Khóa luận Thực trạng sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý

Mục Lục PHẦN I - PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Lịch sử phát triển trắc nghiệm tâm lý 4 1.2. Sử dụng các trắc nghiệm trên thế giới. 4 1.3. Sử dụng trắc nghiệm tâm lý ở Việt Nam. 5 1.4. Các khái niệm có liên quan 6 1.4.1. Khái niệm về trắc nghiệm tâm lý 6 CHƯƠNG 2 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 2.1. Tổ chức nghiên cứu 24 2.2. Đánh giá về thực trạng sử dụng trắc nghiệm 24 2.3. Đánh giá về đội ngũ cán bộ thực hiện trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý 33 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 I. KẾT LUẬN 39 II. KIẾN NGHỊ 41 PHẦN IV – PHỤ LỤC 42 1. Đánh giá tình hình sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý hiện nay 42 2. Các loại trắc nghiệm đang được sử dụng tại các cơ sở 42 3. Đánh giá về đội ngũ thực hiện trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý 43 4. Đánh giá mức độ phù hợp của các trắc nghiệm nước ngoài đang được sử dụng ở các cơ sở thăm khám tâm lý 45 5. Đánh giá về việc sử dụng các trắc nghiệm ở các cơ sở tâm lý khác 45 6. Đánh giá về mức độ chuẩn hoá, thích nghi các trắc nghiệm 46 7. Đánh giá về việc sử dụng những trắc nghiệm được thích nghi từ quá lâu 47 PGS.TS. NSP 48 8. Đánh giá về quy trình xử lý trắc nghiệm 48 9. Đánh giá về những ưu, nhược điểm của những trắc nghiệm được sử dụng nhiều nhất 49 10. Mục đích của việc sử dụng trắc nghiệm 49

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2363 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á cao về hiệu quả của trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý. Tuy nhiên, 75% số cán bộ này cho rằng việc sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở hiện nay mang tính chất cục bộ. Giữa các cơ sở không có sự trao đổi về các trắc nghiệm nước ngoài được thích nghi và đưa vào sử dụng cũng như không có sự thống nhất về thời điểm thích nghi trắc nghiệm. “Thực tế, việc sử dụng trắc nghiệm của chúng ta còn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán và giữa các cơ sở không có sự liên thông trong việc cập nhật, trao đổi các trắc nghiệm. Bởi thế, việc thích nghi, thích ứng các trắc nghiệm còn mang tính chất cục bộ, rải rác trong khuôn khổ, phạm vi các cơ sở mà thôi” (PGS.TS. NSP). Những trắc nghiệm các cơ sở hiện có không nhiều. Việc sử dụng trắc nghiệm mang tính chất ồ ạt không mang lại hiệu quả trong thăm khám. TS. NKQ nhận xét rằng: “Hiện nay ở nước ta có mốt dùng trắc nghiệm. Cơ sở nào cũng lấy trắc nghiệm làm công cụ để đánh giá bệnh nhân. Trong khi đó, việc lựa chọn trắc nghiệm lại không dựa trên tình trạng bệnh lý và nhu cầu của bệnh nhân”. Vì chúng ta không có nhiều trắc nghiệm nên việc sử dụng trắc nghiệm mang tính chất là có cái gì dùng cái đó. Đôi khi không cần biết nó có mang lại hiệu quả hay không, có trắc nghiệm sử dụng là tốt rồi. Việc áp dụng trắc nghiệm một cách bừa bãi như vậy thì việc sử dụng trắc nghiệm sẽ không mang lại kết quả gì trong thăm khám tâm lý. Đôi khi chúng ta lại quá lạm dụng trắc nghiệm trong thăm khám. Đó là bởi những người sử dụng trắc nghiệm là những người quá sùng bái các trắc nghiệm và hiệu quả của nó. Trong khi đó việc thích nghi, chuẩn hoá các trắc nghiệm chúng ta lại không làm một cách khoa học. TS. NKQ còn cho biết thêm rằng: “Việc sử dụng trắc nghiệm hiện nay còn quá nhiều điều bất cập. Người sử dụng trắc nghiệm không quan tâm đến hiện trạng của bệnh nhân. Khi được yêu cầu sử dụng trắc nghiệm để có kết quả bổ sung trong thăm khám, họ chỉ lựa chọn những trắc nghiệm đơn giản, dễ làm và không tốn nhiều thời gian để họ hướng dẫn cũng như thời gian để bệnh nhân hoàn thành trắc nghiệm”. Rõ ràng là bản thân người sử dụng trắc nghiệm không có trách nhiệm cao đối với bệnh nhân và công việc của mình. Trắc nghiệm được sử dụng như vậy sẽ không mang lại kết quả gì, thậm chỉ sẽ có ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán và quá trình trị liệu của bệnh nhân. Các trắc nghiệm được sử dụng hiện nay phần lớn không nhằm đúng mục đích là nghiên cứu tâm lý. Có khi trắc nghiệm được tiến hành trên số lượng lớn bệnh nhân. Trong khi đó, những trắc nghiệm mà chúng ta có chủ yếu là các trắc nghiệm cá nhân, ngoài việc hướng dẫn bệnh nhân làm trắc nghiệm thì việc quan sát các biểu hiện hành vi, cảm xúc của bệnh nhân là một trong những yếu tố không thể thiếu để đưa ra những nhận định chính xác về tình trạng của bệnh nhân. “Cách làm này đúng là “điếc không sợ súng” của một số người sử dụng trắc nghiệm tâm lý hiện nay” (TS. NKQ). Các trắc nghiệm được sử dụng còn mang tính chất áp đặt, chỉ phân tích được số liệu định lượng giống như điều tra xã hội mà thôi. Trong khi đó, nghiên cứu tâm lý thì việc làm trên cá nhân là quan trọng. Thực tế là việc sử dụng trắc nghiệm của chúng ta mới đang ở giai đoạn sơ khai ban đầu. 2.2.1. Đánh giá về mức độ phù hợp của những trắc nghiệm nước ngoài đang được sử dụng tại các cơ sở thăm khám Tuy còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng trắc nghiệm nhưng 100% ý kiến đồng ý rằng các trắc nghiệm đang được sử dụng tại cơ sở mình, qua thích nghi là phù hợp với người Việt Nam và mang lại những kết quả trong việc đánh giá kết quả trị liệu cũng như bổ sung kết quả thăm khám lâm sàng. Họ đều nhận thấy trong những trắc nghiệm mà cơ sở sử dụng có những ưu điểm cần được phát huy và những nhược điểm cần hạn chế. Trắc nghiệm được sử dụng như một công cụ khách quan bên cạnh những đánh giá chủ quan của thăm khám lâm sàng. Dùng trắc nghiệm để lượng giá, để kiểm nghiệm và bổ sung về mặt chẩn đoán. Bên cạnh đó, trắc nghiệm còn có tác dụng đánh giá kết quả trị liệu, mức độ thuyên giảm của bệnh từ khi sử dụng các liệu pháp trị liệu. Một trắc nghiệm được coi là có tính ứng dụng cao nhưng cũng không tránh khỏi có những nhược điểm bởi đó là những trắc nghiệm nước ngoài được thích nghi ở Việt Nam. Quá trình thích nghi lại không đảm bảo tính khoa học nên những bất cập, hạn chế trong một trắc nghiệm là điều không tránh khỏi. Sự khác nhau về lối sống, văn hoá giữa người phương Tây và người phương Đông chính là điểm mấu chốt cần tháo gỡ trong việc thích nghi các trắc nghiệm vào Việt Nam. Có những câu hỏi trong trắc nghiệm đòi hỏi sự bộc bạch bản thân, nhưng với bản tính kín đáo, không cởi mở không cho phép người Việt Nam trả lời những câu hỏi mang tính chất riêng tư về cuộc sống mình. Do vậy trắc nghiệm không thể khai thác hết các khía cạnh tâm lý của đối tượng. Hơn nữa, chúng ta không có những trắc nghiệm dành cho người Việt Nam, phải vay mượn những trắc nghiệm của nước ngoài vào thăm khám nên việc thích nghi cho phù hợp với người Việt Nam là điều cần thiết. Bởi vậy những trắc nghiệm đó đều được đánh giá là phù hợp với đối tượng bệnh nhân của chúng ta. Quá trình thích nghi các trắc nghiệm một cách đồng bộ, thống nhất giữa các cơ sở sẽ tạo điều kiện cho trắc nghiệm phát huy những ưu điểm của mình trong thăm khám tâm lý. Việc cập nhật những trắc nghiệm mới và thích nghi chúng kịp thời sẽ tạo điều kiện cho trắc nghiệm có tính ứng dụng cao hơn. Thực tế có nơi trước đây có sử dụng trắc nghiệm, nhưng đến nay họ không sử dụng nữa, ở Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em N – T (giai đoạn 1997 - 2001) là một ví dụ. Họ không sử dụng trắc nghiệm nữa bởi những cán bộ ở đây nhận thấy những điều không phù hợp giữa các trắc nghiệm của nước ngoài đối với đối tượng bệnh nhân là người Việt Nam. Anh ĐC cho biết lý do của việc ngừng sử dụng trắc nghiệm tại cơ sở như sau: “Những trắc nghiệm mà chúng ta đang sử dụng đều là những trắc nghiệm nước ngoài, không phù hợp với văn hoá và tư duy của người Việt Nam, chúng tôi nhận thấy đó là điều không phù hợp của các trắc nghiệm. Chúng tôi có sử dụng nhưng không thấy hiệu quả nên hiện tại không dùng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý nữa”. Mỗi nơi thích nghi một khác nên việc nhận thấy trắc nghiệm có phù hợp với đối tượng bệnh nhân hay không phụ thuộc vào những cán bộ sử dụng trắc nghiệm của từng cơ sở. 2.2.2. Vấn đề chuẩn hoá, thích nghi các trắc nghiệm nước ngoài Trong khi chúng ta chưa thể xây dựng cho mình một trắc nghiệm mang “thương hiệu Việt Nam”, dù chỉ ở mức chuẩn hoá các trắc nghiệm nước ngoài. Quá trình thăm khám tâm lý phải sử dụng hầu hết là các trắc nghiệm nước ngoài đã và đang được thích nghi, tuy nhiên các cơ sở lại không cùng hợp tác trong quá trình thích ứng các trắc nghiệm. Các trắc nghiệm nước ngoài được sử dụng do nhiều nguồn khác nhau, như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, do vậy không ai trả lời chính xác được các trắc nghiệm đó bắt đầu được sử dụng ở đâu và từ khi nào. Đó quả thực là một nghịch lý, khi mà người sử dụng không nắm rõ được những thông tin về nguồn gốc của trắc nghiệm mà mình đang sử dụng. Cũng vì tính chất nhỏ lẻ, manh nha của việc sử dụng trắc nghiệm nên chúng ta khó có thể nói đến việc chuẩn hoá một trắc nghiệm nước ngoài trên diện rộng, chúng ta mới chỉ thích nghi được những trắc nghiệm ấy mà thôi. Nhưng việc làm này cũng còn chưa đầy đủ. Chúng ta thích nghi chỉ ở mức câu chữ trong trắc nghiệm, mới chỉ chuyển từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà chưa thể làm cho trắc nghiệm ấy mang những nét Việt Nam. Trắc nghiệm TAT mà chúng ta đang sử dụng là một ví dụ. Các cơ sở vẫn sử dụng bộ tranh với hình vẽ là người nước ngoài và bệnh nhân phóng chiếu cảm xúc, nhân cách của mình qua đó. Như thế là việc làm trắc nghiệm không đảm bảo tính quy chuẩn của một trắc nghiệm. Khi nói đến vấn đề chuẩn hóa một trắc nghiệm thì 75% số người được hỏi trả lời rằng việc làm này là quá khó trong điều kiện nước ta hiện nay. Chúng ta không có điều kiện về kinh tế cũng như nguồn nhân lực để làm việc này. “Nhà nước không có kinh phí đầu tư, không có một bộ phận nào chịu trách nhiệm thích nghi, chuẩn hoá trắc nghiệm một cách đồng bộ trên diện rộng” (TS. NKQ). Một trắc nghiệm được thế giới sử dụng, nghĩa là trắc nghiệm đó đã được chuẩn hoá ở nước sử dụng. Chỉ có điều những trắc nghiệm ấy là do người phương Tây hoặc người Mỹ soạn thảo nên những khác biệt về văn hoá không cho phép chúng ta áp dụng hoàn toàn nội dung của trắc nghiệm. Để chuẩn hoá trắc nghiệm ấy cho người Việt Nam thì những thông số của trắc nghiệm phải được mã hoá lại, phải diễn ra trên diện rộng, mà điều này chúng ta không thể làm ngay được, nếu như không muốn nói rằng chúng ta còn phải mất một thời gian khá lâu nữa. Khi được hỏi về vấn đề này, TS.BS. HCT cho biết ý kiến của mình như sau: “Không phải chúng ta không nghĩ đến việc chuẩn hoá các trắc nghiệm nhưng việc đó là rất khó trong điều kiện nước ta hiện nay. Việc chuẩn hoá các trắc nghiệm đòi hỏi nguồn kinh phí lớn và nhiều cán bộ có chuyên môn về các lĩnh vực như tâm lý, tâm thần, ngôn ngữ, ... Mà chúng ta lại chưa thể đáp ứng những yêu cầu này... Đó thực sự là những khó khăn của chúng ta”. Việc chuẩn hoá, thích nghi các trắc nghiệm còn gặp nhiều khó khăn bởi một lý do khác nữa. Đó là việc chúng ta không cịu áp dụng những trắc nghiệm mới vào thực tế. Chúng ta quen dùng những trắc nghiệm được đánh giá là đã phù hợp, nếu đưa trắc nghiệm mới vào thì mất thời gian và công sức để thích nghi. Do đó những trắc nghiệm mới ít được dùng, những trắc nghiệm quen thuộc cũng không được thích nghi, chuẩn hoá một cách khoa học. Bởi những khó khăn về nhân – tài – vật – lực ấy mà cho đến nay vẫn chưa có một trắc nghiệm nào được thực sự chuẩn hoá trên diện rộng ở Việt Nam. Các cơ sở vẫn sử dụng các trắc nghiệm nước ngoài, vừa sử dụng vừa thích nghi dần theo hướng phù hợp với người Việt Nam. Anh ĐTT cho biết: “Tất cả các trắc nghiệm được sử dụng tại Viên sức khoẻ tâm thần trung ương đều đã được chuẩn hoá rồi mới đưa vào sử dụng”. Tuy nhiên, khi hỏi về đối tượng để tiến hành chuẩn hoá thì số lượng khách thể lại không mang tính chất đại diện và khách quan để đảm bảo cho quy trình chuẩn hoá một trắc nghiệm. Những trắc nghiệm ở đây sử dụng đã được các bác sĩ tâm thần chuẩn hoá trên đối tượng là sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Nếu xét trên khía cạnh quy trình chuẩn hoá một trắc nghiệm thì số lượng mẫu đó không mang tính chất đại diện, vì: khi chuẩn hoá trắc nghiệm phải tiến hành điều tra dân số và triển khai trên số lượng mẫu khá lớn mang tính chất đại diện cho từng vùng, miền, lứa tuổi, trình độ học vấn, ... trên toàn quốc. Nếu chỉ mới được chuẩn hoá trên số lượng mẫu là sinh viên trường Đại học Y thôi thì thực sự chưa đảm bảo việc chuẩn hoá trắc nghiệm. Vẫn liên quan đến vấn đề chuẩn hoá trắc nghiệm, các cán bộ làm việc trong ngành y tế còn nhận xét rằng: “Việc chuẩn hoá các trắc nghiệm không diễn ra một cách thống nhất giữa các cơ sở, quá trình đó mang tính chất cục bộ mà thôi. Do vậy có những trắc nghiệm đã được chuẩn hoá ở cơ sở này mà cơ sở khác không biết. Đó là một thiệt thòi cho bệnh nhân nhưng nơi nào cũng muốn giữ lại cái riêng cho mình”. Chính tính chất cục bộ, riêng lẻ ấy ở các cơ sở mà quá trình thích ứng các trắc nghiệm lại càng khó khăn hơn, không có sự đồng nhất về các trắc nghiệm được thích nghi, mỗi nơi thích ứng một khác. Điều đó sẽ gây khó khăn cho việc ứng dụng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý ở nước ta. “Nói về việc thích nghi, chuẩn hoá các trắc nghiệm của chúng ta hiện nay có lẽ tất cả sẽ đồng ý nói rằng “lực bất tòng tâm”” (TS. NKQ). 2.2.3. Đánh giá về việc sử dụng những trắc nghiệm từ quá lâu Vì sự không thống nhất về thời điểm thích nghi trắc nghiệm nên có những nơi vẫn sử dụng các trắc nghiệm được thích nghi từ quá lâu rồi mà không có sự sửa đổi. Trắc nghiêm Denver I là một ví dụ. Theo TS.BS. HCT cho biết: trắc nghiệm này đã được thích nghi trên diện rộng từ những năm 90 của thế kỷ XX nhưng đến nay không có bất kỳ một sự sửa đổi nào về các mục trong trắc nghiệm đó. Tại một số cơ sở (Viện nhi trung ương) vẫn sử dụng trắc nghiệm này để đánh giá sự phát triển tâm vận động của trẻ em. Trên thế giới hiện nay đang sử dụng trắc nghiệm Denver II vậy mà chúng ta vẫn đang sử dụng Denver I. Đánh giá thực trạng này Ths. NHT cho biết: “Thực tế ở các cơ sở thăm khám tâm lý của chúng ta có không ít các trắc nghiệm đã được thích nghi từ lâu mà không được sửa đổi. Những trắc nghiệm ấy coi như là không còn phù hợp với người Việt Nam hiện tại nữa. Nhưng chúng ta vẫn phải sử dụng vì chưa có trắc nghiệm nào thay thế cho những trắc nghiệm đã cũ ấy”. Có một thực tế là chúng ta đi sau các nước trên thế giới rất nhiều về tốc độ thích nghi các trắc nghiệm mới. Khi chúng ta được biết về các trắc nghiệm đang được sử dụng trên thế giới, cố gắng tìm kiếm, học hỏi cách thức sử dụng rồi đưa vào thích nghi,thì khi đó thế giới đã dùng đến phiên bản khác rồi. Rõ ràng là chúng ta còn nhiều hạn chế trong việc cập nhật những thông tin về việc sử dụng trắc nghiệm trên thế giới. Và như thế đương nhiên là các trắc nghiệm mà chúng ta sử dụng lạc hậu hơn nhiều so với thế giới. Vì vậy nên cho đến nay, trắc nghiệm dù có rất nhiều tác dụng trong khai thác thông tin từ phía bệnh nhân, có những hiệu quả nhất định trong thăm khám tâm lý nhưng không được dùng như công cụ chính trong thăm khám tâm lý. Hiện nay, tại các cơ sở, trắc nghiệm chỉ được coi là công cụ hỗ trợ trong chẩn đoán, thăm khám tâm lý bên cạnh các phương pháp khác như quan sát, hỏi chuyện lâm sàng. Ths. NHT: “Các trắc nghiệm được sử dụng tại khoa tâm thần viện nhi chỉ mang tính chất như là những chỉ báo, những kết quả bổ sung cho thăm khám lâm sàng mà thôi”. Những hạn chế về việc ứng dụng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý còn bởi chúng ta chưa nắm rõ quy trình xử lý trắc nghiệm. Việc mà chúng ta gọi là xử lý trắc nghiệm hiện nay chỉ mang tính chất thô sơ mà không theo quy trình chuẩn của thế giới. Chúng ta không hề có tiểu ban đánh giá trắc nghiệm, không có một tổ chức nào chịu trách nhiệm làm việc này. Vì vậy những kết quả thu được không thực sự hiệu quả trong thăm khám tâm lý bằng việc ứng dụng các trắc nghiệm. Về việc xử lý các trắc nghiệm, theo PGS.TS. NSP cho biết: “Việc xử lý trắc nghiệm chủ yếu do những người làm trắc nghiệm tiến hành mà những đối tượng đó phần lớn là chưa được đào tạo trong lĩnh vực này, do vậy còn nhiều bất cập trong quá trình xử lý trắc nghiệm”. 2.3. Đánh giá về đội ngũ cán bộ thực hiện trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý Hiệu quả của việc sử dụng trắc nghiệm phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của những người thực hiện trắc nghiệm. Ở nước ngoài, những người thực hiện trắc nghiệm phải được đào tạo chuyên ngành tâm lý học lâm sàng, tham vấn tâm lý ở cấp độ tối thiểu là thạc sĩ thực hành, các bác sĩ tâm thần có thể là người hiểu biết tốt về tâm bệnh tuy nhiên về nguyên tắc, các bác sĩ tâm thần không được sử dụng các trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý. Để sử dụng trắc nghiệm một cách hiệu quả và đúng tiêu chuẩn họ còn phải được học một khoá đào tạo về các trắc nghiệm và quy trình xử lý trắc nghiệm. Các nhà tâm lý lâm sàng, các nhà tham vấn tâm lý họ được tìm hiểu về các trắc nghiệm trên các khía cạnh: nguồn gốc của trắc nghiệm, tính ứng dụng của trắc nghiệm (trắc nghiệm đó dùng để đo yếu tố gì), cách xử lý trắc nghiệm, ... nghĩa là họ được học một cách chuyên sâu và có những hiểu biết về trắc nghiệm mà họ sử dụng. Ngoài việc học lý thuyết họ còn phải thực hành một thời gian khá lâu để đảm bảo việc sử dụng trắc nghiệm một cách hiệu quả và đúng tiêu chuẩn. Những người làm việc trong lĩnh vực tâm lý lâm sàng, tham vấn tâm lý đều là những người sử dụng trắc nghiệm một cách thành thạo. Do vậy, trắc nghiệm mang lại hiệu quả cao trong thăm khám tâm lý. Ở Việt Nam, những người sử dụng trắc nghiệm hiện nay thật sự chưa được đào tạo một cách bài bản về sử dụng trắc nghiệm dù họ đều là những người được đào tạo từ chuyên ngành tâm lý học. Họ thường ngộ nhận về trình độ của mình, họ cho rằng được đào tạo và cấp bằng chuyên ngành tâm lý là có thể sử dụng trắc nghiệm một cách khoa học và bài bản. Trên thực tế, hiệu quả công việc trong việc sử dụng trắc nghiệm như công cụ chẩn đoán tâm lý là không cao. 2.3.1. Đánh giá về mức độ hiểu biết các trắc nghiệm Như đã trình bày ở trên, do không được đào trạo chuyên sâu về các trắc nghiệm nên mức độ hiểu biết các trắc nghiệm của các trắc nghiệm viên, các nhà tâm lý học còn có nhiều hạn chế. Người sử dụng trắc nghiệm biết trắc nghiệm mà mình sử dụng nhằm đo yếu tố nào, nhưng không ít cán bộ sử dụng trắc nghiệm thường xuyên nhưng không hề biết về thời điểm trắc nghiệm đó được đưa vào sử dụng ở Việt Nam, về thời điểm thích nghi hay quy trình xử lý trắc nghiệm đó như thế nào cũng không biết. Với các sinh viên chuyên ngành tâm lý học, việc xử lý trắc nghiệm chỉ mang tính chất kinh nghiệm và dựa vào số lượng ít ỏi các kiến thức về trắc nghiệm được học trong chương trình Đại học. Những hiểu biết này chỉ được học qua việc “truyền nghề một cách dân gian”, người không biết học người biết, học người đi trước một cách máy móc. Chính cách học này đã dẫn đến những hạn chế trong việc khai thác các khía cạnh khác nhau của trắc nghiệm. Hơn nữa những trắc nghiệm được giới thiệu đó lại không ứng dụng ở Việt Nam hoặc vì đã lạc hậu nên không được sử dụng nữa. Vì vậy, những người làm trắc nghiệm không có những kiến thức sâu về lĩnh vực mà mình làm việc. Do đó ứng dụng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý còn chưa đạt được kết quả cao. Người sử dụng trắc nghiệm chưa nhận thức đúng đắn về công việc của mình, về vai trò và trách nhiệm của một người làm trắc nghiệm. Đối tượng được sử dụng trắc nghiệm phải là các nhà tâm lý lâm sàng, nhà tham vấn tâm lý. Đó là nguyên tắc, nhưng trên thực tế chúng ta chưa đảm bảo thực hiện nguyên tắc này. “Ở một số nơi, trong các bệnh viện tâm thần, y tá cũng làm trắc nghiệm. Đó là việc làm bừa bởi họ không phải là người được phép sử dụng trắc nghiệm. Những cách hiểu sai, không đúng đắn về trức nghiệm đã dẫn đến tình trạng này. Họ coi trắc nghiệm như một xét nghiệm và cứ thế làm và đọc kết quả như đọc đơn thuốc vậy” (TS. NKQ). Thực trạng đó thật đáng báo động. Những người sử dụng trắc nghiệm không hiểu gì về trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý hiện nay của chúng ta không ít. Do sự không hiểu biết đó nên chúng ta sử dụng rất bừa bãi không mang lại hiệu quả thăm khám. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng làm ẩu các trắc nghiệm tại các cơ sở. Thứ nhất, họ không được đào tạo chuyên sâu về trắc nghiệm. Thứ hai, họ không thực sự tâm huyết với nghề. Trên thực tế, ngành tâm lý và những người được đào tạo chuyên ngành này chưa có chỗ đứng trong xã hội. Nhà tâm lý chưa thực sự được thừa nhận ở Việt Nam. Do vậy, những gì mà những người làm trắc nghiệm đang thực hiện chỉ mang tính chất máy móc. Áp dụng trắc nghiệm vào thăm khám tâm lý nhưng không mang lại hiệu quả như mong đợi. “Nghiệm viên sử dụng trắc nghiệm một cách lung tung, sự yếu kém về chuyên môn thể hiện ở việc lựa chọn trắc nghiệm cho bệnh nhân, đôi khi những trắc nghiệm mà bệnh nhân làm không nhằm mục đích giải quyết vấn đề họ đang gặp phải” (TS. NKQ). Không những thế, trong quá trình làm trắc nghiệm, nghiệm viên cũng không đảm bảo việc thực hiện trắc nghiệm một cách nghiêm ngặt, đúng quy trình. Nét đặc trưng của trắc nghiệm tâm lý là nghiên cứu trên cá nhân. Do vậy, ngoài việc đánh giá kết quả làm trắc nghiệm thì những biểu hiện cảm xúc của bệnh nhân cúng là yếu tố giúp cho đánh giá trắc nghiệm chính xác. Nghiệm viên lại ít khi có được những thông tin này vì họ không quan sát bệnh nhân trong quá trình họ làm trắc nghiệm. Họ chỉ đưa trắc nghiệm cho bệnh nhân, giải thích cách làm và dể mặc bệnh nhân xoay sở với trắc nghiệm. Sau một thời gian quy định nghiệm viên trở lại và thu lại trắc nghiệm để xử lý. Đó thực sự là cách làm không đúng, sai nguyên tắc và như thế hiệu quả là rất hạn chế. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ sử dụng trắc nghiệm của chúng ta hiện nay chưa đảm bảo cho việc sử dụng trắc nghiệm hiệu quả thăm khám tâm lý. Chúng tôi một lần nữa muốn khẳng định lại rằng, “đội ngũ này còn quá mỏng và non kém về chuyên môn” (TS. NKQ). 2.3.2. Vấn đề đào tạo đội ngũ sử dụng trắc nghiệm Để đánh giá thực trạng này chúng tôi xin nêu ý kiến của TS.BS. HCT: “Tôi có thể khẳng định rằng những người sử dụng trắc nghiệm hiện nay đều chưa qua đào tạo về cách sử dụng trắc nghiệm ... những người làm trắc nghiệm hiện nay chỉ mới được học sơ sơ về các trắc nghiệm, những gì họ biết, họ làm chỉ là tự mày mò trong quá trình làm việc mà thôi”. Đội ngũ sử dụng trắc nghiệm của chúng ta còn mỏng và non kém về những kiến thức xung quanh vấn đề ứng dụng một trắc nghiệm vào thực tế thăm khám tâm lý. 100% ý kiến được hỏi đều khẳng định rằng đội ngũ này chưa qua đào tạo chuyên môn về trắc nghiệm. Những gì họ đang làm đều mang tính chất kinh nghiệm là chính. Anh ĐTT cho biết thêm: “trong chính quá trình làm việc của mình họ học hỏi lẫn nhau, tại cơ sở thì quá trình tự học là chính”. Tất nhiên, trong quá trình làm việc của mình họ sẽ phải tự học để có thể làm tốt công việc của mình nhưng việc xây dựng một cơ sở đào tạo đội ngũ này thực sự là một yêu cầu cấp thiết. Những người làm trắc nghiệm đều được đào tạo từ chuyên ngành tâm lý nhưng chỉ có 25% trong số họ được đào tạo tâm lý học lâm sàng, nghĩa là chỉ có 25% trong số những người sử dụng trắc nghiệm hiện nay đảm bảo tiêu chuẩn được làm trắc nghiệm. Trên thực tế, dù được đào tạo chuyên ngành lâm sàng nhưng họ lại không được học chuyên sâu về trắc nghiệm. Những gì mà họ được học chỉ là tiếp xúc với những trắc nghiệm đang được sử dụng trên thế giới. Về quy trình xử lý trắc nghiệm thì họ lại không được học. Những thông tin liên quan đến một trắc nghiệm đang được dùng tại các cơ sở thăm khám tâm lý ở Việt Nam họ cũng không nắm được. Thực tế đó phản ánh những bất cập trong đào tạo của chúng ta. Số còn lại là được tào tạo tâm lý học sư phạm, những người không được đào tạo để có thể sử dụng trắc nghiệm một cách chuyên nghiệp. Việc thiếu cơ sở đào tạo người sử dụng trắc nghiệm là một thiếu sót trong đào tạo các nhà tâm lý học, tham vấn tâm lý ở nước ta. Thiếu sót đó dẫn đến những hạn chế trong việc ứng dụng trắc nghiệm vào thăm khám tâm lý ở các cơ sở hiện nay. Trên thực tế ngay cả những người được đào tạo chuyên ngành lâm sàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng trắc nghiệm vào thăm khám tâm lý vì họ không nắm rõ các trắc nghiệm. Điều này cũng có liên quan đến việc du nhập các trắc nghiệm nước ngoài vào Việt Nam. Có rất nhiều trắc nghiệm mà chúng ta đang sử dụng không có bản gốc và hướng dẫn xử lý trắc nghiệm. Tuy nhiên, những trắc nghiệm đó không được ứng dụng rộng rãi. Vấn đề đào tạo các nhà tâm lý lâm sàng, tham vấn tâm lý và sử dụng trắc nghiệm là điều cấp thiết đối với lĩnh vực tâm lý ở nước ta hiện nay. Đội ngũ sử dụng trắc nghiệm còn thiếu về số lượng và non kém về trình độ trong khi nhu cầu sử dụng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý ngày càng lớn. Để đáp ứng yêu cầu về đào tạo các nhà tâm lý học lâm sàng, Khoa Tâm lý học Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn đã đào tạo chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng. Điều đáng mừng hơn nữa là lớp học chuyên ngành tâm lý lâm sàng này còn được liên kết đào tạo với Pháp. Đây thực sự là một cơ hội học hỏi và đào tạo một đội ngũ sử dụng trắc nghiệm có chuyên môn, kỹ thuật. Các sinh viên ở đây được theo học các lớp do chuyên gia nước ngoài giảng dạy. Những kiến thức về tâm lý nói chung và về khía cạnh trắc nghiệm nói riêng thực sự bổ ích. Đó cũng là cơ hội để chúng ta có những trắc nghiệm đang được dùng phổ biến trên thế giới hiện nay. Những chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy tại khoa, ngoài việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức tâm lý, những trắc nghiệm mới còn hướng dẫn cách xử lý trắc nghiệm. Tuy nhiên không phải sinh viên nào cũng nắm được hết những kiến thức này vì trình độ ngoại ngữ của sinh viên còn nhiều hạn chế. Việc đào tạo chuyên ngành tâm lý lâm sàng và tham vấn tâm lý trong nước cũng đa được triển khai từ khá lâu rồi và thu được kết quả nhất định. Các sinh viên theo học tại Khoa Tâm lý học Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn được học về các trắc nghiệm qua môn Khoa học chẩn đoán tâm lý. Đã có rất nhiều trắc nghiệm được giới thiệu trong môn học này. Tuy nhiên, do những hạn chế về số lượng giờ học lý thuyết và thực hành nên kiến thức có được không sâu. Các sinh viên biết được các trắc nghiệm mình học để đo yếu tố nào nhưng về việc xử lý trắc nghiệm thì không nắm rõ vì những trắc nghiệm được học chỉ mang tính chất giới thiệu, còn phần thực hành các trắc nghiệm đó đòi hỏi phải được học ở các cơ sở thăm khám tâm lý. Để tìm hiểu về thực trạng này, chúng tôi có tiến hành phỏng vấn một số sinh viên Khoa tâm lý học Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. 100% các bạn được hỏi cho rằng “không thể làm một trắc nghiệm theo đúng quy trình chuẩn và thu được kết quả cao”. Bạn khác lại có ý kiến rằng:  “có thể hiểu về quy trình làm trắc nghiệm nhưng không biết phân tích kết quả”. Nguyên nhân là do những hạn chế về thời lượng môn học và thời gian thực hành tại cơ sở thực tế nên việc không đủ khả năng làm trắc nghiệm là điều dễ hiểu. Bạn NHL cho biết thêm: “Lớp mình được học nhiều trắc nghiệm lắm, thế nhưng nếu hỏi các trắc nghiệm ấy được sử dụng như thế nào thì tin chắc rằng 90% sẽ trả lời là không biết. Đó thực sự là điều đáng buồn cho vấn đề đào tạo đội ngũ các nhà tâm lý lâm sàng tương lai”. Thời gian học lý thuyết của sinh viên tâm lý hiện nay nhiều hơn so với thời gian thực hành cơ sở. Vì vậy, việc ứng dụng những kiến thức tâm lý vào thực tế còn nhiều hạn chế, ứng dụng trắc nghiệm trong thăm khám là một ví dụ. Tuy nhiên cũng có nhiều sinh viên sử dụng trắc nghiệm trong quá trình học tập của mình mà chưa thực sự hiểu trắc nghiệm là gì. Việc sử dụng trắc nghiệm trong điều tra của các báo cáo khoa học, khoá luận là một ví dụ. “Họ làm thế là bởi họ không có kiến thức về trắc nghiệm tâm lý, người làm tâm lý không được điều tra bằng trắc nghiệm một cách ồ ạt như vậy, việc làm đó là của các nhà xã hội học” (TS. NKQ). Thực tế là việc sử dụng bảng hỏi, phiếu điều tra, trưng cầu ý kiến – một dạng của trắc nghiệm là phổ biến trong sinh viên hiện nay khi họ làm báo cáo thực tập, báo cáo khoa học, ... Những số liệu mà họ thu được từ việc làm đó chỉ mang tính chất định lượng, mà những số liệu đinh lượng lại không thực sự ý nghĩa trong nghiên cứu tâm lý. “Điều cần thu thập ở đây là số liệu định lượng, nhưng việc này chúng ta lại không mấy quan tâm” (Ths. TTN). Các sinh viên được hỏi cho biết, họ sử dụng các bảng câu hỏi, phiếu trưng cầu ý kiến và thu được những số liệu. Cách làm của họ là: “soạn thảo bộ câu hỏi, phát phiếu điều tra, giải thích ý nghĩa của việc làm này và việc giải thích quy trình làm đã được ghi vào phần đầu của bảng câu hỏi, do đó không mất nhiều thời gian giải thích. Sau một thời gian, thu lại phiếu và xử lý phiếu trả lời của người được hỏi” (NML). Việc làm trắc nghiệm như thế sẽ “không thu được hiệu quả, vì những yếu tố cảm xúc không được đánh giá” (Ths. NHT). Việc ứng dụng trắc nghiệm một cách máy móc như vậy là phổ biến trong sinh viên hiện nay. Đó cũng phản ánh những bất cập trong đào tạo việc sử dụng trắc nghiệm của chúng ta hiện nay. Đó cũng là lý do vì sao sinh viên học tâm lý lâm sàng nhưng cũng không thể sử dụng trắc nghiệm thành thục hay ít ra là cũng có thể sử dụng được trắc nghiệm một cách hiệu quả. Nhìn chung, vấn đề đào tạo đội ngũ sử dụng trắc nghiệm đang là vấn đề bức xúc. Càng tiến hành đào tạo sớm thì thực trạng sử dụng trắc nghiệm sẽ đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong thăm khám tâm lý. PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn lâm sàng một số cán bộ đang làm việc tại các cơ sở thăm khám tâm lý ở Hà Nội, chúng tôi có những kết luận sau: - Hiện nay, các trắc nghiệm tâm lý được giới thiệu không ít trên các ấn phẩm. Các trắc nghiệm đó thường là các trắc nghiệm trí tuệ, trắc nghiệm nhân cách, trắc nghiệm khảo sát cảm xúc. Những trắc nghiệm này được đưa vào giảng dạy trong nhà trường trong môn khoa học chẩn đoán tâm lý tại Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn và Đại học Sư phạm Hà Nội. Việc đưa các trắc nghiệm vào trong chương trình học của sinh viên tâm lý góp phần làm cho trắc nghiệm được phổ biếna rộng rãi. - Có nhiều cơ sở thăm khám tâm lý sử dụng trắc nghiệm trong thăm khám, cụ thể là: + Viện sức khoẻ tâm thần quốc gia. + Viện quân y 103. + Khoa tâm thần nhi Bệnh viện Nhi trung ương. - Các trắc nghiệm nước ngoài du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường. Các sinh viên du học nước ngoài gửi trắc nghiệm về trong nước; các cán bộ làm dự án với nước ngoài có sử dụng trắc nghiệm trong điều tra, khảo sát; các chuyên gia nước ngoài giảng dạy cho sinh viên Việt Nam; … - Qua phỏng vấn những người sử dụng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý, các ý kiến đều nhận định rằng: việc sử dụng các trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý đã mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và đánh giá kết quả trị liệu. Các trắc nghiệm được sử dụng tại các cơ sở thăm khám tâm lý có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán và bổ sung kết luận thăm khám lâm sàng. - Đội ngũ sử dụng trắc nghiệm còn nhiều hạn chế về mặt chuyên môn và ký thuật làm trắc nghiệm nên việc ứng dụng trắc nghiệm vào thăm khám lâm sàng chỉ đạt kết quả ở mức nhất định. Đội ngũ này tuy được đào tạo nhưng không chuyên sâu về trắc nghiệm nên gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý trắc nghiệm. Các sinh viên tâm lý chuyên ngành lâm sàng có được học về trắc nghiệm nhưng không có thời gian thực hành tại cơ sở nên không biết cách xử lý trắc nghiệm. Những trắc nghiệm đang sử dụng tại các cơ sở chủ yếu là “truyền miệng” từ thế hệ trước cho thế hệ sau nên kết quả sử dụng trắc nghiệm còn nhiều hạn chế. - Các trắc nghiệm được sử dụng tại các cơ sở thăm khám tâm lý là những trắc nghiệm nước ngoài chưa được thích nghi trên diện rộng tại Việt Nam. Có những trắc nghiệm đã được thích nghi nhưng người làm trắc nghiệm không biết đã được thích nghi, chuẩn hoá từ khi nào do quá trình thích nghi trắc nghiệm lại diễn ra không đồng bộ, thống nhất và không có sự liên kết giữa các cơ sở thăm khám. Do vậy việc thích nghi các trắc nghiệm nước ngoài trong điều kiện chưa xây dựng được trắc nghiệm thuần tuý của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. II. KIẾN NGHỊ Việc sử dụng trắc nghiệm đã mang lại những kết quả nhất định trong thăm khám tâm lý. Tuy nhiên việc thích nghi các trắc nghiệm nước ngoài vào Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục thực trạng này, giữa các cơ sở nên có sự liên kết trong quá trình thích nghi các trắc nghiệm để đảm bảo tính khoa học của việc thích nghi các trắc nghiệm. Cần có một tổ chức giữ vai trò kiểm duyệt những trắc nghiệm trước khi trắc nghiệm đó được đưa vào sử dụng. Đội ngũ sử dụng trắc nghiệm còn nhiều hạn chế về mặt chuyên môn, vì vậy cần mở các lớp đào tạo cho đội ngũ này về các kỹ năng sử dụng và xử lý trắc nghiệm là điều cần làm ngay. Vấn đề đào tạo đội ngũ các nhà tâm lý lâm sàng cũng cần được quan tâm hơn nữa. Họ chính là những người đưa tâm lý học lâm sàng ứng dụng vào thực tế một cách hiệu quả. Họ cũng chính là những người sẽ sử dụng những trắc nghiệm vào thăm khám tâm lý tại các cơ sở thăm khám tâm lý. PHẦN IV – PHỤ LỤC 1. Đánh giá tình hình sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý hiện nay Th.s. NHT Theo chị thì việc sử dụng trắc nghiệm ở các cơ sở hiện nay là mang tính tự phát. Các trắc nghiệm được đưa vào Việt Nam được thích nghi tại các cơ sở mà không có sự trao đổi, hợp tác giữa các nơi với nhau. Việc thích nghi mang tính chất cục bộ. Các cơ sở có trong tay những trắc nghiệm của nước ngoài dường như không muốn có sự chia sẻ với các nơi khác và tự thích nghi dần dần tại cơ sở mình mà thôi. Đó cũng là một hạn chế của chúng ta. PGS.TS. NSP Thực tế hiện nay việc sử dụng trắc nghiệm của chúng ta vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán và giữa các cơ sở không có sự liên thông trong việc cập nhật cũng như trao đổi các trắc nghiệm. Bởi thế việc thích nghi, thích ứng các trắc nghiệm của nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn mang tính chất cục bộ, rải rác trong khuôn khổ, phạm vi các cơ sở mà thôi. TS.BS. HCT Việc sử dụng trắc nghiệm đầu tiên là phải kể đến trong ngành tâm thần học. Các trắc nghiệm được đưa vào sử dụng trong ngành này từ những năm 60. Sau đó mới được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực tâm lý. Theo như tôi biết thì từ những năm 1965 thì trắc nghiệm được đưa vào giảng dạy. Hiện nay, tại các cơ sở thăm khám tâm lý nói chung đều có sử dụng các trắc nghiệm. Càng ngày càng có nhiều loại trắc nghiệm được sử dụng. Có những trắc nghiệm khảo sát trí nhớ, khảo sát nhân cách, đánh giá cảm xúc, ... Phần lớn các trắc nghiệm này đều được đưa về thích nghi ở Việt Nam và được ứng dụng nhiều trong ngành tâm thần học, sau đó là tâm lý. Anh ĐTT Các trắc nghiệm tâm lý được sử dụng khá phổ biến tại các bệnh viện tâm thần, những nơi thăm khám tâm lý. Tuỳ từng cơ sở họ sử dụng những trắc nghiệm đặc thù. Tuy nhiên, giữa các nơi đó không có sự thống nhất thời điểm thích nghi các trắc nghiệm, nói đúng hơn là việc thích nghi các trắc nghiệm mang tính chất riêng lẻ ở từng cơ sở. 2. Các loại trắc nghiệm đang được sử dụng tại các cơ sở Th.s NHT Các trắc nghiệm trí tuệ được chị sử dụng nhiều nhất, như Raven màu, cá tiểu test của Weschler; Để do cảm xúc chị dùng test Jung, thang trầm cảm Beck, các thang đo mang tính chất sàng lọc như là các thang đo stress; Các test phóng chiếu như vẽ tranh chẳng hạn. Ngoài ra còn có sử dụng thang đánh giá hành vi CBCL. Những trắc nghiệm này đều là những trắc nghiệm được thích nghi hoá và hàng năm có những thay đổi cho phù hợp. PGS.TS. NSP Tại phòng thực nghiệm tâm lý của chúng tôi có rất nhiều phương pháp được sử dụng, như: trắc nghiệm trí tuệ Raven, so sánh khái niệm,trắc nghiệm phóng chiếu TAT, Rorschach, thang trầm cảm Hamilton, Beck, Jung, ... Và phương pháp được chúng tôi sử dụng nhiều nhất là pictogram nhằm khảo sát tư duy, trong đó có thể khảo sát cả yếu tố cảm xúc, trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ gián tiếp của bệnh nhân. TS.BS. HCT Trắc nghiệm được sử dụngnhiều nhất tại đây là trắc nghiệm đánh giá hành vi CBCL. Đó là trắc nghiệm gồm 3 bộ câu hỏi của Mỹ dành cho trẻ từ 4 đến 16 tuổi. Để đánh giá cảm xúc thì thường dùng thang lo âu Jung, thang trầm cảm Beck. Đó là nhũng thang đo mà toàn ngành tâm thần sử dụng. Thứ 3 là trắc nghiệm đánh giá tăng động giảm chú ý gồm bộ 12 câu hỏi. Ngoài ra khi đánh giá trí tuệ thì cô dùng trắc nghiệm Denver, chủ yếu là Denver I, thỉnh thoảng có sử dụng Denver II nhưng thực tế thì Denver II ở đây chưa được phổ biến lắm. Anh ĐTT Để đánh giá trí tuệ thì ở đây hay dùng test Raven, Weschler. Để khảo sát cảm xúc thì sử dụng thang trầm cảm Beck, thang Hamington, thang lo âu Jung. Để khảo sát nhân cách thì MMPI là trắc nghiệm được ưa dùng nhất. 3. Đánh giá về đội ngũ thực hiện trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý Ths. NHT Thật buồn khi phải thừa nhận một thực tế là đội ngũ này của chúng ta còn non kém về trình độ và chuyên môn. Nhưng cũng không thể trách được họ bởi họ không có lỗi trong chuyện này. Những non kém đó là do chúng ta chưa có cơ sở đào tạo về lĩnh vực ứng dụng trắc nghiệm trong thăm khám, về quy trình xử lý, về kỹ năng làm trắc nghiệm. Những kỹ thuật mà chúng ta đang dùng đều mang tính chất tự học. Chúng ta không có những hiểu biết sâu về trắc nghiệm mà chúng ta sử dụng. Những trắc nghiệm ấy được du nhập vào Việt Nam bằng nhiều cách khác nhau, những gì mà chúng ta có đều là sự cóp nhặt. Nếu như ở nước ngoài, những yêu cầu về đào tạo cán bộ sử dụng trắc nghiệm được tuân thủ một cách nghiêm ngặt thì ở Việt Nam lại chưa có một quy định nào như thế. Do vậy về trình độ cũng như kỹ thuật làm trắc nghiệm của chúng ta còn nhiều hạn chế. Về nguyên tắc chỉ những người học tâm lý mới được làm các trắc nghiêm tâm lý nhưng chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu này. Thực tế làm việc trong môi trường nào sẽ đào tạo được những người “được việc” trong lĩnh vực đó. PGS.TS NSP Theo tôi được biết, ở những cơ sở điều trị tâm thần, những người làm trác nghiệm đều là những cử nhân tâm lý. Trước đây, khi mà số cán bộ tâm lý chư nhiều thì đội ngũ những người làm trắc nghiệm là các bác sĩ y khoa. Bởi vì từ những thập niên 70, các bác sĩ đi học ở nước ngoài về và họ biết cách sử dụng trắc nghiệm. Họ học hỏi và tìm kiếm các trắc nghiệm, sau đó đưa vào sử dụng ở trong nước. Dù vậy đến nay thì đội ngũ thức hành trắc nghiệm của chúng ta tai các cơ sở, theo tôi thì còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn. Họ chưa được đào tạo một cách chính quy, bài bản. Trừ những người học chuyên ngành tâm lý thì không phải tất cả những người làm trắc nghiệm đã thực sự hiểu về các trắc nghiệm mà mình đang dùng. Thậm chí cả những cử nhân tâm lý ở nước ta cũng không phải là đã hiểu rõ các vấn đề có liên quan đến các trắc nghiệm. Và đó là một thực tế đáng buồn. Chúng ta cũng chưa có một cơ sở đào tạo nào chuyên tâm giảng dạy cho các cán bộ sử dụng trắc nghiệm cũng như giúp họ cập nhật những trắc nghiệm mới trên thế giới. Đó là một thiệt thòi cho chúng ta. TS.BS. HCT Tôi có thể khẳng định rằng hầu hết những người sử dụng trắc nghiệm hiện nay chua được đào tạo. Trên thế giới, khi làm trắc nghiệm thì người làm trắc nghiệm phải học lớp đào tạo về cách sử dụng, đánh giá trắc nghiệm. Việc này chưa hề có ở Việt Nam. Những người làm trắc nghiệm hiện nay chỉ được học sơ sơ về các trắc nghiệm, trong quá trình làm thì tự học, tự mày mò. Tất nhiên họ có thể đảm bảo về việc tự học của mình nhưng đúng là chưa có một cơ sở nào đào tạo đội ngũ còn rất mỏng và yếu này. Còn về các trắc ngiệm mà chúng ta dang sử dụng nữa, đều là chư có bản gốc, phần lớn là như vậy. Cô có bản gốc của trắc nghiệm CBCL vì có tham gia quá trình thích nghi trắc nghiệm này ở nước ta. Tuy nhiên thực tế là chúng ta hầu như không có các trắc nghiệm gốc, những cái chúng ta đang có chỉ là "truyền miệng" mà thôi. Do vậy mà quá trình sử dụng, xử lý trắc nghiệm gặp nhiều khó khăn và không chặt chẽ. Tại các cơ sở, người sử dụng trắc nghiệm là tự đào tạo cho nhau cho nên việc làm trắc nghiệm diễn ra tùy tiện, sai số trong quá trình làm là điều không tránh khỏi. Do vậy việc thành lập những trung tâm đào tạo đội ngũ cán bộ này là thực sự cần thiết. Anh ĐTT Theo anh thì những người làm trắc nghiệm đa phần là được đào tạo tâm lý, họ có thể là cử nhân của trường Đại học sư phạm hay của trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Họ cũng đã ít nhiều biết về các trắc nghiệm vì trong trường họ đã được học môn khoa học chẩn đoán tâm lý, trong đó có giới thiệu về các trắc nghiệm, các trắc nghiệm đó dùng để đo cáI gì. Hơn nữa, trong chính quá trình làm việc tại cơ sở của mình họ còn có điều kiện học hỏi lẫn nhau giữa các đồng nghiệp, tại cơ sở quá trình tự học là chính và cùng với thời gian sẽ có những trắc nghiệm mới được đưa vào ứng dụng. 4. Đánh giá mức độ phù hợp của các trắc nghiệm nước ngoài đang được sử dụng ở các cơ sở thăm khám tâm lý Ths. NHT Nói chung là chị thấy phù hợp. Vì em biết đấy, những trắc nghiệm mà chúng ta đang dùng là những trắc nghiệm được thích ứng hoá tại Việt Nam, tại các cơ sở nên trong chính quá trình thích nghi ấy mỗi nơi đều cố gắng để làm cho trắc nghiệm ấy phù hợp với người Việt Nam. PGS.TS. NSP Như tôi đã nói, tại đây, các trắc nghiệm được sử dụng mang tính chất là những bài tập thực nghiệm nên vấn đề phù hợp hay không không quá quan trọng. TS.BS. HCT Những trắc nghiệm mà cô tiến hành tại cơ sở thì hầu như là phù hợp với bệnh nhân. Tất nhiên là trong quá trình thực hành phải có những điều chỉnh. Không có một trắc nghiệm nào mà ngay khi đua vào sử dụng lại ohù hợp và mang lại hiệu quả ngay khi không có sự điều chỉnh bởi em biết đấy, các trắc nghiệm mà chúng ta sử dụng đều là những trắc nghiệm được du nhập từ các nước phương Tây và Mỹ, sự khác biệt về văn hóa, lối sống đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng trắc nghiệm. Anh ĐTT Những trắc nghiệm được sử dụng ở đây là phù hợp với người Việt Nam. Trong quá trình làm việc, việc thích nghi các trắc nghiệm là nhằm làm cho trắc nghiệm ấy phù hợp với người Việt mà. Vì vậy nên chỉ những trắc nghiệm nào thấy phù hợp thì bọn anh mới tiến hành đưa vào sử dụng. Chỉ có như thế thì việc sử dụng trắc nghiệm mới đạt hiệu quả. 5. Đánh giá về việc sử dụng các trắc nghiệm ở các cơ sở tâm lý khác Ths. NHT Hầu như các trung tâm thực hành tâm lý đều có sử dụng trắc nghiệm. Ngoài ra còn có các trung tâm, bệnh viện tâm thần cũng có sử dụng trắc nghiệm, như Bệnh viên Bạch Mai, Viện quân y 103, … PGS.TS. NSP Các trung tâm thực hành tâm lý đề có sử dụng trắc nghiệm, Viện sức khoẻ tâm thần quốc gia, Bệnh viện tâm thần trung ương, Viện Nhi … TS.BS. HCT Có rất nhiều nơi sử dụng trắc nghiệm, có thể kể đến như: Viện sức khỏe tâm thần quốc gia; Bệnh viện tâm thần trung ương; Viện nhi, nói chung là hầu hết các cơ sở tâm thần, các trung tâm trị liệu tâm lý. Anh ĐTT Các trắc nghiệm thường được sử dụng nhiều tại các bệnh viện tâm thần, các nơi thăm khám tâm lý, có thể cả ở các trung tâm tư vấn giáo dục,…anh cũng không rõ lắm về các trung tâm này, Bệnh viện tâm thần trung ương, Viện quân y 103, Viện nhi là những nơi mà chắc chắn có sử dụng trắc nghiệm. 6. Đánh giá về mức độ chuẩn hoá, thích nghi các trắc nghiệm Ths. NHT Trong điều kiện không thể có một trắc nghiệm cho riêng mình mang thương hiệu Việt Nam thì việc sử dụng các trắc nghiệm chưa chuẩn hoá là điều không khó hiểu. Chúng ta không có điều kiện chuẩn hoá vì không có kinh phí. Chúng ta cũng chẳng nên đặt vấn đề chuẩn hoá vì quy trình thực sự không đơn giản. Chúng ta chỉ có thể thích nghi mà thôi. Trong quá trình thích nghi đó thấy phù hợp thì vẫn cứ đưa vào sử dụng. Chúng ta coi những cái đó như là công cụ để chúng ta làm việc với bệnh nhân của mình. PGS.TS. NSP Có thể nói rằng hầu hết các trắc nghiệm được sử dụng ở nước ta hiện nay đều chưa được chuẩn hóa. Chúng ta cũng không nên đặt vấn đề chuẩn hóa vì trên thực tế để làm được việc này là rất khó. Chúng ta chỉ mới dừng ở mức thích nghi mà thôi. Mà việc thích nghi lại mang tính chất cục bộ tại các cơ sở điều trị, ít khi có sự liên thông với các cơ sở khác nên thông tin này có được không phải là dễ dàng. Chúng ta gặp nhiều khó khăn khi muốn chuẩn hoá một trắc nghiệm. Trước hết, khi một trắc nghiệm được công bố, được đưa vào sử dụng thì đã là một trắc nghiệm có những chuẩn nhất định. Khi đưa vào nước khác sử dụng, với nền văn hóa khác thì tất nhiên là không thể hoàn toàn phù hợp. Hơn nữa, những trắc nghiệm mà chúng ta biết đến đều là của các nước phương Tây hay của Mỹ. Sự khác biệt về văn hóa, lối sống là rất lớn. Khi đưa vào sử dụng chúng ta phải kiểm chứng lại các thông số, chỉ số. Việc này thực sự không phải đơn giản và chúng ta không có đủ điều kiện để thực hiện. Thứ hai, khi chuẩn hóa một trắc nghiệm thì phải lấy mẫu điều tra trên diện rộng và theo điều tra dân số mới nhất. Việc làm này không phải dễ trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay. Chúng ta không có nguồn nhân lực đủ để đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, về tay nghề và đặc biệt là chúng ta không có nguồn tài chính để thực hiện việc làm này. Do vậy chúng ta mới chỉ thích nghi các trắc nghiệm và sử dụng. Chúng ta không thể ngồi chờ các trắc nghiệm phải được chuẩn hóa, như thế sẽ mất quá nhiều thời gian. Chúng ta vừa sử dụng vừa sửa đổi cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và văn hóa Việt Nam, tất nghiên là phải hết sức thận trọng. TS.BS. HCT Không phải chúng ta không nghĩ đến việc chuẩn hóa trắc nghiêm nhưng việc đó là rất khó trong điều kiẹn nước ta hiện nay. Việc chuẩn hóa các trắc nghiệm rất phức tạp và đòi hỏi nhiều tiền và nhiều cán bộ có chuyên môn trong nhiều lĩnh vực như tâm lý, y học, ngôn ngữ, ... Chúng ta không có nguồn kinh phí cho việc này. Cũng đã có rất nhiều sự cố gắng, nỗ lực của các chuyên gia như GS. Trần Trọng Thủy và những người khác nhưng vẫn không thể chuẩn hóa trên diện rộng. Đó thực sự là khó khăn với chúng ta. Vì vậy chúng ta không đặt vấn đề chuẩn hóa mà chỉ có thể thích nghi hóa các trắc nghiệm mà thôi. Chúng ta sẽ vừa sử dụng vừa chỉnh sửa để có thể có một trắc nghiệm phù hợp với văn hóa Việt Nam. Anh ĐTT Những trắc nghiệm đã được chuẩn hoá thì mới được đưa vào sử dụng tại đây. Có một lý đo rất dễ hiểu là bệnh nhân phảI trả tiền cho việc làm trắc nghiệm. Do vậy việc sử dụng các trắc nghiệm chưa được chuẩn hoá là không thể. Các trắc nghiệm được sử dụng ở đây đã được các bác sĩ chuẩn hoá trên sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Việc chuẩn hoá các trắc nghiệm không diễn ra một cách thống nhất giữa các cơ sở, quá trình đó mang tính cục bộ mà thôi. Do vậy có những trắc nghiệm được chuẩn hoá và sử dụng ở cơ sở này nhưng cơ sở khác lại không biết. Đó là một thiệt thòi cho bệnh nhân nhưng mỗi cơ sở đều muốn giữ riêng cho mình bản quyền mà. Anh muốn nói thên rằng, mức độ chuẩn hoá, thích nghi các trắc nghiệm diễn ra không đồng bộ sẽ làm hạn chế rất nhiều đến kết quả chẩn đoán và đưa ra kết luận cho bệnh nhân. 7. Đánh giá về việc sử dụng những trắc nghiệm được thích nghi từ quá lâu Ths. NHT Thực tế ở các cơ sở của chúng ta hiện nay đang có không ít những trắc nghiệm như thế. Những trắc nghiệm ấy coi như là không còn phù hợp với người Việt Nam hiện tại nữa. Tuy nhiên, như chị cũng đã nói, việc thích nghi những trắc nghiệm đều mang tính chất cục bộ tại các cơ sở, do vậy tại chính các cơ sở đó phải có trách nhiệm thay đổi những yếu tố không phù hợp để mang lại hiệu quả trong thăm khám tâm lý. Chị cũng muốn nói thêm rằng, các trắc nghiệm tâm lý được sử dụng tại Viện nhi chỉ mang tính chất như là những chỉ báo, những kết quả bổ sung cho thăm khám lâm sàng mà thôi. Tuy thế, hàng năm đều có những sửa đổi, chỉnh lý các trắc nghiệm đang sử dụng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh. Chúng ta không thể sử dụng những cái đã quá cũ cho hiện tại được bởi như thế có lỗi rất lớn đối với bệnh nhân của mình và tự bản thân mình không cho phép mình đưa ra những kết quả khi mình nhận thấy những gì mình đang làm thực sự không còn phù hợp nữa. Như chị đã nói, những kết quả mà trắc nghiệm tâm lý mang lại chỉ mang tính chất bổ sung mà thôi. Chúng ta vẫn phải dựa trên kết quả thăm khám, quan sát, phỏng vấn lâm sàng. PGS.TS. NSP Như tôi đã nói, việc không được cập nhật những trắc nghiệm mới, những phiên bản mới của những trắc nghiệm đã được sử dụng trong nước là một thiệt thòi cho người bệnh và cho cả những người làm công tác thực hiện trắc nghiệm. Có một thực tế là chúng ta có khi chỉ mới biết rằng trên thế giới đang dùng loại trắc nghiệm này, cố gắng lắm để tìm kiếm, học hỏi để vận dụng vào trong nước thì khi có thể làm việc này thì trên thế giới đã dùng đến phiên bản thứ bao nhiêu rồi. Chúng ta chậm hơn so với thế giới rất nhiều trong việc hiện thực hóa các trắc nghiệm vào thực tế. Và như thế đương nhiên các trắc nghiệm mà chúng ta sử dụng có thể gọi là lạc hậu hơn so với thế giới rất nhiều. Tôi có thể lấy ví dụ như thế này. Trong khi tại đây chúng tôi cố gắng lắm để thích nghi trắc nghiệm MMPI, khi có thể đưa vào thực tế thì trên thế giới đang sử dụng MMPI - II. 8. Đánh giá về quy trình xử lý trắc nghiệm Ths. NHT Chị chỉ tin tưởng vào việc xử lý trắc nghiệm của Viện khoa học giáo dục cũ thôi. Thực tế, quy trình xử lý trắc nghiệm cũng cần có một tổ choc làm việc theo một quy trình nhất định. Tuy nhiên chúng ta chưa làm được điều này trên thực tế tại các cơ sở thăm khám tâm lý. Điều đó không khó giảI thích bởi chúng ta chưa được đào tạo về lĩnh vực này mà. PGS.TS. NSP Việc xử lý trắc nghiệm của chúng ta không theo quy trình chuẩn của thế giới, chúng ta chưa có những tiểu ban đánh giá. Việc xử lý trắc nghiệm chỉ do những người làm trắc nghiệm tiến hành mà những người làm trắc nghiệm lại chưa được đào tạo trong lĩnh vực này, do vậy còn nhiều bất cập. Anh ĐTT Việc xử lý trắc nghiệm tại đây diễn ra theo quy trình chuẩn. Có các bác sĩ y khoa và người làm tâm lý đánh giá kết quả trắc nghiệm rồi đưa ra kết luận. Trong quá trình làm trắc nghiệm, để kiểm tra độ tin cậy của trắc nghiệm mà bệnh nhân làm thì còn sử dụng thêm các thang đo để kiểm nghiệm. 9. Đánh giá về những ưu, nhược điểm của những trắc nghiệm được sử dụng nhiều nhất TS.BS. HCT - Về ưu điểm: Trong thăm khám tâm lý chúng ta không thể chỉ dựa trên thăm khám lâm sàng vì đó là những nhận xét, đánh giá khách quan của người thầy thuốc. Việc sử dụng trắc nghiệm như là kết quả bổ sung cho đánh giá lâm sàng. Những trắc nghiệm mà cô sử dụng ở đây có một số những ưu điểm mà theo cô thì là: Đó l;à phương tiện để lượng giá cho kết quả lâm sàng; Những trắc nghiệm đó có giá trị củng cố về mặt chẩn đoán; Đánh giá kết quả điều trị, mức độ thuyên giảm của bệnh từ khi sử dụng các liệu pháp trị liệu. - Nhược điểm: Dù trắc nghiệm có tuyệt vời đến mấy thì cũng có những nhược điểm của nó. Đó là: việc sử dụng trắc nghiệm phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật, tay nghề của người thầy thuốc. Nếu không có sự giám sát thường xuyên, liên tục của người làm trắc nghiệm thì bệnh nhân sẽ rất có thể làm sai và không thực sự tập trung vào việc làm trắc nghiệm. Có một đặc điểm có thể coi là một hạn chế lớn trong việc làm trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám như thế này, người Việt Nam kín đáo, không cởi mở. Do vậy đôi khi có những câu hỏi trong trắc nghiệm về một lĩnh vực riêng tư thì hầu như chúng ta không thu được câu trả lời. Cái riêng, cái tôi không thể khai thác nếu như chúng ta không khéo léo, không theo sát bệnh nhân trong suốt quá trình làm trắc nghiệm. Và khi đó trắc nghiệm sẽ ít đem lại hiệu quả trong thăm khám tâm lý. Đôi khi, những đánh giá lâm sàng không phải là những cứ liệu được hoàn toàn tin tưởng vì như tôi đã nói, đó là ý kiến chủ quan. Vậy nên cần thêm kết quả trắc nghiệm. Do đó việc làm đúng quy trình trắc nghiệm sẽ đem lại hiệu quả trong thăm khám. 10. Mục đích của việc sử dụng trắc nghiệm Ths. NHT Sử dụng trắc nghiệm để có kết quả bổ sung, hỗ trợ cho thăm khám lâm sàng; Đánh giá kết quả trị liệu. PGS.TS. NSP Mục đích chính của việc sử dụng trắc nghiệm tại viện 103 là chẩn đoán và giám định bệnh toàn quân. TS.BS. HCT Cô sử dụng trắc nghiệm để đánh giá ban đầu và đánh giá kết quả trị liệu của bệnh nhân. Bên cạnh đó trắc nghiệm còn được sử dụng như một công cụ hỗ trợ chẩn đoán vì dù thế nào thì cũng cần phải có công cụ để kiểm chứng kết quả lâm sàng nữa chứ. Anh ĐTT Mục đích sử dụng trắc nghiệm là trợ giúp chẩn đoán và đánh giá quá trình tiến triển bệnh Mục Lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (3).doc
Tài liệu liên quan