Đề tài Các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và giám thi công xây dựng công trình

TỔNG QUAN VỀ CÁC VBQPPL ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ( NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT XÂY DỰNG ) I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG I.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LUẬT XÂY DỰNG a. SỰ CẦN THIẾT - Việc lập QHXD chưa được tiến hành đồng bộ, quản lý chưa chặt chẽ. - QH chung các đô thị đã có những QH chi tiết chưa theo kịp yêu cầu. - QHXD điểm dân cư nông thôn chưa được quan tâm. Thị trường xây dựng hình thành và phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhưng thiếu cơ chế quản lý phù hợp, nhất là về điều kiện hành nghề, năng lực nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân Quản lý Nhà nước về xây dựng còn phân tán, chồng chéo. Sự phân cấp, phân công trong quản lý Nhà nước về xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Chưa rõ ràng khi quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. Hệ thống văn bản QPPL về xây dựng thiếu đồng bộ, chồng chéo, hiệu lực pháp luật thấp, mới chỉ dừng lại ở Nghị định và văn bản hướng dẫn. b. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO Phải thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực xây dựng. Điều chỉnh toàn bộ các vấn đề liên quan đến hoạt động xây dựng. Thừa kế và phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm và là bước pháp điển hóa hệ thống pháp luật về xây dựng. Bảo đảm nâng cao hiệu lực QLNN, trách nhiệm của cơ quan QLNN về xây dựng, của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, phân định rõ giữa QLNN và QLSXKD trong xây dựng. I.2. KẾT CẤU CỦA LUẬT XÂY DỰNG (gồm 9 chương và 123 điều) a. Những quy định chung 10 điều (1:10) 1. Phạm vi điều chỉnh 2. Đối tượng áp dụng 3. Giải thích từ ngữ 4. Nguyên tắc cơ bản trong HĐXD 5. Quy định loại, cấp công trình 6. Quy chuẩn xây dựng 7. Tiêu chuẩn xây dựng 8. Năng lực nghề nghiệp 9. Năng lực hoạt động XD 10. Chính sách khuyến khích trong XD 11. Các hành vi bị nghiêm cấm trong HĐXD b. Quy hoạch XD 24 điều (11:34) 1. Phân loại QHXD 2. Yêu cầu chung đối với QHXD 3. QHXD vùng 4. QHXD đô thị 5. QH chi tiết XD đô thị 6. QHXD điểm dân cư nông thôn 7. Điều kiện thực hiện thiết kế QHXD 8. Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt QHXD 9. Công khai QHXD 10. Cung cấp thông tin về QHXD 11. Điều chỉnh QHXD c. Dự án ĐTXDCT 11 điều (35:45) 1. Các yêu cầu đối với dự án 2. Nội dung của dự án 3. Điều kiện lập dự án 4. Thẩm định, cho phép, quyết định đầu tư dự án 5. Điều chỉnh dự án 6. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân lập, thẩm định, quyết định dự án 7. Quản lý chi phí dự án 8. Hình thức QLDA d. Khảo sát, thiết kế XD 16 điều (46:61) 1. Yêu cầu đối với khảo sát XD 2. Nội dung báo cáo khảo sát XD 3. Điều kiện thực hiện khảo sát XD 4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia khảo sát XD 5. Yêu cầu thiết kế XD 6. Nội dung thiết kế XD 7. Điều kiện thiết kế XD 8. Quyền, nghĩa vụ các chủ thể tham gia thiết kế XD 9. Thẩm định, phê duyệt thiết kế XD 10. Điều chỉnh thiết kế XD e. Xây dựng công trình 31 điều (62:94) 1. Giấy phép xây dựng 2. Nguyên tắc về giải phóng mặt bằng 3. Thi công XD (điều kiện khởi công, quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia XD công trình) 4. Giám sát thi công XD (yêu cầu của việc giám sát thi công XD, quyền và nghĩa vụ của chủ thể) 5. XD các công trình đặc thù (loại công trình đặc thù, XD công trình tạm)

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và giám thi công xây dựng công trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an toàn công trình VI.9. Điều kiện khởi công (điều 72) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao Có giấy phép xây dựng đối với công trình yêu cầu phải có Có TKBVTC và DT của hạng mục, công trình khởi công được duyệt Có hợp đồng xây dựng Có đủ nguồn vốn theo tiến độ Có biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường Đối với khu đô thị mới phải XD xong toàn bộ hoặc một phần CT HTKT VI.10. Điều kiện thi công XD công trình (điều 73) Có đăng ký hoạt động thi công XD công trình Có đủ khả năng hoạt động theo cấp công trình Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề phù hợp Có thiết bị thi công bảo đảm an toàn và chất lượng công trình VI.11. XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ (điều 92, 93, 94) a. CÔNG TRÌNH BÍ MẬT NHÀ NƯỚC Chính phủ quyết định Thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học công nghệ Người được giao quản lý có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về thực hiện và tổ chức thực hiện xây dựng: Lập dự án Khảo sát, thiết kế Thi công, giám sát Nghiệm thu b. CÔNG TRÌNH THEO LỆNH KHẨN CẤP Phòng, chống thiên tai, địch họa và các yêu cầu khẩn cấp khác Người được giao quản lý được quyền tự quyết định trình tự khảo sát, thiết kế, thi công phù hợp c. CÔNG TRÌNH TẠM Công trình tạm phục vụ công trình chính Tự phá dỡ sau 30 ngày công trình chính đưa vào khai thác, sử dụng Công trình, nhà ở riêng lẻ được phép xây dựng có thời hạn nằm trong QH nhưng chưa giải phóng mặt bằng Tự phá dỡ khi hết thời hạn VII. LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG (điều 96, 97, 98) VII.1. YÊU CẦU LỰA CHỌN NHÀ THẦU Đáp ứng được hiệu quả DAĐT xây dựng công trình Có đủ điều kiện, năng lực HĐXD, năng lực HNXD, có giá dự thầu hợp lý Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch VII.2. CÁC HÌNH THỨC Đấu thầu rộng rãi, hạn chế Chỉ định thầu Thi tuyển thiết kế kiến trúc CTXD -Tùy theo quy mô, tính chất, nguồn vốn " Người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng lựa chọn VII.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐẤU THẦU Bảo đảm tính cạnh tranh Xác định được nguồn vốn thực hiện Không kéo dài thời gian thực hiện đấu thầu, đảm bảo tiến độ, hiệu quả dự án Bên trúng thầu có phương án kỹ thuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý Khi đấu thầu quốc tế tại Việt Nam, nhà thầu trong nước được ưu đãi Không dàn xếp, mua bán,…bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng VII. 4. Chỉ định thầu - Công trình bí mật Nhà nước, xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm - Công trình nghiên cứu thử nghiệm - Công trình có quy mô nhỏ, đơn giản - Tu bổ, tôn tạo, phục hồi công trình văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa - Công trình đặc biệt khác người quyết định đầu tư cho phép Người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư XDCT được quyền chỉ định trực tiếp một tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực HĐXD, năng lực HNXD Chịu trách nhiệm về quyết định của mình VII. 5. Lựa chọn tổng thầu a. Nguyên tắc - Tùy theo quy mô, tính chất, loại, cấp CT và điều kiện cụ thể khác của dự án đầu tư xây dựng công trình - Nhà thầu độc lập hoặc liên danh, nhà thầu có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình - Tổng thầu phải cử người có đủ điều kiện năng lực hành nghề xây dựng để điều phối b. Hình thức tổng thầu - Thực hiện thiết kế xây dựng toàn bộ công trình - Thực hiện thi công toàn bộ công trình - Thực hiện toàn bộ TKXD và TCXD công trình - Thực hiện toàn bộ TK – cung ứng VTTB – TCXD công trình (EPC) - Chìa khóa trao tay: Lập dự án + EPC VIII. HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (điều 107, 108, 109) VIII.1. NGUYÊN TẮC VÀ LOẠI HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG - Xác lập theo công việc hoạt động xây dựng - Xác lập bằng văn bản - Có nhiều loại với nội dung khác nhau tùy theo: quy mô, tính chất công trình, loại công việc, mối quan hệ giữa các bên VIII.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG - Nội dung công việc phải thực hiện - Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật khác của công việc - Thời gian và tiến độ thực hiện - Điều kiện nghiệm thu, bàn giao - Gía cả, phương thức thanh toán - Thời hạn bảo hành - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng - Các thỏa thuận khác theo từng loại hợp đồng - Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng VIII.3. ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG - Khi có sự thay đổi dự án - Khi nhà nước thay đổi chính sách có liên quan - Các trường hợp bất khả kháng IX. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG (điều 111, 112 ) IX.1. NỘI DUNG - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản QPPL về xây dựng - Ban hành quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng - Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình - Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng - Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng - Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ - Đào tạo nguồn nhân lực - Hợp tác quốc tế IX.2. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG - Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước - Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo phạm vi phối hợp với Bộ Xây dựng - Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện theo phân cấp của Chính phủ CHƯƠNG II CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁM THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ( Nghị định 209/2004/NĐ – CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng ) ( Nghị định số: 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 sửa đổi bổ sung Nghị định 209/2004/NĐ – CP ) I. TÁCH CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CLCT VỚI TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TRỰC TIẾP CLCT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ – TƯ VẤN VÀ NHÀ THẦU XÂY DỰNG. I.1. CHỨC NĂNG QUẢ LÝ NHÀ NƯỚC a. BỘ XÂY DỰNG. Thống nhất quả lý Nhà nước về CLCTXD Ban hành,trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật về CLCTDX Hướng dẩn các Bộ nghành ,địa phương….. Kiểm tra đôn đốc công tác QLCL CTXD Xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm Theo dõi báo cáo tình hình QLCL CTXD b. BỘ CÓ QLCL XD CHUYÊN NGHÀNH (BỘ XD,CN,GT,NNPTNT) Ban hành hường dẩn càc CTXD chuyên nghành Kiểm tra, đôn đốc, xử lý và kiến nghi vi phạm Theo dỏi báo cáo tình hình QLCLCTXD chuyên nghành về Bộ xây dựng- TTCP c. UBNN Tỉnh - VP Sở XD: giúp UBNN thống nhất quản lý nhà nước trên địa bàn (hướng dẩn cả cấp huyện kiểm tra, xử lý, giải quyết sự cố….) Sở QLCTXD chuyên nghành (XD, CN, GT, địa bàn với sự phối hợp của sở XD, thực thi quả lý CLCTXD đối với chuyên nghành (hướng dẩn, kiểm tra, xử lý…) I.2. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRỰC TIẾP a. CHỦ ĐẦU TƯ: Quản lý toàn diện CLCTXD và QH đầu tư của dự án (chương III, IV, V – NĐ 209CP) Phê duyệt phương án khảo sát, giám sát công tác khảo sát, nghiệm thu kết quả báo cáo khỏa sát. Phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, tổ chức thi tuyển thiết kế (nếu có). Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán (hoặc thuêTV thẩm tra ) Xác lập tính pháp lý hồ sơ thiết kế Lập hoặc thuê QLDA theo quy dịnh (ủy quyền đối với BQL đặt ra). b. CÁC NHÀ THẦU TƯ VẤN, THIẾT KẾ Thực hiên theo hợp đồng với CĐT theo pháp luật thông qua,đấu thầu hoặc chỉ định thầu c. CÁC NHÀ THẦU XÂY DỰNG VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ – THIẾT BỊ Thực hiên theo hợp đồng với CĐT theo pháp luật thông qua, đấu thầu hoặc chỉ định thầu II. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CTXD XUYÊN SUỐT TỪNG KHÂU: KHẢO SÁT - THIẾT KẾ - THI CÔNG - BẢO HÀNH - BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH. II.1. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT XÂY DỰNG: Chủ đầu tư:Thuê TV thiết kế hoặc tổ chức khảo sát và CĐT phê duyệt CĐT: Phê duyệt phương án khảo sát kỹ thuật KSXD CĐT: Tổ chức khảo sát, nghiệm thu sản phẩm khảo sát Chú ý: Bổ sung nhiệm vụ khảo sát trong trường hợp: ảnh hưởng đến giải pháp thiết kế, quá trình thi công phát hiện không phù hợp và giải pháp thiết kế và ảnh hưởng lớn đến biện pháp thi công (hợp lý). Nhà thầu khảo sát phải đảm bảo vệ sinh môi trường sau khi khảo sát II.2. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XD a. Căn cứ và yêu vầu của hố sơ thiết kế kỹ thuật: Thiết kế cơ sở tài liệu khảo sát QC + TC áp dụng Phù hợp với:thiết kế cơ sở (thuyết minh, bản vẽ, dự toán) . b. Căn cứ và yêu cầu của thiết kế BVTC: Thiết kế kỹ thuật được phê duyệt (trường hợp 3 bước )hoặc thiết kế cơ sở (trường hợp thiết kế 2 bước )hoăc thiết kế mỗi thiết kế điển hình hoặc phương án thiết kế do CĐT lựa chọn (trường hợp thiết kế 1 bước) . Dự toán c. Các yêu cấu về quy cách hồ sơ thiết kế XDCT d. Nghiệm thu hồ sơ thiết kế XDCCT e. Các trường hợp thay đổi thiết kế: Dự án đầu tư thay đổi điều chỉnh. Qúa trình thi công phát hiện không hợp lý. Thay đổi TKBVTC không làm thay đổi TKKthuật. III. PHÂN LOẠI VÀ PHÂNCẤP CÔNG TRÌNH (Đ4, Đ5 - NĐ 209/2004/ NĐ – CP) III.1 PHÂN LOẠI THEO CÔNG TRÌNH 1. Công trình xây dựng được phân thành các loại như sau: a) Công trình dân dụng; b) Công trình công nghiệp; c) Công trình giao thông; d) Công trình thủy lợi; đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật. 2. Cấp công trình xây dựng được xác định theo từng loại công trình, căn cứ vào tầm quan trọng và quy mô của công trình. 3. Bộ Xây dựng quy định cụ thể loại và cấp công trình xây dựng trong Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng. III.2. PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH CẤP ĐẶC BIỆT CẤP I CÂP II CẤP III CẤP IV III.3. TÁC DỤNG CỦA PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH 1. LOẠI CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG CÔNG NGHIỆP GIAO THÔNG THỦY LỢI HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHÂN CẤP THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 2. BỘ QLCT CHUYÊN NGÀNH BỘ XÂY DỰNG BỘ CÔNG NGHIỆP (TRỪ CNVLXD) BỘ GIAO THÔNG BỘ NNVPTNT BỘ XÂY DỰNG THIẾT KẾ CƠ SỞ CÁC DỰ ÁN NHÓM A (Không phân biệt nguồn vốn + cấp QLCT ) Nhóm BC thuộc vốn NSNN do Bộ quản lý. 3. SỔ QLCTXD CHUYÊN NGHÀNH SỞ XÂY DỰNG SỞ CÔNG NGHIỆP (TRỪ CNVLXD) SỞ GIAO THÔNG SỞ NNVPTNT SỞ XD CÁC TỈNH SỞ GTCC CÁC TPTTWƯ THIẾT KẾ CƠ SỞ CÁC DỰ ÁN NHÓM B, C (Không phân biệt nguồn vốn thuộc tỉnh quản lý). 4. CHÚ THÍCH QUAN TRỌNG a. Nội dung chủ yếu TKCS -Tóm tắt NVKT ( QHXD, ĐKTN, tải trọng tác động, QC + TC…) -Thuyết minh XD :Tổng mặt bằng, cao độ, tọa độ, HTKT, DT sử dụng đất, ĐTX, DT cây xanh, mật độ xây dựng…. b. Chỉ do cơ quan QL Nhà nước thẩm định. c. Kết quà thẩm định là căn cứ để cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt dự án. d. Khi thay đổi phải có sự nhất trí của cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở. Nếu TKCS nhóm BC đầu tư – do TĐ, TCT thẩm định sau khi có ý kiến bằng văn bản về QHXD và môi trường của địa phương. III.4. TÁC DỤNG CỦA PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH a. THỰC HIỆN BẢO HÀNH THEO CẤP CÔNG TRÌNH 1. Cấp ĐB + cấp I:Thời hạn bảo hành min 24 Tháng tỉ lệ bảo hành 3% giá trị CT,HMCT 2. Cấp II…Cấp IV: Thời hạn bảo hành min 12 Tháng tỉ lệ bảo hành 5% giá trị CT,HMCT NĐ cho phép nhà thầu bảo hành theo thư bảo lảnh của Ngân hàng b. XÁC ĐỊNH CÁC BƯỚC THIẾT KẾ Công trình cấp ĐB + I + II (có kỹ thuật phức tạp) – Thiết kế 3 bước (TKCS – TKKT – TKBVTC) Công trình cấp II (Thông dụng) III+ IV (trừ các công trình được phép lập BCKTKT) – thiết kế 2 bước (TKCS – TKBVTC ). Công trình cấp IV – Lập BCKTKT – Thiết kế 1 bước (TKBVTC). c. PHÂN LOẠI VÀ QUẢN LÝ NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN HÀNH NGHỀ: Khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, thi công công trình. Hành nghề khảo sát: Điều 57, Điều 58 – NĐ 16/2005 NĐ – CP Hành nghề thiết kế: Điều 59, Điều 60, Điều 61– NĐ 16/2005 NĐ – CP Hành nghề giáp sát thi công: Điều 62– NĐ 16/2005 NĐ – CP Hành nghề thi công XDCT: Điều 63, Điều 64– NĐ 16/2005 NĐ – CP Cá nhân hành nghề độc lập - Điều 65– NĐ 16/2005 NĐ – CP..(Thiết kế, khảo sát, giám sát thi công ). IV. TỔ CHỨC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA CHỦ ĐẦU TƯ IV.1. GIÁM SÁT TCXDCT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ. Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình (Đ 72 - Luật XD) (Mặt bằng, giấy phép XD, bản vẽ TKTC, HĐXD, Vốn, an toàn VSMT ). Kiểm tra nhân lực, thiết bị TC/ HÔ SƠ DỰ THẦU + HĐXD Kiểm tra nhân lực, thiết bị Kiểm tra giấy phép sử dụng thiế bị,vật tư có yêu cầu an toàn trong thi công. Kiểm tra phòng thí nghiệm, các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện. Kiểm tra, GSCL vật tư, thiết bị do NT cung cấp Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả của phòng thí nghiệm hợp chuẩn, kết quả kiểm định thiết bị của các tổ chức được công nhận. Trực tiếp kiểm tra khi nghi ngờ Kiểm tra, giám sát trong việc thi công XDCT Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu. Kiểm tra, giám sát thường xuyên quá trình thi công của nha thầu ( ghi nhật ký giám sát, hoặc biên bản kiểm tra). Xác nhận bản vẽ hoàn công (bộ phận che khuất, lấp kín, hạng mục, công trình hoàn thành). Tổ chức nghiệm thu theo quy định – Đ 23 Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu. Phát hiện sai sót, bất hợp lý thiết kế - yêu cầu sửa đổi. Kiểm định chất lượng khi nghi nghờ trong quá trình thi công. Chủ trì giải quyết các phát sinh. IV.2. GIÁM SÁT CHẤT LƯƠNG THI CÔNG CỦA CĐT Trong trường hợp tổng thầu thi công và EPC Thực hiện các quy định tại điểm a, b, c, khoản 1điều này đối với tổng thầu và thầu phụ. Thực hiện kiểm tra và giám sát theo điều D khoản 1 điều này đối với tổng thầu. Tham gia cùng tổng thầu kiểm tra – GSTC của các thầu phụ. IV.3. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CỦA CĐT Trong trường hợp tổng thầu chìa khóa trao tay. Phê duyệt tiến độ thi công xây dựng và thời điểm nghiệm thu công trình. Tiếp nhận tài liệu và kiểm định chất lương (nếu cần ) để tổ chức nghiệm thu. V. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC QUẢ LÝ CLCTXD TRONG KHÂU THI CÔNG CỦA NHÀ THẦU V.1. QUẢ LÝ CLCT CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG Lập hệ thống QLCL phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình Thực hiện cav1 thí nghiệm kiểm tra VLXD, cấu kiện, vật tư, thiết bị theo yêu cầu thiết kế. Lập kiể tra tiến độ thi công và biện pháp thi công Lập – ghi nhật ký thi công XDCT (TT 12/2005/BXD ) Kiểm tra an toàn LĐ, VSMT Nghiệm thu nội bộ, lập bản vẽ hoàn công bộ phận, HMCT hoàn thành. Báo cáo CĐT về TĐ, CL, khối lượng, an toàn lao động. Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo Đ 24, 25, 26 NĐ 209/CP. CHÚ THÍCH QUAN TRỌNG: Nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về CLCT xây dựng, bồi thường thiệt hại do mình gây ra. V.2. TRƯỜNG HỢP TỔNG THẦU. 1. Tổng thầu thực hiện quản lý chất lượng TCXD công trình theo 1 – 8. 2. Tổng thầu thực hiện GSTC đối với các nhà thầu phụ (khoản 1, Đ21 – NĐ209CP). 3. Tổng thầu chịu trách nhiệm trước CĐT và trước pháp luật (sản phẩm của mình và của thầu phụ). 4. Nhà thầu phụ chịu trách nhiệm CLCT trước tổng thầu. VI. GIÁM SÁT TÁC GIẢ CỦA NHÀ THẦU THIẾT KẾ VI.1. NHÀ THẦU THIẾT KẾ XÂY DỰNG PHẢI CỬ NGƯỜI ĐỦ NĂNG LỰC ĐỂ THỰC HIỆN GIÁM SÁT TÁC GIẢ TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH. VI.2. NỘI DUNG GIÁM SÁT TÁC GIẢ: Phát hiện thi công sai với thiết kế. Yêu cầu nhà thầu thi công theo đúng thiết kế (ghi nhật ký giám sát của CĐT yêu cầu sửa đổi). Trường hợp NT không chấp hành, GSTG yêu cầu bằng văn bản đối với CĐT. Thay đổi thiết kế phải tuân thủ điều 17. Tham gia nghiệm thu CTXD khi có yêu cầu của CĐT (từ chối nghiệm thu bằng văn bản). VI.3. CHI PHÍ GIÁM SÁT TÁC GIẢ: 10% chi phí thiết kế theo quy định của Bộ Xây dựng và nằm trong chi phí thiết kế. Trường hợp thiết kế dùng lại vẫn tính chi phí GSTG theo chi phí thiết kế công trình mới. VII. KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1.Đặc điểm: Không thường xuyên - chỉ thực hiện khi nghi ngờ về CLCT. Khi công trình, hạng mục công trình (độc lập vận hành) hoàn thành áp dụng cho những công trình dễ gây hiểm họa. 2. Hình thức: Siêu âm hoặc bắn bê tông – đo, quan trắc độ lún – thí nghiệm kiểm tra vật tư của CĐT khi nghi ngờ. Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng CTXD: Xác nhận CLCT đã hoàn thành phù hợp với yêu cầu sử dụng, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho CT, thiết kế CT đã được phê duyệt, phù hợp với quy định về quản lý chất lượng công trình. Của NN. 3. Đối tượng áp dụng: Cho bất kỳ công việc hoặc vật tư nghi ngờ về chất lượng. Cho các công trình dễ gây hiểm họa: Nhà hát, rạp chiếu bóng, hội trường, trường học, sân vận động, nhà thi đấu, siêu thị…nhà chung cư cao tầng, công trình bệnh viện,…khách sạn, công trình hóa chất, đê đập; cầu, hầm từ cấp 2 trở lên. 4. Nội dung kiểm định: An toàn về khả năng chịu lực. An toàn sử dụng, khai thác + vận hành công trình. An toàn phòng cháy - chữa cháy. An toàn môi trường. 5. Phạm vi kiểm định: Một bộ phận. Một hạng mục. Toàn bộ công trình. 6. Chi phí kiểm định: Lập dự toán theo đơn giá do nhà nước quy định hoặc theo thị trường trong trường hợp đơn giá nhà nước không quy định và theo khối lượng cần kiểm định theo yêu cầu. Nguồn tính trong chi phí quản lý dự án trong TMĐT hoặc TDT theo quy định của nhà nước. CĐT quyết định chi phí kiểm định ≤35% chi phí GSTC; >35% trình người QĐĐT phê duyệt. VIII. QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIỆM THU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM XÂY DỰNG, THIẾT BỊ LẮP ĐẶT CÔNG TRÌNH VIII.1. NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XD 1. CĂN CỨ NGHIỆM THU: a. Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu. b. Thiết kế BVTC + thay đổi được duyệt. c. Quy chuẩn tiêu chuẩn áp dụng. d. Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật. đ. Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm VL, TB. e. Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của CĐT. g. Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc của NT. 2. NỘI DUNG TRÌNH TỰ NGHIỆM THU a. Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường (công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh). b. Kiểm tra kết quả thử nghiệm, đo lường của NT (vật liệu, cấu kiện, thiết bị lắp đặt). c. Đánh giá phù hợp của công việc XD + LĐ thiết bị/ thiết kế - TC – tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật. d. Nghiệm thu - lập biên bản nghiệm thu công việc XD lắp đặt thiết bị tĩnh). 3. THÀNH PHẦN TRỰC TIẾP NT: GSTC của CĐT (hoặc của tổng thầu) Phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu ( ND49: Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau: - Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên công việc được nghiệm thu); - Thành phần trực tiếp nghiệm thu; - Thời gian và địa điểm nghiệm thu; - Căn cứ nghiệm thu; - Đánh giá về chất lượng của công việc xây dựng đã thực hiện; - Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có).”) VIII.2. NGHIỆM THU BỘ PHẬN CT – GIAI ĐOẠN THI CÔNG 1. CĂN CỨ NGHIỆM THU: a. Các tài liệu quy định tại a, b, c, d, đ, e và các kết quả thí nghiệm khác b. Biên bản nghiệm thu công việc c. Bản vẽ hoàn công bộ phận CT d. Biên bản nghiệm thu bộ phận CT – GĐTCXD hoàn thành nội bộ của NT. đ. Các công việc chuẩn bị triển khai tiếp theo. 2. NỘI DUNG TRÌNH TỰ NGHIỆM THU a. Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường (bộ phận – giai đoạn - chạy thử đơn động và liên động không tải). b. Kiểm tra kết quả thí nghiệm, do lượng của NT. c. Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình. d. Kết luận sự phù hợp/ thiết kế, nghiệm thu lập biên bản nghiệm thu bộ phận công trình – GĐTC. 3. THÀNH PHẦN TRỰC TIẾP NT: GSTC của CĐT (hoặc của tổng thầu) Phụ trách thi công TT của nhà thầu ( NĐ 49: Nghiệm thu cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau: - Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng được nghiệm thu); - Thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; - Căn cứ nghiệm thu; - Đánh giá về chất lượng của bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng đã thực hiện; - Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình đã hoàn thành và các yêu cầu khác nếu có).”) VIII.3. NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG MỤC – CTXD ĐƯA VÀO SỬ DỤNG 1. CĂN CỨ NGHIỆM THU: a. Các tài liệu quy định tại a, b, c, d, e. b. Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn. c. Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh vận hành liên động có tải thiết bị, công nghệ. d. Bản vẽ hoàn công CTXD. đ. Biên bản NTHTH HM – CTXD nội bộ của NT. e. Văn bản chấp thuận của CQQLNN về phòng chống cháy nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành. 2. NỘI DUNG TRÌNH TỰ NGHIỆM THU a. Kiểm tra hiện trường b. Kiểm tra bản vẽ hoàn công CTXD. c. Kiểm tra kết quả thí nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống thiết bị công nghệ. d. Kiểm tra các văn bản của CQQLNN về phòng chống cháy nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành. đ. Kiểm tra quy trình vận hành và bảo trì công trình. e. Lập biên bản nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng (NTTB chạy thử liên động có tải và NTHTCHMCT, CT đưa vào KT sử dụng) 3. THÀNH PHẦN TRỰC TIẾP NT: Phía chủ đầu tư: Đại diện theo pháp luật của CĐT. Đại diện theo pháp luật của NT GSTC. Phía nhà thầu thi công: Đại diện theo pháp luật. Phía nhà thầu thiết kế: Đại diện theo pháp luật. ( NĐ 49: Nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau: - Đối tượng nghiệm thu (tên hạng mục công trình hoặc công trình nghiệm thu); - Địa điểm xây dựng; - Thành phần tham gia nghiệm thu; - Thời gian và địa điểm nghiệm thu; - Căn cứ nghiệm thu; - Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng; - Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có).”) IX. BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1. CẤP BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG * Cấp duy tru bảo dưỡng * Cấp sửa chữa nhỏ * Cấp sửa chữa vừa * Cấp sửa chữa lớn 2. THỜI HẠN BẢO TRÌ: Tính từ ngày nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng Ò đến hết niên hạn sử dụng theo quy định của nhà thiết kế. Trường hợp quá niên hạn sử dụng Ò phải được cơ quan QLNN có thẩm quyền xem xét thông qua kết quả kiểm định. 3. QUY TRÌNH BẢO TRÌ: Đối với công trình mới: Nhà thiết kế + nhà sản xuất thiết bị lập quy trình bảo trì phù hợp loại + cấp công trình. Đối với công trình đang sử dụng: Chủ sở hữu, chủ quản lý, thuê tư vấn kiểm định lập quy trình bảo trì. Nhà thầu thiết kế: lập quy trình bảo trì theo loại + cấp công trình trên cơ sở TCKT bảo trì tương ứng. 4. TRÁCH NHIỆM CHỦ SỞ HỮU HOẶC NGƯỜI QUẢN LÝ SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH Tổ chức thực hiện bảo trì công trình theo quy định. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về CLCT bị xuống cấp do không thực hiện quy trình bảo trì. X. SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG X.1. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT a. Báo cáo nhanh (do CĐT hoặc chủ sở hữu, chủ quản lý lập) Gửi cơ quan QLNN về xây dựng thuộc UBND tỉnh. Trường hợp CTXD từ cấp I trở lên, hoặc thiệt hại về người – không kể cấp công trình - phải gửi báo cáo cấp QĐĐT và Bộ Xây dựng – theo mẫu phụ lục số 8 – trong thời hạn 24 giờ. b. Thu dọn hiện trường sự cố: Trước khi thu dọn Ò lập hồ sơ sự cố, xác định nguyên nhân. Trường hợp khẩn cấp cứu người bị nạn, ngăn ngừa sự cố xảy ra tiếp theo Ò chủ đầu tư, chủ sở hữu, quản lý được phép thu dọn hiện trường (sau khi đã được chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ…). c. Khắc phục sự cố: Xác định đúng nguyên nhân để khắc phục triệt để. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo mức độ vi phạm Ò xử lý theo pháp luật. Trường hợp sự cố công trình xây dựng do nguyên nhân bất khả kháng Ò chủ đầu tư hoặc tổ chức bảo hiểm (công trình có mua bảo hiểm) chịu trách nhiệm chi phí khắc phục sự cố. X.2. HỒ SƠ SỰ CỐ: 1. CĐT, chủ sở hữu, quản lý lập hồ sơ sự cố (trường hợp đủ năng lực – không đủ năng lực – thuê tư vấn). 2. Hồ sơ sự cố CTXD gồm: * Biên bản kiểm tra hiện trường – PL 9 * Mô tả diễn biến sự cố * Kết quả khảo sát, đánh giá, xác định mức độ và nguyên nhân sự cố. * Các tài liệu thiết kế, thi công có liên quan đến sự cố CHƯƠNG III ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH; CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH; QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ( Nghị định 16/2005/NĐ-CP Ngày 07/02/2005 Quản lý dự án đầu tư xây dựng ) ( Nghị định 112/2006/NĐ-CP Ngày 29/09/2006 bổ sung NĐ 16/2005 ) I. CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I.1. Các hình thức quản lý dự án 1. Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, yêu cầu của dự án, người quyết định đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây: a) Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực; b) Trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình có đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án. 2. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư có thể thành lập Ban Quản lý dự án. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 3. Tổ chức, cá nhân quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này. I.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án 1. Chủ đầu tư có nhiệm vụ, quyền hạn sau: a) Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi dự án được phê duyệt; b) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu và kết quả đấu thầu đối với các gói thầu không sử dụng vốn ngân sách nhà nước; c) Ký kết hợp đồng với các nhà thầu; d) Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu; đ) Nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng. Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 2. Ban Quản lý dự án có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: a) Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình; b) Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định; c) Lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu; d) Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo uỷ quyền của chủ đầu tư; đ) Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực; e) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết; g) Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng; h) Nghiệm thu, bàn giao công trình; i) Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng. 3. Ban Quản lý dự án được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ điều kiện năng lực và được chủ đầu tư cho phép. Ban Quản lý dự án không được phép thành lập các Ban Quản lý dự án trực thuộc hoặc thành lập các đơn vị sự nghiệp có thu để thực hiện việc quản lý dự án. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình quy mô lớn, phức tạp hoặc theo tuyến thì Ban Quản lý dự án được phép thuê các tổ chức tư vấn để quản lý các dự án thành phần. 4. Ban Quản lý dự án được ký hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực để phối hợp với Ban Quản lý dự án để quản lý các công việc ứng dụng công nghệ xây dựng mới mà tư vấn trong nước chưa đủ năng lực thực hiện hoặc có yêu cầu đặc biệt khác. Việc thuê tư vấn nước ngoài đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép. 5. Trường hợp dự án thực hiện theo hình thức tổng thầu, ngoài việc phải thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này Ban Quản lý dự án còn phải thực hiện các công việc sau: a) Thoả thuận với tổng thầu về hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu mua sắm thiết bị công nghệ chủ yếu và về chi phí mua sắm thiết bị thuộc tổng giá trị của hợp đồng; b) Phê duyệt danh sách các nhà thầu phụ trong trường hợp chỉ định tổng thầu. I.3. Nhiệm vụ của chủ đầu tư và tổ chức tư vấn quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án 1. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức lựa chọn tư vấn quản lý dự án. Tổ chức tư vấn được lựa chọn phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Tổ chức tư vấn phải là tổ chức tư vấn độc lập. 2. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong trường hợp thuê tư vấn tổ chức quản lý dự án: a) Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án đủ điều kiện năng lực phù hợp với dự án; b) Ký thanh toán cho nhà thầu theo yêu cầu của tư vấn quản lý dự án; c) Tạo mọi điều kiện cho hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý dự án; d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại khi thông đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án hoặc nhà thầu làm thất thoát vốn đầu tư. 3. Nhiệm vụ của tổ chức tư vấn quản lý dự án: a) Kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư phê duyệt; b) Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn lựa chọn nhà thầu; c) Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực; d) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các hợp đồng đã ký kết; tư vấn quản lý dự án phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính chính xác, hợp lý của giá trị thanh toán; đ) Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của dự án; e) Nghiệm thu, bàn giao công trình; g) Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, lập báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng. Tuỳ điều kiện của dự án, chủ đầu tư có thể giao các nhiệm vụ khác cho tư vấn quản lý dự án và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng. 4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý dự án tại công trường xây dựng. II. ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC HÀNH NGHỀ CỦA CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC II.1. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân 1. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định này. 2. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. 3. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì các đồ án thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. 4. Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc tư vấn quản lý dự án, chỉ huy trưởng công trường, giám sát thi công xây dựng không được đồng thời đảm nhận quá một công việc theo chức danh trong cùng một thời gian. Cá nhân đảm nhận các chức danh theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều này chỉ được ký hợp đồng lao động dài hạn với một tổ chức theo quy định của pháp luật. 5. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức. 6. Một tổ chức tư vấn được thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc về lập dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình không được ký hợp đồng tư vấn giám sát với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế; nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát. Tổ chức tư vấn khi thực hiện công việc tư vấn nào thì được xếp hạng theo công việc tư vấn đó. 7. Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc. II.2. Chứng chỉ hành nghề 1. Chứng chỉ hành nghề là giấy xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ sư, kiến trúc sư có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng. 2. Chứng chỉ hành nghề được quy định theo mẫu thống nhất và có giá trị trong phạm vi cả nước. Chứng chỉ hành nghề phải nêu rõ phạm vi và lĩnh vực được phép hành nghề. 3. Chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Xây dựng cấp. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng tư vấn giúp Bộ trưởng cấp chứng chỉ hành nghề. 4. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc cấp chứng chỉ hành nghề; quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn. II.3. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư Người được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng, có kinh nghiệm trong công tác thiết kế tối thiểu 5 năm và đã tham gia thiết kế kiến trúc ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt. II.4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư Người được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình. II.5. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình 1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng. 2. Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng. Chứng chỉ này chỉ được sử dụng hành nghề trong phạm vi vùng sâu, vùng xa. II.6. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án 1. Năng lực của Chủ nhiệm lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại công trình. Chủ nhiệm lập dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với tính chất, yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây: a) Hạng 1: Có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 7 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc là chủ nhiệm thiết kế hạng 1 đối với công trình cùng loại dự án. b) Hạng 2: Có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 5 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chủ nhiệm thiết kế hạng 2 trở lên đối với công trình cùng loại dự án. c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có bằng cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại dự án, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án, thiết kế tối thiểu 5 năm thì được công nhận là chủ nhiệm lập dự án hạng 2. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án nhóm B, C cùng loại; c) Đối với cá nhân chưa xếp hạng được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình cùng loại. II.7. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án 1. Năng lực của tổ chức lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án như sau: a) Hạng 1: Có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1 công trình cùng loại. b) Hạng 2: Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2 công trình cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được lập dự án nhóm B, C cùng loại; c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng chỉ được lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình cùng loại. II.8. Điều kiện năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án 1. Năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án. Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây: a) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1: - Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là giám đốc hoặc phó giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1. b) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2: - Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2. c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập dự án hoặc thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2. 2. Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án thì giám đốc quản lý dự án phải có năng lực tương ứng với giám đốc tư vấn quản lý dự án quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C; b) Hạng 2: được quản lý dự án nhóm B, C. II.9. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án 1. Năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án; - Có tối thiểu 30 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 3 kỹ sư kinh tế; - Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại. b) Hạng 2: - Có giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2 phù hợp với loại dự án; - Có tối thiểu 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế; - Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C; b) Hạng 2: được quản lý dự án nhóm B, C; c) Các tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng được thực hiện quản lý dự án đối với các dự án chỉ yêu cầu Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. II.10. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát xây dựng 1. Năng lực của chủ nhiệm khảo sát được phân thành 2 hạng như sau : a) Hạng 1: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã là chủ nhiệm khảo sát hạng 2 và đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II; b) Hạng 2: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã tham gia 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 4 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III, kể từ khi có chứng chỉ hành nghề kỹ sư. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm khảo sát cùng loại công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV; b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm khảo sát cùng loại công trình cấp II, cấp III và cấp IV; c) Đối với khảo sát địa hình, các chủ nhiệm khảo sát được làm chủ nhiệm khảo sát các loại quy mô. II.11. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi khảo sát xây dựng 1. Năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có ít nhất 20 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát, trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 1; - Có đủ thiết bị phù hợp với từng loại khảo sát và phòng thí nghiệm hợp chuẩn; - Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp II. b) Hạng 2: - Có ít nhất 10 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 2; - Có đủ thiết bị khảo sát để thực hiện từng loại khảo sát; - Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp II hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp III. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được thực hiện nhiệm vụ khảo sát cùng loại công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV; b) Hạng 2: được thực hiện nhiệm vụ khảo sát cùng loại công trình cấp II, cấp III và cấp IV; c) Đối với khảo sát địa hình, chỉ các tổ chức khảo sát hạng 1 và 2 mới được thực hiện khảo sát địa hình các loại quy mô. II.12. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình 1. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại. b) Hạng 2: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp II cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cùng loại cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV và làm chủ nhiệm lập dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cùng loại cấp II, cấp III và cấp IV và được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, C cùng loại. II.13. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình 1. Chủ trì thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại. c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế tối thiểu 5 năm thì được làm chủ trì thiết kế công trình cấp III, cấp IV, trừ các công trình quy định tại Điều 28 của Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV; b) Hạng 2: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp II, cấp III và cấp IV. II.14. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình 1. Năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau: a) Hạng 1: - Có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1; - Có đủ chủ trì thiết kế hạng 1 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại; - Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2; - Có đủ chủ trì thiết kế hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại; - Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I , cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án nhóm B, C cùng loại; c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng được thiết kế công trình cấp IV cùng loại, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của công trình cùng loại. II.15. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình 1. Năng lực của tổ chức giám sát công trình được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau: a) Hạng 1: - Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp; - Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp; - Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II, hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại; b) Hạng 2: được giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II, III và IV cùng loại; c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại. II.16. Điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trường 1. Năng lực của chỉ huy trưởng công trường được phân thành 2 hạng. Chỉ huy trưởng công trường phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây: a) Hạng 1: - Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm; - Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm; - Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm thi công tối thiểu 5 năm được giữ chức danh chỉ huy trưởng hạng 2. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chỉ huy trưởng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại; b) Hạng 2: được làm chỉ huy trưởng công trình từ cấp II, III và IV cùng loại. II.17. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng khi thi công xây dựng công trình 1. Năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau: a) Hạng 1: - Có chỉ huy trưởng hạng 1 cùng loại công trình; - Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng; - Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận; - Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình; - Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có chỉ huy trưởng hạng 2 trở lên cùng loại công trình; - Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng; - Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận; - Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình; - Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; b) Hạng 2: được thi công xây dựng công trình từ cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng được thi công công trình cải tạo, sửa chữa có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng, nhà ở riêng lẻ. II.18. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình 1. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình như sau: a) Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành nghề; b) Có đăng ký kinh doanh hoạt động hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng theo quy định của pháp luật. 2. Phạm vi hoạt động: a) Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết quả từng loại khảo sát phù hợp với chứng chỉ; b) Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ; c) Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ. 3. Cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động phải thực hiện theo các quy định của pháp luật. II.19. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề 1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có quyền: a) Sử dụng chứng chỉ hành nghề để thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật; b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm các quy định về cấp chứng chỉ hành nghề. 2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có nghĩa vụ: a) Tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ liên quan tới việc cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng; b) Chỉ được thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, giám sát thi công xây dựng trong phạm vi chứng chỉ hành nghề cho phép; c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hồ sơ, chất lượng các công việc do mình thực hiện; d) Không được tẩy xoá, cho mượn chứng chỉ hành nghề. II.30. Điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức nước ngoài lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng tại Việt Nam Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi hành nghề lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng tại Việt Nam phải đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Xây dựng về cấp chứng chỉ hành nghề.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_phap_luat_trong_xay_dung_6817.doc
Tài liệu liên quan