Đề tài Chiến lược phát triển của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 – 2020

• Tiếp tục thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính năm 2009, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng bộ máy chính quyền các cấp tinh giản, gọn nhẹ, chất lượng, hiệu lực và hiệu quả. Quan tâm hơn nữa đến đội ngũ cán bộ ở cơ sở trong xử lý công việc, xây dựng chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh. Tăng cường công tác thanh tra các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, tuyển dụng công chức, nhằm khắc phục những thiếu sót, nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức. • Phát triển nhanh đồng bộ và hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, cả đường bộ và đường thủy. Xây dựng và hoàn thiện các tuyến đường huyết mạch, quan trọng, đặc biệt là các tuyến nối với cầu và giao thông cửa ngõ của tỉnh. • Tổ chức tốt phân bố không gian đô thị và các khu, cụm công nghiệp. Đẩy nhanh công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Có chính sách ưu đãi để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao từ các tỉnh ngoài và chuyên gia nước ngoài về làm việc tại Hưng Yên.

doc34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược phát triển của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2020. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Hưng Yên. Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, Hưng Yên có 23 km quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua thị xã đến quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10 qua cầu Triều Dương, là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây- Nam Bắc bộ (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa…) với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Hưng Yên gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế Nội Bài, giáp ranh với các tỉnh và thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương. Khí hậu và thời tiết. Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Số giờ nắng trung bình 1.519 giờ/năm, trung bình số ngày nắng trong tháng là 24 ngày; nhiệt độ trung bình mùa hè 23,2 độ C, mùa đông 16oC. Tổng nhiệt độ trung bình của năm từ 8.500 - 8.600 độ C. Lượng mưa trung bình từ 1.450 - 1.650 mm, tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 70% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 86%, tháng cao nhất  92%, thấp nhất 79%. Tài nguyên thiên nhiên. Hưng Yên, với đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, không có đồi, núi; địa hình tương đối bằng phẳng. Đất nông nghiệp 61.037 ha, cây hàng năm 55.645 ha (chiếm 91%), còn lại là đất trồng cây lâu năm, mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất chuyên dùng và đất sử dụng cho các mục đích khác. Đất chưa sử dụng khoảng 7.471 ha,  toàn bộ diện tích trên đều có khả năng khai thác và phát triển sản xuất nông nghiệp. Hưng Yên là một tỉnh được bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc, nên có nguồn nước ngọt rất dồi dào. Nguồn nước mặt cũng hết sức phong phú (sông Hồng có lưu lượng dòng chảy 6.400m3/s). Nước ngầm của Hưng Yên cũng rất đa dạng với trữ lượng lớn, ở dọc khu vực quốc lộ 5A từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi có những mỏ nước ngầm rất lớn, hàng triệu m3, không chỉ cung cấp nước cho phát triển công nghiệp và đô thị mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận. Hưng Yên có nguồn than nâu (thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng) có trữ lượng rất lớn (hơn 30 tỷ tấn) hiện chưa được khai thác, song đây cũng là một tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp này để cung cấp nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu. Diện tích - Dân số - Lao động. Diện tích tự nhiên là 923,09 km2. Dân số 1.116 nghìn người (năm 2003). Mật độ dân số 1.209 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%/năm. Có 57 vạn lao động trong độ tuổi, trẻ khỏe và có trình độ văn hóa cao, chiếm 51% dân số, lao động đã qua đào tạo nghề đạt 25%, chủ yếu có trình độ đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản, có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo. Tổ chức hành chính Tỉnh Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thị xã, 09 huyện; có 07 phường, 09 thị trấn và 145 xã. Thị xã Hưng Yên  là trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh. Diện tích, dân số được phân bố ở các huyện, thị như sau: Huyện, thị xã Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Tổng số: 92.309 1.116.401 1.209 1. Thị xã Hưng Yên 4.680 77.398 1.654 2. Văn Giang 7.179 94.763 1.320 3. Văn Lâm 7.442 97.108 1.305 4. Mỹ Hào 7.910 84.571 1.069 5. Yên Mỹ 9.100 127.137 1.397 6. Khoái Châu 13.086 186.102 1.422 7. Ân Thi 12.822 130.295 1.016 8. Kim Động 11.465 125.381 1.094 9. Tiên Lữ 9.243 105.632 1.143 10. Phù Cừ 9.382 88.014 938 Đánh giá thực trạng môi trường chiến lược của tỉnh Hưng Yên. Về phát triển kinh tế. Bảng 1: Tổng hợp kết quả thực hiện chiến lược phát triển 2001-2010 (tính đến năm 2009) của tỉnh Hưng Yên. Giai đoạn 2001 – 2005. Năm 2006. Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 (dự báo) Tốc độ tăng GDP 12,28% 4,0% (KH 5%) 13,75%. 12,33%, trên 11%. Nông nghiệp, thuỷ sản 5,2% 28,2% (KH 28%) 5,8%, 4,52%, 3,5%; Công nghiệp 26,7% 17,6% (KH16,5%) 28,2%, 23,5%, 23%; Dịch vụ 15,7% 17,6% (KH 16,5%) tăng15,5%. 14,1%. 15%; Cơ cấu NN,CN, DV 30,3%-37,8%-31,9% 27,7%,40,2%-32,1% 25,9% -42,8% -31,3%. 26,2% - 43% - 30,8% 26,5% - 43,3% - 30,2%. Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH các năm Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn 2001-2009 kinh tế - xã hội toàn tỉnh tăng trưởng nhanh, tăng cao liên tục qua các năm. Trong năm 2006, t×nh h×nh quèc tÕ vµ trong n−íc cã nhiÒu biÕn ®éng, thêi tiÕt diÔn biÕn phøc t¹p. Song, víi tinh thÇn phÊn ®Êu cao cña §¶ng bé vµ nh©n d©n toµn tØnh tốc độ tăng trưởng đạt 4%. Năm 2008 là năm chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nền kinh tế cả nước đạt tốc độ tăng trưởng 6,18%, nhưng tỉnh Hưng Yên vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao12,33%. Không những thế, kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. VÒ s¶n xuÊt n«ng nghiÖp vµ thuû s¶n. Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, đa dạng, sản xuất hàng hoá từng bước bắt nhịp theo cơ chế thị trường. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng giá trị cây lương thực, tăng nhanh giá trị cây công nghiệp, rau quả, chăn nuôi. Giá trị nông nghiệp chiếm 55% trong cơ cấu kinh tế vào năm 2005 và đến năm 2008 giảm xuống còn 47% . Cơ cấu nông nghiệp năm 2005 đạt: Cây lương thực 40%; các loại rau quả, cây công nghiệp đạt 30%; chăn nuôi đạt 30%. Xây dựng vùng trồng cây ở các xã Đào Dương, Vân Du, Hồ Tùng Mậu, Văn Nhuệ. Vùng cây công nghiệp và rau quả từng bước được mở rộng tập trung vào các xã Hạ Lễ, Nguyễn Trãi, Hồ Tùng Mậu, ... thâm canh, phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp được áp dụng rộng rãi. Mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2010 tập trung chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng ổn định sản xuất lương thực là trọng tâm, chuyển diện tích trong cây lúa năng suất thấp, bấp bênh kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao. Đưa nhanh giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt và sản xuất, tăng diện tích cây vụ đông hàng năm lên 50% diện tích canh tác. Phấn đấu đến năm 2010 toàn huyện có từ 150 - 200 trang trại, trong đó có 30% trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT. VÒ s¶n xuÊt c«ng nghiÖp.   Sản xuất công nghiệp của Hưng Yên những năm qua đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 23%/năm. Tổng số dự án đầu tư trong các khu công nghiệp của Hưng Yên đến nay là 114 dự án: trong đó 61 dự án có vốn đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.860 tỷ đồng với diện tích thuê đất là 141 ha; 53 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký là 609 triệu USD với diện tích thuê đất là 104 ha. Đến nay đã có 77 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó: 47 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn thực hiện là 2.850 tỷ đồng đạt 59 % tổng vốn đăng ký (2850/4860 tỷ đồng) và 30 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn thực hiện ứơc đạt 140 triệu USD, đạt 23 % tổng vốn đầu tư đăng ký (140/609 triệu USD). Các dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo nguồn thu cho ngân sách cho tỉnh; giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho trên 16.000 lao động.   VÒ dÞch vô. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển nhanh chóng, các dịch vụ: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông... được mở rộng. Du lịch bước đầu phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự liên kết với các địa phương. Tốc độ tăng trưởng thương mại dịch vụ đạt bình quân 15%/năm. Xuất khẩu tiếp tục duy trì tốc độ tăng cao, bình quân 41,9%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 16%/năm, đạt trên 450 triệu USD. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của cả nước cũng như với các địa phương khác trong vùng. Trong các giai đoạn trên tỷ trọng nông nghiệp giảm dần qua các năm, thay vào đó là tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Tính sơ bộ năm 2009, cơ cấu kinh tế của Hưng Yên là: Nông nghiệp: 26,5% - Công nghiệp, xây dựng: 43,3% - Dịch vụ: 30,2%. Về môi trường sống. Môi trường đô thị và các khu công nghiệp. Đánh giá chung: Tình trạng ô nhiễm bụi lơ lửng tại các đô thị, khu công nghiệp ở mức nhẹ có thể chấp nhận được, nhưng xu thế có thể ngày càng tăng do các hoạt động giao thông, phát triển công nghiệp ngày càng lớn. Tiếng ồn Theo kết quả đo đạc tiếng ồn tại các vị trí quan trắc cho thấy đa số các vị trí có thông số tiếng ồn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, tại một số có vị trí nằm gần QL5, thị xã do ảnh hưởng của các phương tiện giao thông nên có thông số tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép như: ngã tư Nguyễn Thiện Thuật, chợ Gạo (TX Hưng Yên), ngã ba QL5 và xã Trưng Trắc. Các thông số hóa học. Kết quả khảo sát, lấy mẫu, đo đạc, phân tích các chỉ số tiêu hóa như: CO2, NO2, SO2, O3, H2S, dung môi hữu cơ tại các vị trí quan trọng đều thấp hơn tiêu chuẩn của Bộ Y tế ban hành. Các thông số tác nhân ô nhiễm hóa học tại các vị trí quan trắc đều được nêu ở phần phụ lục. Đánh giá vấn đề xử lý chất thải của các bệnh viện. Qua kết quả điều tra, khảo sát tổng lượng rác thải của bệnh viện trên địa bàn thị xã là 767,4 kg, trong đó khối lượng rác thải độc hại là 122,78kg. Rác thải từ các bệnh viện đều chưa được phân loại triệt để từ nguồn thải, một phần chất thải được chôn lấp tại chỗ trong khuôn viên bệnh viện, một phần không nhỏ lẫn với rác thải sinh hoạt được vận chuyển đến bãi rác của thị xã. Tổng lượng rác thải của các bệnh viện là khoảng 1.064 m3/ngày đêm thải thẳng ra môi trường làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nguồn nước mặt khu vực xung quanh các bệnh viện. Nước thải sinh hoạt từ chữa trị bệnh cũng không được xử lý. Do hệ thống thoát nước xuống cấp, nhiều chỗ chảy tràn tự do trên bề mặt làm ảnh hưởng đến mỹ quan, mất vệ sinh môi trường. Tình hình ô nhiễm môi trường trong giao thông đô thị. Tốc độ gia tăng của các phương tiện giao thông đã tăng một cách đáng kể, trong đó nhiều phương tiện giao thông đã quá cũ vẫn còn sử dụng lưu hành. Các tuyến đường nội thị ngày càng được hoàn chỉnh, nâng cấp; các tuyến đường qua các thị trấn, tụ điểm, dân cư khác cũng được cải thiện đáng kể đây là lợi thế trong chiến lược phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì các tuyến đường nhỏ vẫn trong tình trạng xuống cấp, lạc hậu, các hộ dân xây dựng để vật liệu bừa bãi, phương tiện giao thông khi vận chuyển nguyên vật liệu nhất là đất, cát không che chắn tốt đã là nguyên nhân nhiều tuyến đường có hàm lượng bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nhiên liệu sử dụng trong sinh hoạt ở các đô thị. Các hộ dân tại các đô thị chủ yếu sử dụng điện, gas, than, dầu làm chất đốt, hoặc dùng kết hợp nhiều loại nhiên liệu; các hộ dân ven thị xã, thị trấn còn sản xuất nông nghiệp nên phần lớn sử dụng rơm, rạ, củi đay làm chất đốt sinh hoạt. Hiện nay, mức thu nhập ngày càng được cải thiện hầu hết các hộ trong sinh hoạt đã sử dụng điện, gas làm chất đốt. Hệ thống công viên, cây xanh đô thị. Cây xanh có tác dụng rất lớn hạn chế ô nhiễm không khí như hút bụi, giữ bụi, lọc không khí, giảm tiếng ồn, giảm nhiệt độ không khí, một số cây có khả năng hấp thụ kim loại nặng như chì, cadimi... Tỷ lệ cây xanh trên diện tích khu công nghiệp đạt từ 15-20%, các cơ sở công nghiệp mới nên có 30-40% diện tích hoa, cây cảnh, cây xanh. Thị xã Hưng yên có 03 công viên với diện tích 7,05ha, trong đó có khoảng 3 ha diện tích cây xanh với các loại cây trồng như bằng lăng, gạo gai, hoa sữa, liễu... còn lại là mặt nước, các loại cây xanh đô thị khác hầu hết do dân tự trồng không có quy hoạch thống nhất, hệ thống cây xanh dọc đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ hầu hết đã bị chặt phá do cải tạo nâng cấp, mở rộng đường giao thông. Đối với các cơ sở công nghiệp, diện tích cây xanh mới đạt ở mức 10-15%, các biệt có cơ sở diện tích cây xanh là 53%. Diễn biến chất lượng môi trường bên trong và bên ngoài các cơ sở công nghiệp. Chất lượng môi trường xung quanh các cơ sở công nghiệp còn tương đối tốt, ô nhiễm trong phạm vi hạn hẹp. Qua khảo sát các vị trí đổ thải của các cơ sở công nghiệp tại Như Quỳnh cho thấy: đối với mùa mưa lũ, mực nước trên các kênh, sông cao nước thải sẽ phân tán ra cả sông Như Quỳnh, mương lớn giáp làng Khoai, hệ thống mương nội đồng tiếp giáp đường sắt, còn đối với mùa nước cạn, nước thải được thải phần lớn ra mương nội đồng mà không có sự thoát thải ra sông. Đây là vấn đề rất nguy hiểm cho việc tưới nước cho sản xuất nông nghiệp, vì thời điểm này nước thải ít bị pha loãng, nồng độ chất ô nhiễm cao rất dễ gây những tác động tiêu cực đến sản xuất  hoa màu ở xã Như Quỳnh và khu vực xung quanh. Môi trường nông thôn. Môi trường các cơ sở tiểu thủ công nghiệp – làng nghề. Các làng nghề và nhiều ngành nghề được khôi phục và phát triển hơn năm 2001. Hiện nay có 50 làng nghề hoạt động, tạo ra các mặt hàng: Chế biến nông sản thực phẩm; Vật liệu xây dựng; Hàng thủ công mỹ nghệ; Hàng tái chế phế liệu; Một số hàng khác…Lợi ích của các làng nghề mang lại không thể phủ nhận được, song so với quy mô các làng nghề đều nhỏ, sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình, cá thể, thiết bị thủ công, lạc hậu, manh mún chắp vá, sản xuất mang nặng tính tự phát, dẫn đến ô nhiễm môi trường là điều không tránh khỏi. Nhận rõ nguy cơ ô nhiễm môi trường cao của một số làng nghề, được tham mưu của một số sở, ngành chuyên môn, hiện nay đã có dự án quy hoạch 4 làng nghề được đưa ra khỏi khu dân cư và sẽ được xây dựng với quy hoạch chi tiết, có hệ thống xử lý chất thải: làng nghề chế biến dong giềng xã Tứ Dân huyện Khoái Châu, làng nghề tái chế nhựa Minh Khai huyện Văn Lâm, làng nghề gốm sứ Xuân Quan huyện Văn Giang, cụm công nghiệp làng nghề thị xã Hưng yên. Tình trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Để đạt mục tiêu tăng năng suất cây trồng, vật nuôi người ta phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, thâm canh tăng vụ, đổi mới cơ cấu giống, mở rộng mạng lưới tưới tiêu, gắn với việc tăng cường sử dụng hóa chất, sử dụng phân bón hóa học, hóa chất, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, diệt chuột, chất kích thích tăng trưởng. Tất cả các biện pháp này ít nhiều tác động đến môi trường. Vệ sinh môi trường nông thôn và nước sạch. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có các công trình cung cấp nước sạch đang hoạt động: Nhà máy nước An Vũ, 12 trạm cung cấp nước sạch, tổng giếng khoan là 13.340 cái, trong đó 210 cái xây dựng bằng nguồn vốn của Tầm nhìn thế giới hỗ trợ cho hộ nghèo tại huyện Kim Động. Ngoài ra số còn lại do các hộ gia đình nông thôn đã tự thuê đào khoan giếng sâu 18-60m tùy theo kinh tế và địa chất thủy văn của từng vùng để lấy nước sinh hoạt. Song vẫn còn khá nhiều gia đình vẫn còn phải dùng nước ao, nước sông để sinh hoạt, thậm chí dùng nước sông, nước giếng làng để ăn uống như ở xã Phú Cường, Hùng Cường huyện Kim Động. Vệ sinh môi trường nông thôn. Những năm gần đây phong trào xây dựng làng văn hóa ngày càng mạnh mẽ. Một trong những tiêu chuẩn làng văn hóa là bê tông hóa đường làng, ngõ xóm, gắn chặt với hệ thống thoát nước, có phong trào vệ sinh thôn xóm. Một nét mới trong vệ sinh môi trường ở tỉnh Hưng yên trong thời kỳ gần đây là đã hình thành đội vệ sinh môi trưòng nông thôn theo quy mô xóm, làng, xã, thị trấn. Vì vậy, môi trường sống ở khu vực nông thôn ngày càng được cải thiện. Về dịch vụ xã hội. 3.1. Giáo dục. Sù nghiÖp gi¸o dôc vµ ®µo t¹o cña tØnh ®ang cã nh÷ng chuyÓn biÕn tÝch cùc vµ tiÕp tôc ph¸t triÓn. Tû lÖ huy ®éng häc sinh ®Õn tr−êng ®¹t kh¸: Nhµ trÎ mÉu gi¸o 103% KH, tiÓu häc 110% KH, THCS 102%, THPT c¸c lo¹i h×nh 101% kÕ ho¹ch. C¬ së vËt chÊt gi¸o dôc ®−îc t¨ng c−êng, tû lÖ phßng häc kiªn cè cao tÇng ë mÇm non ®¹t 43%, phæ th«ng ®¹t 80%. Cã nhiÒu gi¶i ph¸p thùc hiÖn nhiÖm vô ®æi míi s¸ch gi¸o khoa, ®'o t¹o båi d−ìng gi¸o viªn; tæ chøc tèt c¸c kú thi vµ khai gi¶ng n¨m häc míi. ChÊt l−îng gi¸o dôc ®−îc n©ng lªn mét b−íc, kÕt qu¶ häc sinh thi ®ç vµo c¸c tr−êng ®¹i häc xÕp thø 8 toµn quèc. C«ng t¸c x©y dùng tr−êng chuÈn quèc gia ®−îc c¸c ®Þa ph−¬ng quan t©m, toµn tØnh cã 116 tr−êng ®¹t chuÈn quèc gia. Hoµn thµnh x©y dùng ch−¬ng tr×nh ph¸t triÓn gi¸o dôc giai ®o¹n 2006-2010 v' ®Þnh h−íng ®Õn n¨m 2015;triÓn khai trong to'n tØnh phong trµo “Nãi kh«ng víi tiªu cùc trong thi cö vµ bÖnh thµnh tÝch trong gi¸o dôc”. Tr−êng §¹i häc T− thôc Chu V¨n An t¹i TXHY vµ tr−êng cao ®¼ng b¸ch khoa H−ng Yªn ®· tuyÓn sinh kho¸ ®Çu tiªn.§ang phèi hîp víi Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o triÓn khai x©y dùng ®Ò ¸n khu ®« thÞ ®¹i häc t¹i thÞ x· H−ng Yªn.C«ng t¸c d¹y nghÒ cã tiÕn bé, n¨m 2006 ®µo t¹o ®−îc 19.315 lao ®éng(ng¾n h¹n 17.615, d'i h¹n 1.700); trong ®ã, ®· quan t©m d¹y nghÒ cho n«ng d©n, ng−êi tµn tËt vµ chuyÓn giao c«ng nghÖ tËp huÊn cho 12.500 ng−êi, cungcÊp lao ®éng cho c¸c doanh nghiÖp trong tØnh. 3.2. Y tế. Toàn tỉnh hiện có 13 bệnh viện, 160 bệnh xá với 1965 giường bệnh, với tổng lượng chất thải khoảng 3430 kg/ ngày đêm, trong đó có khoảng 550kg chất thải độc hại. Thị xã Hưng yên có hai bệnh viện: bệnh viện đa khoa tỉnh với 350 giường bệnh  được xây dựng từ năm 1967 và Bệnh viện thị xã với 40 giường bệnh. Đã đáp ứng phần nào nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. 3.3. Vể văn hóa – thể thao. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động được quan tâm thường xuyên. Công tác thể thao và xã hội hoá thể dục thể thao có bước tiến bộ đáng kể. Quan tâm thực hiện tốt chính sách, hoàn thành việc điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về phát triển văn hóa, thể dục thể thao. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, quan tâm chăm lo đến người già cô đơn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, nạn nhân chất độc da cam, người nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động. Đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, TDTT; không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả nguồn nhân lực. Đấu tranh mạnh mẽ và tăng cường biện pháp phòng chống với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy, cờ bạc; giảm thiểu tai nạn giao thông. Nắm chắc tình hình cơ sở, chủ động giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc từ khi mới phát sinh. Về quản lý nhà nước và tài chính. Thực hiện Quyết định số 30/QĐ - TTg ngày 10.1.2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (Đề án 30), UBND tỉnh Hưng Yên đã sớm thành lập tổ công tác của tỉnh, ban hành quy chế hoạt động của tổ công tác và xây dựng kế hoạch để thực hiện đề án và bước đầu đã thu được những kết quả mong đợi. Từ những năm 2007, một số cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương và địa phương đã xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 và đã thu được kết quả thiết thực trong quản lý Nhà nước, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của cải cách hành chính. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ở một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm túc; công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính tiến hành còn chậm, cơ chế “một cửa” ở một số nơi chưa đạt yêu cầu; lề lối và phong cách làm việc của cán bộ, công chức ở một số cơn quan, đơn vị thường xuyên tiếp xúc với nhân dân còn nặng về hành chính, mệnh lệnh; hiện tượng quan liêu, gây phiền hà cho nhân dân vẫn xảy ra ở một số lĩnh vực. Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện tốt “Năm dân vận của chính quyền” – 2009. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, nhất là các cơ sở đảng và chất lượng cán bộ, đảng viên. Củng cố, kiện toàn kịp thời tổ chức, bộ máy, cán bộ của hệ thống chính trị. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phương thức hoạt động của các đoàn thể; phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, xác định trách nhiệm của người đứng đầu. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong Đảng để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các Nghị quyết của Đảng, kế hoạch Nhà nước; làm rõ và nâng cao trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân trong việc giải quyết công việc. Luận giải các phương án chiến lược. Bảng tổng hợp kết quả của quá trình điều tra. Sau quá trình đánh giá thực trạng môi trường chiến lược của tỉnh Hưng Yên. Nhóm đã đưa ra các tiêu chí chính và thực hiện quá trình điều tra với 5 nhóm đối tượng chính, mỗi nhóm phát phiếu điều tra cho 20 người và thu được kết quả tổng hợp như sau: Nhóm đối tượng Điểm trung bình Giáo dục-y tế Công nhân viên chức Học sinh-sinh viên Doanh nghiệp Hộ gia đình nghèo Phát triển kinh tế Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 5 4 5 5 5 4,8 Tiềm lực của các thành phần kinh tế 4 5 5 4 5 4,6 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp 5 5 4 5 5 4,8 Quan hệ quốc tế với các nước. 5 4 4 5 5 4,6 Sự phát triển chung của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 5 5 5 4 4 4,6 Vấn đề hội nhập kinh tế. 4 5 5 4 5 4,6 Vấn đề khủng hoảng kinh tế. 5 5 4 5 4 4,6 Xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh 5 4 5 5 5 4,8 Môi trường sống Ô nhiễm môi trường 5 5 5 5 5 5 Vấn đề xử lý rác thải 4 4 5 5 3 4,2 Hệ thống nước sạch 4 5 5 3 4 4,2 Tỷ lệ hộ gia đình có nhà xí hợp vệ sinh. 5 3 4 4 3 3,8 Dịch vụ xã hội Hệ thống giáo dục và đào tạo 5 4 4 5 5 4,6 An ninh quốc phòng 4 4 3 3 5 3,8 Công trình giao thông, cơ sở hạ tầng 3 4 4 5 4 4,0 Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe 5 3 4 4 3 3,8 Các khu vui chơi, giải trí 3 5 4 3 4 3,8 Quản lý nhà nước và tài chính Công tác quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân, của các ngành, các cấp 5 4 5 4 5 4,6 Chính sách của Đảng và Nhà nước 5 4 4 5 5 4,6 Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý. 4 3 4 4 4 3,8 Vấn đề tham nhũng, quan liêu 4 3 3 3 4 3,4 Tổng hợp và đưa ra bản SWOT theo sự nhất trí của cả nhóm. Cơ hội O1 : Quan hệ quốc tế với các nước được mở rộng. O2 : Chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành đã phát huy tính tích cực, tạo môi trường thuận lợi cho các ngành, các thành phần kinh tế. O3 : Có nhiều cơ hội đón nhận và tận dụng sự phát triển chung của cả vùng, trước hết về khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm… Thách thức: T1 : Áp lực hội nhập kinh tế ngày càng lớn, cạnh tranh ngày càng gay gắt. T2 : Xuất phát điểm của kinh tế tỉnh ở mức thấp, tiềm lực của các thành phần kinh tế còn yếu. T3 : Nền kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn vực dậy sau khủng hoảng. Điểm mạnh: S1 : Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. S2 : Hệ thống giáo dục và đào tạo được đổi mới, mạng lưới y tế phát triển mạnh S3 : Công tác quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân, của các ngành, các cấp trong thời gian qua có nhiều tiến bộ, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và được nâng cao. S1/O1 S2/O3 S3/O2 S1/ T1 S2/ T2 S3/ T3 Điểm yếu: W1 : Tiềm lực của các thành phần kinh tế còn yếu, chưa theo kịp trình độ phát triển của khu vực và toàn cầu. W2 : Năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp còn thấp. W3 : Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở công nghiệp, làng nghề, thị trấn, khu vực nông thôn đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. W1/O2 W2/O2  W3/O3 W1/ T1 W2/ T2 W3/ T3 Các phương án chiến lược chính trong kế hoạch phát triển của tỉnh. Qua kết quả phân tích ma trận SWOT nhóm đề ra các biện pháp và giải pháp chiến lược như sau: S1/O1 : Phát huy thế mạnh là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tận dụng cơ hội quan hệ quốc tế đang được mở rộng. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp cao và ổn định trong điều kiện hội nhập kinh tế và thực hiện các cam kết theo lộ trình của WTO. Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng các KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư. Tiếp tục vận động các nhà đầu tư vào kinh doanh xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN phía nam tỉnh; bố trí sắp xếp các dự án hợp lý theo đúng quy hoạch; rà soát, kiên quyết xử lý các dự án không thực hiện đúng tiến độ, vi phạm Luật Đất đai và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu xây dựng mô hình làng nghề, cụm công nghiệp. Phát triển dịch vụ theo hướng hội nhập và đáp ứng yêu cầu phát triển mới hiện nay; xây dựng và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch về hội nhập kinh tế quốc tế cho các cơ quan, doanh nghiệp và người dân. Có chính sách hỗ trợ đầu tư cho các ngành dịch vụ có khả năng cạnh tranh; đẩy mạnh xã hội hoá và tạo điều kiện thuận lợi các hoạt động dịch vụ phát triển. Tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại; mở rộng thị trường xuất khẩu kết hợp với việc củng cố và phát triển thị trường xuất khẩu truyền thống. S2/O3 : Tận dụng sự phát triển chung của cả vùng, trước hết về khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư…, từ đó tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo và mạng lưới y tế. Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học. Củng cố, hoàn thiện mạng lưới trường, lớp theo đúng quy định. Đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục đào tạo; nghiên cứu việc chuyển một số cơ sở giáo dục, đào tạo công lập sang tư thục. Khuyến khích các trường chuyên nghiệp đóng trên địa bàn gắn kết chặt chẽ với cơ sở sử dụng lao động mở rộng các loại hình đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao, lao động nông nghiệp ở những vùng chuyển đổi đất sang phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế phục vụ chăm sóc, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đảm bảo sức khoẻ nhân dân; quản lý tốt quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo. Thực hiện chăm sóc toàn diện; phát triển hệ thống huyết học và truyền máu, hiến máu nhân đạo. Củng cố hệ thống tổ chức y học cổ truyền từ tỉnh đến xã, đáp ứng nhu cầu phòng chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Tăng cường chất lượng giám sát dịch bệnh, đảm bảo dự phòng tích cực không để dịch bệnh lớn xẩy ra. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ, sức khoẻ sinh sản, nâng cao chất lượng dân số. S3/O2 : Tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân, của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính năm 2009, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng bộ máy chính quyền các cấp tinh giản, gọn nhẹ, chất lượng, hiệu lực và hiệu quả. Quan tâm hơn nữa đến đội ngũ cán bộ ở cơ sở trong xử lý công việc, xây dựng chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh. Tăng cường công tác thanh tra các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, tuyển dụng công chức, nhằm khắc phục những thiếu sót, nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức. W1/O2 : Tận dụng cơ hội chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành đã phát huy tính tích cực, tạo môi trường thuận lợi cho các ngành, các thành phần kinh tế, để khắc phục sự yếu kém về tiềm lực của các thành phần kinh tế trên địa bản tỉnh. Thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp. Tỉnh xây dựng một hệ thống doanh nghiệp nhiều về số lượng, có sức cạnh tranh cao, có thương hiệu uy tín.. Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp nhà nước thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả. Xoá bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước có quyền tài sản, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên thị trường và trước pháp luật. Gắn trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chăm lo đào tạo đội ngũ quản trị giỏi đáp ứng tốt yêu cầu quản lý công ty theo chế độ hiện đại. Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân.Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm. Thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài. Cải thiện môi trường pháp lý và kinh tế, đa dạng hoá các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh quan trọng. W2/O2 : Khắc phục điểm yếu năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp còn thấp và tận dụng cơ hội : Chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành đã phát huy tính tích cực, tạo môi trường thuận lợi cho các ngành, các thành phần kinh tế phát triển. Huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp và TTCN, đặc biệt chú trọng đến việc tạo môi trường thuận lợi thu hút các dự án vào đầu tư, kết hợp với việc hình thành các khu cụm công nghiệp và bố trí không gian hợp lý đối với các dự án, đồng thời tạo hành lang pháp lý tốt nhất cho các dự án phát triển với hiệu quả đầu tư cao. Ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng, chế biến nông sản và các ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường. Kết hợp nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, vốn ODA và vốn của các thành phần kinh tế khác để sớm đầu tư các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt để đảm bảo phát triển bền vững... Hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung trên tuyến quốc lộ 5, 39A và một số huyện phía nam của tỉnh để phát huy lợi thế cầu Yên Lệnh. Có chính sách hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Tỉnh tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào địa bàn tỉnh được ưu đãi tối đa trong khuôn khổ pháp luật cho phép (hoặc trong thẩm quyền của tỉnh) để phát triển công nghiệp đặt trong sự phát triển chung của vùng, cả nước phù hợp xu thế phát triển của thế giới. W3/O3 : Tận dụng sự phát triển chung của cả vùng, trước hết về khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư…,từ đó khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở công nghiệp, làng nghề, thị trấn và khu vực nông thôn. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường đối với các dự án trên địa bàn tỉnh, bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, chủ động ngăn ngừa những hành vi vi phạm về tài nguyên và môi trường; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng. Hoàn thành việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp xử lý nguồn nước ngầm, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt cho nhân dân; khảo sát, phân tích, đánh giá và xác định mức độ ảnh hưởng nguồn nước thải công nghiệp tác động đến nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, quy hoạch các vùng chăn nuôi, tránh tình trạng chăn nuôi phân tán gây ô nhiễm môi trường và khó kiểm soát dịch bệnh. S1/ T1 : Phát huy điểm mạnh Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để giảm thiểu nguy cơ áp lực hội nhập kinh tế ngày càng lớn, cạnh tranh ngày càng gay gắt. S2/ T2 : Phát huy điểm mạnh hệ thống giáo dục và đào tạo được đổi mới, mạng lưới y tế phát triển mạnh để giảm thiểu nguy cơ xuất phát điểm của kinh tế tỉnh ở mức thấp, tiềm lực của các thành phần kinh tế còn yếu. S3/ T3 : Phát huy điểm mạnh công tác quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân, của các ngành, các cấp trong thời gian qua có nhiều tiến bộ, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và được nâng cao để giảm thiểu nguy cơ nền kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn vực dậy sau khủng hoảng. W1/ T1 : Giảm các mặt yếu tiềm lực của các thành phần kinh tế còn yếu, chưa theo kịp trình độ phát triển của khu vực và toàn cầu để ngăn chặn nguy cơ áp lực hội nhập kinh tế ngày càng lớn, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Giảm các mặt yếu năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp còn thấp để ngăn chặn nguy cơ xuất phát điểm của kinh tế tỉnh ở mức thấp, tiềm lực của các thành phần kinh tế còn yếu. W3/ T3 : Giảm các mặt yếu tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở công nghiệp, làng nghề, thị trấn, khu vực nông thôn đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân để ngăn chặn nguy cơ nền kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn vực dậy sau khủng hoảng. Phân tích chiến lược phát huy thế mạnh Hưng Yên là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tận dụng cơ hội quan hệ quốc tế đang được mở rộng. Từ kết quả phân tích ở trên, có 12 nhóm giải pháp chủ yếu được đưa ra nhằm phát triển tỉnh Hưng Yên. Trong đó, nhóm sẽ lựa chọn giải pháp phát huy thế mạnh là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tận dụng cơ hội quan hệ quốc tế đang được mở rộng để đi sâu vào phân tích chiến lược phát triển của tỉnh Hưng Yên. Cụ thể như sau: Quan điểm chiến lược phát triển của tỉnh Hưng Yên. - Phát huy được những lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lao động, là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đồng thời tận dụng thời cơ quan hệ quốc tế được mở rộng, Việt Nam gia nhập WTO để đóng góp vào sự phát triển của tỉnh. - Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước, quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020. - Đảm bảo phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế phải gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố an ninh, quốc phòng. Tầm nhìn và sứ mệnh chiến lược phát triển tỉnh Hưng Yên. Tầm nhìn chiến lược. “ Phát triển tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 trở thành khu đô thị vệ tinh trực tiếp của Hà Nội dựa trên lợi thế là vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ và thời cơ quan hệ quốc tế mở rộng ” Sứ mệnh chiến lược. “ Chiến lược phát triển tỉnh Hưng Yên nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cuộc sống của nhân dân dựa trên những lợi thế và sự quyết tâm của Đảng và cán bộ lãnh đạo ” Mục tiêu chiến lược. Mục tiêu tổng quát : Xây dựng và phát triển Hưng Yên thành khu đô thị vệ tinh trực tiếp của  Hà Nội. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, năng lực quản lý, hiệu lực điều hành của chính quyền các cấp. Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ, đồng bộ, khai thác tốt lợi thế, huy động mọi nguồn lực, chủ động hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đạt mức tăng trưởng kinh tế cao và bên vững. Phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010, Hưng Yên trở thành tỉnh khá trong cả nước, tạo cơ sở để trở thành tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại trước năm 2020. Mục tiêu cụ thể : - Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân giai đoạn 2010 - 2020 khoảng 13,5 %/năm. - Bình quân GDP/người: Năm 2010 đạt 450 USD; năm 2015 đạt 807 USD; năm 2020 đạt 1.325USD. - Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Tỷ trọng nông, lâm nghiệp - thủy sản: 16 %; công nghiệp - xây dựng: 45 %; dịch vụ - thương mại: 39 %. - Tổng giá trị xuất khẩu tăng trung bình với nhịp độ trên 20% thời kỳ 2010-2020 và chiếm tỷ trọng khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. - Đến năm 2020 phấn đấu xây đủ các trường, lớp mầm non và tiểu học. - Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 90%. - Tỷ lệ làng văn hoá đạt trên 80% - Đến năm 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%; 100% tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh và điện sinh hoạt; 95 % hộ được xem truyền hình. - Đảm bảo tốt công tác quốc phòng quân sự địa phương, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; hoàn thành cơ bản việc bố trí, sắp xếp và ổn định dân cư. - Xây dựng tỉnh văn minh, đảm bảo tốt các nhu cầu cung ứng điện, nước, đi lại, thông tin liên lạc cho nhân dân và nâng mức sống của nhân dân khu vực nông thôn vượt mức trung bình cả nước, bảo vệ tốt và cải thiện môi trường sinh thái, giảm hẳn các tệ nạn xã hội. Nhiệm vụ và giải pháp của chiến lược. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ và giải pháp chiến lược của Hưng Yên trong quá trình phát triển từ nay đến năm 2020 là: Về phát triển kinh tế: Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phát triển toàn diện nông nghiệp và thuỷ sản, khai thác có hiệu quả kinh tế vùng bãi. Duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc xây dựng và đưa nhà máy vào hoạt động. Triển khai nhanh xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp được duyệt; tiếp tục hoàn thiện thủ tục trình duyệt các khu công nghiệp còn lại; bố trí sắp xếp hợp lý các dự án theo đúng quy hoạch. Hoàn thành quy hoạch mạng lưới thương mại tỉnh đến năm 2020, tận dụng thời cơ quan hệ quốc tế đang được mở rộng và phát triển. Tăng cường công tác quản lý thị trường, đảm bảo cung ứng ổn định các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng. Đẩy mạnh xã hội hoá và tạo điều kiện thuận lợi các hoạt động dịch vụ phát triển, có giải pháp xây dựng nhà ở người có thu nhập thấp, trọng tâm phục vụ công nhân làm việc ở các khu công nghiệp. Tập trung khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách nhà nước, tập trung hoàn thành sớm các thủ tục để giải ngân đúng tiến độ các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Về phát triển các dịch vụ xã hội: văn hóa, giáo dục, y tế: Thực hiện tốt việc huy động học sinh đến trường, phát triển mạng lưới trường, lớp theo quy định; kiên cố hoá phòng học, chuẩn hoá trình độ sư phạm nhà giáo. Nâng cao công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo đối với các trường ngoài công lập. Có giải pháp mạnh về xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học; khuyến khích các trường chuyên nghiệp đóng trên địa bàn gắn kết chặt chẽ với cơ sở sử dụng lao động mở rộng các loại hình đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao, lao động nông nghiệp ở những vùng chuyển đổi đất sang phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế theo quy hoạch. Tổ chức tốt việc khám chữa bệnh cho người nghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, phục vụ chăm sóc sức khoẻ thiết yếu cho nhân dân; giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển lên tuyến trên. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống y tế tư nhân. Thường xuyên giám sát không để bệnh phát thành dịch, hoàn thành hệ thống quản lý, theo dõi, giám sát phòng chống HIV/AIDS. Thực hiện tốt y tế dự phòng. Nâng cao chất lượng dân số, giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ sinh con thứ ba. Tổ chức tuyên truyền cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của đất nước. Huy động các nguồn vốn cho đầu tư cơ sở vật chất hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở; xây dựng đời sống văn hoá ở các nơi phát triển công nghiệp. Phấn đấu xây dựng xong Tượng đài cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tại Quảng trường trung tâm tỉnh trong năm 2009. Khai thác và phát huy có hiệu quả các di sản văn hoá gắn được với các tua du lịch trên địa bàn tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ trùng tu các di tích đã được phê duyệt. Phát huy mạnh mẽ công tác xã hội hóa văn hoá thể dục thể thao và du lịch, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho lĩnh vực thể dục thể thao; nâng cao trình độ chuyên môn cho các vận động viên, tạo nền tảng vững chắc để phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Thực hiện tốt chế độ ưu đãi tài năng về văn hóa, thể thao. Tập trung đầu tư đúng hướng và có hiệu quả cho công tác đào tạo vận động viên thành tích cao của tỉnh. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong tỉnh, quan tâm đến các đối tượng chính sách và người có công với cách mạng. Thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ các hộ nghèo và nguy cơ tái nghèo có điều kiện thoát nghèo. Tăng cường công tác giải quyết việc làm và dạy nghề cho người lao động, chú trọng và hoàn thiện mạng lưới dạy nghề trên địa bàn. Rà soát lại hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. Môi trường sống: Tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai và bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường đối với các dự án trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, thanh tra thường xuyên việc chấp hành pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, chủ động ngăn ngừa những hành vi vi phạm về tài nguyên và môi trường; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Tăng cường nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tổ chức triển khai thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, mại dâm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường Quản lý nhà nước và tài chính Tiếp tục thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính năm 2009, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng bộ máy chính quyền các cấp tinh giản, gọn nhẹ, chất lượng, hiệu lực và hiệu quả. Quan tâm hơn nữa đến đội ngũ cán bộ ở cơ sở trong xử lý công việc, xây dựng chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh. Tăng cường công tác thanh tra các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, tuyển dụng công chức, nhằm khắc phục những thiếu sót, nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức. Phát triển nhanh đồng bộ và hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, cả đường bộ và đường thủy. Xây dựng và hoàn thiện các tuyến đường huyết mạch, quan trọng, đặc biệt là các tuyến nối với cầu và giao thông cửa ngõ của tỉnh. Tổ chức tốt phân bố không gian đô thị và các khu, cụm công nghiệp. Đẩy nhanh công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Có chính sách  ưu đãi để  thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao từ các tỉnh ngoài và chuyên gia nước ngoài về làm việc tại Hưng Yên. Kết luận. Trên đây là ý kiến của nhóm trong chiến lược phát triển tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2020. Là một thành viên trong nhóm và cũng là một người con của tỉnh Hưng Yên, mảnh đất với bề dày lịch sử và truyền thống anh hùng tôi luôn nỗ lực học tập và rèn luyện góp phần nhỏ công sức vào sự phát triển chung của tỉnh. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô và các bạn để chiến lược phát triển của tỉnh hoàn thiện hơn. Bảng điều tra nhằm đánh giá tình hình phát triển của tỉnh Hưng Yên Mức độ quan trọng Tổng điểm 1 2 3 4 5 Phát triển kinh tế Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tiềm lực của các thành phần kinh tế Năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Quan hệ quốc tế với các nước. Sự phát triển chung của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vấn đề hội nhập kinh tế. Vấn đề khủng hoảng kinh tế. Xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh Môi trường sống Ô nhiễm môi trường Vấn đề xử lý rác thải Hệ thống nước sạch Tỷ lệ hộ gia đình có nhà xí hợp vệ sinh. Dịch vụ xã hội Hệ thống giáo dục và đào tạo An ninh quốc phòng Công trình giao thông, cơ sở hạ tầng Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe Các khu vui chơi, giải trí Quản lý nhà nước và tài chính Công tác quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân, của các ngành, các cấp Chính sách của Đảng và Nhà nước Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý. Vấn đề tham nhũng, quan liêu Để đánh giá một cách khách quan vể các vấn đề chính ảnh hưởng đến tình hình phát triển của tỉnh Hưng Yên, chúng tôi đưa ra bảng đánh giá như trên. Với mỗi vấn đề tùy theo mức độ quan trọng và ý kiến của cá nhân bạn sẽ đánh dấu vào ô tương ứng. Rất mong sự ủng hộ của các bạn để nhóm chúng tôi thực hiện thành công đề tài nghiên cứu này. Chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31340.doc
Tài liệu liên quan