+ Công bố quy hoạch cụ thể kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho xây dựng cơ bản trên toàn địa bàn huyện.
+ Hướng dẫn việc thực hiện chỉ thị 247/TTg ngày 4/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục giảm diện tích gieo trồng lúa nước. Ngoài tinh thần chung của chỉ thị đối với những nơi khô hạn, trồng lúa kém hiệu quả cần cho phép chuyển sang trồng các loại cây khác.
+ Chỉ đạo việc nghiên cứu, đề xuất và ban hành chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước đối với nông thôn huyện Gia Lâm.
75 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phảttiển. Sự phân công lao động theo lãnh thổ bao giờ cũng diễn ra trên cùng một lãnh thổ nhất định. Như vậy cơ cấu các vùng lãnh thổ chính là bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi tiềm năng sẵn có của vùng và xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ là đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất, tập trung phát triển dịch vụ. Từ đây hình thành những vùng kinh tế lớn gắn bó với những vùng kinh tế khác tạo thành các khu vực kinh tế của cả nước.
Gia Lâm là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển cơ cấu vùng lãnh thổ từ đó phát triển một số vùng sản xuất đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá phục vụ nhu cầu phát triển nông thôn của huyện.
Hiện nay huyện có nhiều ngành nghề truyền thống như, các làng gốm tập trung ở Bát tràng, ở Kiều kỵ có nghề may da… Đồng thời hiện nay thị trường rên địa bàn huyện đã hình thành và phát triển các khu công nghiệp . Trung tâm công nghiệp lớn như chế biến nông sản, công nghiệp thực phẩm, lắp giáp cơ khí, điện tử, may mặc của TW.
Trong những năm tới sẽ hình thành các khu công nghiệp mới trên địa bàn huyện.
- Thị trấn Gia Lâm - Đức Giang – Việt Hưng.
- Thị trấn Yên Viên- Ninh Hiệp.
- Thị trấn Sài Đồng – Thái Thuỵ – Kiều Kị.
- Bát tràng - Đa tốn- Kim lam – Vân đức.
Các ngành công nghiệp của huyện sẽ tập trung vào một số ngành sau:
+ Ngành công nghiệp gốm sứ: Sẽ quy hoạch và xây dựng các trung tâm gốm sứ Bát tràng thành thị trấn gốm sứ, kết hợp với việc phát triển làng nghề truyền thống với công nghiệp hiện đại sau đó sẽ mở rộng ra cả vùng Đa tốn, Kim lam, Vân đức, Đông dư, Tạo khê và ước đạt khoảng 4 nghìn đến 5 nghìn là gốm sứ. Từng bước đưa dây truyền gốm sứ công nghiệp vào hoạt động, đưa giá trị của ngành gốm sứ đạt 30 – 40% trong cơ cấu GDP của ngành công nghiệp huyện đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, và phấn đấu 30% sản phẩm làm ra dùng để xuất khẩu .
+ Ngành dịch vụ: Trong mấy năm gần đây ngành dịch vụ của huyện đã phát triển mạnh mẽ, đây là xu hướng chung của cả nước ta trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đô thị hoá. Riêng đối với ngành công nghiệp của huyện đang phát triển theo hướng đa canh tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ. Ngành dịch vụ có vai trò chuyển tải các vật tư cho sản xuất và tiêu dùng thị trường toàn huyện, hiện nay huyện đang hình thành các khu vực kinh doanh thương mại như khu vực thị trấn Gia Lâm, Đức giang, Yên viên và xã Việt hưng ngoài việc kinh doanh của các hộ và các chợ sẽ xây dựng 1 siêu thị để có thể đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế của huyện, đồng thời xây dựng tại xã Ninh hiệp một trung tâm kinh tế thương mại để khai thác thị trường thế mạnh và tiềm năng của làng nghề truyền thống.
Các xã xa các trung tâm trên sẽ quy hoạch thành các thị trấn và xây dựng các chợ nông thôn tạo điều kiện cho dịch vụ hàng hoá phát triển .
+ Về nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh ở các xã. Vân đức, Đông dư, Dương xã, Kim sơn, tiến tới xây dựng các vùng chuyên canh, từng bước ứng dụng công nghiệp chế biến rau quả.
Vùng chuyên trồng cây công nghiệp tập trung ở các xã ven hồ sông Đuống. Vùng cây giống, cây ăn quả và cây môi trường đây là loại cây mang giá trị kinh tế cao hiện nay đang trồng và tiếp tục phát triển ở các xã Trâu quỳ, Thượng thanh.
Dự kiến sẽ xây dựng khu vườn trại ở khu vực ngoài để xã Đông dư, Cự khối, Long biên trong đề chủ yếu là các loại cây ăn quả, cây môi trường, hoa cây cảnh và nhà hàng, phát triển sinh vật cảnh.
Qua sự phân tích trên ta có thể thấy huyện Gia lâm có điều kiện hình thành và phát triển vùng kinh tế mà các vùng này có khả năng chuyên môn hoá cao để đáp ứng nhu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
2.5. Cơ cấu thành phần kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng ở nước ta. Trong một thời gian thị trường tương đối dài chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô Viết và hướng nền kinh tế thuần nhất với 2 loại hình kinh tế ; kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI chúng ta đã khẳng định: chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế chỉ huy bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước và coi trọng phát triển đa dạng các thành phần kinh tế (nhiều thành phần kinh tế ). Nhờ có chính sách này cả nước nói chung và huyện Gia lâm nói riêng nền kinh tế đã ngày càng sôi động bởi sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế:
* Kinh tế quốc doanh:
Đây chủ yếu là các doanh nghiệp lớn của Nhà nước . Trung ương, Thành phố. Đa số các doanh nghiệp loại này thường có vốn đầu tư lớn, quy mô lớn ngành quan trọng. Các doanh nghiệp Nhà nước tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn: Cơ khí và lắp ráp các máy móc công cụ sản xuất , công nghiệp điện tử, công nghiệp chế biến nông sản với công nghệ hiện đại, công nghiệp hoá chất, các sản phẩm vật liệu xây dựng cao cấp.
Dự kiến đến năm 2010 GDP của ngành công nghiệp trung ương và thành phố đạt 1.685.684 triệu đồng và chiếm 51,73% tổng giá trị công nghiệp trên toàn huyện. Năm 1999 giá trị công nghiệp trung ương và thành phố đạt khoảng 585000 triệu đồng.
* Thành phần kinh tế tập thể:
Thành phần kinh tế này đã và đang hồi phục phát triển nhưng nó không mang hình thức thái HTX của thời bao cấp mà HTX này chuyển sang tổ chức kiểu dịch vụ. Hiện tại huyện có hơn 22 HTX có đội bảo vệ thực vật, 26 HTX có đội làm đất, 17% HTX có tổ thú y, 24 HTX có tổ chức sản xuất giống lúa, tổ cung cấp thuốc trừ sâu và phân bón.
Hiện nay thành phần kinh tế tư nhân đang phát triển mạnh mẽ nhất vứói nhiều hình thức đa dạng, với tổng số hộ tham gia kinh doanh thương mại dịch vụ là 5750 hộ. Đây có thể nói là thành phần kinh tế trực tiếp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện vì nó là đơn vị kinh tế tự chủ, tự hạch toán kinh tế, tự sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai?.
Thực trạng mấy năm vừa qua cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế của huyện tương đối phát triển nhưng chưa cân đối, thành phần kinh tế quốc doanh làm ăn còn kém hiệu quả, hình thức kinh tế tập thể mới chỉ hồi phục phát triển chưa mạnh, còn kinh tế tư nhân chủ yếu là các hộ sản xuất nhỏ. Chính vì vậy Trung ương và thành phố nhất là UBND huyện cần có những chính sách hợp lý để cân đối các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Gia lâm.
Ngành dịch vụ của huyện Gia lâm tăng nhưng không đồng đều giữa các ngành. Đối với ngành dịch vụ trong sản xuất và đời sống tốc độ tăng khá cao.
Các hoạt động dịch vụ khác bao gồm dịch vụ bảo hiểm Nhà nước , hoạt động sổ số, hoạt động khoa học kỹ thuật, dịch vụ nhà ở, dịch vụ máy tính đều giảm qua các năm.
Trong cơ cấu GDP và ngành dịch vụ tính trên địa bàn huyện thì dịch vụ do huyện quản lý chiếm 75,05% còn lại dịch vụ Trung ương và Thành phố chiếm 24,97%. Như vậy trong cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung thì ngành nông mghiệp có tỷ trọng của trung ương và thành phố là không đáng kể, ngành công nghiệp có tỷ trọng cao, ngành dịch vụ hợp lý. Do đó các năm tiếp theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo ngành ở huyện Gia lâm để hợp lý và đạt yêu cầu chung của cả nước thì cần tăng tỷ trọng ngành công nghiệp tới mức hợp lý, khuyến khích phát triển ngành dịch vụ ở các thành phần kinh tế .
2.6. Chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật.
Thực tế trong những năm gần đây cho thấy cơ cấu kỹ thuật ở ngoại thành của các ngành có nhiều biến động sâu sắc, do sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong đó đặc biệt là cách mạng sinh học, hoá học tạo ra các loại giống mới, các loại thuốc bảo vệ thực vật mới làm cho năng suất lao động ngày càng cao và hiện nay các loại giống cây, còn mới đang được phát triển đại trà trên địa bàn huyện.
Cùng với việc đưa các công cụ lao động có tính năng kỹ thuật cao, hiện nay các giống mới có năng suất cao đang được bà con trong huyện phát triển như ; lợn hướng mạc, ngan Pháp, hoa Pháp, hoa Hà lan, các loại giống ngô cao sản... Điều này đã làm cho cơ cấu kỹ thuật trong các ngành thay đổi lớn làm cho giá trị (C ) tăng (bao gồm cả C1 và C2), trong khi thu nhập tăng chưa tương xứng, nhiều hộ sản xuất kinh doanh còn theo kiểu lấy công làm lãi.
3. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện gia lâm.
3.1. Những thành tựu đã đạt được.
- Thành tựu nổi bật nhất trong lĩnh vực sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng đã đạt được tốc độ phát triển cao hơn hẳn các thời kỳ trước, tạo ra khả năng mới để phát triển một nền kinh tế toàn diện theo hướng đa ngành, đa sản phẩm . Đã bước đầu hình thành những vùng sản xuất chuyên canh tập trung như vùng rau, vùng hoa, vùng gốm...
- Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch từ thuần nông sang sản xuất hàng hoá theo hướng tiến bộ: Gia tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, phát triển nuôi trồng các loại đặc sản có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó bộ mặt nông nghiệp nông thôn huyện Gia lâm đã có những chuyển biến đáng kể.
Kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp phát triển theo hướng đổi mới việc thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đã phát huy được tính năng động sáng tạo, khai thác được nhiều tiềm năng của hộ kinh tế . Kinh tế hợp tác tiếp tục đổi mới và phát triển . Tất cả đang tạo ra cho nền kinh tế của huyện một sự cạnh tranh phát triển sôi động. Quá trình vận động này đã làm thay đổi vai trò cũng như chức năng của các thành phần kinh tế trong huyện góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển .
3.2. Những tồn tại yếu kém và nguyên nhân.
3.2.1. Những tồn tại, yếu kém.
- Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, năn suất cây trồng, vật nuôi còn bấp bênh giữa các vùng trong huyện, ruộng đất còn manh mún gây trở ngại cho việc tập trung sản xuất , nông sản chủ yếu là sản phẩm tươi sống chưa qua chế biến. Chăn nuôi phát triển chưa tương xứng với trồng trọt. Công nghiệp chế biến, bảo quản chưa được phát triển , có chăng chỉ là ngành công nghiệp chế biến đã lạc hậu của các thời kỳ trước đây.
- Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể không theo kịp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện hiện nay. Các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực này còn kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ kéo dài.
- Thị trường nông thôn trên địa bàn huyện còn kém phát triển. Đây có thể là một nhân tố gây cản trở việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong đó thị trường sức lao động, thị trường vốn, công nghệ còn nhiều bất cập.
3.2.2. Nguyên nhân:
- Sức tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện cũng như thành phố còn nhỏ bé, cùng với thị trường chưa được mở rộng.
- Thiếu vốn đầu tư đặc biệt là đầu tư cho công nghiệp chế biến.
- Quy hoạch đô thị ở nông thôn chưa được chi tiết, quản lý đất đai còn gặp nhiều khó khăn, việc chuyển giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển sản xuất .
- Tình trạng lao động thiếu việc làm còn nhiều tỷ lệ sinh tuy đã giảm nhưng còn ở mức cao, đội ngũ cán bộ còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế hàng hoá. Bên cạnh đó trình độ, trang thiết bị kỹ thuật cho sản xuất còn thấp, lao động chủ yếu vẫn thủ công .
- Thu nhập của dân cư nông thôn thấp, sức mua kém ảnh hưởng đến dung lượng tiêu thụ của thị trường , chưa thể hiện được vai trò vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là thị trường sản xuất .
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN GIA LÂM TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Những quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm Hà Nội.
Trên cơ sở những đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện, những định hướng phát triển kinh tế từ nay đến 2010 để tập trung giải quyết những nội dung kinh tế trong quá trình CNH – HĐH của huyện. Tuy nhiên để giải quyết những nội dung này chúng ta phải dựa trên một số quan điểm sau:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện theo hướng khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là lợi thế so sánh.
Xuất phát từ những lợi thế về điều kiện tự nhiên của huyện khá phong phú và đa dạng nhưng chưa được khai thác hợp lý, vì vậy yêu cầu khách quan là phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sao cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Kinh tế thị trường chỉ chấp nhận những sản phẩm hàng hoá có giá thành thấp, chất lượng cao, vì vậy để phát triển sản xuất hàng hoá các nhà sản xuất phải biết sử dụng sản xuất triệt để các lợi thế mà mình có để phát huy và sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội.
Cùng với yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải đáp ứng tốt những yêu cầu và nâng cao hiệu quả về mặt xã hội mà cụ thể là tạo thêm việc làm, đổi mới bộ mặt nông thôn và đặc biệt là góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải theo hướng CNH và HĐH.
Nội dung cơ bản của quá trình CNH – HĐH nông thôn là phát triển mạnh mẽ các hoạt động sản xuất mang tính chất công nghiệp , đồng thời đổi mới và phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới tổ chức quản lý sản xuất trong nông thôn. CNH và HĐH là 2 quá trình có liên quan chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau thúc đẩy quá trình phát triển , đây là điều kiện tiền đề, quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội nông thôn. Vì vậy cần gắn chặt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn với quá trình CNH và HĐH.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải phát huy được vai trò tích cực của mọi thành phần kinh tế trong nông thôn.
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang khuyến khích sự tham gia đa dạng của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện cũng phải phát huy được vai trò của các thành phần, vì vậy cần:
+ Tiếp tục đổi mới kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác trong nông thôn sao cho phù hợp với tính chất chức năng, vai trò của các thành phần kinh tế .
+ Đảm bảo sự bình đẳng của các thành phần kinh tế trước pháp luật, tạo điều kiện cho môi trường cạnh tranh lành mạnh.
- Quan điểm về vai trò quyết định của Nhà nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Do mặt trái của nền kinh tế thị trường thị trường tác động tiêu cực đến sự phát triển cho nên cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước nhằm hạn chế tiêu cực, đồng thời kinh tế Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo trong các ngành mũi nhọn. Cho nên trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu KTNT Nhà nước cần có các chiến lược, chương trình và kế hoạch dài hạn định hướng cho kinh tế nông thôn phát triển theo từng thời kỳ, từng giai đoạn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Gia lâm phải phù hợp nới xu thế đô thị hoá.
Quá trình phát triển kinh tế nông thôn luôn gắn liền với quá trình phát triển chung của cả nước. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Gia lâm cũng phải gắn với quá trình hiện đại hoá và xu thế đô thị hoá.
Quan điểm CNH và ĐTH trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thường gắn với việc hình thành các thị trấn, thị Tứ, các tụ điểm kinh tế giao lưu hàng hoá. Đồng thời quá trình này còn gắn chặt với sự phát triển của kết cấu hạ tầng trong nông thôn, trước hết là hệ thống đường, thuỷ lợi, điện, trường, trạm, thông tin... Đây là những điều kiện tiền đề thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nhằm mục đích phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá ngày càng cao, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Phát triển kinh tế nông thôn và quá trình đo thị hoá trong cơ chế thị trường tự bản thân nó đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng ngày càng tiến bộ.
Từ những cơ sở trên với quá trình quy hoạch phát triển thứ độ cũng như huyện Gia Lâm Hà Nội, trong thời gian tới (từ nay đến 2010) huyện Gia Lâm sẽ có tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá rất nhanh. Do vậy chắc chắn sẽ chi phối mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện.
2. Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch
2.1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu phấn đấu của cơ cấu kinh tế huyện Gia lâm: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trung ương và thành phố trên địa bàn huyện đặc biệt là trong nông thôn. Phát triển mạnh các làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp để đảm bảo cơ cấu chung của toàn huyện đến năm 2010 là:
- Công nghiệp chiếm 45,16%
- Nông nghiệp chiếm 6,94%
- Dịch vụ chiếm 47,90%
Tốc độ tăng trưởng từ nay đến 2010 là 16,45%, bình quân GDP 1 người là 703 USD và phấn đấu đến những năm tiếp theo cơ cấu kinh tế của huyện sẽ là:
+ Công nghiệp chiếm 45,13%
+ Nông nghiệp chiếm 3,76%
+ Dịch vụ chiếm 55,11%
Biểu 10: Phương hướng phát triển kinh tế huyện Gia Lâm theo ngành trong thời gian tới.
Chỉ tiêu
2001 – 2005
2006 – 2010
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Gía trị (tr. đ)
Cơ cấu (%)
Tổng số
2445922
100
7220535
100
1. Công nghiệp
1104624
45,16
3258640
45,13
2. Dịch vụ
1171496
47,9
3690212
51,11
3. Nông nghiệp
169802
6,94
271683
3,16
Nguồn:phòng thống kê huyện Gia lâm
Ghi chú: Giá trị ước tính từng năm trong 2 giai đoạn
2.2. Mục tiêu và phương hướng cho từng ngành.
2.2.1. Ngành nông nghiệp.
*Ngành trồng trọt
Từ nay đến năm 2010 nông thôn đồng bằng Sông Hồng nói chung và huyện Gia Lâm nói riêng giá trị ngành nông nghiệp cũng như cơ cấu trên địa bàn ngày càng giảm. Song vẫn đảm bảo vị trí quan trọng của ngành nông nghiệp trên 2 khía cạnh: Dân số lao động trong nông nghiệp đến năm 2010 chiếm khoảng 30% ; nông nghiệp của huyện Gia lâm sẽ trở thành một ngành nông nghiệp thâm canh đa dạng hoá theo hướng sản xuất hàng hoá đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp cho người dân trên địa bàn huyện cũng như người dân thủ đô, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến nông sản. Ngoài ra nông nghiệp Gia lâm còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường cảnh quan của thành phố.
Phương hướng phát triển của nông nghiệp huyện trong giai đoạn từ nay đến 2010 như sau: Đến năm 2010 GDP của ngành nông nghiệp sẽ đạt 235.472triệu đồng chiếm 5,8% trong tổng GDP của huyện, với tốc độ tăng trưởng trong thời kỳ này của ngành nông nghiệp là 6%.
Để đạt được kết quả trên ngành nông nghiệp của huyện trong những năm tới sẽ phát triển theo hướng thâm canh đảm bảo an toàn lương thực đảm bảo phát triển hàng hoá.
Đối với cây lương thực: ổn định diện tích trồng lúa trên các vùng đã đảm bảo hệ thống tưới tiêu, chuyển một số vùng sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản. Thâm canh lúa, chuyển 20% diện tích trồng lúa thường sang trồng lúa đặc sản có chất lượng cao. Đảm bảo 45000 ha canh tác lúa đạt năng suất trung bình 35 tạ/1ha trong 1 vụ để có sản lượng 15.750 tấn. Với sản lượng cây lương thực khác có thể đạt 50.000 tấn qui ra thóc trên 1 năm.
Cây rau là cây trồng thích hợp với huyện Gia Lâm đồng thời có thị trường tiêu thụ rộng lớn nên phấn đấu trong giai đoạn từ đấy đến 2010 toàn huyện có diện tích trồng rau các loại là 1 nghìn ha kể cả rau chính vụ và rau trái vụ. Các loại rau chuyên canh trên địa bàn huyện như ; bắp cải, súp lơ, su hào, hành tây, dưa chuột... Và các loại rau gia vị, đảm bảo hàng năm cung cấp cho thị trường địa bàn và thủ đô khoảng 1.400 – 1500 tấn rau tươi. Trong đó tập trung phát triển cây rau sạch, rau cao cấp cung cấp cho các nhà hàng khách sạn, nâng cao giá trị sản phẩm vùng tập trung trồng rau ở các xã Kim lam, Vân đức, Đông dư, Dương xã, Kim sơn. Tiến tới xây dựng các vùng rau chuyên canh, từng bước ứng dụng công nghệ chế biến rau quả.
Đối với cây công nghiệp: Đẩy mạnh trồng đậu tương, lạc, cây đay, dâu tằm… để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Dự tính 1000 ha đậu tương, trong đó chủ yếu là đậu tương trồng trên đất 2 vụ lúa và đậu tương xen ngô đây là cây trồng quan trọng bổ xung cho một phần thức ăn của đàn bò sữa và chăn nuôi khác, loại cây này tập trung ở các xã ven sông Đuống.
Đối với cây giống cây ăn quả và cây môi trường: Đây là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, trong những năm tới phát triển mạnh cây giống ở các xã Trâu Quỳ, Thượng khanh, khai thác vườn tạp ở các gia đình để biến thành các vườn trại ở ngoài đê xã Đông dư, Cự khối, Long Biên. Trong đó chủ yếu là cây ăn quả, cây môi trường , hoa cây cảnh và các nhà hàng phục vụ cho du lịch, đưa tổng diện tích cây ăn quả, giống cây, cây cảnh (kể cả vườn gia đình) lên 300 – 400 ha trong giai đoạn từ nay đến 2010.
*. Ngành chăn nuôi.
Hiện nay ngành chăn nuôi của huyện chiếm 34,3% tổng giá trị ngành nông nghiệp, chủ yếu liên kết chăn nuôi lợn, trâu bò, trong đó đàn lợn sữa, bò sữa, gia cầm và các đặc sản đang được phát triển , phấn đấu trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 đưa tổng đàn lợn lên 60 ngàn con trong đó đàn lợn nạc chiếm 30 – 40%. Khuyến khích các gia đình chăn nuôi với quy mô lớn từ 20 – 30 con. Đẩy mạnh nuôi bò sữa lên 3000 con trong giai đoạn này, tập trung đưa giống bò cao sản để đạt 1 chu kỳ cho sữa của 1 con là 3000 – 4000 lít.
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại các hộ gia đình, khuyến khích việc nuôi thuỷ sản , đồng thời tìm mọi biện pháp để khai thác ,đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản trên sông Hồng và sông Đuống, cải tạo và chống ô nhiễm các ao hồ trong xã , chuyển một số ruộng trũng không có khả năng tiêu úng sang nuôi trồng thuỷ sản.
Biểu 11: Tiềm năng thuỷ sản của huyện gia lâm trong thời gian tới (2001 - 2010).
Mặt nước khai thác
Tiềm năng
Đã khai thác
Tiềm năng cần khai thác
Sản lượng tăng thêm
Tổng sản lượng năm 2010
1. Ao hồ nhờ
- Năng suất cá kg/ha
- Giá trị tiền mặt (1000đ)
- Lợi ích / chi phí
539
2000kg
400 ha
1025 kg
17500
23000
76 ha
2000 kg
152 tấn
1095 tấn
2. Mắt nước lớn, sông cụt
- Năng suất kg/ha
77 ha
77 ha
2000 kg
154 tấn
154
3. Mặt nước sông Hồng
- Nuôi cá lồng
- Năng suất kg/m3 nước
- Hệ số lợi ích /chi phí
933 ha
2000 lồng
60
31 kg/m31,3
có
có
Có thế 100
4. Ruộng trũng
- Năng suất kg/ha
210 ha
200 ha
2000 kg/ha
40 tấn
400 tấn
Nguồn: Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn Hà nội.
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp .
Huyện Gia lâm là một huyện có đầy đủ điều kiện và tiềm năng để đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong những năm vừa qua các làng nghề truyền thống như làng gốm Bát tràng, chế biến nông sản, may mặc ở Ninh hiệp, dát vàng, may da, ở Kiều kỵ.
Về mặt đất đai, lao động, các đầu mối giao thông là tiềm năng tốt, là nền tảng của sự phát triển công nghiệp trong công cuộc CNH và HĐH.
- Đối với khu công nghiệp trung ương, thành phố và các công ty liên doanh đang được xây dựng và phát triển khá mạnh. Trong những năm tới trên địa bàn huyện sẽ ra đời các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm, lắp giáp cơ khí, điện tử, may mặc… Các khu công nghiệp lớn sẽ hình thành như khu công nghiệp Sài đồng, Phú thuỵ.
- Có thể hình thành các trung tâm công nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới:
+ Thị trấn Gia lâm - Đức giang – Việt hưng.
+ Thị trấn Yên viên – Ninh hiệp.
+ Thị trấn Sài đồng – Gia thuỵ – Thạch bàn.
+ Trâu quỳ – Phú thuỵ - Kiều kỵ.
+ Bát tràng - Đa tốn – Kim lam – Văn đức.
Đây là các khu công nghiệp có sự phối hợp chặt giữa công nghiệp Trung ương, Thành phố và huyện.
- Tiểu thủ công nghiệp của địa phương, phấn đấu đến năm 2010 đạt GDP 1.685.687 triệu đồng chiếm 51,73% tổng giá trị công nghiệp trên toàn huyện.
- Công nghiệp do huyện quản lý từ nay đến năm 2010 phấn đấu đạt GDP 1.572.456 triệu đồng với chế độ phát triển hàng năm là 21,5%. Đây là thời kỳ phát triển cơ bản của công nghiệp do địa phương quản lý sẽ tăng gấp 3 lần so với năm 2000.
- Các ngành công nghiệp huyện sẽ tập trung vào các ngành chủ yếu sau:
* Ngành công nghiệp chế biến nông sản:
Chế biến nông sản là một thế mạnh của huyện Gia lâm không chỉ sử dụng nguyên liệu của ngành nông nghiệp huyện mà còn thu hút cả nguyên liệu từ các vùng lân cận và các tỉnh khác. Với công nghệ truyền thống và công nghệ chế biến hiện đại huyện đang cố gắng chế biến các sản phẩm ngành nông nghiệp từ sơ chế đến tinh chế để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường ngày càng cao.
* Công nghiệp giầy da và hàng may mặc.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 3 công ty may và một xí nghiệp sản xuất giầy đang tạo ra nhiều việc làm cho lao động của huyện đồng thời các xí nghiệp may tư, may gia công ở các xã đang phát triển mạnh. Dự kiến đến năm 2002 giá trị 2002 giá trị GDP của ngành tăng gấp đôi hiện nay.
* Nhu cầu về sản phẩm của ngành sản xuất xây dựng vật liệu ngày càng lớn như gạch ngói sản phẩm bê tông, sứ xây dựng, gạch lát nền và trang trí. Hiện tại ngành sản xuất xây dựng vật liệu của huyện phát triển toàn ngành hạn chế chưa thích ứng với tốc độ phát triển hiện nay trên địa bàn huyện. Từ nay đến năm 2010 ngành sản xuất vật liệu xây dựng của huyện sẽ đẩy tốc độ sản xuất, phát triển sản xuất vật liệu từ cát, xi măng cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao cho ngành xây dựng, nghiên cứu triển khai đưa các dây chuyền công nghệ hiện đại vào sản xuất gạch, gốm và các thiết bị nội thất. Nâng cấp và xây dựng các công trình hạ tầng lớn phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn huyện. Cố gắng đưa giá trị của ngành xây dựng tăng gấp 3 lần vào năm 2010 chiếm 45% giá trị công nghiệp .
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ:
Ngành dịch vụ là một ưu thế của huyện Gia lâm trong những năm gần đây:
- Ngành thương mại phát triển mạnh có vai trò chuyển tải các vật tư cho sản xuất và hàng tiêu dùng cho toàn huyện. Hiện nay doanh thu của ngành thương mại do tư nhân đảm nhiệm chiếm 80% tổng doanh thu, dự kiến ngành dịch vụ của huyện đến năm 2010 sẽ phát triển đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân.
+ Các trung tâm dịch vụ chính sẽ phát triển ở các thị trấn và các khu dân cư mới sẽ ra đời.
+ Khu vực thị trấn Gia lâm - Đức giang – Yên viên và xã Việt hưng ngoài việc kinh doanh của các hộ và các chợ đã có sẽ xây dựng ở mỗi thị trấn và địa điểm nói trên một siêu thị để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế .
+ Xây dựng tại Ninh hiệp một trung tâm kinh tế thương mại để khai thác thế mạnh của các làng nghề truyền thống.
+ Sẽ hình thành các khách sạn nhà hàng, cửa hàng thương mại lớn, khu văn hoá thể thao, khuôn viên giải trí cho người lao động và dân cư ở thị trấn Sài đồng, Gia thuỵ và khu chế xuất Bắc và Nam Sài đồng.
+ Khu vực Châu quỳ – Cổ bi – Dương xá sẽ hình thành các khu thương mại, khu văn hoá thể thao cho toàn huyện.
+ Các xã xa trung tâm trên sẽ quy hoạch thành thị tứ và xây dựng các chợ nông thôn tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển .
Trong dịch vụ bao gồm nhiều ngành huyện sẽ tập trung quy hoạch cho việc phát triển dịch vụ thương mại, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia để khai thác nguồn hàng, mở rộng thị trường , chú ý thị trường trong nước từng bước khai thông thị trường nước ngoài.
- Dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ đang được phát triển mạnh và có doanh thu lớn thế nhưng cần đảm bảo tính lành mạnh trong kinh doanh loaị hình này.
Đảm bảo cho dịch vụ thương mại hàng năm có tốc độ tăng bình quân khoảng trên 17,5%. Đến năm 2010 giá trị ngành dịch vụ ước đạt 2.252.344 triệu đồng chiếm 55,47% trong toàn ngành kinh tế của huyện. Các ngành dịch vụ khác như y tế, văn hoá, bảo hiểm, hoạt động quản lý của Nhà nước là mọi hoạt động phục vụ cho đời sống con người, tuy nhiên loại hình này hiện nay còn hạn chế bởi các cơ sở hạ tầng, cán bộ nhân viên phần lớn do Nhà nước quản lý, thực hiện theo chế độ Nhà nước . Vì vậy ý thức trách nhiệm của một bộ phận nhân viên chưa cao, còn đối với các thành phần kinh tế khác tham gia vào lĩnh vực này còn hạn chế.
Trên phạm vi lãnh thổ huyện, ngành dịch vụ sẽ tập trung phát triển ở các doanh nghiệp Nhà nước với các hoạt động dịch vụ quan trọng như:
- Dịch vụ xăng dầu, dịch vụ vận tải, bao gồm vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và hàng không.
- Dịch vụ thương mại ở các siêu thị và trung tâm.
- Dịch vụ khách sạn lớn.
- Dịch vụ Ngân hàng.
- Dịch vụ Bưu chính viễn thông.
Đây là các loại hình dịch vụ có quy mô lớn đòi hỏi vốn đầu tư lớn trang thiết bị hiện đại phấn đâú đến năm 2010 giá trị của các ngành này sẽ đạt 427823 triệu đồng chiếm 38,96% giá trị ngành dịch vụ.
Hướng phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung vào kinh tế tư nhân, Công ty TNHH còn các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, Thành phố chỉ đi vào các ngành quan trọng có quy mô lớn, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn đầu tư lâu đến năm 2010 sẽ thu hết khoảng 100 đến 110 nghìn lao động tham gia vào loại hình dịch vụ này.
Du Lịch của huyện Gia lâm là một ngành có khả năng phát triển vì trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử, công trình văn hoá, ngành dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện hiện nay mới chỉ hình thành với quy mô nhỏ trong tương lai sẽ hình thành 2 tuyến du lịch lớn:
- Hà Nội – Long biên – Thạch bàn – Bát tràng – Kiều kỵ – Dương xá và đi tiếp huyện Thuận thành (tỉnh Bắc ninh) và trở về dọc đê sông Đuống đến Lệ mật (Đức giang). Đây là tuyến du lịch với nhiều đền chùa nổi tiếng ở Long biên, tượng đồng ở Trấn vũ (Thạch bàn), làng nghề truyền thống Bát tràng, đình chùa ở Kiều kỵ, đền Nguyên phi Ỷ lan, chùa Keo dâu, chùa Bút tháp.
- Hà Nội – Ninh hiệp – Phù đổng – Phật tích Bách môn- đền Bà chúa kho (Bắc ninh) rồi về thị trấn Gia lâm - Đức giang. Đây là tuyến du lịch ngắn ngày (1 đến 2 ngày).
Ngoài 2 tuyến du lịch nói trên huyện sẽ quy hoạch vùng Long biên, Thạch bàn, thành vườn cây ăn quả, cây cảnh, nhà nghỉ, khu bảo dưỡng phục vụ nhân dân trên địa bàn và nhân dân Thủ đô. Trong quá trình phát triển kinh tế nhu cầu nhà nghỉ cuối tuần của nhân dân nội thành hoặc cho người cao tuổi ngày càng lớn. Trong những năm tới huyện sẽ quy hoạch một số nhà nghỉ cuối tuần ở các xã có điều kiện có giao thông thuận lợi, có môi trường cảnh quan tốt như xã Ninh hiệp, Long biên, Đông dư …Đầu tư sử dụng có hiệu quả các loại đất đai không thể đem vào sử dụng cho ngành nông nghiệp.
3. Những biện pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Gia lâm Hà Nội đến năm 2010 và những năm tiếp theo.
3.1. Nhà nước cần sớm hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của từng vùng:
Các dự án vùng đồng bằng sông Hồng, khu tam giác công nghiệp Hà Nội – Hải phòng – Quảng ninh để các địa phương rà soát lại phương án cho sát với kinh tế vĩ mô. Do đó huyện Gia lâm nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng phải được thực hiện theo chính sách của Nhà nước.
3.2. Giải pháp về thị trường.
- Tác động của thị trường .
Nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phụ thuộc vào thu nhập, về nguyên lý thu nhập của dân cư tăng lên thì nhu cầu cũng tăng theo. Đối với huyện Gia lâm có một ưu thế là một huyện ngoại thành cách không xa trung tâmThủ đô nên thị trường tiêu thụ các sản phẩm của huyện Gia lâm là rất lớn và chất lượng cao. Vì vậy muốn tiêu thụ tốt các sản phẩm của huyện làm ra thì phải biết nắm bắt nhu cầu trên cơ sở thu nhập và thị hiếu của người dân trên địa bàn huyện và Thủ đô.
- Giá cả là một yếu tố quan trọng là thước đo điều hoà cung cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung và ngược lại.
Từ hai nhân tố chủ yếu trên nhất thiết phải nghiên cứu, dự báo và tác động vào việc hình thành các thị trường . Nghiên cứu thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm từ đó tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sao cho có hiệu quả theo yêu cầu của thị trường. Dự báo thị trường giúp cho việc phân tích, đánh giá thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm của huyện, vấn đề này giúp cho các nhà sản xuất hiểu được thị trường nào là chính, bắt đầu từ đâu.
Bên cạnh việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng của thị trường cần chú ý tìm ra các giải pháp để ổn định thị trường đảm bảo sự tác động hữu hiệu của thị trường đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là điều hết sức quan trọng. Để thực hiện được vấn đề này cần có những giải pháp chủ yếu sau:
-Trước hết cần tập trung phát triển và mở rộng hệ thống chợ nông thôn, biến chợ thành nơi giao lưu kinh tế thường xuyên trong các khu vực nông thôn, thu hút và khuyến khích nông dân chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Thông qua hoạt động kinh tế chợ mà cung cấp cho người nông dân các cơ hội đầu tư để họ có thể nhìn thấy và lựa chọn việc sản xuất và cung cấp các loại hàng hoá dịch vụ có lợi, trên cơ sở đó sẽ làm biến đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tăng dần các loại sản phẩm , dịch vụ có giá trị kinh tế cao để cung cấp cho thị trường . Hệ thống chợ gắn liền với hệ thống giao thông nông thôn, đảm bảo cho sự lưu thông hàng hoá một cách dễ dàng. Hệ thống chợ nông thôn nên hình thành theo kiểu cấp chợ làng, chợ khu vực, chợ vùng để cho sản phẩm hàng hoá dịch vụ đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi. Có thể nói chợ nông thôn là nhân tố quan trọng góp phần phá vỡ tình trạng tự cấp, tự túc, đưa người nông dân và nông thôn tiếp cận với thị trường, với bên ngoài một cách rộng rãi và thuận lợi nhất.
- Bên cạnh việc xây dựng và phát triển hệ thống chợ nông thôn, cần nhanh chóng hình thành những trục những tụ điểm giao lưu hàng hoá, phát triển các thị trấn thị tứ, khuyến khích hình thành các tụ điểm trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại nông thôn. Hệ thống thị tứ, thị trấn, thường gắn liền với các trục giao thông chính như quốc lộ 5, quốc lộ 3, 1. Đây chính là cầu nối giữa thị trường nông thôn và thị trường thành thị.
- Cần có một hệ thống quy định bằng pháp luật và chỉ đạo bằng cơ quan chức năng của Nhà nước để kiểm soát, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tích trữ, ép giá trong buôn bán, trao đổi với nông dân, đảm bảo sự trao đổi bình đẳng giữa nông thôn và thành thị, giữa nông nghiệp và công nghiệp có như vậy thị trường mới thực sự là động lực thúc đẩy cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Cần phát triển hệ thống thông tin thị trường và công tác tiếp thị cho nông dân, đây là một mảng lớn cần được đầu tư thích đáng nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Ngoài việc thích ứng để khai thác, thị trường Hà Nội cần phải chú trọng đến các thị trường khác ở trong nước. Từng bước tìm kiếm thị trường ở ngoài nước thông qua xuất khẩu và nhập khẩu tại chỗ.
3.3. Đẩy mạnh thực hiện CNH - HĐH ở nông thôn huyện Gia lâm.
- Đẩy mạnh thâm canh lúa, từng bước hình thành các vùng tập trung sản xuất lúa, năng suất, giá trị cao gắn với chế biến, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị nông sản hàng hoá.
- Hình thành các vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp rau, hoa quả, sử dụng các giống có chất lượng cao gắn với thị trường.
- Khuyến khích kinh tế hộ, HTX và trang trại chăn nuôi quy mô vừa là lớn ; thực hiện các biện pháp để nâng cao sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để cho ngành chăn nuôi thực sự trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp.
- Đầu tư đồng bộ cho chương trình nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản trên các ao hồ, sông trên địa bàn có chính sách hỗ trợ nông dân khai thác tốt diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản.
Hỗ trợ khuyến khích sản xuất và sử dụng các loại máy móc, thiết bị cơ khí sản xuất trong nước phục vụ sản xuất . Đặc biệt chú ý đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn huyện với công nghệ hiện đại để góp phần tiêu thụ nông sản phẩm hàng hoá, bởi vì sản phẩm của ngành nông nghiệp có đặc điểm dễ bị hư hỏng, ôi thiu, dễ bị giảm phẩm chất sau khi thu hoạch cho nên đòi hỏi phải có một ngành công nghiệp chế biến phát triển để nâng cao giá trị của nông sản.
Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống đặc biệt là gốm sứ, may da... Để sử dụng trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn huyện cần chú ý về chính sách khoa học công nghệ.
Nhất là việc áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng sinh học: Trong đó được các loại giống mới như lúa chất lượng cao, lúa cạn, các loại rau quả, cây nguyên vật liệu, vật nuôi tạo ra khâu đợt phá về năng suất và chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp. Chú trọng việc tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các viện nghiên cứu đặt ở trên địa bàn, đặc biệt là trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội.
Tạo điều kiện và khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản để giảm bớt tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ và tạo điều kiện để đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất các loại máy móc, thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất chế biến nông – lâm- thuỷ sản.
3.4 Giải pháp về vốn
- Từng bước đầu tư vốn cho nông nghiệp và nông thôn trước hết là vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng (đường, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm xá). khuyến khích nhân dân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các lĩnh vực trực tiếp phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Huyện cần nghiên cứu phương án để lại tỷ lệ thoả đáng các nguồn thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các xã, để thuận tiện trong việc tái đầu cho nông nghiệp và nông thôn. Có chính sách quy định cụ thể huy động vốn hợp lý các nguồn vốn trong nhân dân đặc biệt là nguồn vốn đóng góp vào việc xây dựng nông thôn.
Mở rộng tín dụng tăng dần vốn vay trung hạn và dài hạn đáp ứng yêu cầu về vốn cho Công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện. Thể hiện chính sách ưu đãi về lãi suất và có thời hạn trả nợ riêng đối với tín dụng cho các chương trình ưu tiên về phát triển giao thông nông thôn. Thời hạn cho vay vốn phải phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của cây trồng , vật nuôi và thời gian khấu hao máy móc nông nghiệp.
Cần khuyến khích và thúc đẩy các tổ chức trung gian về tín dụng phối hợp các ngân hàng đặc biệt là ngân hàng người nghèo, ngân hàng nông nghiệp để đưa vốn xuống các xã phục vụ nhu cầu vay vốn của nhân dân.
Biểu 12. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất của huyện Gia Lâm.
Chỉ tiêu
2001 -2005
2006 –2010
Tổng số
1032704
3312758
1. Công nghiệp
227385
754333
- Tự có
159 170
559 000
- Vay
682 15
186 333
2. Dịch vụ
266 926
871 288
- Tự có
173 502
522 777
- Vay
934 24
348 511
3. Nông nghiệp
220 41
352 58
- Tự có
187 35
28206
- Vay
3306
7052
Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia lâm
Ghi chú: Nguồn vốn ước tính huy động trong từng năm của 2 giai đoạn.
Biẻu 13: Nhu cầu vốn đầu tư cho các ngành kinh tế của huyện Gia lâm.
Chỉ tiêu
2001 -2005
2006 –2010
(Tr. đồng)
I COR
(Tr. đồng)
I COR
Tổng số
984.625
3,3
2.993.326
3,3
1. Công nghiệp
546.789
3,3
1.613.027
3,3
2. Dịch vụ
412.366
3,2
1.339.547
3,3
3. Nông nghiệp
25.470
3,0
40.752
3,0
Ghi chú: Đây là nhu cầu vốn đầu tư qua từng năm phân theo 2 giai đọan
3.5 Phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Huyện và thành phố cần chủ động việc trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề cho người lao động nông thôn.
- Về giáo dục: Nâng cao chất lượng giáo dục thực hiện chủ trương tách cấp của ngành giáo dục, xây dựng và mở rộng các loại hình trường học, trước mắt xây dựng mô hình trường liên cấp II, III, trường bán công, trường dân lập. Đưa chương trình hướng nghiệp vào cáctrường trung học, huyện cần tiến hành phổ cập cấp I cho toàn dân.
- Về đào tạo: Cần chú ý đào tạo nghề cho tất cả các đối tượng lao động
+ Ở những vùng bị mất đất, vùng nằm trong diện tích quy hoặch của thành phố cần hướng việc đào tạo nghề theo hướng dạy nghề mới cho người lao động để thu hút họ vào làm việc ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Thành phố và huyện cần quy định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế phải thu hút lao động của địa phương.
+ Ở những nơi kinh tế nông thôn còn mang tính thuần nông thì nên chọn những nghề có sức tác động mạnh đến quá trình chuyển định cơ cấu kinh tế nông thôn như các nghề: mộc, nghề gốm, nghề may mặc, nghề mây, tre.
Phương thức tiến hành: Tuỳ từng đối tượng từng ngành nghề mà có phương thức tiến hành sao cho hiệu quả: Có thể học tại các trung tâm dạy nghề của huyện hoặc có thể dạy tại chỗ (Tại các làng nghề). Về hình thức có thể tổ chức thành lập hoặc theo từng nhóm có thể tổ chức nhóm có sự kèm cặp của người dạy. Về kinh phí huyện và thành phố cần đóng góp 1 phần để giảm bớt gánh nặng cho người học nghề. Đối với huyện Gia Lâm hiện nay tốc độ mất đất ngày càng một tăng cho nên thành phố nhất thiết phải hỗ trợ vốn để đào tạo và dạy nghề cho người lao động.
- Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý trên địa bàn huyện, mở rộng hình thức đào tạo đại học tại chức nhằm sớm có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh: Giỏ về chuyên môn, vững về chính trị, am hiểu luật để đáp ứng yêu cầu mới trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn trong địa bàn huyện.
3.6 Khai thác phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế.
* Khuyến khích phát triển kinh tế hộ.
Knh tế hộ gia định ở nông thôn huyện Gia Lâm làm các nghề nông nghiệp lâm nghiệp, ngư nghiệp dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp... Hoặc làm nhiều nghề kết hợp. Đây là thành phần có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH. Vì vậy khuyến khích kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá ngày càng lớn, đa dạng có chất lượng và giá trị ngày càng cao tạo điều kiện tăng thu nhập, cải thiện đời sống trong nông thôn.
Sớm hoàn thiện việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng để ổn địn lâu dài giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Gắn việc hình thành vùng nguyên liệu ngyên liệu với cơ sở chế biến. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ nông dân vươn lên sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn. Khuyến khích và đẩy mạnh các hộ tham gia dịch vụ.
Thành phố và huyện cần có chính sách thúc đẩy phát triển các hình thức tranh trại gia đình, các hộ sản xuất ngành nghề truyền thống. Đặc biệt khuyến khích các hộ nông dân các trang trại gia đình và cqác thnàh phần kinh tế khác liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thu hút và hỗ trợ các hộ gia đình còn khó khăn.
* Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã.
Cần tổng kết và đánh giá đầy đủ hơn tình hình phát triển kinh tế hợp tác và thực hiện luật hợp tác xã trên địa bàn huyện để định hướng và thúc đẩy thành phần này phát triển theo hướng đa dạng trên cơ sở trự nguyện của hộ nông dân và sự trung bình trên địa bàn huỵện cần có chính sách tiếp tục hỗ trợ vướng mắc về tài sản, vốn đào tạo cán bộ chuyên môn, quản lý ... Để đổi mới thành HTX kiểu mới. Đối với những HTX yếu kém hiện nay nếu xã viên có nguyện vọng thì xem xét từng trường hợp để giải thể.
Khuyến khích các HTX nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu ngành nghề để phát triển thành các HTX nông nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Phát triển các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kinh tế và HTX. Cần có cơ chế để nhân dân lựa chọn những người có năng lực, phẩm chất tốt tham gia quản lý các tổ chức kinh tế hợp tác.
* Tăng cường vai trò của kinh tế Nhà nước trong nông nghiệp nông thôn.
Thành phố cần củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông lâm trường quốc doanh, các xí nghiệp quốc doanh đóng trên địa bàn đêt làm tốt vai trò là trung tâm sản xuất, dịch vụ khoa học, kỹ thuật trong từng khu vực. Sắp xếp lại các doanh nghiệp yếu kém để đảm bảo vai trò chủ đạo trong các khâu cung cấp giống, vật tư, hướng dẫn những kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Củng cố các tổ chức thương nghiệp Nhà nước kinh doanh các mặt hàng quan trọng và trhiết yếu trên địa bàn nông thôn. Đa dạng hoá các hình thức liên kết giữa thương nghiệp Nhà nước với HTX và các thành phần kinh tế khác; Bám sát thị trường, giải quyết tốt đầu ra, cần có lực lượng dự trữ đủ sức can thiệp khi có biến động lớn về giá cả. Chống đầu cơ, không để nông dân bị ép cấp, ép gía khi mua vật tư và bán sản phẩm.
*. Về các thành phần khác trong nông nghiệp nông thôn
- Khuyến khích mọi người có vốn, có kinh nghiệm quản lý kinh doanh tự đầu tư hoặc liên kết, liên doanh dưới mọi hình thức để phát triển ngành nghề đặc biệt là những nghề sử dụng nhiều lao động trên địa bàn huyện.
Khuyến khích tư nhân trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh nông nghiệp nhất là đầu tư vào công nghiệp phục vụ nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Khuyến khích các hộ gia đình, chủ trang trại liên kết với doanh nghiệp Nhà nước xây dựng các cơ sở chế biến tìm thị trường tiêu thụ nông sản của huyện.
3.7 Đẩy nhanh cải cách hành chính Nhà nước, pháp luật, vai trò của Nhà nước
Tạo hành lang cơ chế cho các doanh nghiệp hoạt động thuận tiện, giảm bớt phiền hà cho nhân dân. Ngoài ra đối với các ngành trên địa bàn huyện Gia Lâm cần thực hiện một số biện pháp sau: Ngành chăn nuôi phải được đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Chăn nuôi trâu bò lấy thịt, sữa với chu kỳ sản xuất kéo dài, đòi hỏi vốn lớn thì Nhà nước cần có chính sách vốn ưu đãi để giúp nông dân dầu tư sản xuất. Cải tạo vườn tạp để chuyên môn trồng sao cho hiệu quả trồng trọt về mặt kinh tế cao nhất.
Những giải pháp kinh tế nêu ra không phải thực hiện được ngay trong một thời gian nhất định mà phải có thời gian lâu dài, liên tục, mỗi cơ quan đoàn thể và cá nhân và quyết tâm thực hiện thì những biện pháp kinh tế nêu trên có thể mang tính khả thi trong thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Gia Lâm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nghiệp và nông thôn là một vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay của nước ta, đặc biệt là đàng trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Huỵện Gia Lâm là huyện có nhiều tiềm năng về tài nguyên,nguồn lao động, có nhiều làng nghề truyền thống và trung tâm công nghiệp của trung ương và thành phố đống trên địa bàn... Đã tạo điều kiện kinh tế huyện Gia Lâm khá phát triển so với các huyện khác của ngoại thành.
Tuy nhiên trong nông nghiệp nông thôn huyện Gia Lâm vẫn còn mang tính thuần nông, tình trạng thiếu việc làm vẫn còn lớn và tập trung nhiều ở lĩnh vực nông nghiệp. Theo dự báo đến năm 2010 và những năm tiếo theo tỷ trọng cơ cấu kinh tế nông thôn sẽ là: Nông nghiệp 6,94%. công nghiệp 45,16% và dịch vụ 47,9%. Trên cơ sở ơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi như vậy, đời sống của đại bộ phận dân cư sẽ được nâng cao (cả chất lượng lẫn tinh thần) giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ lao động thất nghiệp, chuyển dần lao động nông thôn huyện Gia Lâm sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ - góp phần thực hiện thành công mục tiêu CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn huyện Gia Lâm.
Qua mấy năm qua, cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với điều kiện của vùng và đạt được mục tiêu đề ra của huyện. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn mộ số tồn tại mà thời gian tiếp theo trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Gia Lâm phải giải quyết, đồng thời phải khai thác triệt để các lợi thế so sánh ,mà Gia Lâm có được, để nông thôn Gia Lâm ngày càng giầu mạnh.
Kiến nghị:
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Gia Lâm phải đặc biệt coi trọng vấn đề bảovệ môi trường xây dựng nền kinh tế nông thôn với cơ cấu hợp lý. Nhà nước, Trung ương và Thành phố cần quan tâm đến một số kiến nghị sau:
- Chỉ đạo việc khẩn trương giao đất ổn định và lâu dài cho hộ nông dân trên địa bàn huyện, tạo cơ chế đẩy đến sự tích tụ ruộng đất.
- Dành một khoảng ngân sách thích đáng để đầu vào các khâu trọng điểm, các ngành trọng điểm, tăng cường nguồn vốn vay ưu đãi cho nông dân.
- Ban hành một số chính sách kinh tế để tạo đòn bẩy trong việc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện.
- UBND thành phố Hà nội cần sớm thực hiện một số vấn đề sau:
+ Công bố quy hoạch cụ thể kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho xây dựng cơ bản trên toàn địa bàn huyện.
+ Hướng dẫn việc thực hiện chỉ thị 247/TTg ngày 4/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục giảm diện tích gieo trồng lúa nước. Ngoài tinh thần chung của chỉ thị đối với những nơi khô hạn, trồng lúa kém hiệu quả cần cho phép chuyển sang trồng các loại cây khác.
+ Chỉ đạo việc nghiên cứu, đề xuất và ban hành chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước đối với nông thôn huyện Gia Lâm.
MỤC LỤC
* Lời nói đầu 1
Chương I: Những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế nông thôn 3
1. Các khái niệm 3
2. Các nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn 5
3. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông thôn 8
4. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu KTNT nói chung và KTNT
ngoại thành nói riêng 9
5. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả 11
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỷen dịch cơ cấu nông nghiêp. 12
7. Kinh nghiệm của một số nước trong việc chuyển dịch cơ cấu KTNT. 15
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện
Gia Lâm quan các năm. 18
1. Khái quát tình hình cơ bản của huyện 18
1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Gia Lâm Hà Nội 18
1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội của huyện 21
1.3 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên KT - XH của
huyện Gia Lâm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 26
2. Thực trạng chuyểm dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Gia Lâm từ
1996 đến nay. 27
2.1 Khái quát tình hình phát triển sản xuất của huyện từ trước đến nay. 27
2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu KTNT phân theo ngành ở huyện
Gia Lâm từ 1996 đến nay. 28
2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành 30
2.4. Chuyển dịch cơ cấu theo vùng 39
2.5. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế 42
2.6. Chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật 44
3. Đánh giá chung về việc chuyển dịch cơ cấu KTNT huyện Gia Lâm 44
Chương III: Phương hướng và những biện pháp chủ yếu chuyển dịch
cơ cấu KTNT huyện Gia Lâm trong thời gian tới. 47
1. Những quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Gia lâm Hà Nội 47
2. Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch. 49
3. Những biện pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu KTNT huyện
Gia lâm Hà Nội đến năm 2010 và nhứng năm tiếp theo. 58
Kết luận và kiến nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình "kinh tế nông nghiệp" - Khoa kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 1996.
Giáo trình "kinh tế nông nghiệp" - Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội năm 1995.
Giáo trình "Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp."
Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Gia Lâm.
Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 1996- 1999
Nghị quyết đại hội Đảng VIII về kinh tế nông nghiệp Việt Nam.
Tạp chí kinh tế phát triển số 5 - 1999
Tạp chí kinh tế Việt Nam năm 1999
PGS. TS Lê Đình thắng, TS. Phạm Văn Khôi "Đổi mới và hoàn thiện chính sách nông nghiệp nông thôn " - NXB nông nghiệp HN năm 1995.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0042.doc