Đề tài Bước đầu ứng dụng ảnh viễn thám để xây dựng bản đồ hiện trạng ngập lụt - Áp dụng điển hình tại tỉnh Quảng Nam

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngập lụt là một hiện tượng tai biến thiên nhiên, kết quả của quá trình tập trung nước với khối lượng lớn và tràn vào các vùng địa hình thấp, gây ngập lụt trên diện rộng, không chỉ gây tổn hại nặng nề về người và của ở thời điểm đó mà còn tác động tiêu cực rất lâu dài đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và các hoạt động kinh tế xã hội con người. Trong khoảng chục năm trở lại đây, những trận lũ lụt xảy ra ngày càng tăng với cường độ mạnh như ở Trung Quốc (1998), Tây Âu (1998, 2000), CH Séc (2002), Bangladesh (2001), vùng Viễn Đông thuộc nước Nga (2002), Italia (2006), Philippin (2007). Việc nghiên cứu các giải pháp phòng lũ lụt được nhiều Quốc gia quan tâm và hướng tiếp cận là sự kết hợp giữa giải pháp công trình và phi công trình. Giải pháp công trình thường được sử dụng là xây dựng các hồ chứa, đê điều, cải tạo lòng sông Các giải pháp phi công trình là trồng rừng, bảo vệ rừng; xây dựng và vận hành các phương án phòng tránh lũ và di dân lúc cần thiết khi có thông tin dự báo và cảnh báo chính xác. Việc dự báo và cảnh báo ngập lụt sẽ là một biện pháp rất cần thiết có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản. Nước ta là một nước có nhiều đồi núi, địa hình phức tạp (độ cao, độ dốc, hướng, khe suối thung lũng ), điều kiện khí tượng, khí hậu, thuỷ văn diễn biến khó lường. Cùng với sự ấm lên của khí hậu toàn cầu các hiện tượng thời tiết bất thường như hạn hán, lũ lụt ngày càng gia tăng, mức độ gây tổn hại ngày càng lớn, nhiệt độ tăng cao kết hợp với hạn hán dẫn tới nguy cơ cháy rừng, sự phát sinh phát triển của sâu bệnh đối với mùa màng ngày càng trầm trọng. Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành 3 vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; mặt khác bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ, . đã tạo nên các tiểu vùng có những nét đặc thù như: ► Vùng đồng bằng nhỏ, hẹp thuộc hạ lưu các sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ, được phù sa bồi đắp hàng năm, nhân dân có truyền thống thâm canh lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm. ► Vùng ven biển đa phần là đất cát, sản xuất chủ yếu là hoa màu, trồng rừng chống cát bay, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, . Trong quá trình công nghiệp hoá thì vùng này có lợi thế về mặt bằng xây dựng thuận lợi, gần các sân bay, bến cảng, các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và lưới điện quốc gia. Hiện tại, công tác quản lý lũ lụt, đưa ra các chương trình phòng ngừa, ứng phó khi có lũ xảy ra của các nhà quản lý vẫn còn nhiều bất cập do thiếu thông tin, thiếu sự liên kết giữa các ngành và đặc biệt là thiếu các công cụ hỗ trợ. Ngày nay, với kỹ thuật GPS và GIS, Viễn thám càng ngày càng có rất nhiều ứng dung thực tế cụ thể trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, không thể không kể đến các ứng dụng của Viễn thám trong nghiên cứu các lĩnh vực thuộc Khoa học Trái Đất, đặc biệt là Môi trường. Trong lĩnh vực quản lý môi trường, công nghệ viễn thám được coi như một công cụ quan trắc hữu ích nhằm theo dõi những biến động của môi trường theo thời gian, phát hiện kịp thời những ảnh hưởng bất lợi của các hiện tượng thiên nhiên và tác động của con người lên môi trường: lũ lụt, phát hiện cháy rừng, nghiên cứu động đất và thành lập bản đồ chuyên đề (đặc biệt là các bản đồ biến động môi trường). Trong thành lập bản đồ, viễn thám cung cấp thông tin bao quát trên diện rộng, chi phí lại thấp, giảm bớt được một khối lượng lớn công việc mà trước đây khi xây dựng bản đồ lũ phải đo đạc, quan trắc và khảo sát thực địa nhưng kết quả lại không cao. Vì vậy việc sử dụng các thông tin viễn thám tích hợp với hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cùng với các quan trắc thu được từ bề mặt sẽ đáp ứng khách quan và đa dạng các thông tin cần thiết phục vụ công tác lập bản đồ chuyên đề nghiên cứu giám sát và dự báo khí tượng thuỷ văn, khí tượng nông nghiệp và môi trường mà đặc biệt là phục vụ cho công tác giám sát và cảnh báo tác hại của thiên tai để có các biện pháp phòng tránh và ứng cứu kịp thời. Từ những lý do trên mà đề tài: “Bước đầu ứng dụng ảnh viễn thám để xây dựng bản đồ hiện trạng ngập lụt- áp dụng điển hình tại tỉnh Quảng Nam” được hình thành nhằm góp một phần vào việc kiểm soát lũ, giảm bớt được thiệt hại do lũ gây ra đồng thời cung cấp một công cụ hỗ trợ các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định, lên kế hoạch phòng ngừa ứng phó và từ đó nâng cao tầm của công tác quản lý môi truờng, thiên tai nhằm hướng đến phát triển bền vững. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu trong và ngoài nước 1. Nghiên cứu trong nước Ở nước ta đã có nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học về lũ lụt và cách phòng tránh trên các lưu vực ở các sông lớn như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các hệ thống sông ở Trung Bộ Việt Nam Có thể kể ra một số đề tài dự án đã được thực hiện như sau: Đề tài 1: “Điều tra nghiên cứu và cảnh báo ngập lụt phục vụ phòng tránh thiên tai ở các lưu vực sông miền Trung” do Viện Khí tượng Thủy văn thực hiện năm 1999-2002. Nội dung: Lập bản đồ ngập lụt cho 4 lưu vực sông chính: Hương (Thừa Thiên-Huế), Thu Bồn (Quảng Nam), Vệ (Quảng Ngãi) và Kôn-Thanh (Bình Định). Loại bản đồ đã lập: Bản đồ hiện trạng lũ 1999 và các bản đồ ngập úng với các chu kỳ tái hiện khác nhau. Phương pháp lập: Sử dụng số liệu đo thực và điều tra bổ sung sau đó sử dụng mô hình DEM để xây dựng bản đồ ngập. Nhược điểm: Số liệu các vết lũ ít nên không phản ánh chi tiết các khu vực ngập. Chưa được kiểm tra thực địa. Đề tài 2: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh ngập lụt ở các tỉnh miền Trung” do Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia thực hiện năm 2000-2001. Nội dung: Lập bản đồ ngập lụt cho các lưu vực sông chính: Hương (Thừa Thiên-Huế), Thu Bồn (Quảng Nam), Vệ (Quảng Ngãi) và Kôn-Thanh (Bình Định), sông Cái (Khánh Hòa). Loại bản đồ đã lập: Bản đồ hiện trạng lũ năm 1999 và một số bản đồ ngập úng với các chu kỳ tái hiện. Phương pháp lập: Sử dụng số liệu đo thực và điều tra bổ sung. Nhược điểm: Số liệu các vết lũ ít nên không phản ánh chi tiết các khu vực ngập. Đề tài 3: “Nghiên cứu xây dựng tập bản đồ ngập lụt tỉnh Thừa Thiên-Huế” do Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia thực hiện năm 1999-2001. Nội dung: Lập bản đồ ngập lụt cho các lưu vực sông Hương (Thừa Thiên-Huế). Loại bản đồ đã lập: Bản đồ hiện trạng lũ năm 1999 tỷ lệ 1:50.000 và bản đồ cảnh báo ngập cho khu vực sông Hương. Phương pháp lập: Sử dụng số liệu đo thực và điều tra bổ sung. Nhược điểm: Sử dụng bản đồ tỷ lệ nhỏ, số liệu các vết lũ ít nên không phản ánh chi tiết các khu vực ngập. Đề tài 4: “Xây dựng bản đồ phân vùng ngập lụt và phương án cảnh báo nguy cơ ngập lụt hạ lưu sông Hương, sông Bồ tỉnh Thừa Thiên-Huế” do Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Trung Trung Bộ thực hiện năm 1999-2001. Loại bản đồ đã lập: Bản đồ hiện trạng lũ năm 1999 tỷ lệ 1:20.000, 1:10.000 và bản đồ nguy cơ ngập lụt với các tần suất cho lưu vực sông Hương. Phương pháp lập: Sử dụng số liệu đo thực địa và điều tra bổ sung. Nhược điểm: Sử dụng bản đồ tỷ lệ nhỏ, số liệu các vết lũ ít nên không phản ánh chi tiết các khu vực ngập. Dự án: “Lập bản đồ ngập lụt cho 7 tỉnh miền Trung” do Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ công nghệ KTTV (UNDP tài trợ) thực hiện từ 2001 đến nay. Nội dung: Đã lập được bản đồ ngập lụt cho các lưu vực sông Hương (Thừa Thiên-Huế), Thu Bồn-Vu Gia (TP Đà Nẵng, Quảng Nam). Loại bản đồ đã lập: Bản đồ hiện trạng lũ năm 1999 tỷ lệ 1:25.000, 1:10.000 và bản đồ nguy cơ ngập lụt ứng với các chu kỳ tái hiện. Phương pháp lập: Sử dụng số liệu đo thực và điều tra bổ sung có kết hợp với mô hình số độ cao để lập bản đồ ngập. Dự án: “Xây dựng CSDL hệ thống thông tin địa hình thủy văn cơ bản phục vụ phòng chống lũ lụt và phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do Trung tâm Viễn thám – Bộ Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư. Đây là một trong những dự án lớn áp dụng nhiều công nghệ hiện đại trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, quản lý dữ liệu, hệ thống thông tin địa lý và hệ thống thông tin thủy văn. Các sản phẩm của dự án góp phần quan trọng trong công cuộc phòng chống lũ lụt và phát triển kinh tế xã hội vùng đông bằng sông Cửu Long theo chủ trương “Sống chung với lũ” mà Đảng và Nhà nước đã đưa ra. Nhìn chung cách thức tiếp cận và thực hiện các đề tài trong nước chủ yếu dựa trên cơ sở các phương pháp truyền thống là sử dụng số liệu thực đo và điều tra thực địa bổ sung rồi kết hợp với mô hình số độ cao để chiết tách vết lũ. Các kết quả thu được hầu hết chỉ là bản đồ ngập lụt, bản đồ hiện trạng lũ ở các chu kỳ khác nhau, chưa có những số liệu chi tiết về vùng ngập và đánh giá nhanh những ảnh hưởng và thiệt hại mà lũ lụt gây ra. 2. Nghiên cứu ngoài nước Bangladesh đã xây dựng thành công hệ thống giám sát và cảnh báo lũ lụt trên cơ sở ứng dụng mô hình thủy văn và thủy lực MIKE-11 (của Đan Mạch) dưới sự trợ giúp của UNDP/WMO kết hợp với sử dụng tư liệu viễn thám GMS, NOAA-12 và NOAA-14. Hệ thống giám sát và cảnh báo lũ lụt này được áp dụng cho vùng lãnh thổ rộng 82.000 km2, trên đoạn dài 7.270km sông, 195 nhánh, sử dụng 30 trạm giám sát. Trung Quốc đã xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo ngập lụt trên cơ sở sử dụng tư liệu viễn thám FY-II, OLR, GPCP, ERS-II, SSM/I. Ấn Độ bắt đầu xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo lũ lụt từ năm 1959 cho khu vực sông Hằng. Hiện nay, ở Ấn Độ có 145 trung tâm dự báo, 500 trạm khí tượng, 350 trạm thủy văn phục vụ cho vùng lưu vực rộng 240.000km2, sử dụng khả năng thông tin của các tư liệu ảnh vệ tinh IRS, TM Landsat-5, ERS, RADARSAT. Một số nước thuộc Châu Phi sử dụng mô hình thủy văn FEWS NET kết hợp với hệ thống thông tin địa lý GIS để xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo lũ lụt cho 5.600 vùng hạ lưu với sự trợ giúp xây dựng của tổ chức USGS/EROS. Cơ quan hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thực hiện chương trình Sentinel Asia, đây là chương trình chia sẻ thông tin về thiên tai giữa các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các thông tin được chia sẻ thông qua mạng Web-GIS, tạo ra một cơ sở dữ liệu ảnh vệ tinh trong việc giám sát thiên tai. Chương trình Sentinel Asia là sự khởi đầu cho việc thành lập một điểm phân phối thông tin quan trọng dựa trên nền tảng Internet, thông tin được phân phối ở đây là dữ liệu ảnh vệ tinh không gian về thảm họa thiên nhiên trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Thái Lan là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Châu Á, có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên với Việt Nam. Thái Lan đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hệ thống giám sát thiên tai nói chung và lũ lụt nói riêng. Thái Lan cũng là nước có tiềm lực về công nghệ và có các công cụ hữu hiệu áp dụng trong việc phòng chống thiên tai về lũ lụt, Thái Lan đã đưa ra đánh giá rằng: đây là hiện tượng thiên tai có tần suất cao, mức độ gây thiệt hại trung bình, mức độ quản lý và ứng phó cũng mới chỉ đạt mức trung bình và tính rủi ro là rất cao. Trong bảng ưu tiên quan tâm các hiện tượng thiên tai thường xảy ra ở Thái Lan thì lũ lụt là hiện tượng chiếm ưu tiên số 1. Một trong những hướng được Thái Lan quan tâm là ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong việc quản lý thiên tai 3. Mục tiêu nghiên cứu Thành lập mô hình số độ cao DEM bằng ứng dụng SRTM, thu thập cơ sở dữ liệu vũ lượng mưa từ ảnh viễn thám TRMM sau đó tích hợp vào phần mềm Arc View để tạo bản đồ hiện trạng ngập lụt tại Quảng Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: · Tổng quan các nghiên cứu, ứng dụng ảnh viễn thám trong công tác quản lý môi trường và tài nguyên, quản lý thiên tai trên thế giới cũng như ở nước ta trong những năm gần đây. · Thu thập các dữ liệu cần thiết cho luận văn như: bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu, các thống kê về lưu luợng mưa hằng năm, luợng mưa trung bình hàng tháng tại khu vực nghiên cứu, các ảnh viễn thám về luợng mưa và về địa hình khu vực nghiên cứu. · Sử dụng ArcGIS 10.0 để xử lý ảnh viễn thám về lượng mưa từ NASA · Chỉnh sửa các hình ảnh viễn thám để loại bỏ các điểm gây nhiễu. Xây dựng mô hình số độ cao DEM, thu thập dữ liệu vũ lượng mưa từ ảnh viễn thám TRMM. Sử dụng công cụ Arc View tích hợp, chồng lớp các bản đồ với nhau. Xây dựng cơ sở dữ liệu về cho bản đồ dựa vào các thông tin đã thu thập đuợc. · Tích hợp các tiêu chí để đánh giá thiệt hại do lũ lụt với đất vào bản đồ, sự dụng các chức năng của Arc View để phân tích, đánh giá các thông tin về vùng đất bị ngập lụt . · Chồng các lớp bản đồ với nhau để tạo ra được bản đồ hiện trạng ngập lụt tại tỉnh Quảng Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu các cơ sở lý thuyết: Phân tích các tài liệu liên quan tới đề tài. 2. Phương pháp kế thừa: kế thừa các nghiên cứu lý thuyết, các số liệu quan trắc về lượng mưa tại Bình Định, kế thừa các phuơng pháp xử lý trên ảnh viễn thám. 3. Phương pháp phân tích thống kê: được sử dụng để phân tích, xử lý các số liệu thu thập được. 4. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: xây dựng các biểu mẫu và tiến hành điều tra khảo sát thực tế. 5. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: thu thập thông tin, số liệu về luợng mưa, thiệt hại do lũ lụt để làm CSDL cho đề tài. 6. Phương pháp chuyên gia: nhằm thu thập các ý‎ kiến của chuyên gia am hiểu về lĩnh vực đang xem xét. 7. Phương pháp so sánh: được sử dụng trong đánh giá các kết quả nghiên cứu: đánh giá mức độ thiệt hại ở các lưu luợng mưa khác nhau, đánh giá hiệu quả của các biện pháp ứng phó, độ tin cậy của mô hình thiết lập 8. Phương pháp nghiên cứu bản đồ: tích hợp các bản đồ với nhau trên nền Arc View, thao tác trên bản đồ để phân tích, đánh giá kết quả. 9. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích là chia các tổng thể hay các vấn đề phức tạp ra thành những phần đơn giản để giải quyết. Phương pháp tổng hợp là liên kết, thống nhất các bộ phận các yếu tố đã được phân tích, khái quát hóa lại các vấn đề. 6. Dự kiến kết quả nghiên cứu - Việc thực hiện đề tài sẽ giúp nâng cao năng lực quản lý bằng những tư duy mới mang tính đột phá. Tạo ra một sự thay đổi về chất trong công tác quản lý môi trường. - Hỗ trợ các cơ quan, tổ chức làm công tác quản lý thiên tai, hỗ trợ quá trình ra quyết định, lên các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với các cơn mưa lũ lớn, lên kế hoạch di dời dân những vùng ngập khi có lũ xảy ra. - Lập đuợc bản đồ quản lý lũ lụt, đánh giá thiệt hại do lũ gây ra, dự báo các ảnh huởng đối với đất đai, dân cư khu vực nghiên cứu. Tính mới của đề tài - Liên kết đa ngành giữa viễn thám, GIS và môi truờng để tạo ra một sản phẩm có tính ứng dụng cao trong thực tiễn. - Thu thập cơ sở dữ liệu lượng mưa từ ảnh viễn thám TRMM 7. Tài liệu tham khảo: · Bùi Tá Long, 2008, Mô hình hóa môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 441 trang. · Bùi Tá Long, 2006, Hệ thống thông tin môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 334 trang. · Trần Trọng Đức, Kỹ thuật viễn thám, Bài giảng môn trắc địa bản đồ, Đại học Bách Khoa Tp. HCM. · Engineer Manual, 2003, Remote Sensing, USA Army Corps of Engineers. 8. Kết cấu của ĐA/KLTN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Hệ thống thông tin địa lý 1.2 Viễn thám 1.3 Tích hợp GIS, GPS, viễn thám và triển vọng tại Việt Nam 1.4 Một số nghiên cứu liên quan 1.5 Dữ liệu và các phần mềm sử dụng CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Nam 2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam 2.3 Phương pháp thực hiện 2.3.1 Các bước thực hiện với ảnh SRTM 2.3.2 Tính toán lượng mưa 2.3.3 Thiết kế và xây dựng cơ sở toán học bản đồ ngập lut ở Quảng Nam CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Các kết quả phân tích địa hình của Quảng Nam 3.2 Các kết quả phân tích lượng mưa của tỉnh Quảng Nam 3.3 Chồng lớp dữ liệu DEM và lượng mưa 3.4 Đánh giá ảnh hưởng thiệt hại do lũ gây ra 3.5 Xây dựng kịch bản phòng ngừa KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc134 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4674 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu ứng dụng ảnh viễn thám để xây dựng bản đồ hiện trạng ngập lụt - Áp dụng điển hình tại tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng đến đất đai và con người ở Quảng Nam: Miền Trung là miền kém mở mang kinh tế lại bị nhiều thiên tai hơn hai miền Bắc và miền Nam.  Người dân miền Trung quen thuộc với cảnh  “Tháng Bảy nước nhảy lên bờ”  vì “Trời hành cơn lụt mỗi năm”.   Những năm gần đây đã có những trận lũ lụt lớn chưa từng thấy xảy ra ở các tỉnh ven biển. Đặc biệt là hai cơn lũ lụt liên tiếp từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 12 năm 1999 được gọi cơn lũ thế kỷ. Hai cơn lũ  này đã làm gần 750 người thiệt mạng và tổn thất  tài sản và mùa màng lên đến 300 triệu Mỷ Kim.   Bão lụt cũng đã làm thiệt mạng gần 450 nguời năm 1998 và 400 người năm 1996. Ngoài ra, lũ lụt cũng đã gây nên những thiệt hại to tát về nhà cửa, mùa màng, cầu cống và đường xá, làm cho một xứ đã nghèo về phương diện kinh tế lại càng nghèo hơn. Miền Trung ở trong một vòng lẩn quẩn vì thiên tai bão lụt  xảy ra thường xuyên nên phát triển kinh tế gặp phải khó khăn. Bờ biển miền Trung dài 1200 km và gồm các tỉnh  từ  Thanh Hoá đến Bình Thuận. Dảy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển, nên đồng bằng ở miền Trung rất hạn hẹp. Có nhiều sông tương đối khá lớn, như  Sông Gianh ở Quảng Bình, Sông Thạch Hản ở Quảng Trị, Sông Hương ở Huế- Thừa Thiên, Sông Thu Bồn ở Quảng Nam, Sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi. Sông, suối nhiều nhưng chiều dài các sông đa số ngắn và có độ dốc lớn. Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng. Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc đã gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung. Những năm gần đây, do ảnh hưỡng của biến động thời tiết trên toàn thế giới như  dòng nước El Nino và La Nina, những trận bão biển và mưa lớn xảy ra càng khốc liệt hơn.  Mùa bão thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, và trung bình hàng năm có 4 cơn bão.  Trong những năm 1995-1999, miền Trung đã chịu ảnh hưỡng của 13 cơn bão, 5 áp thấp nhiệt đới và 23 đợt gió mùa Đông Bắc. Những cơn bão biển và áp thấp nhiệt đới  này thường xuất phát từ Phi Luật Tân rồi 3-4 ngày sau sang đến bờ biển nước ta. Đặc biệt vào năm 1999, những trận mưa liên tục từ  18 tháng 10 đến 6 tháng 11 đã nâng  mực nước các sông lớn ở miền Trung đến độ cao chưa từng thấy. Gần 1.4 m (1384 mm) nước mưa đã đổ xuống thành phố Huế trong vòng 24 giờ (từ 7 giờ sáng ngày 2  đến 7 giờ sáng ngày 3 tháng 11) , làm mực nước Sông Hương lên cao gần 6 m, cao hơn mực nước trận lụt năm 1953 đến 0.46 m. Lượng nước mưa vào ngày 2 tháng 11 tại Huế là lượng nước mưa lớn thứ nhì trên thế giới, sau kỷ lục 1870 mm đo được tại Cilaos, đảo Réunion vào ngày 16 tháng 3 năm 1952.  Tiếp đến là các trận mưa lớn đã xãy ra từ ngày 1 đến 7 tháng 12, nhất là ở hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Lượng nước mưa lên đến 2192 mm ở thượng lưu Sông Tam Kỳ và 2011 mm ở gần Ba Tơ.  Đặc điễm của trận lụt năm 1999 là nước lũ dâng cao rất mau nhưng xuống chậm, làm nhiều nơi bị lụt ngập đến 3-4 ngày. Ngoài nguyên nhân chính là các trận mưa bão ở miền thượng lưu cũng như ở đồng bằng, còn có nhiều lý do thường được nhắc đến như nạn phá rừng, việc khai thác cát sỏi và hệ thống đê đập. Ảnh hưởng của nạn phá rừng đối với lũ lụt đã và đang được tranh luận trên khắp thế giới. Theo Cơ quan Lương Nông của Liên Hiêp Quốc (FAO), mức độ phá rừng cao nhất xảy ra ở Á Châu, từ 9.5% trong thập niên 1960 đến 11% trong thập niên 1980. Cũng như nhiều nơi khác trong nước, rừng ở các tỉnh miền Trung đang bị tàn phá một cách nghiêm trọng. Hiện nay diện tích rừng chỉ còn khoảng 40 phần trăm.  Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi, và việc phá rừng có thể ảnh hưởng quan trọng đối với lũ lụt trong các lưu vực hạn hẹp như ở miền Trung. Cây cối có khả năng giử nước cũng như giảm thiểu việc đất đai sụt lở. Lượng nước lũ ở một vùng có nhiều cây cối sẽ ít hơn lượng nước lũ từ một vùng trơ trọi. Vì thế nạn phá rừng có thể gia tăng mực nước ở các vùng hạ lưu. Việc khai thác bừa bải cát sỏi ở các dòng sông cũng gia tăng mức độ của lũ lụt. Tình trạng này làm cho nhiều đoạn bờ sông bị sụt lở nghiêm trọng. Việc sụt lở các bờ sông cũng như  việc bồi lấp các cửa sông cản trở việc thoát lũ, làm cho lũ lụt lớn hơn và lâu hơn. Điển hình là vụ sụt lở bờ sông Vu Gia làm cho một khu dân cư ở huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam bị cuốn trôi trong cơn lũ năm 1999 vừa qua.    Khác với Sông Hồng ở miền, đa số các sông ngòi ở miền Trung không có hệ thống đê để ngăn lũ. Ngoài ra cũng không có các hồ chứa nước lớn ở vùng thượng lưu để giảm thiểu lũ lụt ở vùng đồng bằng. Cho nên các khu đông dân cư ở hai bên bờ sông đành chịu ngập tràn mỗi khi có mưa to. Những năm gần đây có vài đập thủy điện bị nứt vỡ hoặc hồ chứa nước của các đập này đã xả nước khi lũ ở đỉnh cao làm nhiều khu dân cư ở hạ nguồn chịu nhiều thiệt hại.  Vào mùa lũ năm 2009, nước từ hồ chứa đập A Vương đã tàn phá nhà cửa và mùa màng vùng hạ lưu sông Vu Gia.  Các nhà máy thủy điện cần phải xem xét lại các hồ chứa nước cũng như việc xả lũ để tránh thiệt hại cho người dân. 2.3. Phương pháp thực hiện 2.3.1. Các bước thực hiện với ảnh SRTM 2.3.1.1. Tăng cường chất lượng ảnh, nắn chỉnh và ghép ảnh SRTM bằng phần mềm IDRISI Ảnh SRTM ban đầu khi tải về chỉ có hệ tọa độ dạng Plane và ảnh bị lốm đốm đen (có nhiều điểm trên bị mất dữ liệu), do đó ta cần phải tiến hành nắn chỉnh tọa độ ảnh về phép chiếu UTM Zone 49 Bán Cầu Bắc và tiến hành cho chạy bước loại bỏ những vùng mất giá trị để gán giá trị cho những điểm mất dữ liệu. Cụ thể, ta thực hiện những bước sau: Bước 1: Sử dụng công cụ Reformat/RESAMPLE của phần mềm IDRISI Andes để tiến hành nắn chỉnh ảnh lại sang hệ tọa độ Lat/Long WGS84. Sở dĩ ta nắn chỉnh ảnh sang hệ tọa độ Lat/Long WGS84 vì ảnh ban đầu khi tải về có giá trị tọa độ là Degrees. Bước 2: Chuyển từ hệ tọa độ Lat/Long WGS84 sang hệ tọa độ UTM Zone 49 Bán Cầu Bắc bằng công cụ Reformat/PROJECT của IDRISI. Bước 3: Tiến hành thực hiện bước xử lý các điểm mất dữ liệu bằng công cụ GIS Analysis/ Surface Analysis/Feature Extraction/PIT REMOVAL. 2.3.1.2. Cắt vùng cần nghiên cứu và xuất ra dạng file GEOTIFF Sau khi đã nắn chỉnh và thực hiện xử lý ban đầu xong, ta tiến hành cắt ảnh của vùng cần nghiên cứu bằng công cụ công cụ Reformat/WINDOW. 2.3.1.3. Tiến hành phân tích bề mặt với phần mềm IDRISI Tạo ảnh đường Contour Vào GIS Analysis/Surface Analysis/Feature Extraction/CONTOUR để tạo ảnh đường bình độ của địa hình. Trong hộp thoại Contour, ta khai báo giá trị nhỏ nhất của đường contour (minimum contour value) là 0, giá trị lớn nhất của đường contour (Maximum Contour Value) là …, khoảng cao đều của đường contour (Contour Inteval) là 30. Tạo ảnh độ dốc, bóng đổ và hướng sườn Ta có thể tạo ảnh độ dốc, bóng đổ và hướng sườn bằng các công cụ SLOPE, ASPECT và HILLSHADE trong mục GIS Analysis/Surface Analysis/Topographic Variables. Phân chia lưu vực sông từ ảnh SRTM Ta có thể tạo ảnh các lưu vực sông bằng công cụ WATERSHED trong mục GIS Analysis/Surface Analysis/Feature Extraction. Khi tạo ảnh lưu vực cần phải nhập vào giá trị ngưỡng của lưu vực sông (Area Threshold). Phân chia runoff từ ảnh SRTM Ta có thể tạo ảnh các lưu vực sông bằng công cụ RUNOFF trong mục GIS Analysis/Surface Analysis/Feature Extraction. 2.3.1.4. Chuyển ảnh GEOTIFF vùng nghiên cứu sang phần mềm Global Mapper. Sử dụng công cụ Export/Software-Specific Formats/GEOTIFF-TIFF để chuyển ảnh đã được cắt vùng nghiên cứu sang dạng file GeoTIFF. Mở phần mềm Global Mapper, chọn đường dẫn đến ảnh GeoTIFF vừa tạo ra, sẽ có một hộp thoại yêu cầu khai báo lại hệ tọa độ, ta tiến hành khai báo lại hệ tọa độ ảnh rồi chọn OK. Như vậy ảnh đã được chuyển sang phần mềm Global Mapper. 2.4.1.5. Phân tích tầm nhìn (Viewshed) với Global Mapper Để phân tích tầm nhìn (Viewshed), ta chọn nút View Shed Tool trên thanh công cụ, nhấp chuột chọn điểm cần phân tích, đặt tên điểm và khai báo thông số, chọn OK. 2.3.1.6. Vẽ lát cắt địa hình với Global Mapper Để vẽ lát cắt địa hình, ta chọn nút 3D Path/Profile Line of Sight Tool trên thanh công cụ, nhấp chuột trái chọn điểm đầu và điểm cuối lát cắt, nhấp chuột phải, ta sẽ có ảnh lát cắt địa hình của khu vực. 2.3.1.7. Lập mô hình 3D với Global Mapper Để xem mô hình 3D với Global Mapper, ta chọn nút Show 3D View, ta sẽ thấy được mô hình biểu diễn 3 chiều của khu vực. 2.3.1.8. Chuyển từ ảnh GEOTIFF sang dạng file lưới Surfer (*.grd) Để chuyển ảnh GeoTIFF trên Global Mapper sang dữ liệu dạng lưới *.grd của Surfer 8.0, ta vào File/Export Raster and Elevation Data/Export Surfer Grid (Binary v7 Format). Như vậy ảnh dữ liệu dạng ảnh GeoTIFF sẽ được chuyển qua dạng lưới *.grd của Surfer. File lưới dữ liệu này có độ phân giải không gian mặc định là 90 m, hệ tọa độ là hệ tọa độ của ảnh GeoTIFF. 2.3.2. Tính toán lượng mưa Cách tải ảnh TRMM về máy: Bước 1: Xác định tọa độ của tỉnh Quảng Nam và đổi hệ tọa độ phút giấy ra hệ thập phân. 15023'38'' đến 15038'43'' đổi ra thành 15.393888 đến 15.645277 108026'16'' đến 108o44'04'' đổi ra thành 108.437777 đến 108.734444 Bước 2: Tải ảnh TRMM: Ảnh TRMM được tải về từ trang chủ với đường link cụ thể là: Chú thích: 1: Điền tọa độ của nơi cần tìm ảnh (ở đây ta sẽ điền tọa độ của Quảng Nam sau khi đã đổi) (15.393888 ; 108.437777 ) , (15.645277; 108.734444) 2: Chọn khoảng thời gian cho ảnh cần tìm 3: Cập nhật ảnh theo khoảng thời gian đã chọn 4: Thông tin của ảnh cần tìm (đã dịch dataset phần trước 3.1) 5: Click vào để tìm ảnh Dữ liệu được tải về là dạng raster có thuộc loại ảnh NetCDF (có thể mở và phân tích bằng Arcgis) có đuôi mở rộng là “.nc”. Ảnh tải về sẽ được cắt ra và chỉ lấy Dữ liệu ở Việt Nam. Và dữ liệu ảnh (raster) sau khi cắt này sẽ được chuyển đổi sang dạng điểm (point) theo định dạng của phần mềm Arcgis để tiện cho nhập dữ liệu vào Chương trình chạy mô hình. Chạy phần mềm ArcGIS 10.0: Bước 1: Tại chương trình ArcGis Mở Arc Toolbox → Multidimension Tool → Make NetCDF Raster Layer Tại dòng Input netCDF file đưa dữ liệu ảnh TRMM vừa tải vào ta sẽ có kết quả như hình dưới: (đây là dữ liệu rainfall của toàn thế giới) Bước 2: Add bản đồ Quãng Nam vào: Chuột phải → Add data Để xem được hình ảnh Quảng Nam Chuột phải vào quang nam_region → Zoom To Layer Bước 3: Cắt và lấy dữ liệu ở Quảng Nam Từ Arc Toolbox → Spatial Analyst Tools → Extraction → Extract by Mask Bước 4: Tạo điểm trên bản đồ Convertion Tools → From Raster → Raster to Point Bước 5: Đổi ra đơn vị “mm” (vì đơn vị chính của ArcGIS là inch) 1. Tạo cột “mm” Vào Table Options → Add field → OK 2. Chuột phải vào cột “mm” → Field Calculator Sau đó nhập công thức [GRID_CODE]*25.4*24*30 Ta sẽ được thống kê lượng mưa tại mỗi điểm trên khu vực nghiên cứu. 2.3.3. Thiết kế và xây dựng cơ sở toán học bản đồ ngập lụt ở Quảng Nam Để đảm bảo tính hệ thống giữa các bản đồ, tính chính xác cho bản đồ, cơ sở toán học của bản đồ ngập lụt tỉnh Quảng Nam được thiết kế và xây dựng như sau: - Hệ toạ độ: bản đồ ngập lụt được thành lập trên hệ toạ độ VN-2000 với các thông số: E-líp-xô-ít quy chiếu WSG-84 với kích thước; Bán trục lớn (a): 6.378.137 m; Độ dẹp (f): 1/298, 257223563. - Lưới chiếu bản đồ: Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6o có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996 để thành lập các bản đồ ngập lụt. - Tỷ lệ bản đồ: căn cứ vào cấp hành chính và diện tích lãnh thổ bản đồ thể hiện để lựa chọn tỷ lệ bản đồ cho phù hợp. Căn cứ vào diện tích tự nhiên của khu vực này, tỷ lệ bản đồ cần thành lập là 1:400000. Xây dựng nền cơ sở địa lý Nền cơ sở địa lý bao gồm các yếu tố: Thuỷ hệ (hệ thống sông, hồ); Hệ thống giao thông; Địa giới hành chính các cấp; Các yếu tố nội dung khác như: các điểm địa vật độc lập quan trọng có tính định hướng và các công trình kinh tế, văn hóa - xã hội; Ghi chú địa danh: tên các đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú cần thiết khác. Dữ liệu nền cơ sở địa lý được chuyển từ định dạng .dgn sang định dạng .shp bằng phần mềm ArcGis. Trong quá trình chuyển đổi dữ liệu từ định dạng .dgn sang lưu vào cơ sở dữ liệu không gian Geodatabase (Personal Geodatabase) phải đảm bảo được tính toàn vẹn dữ liệu và cơ sở toán học của bản đồ (phép chiếu, hệ tọa độ,…). 2.3.3.1. Nắn chỉnh hình học ảnh vệ tinh SPOT 5 và ảnh ALOS PALSAR Ảnh vệ tinh radar Alos palsar và ảnh quang học Spot 5 được nắn chỉnh bằng phần mềm PCI. Tọa độ các điểm khống chế được đo trực tiếp ngoài thực địa bằng công nghệ GPS. Mô hình số độ cao được thành lập từ bản đồ địa hình 1/50 000 với khoảng cao đều đường bình độ là 20m sử dụng để hiệu chỉnh ảnh hưởng của sự sai lệch do địa hình gây ra. Ảnh vệ tinh quang học sau đó được lấy mẫu về 12m tương đương với độ phân giải của ảnh radar. 2.3.3.2. Chiết tách và chồng ghép thông tin 2.3.3.2.1. Chiết tách thông tin lớp phủ mặt đất từ ảnh quang học. Trên nền ảnh quang học Spot 5 thu được trước thời điểm xảy ra lũ lụt, cụ thể hai cảnh ảnh S5–280323–021208, và S5–280324–200809. Tiến hành số hóa và giải đoán thông tin lớp phủ bề mặt căn cứ vào hệ thống phân loại được sử dụng trong luận văn, kết hợp với bản đồ địa hình đã có của khu vực này, thu được kết quả số hóa thông tin lớp phủ bề mặt. Sử dụng công cụ GIS tính toán diện tích từng đối tượng thành phần trong hiện trạng sử dụng đất như đã phân tích. Các đối tượng tính diện tích bao gồm: rừng, diện tích nuôi trồng thủy sản, đất khác, khu công nghiệp, đất dân cư và đất canh tác. 2.3.3.2.2. Xử lý ảnh radar chiết tách thông tin vùng ngập lụt. Lọc ảnh và xử lý nhiễu ảnh radar Một số loại phin lọc tương tác đã được sử dụng và kết quả cho thấy phin lọc tương tác Lee là có hiệu quả hơn cả, ảnh Alos palsar sau khi lọc đã loại bỏ được phần lớn nhiễu, trong khi không làm mất đi đáng kể các chi tiết trên ảnh Hình 2.1: Ảnh radar trước và sau khi lọc bằng phin lọc Lee Chiết tách vùng ngập Việc chiết tách vùng ngập được thực hiện trên phần mềm Envi. Trước tiên giải đoán vùng ngập trên ảnh radar, lấy mẫu những vùng ngập đó sau đó thống kê mẫu gồm có giá trị max, min, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, từ đó tính toán ngưỡng theo công thức: DN (vùng ngập) = Mean ± 2 Stdev (34) Sử dụng công cụ “Density Slicing”, đặt giá trị max ngưỡng và giá trị min ngưỡng, chạy chiết tách ra vùng ngập. Tiến hành kiểm tra đối soát nếu kết quả đạt thì dừng lại, nếu thấy chưa đạt đặt lại ngưỡng cho phù hợp. Hình 2.2: Giá trị max, min, trung bình và độ lệch chuẩn Sau khi tiến hành nhận thấy ngưỡng đặt từ giá trị 0 đến 9106.5 là phù hợp Hình 2.3: Kết quả chiết tách vùng ngập CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các kết quả phân tích địa hình của Quảng Nam Mô hình Dem và phân vùng lưu vực Hình 3.1: Độ cao địa hình Hình 3.2: Độ dốc Hình 3.3: Đường bình độ Contours giúp ta tìm ra các vùng có cùng giá trị, khảo sát sự phát triển địa hình tổng thể. Vùng có những đường contours dày đặc là vùng có sự biến đổi cao độ địa hình lớn, tương ứng với các dãy núi, thể hiện trên hình là ở góc phải phía trên và góc trái ở giữa. Vùng có những đường contours thưa hơn là vùng có sự biến đổi cao độ địa hình ít, tương ứng các thung lũng sông. Hình 3.4: Hướng dòng chảy Cấu độ dốc vùng, ta có những nhận xét sau đây: Nhìn chung, hướng sườn của vùng phân bố khá đồng đều, không có hướng nào quá trội hơn hướng nào. Hướng sườn chiếm phần trăm lớn nhất là hướng Bắc (15%) và Nam (14%), hướng sườn chiếm phần trăm nhỏ nhất là hướng Đông và Đông Nam (11%). Như vậy, ta có thể nhận xét hướng sườn chính của địa hình là hướng Bắc – Nam. Các hướng sườn còn lại dao động từ 12 – 13%. Hình 3.5: Hướng sườn địa hình Sau khi đã chuyển ảnh độ dốc từ Surfer sang IDRISI, ta sẽ tiến hành phân loại không kiểm định ảnh độ dốc bằng chức năng GIS Analysis/Database Query/RECLASS. Ta nhập vào các thông số của các cấp phân loại như sau: Cấp 1: từ 0 đến 10. Cấp 2: từ 10 đến 20. Cấp 3: từ 20 đến 30. Cấp 4: từ 30 đến 40. Cấp 5: từ 40 đến 9999. Hình 3.6: Lưu vực-ngưỡng diện tích 1000m Hình 3.7: Lưu vực- ngưỡng diện tích 10000m Hình 3.8: Lưu vực- ngưỡng diện tích 50000m Hình 3.9: Ảnh lưu vực thể hiện 3 chiều 3.2. Các kết quả phân tích lượng mưa của tỉnh Quảng Nam: Tháng 1/2010 Hình 3.10: Giá trị lượng mưa được thể hiện dạng điểm Nhận xét: Qua bình độ lượng mưa ta thấy được : Lượng mưa thay đổi giảm dần từ Bắc xuống Nam: Cao nhất ở các huyện Tây Giang, Đông Giang, Điện Hàn và Thị xã Hội An Thấp nhất ở huyện Nam Trà My Từ các đường bình đồ: (được chú thích bằng “k1a” ) Là biểu đồ thể hiện mức lượng mưa khu vực Lượng mưa trung bình của tháng 1/2010: 1.023 mm/tháng Tương tự các tháng còn lại ta được bảng dữ liệu sau: Tháng Lượng mưa trung bình( mm/tháng) Tháng 1 1023 Tháng 2 212 Tháng 3 525 Tháng 4 1070 Tháng 5 1457 Tháng 6 2398 Tháng 7 4359 Tháng 8 9310 Tháng 9 5475 Tháng 10 11801 Tháng 11 10560 Tháng 12 835 Bảng 3.1: Lượng mưa trung bình hàng tháng trong năm 2010 Lập biểu đồ so sánh lượng mưa giữa các tháng: Qua biểu đồ ta thấy được: Từ tháng 7 đến tháng 11, Quảng Nam có lượng mưa lớn. Đặc biệt ở 2 tháng: tháng 10 và tháng 11, có sự thay đổi lượng mưa lớn một cách đột ngột.Và thực tế đây cũng là hai tháng mà tại Quảng Nam đã xảy cơn lũ khủng khiếp, gây thiệt hại về người và của cho tỉnh Quảng Nam vào năm ấy. 3.3. Chồng lớp dữ liệu DEM và lượng mưa Kết hợp Arcgis 10.0 ta chồng lớp dữ lieu thu được kết quả sau: Hình 3.11: Chồng lớp DEM và lượng mưa trên ArcGIS Hình 3.12: Chồng lớp DEM và lượng mưa trên Surfer 3.4. Đánh giá ảnh hưởng thiệt hại do lũ gây ra: Hình 3.13: Bản đồ hiện trạng ngập lụt khu vực tỉnh Quảng Nam ngày 20/11/2010 Theo báo cáo của các địa phương, tình hình thiệt hại do bão, lụt gây ra trên toàn tỉnh Quảng Nam năm 2010 được tổng hợp như sau: 3.4.1. Về dân sinh 3.3.1.1. Thiệt hại về người Có 10 người chết, 01 người mất tích và 13 người bị thương. 3.3.1.2. Về nhà cửa - Nhà dân bị ngập: có 8.716 nhà dân bị ngập nước từ 1 đến 2 mét, tập trung chủ yếu ở huyện Đại Lộc, Nông Sơn, Duy Xuyên, Tam Kỳ, Núi Thành (dọc ven sông Thu Bồn, Vu Gia và sông Bàn Thạch Tam Kỳ). - Nhà bị hư hỏng, sập đổ: có 11 nhà dân bị hư hỏng, 12 nhà dân bị sập do sạt lở núi, tập trung tại các huyện Tiên Phước và Nam Trà My, Bắc Trà My... 3.3.2. Về sản xuất nông nghiệp Có 785 ha lúa rẩy, 1.700 ha rau màu ở các huyện Quế Sơn, Nông Sơn, Tiên Phước, Bắc Trà My, Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Núi Thành và Tp Tam Kỳ bị ngập úng và hư hỏng. Ngoài ra còn có khoảng 600 con gia súc và trên 10.000 con gia cầm bị lũ cuốn trôi. 3.3.3. Về giao thông: - Các tuyến Quốc lộ: + Tuyến đường Nam Quảng Nam: đoạn đi qua địa phận huyện Nam Trà My bị sạt lở nghiêm trọng ở nhiều vị trí, như tại lý trình Km 121+200 – Km 123+650, lý trình Km 139+000 – Km 139+450, khối lượng sạt lở khoảng 557.000 m3. + Tuyến đường Quốc lộ 14D: bị sạt lở taluy dương tại Km 14+900, Km14+100, Km 40+100, Km 57+300, Km 60+400, Km 69+200, Km 72+300 khoảng 5.000 m3 đất đá. + Tuyến đường Quốc lộ 14B: bị sạt lở taluy dương tại Km 40+200, Km 44+000, Km 45+000, Km 68+150, Km 69+200, Km55+000, khoảng 21.500 m3 đất đá. + Tuyến đường Quốc lộ 14E: bị sạt lở taluy dương tại Km 63+700 khoảng 2.400 m3 đất đá. - Các tuyến đường ĐT(tỉnh lộ): + Tuyến đường ĐT 616 đi lên huyện Nam Trà My bị sạt lở tại vị trí Km 43+950, Km 44+100, Km 42+668 với khối lượng khoảng 5.500 m3. + Tuyến đường ĐT 606 bị sạt lở nhiều vị trí với khối lượng khoảng 20.000 m3. + Tuyến đường ĐT 610, ĐT 611 đi huyện Nông Sơn có nhiều vị trí bị ngập sâu trên 1 mét, gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ liền. + Tuyến đường ĐT 617 đi từ Núi Thành lên các xã Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Trà bị sạt lở ở nhiều điểm với khối lượng trên khoảng 2.500 m3. + Tuyến đường ĐT 618 bị sạt lở tại vị trí Km 0+450 khoảng 3.000 m3, gây khó khăn cho người và phương tiện giao thông. + Tuyến đường ĐT 610 B đi 3 xã Gò Nổi (Điện Phong, Điện Trung, Điện Quang) thuộc huyện Điện Bàn có nhiều đoạn ngập sâu trên 1 mét, nước chảy xiết. Đặc biệt trên tuyến đường này cây cầu Gò Nổi (còn gọi là Cầu Đen) bị lún sụt nghiêm trọng trụ cầu các nhịp số 4, số 5 và số 6, sau đó bị sập hai nhịp gây gián đoạn giao thông hoàn toàn. - Các tuyến đường ĐH và liên xã: Tại các địa phương miền núi, nhất là huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Nông Sơn, Phước Sơn, Hiệp Đức, Nam Giang… hầu hết các tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện xuống các xã, đường liên xã bị sạt lở, gây ách tắc giao thông, một số xã vùng cao bị cô lập. Tổng khối lượng sạt lở của các tuyến đường ĐH và liên xã khoảng 120.000 m3. Ngoài ra còn có khoảng 81 cầu giao thông các loại bị hư hỏng trong đó có 30 cầu treo ở các huyện miền núi cao. 3.3.4. Về thủy lợi Ở các huyện miền núi như Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức, Nam Giang đã có trên 90 đập thời vụ bị lũ cuốn trôi, 13 công trình thủy lợi nhỏ kiên cố bị hư hỏng, trong đó đập dâng Đồng Trường thuộc thị trấn Bắc Trà My bị lũ cuốn trôi. Có khoảng 07 công trình nước sinh hoạt bị hư hỏng, 12.000 mét ống dẫn nước sinh hoạt bị lũ cuốn trôi. Tổng giá trị vật chất thiệt hại khoảng: 161 tỷ đồng (Một trăm sáu mươi mốt tỷ đồng) S T T LOẠI THIỆT HẠI DANH MỤC ĐVT SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ Gía trị thiệt hại (ngàn đồng) TỔNG THIỆT HẠI ngàn đồng 156,160,335 A DÂN SINH 493,450 1 Người - Người chết người 10 - Người mất tích người 1 - Người bị thương người 13 2 Di dời dân hộ 4075 3 Nhà cửa cái - Bị hư, sập 100% cái 14 30000 420,000 - Bị hư, sập<= 50% 11 5000 55,000 - Bị ngập lụt cái 8716 - Sạt lở đất ở m3 615 30 18,450 5 Giếng nước bị ngập, hư hỏng Cái 193 B NÔNG NGHIỆP 44,423,945 1 Lúa ha - Lúa nước ha 48 12000 576,000 - Lúa gieo ha 785 12000 9,420,000 2 Hoa màu ha - Khoai lang ha 635.9 20000 12,717,000 - Mía ha 24 20000 480,000 - Sắn ha 476.6 20000 9,531,000 - Ngô ha 8 20000 160,000 - Tiêu ha 1 20000 10,000 - Chuối ha 83.0 20000 1,660,000 - Các loại rau màu khác ha 475.0 20000 9,500,000 - Cây cảnh cây 500.0 50 25,000 3 Đất ruộng và đất sản xuất ha - Bị sạt lở ha 305.5 30 9,165 - Bị bồi lấp ha 176.0 30 5,280 4 Con vật nuôi con 0.0 - Gia súc con 601.0 500 300,500 - Gia cầm con 1000.0 30 30,000 C CÂY CÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP 2,000,100 1 Các loại cây khác Cây 200010 10 2,000,100 D THỦY SẢN 1,740,000 1 Bị trôi tấn - Tôm cá tấn 9 10000 90,000 2 Ao nuôi m3 - Bị sạt lở m3 55000 30 1,650,000 - Bị ngập, hư hỏng cái 100.0 E CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 4,659,640 1 Cầu, cống trên kênh cái a Kênh mương đất - Kênh mương đất bị sạt lở m3 14457 50 722,850 - Kênh mương đất bồi lấp m3 22529 50 1,126,450 b Bê tông, đá xây các loại - Bị sạt lở m3 986.7 200 197,340 - Bị sạt bồi lấp m3 165 200 33,000 2 Đập - Đập thời vụ cái 90 5000 450,000 - Đập dâng kiên cố cái 2 200000 400,000 3 Trạm bơm - Trạm bơm bị bồi lấp m3 8300 50 415,000 - Trạm bơm bị hư hỏng cái 5 30000 150,000 4 Đê ngăn mặn, đá lát khan bị sạt lở m3 8650 100 865,000 5 Các loại công trình trên đê, kè cái 6 50000 300,000 G CÔNG TRÌNH NƯỚC SH 1,550,000 1 Đầu mối ct 7 50000 350,000 a Đường ống - Bị trôi m 12000 100 1,200,000 - Hệ thống thủy luân bị trôi hệ 17 H CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 84,062,200 1 Đường quốc lộ - 14B + Sạt lở m3 5000 100 500,000 - 14E + Sạt lở m3 2400 100 240,000 - 14D + Sạt lở m3 5000 100 500,000 2 Đường Nam Q.Nam + Sạt lở m3 557000 100 55,700,000 3 Đường Trà My - Sông Trường + Sạt lở m3 30000 100 3,000,000 4 Công trình bị trôi, hư hỏng Cái 5 Đường tỉnh (ĐT) m3 - Bị sạt lở m3 65400 100 6,540,000 - Cầu, cống bị hư hỏng, trôi cái 14 50000 700,000 + Xói lở taluy âm m 150 50 7,500 + Rãnh dọc bị xói lở m 300 50 15,000 6 Đường huyện (ĐH) m3 a Đường nhựa, bê tông: + Bị sạt lở, bong tróc, trôi m3 49585 100 4,958,500 + Xói lở taluy âm m 30 50 1,500 b Đường đất, cấp phối: - Bị sạt lở m3 72235 60 4,334,100 - Bị bồi lấp m3 940 60 56,400 d Cầu, cống kiên cố bị hư hỏng, trôi cái 58 30000 1,740,000 e Mố cầu bị sạt lở Cái 2 50000 100,000 7 Đường xã (ĐX), giao thông nông thôn m3 - Bị sạt lở m3 129600 30 3,888,000 - Bị sạt bồi lấp m3 1005.0 30 30,150 - Nền đường bị trôi m3 4525 60 271,500 - Cầu, cống bị hư hỏng, trôi cái 23 10000 230,000 - Các loại đường giao thông nông thôn m3 12495.5 100 1,249,550 I CƠ SỞ HẠ TÂNG NHÀ NƯỚC 226,000 1 Nhà cơ quan, công vụ - Bị sập, hư hỏng 100% Phòng 20 5000 100,000 2 Tường rào bị ngã đổ m 530 200 106,000 3 Trụ rào, cổng bị ngã đổ Cái 1 20000 20,000 K ĐIỆN, VIỂN THÔNG - Đường dây điện bị đứt m 1500 1000 1,500,000 L LỐC, SÉT ngàn đồng 15,505,000 Bảng 3.2 Thống kê thiệt hại do lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2010 3.5. Xây dựng kịch bản phòng ngừa 3.5.1. Tình hình thiên tai năm 2010. Quảng Nam là tỉnh thuộc khu vực miền Trung thường xuyên bị tác động bởi hầu hết các loại hình thiên tai, trong đó chủ yếu là bão và lũ. Theo thống kê, hằng năm tại tỉnh có 3 đến 4 cơn lũ từ mức báo động II, báo động III trở lên và bị ảnh hưởng từ 2-3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới. Thời tiết năm 2010 có diễn biến phức tạp, bất thường, đặc biệt số lượng bão và lũ không nhiều hơn so với những năm qua, chủ yếu tập trung vào trận lũ lụt từ ngày 15 đến ngày 18/11/2010 gây thiệt hại nghiêm trọng về sản xuất nông nghiệp, dân sinh và kinh tế của các địa phương. Tình hình thiên tai năm 2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được tổng hợp như sau: 3.5.1.1. Về bão: có 06 cơn bão và 05 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đôn, tuy không trực tiếp đổ bộ vào tỉnh Quảng Nam nhưng cũng gây ra mưa lũ đối với các địa phương trên địa bàn tỉnh. 3.5.1.2. Về lũ: từ tháng 10 đến tháng 11 trên địa bàn tỉnh có 02 đợt lũ, cụ thể như sau: - Từ ngày 15/10/2010 đến 16/10/2010 do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6 (Megi) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, đến rất to, tập trung chủ yếu vào các vùng đồng bằng ven biển và một số huyện miền núi. Lượng mưa phổ biến trên địa bàn tỉnh từ 100-180mm; một số địa phương mưa rất to như: Tiên Phước: 330mm, Đại Lộc: 320mm, Tam Kỳ: 305mm... gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp ở các địa phương. - Từ ngày 15/11/2010 đến 17/11/2010 do ảnh hưởng kết hợp đới gió đông với hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh đã có mưa vừa, mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi; một số địa phương có mưa rất to như: Trà My: 530mm, Tiên Phước: 396mm, Phước Sơn: 358mm, Hiệp Đức: 279mm.... Mực nước trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa là 8.88m, dưới báo động III: 0.12m; trên sông Thu Bồn tại Giao Thủy, dưới mức báo động III: 0.11m; tại Câu Lâu, Hội An, trên mức báo động III; sông Tam Kỳ trên mức báo động II. Đợt lũ này gây thiệt hại nghiêm trọng về hệ thống công trình đường giao thông như sạt lở, bồi lấp, hư hỏng cầu cống, kênh mương... 3.5.1.3. Về lốc, sét: từ tháng 02 đến tháng 09 năm 2010 có tổng cộng 10 đợt lốc, sét, tập trung nhiều nhất ở các huyện Đông Giang, Nông Sơn, Đại Lộc, Phước Sơn, Bắc Trà My, Duy Xuyên, Điện Bàn… làm chết 05 người, 08 người bị thương và nhiều nhà cửa, cơ quan trường học bị hư hỏng, hàng trăm ha rau màu bị thiệt hại đáng kể 3.5.2. Công tác chuẩn bị trước mùa mưa bão năm 2010. Để chủ động đối phó với thảm họa do thiên tai gây ra, đảm bảo an toàn về người, tài sản nhân dân và Nhà nước, trước mùa mưa bão năm 2010, Ban chỉ huy PCLB tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm công tác PCLB & TKCN năm 2009, triển khai nhiệm vụ công tác PCLB năm 2010 với các nội dung chủ yếu như sau: - Tiến hành củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy PCLB & TKCN các cấp; rà soát, bổ sung trang thiết bị và phương án PCLB & TKCN cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. - Thực hiện tốt công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và thiên tai để kịp thời ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra. - Thực hiện nghiêm túc phương châm 4 tại chỗ: “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ”; sẵn sàng đối phó với thiên tai với tư tưởng chỉ đạo “ phòng chống là chủ yếu, khắc phục là quan trọng’’. - Các đơn vị vũ trang trên địa bàn (công an, quân đội) có kế hoạch hiệp đồng cụ thể, duy trì thường xuyên lực lượng, phương tiện để sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra thiên tai với lực lượng thường trực khoảng 1.200-1.500 cán bộ, chiến sỹ. Ngoài ra Tỉnh Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã xây dựng nhiều đội xung kích với tổng số 1.460 đoàn viên thành niên tham gia công tác PCLB, TKCN trên địa bàn tỉnh. - Các ngành, địa phương, đơn vị nghiêm túc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 808/CT-TTg ngày 07/6/2010 của Thủ tướng chính phủ về công tác PCLB & TKCN năm 2010; Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 25/6/2010 của UBND tỉnh về công tác phòng, chống lụt bão và TKCN năm 2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Chỉ thị số 2215/CT-BNN-TCTL ngày 13/7/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về triển khai một số biện pháp phòng, tránh lũ quét ở các địa phương miền núi và Tây nguyên; Chỉ thị số 1250/CT-BNN-TCTL ngày 29/4/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc đảm bảo an toàn các hồ chứa nước trong mùa mưa lũ năm 2010. -Tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch số 2003/KH-UBND ngày 18/6/2010 của UBND tỉnh về việc kiểm tra công tác PCLB & TKCN; Kế hoạch số 2662/KH-UBND ngày 10/8/2010 của UBND tỉnh về việc huy động lực lượng vũ trang và đoàn viên thanh niên tham gia giúp dân phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt; Công văn số 2563/UBND-KTN ngày 30/7/2010 của UBND tỉnh về việc thực hiện Quy chế thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai trên biển; Công văn số 2756/UBND-KTN ngày 16/8/2010 về việc triển khai một số biện pháp phòng, tránh lũ quét, sạt lở đất ở miền núi tỉnh Quảng Nam. - Phổ biến rộng rãi cho các địa phương và nhân dân các mức báo động mới trên hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn và Tam Kỳ theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước. - Chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với UBND các cấp tổ chức dự trữ lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm tại 71 điểm xung yếu, ở khu vực miền núi, những nơi dễ bị chia cắt trên địa bàn tỉnh, bao gồm: mỳ tôm: 7.850 thùng; muối: 112 tấn; gạo: 1.706 tấn; xăng dầu: 1.224.000 lít; dầu hỏa: 110.600 lít. Tổng giá trị hàng hóa dự trữ khoảng 41 tỷ đồng. Ngoài ra, các địa phương còn vận động nhân dân tự dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, đảm bảo giải quyết trong khoảng 10 ngày. - UBND các cấp rà soát, xây dựng kế hoạch sơ tán, di dời dân cụ thể ở những nơi xung yếu có nguy cơ bị ảnh hưởng của thiên tai, chủ yếu theo hình thức xen ghép. - Trước mùa mưa bão, theo Kế hoạch số 2003/KH-UBND ngày 18/6/2010, UBND tỉnh đã thành lập 02 Đoàn công tác do Sở Nông nghiệp & PTNT và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành tổ chức đi kiểm tra công tác PCLB & TKCN, an toàn các hồ chứa nước, nhất là các hồ thủy điện có quy mô lớn (như A Vương, Sông Tranh 2, ĐăkMi 4). Hầu hết các công trình xây dựng cơ bản thi công dở dang trong tỉnh đều được các đơn vị triển khai thực hiện tốt các phương án bảo vệ an toàn nhất là đối với các hồ chứa nước như An Tây, Hóc Hạ, Vĩnh Trinh, Nước Zút... - Xây dựng quy chế phối hợp vận hành các hồ chứa nước, nhất là các hồ thủy điện nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và hạn chế ngập lụt ở vùng hạ du. Theo đó giữa BCH PCLB tỉnh và Nhà máy thủy điện A Vương đã tổ chức ký kết Quy chế phối hợp ngay trước mùa mưa bão. 3.5.3. Công tác chỉ đạo ứng phó với thiên tai. Qua đợt mưa lũ tháng 10 và tháng 11 năm 2010, UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam đã kịp thời chỉ đạo các biện pháp ứng phó với thiên tai như sau: - Theo dõi, nắm bắt kịp thời diễn biến thời tiết, thiên tai và đã ban hành 23 công điện chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp đối phó với thiên tai. - Phối hợp với Bộ đội biên phòng tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động của tàu thuyền ở ngoài khơi; thường xuyên thông báo và hướng dẫn tàu thuyền tránh, trú bão an toàn. Hầu hết những trường hợp tàu, thuyền bị sự cố trên biển được Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh theo dõi chặt chẽ và tổ chức ứng cứu kịp thời. - Về công tác di dời, sơ tán dân: Trước mùa mưa lũ, đã tổ chức di dời 197 hộ dân ở vùng có nguy cơ cao bị sạt lở đất đến các khu tái định cư. Ngoài ra, trong đợt mưa lũ từ ngày 15 đến ngày 18/11/2010 đã tổ chức sơ tán 4.075 hộ dân ở các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. - Hệ thống thông tin liên lạc, điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong nhân dân đã được tổ chức xử lý kịp thời các sự cố do thiên tai gây ra, không để bị gián đoạn dài ngày. 3.5.4. Công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Sau thiên tai, UBND tỉnh cũng đã có Công văn số 4078/UBND-KTN ngày 24/11/2010 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra; đồng thời cử nhiều đoàn công tác đi kiểm tra tình hình, chỉ đạo và giúp đỡ các địa phương, đơn vị khắc phục các hậu quả của thiên tai. 3.5.4.1. Về dân sinh - Tổ chức di chuyển số dân sơ tán trở về nơi ở cũ, kịp thời tổ chức đi thăm viếng, hỗ trợ cho các gia đình có người bị chết, bị thương và nhà ở bị sập. - Tại huyện Nam Trà My, chính quyền địa phương tích cực tìm địa điểm để bố trí tái định cư cho các hộ dân bị sập nhà do sạt lở núi; đồng thời kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ trên 150 triệu đồng để nhân dân xây dựng nhà ở mới sớm ổn định cuộc sống. 3.5.4.2. Về nông nghiệp Các địa phương đã thực hiện tốt công tác phòng chống rét hại bảo vệ đàn gia súc, gia cầm; hỗ trợ giống cho nhân dân tiếp tục sản xuất, khôi phục lại diện tích đất nông nghiệp bị sạt lở, bồi lấp. 3.5.4.3. Về giao thông - Khẩn trương thi công cầu tạm Paley thay thế cầu Gò Nổi trên tuyến đường 610B bị sập, đảm bảo việc đi lại cho 33.000 dân của 03 xã Gò Nổi thuộc huyện Điện Bàn. Hiện nay tỉnh đã chỉ đạo ngành giao thông tiến hành lập dự án xây dựng lại cầu mới với kinh phí khoảng 130 tỷ đồng và đang tìm nguồn để thực hiện. - Tuyến Quốc lộ 14E, 14D được tổ chức khắc phục nhanh và sau gần một tuần, giao thông đi lại bình thường. - Các tuyến tỉnh lộ ĐT 614, 615, 616, 617, 618... đã được ngành giao thông tỉnh triển khai khắc phục các vị trí hư hỏng, đảm bảo giao thông bình thường. - Riêng tuyến đường Nam Quảng Nam trên địa phận huyện Nam Trà My do khối lượng sạt lở quá lớn, các đơn vị thi công còn tích cực đang tiếp tục thực hiện công tác khắc phục hậu quả. - Các tuyến đường giao thông nông thôn cũng đã được chính quyền địa phương khẩn trương chỉ đạo, huy động nhiều lực lượng tổ chức xử lý các đoạn bị sạt lở, bồi lấp, đảm bảo đi lại cho người dân. 3.5.4.4. Về thủy lợi. - Đối với các hệ thống kênh mương thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp, các địa phương đã huy động nhân dân và các lực lượng thực hiện nạo vét, sửa chữa đảm bảo dẫn nước phục vụ sản xuất. - Đối với các đập bổi bị cuốn trôi, đã được nhân dân tổ chức đắp trở lại, đồng thời khắc phục tạm các công trình thủy lợi kiên cố bị hư hỏng, đảm bảo phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2010-2011. 3.5.5. Một số bài học kinh nghiệm về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh. Qua nhiều năm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, Quảng Nam rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: 3.5.5.1. Nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác PCLB tại các địa phương Đây là yếu tố có tính chất quan trọng đến hiệu quả của công tác PCLB, giảm nhẹ thiên tai. Thực tế đã cho thấy, mặc dầu công tác cảnh báo, dự báo của các cơ quan chức năng kịp thời, chính xác, phương án phòng chống được cụ thể, nhưng nếu không có sự tham gia tích cực của cộng đồng, trong công tác phòng chống thiên tai thì hiệu quả sẽ không cao. Để công tác PCLB & TKCN có hiệu quả cao, phải lấy thôn, xóm làm đơn vị cơ sở. Khi xảy ra bão, lũ sự hỗ trợ, giúp nhau của những người cùng xóm, thôn, bản là kịp thời và hiệu quả nhất, các lực lượng chính quy chỉ mang tính chất hỗ trợ khi thiên tai ở phạm vi rộng và mức độ lớn. 3.5.5.2. Sự tham gia của hệ thống chính trị và toàn xã hội: Thiên tai, bão lụt thường xảy ra trên diện rộng và thiệt hại lớn. Vì vậy cần phải xem đây là công việc của cả hệ thống chính trị tại địa phương, trong đó vai trò chỉ huy, chỉ đạo thống nhất của các cấp uỷ Đảng, lãnh đạo chính quyền địa phương có vị trí hết sức quan trọng. - Việc huy động sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội là nhân tố hết sức cần thiết, tạo nên sức mạnh tổng hợp đảm bảo công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai đạt hiệu quả cao. - Công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục nhận thức về công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai phải được thực hiện thường xuyên ở nhiều đối tượng khác nhau, nhằm chuyển biến nhận thức và tăng cường ý thức chủ động xử lý các tình huống do thiên tai gây ra, tránh việc ỷ lại, trông chờ vào cấp trên. Có như vậy công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai mới kịp thời, hiệu quả. 3.5.5.3. Thực hiện tốt phương châm 5 tại chỗ: - Đối với một địa phương có điều kiện địa hình tự nhiên phức tạp như Quảng Nam, khi thiên tai xảy ra có nhiều vùng lũ lên nhanh, bị ngập sâu, bị cô lập, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn. Vì vậy việc quán triệt phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) theo tinh thần chỉ đạo của TW đối với Quảng Nam có ý nghĩa rất lớn, phương châm này được xuyên suốt trong công tác chỉ đạo phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai từ tỉnh xuống địa phương. Tuy nhiên qua thực tiễn, ngoài việc quán triệt phương châm 4 tại chỗ trong công tác PCLB tỉnh Quảng Nam còn bổ sung thêm phương châm “quản lý tại chỗ”, phương châm này sẽ giúp cho các địa phương ngăn chặn, hạn chế tai nạn chết người do bất cẩn khi đi lại khi xuất hiện thiên tai bão, lũ. - Trong công tác hậu cần tại chỗ, việc dự trữ lương thực và các mặt hàng thiết yếu tại chỗ trong mùa mưa bão đối với Quảng Nam là hết sức cần thiết. Ngoài các kho dự trữ của Nhà nước, việc huy động sức dân tự lo dự trữ tại gia đình là quan trọng nhất; đồng thời khuyến khích các thôn, bản đóng góp xây dựng các kho dự trữ tự quản. Nhờ làm tốt công tác này, những vùng thường xuyên bị thiên tai tại Quảng Nam đảm bảo lương thực cho dân từ 7 đến 10 ngày, thậm chí có nơi đến gần 01 tháng sau khi bị cô lập. 3.5.6. Một số vấn đề tồn tại. Nhìn chung công tác PCLB & TKCN trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã thực hiện khá tốt, hạn chế đáng kể các thiệt hại do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề tồn tại sau: - Một số địa phương ở cấp xã chưa xây dựng phương án phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai phù hợp, sát đúng với thực tế tại địa bàn thôn, xã. Việc nắm bắt thông tin về tình hình thiên tai, báo cáo thiệt hại của một số Ban chỉ huy PCLB & TKCN của một số Sở, Ban, Ngành, địa phương chưa kịp thời, thiếu chính xác. - Công tác trực ban của một số Ban chỉ huy PCLB & TKCN địa phương chưa nghiêm túc, vì vậy việc triển khai thực hiện các chỉ đạo, chỉ huy của tỉnh, TW chưa kịp thời, nhất là các ngày nghỉ cuối tuần, điều này đã hạn chế đến công tác chỉ đạo, điều hành và phối hợp xử lý các tình huống bất trắc do thiên tai gây ra. - Công tác thông tin, thông báo tình hình thiên tai đến tận người dân còn nhiều hạn chế; một bộ phận cán bộ và nhân dân còn chủ quan, chưa chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh và chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống lụt bão; chưa tự giác thực hiện các biện pháp tự bảo vệ trong các tình huống của thiên tai, gây thiệt hại về tính mạng và tài sản một cách đáng tiếc. - Trang bị các phương tiện phục vụ công tác PCLB và TKCN còn thiếu gây khó khăn trong công tác cứu nạn, cứu hộ khi có thiên tai. 3.5.7. Phương hướng, nhiệm vụ công tác PCLB năm 2011. 3.5.7.1. Dự báo tình hình thiên tai năm 2011. - Theo dự báo của Trung tâm KTTV Quốc gia và đài KTTV Trung Trung Bộ năm 2011 điều kiện thời tiết khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng sẽ có nhiều diễn biến phức tạp; tình hình hạn hán, thiên tai, bão lũ có thể xảy ra khó lường hơn năm 2010. - Đối với các huyện miền núi của tỉnh cần đề phòng cháy rừng, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất có thể xảy ra phức tạp. - Đối với các huyện đồng bằng ven biển cần đề phòng bão, ATNĐ; giông, lốc xoáy và ngập lụt trên diện rộng. 3.5.7.2. Một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác PCLB năm 2011: a. Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy PCLB & TKCN các cấp theo Nghị định số 14/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án, kế hoạch PCLB & TKCN phù hợp sát với tình hình thực tế ở các địa phương, nhất là ở cấp xã, thôn, bản. b. Củng cố, duy trì lực lượng thường trực; bổ sung phương tiện cứu nạn cứu hộ ở các địa phương, đơn vị, sẵn sàng cơ động ứng cứu, xử lý kịp thời các tình huống. Chuẩn bị tốt công tác dự trữ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm, nhất là ở các địa phương vùng sâu, vùng cao biên giới, hải đảo, nhưng khu vực dễ bị cô lập và chia cắt giao thông dài ngày khi có thiên tai. c. Sớm tổ chức công tác đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác Phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn năm 2010, triển khai nhiệm vụ năm 2011. d. Rà soát, bổ sung phương án hiệp đồng phối hợp các lực lượng vũ trang trên địa bàn (Quân đội, Công an) nhằm bảo đảm ứng phó nhanh khi xuất hiện thiên tai trên diện rộng. e. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư, tổ chức di dời các hộ dân ở những vùng có nguy cơ bị sạt lở vào khu tái định cư. f. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục đối với ngư dân về tình hình thiên tai trên biển; tổ chức quản lý, theo dõi chặt chẽ và thông tin, hướng dẫn kịp thời đối với các tàu thuyền đánh bắt cá trên biển nhằm tránh bị thiệt hại khi có bão, ATNĐ. g. Có kế hoạch phối hợp tuyên truyền, vận động cho nhân dân nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng; thường xuyên làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn cho các phương tiện nghề cá trên biển, các phương tiện giao thông thủy nội địa. i. Có kế hoạch theo dõi, giám sát việc vận hành các hồ chứa nước trên địa bàn, nhất là các hồ thủy điện nhằm hạn chế ngập lụt ở hạ du. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: Trên cơ sở nghiên cứu và thử nghiệm đã được tiến hành có thể rút ra một số kết luận như sau: Ngày nay, các vệ tinh quan sát Trái đất cho phép cung cấp kịp thời hình ảnh bề mặt khu vực bị ngập lụt trên diện rộng giúp cho việc quản lý thiên tai được thuận tiện. Bằng việc sử dụng ảnh vệ tinh cụ thể ở đây là sự kết hợp giữa ảnh Radar và ảnh Quang học, nghiên cứu đã đưa ra một quy trình công nghệ trong việc xử lý ảnh, đặc biệt là tư liệu ảnh Radar. Ảnh radar là tư liệu mới ở Việt Nam và có kỹ thuật xử lý phức tạp, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của luận văn đã đưa ra được quy trình xử lý ảnh radar để chiết tách thông tin vùng ngập. Lọc nhiễu trên ảnh Radar là một công đoạn rất quan trọng, nó quyết định phần lớn độ tin cậy của kết quả thu được. Do vậy, vùng ngập sau khi được chiết tách từ ảnh Radar cho độ chính xác cao. Bên cạnh khâu xử lý ảnh nghiên cứu đã đưa ra phương pháp chiết tách thông tin từ hai loại ảnh này. Đối với ảnh Quang học sử dụng để chiết tách thông tin lớp phủ bề mặt, đối với ảnh Radar để chiết tách thông tin vùng ngập. Ở đây việc sử dụng công cụ GIS hỗ trợ rất lớn chồng ghép các lớp thông tin và tính toán diện tích vùng ngập một cách nhanh chóng. Sản phẩm của luận văn là “Bản đồ hiện trạng ngập lụt khu vực tỉnh Quảng Nam 20/11/2010. Mức độ thiệt hại cây lúa, cây hoa màu và vùng nuôi trồng thủy sản được đánh giá nhờ ứng dụng các phần mềm GIS và phương pháp đánh giá ảnh hưởng thiệt hại ECLAC cho bức tranh tương đối về sự thiệt hại do ngập lụt gây ra đối với ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của khu vực này. Kiến nghị: Với ưu điểm của ảnh Radar là khả năng mang lại thông tin về tình trạng ngập lụt ngay tại thời điểm xảy ra lũ lụt. Như vậy cần xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu cung cấp đầy đủ thông tin lớp phủ bề mặt, đặc biệt tại những khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng. Việc sử dụng tư liệu ảnh Quang học mới nhất sẽ mang tính chất hỗ trợ, cập nhật các thông tin thay đổi. Có như vậy quá trình sử dụng tư liệu ảnh viễn thám xây dựng bản đồ đánh giá thiệt hại do lũ lụt gây ra mới được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác. Để xác định được mức ngập, diện ngập và thời gian ngập chính xác hơn cần phải có tư liệu ảnh radar đa thời gian chụp tại các thời điểm trước, trong và sau khi ngập. Cần có thêm kiến thức chuyên gia và các số liệu thống kê để đảm bảo độ tin cậy của kết quả thực nghiệm. Vì thời gian làm luận văn và tư liệu có hạn nên tác giả mới chỉ ứng dụng quy trình này tại khu vực tỉnh Quảng Nam, song quy trình này có thể ứng dụng để đánh giá ảnh hưởng thiệt hại do ngập lụt đối với các vùng khác ở Việt Nam. Nhằm giúp Quảng Nam có điều kiện thực hiện tốt công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong năm 2011 và những năm tiếp theo, kính đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm giải quyết: - Hỗ trợ kinh phí cho Quảng Nam thực hiện các dự án sửa chữa, nâng cấp đảm bảo ổn định các tuyến giao thông huyết mạch thường xuyên bị sạt lở trong mùa mưa lũ, nhất là các huyện miền núi như Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Nông Sơn, Nam Giang, Tây Giang. Trước mắt hỗ trợ khoảng 130 tỷ đồng xây dựng mới lại Cầu Gò Nổi tại huyện Duy Xuyên. - Có kế hoạch đầu tư hoặc sớm hỗ trợ kinh phí để cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông đảm bảo vượt lũ sau: + Tuyến Quốc lộ I A và tuyến Quốc lộ 14E cho nâng cấp mở rộng để đảm bảo giao thông quốc lộ qua địa bàn và khắc phục ngập lụt tại một số đoạn Bắc thành phố Tam Kỳ, huyện Thăng Bình; + Tuyến đường Nam Quảng Nam tổn thất rất lớn, tại những vị trí sạt lở cho phép bổ sung kinh phí để kiên cố hóa bền vững công trình. + Các tuyến ĐT 608 (đi Hội An-Điện Bàn), ĐT 609 (Điện Bàn-Đại Lộc) thường xuyên ngập sâu khi có mưa lũ, đề nghị hỗ trợ vốn để nâng cấp, cải tạo. - Quảng Nam đã lập dự án xây dựng 51 khu tái định cư cho hơn 6.200 người ở những vùng có nguy cơ sạt lở cao (từ 2011-2015) với kinh phí trên 300 tỷ đông, kính đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí kinh phí hằng năm để đảm bảo thực hiện đảm bảo kế hoạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1]. Bùi Tá Long, 2008, Mô hình hóa môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 441 trang. [2]. Bùi Tá Long, 2006, Hệ thống thông tin môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 334 trang. [3]. Chu Hải Tùng, Đặng Trường Giang, Phạm Văn Mạnh, Nguyễn Minh Ngọc: Ứng dụng kết hợp ảnh vệ tinh radar và quang học để thành lập một số thông tin về lớp phủ mặt đất. Đặc san của Trung tâm Viễn thám quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 5 tháng 12 – 2008, tr.1 - 14. [4]. [5]. Nguyễn Xuân Lâm (2003), “Nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan trong ứng dụng công nghệ Viễn thám phục vụ công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam, trước hết đối với tài nguyên đất và nước”, Đề tài nghiên cứu khoa học theo nghị định thư hợp tác Việt Nam- Thái Lan. [6]. Phạm Văn Cự và Ferdinand Bonn (2006), Giáo trình Viễn thám Radar. [7]. Nguyễn Xuân Lâm và nnk (2006), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Viễn thám và hệ thống thông tin địa lý phục vụ mục đích giám sát một số thành phần tài nguyên, môi trường tại các khu vực xây dựng công trình thủy điện, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. [8]. Đặng Văn Bào, Đào Đình Bắc, Nguyễn Quang Mỹ, Vũ Văn Phái, Nguyễn Hiệu (2002), “Bản đồ cảnh báo lũ lụt vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQG HN, KHTN & CN, T.XVIII, N0 2, tr.17 - 25. [9]. Đặng Văn Bào, Nguyễn Hiệu, Trần Thanh Hà (2005), Nghiên cứu tai biến lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn trên cơ sở ứng dụng phương pháp địa mạo và Hệ thông tin địa lý, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hă Nội, chuyên san KHTN&CN, số IAP/2005, tr. 63-70. [10]. Sử dụng tư liệu ảnh viễn thám vệ tinh TERRA-MODIS và NOAA trong theo dõi diễn biến cháy lớp phủ thực vật tại Việt Nam phục vụ công tác quản lý tài nguyên rừng. Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Hà Nội 12-2004 [11]. Vương Vũ Minh. Kỹ thuật viễn thám và ứng dụng. Nhà xuất bản giao thông nhân dân. Bắc Kinh 1990 (Nguyên bản tiếng Trung Quốc) [12]. Trang thông tin điện tử Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Việt Nam, [13]. Trang web tài liệu liên quan về viễn thám Tiếng Anh [14]. Marco Lavalle & Trish Wright (2009). Absolute Radiometric and polarimetric calibration of Alos Palsar product, 5-7 [15]. Report Sentinel Asia Emergency Observation in Viet Nam. By Tran Tuan Ngoc – Viet Nam National Remote Sensing Centre, 1-31 [16]. Anderson, J., Hardy, E., Roach, J., & Witmer, R. (1976). A land use and land cover classification system for use with remote sensor data. Washington: Geological Survey Professional Paper 964. [17]. Li,X. and A.G.O.Yeh (2002), Neural-network-based cellular automata for simulating multiple land use changes using GIS, International Journal of geographical information science, 16(4): 323-343. [18]. Robbert Misdorp, Hua Chien Thang, Nguyen Xuan Lam…, “Using Remote Sensing Data for Coastal TT – Hue Province, Viet Nam, Providing information for Intergrated Coastal Zone Management. [19]. López, E., Bocco, G., Mendoza, M., & Duhau, E. (2001). Predicting land cover and land-use change in the urban fringe. A case in Morelia city, Mexico. Landscape and Urban Planning, 55(4), 271–285.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTN.doc
  • docx2. LỜI CAM ĐOAN.docx
  • doc3. LỜI CẢM ƠN.doc
  • pptBuoc dau ung dung anh VT.ppt
  • docCD.doc
  • exeqnamt1.exe
  • doc1. Phieu giao de tai.doc
Tài liệu liên quan