1.1. Khái niệm.
Hợp đồng mua bán ngoại thương (HĐMBNT) hay còn gọi là hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu là hợp đồng trong đó một bên gọi là người bán có nghĩa vụ chuyển giao vào quyền sở hữu của bên kia gọi là người mua, một hàng hoá - đối tượng của hợp đồng, còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả cho người bán một số tiền tương đương giá trị của hàng hoỏ đú.
Giống như các hợp đồng mua bán khác, hợp đồng mua bán ngoại thương cũng là sự thoả thuận giữa Ýt nhất hai bên về việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá từ người bán sang người mua và việc thanh toán tiền hàng từ người mua sang người bán.
Nhưng HĐMBNT có đặc điểm khác với hợp đồng mua bán thông thường, khác ở chỗ nó mang tính chất quốc tế hay còn gọi là yếu tố nước ngoài. Tuy vật, pháp luật các nước có quan điểm không giống nhau về nội dung của tính chất quốc tế này.
Điều 1 của Công ước Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình quy định răng HĐMBNT là tất cả các hợp đồng mua bán trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc là việc ký kết hợp đồng giữa cỏc bờn được thực hiện ở những nước khác nhau. Như vậy, theo quy định của Công ước này thì tính chất quốc tế của HĐMBNT bao gồm:
- Chủ thể ký kết là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.
- Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng được di chuyển từ nước này sang nước khác;
- Chào hàng và chấp nhận chào hàng được lập ở các nước khác nhau.
Trường hợp chủ thể ký kết là các cá nhân, không có trụ sở thương mại thì sẽ căn cứ vào nơi cư trú của họ. Vấn đề quốc tịch của các bên ký kết không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài của HĐMBNT.
Công ước Viên năm 1980 của Liên hiệp quốc về HĐMBNT (United nation Convention on international sales of goods, Vienna 1980) chỉ đưa ra tiêu chuẩn để khẳng định tính chất quốc tế của HĐMBNT, đó là các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Tại khoản 3 Điều 1 của Công ước nêu rõ "quy định của cỏc bờn, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng Công ước naỳ". Như vậy, cũng giống như Công ước Lahaye 1964, Công ước Viên 1980 cũng không quan tâm tới vấn đề quốc tịch của cỏc bờn khi xác định yếu tố nước ngoài của HĐMBNT.
Theo Luật Thương mại của Pháp khi xác định tính chất quốc tế của HĐMBNT phải căn cứ vào các tiêu chuẩn kinh tế và pháp lý. Theo tiêu chuẩn kinh tế, một hợp đồng quốc tế là hợp đồng tạo ra sù di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai nước. Theo tiêu chuẩn pháp lý, một hợp đồng được coi là có tính quốc tế nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch của cỏc bờn, nơi cơ trú của cỏc bờn, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vốn thanh toán v.v .
Ở Việt Nam trước khi có Luật Thương mại (1997) khái niệm HĐMBNT (HĐMBQT) được thể hiện trong quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK, ngày 31-7-1991 của Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Thương mại), theo đú tớch chất quốc tế của hợp đồng này gồm 3 tiêu chuẩn:
- Chủ thể của hợp đồng là các bên có quốc tịch khác nhau;
- Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng thông thường được di chuyển từ nước này sang nước khác;
- Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ đối với một trong hai bên ký kết;
Luật Thương mại Việt Nam ban hành tháng 5/1997 không đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể về HĐMBNT mà chỉ đưa ra khái niệm về HĐMBNT với thương nhân nước ngoài "HĐMBNT với thương nhân nước ngoài là HĐMBHH được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài.
Như vậy, cho đến nay luật pháp các nước cũng như các điều ước quốc tế chưa có quan niệm thống nhất về hợp đồng này. Tuy nhiên, từ các khái niệm về HĐMBNT nói trên có thể rót ra các đặc điểm của loại hợp đồng này như sau:
1.2. Đặc điểm.
- Chủ thể của HĐMBNT có thể là tự nhiên nhân (cỏ nhân) National pesson hoặc pháp nhân (legal pesson). Muốn tham gia ký kết HĐMBNT tự nhiên nhân và pháp nhân phải có đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi. Về nguyên tắc, năng lực hành vi của cá nhân do luật của nước mà họ mang quốc tịch quy định. Ví dụ, Điều 488 Bộ luật dân sự Pháp và Luật ngày 5/7/1974 quy định: "Tất cả mọi người trên 18 tuổi vẫn được coi là có năng lực hành vi và đều có thể trở thành thương nhân. Tuy nhiên, những người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng đang bị kết án, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị mất trớ . thỡ vẫn không được coi là có năng lực hành vi".
Năng lực hành vi của pháp nhân cũng được xác định theo luật của nước mà pháp nhân đó mang quốc tịch. Vì vậy, để xác định năng lực hành vi của một pháp nhân trước tiên cần xác định pháp nhân mang quốc tịch nước nào, sau đó căn cứ và pháp luật nước đó để xác định năng lực hành vi cụ thể của pháp nhân đó.
Nói chung, dù là pháp nhân hay tự nhiên nhõn thỡ chủ thể của các HĐMBNT cũng thường là các bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau (trừ doanh nghiệp chế xuất).
- Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng có thể chuyển qua biên giới quốc gia, tức là có thể được chuyển từ nước này sang nước khác.
- Đồng tiền tớnh giỏ và đồng tiền thanh toán giữa các bên mua bán thường là ngoại tệ đối với Ýt nhất một trong các bên ký kết.
Luật điều chỉnh HĐMBNT cũng phức tạp hơn các loại hợp đồng mua bán trong nước. Quyền và nghĩa vụ của cỏc bờn liên quan ngoài việc quy định trong hợp đồng còn có thể được điều chỉnh bởi các Điều ước quốc tế về thương mại, tập quán thương mại quốc tế hoặc Luật Thương mại các quốc gia.
Chính những đặc điểm này đã nói nên tính chất quốc tế của HĐMBNT và đó cũng là tiêu chí để phân biệt loại hợp đồng này với các loại hợp đồng mua bán trong nước và các loại hợp đồng khác .
1.3. Các nguồn luật áp dụng trong hợp đồng mua bán ngoại thương.
Hợp đồng mua bán ngoại thương dù được ký kết dưới bất kỳ hình thức nào, chi tiết đến đâu cũng không thể dự kiến được những vấn đề, những tình huống phát sinh trong thực tế. Nếu như hợp đồng mua bán trong nước thường do luật trong nước điều chỉnh, thì luật điều chỉnh HĐMBNT hết sức đa dạng và phức tạp: Điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán thương mại, thậm chí có thể là án lệ. Luật điều chỉnh HĐMBNT bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình và đó cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh.
* Điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế về ngoại thương là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán ngoại thương. Một khi tranh chấp xảy ra (phát sinh) ở hợp đồng liên quan đến vấn đề không được quy định, hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng, các bên ký kết hợp đồng có thể dùa vào các Điều ước quốc tế về ngoại thương. Do đó, Điều ước quốc tế về ngoại ngoại thương là nguồn luật đầu tiên của HĐMBNT.
Công ước Viên 1980, nú đúng một vai trò quan trọng và được áp dụng một cách rộng rãi trong thương mại quốc tế. Là nguồn luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng mua bán ngoại thương, nếu nó được cỏc bờn dẫn chiếu tới trong hợp đồng. Việt Nam chưa gia nhập Công ước Viờn 1980, nhưng khi ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu chúng ta có thể quy định áp dụng Công ước. Ở Việt Nam các điều ước quốc tế về ngoại thương mà chúng ta tham gia ký kết công nhận hoặc do cỏc bờn dẫn chiếu tới có những quy định trái với luật của Việt Nam thì theo Điều 11 khoản 6 Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa công nghiệp ngày 17/10/1989, Điều 827 khoản 2 Bộ Luật Dân sự Việt Nam, Điều 4 Luật Thương mại Việt Nam có thể giải quyết theo hai cách:
Một là, đối với các điều ước quốc tế về ngoại thương mà Nhà nước đã tham gia ký kết và phê chuẩn, chúng ta sẽ áp dụng những quy định trong điều ước quốc tế.
Hai là, đối với những điều ước quốc tế mà Nhà nước ta chưa tham gia và chưa công nhận, chúng ta có quyền bảo lưu, không áp dụng những quy định trái với luật của Việt Nam.
* Luật quốc gia: Khi cỏc bờn chủ thể của một hợp đồng thoả thuận chọn luật của một nước nào đó thì luật quốc gia đó trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng đó. Luật quốc gia có thể là nước người bán, người mua hoặc là một nước thứ 3 do các bên tham gia hợp đồng thoả thuận. Ở Việt Nam luật áp dụng trong HĐMBNT có Luật Thương mại được Quốc hội khoá IX thông qua và có hiệu lực từ ngày 31/7/1998 và cú cỏc văn bản dưới luật như Nghị định số 57/1998/NĐCP của Chính phủ ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá cho người nước ngoài.
* Tập quá thương mại quốc tế: Cũng là nguồn luật áp dụng đối với HĐMBNT. Đó là những thãi quen được sử dụng một cách thường xuyên trong thương mại quốc tế, có nội dung rõ ràng, cụ thể, được nhiều nước công nhận và áp dụng thống nhất. Nó điều chỉnh một hợp đồng khi có quy định sẽ áp dụng tập quán quốc tế.
Ngày nay trong số cỏc quỏn thương mại quốc tế có vai trò quan trọng của Incoterm (Incoterm 2000) Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam biên soạn và ban hành.
Khi áp dụng Incoterm 2000 cần nắm vững 4 nguyên tắc:
1- Incoterm sẽ có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể của hợp đồng.
2- Phải ghi rõ trong hợp đồng là luôn theo Incoterm nào.
3- Incoterm không giải quyết tất cả các vấn đề cho giải quyết 4 vấn đề: Chuyển rủi ro vào thời điểm nào, ai là người chịu trách nhiệm thông quan hàng hoá, ai phải trả chi phí bảo hiểm, chi phí vận tải.
4- Incoterm không giải quyết tất cả các mối quan hệ.
Ngoài ra, một số nước phương Tây còn đề cao vai trò của cỏc ỏn lệ, đối với các HĐMBNT ở các nước này thực tiễn nền tư pháp có vị trí quan trọng vì khi xảy ra tranh chấp, cỏc bờn thường viện dẫn các bản án trước đây, coi như mẫu mực đối với các tranh chấp. Cơ quan xét xử tham khảo các phán quyết cũ vì họ căn cứ vào đó để xét xử vụ tranh chấp mới.
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các tranh chấp có liên quan đến việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫn tới những tổn thất khụng đỏng cú về kinh tế chính trị, nên khi nhận được thông báo phía đối tác đưa thư tín dụng, bên nhập khẩu cần tiến hành đối chiểu, kiểm tra dùa vào hợp đồng nếu không đúng yêu cầu bên mở L/C sửa lại.
* Kiểm tra tài chính của ngân hàng mở thư:
Nhiều trường hợp thực tế xảy ra do khủng hoảng, do lâm vào tình trạng phá sản ... ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán cho nhà xuất khẩu dẫn đến việc không thu hồi được tiền hàng, vì thế: Nhà xuất khẩu phải kiểm tra tình hình kinh tế của nước sở tại của ngân hàng mở thư, tác phong kinh doanh của ngân hàng... nếu xác định được tình hình tài chính của các ngân hàng này không tốt phải xem xét áp dụng các biện pháp thích hợp.
- Thẩm tra tính chất của thư tín dụng và trách nhiệm thanh toán của ngân hàng mở thư: Thường do ngân hàng của người xuất khẩu thẩm tra, trong thư tín dụng không được dụng chữ "có thể huỷ bỏ" phải có cam kết của ngân hàng mở thư "ngân hàng mở thư đảm bảo thanh toán".
- Thẩm tra số tiền và loại tiền của thư tín dụng.
- Thẩm tra các điều khoản chất lượng, quy cách, số lượng, bao bì hàng hoá.
- Thẩm tra kỳ hạn bốc xếp, kỳ hạn có hiệu lực và địa điểm đến kỳ quy định của thư tín dụng.
- Thẩm tra chứng từ: Nhà xuất khẩu phải phải kiểm tra kỹ các chứng từ cả về nội dung và hình thức mà thư tín dụng đến yờu cõự cung cấp nếu phát hiện thấy có những quy định không bình thường, chẳng hạn yêu cầu hoá đơn thương mại hoặc chứng nhận xuất xứ phải do người thứ ba của phía nước ngoài chứng nhận và phần sau cảng đích ghi trên vận đơn, ghi thêm bến tàu chỉ định nếu cần xử ký thận trọng.
Ngoài ra việc sửa đổi có thể khắc phục cựng cỏc ngành hữu quan như ngân hàng, vận tải, thương kiểm... nghiên cứu đưa ra các biện pháp thoả đáng.
Thuê tàu lùa cước: Tuỳ từng điều kiện giao hàng cụ thể ghi trong hợp đồng mà quy định bên xuất khẩu hoặc bên nhập khẩu thuê tàu. Thông thường điều kiện giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CIF hoặc CFR (cảng đến) thì bên bán phải có trách nhiệm thuê tàu. Đối với các công ty xuất nhập khẩu thông tin về thị trường thuê tàu có thể uỷ thác cho các đại lý hoặc các nhà môi giới tàu biển thì chi phí sẽ rẻ và phù hợp với hàng hoỏ mỡnh định chở.
Giao hàng với tàu: Quy trình bốc xếp thường dễ gây hư hại về hàng hoỏ nờn nhà xuất khẩu phải giám sát và thận trọng bố trí các phương tiện phù hợp đúng thời gian. Sau khi hàng hoỏ đó được đưa lên tàu chủ hàng lấy biên lai thuyền phó rồi đổi lấy vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, tức không có lời phê xấu của chủ tàu về bề ngoài của hàng hoỏ lờn vận đơn.
Các chứng từ hàng hoá: Sau khi bốc xếp hàng hoá xuất khẩu xong, công ty xuất khẩu cần viết chính xác các loại chứng từ theo quy định của thư tín dụng, chứng từ sẽ được chuyển đến ngân hàng mở L/C của nước nhập khẩu, ngân hàng này sẽ căn cứ vào L/C của nhà nhập khẩu đã được mở và các chứng từ chuyển đến nếu hợp lệ, qua kiểm tra không sai sót thì sẽ chuyển tiền đến ngân hàng của nước xuất khẩu.
* Các chứng từ gồm có:
- Hối phiếu, hoá đơn, vận đơn, đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ, chứng từ chế độ ưu đãi phổ biến, phiếu đóng gói và phiếy trọng lượng, giấy chứng nhận kiểm nghiệm.
- Việc kiểm tra chứng từ nếu phát hiện những chỗ sai sót do nhân viên của các cơ quan thành lập chứng từ gây ra, tạo cơ sở cho nhà nhập khẩu vì những lý do khác nhau: biến động thị trường, muốn trả chậm tiền hàng, gây khó khăn cho nhà xuất khẩu như không chấp nhận thanh toán, bắt sửa như tăng chi phí, giảm lợi nhuận...
2.2.2. Rủi ro trong nhập khẩu.
Thông thường người nhập khẩu Ýt bị rủi ro hơn người xuất khẩu. Nhưng đối với các đơn vị nhập khẩu Việt Nam thường gặp những trường hợp rủi ro sau:
Ở Việt Nam các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho sản xuất, một phần nhỏ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước: máy móc, trang thiết bị hiện đại, nguyên liệu cao trong nước chưa sản xuất được, các hàng tiêu dùng chất lượng cao... Việc nhập khẩu thường ở dạng hợp đồng uỷ thác nhập cho các đơn vị, công ty, cơ quan trong nước.
- Các mặt hàng nhập khẩu thường có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, trình độ của người ký kết hợp đồng và cơ quan nghiệm thu hàng hoá chưa theo kịp. Nên khi hàng hoá nhập khẩu về, hay máy móc đã qua sử dụng chỉ khi kết thúc hợp đồng, hàng hoỏ đó được bàn giao cho các đơn vị uỷ thỏc, thỡ trong quá trình sử dụng mới phát hiện được máy móc lỗi thời, có nhiều bộ phận bị hỏng húc... Việc thay thế các bộ phận khác thường phải nhập khẩu từ chính công ty đó bỏn với giá đắt. Mặt khác hợp đồng đã chấm dứt nên những rủi ro do những người nhập khẩu phải chịu.
Ví dụ: ở Việt Nam đã có rất nhiều trường hợp xảy ra như trên, đặc biệt trong việc mua bán cỏc dõy truyền sản xuất xi măng.
Muốn khắc phục chỉ bằng cách các đơn vị nhập khẩu phải tỡm cỏc chuyên gia giỏi am hiểu sâu sắc về thương phẩm hàng hoá định giao dịch để tìm đối tác ký kết hợp đồng, phải nắm vững được các thông tin về thị trường, về đối tác và chuyên môn về nghiệm thu hàng.
- Rủi ro do không thực hiện đúng hợp đồng của bên nhập khẩu. Vì những ký do khác nhau như bất khả kháng, do phương tiện vận tải, do nhà xuất khẩu làm xho hàng hoá bị mất mát, không đúng thời gian quy định, chất lượng không đúng hợp đồng. Mặt khác công ty nhập khẩu lại ký hợp đồng với các đơn vị trong nước để bán hàng hoá nhập khẩu của công ty. Tức trong nghiệp vụ này có sự bàn giao tay ba về hàng hoá, do sù vi phạm của nhà xuất khẩu hoặc phương tiện vận tải dẫn đến việc nhà nhập khẩu vi phạm hợp đồng với các đơn vị trong nước.
- Để giải quyết tranh chấp cũng như những tổn thất về hàng hoá trong trường hợp này nhà nhập khẩu phải chứng minh cho chủ thể mua hàng của mình biết là nguyên nhân do bên thứ ba vi phạm hợp đồng và chứng minh cho bên xuất khẩu biết vì sự vi phạm hợp đồng của họ dẫn đến việc nhà nhập khẩu phải bồi thường cho thoả đỏng cỏc bên trên cơ sở này căn cứ là điều khoản thưởng phạt trong các hợp đồng đã ký.
2.3.3. Rủi ro trong phương thức thanh toán.
Trong phần rủi ro trong xuất khẩu đã trình bày về rủi ro trong phương thức thanh toán thư tín dụng. Nhưng đây là vấn đề rất quan trọng vì phương thức thanh toán sẽ quyết định các bên có cố gắng thực hiện hợp đồng, cũng như thắng thua trong tranh chấp khi xảy ra rủi ro. Vì người cầm tiền thường nắm phần thắng trong tay và Ýt bị chịu rủi ro hơn.
* Đồng tiền thanh toán.
Đồng tiền thanh toán phổ biến thường là các tiền tệ mạnh: Franch, Mỏc. Yờn Nhật, Bảng Anh... nhưng bản thân việc sử dụng các đồng tiền này vẫn phải chịu các rủi ro nhất định do giá trị của các đồng tiền thường xuyên thay đổi (do thả nổi tiền tệ của Chính phủ). Mặt khác trong thanh toán quốc tế, tiền tín dụng được sử dụng rất phổ biến bao gồm: hối phiếu, ký phiếu, ngân phiếu, séc, đó là những giấy chứng nhận xác định nợ, xác định thanh toán bản thân nó chức một đồng tiền quốc gia nhất định để thanh toán vì vậy tiền tín dụng so với các đồng tiền quốc gia được thừa nhận là được phép lưu hành quốc tế thì Ýt có sự bảo đảm hơn cho nên khả năng rủi ro còng cao hơn nhưng do tính thuận tiện và tính dễ vận chuyển mà do đó tiền tín dụng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. Những đấy chỉ là rủi ro do đồng tiền thanh toán mang lại, các bên phải chấp nhận việc hạn chế rủi ro chỉ bằng cách thoả thuận với nhau một đồng tiền mạnh để thanh toán và áp dụng một số biện pháp bảm đảm, ví dụ như: lấy vàng làm thước đo giá trị để khi thanh toán quy đoỉo ra tiền... Còn tín dụng cỏc bờn khithanh toỏn nờn kiểm tra kỹ về tính pháp lý, tính hợp pháp của các tiền tín dụng, khả năng bảo đảm chắc chắn của tiền tệ, khả năng thanh toán của cỏc bờn...
- Các phương thức thanh toán chủ yếu hiện nay trong buôn bán quốc tế tuỳ thuộc vào mối quan hệ của các chủ thể ký kết hợp đồng mà chọn cho mình phương thức thanh toán thích hợp.
a. Gửi tiền:
Gửi tiền bằng M/T, T/T, D/D là bên thanh toán chủ động gửi số tiền cho người nhận thông qua ngân hàng hoặc các con đường khác. Trong buôn bán quốctế thường áp dụng phương thức này trong các nghiệp vụ như thanh toán trước tiền hàng, thanh toán cùng đơn đặt hàng, bán chịu. Đặc điểm là đề cao thiện chí của cỏc bờn với sự tin tưởng cao, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, đây là phương thức Ýt chắc chắn nhất. Trong trường hợp bên nhận tiền trước, giao hàng sau thì có lợi cho bên bán: vốn không bị ứ đọng. Ngược lại, bên mua chịu sự rủi ro rất cao. Nếu bên bán cố tình trì hoãn việc giao hàng hoặc có tranh chấp xảy ra bên mua thường bất lợi. Tức bên mua không có một sự đảm bảo trong trường hợp này.
Trong trường hợp buôn bán chịu đối với bên bán, tức là giao hàng trước nhận tiền sau, bên bán không những bị chậm vốn mà còn chịu rủi ro do bên mua không thanh toán. Do đó bó bất lợi cho bên bán, có lợi cho bên mua.
Phương thức này chỉ áp dụng trong các trường hợp cỏc bờn cực kỳ tin tưởng nhau như có quan hệ liên doanh. Trên thực tế phương thức này Ýt áp dụng.
b. Uỷ thác nhận tiền (nhờ thu).
Là một phương thức thanh toán trong đó người chủ nợ (người xuất khẩu) đưa hối phiếu uỷ thác ngân hàng tính tiến hàng từ phía người nợ (nhập khẩu), có hai loại uỷ thác: Nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Trong phương thức thanh toán này nhà xuất khẩu phải chịu rủi ro nếu hàng nhập khẩu phá sản hoặc mất khả năng thanh toán nợ, người xuất khẩu có thể không thu được về hoặc thu về chậm tiền hàng, sau khi người nhập khẩu từ chối thanh toán nợ, nếu người nhập khẩu không muốn nhận hàng. Khi đó hàng hoá của người xuất khẩu đã đến nơi, nép thuế quan nhập khẩu, kho bãi, bảo hiểm, chuyển bán dẫn tới bán đấu giá với thấp, hoặc bị gửi về trong nước. Trong trường hợp giao hoá đơn chấp nhận, sau khi người nhập khẩu nhận được hàng, việc đến kỳ hạn người nhập khẩu không thanh toán, người xuất khẩu sẽ bị tổn thất toàn bộ tiền hàng, do đó rủi ro của giao hoá đơn chấp nhận lớn hơn so với giao hoá đơn thanh toán. Ngược lại, trong phương thức này người nhập khẩu thì rất có lợi, anh ta không những được thủ tục xin mở thư tín dụng, không cần đặt tiền thanh toán ngân hàng trước, giảm chi phí mà còn có lợi cho lưu thông và chu chuyển vốn. Chính từ những đặc điểm trên phương thức này rất được nhiều công ty xuất khẩu áp dụng, nó kích thích được việc bán hàng tức khuyến khích việc mua hàng của các hãng nhập khẩu. Đây là phương pháp của các hãng xuất khẩu tiêu thụ hàng tồn kho và tăng cường cạnh tranh đối ngoại.
c. Thanh toán thư tín dụng (được trình bày ở phần trên)
III. Tranh chấp.
1. Tranh chấp:
Thuật ngữ “tranh chấp” nói chung được hiểu là sự mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa người mua và người bán. Những bất đồng đó liên quan đến việc giải thích không giống nhau về nội dung các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, hoặc liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ của một bên (người bán hoặc người mua).
Nhìn chung các nhà kinh doanh đều coi thị trường và khách hàng là các yếu tố sống còn đối với hoạt động kinh doanh của mình, vì thế họ luon mong muốn tạo được và duy trì chữ "tín" với khách hàng. Song, các tranh chấp từ HĐMBNT trên thực tế là điều khó tránh khỏi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp có thể chia làm hai nhóm chớnh là nguyên nhân khách quan và các nguyên nhân chủ quan.
a. Các nguyên nhân khách quan: Đây là các nguyên nhân xảy ra nằm ngoài ý muốn chủ quan của các bên ký kết. Các nguyên nhân đó thường là:
+ Yếu tố văn hoá: Truyền thống văn hóa của mỗi dõn tộc cũng như đời sống văn hoá hiện tại ảnh hưởng rất lớn đến nhạan thức, hành vi và cách xử sự của con người. Trong kinh doanh quốc tế cũng vậy, các nhà kinh doanh thường ở xa nhau, Ýt có điều kiện gặp gỡ thường xuyên và nếu có dịp gặp nhau thì lại bị những khó khăn về văn hoá ứng xử ngăn trở. Kinh nghiệm của nhiều thương gia cho thấy lời hứa trong kinh doanh có mức độ tin cậy khác nhau tuỳ thuộc vào nguồn gốc văn hoá. Lời hứa của giới kinh doanh Mỹ được coi là lời cam kết thực sự. Người Mỹ hứa điều gì thì đều hoàn toàn có thể tin tưởng rằng họ sẽ thực hiện bằng mọi cách. Điều này xuất phát từ lối sống thực dụng và tự tin của họ. Nhưng đối với các thương gia Pháp và các nước Châu Âu khỏc thỡ lời hứa chỉ mang tính xã giao.
+ Yếu tố ngôn ngữ: Sự bất đồng về ngôn ngữ trong kinh doanh làm cho sự hiểu biết của cỏc bờn không giống nhau, là nguyên nhân thưỡng xuyên dẫn đến các tranh chấp xảy ra. Trong kinh doanh thương mại quốc tế các thứ tiếng Anh, Pháp được sử dụng khá phổ biến để làm cầu nối giữa các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các ngôn ngữ này trong giao dịch thông thường đôi khi cũng còn gây ra những hiểu nhầm, hiểu sai ý tưởng của nhau huống chi là trong kinh doanh cần phải sử dụng thứ ngôn ngữ thương mại và luật pháp chặt chẽ, chính xác, nhiều khi còn cầu kỳ, khó hiểu như các cụm từ chuyên môn, thuật ngữ rút gọn theo tập quán, các từ viết tắt v.v. làm cho các thương gia hiểu không chính xác nội dung giao dịch. Và không phải tất cả các nhà kinh doanh đều sử dụng thành thạo ngoại ngữ , thậm chí họ còn phải sử dụng cả “ ngôn ngữ ” điệu bộ.
+ Yếu tố thông tin: Thông tin mà các nhà kinh doanh quan tâm là những tin tức liên quan đến thị trường, giá cả, khách hàng. Hiện nay thông tin không còn là vấn đề nan giải trên thế giới. Tuy nhiên , vẫn còn có sự cách biệt về mạng lưới thông tin sẵn có giữa các nước. Không phải ở đâu các nhà kinh doanh cũng đều có điều kiện tiếp cận đầy đủ mọi thông tin chính xác mà họ cần. Hiện tượng công ty ma, công ty đang lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, hàng hoá vận chuyển lòng vòng hay hàng hoá kém phẩm chất v.v. khá phổ biến nhưng các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu lại chỉ phát hiện ra khi thực hiện hợp đồng, một phần là do thông tin không kịp thời hoặ thiếu chính xác.
+ Yếu tố luật pháp và tập quán thương mại: Luật pháp điều chỉnh HĐMBNT ngày càng đầy đủ , song mỗi hệ thống pháp luật lại có những đặc điểm riêng. Hệ thống luật lục địa, điển hình là Pháp, Đức đều được văn bản hoá tỉ mỉ, chính xác và không nhấn mạnh vai trò của tiền lệ pháp. Trái lại, hệ thống của luật Anh - Mỹ Ýt được pháp điển hoá nhưng lại nhấn mạnh vai trò của tiền lệ pháp. Vì vậy, cùng một vấn đề liên quan đến HĐMBNT nhưng luật mỗi quốc gia có thể có những quy định , có cách giải thích khác nhau . Các văn bản luật (đạo luật, Bộ luật ) thì Ýt thay đổi nhưng các văn bản dưới luật thường hay thay đổi. Bên cạnh đú cỏc tập quán thương mại trên thế giới cũng như ở các khu vực cũng rất phong phú và phức tạp. Do vậy, nếu cỏc bờn ký kết không nắm bắt kịp thời và đầy đủ sự thay đổi của các quy phạm pháp luật, các tập quỏn thương mại thì sẽ khó tránh khỏi các tranh chấp phát sinh.
+ Yếu tố cung cầu trên thị trường: Quan hệ cung cầu trên thị trường có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì thế khi quan hệ cung cầu biến động theo chiều hướng bất lợi cho mét trong các bên ký kết thì rất có thể đẩy họ vào tình thế chấp nhận vi phạm hợp đồng. Do vậy, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp giữa các chủ thể của HĐMBNT.
b. Nguyên nhân chủ quan:
Xét về mặt chủ quan thì sự khác biệt về quyền lợi giữa người mua và người bán chính là nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tranh chấp giữa cỏc bờn. Những điều có lợi cho người bán thì có thể trở thành bất lợi đối với ngườoi mua và ngược lại. Trong kinh doanh các bên ký kết đều muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong mỗi thương vụ. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà cỏc bờn mong đợi trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng. Mặt khác, để tận dụng cơ hội kinh doanh nhiều khi các nhà kinh doanh dám chủ động vi phạm các điều khoản trong hợp đồng và sẵn sàng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết khi cân nhắc hiệu quả kinh doanh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nói cách khác, chớnh cỏc bờn đó chủ động gây ra tranh chấp.
Như vậy các tranh chấp từ HĐMBNT có thể phát sinh do các nguyên nhân khác nhau. Để bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của mỡnh cỏc bên phải tìm ra các biện pháp giải quyết có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trước khi lùa chọn các phương pháp giải quyết tranh chấp cần phải hiểu rõ các loại tranh chấp có thể phát sinh từ HĐMBNT.
2. Phân loại tranh chấp
2.1. Các tranh chấp có liên quan đến việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.
2.1.1 Tranh chấp liên quan đến cơ sở pháp lý hợp đồng:
Việc ký kết HĐMBNT trước hết phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, theo đó hợp đồng trước tiên phải thể ý chí thực, ý chí tự nguyện của các bên ký kết, đú chớnh là sự thuận mua vừa bán. Bên bán tự nguyện thoả thuận bán và bên mua tự nguyện mua. Để đảm bảo nguyên tắc tù nguyện đú thỡ hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý khi nú khụng vi phạm các trường hợp pháp luật ngăn cấm như sau:
a. Hợp đồng ký kết do có sự cưỡng bức hoặc đe doạ:
Cưỡng bức, đe doạ là sự tác động về thể chất hoặc tinh thần làm cho đối phương buộc phải ký kết hợp đồng ngoài ý muốn của họ. Sự cưỡng bức đó có thể là sự tác động về thể chất như chuốc rượu cho người giao kết bị say để họ ký kết hợp đồng trong tình trạng mất tỉnh táo, hoặc dùng áp lực tinh thần buộc đối phương phải chấp nhận ký hợp đồng với những cam kết bất lợi cho họ. Khi đú dự hợp đồng được thành lập với đầy đủ mọi yếu tố hợp pháp khỏc thỡ vẫn bị coi là vô hiệu.
b. Có sự lừa dối:
Lừa dối là hành vi có tính chất gian trá cố ý như bịa đặt công ty giả, đưa ra các chứng từ, tài liệu giả về khả năng tài chính của công ty hoặc cố ý dấu giếm khuyết tật của hàng hoá để làm cho đối phương ký kết hợp đồng, Ví dụ, máy móc thiết bị đã qua sử dụng nhưng người bán tân trang lại để lừa dối người mua đó là máy móc thiết bị mới. Những hành vi lừa dối như vậy cũng sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
c. Có sự nhầm lẫn:
Nhầm lẫn là hành vi có tính khách quan (vô ý) khiến cho một hoặc cả hai hai bên hiểu sai lệch bản chất của vụ việc, do vậy cũng không thể dẫn đến một sự thoả thuận tự nguyện , không thể coi là ý chí thực hai bên. Ví dụ, theo quy ước ở các nước phương Tây thì dấu chấm (.) được sử dụng để phân biệt các chữ số hàng thập phân, chẳng hạn :1.00, thì ở Việt Nam dấu chấm lại được dùng để tách biệt giữa chữ số hàng ngàn trở lên với chữ số hàng trăm, chẳng hạn:1.000, nên rất có thể gây nhầm lẫn khi ký kết và thực hiện hợp đồng. Vì thế khi ký kết hợp đồng để tránh sự nhầm lẫn này cỏc bên thường phải ghi thêm bằng chữ.
2.1.2. Tranh chấp về địa vị pháp lý của các chủ thể:
Chủ thể của HĐMBNT có thể là các tự nhiên nhân hay các pháp nhân có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, trong khi luật cac nước quy định không giống nhau về địa vị pháp lý của họ. Vì thế khi đàm phán ký kết hợp đồng cần xác định xem địa vị pháp lý của họ như thế nào, người tham gia ký kết hợp đồng với mình có đủ thẩm quyền hay không, người đó nhân danh mình hay đại diện cho người khác .
Tự nhiên nhân (Natural Person) muốn tham gia quan hệ HĐMBNT phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật . Năng lực pháp luật của tự nhiên nhân thường bắt đầu từ khi sinh ra và chỉ kết thúc khi họ chết đi. Còn năng lực hành vi của tự nhiên nhân chỉ bắt đầu phát sinh khi công dân đến tuổi thành niên theo quy định của pháp luật. Bởi vì đú chớnh là khả năng hửong quyền và thực hiện theo quy định thông qua hành vi của chính bản thân họ.
Pháp nhân (Legal Person) là một tổ chức thành lập theo luật pháp và được dùng danh nghĩa riêng cuả mình trong quan hệ kinh doanh. Thông thường theo quy định của pháp luật một tổ chức muốn thừa nhận là pháp nhân phải có đủ 4 điều kiện:
- Đó phải là tổ chức thống nhất , được thành lập một cách hợp pháp
- Tổ chức đó phải có tài sản riêng;
- Tổ chỳc đú phải có khả năng chịu trách nhiệmmbằng tài sản riêng;
- Tổ chức đó phải có quyền hành động với danh nghĩa riêng của mình, có thể ra trước toà với tư cách nguyên đơn hoặc bị đơn
Khi có đủ 4 điều kiện trờn thỡ cỏc pháp nhân được coi là có năng lực chủ thể đẻ ký kết các HĐMBNT. Tuy nhiên, trong quan hệ mua bán quốc tế thì địa vị pháp lý của các pháp nhân cũng là vấn đề khá phức tạp. Nhìn chung luật pháp các nước đều quy định địa vị pháp lý của cac pháp nhân được xác định theo luật quốc tịch. Tức là, pháp nhân mang quốc tịch nước nào thì địa vị pháp lý của nó do pháp luật nước đó quy định. Thế nhưng, việc xác định quốc tịch cho pháp nhân lại được quy định không giống nhau trong luật pháp các nước. Theo luật của Pháp, Đức và một số nước khác, pháp nhân đặt trung tâm quản lý ở nước nào thì mang quốc tịch của nước đó, không phân biệt nơi đăng ký thành lập hay tiến hành hoạt động của pháp nhân.
Khác với luật của Pháp, Đức, pháp luật của Anh và Mỹ lại quy định rằng quốc tịch của pháp nhân tuỳ thuộc vào năng đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập, bất kể nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi hoạt động của nó.
Pháp luật của một số nước Trung Cận Đông như Ai Cập, Xiri v.v. lại quy định áp dụng nguyên tắc quốc tịch pháp nhân tuỳ thuộc vào nơi có trung tâm hoạt động của pháp nhân, bất kể nơi đặt trụ sổ chính hay nơi đăng ký điều lệ của chính pháp nhân khi thành lập .
Ở Việt Nam, các pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam, đồng thời cũng đặt trụ sở và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Những pháp nhân đó được công nhận là mang quốc tịch Việt Nam. Tất cả những pháp nhân không mang quốc tịch Việt Nam đều được coi là pháp nhân nước ngoài .
Do quy định của các nước về nguyên tắc xã định quốc tịch của pháp nhân không giống nhau nên trong thực tiễn khó tránh khỏi trường hợp một phấp nhân được hai hay nhiều nước coi là pháp nhân mang quốc tịch nước mình. Vì vậy trong việc giao kết HĐMBNT rất dễ xảy ra tranh chấp về địa vị pháp lý pháp lý của các chủ thể nói chung và của các pháp nhân nói riêng.
2.1.3. Các tranh chấp về nội dung của hợp đồng:
Nội dung hợp đồng chính là sự thoả thuận cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết. Đõy chớnh là các điều khoản mà cỏc bờn thoả thuận với nhau. Căn cứ vào tính chất vai trò của các điều khoản, nội dung của HĐMBTMQT mà có thể chia làm ba loại điều khoản là điều khoản chủ yếu, điều khoản thông thường và điều khoản tuỳ nghi. Trong đó các điều khoản chủ yếu là quan trọng nhất, nhưng cũng thường xảy ra tranh chấp nhất. Điều khoản chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng, nếu thiếu một trong các điều khoản đú thỡ hợp đồng không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên luật pháp các nước quy định về các điều khoản này không giống nhau.
- Theo luật Anh - Mỹ, điều khoản chủ yếu của một HĐMBTMQT là đối tượng hợp đồng. Như vậy, khi ký hợp đồng cỏc bờn chỉ cần thoả thuận xong đối tượng hợp đồng thì coi như hợp đồng đã được thành lập, cũn cỏc điều khoản khác có thể quy định sau.
- Theo luật của Phỏp, Tõy Đức, Nhật... thì điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm đối tượng và giá cả.
- Luật pháp các nước Đông Âu quy định điều khoản chủ yếu của hợp đồng gồm đối tượng, giá cả và thời hạn giao hàng.
Ở Việt Nam, theo Quy định số 299 TMDL/XNK thỡ cỏc điều khoản chủ yếu của hợp đồng MBTMQT bao gồm:
(1) Đối tượng của hợp đồng (Tên hàng; Số lượng; Quy cách phẩm chất);
(2) Giá cả và thanh toán;
(3) Thời hạn, địa điểm giao hàng và điều kiện cơ sở giao hàng.
Theo Công ước Viên năm 1980 thì một đề nghị ký kết hợp đồng đủ chính xác là: tên hàng hoá, số lượng và giá cả.
Như vậy, luật quốc gia của các nước cũng như Công ước Viên 1980 đều thống nhất tính hiệu lực của HĐMBNT phải bao gồm các điều khoản chủ yếu, nếu thiếu một trong các điều khoản đú thỡ hợp đồng sẽ không có hiệu lực cho dù cỏc bờn đó ký kết. Nhưng, vấn đề điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm những điều khoản nào thì chưa được các nguồn luật thống nhất. Vì thế, trong mua bán quốc tế có trường hợp hợp đồng được coi là đã ký kết theo luật nước này, nhưng lại chưa được ký kết theo luật nước khác. Trong những trường hợp như vậy mà cỏc bờn không có cách giải quyết thích hợp thì tranh chấp về noọi dung hợp đồng xảy ra là điều khó tránh khái.
2.1.4. Tranh chấp về hình thức của hợp đồng:
Hình thức của hợp đồng là cách thức mà cỏc bờn thể hiện ý chí của mình. Luật pháp các nước cũng quy định không thống nhất về vấn đề này. Theo luật Anh - Mỹ thì hình thức văn bản là bắt buộc khi đối tượng hợp đồng có trị giá trên 10 bảng Anh (luật Anh), hoặc 500 USD (Bộ Luật Thương mại thống nhất Mỹ).
Theo tập quán thương mại quốc tế hầu hết các hợp đồng được lập thành văn bản và hợp đồng được thiết lập khi hai bên ký vào văn bản. Nhưng Công ước Viên 1980 lại chấp nhận một giải pháp rất thoáng về hình thức hợp đồng: hợp đồng không cần phải lập thành văn bản hay ghi nhận bằng văn bản và không bị chi phối bởi một điều kiện nào về hình thức, các bên có thể chứng minh bằng mọi cách, kể cả nhân chứng.
Theo quy định của Việt Nam, HĐMBNT cũng như mọi sửa đổi, bổ sung hay thoả thuận chấm dứt hợp đồng đều phải làm bằng văn bản. Do những quy định khác nhau trong luật hỏp cỏc nước, cũng như trong các điều ước quốc tế về hình thức hợp đồng nên trong giao dịch nếu cỏc bờn khụng thoả thuận cụ thể về vấn đề này thì tranh chấp xảy ra là điều dễ hiểu.
2.1.5. Tranh chấp liên quan đến hiệu lực pháp lý của đơn chào hàng và thời điểm ký kết hợp đồng:
Khi cỏc bờn giao dịch không trực tiếp gặp nhau để đàm phán ký kết hợp đồng mà áp dụng phương pháp đàm phán gián tiếp qua thư tín thì một vấn đề rất quan trọng được đặt ra là phải xác định khi nào đơn chào hàng cũng như chấp nhận chào hàng có hiệu lực pháp luật, và hợp đồng được coi là ký kết vào thời điểm nào? Bởi vì, vấn đề này chưa có sự quy định thống nhất giữa luật pháp các nước cũng như trong tập quán thương mại quốc tế. Trước hết, một chào hàng muốn có hiệu lực phải có nội dung xác thực, nghĩa là phải có nội dung tối thiểu - bao gồm các điều khoản cơ bản của một HĐMBNT như phần trên đó nờu.
Thứ hai, người chào hàng có thể huỷ đơn chào hàng hay không, sự ràng buộc của họ với đơn chào hàng thế nào, sau khi đã chấp nhận đơn chào hàng người được chào hàng có thể rút lại đơn chào hàng hay không?
Luật của Anh, Pháp, Mỹ đều quy định chào hàng có thể bị huỷ bỏ nếu chưa được bên kia chấp nhận. Bởi một ý chí đơn phương không có hiệu lực ràng buộc. Để một hành vi pháp lý được thiết lậpcần phải có sự thoả thuận có ý chí của cả hai bên, chứ không chỉ của một bên. Nhưng luật của Thuỵ sĩ, CHLB Đức và các nước Bắc Âu lại ủng hộ quan điểm chào hàng không bị thu hồi hay huỷ bỏ. Người được chào hàng phải được đảm bảo rằng nếu họ chấp nhận kịp thời thì hợp đồng được thiết lập.
Tập quán thương mại quốc tế phân biệt chào hàng thành hai loại là chào hàng cố định và chào hàng tự do. Chào hàng tự do là lời đề nghị không chắc chắn về việc ký kết hợp đồng, nú khụng ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng. Do vậy, việc chấp nhận chào hàng của người được chào hàng cũng không làm cho hợp đồng được coi là đã ký kết, mà còn phụ thuộc vào sự xác nhận lại của người chào hàng. Còn chào hàng cố định là một đề nghị chắc chắn về việc ký kết hợp đồng, nó ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng đối với những cam kết của mình trong thời hạn hiệu lực của đơn chào. Trong thời hạn này nếu người được chào hàng chấp nhận lời chào hàng thì hợp đồng được ký kết. Nếu trong đơn hàng không quy định thời hạn hiệu lực cụ thể thì đó là thời hạn hợp lý phụ thuộc vào khoảng cách giữa người chào hàng và người được chào hàng, hoặc phụ thuộc vào tập quán thương mại về hàng hoá và thị trường. Vì vậy, khi người được chào hàng đã chấp nhận chào hàng thì phải coi như hợp đồng đã được thiết lập. Nếu người chào hàng không thực hiện hợp đồng thì coi như họ vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm đối vơớ sự vi phạm đó.
Như vậy, một chào hàng muốn có hiệu lực phải có đủ 3 điều kiện: htể hiện ý muốn ký kết hợp đồng của người chào hàng, có nội dung xác thực và phải được truyền đạt tới tận tay người được chào hàng.
Chấp nhận chào hàng là sự thể hiện ý muốn ký kết hợp đồng của người được chào hàng. Chấp nhận chào hàng thường chỉ dẫn đến việc hợp đồng được coi là đã ký kết khi người được chào hàng chỏp nhận vô điều kiện nội dung đơn chào hàng và hành vi chấp nhận diễn ra trong thời hạn quy định của đơn chào hàng. Ngược lại, nếu người được chào hàng lại sửa đổi, bổ sung đơn chào hàng dù chỉ một phần thì đơn chấp nhận chào hàng đó sẽ trở thànhmột chào hàng mới từ phái người được chào hàng ban đầu. Ví dụ, một xí nghiệp hoá chất của Ba Lan gửi cho công ty X của Việt Nam một đơn chào hàng có giá trị đến ngày 30/5. Ngày 26/5 Công ty X gửi thư chấp nhận chào hàng trong đó chấp nhận các điều khoản khác, trừ một điều khoản về việc trả tiền bằng USD và đè nghị giảm giá. Sau đó ngày 30/5 Công ty X lại chỏp nhận toàn bộ chào hàng ban đầu. Trong khoảng thời gian từ 26/5 đến 30/5 bên chào hàng đó bỏn lô hàng đó cho người mua khác, vì xem thư chấp nhận ngày 26/5 là một lời từ chối đơn chào hàng. Công ty X khiếu nại đòi bồi thường vì cho rằng thư chấp nhận của mình đến đúng hạn (30/5) theo quy định của đơn chào hàng ban đầu. Còn người chào hàng Ba Lan lại lập luận rằng thư chỏp nhận đề ngày 26/5 có sửa đổi làm cho chào hàng ban đầu vô hiệu, do vậy người chào hàng có quyền bán lô hàng đó cho người mua khác. Như vậy, một chấp nhận chào hàng muốn có hiệu lực phải hội đủ các yếu tố: là sự chấp nhận toàn bộ nội dung đơn chào hàng, hành vi chấp nhận phải thực hiện trong thời hạn hiệu lực của đơn chào, đơn chấp nhận phải do chính người được chào hàng chấp nhận và được truyền đạt đến tay người chào hàng.
Thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng cũng là vấn đề cần lưu ý, vỡ nú liên quan đến việc áp dụng luật cho hợp đồng khi giải quyết tranh chấp phát sinh, đặc biệt trong trường hợp hợp đồng quy định áp dụng quy tắc “luật nơi ký hợp đồng” (Lex loci contractus), và có thể liên quan đến thẩm quyền của cơ quan tài phấn, cỏch tớnh giỏ trờn thị trường, thời điểm giao hàng và di chuyển rủi ro của hàng hoá. Trong tập quán tthương mại quốc tế hiện có hai thuyết thường được áp dụng để giải quyết vấn đề này là thuyết tống phát và thuyết tiếp thu.
Thuyết tống phát xác định thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo thời điểm người được chào hàng gửi đi lời chấp nhận chào hàng. Các nước Anh, Mỹ Nhật, Thuỵ sĩ... ủng hộ quan điểm này.
Thuyết tiếp thu được áp dụng ở các nước như Pháp, Đức, áo..., theo đo thời điểm hiệu lực của hợp đồng xác định theo thời điểm người chào hàng nhận được thư chấp nhận chào hàng từ phái người được chào hàng.
Luật Thương mại Việt Nam còng quy định theo thuyết tiếp thu: “Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được coi là đã ký kết kể từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện đã ghi trong chào hàng trong thời hạn trách nhiệm của người chào hàng”. Vì thế các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu Việt nam cần lưu ý khi giao dịch với ban hàng các nước Anh, Nhật, Mỹ, Thuỵ sĩ...để xác định chính xác hiệu lực của đơn chào hàng cũng như thời điểm hợp đồng được coi là đã ký kết.
Công ước Viên 1980 cũng đề cập đến vấn đề này. Đối với chào hàng Công ước nêu ra các điều kiện của thư chào hàng như phải có địa chỉ người nhận, đủ chính xác (đối tượng, số lượng, giá cả) và ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong tường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Chào hàng không thể huỷ bỏ nếu nó chỉ rõ một thời hạn xác định hoặc bằng một cách khác chỉ ra là nó không thể bị thu hồi. Song, thư chào hàng có thể bị huỷ bỏ nếu thông báo về việc huỷ bỏ đó đến người được chào hàng trước hoạc cựng lỳc với chào hàng hoặc trước khi người này chấp nhận.
Công ước này cũng cho phép việc chấp nhận có thể sửa đổi, bổ sung, nếu sự sửa đổi bổ sung đó không làm thay đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng. Còn nếu sự sửa đổi bổ sung làm thay đổi nội dung cơ bản của chào hàng thì chấp nhận đó trở thành đơn chào hàng mới. Về thời điểm ký kết hợp đồng Công ước Viên cũng giải thích theo thuyết tiếp thu.
Từ những điểm phân tớch trờn cho thấycỏc bờn tham gia ký kết hợp đồng rất dễ gặp phải tranh chấp, bất đồng xuất phát từ quan điểm đối lập về chào hàng, chấp nhận chào hàng và thời điểm thành lập hợp đồng. Cách quan niệm và giải thích khác nhau giữa luật pháp các nước và các điều ước quốc tếvề các vấn đề này làm cho các bên trong hợp đồng có cách hiểu khác nhau, và do vậy các tranh chấp liên quan đến những vấn đề nói trên rất dễ phát sinh. Sau đây là một ví dụ minh hoạ. Ngày 18/4/1989 Công ty petrolex (Việt Nam) ký phát một đơn chào hàng cố định chào bán dầu thô cho Công ty IPI cuả Pháp. Nội dung đơn chào hàng gồm: tên hàng, số lượng, phẩm chất, giá cả, thời hạn giao hàng và có hiệu lực đến ngày 22/4/1989. Đến 16h30 ngày 21/4 do biết ngày hôm sau là chủ nhật nên Petrolex thảo sẵn điện báo tin cho IPI biết việc chấp nhận của bên mua đến chậm, mặc dù chưa nhận được điện chỏp nhận! Nhưng do bộ phận phụ trách fax nghỉ việc nên bức điện đó lại được gửi đi vào ngày 23/4/1989. Vào 23h18’ ngày 21/4 IPI gửi cho Petrolex một bức điện với nội dung: “chấp nhận đề nghị ngày 18/4/1989 của bên bán về việc giao hàng vào tháng 6, 7, 8/1989, đông thời sẽ quay lại vấn đề này với chương trình bốc dỡ cụ thể”. Phía Petrolex cho rằng chấp nhận vào đêm thứ 7 là chậm nên hợp đồng không được coi là đã ký kết, và do vậy không giao hàng. Ngược lại, IPI cho rằng thư chấp nhận đến trước một ngày nên hợp đồng dã được thành lập, và họ đã kở L/C, nhưng Petrolex vẫn không giao hàng, do vậy IPI đòi huỷ hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại. Trước Uỷ ban trọng tài IPI lập luận rằng họ đã chấp nhận đúng thời hạn quy định trong đơn chào hàng nên hợp đồng đã được thành lập, vì thế nếu Petrolex không giao hàng thì sẽ phải bồi thường thiệt hại bị lỡ là 47.600 USD. IPI còn phê phán Petrolex là đã thiếu thiện chí trong việc trả lời điện chấp nhận. Về phần mình, Petrolex khẳng định mình có thiện chí trong giao dịch nhưng do lỗi của bưu điện nên điện báo đến chậm. Uỷ ban trọng tài cho rằng điện trả lời của IPI tuy đến đúng hạn nhưng chưa được coi là một chấp nhận có hiệu lực vì IPI mới trả lời riêng về thời hạn giao hàng, chưa đề cập đến 4 nội dung khác của đơn chào hàng. Mặt khác, về vấn đề giao hàng IPI còn bảo lưu quyền được quay trở lại chương trình bốc dỡ. Như vậy thì hợp đồng chưa thể coi là đã thành lập.
2.2. Các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện HĐMBNT.
Thông thường sau khi ký kết hợp đồng cỏc bờn đều muốn thực hiện tốt các nghĩa vụ cam kết. Tuy vậy, do những nguyên nhân khác nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng cỏc bờn võn có thể không thực hiện học thực hiện không tốt các nghĩa vụ của mình. Khi đú cỏc tranh chấp phát sinh là điều khó tránh khỏi. Các tranh chấp trong quá trình thực hiện HĐMBNT thường là:
2.2.1. Các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện hợp đồng của người bán:
Trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoỏ thỡ nghĩa vụ cơ bản của người bán là phải giao hàng hóa - đối tượng của hợp đồng và giao bộ chứng từ có liên quan cho người mua.
a. Nghĩa vụ giao hàng của người bán:
Về nghĩa vụ giao hàng, trước hết người bán phải giao hàng phù hợp với hợp đồng về mặt số lượng. Như vậy, người bán bị coi là vi phạm hợp đồng khi chỉ giao một số lượng hàng hoá thực tế Ýt hơn số lượng quy định trong hợp đồng. Người mua có quyền từ chối phân dư ra khi người bán giao vượt quá số lượng quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, theo tập quán thương mại quốc tế người bán chỉ buộc phải tuân thủ đúng số lượng trong hợp đồng trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là những hàng hóa cá biệt, hàng đặc định hoặc cá mặt hàng số lượng nhỏ với đơn vị đo là cái, chiếc... như máy móc thiết bị, ụtụ, xe gắn máyv.v. Còn trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là các mặt hàng đồng loại mà số lượng được xác định bằng các dơn vị đo trọng lượng, khối lượng, dung tích như tấn, tạ, mét khối ví dụ như ngò cốc, nguyên vật liệu v.v. và hợp đồng thường quy định một số lượng phỏng chừng, thỡ người bán có quyền giao với số lượng chênh lệch trong tỷ lệ dung sai quy định.
Về mặt chất lượng, người bán phải có nghĩa vụ giao hàng phù hợp với phẩm chất quy định trong hợp đồng. Nếu đối tượng hợp đồng là hàng đặc định thì người bán phải giao hàng cú phõm chất hoàn toàn phù hợp vơớ quy dịnh của hợp đồng. Mọi sự khác biệt về phẩm chát đều bị coi là vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp người bán giao hàng có khuyết tật người mua có quyền đòi bồi thường bằng hiện vật bằng cách thay thế hàng hoá mới hoặc sửa chữa khuyết tật.
Nếu đối tượng hợp đồng là hàng đồng loại thì tuỳ thuộc các chỉ tiêu chất lượng trong hợp đồng để xét xem người bán có giao hàng đúng chất lượng hay không. Thường khi người bán cung cấp hàng có sự sai biệt về mặt phẩm chát so với quy định trong hợp đồng mà sự sai biệt đó làm cho người mua không thể sử dụng hàng hoá theo mục đích đã định, ví dụ, hợp đồng quy định giao bột mì làm thực phảm nhưng thực tế người bán lại giao bột mì làm thức ăn gia sucs thì coi như hàng hoá không phù hợp với hợp đồng về mặt phẩm chất. Còn nếu sự sai biệt đó vẫn cho phép người mua sử dụng được hàng hoá theo mục đích đã định nhưng hiệu quả không cao như mong đợi hoặc không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hoỏ thỡ vón có thể coi như hàng hoá phù hợp với hợp đồng, tất nhời giá cả có thể sẽ phải giảm bớt cho phù hợp với phẩm chất thực tế của hàng hoá. Tuy nhiên, quan điểm của các bên ký kết có thể không gặp nhau ở những điểm này, vì thế tranh chấp rất có thể phát sinh. Trong nghĩa vụ giao hàng của người bán còn phải kể đến việc kiểm tra về sự phù hợp về phẩm chất và số lượng của hàng hoá thực tế đã giao với các quy định của hợp đồng. Trong mua bán quốc tế cả người bán và người mua có thể tiến hành kiểm tra hàng hoá tại nơi đi hoặc nơi đến, không phụ thuộc vào giá trị pháp lý của việc kiểm tra như hợp đồng Ên định. Nhưng vấn đề đặt ra là kết quả kiểm tra ở nới nào có giá trị pháp lý cuối cùng, tức là có tính quiyết định và ràng buộc hai bên. Kết quả kiểm tra thường được thể hiện qua “Giấy chứng nhận phẩm chất và số lượng” và được coi là có giá trị pháp lý khi nó phản ánh rõ ràng, trung thực hàng giao thực tế, được xác định bởi tổ chức kiểm tra giám định có thẩm quyền và việc kiểm tra được tiến hành đúng thời gian, địa điểm, nội dung và phương pháp do hợp đồng quy định. Giấy chứng nhận sự phù hợp thường có hai loại:
- Giấy chứng nhận sự phù hợp không có tính chất quyết định, tức là không có giá trị pháp lý cuối cùng, ví dụ, hợp đồng chỉ quy định việc kiểm tra phẩm chất ở nới đi do cơ quan X tiến hành. Trong trường hợp này người bán chưa hết trách nhiệm về sự phù hợp của hàng hoá ở nơi đến, và người mua có quyền bác bỏ giấy chứng nhận đó.
- Giấy chứng nhận về sự phù hợp có tính chất quyết định (có giá trị pháp lý cuối cùng). Điều này phải được thể hiện trong hợp đồng và khi đó giấy chứng nhận này ràng buộc trách nhiệm của cả hai bên. Vì thế người xuất khẩu thì muốn việc kiểm tra ở nơi đi có tính quyết định. Khi đó, người xuất khẩu có thể hết trách nhiệm về sự phù hợp của hàng hoá ở nới đến. Cách quy định này đương nhiên có lợi cho người bán, vì hàng hoá trong mua bán quốc tế thường phải vận chuyển dài ngày, qua nhiều vùng khí hậu khác nhau nên rất dễ bị tổn thất. Tuy vậy, sự miễn trách của người bán về sự phù hợp này cũng có tính chất tương đối. Người nhập khẩu vẫn có quyền chứng minh ngược lại khi thấy có sự man trá hay thông đồng với cơ quan giám định của người bán, quá trình kiểm tra có khuyết điểm, nội dung giấy chứng nhận không rõ ràng. Người nhập khẩu, ngược lại, muốn việc kiểm tra sự phù hợp ở nơi đến có tính quyết định. Bởi vì khi đó, ở mức độ nhất định người bán phải cú trỏch nhiưệm về sự phù hợp của hàng hoá ở nới đến. Người nhập khẩu yên tâm hơn về quá trình vận chuyển và độ chính xác của việc kiểm tra ở nước mình. Ý chí của hai bên về vấn đề này không giống nhau nên cũng dễ có tranh chấp, bất đồng xảy ra, nhất là khi trong hợp đồng không quy định rõ ràng về giá trị của giấy chứng nhận phẩm chất. Có thể xem xét vụ việc sau như một ví dụ. Năm 1990 Công ty Intexim (Việt nam) ký một hợp đồng bán lạc nhân cho Exim (Tiệp khắc cũ) trong đó không nói gì về hàm lượng độc tố aflatoxin. Trước lúc giao hàng Exim yêu cầu Intexim kiểm tra kỹ hàm lượng độc tó này. Trên cơ sở kết quả giám định của Vinacontrol Intexim đã điện báo cho Exim rằnh chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu, không có aflatoxin. Khi hàng đến tiệp khắc, cơ quan giám định tại đây phát hiện hàm lượng aflatoxin vượt quá quy định an toàn thực phẩm là 5 phần tỷ. Intexim lấy mẫu về nước kiểm tra lại thấy đúng là có aflatoxin nhưng dưới 5 phần tỷ. Intexim từ chối khiếu nại của exim với hai lý do: hàm lượng aflatoxin dưới 5 phần tỷ, lạc nhân vẫn sử dụng được cho người; Việc trả lời không có aflatoxin là căn cứ vào kết quả kiểm tra của Vinacontrol. Phía Exim cho rằng điện báo “khụng cú aflatoxin”là một cam kết bổ sung vào hợp đồng. Do vậy, việc lạc nhân giao dù chỉ có dưới 5 phần tỷ aflatoxin vẫn là sự vi phạm hợp đồng đã ký. Như thế, trong vụ việc này Intexim đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng mua bán.
b. Về nghĩa vụ cung cấp chứng từ hàng hoá:
Chứng từ hàng hoá có tác dụng nói rõ đặc điểm về giá trị chấ lượng và số lượng của hàng hoá. Những chứng từ này do người bán xuất trình và người mua sẽ trả tiền khi nhận được chúng. Nhứng chứng từ chủ yếu mà người bán phải có nghĩa vụ giao cho người mua thường là hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, bản kê chi tiết, giấy chứng nhận số lượng, vận tải đơn.
Ngoài ra HĐMB có thể quy định thờm cỏc chứng từ khác như hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận kiểm dịch v.v.
Trong sú cỏc chứng từ nói trên thì vận đơn là một chứng từ rất quan trọng, chứng từ này do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng (thường là người bán) và người này phải gửi nó cho người mua để nhận hàng. Thông thường sau khi gửi hàng người bán nhất thiết phải gửi vận đơn gốc cho người mua qua đường ngận hàng để người mua có thể kịp thời đi nhận hàng.
Việc gửi, giao chứng từ hàng hoá chậm, đặc biệt là vận đơn, hay gửi thiếu chứng từ sẽ gây trở ngại cho người mua trong việc nhận hàng và phân phối hàng hoá, gây thiệt hại cho người mua, và vì thế sẽ dẫn đến tranh chấp giữa cỏc bờn.
c. Tranh chấp phát sinh do người bán không thực hiện nghĩa vụ sau bán hàng:
Sau khi giao hàng cho người mua người bán vẫn có thể phải thực hiện một số nghĩa vụ như bảo hành, hướng dẫn sử dụng hàng hoá, vận hành máy móc thiết bị .v.v. Điều khoản bảo hành có vai trò rất quan trọng trong các hợp đồng mua bán máy móc thiết bị toàn bộ, hàng điện tử, ô tô... Trong các điều khoản này thường quy định người bán có nghĩa vụ đảm bảo khả năng làm việc bình thường của hàng hoá trong một khoảng thời gian nhất định phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đã thoả thuận trong hợp đồng. Những nghĩa vụ này có thể được quy định cụ thể trong hợp đồng nhưng cũng có thể trong các điều ước quốc tế hoặc trong các nguồn luật có liên quan. Như vậy, đối với những HĐMB có quy định vấn đề bảo hành, hướng dẫn sử dụng sau bán hàng v.v. mà người bán lại không thực hiện tốt các nghĩa vụ này thì người mua có quyền phản đối, yêu cầu người bán phải làm tròn nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi cho mình, khi đó sẽ tránh khỏi tranh chấp giữa cỏc bờn.
Ngoài các tranh chấp nói trên trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của người bán còn có thể phát sinh các tranh chấp liên quan đếan việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, việc cung cấp bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng hoá v.v.
2.2.3. Tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của người mua:
Việc thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế không chỉ là nghĩa vụ của người bán mà còn là nghĩa vụ của ngươỡ mua. Nghĩa là người mua cũng phải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụđó cam kết trong hợp đồng. Về cơ bản nghĩa vụ của người mua trong một hợp đồng mua bán quốc tế bao gồm nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nghĩa vụ nhận hàng.
Nghĩa vô thanh toán tiền hàng bao gồmviệc áp dụng các biện pháp và tuân thủ các thủ tục mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được việc thanh toán tiền hàng.
Trong trường hợp hợp đồng quy định việc thanh toán tiền hàng bằng L/C thì một trong các công việc đầu tiên mà người mua phải làm là mở L/C. Việc mở L/C là điều kiện tiên quyết cho người bán thi hành nghĩa vụ giao hàng. Người mua mở L/C đúng theo các nội dung liên quan đã quy định trong hợp đồng. Thông thường khi người bán thông báo cho người mua biết là hàng đã sẵn sàng để giao thì người mua phải mở L/C trong thời hạn đã quy định trong hợp đồng. Việc người mua không mở L/C, mở không kịp thời hoặc số tiền ghi trên L/C không đúng số tiền quy định trong hợp đồng, hoặc không mở L/C quy định tại ngân hàng đã thoả thuận đều là những hành vi vi phậm nghĩa vụ mà hợp đồng đã quy định và dẫn đến khiếu nại của người bán. Việc không mở L/C sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho người bán trong trường hợp hàng hoá - đối tượng của hợp đồng là những hàng hoá tươi sống, hàng chóng bị hư háng như rau quả tươi, thịt gia súc... Người bán sẽ phải bỏ thờm cỏc chi phớ khỏc như thuê kho lạnh để bảo quản, tái chế hàng hoá v.v. Những trường hợp như vậy chắc chắn sẽ gây ra tranh chấp.
Trong trường hợp hợp đồng quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ thì nghĩa vụ của ngươỡ mua là phải trả tiền hoặc phải chapỏ nhận trả tiền hối phiếu do người bán ký phát. Vì thế nếu người mua chậm trả tiền hối phiếu hoặc không chấp nhận trả tiền hối ơphiếu sẽ dẫn đến tranh chấp giữa cỏc bờn.
Việc chậm thanh toán tiền hàng của người mua sẽ gây thiệt hại cho người bán. Thực tiễn mua bán hàng hoá quốc tế cho thấy trong nhiều hợp đồng mua bán quốc tế thường áp dụng cách thanh toán: người mua trả trước cho người bán bằng tiền mặt, hay chuyển khoản 30% giá trị hợp đồng trong vòng 30 ngày trước ngày giao hàng, 70% còn lại sẽ được thanh toán bằng phương thức D/P ngay sau khi giao hàng, khi người mua xuất trình đủ các chứng từ cần thiết theo quy định của hợp đồng tại ngân hàng nhờ thu, nhưng người mua thường dây dưa 30 - 40 ngày sau mới chịu trả tiền. Việc người mua dây dưa chậm thanh toán như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người bán và do võỵ sẽ tránh khỏi tranh chấp xung quanh vấn đề này.
Cùng với nghĩa vụ thanh toán tiền hàng người mua còn phải thực hiện nghĩa vụ chủ yếu khác đó là tiếp nhận hàng hoá một cách kịp thơỡ và đầy đủ.
Mọi sù vi phạm nghĩa vụ nhận hàng của người mua đều có thể gây tổn thất cho người bán. Chẳng hạn, trong trường hợp bán hàng theo điều kiện FOB, sau khi nhận được thông báo của người bán là hàng đã sẵn sàng để giao lên tàu thì người mua không dược chậm trễ thuê và chỉ định tàu đến cảng nhận hàng quy định. Mọi sự chậm trễ hay không thực hiện việc thuê và chỉ định tàu sẽ gây ra cho người bán các thiệt hại như chi phí lưu kho , lưu bãi, bảo quản hàng hoá và các chi phí liên quan khác.
Trong các hợp đồng ký giữa Việt Nam và các nước Đông Âu và Liờn Xụ cũ, tại các điều khoản về giao hàng và vận tải thường quy định là sau khi nhận được thông báo của ngươỡ bỏn là hàng đã được chuẩn bị sẵn sàng để giao thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo này thì người mua phải gửi cho người bán một lệnh giao hàng bằng văn bản, trong đó có ghi rõ dịa chỉ cụ thể của người nhận hàng, cảng đến ... Người bán chỉ được phép giao hàng sau khi nhận đượclệnh giao hàng của người mua. Trong trường hợp người mua không gửi lệnh giao hàng hoặc chậm trễ trong viẹc gửi lệnh giao hàng thì sẽ gây thiệt hại cho người bán, từ đó tranh chấp sẽ phát sinh.
Ngoài những vấn đề nêu trên các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ của người mua còn có thể phát sinh trong các trường hợp như khi người mua mở L/C không đúng các quy định của hợp đồng, người mua tù ý yêu cầu ngân hàng ngừng thanh toán v.v. Và như vậy các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tìm được những phương pháp giải quyết tranh chấp đó một cách có hiệu quả nhất.
3. Các phương pháp giải quyết tranh chấp.
3.1. Các phương pháp giải quyết nên áp dụng trước khi đi kiện.
3.1.1. Phương pháp thương lượng.
Thương lượng trực tiếp giữa hai bên là phương pháp giải quyết tranh chấp thường được áp dụng. Thương lượng trực tiếp là việc cỏc bờn đượng sự cùng nhau trao đổi, đấu tranh, nhân nhượng và thoả thuận giải quyết tranh chấp. Kết quả của công việc thượng lượng trực tiếp có thể là tranh chấp giữa cỏc bờn được giải quyết hoặc không.
Thương lượng trực tiếp có thể tiến hành bằng cách hai bên gặp nhau để thoả thuận thương lượng hoặc một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời đơn khiếu nại.
Biện pháp này giỳp cỏc bờn tiết kiện thời gian và chi phí, giữ được đối tác và uy tín trên thị trường.
3.1.2. Phương pháp tham ý kiến chuyên gia.
Theo phương pháp này, cỏc bờn tranh chấp mời một chuyên gia có kiến thức sâu rộng và có kinh nghiệm về luật cũng như chuyên môn trong lĩnh vực tranh chấp phát sinh.
Bằng cách giải thích và thuyết phục, chuyên gia sẽ giỳp cỏc bờn đi đến một thoả thuận hợp tình hợp lý.
Bằng phương pháp này giỳp cỏc bờn tiết kiệm chi phí, giữ được đối tác và uy tín trên thị trường.
3.1.3. Phương pháp trung gian hoà giải.
Hoà giải là phương pháp giải quyết tranh chấp giữa cỏc bờn đương sự thông qua người thứ ba gọi là hoà giải viên. Hoà giải viên đóng vai trò là người trung gian, tiến hành họp kín với việc từng bên hoặc họp chung với cả cả hai bên để tìm hiểu kỹ nội dung tranh chấp, lý giải, phân tích cho cỏc bờn thấy rõ lợi Ých của mình, của bên kia nhằm giỳp cỏc bờn tũm ra một giải pháp thống nhất giải quyết tranh chấp hợp tình hợp lý.
Hoà giải không tổ chức các phiên họp xét xử và cũng không có quyền đưa ra quyết định.
3.2. Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp đi kiện.
Việc giải quyết các tranh chấp thương mại còn được tiến hành bằng cách đi kiện ra toà án hoặc trọng tài. Người có quyền lợi bị vi phạm sau khi không thành công trong việc áp dụng các biện pháp trên (hoặc bỏ qua) có thể kiện ra toà án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền lợi cho mình.
3.2.1. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng kiện ra tào án.
Toà thương mại là cơ quan tư pháp của một nước được thành lập ra để xét xử các tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân của nước đó. Song toà thương mại cũng có thể xét xử tranh chấp phát sinh thương mại.
Toà thương mại của bất kỳ nước nào cũng không có thẩm quyền đương nhiên đối với các tranh chấp thương mại phát sinh.
Việt Nam chưa có toà thương mại mà hiện nay đang có tào kinh tế. Doanh nghiệp Việt Nam có thể thoả thuận với bên đối tác trong nước hoặc bên nước ngoài đưa tranh chấp ra xét xử tại Toà kinh tế Việt Nam.
3.2.3. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng kiện ra trọng tài.
Đã từ lâu, phương pháp này rất phổ biến bởi vì nó có nhiều ưu điểm mà các phương pháp khác không có. Và các phần tiếp theo của bản thu hoạch sẽ tập trung vào phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dt4.doc