Đề tài Biến đổi cơ cấu kinh tế miền Bắc 1954 - 1960

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 NỘI DUNG 4 Phần 1. Tình hình kinh tế miền Bắc trước và sau khi tiếp quản 4 Phần 2. Biến đổi cơ cấu kinh tế miền Bắc từ 1954-1960 10 2.1. Trong nông nghiệp 10 2.2. Trong công nghiệp 31 2.3. Thương nghiệp 43 KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của Cách mạng Việt Nam, chế độ kinh tế nước ta đã có những thay đổi rất sâu sắc. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám và sự thành lập của nhà nước dân chủ nhân dân đã tạo những điều kiện để chúng ta cải biền nền kinh tế mang nặng tính chất thuộc địa và nửa thuộc địa phong kiến thành một nền kinh tế độc lập và dân chủ. Nhiệm vụ kinh tế đó chưa thực hiên được bao nhiêu thì dân tộc ta lại phải tiến hành cuộc kháng chiến gian khổ và lâu dài chống bọn đế quốc xâm lược để bảo vệ nền độc lập mới giành được, để bảo vệ nhà nước dân chủ nhân dân non trẻ. Trong tình hình như vậy mà phải chuyển nền kinh tế còn mang nhiều tàn tích thực dân, phong kiến và rất thấp kém thành một nền kinh tế kháng chiến, một nền kinh tế có khả năng phục vụ cho nhu cầu to lớn của cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, thật là một sự nghiệp cực kỳ khó khăn. nhưng nhờ vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng và nhà nước dân chủ nhân dân kết hợp với lòng yêu nước cao độ, lòng hy sinh vô bờ bến và tinh thần phấn đấu tự lực cánh sinh của nhân dân cả nước, một nền kinh tế kháng chiến đẫ vững vàng như ý chí chiến đấu cứu nước của nhân dân ta đã xây dựng được và lớn mạnh dần theo đà phát triển của cuộc kháng chiến thần thánh cứu nước. Nền kinh tế được xây dựng nên trong thời kỳ khói lửa ấy, tuy không thể nói là phồn thịnh, nhưng đã đảm bảo cho quân và dân ta có đủ cơm ăn áo mặc để theo đuổi cuộc đấu tranh vũ trang đến thắng lợi. Nền kinh tế kháng chiến không phải chỉ là một nền kinh tế dân tộc mà nó còn mang ngày càng nhiều tính chất dân chủ: cuộc cách mạng ruộng đất đã được thực hiện từng bước ngay trong thời kỳ kháng chiến, một phần lớn ruộng đất trước đây tập trung trong tay bọn thực dân và phong kiến, lần lượt được chuyển về tay dân cày, và cuối cùng, những đợt triệt để cải cách ruộng đất tiến hành trước và sau ngày hoà bình được lập lại đã hoàn toàn xoá bỏ những tàn tích phong kiến trong nền kinh tế miền Bắc nước ta. Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân ta đã thu được thắng lợi to lớn, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng khỏi ách đế quốc và phong kiến.

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biến đổi cơ cấu kinh tế miền Bắc 1954 - 1960, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất lên hàng đầu mới hoàn thành được nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế mới có cơ sở vững chắc để không ngừng cải thiện đời sống nhân dân. Về công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, nhà nước đã đầu tư 73% vốn. Hướng phát triển cụ thể là: điện lực, khai khoáng, luyện kim, chế tạo cơ khí …vv. Phải đặc biệt chú trọng sản xuất tư liệu sản xuất phục phụ nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc cho nông dân. về công nghiệp sản xúât hàng tiêu dùng, hướng phát triển là: dệt, thực phẩm, giấy, đồ dùng thường ngày. Trong 3 năm cải tạo kinh tế, nhà nước đã chi 43% tổng số vốn đầu tư kiến thiết cơ bản vào phát triển công nghiệp, trong đó nhóm A chiếm 72,9 %, nhóm B chiếm 27 %. Để phát triển công nghiệp với một tốc độ nhanh, mau chóng, cải biến tình trạng lạc hậu của nước ta, chúng ta phải tích cực phát triển công nghiệp địa phương, song song với việc phát triển công nghiệp Trung ương. Những xí nghiệp quốc doanh địa phương chủ yếu là xí nghiệp loại nhỏ, nửa cơ khí, nửa thủ công, dựa vào nguyên liệu, vốn và người của địa phương là chính. Khi thật cần thiết mới xây dựng xưởng quy mô vừa và mới trang bị cơ khí. Nói chung trong việc phát triển công nghiệp địa phương, phải theo phương châm từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, từ thủ công nửa cơ khí tiến lên cơ khí hoá, từ phân tán đến tập trung. Công nghiệp địa phương tuy mới chỉ bắt đầu xây dựng từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 14, nhưng nó đã phát triển khá mạnh. Đến cuối năm 1959, các địa phương đã xây dựng và quản lý trên 500 cơ sở soản xuất công nghiệp, ấy là chưa kể số cơ sở sản xuất do các ngành thương nghiệp và quân đội xây dựng. Trong số hơn 500 cơ sở trên, các xưởng cơ khí nông cụ chiếm hơn 46%, xưởng sản xuất thuốc trừ sâu và phân bón chiếm 5,8 %, xưởng sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 28 %. Giá trị sản lượng của công nghiệp quốc doanh địa phương năm 1959 bằng 12,4% giá trị sản lượng công nghiệp quốc doanh Trung ương. Năm 1960, công nghiệp địa phương còn phát triển hơn nữa và vẫn giữu vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp tư liệu sản xuất cho nông nghiệp hợp tác hoá và hàng tiêu dùng cho nông dân. Để phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, Đảng và chính phủ tiếp tục tiến hành cải tạo thủ công nghiệp và công nghiệp tư bản tư doanh. Trong việc cung cấp vật phẩm cần thiết cho nhân dân, hiện nay thủ công nghiệp vẫn còn giữ một vai trò quan trọng. Giá trị sản lượng thủ công nghiệp năm 1958 bằng 108,4% giá trị sản lượng công nghiệp, năm 1959 bằng 83,2 % và năm 1960 là 85,5 %. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển thủ công nghiệp để hỗ trợ cho công nghiệp, đồng thời phải cải tích cực cải tạo nó, có thế tác dụng phục vụ của nó mới được phát huy đầy đủ. Chính vì vậy mà hội nghị Trung ương lần thứ 14 đã nhấn mạnh: “ Đi đôi với việc phát triển công nghiệp quốc doanh của Trung ương, cần phải đẩy mạnh việc cải tạo và phát triển thủ công nghiệp…phương hướng là dần dần kết hợp chặt chẽ giữa thủ công nghiệp hợp tác hoá với các xí nghiệp quốc doanh địa phương, hình thành một mạng lưới công nghiệp địa phương, chủ yếu nhằm phục phụ nông nghiệp ở địa phương, và bổ xung cho công nghiệp quốc doanh của Trung ương”. Trong thời kỳ khôi phục kinh tế, sau khi thoát khỏi ách đế quốc và phong kiến, công nghiệp tư bản tư doanh đã phát triển hơn trước. Trong thời kỳ đó, để cho công nghiệp tư bản tư doanh phát triển là điều rất cần thiết. Chúng ta đã sử dụng các công nghiệp tư bản tư doanh đó dưới nhiều hình thức như gia công, đặt hàng, đồng thời có hạn chế và cải tạo. Nhưng việc hạn chế và cải tạo ở hình thức thấp chỉ thích hợp trong giai đoạn nền kinh tế XHCN còn nhỏ bé. Sau 3 năm khôi phục, nền kinh tế XHCN đã phát triển đến mức mâu thuẫn gay gắt với nền kinh tế tư bản tư doanh. Lúc này chúng ta cần và có thể xoá bỏ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Công cuộc cải tạo đã đạt được những thắng lợi quan trọng thông qua hình thức công tư hợp doanh. Nhờ đó, nhà nước đã có thể trực tiếp quản lý sản xuất của các xí nghiệp ấy. Mặt khác, giải phóng khỏi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa lạc hậu, sức sản xuất của các xí nghiệp công tư hợp doanh đã được phát triển mạnh mẽ. Năm 1959 tính cả năm và theo sản phẩm chủ yếu thì sản lượng của các xí nghiệp công nghiệp này đã tăng trung bình từ 30 đế 50 % so với năm 1958. Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa thoát khỏi ách đế quốc và mới bắt tay xây dựng CNXH, cho nên công cuộc xây dựng công nghiệp công nghiệp càng phát triển thì càng bộc lộ những mâu thuẫn giữa yêu cầu không ngừng nâng cao sản xuất của các xí nghiệp XHCN với trình độ tư tưởng, trình độ chính trị và tổ chức, quản lý xí nghiệp còn thấp kém của công nhân viên chức. Không giải quyết mâu thuẫn này thì tính ưu việt của tổ chức kinh tế XHCN không thể phát huy được mạnh mẽ. Vì vậy, đầu năm 1959, Đảng và chính phủ đã phát động công nhân viên chức cải tiến, quản lý xí nghiệp nhằm nâng cao giác ngộ XHCN cho cán bộ, đảng viên và quần chúng công nhân, quán triệt nguyên tắc lãnh đạo quản lý xí nghiệp XHCN. Cuộc vận động đã thu được thắng lợi to lớn nhiệt tình cách mạng, ý thức trách nhiệm tinh thần chủ nhân cách mạng, ý thức trách nhiệm, tinh thần chủ nhân của công nhân viên chức được nâng cao, vai trò lãnh đạo tồn diện của Đảng ở xí nghiệp được tăng cường và tác dụng của quần chúng công nhân trong việc tham gia quản lý xí nghiệp được phát huy rộng rãi. Số sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong năm 1959 tăng gấp đôi, gấp ba so với năm 1958. Số xí nghiệp hoàn thành kế hoạch truớc ít nhất một tháng tăng lên rõ rệt. Như vậy năm 1958 chiếm được 44,4 % tổng số xí nghiệp, năm 1959 chiếm 56,7 %. Tuy nhiên, đấy mới chỉ là những kết quả đầu tiên. Sau 3 năm phấn đấu, cơ cấu công nghiệp của chúng ta lại thay đổi thêm một bước nữa. công nghiệp nhẹ đã xuất hiện nhiều ngành, trong đó có nhiều nhà máy hiện đại. Lần đầu tiên chúng ta đã có thể, về căn bản, tự túc về hàng tiêu dùng cần thiết thông thường. Nền công nghiệp nặng không chỉ có những ngành khai khoáng như dưới thời thực dân Pháp. Ngoài ngành khai khoáng ra chúng ta còn có thêm nhiều ngành công nghiệp cơ bản đang được xây dựng hoặc đang phát triển mạnh mẽ. Đến cuối năm 1960 điện lực bằng 208 % năm 1939, xi măng bằng 124,2% năm 1939 và tới năm 1961 sẽ gấp đôi trước chiến tranh. Nói tóm lại giá trị sản lượng công nghiệp nhóm A và B trong những năm 1957-1960 như sau: (đơn vị: %) Năm 1957 1960 Giá trị sản lượng công nghiệp 100 100 Trong đó: nhóm A 22,8 34,2 Nhóm B 77,2 65,8 Giá trị sản lượng thủ công nghiệp quốc doanh 100 100 Trong đó: nhóm A 34,2 41,0 Nhóm B 65,8 59,0 (Nguồn: Niên giám thống kê 1961. tr59) Nhìn chung trong nền kinh tế quốc dân năm 1957, giá trị sản lượng công nghiệp mới chiếm 10,5 % nhưng đến cuối năm 1959 đã chiếm 19,4 %. Trung bình hàng năm từ năm 1957-1960 công nghiệp tăng 33,9 %, trong đó riêng công nghiệp quốc doanh tăng 43,8%. Hàng tiêu dùng năm 1960 bằng 169,1% năm 1957, và tư liệu sản xuấ năm 1960 bằng 259,9% năm 1957. do những thành tựu đó, công nghiệp đã đóng một phần quan trọng vào việc tích luỹ của nhà nước. Năm 1955, thu của ngân sách nhà nước về các xí nghiệp và sự nghiệp chiếm 10,7 % tổng số thu trong nước, đến năn 1960 chiếm tới 65,6%. Năm 1955, tổng cộng chúng ta chỉ có 19 xí nghiệp, nhưng đến cuối năm 1959 chúng ta đã có 152 xí nghiệp. Cùng với sự phát triển của công cuộc xây dựng công nghiệp ở nước ta, khu vực quốc doanh ngày càng mở rộng, khu vực tư bản tư doanh ngày càng thu hẹp. Năm 1957, khi vực XHCN chiêm 66,6%. Khu vực tư bản tư doanh chiếm 33,4%. Năm 1959 khu vực XHCN và tư bản tư doanh chiếm 91,7%, còn khu vực tư bản tư doanh chiếm 8,3%. Trong năm 1960 sẽ căn bản hoàn thành việc cải tạo công nghiệp tư bản chủ nghĩa bằng hình thức công tư hợp doanh và xí nghiệp hợp tác. Trong thời Pháp thuộc, công nghiệp chỉ tập trung ở một số vùng, nhiều thành phố, kể cả thủ đô Hà Nội, chỉ là nhữg thành phố tiêu thụ. Nhưng sau khi cải tạo xong XHCN công nghiệp đã được phân bố một cách hợp lý trên các địa phương trong nước, nhằm mục đích nâng cao mức sống chung của nhân dân và góp phần xoá bỏ sự phát triển không đều giữa các vùng. Nhiều trung tâm công nghiệp bắt đầu xuất hiện như: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Thái Nguyên…vv. Như vậy là, sau 2 kế hoạch 3 năm công nghiệp miền Bắc đã đạt được những tháng lợi to lớn, và góp phần làm chuyển biến một cách sâu sắc và mạnh mẽ nền kinh tế quốc dân nước ta. Tỷ trọng thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể tăng lên nhanh chóng qua quá trình cải tạo XHCN. Nhìn vào bảng so sánh dưới đây ta có thể thấy rõ hơn điều này: Năm 1957 1960 Tổng số 100 100 Phân teo thành phần kinh tế Xã hội chủ nghĩa 18,1 66,6 Quốc doanh, công tưu hợp doanh 17,9 38,4 Hợp tác xã 0,2 28,2 Cá thể 82,0 33,4 (Nguồn: niên giám thống kê 1975. tr82) 2.3. Thương nghiệp Nội thương: Khi hoà bình mới lập lai, chúng ta đứng trước một nền kinh tế bị kiệt quệ đến tận gốc. Thị trường lúc bấy giờ gồm hai vùng tự do cũ và vùng mới giải phóng, với hai nền kinh tế có tính chất khác nhau, hai loại tiền khác nhau, hai hệ thống giá cả khác nhau. Thương nghiệp vùng mới giải phóng còn mang nặng tính chất kinh doanh tư bản chủ nghĩa với một số người buôn bán quá quá đông (gần nửa triệu người so với 13 triệu dân toàn miền Bắc). Thương nghiệp tư nhân còn rộng lớn, bộ máy thương nghiệp ở vùng mới giải phóng trước đó còn phục vụ đế quốc, phục vụ chiến tranh xâm lược và một số người ở thành thị. Với lối buôn bán đầu cơ trục lợi, thương nghiệp tư nhân đã làm cho giá cả thị trường hỗn loạn. Trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế nước ta lúc bầy giờ, Đảng ta đề ra nhiệm vụ cho công tác nội thương là: Điều chỉnh nền thương nghiệp trước đây phục vụ đế quốc, phục vụ chiến tranh xâm lược và một số người ở thành thị, thành thương nghiệp phục vụ dân sinh và sản xuất: khôi phục và phát triển thương nghiệp trên cơ sở tăng cường mậu dịch quốc doanh chiếm ưu thế trên thị trường, đồng thời phát triển một cách vững chắc hợp tác xã mua bán ở những nơi đã cải cách ruộng đất, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân trong thời gian này là khôi phục kinh tế, chủ yếu là khôi phục nôngnghiệp, nhằm đạt mức sản xuất trước chiến tranh(năm 1939), giảm bớt khó khăn, ổn định và cai thiện đời sống nhân dân. Những nhiệm vụ nói trên, đối với ngành thương nghiệp lúc này là hết sức nặng nề. Lực lượng của mậu dịch quốc doanh lúc này còn nhỏ bé. Tiền thân của nó là các cơ sở mậu dịch quốc doanh đầu tiên, thành lập năm 1951 ở căn cứ địa cách mạng trong khói lửa của cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháo. khi hoà bình mới được lập lại, nó mớ chỉ có 4 tổng công ty với 200 đơn vị, nằm trong vùng mênh mông của thương nghiệp tư nhân. Hoạt động của nó mới chỉ như một đốm lửa trong bang đêm dày đặc của lề thói kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Do đặc điểm của nền kinh tế là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất cá thể là chủ yếu, công nghiệp chưa phát triển, sự phân công lao động xã hội còn ở trình độ thấp nên trong lúc này thương nghiệp không những phải làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá mà còn phụ trách nhiều ngành sản xuất. Ngoài việc kinh doanh hầu như toàn bộ hàng hoá trong nước, kể cả tư liệu sản xuất như: xăng, dầu mỡ, dược phẩm…Ngành nội thương còn phụ trách toàn bộ thủ công nghiệp, phụ trách việc khai thác lâm sản miền núi, phụ trách nghề đánh cá biển và chế biến cá nước mặn, phụ trách sản xuất vật liệu kiến trúc( trừ xi măng)…vv. đứng trước tình hình như vậy ngành nội thươngđã vươn lên phấn đấu làm tròn nhiệm vụ của mình thể hiện: Trước tiên, tích cực phát triển mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán cả về mặt tổ chức và mở rộng kinh doanh. Phát triển mậu dịch quốc doanh là điều kiện cơ bản để lãnh đạo thị trường và muốn vậy thì chủ yếu là phải tăng cường lực lượng hàng hoá nằm trong tay nhà nước. Chính vì vậy, nội thương một mặt mở rộmg tổ chức, mặt khác tăng cương thu mua nắm nguồn hàng. Trên cơ sở đó mở rộng trận địa bán buôn và bán lẻ, dần dần chiếm lĩnh thị trường. Về mặt tổ chức, mậu dịch quốc doanh đã dần dần tách các tổng công ty kinh doanh tổng hợp thành nhiều tổng công ty chuyên doanh để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh nắm nguồn hàng. Đến năm 1957, mậu dịch quốc doanh đã phát triển từ 4 tổng công ty thành 10 tổng công ty với 906 cửa hàng, trạm thu mua. Về mặt kinh doanh, doanh số bán buôn của mậu dịch quốc doanh năm 1957 đã tăng gấp 3 lần 1955. Tỷ trọng bán buôn của thương nghiệp quốc doanh năm 1955 chiếm 28,1%, năm 1956 lên 44,7%, năm 1957 lên 52,6% trong tổng mức bán buôn của thương nghiệp thuần tuý.Về bán lẻ, từ tỷ trọng 19,8% năm 1955, đến năm 1957 tăng lên 26,8% trong tổng mức bán lẻ của thương nghiệp thuần tuý. Tình hình trên đã đánh dấu một bước tiến bộ to lớn của mậu dịch quốc doanh. Việc mở rộng bán buôn đã hạn chế nhiều hoạt động lũng đoạn thị trường của công thương nghiệp tư bản tư doanh, họ ngày càng có quan hệ quốc doanh thông qua bước đầu cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh của đảng. Mậu dịch quốc doanh lớn lên đã ra sức giúp đỡ hợp tác xã mua bán phát triển. Hợp tác xã mua bán thành lập năm 1955 đến năm 1957 đã có 154 cơ sở, 609 cửa hàng, 77 trạm thu mua nông sản, 202 tổ bán hàng và 165 tổ thu mua thời vụ. Tỷ trong bán lẻ của hợp tác xã mua bán 1955 mới chiếm có 0,3%, năm 1957 đã chiếm 5,7% trong tổng mức bán lẻ của bộ máy thương nghiệp thuần tuý. Mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán phát triển đã thu hẹp môtj phần trận địa của thương nghiệp tư nhân, đã hạn chế một phần quan trọng tác dụng tiêu cực của lề thói kinh doanh tư bản chủ nghĩa, đông thời bước đầu phát huy tác dụng tốt của thương nghiệp XHCN đối với thị trường. Tiếp đó, thông qua việc thu mua và cung cấp, mậu dịch quốc doanh đã tập trung khả năng giúp vào việc khôi phục sản xuất công nông nghiệp. Đối với sản xuất nông nghiệp, mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán đã chuyển về nông thôn hàng triệu nông cụ, đông thời cung cấp nguyên liệu đẻ nông dân tự sản xuất hàng triệu nông cụ khác, đã điều hoà từ nơi thừa đến nơi thiếu và giúp cho nông dân hàng chục vạn trâu bò cày, giảm bớt được tình trạng người kéo cày thay trâu. Mởu dịch quốc doanh còn đẩy mạnh thu mua nông sản bình ổn giá gạo, điều hoà thóc gạo góp phần quan trọng vào việc giải quyết nạn đói. Bằng những hoạt động trên mậu dịch quốc doanh đã góp phần quan trong vào việc khôi phục nhanh chóng sản xuất nông nghiệp. Đối với sản xuất công nghiệp, mậu dịch quốc doanh đã tích cực đề xuất mặt hàng, cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, do đó đã giúp vào việc mau chóng khôi phục hoạt động của công nghiệp. Đối với sản xuất thủ công nghiệp, mậu dịch quốc doanh tập hợp những nghề cũ, đồng thời phát triển nghề mới, áp dụng chính sách gia công đặt hàng, giúp vốn, cung cấp máy móc nhỏ, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. nhờ đó mà thủ công nghiệp đã nhanh chóng khôi phục và phát triển nhanh chóng. Tiếp đó, mậu dịch quốc doanh đã ra sức ổn định vật giá và phục vụ đời sống của nhân dân. ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân trong thời gian này không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là một vấn đề chính trị hết sức quan trọng. Trên cơ sở tăng cường nắm nguồn hàng và dựa vào nguồn hàng viện trợ, nội thương đã mở rộng bán lẻ hàng tiêu dùng, đồng thời ra sức bình ổn vật giá. Nội thương đã nhanh chóng thống nhất được hai hệ thống giá ở hai thị trường khác nhau, nắm chắc lấy năm thứ hàng chính: gạo, muối, vải , đường, dầu lửa, giấy viết, tăng cường lãnh đạo tư thương, đấu tranh chống đầu cơ tích trữ. Kết quả là đã bình ổn được giá năm mặt hàng này trên 11 thị trường chính. Điều đó có tác dụng rất lớn góp phần quan trọng ổn định đời sống của nhân dân, ổn định sản xuất. Cuối cùng là, để chuẩn bị cho việc cải tạo thi trường, ngành nội thương đã áp dụng chính sách sử dung, hạn chế và bước đầu cải tạo đối với công thương nghiệp tư doanh. Đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, chugn ta đã áp dụng biện pháp gia công có kí quỹ. Dần dần hướng dẫn công nghiệp tư bản tư doanh sản xuất đi vào kế hoạch nhà nước, hạn chế họ sử dụng vốn theo hướng đầu cơ trục lợi. Đối với thủ công nghiệp, nội thương đã thu hút những người thợ thủ công và các tổ gia công cho mậu dịch, giao nguyên liệu cho họ làm dưới hình thức gia công. Đó là một hình thức trực tiếp giúp vốn cho thợ thủ công để họ phát triển sản xuất, và quen dần với lề lối làm ăn tập thể, tạo điều kiện cho việc hợp tác hoá thủ công nghiệp sau này. Đối với thương nghiệp tư bản tư doanh, mậu dịch quốc doanh đã áp dụng hình thức kinh tiêu đại lí, loại trừ bán buôn của thương nghiệp tư bản tư doanh trogn các mặt hàng kinh doanh những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống. Đối với tiểu thương, do việc mở rộng nắm bán buôn nên đã dần dần cắt đứt được quan hệ giữa họ với các nhà tư sản công thương nghiệp tư doanh, tổ chức dần họ vào kinh tiêu đại lí cho mậu dịch… Như vậy là trong thời gian này nội thương đã đạt được thành tích to lớn. Với vai trò đòn bẩy, nội thương đã góp phần quan trọng vào việc khôi phục và phát triển nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp, ổn định và cải thiện một bước đời sông của nhân dân. Sang đến thời kì cải tạo và phát triển kinh tế văn hoá(1958-1960) nhiệm vụ cơ bản chung của thời kì này là đẩy mạnh các cuộc cách mạng XHCN đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và của cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh, đồng thời ra sức phát triển kinh tế quốc doanh là lực lượng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế quốc doanh. Trong thời kì này, thương nghiệp có nhiệm vụ phục vụ sản xuất, phục vụ xây dựng và phục vụ đời sống của nhân dân lao động, góp phần cải tạo kinh tế và tăng cường trận địa kinh tế XHCN, kinh doanh có lãi, góp phần vào việc tích luỹ XHCN. Trên cơ sở những thắng lợi của thời kì trước ngành nội thương đã đẩy mạnh mọi mặt công tác và có những tiến bộ mới. Cụ thể: Thứ nhất, tiếp tục phát triển lực lượng mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán. Về mặt tổ chức, mậu dịchquốc doanh đã phát triển thêm nhiều công ty chuyên doanh: từ 10 tổng công ty chuyên doanh năm 1957 đã phát triển lên thành 14 tổng công ty chuyên doanh năm 1960, từ 906 cửa hàng mậu dịch quốc doanh năm 1957 đã phát triển lên thành 1345 cửa hàng năm 1960. Hợp tác xã mua bán mạnh mẽ ở thị trường nông thôn: từ 609 cửa hàng năm 1957 đã phát triển lên 4085 cửa hàng năm 1960. Bộ mặt thương nghiệp có nhiều thay đổi lớn.Các mặt hàng kinh doanh đều được mở rộng thêm. Đến cuối năm 1960 mậu dịch quốc doanh đã nắm hầu hết thị trường bán buôn và hơn một nửa tổng ngạch bán lẻ , tức là đã chiếm 93,5 % tổng bán buôn và cùng với hợp tác xã mua bán, chiếm 75,6% tổng mức bán lẻ trong bộ máy thương nghiệp thuần tuý. Mậu dịch quốc doanh đã tiến lên làm chủ thị trường. Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ đời sống nhân dân. Sau khi được khôi phục nền kinh tế miền Bắc nước ta có những bước phát triển mới trong sản xuất. Cùng với đà phát triển mới này ngành nội thương đã tăng cường mọi mặt hoạt động để phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển góp phần cải thiện đời sống của nhân dân.Đối với sản xuất nông nghiệp ngoài việc đề xuất nhu cầu hàng hoá, cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm nần lên một mức cao hơn, mậu dịch quốc doanh đã chú trọng hơn đến đời sống của công nhân làm cho họ yên tâm về đời sống, phấn khởi tăng năng suất lao động đẩy mạnh sản xuất. Đôi với sản xuất nông nghiệp, nội thương đã tăng cường công cụ sản xuất , góp phần quan trọng vào việc bước đầu thực hiện cải tiến kĩ thuật trong nông nghiệp, đưa năng suất tăng dần, nhờ đó đòi sống của nhân dân được cải thiện thêm một bước. Thứ ba, nội thương đã góp phần thúc đẩy hợp tác xã nông nghiệp. Thông qua việc thu mua nắm nguồn hàng nông sản, việc phân phối và cugn cấp tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, nhất là thông qua chích sách giá cả thu mua nông sản, ngành nội thương đã kích thích nông dân đi vào con đường tầp thể hoá. Thứ tư, ngành nội thương đã góp phần đắc lực thực hiện thắng lợi chínn sách cải tạo thủ công nghiệp và người buôn bán nhỏ, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Ngành nội thương đã góp phần tích cực xây dựng chính sách hoà bình cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và đã hoàn thành nhanh gon nhiệm vụ cải taọ này. Nhứng nhà tư sản kinh doanh công nghiệp và thương nghiệp, thông qua hình thức công tư hợp doanh, nói chugn đã phấn khởi cùgn với quần chúng lao động đi lên CNXH. Những thợ thủ công cũng được nhanh chóng tổ chức vào hợp tác xã thủ công nghiệp. Việc cải tạo những người buôn bán nhỏ là hết sức phức tạp, không những vì số lượng đông, mà còn vì hầu hết những người buôn bán nhỏ đều xuất thân từ thành phần nhân dân lao động, số khá đông có vốn nhỏ. Muốn cải tạo họ trước hết là phải quan tâm đến đời sống của họ.Chính sách của đảng và chính phủ về cải tạo những người buôn bán nhỏ là sử dụng một số vào việc bán lẻ, chế biến, vận chuyển và chuyển phần lớn sang sản xuất. Cuối cùng là, nội thương đã có nhiều tiến bộ về mặt quản lí kinh doanh, việc phân cấp quản lí và hạch toán kinh tế bắt đầu được thực hiện.Qua đợt chỉnh huấn năm 1959, đội ngũ cán bộ thương nghiệp đã được nâng cao thêm một bước về quan điểm lập trường tư tưởng do đó đã ra sức phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm. Việc cải tiến quản lí kinh doanh, chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng được đẩy mạnh. Do đó, chất lượng kinh doanh và chất lượng phục vụ đều có những tiến bộ: vòng vốn chu chuyển nhanh hơn, chi phí lưu thông được hạ xuống dần, năng suất lao động tăng lên, tích luỹ vốn cho nhà nước cũng tăng thêm. Năm 1958 1959 1960 Vòng chu chuyển vốn (lần) 1,5 1,9 2,2 Chi phí lưu thông 10 9,07 8,3 Chỉ số tăng năng suất lao đông (lấy 1957là 100) 122,2 132,6 135,5 (Nguồn: Viện kinh tế “Những thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng nền kinh tế XHCN ở miền Bắc 1955-1965, Nxb Sự thật, Hà nội-1966, tr 221). Tóm lại, trong 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá, ngành nội thương đã không ngừng tăng cường lực lượng của thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán, hoàn thành nhanh, gọn và nói chung là làm tốt việc hoà bình cải tạo thương nghiệp tư bản tư doanh, tiến hành cải tạo thương nghiệp nhỏ, chuyển một bộ phận tiểu thương sang sản xuất. Những hoạt động này đã đem lại cho thị trường miền Bắc những chuyển biến sâu sắc. Thị trường XHCN thống nhất về căn bản đã hình thành. Ngoại thương: Sau khi kháng chiến thắng lợi, hoà bình được lập lại, miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ qua độ tiến lên CNXH. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ, nhân dân miền Bắc ra sức phấn đấu xay dựng một nền kinh tế XHCN và qua các giai đoạn khôi phục, cải tạo kinh tế và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH, đã thu được những thắng lợi quan trọng về nhiều mặt. Sản xuất công nông nghiệp đã phát triển nhanh chóng, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân đã được cải thiện hơn trước rõ rệt. Những thắng lợi đó đã làm cho nên kinh tế miền Bắc có những chuyển biến sâu sắc. từ một nền kinh tế lạc hậu, phụ thuộc bị bọn thực dân Pháp và phong kiến trong nước kìm hãm hàng trăm năm, lịa bị một cuộc chiến tranh lâu dài và tàn khốc tàn phá nặng nề, toàn dân ta đang xây dựng thắng lợi một nền kinh tế độc lập, tự chủ, từng bước tiến lên CNXH, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong điều kiện đó, ngoại thương miền Bắc đã phát triển nhanh chóng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và kinh tế mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Giai đoạn khôi phục kinh tế (1955-1957): khi hoà bình mới lập lại, tình hình kinh tế miền Bắc rất khó khăn. Thương nghiệp trong nước do thực dân Pháp và bọn tay sai lũng đoạn, trước kia chỉ nhằm phục phụ cho quân đội viễn chinh, cho bộ máy tay sai, nay chuyển sang phục vụ cho nhân dân, gặp nhiều khó khăn. Nhiều đường giao thông vận tải bị phá hoại nặng nề. Tình trạng đó mang lại kết quả là sản xuất công nông nghiệp bị đình đốn, lưu thông hàng hoá trong nước và với nước ngoài giảm sút, nạn thất nghiệp khá trầm trọng ở các đô thị mới giải phóng. Trong điều kiện cụ thể lúc đó, nhiệm vụ công tác ngoại thương là: đẩy mạnh xuất tranh thủ nhập những hàng cần thiết để hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất và thoả mãn nhu cầu cấp bách về dân sinh. Trong giai đoạn này, ngoại thương của ta ra sức thực hiện nhiệm vụ trên và chúng ta bước vào xây dựng một nền ngoại thương chính quy. Dưới đây là mấy chỉ số phát triển ngoại thương trong giai đoạn này: Năm Xuất Nhập 1955 100 100 1956 299,3 106,7 1957 599,0 135,1 (nguồn: “5 năm xây dựng kinh tế và văn hoá của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” tr203). Trong giai đoạn này, công tác chủ yếu của ngành ngoại thương là nhập khẩu. Nói cụ thể hơn là tiếp nhận viện trợ không bồi hoàn của các nước XHCN anh em để hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất và thoả mãn nhu cầu cấp bách về dân sinh. Điều đó được thể hiện trong cán cân ngoại thương của giai đoạn này. nhìn vào bảng sau đây chúng ta sẽ thấy rõ hơn: (đơn vị: triệu rúp) Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu(*) Chênh lệch xuất khẩu Tỷ lệ xất nhập. 1955 321,7 27,3 294,4 267,1 9,2% 1956 395,9 81,7 314,2 232,5 26% 1957 561,8 163,8 398,0 234,2 41,1% *: kim ngạch nhập khẩu bao gồm kim ngạch mậu dịch và viện trợ không bồi hoàn). (nguồn: tạp chí kinh tế, tr13). Cơ cấu này đã phản ánh yếu cầu và khả năng nền kinh tế lúc bấy giờ, thể hiện: Năm Tư liệu sản xuất Hàng tiêu dùng 1955 45% 55% 1956 69% 31% 1957 67% 33% (nguồn: “5 năm xây dựng kinh tế và văn hoá của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” tr203. Căn cứ vào các số liêuj trên, rõ ràng là tỷ trọng hàng tiêu dùng còn khá lớn (55% đến 31%) chủ yếu gồm lương thực, vải sợi, thuốc men cần thiết cho đời sống nhân dân. nhưng ngay trong giai đoạn này chúng ta cũng đã chú ý nhập khẩu các tư liệu sản xuất nhằm khôi phục các cơ sửo công nghiệp cũ như nhà máy xi măng, mỏ thiếc, nhà máy dệt…, các công trình thuỷ lợi quan trọng, các đường giao thông quan trọng như đường sắt Hà Nội-Hữu nghị quan; đồng thời nhằm xây dựng một số cơ sở mới cho nền công nghiệp nước ta như một số nhà máy xay, nhà máy diêm…vv. Ngoài các thiết bị toàn bộ nói trên chúng ta đã nhập hàng vạn thiết bị lẻ, hàng nghìn phương tiện vận tải để trang bị chocác ngành kinh tế quốc dân. trong 3 năm khôi phục kinh tế, thông qua công tác nhập khẩu, chúng ta đã cung cấp thiết bị để khôi phục, mở rộng và xây dựng mới 78 xí nghiệp công nghiệp, đã cung cấp một khối lượng nguyên vật liệu quan trọng cho các ngành sản xuất công nông nghiệp trong nước và đã cung cấp nhiều hàng thiết yếu cho đời sống đã cung cấpnhiều hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân. ngoại thương đã góp phần đáng kể vào việc ổn định vật giá, ổn định tiền tệ, ổn định tài chính, ổn định sản xuất, đồng thời đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng khu vực kinh tế quốc doanh trẻ tuổi của ta. Đi đôi với việc nhập khẩu các tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng cần thiết cho sản xuất và cho đời sống, chúng ta đã bắt đầu xây dựng cơ sở cho công tác xuất khẩu. Mặc dầu nền kinh tế còn phải phục hồi từng bước, vật tư xuất khẩu còn rất hạn chế, các tổ chức thu mua, chế biến hàng xuất khẩu hầu như chưa có gì và bản thân tổ chức ngoại thương còn thiếu kinh nghiệm, chung ta đã có nhiều cố gắng trong công tác xuất khẩu. Tốc độ xuất khẩu tăng quá nhanh, kim ngạch xuất khẩu năm 1957 tăng 5,9 lần kim ngạch xuất khẩu năm 1955. (đơn vị: triệu rúp cũ) Năm Tổng số xuất nhập Xuất khẩu Chỉ số phát triển% Lấy 1955 là 100 Lấy năm trước là 100 1955 321,7 27,3 100 100 100 100 1956 395,9 81,7 123,0 299,3 123 299 1957 561,8 163,8 174,6 599,0 142 200 (nguồn: “ 5 năm xây dựng kinh tế và văn hoá của nứơc Việt nam dân chủ cộng hoà”, NXB sự thật). Tốc độ xuất nhập khẩu nói trên tăng nhanh một phần là do điểm xuất phát quá thấp (năm 195, thực tế chúng ta chưa có điều kiện xuất khẩu nhiều), nhưng nó cũng phản ánh sự cố gắng của chúng ta trong việc đẩy mạnh xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã diễn biến như sau: Năm 1955 1956 1957 Sản phẩm công nghiệp 17,5 59,8 34,0 Sản phẩm tiểu thủ công 5,0 4,9 5,7 Nông lâm thổ sản 57,6 28,9 54,8 Các loịa khác 19,9 6,9 5,5 Tổng cộng 100 100 100 (nguồn: tạp chí kinh tế, tr14) Cơ cấu hàng xuất hẩu rõ ràng là chưa ổn định. điều này nói lên tình hình sản xuất còn nhiều khó khăn, nhất là sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào thiên nhiên, nhưng đồng thời cũng đã phản ánh thắng lợi của công cuộ khôi phục kinh tế, nhất là công nghiệp khai thác khoáng sản, đã tạo điều kiện tăng vật tư cho xuất khẩu. Hàng xuất khẩu trong thời gian này chủ yếu là hàng nguyên khai: khoáng sản và nông sản chưa chế biến. Tỷ trọng nông sản chưa biến chiếm tới 89% tổng giá trị nông sản xuất khẩu. Nhờ xuất khẩu trong khoảng thời gian này chủ yếu là hàng nguyên khai: khoáng sản, hàng tiểu thủ công nghiệp mỹ nghệ mà thị trường trong nước không tiêu thụ hết và do đó đã tạo điều kiện cho một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và nông nghiệp khôi phục và phát triển nhanh chóng. Về thị trường ngay khu hoà bình được lập lại, ngoài việc tăng cường quan hệ ngoại thương với Trung Quốc, chúng ta đã đặt mối quan hệ ngoại thương với Liên Xô và một số nước XHCN khác. Năm 1955, chính phủ ta đã ký với chính phủ Liên Xô và chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung hoa các hiệp định mậu dịch và hiệp định viện trợ không phải bồi hoàn. Đến năm 1957 chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 20 nước trong đó có 10 nước XHCN. Như vậy là trong giai đoạn này chúng ta đã chính thức tham gia vào nền mậu dịch quốc tế. Thông qua công tác ngoại thương, chúng ta đã bước đầu thực hiện sự hợp tác kinh tế với các nước XHCN, mở rông sự trao đổi kinh tế với các nước khác và nâng cao địa vị của nước ta trên trường quốc tế. Trong thời gian này chúng ta đã thực hiện chế độ nhà nước quản lý ngoại thương, nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, sử dụng, hạn chế và từng bước cải tạo thương nhân xuất nhập khẩu. đến cuối năm 1957, chúng ta đã xây dựng được một số tổng công ty ngoại thương bao gồm các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, cơ quan hải quan, kiểm nghiệm. Do dó nên ngay từ năm 1955, các tổ chức quốcdoanh đã nắm được tuyệt đại bộ phận việc kinh doanh ngoại thương. Phần của các tổng công ty ngoại thương trong tổng ngạch ngoại thương rất lớn và không ngừng tăng, biểu hiện: năm 1955: 95,4%; năm 1956: 97,3%; năm 1957: 98,1%. Năm 1957 trên thực tế, nhà nước hầu như đã nằm trọn quyền kinh doanh ngoại thương. Sang đến giai đoạn cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá (1958-1960). Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế chúng ta đã chuyển sang thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế nhằm: “Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm khâu chính, chủ yếu giải quyết vấn đề lương thực, đồng thời rất chú trọng sản xuất công nghiệp, hết sức tăng cường thêm các tư liệu sản xuất và giải quyết phần lớn hàng tiêu dùng. Ra sức cải tạo nông nghiiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh theo CNXH, khâu chính là đẩy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp, đồng thời tích cực phát triển và củng cố thành phần kinh tế quốc doanh. Trên cơ sở phát triển sản xuất, nâng cao thêm một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, nhất là nhân dân lao động và tăng cường củng cố quốc phòng”.18Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 14, tháng 11/1958 Trên cơ sở nhiệm vụ chung của kế hoạch này, nhiệm vụ của ngoại thương là: “về kinh tế, tích cực đẩy mạnh xuất khẩu và đảm bảo nhập khẩu kịp thời để phục vụ công cuộc phát triển cải tạo kinh tế, pháy triển văn hoá. Về chính trị, phục bị đường lối ngoại giao của Đảng và nhà nước.” 19 Trích nghị quyết hội nghị tổng kết công tác ngoại thương năm 1958 Xoay quanh nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn này, ngoại thương của ta đã tiến những bước mới quan trọng hơn và thu được những thắng lợi lớn hơn. Nhìn vào bảng dưới đây ta có thể thấy rõ hơn điều này: Năm Xuất Nhập 1958 100 100 1959 130,4 150,8 1960 154,3 203,5 (Nguồn: “ 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế và văn hoá của nứơc Việt nam dân chủ cộng hoà” NXB sự thật, tr116). Bước vào giai đoạn này, chúng ta đã sửu dụng một phần lớn việ trợ không phải bồi hoàn lại. Do đó, công tác xuất khẩu đã được tăng cường hơn trước. Chúng ta khong ngừng tăng khối lượng và giá trị hàng xuất khẩu, mở rộng loại măth hàng xuất khẩu. Nhìn vào bảng dưới đây ta có thể thá rõ điều đó: (đơn vị: triệu rúp) Năm Tổng số xuất nhập Xuất khẩu Chỉ số phát triển% Lấy 1955 là 100 Lấy năm trước là 100 1958 457,8 204,6 142,3 749,5 81,5 124,9 1959 687,1 269,2 213,5 968,1 150,1 131,6 1960 831,2 319,6 258,0 1.170,0 121,0 118,7 (Nguồn: “ 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế và văn hoá của nứơc Việt nam dân chủ cộng hoà” NXB sự thật, tr116). Tốc độ xuất khẩu tăng lên rõ rệt so với kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957), kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế (1958-1960) đã tăng 284%. So với kim ngạch xuất khẩu năm 1955 thì kim ngạch năm 1960 cũng tăng gấp 11,7 lần. so với kim ngạch xuất khẩu năm 1957, kim ngạch xuất khẩu năm 1960 cũng tăng 95,1%, bình quân mỗi năm tăng khoảng 25%. So với kim ngạch xuất khẩu năm 1960 với kim ngạch xuất kẩu năm 1939 là năm kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong thời kỳ Pháp thống trị, thì chúng ta vượt vượt 30%. Cơ cấu xuất khẩu có những biến đổi quan trọng. Khối lượng và giá trị sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp xuất khẩu không ngừng tăng. Có nhiều mặt hàng xuất khẩu mới như: gỗ ván, hàng dệt kim…vv điều này phản ánh xự phát triển của nền công nghiệp trẻ tuổi nước ta, nhất là ngành công nghiệp nhẹ và việc khôi phục một số ngành thủ công nghiệp. Ngược lại, khối lượng và giá trị nông sản xuất khẩu, đặc biệt là gạo và ngô, giảm nhiều, nhất là trong những năm 1959-1960, vì nhu cầu trong nước ngày một tăng. Tỷ trọng các loại sản phẩm chính trong kim ngạch xuất khẩu như sau: Loại sản phẩm 1958 1959 1960 Khóang sản 23,6 26,7 27,9 Vật liệu xây dựng 11,3 7,6 8,3 Sản phẩm công nghiệp nhẹ 2,7 5,3 5,2 Sản phẩm tiểu thủ công 8,9 16,7 23,1 Nông, lâm, thổ, hải, súc sản. (bao gồm nông sản chế biến) 45,5 (3,7) 39,2 (1,2) 31,1 (1,7) Các loại khác 7,8 4,5 4,2 Tổng cộng 100 100 100 (Nguồn: “ 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế và văn hoá của nứơc Việt nam dân chủ cộng hoà” NXB sự thật). Việc phát triển xuất khẩu đã có tác dụng ổn định và phát triển sản xuất công nghiệp nhất là đối với khoáng sản than, xi măng, mây tre, cói,…; đã góp phần giải quyết nạn thất nghiệp ở các thành thị và đảm bảo công ăn việc làm cho hơn 45 nghìn người lao động. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng khá nhanh trong giai đoạn này, rõ ràng là tiềm lực nông nghiệp nhiệt đới, chưa được khai thác bao nhiêu. Trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu, công tác nhập khẩu không ngừng phát triển, kim ngạch nhập khẩu vẫn không ngừng tăng, cụ thể: năm 1958: 253,2 triệu rúp; 1959: 417,9 triệu rúp; 1960: 511,6 triệu rúp. Nếu lấy năm 1958 là điểm xuất phát thì chỉ số nhập trong giai đoạn này là: năm 1958: 100%; năm 1959: 165%: năm 1960: 202%. Tốc độ này thể hiện nhu cầu phát triển về xây dựng kinh tế ngày càng tăng. Về cơ cấu nhập khẩu, điểm nổi bật là tỷ trọng tư liệu sản xuất trong kim ngạch nhập khẩu ngày một tăng, ngược lại tỷ trọng hàng tiêu dùng ngày một giảm. Năm 1958 1959 1960 Tư liệu sản xuất 75% 84% 84,4% Hàng tiêu dùng 25% 16% 12,6% Tổng cộng 100% 100% 100% (Nguồn: tạp chí kinh tế số 29. tr 16) Cơ cấu nhập khẩu trên đây đã phản ánh chủ trương của chúng ta là dành nhiều ngoại tệ để nhập tư liệu sản xuất, nhằm góp phần tăng thêm tư liệu sản xuất cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời đã chứngt tỏ là nền công nghiệp nhệ và thủ công nghiệp của ta đã có khả năng sản xuất hầu hết các hàng tiêu dùng cần thiết cho dân sinh. Có nhiều loại hàng dân dụng trước kia phải nhập thì trong gia đoạn này chúng ta đã bắt đầu xuất như: vải, văn phòng phẩm, …vv. Ngay một số công cụ phụ tùng máy và phương tiện vận tải cũng bắt đầu được sản xuất trong nước. Trong giai đoạn này, trong công tác nhập khẩu, chúng ta đã góp phần phất triển khu vực kinh tế quốc doanh, tạo điều kiện để nhà nước lắm được lực lượng kinh tế, do đó góp phàn hạn chế và cải tạo công thương nghiệp tư doanh. Chúng ta đã nhập khẩu toàn bộ, xây dựng đựơc một số cơ sở công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng: các nhà máy thuốc lá, xà phòng ,cao su…vv. Chúng ta bắt đầu xây dựng các cơ sở công nghiệp nặng về luỵên kim : gang thép, hóa chất, …vv. Đồng thời chúng ta tăng cường nhập khẩu phương tiện đường thủy, hàng không, … cho đến cuối năm 1960, thônng qua công tác nhập khẩu chúng ta đã góp phần khôi phục, mở rộng và xay dựng gần 200 xí nghiệp do trung ương quản lỹ, đã cung cấp một phần quan trọng về nguyên nhiên vật liệu cho các ngành công nghiệp, phân bón máy bơm cho nông nghiệp. Trong 3 năm 1958-1960 chúng ta không ngừng mở rộng việc trao đổi hàng hoá với các nước XHCN, đồng thời đã tích cực mở rộng quan hệ và mậu dịch với các nước á-Phi. Kim ngạch buôn bán với các nước XHCN vẫn chiếm một phần tỷ trọng quan trọng trong tổng ngạch ngoại thương. Tỷ trọng so sánh giữa các nước XHCN và các nước khác trong kim ngạch xuất và nhập như sau: 1958 1959 1960 100 100 100 80 80 85 20 20 15 100 100 100 84,6 87 91 15,4 13 9 ( Nguồn: tạp chí kinh tế số 29. tr 16) Đến cuối năm 1960, chúng ta đã ký hiệp định thương mại với một số nước á-Phi như: In đô nê xi a, căm phu chia, Ghi nê, Miến điện…vv. Chúng ta cũng đặt quan hệ ngoại giao thông qua đối ngoại, vừa chịu sự chi phối của sản xuất trong nước, vừa tác động mạnh mẽ đến sản xuất và đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và mọi hoạt động của xã hội. Thắng lợi của công tác ngoại thương trong hai kế hoạch, đã phản ánh thắng lợi của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. những thắng lợi đó mới chỉ là bước đầu nhưng rất quan trọng, vì nó chứng minh rằng: đường lối, phương hướng phát triển ngoại thương của Đảng và Nhà nước ta căn bản là đúng. đảng và nhà nước ta đã sử dụng ngoại thương là một công cụ phục vụ cho việc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Như vậy ta có thể tổng kết thu nhập kinh tế quốc dân từ 1957-1960 trong bảng sau đây: (Đơn vị: triệu đồng) Năm Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Kiến trúc Vận tải bưu điện Thương nghiệp 1957 2624,1 1473,7 449,3 89,8 62,5 548,8 1958 2869,4 1729,5 460,3 122,4 77,0 480,2 1959 3351,7 1947,4 543,0 193,6 97,3 540,4 1960 3471,0 1785,3 611,1 228,5 124,0 772,1 (nguồn: số liệu thống kê” 3 năm khôi phục kinh tế phát triển văn hoá của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà), tr38). Như vậy là, kinh tế miền Bắc XHCN cho đến 1960 đã đạt được những thành tựu khá to lớn. KẾT LUẬN Về nội dung biến đổi: biến đổi cơ cấu kinh tế miền Bắc từ 1954-1960 diễn ra như một chuỗi xích liên tục, kế tiếp nhau từng bước một theo lộ một trình đã được định hướng. Trong những chặng đường đó, các ngành kinh tế vừ biến đổi bên trong, vừa tác động đến các bộ phận khác xung quanh tạo nên nội dung tính chất biến đổi chung của toàn bộ nền kinh tế. Bức tranh cơ cấu kinh tế miền Bắc trong thời kỳ thuộc địa khá phức tạp. Đó là nền kinh tế kháng chiến, và chính do đặc điểm này quy định cộng với những chính sách cai trị của thực dân Pháp đã để hậu quả cho nền kinh tế miền Bắc là: lạc hậu, rời rạc, phát triển không bình thường, què quặt. Trạng thái kinh tế tiền công nghiệp được duy trì trong thời gian dài đã kìm hãm sức sản xuất. Sau tháng 7/1954, miền Bắc được giải phóng, chuyển sang thời kỳ làm cách mạng XHCN. Cơ cấu kinh tế được cải tạo, biến đổi dần. Trong thời kỳ tiếp quản, cơ cấu kinh tế chưa có gì biến đổi nhiều vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của nền kinh tế kháng chiến. Trong thời gian này tiếp tục thực hiện cuộc cải cách ruộng đất và bước đầu đã mang lại ruộng đất cho dân cày, thực hiện từng bước nhiệm vụ ruộng đất dân cày cho người nông dân. Mang lại cuộc sống âm no bước đầu cho người dân. Kết quả của quá trình tiếp quản miền Bắc có vai trò quyết định đầu tiên của toàn bộ tiến trình khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo quan hệ XHCN, phát triển kinh tế, văn hoá, thiết lập một cơ cấu kinh tế mới. Thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất và thời kỳ cải tạo XHCN đã đem lại những kết quả rất tích cực cùng với nó là sự biến đổi rất quan trọng. Về mặt mặt kinh tế: thực hiện thành công cuộc cải cách ruộng đất, thực hiện triệt để khẩu hiệu ruộng đất cho dân cày, đưa người nông dân lên vị trí làm chủ nông thôn, làm chủ những tư liệu sản xuất của mình. Trong cơ cấu kinh tế miền Bắc, nội dung biến đổi quan trọng thứ nhất là: tỷ trọng giá trị sản lượng cũng như thu nhập kinh tế quốc dân giữa các ngành kinh tế căn bản (nông nghiệp và công nghiệp) đã thay đổi rõ rệt. Vai trò, vị trí của công nghiệp ngày càng được tăng cường, phát triển,(công nghiệp tăng lên hàng năm10%), và nông nghiệp có xu hướng giảm đi cũng 10%. Sự thay đổi này làm giảm tính thuần nông của nền kinh tế miền Bắc vốn từng tồn tại hàng thế kỷ. Điều biến đổi nổi bật thứ hai trong cơ cấu kinh tế là các thành phần kinh tế cơ bản của xã hội miền Bắc được xác lập. Đó là quá trình các thành phần kinh tế XHCN, bao gồm kinh tế quốc doanh-công tư hợp doanh và kinh tế tập thể nhanh chóng nhân rộng trong mội nhóm ngành kinh tế. Sau tháng 7/1954 ở miền Bắc có các thành phàn kinh tế: kinh tế tư bản tư doanh (tư bản trong và ngoài nước), kinh tế cá thể (nông dân, tiểu thương, tiểu chủ-thợ thủ công), kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể. Hai thành phần kinh tế sau cùng được coi là thành phần kinh tế XHCN. Về căn băn, đến năm 1960, mô hình kinh tế CNXH của miền Bắc được xác lập: trong mô hình đó, chỉ khuyến khích sự tồn tại và phát triển của hai thành phần kinh tế là toàn dân và tập thể. Những bộ phận kinh tế cá thể còn lại bị teo dần và trên thực tế chúng không được đối xử bình đẳng như những thành phần kinh tế khác. Cùng với sự biến đổi trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu xã hội cũng biến đổi theo: từ cuối năm 1960 có cấu xã hội miền Bấc nghiêng hẳn về những lực lượng thuộc khối công hữu tập thể, với hai chủ thể cơ bản là công nhân và nông dân tập thể. Những biến đổi về lượng (như tỷ lệ số xã viên tập thể tăng lên, chỉ số công nhân, viên chức phát triển, phân bố lại lực lượng trong các ngành kinh tế Nhà nước…). So với thời kỳ Bắc thuộc, bộ mặt nông thôn miền Bắc nước ta đã hoàn toàn đổi mới. “Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có trường học, nhà gửi trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân kho và của hợp tác xã, nhà mới của xã viên; đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ20 Báo cáo của Hồ Chủ Tịch tịa hội nghị chính trị đặ biệt ngày 27/28 tháng 3 năm 1964). NXB Sự thật, Hà nội-1964, Tr9 . Đời sống của nhân dân không ngừng được biến đổi theo những biến đổi trong kinh tế. đó là thắng lợi rất to lớn của cách mạng XHCN ở miền Bắc mà nhân dân ta đã phấn đấu giành được. “ Xã hội miền Bắc ngày nay là xã hội của những người lao động làm chủ tập thể, nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiềm xây dựng đời sống mới cho mình và cho con cháu muôn đời mai sau. Xã hội miền Bắc ngày nay là một đại gia đình gồm mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc anh em thân ái doàn kết giúp đỡ lẫn nhau, đồng cam cộng khổ, phấn đấu cho lợi ích chung của tổ quốc” 21 Báo cáo của Hồ Chủ Tịch tại hội nghị chính trị đặ biệt ngày 27/28 tháng 3 năm 1964). NXB Sự thật, Hà nội-1964, tr8 Tuy nhiên, về thực chất thì nền kinh tế miền Bắc Việt Nam vân còn là một nền kinh tế mang tính chất nông nghiệp Nguyên nhân của sự biến đổi này là do: Thứ nhất, miền Bắc đã giành được độc lập, chúng ta có Đảng lao động Việt Nam, Đảng của giai cấp công nhân, có Hồ Chủ Tịch vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, luôn luôn sát theo soi đường chỉ lối cho chúng ta thực hiện nhiệm vụ chiến lựơc mới. Thứ hai, chúng ta có tinh thần tự lực cánh sinh của một dân tộc biết dựa vào khả năng phong phú về tài nguyên và sức người, sức của mình là chính, để xây dựng Tổ quốc theo con đường của Lê nin. Thứ ba, đất nước ta bị chia cắt làm hai miền, miền Bắc phải cùng đồng thời một lúc thực hiện hai nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng đây cũng là một động lực để nhân dân miền Bắc thể hiện quyết tâm bắt tay vào thực hiện hoàn thành nhiệm vụ mới, và đồng thời hoàn thành xuất sắc vai trò làm hậu phương lớn cho miền Nam. Thứ tư, khi chúng ta bắt tay vào làm cách mạng XHCN và xây dựng CNXH ở miền Bắc thì các nước XHCN đã trở thành một hệ thống thế giới vững mạnh đứng đầu là Liên Xô. Do đó chúng ta đã nhận được rất nhiều sự viện trợ và hỗ trợ. Sự biến đổi này, so sánh với miền Nam thì có sự khác biệt khá lớn. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ nhảy vào chúng biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới. Mỹ tăng cường viện trợ nhằm mở rộng chiến tranh và hướng kinh tế xã hội miền Nam theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Kinh tế miền Nam từ chỗ là một nền kinh tế mang nhiều tính chất dân chủ mới, đã quay trở lại là một nền kinh tế mang tính chất thực dân địa và nửa phong kiến. Với tính chất là thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ, là căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ, là thị trường của hàng “viện trợ” Mỹ và hàng của các nước đế quốc khác, là nơi mà tư bản nước ngoài thao tong mọi mạch máu kinh tế, với sự khôi phục những quan hệ sản xuất phong kiến trong nông thôn, miền Nam dưới ách thống trị của Mỹ- Diệm đã thụt lại cả một thời kỳ lịch sử. Những quan hệ sản xuất phản động ở miền Nam đã tỏ rõ là những sợi giây thắt cổ đối với nền sản xuất ở miền Nam. Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp sa sút, thị trường co hẹp, nạn thất nghiệp trầm trọng, đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng khó khăn, tình trạng đó chẳng phải là ngẫu nhiên, mà là hậu quả tất nhiên do sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, chủ yếu là đế quốc Mỹ, gây ra, do sự phục hồi những quan hệ sản xuất phong kiến ở nông thôn, và nói chung, do cả cái chế độ khát máu mà Mỹ Diệm dựng nên ở miền Nam gây ra. Qua đây ta có thể thấy, về mặt mô hình, kinh tế hai miền có sự khác biệt nhau rất lớn. Miền Bắc thì tiến lên CNXH, còn miền Nam thì phát triển theo xu hướng tư bản chủ nghĩa. Một bên là đi theo con đường làm cho nhân dân ngày càng được no ấm, còn một bên thì đi theo con đường ngày càng làm cho cuộc sống của nhân dân thêm cực khổ, nghèo đói. Phong trào đấu tranh của nhân dân chống lại chế độ Mỹ-Diệm ngày càng lên cao. Ta có thể thấy, qua 6 năm thực hiện hai kế hoạch 3 năm, kinh tế miền Bắc đã có rất nhiều biến đổi. Những biến đổi đó đã có tác động rất lớn đến tiến trình phát triển lịch sử của miền Bắc nói riêng và toàn bộ sự nghiệp cách mạng chung của cả nước. Trước hết những thành tựu của 2 kế hoạch 3 năm góp phần quan trọng bước đầu vào việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng XHCN ở miền Bắc, từ đó trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, và rút ra những hạn chế cần khắc phục, tạo nền tảng cho miền Bắc bước vào thực hiện thắng lợi những kế hoạch tiếp theo. Thứ hai, với những thành tựu đó đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, họ thêm tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng và chính phủ. Phát huy hết sức mình vào việc thực hiện nhiệm vụ làm hậu phương lớn cho miền Nam, thúc đẩy tiến trình phát triển của sự nghiệp cách mạng XHCN ở miền Bắc nhất là góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của cách mạng miền Nam. Đưa miền Nam nhanh chóng hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thống nhất đất nước, cùng miền Bắc tiến lên xây dựng nền kinh tế mới XHCN. Thứ ba, nhờ những thành tựu vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao hơn. Thứ tư, góp phần tăng cường sức mạnh cho phe XHCN trong việc cân bằng với phe đế quốc. Nói tóm lại, đây là thời kỳ mở đầu thử nghiệm cho việc thực hiện một nhiệm vụ cách mạng mới, thành tựu thì có nhiều nhưng hạn chế không phải là không có. Song, phải có như vậy thì chúng ta mới có thể phát huy được những mặt tích cực và sửa chữa những hạn chế để ngày càng hoàn thiện hơn về mặt đường lối, làm bài học kinh nghiệm cho những giai đoạn thực hiện nhiệm vụ cách mạng XHCN tiếp theo. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, 35 kinh tế Việt Nam (1954-1980), NXB KHXH, Hà nội, 1980 2, Ba năm khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá 1955-1957, cục thống kê Trung ương, Hà nội, 1959. 3, 45 năm kinh tế Việt Nam, UBKHXH, Hà nôi, 1990. 4, Bước mở đầu thời kỳ lịch sử vẻ vang, NXB Thông tin Lý luậ, Hà nội, 1995. 5, Chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về tiếp tục đổi mới và phát triên nông nghiệp nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà nội, 1993. 6, Trần Đức: Hợp tác xã nông thôn xưa và nay, NXB Nông nghiệp, Hà nội 1994. 7, Đường lối chính sách hợp tác hoá nông nghiệp, NXB Sự thật Hà nội, 1963. 8, 20 năm xây dựng và phát triển công nghiệp miền Bắc, Tổng cục thống kê, Hà nội 1975. 9, 20 năm nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tổng cục thống kê, Hà nội 1975. 10, Kinh tế Việt Nam 1945-1960. NXB sự thật Hà nội, 1960. 11, Kinh tế văn hoá Việt Nam 1930-1980. Tổng cục thống kê, Hà nội 1980. 12, Chử Văn Lâm, Nguyễn Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú, Trần Quốc Toản: Hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam: Lịch sửu vấn đề triển vọng, NXB Sự thật, Hà nội1992. 13, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996. 14, Hồ Chí Minh: Vì độc lập vì CNXH, NXB sự thật, Hà nội, 1970. 15, Một số văn kiện của Đảng về phát triển nông nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 1963. 16, Nguyễn Chí Thanh: Về sản xuất nông nghiệp và hợp tác xã , NXB sự thật Hà nội, 1969. 17, Việt Nam con số và sự kiện 1945-1989, NXB sự thật, Hà nội1990. 18, Trần Dương, Kinh tế Việt Nam từ cách mạng tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi 1945-1954. NXB KHXH 1966. 19, Lê Duẩn: Về hợp tác xã nông nghiệp. NXB sự thật : Văn kiện của Đảng về đường lối công nghiệp hoá XHCN ở miền Bắc Việt Nam, NXB Sự thật 1968. 20, Nguyễn Duy Trinh: Miền Bắc XHCN trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược. NXB sự thật, 1960. : Những thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng nền kinh tế XHCN ở miền Bắc. NXB sự thật 1966. 21, Phạm Văn Đồng: Nhà nước dân chủ nhân dân và sự nghiệp cách mạng XHCN. NXB Sự thật. 22, Nguyễn Đình Lê-Trương Thị Tiến: Biến đổi có cấu kinh tế xã hội Việt Nam 1945-1995. Hà nội, 2000. 23, Các bài viết trên tạp chí kinh tế số 29: Nguyễn Xuân Hoè: Nông nghiệp miền Bắc Việt Nam trong 10 năm xây dựng và phát triển. : Mười năm xây dựng ngoại thương ở miền Bắc nước ta (1955-1965). MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSDOCS (32).doc
Tài liệu liên quan