Đề tài Bước đầu tìm hiểu thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Đối tượng nghiên cứu: 2 3. Mục đích nghiên cứu: 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3 5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu: 3 6. Phương pháp nghiên cứu: 3 7. Gỉa thuyết nghiên cứu: 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5 1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề: 5 2. Các khái niệm: 8 2.1. Nghề nghiệp: 8 2.1.1. Khái niệm nghề nghiệp và giá trị của nghề nghiệp. 8 2.1.2. Đặc điểm của nghề nghiệp: 10 2.1.3. Phân loại nghề nghiệp: 11 2.2. Sự lựa chọn nghề và bản chất tâm lý của “chọn nghề” 13 2.3. Hướng nghệp trong quá trình phát triển nghề nghệp 14 2.3.1. Sự cần thiết của công tác hướng nghiệp 14 2.3.2. Khái niệm hướng nghiệp và bản chất tâm lý của hướng nghệp 16 2.3.3. Mục đích của hướng nghiệp 18 2.3.4. Những nội dung của công tác hướng nghiệp 18 2.3.5. Các nguyên tắc của hướng nghiệp và một vài quan điểm về định hướng nghề hiện nay 21 2.3.6. Thực trạng hoạt động hướng nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua 23 2.4. Một vài đặc điểm tâm lý của các bậc cha mẹ có con học bậc PTTH 24 2.4.1. Khái niệm gia đình 24 2.4.2. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình 25 2.4.3. Một số đặc điểm tâm lý của các bậc cha mẹ có con học bậc PTTH (đặc biệt là có con học lớp 12) 27 CHƯƠNG II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 29 1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 29 1.Tỉnh Hưng Yên 29 2. Huyện Văn Giang 29 2. Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên. 31 2.1. Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề mặt nhận thức. 31 2.1.1. Thực trạng nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề mức độ cần thiết của hoạt động hướng nghiệp cho con cái. 31 2.1.2. Thực trạng nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề nội dung hoạt động hướng nghiệp cho con cái. 33 2.1.3. Thực trạng nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangkhi đánh giá chủ thể điều khiển hoạt động hướng nghiệp cho con cái. 35 2.1.4. Nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangtrong việc đánh giá mức quan trọng của các yếu tố khi hướng nghiệp cho con cái. 38 2.2. Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên về mặt xúc cảm tình cảm. 42 2.3. Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên xét về mặt mức độ tham gia vào các hoạt động đó: 50 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên 59 CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KHUYỄN NGHỊ 67 1. Kết luận 67 2. Khuyến nghị 67 2.1. Đối với gia đình: 67 2.2. Đối với lãnh đạo địa phương 68 2.3. Đối với con cái 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 71

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu tìm hiểu thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cha mẹ địa phương lựa chọn làm mong muốn của mình. Đối với đa số bậc cha mẹ cũng như các em học sinh, việc thi hay vào học một trường trung cấp chỉ là một điều bất đắc dĩ khi không đỗ vào trường Đại học, Cao đẳng, học để lấp chỗ trống. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dần dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” ở nước ta hiện nay. Rõ ràng, các bậc cha mẹ huyện Văn Giangcòn hạn chế ở vấn đề này. Khi tốt nghiệp PTTH các em học sinh ngoài việc sẽ tiếp tục đi học ở những bậc cao hơn thì cũng có thể lựa chọn những con đường khác như học nghề, làm nghề truyền thống của địa phương. Song khi chúng tôi đưa ra những phương án này trong câu hỏi để các bậc cha mẹ lựa chọn, thì chỉ có một số rất ít các bậc cha mẹ huỵện Văn Giangmuốn con mình đi theo những hướng này. Cụ thể: - Phương án: Tìm một việc làm để phụ giúp gia đình được 3 cha mẹ lựa chọn, chiếm 2.94% số cha mẹ được hỏi. - Phương án: Học nghề, làm nghề truyền thống của địa phương đều được 2 cha mẹ lựa chọn, chiếm 1.96% số cha mẹ được hỏi. - Riêng phương án cuối cùng chúng tôi đưa ra: Tạm thời ở nhà, thì không bậc cha mẹ nào mong muốn. Rõ ràng, ở đây chúng ta có thể thấy đa phần các bậc cha mẹ huyện Văn Giangmong muốn con cái mình sau khi tốt nghiệp PTTH sẽ tiếp tục học ở bậc cao hơn. Các bậc cha mẹ không muốn hướng con cái mình đi làm ngay. Để tìm hiểu xem nguyện vọng, mong muốn của các bậc cha mẹ có phù hợp với dự định, nguyện vọng của con cái hay không, chúng tôi đưa ra câu hỏi này với một bộ phận các em học sinh lớp 12 đang chuẩn bị ra trường. Kết quả cho thấy, đại bộ phận các em được hỏi cùng cho rằng dự định của các em là sẽ thi vào một trường Đại học, Cao đẳng nào đó sau khi tốt nghiệp. Như vậy, chúng ta có thể thấy các bậc cha mẹ huyện Văn Giangcũng đã phần nào hiểu được tâm tư, nguyện vọng của con em mình. Đây là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho việc hướng nghiệp đúng đắn phù hợp với nguyện vọng của con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang mà chúng ta sẽ xét ở phần sau. Như kết quả phân tích ở trên, đa số các bậc cha mẹ huỵên Văn Giang đều hướng cho con mình theo con đường tiếp tục thi vào một trường Đại học hoặc cao đẳng nào đó. Đó có thể là sự thống nhất trong mong muốn của các bậc cha mẹ khi con cái sắp tốt nghiệp PTTH. Nhưng để hướng cho con một nghề cụ thể, mỗi bậc cha mẹ lại có những mong muốn riêng. Như trong phần cơ sở lý luận của đề tài nêu rõ, thế giới nghề nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú với rất nhiều ngành nghề chuyên môn khác nhau (khoảng 65.000). Việc lựa chọn riêng cho mình một nghề phù hợp không phải là dễ dàng. Cũng vậy, khi hướng nghiệp cho con, các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình có được một nghề phù hợp, có thể đảm bảo cho cuộc sống tương lai của con sau này. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi thứ 7 nhằm tìm hiểu xem các bậc cha mẹ huyện Văn Giangmong muốn hướng con cái mình theo những nhóm nghề nào. Với các nhóm nghề cụ thể chúng tôi đưa ra để các bậc cha mẹ lựa chọn. Kết quả thu được như sau: Bảng 7: Mong muốn của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang khi hướng con vào các nhóm nghề STT Nhóm nghề Số phiếu Tỷ lệ % 1 Nghề được xã hội coi trọng 56 54.90 2 Nghề có thu nhập cao 74 72.55 3 Nghề làm việc chân tay 0 0.00 4 Nghề có khả năng thăng tiến 42 41.18 5 Nghề xã hội đang cần 76 74.51 6 Nghề có mối quan hệ giao tiếp nhiều 38 37.26 Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được phần nào mong muốn của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangtrong việc hướng con cái vào các ngành nghề cụ thể. Nhóm nghề được các bậc cha mẹ lựa chọn nhiều nhâts để định hướng nghề nghiệp cho con mình là nhóm nghề xã hội đang cần. Số cha mẹ lựa chọn nhóm nghề này chiếm 74.51% bậc cha mẹ được hỏi. Một lần nữa chúng ta có thể khẳng định, khi hướng nghiệp cho con cái các bậc cha mẹ luôn quan tâm, cân nhắc đến yếu tố việc làm của các ngành nghề này. Từ định hướng này, các bậc cha mẹ tìm hiểu ở các nguồn thông tin khác nhau để biết được rằng trong xã hội hiện nay và trong tương lai tới cần nghề gì. Trong mỗi thời kì xã hội lại cần những ngành nghề khác nhau. Chẳng hạn, đất nước ta đang từng bước đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH đất nước, các ngành sản xuất ngày càng áp dụng nhiều các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy rất cần những cán bộ kỹ thuật giỏi chuyên môn. Hiện nay, quá trình mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng, rất cần những người giỏi ngoại ngữ, hay trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ nhanh chóng như hiện nay thì nhưng người giỏi vê công nghệ thông tin luôn được xã hội cần đến. Ngoại ngữ và tin học là hai thứ mà một người đi xin việc cần thiết phải có để có thể xin được việc làm. Đây là những cơ sở để các bậc cha mẹ có thể hướng nghiệp cho con vào các ngành nghề xã hội đang cần. Chính vì vậy mà trong thực tế hiện nay số người theo học hai ngành này ngày càng tăng. Nhưng nếu như bậc cha mẹ nào cũng hướng con cái mình theo những ngành nghề này thì có thể sẽ đến một lúc nào đó hậu quả tiêu cực sẽ xảy ra. Ngoài tiêu chí việc làm, khi hướng nghiệp cho con các bậc cha mẹ huyện Văn Giangcòn dựa vào nhiều tiêu chí khác. Một trong những tiêu chí cũng được không ít các bậc cha mẹ tại địa phương qua tâm để định hướng nghề nghiệp cho con cái là vấn đề thu nhập. Vì vậy, khi tiến hành điều tra thực tế, chúng tôi nhận thấy nhóm nghề có thu nhập cao cũng được một số không nhỏ bậc cha mẹ lựa chọn để hướng nghiệp cho con. Nhóm nghề này chỉ đứng sau nhóm nghề xã hội đang cần với tỷ lệ 72.55% bậc cha mẹ được hỏi. Rõ ràng chúng ta có thể thấy rằng mong ước một cuộc sống sung túc, khá giả của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđối với con mình. Đó là một điều dễ hiểu và cũng phù hợp với đặc điểm tâm lý của các bậc cha mẹ khi mong ước ở cuộc sống tương lai sau này của con cái. Nhóm nghề xếp vị trí tiếp theo có nhiều bậc cha mẹ huyện Văn Gianglựa chọn để hướng nghiệp cho con cái là nhóm nghề được xã hội coi trọng. Xưa nay, nhân dân ta vẫn coi trọng những nghề như giáo viên, bác sĩ...vì “Không thầy đố mày làm nên” hay “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” nên “Muốn sang phải bắc cầu Kiều / Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Đối với những người thầy thuốc cứu chữa người bệnh thì “Lương y như tử mẫu”... Chính vì vậy, những ngành nghề này luôn được xã hội coi trọng. Đây cũng là một cơ sở để các bậc cha mẹ cân nhắc khi hướng nghiệp cho con cái. Ngoài ra, các nhóm nghề khác cũng được một bộ phận bậc cha mẹ huyện Văn Gianghướng tới khi giúp con chọn nghề, đó là: Nghề có khả năng thăng tiến, nghề có mối quan hệ giao tiếp nhiều (ngoại giao, du lịch...). Cụ thể: Nhóm nghề có khả năng thăng tiến được 42/102 bậc cha mẹ được hỏi lựa chọn, chiếm 41.18% Nhóm nghề có những mối quan hệ giao tiếp nhiều được 38/102 bậc cha mẹ được hỏi lựa chọn, chiếm 37.26% Điều đặc biệt là nhóm nghề làm việc chân tay mà chúng tôi đã đưa ra để các bậc cha mẹ huyện Văn Gianglựa chọn thì thực tế đã không có trường hợp cha mẹ nào lựa chọn nhóm nghề này để hướng nghiệp cho con mình. Rõ ràng, các bậc cha mẹ địa phương cũng có sự phân biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay trong quá trình hướng nghiệp cho con cái. Sự lựa chọn này của các bậc cha mẹ không qúa khó hiểu, phù hợp với đặc điểm tâm lý của các bậc cha mẹ, vì bậc cha mẹ nào chẳng muốn con cái mình được sung sướng, có ai lại muốn con cái mình phải vất vả với nghề nghiệp của mình. Nhưng liệu đây có phải là suy nghĩ đúng đắn? Chúng ta khó có thể đưa ra lời khẳng định. Như vậy, sau khi tìm hiểu những mong muốn của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangtrong việc hướng nghiệp cho con cái vào các nhóm nghề cụ thể, chúng ta có thể thấy rằng, các bậc cha mẹ địa phương có xu hướng hướng nghiệp cho con mình vào các ngành nghề mà xã hôi đang cần, nghề có thu nhập cao, được xã hội coi trọng, có khả năng thăng tiến..., không phải là lao động chân tay thuần tuý. Tức các bậc cha mẹ ngày càng hướng con mình vào các ngành nghề phi nông nghiệp. Tiểu kết 2: Tóm lai, qua việc phân tích số liệu thu được của 3 câu hỏi 5, 6, 7 trong bảng hỏi với mục đích tìm hiểu thức trạng tình cảm của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangxung quanh vấn đề hướng nghiệp cho con cái, chúng ta nhận thấy rằng: Đại đa số các bậc cha mẹ địa phương có sự quan tâm, lo lắng đối với con mình trong một thời điểm rất quan trọng, khi con cái họ sắp tốt nghiệp PTTH, chuẩn bị lựa chọn cho mình một con đường đi riêng trong tương lai – thời điểm có ý nghĩa quyết định. Họ luôn quan tâm đến sự lựa chọn nghề của con cái. Họ mong muốn con mình sẽ có được một nghề nghiệp ổn định trong tương lai, ngàmh nghề đó có thể đảm bảo cuộc sống ổn định, sung túc cho tương lai con cái họ sau này. Bên cạnh đó, vẫn còn một số ít trường hợp bậc cha mẹ tại địa phương còn thờ ơ với sự lựa chọn nghề, với tương lai của con cái. Như vậy, thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangxét ở khía cạnh tình cảm thì mới ở mức độ tương đối tích cực. 2.3. Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên xét về mặt mức độ tham gia vào các hoạt động đó: Hành vi là biểu hiện rõ nhất của thái độ. chẳng hạn như một tự xưng là người yêu văn chương nhưng lại không có cuốn sách văn học nào thì không thể nói là người ấy thực sự yêu thích môn Văn. Vì vậy, khi đánh giá, tìm hiểu thực trạng ván đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên không thể bỏ qua việc nghiên cứu mức độ tham gia vào hoạt động này của cá bậc cha mẹ địa phương. Nội dung được thể hiện trong các câu hỏi 8, 9, 10, 11, 12, 14 trong bảng hỏi. Để nắm bắt được thực trạng tham gia hoạt động hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Kiến Xương, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Ông (bà) đã có hoạt động cụ thể nào khi hướng nghiệp cho con”?, cùng với 5 hoạt động cụ thể. Kết quả cụ thể thu được như sau: Bảng 8: Các hoạt động các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã tham gia để hướng nghiệp cho con cái STT Hoạt động Số phiếu Tỷ lệ84%) 1 Trao đổi, bàn bạc và gợi ý giúp con lựa chọn 95 93.13 2 Để con tự tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề cho tương lai của mình, sau đó đưa ra lời khuyên giúp con lựa chọn 46 45.10 3 Tìm hiểu và cung cấp các thông tin về nghề cho con 78 76.47 4 Khuyên bảo con lựa chọn nghề mà cha mẹ cho là phù hợp 38 37.25 5 Cố phân tích để con theo sự lựa chọn của mình 5 4.90 6 Không quan tâm tới sự lựa chọn nghề của con 2 1.96 5 hoạt động chúng tôi đưa ra ở trên đề biểu hiện mức độ tích cực, đúng đắn khác nhau khi các bậc cha mẹ tham gia vào việc định hướng nghề nghệp cho con cái. Trong đó có cả những biểu hiện mà theo chúng tôi các bậc cha mẹ không nên làm khi hướng nghiệp cho con cái, đó là biểu hiên thứ 5 và thứ 6. Sở dĩ chúng tôi đưa ra hai biểu hiện này là do chúng tôi muốn tìm hiểu các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã nhận thức được những việc không nên làm khi giúp con chọn nghề chưa. Số liệu thu được ở bảng 11 cho thấy: hoạt động mà đa số các bậc cha mẹ đã làm trrong khi hướng nghiệp cho con cái là hoạt động thứ nhất chúng tôi đưa ra với nội dung: trao đổi, bàn bạc và gợi ý giúp con lựa chọn, chiếm tỷ lệ 93.13% bậc cha mẹ được hỏi. Cha mẹ là những người gần gũi nhất với con cái. Họ luôn có những cuộc trò chuyện cởi mở với con cái. Từ đó họ có thể hiểu hơn về nguyện vọng, sở thích của con em mình. Đây là một cơ sở quan trọng để các bậc cha mẹ có sự hướng nghiệp cho con một cách đúng đắn. Điều này chứng tỏ các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã có sự quan tâm nhất định tới con cái mình. Hoạt động này cần được các bậc cha mẹ thực hiện thường xuyên hơn nữa. Một hoạt động nữa cũng được các bậc cha mẹ lựa chọn làm ý kiến của mình là việc tìm kiếm và cung cấp thông tin về nghề cho con, với 76.47% số cha mẹ lựa chọn. Hàng năm, cứ vào thời gian học sinh lớp 12 sắp tốt nghiệp, chuẩn bị bước vào giai đoạn đầy quyết định cho tương lai của mình, thì không những các em mà các bậc cha mẹ cũng luôn tìm kiếm thông tin liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, sách, báo, ti vi...cũng như nhiều nguồn thông tin khác để cung cấp cho con. Đây là biểu hiện thể hiện sự tích cực của các bậc cha mẹ trong việc giúp con lựa chọn ngành nghề cho tương lai sau này. Tuy nhiên, số bậc cha mẹ có hoạt động này với con mình là chưa thực sự lớn, các bậc cha mẹ nên chủ động hơn nữa trong hoạt động này. Biểu hiện: để con tự tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề tương lai cho mình, sau đó đưa ra lời khuyên giúp con lựa chọn được 45.10% các bậc cha mẹ lựa chọn. Việc để con tự xác định nghề nghiệp tương lai của mình sau này ở đây không phải là sự phó mặc, thiếu quan tâm của các bậc cha mẹ trước sự lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Điều mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là trước khi đưa ra lời khuyên giúp con chọn nghề, các bậc cha mẹ cũng khuyến khích việc con cái tự lựa chọn cho mình một nghề mà mình yêu thích và phù hợp với khả năng của mình, sau đó cùng con bàn bạc, cân nhắc xem sự lựa chọn đó của con có gì đúng và cái gì chưa đúng. Từ đó có thể cùng con lựa chọn một nghề cho con một cách đúng đắn nhất. Điều này chứng tỏ, các bậc cha mẹ huyện Văn Giangcũng đã có sự tôn trọng ý kiến của con, không quá ép buộc con theo ý của mình. Có những trường hợp cha ẹm định trước cho con về ngành nghề trong tương lai mà cha mẹ cho là phù hợp với con, sau đó khuyên bảo con chọn nghề đó nhưng không ép buộc. Số lượng có hoạt động này ở các bậc cha mẹ huyện Văn Gianglà 37.25%. Đây không hẳn là một biểu hiện sai, tiêu cực của các bậc cha mẹ khi hướng nghiệp cho con. Nó khác với biểu hiện thứ 5 mà chúng tôi đưa ra là cha mẹ cố phân tích để con theo sự lựa chọn của họ. Nói là cố phân tích nhưng thực chất ở đây là cha mẹ đã cố ép buộc con theo sự lựa chọn của mình mặc dù con không muốn. Biểu hiện này vẫn được 4.90% cha mẹ được hỏi lựa chọn. Chứng tỏ, một số bậc cha mẹ địa phương vẫn có biểu hiện sai trái khi hướng nghiệp cho con. Thậm chí vẫn còn 1.96% cha mẹ không quan tâm gì đến sự lựa chọn nghề của con, phó mặc cho con lựa chọn. Rõ ràng, vẫn còn một bộ phận cha mẹ huyện Văn Giangvẫn chưa thực sự có biểu hiện đúng đắn và tích cực khi hướng nghiệp cho con. Theo kết quả điều tra ở bảng 8 trên, hoạt động được đông đảo các bậc cha mẹ huyện Văn Gianglàm khi hướng nghiệp cho con là trao đổi, bàn bạc và gợi ý giúp con lựa chọn ngành nghề trong tương lai. Nhưng việc chủ động trong việc này là ở phía các bậc cha mẹ hay ỏ phía con cái, và sự chủ động đó xãy ra với mức độ như thế nào, và khi con cái trao đổi về những dự định tương lai của con sau này với bố mẹ thì bố mẹ phản ứng hay có biểu hiện như thế nào. Nội dung này được chúng tôi tìm hiểu trong câu 9 và câu 10 trong bảng hỏi. Để biết được mức độ quan tâm của cá bậc cha mẹ đến nghề nghiệp của con cái, chúng tôi đưa ra câu hỏi thứ 9 với nội dung: “ Ông bà có bao giờ trao đổi với con về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của con hay không”?, cùng với 3 mức độ chúng tôi đưa ra: thường xuyên, thỉnh thoảng và chưa bao giờ. Điều tra thực tế cho thấy kết quả như sau: Bảng 9: Mức độ thường xuyên trao đổi với con về dự định nghề nghiệp tương lai của của các bậc cha mẹ huyện Kiến Xương STT Mức độ Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Thường xuyên 67 65.69 2 Thỉnh thoảng 34 33.33 3 Chưa bao giờ 1 0.98 Chú thích : 1- Thường xuyên 2- Thỉnh thoảng 3- Không bao giờ Kết quả thu được cho thấy, hầu hết các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã có hành động trao đổi với con về dự định nghề nghiệp tương lai sau này của con. Trong đó, số cha mẹ thường xuyên có biểu hiện này là 65.67% và số cha mẹ trả lời là họ có thỉnh thoảng trao đổi với con về vấn đề này chiếm 33.33% tổng số cha mẹ được hỏi. Còn lại chỉ có một số rất ít (chỉ một trường hợp duy nhất trong tổng số 102 người được hỏi, chiếm 0.98%) là chưa bao giờ có biểu hiện này đối với con cái. Rõ ràng, thực trạng về mức độ trao đổi với con về đự định nghề nghiệp tương lai sau này của các bậc cha mẹ cho thấy: Đa số các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã có biểu hiện tích cực trong vấn đề này. Đây là một việc nên làm và cần phải được các bậc cha mẹ phát huy hơn nữa. Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ vẫn còn thụ động, chưa tích cưc, chưa tự giác trong việc trao đổi với con về dự định tương lai sau này của con. Họ chưa có sự quan tâm đúng mức tới nguyện vọng, dự định của con. Đây là một hạn chế trong hành vi của một bộ phận cha mẹ huyện Kiến Xương. Trong khi tìm hiểu mức độ trao đổi giữa các bậc cha mẹ với con cái về nghề nghiệp tương lai sau này của con, ngoài việc đề cập ở sự chủ động từ phía cha mẹ mà chúng tôi còn muốn xem xét vấn đề từ phía con cái. Để tìm hiểu xem con cái có bao giờ chủ động trao đổi với các bậc cha mẹ về dự định nghề nghiệp của mình trong tương lai hay không, và khi đó họ có phản ứng như thế nào, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi thứ 10 với nội dung như trên. Kết quả nghiên cứu thực tiễn là: Bảng 10: Thực trạng việc chủ động trao đổi dự định nghề nghiệp tương lai với các bậc cha mẹ của con cái Có Không Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 93 91.18 9 8.82 Bảng 10A Phản ứng của các bậc cha mẹ khi con cái có hoặc chủ động trao đổi dự định nghề nghiệp của con. STT Phản ứng Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Tán thành, ủng hộ 84 90.32 2 Không tán thành 6 6.45 3 Không quan tâm 3 3.23 Bảng 10B: Phản ứng của các bậc cha mẹ khi con cái không chủ động trao đổi dự định nghề nghiệp của con. STT Phản ứng Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Chủ động tìm cách chủ động trao đổi với con 8 88.89 2 Thờ ơ, mặc kệ 1 11.11 Mặc dù, ở câu hỏi trên chúng tôi muốn tìm hiểu sự chủ động xuất phát từ phía con cái, nhưng xét cho cùng mục đích mà chúng tôi hướng tới là nhằm tìm hiểu thái độ từ phía cha mẹ, tìm hiểu xem những biểu hiện của họ có phù hợp với nhận thức của họ hay không. Từ kết quả điều tra cho thấy, phần lớn các bậc cha mẹ trả lời rằng con cái họ cũng đã có sự trao đổi với họ về những dự định nghề nghiệp của con sau này (thể hiện ở bảng 10). Trong tổng số 102 bậc cha mẹ được hỏi thì có tới 93 cha mẹ lựa chọn phương án này (chiếm 91.18% tổng số cha mẹ được hỏi). Chứng tỏ một điều là con cái cũng rất cần từ phía các bậc cha mẹ những lời khuyên bổ ích. Nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng có biểu hiện như nhau khi con cái trao đổi dự định nghề nghiệp với mình. Mỗi người có một phản ứng khác nhau. Người có biểu hiện tích cực người lại không. Khi tìm hiểu vấn đề này đối với các bậc cha mẹ huyện Kiến Xương, chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự (thể hiện trong bảng 10A). Trong tổng số bậc cha mẹ trả lời là con cái họ có trao đổi với họ về dự định nghề nghiệp sau này thì 90.32% có biểu hiện tán thành, ủng hộ, 6.45% không tán thành và 3.23% không qua tâm (không có ý kiến gì). Rõ ràng các bậc cha mẹ cũng rất tôn trọng ý kiến của con và phần đông dự định của con phù hợp với ý kiến của các bậc cha mẹ. Bên cạnh đa số các bậc cha mẹ huyện Văn Giangtrả lời rằng con cái họ có chủ động trao đổi với họ về dự định nghề nghiệp tương lai của con sau này thì theo ý kiến của một số bậc cha mẹ thì con cái họ đã không có biểu hiện này (thể hiện trong bảng 10B). Trong trường hợp này thì 88.89% bậc cha mẹ sẽ tìm cách trao đổi với con, còn lại 11.11% cha mẹ có thái độ thờ ơ, mặc kệ, không quan tâm. Như vậy, một bộ phận bậc cha mẹ vẫn còn thờ ơ trước sự lựa chọn nghề của con, trước tương lai của con. Trên đây là những biểu hiện của cha mẹ khi con cái trao đổi dự định nghề nghiệp của mình với họ. Trong trường hợp này, đa số các bậc cha mẹ có thái độ sẵn sàng tán thành, ủng hộ. Nhưng đó chỉ là khi con cái nói về dự định nghề nghiệp của mình, còn trước việc con cái đã quyết định lựa chọn riêng cho mình một nghề nghiệp, một hướng đi cụ thể mà lựa chọn đó không phù hợp với ý kiến của cá bậc cha mẹ thì không phải cha mẹ nào cũng có biểu hiện như vậy. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi thứ 10 với nội dung : Khi con ông (bà) lựa chọn nghề mà ông (bà) không muốn ông bà sẽ... Kết quả thu được như sau: Bảng 11: Thái độ của các bậc cha mẹ khi con cái lựa chọn nghề trái với ý muốn của các bậc cha mẹ. STT Biểu hiện Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Sẵn sàng ủng hộ 48 47.10 2 ủng hộ nhưng vẫn muốn con thay đổi lựa chọn 55 53.92 3 Phân tích cho con hiểu để con lựa chọn lại nghề như dự định của ông (bà) 8 7.84 4 Không chấp nhận 2 1.96 5 Khó trả lời 4 3.92 Kết qủa điều tra cho thấy, không phải cha mẹ nào cũng tán thành ủng hộ với ý kiến riêng của con cái khi ý kiến đó trái với sự mong muốn của các bậc cha mẹ. Số cha mẹ có biểu hiện này chiếm tỷ lệ không lớn, không phải là đa số, chỉ là 47.10% tổng cha mẹ được hỏi. Chiếm vị trí cao hơn cả vẫn là các bậc cha mẹ có biểu hiện: ủng hộ nhưng vẫn muốn con thay đổi lựa chọn theo ý kiến của cha mẹ. Con số này chiếm 53.92% số cha mẹ được hỏi. Thậm chí vẫn còn 7.84% bậc cha mẹ cố thuyết phục con theo sự lựa chọn của mình và 1.96% bậc cha mẹ kiên quyết không chấp nhận sự lựa chọn đó của con mà buộc con phải theo sự lựa chọn của mình. Điều này liệu có gì mâu thuẫn với điều chúng ta vừa đề cập trên trong trường hợp con cái trao đổi dự định nghề nghiệp với cha mẹ thì có tới 90.32% bậc cha mẹ có thái độ sẵn sàng ủng hộ? Rõ ràng, từ lời nói đến việc làm, từ trường hợp chung chung đến trường hợp cụ thể thì biểu hiện, hành vi của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangcòn là một khoảng cách. Khi xem xét trường hợp này, ngoài những điều nói trên chúng tôi còn muốn so sánh mối tương quan giữa hành vi, biểu hiện của các bậc cha mẹ có những hoàn cảnh kinh tế khác nhau. Theo kết quả điều tra chúng tôi thấy, những bậc cha mẹ có thái độ sẵn sàng ủng hộ con cái mình trong trường hợp trên hầu hết lại là các bậc cha mẹ là những người nông dân, hoàn cảnh gia đình bình thuờng (chiếm 87.56%). Còn những bậc cha mẹ làm nghề buôn bán, hoàn cảnh gia đình khá giả thì phần lớn lại có biểu hiện là ủng hộ nhưng vẫn muốn con thay đổi lựa chọn thậm chí còn không chấp nhận, buộc con theo nghề mà cha mẹ chọn. Rõ ràng, đối với những bậc cha mẹ làm nghề nông, hoàn cảnh không mấy khá giả, quyết định lựa chọn nghề cho con sau này phần lớn vẫn là do con quyết định. Còn những gia đình khá giả yếu tố gia đình vẫn có sự ảnh hưởng nhất định đến sự lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Trong quá trình hướng nghiệp cho con, giúp con chọn một nghề nghiệp tương lai sau này phù hợp với bản thân con và nhu cầu của xã hội, các bậc cha mẹ không thể bỏ qua việc tìm kiếm và cung cấp thông tin về các ngành nghề trong xã hội cho con. Theo số liệu điều tra thể hiện ở bảng 8, số cha mẹ huyện Văn Giang có biểu hiện này đối với con cái là 78 bậc cha mẹ, chiếm tỷ lệ 76.47% tổng số cha mẹ được hỏi. Chứng tỏ số đông cha mẹ huyện Văn Giangđã có sự chủ động trong việc này. Song câu hỏi đặt ra là số các bậc cha mẹ có hoạt động này thường tìm kiếm thông tin nghề nghiệp cho con cái từ đâu, ở những nguồn nào. Chính vì vậy, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi thứ 12 với nộ dung: “Ông (bà) thường tìm kiếm thông tin nghề nghiệp ở đâu?”. Kết quả thu được là: Bảng 12: Các nguồn thông tin mà cha mẹ huyện Văn Giangthường tìm kiếm cho con cái: STT Nguồn thông tin Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Các phương tiện thông tin đại chúng (đài, sách báo, ti vi...) 72 92.30 2 Các tổ chức xã hội, trung tâm hướng nghiệp 5 6.41 3 Dư luận xã hội 53 67.94 4 Thông qua thầy cô nhà trường. 45 57.69 Như vậy, để có thông tin về các ngành nghề trong xã hội, cung cấp cho con cái, các bậc cha mẹ đã tìm kiếm ở nhiều nguồn khác nhau. Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy nguồn thông tin phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ thuờng dựa vào đó để biết các thông tin cần thiếu về nghề cho con là trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài, sách báo, ti vi...). Tuy Văn Giangcòn là một huyện nông nghiệp, nhưng trong những năm qua đời sống của nhân dân trong huyện đã tăng lên nhiều. Các phương tiện thông tin đại chúng như đài, sách báo, ti vi, đã khá phổ biến, không còn xa lạ với những người dân nơi đây. Chính vì vậy mà không có gì khó hiểu khi có tới 92.30% bậc cha mẹ địa phương chọn đây là nguồn thông tin phổ biến nhát khi họ tìm kiếm thông tin về nghề nghiệp cho con cái. Nguồn thông tin thứ hai mà nhiều cha mẹ tìm đến là các dư luận xã hội. Theo số liệu điều tra có 67.94% bậc cha mẹ tìm kiếm thông tin về nghề nghiệp từ nguồn thông tin này. Điều này chứng tỏ các bậc cha mẹ huyện Văn Giang lựa chọn nghề cho con vẫn còn theo cảm tính, hay theo dư luận xã hội,chưa có một cơ sở khoa học nào. Bởi dư luận xã hội có thể chỉ là những thông tin không chính xác, chỉ theo trào lưu. Mặc dù trong việc giáo dục con cái, gia đình, nhất là các bậc cha mẹ phải có sự gắn kết, phối hợp với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo, của nhà trường. Nhưn trên thực tế, theo số liệu điều tra, các bậc cha mẹ huyện Văn Giang có biểu hiện này là chưa nhiều. nguồn thông tin từ thấy cô, nhà trường không được nhiều bậc cha mẹ địa phương hướng tới. Con số này chỉ chiếm 57.69% số cha mẹ được hỏi – một con số còn khiêm tốn. Các bậc cha mẹ cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với thầy cô, nhà truờng để có thể giúp các em lựa chọn nghề chính xác hơn. Các tổ chức xã hội, trung tâm hướng nghiệp cũng có vai trò không nhỏ trong việc cung cấp các thông tin nghề nghiệp cho các em khi các em chọn nghề. Nhưng khi chúng tôi đưa nguồn thông tin này vào câu hỏi để các bậc cha mẹ huyện Văn Gianglựa chọn thì số cha mẹ có biểu hiện là tìm thông tin về nghề cho con từ nguồn thông tin này thực sự không nhiều, chỉ là 6.41% tổng số cha mẹ được hỏi. Các bậc cha mẹ cần tích cực hơn nữa khi tìm kiếm thông tin về nghề nghiệp trong xã hội cho con từ nguồn thông tin này. Vào thời gian này, phần đông các em học sinh đã lựa chọn cho mình một nghề nghiệp trong tương lai, để tìm hiểu sự quan tâm của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề vấn đề này cũng là để xem các bậc cha mẹ tại địa phương có thực sự quan tâm đến vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của con hay không, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi thứ 13 trong bảng hỏi với nội dung : “Ông (bà) có biết con cái mình đã lựa chọn nghề gì không?”, kết quả chúng tôi thu được con số ấy không phải là tuyệt đối, chỉ là 89.21% tổng số cha mẹ được hỏi và vẫn còn 10.79% cha mẹ cho đến thời điểm này vẫn chưa biết con cái mình chọn nghề gì cho tương lai của mình sau này. Điều này chứng tỏ mức quan tâm của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang tới việc lựa chọn nghề nghiệp của con vẫn còn hạn chế. Tiểu kết 3: Tóm lại, những số liệu thu được về hành vi tham gia vào hoạt động hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ, chúng tôi nhận thấy đa số các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã quan tâm tìm hiểu về vấn đề này. Từ những thông tin và hiểu biết thu được qua quá trình tìm hiểu đó khiến các bậc cha mẹ nảy sinh tình cảm tích cực và nâng cao vai trò của mình trong vệc hướng nghiệp cho con cái. Hơn thế, phần đông các bậc cha mẹ tại địa phương đã tham gia vào hoạt động với sự chủ động và tích cực cao. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những bậc cha mẹ thụ động trong việc tham gia vào việc hướng nghiệp cho con cái, thậm chí có những bậc cha mẹ không hề quan tâm đến vấn đề này, coi việc lựa chọn nghề nghiệp của con là của nhà trường hay do chính các con lựa chọn. Điều này cho thấy có sự thiếu nhất quán giữa nhận thực và hành vi của các bậc cha mẹ. Mặc dù các bậc cha mẹ nhận thức rõ tầm quan trọng, sự cần thiết của việc hướng nghiệp cho con cái song hành vi biểu hiện lại không đúng với mức độ nhận thức đó. Điều này có thể là do ý thức của mỗi bậc cha mẹ, vì vậy đòi hỏi sự khắc phục của chính bản thân họ. 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên Khi tham gia vào hoạt động hướng nghiệp, giúp con cái đưa ra quyết định lựa chọn nghề một cách đúng đắn và phù hợp, các bậc cha mẹ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan. Nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố giống nhau khi hướng nghiệp cho con mình. Chẳng hạn như trước một yếu tố thì đối với cha mẹ này có thể là rất ảnh hưởng nhưng đối với cha mẹ khác yếu tố ấy lại chỉ ảnh hưởng một phần, thậm chí là không ảnh hưởng gì khi họ tham gia vào việc hướng nghiệp cho con cái. Để biết được thực trạng vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi thứ 13 với nội dung: Theo ông (bà) những yếu tố sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới việc hướng nghiệp cho con cái của mình, cùng với đó chúng tôi cũng đưa ra 8 yếu tố cụ thể có thể ảnh hưởng đến vấn đề này và 3 mức độ: ảnh hưởng, ảnh hưởng một phần, không ảnh hưởng, kết quả thực tế chúng tôi thu được như sau: Bảng 13: Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên Bảng 13 A STT Mức độ Yếu tố Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng 1 phần Không ảnh hưởng Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Kết quả học tập của con ở trường 92 90.20 10 9.80 0 0.00 2 Năng khiếu (năng lực) của con 87 85.30 14 13.73 1 0.98 3 Sở thích của con 79 77.45 21 20.59 2 1.96 4 Truyền thống gia đình 21 20.59 73 71.57 8 7.84 5 Nhu cầu của xã hội, địa phương 82 80.39 20 19.60 0 0.00 6 Địa vị xã hội của cha mẹ 29 25.49 42 41.18 34 33.33 7 Khả năng xin được việc làm sau này 90 88.24 13 11.76 0 0.00 8 Điều kiện kinh tế của gia đình 4 3.92 30 29.41 68 66.67 Bảng 13B STT Yếu tố Điểm trung bình Xếp thứ tự 1 Kết quả học tập của con ở trường 2.90 1 2 Năng khiếu (năng lực) của con 2.84 3 3 Sở thích của con 2.75 5 4 Truyền thống gia đình 2.13 6 5 Nhu cầu của xã hội, địa phương 2.80 4 6 Địa vị xã hội của bố mẹ 1.92 7 7 Khả năng xin được việc làm sau này 2.88 2 8 Điều kiện kinh tế của gia đình 1.37 8 Để tìm hiểu được việc các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên khi hướng nghiệp cho con chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố theo từng mức độ với tỷ lệ như thế nào chúng tôi đã xử lý số liệu thô thu được trong quá trình nghiên cứu thành bảng 13A. Không dừng lại ở đó, chúng tôi còn muốn tìm hiểu xem theo đánh giá của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangyếu tố nào ảnh hưởng tới họ nhiều nhất, 8 yếu tố chúng tôi đưa ra có thứ tự như thế nào theo mức độ ảnh hưởng, khi xử lý số liệu, chúng tôi còn đưa ra bang 13B để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này. Từ hai bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy: Theo đánh giá của các bậc cha mẹ huyện Kiến Xương, yếu tố ảnh hưởng hàng đầu khi họ tiến hành định hướng nghề nghiệp cho con cái là yếu tố đầu tiên chúng tôi đưa ra trong câu hỏi: Kết quả học tập của con ở trường. Theo bảng số liệu 13A ta có thể thấy 90.20% bậc cha mẹ huyện Văn Giangcho rằng yếu tố kết quả học tập của con ở trường rất ảnh hưởng đến việc hướng nghiệp cho con cái của họ, 9.80% cho rằng yếu tố này chỉ ảnh hưởng một phần,và không có bậc cha mẹ nào lại cho rằng yếu tố đó không ảnh hưởng gì đến việc hướng nghiệp cho con cái của họ. Dựa vào bảng số liệu 13B thì điểm trung bình của yếu tố này là 2.90 và đứng vị trí thứ nhất trong 8 yếu tố mà chúng tôi đưa ra. Qủa thực kết quả học tập của con ở trường là một cơ sở quan trọng mà các bậc cha mẹ nên và cần phải quan tâm, chú ý đến khi đưa ra những quyết định giúp con chọn nghề. Chẳng hạn trong kết quả học tập của con ở trường nếu các con đạt thành tích cao trong các môn Văn, Sử, Địa thì các bậc cha mẹ có thể hướng con vào các ngành khoa học xã hội và nhân văn, còn nếu các con đạt thàn tích cao về các môn Toán, Lý, Hoá thì các ngành khoa học tự nhiên là hướng mà các bậc cha mẹ có thể chú ý đến. Việc căn cứ vào kết quả học tập của con là một việc cần thiết khi các bậc cha mẹ hướng nghiệp cho con. Tuỳ vào kết quả học tập của con mà lựa chon hướng đi phù hợp cho con. Trong thời đại hiện nay, được học Đại học là điều mà ai cũng muốn song nếu học lực của các con không thể đạt được thì các bậc cha mẹ cũng không nên ép buộc con nhất định phải đi theo hướng này. ở đây các bậc cha mẹ huyện Văn Giang đã rất chú ý đến vấn đề này. Họ luôn dựa vào thực tế kết quả học tập của con mình để có thể hướng con theo hướng phù hợp. Rõ ràng, ở đây chúng ta có thể thấy được sự đúng đắn trong nhận thức của các bậc cha mẹ tại địa phương. Theo kết quả nghiên cứu, yếu tố có mức ảnh hưởng thứ hai (sau yếu tố kết quả học tập của con ở trường) tới các bậc cha mẹ khi họ định hướng nghề nghiệp cho con cái mình là yếu tố: Khả năng xin được việc làm sau này của công việc. Có 88.24% các bậc cha mẹ cho rằng yếu tố nà rất ảnh hưởng, số cho rằng yếu tố này ảnh hưởng một phần là 11.76% và cũng như yếu tố trên không bậc cha mẹ nào trả lời là yếu tố này không ảnh hưởng gì khi học giúp con chọn nghề. Trong số 8 yếu tố chúng tôi đưa ra thì yếu tố này đứng vị trí thứ 2 với điểm trung bình là 2.88 điểm. Rõ ràng chúng ta có thể thấy được các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã đánh giá rất cao mức ảnh hưởng của yếu tố này đến việc hướng nghiệp cho con cái của họ. Thực tế hiện nay thì vấn đề việc làm là vấn đề rất nóng bỏng và gay gắt. Số người thất nghiệp, không có việc làm ngày càng gia tăng. Vì vậy, khi chọn nghề yếu tố khả năng xin được việc làm sau này của công việc luôn được mọi người quan tâm đến. Các bậc cha mẹ cũng vậy, họ không muốn con sau khi học nghề xong sẽ thất nghiệp do xã hội không có nhu cầu hay chưa cần đến nghề đó. Chứng tỏ các bậc cha mẹ đã rất chú ý tới mặt việc làm sau này khi hướng nghiệp cho con. Yếu tố cũng được cha mẹ cho là có ảnh hưởng lớn tới họ khi chọn nghề cho con là yếu tố thứ 2 trong câu hỏi: Năng khiếu (năng lực) của con. Trong bảng xếp thứ tự các yếu tố ảnh hưởng yếu tố này đứng vị trí thứ 3- một vị trí cao. Với 85.30% cha mẹ cho là rất ảnh hưởng, 13.73% cha mẹ chịu ảnh hưởng một phần từ yếu tố ấy và vẫn còn 0.98% cha mẹ trả lời là họ không hề chịu ảnh hưởng của yếu tố này khi hướng nghiệp cho con. Thực tế thì năng khiếu năng lực của con là một cơ sở rất quan trọng để các bậc cha mẹ có thể lựa chon cho con một nghề phù hợp với năng lực của con. Mỗi em học sinh trong quá trình học tập hay trong cuộc sống thường ngày đều biểu hiện những năng khiếu riêng của mình. Các bậc cha mẹ cần phải căn cứ tới yếu tố này đưa ra những lựa chọn nghề phù hợp với con. Chẳng hạn như nếu con cái có năng khiếu về những môn xã hội hay tự nhiên thì các bậc cha mẹ có thể hướng con vào những ngành tương ứng. Hay các em có năng khiếu như vẽ, hát, đàn, múa... thì các bậc cha mẹ có thể hướng con theo những ngành nghệ thuật tương ứng. Việc chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực (năng khiếu) của con là một điều rất quan trọng. Bởi khi lựa chọn được nghề phù hợp các em sẽ phát huy tốt hơn năng lực của mình, từ đó đưa đến sự thành công trong công việc đã chọn. Ngược lai, nếu các em đi theo những nghề mà các em không có năng lực hay năng khiếu thì chắc chắn các em sẽ không thể thành công theo con đường đó. Các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã có sự quan tâm, chú ý nhất định tới yếu tố này khi hướng nghiệp cho con cái mình. Điều này có thể giúp các bậc cha mẹ sẽ giúp con lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn, phù hợp với năng lực của con. Khi hướng nghiệp cho con, các bậc cha mẹ huyện Văn Giangcũng có sự căn cứ, chịu ảnh hưởng nhất định của nhu cầu của xã hội và địa phương. Vì vậy khi chúng tôi đề cập đến yếu tố này trong câu hỏi các bậc cha mẹ cũng cho rằng đây là một trong những nhân tố có sức ảnh hưởng rất lớn tới họ khi đưa ra quyết định chọn nghề cho con. Trong tổng số cha mẹ được hỏi thì có 80.39% cha mẹ rất chịu ảnh hưởng, 19.60% cha mẹ chịu ảnh hưởng một phần của yếu tố này khi giúp con chọn nghề. Cha mẹ tìm hiểu xem xã hội đang cần nghề gì hay đang thiếu nhân lực trong nghề gì, từ đó họ hướng con mình theo những ngành nghề đó, với hy vọng sau này con mình sẽ tìm được việc làm phù hợp với nhu cầu của xã hội và địa phương. Rõ ràng, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định vấn đề việc làm của nghề nghiệp luôn được các bậc cha mẹ quan tâm đến. Sở thích của con cũng là một yếu tố mà các bậc cha mẹ chú ý đến khi hướng nghiệp cho con. Mỗi một người lại có những sở thích riêng. ý thích ấy có thể được hình thành từ khi các em còn nhỏ thể hiện qua những ước mơ về nghề nghiệp của mình sau này.Trong quá trình học tập các em lại có cũng sở thích riêng như thích học một môn nào đó, thích trở thành một bác sĩ hay kỹ sư.....Giáo sư Phạm Tất Dong cho rằng: “Nếu trong cuộc đời đi học ta không hề ham thích một môn học nào thì khó có thể hình thành hứng thú nghề”. Khi các em được theo nghề mà các em thích thì các em sẽ có sự hứng thú hơn, tạo ra hiệu quả lao động cao hơn. Như vậy có thể thấy việc chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích của các em là rất quan trọng. Khi chúng tôi muốn đánh giá xem trong khi hướng nghiệp cho con cái, các bậc cha mẹ huyện Văn Giangchịu sự ảnh hướng của yếu tố này với mức độ như thế nào thì thu được kết quả là: 77.45% cha mẹ rất ảnh hưởng, 20.59% cha mẹ chịu sự ảnh hưởng một phần, còn lại 1.96% cha mẹ không chịu ảnh hưởng từ yếu tố này khi hướng nghiệp cho con cái. yếu tố này có điểm trung bình là 2.75 xếp thứ 5 trong 8 yếu tố chúng tôi đưa ra. Như vậy, các bậc cha mẹ cũng có sự quan tâm nhất định tới sở thích của con trong khi hướng nghiệp cho con. Chúng ta có thể thấy khi hướng nghiệp cho con các bậc cha mẹ chịu ảnh hưởng không chỉ từ những yếu tố trên mà ngoài ra các bậc cha mẹ còn chịu ảnh hưởng của các khía cạnh khác như : truyền thống gia đình, địa vị xã hội của bố mẹ, điều kiện kinh tế của gia đình...Các yếu tố này cũng được chúng tôi đưa ra để các bậc cha mẹ đánh giá, và chúng tôi đã thu được kết quả như sau: Yếu tố: Truyền thống gia đình: 20.59% cha mẹ cho là rất ảnh hưởng, 71.57% cha mẹ cho là ảnh hưởng một phần, 7.84 cho là không ảnh hưởng, với điểm trung bình là 2.13, đứng vị trí thứ 6. Yếu tố: Địa vị xã hội của cha mẹ: 25.49% cha mẹ cho là rất ảnh hưởng, 41,18% cha mẹ cho là ảnh hưởng một phần, 33.33% cha mẹ cho là không ảnh hưởng, điểm trung bình là 1.92, đứng vị trí thứ 7. Yếu tố: Điều kiện kinh tế của gia đình: các tỷ lệ tương ứng là 3.92% - 29.41% – 66.67%, điểm trung bình là 1.37, đứng vị trí thứ 8. Như vậy, từ những số liệu trên chúng ta có thể thấy: khi hướng nghiệp cho con, giúp con chọn một nghề phù hợp cho tương lai của con say này, các bậc cha mẹ có sự cân nhắc rất kỹ luỡng và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố cả về phía bản thân con, phía nghề lẫn phía xã hội. Trong đó các bậc cha mẹ đã rất chú ý và chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố thuộc về bản thân con như nguyện vọng, năng lực, sở thích của con. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp cha mẹ cho rằng các yếu tố như năng khiếu, năng lực của con, sở thích của con không có ảnh hưởng gì tới việc hướng nghiệp cho con cái của họ.Song đây chỉ là số ít, nhìn một cách tổng thể thì chúng ta có thể thấy hầu hết các bậc cha mẹ đã thấy được tầm quan trọng của các yếu tố nàyđối với họ khi họ tiến hành hướng nghiệp cho con cái. Điều đáng mừng nữa là các bậc cha mẹ đã không còn quá coi trọng về yếu tố gia đình khi quyết định chọn nghề cho con. Tình trạng ép buộc con đi theo nghề truyền thống của gia đình hay nghề tương xứng với địa vị xã hội của cha mẹ, mặc dù con không muốn đã được hạn chế. Riêng đối với yếu tố cuối cùng chúng tôi đưa ra là điều kiện kinh tế của gia đình đã được các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđánh giá là không có ảnh hướng lớn khi họ hướng nghiệp cho con cái. Các bậc cha mẹ sẵn sàng làm tất cả, dù khó khăn, gian khổ đến đâu để vì con. Điều này cho chúng ta thấy tình yêu thương vô bờ bến của các bậc cha mẹ đối với con cái mình. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng không nên quá lơ là hay bỏ qua yếu tố này khi hướng nghiệp cho con bởi khi mà con cái không có đầy đủ điều kiện để theo đuổi ngành nghề đã chọn thì có thể sẽ dẫn tới sự chán nản, từ đó có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, khi đưa ra những quyết định giúp con chọn nghề, các bậc cha mẹ cần phải cân bằng tất cả các yếu tố không nên chỉ quan tâm đến một hay vài yếu tố nào đó mà bỏ qua các yếu tố còn lại. Có như thế, các bậc cha mẹ mới có thể làm tốt vai trò của mình trong việc hướng nghiệp cho con cái, giúp con chọn được một nghề cho tương lai vừa phù hợp với đặc điểm bản thân, đặc điểm của nghề vừa phù hợp với nhu cầu của xã hội. Có như thế, những người con mới có thể có những thành công trong công việc đã chọn. CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KHUYỄN NGHỊ 1. Kết luận Đề tài nghiên cứu: “Bước đầu tìm hiểu thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên” về cơ bản đã hoàn thành được mục đích đề ra là: Chỉ ra được thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên. Cụ thể qua quá trình nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Về mặt nhận thức: Nhìn chung đa phần các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã có nhận thức đúng nhưng chưa sâu sắc về nội dung, ý nghĩa và mục đích của hoạt động hướng nghiệp. Về mặt tình cảm : Nhìn chung đa số các bậc cha mẹ tại địa phương có hoạt động tích cực đối với hoạt động hướng nghiệp mà họ cho là cần thiết. Bên cạnh đó còn một số bậc cha mẹ chưa nhận thức được hết vao trò của mình trong việc hướng nghiệp cho con cái nên chưa có tình cảm tích cực và sâu sắc đối với vấn đề này. Về mặt hành vi: Đa phần các bậc cha mẹ huyện Kiến Xuơng đã tham gia vào hoạt động hướng nghiệp cho con với sự chủ động và tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn những bậc cha mẹ thụ động đối với vấn đề này thậm chí có những trường hợp không quan tâm tới vấn đề này. Như vậy, kết quả nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh giả thuyết nghiên cứu ban đầu chúng tôi đưa ra là đúng, đó là: Đa phần các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã có thái độ tích cực đối với vấn đề hướng nghiệp cho con cái. Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ tại địa phương vẫn chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về hoath động hướng nghiệp cho con cái nên còn thụ động trong vấn đề này. 2. Khuyến nghị Qua quá trình nghiên cứu định hướng nghề nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Kiến Xương, chúng ta có thể thấy hoạt động hướng nghiệp vẫn chưa thực sự phát triển mạnh, vẫn còn có một số bậc cha mẹ thụ động trong vấn đề này. Để các bậc cha mẹ phát huy vai trò của mình hơn nữa trong việc giúp con chọn được một nghề nghiệp trong tương lai, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau: 2.1. Đối với gia đình: Thực tế nghiên cứu cho thấy, gia đình, trực tiếp là các bậc cha mẹ và những người lớn tuổi có ảnh hưởng rất lớn tới những học sinh trong vấn đề định hướng nghề nghiệp. Vì vậy các thành viên trong gia đình cũng nên tích cực tiếp thu thông tin, nâng cao nhận thức về nghề, để có thể định hướng nghề nghiệp cho con em khi cần thiết. Tuy nhiên, sự định hướng của cha mẹ, người thân chỉ dựa trên cơ sở nắm bắt thông tin về nhu cầu xã hội đối với nghề thì chưa đủ. Sự định hướng của gia đình đòi hỏi phải dựa trên cơ sở hiểu biết năng lực, sở thích của con cái nếu không sẽ gây nên sự tác động không tích cực đến tâm lý con cái, hình thành ở các em xu hướng lệch lạc trong dự định nghề nghệp. 2.2. Đối với lãnh đạo địa phương Việc gia đình có thể thực hiện tốt chức năng của mình trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái hay không phụ thộc vào sự quan tâm, ban hành cơ chế chính sách hợp lý của các cơ quan lãnh đạo địa phương nhằm khuyến khích hoạt động hướng nghiệp cho con cái. Đơn cử như việc huyện, tỉnh với những chính sách hợp lý trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn cũng là một biện pháp kích cầu, tạo thị trường lao động thu hút một lực lượng không nhỏ học sinh sau khi tốt nghiệp PTTH. Đồng thời sự phát triển hơn nữa của địa phương cũng là một biện pháp tích cực để chống hiện tượng “chảy máu chất xám” khi học sinh, nhất là các em có năng lực cao thường có xu hướng lập nghiệp ở những nơi có nền kinh tế phát triển cao, nơi các em có đầy đủ các điều kiện để phát huy tối đa tài năng trí tuệ của mình để đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, đồng thời cống hiến được tối đa sức lao động của mình cho xã hội. 2.3. Đối với con cái Tất cả những biện pháp của gia đình, xã hội chỉ có hiệu qủa khi chính bản thân mỗi cá nhân học sinh không có sự tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động cụ thể nhằm tự nâng cao nhận thức nghề nghiệp của bản thân, trên cơ sở đó hình thành thái độ phù hợp với nghề và xây dựng được cho mình định hướng giá trị nghề nghiệp đúng đắn, lựa chọn được nghề thích hợp nhất đối với bản thân. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Thị Oanh, Tâm lý học lao động, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ, Tâm lý học tập I, II, NXB Giáo dục, 1989. 3. Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thành, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXBĐHQG Hà Nội, 2001 4. Trần Thị Minh Đức, Bài giảng Tâm lý học gia đình 5. Nguyễn Trường Giang, Bài giảng Tâm lý học nghề nghiệp, Khoa Sư phạm, trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Nam Định. 6. Nguyễn Ngọc Diệp, Luận văn: “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh PTTH ở Hà Nội”, số 134 Thư viện khoa Tâm lý, ĐHKHXH& NV. 7. Nguyễn Văn Thành, Luận văn: “Định hướng chọn nghề nghiệp cho con cái của các gia đình nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ trong thời kì đổi mới”, số 43, Thư viện khoa Tâm lý, ĐHKHXH & NV. 8. Thái Duy Tuyên, Tìm hiểu định hướng giá trị nghề của thanh niên Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chủ biên, Hà Nội, 2002. 9. Thái Thị Khánh Chi, Luận văn tốt nghiệp: “Thái độ của bố mẹ về hướng nghiệp cho con học lớp 12 – bậc PTTH ở Thành phố Vinh – Nghệ An, số 32 Thư viện Khoa Tâm lý, ĐHKHXH & NV. 10. Giáo sư Phạm Tất Dong và Nguyễn Như ất, Sự lựa chọn tương lai – tư vấn hướng nghiệp, NXB Than niên, Hà Nội, 2002. 11. TS. Phùng Đình Mẫn (chủ biên), Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPH, NXB Giáo dục. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TÂM LÝ HỌC ------O0O------ PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Kính thưa ông (bà) Chúng tôi là sinh viên khoa Tâm lý học, đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Bước đầu tìm hiểu thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Kiến Xương- Tỉnh Hưng Yên” Sự tham gia nhiệt tình của ông (bà) sẽ có ý nghĩa rất lớn với việc nghiên cứu này. Xin ông (bà) vui lòng đánh dấu (+) vào những ô trống cho phù hợp với ý kiến của ông (bà). Câu 1: Theo ông (bà) việc định hướng cho con một nghề nghiệp trong tương lai là: Cần thiết Có cũng được, không có cũng không sao Không cần thiết Câu 2: Theo ông (bà) hiểu, việc hướng nghiệp cho con là như thế nào? Cung cấp cho con những thông tin về ngành nghề trong xã hội và đặc điểm của các ngành nghề đó. Cung cấp cho con về nhu cầu lao động, việc làm của xã hội hoặc điạ phương. Giúp con xác định nguyện vọng, năng lực của mình. Tổng hợp 3 ý kiến trên Hướng cho con theo ý của mình. Ý kiến khác (xin ghi rõ):…………………………………………… …………………………………………………………………………….. Câu 3: Theo ông (bà), việc hướng nghiệp cho con cái thuộc về: Bố mẹ, gia đình Nhà trường Các tổ chức xã hội, trung tâm hướng nghiệp Để con tự xác định Ý kiến khác (xin ghi rõ):…………………………………………… …………………………………………………………………………….. Câu 4: Theo ông (bà) các yếu tố sau có mức độ quan trọng như thế nào khi hướng nghiệp cho con? Stt Các yếu tố Mức độ Quan trọng Bình thường Không quan trọng 1 Nguyện vọng, năng lực của con 2 Yêu cầu nghề nghiệp của xã hội 3 Những yêu cầu, đặc điểm của nghề định chọn. Câu 5: Ông (bà) cảm thấy thế nào khi con mình sắp tốt nghiệp PTTH: Lo lắng Bình thường Không quan tâm Câu 6: Ông (bà) có mong muốn gì sau khi con tốt nghiệp PTTH: Thi vào một trường Đại học hoặc Cao đẳng Thi vào trường Trung học chuyên nghiệp Tìm một việc làm để phụ giúp gia đình Học nghề Làm nghề truyền thống của địa phương Tạm thời ở nhà Ý kiến khác (xin ghi rõ):………………………………………….. Câu 7: Ông (bà) muốn hướng con cái mình theo nhóm nghề nào sau đây? Nghề được xã hội coi trọng Nghề có thu nhập cao Nghề làm việc chân tay Nghề có khả năng thăng tiến Nghề xã hội đang cần Nghề có mối quan hệ giao tiếp nhiều Ý kiến khác (xin ghi rõ):………………………………………….. …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… Câu 8: Ông (bà) đã có những hoạt động cụ thể nào khi hướng nghiệp cho con? Trao đổi, bàn bạc và gợi ý giúp con lựa chọn. Để con tự tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề cho tương lai của mình, sau đó đưa ra lời khuyên giúp con lựa chọn Tìm hiểu và cung cấp các thông tin về nghề cho con. Khuyên bảo con lựa chọn nghề mà cha mẹ cho là phù hợp Cố phân tích để con theo sự lựa chọn của mình. Không quan tâm đến sự lựa chọn nghề của con Ý kiến khác (xin ghi rõ):………………………………………….. …………………………………………………………………………… Câu 9: Ông (bà) có bao giờ chủ động trao đổi với con về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của con hay không? Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Câu 10: Con của ông (bà) có trao đổi những dự định về nghề nghiệp của mình sau này với ông (bà) hay không? Có Không Nếu “có”, ông (bà) phản ứng như thế nào? Tán thành, ủng hộ Không tán thành Không quan tâm (không có ý kiến gì) ý kiến khác (xin nêu rõ):…………………………………………. …………………………………………………………………………… Nếu “không” ông (bà) có phản ứng như thế nào? Chủ động tìm cách trao đổi với con Thờ ơ, mặc kệ ý kiến khác (xin nêu rõ):…………………………………………. …………………………………………………………………………… Câu 11: Khi con ông (bà) lựa chọn nghề mà ông (bà) không muốn, ông (bà) sẽ: Sẵn sàng ủng hộ. ủng hộ nhưng vẫn muốn con thay đổi lựa chọn. Phân tích cho con hiểu để con chọn một nghề như dự định của ông (bà). Không chấp nhận Khó trả lời (vì sao):…………………………………………………. …………………………………………………………………………….. Câu 12: Ông (bà) tìm kiếm thông tin nghề nghiệp ở đâu? Các phương tiện thông tin đại chúng (đài, sách, báo, tivi). Các tổ chức xã hội, trung tâm hướng nghiệp Dư luận xã hội Thông qua thầy cô, nhà trường. Câu 13: Theo ông (bà) những yếu tố sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới việc hướng nghiệp cho con cái của mình? STT Các yếu tố Mức độ Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng 1 phần Không ảnh hưởng 1 Kết quả học tập của con ở trường 2 Năng khiếu, năng lực của con 3 Sở thích của con 4 Truyền thống gia đình 5 Nhu cầu của xã hội, địa phương 6 Địa vị xã hội của bố mẹ 7 Khả năng xin được việc làm sau này 8 Điều kiện kinh tế của gia đình 9 ý kiến khác (xin ghi rõ) Câu 14: Ông (bà) có biết con mình đã chọn nghề gì không? Có Không Cụ thể là nghề gì:………………………………………………………… Cuối cùng, xin ông (bà) cho biết một số thông tin sau: 1. Ông (bà) là: Bố Mẹ Tuổi Nghề nghiệp Trình độ học vấn 2. Mức sống gia đình: Giàu có Trung bình Khá giả` Nghèo 3. Học lực của con ông (bà): Gỉoi Trung bình Khá Yếu, kém Xin chân thành cảm ơn giúp đỡ nhiệt tình của ông (bà)! MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (24).doc
Tài liệu liên quan