Mục lục
I. Các quan điểm về mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển:3
1/ Các nước đang phát triển: 3
2/ Quan điểm đánh giá hoạt động thương mại: 5
3/ Liên hệ Việt Nam: 7
II. Các chỉ tiêu kinh tế đánh giá hoạt động mậu dịch : 10
1/ Tỷ lệ mậu dịch: 10
2/ Cán cân thanh toán: 12
3/ Cán cân thương mại: 13
4/ Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu 14
III. Xu hướng biến động của các chỉ số mậu dịch. So sánh các chỉ số; ý nghĩa kinh tế. 17
1) Xu hướng biến động của các chỉ số mậu dịch: 17
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các quan điểm về mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
Đinh Lương Thành Đạt.
Lê Viết Hậu.
Hoàng Thị Mến.
Nguyễn Đình Nguyên.
Nguyễn Việt Quốc.
Đồng Hữu Quyết.
Trần Phước Tài.
Trần Phúc Thịnh.
Nguyễn Liên Thanh Vương.
Nguyễn Thanh Tùng.I/ Các quan điểm về mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển:
1/ Các nước đang phát triển:
Phân loại:
Chúng ta bắt đầu với sự phân loại chung các nước trên thế giới thành ba nhóm: Nhóm các nước thuộc Thế giới thứ nhất, các nước Thế giới thứ hai, và các nước Thế giới thứ ba. Rồi chúng ta đề cập đến bốn phân loại cụ thể hơn. Đó là:
. Hệ thống phân loại của Liên hợp quốc: Đây là một phân loại về các nước Thế giới thứ ba (đang phát triển), đó là các thành viên Liên hợp quốc trong năm 1992. Sự phân loại này dựa trên cơ sở thu nhập bình quân đầu người GNP và có ba loại chính. Đó là: 1. "Kém phát triển nhất": 44 thành viên nghèo nhất của Liên hợp quốc nằm trong nhóm này, 2. "Các nước đang phát triển": Nhóm này bao gồm 88 nước không xuất khẩu dầu, 3. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC): Nhóm nước này gồm 13 quốc gia có thu nhập quốc gia tăng mạnh từ những năm 1970.
Tiêu chí của Ngân hàng Thế giới: Sự phân chia này bao gồm các nước đang phát triển và các nước phát triển. 132 nước với quy mô dân số hơn 1 triệu người được chia thành 4 nhóm theo thu nhập bình quân đầu người. Những nhóm này là: 1. Thu nhập thấp, 2. Thu nhập trung bình, 3. Thu nhập trên trung bình, 4. Thu nhập cao. Phần lớn 108 nước đang phát triển nằm ở nhóm thứ 3 trong khi 19 nước phát triển và 5 nước đang phát triển nằm ở nhóm Thu nhập cao.
Tiêu chí phân loại của UNDP: Sự phân loại này của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) là cố gắng lớn nhất để phân loại các nước trên thế giới (cả các nước đang phát triển và các nước phát triển). Sự phân loại này dựa trên cơ sở Chỉ số Phát triển Con người HDI chứ không phải là tiêu chí thu nhập bình quân đầu người. HDI là một thước đo phát triển bên cạnh thu nhập bình quân đầu người, nó cũng kết hợp với tuổi thọ, tỷ lệ sinh đẻ và kiến thức, tỷ lệ biết chữ trung bình và số năm tới trường. Tiêu chí HDI hay hơn tiêu chí thu nhập bình quân đầu người bởi vì nó kết hợp cả hai yếu tố kinh tế và phi kinh tế - các yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống. Có 3 phân loại dựa trên tiêu chí này. 1. Các nước Phát triển Con người cao (HDI lớn hơn hoặc bằng 80), 2. Các nước phát triển con người trung bình ( chỉ số HDI lớn hơn hoặc bằng 51 và nhỏ hơn hoặc bằng 79), và 3 là Các nước Phát triển con người thấp (chỉ số HDI nhỏ hơn hoặc bằng 50).
Tiêu chí OECD: OECD có nghĩa là Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Tiêu chí này đưa ra một phân loại về các nước thế giới thứ ba và bao gồm cả các nước không nằm trong hệ thống Liên hợp quốc. Phân loại này gồm có: 1. Low Income Countries (LIC) (Các nước thu nhập thấp), 2. Middle Income Countries (Các nước có thu nhập trung bình), 3. Newly Income Countries (Các nước công nghiệp mới), và 4. OPEC (các nước thuộc OPEC).
Đặc điểm:
Mức sống thấp: Bởi vì các nước đang phát triển là những nước còn nghèo nên mức sống của họ còn khá thấp so với mức sống ở các nước phát triển.
Sản lượng thấp: Năng suất lao động ở các nước đang phát triển thấp. Lý do là thiếu vốn tự nhiên (yếu tố cơ bản của sản lượng biên) và chất lượng lao động thấp. Năng suất lao động có thể được tăng lên theo hai cách. Thứ nhất là bằng việc huy động các nguồn tiết kiệm trong nước và tài chính ngoài nước để tạo ra sự đầu tư mới cho hàng hoá vốn tự nhiên và thứ hai là bằng việc xây dựng nguồn vốn con người thông qua đầu tư vào giáo dục và đào tạo.
Tỷ lệ tăng dân số cao và gánh nặng phụ thuộc: Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển cao hơn tỷ lệ cùng loại ở các nước phát triển. Điều này cũng góp phần tạo ra gánh nặng phụ thuộc cao ở các nước đang phát triển.
Mức thất nghiệp và bán thất nghiệp cao và ngày càng tăng: Chúng ta đã đề cập đến sự khác nhau giữa các số liệu thất nghiệp được công bố và tình trạng thất nghiệp thực tế ở các nước đang phát triển. Trong quá trình này chúng ta bàn đến "các công nhân bất mãn" và các hình thức bán thất nghiệp khác nhau.
Sự phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm cơ bản: Hầu hết các nước đang phát triển có một khu vực nông nghiệp rất lớn và phần lớn sản lượng xuất khẩu của họ thường là các sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp không chỉ là một nghề mà còn là một phong cách sống ở các nước đang phát triển. Sự phụ thuộc vào nông nghiệp là một kết quả từ bản chất của một nền kinh tế nông thôn ở các nước đang phát triển. Mô hình nông nghiệp ở các nước đang phát triển cũng rất khác so với ở các nước phát triển. Sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển chủ yếu ở quy mô nhỏ và sử dụng nhiều lao động.
Sự phổ biến của các thị trường không hoàn hảo và thông tin không đầy đủ: Thành công của một nền kinh tế thị trường phát triển phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của các điều kiện tiên quyết về luật pháp, văn hoá và thể chế nhất định. Chẳng hạn như bộ máy tư pháp mạnh, quyền sử hữu được xác định rõ ràng, hệ thống tiền tệ ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc thuận tiện, nhiều thông tin. Trong khi ở các nước công nghiệp phát triển những điều kiện này phần lớn đã được đảm bảo, thì ở các nước đang phát triển nhiều cơ sở tổ chức và luật pháp còn thiếu thốn hay yếu kém. Kết quả là không phân phối được các nguồn lực.
Sự thống trị, phụ thuộc và yếu thế trong các Quan hệ quốc tế: Trong các mối quan hệ quốc tế, các nước đang phát triển thường phải đối phó với các quốc gia giàu và hùng mạnh. Họ phải phụ thuộc vào các nước phát triển về cả thương mại, công nghệ, viện trợ nước ngoài và chuyên gia. Ưu thế này của các nước công nghiệp giàu có và sự phụ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước đó thường dẫn tới việc chấp nhận các công nghệ không còn phù hợp (lỗi thời), các cơ chế giáo dục và giá trị văn hoá ở các nước đang phát triển. Tác động của lối sống giàu có từ các nước phát triển có thể dẫn tới lối sống thượng lưu, sự tích luỹ của cải riêng, chảy máu chất xám và nhượng vốn… tất cả những điều này làm cản trở quá trình phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển.
2/ Quan điểm đánh giá hoạt động thương mại:
Quan điểm của trường phái bi quan:
Trường phái bi quan cho rằng việc phân phối các yếu tố về con người và công nghệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, theo lý thuyết lợi thế so sánh, các nước đang phát triển chỉ có thể chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu các nguyên vật liệu, nhiên liệu, khoáng sản và lương thực thực phẩm sang các nước phát triển. Trong khi đó sẽ nhập khẩu các sản phẩm chế tạo từ các nước phát triển.
Trường phái bi quan cho rằng mô hình chuyên môn hóa và mậu dịch này chuyển các nước đang phát triển sang vị trí lệ thuộc vào các nước phát triển và làm cho các nước phát triển thu được các lợi ích từ công nghệ là: lực lượng lao động được đào tạo nhiều hơn, sáng kiến tăng lên, mang lại giá trị cao và ổn định hơn cho xuất khẩu, thu nhập của dân chúng tăng lên. Trong khi đó các nước đang phát triển ngày càng rơi vào tình trạng nghèo khổ, lạc hậu và lệ thuộc. Điều này càng được tăng cường bằng các quan sát thực tế rằng các nước phát triển lấy kinh tế công nghiệp làm nền tảng, trong khi các nước đang phát triển lại chủ yếu dựa vào sự phát triển nông nghiệp hoặc khai thác quặng mỏ.
Rõ ràng cách nhìn nhận của trường phái bi quan là dựa trên lý thuyết truyền thống về mậu dịch quốc tế được xem xét ở trạng thái tĩnh. Trong khi đó, trên thực tế, cùng với sự phát triển nhiều mặt, lý thuyết truyền thống về mậu dịch quốc tế cần được xem xét ở trạng thái động. Có nghĩa là, một khi điều kiện sản xuất đã thay đổi thì cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển cũng có thể được thay đổi theo.
Quan điểm của trường phái lạc quan:
Ngược với quan điểm của trường phái bi quan, trường phái lạc quan cho rằng mậu dịch quốc tế lại là rất quan trọng đối với các nước đang phát triển và các nước này vẫn thu lợi từ mậu dịch quốc tế. Cơ sở của quan điểm này là phải nhìn nhận mậu dịch quốc tế ở trạng thái động. Có nghĩa là lý thuyết mậu dịch truyền thống có thể được mở rộng để kết hợp với những thay đổi của những nhân tố cung, công nghệ và thị hiếu con người bằng “kỹ thuật tĩnh tương đối”. Nghĩa là mô hình phát triển của một quốc gia không chỉ được xác định một lần cho toàn bộ quá trình phát triển mà có thể tính lại mỗi khi điều kiện cơ bản đã thay đổi. Vì thế các nước đang phát triển không cần loại bỏ thuyết mậu dịch truyền thống hoặc luôn luôn phủ nhận nó trong vấn đề xuất khẩu phần lớn các mặt hàng thô sơ và nhập khẩu đa phần các mặt hàng chế tạo.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc mở rộng sản xuất công nghiệp không phải lúc nào cũng đóng vai tò tối ưu cho các nước đang phát triển khan hiếm tài nguyên. Các nước NICs trong thời gian đầu phát triển công nghiệp đã chọn sản xuất những mặt hàng còn “trống” trong nhu cầu thị trường quốc tế và dùng lao động để sản xuất các sản phẩm nhỏ nhoi cần ít vốn đầu tư nhưng khả năng tiêu thụ trên thị trường thế giới là rất lớn. Họ bắt đầu từ những sản phẩm mà các quốc gia khác lảng tránh như hoa nhựa, đồ chơi trẻ em, giày dép…, điều này khiến cho các nước thành công vì sản xuất những cái “nhỏ” mà lại xuất khẩu với khối lượng khổng lồ, không tham cái “lớn” khi nó còn ngoài tầm tay. Nhất là muốn phát triển những ngành “lớn” này cần phải có nhiều vốn, trình độ quản lý cao và hiểu biết khoa học kỹ thuật mà NICs lại chưa có. Bằng cách này chẳng những mau chóng lọt vào thị trường quốc tế mà họ còn có thể giải tỏa tình trạng thất nghiệp.
Ngược lại với lối đi trên, các nước có nền kinh tế chỉ huy đôi khi chỉ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đầu tư không có tập trung và hiệu quả vào ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều vốn, kỹ thuật cao trong buổi đầu phát triển kinh tế đã dẫn đến kết quả là kinh tế không phát triển, trì trệ mà một số nước đã mắc phải trong nhiều năm qua.
Vì vậy, trong khi chờ đợi một lý thuyết đông thật sự, các nước đang phát triển không nên phủ nhận lý thuyết tĩnh tương đối có thể đưa đến sự hợp nhất những thay đổi chủ đạo của nền kinh tế với lý thuyết mậu dịch truyền thống. Và kết quả là lý thuyết mậu dịch truyền thống vẫn có khả năng thích hợp với các nước đang phát triển nhưng phải tính đến quá trình phát triển kinh tế của họ.
Để đánh giá vai trò của mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển, có thể sử dụng những khẳng định của Harbenler:
Mậu dịch có thể đưa đến việc sử dụng hết các nguồn lao động trong nước. Nếu không có thương mại sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng không hết nguồn nhân công trong nước. Đó là vì nhờ thương mại một nước đang phát triển có thể trở thành một điểm sản xuất không có hiệu quả bên trong giới hạn sản xuất của mình sang một điểm trên đường giới hạn sản xuất khi có thương mại.
Như vậy, đối với một quốc gia, thương mại tương ứng với một lối thoát cho thặng dư hoặc là một lối thoát cho thặng dư tiềm năng của các mặt hàng nguyên liệu và nông sản. Điều này thực tế đã xảy ra ở nhiều nước đang phát triển đặc biệt là vùng Đông Nam Á và Tây Châu Phi.
Hơn nữa, nhờ việc mở rộng quy mô thị trường, mậu dịch đã tạo ra sự phân công lao động hợp lý và tính kinh tế nhờ quy mô. Đây là điểm quan trọng, đặc biệt trong sản xuất sản phẩm công nghiệp nhẹ thuộc các đơn vị kinh tế nhỏ ở Hồng Kông, Đài Loan và Singapore.
Mậu dịch quốc tế là động cơ chuyển động các tư tưởng mới, công nghệ mới, quản lý sản xuất mới và những chuyên môn khác.
Mậu dịch cũng khuyến khích và tạo điều kiện dễ dàng cho nguồn tư bản quốc tế từ nước phát triển chảy vào các nước đang phát triển. Trong trường hợp đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào một quốc gia nào đó thì quốc gia này, các công ty nước ngoài sẽ đầu hành việc đầu tư và luồng tư bản nước ngoài đổ vào thường kèm theo các chuyên viên điều hành trực tiếp.
Ở các nước đang phát triển có diện tích lớn, đông dân như Ấn Độ, Brasil việc nhập khẩu các sản phẩm mới, kỹ thuật cao từ các nươc phát triển đã kích thích sản xuất và nhu cầu tiêu thụ nội địa ở các nước này.
Sau cùng, thương mại là vũ khí chống độc quyền rất tốt vì nó khuyến khích các nhà sản xuất trong nước có nhiều khả năng tốt hơn để đối phó cạnh tranh với nước ngoài, nhằm giữ chi phí thấp, hiệu quả cao.
3/ Liên hệ Việt Nam:
Nhìn lại bức tranh thương mại của Việt Nam từ năm 1986 đến 2005, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là những sản phẩm khai khoáng, thâm dụng lao động, sử dụng lao động nhân công giá rẻ và những mặt hàng có nguồn gốc từ ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, chúng ta lại nhập khẩu chủ yếu những hàng hóa phục vụ cho sản xuất trong nước như máy móc, nguyên nhiên vật liệu.
Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu (%)
Hàng hóa
1986-1990
1991-1995
1996-2000
2001-2005
1.Hàng CN nặng và khoáng sản
16.0
30.4
31.4
31.1
2.Hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN
29.8
21.4
34.8
40.4
3.Hàng nông sản và NS chế biến
35.7
31.5
22.7
15.3
4.Hàng lâm sản
6.0
4.0
1.8
1.1
5.Hàng thủy sản
12.2
12.8
9.2
10.1
Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu (%)
Hàng hóa
1986-1990
1991-1995
1996-2000
2001-2005
1.Tư liệu sản xuất
87.3
85.0
91.1
93.6
-Máy móc thiết bị
33.3
25.4
29.8
28.5
-Nguyên nhiên vật liệu
51.1
59.6
61.3
64.9
2.Vật phẩm tiêu dùng
12.7
15.0
8.9
6.4
Xem xét cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam qua các năm có thể nhận thấy định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta: trong tổng trị giá xuất khẩu sản phẩm nông lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất vào giai đoạn đầu 1986-1990 là 35.7% sau đó giảm lien tục và dừng ở mức 15.3% thời kì 2000-2005, công nghiệp khai thác tăng 16.0% ở giai đoạn 1986-1990 đến 33.1% ở 2000-2005, công nghiệp chế biến giai đoạn cuối là 40.4% tăng 1,5 lần thời kì đầu. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trung bình hàng năm từ 1986-2005 đứng đầu là nhóm công nghiệp khai thác (29.4%), tiếp đến là sản xuất nông nghiệp chế biến (22,2%), hàng thủy sản (19.1%) và hàng nông sản (15.1%) cuối cùng là hàng lâm sản (11.9%). Theo dự báo của các chuyên gia, giai đoạn 2006-2010, nhóm sản phẩm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ dự kiến sẽ là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất với trung bình 36,3%/năm, chiếm 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả giai đoạn. Năm 2006 tỷ trọng của nhóm này là 45,9% và dự báo tăng lên 54,1% vào năm 2010 với kim ngạch trên 39 tỷ USD.
Nhận thấy tầm quan trọng của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết 4 vấn đề lớn nhằm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu. Đó là về cơ cấu hàng xuất khẩu, chính sách xuất khẩu, xúc tiến thương mại và chính sách tỷ giá. Cụ thể:
Thứ nhất, Việt Nam cần phải tập trung định hướng các hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.
Về mặt xuất khẩu, cần hạn chế khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các hoạt động chế biến gây tác hại nặng lên môi trường. Bên cạnh đó, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu thân thiện với môi trường. Ví dụ, dựa trên thế mạnh nông nghiệp truyền thống, có thể định hướng/hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất thực phẩm hữu cơ (organic foods) để xuất khẩu vào các thị trường đầy tiềm năng như Nhật Bản. Sản xuất thực phẩm hữu cơ vừa thân thiện với môi trường vừa có giá trị xuất khẩu cao hơn.
Về mặt nhập khẩu, cần phải tránh các công nghệ cũ đang bị các nước khác loại bỏ và tìm cách bán tháo. Bên cạnh đó, cần khuyến khích nhập khẩu các công nghệ phục vụ cho quá trình phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với phát triển bền vững, chẳng hạn như điện gió và năng lượng mặt trời.
Thứ hai, cần tìm cách mở ra những thị trường mới để tránh tình trạng quá phụ thuộc vào Mỹ, EU, Nhật Bản. Thị trường châu Phi, Trung Đông, châu Đại Dương và ngay cả thị trường châu Á đều được đánh giá là sẽ phục hồi rất nhanh và trong các nỗ lực mở rộng giao thương thông qua con đường ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, Việt Nam cần chú tâm (a) chọn lựa những đối tác vừa có thể đưa lại lợi ích thương mại và vừa phục vụ mục tiêu chiến lược ngoại giao như Mỹ, Ấn Độ, Nga… (b) đòi hỏi đối tác xóa bỏ những rào cản đối với các mặt hàng mà mình đang có lợi thế so sánh và để đáp lại thì có thể nhượng bộ mạnh tay hơn đối với các mặt hàng đã bị hàng nhập khẩu các nước khác chiếm lĩnh. Ví dụ, đối với một số mặt hàng đang bị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm lĩnh thị phần thì có thể linh hoạt dành những ưu đãi thuế quan đối với các mặt hàng này trong lúc thương lượng một hiệp định với Ấn Độ. Nếu được như vậy thì nhập khẩu từ Ấn Độ sẽ cạnh tranh với nhập khẩu Trung Quốc trên thị trường Việt Nam thay vì cạnh tranh với các mặt hàng nội địa khác mà Việt Nam đang cố gắng phát triển.
Thứ ba, Việt Nam cần sử dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, và chống bán trợ giá để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước khi tình thế đòi hỏi phải như thế. Theo đó, Chính phủ cần tạo điều kiện thông tin tốt về ba biện pháp này để các nhà sản xuất trong nước nắm rõ luật lệ nhằm tạo ra những áp lực cần thiết khi họ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của nhập khẩu ồ ạt.
Không nên sợ sẽ bị trả đũa, miễn là áp dụng các biện pháp này phù hợp với luật lệ. Thực tế cho thấy là các nước đang phát triển ngày càng mạnh dạn hơn trong việc sử dụng chúng. Dùng luật lệ để bảo vệ quyền lợi của mình là một việc cần phải làm nếu như muốn trở nên vững vàng hơn trong các quan hệ thương mại quốc tế.
II. Các chỉ tiêu kinh tế đánh giá hoạt động mậu dịch :
1/ Tỷ lệ mậu dịch:
Tỷ lệ mậu dịch (The terms of trade) của một quốc gia là tỷ số giữa giá cả hàng xuất khẩu và giá cả hàng nhập khẩu.
Trong thế giới hai quốc gia, xuất khẩu của quốc gia này sẽ là nhập khẩu của quốc gia kia, tỷ lệ mậu dịch của quốc gia thứ hai sẽ bằng số nghịch đảo tỷ lệ mậu dịch của quốc gia thứ nhất.
Trong một thế giới có rất nhiều sản phẩm trao đổi ( hơn hai sản phẩm trở lên), tỷ lệ mậu dịch của một quốc gia được đo bằng tỷ lệ của chỉ số giá cả hàng xuất khẩu PX và chỉ số giá cả hàng nhập khẩu PM. Chỉ số giá cả hàng hóa xuất khẩu và chỉ số giá cả hàng nhâp khẩu được xác định như sau :
+ Chỉ số giá cả hàng xuất khẩu:
Với, Px là chỉ số giá cả hàng xuất khẩu.
Xi là tỷ lệ của sản phẩm thứ i trong tổng giá trị xuất khẩu.
Pi là giá cả sản phẩm thứ i.
+Chỉ số giá cả hàng nhập khẩu:
Với, Px là chỉ số giá cả hàng xuất khẩu.
Mi là tỷ lệ của sản phẩm thứ i trong tổng giá trị nhập khẩu.
Pi là giá cả sản phẩm thứ i.
Tỷ lệ mậu dịch thường được tính bằng phần trăm.
Các loại tỷ lệ mậu dịch:
Tỷ lệ mậu dịch hàng hóa (N) : tỷ số giữa giá cả xuất khẩu Px với chỉ số giá cả nhập khẩu PM của một nước :
Ví dụ, nếu ta chọn năm 1960 là năm cơ sở (base year) có N=100% và thấy rằng đến cuối năm 1993, Px của một quốc gia giảm còn 90% trong khi PM tăng lên 5% (thành 105%).Như vậy, tỷ lệ mậu dịch của nước này là :
Điều này có nghĩa là từ năm 1960 đến năm 1993 chỉ số giá cả xuất khẩu của nước đó giảm hơn 14% so với chỉ số giá cả xuất khẩu.
Tỷ lệ mậu dịch thu nhập I :
Với, QX là chỉ số khối lượng xuất khẩu. Vì vậy tỷ lệ mậu dịch nhập khẩu I đo khả năng nhập khẩu dựa vào xuất khẩu.
Trong ví dụ trên, nếu QX tăng từ 100 vào năm 1960 lên 130 vào năm 1993 thì điều kiện thu nhập thương mại tăng đến :
Điều đó có nghĩa là từ năm 1960 đến năm 1993, khả năng nhập khẩu quốc gia (dựa vào doanh thu xuất khẩu) tăng 11,42% (mặc dù Px/PM giảm).
Sự thay đổi về tỷ lệ mậu dịch thu nhập rất quan trọng với các nước đang phát triển vì họ tin vào việc mở rộng hàng hóa tư bản nhập khẩu để phát triển quốc gia.
Tỷ lệ mậu dịch yếu tố đơn S:
S
Ở đây, ZX là chỉ số năng suất của khu vực xuất khẩu quốc gia.Do đó, S đo tổng số nhập khẩu quốc gia kiếm được trên mỗi đơn vị yếu tố sản xuất trong nước biểu hiện trong xuất khẩu.
Ví dụ, nếu sản xuất trong phần xuất khẩu của quốc gia tăng từ 100 vào năm 1960 lên 125 vào năm 1993 thì điều kiện thương mại yếu tố đơn tăng đến :
Nghĩa là trong năm 1993, quốc gia đó nhận được 7,14% nhập khẩu trên mỗi đơn vị của yếu tố trong nước biểu hiện của xuất khẩu hơn là năm 1960. Dù cho quốc gia có chia một tỷ lệ vào phần năng suất tăng thêm trong khu vực xuất khẩu với nước khác. Vậy, trong năm 1993 quốc gia thuận lợi hơn 1960 ( vì nó biểu hiện sự gia tăng I nhiều hơn dù cho N giảm xuống).
Tỷ lệ mậu dịch yếu tố kép D : là khái niệm được mở rộng từ khái niệm tỷ lệ yếu tố đơn. Tỷ lệ mậu dịch yếu tố kép được tính như sau:
Trong đó, ZM là chỉ số năng suất nhập khẩu. Vì vậy, D cho ta biết có bao nhiêu đơn vị yếu tố trong nước biểu hiện trong xuất khẩucủa quốc gia được trao đổi trên mổi đơn vị của yếu tố nước ngoài biểu hiện trong nhập khẩu.
Ví dụ, nếu ZM tăng từ 100 lên 102 từ năm 1960 đến năm 1993 thì D tăng lên :
Trong 4 loại tỷ lệ mậu dịch trên thì I, N, S là quan trọng nhất , còn D không quan trọng lắm đối với các nước đang phát triển và ít khi được tính.
Tuy tỷ lệ mậu dịch quan trọng nhất của các nước đang phát triển là I và S nhưng vì N dễ đo nhất nên hầu hết các bàn luận trong các tài lệu kinh tế là tỷ lệ mậu dịch N.
Trong các ví dụ trên ta thấy: I và S có thể tăng khi N giảm. (Nói chung, điều này có thể được coi là một thuận lợi cho các nước đang phát triển.T
ình huống thuận lợi nhất là tất cả I, N, S đều tăng và tình huống xấu cho một nước đang phát triển là cả 3 tỷ lệ mậu dịch I, N, S đều giảm.
2/ Cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.
a/ Các thành phần của cán cân thanh toán
Theo quy tắc mới về biên soạn biểu cán cân thanh toán do IMF đề ra năm 1993, cán cân thanh toán của một quốc gia bao gồm bốn thành phần sau:
_Tài khoản vãng lai :
Tài khoản vãng lai ghi lại các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và một số chuyển khoản.
_Tài khoản vốn :
Tài khoản vốn ghi lại các giao dịch về tài sản thực và tài sản tài chính.
_Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước :
Mức tăng hay giảm trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương. Do tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số nhỏ nên gần như tăng giảm của cán cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại hối tạo nên.
_Mục sai số :
Do khó có thể ghi chép đầy đủ toàn bộ các giao dịch trong thực tế, nên giữa phần ghi chép được và thực tế có thể có những khoảng cách. Khoảng cách này được ghi trong cán cân thanh toán như là mục sai số.
b/ Các bộ phận của cán cân thanh toán
_Cán cân thường xuyên (current account)
_Cán cân luồng vốn (capital account)
_Cán cân tài trợ chính thức (official reserve account)
3/ Cán cân thương mại
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng.
BOT = X - M
(Balance Of Trade) (Export) (Import)
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.
a/Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
_Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.
Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.
Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên.
4/ Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
a/ Lý thuyết thương mại nội thành :
Khi nói về thương mại quốc tế truyền thống, chúng ta thường nghĩ đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng mà một nước có lợi thế so sánh và nhập khẩu các mặt hàng mà nước đó không có lợi thế so sánh.Đó là thương mại liên ngành (inter-industry trade – INT). Thương mại nội bộ ngành (intra-industry trade – IIT hay thương mại nội bộ ngành) được hiểu là thương mại hai chiều – khi quốc gia xuât khẩu và nhập khẩu cùng một loại mặt hàng. Thương mại nội ngành được chia thành thương mại nội ngành theo chiều ngang liên quan đến sản phẩm tương tự xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời tại cùng một giai đoạn của quá trình sản xuất,và chủ yếu là do sự khác biệt về mặt sản phẩm; và theo chiều dọc, thương mại nội ngành theo chiều dọc liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa đồng thời trong cùng một ngành,nhưng tại các giai đoạn sản xuất khác nhau và chủ yếu là do sự chuyên sâu về nhân tố trong một ngành.
Những người khởi xướng về lý thuyết thương mại nội ngành là Balassa (1966), Grubel và Lloyd (1975).Chỉ số cổ điển để đo lường thương mại nội ngành là chỉ số Grubel-Lloyd ( 1975). Chỉ số này được diễn tả như sau :
Trong đó IITi là tỷ phần của thương mại nội ngành trong tổng thương mại của ngành i, Xi và Mi lần lượt là xuất khẩu và nhập khẩu của ngành i.
Ví dụ ngành dệt may là ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam.Trong nhiều năm qua , ngành dệt may đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế đấ nước.Từ năm 2000 đến nay, ngành dệt may đã đạt mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, thu hút gần 2 triệu lao động, đóng góp 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) đã đứng trong 10 nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới . Kim ngạch cả năm 2009 đạt 9,2 tỷ USD,măc dù có những khó khăn lớn từ thị trường thế giới cũng như môi kinh tế vĩ mô trong nước do khủng hoảng kinh tế .
Vấn đề là ở chỗ ,Việt Nam xuất khẩu nhiều thành phẩm hàng dệt may nhưng lại nhập khẩu nhiều nguyên liệu và phụ liệu cho ngành này ,dẫn đến kim ngach xuất khẩu và nhập khẩu của ngành dệt may là tương đối ngang bằng nhau.Đây là thể hiện thương mại nội nghành theo chiều dọc của dệt may Việt Nam
Chúng ta thấy rõ ràng thương mại dệt may chủ yếu là thương mại nội nghành.
b/ Mức độ tập trung thương mại
Một thước đo song phương kết hợp cả xuất khẩu và nhập khẩu, gọi là mức độ tập trung thương mại(trade intensity) đã được Frankel và Rose xây dựng (1986) như sau:
Tijt = (Xijt + Mijt) / (Xit + Mit)
Trong đó: T là chỉ sồ đo mức độ tập trung thương mại giữa hai nước i,j tại năm t.
Xijt là giá trị của nước i sang nước j trong năm t.
Mi là giá trị nhập khẩu của nước i từ nước j trong năm t.
Xit và Mịt là tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước i trong năm t.
Tỷ trọng này càng lớn thì mức độ phụ thuộc của thị trường i vào thị trường j càng cao.
III. Xu hướng biến động của các chỉ số mậu dịch. So sánh các chỉ số; ý nghĩa kinh tế.
Xu hướng biến động của các chỉ số mậu dịch:
Thứ nhất, Thương mại toàn cầu chậm lại do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Tầm quan trọng của mậu dịch tới các nước nền kinh tế thấp-trung bình có thể được nhìn thấy trong tỷ lệ mậu dịch (nhập khẩu cộng với xuất khẩu) cho GDP, trong đó đã tăng lên nhanh chóng, từ 47 % trong 1990 tới 70 % trong năm 2007 cho các nền kinh tế có thu nhập thấp và 39% đến 64 % cho các nền kinh tế thu nhập trung bình, vượt qua những mậu dịch của các nền kinh tế có thu nhập cao (hình 1a). xuất khẩu tăng đẩy tăng trưởng GDP nhiều nền kinh tế đang phát triển trong vài năm qua.
Các nền kinh tế đang phát triển mậu dịch thương mại thế giới tăng từ 18 % trong năm 1990 tới 28 % trong năm 2007. Các 12 nền kinh tế đang phát triển lớn nhất như: Trung Quốc, Ấn Độ, liên bang Nga, Brazil, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Cộng hòa Hồi giáo Iran, Ba Lan, Argentina, Thái Lan, và Nam Phi-chiếm 67 % của nền kinh tế đang phát triển xuất khẩu trong năm 2007, mậu dịch đã tăng lên theo thời gian (bảng 1b). Trung Quốc chỉ chiếm 27 %. Các nền kinh tế có thu nhập thấp mậu dịch hàng xuất khẩu toàn cầu trong năm 2007 là một chỉ 1,8 %, nhưng doanh thu xuất khẩu chiếm 33 % của GDP của họ.
Bảng: Thu nhập cao các nền kinh tế và một số lớn các nền kinh tế thu nhập trung bình chiếm đa số xuất khẩu trên thế giới
Mặc dù, mậu dịch thương mại giữa các nền kinh tế đang phát triển tăng trong thập kỷ qua, thương mại với các nền kinh tế có thu nhập cao vẫn chiếm phần lớn nhất phát triển xuất khẩu hàng hóa tổng số các nền kinh tế . Trong năm 2007 khoảng 70 % xuất khẩu hàng hóa nền kinh tế thu nhập trung bình đã đi đến các nền kinh tế có thu nhập cao (bảng 1C). Nền kinh tế có thu nhập thấp xuất khẩu 67 % hàng hoá của mình sang các thị trường thu nhập cao. Và một số trong những xuất khẩu sang các nền kinh tế đang phát triển khác là hàng hoá chính, lần lượt được sử dụng cho hàng hóa sản xuất dành cho các thị trường thu nhập cao.
Từ sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính, sản lượng của nền kinh tế có thu nhập cao đã giảm và cùng với nó thương mại toàn cầu. Trong quý III năm 2008 khối lượng nhập khẩu của Nhóm 7 nước công nghiệp (nhóm G7) giảm 1,4 % so với quý cùng trong năm 2007. Việc cắt giảm sắc nét nhất là ở Italy (7,1 %), Anh (5,2 %), Hoa Kỳ (3,6 %), và Nhật Bản (1,3 %) (bảng 1D).
Bảng: Hàng hóa nhập khẩu của Nhóm G7 đã giảm, phản ánh nhu cầu nhập khẩu đang chậm lại.
Phát triển nền kinh tế xuất khẩu bắt đầu giảm mạnh trong quý cuối cùng của năm 2008. Hàng hóa xuất khẩu trong tháng một năm 2009 đã giảm 17 % xuất khẩu trong tháng 1 năm 2008 của Trung Quốc, Mexico 31%, và Liên bang Nga là 43%. Nhập khẩu của các nền kinh tế lớn phát triển từ nền kinh tế đang phát triển khác cũng đã bị giảm, và hiệu ứng gợn sóng có khả năng làm tổn thương các nền kinh tế có thu nhập thấp mà chủ yếu xuất khẩu được hàng hóa cơ bản như nhiên liệu, kim loại, khoáng chất, và nguyên liệu nông nghiệp.
Trước cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thương mại thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề. Theo ước tính của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì thương mại toàn cầu bị sụt giảm hơn 10% trong năm 2009; một con số trầm trọng nhất so với nhiều thập niên qua. Mặc dù sự sụt giảm này là hệ quả của cuộc suy thoái, việc phục hồi đẩy mạnh giao thương sẽ là một trong những đầu tàu quan trọng kéo nền kinh tế thế giới đi lên.
Trong tháng 4-2009, kim ngạch thương mại của Trung Quốc giảm 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái và là tháng thứ 6 liên tiếp sụt giảm. Dự kiến kim ngạch thương mại của Trung Quốc năm nay, sẽ giảm 15-20%. Giá trị xuất khẩu của Nhật Bản cũng đã lập kỷ lục suy giảm trong tháng 2 vừa qua, với mức âm 49,4%, do lượng đơn đặt hàng tới các thị trường lớn như Mỹ và EU tiếp tục giảm. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc cũng đã giảm tới hơn 30% trong những tháng đầu năm nay...
Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu giảm sút mạnh, đặc biệt là ở các nước phát triển, đã tác động tiêu cực đến hoạt động tương mại thế giới. Tổng hoạt động thương mại toàn cầu năm 2009 giảm 14,4% so với năm 2008. Bên cạnh giảm sút nhu cầu, giá cả hàng hóa giảm cũng là một nguyên nhân nữa làm giảm hoạt động thương mại. Giá hàng hóa không phải là năng lượng giảm 21,6% so với năm 2008. Giá dầu mỏ bình quân trong năm 2009 cũng thấp hơn các năm trước đó và giảm 36,3% so với năm 2008. Ngoài ra, giá trị trên một đơn vị hàng sản xuất xuất khẩu trên thế giới cũng giảm 4,9% so với năm 2008.
Bảng 4: Giá cả và thương mại thế giới (% thay đổi)
Nhìn vào diễn biến thương mại thế giới năm 2009 ở hình 4 có thể thấy rõ khuynh hướng phục hồi trong nửa sau của năm 2009. Thương mại thế giới đã giảm mạnh từ năm 2008 và chạm đáy vào tháng 3 năm 2009 (giảm 22%), sau đó có sự phục hồi liên tục. Tuy có sự phục hồi mạnh những đến cuối năm 2009, nó vẫn còn thấp hơn 2,8% so với thời kỳ trước khủng hoảng. Hình 4a cho thấy nhập khẩu của các nước Đông Á và Thái Bình Dương có sự gia tăng mạnh hơn so với các khu vực khác từ tháng 3 phần lớn là do kích thích tài chính của Trung Quốc. Hầu hết các đối tác của Trung Quốc đều được hưởng lợi từ sự phục hồi nhập khẩu của nước này. Do vậy, có thể thấy ở hình 4b, xuất khẩu của các nước đang phát triển khác có sự gia tăng mạnh từ tháng 3 năm 2009, một phần nữa bởi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có sự phục hồi.
Hình 4: Thương mại thế giới đang phục hồiNguồn: Ngân hàng thế giới (WB)
Những nguồn tài chính tư nhân lớn hơn tiếp cận một vài chủ thể
Phát triển nền kinh tế hiện nay có quyền truy cập vào thị trường vốn quốc tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều hơn. Về danh nghĩa tư nhân vốn chảy để phát triển kinh tế tăng từ 208 tỷ $ trong năm 2003 để 961 tỷ $ trong năm 2007, nhưng 70 % số đó đã đi đến 12 nước có nền kinh tế lớn nhất.
FDI là nguồn vốn của 55 % của các luồng tư tài chính để phát triển nền kinh tế trong năm 2007. 12 nền kinh tế lớn nhất (có quyền truy cập nhiều hơn đến các thị trường vốn quốc tế) cũng nhận được số lượng lớn đầu tư vốn cổ phần danh mục đầu tư, tại 18 % của tổng số các luồng tư nhân trong năm 2007 (bảng 6G). Đối với các nền kinh tế đang phát triển có giới hạn hoặc không có truy cập đến các thị trường vốn quốc tế, vay từ các chủ nợ tư nhân là nguồn lớn thứ hai của dòng chảy tư nhân, lúc 25 % trong năm 2007 (bảng 6H).
Bảng: quy mô thu nhập trung bình các nền kinh tế đã nhận được số tiền ngày càng tăng của các luồng vốn chủ sở hữu danh mục đầu tư trong những năm gần đây
Bảng: các nền kinh tế phát triển khác ngày càng tăng từ số tiền vay nợ của tư nhân.
Mậu dịch thương mại hàng hóa
Hàng hoá chiếm 70-90 % của tổng xuất khẩu, nhập khẩu của các nước. Từ năm 2006 Brazil, Trung Quốc, và Liên bang Nga đã được vận hành thặng dư tài khoản hiện tại, trong khi Ai Cập, Ấn Độ, và Nam Phi đã có thâm hụt. Trong quý cuối cùng của hàng hóa xuất khẩu năm 2008 và nhập khẩu vào những giá trị tuyệt đối và như là một phần của GDP giảm ở Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, và Nam Phi. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng giảm ở Brazil, nhưng GDP của Brazin giảm nhiều hơn nữa.
Chỉ số giá cổ phiếu
Chứng khoán của các nền kinh tế lớn đang phát triển đã trở thành khoản đầu tư hấp dẫn, và giá cả của họ tăng vọt qua Tháng 10 năm 2007. Nhưng giá cổ phiếu rơi trở lại vào cuối năm 2007 và giảm xuống trong quý cuối cùng của năm 2008. Giảm giá cổ phần phá hoại các giá trị của phát triển tài sản quốc gia.
Thứ hai, Châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiếp tục ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường thế giới.
1997
2002
2007
Hong-kong
129,9
150,8
407,5
Taiwan
Korea
34,7
40,0
90,2
Singapgore
Indonesia
27,9
35,4
57,1
Malaysia
93,3
11,4
203,2
Philippin
48,9
48,9
86,3
Thailand
48,0
64,7
147,8
Tỷ lệ giữa giá trị XK và tổng sản phẩm quốc nội của các nước NICS và ASEAN (%)
Trong khi đó chỉ số này ở Mỹ là 29,4%, Đức là 86,3%, Anh là 55,6% và Ý là 58,5% (năm 2007)
Điều đó chứng tỏ mức độ mở cửa nền kinh tế các nước Châu Á-Thái Bình Dương là rất mạnh và vai trò của mậu dịch quốc tế là đặc biệt quan trọng đối với các nước này.
Thứ ba, cơ cấu hàng hóa thương mại trên thị trường thế giới ngày càng thay đổi theo hướng:
Giá cả hàng hóa chính dễ thay đổi.
Giá hàng hóa tăng nhanh trong đầu năm 2008 trước khi bị sụp đổ trong nửa cuối của năm (hình 1e). Giá dầu đã tăng 48 phần trăm giữa tháng 12 2007 và tháng bảy 2008 và sau đó giảm xuống 69 phần trăm của tháng 12 năm 2008. Giá các mặt hàng phi năng lượng tăng trung bình 32 phần trăm sau đó giảm xuống 39 phần trăm so với cùng kỳ. Thực phẩm, phân bón, và kim loại và khoáng sản đã được các biến động nhất.
Gia tăng mặt hàng chế tạo, giảm bớt tỷ trọng các mặt hàng truyền thống (bao gồm sản phẩm nông nghiệp và các nguyện liệu thô)
Gia tăng tỷ trọng các mặt hàng vô hình, giảm bớt tỷ trọng các mặt hàng hữu hình. Điều đó cho thấy cơ cấu
Nền kinh tế đang phát triển trở nên ngày càng quan trọng trong hệ thống thương mại toàn cầu. Kể từ đầu những năm 1990 thương mại giữa các nền kinh tế có thu nhập cao và thấp và thu nhập trung bình các nền kinh tế đã phát triển nhanh hơn so với thương mại giữa các nền kinh tế có thu nhập cao. Những lợi ích thương mại tăng lên người tiêu dùng và nhà sản xuất. Tuy nhiên, như đã rõ ràng ở Thương mại Thế giới của Tổ chức (WTO) Hội nghị Bộ trưởng tại Doha, Qatar, trong tháng 10 2001; Cancun, Mexico, trong tháng 9 2003; và Hồng Kông, Trung Quốc, trong tháng 12 năm 2005, đạt một kết quả ủng hộ phát triển nhiều hơn từ thương mại vẫn còn là một thách thức. Làm như vậy sẽ đòi hỏi tăng cường tư vấn quốc tế. Sau khi các cuộc họp đàm phán Doha được phát động trên các dịch vụ, nông nghiệp, sản xuất, các quy tắc WTO, môi trường, giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và kỷ luật về hội nhập khu vực. Tại các cuộc đàm phán gần đây nhất ở Hồng Kông, Trung Quốc, Bộ trưởng thương mại đã đồng ý loại bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp vào năm 2013; để xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu bông và cấp quyền truy cập không hạn chế xuất khẩu để lựa chọn các nước đang phát triển cây bông ở Châu Phi hạ Sahara; để cắt giảm thêm trang trại trong nước hỗ trợ trong Liên minh châu Âu, Nhật Bản, và Hoa Kỳ; và cung cấp viện trợ nhiều hơn cho các nước đang phát triển để giúp họ cạnh tranh trong thương mại toàn cầu.
Những luồng thương mại giữa thu nhập cao và thấp và thu nhập trung bình phản ánh sự pha trộn các nền kinh tế đang thay đổi của xuất khẩu và nhập khẩu từ các nền kinh tế phát triển. Trong khi thực phẩm và hàng hóa cơ bản tiếp tục giảm như là một phần của hàng nhập khẩu có thu nhập cao các nền kinh tế, các nhà sản xuất như là một phần của hàng hoá nhập khẩu từ cả bình các nền kinh tế đã phát triển thấp và thu nhập trung. Và thương mại giữa các nền kinh tế phát triển đã tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ qua, một kết quả của việc chia sẻ ngày càng tăng của họ sản lượng thế giới và tự do hoá thương mại, trong số những ảnh hưởng khác.
Tuy nhiên, rào cản thương mại vẫn còn cao. Bảng này bao gồm thông tin về mức thuế của các nhóm sản phẩm được lựa chọn. Áp dụng mức thuế là thuế quan có hiệu lực cho các đối tác ưu đãi trong hiệp định thương mại như Bắc Mỹ Hiệp định Thương mại tự do. Khi các mức giá không có sẵn, mức giá ưu đãi nhất quốc gia được sử dụng. Sự khác biệt giữa mức giá ưu đãi nhất quốc gia được sử dụngvà tỷ lệ có thể được áp dụng đáng kể. trung bình đơn giản của tỷ giá áp dụng được thể hiện bởi vì họ nói chung là một chỉ báo tốt hơn về bảo vệ thuế quan hơn so với tỷ giá bình quân được.
Thực phẩm và các sản phẩm dệt có thể mức thuế cao hơn các sản phẩm khác được. Và mức thuế nhập khẩu nguyên vật liệu nông nghiệp từ các nước có thu nhập thấp đã tăng lên đáng kể.
Thứ tư, xu thế tự do hóa thương mại đang trên đà phát triển thì bị chặn lại bởi “bong đen” của khủng hoảng kinh tế
Sự thay thế GATT, WTO đang ngày càng tỏ ra là một tổ chức có bản lĩnh hơn nhằm thúc đẩy tự do hóa mậu dịch trong khuôn khổ toàn cầu, và điều này không mâu thuẫn với xu thế kiên kết kinh tế theo khu vực, bởi vì muốn mở rộng sự hợp tác trên phạm vi rộng lớn trước hết cần loại bỏ các hàng rào bảo hộ mậu dịch giữa các nước gần nhau. Mậu dịch càng được tự do hóa, càng đẩy mạnh tính cạnh tranh giữa các quốc gia. Và đây chính là lợi điểm lớn nhất mà sự liên kết toàn cầu sẽ mang lại.
Trong cơn bộc phát của cuộc suy thoái, đã có nhiều lo lắng cũng như cảnh báo về khả năng các quốc gia sẽ áp dụng tràn lan các chính sách bảo hộ để hạn chế bớt nạn thất nghiệp đang gia tăng. Người ta đã liên tưởng đến Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley mà Mỹ ban hành vào năm 1930 ở thời kỳ Đại khủng hoảng. Đạo luật này đã làm tăng mạnh thuế quan đối với gần như hầu hết các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ. Hệ quả là các nước khác cũng trả đũa bằng việc tăng thuế nhập khẩu của họ, dẫn đến suy sụp thương mại thế giới, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lịch sử này.
Theo một báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hôm thứ năm vừa rồi, kể từ tháng 9 năm 2008 đến nay, các quốc gia trên thế giới đã tiến hành áp dụng hàng loạt các biện pháp thương mại như: thuế quan, trợ cấp, các loại thuế, giấy phép… .
Tại Hoa Kỳ: Các khoản cứu trợ ngân hàng có trị giá lên tới 700 tỷ USD. Gói kích thích kinh tế được thông qua có giá trị gần 800 tỷ USD. Hai điều khoản “Mua hàng Mỹ” trong gói kích cầu kinh tế nhắm tới các sản phẩm sắt, thép và các hàng hoá khác, tuỳ thuộc vào những ngoại lệ và phù hợp với các nghĩa vụ của Hoa Kỳ trong các hiệp định quốc tế. Giải cứu và bơm tiền cho hai ngân hàng Fannie Mae và Freddie Mac. Áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng ống thép hàn chống gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc. Lệnh cấm nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc đã được thực hiện do quan ngại về an toàn thực phẩm. Tạm ngừng cấp vốn cho Chương trình thử nghiệm về dịch vụ chuyên chở xuyên biên giới với Mexico của Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ . Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho Tập đoàn General Motos và Chrysler vay 7,4 tỷ USD.
Tại Liên minh châu Âu (EU): Tái áp dụng trợ cấp xuất khẩu cho các sản phẩm sữa. Gói kích cầu, cứu trợ ngành ngân hàng và cơ chế tự động được áp dụng tại Anh, Pháp, Đức và một số quốc gia thành viên khác. Áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm chốt inox, thép của Trung Quốc; bao và túi nhựa của Trung Quốc và Thái Lan; thép, inox các loại của Moldova, Trung Quốc và dầu Diesel của Hoa Kỳ.
Tại Trung Quốc: Giảm thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng: dệt may, quần áo, đồ gốm, nhựa, các trang thiết bị, dược phẩm, đồ gia dụng, văn phòng phẩm, cao su, khuôn kéo sợi, đồ thuỷ tinh, vali, túi xách, giày dép, đồng hồ, hoá chất, máy móc và các sản phẩm điện. Tăng thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu cát silic. Ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với sản phẩm thịt lợn của Ailen. Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tại Nhật Bản: Thực hiện kế hoạch tái cấp vốn 106 tỷ USD.
Tại Ấn độ: Tăng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm sắt thép. Các yêu cầu mới về giấy phép được áp dụng cho mặt hàng thép và phụ tùng ô tô nhập khẩu. Đề xuất áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm sợi từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Các tiêu chuẩn an toàn mới đối với đồ chơi nhập khẩu. Hạn chế sở hữu nước ngoài trong một số lĩnh vực nhạy cảm như: viễn thông, hàng không hay an ninh. Áp thuế 20% lên dầu đậu nành nhập khẩu Khuyến khích xuất khẩu hàng dệt may và sản phẩm da.
Tại Nga: Tăng thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng: thịt lợn, gia cầm, xe hơi, xe tải, xe bus, ống dẫn, các kim loại nhẹ, các sản phẩm bơ, sữa, kem, gạo và các sản phẩm xay nghiền. Ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn từ một số nhà sản xuất của Hoa Kỳ mà bị cho là không tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiến hành hàng loạt các biệp pháp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô.
Tại Canada: Áp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng đối với container nhiệt và máy ép nhôm của Trung Quốc. Điều tra chống bán phá giá đối với giày và đế giày cao su không thấm nước của Việt Nam và Trung Quốc Cho hãng General Motors and Chrysler vay một khoản lên tới 3 tỷ USD.
Các gói kích cầu khổng lồ mà khắp các nước trên thế giới chi ra nhằm vực dậy nền kinh tế cũng là sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ. Gói kích thích kinh tế được thực hiện ở các nước bao gồm nhiều phần, từ việc tăng chi tiêu công, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân đến việc cắt giảm thuế và tăng trợ cấp. Các cấu phần của gói kích thích kinh tế cũng có sự khác nhau giữa các nước. Các biện pháp liên quan đến thuế chiếm hơn một nửa quy mô của gói kích thích kinh tế ở nhiều nước phát triển, trong khi các biện pháp chi tiêu chiếm tỷ trọng lớn ở các nước đang phát triển, chẳng hạn như tập trung vào phía doanh thu được thực hiện ở các nước như Thái Lan, Indonexia, Ấn Độ.
Có thể dễ dàng nhận thấy một số khoản chi tiêu trong các gói kích cầu là một hình thức bảo hộ mậu dịch tinh vi hơn. Từ kích thước khổng lồ của các gói kích cầu ta phần nào có thể mường tượng được sự gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2008-2009.
Bảng 1: Gói kích thích kinh tế của các nước trên thế giới
Chiến tranh thương mại “leo thang” khắp nơi.
Khủng hoảng kinh tế như sao chổi va quệt dữ dội vào khối kinh tế Bắc Mỹ NAFTA - một biểu tượng của liên kết kinh tế khu vực của thế kỷ 20. Canada, người hàng xóm của Mỹ phàn nàn rằng khoảng 250 công ty Canada đã bị loại khỏi các cuộc đấu thầu xây dựng hạ tầng ở Mỹ bởi điều khoản “người Mỹ dùng hàng Mỹ” mà các dân biểu Mỹ gài vào gói cứu trợ kinh tế trị giá 787 tỷ USD của chính quyền Obama. Mỹ và EU tranh cãi về trợ cấp cho các hãng chế tạo máy bay. Các thành viên EU bất đồng về cách thức phân biệt đối xử trong cứu trợ các hãng ô tô, khi các chính phủ Pháp và Italia chỉ cứu trợ những hãng ô tô nào đẩy mạnh hoạt động nội địa.
Ngày 11/9/2009, Mỹ tuyên bố áp thuế cao (35% so với 4% như hiện nay) đối với lốp xe nhập từ Trung Quốc nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước tình trạng nhập ồ ạt lốp xe từ Trung Quốc vào Mỹ đã làm 5.000 lao động của Mỹ mất việc làm kể từ năm 2004. Quyết định của tổng thống Mỹ áp thuế đối với lốp xe Trung Quốc là tín hiệu cho thấy Washington sẽ thực hiện cam kết đối với liên đoàn lao động trong việc tuân thủ các quy định thương mại một cách chặt chẽ hơn, đặc biệt là đối với Trung Quốc.
Ở Trung Quốc xuất hiện làn sóng phản đối rầm rộ, đặc biệt trên mạng Internet dẫn tới việc hai ngày sau Bắc Kinh quyết định điều tra chống phá giá nhằm vào “một số sản phẩm ô tô và thịt gà” nhập khẩu từ Mỹ. Cả hai chính phủ đều bị áp lực từ trong nước phải cứng rắn hơn trong việc bảo vệ các lợi ích thương mại quốc gia.
Giới quan sát lo ngại, tranh chấp thương mại Mỹ-Trung lần này có nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát và tác động tiêu cực đến phục hồi kinh tế thế giới. Thực ra, các vụ tranh chấp này chỉ giá trị hơn 1 tỷ USD thương vụ mỗi bên, hai nước sẽ tìm cách giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng vì những lợi ích tương hỗ rộng lớn hơn.
Theo một số liệu khác có được từ kết quả theo dõi của Global Trade Alert thì trong khoảng thời gian từ tháng 11-2008 đến tháng 9-2009 các nước đã ban hành 192 biện pháp có tính chất bảo hộ thương mại. Số lượng các biện pháp được sử dụng tăng cao từ tháng 1 đến tháng 5-2009 (khi cơn suy thoái toàn cầu đang cao độ) nhưng đã bắt đầu giảm dần sau đó. Với xu hướng này thì có thể thấy rằng khả năng bộc phát tràn lan của bảo hộ cũng như chiến tranh thương mại toàn cầu là không có.
Thứ năm, tự do hóa thương mại song phương phát triển mạnh.
Một trong những nét đặc trưng của mậu dịch quốc tế những năm gần đây là các hiệp định buôn bán song phương và khu vực vẫn tiếp tục được đàm phán và ký kết. Số lượng các Thoả thuận Thương mại khu vực (RTAs) hiện có 366 RTAs đã được thông báo tại WTO, 214 RTAs đang còn hiệu lực và dự kiến sẽ có 400 RTAs vào năm 2010. Nổi bật là khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-Asean (CAFTA) với hơn 1,8 tỷ dân, GDP đạt hơn 2000 tỷ USD và kim ngạch thương mại lên đến hơn 1200 tỷ USD. Asean cũng ký kết chung về thành lập khu vực mậu dịch tự do Asean-Nhật Bản, khu vực này hơn 630 triệu dân, chiếm 12% dân số thế giới với GDP đạt trên 5000 tỷ USD chiếm hơn 18% GDP toàn cầu. Bên cạnh đó, một loạt các nước trong khu vực châu á – Thái Bình Dương đã ký kết để thành lập khu vực mậu dịch, tự do song phương như Singapo-Nhật bản, Singapor-Mỹ, Singapo-Úc, ngoài ra Singapo còn đang tiến hành tự thành lập khu vực mậu dịch tự do 3 bên là Singapo-Chile-New Zenland và 2 bên Singapo-Canada, Thái Lan cũng là nước tích cực tìm kiếm hiệp định mậu dịch tự do (FTA), nước này đã ký kết với Mỹ, Úc, New Zealand về việc thành lập các khu mậu dịch tự do, Ấn Độ cũng mong muốn thành lập một khu mậu dịch tự do với Asean mà trước hết là Singapo, Thái Lan. Vào tháng 11/2003, hội nghị bộ trưởng lần thứ 8 của khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ tuyên bố khẳng định lại một lần nữa quyết tâm thành lập khu mậu dịch tự do châu Mỹ tuyên bố khẳng định lại một lần nữa quyết tâm thành lập khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ (FTAA) bao gồm 34 nước với khoảng 800 triệu dân.
Triển vọng mậu dịch thế giới năm 2010
Với sự phục hồi yếu của nền kinh tế toàn cầu, thương mại toàn cầu dự báo sẽ tăng khoảng 5% trong năm 2010. Tuy nhiên, khuynh hướng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng sẽ làm cho môi trường thương mại toàn cầu kém hấp dẫn. Các nền kinh tế lớn đã tăng thuế và đưa ra một số biện pháp phi thuế quan mới để đối phó với sự giảm sút về sản xuất trong một số ngành công nghiệp. Ngoài ra, nhiều nước cũng đưa ra các biện pháp hỗ trợ hoặc trợ cấp cho các ngành công nghiệp trong nước. Mặc dù những biện pháp này sẽ không dẫn tới một chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trên thế giới, nhưng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu và những sức ép trong nước của một số nước vẫn sẽ tồn tại, chẳng hạn như tình trạng thất nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- l.doc