Đề tài Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập

Mục lục I/ Hội nhập và năng lực cạnh tranh: 2 1. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 2 a) Khái niệm: 2 b) Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế: 3 2. Năng lực cạnh tranh 5 a) Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: 5 b) Các chỉ tiêu cạnh tranh: 6 c) Thực trạng cạnh tranh của Việt Nam 10 d) Tính cạnh tranh không còn là : 11 3. Vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp: 12 II/ Thực trạng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam 13 1. Tổng quan chung của sản xuất nông sản Việt Nam: 13 Xuất khẩu hàng nông sản năm 1999 14 2. Thực trạng sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam: 14 2.2 Về chất lượng nông sản xuất khẩu có được cải thiện đáng kể ở hầu hết các mặt hàng: 17 2.3 Giá nông sản xuất khẩu có tăng lên nhưng vẫn thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh và giá của thế giới 17 2.4 Thị phần xuất khẩu của bốn mặt hàng nông phẩm chủ lực của Việt Nam cũng tăng đáng kể: 18 3. Nguyên nhân 19 a) Chưa biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh 19 b) Môi trường đầu tư thiếu tính cạnh tranh 21 c) Chính sách vĩ mô của nhà nước 23 c)Kỹ thuật - công nghệ sản xuất, chế biến lạc hậu chưa theo kịp trình độ thế giới; cơ cấu cây trồng ,cơ cấu sản phảm chưa hợp lý với nhu cầu thị trường: 25 d) Hệ thống thị trường-kênh phân phối còn yếu kém: 27 e) Do sự biến động khách quan trên thị trưòng thế giới: 27 III/ Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập 28 1. Giải pháp về chiến lược sản phẩm: 28 2. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm: 29 a) Giải pháp liên quan đến vốn đầu tư cho sản xuất: 29 b)Giải pháp về thị trường: 30 c) Giải pháp hỗ trợ sản xuất đối với sản xuất nông nghiệp: 31 d) Giải pháp về mô hình tiêu thụ nông sản: 31 e) Phát triển giao thông phục vụ tiêu thụ nông sản: 32 f) Phát triển các loại hình công biến chế biến nông sản: 32 3. Nhà nước cần có chính sách vĩ mô về tỉ giá hối đoái: 33 4. Tổ chức sở giao dịch hàng hoá - thị trường có kỳ hạn với một số nông sản: 33 5. Giải pháp đối với các doanh nghiệp: 33 6. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp: 34

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao, giá rẻ. Nhãn hiệu Việt Nam có chỗ đứng và uy tín. Xác định được lợi thế cạnh tranh dài hạn, tập trung các nguồn lực để có sức mạnh tổng hợp. Muốn vậy cần phải có chiến lược tốt nhất cho doanh nghiệp. Thu được hiệu quả cao, lợi nhuận lớn, tích luỹ nhiều, mở rộng quy mô sản xuất thu được hiệu quả cao theo quy mô. Hơn thế nữa mở rộng các quan hệ bạn hàng, có thể liên doanh liên kết tạo sức mạnh làm chủ được thị trường, cải thiện được điều kiện hiện nay của Việt Nam là một nước sản xuất nhỏ và phải chấp nhận giá. Phát triển được hệ thống kênh phân phối toàn cầu với mạng lưới thôngtin nhanh nhạy, xúc tiến thương mại một cách lhiệu quả, cung cấp đầy đủ thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó có thể tạo ra thế phát triển sạnh mà Việt Nam chưa có được. II/ Thực trạng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam Tổng quan chung của sản xuất nông sản Việt Nam: Việt Nam với đặc trưng là một nước nông nghiệp, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghành sản xuất nông sản phát triển Cách đây 10 - 15 năm sản xuất nông nghiệp là một vấn đề thực sự nóng hổi. Những con số vượt ngưỡng 20, 25 đến 30 triệu tấn lương thực làm nức lòng cả nước. Vài năm trở lại đây sự quan tâm lo lắng trên mặt trận nông nghiệp tựu chung lại một mối “nâng cao khả năng cạnh tranh để tiêu thụ nông sản”. Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam có hai vai trò lớn: Thứ nhất: đáp ứng nhu cầu an toàn lương thực của dân cư trong nước và phát triển các ngành khác như chăn nuôi, chế biến. Thứ hai: phục vụ cho xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 1995 chiếm tới 32.9% tổng giá trị nông phẩm và tăng 40% vào năm 1999. Đặc biệt là giá trị xuất khẩu gạo tới 50% giá trị gạo trong cả nước. Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong cả nước tăng bình quân 12.5%. Theo đánh giá sơ bộ tổng diện tích dgieo trồng cây lương thực năm 1999 đạt 8668 ngàn ha tăng so với năm 1998 sản lượng lương thực quy thóc là 32,8 triệu tấn tăng gần 1 triệu tấn so với năm 1998 và đạt tỷ lệ tăng trưởng 2,9%. Riêng diện tích lúa năm 1999 đạt 7488 ngàn ha tăng và sản lượng đạt 30 triệu tấn, tăng 850 ngàn tấn và đạt tốc độ tăng gần so với năm 1998. Diện tích và sản lượng các loại cây hoa màu đều tăng so với năm 1998 diện tích và sản lượng ngô tăng 1,6% và 2,3%, khoai tăng 4,9% và 5,3%. Về sản xuất cây công nghiệp, rau quả, đậu lạc sản lượng giảm và diện tích giảm 4,2%, còn lại đều tăng so với năm 1998. Đó là: Mía đạt 310 nghìn ha, tăng 9,5% và sản lượng đạt 15,5 triệu tấn tăng 12% so với năm 1998. Cà phê diện tích đạt 380 nghìn ha tăng 5,9%, sản lượng cà phê nhân đạt 370 nghìn ha, giảm 9,6% do bị hạn hán trong năm 1998. Cao su diện tích đạt 390 nghìn ha tăng 2,8% và sản lượng mủ khô đạt 240 nghìn tấn tăng 6,3% so với 1998. Tuy nhiên, do giá cao su trong năm 1999 bị giảm mạnh nên đã có nhiều hộ nông dân chặt phá cao su để trồng cà phê và các loại cây trồng khác. Tiêu diện tích gieo trồng đạt 130 nghìn ha, tăng 1,7% so với 1998 và sản lượng đạt 150 nghìn tấn, tăng 5%. Chè diện tích đạt 80 nghìn ha, tăng 3,5% và sản lượng búp chè khô đạt 60 nghìn tấn, tăng 17,6% so với 1998. Điều diện tích đạt 220 nghìn ha, tăng 12,4% so với 1998, sản lượng đạt 80 nghìn tấn giảm 17,2% chủ yếu là do bị hạn hán. Cây ăn quả diện tích đạt 450 nghìn ha, tăng 2,8% và sản lượng đạt 4,5 triệu tấn, tăng 12,5% so với 1998. Nhờ đổi mới cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu nên kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 1999 đã tăng 2,9% so năm 1998 và đạt 2,75 tỷ đôla. 13/15 mặt hàng nông lâm sản chủ lực xuất khẩu đều có mức tăng về lượng từ 5,4 đến 12,6% trong đó gạo tăng 12%, cao su 10%, cà phê 5% đặc biệt rau quả tăng tăng 30%. Năm 1999 giá hàng nông lâm sản xuất khẩu giảm mạnh, bình quân tới 8,4%, trong đó có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta giá đều giảm 10%. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nông sản còn phải chịu tác động của giá trong nước giảm, nổi cộm nhất là các loại hoa quả giảm mạnh do sản lượng tăng nhanh nhưng tiêu thụ khó, khả năng bảo quản và chế biến còn thấp, riêng đối với mặt hàng gạo, do chính phủ đã có các biện pháp tích cực hỗ trợ cho tiêu thụh xuất khẩu nên giá thóc ở Đồng bằng sông Cửu Long ổn định ở mức 1750 đến 1900 đồng/1kg. đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản(năm -1999) Nguồn sè Dự án Số vốn đầu tư ODA WB FDI 130 6 363 1,5 Tỷ USD 465 triệu USD 3 tỷ 766 triệu USD Nguồn Bộ kế hoạch và đầu tư Xuất khẩu hàng nông sản năm 1999 Mặt hàng Lượng (1000 tấn) Trị giá (tr USD) Giá BQ (USD/tấn) 1999 2000 1999 2000 1999 2000 Gạo Cà phê Cao su Chè Lạc nhân Hạt điều 4200 390 212 34 62 17 4200 400 230 35 120 30 989 555,8 125,4 43,3 36,23 101,3 1050 560 135 52 135 165 235,467 1392,982 591,509 1420,588 584,355 5958,824 250 1400 592 1486 3857 5500 Nguồn: Bộ thương mại 2. Thực trạng sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam: tăng trưởng bình quân xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam đạt 21% năm trong suốt 10 năm. Gạo, cà phê, cao su, chè là bốn mặt hàng chủ lực, năm 1999 đạt 1,8 tỷ USD chiếm 16,63% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. 2.1 số lượng và kim ngạch xuất khẩu của bốn mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh (xem bảng) Có thể thấy rằng cả bốn mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của thế giới và cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan (trong mặt hàng gạo và cà phê), Inđônêxia (cà phê, cao su), Malaixia (cao su),... kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam so với Thái Lan tăng từ dưới 30% (trước năm 1998) lên 44% năm (1998). Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam so với Braxin đã tăng từ 9,44% (năm 1992) lên 25,4% (năm 1998). Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam so với Ên Độ cũng tăng từ 4,3% (năm 1992) lên 9,32% (năm 1998). Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam so với Thái Lan cũng có tăng nhưng so với tốc độ chậm hơn từ 5,87% (năm 1992) lên 8,81% (năm 1998). Các số liệu trên chứng tỏ rằng mức chênh lệch mặt hàng gạo và cà phê được thu hẹp nhiều nhất trong bốn mặt hàng so với đối thủ cạnh tranh chính. Điều đó cũng cho thấy rằng, thời gian qua, sức cạnh tranh của bốn mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam có được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên nếu đi sâu vào phân tích thì quả thực chúng ta không khỏi băn khoăn về sức cạnh tranh thực sự của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam. Tốc độ kim ngạch nhỏ hơn tốc độ tăng sản lượng xuất khẩu (17,1% so với 20,2% ở gạo; 15,1% so với 19% ở chè; 14,25% so với 17,67% ở cao su). Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu các hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 1990-1999. TT Năm Sản lượng XK (1000 tấn) Kim ngạch XK (triệu USD) Gạo Cà phê Cao su Chè Gạo Cà phê Cao su Chè 1 1990 1624 89,6 75,9 10,8 305 76,16 75,3 12,96 2 1991 1033 93,8 62,9 10,5 235 74 50 14 3 1992 1940 116,2 81,9 13 418 92 66,9 16 4 1993 1722 122,6 96,7 20,6 362 110,6 74,7 26 5 1994 1983 177 135,5 21,2 424 328,2 135,4 26,5 6 1995 2058 248,1 138,1 18,8 530 595,5 193,5 26,5 7 1996 3047 281,4 194,5 21 868 420 163,3 29 8 1997 3682 391,6 195 32,3 801 497,5 194,6 48 9 1998 3800 382 197 33,2 1100 593,8 127,5 50,5 10 1999 4500 487,5 265 37 1080 592 145 46 11 2000 3500 649 280 44,7 840 842,76 153,2 56 Nguồn: Vụ thương mại-dịch vụ-Bộ kế hoạch và đầu tư So với đối thủ cạnh tranh tốc độ tăng sản lượng của họ thấp hơn nhưng tốc độ tăng kim ngạch lại cao hơn Việt Nam. Chẳng hạn, trong khi sản lượng xuất khẩu của Thái Lan chỉ gấp 1,6 lần của Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu lại gấp những 2,27 lần. Sản lượng cà phê xuất khẩu của Braxin chỉ gấp 2,6 lần Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu lại gấp 3,93 lần kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhiều mặt hàng khác cũng trong tình trạng tương tự. Trừ mặt hàng gạo, còn ba mặt hàng còn lại có sự chênh lệch quá lớn về số lượng so với đối thủ cạnh tranh chính: cà phê chỉ bằng 1/3 của Inđônêxia của Côlômbia, chè chỉ bằng 1/6,7 của Ên Độ, 1/8 của Stilanca; cao su chỉ bằng 1/5 của Malaixia và 1/9 của Thái Lan,...Như vậy, mười năm qua tuy đã có sự phát triển vượt bậc xong nhìn chung nông sản xuất khẩu của Việt Nam (trừ gạo) còn chiếm lượng nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh, chưa đủ sức để chi phối đến sự biến đổi về giá cả trên thị trường thế giới và nông sản Việt Nam vẫn phải chịu tác động của giá cả trên thế giới và lấy đó làm tiêu chuẩn phấn đấu cho mình. 2.2 Về chất lượng nông sản xuất khẩu có được cải thiện đáng kể ở hầu hết các mặt hàng: Chẳng hạn tỷ lệ gạo chất lượng cao (5 đến 10% tấn) đã tăng từ 1% (năm 1999) lên 85% (năm 200) tỷ lệ gạo chất lượng thấp (25% tấn) chỉ còn 22%. Tuy nhiên, đó chỉ là tiến bộ trong cải thiện độ gẫy của gạo. Gạo 5% của Thái Lan hơn hẳn ta về mùi vị, hình dáng, kích thước và tỷ lệ thuỷ phân. Cũng với gạo, chất lượng các hàng nông sản cũng có tiến bộ đáng kể. Như mặt hàng cà phê, tỷ trọng cà phê loại 1 tăng từ 2% (vô 95-96) lên 16% (vô 98-99), loại 2b giảm từ 80% (vô 95-96) xuống còn 5% (vô 99-00), xong tỷ lệ thuỷ phân cao quá 13% thậm chí có cả hạt đen mốc, vỡ, lẫn nhiều tạp chất, quy cách, mầu sắc, độ bóng, độ đồng đều chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Tỷ lệ cao su thượng hạng tăng từ 89,3% (1995) lên 91,04% (1998), lên tới 94,04%( 2000) Tuy đã tăng được tỷ trọng hàng hoá phẩm chất cao nhưng mẫu mã đơn điệu nên chưa thâm nhập vào phần thị trường cao cấp và do đó giá bán luôn thấp hơn của đối thủ cạnh tranh. Mặc dù nông sản Việt Nam có chất lượng khá tốt nhưng các loạI có chất lượng không đồng đều, tỷ lệ phế phẩm còn cao. Hầu hết trong những năm gần đây, một số dây truyền chế biến nông sản được nhập ngoạI có quy trinh công nghệ tiên tiến song còn rất Ýt. Nhìn chung khoảng 70% sản lượng nông sản hàng năm được sơ chế tạI các hộ gia đình chất lượng không cao, gần 30% tạI các cơ sở công nghiệp có dây chuyền nhưng phần lớn đã lạc hậu. Tóm lạI cần phảI nâng cao chất lượng của nông sản Việt Nam nhằm nânng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. 2.3 Giá nông sản xuất khẩu có tăng lên nhưng vẫn thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh và giá của thế giới Giá mét số hàng nông sản thời kỳ 1991-1998 Giá MH 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1. Giá cà phê Giá VN 791 792 902 1854 2401 1479 1270 1554 Giá Braxin 1263 953 1105 2548 2733 2211 3162 2343,5 Giá thế giới 1520 1254 1334 2503 3100 2317 2907 2583 2. Giá gạo Giá VN 227 215 210 214 258 285 242 289 Giá Thái Lan 276 276,7 261 320,7 315 367 387,5 393,3 Giá thế giới 234 332 302,4 344 311 373,7 379 347 3. Giá cao su Giá VN 795 817 773 999 1360 1350 980 700 Giá Thái Lan 803,4 803,3 825,7 1016 1506 1304 992,8 787 Giá thế giới 829 838,7 841,8 1037,3 1059 1332,3 1058 768 4. Giá chè Giá VN 1333 1240 1262 1250 1410 1394 1486 1521 Giá Thái Lan 2490 2312 2166 2044 2025 2012 2389 2407 Giá thế giới 2091 1996 1918 1943 2000 2024 2232 2350 Nguồn:FAO year book 1992-1995-1998, có đối chiếu với Vụ thương mại Bộ kế hoạch đầu tư 2.4 Thị phần xuất khẩu của bốn mặt hàng nông phẩm chủ lực của Việt Nam cũng tăng đáng kể: Từ năm 1991-1998 thị phần gạo được mở rộng hơn 10%, cà phê hơn 5%, cao su 2,2%, chè cũng được mở rộng trên 1,5%. Thị phần gạo của Việt Nam là 18,44%, so với Thái Lan là 22,2%; cà phê đạt thị phần 7,18%, so với Inđônêxia là 6,72%, Braxin là 18,72% và Colômbia là 11,97%. Thị phần các hàng hoá nông sản của Việt Nam tăng lên cùng với số thị trường được mở rộng. Hiện nay hàng nông sản Việt Nam đã có mặt ở trên 80 quốc gia trên thế giới, ở khắp các châu lục và bước đầu đã thâm nhập các thị trường khó tính như Anh, Thuỵ Sỹ, Pháp, Hông Kông, Nhật Bản, Đài Loan... Tuy nhiên, dù số lượng thị trường xuất khẩu có nhiều nhưng các thị trường nhập khẩu quy mô lớn và ổn định thì Ýt, chỉ tập chung vào 9 đến 10 quốc gia ở Châu Á như Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore và một số nước khác trong ASEAN. Mặt khác, mức độ thâm nhập vào thị trường “chính ngạch” của nông sản Việt Nam rất thấp. Đây là thị trường nhập khẩu chủ yếu và đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao từ nguyên liệu và chế biến sâu như gạo đặc sản, cà phê chè, cà phê hoà tan và bánh kẹo... Tóm lại, trong các hàng hoá nông sản của Việt Nam trong thời gian qua chỉ có gạo và cà phê là chiếm thị phần tương đối cao, hai mặt hàng còn lại đạt thị phần quá nhỏ (tuy rằng vẫn tăng so với trước đây) mức độ thâm nhập vào các thị trường chính ngạch còn rất kém. Nhìn chung chóng ta chưa vận hành chiến lược cạnh tranh hàng nông sản. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế ,các mặt hàng nông sản Việt Nam kể cả nội tiêu và xuất khẩu đã và đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt. Như trên đẵ nói việc xác định năng lực cạnh tranh của các sản phẩm là cần thiết. Một trong các chỉ tiêu nêu trên - trong khuôn khổ bài viết này - xác định tính cạnh tranh của một số sản phẩm nông sản được đánh giá từ khía cạnh nguồn lực trong nước: Hệ số chi phí nguồn lực trong nứơc (DRC). Hệ sè chi phí nguồn lực nội địa (DRC)của một số nông sản xuất khẩu chủ lực 1995 1996 1997 1998 1999 1995-99 Gạo Cà phê Chè Cao su 0.500 0.250 0.678 0.6 0.474 0.437 0.695 0.608 0.500 0.472 0.530 0.8 0.400 0.329 0.451 1.2 0.500 0.453 0.604 1.6 0.467 0.388 0.591 0.960 Qua phân tích tính cạnh tranh trong thời gian qua cho thấy ,mặc dù một số nông sản xuất khẩuViệt Nam có lợi về hệ số chi phí nguồn lực nội địa nhưng vẫn không mang tính chắc chắn chưa kể tính cạnh trạnh của một số mặt hàng còn có xu thế giảm như cao su.. Cũng phục vụ cho việc đánh giánăng lực cạnh tranh sử dụng chỉ sè năng lực cạnh tranh (C1) Biến động chỉ số khả năng cạnh tranh về giá một số nông sản xuất khẩu chủ lực Mặt hàng Gạo Cà phê Chè Cao su Biến động chỉ số năng lực cạnh tranhvề giá (C!), trong đó: Do tỷ giá hối đoái thực Do giá cả thế giới Do chính sách thương mại nghành -1.45 -1.65 2.25 -2.05 -7.88 -1.55 -0.06 -6.26 -1.49 -1.65 -3.06 -2.98 -7.25 -1.75 -7.87 2.36 Từng mặt hàng có những nguyên nhân khác nhau nhưng ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái có tính tác động tiêu cực hơn cả. Sự duy trì đồng tiền nội địa cao so với các nước trong khu vực cũng là nguyên nhân làm cho nông sản Việt Nam Ýt cạnh tranh hơn. Tuy nhiên giá cả thế giới giảm trong thời gian qua làm cho những mặt hàng này kém hấp dẫn hơn như với cà phê và cao su. 3. Nguyên nhân a) Chưa biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh Hội nhập kinh tế xét lợi Ých lâu dài mang lại cho mỗi quốc gia là khó có thể phủ nhận. Tuy nhiên hội nhập là quá trình không đơn giản và không hoàn toàn thuận chiều. Để có thể hội nhập một cách có hiệu quả vấn đề cốt lõi là làm sao có thể xác định được lợi thế so sánh, tập trung nguồn lực và tạo đòn bẩy nguồn lực để có sức mạnh tổng hợp. Từ đó có thể biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh mới có thể thực hiện sách lược “Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”. Trước ngưỡng cửa đầy gian nan ,chóng ta có lợi thế gì đối với các sản phẩm nông nghiệp. Nhìn chung so với hàng công nghiệp tiêu dùng như dệt may, da giầy hay cơ khí, điện tử.. trong cùng một lượng kim nghạch xuất khẩu như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông phẩm rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của nông phẩm xuất khẩu cao hơn nhiều.Ví dụ như: chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ chỉ chiếm khoảng 15% giá trị kim nghạch xuất khẩu gạo. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước, chỉ số này đối với hạt điều vào khoảng 27% và 73%. Nông nghiệp là nghành sử dụng lao động cao, trong điều kiện hàng năm Việt Nam cần giải quyết thêm việc làm cho 1.4 triệu người bướcc vào độ tuổi lao động. Ví dụ để trồng một ha dứa hay 1 ha dâu nuôi tằm, mỗi năm sử dụng 20 lao động. Trong khi đó giá nhân công ở Việt Nam rẻ hơn các nước khác trong khu vực ở mức 1 - 1.2 đôla/ngày công lao động như trong sản xuất cà phê lúa. Cá biệt giá nhân công mới ở mức2 - 2.5 đôla/ngàycông lao động thu hoạch mía, lúa. Nhìn chung giá nhân công của Thái Lan cao hơn so với Việt Nam là 2 - 3 lần. Tuy nhiên lợi thế này không tồn tại lâu do sự phát triển của nước ta và thế giới Điều kiện sinh thái tự nhiên trong sản xuất nông sản là một ưu thế, tạo ra các vùng chuyên canh sâu các loại rau quả nhiệt đới, một số loại rau quả vụ đông như cà chua, bắp cải rất thuận lợi ở đồng bằng sông Hồng. Trong khi đó cả vùng Viễn Đông của LB Nga và thậm chí ở cả Trung Quốc đang bị tuyết bao phủ nên không thể trồng trọt được nhưng lại là thị trường tiêu thụ lớn và tương đối dễ tính. Còn các đối thủ cạnh tranh của chúng ta như Thái Lan, Philippine kém lợi thế so sánh với Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên cũng như kỹ năng, kinh nghiệp và tính cần cù của người lao động trồng các loại rau ôn đới . Với các lợi so sánh đó, trong điều kiện bước đầu tham gia hội nhập đây có thể nói là vũ khí cạnh tranh sắc bén mà ngành hàng nông phẩm nên biết tận dụng. Vậy tại sao Việt Nam chưa chuyển được nhiều lợi thế so sánh thuận lợi của mình thành lợi thế cạnh tranh cụ thể cuả nghành hàng. Đây là câu hỏi lớn cần được phân tích một cáh cẩn thận và toàn diện. Trong các nguyên nhân chủ yếu là : b) Môi trường đầu tư thiếu tính cạnh tranh Chi phí đầu tư tại thị trường Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực và thường bao gồm cả những chi phí bất hợp lý được gọi là giao dịch phí ,tiêu cực phí. * Giá cung cấp các dịch vụ kết cấu hạ tầng quá cao đã ngăn cản tốc độ phát triển kinh tế và hạ thấp khả năng cạnh tranh của Việt Nam + Cước phí vận tải container bằng đường biển từ Nhật về các cảng ở Việt Nam thường cao gấp hai, ba lần so với đến cảng Singapore, Thái Lan và Philippine. Chẳng hạn cước phí vận chuyển một container 20 feet từ Tokyo đến Singapore khoảng 500 đôla, đến Băng cốc khoảng 450 đôla, trong khi tơí cảng Đà Nẵng của Việt Nam lên dến 1500 đôla, tại cảng Hải Phòng 1000 - 1500 đôla. Nguyên nhân là kết cấu hạ tầng cơ sở và dịch vụ của cảng ở Việt Nam kém, không thể đón các tàu lớn nên phải trung chuyển qua các cảng nước ngoài. Tương tự, cước phí vận tải hàng không cũng vào loại cao trong khu vực. + Về giá dịch vụ viễn thông, giá cước điện thoại quốc tế cao gấp khoảng hai lần so với giá trung bình thế giới. Điều này làm tăng gánh nặng cho các nghành đang cố gắng cạnh tranh trên thi trường, đặc biệt là những nghành định hướng xuất khẩu như nghành hàng nông phẩm. Các chi phí viễn thông cao của Việt Nam một phần do trình độ quản lý của Tổng công ty bưu chính viễn thông (VNPT). Mặc dù VNPT có mạng viễn thông hiện đại nhưng số nhân viên tính trên 1000 máy điện thoại của Việt Nam cao gấp 6 lần so với Philippine và 7 lần so với Singapore. + Giá điện dùng cho kinh doanh (0.07 đôla/kwh) cao gấp 2 lần so với Thượng Hải (0.35 đôla/kwh) và Băng cốc, gấp 5 lần so với Giacacta (0.17 đôla/kwh). + Thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam (mức cao nhất là 50%)và cao nhất khu vực, trên cả Thượng Hải. So sánh chi phí đầu tư tại một số thành phố lớn ở châu Á (tháng 12-19999) Hà Nôi TP-HCM Thượng Hải Singapore Băng kok KualarLumpur Jacarta Manila Phíthuêphòng/tháng 23 16 24 42 13 17 19 28 Phí thuê nhà cho đại diện người nước ngoài/tháng 1850 1800 1500 2285 1420 920 2000 1970 Phí điện thoại quốc tế(3ph gọi sang Nhật) 8.52 8.52 4.3 2.23 3.11 2.61 2.59 3.78 Tiền điện dùng cho kinh doanh/kwh 0.07 0.07 0.0035 0.05 0.03 0.06 0.0177 0.09 Vận chuyển container40 ft từ nhà máy đến cảng gần nhất của Nhật 1825 1375 880 670 1466 895 1252 994 Giá xăng dầu(1 lit) 0.31 0.310 0.3 0.74 0.34 0.29 0.138 0.35 Thuế thu nhập cá nhân (mức cao nhất) 50% 50% 45% 29% 37% 29% 30% 33% Nguồn :JETRO, trích từ Tạp chí Phát triển kinh tế, Mặc dù giá cao nhưng chất lượng kết cấu hạ tầng của Việt Nam lại ở mức thấp nhất khu vực Chỉ số chất lượng đường ở Việt Nam khá thấp, mới chỉ có khoảng 30% có chiều rộng trên 10 m. Đến nay vẫn còn trên 40% quốc lé và 70% tỉnh lé còn mặt bằng đất, trên hệ thống quốc lé vẫn còn 1000 cây cầu yếu chiều dài 45000m. Hiện nay vẫn còn 600 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Theo bé giao thông vận tải, các dịch vụ liên quan dến container và đại lý tàu biển cùng các loại hoạt động cung ứng xuất khẩu đều chưa có hiệu quả và không có tính cạnh tranh quốc tế. (Báo Đầu tư,#/8/99). Hiện nay ở Việt Nam mới có 51% gia đình được cấp điện. Chỉ có 2.9% số xã ở Lai Châu có điện, ở Cao Bằng khá hơn với 7. 1% và Lào Cai là 9.9%. Theo tổng cục Bưu điện, đến năm 2000 vẫn còn 19% số xã chưa có điện thoại. (Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn 6-7-2000). Bảng so sánh chất lượng kết cấu hạ tầng của các nước ASEAN Nước Sân bay Cảng biển Giao thông Điện lực Viễn Thông Bình quân Singapore 4.9 4.9 4.6 4.4 4.7 4.7 Brunây 3.3 3.0 3.3 3.6 3.5 3.3 Malaisia 3.1 3.1 2.7 2.6 3.2 2.9 Thai lan 3.1 2.5 1.6 2.7 3.0 2.6 Philippine 2.3 2.4 1.9 2.2 2.7 2.3 Inđônêsia 3.0 2.4 2.3 2.6 2.7 2.6 Việt Nam 1.9 2.0 1.9 1.9 2.2 2.0 Myanmar 1.6 1.5 1.6 1.4 1.4 1.5 Nguồn :Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 5/2000, trích từ Dailly economices News, Đài Loan. * Việt Nam đang mất dần lợi thế về chi phí nhân công * Hệ thống dịch vụ công phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cũng là nơi phát sinh thêm chi phí cho các doanh nghiệp. Các cơ quan công quyền ở mọi cấp tự đặt ra nhiều loại phí khi cung cấp dịch vụ công dẫn đến tình trạng “loạn phí và lệ phí”. Theo Cục thuế TPHCM, căn cứ vào báo cao của cấp dưới thì thành phố tồn tại 122 khoản phí và lệ phí mà người dân và doanh nghiệp phải nép (Thời báo kinh tế Sài Gòn 24/8/2000). Cùng các khoản phí chính thức, các doanh nghiệp còn phải chi thêm các khoản “hoa hồng”, “giao dịch phí” khác cho các quan chức. Để giải quyết các vấn đề kinh doanh, doanh nghiệp phải chi một khoản không nhỏ và biến báo tận cùng vào giá thành sản phẩm hoặc cắt giảm lợi nhuận, phóc lợi. Điều này dường như trở thành một thông lệ mét nếp, thãi quen rất khó bỏ trong môi trường kinh doanh của Việt Nam. c) Chính sách vĩ mô của nhà nước * Tỷ giá: Như trên đã nói, tỷ giá hối đoái là một vấn đề rất nhạy cảm với hoạt động xuất nhập khẩu. Một chế độ tỷ gía thế nào là hợp lý, tối ưu đối với một nền kinh tế như Việt Nam. Có thể nói đây là một bài toán khó cho các nhà hoạch định chính sách cũng như với các nhà quản lý tài chính. Thực tế cho thấy cách niêm yết tỷ giá của các ngân hàng thương mại đều khác thường so với các nước. Tỷ giá mua vào ngang bằng với tỷ giá bán ra. Có phải các ngân hàng thương mại không biết kinh doanh hay không. Đơn giản vì giá ngoại tệ ở thị trường liên ngân hàng luôn luôn được chỉ đạo một cách duy ý chý, thấp hơn giá thị trường tự do. Đó là tình hình lên giá của tiền ta mà trong tiếng Anh gọi là đánh giá quá cao đồng tiền trong nưóc (money overvaluation). Rõ ràng khi USD nhà nước đặt nó cao hơn giá thị trường là muốn kéo nó lên, ưu tiên cho xuất khẩu, hay đặt thấp hơn giá thị trường tự do là muốn kéo nó xuống, ưu ái cho nhập khẩu, cho trả nợ vay nước ngoài. Báo tuổi trẻ5/7/2000 cho biết thị trường tự do cao hơn tỷ giá liên ngân hàng từ 80 đến 100đ và tự nhiên nhập khẩu được trợ giá mỗi USD là 90đ. Tính theo kim nghạch nhập khẩu năm 1999 là 11.532 tỷ thì số trợ giá cho nhập khẩu là rất lớn, trái với định hướng ưu tiên cho xuất khẩu hiện nay của Việt Nam . * Cơ chế chính sách: Vấn đề đặt ra cho cơ chế quản lý nghành hàng nông phẩm là phải giải quyết được mục tiêu: người sản xuất có lợi, doanh nghiệp hoạt động trong nghành có hiệu quả, bình ổn giá cả - giữ vững an ninh lương thực quốc gia. Giải quyết mục tiêu trên là giải quyết lợi Ých ba mặt: người lao động, doanh nghiệp, và xã hội . + Việc định giá sàn bảo đảm cho nông dân một sự lùa chọn khi tiến hành sản xuất.Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cho nông sản của nhà nước hạn hẹp, nên nhà nước mới chỉ áp dụng giá sàn cho cây lúa nhưng hiệu quả của nó rật thấp.Vì sao vậy? Nguyên nhân là đối tượng được hưởng là doanh nghiệp mua thóc, doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Như vậy, tuy giữ hay có thể nâng được mức giá mua thóc - song mục đích để người nông dân có lợi, khi điều kiện tiêu thụ thóc khó khăn - giá mua thấp không thực hiện được. Điều đó mục tiêu đặt ra cho cơ chế không thực hiện được. Đặc biệt, khi sự quản lý không chặt chẽ như trưòng hợp xảy ra những tháng đầu năm 2001 là một ví dụ điển hình: Nhà nước đã hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp thu gom thóc dự trữ khoảng 1 triêụ tấn, các doanh nghiệp không mua hay mua với số lưọng không đủ, số vốn còn quay trở lại ngân hàng với lãi suất cao hơn. Vậy nỗ lực của nhà nước là không hiệu quả. +Về cơ chế quản lý xuất khẩu gạo: điều hành hoạt động xuất khẩu gạo ban hành gắn với cơ chế điều hành nhập khẩu phân bón, do một đầu mối điều hành. Điều tiết lượng gạo xuất khẩu: tiến độ xuất khẩu gạo qua hạn nghạch, đầu mối xuất khẩu gạo và biện pháp tạm dừng xuất khẩu. Số lượng gạo xuất khẩu phân bố hàng năm thực hiện theo hướng giảm dần sự độc quyền của doanh nghiệp đầu mối. Mặc dù với cơ chế này đã thúc đẩy tiến độ xuất khẩu rất nhiều, cơ chế quy định chỉ có hiệu lực trong vòng một năm. Do đó doanh nghiệp luôn bị động, thiếu ổn định, không muốn đầu tư dài hạn. Hơn nữa, dẩy việc giải quyết vấn đề mang tính sự vụ của doanh nghiệp lên cấp chính phủ, vừa mất thời gian trong kinh doanh, bỏ mất thời cơ, mà chính phủ lại rơi vào sự vụ. Một điểm cần lưu ý, duy trì điều hành xuất khẩu theo đầu mối nhiều khi bỏ mất thời cơ xuất khẩu nhất là khi tham gia đấu thầu các hợp đồng mua gạo của nước ngoài. Sự kiện thất bại của đầu mối chỉ định tham gia đấu thầu gạo năm 1998 - 1999 cho thấy sự hạn chế của việc chỉ định doanh nghiệp tham gia đấu thầu. c)Kỹ thuật - công nghệ sản xuất, chế biến lạc hậu chưa theo kịp trình độ thế giới; cơ cấu cây trồng ,cơ cấu sản phảm chưa hợp lý với nhu cầu thị trường: Trên thị trường thế giới, chất lượng và uy tíncác loại nông sản Việt Nam vẫn thuộc “loại 2”. Vì sao vậy? Các chuyên gia cho rằng, chất lượng và uy tín nông phẩm phụ thuộc vào 4 yếu tố: giống, kỹ thuật canh tác, năng suất, chế biến thì Việt Nam yếu ...cả 4. Theo đánh giá củă WEF năm 2000, chỉ số công nghệ của Việt Nam đạt 0.51, đứng thứ 48/59 quốc gia. Một thực trạng cảnh báo với nền kinh tế nói chung và nghành hàng nông phẩm nói riêng. Chè: hiện ở Việt Nam trồng nhiều giống địa phương trồng lâu đờỉ Việt Nam chiếm khoảng 90% diện tích. Gần đây có nhập một số chè của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật khẩu như giống Bát tiên, VânXương, Yabuki....có chất lượng cao, diện tích trồng còn nhỏ chiếm khoảng dưới 10% diện tích. Điều này ảnh hưởng rõ ràng đến chất lượng chè xuất khẩu. Không nói đến chỉ tiêu cảm quan này, chỉ xét về hình thức, kích thứơc lá, bóp chè của ta không đồng đều. Có khách hàng tưởng ta trộn lẫn nhiều loại chè với nhau. Theo các chuyên gia, năng suất chè phải đạt từ 4tấn/ha trở lên người trồng chè mới có lãi. Thống kê chính thức của Vinatea cho thấy có 75% số tỉnh trồng chè năng suất bình quân dươí 4 tấn /ha, trong đó có nhiều vùng trồng chè lâu đời như Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang.. bình quân cả nước đạt 3.68 tấn /ha. Nếu lấy giá bình quân năm 1998 là 2259x3.68 thì người trồng chè chỉ thu về 8313120 đồng /ha. Trong khi mức đầu tư chuẩn theo yêu cầu cho 1ha chè là phải...15 triệu đồng. Như vậy người trồng chè chỉ còn cách giảm đầu tư như phân bón không đủ, mật độ trồng trên 1ha thấp, không làm hệ thống tưới tiêu...Qua khảo sát của Vinatea, người trồng chè chỉ đâù tư 6 - 7 triệu đồng cho1ha (bằng 40% yêu cầu. Ở những vùng nghèo tỷ lệ này còn Ýt hơn. Thậm chí nhiều vùng chè hiện nay, không đựoc bón phân. Cái vòng luẩn quẩn trong sản xuất chè hiện nay là: đầu tư thấp - năng suất thấp - chất lượng thấp - thu nhập thấp. Sù lạc hậu của công nghệ chế biến chè là một nguyên nhân đã lâu cho nghành chè, hiện chưa đến hồi kết thúc. Công nghệ chế biến chè nhập từ Liên Xô (cũ) vào những năm 1957 - 1977 được sửa chữa và thay thễ bằng các phụ tùng nhiều lần, tuy đang hoạt động nhưng bộc lé nhiều nhược điểm ở các khâu lên men, sấy, hót bụi, phân loại...ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Những năm 1980 nhập khẩu của ÊN Độ 6 đây chuyền nhưng không đồng bộ nên không hiệu quả. Năm 1996 nhập 2 dây chuyền của Ân Độ nhưng chỉ một dây truyền của An phú là hoạt động. Ngoài ra các nhà máy chế biến công nghiệp với công suất lớn còn có nhiều cơ sở chế biến nhỏ cũng tham gia sản xuất chè đen xuất khẩu, nhưng thiếu thiết bị và không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp làm giảm chất lượng và uy tín chè Việt Nam. * Gạo :Theo tiêu chuẩn của thế giới là hạt dài (trừ thị trường Nhật Bản) cần giống đáp ứng theo yêu cầu hạt gạo dài 7mm, chiều dài /chiều rộng phải >3, gạo phải trong có nấm bạc bụng cho phép từ 0 đến 1mm. Nhưng công nghệ chế biến còn mang tính thô sơ, kỹ thuật đánh bóng còn khoảng cách xa so với Thái Lan. Hệ thống kho trạm dự trữ còn yếu kém dãn đến gạo có độ Èm cao, dễ bị mốc không đáp ứng nhu cầu. Và một nguyên nhân sâu xa nữa là nhà sản xuất còn chạy theo số lượng hơn là chất lượng, chưa tạo ra được các vùng chuyên canh năng suất cao hơn chất lượng cao hơn về tỷ lệ độ gẫy của hạt gạo, mùi thơm... * Cà phê: Về cơ cấu giống cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng cũng như nhu cầu của thị trường rất quan trọng. Hiện tai cả nước có 375 nghàn ha cà phê phân bố đều trên địa bàn từ bắc tới nam. Khu vực phía bắc diện tích không nhiều, năng suất không cao, điều kiện thổ nhưỡng không phù hợp với giống cà phê vối nhưng cà phê chè phát triển tốt ở đây. Khu vực Tây Nguyên và vùng Miền Đông Nam bộ, là vùng trọng điểm của cà phê Việt Nam, có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp cho cà phê đặc biệt là giống và phê vối. Do nhu cầu cà phê, chè trên thế giới cao hơn so với cà phê vối nhưng diện tích trồng hiện tại ở Việt Nam là 95% cà phê vối chỉ 5% cà phê chè. Đây là một bất cập lớn đối với nghành cà phê. Công nghệ chế biến tạo ra sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Nam chất lưọng cao là chưa có. * Cao su: hiện tại Việt Nam có khoảng 400 nghàn ha diện tích cao su, đến cuối tháng 9/2001 tổng công ty cao su Việt Nam thông báo còn ứ đọng 300 nghàn tấn mủ cao su. Do nhu cầu của thị trường thế giới cần loại mủ cấp thấp, trong khi sản phẩm của Việt Nam mủ cấp cao chiếm tỷ trọng lớn. Công nghệ cao lại bất cập với nhu cầu, là vấn đề tương đối dễ giải quyết. Vậy tại sao cao su lại ứ đọng. Theo chủ tịch hiệp hôi cao su Việt Nam cho biết: thực tế trồng, tiêu thụ là phía hiệp hội, còn công nghệ chế biến lại do nghành công nghiệp quản lý. d) Hệ thống thị trường-kênh phân phối còn yếu kém: e) Do sự biến động khách quan trên thị trưòng thế giới: Thị trường tiêu thụ là vấn đề cốt lõi để đảm bảo cho sản xuất phát triển. Trước đây, đã có thời gian dài chúng ta dùng thị trường như một sự áp đặt nhu cầu cho sản xuất; chỉ sản xuất những thứ chúng ta có nhu cầu, sử dụng theo khối lượng và địa chỉ sẵn. Ngày nay, các nhà sản xuất phải tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trườngđòi hỏi; với ý nghĩa đó thị trường có vai trò quyết định với với sản xuất và kinh doanh hàng hoá đặc biệt là thị trên thế giới. Giá cà phê đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử vào cuối năm 2000. Đó là một năm đầy khó khăn cho nghành cà phê thế giới và cũng là một năm giá cà phê cứ giảm dần đêù. Giải thích điều này, có rất nhiều lý do như sau: sù suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng tới nền kinh tế mỗi nước theo nhu cầu tiêu dùng giảm vì thu nhập bình quân đầu người thấp ,vấn đề thời tiết ở những nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới và đặc biệt là các câc cung cầu cà phê. Trong năm 2000, sản lượng cà phê thế giới tăng mạnh trong khi nhu cầu giảm, và nguồn dự trữ ở các nước tiêu thụ lại quá cao. Giá cà phê vào đầu năm 2000 đã được xem như là quá thấp nhưng vẫn cao hơn nhiều với mức giá hiện nay. Ngày 7/1/00 hợp đồng kỳ hạn cà phê robusta tháng 1/00 và cà phê arabica tháng 3/00 có mục giá tương ứng 1490USD/tấn và 114,15cent/lb, so với 1814USD/tấn và119.65 cent/ibcùng kỳ năm 1999. Vào những ngày đầu năm 2001, giá rosbuta hợp đồng tháng 1/01 ở mức 665 USD /tấn và arabica hợp đồng tháng 3 ở mức 63.45cent/lb. Năm 2000 - nghành cao su thế giới còn nhiều nhức nhối Từ sau cuộc khủng hoảng thế giớichâu Á tháng 7/97,thị trường cao su thế giới đã trải qua gần 4 năm suy yếu - qua dài so với một chu kỳ bình thường một năm rưỡi. Sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng, giá cao su giảm khoảng 40% so với trước đó do sự mất giá tiền tệ của các nước sản xuất cao su tự nhiên, đặc biệt là đồng rupiad của Inđonêsia đã giảm hơn 70% so với USD, còn đồng bạt Thái Lan, đồng ringgit của Malaixia giảm giá khoảng 30%. Năm 2000, thị trường cao su dường như đứng yên ở mức thấp như năm 1999 (mức thấp sau 30 năm); đặc biệt sau sù tan rã của INRO - tổ chức duy nhất có chức năng bình ổn giá thị trường cao su thế giới - từ 13/10/99. Vấn đề tồn đọng của tổ chức này là giải quyết số cao su dự trữ 138000 tấn mà họ đã mua của các nước trước đó. Dù hội đồng INRO đã quyết định sẽ bán hết cao su dự trữ hết 30/6/01. Giá cao su RSS3 Thái Lan trung bình trong năm 2000là 65 - 67 cents/kg và mức cao nhất là 71 cents/kg, tương đương với giá cuối năm 99, đầu năm 2000. Tuy nhiên cao su SIR20của Inđônêsia và SMR20 của Malaisia lại giảm nhiều so với mức trung bình 70 - 72cents/kg cuối năm 1999 còn khoảng 60 - 62 cents cuối năm 2000. Giá cao su kỳ hạn Tokyo đã từng tăng tới mức trên 93yên/kg, cao hơn nhiều so với năm 99 nhờ hoạt động đàu cơ nhưng cuối năm lại giảm còn khoảng75 - 76 yên/kg. Thị trường cao su thế giới trông chờ nhiều vào thị trường cao su Trung Quốc. Nhìn lại thị trường gạo thế giới năm 2000 Năm 2000 là một năm đầy sóng gió trên thị trường gạo. Giá gạo tất cả các xuất xứ đều giảm, mặc dù các nước xuất khẩu rất nỗ lực tìm kiếm thị trường. Nhu cầu gạo của các nước nhập khẩu lớn như Inđônêsia, Bănglađét, Brax..hạn chế nhập bởi sản lượng gạo của các nước này đã phục hồi sau hai năm mất mùa và các chương trình hỗ trợ gạo của các nước đó. Các nước này đã tuyên bố có khả năng tự cung cấp. Ngoài Thái Lan và Việt Nam, Trung Quốc nổi lên là một đối thủ đáng gờm. Gạo Trung Quốc đã có chỗ đứng tên thị trường Châu Phi và Nhật Bản. Không chỉ có Thái Lan và Việt Nam, gạo Mỹ cũng đang trong tình trạng bị cạnh tranh gay gắt. Achgentina, Braxin và Urugoay đều tham gia vào thị trường thế giới. Chính phủ Ên Độ có kế hoạch giải toả 3 triệu tấn gạo dự trữ vào cuối năm 2000 để lấy kho dự trữ gạo mới. Việc này càng gây sức Ðp tới thị trường thế giới. Các nhà xuất khẩu Việt Nam rơi vào thế bí trong những tháng cuối năm 2000.Vì mặc dù giá gạo quốc tế giảm, song nông dân không chịu giảm giá vì chi phí sản xuất cao mà lượng dự trữ không nhiều. Xuất khẩu gạo đã giảm nhiều trong năm 2000 so với năm 1999, chỉ đạt 3.5 triệu tấn . III/ Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập 1. Giải pháp về chiến lược sản phẩm: Nguyên nhân có tính bao trùm cản trở khả năng và hiệu quả sản xuất nông sản là do chất lượng còn thấp, khối lượng không ổn định, chất lượng không đồng đều, phân tán nhỏ bé, mẫu mã chưa hấp dẫn và giá còn cao. Cần xác định và quy hoạch đầu tư đồng bộ các vùng sinh thái sản xuất, tập trung tạo ra nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu: vùng lúa gạo chất lượng cao khoảng 1 triệu ha ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 300 ngàn ha ở Đồng bằng sông Hồng sẽ tạo ra 70% gạo xuất khẩu có chất lượng cao. Tiếp đến là vùng cà phê thâm canh ở Tây Nguyên, Đông nam bộ và Trung bộ khoảng 300 ngàn ha; vùng cao su Đông nam bộ, Tây Nguyên và Trung bộ khoảng 700 ngàn ha; vùng chè phía Bắc khoảng 700 ngàn ha; vùng điều duyên hải miền Trung, Đông nam bộ khoảng 300 ngàn ha...Trên cơ sở quy hoạch các vùng sinh thái này mà tiến hành xây dựng các dự án phát triển từng mặt hàng, ngành hàng để thu hót vốn đầu tư, và trên từng vùng cụ thể cần có chính sách ưu tiên sát thực để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế vùng. Phát triển sản xuất nông sản hàng hoá theo vùng sinh thái có ý nghĩa nâng cao phẩm cấp, chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh. Mặt khác, nâng cao đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trước mắt cũng như lâu dài cần nghiên cứu lai tạo giống. Hiện nay đã đưa trên 100 loại giống lúa khác nhau vào gieo trồng. Do yêu cầu của thị trường thế giới là hạt dài (trừ trường hợp Nhật Bản mua hạt tròn nhưng không nhiều) nên cần có giống đáp ứng theo tiêu chuẩn hạt gạo dài 70 mm; chiều dài/chiều rộng > 3; nấm bạc bụng cho phép từ 0 đến 1mm. Đối với cà phê cần thực hiện thay thế cơ bản các số cây cho năng suất thấp, quả nhỏ và bị bệnh gỉ sắt bằng cây đầu dòng đã được đánh dấu tốt. Trong vòng 10 năm nữa phải tạo ra được cơ cấu 2 cà phê vối - 1 cà phê chè cải thiện điều kiện hiện nay là 95% cà phê vối mà chỉ có 5% cà phê chè. Tiếp tục tạo giống cà phê arabica và giống lai mới. Đối với cao su, quan trọng là cải tạo vườn cao su đã già, thanh lọc giống đồng thời tuyển chọn giống cao su cho vùng trồng mới. Trước mắt cần nâng cao độ đồng đều sản xuất của các hộ trong vùng vì sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất của chất lượng sản phẩm. Ước tính tác động của sự nâng cao đồng đều sản xuất của các hộ sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất xuất khẩu lên tới 15 đến 20%. Đưa đến hiệu quả theo quy mô, các vùng chuyên canh thiết lập một hệ thống thu mua hiệu quả, giảm chi phí một trong những cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của nông phẩm hiện nay. 2. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm: Dưới sức Ðp của toàn cầu hoá, các nước Ýt nhiều phải tái tạo cấu trúc thị trường theo hướng mở, giảm hàng rào thuế quan, cắt giảm bảo hộ...Lúc này yếu tố cạnh tranh sẽ quyết định yếu tố tiêu thụ sản phẩm. Do đó, để tăng sức cạnh tranh chóng ta cần có một giải pháp thị trường đồng bộ cho việc tiêu thụ nông phẩm hiện nay. Đây là điều rất cần thiết cho sù duy trì phát triển và đưa vị trí vững chắc cho nông phẩm Việt Nam. a) Giải pháp liên quan đến vốn đầu tư cho sản xuất: Từ lý luận tuần hoàn chu chuyển tư bản của Marx cho thấy quá trình vận động của bất kỳ hình thái giá trị nào đều phải trải qua 3 giai đoạn: mua, sản xuất và bán, với 3 chức năng: chuẩn bị cho các yếu tố của các quá trình sản xuất - tạo ra giá trị thặng dư - thực hiện giá trị thặng dư, với 3 hình thái tiền tệ - hình thái sản xuất - hình thái hàng hoá, rồi quay lại hình thái ban đầu với số lượng lớn hơn. Để cho lhình thái giá trị đó có thể vận động trôi chảy thuận lợi và quay trở về với hình thái ban đầu với số lượng lớn hơn thì nhất thiết trong quá trình vận động nó phải lần lượt thực hiện 3 giai đoạn với 3 chức năng chứ không dừng lại ở một giai đoạn nào, hay thiếu một giai đoạn nào cả. Yêu cầu của quá trình tuần hoàn là làm cho việc thực hiện phải chia vốn đầu tư làm 3 phần để tiến hành 3 giai đoạn. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất hàng nông nghiệp ở nước ta, bà con nông dân với số vốn Ýt ỏi của mình, thường chỉ đảm bảo vốn cho 2 giai đoạn đầu còn ở giai đoạn bán thường là thiếu vốn hay không tính toán trước, không dự liệu trước. Vì thế hàng hoá nông sản thường bị ứ đọng, không tiêu thụ kịp thời, hoặc bị tư thương Ðp giá, hoặc không có thị trường tiêu thụ. Giải quyết vấn đề này tất yếu liên quan đến cơ cấu vốn và cách thực cho nông dân vay vốn. Việc cho vay theo các món hiện nay dùa trên dự án sản xuất. Nay cần phải mở rộng vay ở 3 giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn bán phaỉ dùa vào phương án tiêu thụ sản phẩm. Các chi phí cho tiêu thụ sản phẩm như: quảng cáo, bao bì, vận chuyển, thuê kho... cần được hoạch toán và trở thành đối tượng cho vay. Có như vậy vốn bỏ ra cho sản xuất mới quay về điểm xuất phát với khối lượng lớn hơn. b)Giải pháp về thị trường: Sản xuất hàng hoá phát triển phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ. Muốn có thị trường tiêu thụ đặc biệt là thị trường ngoài nước, phải đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo được tính cạnh tranh của nông sản. Có như nông sản mới bán được, ngược lại sẽ bị Õ. Vì thế, giải pháp cơ bản là nghiên cứu thị trường, nắm chắc thị trường tiêu thụ hướng vào xuất khẩu. Giả pháp này nằm ngoài khả năng của bà con nông dân, nên nhà nước và các cơ quan xuất khẩu có trách nhiệm tìm kiếm thị trường ổn định, kí thác hợp đồng dài hạn, nhất là các hợp đồng cho cây công nghiệp dài ngày, có như vậy bà con nông dân mới yên tâm sản xuất. Bằng cách đa dạng hoá các kênh và các cấp độ lưu thông, để hàng hoá lưu chuyển nhanh nhất, chi phí thấp nhất từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.Thương mại trung gian cần hướng dẫn sản xuất (bao gồm: trợ vốn, khoa học - công nghệ cho sx, bao tiêu sản phẩm). Trong cấu trúc thị trường đa dạng nói trên, coi trọng mô hình đặc thù - tô điểm thương mại ở nông thôn. Sự gắn kết các chợ nông thôn, các tụ điểm kinh tế để từng bước hiện đại hoá thị trường thông qua hình thức phát triển các cụm kinh tế - văn hoá - kỹ thuật - thương mại - dịch vụ cho các vùng sản xuất hàng hoá và các cơ sở chế biến bảo quản. Đối với vùng sản xuất tập trung nông sản xuất khẩu thì tổ chức xây dựng mô hình gắn kết cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu. Mặt khác cần bảo vệ thị trường trong nước, vì đại đa số sản lượng hàng hoá tiêu thụ trong nước. Đối với hàng nông sản phải nhập khẩu về với số lượng cần thiết để tránh tình trạng nhập ồ ạt và quá nhiều dẫn đến rối loạn thị trường trong nước, hoặc chèn Ðp nông sản trong nước. Chẳng hạn việc nhập đường, muối, trứng gà Trung Quốc làm cho bà con nông dân thiệt hại về giá, thấp hơn chi phí sản xuất, có nơi bà con bị vỡ nợ bỏ đi nơi khác làm ăn. c) Giải pháp hỗ trợ sản xuất đối với sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp xưa nay vốn phải chịu nhiều rủi ro khách quan: thiên tai, dịch hoạ, sâu dày, sự khăc nghiệt của thời tiết. Vì thế, hơn bất cứ nghành nào khác, nông nghiệp rất cần sự hỗ trợ của nhà nước trong nhiều tình huống. Trong những năm qua, nhà nước đã có nhiều biện pháp hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp như: miễn thuế nông nghiệp hay gia hạn nép thuế khi có thiên tai, áp dụng lãi suất ưu đãi với một số cay con, xác định giá sàn thu mua lúa cho nông dân trên cơ sở bù đắp chi phi và có lãi hợp lý. Biện pháp định giá sàn bảo đảm cho nông dân một sự an tâm trong khâu tiêu thụ và giúp họ sự lùa chọn khi tiến hành sản xuất.Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nên nhà nước mới chỉ áp dụng với cây lúa song hiệu quả chưa cao. Vì nguồn lợi lớn rơi vào tay trung gian. Cần huy động vốn từ nhiều hướng, nhiều thành phần kinh tế để xây dựng các “quỹ bảo hiểm sản xuất” cho nông dân. Quỹ này giúp cho nông dân thêm nguồn vốn khi gặp rủi ro. Chẳng hạn “quỹ bảo hiểm cho xuất khẩu” được hình thành từ việc đóng góp của doanh nghiệp xuất khẩu có lãi và sự hỗ trợ ban đàu từ ngân sách nhà nước. Quỹ dùng để hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất và người xuất khẩu khi gặp khó khăn. Đây là loại hình hợp lý cần được mở rộng d) Giải pháp về mô hình tiêu thụ nông sản: Từ mô hình sản xuất mía đường của Lam Sơn (Thanh Hoá) và sản xuất xuất thu mua bông của Tổng công ty Bông Việt Nam, chóng ta cần phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm, sau đó nhân rộng mô hình này. Tại Thanh Hoá, đã thành lập Hiệp hội mía đường Lam Sơn, gồm có các nhà máy sản xuất đường, các nông trường và các hộ nông dân trồng mía ở nhứng vùng xung quanh. Quỹ của hiệp hội chủ yếu do nhà máy đường, các nông trường, các hộ nông dân trồng mía đóng góp, nhà nước chỉ hỗ trợ mét phần. Quỹ này dùng hỗ trợ các thành viên khi gặp rủi ro. Thông qua hiệp hội mà gắn liền quyền lợi và trách nhiệm của các bên. Đó chính là nhân tố quan trọng góp phần đưa đến thắng lợi của những người trồng mía và nhà máy đường Lam Sơn trong những năm gần đây. Tổng công ty Bông Việt Nam đã thực hiện sự liên kết chặt chẽ giữa người trồng bông và sản xuất. Công ty đã ký hợp đồng ứng trước giống phân bón cho nông dân, sau đó đến vụ thu hoạch nông dân sẽ bán bông cho công ty với giá tối thiểu là 5000 đồng/kg, nếu giá thị trường xuống dưới 5000 đồng/kg thì công ty vẫn đảm bảo giá đó cho người nông dân, nếu giá thị trường cao hơn thì công ty mua theo giá thị trường, nếu công ty không mua thì công ty được quyền bán ra thị trường. Tổ chức mô hình tiêu thụ này nông dân yên tâm sản xuất và hàng hoá nông sản có thị trường tiêu thụ đảm bảo. Trong thực tế, chúng ta đã xây dựng, quy hoạch sản xuất chuyên canh, góp phần nâng cao năng suất, tăng nhanh sản lượng hàng hoá nông sản, nhưng còn bỏ trông khâu tiêu thụ khiến nông dân gặp nhiều khó khăn sau thu hoạch. Vì thế việc xây dựng các mô hình tiêu thụ gắn liền với phân vùng, quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp là việc làm hết sức cần thiết. e) Phát triển giao thông phục vụ tiêu thụ nông sản: Giao thông nông thôn nước ta còn kém phát triển, nhất là các vùng sâu vùng xa. Hậu quả của nhiều vùng thiếu phương tiện giao thông vận chuyển khó khăn, bà con nông dân phải bán lúa non với giá thấp, hay để thóc tại ruộng không bảo quản được khi gặp mưa thóc nảy mầm, gây ra thua lỗ. Để giải quyết việc này, nhà nước và nông dân cùng nhau góp vốn và công sức theo phương thức (nhà nước và nhân dân cùng làm) để xây dựng phát triển giao thông tạo điều kiện giao lưu hàng hoá, liên kết kinh tế giữa các vùng, nhờ đó mà mở rộng thị trường tiêu thụ. f) Phát triển các loại hình công biến chế biến nông sản: Việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản góp phần nâng cao sản lượng hàng hoá nông sản, kéo dài điều kiện tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho nông dân có thể đưa nông sản hàng hoá đến được thị trường xa hơn lớn hơn. Tuy nhiên, công nghiệp chế biến nông sản của ta hiện nay có trình độ thấp, thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, chất lượng chế biến chưa cao. Bên cạnh đó tồn tại một nghịch lý là nhiều cơ sở chế biến chưa sử dụng hết công suất, hầu như chỉ phát huy 30 đến 40% công suất hiện có. Quy mô của doanh nghiệp chế biến nhỏ và có tới 90% sè cơ sở chế biến nông thôn có quy mô hộ gia đình. Mặt khác do làm ra chất lượng còn thấp thiếu khả năng cạnh tranh nhất là trên thị trường thế giới. Sản phẩm xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là sản phẩm thô nên giá xuất khẩu thường rất thấp. Để khắc phục hạn chế này trước hết thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ trong và ngoài quốc doanh ở nông thôn. Tiếp theo là hỗ trợ kỹ thuật chế biến, trình bày mẫu mã cho các cơ sở chế biến hộ gia đình. Tìm kiếm thị trường hỗ trợ khâu vận chuyển và bao tiêu sản phẩm chế biến để qua đó khai thác tận dụng hết công suất sẵn có. Động viên, khuyến khích hình thành đội ngò các doanh nghiệp kinh doanh chế biến, thương mại dịch vụ ở nông thôn. Quy hoạch phát triển sản xuất công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu nhất là các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. 3. Nhà nước cần có chính sách vĩ mô về tỉ giá hối đoái: Nhà nước cần có chính sách vĩ mô về tỉ giá hối đoái thương mại năng động thích nghi tốt với các điều kiện trong nước và thế giới đảm bảo phát huy cơ hội nâng cao giá trị gia tăng của nông sản xuất khẩu. Không nên để tình trạng đánh giá quá cao đồng nội tệ như hiện nay. Trong những trường hợp cần thiết, kết hợp với các chính sách tài chính khá nhà nước có thể thực hiện việc phá giá đồng nội tệ để có khả tăng khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam so với các nước trong khu vực. 4. Tổ chức sở giao dịch hàng hoá - thị trường có kỳ hạn với một số nông sản: Nhà nước nghiên cứu tổ chức thị trường kỳ hạn đối với một số nông sản như gạo, cà phê, cao su để cho người sản xuất có thể tự bù đắp rủi ro mà không cần đến các quỹ bảo hiểm nhà nước. Việc này Việt Nam hoàn toàn có khả năng thành lập và vận hành thị trường có kỳ hạn, hay là sở giao dịch hàng hoá khi mà khối lượng các mặt hàng này lớn, và vị trí xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới. 5. Giải pháp đối với các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần phải đầu tư nghiên cứu giống cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu chăm sóc, thu hoạch, đầu tư vào công nghệ chế biến nông sản, đầu tư vào kho tàng bảo quản chất lượng nông sản trong quá trình bảo quản và có đủ khả năng dự trữ cần thiết. Không nên ỷ vào lợi thế chi phí đầu vào để cạnh tranh mà tính phương án tăng chi phí để tăng chất lượng sản lượng để lợi về giá và mở rộng thị trường. Các doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động marketing cho hàng nông sản trên cả 4 phương diện: chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối và xúc tiến. Các doanh nghiệp hoàn thiện việc tổ chức thu mua và sử lý thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giới để điều hành công tác xuất khẩu nông sản có hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cần có chiến lược và bước đi xây dựng uy tín của hàng nông sản Việt Nam nhằm cải thiện hình ảnh nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. 6. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp: Cải tiến tổ chức quản lý nông sản theo hướng phân khu vực thị trường cho các đầu mối xuất khẩu lớn để tạo hướng chuyên sâu về khu vực thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu, hạn chế sự cạnh tranh giữa chính các doanh nghiệp của ta làm thiệt hại đến lợi Ých quốc gia, xây dựng cơ chế quản lý giá, lãi suất, thuế, tỷ giá và dự trữ xuất khẩu linh hoạt nhưng phải nằm trong một khuôn khổ nhất định. Tăng cường ký kết hiệp định chính phủ với các nước về xuất khẩu nông sản. Xây dùng trung tâm chuyên thu thập và cung cấp các thông tin về xuất khẩu nông sản trên thị trường thế giới cho các doanh nghiệp trong nước để giúp các doanh nghiệp định hướng sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, đồng thời giúp cho các quyết định của doanh nghiệp cao hơn. Tạo điều kiện bvà giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội trợ nông sản quốc tế nhằm giới thiệu hàng nông sản Việt Nam cho toàn thế giới, thu hót sự chú ý của khách hàng để mở rộng thị trường. Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, giảm chi phí tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản. Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước chế biến nông sản xuất khẩu. Cung ứng thường xuyên và có chất lượng các dịch vụ cung ứng các vật tư cho nông nghiệp. Chú trọng công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo dài hạn hình thành sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản trên thế giới để cung cấp thông tin cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trong nước, hướng dẫn người sản xuất nông sản nhập khẩu. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao 2001 Phòng thương mại Việt Nam 2. Tạp chí thương mại 3. Tạp chí kinh tế và phát triển 4. Tạp chí phát triển kinh tế 5. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn 6. Tạp chí ngoại thương 7. Tạp chí kinh tế và dự báo 8. Tạp chí thương nghiệp và tiêu dùng Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc103986.doc
Tài liệu liên quan