Đề tài Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2004

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chương I: MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VÀ CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ LÀ ĐÒI HỎI KHÁCH QUAN CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ XU THẾ CHUNG CỦA THẾ GIỚI I. Nền tảng của việc mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 1. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của chính sách đối ngoại 2. Truyền thống ngoại giao của dân tộc II. Đòi hỏi bức thiết của tình hình trong nước và xu thế của thế giới 1. Đòi hỏi bức thiết của tình hình trong nước 2. Đòi hỏi bức thiết của tình hình thế giới Chương II: QUÁ TRÌNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO MỞ RỘNG CÁC QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI I. Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ(1986 - 1995) 1. Thực trạng đối ngoại của Đảng, Nhà nước trước đổi mới 2. Đổi mới chính sách đối ngoại (1986 -1991) 3. Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước từ (1991-1995) II. Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ(1996 - 2004) 1. Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước từ (1996-2001) 2. Chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước từ (2001 - 2004) Chương III: MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI 78 I. Chủ trương, nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong thời gian tới II. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực III. Một số bài học bước đầu về chính sách đối ngoại KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Luận văn dài 79 trang

pdf79 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4121 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang, tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Quyền tự chọn con đƣờng phát triển của mỗi dân tộc. Việc tích cực tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu thể hiện trách nhiệm của chúng ta trƣớc nhân loại và tạo điều kiện để nhân dân ta có hành động thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. + Củng cố và tăng cƣờng quan hệ đoàn kết và hợp tác với các Đảng cộng sản và công nhân, với các Đảng Cộng sản và công nhân với các đảng cánh tả và các phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, với các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Hiện nay, Đảng ta có quan hệ với gần 200 Đảng cộng sản và công nhân, Đảng cánh tả và phong trào giải phóng dân tộc và độc lập. Đây là lực lƣợng cách mạng và tiến bộ, đứng trên tuyến đầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, hiếu chiến. Họ đều có quan hệ tốt và cổ vũ thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nƣớc ta, bày tỏ tình đoàn kết, sự ủng hộ Việt Nam trên nhiều vấn đề quốc tế. Chủ trƣơng của ta là luôn ủng hộ, doàn kết hợp tác, tôn trọng độc lập tự chủ, đƣờng lối vào công việc nội bộ của nhau và không để ảnh hƣởng đến quan hệ giữa nƣớc ta với quốc gia và chính phủ hiện đnag là lực lƣợng đối lập của họ. + Tiếp tục rở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền các Đảng cầm quyền hiện nay đều có tiếng nói và có thể mạnh nhất định về chính trị, kinh tế và kinh nghiệm quản lý đất nƣớc. Việc thiết lập quan hệ với các Đảng cầm quyền và thể hiện chính sách đối ngoại rộng mở của chúng ta. Điều đó thúc đẩy thêm quan hệ mới với các chính phủ nƣớc đó, tạo điều kiện để Đảng và Nhà nƣớc ta trao đổi Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 52 kinh nghiệm cầm quyền, hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ; chủ trƣơng của ta là tôn trọng độc lập và tự chủ, đƣờng lối và quan điểm của đảng đó, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau tìm ra tiếng nói chung và có giải pháp hiệu quả trong việc mở rộng quan hệ hợp tác. + Mở rộng hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân. Ngoại giao nhân dân có vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực, trí tuệ khoa học, vốn đầu tƣ xây dựng đất nƣớc, thúc đẩy giao lƣu, hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và các nƣớc. Thông qua đó nhân dân thế giới hiểu biết ta hơn và tác động tích cực đến chính phủ ủng hộ, hợp tác với Việt Nam; chúng ta có thêm mặt trận đấu tranh chống thế thực phản động và thù địch, thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Những năm qua ngoại giao nhân dân và quan hệ với các tổ chức phi chính phủ ngày càng phát triển và đã góp phần quan trọng và thắng lợi chung của công cuộc đổi mới. Hiện nay, có gần 3 triệu ngƣời Việt Nam định cƣ ở 80 nƣớc và lãnh thổ trên thế giới. Việc triển khai thực hiện nghị quyết 36 của Bộ chính trị khóa IX về công tác đối với ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài đã làm cho các hoạt động ngoại giao nhân dân càng đẩy mạnh hơn. Chủ trƣơng của ta là mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác - hoạt động này nhƣng luôn cảnh giác, ngăn ngừa những ý đồ lợi dụng các cứu trợ, viện trợ nhân đạo.. Vì mục đích chính trị, làm ảnh hƣởng đến ổn định và phát triển của đất nƣớc. Chúng ta đã tích cực mở rộng quan hệ với tất cả các nƣớc, củng cố và tăng cƣờng quan hệ đoàn kết, hợp tác với các nƣớc xã hội chủ nghĩa, các nƣớc láng giềng, tăng cƣờng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc theo phƣơng châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hƣớng tới tƣơng lai". Tăng cƣờng quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Lào. Tăng cƣờng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Campuchia. Đoàn kết, gắn bó với các nƣớc ASEAN, thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển ở Đông Nam Á. Tiếp tục đoàn kết, ủng hộ Cu Ba, cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Tiếp tục mở rộng quan hệ hữu nghị với các nƣớc bạn bè truyền Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 53 thống: thúc đẩy, quan hệ hợp tác tác chiến lƣợc với Nga, hợp tác với các nƣớc trong cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và các nƣớc Đông Âu, mở rộng quan hệ với các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Mỹ, Nhật Bản và Khối EU. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 167 nƣớc và vùng lãnh thổ, giữ vững và tăng cƣờng quan hệ hữu nghị truyền thống với các Đảng cộng sản và công nhân quốc tế, với quan hệ thƣơng mại trên 140 nƣớc, quan hệ đầu tƣ với hơn 70 nƣớc. Đến tháng 7/2004 Việt Nam đã cấp giấy phép cho 5.873 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài. Đóng góp của khu vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào kinh tế Việt Nam ngày càng cao. Trên cơ sở kiên định đƣờng lối độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hoá, đa dạng hoá công tác đối ngoại, Nghị quyết Trung ƣơng chín (khoá IX) đã đánh giá ƣu điểm và hạn chế của 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX. * Về ưu điểm: - Đã củng cố và tăng cƣờng quan hệ đoàn kết, hợp tác và hữu nghị với các nƣớc xã hội chủ nghĩa, các nƣớc láng giềng có chung biên giới; góp phần tích cực củng cố sự gắn kết, giữ vững những nguyên tắc cơ bản của ASEAN, thúc đẩy hợp tác nội khối và bên ngoài. Tăng cƣờng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc theo phƣơng châm 16 chữ, tăng cƣờng tin cậy lẫn nhau, tiến hành phân giới, cắm mốc trên đất liền, thúc đẩy đàm phán nghị định thƣ về nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ. Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Lào, đẩy mạnh quan hệ hợp tác, phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau giữa các ngành, các cấp các địa phƣơng của hai nƣớc. Tăng cƣờng quan hệ hữu nghị, láng giềng thân thiện với Campuchia, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, tăng cƣờng giao lƣu giữa các địa phƣơng giáp biên giới của hai bên, thúc đẩy đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền. Thúc đẩy hợp tác trong tam giác phát triển giữa ba nƣớc Việt Nam- Lào- Campuchia và các chƣơng trình hợp tác “ tiểu vùng sông Mê Công”. Tiếp tục đoàn kết, ủng hộ Cuba trong sự nghiệp xây Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 54 dựng chủ nghĩa xã hội đấu tranh chống bao vây, cấm vận. Duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác với Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên. Tăng cƣờng quan hệ song phƣơng với các nƣớc thành viên và tổ chức ASEAN, góp phần tích cực vào việc phục hồi kinh tế, củng cố và tăng cƣờng liên kết nội bộ và giữ vững nguyên tắc cơ bản của ASEAN; mở rộng quan hệ với các đối tác khác, nhất là với các nƣớc lớn; đóng góp tích cực vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN theo tầm nhìn 2020; thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển ở Đông Nam Á. - Tiếp tục mở rộng và tăng cƣờng quan hệ hợp tác phát triển ổn định, lâu dài với nhiều nƣớc khác trên thế giới. Mở rộng quan hệ với các nƣớc bạn bè truyền thống: thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lƣợc với Nga, sự hợp tác chiến lƣợc với các nƣớc SNG và Đông Âu; mở rộng thêm một bƣớc quan hệ hợp tác với các nƣớc độc lập dân tộc, các nƣớc đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh; tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển, ổn định lâu dài với các nƣớc lớn khác: Mỹ, EU, Nhật Bản. Tăng cƣờng quan hệ với các tổ chức quốc tế. - Tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu nhƣ xoá đói, giảm nghèo, phòng chống các bệnh dịch hiểm nghèo (HIV/AIDS, SARD), chống khủng bố, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trƣờng; ủng hộ và tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chiến tranh, chay đua vũ trang, áp đặt và can thiệp, bảo vệ hoà bình, độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ của các nƣớc. - Quan hệ đối ngoại của Đảng đƣợc mở rộng, hoạt động đối ngoại nhân dân sống động hơn. Tiếp tục củng cố và tăng cƣờng quan hề đoàn kết và hợp tác với các đảng cộng sản và công nhân, các đảng cầm quyền, các chính đảng, các phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới; duy trì và mở rông quan hệ với các đảng cầm quyền ở một số nƣớc. Hoạt động đối ngoại nhân dân tiếp tục phát triển, tranh thủ đƣợc sự đồng tình, ủng hộ của các tổ chức nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 55 chính phủ quốc gia và quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc của ta. - Xử lý kịp thời và có hiệu quả các vấn đề phức tạp nảy sinh trong quan hệ với các nƣớc, đấu tranh kiên quyết và khôn khéo với những âm mƣu và hành động của các thế lực bên ngoài xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh của đất nƣớc. * Một số hạn chế, yếu kém: - Công tác nghiên cứu chiến lƣợc, dự báo tình hình còn yếu; chƣa tạo đƣợc sự thống nhất cao trong nhận thức, nhất là chủ trƣơng trong quan hệ với một số nƣớc lớn; trong một số trƣờng hợp còn bị động đối phó với tình hình; sự phối hợp giữa hai mặt “hợp tác” và “đấu tranh” chƣa thật nhuần nhuyễn; việc xử lý mối quan hệ giữa yêu cầu giữ vững ổn định trong nƣớc và mở rộng quan hệ đối ngoại còn có lúc lúng túng. - Quan hệ hợp tác vối các nƣớc chƣa sâu và chƣa vững chắc, quan hệ kinh tế và chính trị nhiều khi chƣa gắn kết với nhau; trong một số trƣờng hợp cụ thể còn có sơ hở. Việc xây dựng cơ chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại còn chậm. Chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta, là nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn hoà bình, cải thiện và nâng cao vị thế của nƣớc ta trên thế giới, tạo môi trƣờng thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Đó cũng là sự đóng góp tích cực của nhân dân ta vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 56 Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 57 CHƢƠNG III MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI I. CHỦ TRƢƠNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Nghị quyết Trung ƣơng 9 (khoá IX) nhấn mạnh chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới đứng trƣớc những thời cơ và thách thức mới. Do vậy, cần quán triệt và tổ chức thực hiện tốt những chủ trƣơng và nhiệm vụ của công tác đối ngoại. * Về chủ trương công tác đối ngoại: Tiếp tục củng cố và tăng cƣờng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và các nƣớc láng giềng có chung biên giới, các nƣớc xã hội chủ nghĩa và các nƣớc trong khu vực. Tích cực chủ động góp phần giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN, tăng cƣờng gắn kết trong Hiệp hội, hạn chế tác động phân hoá từ bên ngoài, đẩy mạnh hợp tác kinh tế. Tiếp tục thúc đẩy quan hệ với các nƣớc lớn trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, xử lý khôn khéo trong quan hệ, hết sức tránh bị rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc. Thúc đẩy quan hệ với các nƣớc đang phát triển, nâng cao vị thế của nƣớc ta trong phong trào Không liên kết, nhóm 77, tích cực triển khai kết quả Hội thảo về Châu Phi để mở rộng quan hệ với Châu Phi. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại giao đa phƣơng; tổ chức tốt Hội nghị cấp cao Á- Âu lần thứ 5(ASEM 5), cấp cao APEC. Nâng cao vị thế nƣớc ta trong các tổ chức quốc tế. Tăng cƣờng quan hệ đoàn kết, hợp tác với các đảng cộng sản, công nhân, duy trì quan hệ với các đảng cầm quyền, các chính đảng khác, các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Tăng cƣờng công tác đối ngoại nhân dân. Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 58 * Về Nhiệm vụ của công tác đối ngoại: Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thông tin nghiên cứu, dự báo tình hình khu vực và thế giới, tăng cƣờng hơn nữa công tác thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại. Hiện nay, khoa học và công nghệ thông tin phát triển bùng nổ nhƣ vũ bão, tình hình quốc tế diễn biến mau lẹ, quan hệ quốc tế diễn biến rất phức tạp. Bởi vậy công tác thông tin phục vụ nghiên cứu, dự báo tình hình khu vực và trên thế giới có ý nghĩa rất quan trọng. Đẩy mạnh công tác này để khắc phục sự yếu kém, bị động và phân tán của thông tin đối ngoại của ta hiện nay và nắm bắt chính xác, chủ động có những chủ trƣơng đối ngoại thích hợp, tránh bị động, bất ngờ. Qua đó thúc đẩy sự hiểu biết giữa nhân dân ta và nhân dân thế giới, đấu tranh trƣớc dƣ luận quốc tế. Tăng cƣờng văn hóa đối ngoại để thúc đẩy giao lƣu văn hóa Việt Nam và văn hóa thế giới, củng cố sự hiểu biết, phát triển quan hệ hữu nghị giữa nƣớc ta với các nƣớc. Qua đó giới thiệu đƣợc giá trị và bản sắc văn hóa Việt Nam với thế giới và tinh hoa văn hóa thế giới với nhân dân ta. Tăng cƣờng văn hoá đối ngoại, quan tâm giáo dục lòng tự hào, ý thức giữ gìn bẳn sắc văn hoá Việt Nam đi đôi chống sự xâm nhập của văn hoá phẩm hiện đại, lai căng, mất gốc truyền thống dân tộc. Thứ hai, bồi dƣỡng rèn luyện bản lĩnh chính trị, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ làm công tác đối ngoại. Đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nhất là kinh tế đối ngoại là những ngƣời thay mặt cho đất nƣớc trong hoạt động đối ngoại. Họ là ngƣời đại diện cho văn hoá, trí tuệ, bản lĩnh và tính cách của nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới, góp phần nâng cao uy tín, vị thế và bảo đảm lợi ích của Việt Nam trong quan hệ quốc tế nên cần đƣợc đào tạo toàn diện, rèn luyện về chính trị năng lực, đạo đức, phẩm chất… Cần quan tâm bồi dƣỡng cho đội ngũ này vì đƣờng lối, chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nƣớc, giáo dục ý thức tự hào dân tộc, lòng trung thành với lợi ích quốc gia, với đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Bồi dƣỡng Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 59 năng lực phân tích thực tiễn ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn, ngoại giao, khả năng tiếp thu kinh nghiệm của nƣớc ngoài vận dụng tốt vào công việc của mình phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nƣớc. Thứ ba, phối hợp chặt chẽ ngoại giao nhà nƣớc, hoạt động đối ngoại của Đảng và đối ngoại nhân dân. Phối hợp chặt chẽ các hoạt động đối ngoại trên, phát huy tối đa sức mạnh nội lực, tạo ra sự phong phú đa dạng và sức mạnh tổng hợp của nhiều tổ chức trong công tác đối ngoại. Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, quan hệ ngoại giao của các cấp bộ Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân trong thời kỳ qua ngày càng mở rộng hơn và phát triển hết sức sôi động. Các hoạt động giao lƣu, hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá… khoa học… đƣợc đẩy mạnh, chủ trƣơng của ta là gắn kết và phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả các lực lƣợng tham gia hoạt động đối ngoại để cùng phục vụ đắc lực cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc. Thứ tư, hoàn thiện ƣu thế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại. Các hoạt động đối ngoại rất phong phú, đa dạng, nhiều quy mô và lực lƣợng tham gia. Để thực hiện đúng nguyên tắc, nhiệm vụ đối ngoại và đảm bảo sự lãnh đạo của đảng cần hoàn thiện cơ chế quản lý thống nhất, các cấp, các ngành và mọi lực lƣợng đối ngoại cần phát huy dân chủ, tính chủ động, tích cực, sáng tạo. Cần khắc phục những cản trở hoặc chồng chéo giữa các cấp, các ngành, giữa trung ƣơng và địa phƣơng, các tổ chức kinh tế, xã hội trong mọi hoạt động đối ngoại. II. CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC Dƣới tác động của toàn cầu hoá, sự phát triển kinh tế tri thức và đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một yêu cầu khách quan. Đây cũng là một nội dung trong đƣờng lối kinh tế và đƣờng lối đối ngoại của Đảng, kết hợp nội lực với ngoại lực, bên trong và bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức manh thời đại để tạo ra sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc, tạo ra thực lực đủ mạnh. Từ đó đặt ra các yêu cầu sau đây: Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 60 - Phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo về độc lập tự chủ và định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trƣờng. Quan điểm mới của chúng ta là chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực để không bị bất cứ tác động nào lôi cuốn làm ảnh hƣởng đến các nguyên tắc đối ngoại. Có phát huy nội lực mới tăng cƣờng thực lực kinh tế, khả năng cạnh tranh, tạo ra thế và lực cao hơn, nâng cao hiệu quả và đảm bảo lợi ích trong quan hệ hợp tác quốc tế. Hiệu quả hợp tác quốc tế cần đƣợc xem xét theo quan điểm toàn diện. Hiệu quả trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng. Phát huy tối đa nội lực và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế là điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Bảo đảm độc lập tự chủ và định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái là bảo đảm sự phát triển bền vững, là yêu cầu, là mục tiêu chung, xuyên suốt của hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình hội nhập, luôn luôn khắc phục những tƣ tƣởng chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần. - Khẩn trƣơng xây dựng và thực hiện kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế với lộ trình hợp lý và chƣơng trình hành động cụ thể, phát huy tính chu động của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp. Hội nhập kinh tế là để tranh thủ những ƣu thế và lợi ích kinh tế, vốn, kỹ thuật, công nghệ mới nhƣng phải chấp nhận sự canh tranh đang diễn ra ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn cầu, đồng thời phải chấp nhận những luật lệ, quy định chung về quan hệ quốc tế đang đƣợc áp dụng. Nền kinh tế của chúng ta hiện nay sức cạnh tranh còn thấp, kém hiệu quả, bao cấp và bảo hộ còn nặng. Nếu không vƣơn lên mạnh mẽ thì tham gia các tổ chức kinh tế và khu vực chúng ta sẽ bị thiệt hại ngay cả ở thị trƣờng trong nƣớc. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhằm đáp ứng yêu cầu chung phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần và phát huy lợi thế sản xuất của nền kinh tế nƣớc ta trong hợp tác kinh tế quốc tế, nâng cao hiệu quả và năng Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 61 lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế hội, hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm phát huy tiềm năng của mỗi đơn vị kinh tế khi tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực. Nghị quyết Trung ƣơng chín(khoá IX) nhấn mạnh việc: chủ động và khẩn trƣơng hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị tốt các điều kiện trong nƣớc để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đa phƣơng và song phƣơng, nƣớc ta đã ký và sớm ra nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), tăng tính cạnh tranh của môi trƣờng đầu tƣ so với khu vực và thu hút mạnh đầu tƣ nƣớc ngoài. III. MỘT SỐ BÀI HỌC BƢỚC ĐẦU VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI Xuất phát từ các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ với nhau, bình đẳng và cùng có lợi bảo đảm góp phần phát triển quan hệ kinh tế nƣớc ta, bảo vệ sản xuất, tài nguyên, môi trƣờng và an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy truyền thống và bản sắc tốt đẹp của văn hóa dân tộc, ngoại giao Việt Nam đã giành đƣợc nhiều thành tựu trong thời kỳ đổi mới và cũng để lại nhiều bài học quý giá. Những bài học đó không chỉ mang lại những hiệu quả thiết thực cho công cuộc đổi mới của đất nƣớc trong thời gian qua mà còn chi phối toàn bộ hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đề cập tới nhiều bài học khác nhau nhƣng ở đây chúng ta chỉ có thể đề cập đến những bài học chung nhất có ý nghĩa chỉ đạo quá trình hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam. + Thứ nhất là: nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cƣờng, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phƣơng hóa quan hệ quốc tế là nguyên tắc cơ bản của quá trình xác định và thực hiện chính sách đối ngoại. Ở mỗi thời đại có một chính sách đối ngoại riêng phù hợp với chế độ đƣơng thời nhƣng đều phụ thuộc vào yếu tố có tính nguyên tắc là lợi ích dân tộc gắn liền với độc lập dân tộc. Thực chất của vấn đề này là giải quyết quan hệ giữ lợi ích dân tộc với đoàn kết quốc tế, nói tới vấn đề này chúng ta không thể Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 62 không nói đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Những hoạt động ngoại giao của ngƣời phản ánh sự kết hợp nhuần nhuyễn truyền thống ngoại giao dân tộc và tinh hoa kim cổ, Đông tây của nhân loại. Với học thuyết Mác - Lênin ngƣời đã định hƣớng cho đƣờng lối ngoài của Đảng ngay từ khi khai sinh ra Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa và đƣa nền ngoại giao Việt Nam lên những đỉnh cao mới. Hồ Chí Minh là một ngƣời có định hƣớng chính trị sáng suốt, có tầm nhìn thời đại. Ngƣời sớm nắm bắt đƣợc mối liên hệ biện chứng giữa lợi ích dân tộc với độc lập tự chủ ngay khi ngƣời nghiên cứu "bản luận cƣơng của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa". Hồ Chí Minh là ngƣời đầu tiên tổ chức xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa cách mạng dân tộc thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc, giữa cách mạng giải phóng dân tộc với lực lƣợng xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Trong sách lƣợc vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh "Tuyên truyền Việt Nam độc lập phải đồng thời thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và giai cấp vô sản thế giới, nhất là với giai cấp vô sản Pháp. Ngoài chủ trƣơng không thành lập, Đông Dƣơng độc lập đồng minh hội. Vì cả ba dân tộc giúp đỡ nhau chống đế quốc, tôn trọng độc lập tự chủ của mỗi nƣớc này với nƣớc khác theo Ngƣời chỉ có độc lập dân tộc mới có lợi ích dân tộc, lợi ích dân tộc là động lực để phấn đấu giành và giữ cho đƣợc độc lập dân tộc. Trong tuyên ngôn thành lập nƣúơc (2/9/1945) Ngƣời tuyên bố: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lƣợng, tính mệnh… của mình để giữ vững tự do - độc lập". Độc lập tự do, an ninh của Tổ quốc để phát triển là lợi ích tối cao của dân tộc là nguyên tắc cơ bản của hoạt động ngoại giao. Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam luôn đặt lợi ích của dân tộc trong công tác ngoại giao, lợi ích dân tộc trên hết đặc biệt là những lúc tình thế đất nƣớc hiểm nghèo. Chính sách đối ngoại của Việt Nam càng nêu cao lợi ích dân tộc, giai đoạn (1945 - 1996) vận mệnh đất nƣớc "ngàn cân treo sợi tóc", giặc ngoài thù trong đều mạnh. Vì lợi ích tối cao của dân tộc nhiệm vụ hàng đầu của chính sách đối Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 63 ngoại là "phải cứu vãn hòa bình, tranh thủ thời gian củng cố chính quyền, gạt bớt kẻ thù, chuẩn bị đối phó với kẻ thù chính. Hồ Chí Minh đƣa ra sách lƣợc ngoại giao thể hiện sâu sắc quan điểm bảo vệ lợi ích dân tộc và cũng rất độc lập tự chủ - tiếp sau hiệp định sơ bộ ký với Pháp 6/3/1946 Đảng chủ trƣơng và thực hiện đàm phán với Pháp ngay trên đất Pháp… do đó đã giải tỏa đƣợc sự bao vây và xuyên tạc của kẻ thù về Việt Nam, đồng thời làm cho nhân dân Pháp chú ý và hiểu rõ hơn vấn đề Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ ta đã tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của Trung - Xô để đánh thắng Mỹ ngay cả khia hai nƣớc có những mâu thuẫn sâu sắc (những năm 1968 - 1970) ta làm đƣợc nhƣ vậy là do ta giữ vững độc lập tự chủ và biết đặt lợi ích cao nhất của dân tộc (đánh thắng Mỹ) lên trên hết, biết cân bằng lợi ích giữa các quốc gia cùng chia sẻ đánh Mỹ. Khi cả nƣớc bƣớc vào xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976-1986) do vấn đề Campuchia gây ra, nghị quyết (13 Bộ chính trị ngày 20/5/1988). Đại hội VI đề ra đƣờng lối đổi mới mẫu mực về việc nắm vững nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và nguyên tắc giữ vững lợi ích dân tộc. Đó là cái mốc chuyển hƣớng về đối ngoại; giải quyết vấn đề Campuchia, bình thƣờng hóa quan hệ với Trung Quốc, cải thiện quan hệ với các nƣớc ASEAN, mở rộng quan hệ với các nƣớc khác. Nhiệm vụ ƣu tiên là kinh tế đối ngoại, đồng thời giữ vững an ninh chính trị. Những thắng lợi ngoại giao trong những năm gần đây đều bắt nguồn từ nghị quyết Đại hội VI và Nghị quyết 13 của Bộ chính trị 20/5/1988. Nguyên tắc giữ vững lợi ích dân tộc - giữ vững độc lập tự chủ đòi hỏi chúng ta phải nắm chắc vận dụng những quan điểm sau: Lợi ích của dân tộc là cái vĩnh viễn. Nó là cái mà chúng ta phải "đem tất cả tinh thần, lực lƣợng, tính mệnh… để giữ vững "chúng ta không có kẻ thù vĩnh viễn - không có đồng minh vĩnh viễn. Đối ngoại phải đƣợc xác định là một mặt trận góp sức giữ vững hòa bình, sống hòa hữu là bạn với các nƣớc, không gây thù gieo oán với ai, đó là bảo đảm cho lợi ích dân tộc lâu dài. Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 64 Trong từng bối cảnh lịch sử mà vận dụng nguyên tắc cho thích hợp. Thời kỳ dựng nƣớc lợi ích dân tộc là cứu vãn hòa bình. Thời kỳ kháng chiến là tranh thủ sự ủng hộ quốc tế bảo đảm đánh thắng kẻ thù xâm lƣợc. Thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc lợi ích hàng đầu của dân tộc là củng cố hòa bình mở rộng quan hệ hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự phát triển lợi ích dân tộc. Có độc lập tự chủ mới gạt đƣợc tác động sức ép của bên ngoài và không bị lợi dụng trở thành "quân bài chiến lƣợc trong tay ngƣời khác". Độc lập tự chủ đƣơng nhiên không dung chứa tƣ tƣởng dân tộc hẹp hòi mà phải biết tôn trọng nhau - bình đẳng cùng nhau tham gia hợp tác chia sẻ trách nhiệm tìm lợi ích chung. Ngày nay trƣớc cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội - sự phát triển nhƣ vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và quá trình quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế, thì nguyên tắc lợi ích dân tộc, độc lập tự chủ có ý nghĩa giá trị chỉ đạo toàn bộ hoạt động đối nội, đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc không chỉ trong hiện tại mà trong tƣơng lai phát triển đất nƣớc. + Thứ hai là: quan hệ với các nƣớc láng giềng và khu vực phải là mối quan hệ hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc. Châm ngôn Việt Nam có câu: "Bán anh em xa mua láng giềng gần", các nƣớc láng giếng gần nhau thƣờng có nhiều vấn đề do lịch sử để lại nhƣ tồn tại về biên giới - lãnh thổ và những vấn đề liên quan đến lợi ích chung nhƣ nguồn nƣớc, môi trƣờng sinh thái, tôn giáo, sắc tộc… hay những vấn đề liên quan đến tâm lý hòa hiếu, hay căng thẳng do lịch sử lâu dài để lại và do tác động ảnh hƣởng của quan hệ giữa các nƣớc. Song suy tới cùng quan hệ láng giềng căng thẳng hay hòa bình ổn định là do chính sách đối ngoại của quốc gia có xác định lợi ích dân tộc. Việt Nam qua các thời kỳ dựng nƣớc, giữ nƣớc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vấn đề nổi bật nhất trong đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách đối ngoại nhất quán là quan hệ hữu nghị với các nƣớc láng giềng Trung - Lào - Campuchia và Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 65 các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á. Nhờ đó hai cuộc chiến tranh chống Pháp - Mỹ ta đã nhận đƣợc sự ủng hộ tinh thần - vật chất có hiệu quả nhất của Trung Quốc và các nƣớc đó. Việt Nam kiên trì chính sách đoàn kết có nguyên tắc đã hình thành thế trận liên hoàn ở Đông Dƣơng chống xâm lƣợc Mỹ và gần nhƣ đồng thời cả ba dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia giành đƣợc độc lập dân tộc. Rất đáng tiếc quan hệ nhƣ máu thịt của ba nƣớc đã bị chính sách gây chiến của tập đoàn Pônpốt có sự chi viện của phái dân tộc hợp hòa trong và ngoài khu vực, khiến Việt Nam phải đƣa lực lƣợng vào Campuchia dẫn tới vấn đề Campuchua kéo dài suốt một thập kỷ. Khu vực không ổn định Việt Nam trở thành nƣớc đối đầu với khu vực Đông Nam Á một thời gian. Từ những quan hệ láng giềng tốt đẹp và trục trặc trên ta rút ra một số vấn đề sau: quan hệ láng giềng kể cả quan hệ khu vực phải đƣợc xác định là nhiệm vụ chiến lƣợc, là mối quan tâm hàng đầu về đối ngoại của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Trên cơ sở cùng tồn tại, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, nhất thiết không can thiệp và công việc nội bộ của nhau. Những vấn đề do vị trí địa - lịch sử, địa - chính trị, tâm lý dân tộc có tính lịch sử luôn tồn tại rất dễ nhạy cảm với những kích động xấu ta cần phải bình tĩnh, tế nhị trong xử lý không để làm trở ngại quan hệ hiện tại, không gợi lại những vấn đề lịch sử nặng nề bất lợi cho quan hệ hòa hiếu, xây dựng những trang sử mới cao đẹp hơn trong quan hệ với các nƣớc láng giềng. Do đó muốn quan hệ - láng giếng bền vững tốt đẹp lâu dài không thể chỉ là quan hệ chính trị hữu nghị mà cần phải phát triển quan hệ nhiều mặt, xong đó hợp tác kinh tế - thƣơng mại, du lịch… Tạo điều kiện quan hệ láng giềng, khu vực hòa nhập với xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa hiện nay. + Thứ ba là: xử lý quan hệ với nƣớc lớn, luôn giữ vững nguyên tắc trong chiến lƣợc mềm dẻo trong sách lƣợc, bằng nhiều biện pháp, hình thức linh hoạt sáng tạo. Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 66 Xuất phát từ Việt Nam có vị trí, lịch sử - chính trị hẫp dẫn đối với những quốc gia có tƣ tƣởng thực hiện chính sách đối ngoại phát triển lợi ích dân tộc phi Mác Xít, xuyên suốt lịch sử phát triển của dân tộc ta do ảnh hƣởng của tƣ tƣởng đó mà Việt Nam luôn phải xử lý quan hệ với một nƣớc lớn và nhiều nƣớc khác trong cùng một thời gian. Năm 1945 Việt Nam đã bị các nƣớc lớn áp đặt chia cắt, đầu 1946 Pháp - tƣởng lại mƣu trạm áp đặt sự thống trị mới. Khi đó ở Việt Nam hiện diện bốn nƣớc lớn. Trong đó có ba nƣớc có lực lƣợng quân sự rất hùng mạnh Hồ Chí Minh và Đảng đã nhanh chóng xử lý mối quan hệ giữa Việt Nam với các nƣớc lớn có quân đội trên đất nƣớc ta. Từ năm 1950 thế giới bƣớc vào hình thành hai hệ thống chính trị xã hội đối lập nhau, Việt Nam phá đƣợc thế bao vây cô lập quan hệ với các nƣớc xã hội chủ nghĩa (Trung - Xô) thì hai nƣớc lớn (Mỹ - Pháp vốn là đồng minh trong chiến tranh thế giới hai) trở thành thù địch. Đến hội nghị Giơnevơ các nƣớc lớn cũng bộc lộ rõ ý định áp đặt giải pháp bất trị cho các nƣớc Đông Dƣơng. Trong đó Việt Nam là trọng điểm hàng đầu. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc (thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ) ta giữ vững độc lập tự chủ kiên trì đoàn kết với Liên Xô - Trung Quốc và nhân dân tiến bộ Mỹ, Mỹ đã lợi dụng mâu thuẫn Trung Quốc và Liên Xô có yêu cầu hòa hoãn với Mỹ. Từ đó Việt Nam chịu tác động mạnh của các mối quan hệ (Mỹ - Xô + Trung - Mỹ + Trung - Xô) giữa các nƣớc lớn. Trong suốt thập kỷ 80 ta phải xử lý quan hệ với tất cả các nƣớc lớn về giải pháp cho vấn đề Campuchia. Trƣớc hết trong đó về cơ bản cũng là quan hệ với tất các nƣớc lớn giải pháp đó do các nƣớc lớn dàn xếp. Ở đây ta xử lý quan hệ với các nƣớc lớn là phải tính đến yêu cầu lợi ích của các nƣớc lớn và các bên khác. Đặt cơ sở cho việc bình thƣờng hóa quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, khôi phục quan hệ với các bƣớc lớn khác và các nƣớc trong khu vực, so sánh xử lý quan hệ với các nƣớc lớn trong các thời kỳ lịch sử, Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc của các nƣớc lớn, chịu sức ép của các nƣớc lớn. Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 67 Sự tác động của mối quan hệ căng thẳng hay hòa hoãn giữa các nƣớc lớn, nhất là các siêu cƣờng thƣờng có tác dụng nhất định đến hòa bình, an ninh chung và tiến trình phát triển các quan hệ quốc tế mà Việt Nam không là ngoại lệ. Xử lý quan hệ với Mỹ sau chiến tranh và vấn đề Campuchia có phần chậm, nên dẫn tới sự đối đầu giữa Việt Nam với các nƣớc lớn và khu vực một thời gian dài. Đƣơng nhiên đây không phải là lúc quy lỗi cho ai nhƣng chắc chắn việc rút ra bài học chung là thật cấp thiết cho việc xử lý quan hệ của nƣớc ta với các nƣớc lớn và phải đặt nó trong hàng đầu chiến lƣợc đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc. Ngày nay quan hệ giữa các nƣớc lớn luôn có hợp tác, tranh chấp Việt Nam cần thi hành chính sách cân bằng lợi ích giữa các nƣớc lớn gắn liền với lợi ích của ta với các nƣớc, xây dựng quan hệ hòa hiếu hợp tác có nguyên tắc, cần chủ động trong quan hệ hợp tác cân bằng thực hiện nhiệm vụ xaya dựng và bảo vệ Tổ quốc chống nguy cơ tụt hậu. Trên đây là một số bài học chung nhất về họat động đối ngoại, nó góp phần quyết định không nhỏ mang lại những hiệu quả thiết thực cho công cuộc đổi mới trong thời gian qua và chi phối toàn bộ họat động đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc. + Thứ tư là: Đảng phải nắm vững ngọn cờ cách mạng. Đây là bài học cơ bản, xuyên suốt của toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam. Nhƣng vẫn giữ nguyên đƣợc giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Thực tiến công cuộc đổi mới thành công cho thấy trƣớc hết phải giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và cả xã hội. Không có sự lãnh đạo của Đảng thì không thể giữ đƣợc độc lập dân tộc vững chắc, Nhà nƣớckhông còn là Nhà nƣớc thực sự của nhân dân, do dân, vì dân, không đảm bảo sự phát triển của xã hội theo đúng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và càng không có chủ nghĩa xã hội đích thực, thậm chí các thành quả cách mạng phải đối bằng bao xƣơng máu mới giành đƣợc cũng bị thủ tiêu (nhƣ Liên Xô và các nƣớc Đông Âu). Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 68 Vai trò lãnh đạo của Đảng cũng trở nên đặc biệt quan trọng nhất là cách mạng chuyển giai đoạn. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân ta đã phối hợp với một số phần tử bất mãn trong nƣớc tấn công toàn diện Việt Nam. Mục tiêu tấn công quan trọng nhất của chúng là (năm 1997) xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu Đảng đã kiên quyết bác bỏ những luận điệu đòi đa nguyên, đa đảng, phi chính trị hóa bộ máy Nhà nƣớc và quân đội, xuyên tạc lịch sử phủ nhận thành quả cách mạng và sự hy sinh lớn lao của những ngƣời cộng sản, thổi phồng sai lầm, khuyết điểm của Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, là lực lƣợng chính trị duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng chịu tất cả trách nhiệm trên mọi lĩnh vực của đất nƣớc, về họat động của cả hệ thống chính trị, cả về những thất bại, tổn thất của cách mạng, vấn đề đặt ra không đơn thuần chỉ là bảo vệ giữ vững ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, mà quan trọng hơn cả là phải tiếp tục nâng cao chất lƣợng đổi mới, hiệu quả lãnh đạo của Đảng. Đổi mới lý luận chiến lƣợc, sách lƣợc đối với tổ chức xây dựng Đảng và họat động thƣờng nhật của Đảng, Đảng phải thực sự dùng con mắt khoa học vận động và phát triển sáng tạo lý luận cách mạng lên ngang tầm những chuyển biến to lớn, nhanh chóng của thế giới hiện đại. Đảng phải cƣơng quyết xem xét, giải quyết những sai lầm, yếu kém của mình thƣờng xuyên tự đổi mới, chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện mở rộng hợp tác, hội nhập với thế giới. Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 69 KẾT LUẬN Chính sách đối ngoại trong suốt 60 năm đã qua luôn là một bộ phận của đƣờng lối chính trị của Đảng và góp phần quyết định thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa có sự khác nhau về đối tƣợng phƣơng thức hoạt động và môi trƣờng quốc tế, song nó đều nhằm vào mục tiêu xây dựng đất nƣớc phải đi đôi với bảo vệ đất nƣớc. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt chính sách đối ngoại của đảng và nhà nƣớc ta là: độc lập, tự chủ, đoàn kết và hợp tác quốc tế, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nƣớc nồng nàn với tinh thần quốc tế vô sản chân chính, kết hợp dân tộc và thời đại. Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc thời kỳ (1986-2004) là sự kế thừa từ truyền thống ngoại giao cha ông: "lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cƣờng bạo" (Nguyễn Trãi). Đó là sự tiếp tục của phƣơng châm"thái bình nên gắng sức, non nƣớc ấy nghìn thu"(Trần Quang Khải).Truyền thống ngoại giao đó đã đƣợc chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà ngoại giao kiệt xuất đúc kết thành chân lý"không có gì quý hơn độc lập tự do" Những tƣ tƣởng lớn trên đây đã trở thành những nguyên tắc và phƣơng châm ứng xử của chính sách ngoại giao. Đổi mới ở nƣớc ta thời kỳ (1986-2004) chính sách đối ngoại đó có những thay đổi to lớn của tình hình trong nƣớc và thế giới nhƣng vẫn là sự kết hợp giữa bản sắc dân tộc với đặc điểm của thời đại sinh ra nó, phản ánh đúng đắn lợi ích dân tộc và hợp với xu thế của quan hệ quốc tế. Nhằm mục tiêu sớm khắc phục khủng hoảng kinh tế- xã hội, tiếp tục đƣa sự nghiệp cách mạng nƣớc ta đi lên, Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã quyêt định tiến hành đổi mới mọi mặt đời sống đất nƣớc. Công cuộc đổi mới của Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 70 nƣớc ta đang đƣợc tiến hành thì Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu lâm vào thời kỳ tiền khủng hoảng và bắt đầu đi vào thực hiện cải tổ, cải cách. Đồng thời, lúc này cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đi liền với quá trình quốc té hoá đời sống, kinh tế thế giới diễn ra rất mạnh mẽ. Cùng với việc xác định hai nhiệm vụ chiến lƣợc là bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội VI đề ra chính sách đối ngoại rộng mở, xác định nhiệm vụ hàng đầu là tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Đảng ta chủ trƣơng thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và hữu nghị, ủng hộ chính sách cùng tồn tại hoà bình giữa các nƣớc có chế độ chính trị xã hội khác nhau, loại trừ chiến tranh xâm lƣợc và mọi hình thức của chủ nghĩa khủng bố. Đại hội nhấn mạnh phƣơng châm "thêm bạn bớt thù" ra sức phấn đấu tạo dựng môi trƣờng quốc tế hoà bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để đôit mới đất nƣớc. Nghị quyết 13 của bộ chính trị (5/1988) về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới đã xác định quan điểm trong quan hệ quốc tế của đảng là ra sức tranh thủ các nƣớc anh em bầu bạn và dƣ luận rộng rãi trên thế giới, làm thất bại âm mƣu bao vây, cô lập ta về kinh tế, chính trị, chủ động chuyển các cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu sang đấu tranh và hợp tác cùng tồn tại hoà bình. Trên tinh thần của Nghị quyết đại hội VI và nghị quyết 13 của bộ chính trị, Đảng ta đã đề ra các biện pháp nhằm phá thế bao vây, cô lập, tạo môi trƣờng quốc tế thuận lợi cho việc tiến hành đổi mới ở trong nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Đảng.Chúng ta đã rút quân từng phần, rồi rút quân hết khỏi Campuchia thực hiện đổi mới quan hệ, nâng cao chát lƣợng và hiệu quả hợp tác với Lào và Campuchia, ra sức phấn đấu cho một giải pháp chính trị về Campuchia kiên trì và bình thƣờng hoá quan hệ với Trung Quốc, từng bƣớcc cải thiện quan hệ với Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 71 các nƣớc Đông Nam á và với các nƣớc phƣơng Tây. Việc chúng ta rút hết quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia. Kiên trì và bình thƣờng hoá quan hệ với Trung Quốc từng bƣớc cải thiện quan hệ với các nƣớc Đông Nam Á và với các nƣớc phƣơng Tây. Việc chúng ta rút hết quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia và những hoạt động tích cực trên lĩnh vực đối ngoại đã góp phần mở ra hàng loạt diễn đàn với các đối tƣợng khác, đồng thời thúc đẩy việc bình thƣờng hoá quan hệ với Trung Quốc, tạo điều kiện để sau này mở rộng quan hệ đối ngoại phá thế bị bao vây, cô lập. Đảng chủ trƣơng tiếp tục thƣơng lƣợng với Mỹ giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á. Quan hệ của nƣớc ta với một số nƣớc Tây Âu, một số nƣớc Đông Nam Á cũng từng bƣớc đƣợc bình thƣờng hoá. Đồng thời, ở trong nƣớc, chúng ta đã giành đƣợc những thắng lợi quan trọng mang tính đột phá trong sự nghiệp đổi mới, nhất là về sản xuất nông nghiệp, chống lạm phát, về tài chính tiền tệ, cơ chế quản lý…Đại hội lần thứ VII của Đảng (6/1991) phát triển hơn nữa nghị quyết Đại hội VI, từ chủ chƣơng "thêm bạn, bớt thù" thành phƣơng châm "Việt nam muốn làm bạn với tất cả các nƣớc trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển". Nghị quyết Đại hội VII và Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đề ra chính sách đa phƣơng hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nƣớc không phân biệt chế độ chính trị- xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Sau khi Liên Xô tan rã (12/1991), xuất phát từ tình hình mới, hội nghị lần thứ III ban chấp hành Trung ƣơng khoá VII (6/1992) đã cụ thể hoá nhiệm vụ đối ngoại của Đại hội VII, xác định mục tiêu tƣ tƣởng chỉ đạo hoạt động đối ngoại của Đảng và nhà nƣớc Việt Nam là giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh của nƣớc ta. Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 72 Hiệp định Pari (23/10/1991) về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Camphuchia đƣợc ký kết tạo ra một tiền đề quan trọng để thúc đẩy quan hệ của nƣớc ta với các nƣớc. Đảng lãnh đạo tiến hành nhiều hoạt động để thúc đẩy việc bình thƣờng hoá quan hệ với Trung Quốc. Tháng 11/1991, Việt Nam- Trung Quốc chính thức bình thƣờng hoá quan hệ. Đối với Mỹ chúng ta bày tỏ thiện chí trong việc hợp tác giải quyết vấn đề ngƣời Mỹ mất tích, coi đây là vấn đề nhân đạo. Việc tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại, cùng với thái độ thiện chí, hợp tác xây dựng của Việt Nam buộc Mỹ phải từng bƣớc nới lỏng tiến tới bỏ cấm vận đi vào bình thƣờng hoá quan hệ với Việt Nam. Theo tinh thần nghị quyết Đại hội VII và nghị quyết hội nghị Trung ƣơng 3 (khoá VII), nƣớc ta đặt mục tiêu hàng đầu, là cải thiện và củng cố quan hệ với các nƣớc láng giềng, các nƣớc ở khu vực, coi trọng quan hệ với các nƣớc lớn, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nƣớc ở châu lục, chủ động duy trì, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nƣớc bạn bè truyền thống. Mặt khác nƣớc ta thúc đẩy bình thƣờng hoá và tăng cƣờng quan hệ với tổ chức quốc tế, trƣớc hết là các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế trƣớc hết là các tổ chức hợp tác khu vực và thế giới, trở thành thành viên chính thức của ASEAN (7/1995). Thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại trong những năm(1991-1996) là một nhân tố quan trọng góp phần giữ vững hoà bình, phá thế bị bao vây, cấm vận, cải thiện và nâng cao vị thế của nƣớc ta trên thế giới, tạo môi trƣờng quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Trong những năm (1996-2004), những nhân tố mới xuất hiện. Xu thế hoà binh, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi của các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Các nƣớc giành ƣu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cƣờng sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia… Hợp tác ngày càng tăng, những cạnh tranh cũng hết sức gay gắt. Đại hội VIII của Đảng (6/1996) khẳng định chủ chƣơng mở rộng quan hệ đối ngoại, tiếp tục thực hiện đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng đa Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 73 phƣơng hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại. Nhiệm vụ đối ngoại là củng cố môi trƣờng và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Đại hội IX của Đảng (4/2001) chủ trƣơng tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập khu vực và thế giới, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, làm tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đại hội IX phát triển phƣơng châm của Đại hội VIII thành "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển". Thực hiện phƣơng châm đó, Đảng và Nhà nƣớc ta đã lãnh đạo điều chỉnh luật pháp, cải cách các thủ tục hành chính, đào tạo cán bộ, phát huy sức mạnh nội lực… để tạo môi trƣờng thuận lợi thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhờ có đƣờng lối đúng chính sách cử chỉ hợp lý cùng với lộ trình hội nhập phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nƣớc nên về cơ bản ta đã thực hiện đƣợc chủ trƣơng đa dạng hoá thị trƣờng và đa phƣơng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, củng cố đƣợc các thị trƣờng truyền thống, đồng thời tích cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trƣờng mới nên đã đẩy mạnh đƣợc xuất khẩu, tạo đầu ra cho sản xuất, có quan hệ thƣơng mại với hơn 140 nƣớc, quan hệ đầu tƣ với gần 70 nƣớc và vùng lãnh thổ, thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đảng ta tiếp tục củng cố tình đoàn kết hữu nghị với các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào độc lập dân tộc và tiến bộ trên thế giới, thiết lập quan hệ với các đảng cầm quyền ở một số nƣớc, mở rộng quan hệ với các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị- xã hội, uỷ ban hoà bình và các hội hữu nghị… Những thành tựu về kinh tế, chính trị và đối ngoại của Việt Nam trong những năm đổi mới đã khẳng định vị thế của nƣớc ta đối với khu vực và thế giới. Chứng minh sự đúng đắn, sáng tạo của đƣờng lối đổi mới nói chung và đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ nói riêng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 74 khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò lãnh đạo và tƣ duy chính trị nhạy cảm, sâu sắc bản lĩnh lãnh đạo vững vàng của Đảng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- V.I Lênin, toàn tập, tập 31, Nxb Sự Thật Hà Nội 1969. Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 75 2- V.I Lênin, toàn tập, tập 11, Nxb Sự Thật Hà Nội 1963 3- Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 2,4,5,6,7,8, Nxb CTQG Hà Nội 1995. 4- Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự Thật 1982 5- Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật 1987 6- Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự Thật 1991 7- Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG Hà Nội 1996 8- Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG Hà Nội 2001 9- Văn Kiện Hội nghị lần thứ IX, BCHTW (khoáIX) Nxb CTQG Hà Nội 2004 10- Văn Kiện Hội nghị lần thứ 3, BCHTW (khoá VII) Nxb CTQG Hà Nội 1994 11- Nghị quyết 13 về đối ngoại(1988) của Bộ chính trị, tƣ liệu lƣu trữ Ban đối ngoại Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam 12- Hiến Pháp năm 1992 của nƣớc CHXHCN Việt Nam 13- Hiến Pháp Việt Nam những năm 1946-1959, 1980-1992, Nxb CTQG Hà Nội 1995 14- Dự thảo Nghị quyết trình Đại hội IX, Nxb CTQG Hà Nội 15- Nguyễn Lƣơng Bích, Lịch sử ngoại giao Việt Nam,Nxb Quân đội nhân dân 1996. 16- Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, Nxb Pháp Lý 1989 17- Lƣu Văn Lợi: 50 năm ngoại giao Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 1998. 18- Lƣu Văn Lợi: Ngoại giao Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2004. 19- Nguyễn Phúc Luân: Chủ Tịch Hồ Chí Minh- trí tệu lớn của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Nxb CTQG Hà Nội 1995 Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 76 20- Nguyễn Dy Niên: Tƣ tƣởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Nxb CTQG Hà Nội 2002. 21- Học Viện Quan Hệ Quốc Tế - Bộ Ngoại Giao, Hỏi đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta, Nxb CTQG Hà Nội 1997. 22- Học Viện Quan Hệ Quốc Tế, Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới(1975-2002), lƣu hành nội bộ. 23- Phan Doãn Nam, Thế giới 1991, Tạp chí Cộng sản 1/1991. 24- Trần Quang Cơ: Vai trò không thể thiếu đƣợc trên thế giới ngày nay, bài phát biểu của thứ trƣởng tại Hội nghị ngoại trƣởng các nƣớc không liên kết, 9/1991 25- Vũ Khoan: Ngoại giao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nƣớc, Tạp chí Cộng sản, 4/1995. 26- Đinh Xuân lý: Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đối ngoại trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Cộng sản tháng 6/2004 27- Đinh Xuân Lý: Kinh nghiệm hội nhập quốc tế cảu Việt Nam thời kỳ đổi mới, Tạp chí lý luận chính trị số 9 năm 2004 28- Vũ Quang Vinh: Tƣ tƣởng ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng tƣ tƣởng đó trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng số 11 năm 2001. Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 77 Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 78 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chương I: MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VÀ CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ LÀ ĐÒI HỎI KHÁCH QUAN CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ XU THẾ CHUNG CỦA THẾ GIỚI I. Nền tảng của việc mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 1. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vai trò của chính sách đối ngoại 2. Truyền thống ngoại giao của dân tộc II. Đòi hỏi bức thiết của tình hình trong nƣớc và xu thế của thế giới 1. Đòi hỏi bức thiết của tình hình trong nƣớc 2. Đòi hỏi bức thiết của tình hình thế giới Chương II: QUÁ TRÌNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO MỞ RỘNG CÁC QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI I. Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc thời kỳ(1986 - 1995) 1. Thực trạng đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc trƣớc đổi mới 2. Đổi mới chính sách đối ngoại (1986 -1991) 3. Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc từ (1991-1995) II. Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc thời kỳ(1996 - 2004) 1. Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc từ (1996-2001) 2. Chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc từ (2001 - 2004) Chương III: MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI I. Chủ trƣơng, nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong thời gian tới II. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực III. Một số bài học bƣớc đầu về chính sách đối ngoại Mai Xuân Hoàn 2011 Điện tữ viễn thông k32 – Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế 79 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfngoai_giao_vn_1294.pdf
Tài liệu liên quan