MỤC LỤC
I. DẪN NHẬP
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KHOA CỬ VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN
1. Bối cảnh lịch sử cho sự ra đời và phát triển của thi cử thời Lý - Trần
2. Nội dung của chế độ khoa cử thời Lý - Trần
III. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ NHÀ KHOA BẢNG VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN
1. Lê Văn Hưu
2. Mạc Đĩnh Chi
3. Chu Văn An
4. Nhận xét
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2596 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chế độ khoa cử thời Lý - Trần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. DẪN NHẬP
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống hiếu học và trọng người tài. Quan điểm này được thể hiện rõ rệt qua các mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội. Với một cơ cấu xã hội mà việc phân chia đẳng cấp dựa vào nghề nghiệp, địa vị trong xã hội với bốn dẳng cấp chính là “Sĩ - nông - công - thương” trong đó “sĩ” kẻ sĩ được đứng đầu và nhận được sự tôn trọng của xã hội. Vì thế mà việc học hành thì cửa được quan tâm đúng mức và vai trò của nó cũng rất lớn. Những người giàu có, có những điều kiện thuận lợi đi học suy cho cùng cũng là một bình thường. Nhưng không chỉ thế mà ngay cả những anh học trò nghèo, những người áo vải cũng cần cù theo đòi nghiên bút dưới sự nuôi nấng của mẹ, cha, bằng sự chăm lo ân cần của người vợ thảo. Họ chăm chỉ học hành đến kỳ thi họ dự thi những mong vinh quy bái tổ về làng, làmg rạng rỡ tổ tiên, để được làm quan cho bõ công bao ngày đêm miệt mài đèn sách, đáp lại tấm lòng của gia đình, bạn bè, họ hàng, làng xóm.
Từ xưa đến nay không ai có thể phủ nhận được vai trò của những bậcanh tài đứng ra giúp vua trong việc quản lí đất nước. Đó là những người có tài năng có nhân cách góp phần gây dựng cơ cấu xã hội và xây dựng đất nước. Bởi một lẽ nhân tài là tinh hoa của đất nưcớ, là nguyên khí của quốc gia. Và để tìm ra, tuyển chọn bộ máylãnh đạo trong tương lai này, các triều đại phong kiến Việt Nam đa phần là thông qua chế độ khoa cử tức là qua các kỳ thi đó tuyển chọn nhân tài. Vì thế, chế độ khoa cử được đặt ra cốt là để kén chọn người tài cho đất nước.
Qua năm tháng, chế độ khoa cử ở Việt Nam đã có những bước hình thành và phát triển của mình ngày càng hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu và mục đích đặt ra. Lúc ban đầu, bộ máy nhà nước khi chế độ khoa cử chưa phát triển còn dựa vào hình thức nhiệm tứ, cử tuyển. Về sau hầu hết bộ máy chính quyền đều được đặt trong tay những người đã chứng tỏ được tài năng, khí phách của mình qua các vòng thi. Thi hương, thi hội, thi Đình. Như chúng ta đã biết, dưới thời Bắc thuộc, chữ Hán đã được các quan lại Trung Hoa dạy cho người Việt nhưng chỉ nhằm mục đích đào tạo những tên tay sai để phục vụ cho bộ máy cai trị của chúng. Đến thời tự chủ qua các triều Ngô - Đinh - Tiên - Lê do phải chỉnh đốn lại nội bộ, hơn nữa các triều đại đó nắng ngủi nên không có nhiều thời gian.
Chính sách để chăm lo đến việc học hành, thi cử, việc dạy chữ Hán thời kỳ này được phó thác cho các nhà sư. Đến các triều Lý - Trần, do sự phát triển về kinh tế xã hội, văn hoá đã dẫn đến những bước phát triển nhảy vọt trong giáo dục. Dưới thời kỳ này, triều đình phong kiến bên cạnh việc tiến hành các hình thức nhiệm tử đã bắt đầu tổ chức các kỳ thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài cho bộ máy nhà nước. Việc tiến hành khoa thi đầu tiên vào năm 1075 dưới triều Lý và các khoa thi tiếp theo trong thời Lý và thời Trần đã góp phần hình thành nên nền móng của chế độ khoa cử Việt Nam. Qua các khoa thi cũng đã tuyển chọn được nhiều nhân tài giúp vua xây dựng bộ máy chính quyền, quản lý nhà nước và nhân dân. Có thể nói hình thức thi, nội dung thi… của các kỳ thi ngày càng hoàn thiện góp phần không nhỏ vào việc ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, dân tộc.
Chính bởi lẽ đó, chúng em quyết định lấy đề tài nghiên cứu là “Chế độ khoa cử thời Lý - Trần”. Tuy vậy do mới là sinh viên năm thứ nhất kiến thức còn hạn hẹp, kỹ năng còn thiếu nên những vấn đề chúng em trình bày còn hết sức sơ lược và còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong các thầy cô chỉ bảo và đánh giá giúp chúng em ngày càng hoàn thiện kỹ năng của mình.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KHOA CỬ VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN
Các triều đại Lý - Trần là những triều đại đầu tiên của Việt Nam thực sự coi trọng đến vấn đề khoa cử và cũng là những triều đại đặt nền móng cho sự phát triển của giáo dục Đại Việt trong thời kỳ phong kiến.
Nói về thi cử thời Lý - Trần, có rất nhiều tư liệu lịch sử khác nhau. Các sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Việt sử thông giám cương mục”, “Lịch triều kiến chương loại chí”… đều có ghi chép về vấn đề này. Tuy nhiên còn hết sức sơ lược. Thông qua các tài liệu đã biết có thể chia thi cử thời kỳ này ra làm ba loại chính là thi văn, thi võ và thi lại viên. Hai loại hình thi sau được sử sách nói đến it và sơ lược còn hình thức thi văn thì phổ biến hơn cả. Vì vậy trong khuôn khổ của một báo cáo khoa học nhỏ, chỉ xin trình bày về các kỳ thi văn thời Lý - Trần và cũng chỉ ở mức đô sơ lược.
1. Bối cảnh lịch sử cho sự ra đời và phát triển của thi cử thời Lý - Trần
Thời Lý - Trần ở nước ta có những sự thay đổi lớn về hệ tư tưởng. Đó là sự chuyển đổi dần từ hệ tư tưởng Phật giáo sang hệ tư tưởng Nho giáo. Nhất là trong nội bộ tầng lớp thống trị.
Đạo Phật xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm (thế kỷ I) do sự truyền bá của các găng sĩ Ấn Độ. và Trung Quốc suốt thời kỳ Bắc thuộc - Phật giáo trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của quần chúng biến động vì nó hết sức gần gũi với tín ngưỡng dân gian của người Việt. Người Việt tiếp thu Phật giáo và biến nó thành vũ khí chống lại chính sách đồng hoá của các triều đại phương Bắc nhằm biến người Việt thành người Hoa, biến nước ta thành “thuộc quốc”. Nó đã giúp người Việt đứng vững trong những năm đen tối của lịch sử dân tộc.
Cũng giống như đạo Phật, đạo Nho cũng ược du nhập vào Việt Nam từ rất sớm bởi sự thống trị của các thế lực phong kiến Trung Hoa. Tuy nhiên, khác với đạo Phật, đạo Nho thời kỳ này không được đông đảo nhân dân tin theo. Nó chỉ tồn tại trong tầng lớp trên của xã hội và bọn quan lại đô hộ. Vai trò của đạo Nho thời kỳ này nhìn chung là mờ nhạt.
Sau khi giành lại được nền độc lập, tỏng suốt thế kỷ X, cá triều đại Ngô - Đinh, Tiên - Lê đều lấy Phật giáo làm hệ tư tưởng thống trị. Đến khi nhà Lý được thành lập vào thế kỷ XI thì Phật giáo vẫn đóng vai trò ghi phối toàn bộ đời sống chính trị, văn hoá của đất nưcớ. Điều này thể hiện rõ trong chính sách của triều đình trong đó có hệ thống tăng quan. Đây là tổ chức có tính chất tôn giáo liên quan chặt chẽ với hệ thống nhà nước. Tăng quan triều lý là những người giúp việc cho nhà vua quản lí các tăng đồ về mặt hành chính đồng thời trên thực tế cũng là người bảo vệ quyền lợi của Phật giáo. Vua còn cho xây dựng nhiều chùa chiền và số người đi tu cũng rất đông. Việc Lý Thái Tổ cho xây dựng văn miếu (1070) thờ Khổng Tử và sau đó là Quốc Tử Giám (1076) làm trường quốc học dạy chữ thánh hềin chứng tỏ đạo Nho đã bắt đầu có vai trò và các triều đại đã bắt đầu coi trọng đến việc truyền bá Ng.
Vai trò của Phật giáo giảm cùng với sự đi xuống của triều Lý vào cuối thế kỷ XIII. Từ khi nhà Trần thay thế nhà Lý thì Nho giáo đã dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị. Tầng lớp Nho sĩ ngày càng đông đảo và đóng vai trò lớn trong xã hội.
Tất cả những điều trên để nói rằng trong giáo dục và cả thi cử thời Lý - Trần đều chú trọng nhiều đến Nho giáo, hay giáo dục và thi cử Nho giáo đóng vai trò chi phối cả hệ thống giáo dục thời kỳ này. Bời mục tiêu chính của nền giáo dục Nho học là đào tạo những người biết “tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ”. Những người làm chính sự tham gia bộ máy chính quyền theo học thuyết của Khổng -Mạnh đã đề ra. Xã hội Đại Việt trong sự hưng thịnh của mình tất yếu có sự phân hoá. Đội ngũ các nhà Nho học có vai trò rất lớn trong việc ổn định xã hội nên tạo ra những người có tư tưởng Nho giáo là mục tiêu hàng đầu của hệ thống giáo dục và thi cử nhằm tìm kiếm những người hiền tài, thông hiểu đạo Nho mà quản lý đất nước.
2. Nội dung của chế độ khoa cử thời Lý - Trần
Khoa thi đầu tiên của thời Lý và cũng là khoa thi đầu tiên trong lịch sử dân tộc được tổ chức vào năm 1075 dưới thời Lý Nhân Tông với nội dung thi “khoa học tam trường” (theo “lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú0 người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh (Người xã Đông Cứu, huyện Gia Định - tức Bắc Ninh ngày nay). Từ đó đến cuối triều Lý, đã tổ chức thi được 9 khoa (theo thống kê của tác giả Nguyễn Tiến Cường - “Sự phát triển của giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến”. Xin được trích nguyên văn bảng sau.
CÁC KHOA THI VĂN DO TRIỀU ĐÌNH TỔ CHỨC TRONG THỜI LÝ.
Thứ tự
Năm âm lịch
Dương lịch
Tên Khoa thi nội dung thi
Tên người đỡ đầu
Số đỗ
Ghi chú
1
ất Mão
1075
Nho học tam trường
Lê Văn Thịnh
Chọn minh kinh bác học
2
Bính Dần
1086
Thi những người có văn học
Mạc Hiến Tích
Sung làm quan hôn lâm
3
Canh Ngọ
1150
Thi Điện
Việt sử lược chép ĐVSKTT, C.M chép
4
Nhâm thân
1152
Thi Điện
5
ất Dậu
1165
Thi học sinh
6
Ký hội
1179
Thi đọc kinh Bát nhã (con em tăng quan
- Thi chép thơ cổ nhân và làm toán (Hoàng Nam.
Thi chép thơ cổ làm thơ, phú kinh nghĩa (con em Tam giáo)
Viết sử lược chép.
- Con em tăng quan và Hoàng Nam thi ở điện Phượng Minh.
- Con em Tam giáo thi ở điện Sùng Chương
7
ất Tị
1185
Thi thông thi thư
Bùi Quốc Khái Đặng Nghiêm
Chọn người hầu vua học “Khoa mục chỉ” chép đỡ 20 người`
8
Quý Sửu
1193
Thi sĩ nhân thiên hạ
Chọn người hầu vua học
9
ất Mão
1195
Thi Tam giáo
Cho đỗ xuất thân
10
Bính Thìn
1196
Thi con em tam giáo (chép thơ cổ, toán, thơ phú)
Việt sử lược chép cho phân biệt cập đệ, xuất thân
11
Kỷ Mùi
1199
Thi học sinh
(Ghi chú: 2 khoa Canh Ngọ (115) và Nhâm Thân (1152) có thể chỉ là một khoa chép ở 2 sách thành ra khác nhau, 2 khoa ất Mão (1195) và Bính Thìn (1196) cũng tương tự).
Như vậy nhìn vào bảng trên và cũng qua sử chép có thể thấy rõ các khoa thi thời Lý không theo những năm nhất định và có thể khi nào cần thì mở. Càng về sau các khoa thi ược tổ chức đều đặn hơn. Về nội dung cụ thể các khoa thi thể các khoa thi thời Lý sử chưa thấy chép. Khoa thi đầu tiên năm Ất Mão (1075) gọi là Minh Kinh Bá học tức thi chọn người hiểu nội dung, nghĩa lí của Tứ thư, Ngũ kinh và các sách thánh hiền. Các khoa thi Canh Ngọ (1150) và Nhâm Thân (1152) chép là thi Điện, có thể là một dạng thi được tổ chức trong cung điện nhà vua. Các năm Ất Dậu (1165) và Kỷ Mùi (1192) viết là khi học sinh ngoài ra còn có thi Tam giáo vào các năm 1195, 1196…
Còn về số người đỗ và người đỗ đầu thì sử chép còn thiếu rất nhiều nên việc tìm hiểu về vai trò của thi cử trong thời Lý là hết sức khó khăn.
Sang thời Trần, tuy thời gian tồn tại ngắn hơn thời Lý nhưng lại tổ chức được nhiều khoa thi hơn và chất lượng khoa cử đã được nâng lên một cách rõ rệt. Xin được trích nguyên văn bảng sau của tác giả Nguyễn Tiến Cường.
CÁC KHOA THI VĂN DO TRIỀU ĐÌNH TỔ CHỨC TRONG THỜI LÝ.
Thứ tự
Năm âm lịch
Dương lịch
Tên Khoa thi nội dung thi
Tên người đỡ đầu
Số đỗ
Ghi chú
1
Đinh Hợi
1227
Thi con em tam giáo
Những người nối nghiệp tam giáo
2
Nhâm Thìn
1232
Thi Thái học sinh
Trương Hanh
5
Chi tam giáp. Sử chép 5 người đỗ
3
Bính thân
1236
Tuyển Nho sinh trúng vào hầu vua
4
Kỷ Hợi
1239
Thi Thái học sinh
Lưu Miễn đỗ đầu
4
5
Đinh Mùi
1247
Thi Đại Tỉ
Nguyễn Quan Quang trạng nguyên
44
Định Tam giáp, Tam khôi
6
Đinh Mùi
1247
Thi các khoa thông tam giáo
Ngô Tần - giáp khoa
Chia giáp khoa, ất khoa, sử ghi tên 4 người
7
Bính Thìn
1256
Thi Đại Tỉ
Trần Quốc Lặc, Trương Sán đều đỗ trạng nguyên
32
Chia kinh và trại trạng nguyên. Tam khôi 4 người
8
Bính Dần
1266
Thi Đại Tỉ
Trần Cố, Bạch Liêu đều đỗ trạng nguyên
47
Kinh và trại trạng nguyên, Tam khôi 4 người, KVT2 chép 51 người
9
Giáp Tuất
1274
Tuyển học trò hầu Đông cung học
Lý Đạo Thái (Tài đạo) đỗ đầu
ĐVSKTT và Quốc triều Trương Khoa lục chép
10
Ất Hợi
1275
Thi Đại tỉ (C.M chép thi thái học sinh)
Đào Tiêu trạng nguyên
27
Bỏ chia kinh và trại trạng nguyên - tam khôi 3 người - KVTL: 36 người đỗ
11
Giáp Thìn
1304
Thi Đại tỉ (C.M: thi thái học sinh)
Mạc Đính Chi trạng nguyên. Nguyễn Trung Ngạn - Hoàng Giáp
44
Bắt đầu có hàng giáp. Sử chép phép thi tiến sĩ. Tam khôi đi chơi phố 3 ngày còn 330 ngày ở lại học tập
12
Giáp Dần
1314
Thi Thái học sinh
Ai đỗ bổ chức Bả Thư lệnh sai viên cục chính Nguyễn Bính dạy bảo luyện tập
13
Quý Hợi
1323
Thi Thái học sinh
Một người tên Mặc trong quân hiên thuộc y đồ Thái học sinh, bị trả về làm quan lại quân Thiên Định
14
ất Dậu
1345
Thi Thái học sinh
15
Quý Mão
1363
Thi lấy người có văn nghệ sung vào quán, các
16
Giáp Dần
1374
Thi tiến sĩ, bắt đầu có thi tiến sĩ
Đào Sư Tích trạng nguyên
56
Bắt đầu có thi Hương
17
Giáp Tí
1384
thi thái học sinh ở chùa Vạn Phúc (Phật tích) tiên Da, Bắc Ninh
Đoàn Xuân Lôi đỗ đầu
36
Số thi không đỗ cho làm Thứ sử ở cung Bảo Hoà (hành cung Phật tích - Tiên Du)
18
Quý Dậu
1393
Thi Thái học sinh
Hoàng quán chi đỗ đầu
30
Như vậy thời Trần có 19 khoa thi, nội dung các kỳ thi rõ ràng hơn, các khoa thi được t chức đều đặn và nội dung thi đan xen giữa các năm. Có các loại thi chủ yếu là : thi Thái học sinh (1232, 1239, 1314, 1323, 1345, 1384, 1393) thi Đại tỉ (1246, 1247 ,1256, 1266, 1275, 1304) và thi Tam giáo (1227, 1247...). Số người đỗ trong các khoa thi thời Trần nhiều hơn và được ghi rõ ràng hơn thời Lý. Nhà Trần có rất nhiều những dịnh lệ mới tiến bộ mà ta sẽ nói ở phần sau.
Về loại hình thi văn thời Lý - Trần thì vào thời Lý chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa thi Hương, thi Hội, thi Đình các sĩ tử chủ yếu chỉ phải trải qua một kỳ thi và do triều đình tổ chức. Còn vào thời Trần có sự phân biệt thi Hương, thi Hội, thi Đình sớm nhất có lẽ là vào năm 1246 khi bắt đầu lấy Tam khôi bằng thi Đại tỉ. Khoa thi “Giáp Dần (1374) có ghi là thi tiến sĩ và được coi là khoa thi tiến sĩ đầu tiên của nước ta, đã có khoa thi Hương đầu tiên và Đào Sư Tích là người đầu tiên từ thi Hương đến thi Đinh ông đều đỗ đầu.
Theo “Lục triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (phần khoa mục chí) thì vào năm 1396 dưới đời Trần Thuận Tông “có chiếu định cách thi cử nhân - cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội, ai đỗ Hội thì nhà vua ra một đề văn sách để định thứ tự”. Như vậy là năm 1396 là năm chính thức qui định về việc phân biệt thi Hương, thi Hội và thi Đinh nhưng trước đó vào năm 1374 thì thi Đình đã tác ra thành một kỳ thi riêng “Nó vừa là kỳ thi cuối của khoa thi Hội vì có thi Đình mới sắp xếp và ban cấp các loại học vị, còn nếu đỗ thi Hội thì chỉ công nhận là trúng cách thi Hội chưa phài là tiến sĩ (Nguyễn Tiến Cường - Sự phát triển của giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời Phong kiến) việc định ra thi Hương thi Hội, thi Đình là nhà Trần học theo cách thức của người Trung Quốc. Cụ thể là theo phép thi của nhà Nguyên. Nó thể hiện sự quan tâm, đề cao uy thế và địa vị của vua trước sĩ tử. Nhà vua trực tiếp ra đề thi trong kỳ thi cuối cùng nhằm chọn lựa những người tài thực sự. Phép thi vì thế cũng trở nên công bằng hơn.
Về nội dung cụ thể của từng khoa thi thời Lý - Trần, sử sách không ghi lại được nhiều. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” - tập 2 ghi lại nội dung của khoa thi tiến sĩ năm 1304.
“Về phép thi: trước hết thi ám tả thiên y quốc, và truyện mục thiên tử để loại bớt. Thứ đến là kinh nghi, kinh nghĩa, đề thơ (tức thế cố thi ngũ ngôn trường thiên) hỏi về “Vương độ khoan mãnh” theo luật “tài nan xạ trĩ” về phú thì dùng thể 8 vần để đức hiếu sinh hiệp vụ dân tâm”. Kỳ thứ ba thi chế, chiếu, biểu, kỳ thứ tư thi đối sách”. Như vậy là muộn nhất vào năm 1304, nội dung thi đã được chia làm 4 kỳ rõ ràng với các thể loại ám tả cố văn, kinh nghĩa và thơ phú, chế chiếu biểu và đối sách (văn sách).
- Kinh nghĩa: là một bài văn nhằm giải thích ý nghĩa của một câu trích trong kinh truyện.
- Phú là thể văn có vần dùng để tả cảnh vật hay phổ diễn tâm tình. Khi vào trường, thí sinh làm vài phú càng trơn tru, kênh hiệu thì được đánh giá cao.
- Chiếu: lời vua ban bố, hiệu lệnh cho toàn thể nhân dân.
- Chế: Lời vua phong thưởng cho công thần, danh sĩ.
- Biểu: Bài văn thần dân dâng lên vua để chúc mừng hoặc tạ ơn hay bày tỏ một điều gì.
Trong khi làm bài thí sinh phải đứng vào địa vị người nói mà viết. Làm chiếu, chế thì phải thay vua nói với thần dân, quân sĩ, làm biểu thì phải nói thay cho dân.
- Đối sách (tức văn sách) là một bài văn làm để bày tỏ cho người ta thấy những hiến tri, mưu hoạch của mình về đề bài đã ra.
Với việc tổ chức thi theo 4 kỳ với nội dung từ dễ đến khó, nhà Trần đã thực sự đặt ra những nấc thang quan trọng ban đầu cho các triều đại sau mở rộng và phát triển.
Về đối tượng dự thi.
Thời Lý chưa có một quy định cụ thể nào cũng không có một kỳ sát hạch nào đối với các thí sinh trước khi thi như các triều đại sau này. Bất cứ ai có khả năng đều có thể đăng ký dự thi - Sang thời trần, trong các khoa thi Thái học sinh thì đối tượng dự thi chỉ là các học sinh nhà Thái học. Trong các khoa thi đại tỉ (còn gọi là đị tỉ thư sĩ, cuộc đua tài để chọn kẻ sĩ) đối tượng dự thi bao gồm 5 loại : Thái học sinh, các thuộc quan ở tam quán, thị thần học sinh, các tướng phú học sinh và cả những người có tước phẩm.
Về tước phẩm tỏng các kỳ thi và ân điển của vua đối với những người đỗ đạt.
Trước khi có sự phân biệt giữa thi Hương, thi Hội, thi Đình thì những người đứng đầu trong mỗi kỳ thi chỉ được ghi là “đỡ đầu”. Từ năm 1232 bắt đầu chia tam giáp (đệ nhất giáp, đệ nhị giáp và đệ tam giáp) và năm 1247 lấy tam khôi, người đỗ đầu là Trạng nguyên. Người thứ hai là Bảng Nhãn, người thứ ba là Thám hoa. Năm Bính Thìn (1256) lại chia ra làm kinh trạng nguyên và trại trạng nguyên để khuyến khích việc học tập ở hai xứ Thanh - Nghệ vốn xa kinh đô (trại trạng nguyên là người đố đầu vùng Thanh - Nghệ). Nhưng 2 chức danh này chỉ được duy trì trong hai khoá thi 1256 và 1266.
Về danh hiệu tiến sĩ có lẽ xuất hiện vào năm 1374, đây cũng được coi là khoa thi tiến sĩ đầu tiên của nước ta. Năm đó, người đỗ đầu là Đào Sư tích, có thi Hương và thi Đình ông đều đỗ đầu.
Về ân huệ đãi ngộ đối với người thi đỗ đại khoa thì đối với những người đỗ thi Hương (còn gọi là Hương cống) có thể được bổ sung vào giữ một chức quan vào bậc chánh cửu phẩm hoặc Tổng bát phẩm tức là bậc 2 bậc 3 trong hệ thống 24 bậc của quan giai thời phong kiến. Còn nếu đỗ thi Hội, thi Đình thì sẽ trở thành trí thức cao cấp của nàh nước cùng một con đường hoạn lộ thanh thông sẽ mở ra trước mắt sĩ tử. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép năm 1304, vua Trần Anh Tông cho dẫn những người đỗ tam khôi ra cửa Long Môn, Phượng Thành đi chơi phố 3 ngày. Trạng Nguyên thì bổ Thái học sinh hoá dùng thự, sung chức nội thư gia, bảng nhãn thì bổ chi hậu bạ thư, có nạo sam, sung chức nội lệnh thư gia, thám hoa thì bố hiệu thư, có quyền miện và được hai tư.
Như vậy, triều định rất coi trọng những người đỗ đạt và cho họ giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền phong kiến. Điều đó thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng của các vua chúa thời Lý - Trần bởi suy cho cùng những người hiền tài là một công cụ đắc lực để duy trì sự hưng thịnh của chính quyền phong kiến.
III. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ NHÀ KHOA BẢNG VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN
Với những chính sách thi cử như trên, thời kỳ này đã để lại cho lịch sử dân tộc nhiều nhân vật lỗi lạc. Đó là sản phẩm tất yếu khi triều đình thực sự quan tâm đến vấn đề thi cử tuyển chọn nhân tài. Vì vậy, mặc dù nội dung chính của báo cáo là viết về vấn đề thi cử nhưng cũng xin tìm hiểu sơ lược về một số những nhân vật nổi tiếng thời kỳ này mà thông qua khoa cử, tài năng của họ đã được khẳng định và nở rộ, có nhiều đóng góp cho đất nước.
1. Lê Văn Hưu
- Lê Văn Hưu là nhà khoa bảng có nhiều đóng góp cho triều đình, đặc biệt là trong lĩnh vực sử học. Ông được coi là người chép sử đầu tiên của dân tộc.
Thuở nhỏ, Lê Văn Hưu nổi tiếng là thần đồng, học đến đâu hiểu tận tường đến đó. Thầy của ông cũng không còn chữ để dạy ông học nữa.
Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn khoa thi năm 1247 khi mới 17 tuổi, ông được phong lên chức Hàn lâm viện học sĩ và được mời vào cung dạy thái tử Trần Quang Khải. ÔNg là người rất thông tường lịch sử Đại Việt cũng như lịch sử phương Bắc. Nguyện vọng của ông là chép lại một cuốn sách sử để lưu truyền cho đời sau. Được vua Trần Thánh Tông giao cho viết quốc sử, Lê Văn Hưu cảm thấy đó là một nhiệm vụ cao cả nhưng rất khó khăn. Lịch sử đã cho thấy, ông là một nhà sử học chân chính. Ông quan niệm chép sử không chỉ là kê cứu ra liệt sự kiện, diễn biến của các triều đại nối tiếp, người chép sử phải đánh thức lịch sử dậy để quá khứ trối trăng những điều dạy bảo cho mai sau. Đẫ hay chép sử theo ông là chép việc làm của vua chúa nhưng theo vua chúa cũng phải chăm sóc muôn dân mới hợp đạo trời và thuận lòng người. Ông dựa vào điều đó để ca ngợi hay bài bác.
Bộ quốc sử của ông hoàn thành mang tên “Đại Việt sử ký” vào năm 1272 khi ông 42 tuổi. Đây quả thực là một sự kiện, một cái mốc quan trọng cho tiến trình phát triển của quốc gia Đại Việt. Nó trở thành những tư liệu quý giá cho hậu thế. Tên tuổi Lê Văn Hưu sẽ mãi đi vào lịch sử.
2. Mạc Đĩnh Chi
Xuất thân bần hàn trong một gia đình tiêu phu. Cha mất sớm, ngay từ nhỏ Mạc Đĩnh Chi đã phải cùng mẹ hàng ngày vào rừng kiếm củi đem bán cho nhà giàu. Mặc dù có ngoại hình xấu xí nhưng ngay tử thuở nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã nổi tiếng là thông minh và tính tình cương trực, cứng cỏi. Thân phận nghèo cùng bao nỗi tủi cực đã trở thành động lực để cậu bé Mạc Đĩnh Chi ngày đêm khổ luyện, dùi mài kinh sử với suy nghĩ “Người ta nghèo khổ quá chỉ vì ngu dốt, nếu học được nhiều ắt có ngày thành đạt”.
Khoa thi Giáp Thìn (1364) Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên và làm xôn xao kinh thành Thăng Long về tài học có một không hai của vị tân Trạng nguyên vốn xuất thân là con nhà tiều phu. Tuy vậy, bước đường quan trường của Mạc Đĩnh Chi còn nhiều gian chuân. Lúc đầu khi Mạc Đĩnh chi đi diễu qua các phố, thấy tướng mạo quá xấu của vị tân trạng nguyên, vua Trần Anh Tông cho lui và hoãn các gnhi lễ đón rước Trạng vua đồi xem xét lại bài thi vì ngờ có sự nhầm lẫn nào đó. Nhưng vối một trình độ hơn người. Mạc Đĩnh Chi đã hoàn toàn thuyết phục nhà vua. Sau đó ông chứng tỏ tài năng của mình bằng bài phú “ngọc Tỉnh liên” (hoa sen trong giếng ngọc). Bài phú hay làm vua sửng sốt. Cũng từ đó, Mạc Đĩnh Chi được vua trọng dụng.
Nhưng tai năng và đóng góp lớn nhất của Mạc Đĩnh Chi cho đất nước có lẽ được thể hiện qua chuyến đi sứ của ông sang Trung Hoa theo yêu cầu của vua Nguyên. Đây thực sự là một thử thách lớn đối với ông vì nhà Nguyên là một triều đại lớn, quen thói hách dịch, muốn làm nhục một nước nhỏ như Đại Việt chính vì thế mà trong chuyến đi sứ này với tài năng và khẩu khí hơn người, ông đã giữ vững được khí phách, tinh thần dân tộc không yếu mềm trước kẻ thù thể hiện niềm tự hào của người chiến thắng. Ông được vua Nguyên Thành Tố coi là “lưỡgn quốc trạng nguyên”.
Về nước ông được vua Anh Tông trọng dụng được cất nhắc lên chức quan ngự sử. Nhưng lúc đó quan lại nhà Trần và cả vua Anh Tông đều tỏ ra trễ nải việc nước. Mạc Đĩnh Chi tâu vua, vua mất lòng và có ý phạt ông bằng cách giao cho ông thêm chức quan trông theo việc hộ đê. Mạc Đĩnh Chi trong lòng không vui nhưng cũng hoàn thành tốt sứ mệnh của mình được nhân dân yêu mến. Mạc Đĩnh Chi được hồi triều. Nhưng vua Anh Tông lúc này không còn mặn mà với ông, bọn Trần Trung Hoài tìm cách hãm hại tố cáo ông nhận hối lộ của dân. Việc chưa được suy xét thì Anh Tông mất, Minh Tông lên ngôi vua là người có tài đã vạch rõ tâm địa xảo trá, trừng trị đích đáng kẻ nịnh thần giải mối oan cho Mạc Đĩnh chi. Cũng từ đó Mạc Đĩnh Chi đã có thể yên lòng để đem tài năng của mình phụng sự cho đất nước .
Tiếng thơm của Mạc Đĩnh Chi trở thành tấm gương cho hậu thế noi theo.
3. Chu Văn An
Chu Văn An sống qua các triều vua Anh Tông - Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông nhà Trần.
Ông đỗ thái học sinh nhưng không ra làm quan ông mở trường dạy học ở quê nhà (làng Cung Hoàng bên bờ sông Tô Lịch), lấy việc quây quần bên bầy học trò làm lẽ sống. Ông nổi tiếng là một nhà Nho có học vấn sâu rộng, có đạo đức mẫu mực với nghề dạy học, Chu Văn An còn nổi tiếng là một thầy giáo tận tuỵ với nghề nghiệp và thương yêu học trò hết mình. Ông không chỉ dạy cho học trò chữ thánh hiền mà còn dạy cho họ đạo đức, cái đạo làm người ở đời. Học trò của ông đã nhiều người đỗ đạt và giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình, trong đó có quan hành khiển Phạm Sư Mạmh và quan Bộc tạ Lê Quát.
Nhiều năm tháng trôi qua, cùng với nhiều thế hệ thanh niên được đào tạo qua nhà trường, tên tuổi Chu Văn An ngày càng rạng rỡ. Vua Minh Tông mời ông vào triều và giao cho ông chức Quốc tử tư nghiệp Chu Văn An khó từ chối, vả lại ông cũng muốn đào tạo nên những con người đầy đủ tài năng và đức độ nên đã vào kinh nhận chức.
Nhưng trong kinh thành, ông càng thêm đau lòng về sự suy yếu của vương triều và đất nước. Bên trong cái vỏ từ bi của đạo Phật, cả kinh thành đang chìm đắm trong lạc thú xa hoa, tội ác dơ bẩn. ÔNg đã từng dâng “thất chảm sớ” xin chém đầu 7 tên nịnh thần nhưng bị cự tuyệt. ÔNg tỏ ý muốn trở về quê cũ với lí do về nhà dưỡng bệnh nhưng thực chất là ông muốn giữ trọn vẹn cái khí tiết sáng trong của một nhà Nho chân chính.
Nhà vua buộc phải đồng ý và ông đã về ở ẩn trên núi Phượng Hoàng. Mặc dù vậy, ông vẫn rất mực trung thành với nhà Trần và dõi theo mọi biến động của triều đình và dân tình các lộ. Tháng 11 năm Thiệu Khánh thứ nhất triều Trần Nghệ Tông (1370) Chu Văn An qua đời.
4. Nhận xét
Trên đây là những đại diện tiêu biểu nhất cho hàng trăm nhân tài đã được phát hiện qua các khoa thi cử thời Lý - Trần. Con đường học tập, đỗ đạt và làm quan của họ cũng giống như bao kẻ “sĩ” khác cùng thời. Thử hỏi nếu không có chế độ khoa cử tiến bộ thì những con người lỗi lạc như Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An… và nhiều người khác nữa đâu có cơ hội để cống hiến tài năng và tâm huyết của mình cho nước, cho dân. Đó chính là tính ưu việt của chế độ khoa cử thời này.
KẾT LUẬN
Có thể nói, sự phát triển của chế độ khoa cử là một tỏng những nguyên nhân quan trọng cho sự ổn định và phát triển hưng thịnh của Đại Việt thời Lý - Trần.
Thứ nhất, như đã nói ở trên, nó đã bổ sung vào bộ máy quan lại của triều đình những người thực sự có tài. Cho đến trước năm 1075, con đường tuyển chọn quan lại chủ yếu vẫn là nhiệm sử. Khi đó dù người nào có thông minh sáng láng đến đâu cũng phải qua con ường nhà chùa mà được giới thiệu, lựa chọn và đề bạt. Vì vậy mà có thể dễ dàng nhận thấy một điều là chất lượng quan lại là không cao, thậm chí những kẻ bất tài cũng có thể lọt vào tầng lớp thống trị bằng con đường như vậy. Từ khi có khoa cử, mặc dù hình thức nhiệm tử vẫn còn tồn tại nhưng thi cử đã thực sự thay đổi bộ mặt của tầng lớp thống trị.
Thời Trần cho dù thực hiện một cách triệt để nền quý tộc dòng họ, nhưng với sức ép rất lớn của các tầng lớp xã hội, đồng thời công cuộc quản lí đất nước ngày càng rộng lớn đòi hỏi phải mở rộng thành phần. Vì vậy, ngay từ đầu, nhà Trần đã áp dụng chế độ khoa cử để lựa chọn người hiền tài. Đây chính là cái cốt yếu giúp nhà Trần có thể quản lí quốc gia một cách vững chắc.
Vai trò thứ hai của khoa cử thời kỳ này là nó có tác dụng kích thích rất lớn đối với nền giáo dục dân tộc. Giáo dục và thi cử là hai mặt không thể tách rời nhất là trong thời kỳ đầu của chế độ khoa cử thì nó như một luồng gió mới thổi bùng lên truyền thống hiếu học của người Việt Nam. Trường lớp được mở ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu học tập tỏng nhân dân với ước mở đỗ đạt bước vào chốn quan trường. Có thể biết được là số học sinh theo đòi được “mười năm đèn sách” để đi thi Hương thì rất ít nhưng “tam cương, ngũ thường” của đạo Nho đã được thấm dần vào đời sống, ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ xã hội. Thi cử phát triển vì vậy lại kích thích văn hoá phát triển, trình độ người dân vì vậy được nâng cao. Đây là một điều có ý nghĩa vô cùng lớn nếu thấy được sự tăm tối, sự chèn ép tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc trong suốt 1000 năm Bắc thuộc đã làm cho nhân dân ta hầu như không biết chữ. Sự phát triển của giáo dục và thi cử thời kỳ này đã định hình một nên văn hoá phát triển theo xu thế mới trong suốt các triều đại phong kiến tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đại Việt sử ký toàn thư - Ngô Sĩ Liên.
Lịch triều tiến chương loại chí - Phan Huy Chú
Sự phát triển của giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến - Nguyễn Tiến Cường.
“Khoa cử và giáo dục Việt Nam” - Nguyễn Quyết Thắng.
“Danh nhân Đất Việt” - Quynh Cư - Nguyễn Anh - Văn Lang.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lsu08t.doc