Đề tài Bước đầu nghiên cứu phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng

LỜI NÓI ĐẦU Môi trường ( theo định nghĩa của luật bảo vệ môi trường Việt Nam 1993) bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại. Môi trường tạo cho con người phương tiện để có thể sinh sống và cho con người cơ hội để phát triển trí tuệ, đạo đức, xã hội và tinh thần. Trong suốt quá trình phát triển lâu dài của mình, con người với sự thúc đẩy nhanh của khoa học và công nghệ đã tiến đến một giai đoạn giành được sức mạnh làm biến đổi môi trường bằng hà xa số những phương thức và quy mô chưa từng có. Con người vừa là đối tượng bảo vệ vừa là người phá hoại môi trường. Con người luôn luôn tích luỹ kinh nghiệm và thường xuyên tìm kiếm những phát minh, sáng tạo và vươn tới những tầm cao mới. Tuy nhiên môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người đặc biệt là những yếu tố mang tính chất tự nhiên như đất, nước, không khí, hệ động thực vật Tình trạng môi trường thay đổi theo chiều hướng xấu đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng như trong phạm vi mỗi quốc gia. Nguyên nhân chủ yếu tác động xấu đến môi trường là do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt. Tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá tại các thành phố lớn gây ra áp lực nặng nề đối với môi trường và cộng đồng. Bên cạnh nhiều khó khăn, tồn tại trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải rắn và ô nhiễm không khí, vấn đề ô nhiễm do nước thải cũng thực sự là một mối đe doạ tới sức khoẻ cộng đồng. Trong những năm gần đây, Hải Phòng đã có những thay đổi chiến lược trong đường lối xây dựng kinh tế xã hội và bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, các hoạt động kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng đã chuyển từ tình trạng trì trệ sang một nhịp điệu mới sinh động . Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội , UBND thành phố đã chỉ đạo lập quy hoạch tổng thể xây dựng phát triển thành phố trong đó giao thông, điện, cấp thoát nước cần đi trước một bước. Với mục đích thiết lập một quy hoạch chuyên ngành thoát nước phù hợp với quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố, công ty thoát nước Hải Phòng đã phối hợp với viện quy hoạch thành phố xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng. Dự án quy hoạch đã khái quát được những nét cơ bản của hệ thống thoát nước thành phố hiện tại và đề ra những định hướng kinh tế kỹ thuật cơ bản để giải quyết nhu cầu nhu cầu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải phù hợp với kế hoạch phát triển dài hạn của thành phố đến năm 2020. Nhằm mục đích xem xét dự án dưới góc độ hiệu quả kinh tế, so sánh những lợi ích và chi phí của dự án qua đó có thể thấy rằng đầu tư cho các dự án môi trường đem lại hiệu quả về môi trường - kinh tế - xã hội nên em thực hiện đề tài : “Bước đầu nghiên cứu phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng” */ Nội dung của đề tài bao gồm: Chương I: Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội đối với một dự án quy hoạch hệ thống thoát nước. Chương II: Cơ sở thực tiễn của quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng . Chương III : Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của quy hoạch hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng Đề tài: Bước đầu nghiên cứu phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng MỤC LỤC CHƯƠNG I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI MỘT DỰ ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC I. Sự cần thiết đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội một dự án II. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả một dự án III. Đánh giá hiệu quả KT- XH đối với một dự án quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước CHƯƠNG II. : CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG I. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng 1. Đặc điểm tự nhiên 2. Đặc điểm kinh tế xã hội II. Thực trạng hệ thống thoát nước 1. Khái quát 2. Hiện trạng hệ thống thoát nước 3. Hiện trạng ngập lụt và ô nhiễm môi trường liên quan đến thoát nước II. Quy hoạch hệ thống mới 1. Lựa chọn hệ thống thoát nước 2. Quy hoạch hệ thống thoát nước mới 3. Đánh giá chung CHƯƠNG III.: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG I. Đánh giá hiệu quả của dự án 1. Lựa chọn các thông số tính toán 2. Các chi phí khi thực hiện dự án 3. Các lợi ích đạt được khi thực hiện dự án 4. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án II. Các kiến nghị và giải pháp 1. Cơ sở đề xuất kiến nghị 2. Các kiến nghị 3. Các giải pháp KẾT KUẬN Bước đầu nghiên cứu phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác quản lý chưa chặt chẽ, thiếu một chế độ nạo vét, bảo quản hồ hợp lý nên tất cả các hồ điều hoà ngày một bị thu hẹp dần do người dân lấn đất làm nhà, lượng bùn lắng động trong hồ lớn. Hầu hết các hồ bị ô nhiễm nặng, tải trọng chất thải quá cao cộng với tình trạng dùng hồ làm nơi đổ rácc và các chất thải rắn dẫn đến khả năng tự làm sạch của hồ rất yếu, có nơi chất lượng nước trước lúc vào hồ và sau lúc ra khỏi hồ không hề thay đổi, ngược lại có lúc còn kém hơn. Khả năng điều hoà của hồ kém do mức độ chênh lệch giữa mực nước cao nhất trong hồ và mực nước sông lúc thuỷ triều xuống không lớn. Để tăng hiệu quả làm sạch nước và quá trình làm sạch thiên nhiên cần có chế độ nạo vét hồ, kè bờ và cấm xâm lấn mặt hồ, đồng thời nghiên cứu các giải pháp xây dựng trạm bơm nước thải tại vị trí các cống ngăn triều trọng điểm. Các kênh thoát nước cần được nạo vét duy tu tránh hiện tượng ngăn dòng để thả bèo, rau xanh làm giảm khả năng thoát nước lúc mưa lũ. Hiện nay kỹ thuật ở các cống găn triầu xuống cấp, nghiêm trọng nhất là cống ngăn triều Vĩnh Niệm, cần có sự cải tạo gấp. Trên toàn thành phố hầu như không có trạm xử lý nước thải nào hoạt động. Tại một vài bệnh viện có một số công trình xử lý nước thải riêng đã ngừng hoạt động các đây vài năm. Hệ thống mương hồ giữ nước mưa và nước thải khi thuỷ triều dâng lên đang đóng vai trò như các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên công trình xử lý này cũng đã quá tải, thiếu sự bảo dưỡng vì vậy xử lý sinh học kém hiệu quả. Hiện trạng môi trường Hải Phòng bị ô nhiễm trầm trọng, tình trạng các chất bẩn được thải ra môi trường không được kiểm soát kéo dài trong nhiều năm, đặc biệt là nước thải thành phố và công nghiệp thải tuỳ tiện ở mọi nơi trên khắp thành phố làm môi trường sống của đô thị Hải Phòng đang ngày một xuống cấp. Cần có các chính sách và giải pháp cụ thể để ngăn chặn cụ thể quá trình này. Việc thiết kế và xây dựng hệ thống thoát nước trước đây không phù hợp với tiêu chuẩn hiện nay. Hơn nữa trong những năm qua việc đầu tư kinh phí cho công tác quản lý duy tu, nạo vét hệ thống cống không đáp ứng kịp thời . Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế đã làm tăng thêm khối lượng lớn các chất thải đô thị như rác, vôi thầu, gạch vỡ và các phế liệu xây dựng khác đã làm ách tắc hệ thống cống, kênh mương và hồ điều hoà. Bên cạnh đó quanh các bờ hồ và bờ mương đã và đang hình thành cuôc sống của của một bộ phận dân chúng không chính thức, tình hình quản lý lỏng lẻo gây ra các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc…dẫn đến tổn hại nền văn hoá và sức khoẻ cộng đồng nhất là làm tổn hại đến thế hệ thứ hai của họ. Phần lớn các hồ điều hoà, mương dẫn hiện nay bị lấn chiếm không đạt tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế để thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của nó. Hệ thống cống ngăn triều cũng đã được xây dựng từ lâu nay đang xuống cấp nghiêm trọng. Việc đầu tư cho công tác sửa chữa, cải tạo hệ thống thoát nước chưa được quan tâm đúng mức, kinh phí cho công tác nạo vét còn hạn chế vì vậy tình trạng ngập lụt và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Dự án quy hoạch hệ thống thoát nước Hải Phòng giải quyết về cơ bản chống ngập lụt và bước đầu cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho các khu vực đô thị và khu công nghiệp, đặc biệt là khu vực nội thành. Hệ thống cống chính và cống ngăn triều được cải tạo, các ao hồ được nạo vét để tăng sức chứa, đường cống thoát nước tại các điểm thường xuyên xảy ra ngập lụt được xây dựng mới, trạm bơm nước mưa đưa vào hoạt động làm giảm khả năng ngập lụt. Quy hoạch hệ thống thoát nước khi được thực hiện sẽ đem lại các tác động sau: + Các tác động tích cực Dự án sẽ giải quyết cơ bản tình hình ngập úng cho khu vực nội thành và các khu vực khác vì hệ thống cống trục và cống ngăn triều được cải tạo, các mương hồ được nạo vét bùn rác sẽ làm tăng sức chứa, làm giảm khả năng ngập lụt vì việc tồn đọng bùn rác là nguyên nhân quan trọng gây ra ô nhiễm môi trường từ hệ thống thoát nứơc và làm ách tắc hệ thống thoát nước. Ngoài ra dự án cũng đem lại nhiều tác động tích cực tới môi trường - Tác động tới môi trường không khí Việc nạo vét bùn lắng và hạn chế đổ các chất thải rắn xuống ao hồ, kênh mương làm giảm tải trọng chất bẩn trong nước. Quá trình xử lý tự nhiên bằng các vi khuẩn hiếu khí trong các mương hồ được cải thiện, giảm tối đa các chất khí thoát ra từ bùn rác, nước thải được hình thành qua qúa trình phân huỷ kỵ khí gây mùi khó chịu và độc hại. Việc cải tạo hệ thống thoát nước và nạo vét bùn rác sẽ làm giảm lượng khí độc CH4, H2S thoát ra ( giảm khoảng 1/2 ở hệ thống cống trục, ở các mương hồ điều hoà). Các mương hồ điều hoà sẽ không còn là tụ điểm gây ô nhiễm bởi mùi khó chịu như hiện nay. - Tác động tới môi trường nước Trong bùn, rác có chứa các kim loại năng, chất độc hại, chất hữu cơ với hàm lượng cao và nhiều vi khuẩn gây bệnh. Việc tồn đọng bùn, rác ở các mương hồ, cống đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng các nguồn nước mặt đồng thời có nguy cơ gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm. Bùn, rác được nạo vét sẽ làm giảm khả năng gây ô nhiễm này. - Tác động tới hệ sinh thái Việc cải tạo hệ thống mương hồ nhằm lưu giữ nước thải nói chung ở hệ thống mương hồ, xử lý tiêu thoát nước ra sông, ngăn chặn không cho xâm nhập và các kênh mương tưới tiêu nông nghiệp hoặc các ao đầm nuôi cá. Khi đó với môi trường nước trong lành tưới tiêu sẽ kéo theo sự phát triển các cây trồng nông, lâm nghiệp, các sinh vật có ích như chim, tôm, cá…và ngay cả nguồn nước sạch sinh hoạt cũng được bảo vệ - Tác động tới cảnh quan Các hồ điều hoà, kênh mương chứa nước thải được cải tạo, kè bờ và xây dựng đừng xung quanh từ chỗ là trung tâm ô nhiễm chỉ phục vụ cho việc thoát nước sẽ trở thành các hồ chứa nước có chức năng du lịch, vui chơi giả trí. Với một môi trường trong lành hơn, việc cải tạo các hồ sẽ làm cho cảnh quan đô thị có sự biến đổi rõ rệt. - Tác động tới giao thông, cơ sở hạ tầng Ngập lụt là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt tới giao thông đô thị và kinh tế xã hội , làm giảm khả năng lưu thông và rút ngắn tuổi thọ kỹ thuật của các dự án đường giao thông. Khi thực hiện quy hoạch hệ thống thoát nước, các khu vực ngập lụt nghiêm trọng được cải thiện nhờ lắp đặt mới hệ thống cống góp phần quan trọng cho sự lưu thông đợc dễ dàng, ngăn chặn ảnh hưởng ngập lụt tới các ngành kinh tế xã hội khác như công nghiệp, du lịch, xây dựng, thương mại… Khi thực hiện quy hoạch mới sẽ kéo theo sự phát tiển của cơ sở hạ tầng như mặt đường, xóm ngõ, đường bao quanh hồ… được cải tạo và làm mới . - Tác động tới điều kiện vệ sinh công cộng ( cải thiện sức khoẻ cộng đồng) Dự án đem lại một môi trường trong lành hơn, góp phần quan trọng để giữ gìn sức khoẻ cộng đồng, giảm các bệnh liên quan đến thoát nước và tỷ lệ tử vong do ô nhiễm môi trừơng, từ đó giảm các chi phí chữa bệnh và các chi phí khác liên quan như phí bảo hiểm, chi phí do phải nghỉ làm để điều trị …., xoá bỏ các tệ nạn xã hội dọc các bờ mương. Giao thông đi lại dễ dàng hơn làm cho công tác quản lý của chính quyền địa phương chặt chẽ hơn - Ngoài ra dự án còn góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quả lý hệ thống quản lý hệ thống thoát nước Đối với các hồ điều hoà, mương thoát nước sẽ có một hành lang để quản lý, có chỉ giới rõ ràng để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm mương, hồ, đổ chất thải bừa bãi. Nâng cao năng lực quản lý của các ngành liên quan được nâng cao, giảm chi phí cho việc đi kiểm tra các hành vi vi phạm hệ thống thoát nước. + Bên cạnh các tác động tích dự án quy hoạch hệ thống thoát nước khi được thực hiện cũng gây ra một số các tác động tiêu cực sau: Việc nạo vét bùn lắng tại các mương, hồ sẽ phải thực hiện trong một thời gian tương đối dài. Trong quá trình nạo vét, các chất khí độc hại và hôi thối sẽ làm cho môi trường không khí tại các khu vực cải tạo bị ô nhiễm nặng hơn so với bình thường. Trong khi thi công cần có các giải pháp bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng dân cư sống trong khu vực. Dự án sẽ phải di chuyển nhiều hộ dân cư, các công trình hợp pháp cũng như bất hợp pháp để kè mương, hồ và xây đường quản lý. Cuộc sống của một số cộng đồng dân cư sẽ bị xáo trộn Cần có các biện pháp đầu tư vốn để xử lý nước thải trước khi thải ra sông, phù hợp với quy định hiện hành về môi trường Mặc dù có một vài tác động tiêu cực nhưng nhìn chung quy hoạch hệ thống thoát nước thải Hải Phòng có những tác động tích cực là chủ yếu. Dự án góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường khu vực, nâng cấp hệ thống kỹ thuật của cơ sở hạ tầng tạo điều kiện ổn định cho sự phát triển kinh tế và cuộc sống dân cư của đô thị Hải Phòng . CHƯƠNG III Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng I. Đánh giá hiệu quả của dự án 1. Lựa chọn các thông số tính toán - Thời gian của dự án trong phân tích là 22 năm từ năm 1998-2020, trong đó thời gian xây dựng từ năm 1998 – 2003, dự kiến từ năm 2004 dự án bắt đầu hoạt động có hiệu quả. - Tỷ lệ chiết khấu là 10%/năm - Tỷ lệ lãi suất của nguồn vốn vay ưu đãi do chính phủ Phần Lan cho vay 1%/năm - Tổng số dân của khu vực nội thành năm 1998 : 480.000 người - Các con số tính toán đều đưa về thời điểm gốc là năm 1998 2. Các chi phí khi thực hiện dự án Chi phí đầu tư ban đầu của dự án( C0 ) bao gồm những chi phí sau: + Chi phí xây dựng hệ thống thoát nước Bảng chi phí đầu tư xây dựng ban đầu của dự án : TT Thành phần chi phí Đơn vị Số lượng Đơn giá Tiền (triệu đồng) 1 Hệ thống thoát nước cho khu vực Đông Bắc 113.583 a Sửa chữa cải tạo cống ngăn triều Cái 2 2500 5000 b Cải tạo, kiểm soát hồ điều hoà ha 30 3000 90.000 c Cải tạo kiểm soát mương thoát nước km 3,56 5.220 18.583 2 Hệ thống thoát nước khu vực Tây Nam 42.968 a Sửa chữa cải tạo cống ngăn triều Cái 1 2.500 2500 b Cải tạo kiểm soát hồ điều hoà ha 9 3000 27.000 c Cải tạo kiểm soát mương thoát nước km 2,58 5.220 13.468 3 Xây dựng và cải tạo đường ống thoát nước mưa giải quyết nơi ngập lụt nhất km 2,5 4000 10.000 4 Cải tảo, kiểm soát hệ thống thoát nước bẩn từ các bể tự hoại Phường 21 6000 126.000 5 Cải tạo, kiểm soát hệ thống thoát nước các khu vực độc lập 19.500 a Sửa chữa cải tạo cống ngăn triều Cái 5 1.500 7500 b Cải tạo, quản lý hồ điều hoà ha 4 3000 12000 6 Cải tạo, phục hồi hệ thống thoát nước chính hiện có km 60 700 42000 Tổng 354.051 ( Nguồn : Báo cáo quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước Hải Phòng ) + Chi phí di dân, giải phóng mặt bằng Tổng số hộ dân cư phải di chuyển để thực hiện dự án khoảng 800 hộ bao gồm 600 hộ ở khu vực hệ thống mương Đông Bắc và 200 hộ ở khu vực hệ thống mương Tây Nam. Mỗi hộ dân cư phải di chuyển được đền bù trung bình 60 triệu đồng cho các công trình xây dựng đang sử dụng, nên chi phí cho đền bù cho các hộ dân cư là 800 x 60 triệu = 48000 (triệu đồng). Chi phí đền bù cho đất lúa và vườn là 15600m2 x 0,2 triệu/m2 = 3000 (triệu đồng) Tổng cộng chi phí đền bù cho di dân giải phóng mặt bằng là: 48000 + 3000 = 51000( triệu đồng). + Chi phí cho thiết kế chi tiết, đánh giá tác động môi trường : 18000( triệu đồng ) + Chi phí quản lý xây dựng và giám sát : 7000 (triệu đồng) + Trợ giúp về kỹ thuật và tổ chức cho công ty thoát nước : 6600 (triệu đồng) + Chi phí dự phòng 5%x (113.583 + 42968 +10000 +126000 + 19500 +42000 +18000 + 51000 +7000 + 6600 ) = 5%x436.651 = 21832,55( triệu đồng) ( Nguồn : công ty thoát nước Hải Phòng ) Tổng chi phí cho đầu tư xây dựng dự án C0 = 436.651+21.832,55 = 450483,55( triệu đồng). Thời gian xây dựng của dự án kéo dài từ năm 1998 đến 2003 Từ năm 2004 dự án bắt đầu đi vào hoạt động. 2.2.Chi phí phải trả hàng năm bao gồm: + Số tiền phải trả lãi hàng năm (Cl) Tổng mức vốn vay đầu tư cho dự án là 467.244 triệu đồng Trong đó: Vốn vay nước ngoài (80%) tương ứng 374244 triệu đồng, lãi suất 1%/năm, 10 năm đầu của dự án được ân hạn không phải trả lãi( từ năm 1998 – 2008), thời gian phải trả lãi là 12 năm Số tiền phải trả hàng năm 1%x374.244 = 3742,44( triệu đồng/năm) Vốn vay đối ứng trong nước (20%) 93000 triệu đồng. + Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm Chi phí này bao gồm : chi phí nhân công, điện, các chi phí vận hành khác, chi phí bảo dưỡng và chi phí quản lý hành chính ước tính khoảng 9400 triệu đồng/năm, tính từ năm 2004 đến 2020. Tổng chi phí khi thực hiện dự án đưa về thời điểm năm 1998 C = C0 + Cv + Cl C = 450.483,55 + å3742,44/( 1+ r)t + å9400/(1 + r)t r : tỷ lệ chiết khấu ( r = 10%) C = Từ bảng phụ lục 1 ta tính được tổng chi phí cho dự án tại thời điểm bắt đầu xây dựng dự án năm 1998 C = 450.483,55 +17416,72888 + 51501,04023 C = 519401,32( triệu đồng) 3. Các lợi ích đạt được khi thực hiện dự án Các lợi ích mang lại khi dự án quy hoạch được thực hiện bao gồm những lợi ích có thể lượng hoá được ra dạng tiền tệ và những lợi ích không lượng hoá được. B = Bv + Biv B : tổng lợi ích của dự án Bv : Những lợi ích có thể lượng hoá được Biv : Những lợi ích không thể lượng hoá được Những lợi ích có thể lượng hoá được : + Lợi ích do giảm ngập lụt ( B nl) + Nguồn thu phí nước thải ( Bpnt) + Lợi ích do cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng ( Bvs) + Lợi ích do giảm chi phí xử lý nước thải (B xlnt ) Những lợi ích không lượng hoá được ra dạng tiền tệ: +Cải tạo chất lượng môi trường bao gồm tác động tới môi trường không khí, tác động tới cảnh quan, tác động tới hệ sinh thái . + Thúc đẩy phát triển kinh tế + Tác động tới văn hoá- xã hội +Tăng cường năng lực tổ chức của chính quyền thành phố Hải Phòng và công ty thoát nước. + Tăng giá trị sử dụng đất quanh khu vực hai bên bờ mương, bờ hồ được cải tạo mới. 3.1. Các lợi ích có thể lượng hoá được. ( Bv ) 3.1.1.Lợi ích do giảm ngâp lụt ( Bnl) Ngập lụt là nguyên nhân gây ra hàng loạt các thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp cho các hộ dân và các tổ chức nằm trong vùng bị ảnh hưởng. Thiệt hại trực tiếp do ngập úng bao gồm thiệt hại về nhà cửa, tài sản, hàng hoá buôn bán , xe cộ, đường xá và các công trình hạ tầng cơ sở khác.Thiệt hại gián tiếp bao gồm các thiệt hại do giảm hoạt động kinh tế, đi lại khó khăn và tốn nhiều thời gian, gián đoạn học tập, sơ tán và quay trở lại, ảnh hưởng về vật chất tâm lý, thiệt hại về môi trường, cải tiến các cơ sở vật chất và quản lý hành chính để bảo vệ nhà cửa khỏi ngập úng . Phần tính toán lợi ích này chỉ đề cập và ước tính được những lợi ích mang lại do hạn chế những thiệt hại trực tiếp do ngập úng khi thực hiện quy hoạch còn những ảnh hưởng gián tiếp rất khó tính toán và lượng hoá nên em chưa thể tính được trong này. - Phần diện tích ngập lụt trong khu vực nghiên cứu là 226 ha, gồm 4 khu vực ngập lụt điển hình: + Khu vực 1 : Cầu Đất, Lương Khánh Thiện, Cát Dài, Mê Linh, Lê Chân, Nguyễn Đức Cảnh + Khu vực 2: Võ thị Sáu, Lê Lai, Trần Khánh Dư + Khu vực 3: Bốt Tròn, Đầm Xuân, Hàng Kênh, Nguyễn Công Trứ, Đình Đông + Khu vực 4: Lâm Tường, Tô Hiệu, Chùa Hàng Mật độ ngập lụt được ước tính dựa trên cơn mưa có chu kỳ 2 năm, độ sâu ngập lụt trung bình là 45cm, thời gian ngập lụt kéo dài 4- 5 giờ. - Khi dự án đựơc thực hiện thì giả định rằng diện tích ngập lụt sẽ giảm trung bình là 2%/năm và độ sâu ngập lụt giảm 0.5%/năm. - Các lợi ích có được do giảm thiệt hại của ngập lụt bao gồm: + Giảm thiệt hại đối với các hộ dân và thất thu thương mại. ảnh hưởng ngập lụt đối với các hộ dân là gây ra hư hỏng nhà cửa, công trình kiến trúc và tài sản. Các hộ dân phải thay thế và sửa chữa tài sản hư hỏng cũng như dọn dẹp sau mỗi làn ngập. Ngập lụt cũng làm giảm thu nhập của các hộ kinh doanh tại nhà do gián đoạn hoạt động thương mại và tổn thất hàng hoá chứa trong nhà. Mức độ thiệt hại do ngập lụt trung bình đối với các hộ dân trong khu vực là 28 triệu đồng /ha ( theo số liệu điều tra của thành phố Hải Phòng năm 1997). Lợi ích có được do giảm ngập lụt B1 = diện tích giảm ngập lụt x mức độ thiệt hại trung bình 1 ha = 226x 2%x 28 = 126,56 (triệu đồng/năm) + Giảm thiệt hại đối với các cơ quan và tổ chức kinh tế nhà nước Bên cạnh những thiệt hại cho các hộ gia đình do ngập lụt và mất nguồn thu nhập từ thương mại, thiệt hại cho các cơ quan nhà nước cũng cần được xác đinh.Khi xảy ra ngập lụt khả năng hoạt động của các cơ quan này giảm do đi lại khó khăn, cư sử vật chất để sử dụng bị hạn chế, đối với các cơ quan hành chính Nhà Nước thì khả năng phục vụ nhân dân giảm. Mức thiệt hại này tương đương với 30% mức thiệt hại do tổn thất hàng hoá buôn bán và mất nguồn thu nhập từ thương mại của hộ dân Lợi ích thu được do giảm ngập lụt đối với các cơ quan nhà nước B2 = 30%x 126,56 = 37,968( triệu đồng /năm) Lợi ích có được do ngập lụt tính từ năm 2004 đến 2020. + Lợi ích do giảm chi phí phòng chống ngập lụt từ các hộ gia đình và các tổ chức kinh tế tư nhân. Do hệ thống thoát nước hiện hữu còn yếu kém và hay xảy ra tình trạng ngập lụt khi có mưa nên dân cư trong vùng bị ngập lụt phải cải tiến các công trình xây dựng của mình để hạn chế ngập lụt ở chừng mực nào đó. Các biện pháp thường được sử dụng là nâng cấp nhà, thay đổi độ dốc nền, tôn nền và làm những rãnh thoát nước nhỏ. Khi dự án được thực hiện, tình trạng ngâpl lụt giảm thì các biện pháp mà người dân sử dụng để phòng chống ngập lụt là không còn cần thiết nữa. Qua điều tra của thành phố thì khoảng 30% trong tổng số nhà ở nội thành được người dân sử dụng các biện pháp tự phòng chống ngập lụt tương đương 19681 công trình ( số liệu của sở quy hoạch Hải Phòng 1998) Chi phí trung bình trong việc tự phòng chống ngập lụt của người dân ước tính khoảng 6 triệu đồng cho mỗi công trình. Tuy nhiên, ngoài khoản chi phí xây dựng ban đầu này còn tốn thêm khoản chi phí bảo dưỡng hàng năm tương đương với 2% vốn đầu tư xây dựng ban đầu = 2%x 6 = 0,12 (triệu đồng/ công trình/năm ). Lợi ích do giảm chi phí cho việc phòng chống ngập lụt của người dân B3 = 19681 x ( 6 + 0,12) = 120.447,72 (triệu đồng/năm ) Khoản lợi ích này được tính từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động 2004 đến năm 2020 + Lợi ích do tiết kiệm thời gian Ngập lụt gây khó khăn cho việc đi lại của người dân và lưu thông hàng hoá trong nội bộ và vào ra khu vực bị ảnh hưởng. Ngập lụt nặng có thể gây ra ách tắc giao thông còn ở mức độ nhẹ sẽ tăng thời gian đi lại trong khu vực bị ngập. Vấn đề này gây ra nhiều tác động cho dân cư và cơ sở kinh doanh như thu nhập giảm, sản lượng kinh tế giảm, gián đoạn học tập, gián đoạn lưu thông và các tjhiệt hại khác do thời gian đi lại tăng . Khi dự án được thực hiện sẽ làm giảm đáng kể những thiệt hại này do sẽ giảm được tần số và mức độ ngập trong khu vực thường xuyên bị ngập lụt. Bởi vì không htể tính chính xác được những thiệt hại có thể tránh được cho nên em sử dụng mức ước tính dựa trên thời gian tiết kiệm được cho mỗi cá nhân. Dựa vào tần số ngập lụt hiện tại trong khu vực nội thành và mức độ ngập lụt, ước tính số lần tắc nghẽn giao thông sẽ giảm từ 45 lần xuống còn 25 lần mỗi năm trong trường hợp có dự án ( theo số liệu điều tra ngập lụt của công ty thoát nước Hải Phòng ). Thời gian trung bình tiết kiệm được trong mỗi lần tránh được ngập lụt khonảg 30 phút/ người, giả thiết rằng 30% dân số thành phố sẽ tiết kiệm được khoảng thời gian này. Giá trị đơn vị của thời gian tiết kiệm được ước tính là mức lương trung bình của người dân thành phố khoảng 15.600 đồng/ ngày( số liệu năm 1998) Lợi ích có được do tiết kiệm thời gian B4 = Số giờ tiết kiệm được/người x Giá trị của một giờ x Số người = 0,5 x 15600/8 x 30%x 480.000 = 140,4( triệu đồng/năm) Tổng lợi ích có được do giảm ngập lụt Bnl = B1 + B2 + B3 + B4 = 126,56 + 37,968 + 120.447,72 + 140,4 = 120752,648( triệu đồng/năm) 3.1.2.Lợi ích do cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng.( Giảm chi phí chữa bệnh cho người dân và tránh mất thu nhập) Lợi ích của việc cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng khi thực hiện dự án mang lại ước tính bao gồm lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh và tránh mất thu nhập do bị bệnh. + Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh (B5) Do tình trạng yếu kém của hệ thống thoát nước hiện tại nên nhiều khu vực bị ngập lụt khi mưa. Đặc biệt khi xảy ra các trận mưa với lượng nước mưa lớn hỗn hợp nước mưa và nước thải chảy tràn trên các đường phố và tầng dưới của các công trình kiến trúc và nhà cửa. Vi khuẩn có trong nước thải thô là nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khoẻ người dân. Hơn nữa các vũng nước tù do nước mưa không thoát đi được ngay cả khi có các trận mưa bình thường cũng là môi trường sinh sản cho muỗi và các loài côn trùng gây bệnh. Nước trong các mương, hồ điều hoà bị ô nhiễm nặng cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh về hô hấp và tiêu hoá cho những người dân sống trong khu vực lân cận đặc biệt là các hộ lấn chiếm đất xây nhà trong phạm vi hành lang quản lý của các mương hồ này. Nhiều hộ còn sử dụng nước trong các mương, hồ này để trròng các laọi rau sống trên nước( rau muống, rau cần…) và bán cho người tiêu thụ. B5 = Tổng số người mắc bệnh x Tỷ lệ mắc bệnh giảm x Chi phí khám chữa liên quan đến nước do thực hiện dự án bệnh trung bình một bệnh nhân Dân số nội thành Hải Phòng năm 1998 : 480.000 người Dân số nội thành Hải Phòng năm 2020 ước tính : 950.000 người Số người mắc bệnh liên quan đến nước ở nội thành Hải Phòng năm 1998 : 7378 người (Theo số liệu sở y tế Hải Phòng ) Giả định là khi thực hiện quy hoạch hệ thống thoát nước thì số người mắc bệnh liên quan đến nước sẽ không tăng thêm hàng năm mà chỉ tăng do sự gia tăng của quy mô dân số , do đó số người mắc bệnh liên quan đến nước năm 2020 nếu thực hiện dự án là: Số người mắc bệnh = Số người mắc x Dân số năm 2020/ Dân số năm1998 bệnh năm 1998 = 7378 x 950.000 / 480.000 = 14603( người) Nếu không thực hiện dự án thì số người mắc bệnh sẽ tăng 1,33 lần so với khi thực hiện dự án vào năm 2020 ( theo kết quả ước tính của sở quy hoạch Hải Phòng ). Vì vậy số người mắc bệnh liên quan đến nước nếu không thực hiện quy hoạch vào năm 2020 là 14603 x 1,33 = 19422 (người) Tỷ lệ giảm bệnh liên quan đến nước do thực hiện quy hoạch là 100% - ( 14603/ 19422)x100 = 25% Giả định số ngày nằm viện trung bình của một bệnh nhân là 6 ngày/năm Chi phí cho một ngày nằm viện trung bình bao gồm tiền khám bệnh của bác sĩ + tiền thuốc men+ tiền giường và tiền phục vụ khoảng : 190.000 đồng/người/ngày ( Theo số liệu sở y tế Hải Phòng ) Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh B5 = 19422 x 25% x 6 x 190.000 = 5535,27( triệu đồng/năm) + Lợi ích do hạn chế việc mất thu nhập (B6) Khoản tiền thu nhập bị mất do mắc bệnh được ước tính dựa trên số ngày lao động bị mất và mức tiền lương trung bình một ngày. Mức tiền lương trung bình ở Hải Phòng năm 1998 là 15600 đồng/ ngày ( số liệu của sở quy hoạch Hải Phòng ) Giả sử số người đi làm chiếm khoảng 28% trong tổng số người nằm viện Lợi ích do hạn chế việc mất thu nhập B6 = 6 x 15600 x 28%x 19422 = 509,01(triệu đồng /năm) Tổng lợi có được do cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng Bvs = B5 + B6 Bvs = 5535,27 + 509,01 = 6044,28 ( triệu đồng/năm) Lợi ích do giảm chi phí xử lý nước thải (Bxlnt ) Khi thực hiện quy hoạch hệ thống thoát nước thì chi phí xử lý nước thải sẽ giảm trung bình là 7000 đồng/m3/năm ( theo số liệu của công ty thoát nước Hải Phòng ) Lượng nước tiêu thụ trong nội thành trung bình là 53000m3/ngày đêm. Trong đó cung cấp cho sinh hoạt là 23000m3/ngày đêm và cung cấp cho khu vực sản xuất là 30000m3/ngày đêm. Nước thải sinh hoạt bằng 100% lượng nước sạch cung cấp, nước thải khu vực sản xuất chiếm 80% lượng nước cung cấp tương đương 24000m3/ngày đêm Tổng lượng nước thải của thành phố 47000m3/ngày đêm Lợi ích do giảm chi phí xử lý nước thải Bxlnt = 47000 x 7000 x 365 = 120085 (triệu đồng/năm) Lợi ích do thu phí thoát nước ( Bptn) Công ty thoát nước tổ chức thu phí của các đối tượng tiêu thụ nước và sử dụng hệ thống thoát nước để làm một phần kinh phí cho xây dựng và duy trì thường xuyên hệ thống thoát nước. Mức thu phí đối với các đối tượng như sau STT Thu phí nước thải Mức thu 1 Thu phí nước thải đối với các hộ gia đình 1200đồng/ người tháng 2 Thu phí thoát nước các điểm rửa xe 60000đ/tháng 3 Thu phí thoát nước các hộ KDDV và các điểm bán bia giả khát 30.000đ/tháng 4 Thu phí thoát nước các đơn vị SXKD 700đ/m3 5 Thu phí sử dụng nước cho xây dựng nhà 7360đ/m3 6 Thu phí chất thải do xây dựng các công trình hạ tầng 0,79% giá trị công trình ( Nguồn : công ty thoát nước Hải Phòng) Khả năng thu phí nước thải trung bình năm Thu phí nước thải với các hộ gia đình 300000 người x 1200 x12 = 4320000000 đ = 4320 (triệu đồng/năm) Thu phí nước thải các hộ dich vụ bia và giải khát 500 điểm x 30000 x 12 = 180.000.000 đ = 180 (triệu đồng/năm) Thu phí thoát nước các đơn vị SXKD 30.000m3 x 700 đ/m3 x 365 ngày = 7665000000 đ = 7665( triệu đồng/năm) Thu phí thoát nước các điểm rửa xe 200 điểm x 60.000/ điểm x 12 = 144.000000 đ= 144 (triệu đồng/năm) Thu phí thoát nước do xây dựng nhà 20.000m3 x 7360 đ/m3 = 147. 240.000 đ =147,24 (triệu đồng/năm) Thu phí chất thải do xây dựng các công trình hạ tầng 100 tỷ đồng/năm x 0,79% = 790 (triệu đồng/năm) Tổng mức thu một năm = 13246,24 (triệu đồng/năm) Tổng lợi ích có thể lượng hoá được của dự án Bv = Bnl + Bpnt + Bxlnt + Bvs Bv = 120.752,648 + 13245,24 + 120.085 + 6044,28 Bv = 260.128,168 ( triệu đồng/năm) Tổng lợi ích có thể lượng hoá được của dự án đưa về thời điểm năm 1998 Bv = Từ bảng phụ lục 2 ta tính được Bv = 1.425.197( triệu đồng) .Các lợi ích không lượng hoá được Để đánh giá được toàn bộ hiệu quả của dự án thì cả những lợi ích không lựợng hoá được bằng tiền cũng phải được đánh giá đầy đủ. Các lợi ích này cần được cân nhắc kỹ để có thể tổng hợp vào cuối giai đoạn. Tổng các lợi ích không lượng hoá được cũng có thể được coi là lợi ích kinh tế trong tổng lợi ích của dự án. Những lợi ích này nếu có đầy đủ điều kiện và thời gian thì cũng có thể ước lượng ra giá trị tiền tệ các lợi ích này nhưng trong điều kiện thời gian và khả năng chưa đủ nên em mới chỉ liệt kê được những tác động này. Các lợi ích không lượng hoá được khi thực hiện dự án quy hoạch hệ thống thoát nước Hải Phòng bao gồm : - Cải tạo chất lượng môi trường khu vực thực hiện dự án báo gồm các tác động cải thiện chất lượng môi trường nước và môi trường không khí. - Các tác động tới hệ sinh thái. - Tác động tới cảnh quan xung quanh các mương hồ điều hoà - Thúc đẩy phát triển kinh tế - Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống thoát nước của chính quyền thành phố Hải Phòng và công ty thoát nước . - Tác động tới văn hoá xã hội. - Táng giá trị sử dụng đất cho các khu vực xung quanh bờ mương, bờ hồ sau khi được cải tạo. Sự tăng giá trị sử dụng đất phụ thuộc phần lớn vào lợi ích từ việc giảm ngập lụt và cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng và chủ yếu do tiềm năng phát triển tăng đáng kể. Hành lang dọc các mương, hồ hiện tại chủ yếu là nơi sinh sống của các hộ gia đình có thu nhập thấp. Tuy nhiên, với việc giải toả các nhà lụp xụp ven hai bên mương, nạo vét và cải tạo chất lượng nước, thiết lập vành đai xanh và xây dựng đường xá, hành lang này sẽ là nơi hấp dẫn cho mục đích thương mại, vui chơi giải trí hoặc là nơi sinh sống cho các hộ có thu nhập cao hơn. Giá trị lợi ích thu được sẽ bằng mức tăng giá của 1m2 đất x diện tích đất khu vực được cải tạo. Nhưng mức tăng giá đát này khác nhau qua từng thời kỳ và tuỳ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng nên rất khó lượng hoá được. Tổng lợi ích thu được của dự án B = Bv + Biv B = 260.128,168 + Biv ( triệu đồng/năm) Tổng lợi ích cả đời dự án đưa về thời điểm năm 1998: B = å260.128,168 + Biv B =1.425.197 + Biv ( triệu đồng) 4 . Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thông qua các chỉ tiêu 4.1 Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV) NPV = 1.425.197 – 519401,32 = 905795,68 triệu đồng) NPV > 0 dự án khả thi. 4.2 Tỷ suất lợi ích chi phí ( B/C) B/C = 1.425.197/ 519401,32 = 2,7439 B/C > 1 , dự án khả thi. 4.3 Hệ số hoàn vốn nội bộ ( IRR) Với r1 = 20% , B = 598966 (triệu đồng) , Ct = 480139,192 (triệu đồng) NPV1 = 118826,1808 (triệu đồng) Với r2 = 25% , B = 416597 (triệu đồng), Ct = 471247,711 ( triệu đồng) NPV2 = -54650,711 ( triệu đồng) IRR = r1 + NPV1 IRR = 0,2 + (118826/ (118826 + 54650,711)) x (0,25 - 0,2) IRR = 0,234 IRR = 23,4% >10%, dự án có tính khả thi, mức độ hấp dẫn lớn Qua hệ thống chỉ tiêu vừa tính trên ta thấy các chỉ tiêu đều thoả mãn điều kiện để có thể chấp nhận dự án. Căn cứ vào các chỉ tiêu trên thì thấy rằng dự án xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước Hải Phòng là rất khả thi. Ngoài những lợi ích trước mắt còn có những lợi ích về lấu dài mà ta mới có thể nhận thấy. Vì vậy đây là một dự án nên được đầu tư xây dựng. II. Các kiến nghị và giải pháp 1. Cơ sở đề xuất các kiến nghị - Cơ sử pháp lý cho việc thực hiện quy hoạch hệ thống thoát nước có hiệu quả. Xuất phát từ các vấn đề môi trường của dự án khi thực hiện như : + Việc nạo vét bùn lắng tại các mương, hồ sẽ phải thực hiện trong một thời gian tương đối dài. Trong quá trình nạo vét sẽ có các chất khí đôc hại và có mùi khó chịu ảnh hưởng tới môi trường và người dân khu vực xung quanh. Nên cần phải có những biện pháp giảm thiểu các tác động này. + Trong quá trình thực hiện nạo vét và cải tạo các hồ điều hoà,tất cả khối lượng nước thải của thành phố sẽ không đưa vào hồ mà có hệ thống dẫn độ trực tiếp ra các mương thoát rồi đổ ra các sông. Như vậy độ ô nhiễm của nước thải có thể tăng lên 33%. Khi đó các giá trị BOD, COD sẽ tăng lên nhiều lần. Vì vậy, phải có biện pháp xử lý nước thải trước khi thải ra sông. - Hệ thống thoát nước mưa cho các xóm ngõ, các khu tập thể chưa được cải tạo. Do tác động trực tiếp của thuỷ triều và mỗi khi mưa lớn lại trùng với lúc triều cường trong điều kiện đỉnh triều cao hơn độ cao địa hình và các hồ không đủ khả năng chứa hết nước mưa nên có thể xảy ra ngập lụt. - Khả năng quản lý và huy động các nguồn vốn cho quá trình thực hiện dự án. - Cơ sở cho việc quản lý hệ thống thoát nước. 2. Các kiến nghị 2.1. Các kiến nghị về tổ chức, quản lý Để quản lý có hiệu quả các công trình thoát nước cùng với sự phát triển của thành phố thì công ty thoát nước nói riêng cũng như thành phố và các ngành các cấp có liên quan phải có một tổ chức chặt chẽ và có hiệu quả trong việc quản lý như sau : Kiến nghị UBND thành phố ban hành các văn bản làm cơ sở cho việc thực hiện xây dựng và quản lý cũng như cải tạo hệ thống thoát nước như sau: + Xây dựng và ban hành quy chế quản lý hệ thống thoát nước. + Xây dựng và ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật cho việc duy tu, bảo dưỡng, cải tạo hệ thống thoát nước. + Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn chất lượng về các loại đường cống, cấu kiện hệ thống thoát nước. + Phân công trách nhiệm cụ thể và rõ ràng giữa các cơ quan chuyên ngành, các cấp chính quyền và các ngành chức năng đối với việc quản lý hệ thống thoát nước. - Nâng cao hiệu lực quản lý của công ty thoát nước - Nâng cao hiệu lực quản lý trên cơ sở mô hình phường -Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các đối tượng vi phạm hệ thống thoát nước. Bởi vì hiệu quả quản lý Nhà Nước về môi trường nói chung và quản lý hệ thống thoát nước nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện đúng các quy định của Nhà Nước và các cấp chính quyền địa phương. Để tiết kiệm chi phí, các cá nhân hay các tổ chức sẵn sàng bỏ qua việc xử lý nước thải trước khi thải nó vào hệ thống thoát nước chung của thành phố hay để phục vụ cho mục đích sinh hoạt các hộ gia đình sẽ lấn chiếm hành lang quản lý của các mương, hồ điều hoà làm nơi sinh hoạt…Trong bối cảnh đó các hành vi sát, kiểm tra, thanh tra sẽ là những biện pháp có ý nghĩa đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của những người vi phạm. Mặt khác việc thanh tra, kiểm tra, giám sát giúp các cơ quan có thẩm quyền đánh giá được một cách đầy đủ quá trình thực hiện, chấp hành luật pháp đã đực đề ra để có những thay đổi, bổ sung cho phù hợp. Cũng thông qua hoạt động này các cấp chính quyền có thể phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật và khắc phục kịp thời những sự cố xảy ra. -Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục mọi tầng lớp nhân dân tham gia quản lý, giữ gìn hệ thống thoát nước. 2.2. Kiến nghị các giải pháp về thu hút vốn đầu tư cho dự án. - Xác định các dự án ưu tiên thực hiện trước tại các khu vực ngập lụt nghiêm trọng. - Thực hiện các biện pháp thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để đảm bảo đủ nguồn vốn và đúng tiến độ thực hiện dự án. 2.3. Kiến nghị các giải pháp về kỹ thuật trong khi thực hiện dự án 3. Các giải pháp 3.1. Các giải pháp về quản lý - Các giải pháp về phía UBND thành phố: +Xây dựng và ban hành quy chế quản lý hệ thống thoát nước, các định mức kinh tế kỹ thuật cho việc duy tu, bảo dưỡng, cải tạo hệ thống thoát nước, các tiêu chuẩn chất lượng về từng loại đường cống, cấu kiện hệ thống thoát nước. +Phân công trách nhiệm cụ thể và rõ ràng giữa cơ quan chuyên ngành, các cấp chính quyền và các ngành chức năng đối với việc quản lý hệ thống thoát nước. Cụ thể: . Trách nhiệm chính của các cơ quan chuyên ngành, có trách nhiệm, tham mưu đề xuất các giải pháp quản lý hệ thống thoát nước, tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư, quản lý, duy tu, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc xây dựng hệ thống thoát nước . UBND các cấp có trách nhiệm chính là ngăn chặn, giải toả triệt để cácc trường hợp lấn chiếm hệ thống thoát nước, phối kết hợp với cơ quan chuyên ngành để thực hiện các nhiệm vụ về thoát nước. . Các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm chính là tuyên truyền giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân dân để giữ gìn hệ thống thoát nước. . Các ngành chức năng có trách nhiệm phối kết hợp để thực hiện nhiệm vụ thóat nước theo chức năng của mình. . Sở giao thông công chính là cơ quan chuyên môn của UBND thành phố chịu trách nhiệm lập kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn , duyệt các thủ tục xây dựng, nâng cấp mở rộng các công trình thoát nước của thành phố. + Nâng cao hiệu lực quản lý của công ty thoát nước: Công ty thoát nước là doanh nghiệp của nhà nước được sở giao thông công chính uỷ quyền tổ chức phối hợp với các địa phương, các ngành có liên quan trong việc quản lý, duy tu, bảo vệ và phát triển hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng theo quy hoạch, kế hoạch cụ thể của nhà nước. Để công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả thì cần cải cách và nâng cấp công tác quản lý toàn diện, quản lý tài chính, kế toán kế hoạch thông qua việc áp dụng các thông lệ cách thức mới, hệ thống quản lý bao gồm: . Phát triển chiến lược thoát nước toàn diện bao gồm đào tạo cán bộ trong và ngoài nước. . Cải tiến các thủ tục mua sắm, các văn bản chuẩn cho phù hợp với cách thức đáu thầu công khai cả trong nước và tiêu chuẩn quốc tế. . Cải cách hệ thống trả lương hiện nay nhằm khuyến khích công tác và giữ lại cán bộ chủ chốt. Công ty nên được trao đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm trong việc giám sát và kiểm tra toàn diện việc xây dựng cải tạo và vận hành hệ thống thoát nước. Từng bước xoá bỏ cơ chế xin cho để công ty hoàn toàn chủ động về tài chính. + Nâng cao hiệu quả quản lý nước trên cơ sở mô hình phường. Trước mắt thí điểm triển khai mô hình phường toàn diện trên phạm vi ba phường( ) là những khu vực có hệ thống thoát nước xuống cấp nghiêm trọng và có tình trạng ngập lụt thường xuyên xảy ra với các giải pháp : . Thiết lập hệ thống thông tin về đường cống thoát nước và các yếu tố liên quan, hệ thống thông tin về nhu cầu của các khách hàng về các dịch vụ thoát nước trong khu vực. . Tổ chức đầu tư cải tạo đồng bộ hệ thống thoát nước trên địa bàn phường bao gồm cải tạo cả hệ thống thoát nước từ các hộ gia đình ra hệ thốn cống chính . Tổ chức kiểm tra, xử lý các đối tượng vi phạm như lấn chiếm hệ thống thoát nước, đổ các chất thải xuống các hệ thống mương thoát nước. . Tổ chức tuyên truyền vận động nâng cao ý thức cho các hộ gia đình .Tổ chức vận hành, bảo dưỡng, quản lý hệ thống thoát nước. . Tổ chức làm dich vụ các nhu cầu vệ thoát nước như nạo vét bùn cống, hố ga… + Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các đối tượng vi phạm hệ thống thoát nước: . Trước mắt giải toả triệt để việc lấn chiếm hành lang quản lý các mương hồ điều hoà, việc xây dựng trái phép các công trình dân dụng đè lên đường cống thoát nước. . Kiểm tra hệ thống thoát nước trong các cơ quan, xí nghiệp đảm bảo đúng tiêu chuẩn và hệ thống xử lý nước thải. . Từng bước kiểm tra và xử lý việc xây dựng các bể phốt và đường cống thoát nước tại các hộ gia đình. +Tăng cường tuyên tuyền, giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham quản lý và giữ gìn hệ thống thoát nước: . Trên địa bàn khu dân cư xác định mặt trận Tổ Quốc là cơ quan có nhiệm vụ chính thực hiện nhiệm vụ này, tập trung các cơ quan đoàn thể làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân. Vấn đề thoát nước và vệ sinh đô thị cần được tuyên truyền lồng ghép vào các chương trình khác như dân số, kế hoạch hoá gia đình…. . Trong các trường học tổ chức cho học sinh tham gia tổng vệ sinh, lồng ghép giáo dục về thoát nước và vệ sinh đô thị vào chương trình giáo dục về môi trường. . Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh phường, qua các bảng thông báo tại các khu dân cư… 3.2. Các giải pháp về thu hút vốn và đầu tư cho dự án Như phần trên đã trình bày, để thực hiện quy hoạch lại hệ thống thoát nước cần một lượng vốn đầu tư ban đầu lớn () và cần có chi phí tối thiểu hàng năm để vận hành và bảo dưỡng là 9400 triệu đồng /năm. Đây là một nguồn kinh phí không nhỏ, để có thể đáp ứng được nguồn vốn này cần thực hiện các giải pháp sau: + Thực hiện thu phí thoát nước và tăng dần theo từng năm Từng bước xoá bỏ bao cấp với các đối tượng hưởng dịch vụ thoát nước đô thị để giảm mức thất thoát nước sạch cung cấp ( hiện nay tỷ lệ thất thoát nước sạch của thành phố khoảng 30%) và giảm lượng nước thải qua hệ thống thoát nước . Mức thu sẽ tăng thêm 5%/ năm đối với các đối tượng Đây cũng chỉ là một nguồn thu nhỏ so với vốn đầu tư ban đầu, vì theo kinh nghiệm của các nước đi trước thì chi phí đầu tư thoát nước bằng 3 lần đầu tư cho thoát nước, để thu đúng thu đủ phí thoát nước thì phải bằng 300% tiền thu bán nước sạch. + Tích cực tìm các nguồn vốn đầu tư: Ngoài việc hợp tác với ngân hàng Thế Giới và chương trình cấp nước và vệ sinh Hải Phòng được sự trợ giúp của chính phủ Phần Lan thì công ty thoát nước cần phải tích cực tìm kiếm các nguồn vốn khác như thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước, từ nhân dân, tư nhân hoá tại các cấp cơ sở để co thêm nguồn vốn đàu tư giải quyết vấn đề thoát nước cho thành phố. + Từng bước xã hội hoá dịch vụ thoát nước. Để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư phải từng bước xã hội hoá dịch vụ thoát nước, thu hút mọi thành phần tham gia, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư để cait tạo và bảo dưỡng hệ thống thoát nước. Để làm được điều này thì phải xây dựng được các định mức kinh tế kỹ thuật , xác định cụ thể các hạng mục, các địa điểm đàu tư như xác định được chi tiết khối lượng các cống thoát nước trên điạ bàn phường hoặc trên từng cụm dân cư… Để thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, giải quyết các vấn đề thoát nước cần phải tiến hành cổ phần hoá các dịch vụ thoát nước, trước mắt tập trung vào dịch vụ nạo vét bùn tại các cống và hố ga. 3.3. Các giải pháp kỹ thuật Thực trạng hệ thống thoát nước có nhiều đường cống xây dựng không đúng quy chuẩn, quy phạm đã làm cho khả năng tiêu thoát nước bị hạn chế lại vừa lãng phí cho việc xây dựng. Ngoài ra còn có quá nhiều điểm đấu nối vào các đường cống trục, đường cống thoát nước trong xóm ngõ được thiết kế chung cho cả thoát nước mưa và nước thải nhưng thực chất nước mưa một phần thoát theo đường cống còn một phần tự chảy tràn trên bề mặt. Nhưng bề mặt ngõ nhiều chỗ không thuận tiện cho việc thoát nước như cao độ thấp hơn mặt đường, độ dốc thấp hoặc bên trong lại thấp hơn bên ngoài( độ dốc âm) nên đã gây khó khăn cho việc thoát nước. Để giải quyết được tình trạng này trong dự án quy hoạch đã thực hiện là tách riêng hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải cho những khu vực mới còn khu vực nội thành cũ( khu vực Bắc đường sắt) về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống chung cho nước mưa và nươc thải . Nhưng quy hoạch cụ thể cho các xóm ngõ thì chưa chi tiết cụ thể, vì vậy đối với các khu vực xóm ngõ nhỏ có thể thực hiện theo phương thức sau: + Đối với các ngõ dưới 50 m ( tính từ mặt đường) cải tạo đường cống chỉ để thoát nước thải còn nước mưa thoát trên bề mặt bằng các xây dựng mặt ngõ cao hơn mặt đường tối thiểu 5cm. + Đối với các ngõ dài hơn 50m (tính từ mặt đường) đường cống trục trong ngõ vẫn là đường cống chung cho thoát nước mưa và nước thải. Việc tạo độ dốc mặt ngõ chỉ là kết hợp cho việc thoát nước mưa khi có những trận mưa lớn. Các ngõ ngách xây dựng đường cống tương tự như ngõ có chiều dài dưới 50m. + Để có thể kiểm soát được nước thải của các hộ dân xây dựng các ga thu nước thải cho từ 5- 7 gia đình sau đó đổ vào cống trục khác với hiện nay tất cả các đường cống từ mỗi hộ gia đình đều xả trực tiếp vào cống. Thực hiện theo phương pháp này thì sẽ có một số ưu điểm sau: .. Giảm được đáng kể kích thước đường cống do đường cống trong các ngõ, ngách chủ yếu được xây dựng để thoát nước thải, nước mưa thoát trên bề mặt từ đó giảm đáng kể chi phí xây dựng đường cống. .. Giảm các điểm đấu nói vào các đường cống trục chống nguy cơ đấu nối trái phép, tăng tuổi thọ của đường cống thoát nước. .. Kiểm soát được lượng nước thải từ các hộ gia đình Hiện tại cũng như khi thực hiện quy hoạch hệ thống thoát nước trong giai đoạn trước mắt chưa xây dựng nhà máy xử lý chất thải mà quá trình xử lý nước thải thực sự diễn ra dưới nước trong các mương và hồ điều hoà của thành phố. Trong khi chưa có khả năng xử lý toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghệ đạt tiêu chuẩn nước thải cho phép cần có một chế độ quan trắc và kiểm soát chất lượng nước thải thường xuyên để nhận biết và có những xử lý kịp thời về mặt môi trường. Đồng thời nước thải của các nhà máy, xí nghiệp phải đực xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào hệ thống cống chung của thành phố. Về lâu dài sẽ xây dựng một nhà máy xử lý nước thải sử dụng công nghệ sinh học tự nhiên. + Trong quá trình thực hiện dự án , khi thực hiện xây dựng các cống thu nước thải để ngăn nước thải ô nhiễm chảy vào hồ hay khi cải tạo và nạo vét bùn tại các mương hồ điều hoà có thể gây ra ô nhiễm cho các khu vực khác xung quanh khu vực thực hiện. Nếu các biện pháp vận hành và bảo dưỡng không phù hợp có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ trong quá trình nạo vét, vận chuyển và đổ bùn. Để giảm thiểu những tác động có thể xảy ra này, trong quá trình thi công cần phải có các biện pháp giảm thiểu như: . Tuân thủ chặt chẽ các quy định và an toàn lao động và sức khoẻ trong quá trình thông rửa đường ống, nạo vét mương hồ, vận chuyển và đổ bùn cặn. . Bùn nạo vét từ các mương hồ sẽ được phơi khô, khối lượng bùn này rất lớn , ước tính khoảng 40.000 – 50.000 m3 tại mương Đông Khê và 30.000 –40000 m3 tại mương Tây Nam. Khối lượng bùn này có thể được sử dụng trong nông nghiệp sau khi đã được xử lý loại bỏ những chất độc hại như kim loại nặng… . Giảm thiểu các ảnh hưởng của việc vận chuyển thiết bị, bùn và các hoạt động thông rửa, nạo vét bằng cách tránh vận chuyển và xây dựng ở các đường phố chính đông người qua lại trong các giờ cao điểm và ở các khu phố nhỏ thuộc khu dân cư vào ban ngày. Kết luận Từ nhiều năm nay Hải Phòng là một trong những thành phố được Nhà nước quan tâm đầu tư cho công tác quy hoạch và xây dựng để có thể phát triển thành một thành phố cảng, một trung tâm công nghiệp, du lịch và dịch vụ phát triển của đất nước. Một trong những vấn đề được chú trọng là xây dựng cơ sở hạ tầng và cải tạo chất lượng môi trường đô thị. Hệ thống thoát nước và vệ sinh đô thị là một hạng mục quan trọng của việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và cải tạo môi trường . Sự hoàn thiện của hệ thống thoát nước có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển chung của thành phố cũng như cuộc sống của nhân dân. Dự án quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng được xây dựng dựa trên nhu cầu cấp thiết về cải tạo hệ thống cũ và cải thiện môi trường tại những khu vực ô nhiễm nghiêm trọng. Để có thể thấy rõ giá trị của dự án này thì việc đánh giá hiệu qủa kinh tế xã hội là rất quan trọng, nó cho phép ta hình dung được bức tranh kinh tế của dự án. Đồng thời đây cũng là công cụ cho các nhà kế hoạch có những quyết định đúng đắn trong việc thực thi dự án. Đối với môi trường tự nhiên kinh tế xã hội trong khu vực thực hiện dự án có ảnh hưởng về môi trường nước, môi trường không khí, môi trươngg đất cũng như các hoạt động thông thường của dân cư….Nhưng sau khi dự án được thực hiện thì chất lượng môi trường toàn thành phố sẽ có những cải thiện đáng kể đặc biệt là những vấn đề môi trường liên quan đến ngập lụt. Tài liệu tham khảo 1. TS. Nguyễn Thế Chinh( chủ biên), áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao năng lực quản lý môi trường ở Hà Nội, Hà Nội 2000. 2. TS. Nguyễn Thế Chinh, giáo trình phân tích chi phí - lợi ích. 3. KS. Nguyễn Đình Khang, Báo cáo tóm tắt đề tài điều tra ngập lụt đô thị Hải Phòng, công ty thoát nước Hải Phòng, 2000. 4. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt ( chủ biên), Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư, Nxb Thống Kê, Hà Nội, 2000. 5. Trần Võ Hùng Sơn ( chủ biên ), Nhập môn phân tích chi phí - lợi ích, Nxb Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 2001. 6. Báo cáo chi tiết dự án quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng, 1998. 7. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án vệ sinh - hạng mục Hải Phòng, công ty Soil and Water, 1998. 8. Báo cáo đánh giá tác động môi trường đồ án quy hoạch chung thành phố Hải Phòng 2020, NXb Hải Phòng, 9. Báo cáo hoàn chỉnh kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè Tp. Hồ Chí Minh, CDM International, 1999. mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I : Cơ sở khoa học của việc xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội đối với một dự án quy hoạch hệ thống thoát nước 4 I. Sự cần thiết đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội một dự án 4 1. Khái niệm, mục đích của việc đánh giá hiệu quả KT-XH một dự án 4 2. Phương pháp thực hiện 4 3. Đánh giá hiệu quả KT_XH là công cụ để đo lường hiệu quả phân phối 6 4. Sử dụng đánh giá hiệu quả KH- XH để ra quyết định thực thi dự án 8 II. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả một dự án 10 1. Các chỉ tiêu đánh giá khía cạnh tài chính 10 1.1. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần của dự án 11 1.2. Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng 12 1.3.Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận 13 1.4. Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ 13 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả KT- XH 14 2.1. Giá trị gia tăng thuần tuý 14 2.2. Các chỉ tiêu tương tự phân tích tài chính 14 2.3. Số lao động có việc làm và số lao động có việc trên 1 đơn vị vốn đầu tư 14 2.4. Các chỉ tiêu phân phối thu nhập và công bằng xã hội 15 2.5. Chỉ tiêu tiất kiệm và tăng nguồn ngoại tệ 15 2.6. Các tác động khác của dự án 15 III. Đánh giá hiệu quả KT- XH đối với một dự án quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước 16 1. Phân tích tác động tới môi trường của các dự án môi trường 16 2. Các phương pháp định giá thiệt hại do ô nhiễm 18 2.1. Phương pháp định giá trực tiếp 18 2.2. Phương pháp so sánh năng suất sản lượng thu hoạch 18 2.3. Phương pháp định giá theo hiệu quả sử dụng 18 2.4. Phương pháp định giá ô nhiễm đối với sức khoẻ 19 2.5. Phương pháp tiếp cận giá trị hưởng thụ 20 3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả KT- XH của dự án quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước 20 3.1. Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của dự án 20 3.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận 20 3.3. Hệ sô hoàn vốn nội bộ 21 Chương II. : Cơ sở thực tiễn của quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng 22 I. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng 22 1. Đặc điểm tự nhiên 22 1.1. Vị trí địa lý và địa hình 22 1.2.Điều kiện khí hậu 22 1.3. Điều kiện thuỷ văn 23 2. Đặc điểm kinh tế xã hội 24 II. Thực trạng hệ thống thoát nước 26 1. Khái quát 26 2. Hiện trạng hệ thống thoát nước 27 2.1. Lưu vực thoát nước 27 2.2. Hệ thống cống thoát nước 27 2.3. Hệ thống hồ điều hoà 30 2.4. Mương dẫn nước và cống ngăn triều 32 2.4.1. Mương dẫn nước 32 2.4.2. Cống ngăn triều 32 2.5. Trạm bơm nước thải 33 3. Hiện trạng ngập lụt và ô nhiễm môi trường liên quan đến thoát nước 34 3.1. Hiện trạng ngập lụt 34 3.2. Những hậu quả môi trường liên quan đến thoát nước 35 3.2.1. Thành phần và tính chất nước thải thành phố Hải Phòng ..35 3.2.2. Các vấn đề môi trường liên quan đến thoát nước 37 II. Quy hoạch hệ thống mới 38 1. Lựa chọn hệ thống thoát nước 38 2. Quy hoạch hệ thống thoát nước mới 38 2.1. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa 38 2.1.1. Khu vực Bắc đường sắt 38 2.1.2. Khu vực Đông Bắc và ĐôngNam 39 2.1.3. Khu vực Tây Nam 41 2.1.4. Các khu vực tách biệt 42 2.2. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải 43 2.2.1. Khu vực Bắc đường sắt 44 2.2.2. Khu vực Đông Bắc- Đông Nam và Tây Nam 44 3. Đánh giá chung 46 Chương III.: Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng 51 I. Đánh giá hiệu quả của dự án 51 1. Lựa chọn các thông số tính toán 51 2. Các chi phí khi thực hiện dự án 51 2.1. Chi phí đầu tư ban đầu 51 2.2. Chi phí phải trả hàng năm 54 3. Các lợi ích đạt được khi thực hiện dự án 54 3.1. Các lợi ích có thể lượng hoá được 55 3.1.1. Lợi ích do giảm ngập lụt 55 3.1.2. Lợi ích do cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng 59 3.1.3. Lợi ích do giảm chi phí xử lý nước thải 61 3.1.4. Lợi ích từ thu phí thoát nước 61 3.2. Các lợi ích không lượng hoá được 63 4. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án 64 4.1. Giá trị hiện tại ròng 64 4.2. Tỷ suất lợi nhuận 64 4. 3. Hệ số hoàn vốn nội bộ 65 II. Các kiến nghị và giải pháp 66 1. Cơ sở đề xuất kiến nghị 66 2. Các kiến nghị 66 2.1. Kiếnnghị về tổ chức, quản lý 66 2.2. Kiến nghị các giải pháp thu hút vốn cho dự án 67 2.3. Các giải pháp kỹ thuật 67 3. Các giải pháp 68 3.1. Giải pháp về quản lý, tổ chức 68 3.2. Giải pháp thu hút thêm vốn cho dự án 71 3.3. Giải pháp kỹ thuật 72 Kết kuận 75 Tài liệu tham khảo 76

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc05.doc
Tài liệu liên quan