Đề tài Biện pháp nâng cao nhận thức của con người về môi trường ở Việt Nam

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: 1.1.1 Đặt vấn đề: Ngày nay, nước ta đang trên đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Và chúng ta cũng đã đạt được một số thành quả nhất định. Kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Đời sống nhân dân được nâng cao. Bên cạnh đó, thì cũng có mặt trái đó là tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. Mặc dù nước ta cũng đã có những biện pháp để hạn chế ô nhiễm. Nhưng ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra hàng ngày, và ngày càng trầm trọng. Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và các khu đô thị lớn. Còn môi trường đất cũng vậy. càng ngày có càng nhiều diện tích đất bị nhiễm mặn và bị hoang mạc hóa. Còn môi trường nước thì sao? Có khá hơn 2 môi trường kia không? môi trường nước cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ở trên đất nước Việt Nam, còn mấy con sông tự nhiên không bị ô nhiễm? Vì vậy vấn đề ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. nhưng vì sao môi trường của nước ta đang ở mức báo động đến như vậy? Tôi có thể trả lời câu hỏi này. Vì do nhận thức của con người về môi trường còn rất kém. Bạn có thể nhìn thấy hàng ngày các cảnh như: Bẻ cây ven đường, vứt rác bừa bãi, rồi vô tư đổ nước thải ra đường . Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy các hình ảnh trên? 1.1.2 Tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài: 1.1.2.1 Lý do chọn đề tài: Tôi là người Việt Nam, tôi yêu tất cả những gì của Việt Nam. Tôi yêu mái đình, làng quê, đồng lúa Việt Nam. Và giờ, tôi lại đang là sinh viên ngành môi trường. Vì thế tôi càng yêu môi trường ở Việt Nam. Tôi muốn sống trong một môi trường mà không khí trong lành, đường phố sạch sẽ. Tất cả người dân Việt Nam đều biết bảo vệ môi trường. chính vì lý do này mà tôi đã chọn đề tài “BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM”. 1 2 Tình hình nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các chính sách, giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế trang trại tại Việt Nam (Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp NN ) - Vấn đề bảo vệ môi trường trong việc thực hiện một số chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc và miền núi (Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh) - Quan hệ giữa phát triển kinh tế & bảo vệ môi trường ở Việt Nam (Luận văn - Báo cáo) - Tăng trưởng kinh tế & bảo vệ môi trường(Luận văn - Báo cáo) 1.3 Mục đích nghiên cứu: ü Nhằm chỉ ra hiện trạng môi trường ở Việt Nam. ü Ý thức của người dân Việt Nam về môi trường. ü Đưa ra giải pháp để nâng cao nhận thức của con người về môi trường. 1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu: ü Tìm kiếm các số liệu về tình hình ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. ü Đưa ra giải pháp để nâng cao nhận thức của con người về môi trường. 1.5 Phương pháp nghiên cứu: ü Thu thập dữ liệu về môi trường việt nam qua sách báo, internet . ü Sắp xếp dữ liệu tìm được. ü Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề.

doc65 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2708 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao nhận thức của con người về môi trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 972.463 10 Bảng 2.2: Số ca mắc bệnh và tử vong của các bệnh liên quan ô nhiễm nước 1990-2003 Cấp nước sạch tại đô thị và nông thôn: - Hiện nay, có khoảng 60% đô thị có hệ thống cấp nước tập trung. Tiêu chuẩn cấp nước các đô thị trung bình và nhỏ ở mức từ 75 – 80 lít/người/ngày. Tuy nhiên, dịch vụ cấp nước độ thị còn nhiều hạn chế. Năm 2004, tổng lượng nước cấp đô thị là 3.450.000 m3/ngày. Với tổng số 195 nhà máy và trạm cấp nước hoạt động. Hệ thống cấp nước đô thị được xây dựng chấp vá không hoàn chỉnh và đồng bộ. Năm 2004 lượng nước cấp độ thị bị thất thoát khoảng 35-40% (đã giảm 8-10% so với năm 2003). Tỷ lệ vùng nông thôn được cấp nước sạch và nước an toàn với tiêu chuẩn 50 lít/người/ngày là từ 40-60%. Phụ thuộc vào từng vùng, nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi và đồng bằng sông cửu long. Còn gặp nhiều khó khăn về tiếp cận nguồn nước sạch( nguồn báo cáo ngân hàng thế giới, báo cáo của hội cấp thoát nước việt nam 2003-2004). 2.6.2 Môi trường nước biển: - Nhìn chung, chất lượng nước ở các vùng biển, và ven biển. Vẫn còn nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Trừ một số vùng cửa sông, và vùng ven biển. Nơi có các khu dân cư độ thị tập trung. Các cơ sở công nghiệp các cảng biển. Tuy nhiên, nguy cơ ô nhiễm biển, ngày càng biểu hiện rõ nét. Bởi các hoạt động của con người. 2.6.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm: a. Hoạt động các khu dân cư đô thị ven biển: - Việc gia tăng dân số, kéo theo các hoạt động sản xuất, khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch, đã thải ra sông biển khối lượng các chất thải ngày càng tăng. b.Hoạt động công nghiệp tập trung tại khu vực ven biển: - Trong những năm gần đây, các khu công nghiệp tập trung ven biển, phát triển rất mạnh. Và có xu hướng ngày càng mở rộng. Và kèm theo đó là các hoạt động xả thải, thiếu quy hoạch. Gây tác động xấu tới môi trường. Năm 2004, tại khu vực ven biển miền trung. Và miền nam, đã hình thành và đi vào hoạt động, một số khu công nghiệp tập trung như: Văn Phong ( khánh Hòa), Hòn Na( Quảng Bình) và khu công nghiệp Cà Mau. Chất thải từ các khu công nghiệp ven biển, gây sức ép lớn đến môi trường biển ven bờ. c. Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản: - Số tàu đánh bắt xa bờ, tăng hàng năm cả về số lượng và công suất. Chính sự gia tăng số lượng thuyền máy đánh bắt, đồng nghĩa với việc gia tăng hoạt động khai thác thủy sản. Đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, sinh vật biển. Và làm nguy hại đến môi trường biển, do chất thải từ tàu. d. Hoạt động giao thông vận tải tàu thủy và sự cố tràn dầu: - Hoạt động giao thông vận tải thủy, phát triển càng mạnh. Thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước, vùng biển ven bờ, và cửa sông ngày càng tăng cao. Do việc xả thải các chất thải rắn và lỏng. Từ các cơ sở đóng tàu không được quy định hợp lý, việc vận chuyển các loại hàng lóng ( dầu thô dầu tinh) có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nếu có sự cố xảy ra. e. Khai thác khoáng sản: - Sản lượng khai thác than năm 2004, tăng gấp 2.5 lần so với năm 2000. Kéo theo đó là khối lượng đất đá thải cũng tăng lên. Năm 2004, sản lượng dầu thô khai thác tăng mạnh (10 triệu tấn) cũng làm gia tăng chất thải đổ váo môi trường biển ( bùn khoang nước thải vỉa ..) gây tác động xấu đến chất lượng môi trường nước. Và trầm tích khu vực hoạt động khai thác khoáng sản ven biển. Tập trung chủ yếu, ở các tỉnh miền trung. Cũng đã làm tăng đáng kể, lượng thải các chất độc môi hại ra môi trường biển. f. Hoạt động du lịch và dịch vụ tại các khu du lich nghỉ dưỡng ven biển: - Hoạt động du lịch và dịch vụ ngày càng tăng, lượng khách du lịch nghỉ dưỡng cũng tăng. Hàng năm, kéo khoảng 10-15% kéo theo là gia tăng lượng lớn chất thải từ hoạt động này lên môi trường biển và ven biển 2.6.2.2 diễn biến ô nhiễm nước biển: - Ô nhiễm nước ven biển, được xác định bởi một thông số và nhóm thông số đặc trưng. Là chất rắn lơ lửng, độ đục hàm lượng nitrit (NO2) nitrat (N03). Hàm lượng phốt pho, nhóm kim loại nặng, hàm lượng dầu, và chỉ số coliform.. - Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng ( cao nhất là vùng ven biển đồng bằng sông hồng và sông cửu long). Nitrat, nitrit, coliform( chủ yếu là khu vực đồng bằng sông cửu long) dầu. và kim loại kẽm. a. Hàm lượng chất rắn lơ lửng ( TSS): - Theo số liệu quan trắc môi trường vùng ven biển, thì tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng, trong nước biển, đo được cao nhất ở khu vực đồ sơn sầm sơn, và khu vực vũng tàu. Thấp nhất ở vùng biển miền trung. Hàm lượng các chất lơ lửng trong nước, khu vực ven bờ đồng bằng sông hồng, và sông cửu long cao trong cả năm. Nguyên nhân là vào mùa mưa, nước lũ từ sông chảy ra kéo theo lượng lớn, các chất lơ lửng. Còn mùa khô kiệt, do sống gió làm sục lớp trầm tích độ trong suốt ở các khu vực trên cũng khá thấp không thuận lợi cho việc du lịch. b. Hàm lượng nitrit( NO2): - Nước biển, ở các khu vực cửa sông hồng, và vùng cửa sông cửu long. Thường xuyên có hàm lượng nitrit, cao hơn giới hạn cho phép của nước biển ven bờ, dùng nuôi trồng thủy sản. Tại khu vực miền bắc, hầu hết các giá trị đo đều đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đối với nước biển ven bờ, chỉ mục đích sử dụng làm bãi tắm. Tại khu vực miền trung, vào thời kỳ mưa lũ, một số giá trị đã vượt quá giới hạn cho phép. c. Hàm lượng kim loại kẽm( ZN): - Trong những năm gần đây, hàm lượng Zn thường xuyên có giá trị cao hơn giới hạn cho phép đối với nước biển, dùng cho nuôi trồng thủy sản khoảng 1,5-3 lần. d. Hàm lượng dầu trong nước biển: - Ở khu vực miền bắc, và miền nam. Hầu hết, các giá trị quan trắc được đều cao hơn giới hạn cho phép. Đối với nước biển ven bờ hon cho nuôi trồng thủy sản, và bãi tắm. Ví dụ: Tại Đà Nẵng và Rạch Giá, có hàm lượng dầu cao hơn gần 4 lần giới hạn cho phép. f. Hàm lượng colifrom: - Đã có dấu hiệu ô nhiễm colifrom, tại khu vực biển miền Trung và miền Nam. Theo các kết quả quan trác môi trường hằng năm, thì chỉ số colifrom tại các khu vực này đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. e. Một số các thông số khác: - Như hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, và kim loại nặng. Theo kết quả quan trắc nước biển trong những năm gần đây cho thấy các thông số này có giá trị vẫn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. g. Môi trường trầm tích biển: - Theo báo cáo quan trắc và phân tích môi trường, những năm vừa qua. Thì môi trường trầm tích, tại một số vùng biển miền bắc nước ta. Đã có dấu hiệu ô nhiễm cadimi kẽm thủy ngân ( theo tiêu chuẩn của trung quốc vì hiện nay, ta chưa có tiêu chuẩn của Việt Nam). Tuy nhiên, vấn đề này chỉ mang tính cục bộ . - Các khu vực ngập nước ven biển, nhạy cảm. Đặc biệt là vùng của sông và các bãi triều lầy. Đang có nhiều nguy cơ bị suy giảm về diện tích chất lượng môi trường, nước biển trầm tích và nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, là vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) trong những năm gần đây có nguy cơ suy giảm nhanh về diện tích, cũng như các hệ sinh thái tự nhiên hiện có. 2.6.2.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm nước biển: - Ô nhiễm nước biển, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng dầu mỡ, và hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển. - Ô nhiễm nước biến, ở các bãi tắm và các điểm du lịch và sự xuống cấp của cảnh quan thiên nhiên. Đã đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch vùng ven biển nước ta. Nước ven biển bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng cũng gây tác động xấu đến hoạt động du lịch. Nghỉ dưỡng biển làm giảm lượng khách du lịch đến vùng biển. Việc gia tăng lượng hóa chất bảo vệ thực vật, có trong nước đã gây suy thoai các rạn san hô, làm giảm sự sinh trưởng của các loài thủy hải sản do chúng hấp thụ các chất độc này. 2.6.3. Môi trường không khí: 2.6.3 .1 Các nguồn gây ô nhiễm: a. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Các hoạt động sản xuất công nghiệp, vẫn là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí : -Công nghiệp cũ : chủ yếu được xây dựng trước năm 1975, và đều là công nghiệp vừa và nhỏ công nghệ lạc hậu. Chỉ có một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi. Còn lại hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại. Các cơ sở sản xuất, công nghiệp cũ, thường phân tán nhiều cơ sở lại nằm ngay trong nội thành. Các nhà máy cũ thường dùng than dầu FO, để làm nhiên liệu đốt. Nên thải ra nhiều chất gây ô nhiễm môi trường không khí. -Công nghiệp mới : các cơ sở sản xuất công nghiệp mới được đầu tư tập trung vào các khu công nghiệp. Tuy nhiên, còn một số nhà máy lớn như các nhà máy nhiệt điện, xi măng vật liệu xây dựng. Nằm ở các vị trí riêng rẽ, và chưa xử lý triệt để các khí thải độc hại. Nên vẫn gây ra ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. -Làng nghề tiểu thủ công nghiệp: Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề cũng là các nguồn gây ô nhiễm không khí cục bộ. b. Giao thông vận tải: - Trong thời gian qua, số lượng các phương tiện giao thông vận tải tăng nhanh. Khí thải từ giao thông vận tải là một nguồn gây ô nhiễm không khí. Đặc biệt, đối với môi trường không khí ở đô thị. Nhất là ở các đô thị lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị, do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Đường phố đô thị nước ta bị ô nhiễm do bụi khí CO và hơi xăng dầu. Phần lớn, chúng đều do hoạt động giao thông thải ra. Lưu lượng xe lớn và tình trạng kẹt xe liên tục, càng làm cho ô nhiễm môi trường không khí trở nên trầm trọng hơn. c. Xây dựng đô thị hạ tầng kỹ thuật: - Quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh ở khắp nơi. Với các hoạt động xây dựng nhà cửa, đường xá ,cầu cống, các hoạt động xây dựng đô thị, gây ô nhiễm bụi trầm trọng, đối với môi trường không khí xung quanh. Ngoài ra, nước ta đang đầu tư xây dựng mạnh mẽ, các hạ tầng kỹ thuật đường giao thông, cầu cảng sân bay. Các hoạt động này,cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể. d. Sinh hoạt của nhân dân: - Các hộ gia đình ở thành phố, thường đun nấu bằng điện,than củi, dầu và gas. Nhiều nơi các hộ gia đình nghèo vẫn dùng than tổ ong để đun nấu. hoạt động của các hộ gia đình việc đun nấu bằng than dầu củi cũng góp phần gây ô nhiễm không khí. e. Các nguồn ô nhiễm khác: - Ngoài các nguyên nhân nêu trên, ô nhiễm không khí ở nước ta còn do nguyên nhân khác như: cháy rừng, các nguồn ô nhiễm từ các quốc gia lân cận. 2.6.3.2 Diễn biến ô nhiễm không khí: a. Hiện trạng môi trường không khí đô thị: - Ô nhiễm bụi: Hầu hết, các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi. Nhiều nơi bị ô nhiễm trầm trọng tới mức báo động. Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần. Đặc biệt, ở các nút giao thông thì nồng độ bụi hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 lần. Ở các khu đang xây dựng, trong đô thị Nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10-20 lần. Nồng độ bụi trong không khí đường phố chủ yếu là do bụi đường ( khoảng trên 80% ). - Ô nhiễm khí SO2: Nói chung, nồng độ khí SO2 trung bình ở các đô thị và khu công nghiệp nước ta còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép tổng lượng thải khí SO2 (tấn/năm) ở đô thị hiện nay do hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gây ra là chính chiếm tới trên 95% do bản thân các ống xả của xe cộ gây ra chỉ chiếm khoảng từ 1-2% và từ sinh hoạt đô thị chỉ dưới 1%. - Ô nhiễm các khí CO, NO2 và chì: Ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Nồng độ khí CO và NO2 trung bình ngày trong môi trường không khí xung quanh đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Như vậy, ở các đô thị và khu công nghiệp nói chung chưa có hiện tượng bị ô nhiễm khí CO và NO2 tuy vậy ở một số nút giao thông lớn trong đô thị nồng độ khí NO và SO2 vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép. Từ sau khi sử dụng xăng không pha chì không khí ở các đô thị của nước ta không còn bị ô nhiễm chì. -Diễn biến môi trường không khí ở nông thôn: Môi trường không khí ở nông thôn nước ta còn tốt, trừ một số làng nghề, Không khí làng nghề bị ô nhiễm. Chủ yếu do khói từ các lò nấu thủ công ở các làng nghề sử dụng than củi tỏa ra nhiều bụi và các khí độc hại như CO2 và SO2. 1.6.3.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí: - Y học đã ghi nhận, nhiều bệnh tật đường hô hấp, do môi trường không khí bị ô nhiễm bởi bụi hơi khí độc CO, CO2, NO, chì. Các tác nhân này gây ra các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn virút, hen, lao, dị ứng viêm phế quản, ung thư. Các nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới năm 2001 cho thấy: Ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân của 35,7% trường hợp viêm đường hô hấp. Dưới 22% các bệnh phổi mãn tính ở nước ta.Các nghiên cứu đã xác định, có mối liên quan rõ rệt giữa ô nhiễm không khí và các bệnh đường hô hấp. - Trong các năm từ 2001-2003, đã có 4.908 trẻ em dưới 15 tuổi điều trị tại khoa nhi bệnh viện thanh nhàn Hà Nội. Vì mắc các bệnh liên quan ô nhiễm không khí, tỷ lệ mắc hen phế quản của dân cư các quận nội thành cao gấp 1,4 lần các quận ngoại thành. Năm 2002-2003, tại khoa dị ứng miễn dịch, lâm sàng bệnh viện Bạch Mai. Tỷ lệ mắc hen phế quản điều trị của Hà Nội là: 23,52% . Cao hơn hẳn Hà Tây 6,75% . Tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai năm 2001, tỷ lệ tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp tăng 2,1 lần so với trung bình hàng năm giai đoạn 1991 -1995 và tăng 1,9 lần giai đoạn 1996-2000. Trong đó, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chiều hướng gia tăng với tỷ lệ cao nhất là 25,2%. 2.6.4 Môi trường đất: - Việt Nam có diện tích tự nhiên 32.931.456 ha, có diện tích sông suối và núi đá không có rừng cây là 1,3 triệu ha( chiếm 4,06% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền 31,2 triệu ha (chiếm 94,5% diện tích tự nhiên), xếp thứ 58 trên thế giới. Tuy nhiên, do dân số đông nên diện tích đất bình quân đầu người thuộc loại thấp nhất, chỉ bằng 1/6 bình quân của thế giới. 2.6.4.1 Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất: a. Các nguồn gây ô nhiễm đất: Các tác nhân gây ô nhiễm đất ở Việt Nam chủ yếu bao gồm: - Sử dụng phân hóa học trong canh tác sản xuất nông nghiệp. Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, ở nước ta lượng phân bón sử dụng trong nông nghiệp. Ngày càng tăng cả về số lượng và chủng loại. Hàng năm, ít nhất 1.420 loại phân bón khác nhau được đưa ra thị trường. Số lượng phân bón nhập khẩu, trong những năm gần đây đều tăng. Đặc biệt là phân urê (khoảng 1-1,4 triệu tấn/năm do sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 1/3 so với nhu cầu) lượng phân bón hóa học này, chủ yếu được sử dụng cho cây lúa, rau màu, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. nhìn chung lượng phân bón hóa học sử dụng ở nước ta còn thấp. tuy nhiên nó lại gây sức ép lớn đến môi trường nông nghiệp và nông thôn bởi 3 lý do sau: Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu quả phân bón thấp Bón phân không cân đối nặng về sử dụng phân đạm Chất lượng phân không đảm bảo. Hiện nay, ngoài lượng phân bón được nhập khẩu theo con đường chính, thông do nhà nước quản lý hoặc do các doang nghiệp công nghiệp trong nước sản xuất. Còn một lượng lớn phân bón nhập lậu, không được kiểm soát. Cộng thêm một phần do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trong nước không đảm bảo chất lượng. Chính lượng phân bón này đang gây áp lực ảnh hưởng xấu đến môi trường đất. Ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật: - Thuốc bảo vệ thực vật gồm: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc trừ chuột, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ. Hiện nay, nước ta chưa sản xuất được nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, mà phải nhập khẩu để gia công hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn, để sang chai đóng gói nhỏ tại các nhà máy trong nước. Từ năm 1997 đến nay, khối lượng thuốc hạn chế sử dụng được nhập khẩu chỉ còn 2.500 tấn thuốc thành phẩm quy đổi ( trước đây từ 7.500- 8.000 tấn/năm) so với năm 1990. Tổng lượng thuốc sử dụng hằng năm tăng từ 1.2 đến 1.5 lần. Thậm chí hơn 2 lần chủ yếu sử dụng cho lúa. - Một số nơi, ô nhiễm đất mang tính cục bộ do chất thải đô thị khu công nghiệp, làng nghề và khai thác mỏ. b. Những nguyên nhân gây suy thoái đất: - Do đặc điểm điệu kiện tự nhiên của nước ta, với 3/4 diện tích là đồi núi nên có độ dốc lớn ( 25 triệu ha đất dốc). Khi đó, sự thay đổi về điều kiện khí hậu và sinh thái. Đặc biệt, là thảm thực vật dễ dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt trượt lở đất làm suy thoái hóa học, mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ ; một số vùng (Bình Thuận, Ninh thuận ) nằm trong vùng khí hậu bán khô hạn, hiện tượng hạn hán xảy ra liên tục đã làm tăng diện tích đất hoang mạc. - Do tác động trực tiếp từ các hoạt động của con người như : Sự gia tăng dân số đói nghèo, kỹ thuật canh tác không hợp lý, mất rừng, cháy rừng, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị, khu công nghiệp, khai thác khoáng sản… làm biếng đổi các tính chất đất và mất đất, làm cho đất không còn tính năng sản xuất. - Ngoài ra, các nguyên nhân gây ô nhiễm như đã nêu ở trên, cũng đã góp phần làm cho quá trình, suy thoái môi trường đất trở nên trầm trọng hơn. 2.6.4.2 Hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất: a. Ô nhiễm môi trường đất: - Ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học: Sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật canh tác nông nghiệp, nên hiệu lực phân bón thấp. Có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý (K2SO4), (NH)4SO4, KCL, super phootphat còn tồn dư axit đã làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như: AL3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng. - Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất-nước; tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất. Theo kết quả nghiên cứu, hiện nay mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg/ha/năm. Tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất. - Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt động công nghiệp: Kết quả của một số khảo sát cho thấy, hàm lượng kim loại nặng trong đất gần khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp phước long. Hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1.5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần. b. Suy thoái đất: Các loại hình thoái hóa đất chủ đạo ở nước ta là: - Xói mòn, rửa trôi, sạt và trượt lở đất; - Suy thoái hóa học (mặn hóa, chua hóa, phèn hóa); - Mất chất dinh dưỡng, muối khoáng và chất hữu cơ; - Đất bị chua; - Xuất hiện nhiều độc tố hại cây trồng như Fe3+, Al2+ và Mn2+; - Hoang mạc hóa. Xói mòn: - Xói mòn là quá trình tiềm năng dẫn đến thoái hóa đất mạnh nhất ở nước ta. Lớp phủ thực vật, đặc biệt là thảm thực vật rừng nhiệt đới là chiếc áo tốt nhất bảo vệ đất khỏi bị hoặc giảm bớt xói mòn. - Lượng đất bị xói mòn thường phụ thuộc vào chế độ canh tác. Trong một thời gian dài, chế độ du canh ở vùng đồi núi nước ta đã để lại hậu quả là đất rừng, sau khi khai phá trồng cây ngắn ngày, chu kỳ đất bỏ hóa để phục hồi độ phì nhiêu bị rút ngắn nên hiện có khoảng 17.7 triệu ha đất dốc bị suy thoái ở các mức độ khác nhau tầng đất cứ mỏng dần trong quá trình canh tác. Hoang mạc hóa: - Số liệu của văn phòng điều phối Công ước chống sa mạc hóa (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn) cho biết, nước ta hiện có khoảng 7.055.000 ha đang chịu tác mạnh bởi hoang mạc hóa, bao gồm đất trống bị thoái hóa mạnh, đất bị đá ong hóa ( Khoảng 7.000.000 ha); đụn cát và bãi cát di động tập trung ở các tỉnh miền trung (400.000 ha). Đất bị xói mòn tại Tây Bắc, Tây Nguyên và một số nơi khác là 120.000 ha. Dất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (tứ giác Long Xuyên) là 30.000 ha và cát khô hạn theo mùa hoặc vĩnh viễn tập trung ở Nam Trung Bộ ( Bình Thuận, Ninh Thuận và Nam Khánh Hòa) là 300.000ha. 2.6.4.3 Ảnh hưởng của suy thoái đất và ô nhiễm đất: - Sự suy thoái đất sẽ dẫn đến giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. Làm nghèo thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học. Đồng thời chúng có tác động ngược lại càng làm cho quá trình xói mòn, thoái hóa đất diễn ra nhanh hơn. Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. - Do sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp, hiện nay, tình hình ngộ độc thực phẩm do các hóa chất độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Cục An Toàn vệ sinh thực phẩm năm 2004 có 145 vụ ngộ độc ( trong đó thực phẩm độc chiếm 23%, hóa chất 13% ) với 3.580 người mắc, có 41 người tử vong. 2.6.5 Đa dạng sinh học: - Nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa, đa dạng về địa hình, khí hậu, do đó có tính đa dạng sinh học rất cao, đặc biệt trong các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước và biển. Theo tài liệu thống kê ( Tré de Groombridge, 1992) nước ta là một trong 25 nước có độ đa dạng dinh học cao trên thế giới ( chiếm 6.5% số loài có trên thế giới). Rất nhiều loài trong số này là đặchữu duy nhất ở nước ta hoặc chỉ tìm thấy ở rất ít nơi trên thế giới. Tuy nhiên, đa dạng sinh học của nước ta hiện vẫn đang đố mặt với các nguy cơ suy thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau. 2.6.5.1 Các nguyên nhân suy thoái: a. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu quy hoạch.: - Việc chuyển đổi đất rừng và các vùng đất ngập nước thành đất canh tác, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Sự mở rộng đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng, đã dẫn đến mất hay phã vỡ các hệ sinh thái và sinh cảnh. b. Khai thác và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học. -Đói nghèo là một trong những nguyên nhân của việc khai thác không bền vững. hiện nay ở nước ta, 70% dân số có sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên đa dạng sinh học. Tuy nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học hiện vẫn bị khai thác và sứ dụng một cách thiếu bền vững. Tình trạng này được thể hiện ở các hoạt động cụ thể sau đây: Khai thác thủy sản quá mức, sử dụng các phương tiện đánh bắt hủy diệt Khai thác gỗ và các sản phẩm phi gỗ thiếu kế hoạch, thiếu kiểm soát Khai thác và buôn bán các loài động vật hoang dã không kiểm soát được c. Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại: - Khoảng 20 năm gần đây, nhiều loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm đã xâm nhập vào nước ta. Điển hình là các loài ốc Bươu vàng (Pomacea caniculata), Mai dương (Mimosa pigra), Bèo Nhật Bản (Eichhornia crassipes). Sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai cũng là mối đe dọa tiềm ẩn đối với đa dạng sinh học. Sự phát tiển quá mức và khó kiểm soát của các loài này đã gây những hậu quả xấu đối với môi trường và đa dạng sinh học như lấn át, loại trừ và làm suy giảm các loài sinh vật và nguồn gen. Phá hại mùa màng, làm giảm năng xuất cây trồng và vật nuôi, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe con người. d. Ô nhiễm môi trường: - Tình trạng ô nhiễm môi trường do các nguồn thải khác nhau là nguyên nhân quan trọng đang đe dọa đa dạng sinh học: Gây chết, làm giảm số lượng cá thể, phá vỡ cấu trúc quần thể, hủy hoại nơi cư trú và môi trường sống của các loài sinh vật. - Nước thải với hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, đã gây hiện tượng “nở hoa nước” ở các hồ, gây nguy hại cho môi trường sống của nhiều loài sinh vật thúy sinh. Hiện tượng thủy triều xanh thường xảy ra ở các vùng nước ven biển là kết quả của sự gia tăng các nguồn thải giàu dinh dưỡng. Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm nghiêm trọng các vùng nước ven biển và có những tác động sâu sắc lên các hệ sinh thái rất nhạy cảm như: Rừng ngập mặn, các hệ sinh thái bãi triều, cứ sông, rạn san hô, cỏ biển, quần xã thủy sinh vật phong phú ven biển. e. Cháy rừng: - Cháy rừng gây thiệt hại ước tính hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, đó là chẳng kể đến những ảnh hưởng xấu về môi trường sống. Làm giảm tính đa dạng sinh học, phá vỡ cảnh quan… Điển hình là cụ cháy rừng tràm U Minh năm 2002 đã gây mất mát nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học tại đây. f. Thiên tai: - Thiên tai gây ra những tác động sâu sắc trên nhiều mặt đối với đa dạng sinh học. Có thể nêu những tác động chủ yếu sau đây: Làm hủy hoại môi trường sống, thu hẹp nơi cư trú, làm giảm số lượng sinh vật; hủy hoại nguồn dinh dưỡng, nguồn nước; làm thay đổi đặc điểm, tính chất, tập quán của một số loài sinh vật; gây ra những biến dị, những đột biến ở một số loài sinh vật. g. Quản lý còn nhiều bất cập: - Hệ thống quản lý đa dạng sinh học ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, chưa rõ ràng, thiếu sự phối hợp. Quy hoạch đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và các vấn đề của đa dạng sinh học nói riêng còn chưa hoang thiện, đồng bộ, dẫn đến sự chồng chéo, sự phát triển tài nguyên thiên nhiên không hợp lý và bền vững trong toàn quốc và ở từng địa phương. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều khiếm quyết bà bất cập, các văn bản còn rời rạc, tản mạn. Công tác quản lý, năng lực cán bộ chưa đủ mạnh. Việc đầu tư còn dàn trải, thiếu trọng điểm. nghiên cứu khoa học chưa có chiến lượt và chương trình dài hạn. 2.6.5.2 Hiện trạng và diễn biến suy thoái đa dạng sinh học: a. Sự suy thoái của các hệ sinh thái tự nhiên: - Hầu hết, các hệ sinh thái tự nhiên nước ta hiện đang phải chịu sức ép nặng nề từ các hoạt động lớn trong hơn nữa thế kỷ qua. Độ che phủ rừng tăng là rừng trồng, nếu tính về giá trị đa dạng sinh học thì không cao. hều hết các vùng trong rừng tự nhiên còn lại đều đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Diện tích rừng nguyên sinh chưa bị tác động chỉ còn tồn tại trong các vùng rừng nhở, rời rạc tại các khu vực núi cao. Hầu hết các vùng rừng tự nhiên còn lại đều hết các vùng rừng tự nhiên còn lại đều đang bị xuống cấp nghiêm trọng, Diện tích rừng nguyên sinh chưa bị tác động chỉ còn tồn tại trong các vùng rừng nhỏ, rời rạc tại các khu vực núi cao của miền Bắc và Tây Nguyên. Đây là mối đe dọa lớn đối với các cấu thành đa dạng sinh học của rừng bao gồm các loài thực vật và động vật phụ thuộc vào rừng. - Đất ngập nước là một trong các hệ sinh thái nhạy cảm và dễ bị đe dọa. Tổng diện tích rừng ngập mặn của cả nước hiện chỉ còn khoảng 155.290 ha, giảm 100.000 ha so với trước năm 1990 và vẫn đang tiếp tục bị thu hẹp nhanh. Các hệ sinh thái đầm phá các vùng rừng ngập nước và các đồng cỏ cũng đang bị suy thoái nặng nề do bị chuyển thành đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. - Hầu hết, các hệ sinh thái biển đều đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng.Nguyên nhân trước hết là do khai thác quá mức các nguồn lợi thủy sản.Đặc biệt, là khai thác bằng các phương pháp hủy diệt. Ngoài ra, các hệ sinh thái biển còn bị đe dọa bởi ô nhiễm chất thải, lắng đọng trầm tích và ô nhiễm tràn dầu. b. Các loài tự nhiên suy giảm: - Xu hướng quần thể, của rất nhiều loài động thực vật đang suy giảm. Càng ngày, càng có nhiều loài hơn phải đối mặt với nguy cơ tiệt chủng. Hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã chưa giảm bớt. Cũng là một trong những nguyên nhân tác động xấu tới số lượng các loài trong tự nhiên. c. Hệ sinh thái nông nghiệp và giống cây trồng vật nuôi bị ảnh hưởng: - Các giống cây trồng mới, có năng suất cao ngày càng được đưa vào sản xuất. Và chiếm diện tích ngày càng lớn. Do đó, các giống địa phương ngày càng bị thu hẹp diện tích. Và vậy, nhiều nguồn gen quý của đại phương, đặc biệt là các nguồn gen chống chịu sâu bệnh bị mai một. d. Diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng suy giảm: - Từ năm 1990 đến 2004, diện tích rừng liên tục tăng. Trong đó rừng trồng tăng rất nhanh. Chỉ sau chưa đầy 15 năm, rừng trồng đã tăng 4 lần diện tích rừng tự nhiên. Tăng lên trên 1 triệu ha nhưng chủ yếu là rừng phục hồi. Đến năm 2004, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 36,7%. Tuy nhiên, chất lượng của rừng vẫn chưa được cải thiện. Phần lớn, rừng tự nhiên hiện nay phụ thuộc nhóm rừng nghèo. Trong khi đó rừng nguyên sinh chỉ còn 0,57 triệu ha. Phân bố rải rác những khu rừng tự nhiên ít bị tác động còn tương đối nguyên sinh và có giá trị cao về đa dạng sinh học. Tập trung chủ yếu ở các khu rừng đặc dụng. riêng rừng trồng, có diện tích trên 2 triệu hecta chiếm tỷ lệ 18% rừng trồng công nghiệp. Hiện nay, rừng mang tính thuần loại về cây trồng cao do vậy tính đa dạng sinh học thấp. Năm Diện tích (1000 ha) Độ che phủ (%) Bình quân (ha)/người Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng cộng 1943 14.300 0 14.300 43,0 0.70 1976 11.077 92 11.168 33,8 0.22 1945 8.252 1.050 9.302 28,2 0.12 2000 9.444,2 1.471 10.915 33,2 0.14 2002 9.865,0 1.919,6 11.784,6 35,8 0.14 2004 10.088,3 2.218,6 12.306,9 36,7 0.15 Số liệu trung bình các nước ASEAN năm 2000 2000 211.387 19.937 231.360 48.6 0.42 Bảng 2.3: Tổng diện tích rừng từ năm 1943 đến 2004 e. Diện tích chất lượng các vùng đất ngập nước đang bị suy giảm: - Trong những năm gần đây, việc khai thác và sử dụng đất ngập nước diễn ra một cách ồ ạt thiếu quy hoạch. Nhiều diện tích rừng ngập mặn và các vùng đất ngập nước khác bị chuyển thành đất canh tác nông nghiệp. Hoặc nuôi trồng thủy sản. Làm cho diện tích đất ngập nước bị thu hẹp. Tài nguyên suy giảm, kéo theo đó là các tai biến, xói lở, bồi tụ. Và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Diện tích đầm nuôi tôm tăng dần theo thời gian, thì diện tích rừng ngập mặn cùng giảm tương ứng. Trước đây, rừng ngập mặn trải dài suốt dọc bờ biển. Nhưng hiện nay, diện tích này đã giảm đi rất nhiều. Gây suy thoái hệ sinh thái rừng ngập mặn. Làm thiệt hại không nhỏ cho vùng đất ngập nước ven biển và cho các nghành kinh tế quan trọng ở đây. f. Đa dạng sinh học biển bị khai thác quá mức: - Nguồn lợi thủy sản suy giảm nhanh: Trữ lượng hải sản của việt nam năm 2003 là 3.072.800 tấn giảm 25% so với năm 1990(4.1 triệu tấn). Nhiều loài tôm cá kinh tế đã bị giảm sút cả về số lượng lẫn chất lượng. Thay vào đó, thành phần cá tạp trong sản lượng tăng lên danh sách các loài thủy hải sản bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng từ 15 loài năm 1989 lên 135 loài năm 1996. - Các rạng san hô đang suy giảm về độ phủ hầu hết các rạn san hô đang bị đe dọa. Trong đó 50% ở mức bị đe dọa cao. Và 17% ở mức bị đe dọa rất cao. Khai thác quá mức đang bị đánh giá là mối đe dọa lớn cho khoảng một nửa số rạn san hô. Có nhiều nơi độ phủ giảm tới 30%. Điều này cho thấy rằng rạn san hô đang bị phá hủy và có chiều hướng suy thoái. - Hệ sinh thái cỏ biển tại một số khu vực ven biển đang bị đe dọa nghiêm trọng. Bởi các hoạt động khai thác và phát triển của con người vùng vịnh Hạ Long đã bị suy giảm 60-70% diện tích thảm cỏ vùng phá Tam giang –Cầu Hai ( Thừa Thiên Huế) cũng bị mất khoảng 40-50%. g. Nguồn gen và tri thức bản địa chưa được tiếp cận và chia sẻ hợp lý: - Hiện nay, nguồn gen ( cây trông vật nuôi và cây thuốc) đang được các cơ quan tổ chức trong nước, quốc tế nghiên cứu, thu thập, khai thác và phát triển thành thương phẩm có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn chưa có sự chia sẽ lợi ích giữa người sở hữu và người khai thác, sử dụng nguồn gen, cũng như chia sẻ một phần lợi nhuận thu được để góp phần duy trì và phát triển tài nguyên. -Tri thức bản địa ở nước ta rất phong phú : Tri thức bản địa đã được thừa nhận như một nguồn tài nguyên quan trọng không kém các nguồn tài nguyên hữu hình khác. Tuy nhiên, tri thức bản địa hiện cũng đang bị mất mát theo thời gian, do chưa có ý thức được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên này. Ngoài ra, cũng như nguồn gen việc chia sẻ lợi ích giữa người sở hữu và người khai thác, sử dụng tri thức bản địa không phải lúc nào cũng được thực hiên một cách công bằng để bảo tồn tri thức bản địa càn có sự phối hợp giữa người dân nhà nước và các nhà khoa học. Việc xây dựng các chính sách khai thác, phát triển và chia sẻ lợi ích nguồn gen và tri thức bản địa chưa được quan tâm đúng mức. 2.6.6. Chất thải rắn: 2.6.6.1 Chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp: a. Chất thải sinh hoạt: - Theo số lượng thống kê năm 2002 cho thấy, lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân khoảng từ 0,6 đến 0,9Kg/người/ngày ở các đô thị lớn và dao động từ 0,4 đến 0,5 Kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ đến năm 2004, tỷ lẹ đã tăng đến 0,9 đến 1,2 Kg/người/ngày ở các thành phố lớn và 0.5 – 0.65 Kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ. - Theo báo cáo “Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 – chất thải rắn” thì hầu hết các loại chất thải rắn, phát sinh tập trung chủ yếu ở các đô thị. - Ở hầu hết các đô thị, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếm 60-70% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Một số đô thị có đến 90% là chất thải rắn sinh hoạt. - - Theo kết quả nghiên cứu năm 2005 của bộ xây dựng về lượng chất phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng đều, trung bình từ 10 – 16% mỗi năm. Số liệu quan trắc một số tỉnh thành phía Bắc, cho thấy trong thực tế lượng chất thải rắn phát sinh hàng năm. Ở các đô thị lớn như Hà Nội tăng nhanh, nhưng ở một số đô thị nhỏ như Thái Nguyên, Nam Định và Lào Cai (các đô thị loại 3 và loại 4) thì tăng không nhiều. Do tốc độ đô thị hóa ở các nơi này không nhanh, đặc biệt là ở vùng núi. - Thành phần chất thải rắn bao gồm: chất hữu cơ, cao su, nhựa. thủy tinh, gốm sứ, đất đá, gạch, cát. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất. Tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 40% - 65% tổng lượng chất thải. theo kết quả quan trắc tỷ lệ thành phần nilon chất dẻo trong rác thải đã có chiều hướng giảm ( còn từ 3 – 7%) cá biệt ở một số đô thị nhỏ như Lào Cai và Sa Pa, tỷ lệ chất dẻo thấp(chiếm 1,1%) đó là do trong vòng hai năm nay một số loại hình công nghệ thu hồi và tái chế chất dẻo đã bước đầu hoạt động và góp phần làm giảm lượng chất dẻo thải ra bãi chôn lấp. - Chất thải rắn công nghiệp: Hầu hết, chất thải rắn công nghiệp tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung và các đô thị phát triển. Bảng 2.12 là tổng hợp về khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh ở một số địa phương trong các vùng kinh tế trọng điểm. b. Chất thải nguy hại: - Các chất thải rắn nguy hại, chủ yếu phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề và y tế. Theo thông kê năm 2004, chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điển hình là ở các tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất và cơ khí luyện kim, là ngành phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất. Tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các làng nghề trong toàn quốc khoảng 2.400 tấn/năm. Các làng nghề thuộc các tình miền Bác phát sinh chất thải rắn nguy hại nhiều nhất (khoảng 2.200 tấn/năm). Trong đó điển hình là các tỉnh Bắc Ninh (1.150 tấn/năm), Hà Tây (350 tấn/năm), Hà Nội (300 tấn/năm), Hưng Yên (230 tấn/năm). Các làng nghề tái chế sắt, nhựa, đúc đồng, nhôm… tạo ra nhiều chất rắn nguy hạ nhất - Chất thải rắn y tế: Chất thải rắn chiếm theo tỉ lệ nhỏ nhất so với chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp. Lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh cần phải xử lý ước tính khoảng 34 tấn/ngày đêm trong toàn quốc trong đó 1/3 lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở Hài Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 2/3 còn lại ở các tỉnh, thành khác. Nếu phân theo khu vực của các tỉnh, thành thì 70% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở các thành phố, thị xã; 30% ở các huyện, xã nông thôn, miền núi. 2.6.6.2 Thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp: - Công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Lượng chất thải rắn thu gom mới chỉ đạt khoảng 70% và chủ yếu tập trung ở nội thành. Tại nhiều đô thị, khu công nghiệp, chất thải nguy hại không được phân loại riêng, còn chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt. phần lớn các đô thị, khu công nghiệp chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và vận hành đúng quy trình nên đã ảnh hưởng tới đời sống nhân dân. Việc lựa chọn điểm chôn lấp hoặc khu xử lý chất thải rắn tại các đô thị còn gặp nhiều khó khăn do không được ủng hộ của người dân địa phương. Công nghệ xử lý chất thải rắn hiện còn manh mún, phân tán, khép kín theo địa giới hành chính nên việc đầu tư, quản lý kém hiệu quả,lãng phí đất đai. Công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn ở các cấp còn thiếu và yếu. 2.7 Ý thức về môi trường của người dân Việt Nam: - Tôi cảm thấy ý thức về môi trường của người dân Việt Nam vẫn còn kém. Mặc dù tôi biết cũng có một lượng lớn người Việt Nam rất có ý thức về môi trường. Nhưng do hoàn cảnh ở Việt Nam nên họ cũng trở thành vô ý thức. Tại sao tôi lại dám nói như thế? Xin mời các bạn xem một số ảnh sau: Hình 18: Đường Tôn Thất Tùng Hình 19: Đường Tôn Thất Tùng Hình 20: Đường Tôn Thất Tùng Hình 21: Đường Tôn Thất Tùng Hình 22: Đường Tôn Thất Tùng Mình 23: Đường Tôn Thất Tùng Ở trên là hình ảnh của một con đường ở Nha Trang. Tôi đã đi hết con đường này. Và điều đặc biệt là trên con đường này không có đến 1 thùng rác hay nhà vệ sinh nào. Tôi lấy ví dụ này nha: Ví dụ như bạn là người có ý thức về môi trường rất cao. Và bạn đang đi du lịch Nha Trang. Và bạn tình cờ đi vào con đường này. Trên tay bạn, đang cầm một cái gì đó mà bạn muốn tống khứ nó đi. Nhưng trên con đường này lại không có thứ mà bạn cần. Đó là 1 chiếc thùng rác. Vậy bạn phải xử sự sao đây? thật là khó cho bạn phải không? Nhưng nếu bạn đi trên con đường Trần Phú thì khác. Dưới đây là 1 số hình ảnh về con đường Trần Phú. Hình 24: Đường Trần Phú Hình 25: Đường Trần Phú - Ở con đường này bạn lại thấy hệ thống thùng rác được sắp xếp rất hợp lý. Nếu như con đường nào cũng như con đường này thì có lẽ môi trường chúng ta sẽ rất đẹp đúng không? Và bạn nghĩ gì khi xem các bức ảnh dưới đây? Hình 26: Đường Hòn Chồng Hình 27: Đường Hòn Chồng Hình 28: Đường Hòn Chồng Hình 29: Đường Hòn Chồng Hình 30: Khung cảnh bên phải cầu Trần Phú. - Từ những ảnh trên ta thấy được hệ thống quản lý môi trường của nước ta còn kém, và quan trọng là ý thức của người dân về môi trường cũng kém. Tóm lại, người dân Việt Nam đã bắt đầu có ý thức về môi trường. Nhưng do điều kiện cơ sở vật chất ở Việt Nam còn thiếu và hệ thống quản lý môi trường ở Việt Nam còn nhiều bất cập nên mới có các cảnh như trên. Tôi tin nếu nước ta có hệ thống cơ sở vật chất và hệ thống quản lý môi trường tốt thì ý thức về môi trường của người dân Việt Nam sẽ nâng lên rất nhiều. PHẦN 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP: 3.1 Xây dựng cơ sở vật chất: Đầu tiên, chúng ta phải làm cho các nhà lãnh đạo hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Các nhà lãnh đạo đất nước phải là người tiên phong trong việc nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và cũng là người tiên phong áp dụng nó. Tôi thấy việc này không khó khăn. Vì các nhà lãnh đạo đất nước là những người có học thức cao, nên sẽ nhận thức việc này dễ dàng. Bên cạnh đó cũng có khó khăn, đó là làm sao các nhà lãnh đạo thống nhất ý chí sẽ bảo vệ môi trường. Vì mỗi người đều có một ý kiến riêng. một cái tôi cá nhân riêng. Việc quan trọng ở đây là phải làm sao đảm bảo lợi ích cho tất cả các nhà lãnh đạo và hướng họ tới một ý kiến chung nếu bảo vệ môi trường thì cũng đảm bảo lợi ích của họ. Khi các nhà lãnh đạo đã có ý thức về bảo vệ môi trường thì tiếp đó các nhà lãnh đạo sẽ điều chỉnh bổ sung hoàn chỉnh về luật môi trường. Trong luật môi trường cần nêu rõ vì sao cần bảo vệ môi trường, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, phân loại rõ các chất thải. Áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn vào sản xuất, có chính sách hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho các nhà máy xí nghiệp trong việc xử lý chất thải. Tạo mọi điều kiện để các nhà máy xí nghiệp trong việc xử lý chất thải. Hỗ trợ và khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, hay các trung tâm nghiên cứu các sản phẩm thân thiện với môi trường. Và cũng quy định rõ công tác thanh tra giám sát các công trình có gây ô nhiễm môi trường. Trong luật cũng quy định rõ thời gian thanh tra. Có biện pháp khen thưởng các cơ quan hay cá nhân làm tốt công tác bảo vệ môi trường như tuyên dương trên đài, báo chí và các phương tiện, hay tặng nhãn sinh thái trên các sản phẩm của công ty đó. còn đối với các cơ quan hay cá nhân làm ô nhiễm môi trường thì phải có hình phạt thích đáng. Đối với trường hợp nhẹ thì phạt tiền, hay nhắc nhở, còn trường hơp nặng thì phạt tiền, tước giấy phép kinh doanh…… Sau khi đã có luật hoàn chỉnh, thì cần phổ biến làm sao cho tất cả mọi người dân Việt Nam đều biết. Đối với tầng lớp trí thức thì việc này rất đơn giản. Bởi vì tầng lớp này nắm bắt thông tin rất nhanh. Và trình độ nhận thức của họ cũng rất cao. Nên chỉ cần áp dụng các phương pháp truyền thông như chúng ta thường hay làm khi ban bố một bộ luật gì mới. Nhưng đối với tầng lớp nông dân, nhân dân lao động, những người lớn tuổi thì là một vấn đề rất khó khăn vì tầng lớp này trình độ nhận thức còn thấp. Và việc nắm bắt thông tin của họ còn rất hạn chế. Nên việc phổ biến luật đến bộ phận này rất khó khăn. cần phải có thời gian và phải áp dụng các phương pháp mới. Thành lập tổ chức cơ quan thanh tra từ địa phương đến trung ương để thanh tra kiểm soát các vấn đề về môi trường. Đây là một việc rất quan trọng. vì sau khi ban hành luật môi trường thì phải cần một cơ quan giám sát để mọi người thi hành các pháp luật đã đề ra. và cũng để tạo tính công bằng. Thành lập mội tổ chức gồm phó giáo sư, giáo sư để nghiên cứu các vấn đề về môi trường, đánh giá thẩm định về các vấn đề môi trường, và tư vấn cho chính phủ về các dự án có liên quan đến môi trường. Đưa học sinh, sinh viên Việt Nam ra nước ngoài để đào tạo về kỹ thuật, quản lý môi trường. Bộ tài nguyên và môi trường cần xác định rõ ngành môi trường còn thiếu các nguồn nhân lực gì. ví dụ như nước ta đang thiếu nhân viên trong việc thiết kế thi công các công trình xử lý nước thải. Sau khi xác định rõ các mặt yếu kém của nước ta. Chúng ta sẽ lên kế hoạch cụ thể. Đó là chúng ta sẽ tuyển chọn 1 số em học có khả năng khi còn nhỏ. và hướng các em đi theo hướng mà chúng ta đã chọn. Và quan trọng là chúng ta phải giáo dục về mặc tư tưởng cho các em. Để các em có một tư tưởng chính trị vững vàng từ nhỏ. Trong tim các em luôn khao khát được cống hiến cho đất nước việt nam. chúng ta sẽ làm bùn cháy tình yêu mãnh liệt của các em đối với ngành mà chúng ta đã chọn từ trước. Và rồi sau đó đưa các em ra nước ngoài để đào tạo từ nhỏ. Bằng cách này, tôi tin rằng sau 1 thời gian nước ta sẽ có 1 đội ngũ nhân viên có thể khắc phục các mặc còn yếu kém của nước ta. Ở các địa phương nên có một cơ quan về tuyên truyền ý thức, luật pháp cho người dân, và là nơi giải đáp thắc mắc về các vấn đề về môi trường. Ở đây chúng ta sẽ bố trí một đội ngũ cán bộ chuyên ngành môi trường để tuyên truyền về luật môi trường đối với người dân. Chúng ta phải cử đội ngũ cán bộ đến từng nhà các hộ dân để tuyên truyền về luật môi trường và đồng thời dạy họ cách bảo vệ môi trường. Và đây cũng là nơi tư vấn, giải đáp các thắc mắc về môi trường, và sẵn sàng giúp đỡ hướng dẫn người dân trong việc thiết kế thi công các công trình xử lý môi trường với quy mô nhỏ. Xây dựng cơ sở vật chất về môi trường. Như xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, nước thải, xây dựng hợp lý các biện pháp thu gom xử lý rác thải. Áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn vào sản suất, và cần làm chặt công tác đánh giá tác động môi trường. Đầu tiên chúng ta sẽ thống kê và dự đoán lượng nước thải và rác thải của cả nước. Và hiện trạng thu gom nước và rác thải hiện nay. Hiện nay, 1 ngày cả nước thải ra bao nhiêu nước thải và rác thải? Và trong đó bao nhiêu phần trăm đã được thu gom và sử lý? Dựa vào số liệu trên và dự báo nước và rác thải sẽ sinh ra trong thời gian tới chúng ta sẽ có được con số nước thải và rác thải cần xử lý. Từ số liệu trên chúng ta sẽ lên kế hoạch là sẽ cần xây bao nhiêu nhà máy xử lý rác thải và nước thải hay bao nhiêu bãi chôn lấp. Và chúng ta cũng cần điều chỉnh lại hệ thống thu gom rác và nước thải cho hiệu quả và hợp lý hơn. Chúng ta sẽ sắp xếp lại khoảng cách đặt các thùng rác cho hợp lý, và chúng ta cũng thiết kế và thi công các công trình vệ sinh công cộng. Chúng ta phải thiết kế làm sao nhà vệ sinh công cộng phải thân thiện với môi trường và khoảng cách phải hợp lý. Và điều chỉnh lại giờ thu rác sao cho phù hợp hơn. Ví dụ như buổi sáng khoảng 7h thì mọi người bắt đầu đi làm. Nên yêu cầu hệ thống thu gom rác phải hoàn thành trước 7h sáng. Ưu tiên dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Nhà nước cần có chính sách giảm thuế, hay trợ giá đối với các mặt hàng thân thiện với môi trường hay với các mặt hàng có chức năng tiết kiệm năng lượng. Bạn nghĩ sao khi một chiếc bóng đèn bình thường và bóng đèn tiết kiệm điện cùng công suất, mà có giá tương đương nhau? Bạn sẽ chọn cái nào? Hay 1 chiếc tủ lạnh bình thường và 1 chiếc tủ lạnh tiết kiệm năng lượng có giá ngang nhau? Và chắc các bạn cũng không còn xa lạ với chiếc xe đạp điện phải không? Tại sao bạn không sử dụng loại phương tiện này thay cho các phương tiện có gây ô nhiễm môi trường? Tôi biết tâm lý của các bạn gái là rất thích làm đẹp. Đặc biệt là các bạn trẻ. Vậy sao chúng ta không đánh vào tâm lý này? chúng ta sẽ thuyết phục các bạn gái là đi xe đạp rất có lợi cho sức khỏe cũng như sắc đẹp của họ. Và chúng ta sẽ tạo ra 1 trào lưu đi xe đạp điện trong giới trẻ. Và giá mỗi chiếc xe đạp điện không quá mắc. với 3 điều kiện trên tôi tin là các bạn nữ sẽ tìm đến xe đạp điện. Và chúng ta cũng làm điều tương tự với các vật dụng mà thân thiện với môi trường. Mỗi ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng cần có ít nhất 1 bản tin về môi trường như: Tuyên truyền luật môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường, sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Việc này trên các chương trình truyền hình đã có như chương trình 60H trái đất, chương trình SOS, chương trình GO GREEN, chúng ta phải phát huy hơn nữa các chương trình này. 3.2 Đối tượng áp dụng: Sau khi đã có luật môi trường hoàn chỉnh thì chúng ta sẽ cho áp dụng. Nhưng chúng ta phải cho áp dụng đối với 1 số tầng lớp mà chúng ta cho là có khả năng thành công cao. Đây là việc làm rất quan trọng, vì việc này rất khó khăn. Cần có thời gian. Nếu không chúng ta sẽ thất bại ngay. Chúng ta sẽ dùng phương pháp “mưa dầm thấm đất” có nghĩa là đầu tiên ta sẽ cho áp dụng đối với 1 số tầng lớp mà chúng ta cho là có khả năng thành công cao. Rồi từ những tầng lớp này sẽ tác động đến các tầng lớp khác. Cứ như thế lan dần ra hết toàn xã hội. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở các cơ quan nhà nước, cơ quan nhà nước phải là nơi tiên phong, trong việc áp dụng biện pháp sản suất sạch hơn vào sản xuất. Vì đây là cơ quan quản lý đất nước ta. Nên các cơ quan nhà nước phải làm mẫu để người dân làm theo. chúng ta cần thực hiện lối sống và làm việc văn minh. Vì cán bộ trong các cơ quan nhà nước đều là những người có học thức cao nên việc giáo dục tư tưởng bảo vệ môi trường là việc rất dễ dàng. Áp dụng đối với những người sinh viên, giáo viên ngành môi trường. Đây là tầng lớp phải gương mẫu trong việc bảo vệ môi trường. Vì tầng lớp này có nhận thức về môi trường cao nhất. Vì thế tầng lớp này phải gương mẫu, phải sống đúng sao cho xứng đáng với lương tâm là người của ngành môi trường. Đưa áp dụng vào khu quân sự. Lực lượng trong các khu quân sự của nước ta là khá đông. Và đây là tầng lớp trí thức, có lý tưởng sống cao đẹp. Và đặc biệt, ở đây không có sự hiện diện của cái tôi cá nhân. Ở đây, mọi người đều sống trong sự ràng buộc của kỷ luật. Nếu có chỉ thị từ cấp trên thì nó sẽ được mọi thành viên thực hiện nghiêm túc. Và khen thưởng rất công tâm. Vì thế tôi cảm thấy nếu giáo dục nhận thức về môi trường ở đây thì sẽ rất thành công. Giá như môi trường xã hội cũng như môi trường quân đội thì hay nhỉ? Tất cả đều sống trong khuôn khổ của pháp luật. Như thế xã hội sẽ đẹp biết bao? Nâng cao ý thức môi trường cho các người lãnh đạo các công ty,các xí nghiệp. Đây là việc rất quan trọng. Vì dân số của chúng ta đa số là công nhân. Mà công nhân thì lại đi làm trong các công ty hay xí nghiệp. Nên chúng ta phải coi trọng việc này. Bạn nghĩ sao nếu như các người lãnh đạo các công ty xí nghiệp đều có nhận thức về môi trường? Và ai cũng biết tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường? Và nhà máy xí nghiệp nào cũng áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn vào sản xuất? Và nhà máy xí nghiệp nào cũng có hệ thống xử lý chất thải? Nếu các người lãnh đạo các công ty xí nghiệp đều có nhận thức về môi trường thì chắc chắn công nhân của họ cũng phải có nhận thức về môi trường. Nâng cao ý thức về môi trường cho giáo viên đây là việc rất quan trọng. Mục đích quan trọng là giáo dục các em học sinh cấp 1. Nhưng nếu muốn giáo dục các em học sinh cho tốt thì các giáo viên phải là người nhận thức cao về môi trường. Đưa môn môi trường vào dạy ở các trường cấp 1,2,3 đặc biệt nhấn mạnh vào cấp 1.Trong giờ học môi trường, chúng ta phải tạo sự thư giãn và yêu thích của học sinh đối với môn này. Bằng các bài giảng sinh động. Ngoài ra, khoảng 2 tuần nên tổ chức cho các em đi tham quan hay về với thiên nhiên, để hình thành lòng yêu thiên nhiên, yêu môi trường từ nhỏ. Nâng cao nhận thức của các người mẫu, ca sỹ, diễn viên điện ảnh. Vì tầng lớp này tác động lớn đến tâm lý của các bạn trẻ hiện nay. Chỉ cần bộ phận này có ý thức về môi trường thì sẽ tác động đến rất nhiều bạn trẻ. Các bạn trẻ sẽ bắt chước thần tượng của mình mà bảo vệ môi trường. 3.3 Thanh tra: Tăng cường công tác thanh tra kiểm soát môi trường. Đây là việc rất quan trọng. Vì nếu muốn mọi người thực hiện đúng luật thì phải có cơ quan kiểm tra xử phạt. Nên kiểm tra thường xuyên, và quy định rõ thời gian kiểm tra. 1 tháng hay 2 tháng 1 lần… Khen thưởng hay xử phạt phải công minh. Phải căn cứ vào luật để khen thưởng hay xử phạt. Phải làm sao cho mọi người cảm thấy luật pháp Việt Nam rất công bằng với tất cả mọi người. 3.4 Kết luận và kiến nghị 3.4.1 Kết luận: - Tôi cảm thấy người dân Việt Nam đã bắt đầu có nhận thức về môi trường. Nhưng do điều kiện cơ sở vật chất ở Việt Nam còn thiếu và hệ thống quản lý môi trường ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Nên ý thức của người dân về môi trường cũng vì đó mà ngày càng suy giảm. Mặc dù họ biết điều đó là không đúng. Có ai muốn sống trong 1 môi trường bị ô nhiễm không? Và câu trả lời đương nhiên là không. Nhưng do biện pháp quản lý môi trường của Việt Nam chưa nghiêm nên mới xảy ra tình trạng trên. Tôi tin nếu chúng ta có một pháp luật hoàn chỉnh về môi trường và biện pháp quản lý môi trường hợp lý thì tôi tin ý thức của người dân Việt Nam về môi trường sẽ ngày càng được nâng cao. 3.4.2 Kiến nghị: - Các nhà lãnh đạo phải quan tâm đến công tác bảo về môi trường hơn nữa. - Hoàn chỉnh luật môi trường. -Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật chất về môi trường. -Tăng cường thanh tra môi trường thường xuyên. Tài liệu kham khảo:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmoi truong 333.doc
  • dochutech-573-bm-trang-bia-da,-kltn.doc
  • docLỜI CAM ĐOAN.doc
  • docLỜI MỞ ĐẦU.doc
Tài liệu liên quan