản, các quyền tài sản của nước ta còn thiếu cơ bản các vấn đề sau:
- Khái niệm tài sản, quyền tài sản trong đó làm rõ động sản, bất động sản và các quyền đối với động sản, bất động sản;
- Xác định đối tượng của các giao dịch dân sự-thương mại nói chung là tài sản và quyền tài sản, do đó GDBĐ cũng được xác định đối tượng của nó cũng là tài sản và quyền tài sản.
Điều 163 phần thứ hai Bộ luật dân sự 2005 mặc dù đã quy định rằng tài sản bao gồm cả quyền tài sản. Tuy nhiên, tài sản với tính cách vật thể hiện dưới hai hình thái động sản, bất động sản; và tài sản với tính cách quyền thể hiện dưới hai hình thái ra vật quyền và trái quyền, thì Bộ luật dân sự 2005 không quy định.
a) Tìm hiểu các ý niệm về tài sản thuộc thời kỳ đương đại [28, tr 126]
i- Tài sản với ý niệm chớnh trị-xó hội:
Theo nghĩa này, tài sản có thể được chia thành một số loại khác nhau như:
- Tài sản con người - những kỹ năng, năng khiếu, phẩm chất và khả năng bẩm sinh của cá nhân, cũng như ảnh hưởng của giáo dục, y tế;
- Tài sản tự nhiên - kể cả tài sản tái tạo được và không tái tạo được. Những tài sản này có chức năng nguyên thuỷ là tham gia quá trình sản xuất và thoả dụng những đầu vào - rừng, bãi cá, quặng mỏ, và các lực lượng tự nhiên (như không khí và luồng nước). Chúng cũng có chức năng "rốn" chất thải để chưa đựng những đầu ra không sử dụng được của quá trình sản xuất và tiêu dùng - không khí, nước và đất thu nhận chất ô nhiễm và phế thải do các hoạt động của con người gây ra;
- Tài sản nhân tạo-sản phẩm được sáng tạo ra, đặc biệt là những sản phẩm sử dụng trong sản xuất như máy móc, thiết bị, nhà cửa, mạng lưới vật chất, cũng như tài sản tài chính;
- Tài sản tri thức - "tri thức đó mó hoỏ", một thứ rất dễ chuyển giao theo không gian và thời gian (khác với tri thức "nội hàm", chứa đựng trong kinh nghiệm của cá nhân và những đánh giá học hỏi được mà không dễ gì chuyển giao được nếu không mó hoá);
- Tài sản xã hội (hay tài sản về các mối quan hệ) - sự tin cậy giữa các cá nhân và mạng lưới, cộng với sự hiểu biết và những giá trị cùng chia sẻ do chúng tạo ra - những tài sản này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác trong nội bộ và giữa các nhóm người [48].
ii- Tài sản với ý niệm pháp lý:
Về phương diện pháp lý, tài sản bao hàm cả quyền tài sản dựa trên hai thuộc tính của tài sản là vật và quyền đối với vật. Tiếp thu từ phương diện vật lý, khía cạnh khác của phương diện pháp lý cũng công nhận tài sản gồm cả hai loại hữu hình và vô hình. Cho đến nay, khoa học pháp lý dân sự trên thế giới đều thừa nhận tài sản gồm hai loại là động sản và bất động sản từ truyền thống Luật Napoleon, trong đó nhiều quốc gia có luật động sản và luật bất động sản.
b) Tài sản truyền thống - tài sản hữu hình
Dựa theo tiêu chí tính năng cơ học, người ta nói tài sản thể hiện dưới hai hình thức động sản và bất động sản.
Bất động sản gồm:
Vật như đất đai; các vật gắn liền đất đai. (khó có thể di dời).
Các quyền gắn với đất đai của chủ sở hữu vật: quyền chiếm hữu; quyền khai thác; quyền sử dụng; quyền sang nhượng. Từ các quyền trên, chủ sở hữu vật lại cú thêm các quyền khi dịch chuyển pháp lý các quyền cơ bản kể trên: cho thuê, bảo lưu sở hữu, thế chấp, cầm cố; bảo lãnh. Các quyền gắn với đất đai của người không phải chủ sở hữu vật: Từ các quyền khai thác, hưởng dụng của người không phải chủ sở hữu vật được xác lập trên thực tế chiếm hữu vật hợp pháp, hoặc trên cơ sở hợp đồng, người này cú cỏc quyền: chiếm giữ; khiếu nại; cho thuê lại. Trong đó, quyền khiếu nại của người này là quyền ưu tiên thanh toán từ tài sản/vật mà anh ta đang chiếm giữ (thông thường là làm nên đồ vật mới hay sửa chữa đồ đạc) của chủ sở hữu.
Động sản gồm: Động sản hữu hình như các vật có thực; vật hữu hình đặc biệt như tàu bay, tàu biển. Động sản (vô hình): đặc trưng là từ trường, bước sóng hay dải tần, các loại tia, ... đặc trưng là uy tín và mối quan hệ xã hội: danh sách khách hàng, cửa hàng/cửa hiệu thương mại (viết tắt CHTM); đặc trưng là sản phẩm của trí tuệ đó mó hoỏ: sáng chế, bản quyền tác giả, nhón mỏc, chuyển giao công nghệ.
Quyền tài sản:
a. Các quyền đối với vật của chủ sở hữu - vật quyền: là các quyền đối với bất động sản và động sản nêu trên;
b. Các quyền đối với vật của người không phải chủ sở hữu - trái quyền: là các quyền đối với bất động sản và động sản, trong giới hạn như quyền kiện/khiếu nại, là quyền yêu cầu thanh toán, trong giao dịch dân sự thông thường là quyền của bên có nghĩa vụ đòi bên có quyền thanh toán các khoản lương, chi phí bù đắp tổn thất, ... trong hàng hải quyền này có đặc trưng được bảo đảm bằng "quyền cầm giữ hàng hải" (Marien Liens); hoặc quyền của người thợ làm thủ công sửa chữa đồ đạc hỏng cho cam kết thuê người làm công ... trong dân sự quyền này được bảo đảm ưu tiên trờn cỏc bảo đảm có thế chấp/cầm cố.
Các ưu tiên thanh toán trên tài sản/vật được tuân theo thứ tự như sau:
lệnh phát mại của Toà giải quyết yêu cầu thanh toán;
quyền khiếu nại của người chiếm giữ;
quyền thế chấp/cầm cố;
các quyền đòi nợ có bảo đảm khác.
Lưu ý: ngay cả nếu có nhiều lệnh yêu cầu thanh toán từ tài sản đưa ra phát mại, thì Thẩm phán phải quyết định thứ tự của các yêu cầu đó mà loại sau luôn được đứng hàng đầu ưu tiên thanh toán: yêu cầu trả lương người lao động, thanh toán tiền công của người làm thuê hay bồi thường tổn thất về tính mạng người làm thuê.
Giá trị lập pháp truyền thống và đương đại
Quy định về động sản:
- Theo Bộ luật dân sự 1995 đựơc sửa đổi của Việt Nam vừa thông qua quy định "Điều 174. Bất động sản và động sản: 1... 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản".
- Bộ luật dân sự Pháp quy định tại Điều 516: "tất cả mọi tài sản đều là động sản hoặc bất động sản"; hay tại Điều 517 "tài sản là bất động sản do tính chất, do mục đích sử dụng hoặc do đối tượng gắn liền với tài sản"; hoặc tại Điều 527 "Tài sản là động sản do tính chất hoặc do luật quy định".
- Bộ luật dân sự Nhật Bản nguyên bản tiếng Anh: "Article 85. A thing whithin the meaning of this Code is a corporeal thing" {tôi tạm dịch: Điều 85. Vật theo nghĩa của Bộ luật này là vật có thực}; và, "Article 86. Land and things firmly affixed thereto are immovable. All other things are movables. Obligations payable to bearer shallbe deemed to be movables". {tôi tạm dịch: "Điều 86. Đất đai và các vật đặc định là bất động sản. Mọi vật khác là động sản. Các nghĩa vụ với khả năng để gánh vác thực hiện sẽ được coi là động sản"
- Bộ luật dân sự Thái Lan quy định tại Điều 99: "tài sản bao gồm những vật cũng như các đối tượng không cụ thể, có thể có một giá trị và có thể chiếm dụng được"; hay Điều 101 "động sản là những vật có thể chuyển từ chỗ này qua chỗ khác, bất chấp do tự chúng hoặc do ngoại lực. Nó bao gồm cả sức mạnh tự nhiên có thể chiếm dụng được cũng như những quyền gắn với động sản".
Quy định về bất động sản:
Điều 1: Theo Bộ luật dân sự 1995 được sửa đổi của Việt Nam vừa thông qua quy định "Điều 174. Bất động sản và động sản: 1. Bất động sản là các tài sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
- Bộ luật dân sự Thái Lan quy định tại Điều 100 "bất động sản là đất đai và những vật gắn liền với đất đai hoặc hợp thành một thể thống nhất với đất đai. Nó bao gồm cả những quyền gắn với việc sở hữu đất đai".
Như chúng ta đã biết, đất đai, các bất động sản, các động sản đặc biệt như tàu bay, tàu biển chúng tạo ra các giá trị tài sản lớn trong thời kỳ đương đại thông qua các dịch chuyển pháp lý (giao dịch có bảo đảm) là chính, chứ ít ở dạng giao dịch mua bán. Chẳng hạn chỉ riêng với các bảo đảm đối với các quyền về bất động sản của chủ sở hữu đã có thể kể ra khá nhiều: quyền sở hữu, quyền cho thuê mặt bằng, quyền thuê dài hạn, quyền ưu tiên (khiếu nại), quyền đia dịch, quyền thế chấp, quyền cầm cố, quyền cho thuê, quyền khai thác tài nguyên dưới đất [33]. Các thể chế pháp lý vi mô trên cần xây dựng là nhằm tạo ra nguồn lực tài sản mới đuợc giao dịch an toàn, dựa trên các dịch chuyển pháp lý như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh đối với động sản, bất động sản, quyền đối với động sản, bất động sản, trong đó quan trọng là động sản vô hình, loại tài sản đặc biệt trong hoạt động thương mại hàng hoá.
c) Tài sản thời kỳ đương đại - tài sản mới - tài sản vô hình
Mối liên hệ từ tài sản xã hội đến tài sản pháp lý cho thấy tài sản với ý niệm chớnh trị-xó hội trên đây có nội hàm rộng, và nó có thể trở thành cơ sở lý luận về nguồn gốc tài sản trong các giao dịch dân sự ở thời kỳ đương đại, trong đó có cơ sở lý luận hình thành loại tài sản sở hữu trí tuệ - một loại tài sản vô hình nhưng có giá trị lớn và giao dịch đặc thù. Chẳng hạn, tài sản xã hội (hay tài sản về các mối quan hệ) với nội hàm là các mối quan hệ tin cậy, mạng lưới, chia sẻ giá trị (kể cả rủi ro), và hợp tác đã tạo ra và làm tăng trưởng các giá trị tài sản trong một doanh nghiệp. Do đó, về ý nghĩa pháp lý, người ta coi tài sản xã hội kể trên với các yếu tố khách hàng, yếu tố uy tín thương mại - là hai yếu tố năng động có giá trị kinh tế lớn nhất trong chuỗi giá trị thương mại tạo nên thương hiệu của một doanh nhân.
Tài sản trí tuệ đặc thù này cũng là đối tượng giao dịch bảo đảm, nghĩa là chủ của CHTM có thể tách yếu tố khách hàng, yếu tố uy tín kinh doanh khỏi toàn bộ giá trị sản nghiệp tại CHTM của mình để thế chấp, nhằm thực hiện nghĩa vụ mà mình đang gánh vác, với điều kiện là họ phải đăng ký với thủ tục tách riêng giá trị tài sản từ hai mún đú (danh sách khách hàng ổn định trong thời gian đủ dài và biển hiệu) khỏi đăng ký toàn bộ sản nghiệp của CHTM, ngay từ ngày đầu đăng ký CHTM.
Pháp luật giao dịch bảo đảm về sở hữu trí tuệ trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại vừa thông qua không quy định cụ thể các tài sản đặc thù này chúng sẽ được dịch chuyển pháp lý theo chế độ nào trong khi trên thực tế mọi giao dịch vẫnđang diễn ra. Đây là một bỏ ngỏ rất đáng tiếc của Bộ luật dân sự, Luật thương mại và Luật sở hữu trí tuệ (đang soạn thảo) hiện nay.
Hai là, cần phân định và cụ thể các hình thái biến động quyền tài sản:
Những biến động pháp lý của hai loại Trái quyền và Vật quyền đã không đuợc quy định, do dó không đủ cơ sở pháp lý đầy đủ và khoa học để quy định chế định DGBĐ (dịch chuyển pháp lý đối với quyền tài sản).
3.3.1.3. Chế định Hợp đồng và Trái vụ
Thực ra, phần trái vụ được quy định là "thực hiện nghĩa vụ dân sự" là chưa phù hợp vỡ đó đặt các bảo đảm vật quyền ở phần này là không logic bởi bản chất của bảo đảm tài sản là một quyền tài sản, theo đó người có quyền chi phối tài sản (sở hữu và chiếm hữu hợp pháp) mới đưa ra bảo đảm phù hợp nhằm thực hiện nghĩa vụ. [ 41, tr 66]
Sự sai lầm này đã dẫn đến tình trạng hiểu về các bảo đảm trong dân sự là chỉ có giao dịch (thoả thuận) các vật quyền như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, trong khi trong thực tế cuộc sống và thực tiễn pháp luật của các quốc gia Lục địa truyền thống đã cho thấy cũn cú những trái quyền như quyền ưu tiên. Do đó cũng cần thể chế biện pháp bảo đảm bằng trái quyền về tàu biển.
3.3.2. Kiến nghị trước mắt việc sửa đổi, bổ sung chế định áp dụng pháp luật về giao dịch bảo đảm là tàu biển
3.3.2.1. Cần bổ sung các bảo đảm khác bằng vật quyền
a. Bổ sung bảo đảm bằng quyền giữ tàu đang đóng và tàu biển sửa chữa
Một biện pháp bảo đảm khác rất phổ biến cả trong hệ luật pháp Lục địa, cả trong hệ Thông luật là quyền cầm giữ tài sản. Song vừa qua nó không được quy định với tư cách là một biện pháp bảo đảm trong chế định GDBĐ của Bộ Luật Dân sự 2005 mà đặt ở chương hợp đồng [1, 82-124].
Tuy nhiên, trong giao dịch hàng hải đó cú chế định về "quyền cầm giữ hàng hải" [2, tr. 13-14]. được phát sinh khi có khiếu nại hàng hải, mà hệ quả việc thực hiện cầm giữ hàng hải là của thực chất của quyền này là. Do đó: các vật quyền được đưa bảo đảm bằng tàu biển để bảo quyền của người chủ đầu tư đóng mới tàu, hay người đang sửa chữa tàu được chủ tàu thuê cần được bổ sung quy định. Nếu được áp dụng thì chế định này sẽ có tên là "Quyền giữ tàu biển".
Người có quyền giữ tàu đang đóng và tàu sửa chữa là người đòi nợ chủ tàu hay người được uỷ quyền quản lý tàu đã không trả tiền công làm thuê sửa chữa tàu, thậm chí phục hồi gần như đóng mới tàu, hay bỏ chi phí của mình để mua một số phương tiện, thiết bị để sửa chữa, đóng tàu.
Quan hệ giữa người sửa chữa hoặc làm mới đồ vật với người thuê là chủ sở hữu hay người được uỷ quyền là loại quan hệ phổ biến trong đời sống dân sự-thương mại. Pháp luật của cả hai hệ thống luật đều gọi người này là trái chủ-chủ nợ-người có quyền khi người này đòi thanh toán tiền công từ tài sản mà mình đang sửa chữa hoặc làm mới đồ vật, bằng cách cho người này được quyền giữ tài sản đó cho đến khi chủ nợ đáp xong yêu cầu thanh toán [26, tr. 274].
Quan hệ đú cú đặc trưng là quyền đối với con tàu, nhưng mục đích không hướng vào con tàu mà nhắm vào giá trị của tàu để đòi lợi ích (trả công). Người yêu cầu thanh toán trong khi chờ được đáp ứng tiền công thì anh ta có quyền giữ tàu biển (Rights of Ship Retention) đang đóng hay sửa chữa đó. Đặc điểm của sự hình thành quyền này là từ luật định do yêu cầu về sự công bằng xã hội.
b. Thế chấp quyền giữ tàu đang đóng và tàu biển sửa chữa
Từ việc thủ đắc quyền cầm giữ tàu đang đóng và tàu sửa chữa, người này sẽ có được quyền thế chấp quyền cầm giữ tàu đang đóng và tàu sửa chữa. Quyền này được gọi là "Thế chấp quyền giữ tàu đang đóng", "Thế chấp quyền giữ tàu sửa chữa" và quyền này của người giữ tàu sẽ theo con tàu đó cho dù nó đã thay đổi chủ sở hữu tàu, cho đến khi chủ nợ thanh toán xong khoản nợ đó.
3.3.2.2. Cần bổ sung biện pháp bảo đảm bằng trái quyền
a) Bổ sung biện pháp bảo đảm quyền ưu tiên của người đang đóng và sửa chữa tàu biển:
Quyền ưu tiên (Preferential Rights) phát sinh từ quyền khiếu nại của người đang đóng hay sửa chữa tàu biển và người này có quyền cầm giữ tàu biển do mình đang đóng hay sửa chữa cho đến khi nào lợi ích (tiền công, có thể có chi phí mua phương tiện nhỏ cho con tàu thì mới sửa chữa hoàn thiện con tàu) của người này được đáp ứng đủ [28, tr, 49-56].
b) Quyền yêu cầu (Claim) quyền ưu tiên thực hiện trên cơ sở quyền yêu cầu đối với tàu biển đang đóng và tàu biển sửa chữa (không thuộc quyền ưu tiên đặc biệt của những người khiếu nại liên quan đến hành trình con tàu [18, tr. 730]. Thực chất, khiếu nại này không hướng về giá trị của chính con tàu mà là về giá trị được thanh toán của người nợ (chủ tàu/người được uỷ quyền sử dụng) từ con tàu đã sửa chữa [24, 141]. Việc khiếu nại này được bảo đảm bằng quyền giữ tàu, và đó cũng là quyền ưu tiên đối với con tàu đang sửa chữa. Nếu con tàu đã sửa chữa được đưa vào hành hải thì quyền khiếu nại được bảo đảm bằng chế định đặc quyền hàng hải, nếu không thì đó là quyền ưu tiên dân sự liên quan đến tàu biển và được áp dụng chế định bảo đảm dân sự [26, tr. 274]. Như vậy, trong quan hệ sửa chữa tàu biển thì người thợ có quyền (chủ tàu/người được uỷ quyền sử dụng) từ con tàu đã sửa chữa
Việc khiếu nại này được bảo đảm bằng quyền giữ tàu, và đó cũng là quyền ưu tiên đối với con tàu đang sửa chữa. Nếu con tàu đã sửa chữa được đưa vào hành hải thì quyền khiếu nại được bảo đảm bằng chế định đặc quyền hàng hải, nếu không thì đó là quyền ưu tiên dân sự liên quan đến tàu biển và được áp dụng chế định bảo đảm dân sự. CUQT về...cũng quy địnnh áp dụng thứ tự ưu tiên đôi với loại quyền bảo đảm sửa chữa
3.3. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Nâng cao nhận thức và tăng cường sự đồng thuận, chia sẻ giữa các nhà nghiên cứu, soạn thảo pháp luật và nhà hoạt động thực tiễn về dân sự thương mại, do đó nên thúc đẩy các hoạt động sau:
- Tổ chức nghiên cứu đề tài (cấp Bộ do Bộ Tư pháp thực hiện) về "Giao dịch có bảo đảm bằng vật quyền và trái quyền theo pháp luật dân sự Việt Nam";
- Phát động và khuyến khích những người nghiên cứu về pháp luật dân sự, thương mại tăng cường viết bài về lĩnh vực này;
- Tổ chức nhiều cuộc hội thảo và khảo sát nhân dịp soạn thảo Lụõt Đăng ký Bất động sản, Pháp lệnh về Đăng ký GDBĐ, Nghị định thay thế Nghị định 165 (về GDBĐ), Nghị định 91 (về Đăng ký Tàu biển thuyền viên), Pháp lệnh Bắt giữ tàu biển;
- Mạnh dạn đổi mới và nâng cao chất lượng các tổ biên tập các văn bản dự thảo nêu trên bằng cách: tiêu chuẩn hoá một bước thành viên tổ biên tập; trưng tập và tham khảo tối đa ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực GDBĐ.
Không chỉ Việt Nam, 26 nước Đông Âu từ giữa những năm 1990 đã bắt tay soạn thảo các văn bản pháp luật về GDBĐ, trong đó: 4 nước có BLDS trong đó có chế định GDBĐ như Amenia, Czech, Lithuania, Georgia; 12 nước vừa có BLDS vừa có đạo luật cụ thể về một bảo đảm nào đó, như Latvia có BLDS và Luật Cầm cố Thương mại, Ukraina có BLDS và có Luật về Quyền yêu cầu có bảo đảm của các chủ nợ, hay Belarus có BLDS và Luật về Cầm giữ; một số các nước khác chỉ soạn thảo Đạo luật về bảo đảm cụ thể như cầm cố, thế chấp, cầm giữ hay luật về quyền yêu cầu như Azerbaijan có Luật về Thế chấp, Serbia có Luật về trách nhiệm đăng ký động sản, Bulgari vừa có luật về Trái vụ lại có cả Luật về đăng ký cầm cố; một số nước lại có luật tên gọi chung như Albani có Luật về Trách nhiệm bảo đảm, Montenegro có Luật về giao dịch bảo đảm.
KẾT LUẬN
Việt Nam có điều kiện thuận lợi về mặt địa lý và diện tích biển lớn, với nguồn tài nguyên thuỷ hải sản và tài nguyên dầu khí mà nhu cầu của các ngành kinh tế này bắt buộc kéo theo ngành vận tải và ngành công nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu. Những ngành kinh tế này trong mối liên kết tất yếu đều đòi hỏi cú trình độ cao để phát triển kinh tế biển nói chung trong đú có thương mại-hàng hải nói riêng trở thành nền kinh tế mũi nhọn của đất nước, và tương lai có một số Cảng biển quốc tế và những Nhà máy đóng tàu hiện đại tân tiến. Bên cạnh đó, ngành hàng hải còn phải phát triển lĩnh vực dịch vụ sửa chữa tàu mà ở đó nhiều doanh nghiệp tư nhân dưới các mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn, hay Công ty hợp danh hữu hạn hoặc Công ty cổ phần ra đời và hoạt động phù hợp với hiện trạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay trong môi trường pháp luật cho doanh nghiệp ngày càng được mở rộng và hoàn thiện.
Một trong những thể chế quan trọng góp phần xây dựng pháp luật về thương mại-hàng hải đủ sức hội nhập thể chế kinh tế quốc tế đó là thể chế giao dịch có bảo đảm trong Pháp luật Hàng hải Việt Nam.
Nếu như người ta đã từng và mãi quen với giao dịch mua-bỏn là loại giao dịch phổ thông của thời kỳ hàng hoá công nghiệp những năm thế kỷ 19 và 20, thì nay, ngưũi ta - các doanh nhân sẽ tham gia cuộc chơi giao dịch ở thời kỳ đương đại - thời kỳ khoa học, công nghệ tiên tiến, đó là các giao dịch có bảo đảm mà sự chuyển dịch sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn, mạnh hơn, bền vững hơn trong thời đại hàng hoá mà đối tượng giao dịch đã được kiến tạo nhiều hơn ở các dạng quyền và vô hình.
KIẾN NGHỊ
Để tạo thuận lợi cho việc thực hiện giao dịch bảo đảm trong hàng hải, tác giả luận văn xin có một số kiến nghị về việc xây dựng các thể chế pháp lý kinh tế vi mô để nâng cao năng lực giao dịch, an toàn trong giao dịch tài sản, nhằm tăng thêm nguồn lực tài sản cho đầu tư, phát triển:
Xây dựng cơ chế công khai hoá tài sản thông qua hệ thống đăng ký quốc gia về tài sản, các quyền tài sản, kể cả quyền nhân thân, gồm: luật bất động sản, luật động sản, các luật pháp về đăng ký tài sản, các quyền tài sản, các quyền nhân thân (kể cả các quyền dân sự của pháp nhân).
Xây dựng hệ thống kiểm soát tài sản/tài chính thông qua tài khoản tại ngân hàng của tất cả các thể nhân và pháp nhân thuộc khu vực kinh doanh, và hoạt động xã hội, từ thiện song song với vai trò của hệ thống kiểm toán, gồm: các quy tắc hoạt động ngân hàng và kiểm toán, tổ chức và hoạt động các thực thể phi lợi nhuận như hội và quỹ.
Xây dựng hệ thống liên kết trách nhiệm tất cả các giai đoạn: nhà sản xuất - nhà dịch vụ cung cấp hàng hoỏ-người tiêu dùng, gồm: pháp luật dân sự chủ yếu là tính thoả thuận trong chế định hợp đồng, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp liên quan đến lợi ích công cộng (Luật sư, Bác sĩ, Nhà giáo).
Xây dựng mạng lưới chứng thực và mạng lưới đăng ký mọi dịch chuyển pháp lý đối với tài sản và quyền tài sản (đăng ký giao dịch bảo đảm), trong đó thúc đẩy việc áp dụng các dịch chuyển pháp lý đối với động sản vô hình, với các quyền tài sản tương tự như dịch chuyển pháp lý đối với bất động sản (áp dụng hình thức bảo đảm bằng thế chấp, người nhận thế chấp không cần chiếm giữ tài sản, nhưng bên thế chấp muốn nhượng bán thì phải được sự đồng ý của bên nhận thế chấp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các văn bản pháp luật
Bộ Tư pháp (2005) Dự thảo lần thứ 11. Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật dân sự về Giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
Bộ Tư pháp (2005) Dự thảo Luật Đăng ký bất động sản, Lần thứ 11.
Chính phủ (2006), Nghị định số 49 về đăng ký và mua bán tàu biển, Hà Nội.
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, JICA (1999) Pháp luật Nhật Bản, Tập 2, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
Hội đồng Nhà nước (1991) Pháp lệnh Hợp đồng dân sự, Hà Nội.
Nhà Pháp luật Việt-Phỏp (2005), Bộ luật dân sự Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Quốc hội (2005), Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Hà Nội.
Quốc hội (1995), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
Quốc vụ viện Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1992), Bộ luật hàng hải.
Toàn quyền Đông Dương (1927) Huấn thị của Toàn quyền Đông dương ngày 7/6/1927 về việc áp dụng Sắc lệnh ngày 21/7/1925 sửa đổi bởi Săc lệnh ngày 23/11/1926 và Quy định những quy tắc liên quan đến chế độ quản thủ ruộng đất ở Nam Kỳ (Tài liệu tham khảo của Sở Địa chính Hà Nội).
Toàn quyền Đông Dương (1927) Nghị định Quy định công tác quản thủ ruộng đất ở Đông Dương (Tài liệu tham khảo của Sở Địa chính Hà Nội).
Tổng thống Việt Nam Cộng hoà (1973) Sắc luật số 28 TT-SLU ngày 20/12/1972, Bộ Dân luật, Nhà xuất bản Thần Chung. Sài Gòn.
Tổng thống Việt Nam Cộng hoà (1973) Bộ Thương luật, Nxb Thần Chung, Sài Gòn.
Thủ tướng chính phủ (2004) Quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.
Thủ tướng chính phủ (2004) Chỉ thị phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, Hà Nội.
Viện Sử học Việt Nam (1991) Quốc triều hình luật. Nxb Pháp lý, Hà Nội.
Sách, báo, tạp chí và tài liệu khác
Bộ Tư pháp (1999), Hội thảo về Luật dân sự và thương mại Việt Nam - Nhật Bản, Hà Nội.
Bộ Tư pháp - Cục Đăng ký quốc gia Giao dịch bảo đảm (2004), Báo cáo phúc trình đề tài nghiên cứu cấp cơ sở "đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Hà Nội..
Bộ Giao thông vận tải (2004), Báo cáo Tổng kết 14 năm thực hiện Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 1990 (1991-2004), Hà Nội
Bộ giao thông vận tải (2005), Tuyển tập các báo cáo khoa học hội nghị khoa học công nghệ ngành hàng hải Việt Nam.
"Dung Quất sắp có khu liên hiệp đóng tàu lớn" (2003), Tài liệu tham khảo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 15 tháng 2.
Nguyễn Thuý Hiền. (2006) Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Cục Đăng ký quốc gia Giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp.
Nguyễn Thế Kỳ, Phạm Quốc Toản, Lương Hữu Định (1992), Từ điển Pháp luật Anh-Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Thị Như Mai (2005) Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật hàng hải Việt Nam, Luận văn tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hồng Minh (2004), "VINALINES những giải pháp cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập quốc tế", Hàng hải Việt Nam.
"Năng lực chuyên chở bằng tàu biển của Việt Nam quá yếu" (2002), Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 25 tháng 9.
Ngân hàng thế giới (2003), "Báo cáo phát triển thế giới năm 2003", Trong sách: Phát triển bền vững trong một thế giới năng động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phát triển bền vững trong một thế giới năng động, Thay đổi thể chế, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống(2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Stoyan Tenev Amanda Carlier, Omar Chaudry và Nguyễn Quỳnh Trang (2003), Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, Nxb Thông Tấn, Hà Nội,
"Tàu biển: nờn đúng hay mua?" (2001), Báo Công nghiệp, ngày 8 tháng 9.
"Tàu biển Việt nam đầu tiên vượt 3 đại dương" (2003), Báo Tuổi trẻ, ngày 21 tháng 7.
Trường Đại học luật Hà Nội (1996) Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị-Quốc gia, Hà Nội.
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia. Viện Nhà nước và Pháp luật (1994). Một số văn bản pháp luật Việt Nam thế kỷ XV-XVIII, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
Đinh Trung Tụng (2005), "Quan điểm cơ bản xây dựng Bộ luật dõn sự năm 2005", Dân chủ và pháp luật.
"Ưu đãi cho mặt hàng tầu biển xuất khẩu", Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 21 tháng 4.
"Vinalines mua 18 tàu biển" (2003), Báo Sài Gòn Times Daily, ngày 27 tháng 3.
"Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ hàng hải" (2002), Báo Sài Gòn Times Daily, ngày 28 tháng 10.
Đỗ Hữu Vinh (2003), Từ điển thuật ngữ Ngoại thương và Hàng hải, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Xaca Vaxacum, Tori Aritdumi (1995), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Nhật Bản, Bộ Tư pháp, Sách dịch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
Tiếng Anh
The California Department of Real Estate (2000) A Real Estate Guide. Chapter 29. Glossary. www.dre.ca.gov/pdf_docs/ref29
United Nations. Commission on International Trade Law (UNCITRAL). (2001) Legislative Guide on Privately Financed Infrastructure Projects Prepared. IV. A/CN.9/ser.B/4. United Nations Publication Sales No. E.01.V.4 ISBN 92-1-133632-5.
New Zealand, The Ministry of Commerce. (1999) Personal Property Securities Act legislation/#a17
Joachim Menze, Investigator, European Anti-Fraud Office OLAF [former Counsel, EBRD] (1992) Ten yeas of secured transactions refom. John Simpson, Project Leader, Secured Transactions Project, EBRD.
The Ministry of Justice & The Codes of Translation Committee. (2004) The Civil Code of Japan. EHS Law Bulletin Series. Vol. II. FA-FAA.
Moldova (2001), Law on Pledge, GtZ-Chisinau Office.
Henry Cambell Black (1968), M.A. Black"s Law Dictionary, Book II. West Publishing Co.
Azerbaijan, (1998) Law on Mortgage English translation by vneshexpertservice
â (1997-2006) Dictionary-Lien Microsoftđ Encartađ Online Encyclopedia 2006
Belarus (1993), Law on Lien, National Centre of Legal Information of the Republic of Belarus.
U.N-UNCTAD. (2004) Transport Newsletter, No. 25 The International Convention for the Unification of Certain Rules Relating Maritime Liens and Mortgage in 1926. cml/International.pdf.
U.N-UNCTAD. (2004) Transport Newsletter, No. 25 The Protocol to Amend the International Convention for the Unification of Certain Rules Relating to Assistance and Mortgages. in 1976. cml/International.pdf.
U.N-UNCTAD. (2004) Transport Newsletter, No. 25 The International Convention for the Unification of Certain Rules Relating Maritime Liens and Mortgage in 1993. cml/International.pdf
The Ministry of Justice & The Codes of Translation Committee. (2002) The Commercal Code of Japan. EHS Law Bulletin Series. Vol. II. FA - JAA.
Souichirous Kozuka (2004), The outline of the Japanese Maritime Law, Wavelength - JSE Bullentin No. 49 (September 2004).
Uniform Commercial Code. Article 9 Secured Transactions. Sec. 9101. 440.9102 Definitions and index of definitions. 440.9110. Security interests arising under article 2 or 2A. Sec. 9110. (bbb)
- Ukraine (2004), Law on Securing Creditors" Claims and Registration of Encumbrances.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 56Luan van.doc