Đề tài Cải cách thủ tục hành chính tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ NỘI VỤ TỈNH THÁI NGUYÊN 2 1. Khái quát chung về UBND tỉnh Thái Nguyên 2 2. Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên 3 2.1. Vị trí và chức năng 3 2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 3 2.3. Cơ cấu tổ chức 5 2.4 Phòng cải cách hành chính 6 CHƯƠNG II 8 THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 8 TỈNH THÁI NGUYÊN 8 1. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 8 1.1. Mục tiêu 8 1.2. Nội dung 8 1.2.1. Cải cách thể chế 8 1.2.2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính 8 1.2.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 9 1.2.4. Cải cách tài chính công 9 2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính 10 2.1. Mục tiêu 10 2.2. Nội dung 10 2.3. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính 11 2.3.1. Thành tựu 11 2.4.2. Hạn chế, tồn tại và yếu kém 16 2.3.3. Nguyên nhân 19 CHƯƠNG III 22 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ 22 CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2006-2010 22 1. Phương hướng, mục tiêu cải cách thủ tục hành chính 22 2. Giải pháp 23 3. Đề xuất, kiến nghị 25 3.1. Những kiến nghị mang tính quốc gia 25 3.2. Những kiến nghị trong phạm vi địa bàn tỉnh 26 KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2462 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cải cách thủ tục hành chính tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thực tập cuối khóa là giai đoạn quan trọng đối với sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Hành chính (HVHC) nói riêng.Thông qua quá trình này sinh viên được tiếp xúc với những điều kiện thực tiễn, được làm quen với công việc để khi ra trường mỗi sinh viên có thể thích ứng với công việc một cách nhanh chóng. Trong thời gian em thực tập ở Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên, em đã có điều kiện tiếp xúc với công việc "hành chính", tập làm quen với vai trò một công chức. Thời gian đó tuy không dài (từ 25/2 đến 25/4) nhưng em đã tích lũy cho mình được nhiều bài học quý báu về cách giải quyết công việc, thái độ tác phong khi làm việc, cách sử lý mỗi quan hệ giữa cá đồng nhiệp trong giải quyết công việc. Những bài học qúy báu này sẽ là hành trang giúp em tự tin hơn khi bước vào môi trường làm việc mới với nhiều khó khăn và thử thách. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, cán bộ công chức Sở Nội vụ Thái Nguyên, đặc biệt là phòng cải cách hành chính đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Dưới sự hướng dẫn của phòng, em đã có được những nhận thức sâu sắc hơn về những khó khăn trong giải quyết công việc của cán bộ, công chức nhà nước và em đã có những tư liệu cần thiết để hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài “Cải cách thủ tục hành chính tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010”. Đồng thời em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo HVHC, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý Nhà nước về Đô thị và Nông thôn đã hướng dẫn em viết báo cáo thực tập tốt nghiệp, tạo điều kiện cho em hoàn thành chương trình thưc tập cuối khóa với kết quả tốt nhất. Em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ báo của các thầy giáo, cô giáo để bản báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn nữa. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ NỘI VỤ TỈNH THÁI NGUYÊN 1. Khái quát chung về UBND tỉnh Thái Nguyên Theo điều 2 chương 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2004: UBND do HĐND bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghi quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ chương, biện pháp pháp phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng của mình, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh được quy định cụ thể tù điều 82 đến 96 trong mục 1 chương 4 của Luật Tổ chức HĐND và UBND 2004, bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội ở địa phương. Giúp việc cho UBND tỉnh là các cơ quan chuyên môn có chúc năng tham mưu, gíup UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nứơc ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự uỷ quyền cuả UBND cùng cấp v à theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản l ý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở. Sở Nội vụ là một trong những cơ quan có sự tham mưu đắc lực và hiệu quả nhất trong công tác cải cách hành chính ở địa phương cho UBND tỉnh. Với sự cố gắng, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân tỉnh Thái Nguyên em tin rằng Thái Nguyên sẽ làm tốt công tác c ải cách hành chính và đưa t nh Thái nguyên ngày càng phát triển, tương xưng với vị trí trung tâm Việt Bắc. 2. Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên 2.1. Vị trí và chức năng Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND), thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây goi chung là tỉnh) có chức năng tham mưu và giúp UBND quản lý nhà nước về nội vụ, bao gồm các lĩnh vực:Tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, sự nghiệp; tổ chức chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội và tổ chức phi chính phủ; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở; công tác cải cách hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Sở Nội vụ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND; đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nội vụ. 2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn - Trình UBND tỉnh quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. - Trình UBND quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về công tác nội vụ trên địa bàn tỉnh. - Hướng dẫn kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt; thôg tin tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. - Về tổ chức bộ máy hành chính sự nghiệp tỉnh. - Về tổ chức chính quyền các cấp của tỉnh. - Về công tác địa giới hành chính. - Về cán bộ, công chức.viên chức Nhà nước của tỉnh. - Trình UBND về chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ CCHC Nhà nước trên địa bàn tỉnh; làm thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình tổng thể CCHC của Chính phủ trên địa bàn tỉnh. - Về công tác tổ chức hội và tổ chức phi Chính phủ trong tỉnh. - Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về nội vụ và theo các lĩnh vực công tác được giao theo quy định của pháp luật và của UBND. - Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực công tác được UBND giao theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội vụ dối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, UBND cấp huyện, xã. Giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo lĩnh vực công tác được giao đối với công tác tổ chức của các bộ, ngành trung ương và địa phương khác đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh. - Tổng hợp, thống kê theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về tổ chức các cơ quan hành chính, sự nghiệp; số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, hôn lành ấp bản; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ công chức cấp xã; hướng dẫn thực hiện phân cấp quản lý hồ sơ cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật. - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học; xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ, cung cấp số liệu vào công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ. - Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong các lĩnh vực công tác được giao. - Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với UBND và Bộ Nội vụ. - Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ khen thưởng đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định. - Quản lý tài chính, tài sản của sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao. 2.3. Cơ cấu tổ chức Ban lãnh đạo Sở gồm: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc - Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND về toàn bộ các hoạt động của Sở Nội vụ. - Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc Sở về nhiệm vụ được giao. Phòng, ban thuộc Sở: có 06 phòng chuyên môn - Văn phòng: 7 công chức; - Thanh tra: 2 công chức; - Phòng cải cách hành chính: 3 công chức; - Phòng chính quyền địa phương: 6 công chức; - Phòng cán bộ, công chức, viên chức: 5 công chức - Phòng tổ chức, biên chế: 4 công chức. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Nội vụ GIAM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC 1 P.GIÁM ĐỐC 2 P.GIÁM ĐỐC 3 P.Chính quyền địa phương Văn phòng P.Tổ chức - Biên chế & QL Hội P.Cải cách hành chính P.Cán bộ, công chức, viên chức Thanh tra Sở 2.4 Phòng cải cách hành chính Thùc hiÖn QuyÕt ®Þnh sè 136/2001/Q§-TTg ngµy 17/9/2001 cña Thñ t­íng ChÝnh phñ phª duyÖt ch­¬ng tr×nh tæng thÓ c¶i c¸ch hµnh chÝnh Nhµ n­íc giai ®o¹n 2001-2010 vµ Th«ng t­ sè 05 /2004/TT-BNV ngµy 19/01/2004 cña Bé Néi vô vÒ h­íng dÉn chøc n¨ng, nhiÖm vô, quyÒn h¹n vµ c¬ cÊu tæ chøc c¬ quan chuyªn m«n gióp UBND tØnh qu¶n lý‎ Nhµ n­íc vÒ c«ng t¸c Néi vô ë ®Þa ph­¬ng. Ngµy 22/11/2004, së Néi vô ®· cã §Ò ¸n sè 1345/§A-SNV vÒ tæ chøc l¹i bé m¸y së Néi vô, UBND tØnh ®· cã quyÕt ®Þnh sè 2955/Q§-UB ngµy 26/11/2004 vÒ Tæ chøc l¹i bé m¸y së Néi vô tØnh Th¸i Nguyªn, trong c¬ cÊu tæ chøc cã “Bé phËn c¶i c¸ch hµnh chÝnh” t­¬ng ®­¬ng víi c¸c Phßng thuéc së. Tõ ®ã ®Õn nay, Bé phËn c¶i c¸ch hµnh chÝnh thuéc së lµ ®Çu mèi gióp cho l·nh ®¹o së vµ lµ th­êng trùc Ban chØ ®¹o c¶i c¸ch hµnh chÝnh tØnh tæ chøc thùc hiÖn ch­¬ng tr×nh tæng thÓ c¶i c¸ch hµnh chÝnh cña ChÝnh phñ vµ c¸c ch­¬ng tr×nh, biÖn ph¸p tæ chøc thùc hiÖn c¸c nhiÖm vô vÒ c¶i c¸ch hµnh chÝnh Nhµ n­íc trªn ®Þa bµn tØnh. Căn cứ vào khối lượng công việc cụ thể mà số lượng công chức của phòng mỗi giai đoạn có sự thay đổi không giống nhau. Hiện nay, biên chế của phòng gồm 3 công chức: 01 trưởng phòng và 02 chuyên viên. Từ khi thành lập đến nay phòng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh đã thu được nhiều thắng lợi. Có được kết quả trên không thể không kể đến vai trò và sự cố gắng, nỗ lực của các thành viên trong phòng cải cách hành chính. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN 1. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 1.1. Mục tiêu Mục tiêu chung của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 là: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch ,vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.2. Nội dung 1.2.1. Cải cách thể chế - Xây dựng và hoàn thiện các thể chế,trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước. - Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. - Bảo đảm việc thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức. 1.2.2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính _Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước cho phù hợp với tình hình mới. _Từng bước điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhiệm để khắc phục những chồng chéo, trùng nắp về chức năng, nhiệm vụ. Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ hoặc doanh nghiệp làm những công việc về dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan nhà nước trực tiếp tiến hành. - Phân cấp trung ương, địa phương, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương. - Bố trí lại cơ cấu tổ chức của chính phủ. - Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ. - Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương. - Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp. - Thực hiện từng bước hiện đại hóa nền hành chính. 1.2.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức - Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức. - Cải cách tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ khác. - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức. 1.2.4. Cải cách tài chính công - Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý hành chính và ngân sách, bảo đảm tín thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ương. Đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách. - Đảm bảo quyền quyết định ngân sách của địa phương của HĐND các cấp tạo điều kiện cho cơ quan địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương. Quyền quyết định của các bộ, sở, ban, ngành v ề phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc. Quyền chủ đ ộng của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ chính sách. 2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính 2.1. Mục tiêu Trong nhưng năm qua công cuộc CCHC nói chung, CCTTHC nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng khính lệ như: nhiều thủ tục hành chính được công khai và giảm bớt phiền hà cho tổ chức và công dân tạo môi trường thông thoáng thuân lợi hơn cho các nhà đầu tư, trách nhiệm của cán bộ, công chức đươc nâng cao, tạo niềm tin ở nhân dân…Tuy nhiên kết quả dó vẫn chưa được như mong muốn nhiều thủ tục vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho hoạt động của các cá nhân, tổ chức; nền hành chính vẫn chưa phù hợp với yêu cầu của cơ chế quản lý mới. Chính vì vậy Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh cái cách hành chính, đặc biệt lấy năm 2008 là năm CCTTHC để thu hút đầu tư, nhằm mục tiêu nhanh chóng khắc phục những khâu yếu kém, những khuyết điểm của quá trình điều hành trong các cơ quan đụng chạm trực tiếp đến đời sống và hoạt động của nhân dân và các doanh nghiệp, như các TTHC trong một số lĩnh vực trọng điểm: đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, xuất nhập cảnh, cấp giấy phép xây dựng và quyền sử dụng đất, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đồng thời thông qua việc rà soát TTHC hiện hành mà phát hiện những chỗ cần bổ sung, đổi mới trong chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy, quy chế làm việc và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.Tiến tới mục tiêu xây dựng một nền hành chính đem lại lợi ích lớn nhất cho người dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, sự phát triển chung của toàn xã hội. 2.2. Nội dung - Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Mở rộng CCTTHC trong tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thời những quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, dịch vụ, giám định. Mẫu hóa thống nhất trong cả nước các loại giấy tờ mà công dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết các công việc về sản xuất, kinh doanh và đời sống. - Ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc của dân; xử lý nghiêm minh người có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm; khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. - Mở rộng thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức ở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Cơ quan hành chính các cấp có trách nhiệm giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức phải niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục, trình tự, lệ phí, lịch công tác tại trụ sở làm việc. - Quy định cụ thể và rõ ràng về trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công vụ.Việc xác định quyền hạn và trách nhiệm cuả cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ phải đi liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức. 2.3. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính 2.3.1. Thành tựu Nhìn lại 7 năm qua (2001-2007) công tác CCTTHC tỉnh Thái Nguyên đã làm được nhiều việc có ý nghĩa, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh nhà, cụ thể như sau: - Các cấp các ngành có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản trong đó có nhiều văn bản trực tiếp liên quan đến TTHC, đến các quyền và nghĩa vụ của công dân trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống như công văn số: 837/CV-BCĐ ngày19/04/2006 và tổ chức hội nghị vào ngày 25/04/2006 về việc hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch CCHC và đề án "một cửa"; công văn số: 1065/UBND-NC ngày 07/09/2006 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc tổng rà soát TTHC; Kế hoạch số: 02/KH-UBND ngày 13/02/2007 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 07/09/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm của chính quyền trong công tác CCTTHC. Nhằm hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, Ban thường vụ tỉnh ủy thống nhất lấy năm 2008 là năm CCTTHC để thu hút đầu tư. - Rà soát TTHC là xem xét hiện trạng giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị có những thủ tục gì. Trên cơ sở hiện trạng mới nghiên cứu loại bỏ thủ tục rườm rà, dễ gây nhũng nhiễu không rà soát thì không thể biết được hiện trạng các TTHC trong cơ quan, đơn vị mình như thế nào, công chức sẽ giải quyết công việc một cách tùy tiện, thủ trưởng không thể kiểm soát được. Đồng thời sẽ không đưa ra được kế hoạch nghiên cứu để từ đó cải tiến, giảm thủ tục rườm rà, dễ sinh tiêu cực. Xác định được ý nghĩa của công tác rà soát TTHC, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, thành phố, UBND các huyện, thị xã thực hiện tổng rà soát các TTHC, đặc biệt chú trọng đến TTHC trong lĩnh vực: đầu tư, đất đai, cấp phép các loại, xây dựng cơ bản, đăng ký phương tiện vận tải…Thông qua đó nhiều thủ tục phiền hà đã được bãi bỏ hoặc sửa đổi, nhiều quy định mới thông thoáng đã được công bố. Những quy định đó sau khi ban hành đã và đang phát huy tác dụng điều chỉnh các quan hệ phức tạp đa dạng trong cơ chế mới của nền kinh tế thị trường đang được vận hành ở nước ta (Trong đó có Thái Nguyên). Cụ thể, thực hiện công văn số :1065/UBND-NC ngày 07/09/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổng rà soát các TTHC. Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện và trực tiếp làm việc với 20 sở, 8/9 huyện, thành phố, thị xã về một số nội dung trọng tâm cải cách hành chính trong đó có nội dung về tổng rà soát TTHC. Thường trực Ban chỉ đạo báo cáo kết quả bước đầu như sau: có 242 TTHC đang được thực hiện tại 12 đơn vị (đã tiến hành rà soát TTHC) trong đó số thủ tục đề nghị sửa đổi bổ sung cụ thể như sau: - Số TTHC gây phiền hà:16; - Số TTHC có mâu thuẫn:18, mâu thuẫn với cấp trên là 05, mâu thuẫn với cấp dưới là 13; - Số TTHC chồng chéo: 01; - Số TTHC đề nghị sửa đổi ở trung ương là 05, ở tỉnh là 24, ở huyện là 05; - Số TTHC đề nghị phân cấp là 19, trong đó: - 07 thủ tục đề nghị phân cấp cho sở (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên - Môi trường); - 12 thủ tục đề nghị phân cấp cho huyện. Thông qua đó đã phát hiện ra nhiều chỗ yếu trong cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước cần sớm được khắc phục như: bộ máy còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo. - Đa số TTHC công khai, minh bạch, đúng pháp luật, được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc. Từ đó công dân, tổ chức đến làm việc sẽ dễ dàng nắm rõ quy trình giải quyết mỗi công việc cụ thể, giảm bớt thời gian đi lại phiền hà, gây tốn kém mệt mỏi cho người dân, trung bình thời gian giải quyết công việc được rút ngắn 03 ngày so với quy định. Người dân cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn khi có viêc phải đến cơ quan nhà nước, nền hành chính có bước chuyển biến theo hướng tích cực. - Nhiều đơn vị trong tỉnh đã tiến hành công bố công khai số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ hộp thư điện tử, đặt hòm thư góp ý để tiếp nhận giải quyết và xử lý nhanh các phản ánh, kiến nghị của công dân, tổ chức, doanh nghiệp về TTHC phiền hà, vướng mắc hoặc thái độ hành vi quan liêu, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền thiếu trách nhiệm của cán bộ công chức. Đến đầu năm 2007 đã có 13/36 đơn vị thưc hiện việc làm trên với mong muốn xây dựng một nền hành chính dân chủ, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nhân dân.Nhân thức được ý nghĩa của việc làm trên, UBND tỉnh có kế hoạch triển khai thưc hiên "thông tin đường dây nóng" đến tất cả các cơ quan đơn vị trong tỉnh. - Để thực hiện cơ chế "một cửa" trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định và có hiệu quả, Sở Nội vụ-thường trự Ban chỉ đạo CCHC tỉnh đã tổ chức hội nghị hướng dẫn thực hiện cơ chế "một cửa" đối với các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị trong tỉnh.Sở Nội vụ-thường trực Ban chỉ đạo CCHC tỉnh đã tập hợp các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh và biên soạn một tập tài liệu hướng dẫn thực hiện cơ chế "một cửa".Tài liệu đã được gửi đến các thành viên Ban chỉ đạo CCHC tỉnh và các cơ quan, đơn vị làm căn cứ tham khảo cho các cơ quan, đơn vị để xây dựng đề án. Ban chỉ đạo CCHC tỉnh đã tiến hành thẩm định đề án thực hiện cơ chế "một cửa" của các cơ quan, đơn vị; trong quá trình thẩm định Ban chỉ đạo CCHC tỉnh đã tu vấn cho các đơn vị hoàn trỉnh đề án trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện. Năm 2004 triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" tại 04 sở là: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở xây dựng; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thành phố, thị xã. Năm 2005 triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" tại UBND các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh. Cơ chế "một cửa" đã được triển khai thực hiện ở 180/180 xã, phường, thị trấn từ năm 2005, đã có kết quả tốt. Đạt được kết quả như vậy là do UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện "một cửa" mẫu tại 03 đơn vị cấp xã theo đúng tinh thần Nghị định số 181/TTg của thủ tướng chính phủ là:UBND phường Đồng Quang thuộc thành phố Thái Nguyên, UBND xã Tân Long thuộc huyện Đồng Hỷ, UBND xã Trung Thành thuộc huyện Phổ Yên.Từ đó việc triển khai "một cửa" trong giải quyết công việc cho công dân và tổ chức được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Năm 2006 mở rộng thực hiện cơ chế "một cửa" ở 07 cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh là: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thương mại và Du lịch, Sở Công nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo. - Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo CCHC thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác cải cách hành chính cho cán bộ, công chức. Thông qua đó, hình thành lên một tư duy mới về quản lý nhà nước, tư duy này ngày càng phát huy tác dụng trong thực tiễn, phong cách và thái độ làm việc có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Cụ thể như Quyết định số:1680/QĐ-SNV về việc thành lập ban tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác CCHC năm 2007 đối với công chức địa giới và xây dựng, tư pháp và hộ tịch làm ở bộ phận "một cửa" của UBND cấp xã và công chức làm tại bộ phận "một cửa" của UBND cấp huyện. Bên cạnh đó, đài phát thanh tỉnh còn có riêng một chương trình thông tin về công tác CCHC nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng hơn về CCHC đến tất cả các đối tượng khác nhau trong xã hội, không chỉ dừng lại ở cán bộ, công chức, viên chức mà đến tất cả mọi người dân. Ngoài ra, hàng quý Sở Nội vụ phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác còn xuất bản: "Bản tin cải cách hành chính", đến nay đã xuất bản được 05 lần với nhiều thông tin và nội dung phong phú về công tác CCHC. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh còn luôn tìm hiểu những đơn vị, địa phương thực hiện tốt công tác CCHC và cơ chế "một cửa" và "một cửa liên thông" để liên hệ và tổ chức các đoàn công tác đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm về áp dụng một cách linh hoạt, hiệu quả vào cơ quan, đơn vị mình.Tháng 03/2008 UBND tỉnh tổ chức 02 đoàn công tác gồm cán bộ lãnh đạo của các Sở, ban, ngành đi thăm quan, học tập kinh nghiệm tại 04 tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nam Định, Ninh Bình. - Sở Nội vụ Thái Nguyên áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào cung cấp dịch vụ hành chính công đã loại bỏ được nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp, rút ngắn được thời gian giải quyết công việc và giảm chi phí cho người dân đồng thời tăng năng lực, trách nhiệm cũng như ý thức phục vụ của công chức được tăng lên rõ rệt, quan hệ giữa công dân và nhà nước được cải thiện. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 trong việc cung cấp dịch vụ hành chính sẽ đem lại hiệu quả rất lớn trong thực tiễn chính vì vậy các cơ quan, đơn vị trong tỉnh nên dành kinh phí thỏa đáng để triển khai thực hiện ISO trong thời gian tới có hiệu quả. Nhiều TTHC được cải cách theo hướng phục vụ dân, vì sự thuận lợi của tổ chức và công dân. Chính vì vậy nhiều việc được giải quyết một cánh nhanh chóng, thuận lợi, bước đầu tạo niềm tin giữa nhà nước và công dân. 2.4.2. Hạn chế, tồn tại và yếu kém Trong quá trình triển khai, thực hiện công tác CCHC nói chung và CCTTHC nói riêng vẫn còn nhiều tồn tại, trong bài viết này em xin được chia thành những tồn tại, hạn chế chung trong cả nước (trong đó có Thái Nguyên) và những hạn chế riêng của tỉnh Thái Nguyên. a. Hạn chế chung - Có quá nhiều cơ quan được ban hành TTHC đã dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo nhau.Việc ban hành TTHC còn tùy tiện, chưa có cái nhìn tổng thể mang tính hệ thống mà chỉ nhằm mục đích giải quyết vấn đề trước mắt, mang tính tình thế. - TTHC xuất phát từ nhu cầu giải quyết công việc của cơ quan công quyền nên ít quan tâm đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Do vậy, hầu hết các TTHC đều tìm cách tạo thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền, đẩy khó khăn về phía người dân. - Hầu hết các TTHC đều không quy định cụ thể, rõ ràng các loại giấy tờ, tài liệu cần phải mang theo để giải quyết công việc. Một số TTHC sau khi liệt kê các loại giấy tờ còn quy định thêm:"các giấy tờ, tài liệu khác…" Lợi dụng kẽ hở này, người có thẩm quyền yêu cầu đương sự nộp thêm các loại giấy tờ khác nhiều khi rất vô lý. - Thời gian hoàn tất TTHC thường là quá dài và không có thời điểm cuối cùng, không có cơ chế tự chịu trách nhiệm nếu để quá thời gian quy định.Tình trạng người dân nộp giấy tờ và mỏi cổ chờ đợi là rất phổ biến. - Các biện pháp bảo đảm cho người dân khiếu nại, tố cáo, khởi kiện không cụ thể, rõ ràng. Các quy định ràng buộc trách nhiệm rất chung chung nhiều thủ tục không quy định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền.Vì vậy mà khi cơ quan của người dân bị xâm hại họ không có căn cứ để buộc cơ quan công quyền chịu trách nhiệm. - Việc giáo dục ý thức đạo đức, ý thức công chức liên quan đến TTHC chưa được quan tâm đúng mức. khiến cho nhiều cán bộ, công chức tự cho mình cái quyền được hạch sách, "đòi hỏi" người dân bởi nghĩ mình đang "ban ơn" cho người dân mà không biết đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm của mình. b. Han chế riêng - Về mặt nhận thức Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức chưa nhận thức đúng mục đích, yêu cầu của Đảng, Chính phủ về công tác CCHC và những lợi ích đem lại trong công tác CCHC đóng góp có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của tỉnh.Trong tỉnh không phải cán bộ, công chức nào cũng có nhân thức đúng đắn rằng CCHC phải được tiến hành trong cả hệ thống chính trị nghĩa là phải được tiến hành ở tất cả mọi tổ chức từ trong các cấp bộ Đảng, các chi bộ cơ sở, các đoàn thể, các cấp chính quyền, các tổ chức và trên phạm vi toàn xã hội. Trên mọi lĩnh vực công tác, CCHC được thực hiện thật sự ngay từ mỗi con người, mỗi việc làm cụ thể. Không thể có một cơ quan, một tổ chức hay một cá nhân nào có thể làm thay làm có hiệu quả đạt mục tiêu CCHC mà Chính phủ đề ra.Nhận thức đúng mới có hành động đúng để có những giải pháp thiết thực, cụ thể. Kết quả CCHC của mỗi con người và của mỗi tổ chức được cộng lại thành kết quả CCHC của cả tỉnh. - Về việc thực hiện rà soát TTHC UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số: 02/KH-UBND ngày 13/02/2007 về việc triển khai Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 07/09/2006 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, thành phố, thị xã thực hiện tổng rà soát các TTHC để loại bỏ các thủ tục rườm rà, dễ gây nhũng nhiễu; xây dựng và niêm yết công khai quy trình, thủ tục, hồ sơ, mẫu biểu, thời gian giải quyết, lệ phí của các TTHC tại bộ phận có trách nhiệm giải quyết liên quan trực tiếp đến người dân.Qua kiểm tra ở các cơ quan, đơn vị đã cho thấy: rà soát TTHC mới chỉ dừng lại ở việc thống kê và chỉ ra tên TTHC ở một số cơ quan, đơn vị; Chưa chỉ ra được số TTHC phải hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; Chưa thực hiện niêm yết công khai các TTHC tại các bộ phận có trách nhiệm giải quyết mà mới chỉ niêm yết công khai một số TTHC đang thực hiện theo cơ chế "một cửa". - Về xây dựng kế hoạch CCHC và đề án "một cửa" của các cơ quan, đơn vị Sở Nội vụ-thường trực Ban chỉ đạo CCHC tỉnh đã có công văn số 837/CV-BCĐ ngày 19/04/2006 và tổ chức hội nghị vào ngày 25/04/2006 v/v hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch CCHC và đề án "một cửa", sau đó gửi về Sở Nội vụ trước ngày 15/05/2006 để tổ chức thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt, làm căn cứ pháp lý cho các cơ quan, đơn vị thực hiện, làm cơ sở để Ban chỉ đạo CCHC tỉnh đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện CCHC tại cơ quan, đơn vị. Đến đầu tháng 07/2006 (vào 02 ngày 07,10/07/2006), Sở Nội vụ-thường trực Ban chỉ đạo CCHC tỉnh tổ chức hội nghị thẩm định kế hoạch CCHC của các cơ quan, đơn vị và có nhận xét như sau: Kế hoạch của các cơ quan, đơn vị chưa bám sát vào hướng dẫn của thường trực Ban chỉ đạo CCHC tỉnh (nội dung còn chung chung, chưa có sự phân công rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận, không có thời gian cần hoàn thành, không ghi rõ mục tiêu cần đạt được); Ban chỉ đạo CCHC tỉnh đã trực tiếp làm việc với các cơ quan, đơn vị và có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị hoàn chỉnh, bố sung Kế hoạch CCHC gửi lại cho thường trực Ban chỉ đạo CCHC để trình UBND tỉnh nhưng tiến độ còn rất chậm không đúng thời gian quy định, cụ thể: Ngày 07/11/ 2006 mới tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch CCHC năm 2006-2007 của 15 cơ quan, đơn vị. Tính đến ngày 15/01/2007 còn 07 cơ quan, đơn vị chưa gửi kế hoạch CCHC, đó là: Thanh tra tỉnh, Sở Văn hóa-Thông tin, Sở Thương mại và Du lịch, UBND huyện Đại Từ, UBND huyện Phổ Yên, UBND huyện Võ Nhai, UBND thị xã Sông Công. - Về thực hiện "một cửa" Các cơ quan, đơn vị lựa chọn công việc thực hiện "một cửa", xây dựng đề án, duyệt đề án với Ban chỉ đạo CCHC tỉnh tiến hành còn chậm, chất lượng không đạt yêu cầu phải hoàn chỉnh nhiều lần mới trình UBND tỉnh phê duyệt được. Một số cơ quan, đơn vị bố trí phòng làm việc, trang thiết bị phục vụ cho công việc không đạt yêu cầu. Cấp huyện có nơi còn để ở chỗ không thuận tiện, cấp xẫ rát khó khăn, còn sử dụng phòng dùng chung, trang thiết bị chưa có, niêm yết sơ sài, mang tính chiếu lệ. Yêu cầu về công chức làm việc ở bộ phận "một cửa" đòi hỏi trình độ rất cao, am hiểu nhiều lĩnh vực và thành thạo công việc nhưng một số cơ quan, đơn vị điều động cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận "một cửa" có năng lực còn hạn chế, có cơ quan, đơn vị còn bố trí cả người đang hợp đồng làm việc ở bộ phận này. Người dân một số nơi chưa nhận thức đày đủ về lợi ích của cơ chế "một cửa", thói quen trong quan hệ với chính quyền của người dân theo lối cũ chậm thay đổi. - Về thông tin tuyên truyền Các cơ quan, đơn vị chưa chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền CCHC (theo báo cáo kiểm tra CCHC 6 tháng đầu năm 2007 chỉ có UBND thành phố Thái Nguyên xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền). Trong năm 2006 UBND tỉnh cho phép xuất bản "Bản tin CCHC của tỉnh" do Sở Nội vụ là cơ quan chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị để cung cấp, phản ánh tin bài cho bản tin. Nhưng trong quá trình hoạt động "Bản tin CCHC của tỉnh" luôn gặp phải một khó khăn là không có tin bài để đưa vào trong "Bản tin CCHC của tỉnh". Sở Nội vụ nhiều lần làm văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị viết bài cho "Bản tin CCHC của tỉnh" và gọi điện nhiều lần đôn đốc nhắc nhở các cơ quan, đơn vị (không gửi bài như: Sở Tài chính, huyện Phú Bình, thị xã Sông Công). 2.3.3. Nguyên nhân a. Khách quan - Do lịch sử để lại Hiểu biết của cán bộ, công chức về TTHC còn rất hạn chế. Mỗi người mỗi cấp có một quan niệm khác nhau về thủ tục quản lý do đối tượng quản lý trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng, phức tạp không đơn giản như thời kỳ bao cấp.Trong khi kinh nghiệm cũ không còn phù hợp kiến thức mới lại chưa được trang bị đồng bộ khiến cho rất nhiều người thấy lúng túng là điều không thể tranh khỏi. - Bản chất bộ máy hành chính là cồng kềnh, quan liêu Cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức theo hệ thống thứ bậc,có nhiều tầng nấc trung gian. Chính đặc điểm này đã góp phần làm cho bộ máy hành chính thêm cồng kềnh dẫn đến chồng chéo chức năng, nhiệm vụ từ đó dẫn tới việc thông tin có khả năng bị sai lệch và các văn bản được ban hành thì chồng chéo thậm chí mâu thuẫn với nhau. b. Chủ quan - Lãnh đạo các cấp chưa có nhận thức đầy đủ về lợi ích đem lại của CCHC nói chung và CCTTHC nói riêng từ đó không có sự quyết tâm, kiên quyết trong quá trình thực hiện (đặc biệt là ở cấp xã) dẫn đến thực hiện "một cửa" chưa đúng tinh thần Nghị định 181/NĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về quy chế thực hiện cơ chế "một cửa"; việc rà soát TTHC còn chậm, mang tính chiếu lệ. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được chú trọng, tăng cường, nội dung, phương pháp đã phong phú thêm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bởi nội dung mang tính lý luận, lý thuyết, không sát thực, thiếu cụ thể, không gắn với công việc thực tế cần phải giải quyết. - Trình độ của cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế nhất là đối với CCHC. Hơn nữa quá trình "sàng lọc ngược" khiến cho những người có trình độ, tâm huyết đối với công cuộc cải cách ít có cơ hội cống hiến và góp sức mình làm cho nền hành chính vốn trì trệ càng ít có khả năng đổi mới và năng động với thời cuộc. - Cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước còn nhiều bất cập chưa tạo ra đông lực mạnh mẽ cho sự thay đổi.Ví dụ như chính sách đối với công chức trong biên chế nhà nước khiến họ yên tâm khi làm việc đồng thời cũng tạo ra độ trì trệ và kém năng động, hiệu quả bởi họ hiểu rằng dù có làm chậm, làm nhanh,có sáng tạo hay không sáng tạo thì họ vẫn có được chế độ đãi ngộ như nhau. Sự đổi mới nhiều khi đem lại cho họ những rắc rối mà không đổi mới họ không gặp phải, vậy họ chọn cách nào hơn, đấy là một bài toán mà nếu không phải người tâm huyết với nghề thì rất dễ tìm lời giải. Hay chính sách tiền lương hiện nay khiến cho cán bộ, công chức có quá nhiều mối quan tâm ngoài công việc để đảm bảo cuộc sống làm cho họ không thể chuyên tâm vào công việc của mình. - Kỷ luật, kỷ cương hành chính không nghiêm. Tính răn đe trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức chưa nghiêm, còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý cán bộ, công chức, quản lý công vụ còn lỏng lẻo. Đây cũng là một lý do góp phần làm cho hiệu suất làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước không cao. - Chưa có sự ủng hộ của cơ quan tài chính vì vậy trang thiết bị phục vụ cho công việc còn nhiều yếu kém (nhất là phòng một cửa), công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức. - Người dân chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của cơ chế "một cửa", thói quen trong quan hệ với chính quyền của người dân theo lối cũ, chậm thay đổi. Trong khi đó công tác thông tin tuyên truyền chưa đến được mọi đối tượng trong xã hội, nhất là những người dân ở vùng xâu, vùng xa. - Việc thực hiện CCHC, CCTTHC đụng chạm đến lợi ích cục bộ của một bộ phận cán bộ, công chức nên một số cơ quan, đơn vị chần chừ, trì hoãn trong việc thực hiện. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2006-2010 1. Phương hướng, mục tiêu cải cách thủ tục hành chính X¸c ®ịnh CCTTHC là nhiệm vụ trọng tâm của CCHC, CCTTHC phải tiếp tục được đẩy mạnh và là hoạt động thường xuyên của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị. CCTTHC cũng nhằm hướng vào mục tiêu chung của Chương trình tổng thể CCHC là: "Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN". C¨n cø vµo c¸c môc tiªu cô thÓ cña chương tr×nh tæng thÓ CCHC nhà nưíc cña ChÝnh phñ, NghÞ quyÕt §¹i héi ®¶ng bé tØnh lÇn thø XVII, thùc tr¹ng cña hÖ thèng hµnh chÝnh cña tØnh, môc tiªu CCHC giai đoạn 2006 -2010, mục tiêu CCTTHC giai đoạn 2006-2010 cụ thể như sau: - Hoµn thiÖn hÖ thèng c¬ chÕ, chÝnh s¸ch, quy ®Þnh cô thÓ cña tØnh trªn tÊt c¶ c¸c lÜnh vùc trªn c¬ së triÓn khai thùc hiÖn ®óng ®¾n, m¹nh d¹n, s¸ng t¹o c¸c thÓ chÕ míi cña nhµ nưíc. - Tập trung xóa bỏ về cơ bản các TTHC mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho dân và doanh nghiệp; hoàn thiện TTHC mới theo hướng công khai, đơn gi¶n vµ thuËn tiÖn cho d©n. - TËp trung hoµn thiÖn c¸c c¬ chÕ, chÝnh s¸ch, quy ®Þnh vÒ phương thøc ho¹t ®éng, quy chÕ lµm viÖc, nhiÖm vô vµ chÕ ®é tr¸ch nhiÖm c¸ nh©n t¹i mçi c¬ quan, ®¬n vÞ, ®Æc biÖt lµ vai trß, tr¸ch nhiÖm c¸ nh©n cña người ®øng ®Çu c¬ quan, ®¬n vÞ. - T¨ng cường kû luËt, kû cương hµnh chÝnh, chÕ ®é thanh tra, kiÓm tra c«ng vô, kÓ c¶ chÕ ®é tr¸ch nhiÖm cña người ®øng ®Çu c¬ quan, ®¬n vÞ. - §Èy m¹nh thùc hiÖn c¸c thÓ chÕ vÒ d©n chñ, më réng thùc hiÖn c«ng khai, minh b¹ch trong ho¹t ®éng cña hÖ thèng hµnh chÝnh. - Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng: đào tạo theo địa chỉ, đào tạo kỹ năng cụ thể của từng chức danh cán bộ, công chức, đặc biệt đối với cán bộ, công chức cấp xã. - Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, công chức trong các cơ quan hành chính các cấp. 2. Giải pháp - Rà soát TTHC phải được tiến hành thường xuyên và thực hiện phân loại theo tiêu chí sau: + Tên TTHC; + Cơ quan ban hành TTHC; + Cơ quan có thẩm quyền tiến hành TTHC; + Các loại tài liệu, giây tờ và lệ phí khi làm TTHC; + Thời gian tối đa khi hoàn tất thủ tục; + Cơ quan chủ trì và các cơ quan có liên quan đến từng loại thủ tục. Phân TTHC theo 04 loại: + Hợp pháp, hợp lý sẽ tiếp tục thực hiện; + Hợp pháp nhưng chưa hợp lý sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung; + Hợp lý nhưng chưa hợp pháp sẽ có kiến nghị đến cơ quan ban hành; + Không hợp pháp, không hợp lý cần đình chỉ thi hành ngay lập tức. - Tăng cường công tác kiểm tra CCHC. Phải lập biên bản chung sau mỗi lần kiểm tra: xác định những ưu điểm, những hạn chế, những sai sót để lãnh đạo từng cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra biết để có hướng khắc phục. HĐND các cấp, các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân giám sát thực hiện CCHC một cách thường xuyên. - Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải coi CCTTHC là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo một cách thiết thực và tích cực (hàng tuần, hàng tháng trong các cuộc họp giao ban phải có báo cáo kết quả thực hiện CCTTHC tại cơ quan, đơn vị mình). Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về kết quả CCTTHC và những đánh giá của tổ chức, công dân về chất lượng phục vụ của cơ quan, đơn vị mình. - Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị bố trí công chức chuyên môn có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm để tiếp nhận và giải quyết công việc theo cơ chế một cửa và dành nguồn kinh phí thoả đáng cho công tác CCTTHC và thực hiện cơ chế một cửa. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị lập dự toán kinh phí CCHC theo Thông tư 99/2006/TT-BTC ngày 20/10/2006 của Bộ Tài chính. Hướng dẫn thu phí và lệ phí theo quy định hiện hành. - Tăng cường giáo dục rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần tận tuỵ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Xây dựng cơ chế chính sách về đãi ngộ hợp lý, tuyên dương, thưởng vật chất cho tập thể, cá nhân làm tốt công tác CCHC, đồng thời phải có cơ chế xử lý nghiêm, khi cần thiết có cơ chế loại ra khỏi đội ngũ cán bộ, công chức những người thiếu trách nhiệm, cố tình nhũng nhiễu gây cản trở và mất uy tín của cơ quan công quyền trong khi thực thi công vụ. Công tác này rất quan trọng bởi cán bộ, công chức có thể là động lực đồng thời cũng có thể là rào cản của CCTTHC. Là động lực khi họ có trình độ nghiệp vụ, có phẩm chất tốt, có điều kiện làm việc đầy đủ, được động viên và khích lệ về vật chất và tinh thần nột cách đúng mức. Nhưng họ sẽ là dào cản thực sự khi hiểu biết còn hạn chế, lại không ít người phẩm chất kém, cấp có thẩm quyền quản lý không quan tâm đến họ một cách đầy đủ để uốn nắn, bồi dưỡng họ kịp thời trong công việc. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về CCHC nói chung, CCTTHC nói riêng. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền về CCHC, các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình có các hình thức tổ chức tuyên truyền đa dạng, xây dựng bản tin, các chuyên trang, chuyên mục thường kỳ với thời lượng thoả đáng. Khi tuyên truyền biểu dương cần nêu cả tốt và xấu. Trên đây là những giải pháp cần phải được tiến hành thường xuyên nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho công tác CCTTHC, đạt mục tiêu ban đầu đã đề ra. 3. Đề xuất, kiến nghị Để công tác CCTTHC thật sự có hiệu quả, góp phần vào hoàn thành mục tiêu chung của chương trình cải cách tổng thể em xin đề xuất một số kiến nghị sau: 3.1. Những kiến nghị mang tính quốc gia - Cần một cơ quan chuyên trách độc lập về CCHC, các quy định về CCHC phải chịu sự rà soát của một cơ quan độc lập ở cấp Chính phủ nhằm đảm bảo tính thực thi của chúng. Như ở Hàn Quốc, cơ quan này trực thuộc văn phòng thủ tướng, thủ tướng là đồng chủ tịch ủy ban CCHC. - Phải ban hành riêng một văn bản pháp luật (pháp lệnh) quy định về TTHC nhằm tạo ra sự thống nhất trong cách hiểu và điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các TTHC.Ban hành văn bản trên phải dựa vào nguyên tắc: + Chỉ cơ quan có thẩm quyền được pháp lệnh quy định mới được phép ban hành TTHC; + TTHC phải đặt quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức lên trên quyền lợi của cơ quan có thẩm quyền, lấy phục vụ nhân dân là thước đo hoạt động hiệu quả; + TTHC cần liệt kê đủ loại giấy tờ mà đương sự cần phải có khi làm thủ tục.Ngoài ra không được yêu cầu đương sự nộp thêm bất cứ loại giấy tờ nào; + Quy định rõ ràng thời gian tiến hành thủ tục, nếu vượt qua thời gian phải có hình thức xử lý, gây thiệt hại vật chất phải bồi thường; + Khi đương sự đến làm TTHC ,cơ quan phải tiếp nhận và trả lời bằng văn bản (phiếu tiếp dân). 3.2. Những kiến nghị trong phạm vi địa bàn tỉnh - Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở phải có nghị quyết và chương trình, kế hoạch chỉ đạo triển khai công tác CCTTHC, các cơ quan tham mưu của cấp ủy cũng thực hiện CCTTHC tại cơ quan mình. Hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân giám sát thực hiện CCTTHC một cách thường xuyên. - Tuyên truyền để các cơ quan, đơn vị trong tỉnh viết bài cho "Bản tin cải cách hành chính" một cách thường xuyên và tự giác. Đồng thời phải quy định chế tài đối với những đơn vị không tự giác gửi bài. - Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần được thay đổi cho sát hợp hơn với điều kiện thực tế, gắn lý luận với thực tiễn để khi giải quyết công việc cán bộ, công chức không bỡ ngõ và có thể giải quyết công việc một cách nhanh chóng, kịp thời, khoa học và đúng pháp luật. - Cơ quan tài chính cần có sự ủng hộ hơn nữa đối công tác CCHC đặc biệt là CCTTHC và trang thiết bị phòng "một cửa". - Cần có sự quan tâm hơn nữa đến viêc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức trẻ tuổi nhưng có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt.Bởi hơn ai hết, tuổi trẻ năng động và thích nghi nhanh với sự thay đổi của thời cuộc, từ đó có thể đưa ra những đề xuất, giải pháp, kiến nghị phù hợp, hiệu quả cho sự phát triển. Trên đây là một số đề xuất, kiến nghị của cá nhân em nhằm mục tiêu thực hiện có hiệu quả hơn nữa chương trình CCTTHC tỉnh Thái Nguyên, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình cải cách tổng thể mà tỉnh đã đề ra. KẾT LUẬN CCTTHC là một trong những nội dung, nhiệm vụ cấp bách của tình hình kinh tế hiện nay của tỉnh Thái Nguyên.Có làm tốt công tác này thì mới tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế khu vực, kinh tế quốc tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.Công cuộc CCTTHC đã thiết thực góp phần vào thành công của chương trình tổng thể CCHC, xây dựng nền hành chính tỉnh nhà ngày càng dân chủ, trong sạch, vững mạnh và hiện đại. CCHC không chỉ là nhiệm vụ của các cấp chính quyền, để tiếp tục làm tốt công tác này, hoàn thành mục tiêu CCTTHC năm 2008 nói riêng và CCHC giai đoạn 2006-2010 nói chung cần sự quan tâm, phối hợp, cố gắng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Do trình độ, kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân em còn nhiều hạn chế cho nên "Báo cáo thực tập" của en sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo để 'báo cáo thực tập" của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý nhà nước về Đô thị và Nông thôn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt nhất bản "báo cáo thực tập" này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010; 2. Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật; 3. Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; 4. Báo cáo số: 74/BC-UBND ngày 30/11/2006 của UBND về cải cách hành chính tỉnh Thái nguyên 2006; 5. Báo cáo số: 56/BC-UBND ngày 20/08/2007 của UBND về Sơ kết công tác cải cách hành chính 06 tháng đầu năm 2007 của tỉnh Thái nguyên; 6. Báo cáo số: 97/BC-UBND ngày 04/12/2007 về cải cách hành chính năm 2007 của tỉnh Thái Nguyên; 7. Trang thông tin Vietnamnet.vn.com/. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHCD (7).doc
Tài liệu liên quan